« Home « Kết quả tìm kiếm

Vùng văn hóa Trung Bộ


Tóm tắt Xem thử

- Vùng văn hóa Trung Bộ.
- Đặc điểm tự nhiên và xã hội vùng văn hóa Trung Bộ.
- Nếu nhìn từ góc độ hành chính, lâu nay, người ta hay xếp Thanh - Nghệ - Tĩnh cũng thuộc Trung Bộ, và coi là Bắc Trung Bộ.
- Chúng tôi không hoàn toàn nghĩ như vậy, song về mặt văn hóa, từ trước, sau công nguyên, Thanh- Nghệ-Tĩnh đã thuộc không gian văn hóa Đông Sơn, trước đó nữa, có những di tích có tính chất của văn hóa Phùng Nguyên, nếu phải nhìn xa hơn thì cồn sò hến Đa Bứt, cồn Cổ Ngựa và các di chỉ hang động xứ Thanh là thuộc về không gian văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn.
- Cả giới địa học và dân tộc học, văn hóa học đều coi miền núi Thanh - Nghệ là sự nối dài cùng một dải của sơn hệ Tày Bắc Bắc Bộ.
- Cố nhiên, Thanh - Nghệ - Tĩnh đã là không gian văn hóa Việt cổ (Lạc Việt) cùng với cách nghĩ như vậy, nên chúng tôi cho rằng vùng Thanh-Nghệ-Tĩnh thuộc vùng văn hóa Bắc Bộ..
- Do vậy, vùng văn hóa Trung Bộ là vùng đất thuộc lãnh thổ các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và thành phố Đà Nẵng hiện nay..
- Thứ nhất, địa hình miễn Trung hẹp theo chiều ngang Đông Tây, nếu quay mặt về Đông thì trước mặt mỗi người dân Trung Bộ sẽ là Biển Đông, sau lưng là dãy Trường Sơn..
- Thứ hai, địa hình miền Trung Bộ chia cắt theo chiều dọc Bắc Nam, bởi các đèo là những dãy núi đồi tách từ Trường Sơn đâm ngang ra biển.
- Trải qua tiến trình lịch sử, vùng Trung Bộ là trạm trung chuyển, đặt đứng chân để người Việt tiến về phía Nam mở cõi, lại là vùng biên viễn của Đại Việt, nơi diễn ra sự giao lưu trực tiếp giữa người Việt và người Chăm..
- Chính những đặc điểm tự nhiên, xã hội, lịch sử này của Trung Bộ sẽ tạo cho vũng văn hóa Trung Bộ những đặc điểm riêng, so với các vùng văn hóa Việt Nam..
- Đặc điểm của vùng văn hóa Trung Bộ.
- Do vị thế địa chính trị, địa văn hóa đặc biệt của xứ Huế, nên xứ Huế đã như một tiểu vùng có gương mặt văn hóa khá độc đáo, vì thế, chúng tôi trình bày những đặc điểm chung của vùng Trung Bộ, và nhìn nhận riêng vùng văn hóa Huế.
- Đặc điểm chung của vùng văn hóa Trung Bộ.
- Khác với Nam Bộ được khai phá muộn hơn, khác với Bắc Bộ là địa bàn tụ cư và khai thác lâu đời của người Việt, vùng Trung Bộ một thời kì dài thuộc các tiểu quốc của vương quốc Chămpa, trước khi người Việt vào nơi này.
- Nền văn hóa Chămpa một thời rạng rỡ, như một ánh hào quang hát lên mặt nước trong buổi chiều tà.
- Vì vậy, đặc điểm thứ nhất của vùng văn hóa Trung Bộ phải là một vùng đất chứa nhiều dấu tích văn hóa Chămpa..
- Dọc miền Trung, nhiều di sản văn hóa hữu thế còn tồn tại trên mặt đất.
- Có thể nói, khó có vùng văn hóa nào ở nước ta lại có nhiều tháp Chăm như vùng văn hóa Trung Bộ..
- Ngoài các tháp, di vật văn hóa Chămpa còn trên mặt đất, trong lòng đất khá nhiều đó là các tượng bà PoNagar, tượng chó, đặc biệt là các tượng linga, yoni.
- Cùng các di sản văn hóa hữu thể, vùng Trung Bộ còn khá nhiều các di sản văn hóa vô thể của văn hóa Chămpa.
- Đó là các tín ngưỡng dân gian của người Chăm như thờ bà mẹ xứ sở, thờ cá voi, thờ thần biển v.v....
- Tiêu biểu cho quá trình tiếp biến văn hóa ở Trung Bộ của người Việt là tiếp thu tín ngưỡng thờ bà mẹ xứ sở (Po Yan Ina Nagar) của người Chăm với tín ngưỡng thờ Mẫu ẩn trong tâm thức, khi vào Trung Bộ người Việt gặp tín ngưỡng này của người Chăm, họ đã tiếp thu các nữ thần Chăm và chuyển hóa thành các nữ thần Việt Nữ thần Mưjưk của người Châm được biến thành bà Chúa Ngọc.
- Nói cách khác đi là, sự tiếp biến văn hóa đã khiến diện mạo tín ngưỡng của người Việt ở Trung Bộ thay đổi, so với người Việt Bắc Bộ..
- So với thiên nhiên Bắc Bộ và Nam Bộ, Trung Bộ là vùng đệm, mang tính chất trung gian.
- Vì thế, sự phản ánh thiên nhiên đa dạng của một vùng đất là đặc điểm thứ ba của vùng văn hóa này.
- Điều này là đương nhiên, bởi lẽ, đồng bằng Trung Bộ thường là đồng bằng nhỏ hẹp, sát biển..
- Trong văn hóa đời thường, bữa ăn của cư dân Việt Trung Bộ đã bắt đầu có sự thay đổi, nghiêng về các hải sản, đồ biển.
- Tóm lại, vùng văn hóa Trung Bộ có những đặc điểm riêng của mình, khi đặt trong tương quan với các vùng văn hóa khác..
- Tiểu vùng văn hóa xứ Huế.
- Thiên nhiên đã tạo cho xứ Huế có một diện mạo riêng.
- Từ chỗ là phiên giậu của Đại Việt, nơi địa đầu giao lưu với Chămpa đến chỗ thành dinh của chúa Nguyễn, rồi kinh đô của vương triều Tây Sơn, kinh sư, thượng kinh của nhà Nguyễn Chính những điều kiện tự nhiên và biến đổi lịch sử ấy in dấu vào đời sống văn hóa vật chất lẫn tinh thần của xứ Huế, tạo cho nó một gương mặt riêng..
- Cùng với các di sản văn hóa hữu thể, văn hóa vô thể xứ Huế là một kho tàng phong phú và quý giá.
- Trong văn hóa đôi thường, kháng thể không nhắc đến cách ăn, cách mặc của người Huế.
- Trang phục xứ Huế cũng có một phong cách riêng, chiếc áo dài, cái nón bài Thơ, màu tím Huế đã thành một biểu tượng rất Huế, mà ít vùng văn hóa có được..
- trung tâm văn hóa này.
- Tựu trung, xứ Huế là một tiểu vùng văn hóa nằm trong vùng văn hóa Trung Bộ, nhưng có một sác thái riêng, tiêu biểu cho văn hóa Việt Nam thế kỉ XIX.