« Home « Kết quả tìm kiếm

Thiết kế hệ thống điều khiển đèn giao thông sử dụng bộ điều khiển PLC


Tóm tắt Xem thử

- TRẦN THẾ VĂN CHẾ TẠO MÁY THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN ĐÈN GIAO THÔNG SỬ DỤNG BỘ ĐIỀU KHIỂN PLC TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY KHOÁ 2010-2012 Hà Nội – Năm 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI.
- TRẦN THẾ VĂN THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN ĐÈN GIAO THÔNG SỬ DỤNG BỘ ĐIỀU KHIỂN PLC TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS.
- Trần Thị Thanh Hải Hà Nội – Năm 2012 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Thiết kế hệ thống điều khiển đèn giao thông sử dụng bộ điều khiển PLC Tác giả luận văn: Trần Thế Văn Khóa: 2010 Người hướng dẫn: TS.
- Trần Thị Thanh Hải Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài Ở Việt Nam, sự phát triển của hệ thống giao thông chậm hơn nhiều so với các nước tiên tiến.
- hiện tượng ùn tắc giao thông xảy ra thường xuyên.
- Nó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển xã hội, vì vậy việc giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông là rất cần thiết và cấp bách trong cuộc sống.
- Vì vậy việc đưa ra giải pháp tối ưu điều khiển tín hiệu giao thông là rất cần thiết.
- Căn cứ trên ưu điểm của bộ điều khiển PLC và tình trạng ùn tắc giao thông của nước ta hiện nay chúng tôi chọn đề tài “Thiết kế hệ thống điều khiển đèn giao thông sử dụng bộ điều khiển PLC” để nghiên cứu.
- Đây là đề tài có ý nghĩa thực tiễn cao, nó là vấn đề đang được đặt ra, cần phải được nghiên cứu và chọn phương án hợp lý để có thể giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông của nước ta hiện nay.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng và phạm vi nghiên cứu + Mục đích.
- Đề tài tập trung vào nghiên cứu để đạt các mục đích cụ thể sau.
- Nghiên cứu tổng quan về hệ thống giao thông và phương pháp điều khiển tín hiệu giao thông.
- Nghiên cứu thiết kế hệ thống điều khiển tín hiệu giao thông.
- Xây dựng chương trình mô phỏng hoạt động của hệ thống.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
- Một ngã tư với sáu tuyến tham gia giao thông và một đướng tàu cắt ngang qua một đầu đường.
- Các thiết bị trong hệ thống như đèn điều khiển, Camera giao thông.
- Bộ điều khiển PLC CPU 312 IFM và các mô đun khác.
- Chương trình lập trình cho PLC S7 – 300 là Step 7.
- Chương trình lập trình Visual Basic 6.0.
- Chương I: Giới thiệu tổng quan về hệ thống giao thông, lịch sử phát triển, nguyên tắc điều khiển và sơ lược giới thiệu về bộ điều khiển PLC cũng như một số ứng dụng của nó.
- Chương II: Thiết kế hệ thống điều khiển.
- Phân tích đặc điểm, nguyên tắc hoạt động, trình bày các thành phần, thiết kế chương trình, thiết kế mạch điều khiển của hệ thống.
- Chương III: Giới thiệu và thiết kế chương trình mô phỏng.
- Giới thiệu một số chương trình mô phỏng thường được sử dụng, thiết kế và lập trình mô phỏng hệ thống điều khiển sử dụng phần mềm VISUAL BASIC 6.0.
- Đã đưa ra được phương pháp điều khiển hợp lý cho hệ thống cần điều khiển đó là phương pháp điều khiển hệ thống theo trạng thái thay đổi của các đèn gồm chín trạng thái khác nhau.
- Chọn và xác định các đặc tính làm việc, cách lắp, đặt đấu nối của các thiết bị của hệ thống điều khiển.
- Xây dựng hàm trạng thái, giản đồ trạng thái, sơ đồ thuật toán của chương trình chính cũng như các chương trình con, viết chương trình điều khiển hệ thống.
- Thiết kế sơ đồ lắp đặt các thiết bị, sơ đồ mạch điều khiển và sơ đồ mạch đầu ra của hệ thống.
- Xây dựng chương trình mô phỏng cho hệ thống cần điều khiển.
- d) Phương pháp nghiên cứu Chúng tôi sử dụng phương pháp lý thuyết kết hợp với thực nghiệm.
- Nghiên cứu lý thuyết điều khiển hoạt động của ngã tư với sáu tuyến và một đường tàu cắt qua một tuyến.
- Nghiên cứu cấu tạo, cấu trúc, đặc tính làm việc của các thiết bị trong hệ thống điều khiển.
- Nghiên cứu lý thuyết về các kiểu dữ liệu, cấu trúc lệnh, hàm trạng thái, kỹ thuật lập trình của phần mềm lập trình Step 7 và phần mềm mô phỏng Visual Basic 6.0.
- Từ cơ sở lý thuyết đó chúng tôi đưa ra phương pháp điều khiển, xây dựng hàm trạng thái, sơ đồ thuật toán, lập trình điều khiển, thiết kế mạch điều khiển và thiết kế chương trình mô phỏng.
- e) Kết luận Đề tài đã đưa ra phương án điều khiển hợp lý cho ngã tư cần điều khiển từ đó xây dựng hàm trạng thái, giản đồ thời gian, thiết kế chương trình điều khiển, thiết kế mạch điều khiển và chương trình mô phỏng.
- Chương trình điều khiển được thiết kế và lập trình có tính linh hoạt cao.
- Đặc biệt đề tài bước đầu ứng dụng Camera trong giám sát giao thông và liên kết truyền dữ liệu thông tin về tình trạng giao thông của các nút với nhau.
- Đề tài có ý nghĩa thực tiễn cao cần tiếp tục nghiên cứu ứng dụng trong thực tế.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt