You are on page 1of 4

I.

Tư duy hệ thống cơ bản

“The world we have created is a product of our thinking; it cannot be changed


without changing our thinking“. – Albert Einstein

Tư duy hệ thống là phương pháp tư duy hướng đến mở rộng tầm nhìn để hiểu mối liên hệ tồn
tại giữa mọi sự vật, nhận thức được nguyên nhân sâu xa ẩn dưới bề nổi của những hiện tượng
tưởng chừng như riêng rẽ. Trong những hệ thống phức tạp như xã hội con người, nhân và quả
không “nhãn tiền” mà thường cách xa nhau trong thời gian và không gian. Do đó có lúc ta dễ
tạo ra cái lợi trước mắt mà khó thấy được tác hại lâu dài về sau. Tư duy hệ thống giúp ta thấy
bức tranh chính xác hơn của hiện thực được nhìn từ nhiều góc độ, khuyến khích ta suy nghĩ
sâu sắc hơn về vấn đề và đưa ra những giải pháp với tầm nhìn xa rộng và bền vững. Vì vậy,
nó đặc biệt cần thiết cho những người làm lãnh đạo, nhất là khi phải đưa ra những quyết định,
sách lược quan trọng.

Phương pháp tư duy thông thường là tư duy tĩnh, tuyến tính, tập trung vào sự kiện, kết quả,
xem Nhân-Quả là một chiều và mỗi nguyên nhân độc lập với các nguyên nhân khác. Trong
khi đó, tư duy hệ thống là tư duy động – nhìn vấn đề dựa trên những kiểu mẫu hành xử
(pattern of behaviour) theo thời gian, phi tuyến (tư duy vòng lặp), tập trung vào nguyên nhân,
xem nguyên nhân như một quá trình chứ không chỉ là sự kiện chỉ xảy ra một lần, với kết quả
phản hồi ảnh hưởng trở lại nguyên nhân và những nguyên nhân ảnh hưởng lẫn nhau.

Tóm lại, tư duy hệ thống là:

 Tư duy môi trường – bối cảnh (environmental thinking, contextual thinking), tư duy
toàn thể (holistic thinking), mở rộng sự thấu hiểu về các liên kết tồn tại giữa các hiện
tượng, giữa sự vật với môi trường. Để hiểu một sự vật thấu đáo, ta không chỉ chú tâm
vào chi tiết mà còn phải cân nhắc đến bối cảnh xung quanh nó.
 Tư duy mạng lưới (network thinking), chú trọng vào mối quan hệ giữa các sự vật hơn
là từng vật thể riêng lẻ, khuyến khích tương tác linh động giữa các cấp bậc trong hệ
thống.
 Tư duy tiến trình (process thinking), hiểu rằng muốn thay đổi kết quả, trước hết phải
thay đổi tiến trình dẫn đến kết quả, khuyến khích cách quản lý tập trung vào tiến trình
hơn là thành quả (liên hệ đến giáo dục, cách đánh giá học sinh qua quá trình học hơn
chỉ là điểm số của bài thi cuối cùng).
 Tư duy hồi quy (backward thinking), kiểm tra giả thuyết, đặt ra những câu hỏi hồi tiếp
để đi đến tận cùng vấn đề, đây là công cụ bổ túc cho dự đoán (foresight). Đặt ra kế
hoạch dựa trên tầm nhìn lý tưởng tốt nhất về tương lai (không giới hạn khả năng của
mình). Từ đó, suy nghĩ ngược lại để xác định những phương thức có tiềm năng dẫn
đến kết quả mong muốn đó. Chọn giải pháp thích hợp nhất và tối ưu hóa tất cả những
bộ phận, mối quan hệ trong hệ thống theo đó. Chưa dừng lại ở đây, với những thay
đổi mới, vòng lặp sẽ tiếp tục được lập lại để kiểm tra, điều chỉnh theo những phản hồi
từ hệ thống.

Tư duy hệ thống khuyến khích chúng ta thấy rừng chứ không chỉ từng cái cây, ”see the forest
for the trees”. Đứng trong rừng, ta chỉ thấy cây, muốn thấy cả khu rừng ta cần góc nhìn bao
quát như từ trên cao xuống. Tương tự, những vấn đề rắc rối mà ta đang mắc kẹt nhiều khi
không thể giải quyết bằng chính lối tư duy đã gây ra nó. Những lúc như vậy, ta cứ thư giãn,
tĩnh lặng cho tiềm thức hành động, để tư duy của chúng ta được tự do sáng tạo, thoát khỏi lối
mòn cũ.

Chúng ta thường dính mắc vào chi tiết, mà quên đi cái toàn thể. Như câu chuyện những thầy
bói mù xem voi, người sờ tai voi thì bảo con voi giống như cái quạt, người sờ chân voi bảo
nó giống như cột nhà… Nhưng hai nửa con voi không phải là một con voi, một hệ thống sống
không chỉ gồm tổng thể các bộ phận của nó. Mỗi hệ thống là một toàn thể thống nhất.

Tầm nhìn hệ thống về cuộc sống nhìn thế giới qua các mối liên quan tương tác, kết nối lẫn
nhau của mọi hiện tượng vật lý, sinh học, tâm lý xã hội, văn hóa. Phân tích – chia chẻ và tổng
hợp là hai cách tiếp cận bổ túc, khi được sử dụng trong cân bằng chừng mực, sẽ giúp ta có
được tri kiến sâu sắc hơn về hiện thực.

“Tầm nhìn hệ thống bắt đầu khi bạn nhìn thế giới qua con mắt của người khác”.

Có một điều thú vị là, càng nhìn cuộc sống qua cái nhìn hệ thống, càng mở rộng tầm hiểu biết
bao nhiêu, chúng ta sẽ càng thấy mình trở nên khiêm tốn, thân thiện, dễ thích ứng, biết cảm
thông, biết tôn trọng sự đa dạng, những ý kiến trái chiều, biết lắng nghe với tinh thần đón
nhận cởi mở, khuyến khích mà không “phán xét”. Đây là những điều đã được nghiên cứu
trong “Trí Khôn Hệ Thống” – Systems Intelligence, ngành học ứng dụng phương pháp tư duy
hệ thống vào những hành xử đời sống hàng ngày.
(nqcentre on November 1, 2008)

Tài liệu tham khảo chính

 Systems Thinking

II. Tư duy phản biện


Tư duy phản biện là khả năng suy nghĩ một cách rõ ràng và hợp lý, là một trong những kỹ
năng quan trọng quyết định bạn có thành công hay không. Người có kỹ năng tư duy phản
biện thường: Nhận ra sự liên quan và kết nối logic giữa những ý tưởng; Xác định, xây dựng
và đánh giá các lập luận; Phát hiện các mâu thuẫn và sai lầm phổ biến trong lập luận; Giải
quyết vấn đề một cách hệ thống…

Tư duy phản biện không phải là tích lũy thông tin và ghi nhớ. Một người với trí nhớ tốt và
hiểu biết nhiều không có nghĩa giỏi tư duy phản biện. Người có tư duy phản biện có thể suy
luận những hệ quả từ những gì mình biết. Họ biết cách sử dụng thông tin để giải quyết vấn đề
và tìm kiếm thêm các nguồn tin liên quan hữu ích.

Mặc dù các kỹ năng của tư duy phản biện có thể được sử dụng trong việc bác bỏ những ngụy
biện và lập luận xấu. Nhưng không nên hiểu tư duy phản biện là tranh cãi hay phê phán người
khác. Tư duy phản biện đóng vai trò quan trọng trong lập luận mang tính xây dựng. Nó giúp
bạn có thêm kiến thức và thúc đẩy những tranh luận. Với tư duy phản biện, bạn có thể đẩy
mạnh tiến trình công việc và nâng cao vị thế xã hội.

Để có tư duy phản biện


1. Thu thập thông tin, xác định vấn đề mà bạn đang cố gắng giải quyết. Phải chắc chắn rằng
bạn nhìn vấn đề một cách cởi mở, khách quan (bao gồm cả thông tin hỗ trợ và mâu thuẫn với
lập trường của bạn) và đặt sang một bên những thành kiến của bạn để thực hiện một quyết
định thông minh không thiên vị. Thay vì hỏi: "Điều này mâu thuẫn với điều mà tôi tin tưởng
như thế nào?" hãy hỏi rằng: "Điều này có nghĩa là gì?"

2. Xây dựng giả thuyết, phác thảo và động não những giải pháp khác có thể. Vạch ra những
ưu khuyết điểm của mỗi giải pháp, từ đó mở ra những ý tưởng mới.

3. Bạn cần phân tích tất cả các dữ kiện thu thập và phân tích từng phần của vấn đề. Đừng
thừa nhận bất cứ điều gì. Hãy nhìn vào sự thật khách quan để xem xét nguồn gốc của thông
tin và hiện trạng của nó.

4. Đánh giá thông tin. Đặt câu hỏi cho mỗi câu trả lời mà bạn tìm thấy. Hãy chắc chắn rằng
những nguồn tin là đáng tin cậy. Tư duy phản biện không chắc đã dẫn đến một kết luận chính
xác. Thứ nhất là vì không ai có thế có toàn bộ thông tin chính xác. Thật vậy, những tin tức
quan trọng thưòng được bảo mật rất cẩn thận và có rất nhiều thông tin còn chưa được khám
phá hết. Bên cạnh đó, thành kiến có thể ngăn chặn sự thành công của việc tập trung, phân
tích, đánh giá và truyền đạt thông tin. Bạn phải thấy được những định kiến của người cung
cấp thông tin.

5. Xác định một kết luận hợp lý dựa trên tất cả các dữ kiện. Đặt câu hỏi để phân tích kết luận
và đưa ra quyết định. Từ tốn lắng nghe ý kiến của người khác trước khi đưa ra quan điểm của
mình. Nói cách khác là làm đúng quy trình tư duy phản biện

6. Hãy chắc chắn rằng những cơ sở lập luận của bạn là hợp lý và không thừa nhận bất cứ
điều gì không có bằng chứng. Khi thu nhận được một thông tin, điều cần trước tiên là hiểu rõ
nội dung thông tin đó, về ai, về điều gì, liên quan đến những vấn đề gì, lĩnh vực nào. Tiếp
theo, dựa trên những cơ sở khoa học và lôgic, đặt ra các câu hỏi như : Tại sao lại khẳng định
là A mà không phải là B, trong khi B cũng có các khả năng như A. Nếu là B thì khi đó sẽ có
kết quả là B1, kết quả này có giống kết quả A1 của khả năng A không. Nếu có giống thì sẽ
rút ra kết luận như thế nào, và nếu không giống thì lý do là ở đâu...

Tư duy phản biện không chỉ đơn thuần là sự tiếp nhận và duy trì thông tin một cách thụ
động. Tư duy phản biện là một quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá một
thông tin đã có theo các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định
lại tính chính xác của vấn đề. Lập luận phản biện phải rõ ràng, lôgíc, đầy đủ bằng chứng, tỉ
mỉ và công tâm để xác định lại tính chính xác của thông tin và tìm lập luận phản bác lại kết
quả của một quá trình tư duy khác. Có rất nhiều cách dùng hữu ích và tích cực của Tư duy
phản biện, chẳng hạn như tìm một giải pháp khả thi cho một vấn đề cá nhân phức tạp; cân
nhắc, thảo luận kỹ với tư cách một nhóm người về những hành động nên tiến hành; hay phân
tích những giả định và chất lượng của những phương pháp dùng để đạt tới mức độ tin cậy
hợp lý về một giả thuyết cho trước nào đó …. Trong mọi thuật ngữ chung nhất, tư duy phản
biện được diễn tả là “một cách để đưa ra mọi vấn đề của cuộc sống”. Tư duy phản biện vận
dụng không chỉ tri thức về logic mà còn những tiêu chí trí tuệ khác như sự rõ ràng, đáng tin
cậy, sự xác đáng, sự sâu sắc, tính thiết thực, chiều sâu và tầm rộng, cũng như sự quan yếu và
tính công bằng. Tư duy phản biện là một nhân tố quan trọng của tất cả mọi lãnh vực nghề
nghiệp chuyên môn và mọi chuyên ngành khoa học. Tư duy phản biện là kỹ năng tư duy cần
có để trở thành một người có trình độ hay một người có khả năng lãnh đạo.
Trường Tư tổng hợp

You might also like