« Home « Kết quả tìm kiếm

Kiểm kê thải lượng các nguồn ô nhiễm vào hệ thống sông Sặt trên địa bàn tỉnh Hải Dương


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Kiểm kê thải lượng các nguồn ô nhiễm vào hệ thống sông Sặt trên địa bàn tỉnh Hải Dương Tác giả luận văn: Nguyễn Thị Bích Ngọc Khóa Người hướng dẫn: TS.
- Lý do chọn đề tài Sông Sặt là một nhánh sông tương đối quan trọng trên địa bàn tỉnh Hải Dương, và cũng là nhánh sông đang chịu sức ép rất lớn do nước thải công nghiệp và nước thải đô thị của thành phố Hải Dương, vì vậy đề tài "Kiểm kê thải lượng ô nhiễm của các nguồn thải vào hệ thống sông Sặt trên địa bàn tỉnh Hải Dương" sẽ góp phần xác định các nguyên nhân gây ô nhiễm, kiểm kê tải lượng các nguồn thải và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường nước sông.
- Làm tăng hiệu quả của công tác quản lý chất lượng nguồn nước mặt trên nhánh sông này, phục vụ công tác bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng trên lưu vực sông Sặt.
- Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn Xác định thải lượng các nguồn ô nhiễm vào lưu vực sông Sặt.
- Đánh giá chất lượng nước sông Sặt và phân vùng chất lượng nước sông Sặt dựa vào chỉ số ô nhiễm chất lượng nước (WQI).
- Đề xuất các giải pháp ưu tiên bảo vệ môi trường nước sông Sặt trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận văn là sông Sặt đoạn chảy qua tỉnh Hải Dương, trong đó các tác động tới chất lượng nước sông Sặt được xem xét đến là các hoạt động sản xuất công nghiệp và sinh hoạt ở khu đô thị nơi có dòng sông chảy qua.
- Tóm tắt các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả Quá trình kiểm kê các nguồn thải cho thấy hiện nay sông Sặt đang phải tiếp nhận nhiều nguồn ô nhiễm môi trường nước khác nhau, đặc biệt là các KCN nằm dọc đường quốc lộ 5A và một phần nước thải đô thị của thành phố Hải Dương với tổng khối lượng nước thải 7208 m3/ngày đêm, với TSS phát sinh khoảng 216 kg/ngày, 2 BOD5 là 340 kg/ngày, COD là 670 kg/ngày, NH4+ là 103 kg/ngày.
- Việc tính toán phân vùng chất lượng nước sông Sặt cho thấy hiện nay nước sông Sặt chỉ phù hợp với mục đích tưới tiêu và không phù hợp cho hoạt động cấp nước sinh hoạt.
- Việc xem xét thực trạng của các công tác quản lý ô nhiễm nước sông Sặt và những tồn tại trong quản lý môi trường nước sông Sặt luận văn đã đưa ra các giải pháp quản lý phù hợp như việc bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, tăng cường các nguồn nhân lực thực hiện công tác bảo vệ môi trường ở các cấp, giáo dục tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhân dân về bảo vệ môi trường.
- Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh cần tăng cường các công tác thanh kiểm tra, đôn đốc các cơ sở sản xuất thực hiện các công tác bảo vệ môi trường.
- Đối với nước thải đô thị Hải Dương cần thiết phải phân lập nước mưa và nước thải thành phố, đồng thời quy hoạch hệ thống xử lý nước thải đô thị xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải vào sông Sặt và các giải pháp khác.
- Đề xuất áp mức A của QCVN 40:2011/BTNMT đối với nước thải công nghiệp vào sông Sặt, áp mức A của QCVN 14:2008/BTNMT đối với nước thải sinh hoạt và áp mức A2 của QCVN 08:2008/BNTMT đối với chất lượng nước sông Sặt.
- Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện việc kiểm kê thải lượng các nguồn gây ô nhiễm vào nước sông và đánh giá chất lượng nước sông Sặt, luận văn đã sử dụng các phương pháp quan trắc và phân tích, phương pháp phân vùng chất lượng nước và phương pháp điều tra thống kê thu thập số liệu.
- Kết luận Với những nguồn dữ liệu và thông tin đưa ra trong luận văn về lưu vực sông Sặt trong đề tài sẽ làm tài liệu tham khảo và áp dụng cho các đề tài khác sau này, có thể làm căn cứ để định hướng quy hoạch quản lý và bảo vệ môi trường nước sông trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
- Tuy nhiên để luận văn thực sự có ý nghĩa và áp dụng vào thực tế thì rất cần sự quan tâm của các nhà quản lý, của các doanh nghiệp, các khu dân cư và cộng đồng cùng chung tay bảo vệ môi trường.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt