« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu mức độ tích lũy và đánh giá nguy cơ phơi nhiễm các kim loại nặng từ cây lương thực tại các khu vực làng nghề tái chế kim loại


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: “Nghiên cứu mức độ tích lũy và đánh giá nguy cơ phơi nhiễm các kim loại nặng từ cây lương thực tại các khu vực các làng nghề tái chế kim loại”.
- Hoàng Thu Hương Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài Nước ta có rất nhiều làng nghề tái chế kim loại.
- Đặc trưng của các làng nghề này là phân tán, nhỏ lẻ, mang tính chất hộ gia đình và hầu như không có hệ thống xử lý chất thải.
- Nguy hiểm hơn, các làng nghề thường nằm trong khu dân cư song song với hoạt động sản xuất nông nghiệp.
- Chất thải chưa được xử lý, đặc biệt là các kim loại nặng được cây lương thực hấp thụ và đi vào bữa ăn hàng ngày của người dân, tích tụ trong cơ thể gây nguy hại không nhỏ đến sức khỏe.
- Việc nghiên cứu mức độ tích lũy và đánh giá nguy cơ phơi nhiễm kim loại nặng tại các làng nghề đã được thực hiện nhiều trên rau, cá…nhưng đối với cây lượng thực còn rất hạn chế.
- Vì vậy thực hiện nghiên cứu này trên cây lương thực (nguồn thức ăn chủ yếu của người dân) là thực sự cần thiết.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu được triển khai nhằm mục đích đánh giá ô nhiễm KLN trong đất và nước, đồng thời đánh giá mức độ tích lũy kim loại nặng (As, Cd, Pb, Hg) trong gạo và ngũ cốc (lạc, đỗ) tại 3 làng nghề tái chế kim loại là Chỉ Đạo, Đa Hội, Văn Môn.
- Trên cơ sở các kết quả đạt được, đánh giá nguy cơ phơi nhiễm các kim loại nặng này đối với dân cư trong vùng.
- Đối tượng nghiên cứu:Nghiên cứu hàm lượng Pb, Cd, As, Hg trong đất, trong nước và tích lũy trong gạo, lạc, đậu ở 3 làng tái chế kim loại Chỉ Đạo, Đa Hội, Văn Môn.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành tại 3 làng nghề tái chế kim loại Chỉ Đạo, Đa Hội và Văn Môn.
- c) Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả - Nội dung nghiên cứu chính.
- Nghiên cứu hàm lượng Pb, Cd, As, Hg trong kênh thủy lợi tại các làng nghề Chỉ Đạo, Đa Hội, Văn Môn và các làng đối chứng Lạc Đạo, Trịnh Xá, Đông Thọ.
- Nghiên cứu hàm lượng Pb, Cd, As, Hg trong đất ruộng tại các làng nghề và làng đối chứng.
- Nghiên cứu hàm lượng Pb, Cd, As, Hg tích lũy trong gạo, lạc, đậu tại các làng nghề và làng đối chứng.
- Đánh giá rủi ro đối với người dân sử dụng gạo được trồng tại các làng nghề thông qua chỉ số Nhân tố tích lũy sinh học (BAF) và Lượng kim loại nặng hàng ngày vào cơ thể (EDI.
- Đóng góp mới: Áp dụng phương pháp luận như trong nghiên cứu này có thể đánh giá rủi ro ô nhiễm KLN ở các vùng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trong cả nước, đặc biệt là các làng nghề ở đồng bằng sông Hồng có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng tương tự như các làng nghiên cứu.
- Từ đó có thể cảnh báo nguy cơ phơi nhiễm kim loại nặng cho cư dân tại các làng nghề tái chế kim loại.
- d) Phương pháp nghiên cứu Hàm lượng các kim loại nặng trong mẫu nước, đất, gạo và ngũ cốc được phân tích nhờ máy ICP-MS (Thiết bị khối phổ plasma cảm ứng).
- e) Kết luận Luận văn đã tiến hành nghiên cứu hàm lượng Pb, Cd, As, Hg nước kênh, đất ruộng, gạo và ngũ cốc của 3 làng nghề và thấy rằng lương thực được sản xuất tại các làng nghề này đều nhiễm Pb vượt tiêu chuẩn cho phép.
- Với hàm lượng Pb và Cd tích lũy cao trong gạo loại lương thực chủ yếu, lượng kim loại nặng hàng ngày đi vào cơ thể của người dân ở các làng nghề tái chế này ở mức cao, có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt