« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu công nghệ dập nổi để chế tạo chi tiết mỹ nghệ từ hợp kim đồng


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Nghiên cứu công nghệ dập nổi để chế tạo chi tiết mỹ nghệ từ hợp kim Đồng Tác giả luận văn: Hoàng Quốc Toàn Khóa: 2011A Người hướng dẫn: PGS.TS.
- Nguyễn Đắc Trung Nội dung tóm tắt: a, Lý do chọn đề tài: Hướng nghiên cứu về công nghệ dập nổi đã được chuyên ngành Gia công áp lực thực hiện nhiều năm.
- Hiện nay, nhiều cơ sở sản xuất trong nước đang sử dụng công nghệ dập nổi để tạo hình các chi tiết mỹ thuật.
- Sau khi nghiên cứu khảo sát nhu cầu tại nhiều cơ sở sản xuất trong nước, tác giả quyết định lựa chọn đề tài Nghiên cứu công nghệ dập nổi để chế tạo chi tiết mỹ nghệ từ hợp kim đồng, nhằm hiểu rõ và ứng dụng một phương pháp nghiên cứu mới về công nghệ tạo hình nổi tấm nhờ mô phỏng số.
- b, Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu : Nghiên cứu lý thuyết, tính toán, xác định công nghệ hợp lý và đánh giá chất lượng của sản phẩm dựa trên mô phỏng số.
- Đối tượng được lựa chọn là một sản phẩm nghệ thuật được chế tạo từ vật liệu tấm đồng và tạo hình bằng công nghệ dập nổi mặt.
- Với việc nghiên cứu ứng dụng mô phỏng số sẽ cho phép người kỹ sư thiết kế nhanh chóng quyết định được phương án công nghệ, thiết kế khuôn và lựa chọn thiết bị thực hiện sao cho tối ưu nhất.
- Chương 1 : Tổng quan về công nghệ và sản phẩm - Chương 2 : Cơ sở lý thuyết về dập nổi - Chương 3 : Nghiên cứu ứng dụng mô phỏng số trong công nghệ dập nổi - Chương 4 : Mô phỏng số quá trình dập nổi chi tiết mỹ nghệ - Cuối cùng là những kết luận về đóng góp mang tính khoa học và thực tiễn của đề tài.
- d, Phương pháp nghiên cứu trong luận văn : Phương pháp nghiên cứu chính là kết hợp tính toán lý thuyết dựa trên lý thuyết dập tạo hình kết hợp với phương pháp mô phòng (công nghệ ảo) để giảm thời gian tính toán thiết 2 kế, đồng thời nâng cao tính khả thi và chất lượng của sản phẩm.
- Những phần chính được thực hiện như sau : nghiên cứu về sơ đồ công nghệ, đặc điểm công nghệ dập nổi, xác định thông số công nghệ cơ bản (lực dập nổi), khuôn dập nổi, mô phỏng để đánh giá quá trình tạo hình và đánh giá chất lượng sản phẩm, xác định các thông số công nghệ phù hợp cho quá trình tạo hình.
- e, Kết luận Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn về tạo hình nổi mặt đối với các chi tiết trong mỹ thuật, luận văn đã giải quyết được những vấn đề chính sau.
- Nghiên cứu tổng quan về công nghệ dập tạo hình, trong đó tập trung vào các loại hình công nghệ để tạo hình nổi bề mặt đối với xác chi tiết dạng tấm và khối.
- Khảo sát các phương án công nghệ dập nổi, các dạng sản phẩm đặc trưng.
- Nghiên cứu phương pháp xác định thông số lực đối với công nghệ dập nổi mặt.
- Lựa chọn chi tiết tấm mỹ thuật (dập nổi hình chữ Phúc) để nghiên cứu.
- Khảo sát khả năng sử dụng phần mềm mô phỏng số để nghiên cứu quá trình tạo hình nổi chi tiết tấm và tính các thông số công nghệ cần thiết như lực dập nổi.
- Ứng dụng mô phỏng số để nghiên cứu quá trình tạo hình nổi chữ Phúc.
- Đánh giá chất lượng sản phẩm dập.
- Qua kết quả mô phỏng số cho thấy tiện ích của phần mềm tính toán mô phỏng trong thiết kế công nghệ dập nổi.
- Việc tính toán các thông số công nghệ cũng chính xác hơn.
- Luận văn còn có những hạn chế nhất định do chưa áp dụng kết quả mô phỏng vào thiết kế và chế tạo khuôn thực tế cũng nhưng trong công nghệ dập thực tế.
- Nhưng tới đây, tác giả sẽ đưa kết quả mô phỏng dập nổi chữ Phúc sẽ được áp dụng tại các cơ sở sản xuất của tỉnh Nam Định, Thái Bình để minh chứng hiệu quả kinh tế.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt