« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu hệ thống điều khiển thuỷ lợi và khí nén trong máy điều khiển số (CNC)


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ Đề tài: “Nghiên cứu hệ thống thủy lực và khí nén cho máy điều khiển số (CNC)” Tác giả luận văn: PHẠM QUỐC VIỆT Khóa Người hướng dẫn: TS.
- Sự kết hợp các phương tiện truyền động như điện, điện tử, cơ khí, thủy lực, khí nén ngày càng có hiệu quả.
- Nhờ tính năng ưu việt riêng của mình, hệ thống thủy lực khí nén đã góp phần đáng kể trong tự động hóa và có mặt trong hầu hết các máy CNC hiện nay.
- Tính ưu việt của hệ thống thủy lực khí nén như truyền dẫn vô cấp về tốc độ, vô cấp về tải trọng, làm việc trong môi trường khắc nghiệt … đã góp phần đáng kể trong tự động hóa ở các máy CNC.
- Mỗi bộ phận hay phần tử cấu thành hệ thống truyền dẫn, điều khiển đều phải thể hiện nhiệm vụ nhất định.
- Dù đơn giản hay phức tạp thì trong nó luôn tồn tại hai dòng năng lượng cho mạch động lực và mạch điều khiển.
- Để điều khiển hoạt động của hệ thống thủy lực, khí nén theo mục đích định trước thì có rất nhiều phương án, phương án được sử dụng rộng rãi nhất là sử dụng các phần tử tham gia điều khiển điều chỉnh: cơ cấu điều chỉnh áp suất, cơ cấu điều chỉnh lưu lượng và cơ cấu điều chỉnh hướng.
- Chính việc hiểu rõ tính năng, công dụng, ưu nhược điểm của các cơ cấu điều chỉnh này giúp cho người thiết kế, vận hành, sửa chữa các máy móc trang thiết bị sẽ hoạt động chính xác hơn, tin cậy hơn và năng suất hơn.
- Trong các mạch điều khiển nói chung hay mạch điều khiển thủy lực khí nén nói riêng bao giờ cũng có những thông số tác động để tạo nên sự điều khiển đó là các thông số đầu vào, và các đối tượng chịu tác động điều khiển đó là đầu ra.
- Từ đó, nghiên cứu các phần tử thủy lực khí nén một cách tổng hợp để có thể miêu tả hệ thống điều khiển dưới dạng toán học.
- Nhằm xây dựng phương án tối ưu cho hệ thống điều khiển thủy lực khí nén.
- Xuất phát từ những lý do trên tác giả đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu hệ thống thủy lực và khí nén cho máy điều khiển số (CNC)” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học của mình.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu Mục đích nghiên cứu.
- Tầm quan trọng của hệ thống điều khiển thủy lực khí nén trong máy CNC.
- Tìm hiểu cơ sở truyền dẫn thủy lực khí nén, cấu trúc tổng quát về mạch điều khiển dùng thủy lực khí nén, các phần tử chức năng trong hệ thống điều khiển thủy – khí: cơ cấu biến đổi năng lượng, cơ cấu chỉnh áp, chỉnh lưu, chỉnh hướng.
- Nghiên cứu một số sơ đồ về liên hệ ngược trong điều khiển như: liên hệ ngược theo vị trí, theo tốc độ, theo tải trọng, theo công suất, các vấn đề về tự động điều chỉnh bơm đảm bảo áp suất lưu lượng không đổi và đồng bộ hóa làm việc của nhiều cơ cấu chấp hành như: đồng bộ liên hệ ngược cơ khí, liên hệ ngược điện, đồng bộ bằng tiết lưu.
- Nghiên cứu về động học và tĩnh học của van trượt điều khiển, bản chất là nghiên cứu sự ảnh hưởng của các thông số chế tạo như khe hở hướng tâm, chuyển động dọc trục, đường kính của con trượt điều khiển… đến độ nhạy điều khiển, hằng số thời gian, hệ số khuếch đại điều khiển trong trường hợp chảy tầng và chảy rối.
- Xây dựng mô hình toán học hệ điều khiển thủy lực – khí nén Đối tượng nghiên cứu.
- Cơ cấu biến đổi năng lượng trong hệ thống điều khiển thủy lực khí nén.
- Phần tử chức năng điều khiển trong hệ thống điều khiển thủy lực khí nén.
- Phạm vi nghiên cứu.
- Nghiên cứu các phần tử, cơ cấu trong hệ thống thủy lực khí nén - Khảo sát đặc trưng động học và tĩnh học của bộ khuếch đại thủy lực có và không có liên hệ ngược trong trường hợp chảy tần và chảy rối - Xây dựng mô hình toán học hệ điều khiển thủy lực – khí nén c.
- Nêu sơ lược về hệ điều khiển và truyền dẫn thủy lực khí nén trong máy CNC như: động cơ một chiều, xoay chiều, động cơ bước, động cơ Servo, động cơ Servo thủy lực.
- Chương 2: Cơ sở truyền dẫn thủy lực khí nén Đề cập đến cơ sở truyền dẫn thủy lực khí nén, cấu trúc tổng quát về mạch điều khiển dùng thủy lực khí nén Chương 3: Các phần tử trong hệ thống điều khiển thủy lực khí nén Trình bày các phần tử chức năng trong hệ thống điều khiển thủy – khí: cơ cấu biến đổi năng lượng, cơ cấu chỉnh áp, chỉnh lưu, chỉnh hướng.
- Một số sơ đồ về liên hệ ngược trong điều khiển như: liên hệ ngược theo vị trí, theo tốc độ, theo tải trọng, theo công suất, các vấn đề về tự động điều chỉnh bơm đảm bảo áp suất lưu lượng không đổi và đồng bộ hóa làm việc của nhiều cơ cấu chấp hành như: đồng bộ liên hệ ngược cơ khí, liên hệ ngược điện, đồng bộ bằng tiết lưu… Chương 4: Đặc trưng động học và tĩnh học bộ khuếch đại công suất thủy lực Đặc trưng động học và tĩnh học của bộ khuếch đại thủy lực.
- Thực chất là nghiên cứu về động học và tĩnh học của van trượt điều khiển, bản chất là nghiên cứu sự ảnh hưởng của các thông số chế tạo như khe hở hướng tâm, chuyển động dọc trục, đường kính của con trượt điều khiển… đến độ nhạy điều khiển, hằng số thời gian, hệ số khuếch đại điều khiển trong trường hợp chảy tầng và chảy rối.
- Chương 5: Mô hình toán học của mạng điều khiển thủy lực khí nén Xây dựng mô hình toán học hệ điều khiển thủy lực – khí nén.
- Một vài bài toán cụ thể như: giải bài toán khuếch đại điện – vòi phun – lá chắn đến phân phối servo thủy lực, mô hình toán học khảo sát con trượt điều khiển, mô hình toán học khảo sát khớp nối có tải và không tải.
- Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu lý thuyết kết hợp với xây dựng khảo sát trên mô hình toán.
- Kết luận: Với đề tài: “Nghiên cứu hệ thống thủy lực và khí nén cho máy điều khiển số (CNC.
- Trên cơ sở nghiên cứu một số hệ thống điều khiển thủy lực khí nén trong một số máy CNC, kết quả nghiên của đề tài như sau.
- Các cơ cấu biến đổi năng lượng, các phần tử chức năng điều khiển trong hệ thống thủy lực khí nén - Xây dựng mô hình tính toán đặc trưng động học và tĩnh học của bộ khuếch đại thủy lực có và không có liên hệ ngược trong trường hợp chảy tần và chảy rối - Xây dựng mô hình toán học hệ điều khiển thủy lực – khí nén

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt