« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn ODA trong các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn ở miền núi phía Bắc


Tóm tắt Xem thử

- TRƯƠNG THỊ BÍCH NGỌC MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ODA TRONG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG NÔNG THÔN Ở MIỀN NÚI PHÍA BẮC CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN TRỌNG PHÚC Hà Nội – 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI.
- TRƯƠNG THỊ BÍCH NGỌC MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ODA TRONG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG NÔNG THÔN Ở MIỀN NÚI PHÍA BẮC CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN TRỌNG PHÚC Hà Nội – 2011 Trương Thị Bích Ngọc Lớp QTKD – TT2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU.
- 1 CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN VỐN ODA VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG NÔNG THÔN KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC.
- Khái niệm, đặc điểm và vai trò của nguồn vốn ODA.
- 4 1.1.1 Khái niệm vốn ODA.
- Phân loại vốn ODA.
- Đặc điểm của nguồn vốn ODA.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thu hút và sử dụng ODA.
- Cơ sở hạ tầng và sự cần thiết phải xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn ở miền núi phía Bắc.
- Các đặc điểm về cơ sở hạ tầng nông thôn.
- Vai trò của cơ sở hạ tầng nông thôn đối với việc phát triển kinh tế xã hội ở vùng nông thôn.
- Đóng góp của cơ sở hạ tầng đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
- Cơ sở hạ tầng nông thôn với ngành tài nguyên thiên nhiên & nông nghiệp.
- Vai trò của cơ sở hạ tầng nông thôn miền núi phía Bắc đối với việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
- Sự cần thiết phải đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn ở miền núi phía Bắc.
- Dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn.
- Khái niệm dự án đầu tư phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
- Quy trình thu hút và sử dụng ODA trong các dự án đầu tư.
- 31 Trương Thị Bích Ngọc Lớp QTKD – TT2 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VIỆC THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA TRONG CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG NÔNG THÔN Ở KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC.
- Hiện trạng cơ sở hạ tầng nông thôn và tình trạng đói nghèo ở miền núi phía Bắc40 2.3.
- Tổng quan vốn ODA vào Việt Nam.
- Thực trạng sử dụng ODA tại Việt Nam.
- Cơ cấu sử dụng ODA theo ngành, lĩnh vực tại Việt Nam.
- Cơ cấu sử dụng ODA theo vùng của Việt Nam.
- Thực trạng các dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn do ADB tài trợ ở khu vực miền núi phía Bắc.
- Đánh giá chung hoạt động thu hút vốn ODA vào các dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn ở miền núi phía Bắc.
- Chính sách, thể chế và tổ chức bộ máy quản lý vốn ODA còn nhiều bất cập 59 2.5.2.2.
- Quy hoạch tổng thể phát triển giữa các vùng, các ngành thiếu đồng bộ.
- 64 Trương Thị Bích Ngọc Lớp QTKD – TT2 CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ODA TRONG CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG NÔNG THÔN MIỀN NÚI PHÍA BẮC.
- Quan điểm về sử dụng nguồn vốn ODA trong các dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn nước ta hiện nay.
- Quan điểm về thu hút và sử dụng vốn ODA.
- Nguyên tắc thu hút và sử dụng ODA trong nông nghiệp Việt Nam và trong các dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn.
- Phân tích cung - cầu về vốn ODA cho hạ tầng cơ sở nông thôn miền núi phía Bắc.
- Thuận lợi và khó khăn trong công tác thu hút ODA vào các dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc.
- Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn ODA vào các dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn ở miền núi phía Bắc.
- Giải pháp 1: Hoàn thiện môi trường pháp lý và chính sách tài chính về thu hút và sử dụng vốn ODA.
- Giải pháp 2: Quy hoạch tổng thể các ngành, lĩnh vực Nông nghiệp và phát triển nông thôn ở các tỉnh miền núi phía Bắc.
- Giải pháp 4: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.
- Giải pháp 5: Nâng cao năng lực quản lý dự án.
- 13 Bảng 2: Tình hình giải ngân ODA của nhóm sáu ngân hàng phát triển giai đoạn (1998-2009.
- 51 Bảng 6: Các dự án do ADB tài trợ cho khu vực miền núi phía Bắc.
- Tính cấp thiết của đề tài Mối quan hệ giữa việc phát triển cơ sở hạ tầng và sự nghiệp xóa đói giảm nghèo đã được chứng minh rất rõ ở Việt Nam thông qua một loạt các chương trình, dự án do Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB) và Chính phủ tài trợ.
- Cơ sở hạ tầng nông thôn được coi là điều kiện cần thiết cho sự thành công của sự nghiệp giảm nghèo.
- Thực trạng cơ sở hạ tầng ở khu vực miền núi phía Bắc lâu nay kém phát triển, những công trình hiện có chất lượng thấp do thực tế sử dụng quá tải so với tiêu chuẩn thiết kế kỹ thuật ban đầu.
- Thấy rõ vai trò đặc biệt quan trọng của sự nghiệp phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc, trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước đã tập trung, ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực này.
- Tuy nhiên, việc đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn cần số vốn đầu tư rất lớn.
- Vì vậy, Đảng và Nhà nước chủ trương huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước để thực hiện những mục tiêu và nhiệm vụ phát triển nông nghiệp nông thôn.
- Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) bao gồm viện trợ không hoàn lại và cho vay ưu đãi là một trong những nguồn lực từ bên ngoài có những ưu việt nổi trội, rất phù hợp để hỗ trợ các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước nông nghiệp nghèo như Việt Nam.
- ODA được đánh giá là một trong những nguồn vốn quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, phát triển nông nghiệp và đặc biệt là phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn.
- Trong giai đoạn nguồn vốn ODA đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam nhiều nhất từ Ngân hàng Thế giới (WB), kế đó là Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).
- Nguồn vốn ODA từ ADB đã đóng một vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển của cơ sở hạ tầng nông thôn Việt Nam.
- Tuy nhiên, tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn này trong ngành phát triển cơ sở hạ Trương Thị Bích Ngọc Lớp QTKD – TT2 2tầng nông thôn vẫn còn một số bất cập, đòi hỏi phải có một số giải pháp điều chỉnh phù hợp với thực tế của ngành tại Việt Nam.
- Mục đích nghiên cứu - Hệ thống lại và làm rõ một số vấn đề lý luận chung về ODA đối với sự phát triển của cở sở hạ tầng nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc.
- Phân tích, đánh giá tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của ADB trong các dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc.
- Đề xuất một số giải pháp tăng cường thu hút ODA cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc trong thời gian tới.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Tình hình thu hút và sử dụng các nguồn vốn ODA trong các dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn miền núi phía Bắc Phạm vi nghiên cứu: Tập trung chủ yếu vào các khoản vay khu vực công của ADB trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc.
- Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu của đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, với việc sử dụng các phương pháp cụ thể như.
- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Ý nghĩa khoa học: Hệ thống hoá lý luận về vốn ODA và khẳng định vai trò vốn ODA, đặc biệt ODA của ADB đối với sự phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc.
- Trương Thị Bích Ngọc Lớp QTKD – TT2 3Ý nghĩa thực tiễn: Trên cơ sở phân tích thực trạng tình hình thu hút và sử dụng vốn ODA, đánh giá những kết quả đạt được, tồn tại từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn ODA cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc.
- Nó sẽ giúp cho Chính phủ, các Bộ, Ngành, địa phương đề ra phương hướng và kế hoạch để thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn ODA cho ngành cơ sở hạ tầng của Việt Nam nói chung và khu vực miền núi phía Bắc nói riêng.
- Kết cấu luận văn - Tên Luận văn: "Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn ODA cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc” Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về nguồn vốn ODA và sự cần thiết phải đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn ở miền núi phía Bắc.
- Chương 2: Thực trạng việc thu hút và sự dụng nguồn vốn ODA trong các Dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn ở khu vực miền núi phía Bắc.
- Chương 3: Một số giải pháp tăng cường thu hút ODA cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn ở khu vực miền núi phía Bắc.
- Trương Thị Bích Ngọc Lớp QTKD – TT2 4CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN VỐN ODA VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG NÔNG THÔN KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC 1.1.
- Khái niệm, đặc điểm và vai trò của nguồn vốn ODA 1.1.1 Khái niệm vốn ODA Thuật ngữ hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance - ODA) xuất hiện từ sau chiến tranh Thế giới II và gắn liền với yếu tố chính trị.
- Vì vậy, bản chất của hỗ trợ phát triển chính thức là nguồn tài trợ của nước này dành cho nước khác nhằm hỗ trợ và thúc đẩy cho quốc gia đó phát triển về kinh tế xã hội.
- Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) định nghĩa: “ODA là một giao dịch chính thức được thiết lập với mục đích chính là thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển hoặc kém phát triển, điều kiện tài Trương Thị Bích Ngọc Lớp QTKD – TT2 5chính của giao dịch này có tính chất ưu đãi và thành tố hỗ trợ không hoàn lại chiếm ít nhất 25%” [15, tr.6] Nghị định 131/2006/NĐ-CP ngày của Chính phủ Việt Nam (thay thế cho Nghị định 17/2001/NĐ-CP ngày định nghĩa: Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) được hiểu là hoạt động hợp tác phát triển giữa Nhà nước hoặc Chính phủ Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam với nhà tài trợ là Chính phủ nước ngoài, các tổ chức tài trợ song phương và các tổ chức liên Quốc gia hoặc liên Chính phủ [10, tr.5].
- Như vậy, có thể hiểu khái niệm về ODA như sau: Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là nguồn hỗ trợ (tiền tệ, vật chất, công nghệ) của các nước phát triển, các tổ chức tài chính quốc tế, các tổ chức phi Chính phủ (gọi chung là các đối tác viện trợ nước ngoài) dành cho các nước đang và chậm phát triển (gọi là bên nhận viện trợ) nhằm giúp cho các nước ngày tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.
- Phân loại vốn ODA 1.1.2.1.
- Theo tính chất + Viện trợ không hoàn lại Là loại ODA mà bên nước nhận không phải hoàn lại, nguồn vốn nầy nhằm để thực hiện các dự án ở nước nhận vốn ODA, theo sự thoả thuận trước giữa các bên.
- Có thể xem viện trợ không hoàn lại như một nguồn thu ngân sách của nhà nước, được cấp phát lại theo nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước Viện trợ không hoàn lại chiếm 25% tổng số ODA trên thế giới và được ưu tiên cho những dự án về các lãnh vực như y tế, dân số, giáo dục, môi trường + Viện trợ có hoàn lại ( còn gọi là tín dụng ưu đãi).
- Nó không được sử dụng cho mục tiêu xã hội, môi trường mà thường được sử dụng cho các dự án về cơ sở hạ tầng thuộc các lãnh vực giao thông vân tãi, nông nghiệp, thủy lợi, năng lượng...làm nền tảng vững chắc cho ổn định và tăng trưởng kinh tế.
- Hiện nay, yếu tố không hoàn lại thường chiếm khoảng 20- 25% trong các dự án ODA.
- 1.1.2.2 Theo mục đích sử dụng - Hỗ trợ đầu tư phát triển (chiếm 50-60.
- Vốn này được chính phủ các nước tiếp nhận trực tiếp tổ chức đầu tư, quản lý dự án và có trách nhiệm trả nợ phần vốn vay, bao gồm: (i) đầu tư các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng vật chất.
- (ii) đầu tư các dự án phát triển bền vững như tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo, bảo vệ tài nguyên môi trường.
- (iii) đầu tư các dự án thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp hoặc linh vực mũi nhọn của nền kinh tế.
- Tuy nhiên, trong loại hình thứ ba này, Chính phủ giao cho các doanh nghiệp tổ chức kinh doanh, đầu tư, quản lý dự án và có trách nhiệm thu hồi vốn trả nợ.
- Đây là loại hình ODA trong đó các bên lồng ghép một hay nhiều mục tiêu với tập hợp nhiều dự án.
- Loại hỗ trợ này hiện nay Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) và Ngân hàng Thế giới (WB) đang nghiên cứu áp dụng trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tăng hiệu quả sử dụng nguồn ODA, tránh sự chồng chéo.
- Hỗ trợ theo dự án: Tức là trước khi nhận được khoản hỗ trợ, nước nhận hỗ trợ phải chuẩn bị chi tiết dự án.
- Loại hình hỗ trợ này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nguồn ODA và chủ yếu tập trung vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội như giao thông, thuỷ lợi, nước sạch, giáo dục, y tế và môi trường.
- Phần này chiếm một tỷ trọng nhỏ trong nguồn vốn ODA.
- (ii) ràng buộc vào mục đích sử dụng: chỉ được sử dụng ODA vào một số lĩnh vực nhất định, hoặc một số dự án cụ thể.
- Theo hình thức - Hỗ trợ dự án: sử dụng ODA vào các dự án cụ thể.
- (ii) hỗ trợ trả nợ: các nước đang phát triển thường có số nợ lớn, mà khả năng trả nợ kém.
- Theo cơ chế quản lý Trương Thị Bích Ngọc Lớp QTKD – TT2 9- ODA do quốc gia điều hành: Đây là dạng ODA mà nước tiếp nhận vốn được trực tiếp điều hành việc thực hiện dự án trên cơ sở văn kiện dự án đã được ký kết, hay được thoả thuận bằng những Hiệp định, văn bản thoả thuận riêng.
- Nhà tài trợ không can thiệp sâu vào công việc điều hành cũng như cơ chế quản lý tài chính kế toán của bên nhận tài trợ liên quan đến dự án được tài trợ.
- ODA do nhà tài trợ quản lý toàn bộ: Loại này nhà tài trợ quản lý toàn bộ nguồn kinh phí dự án mà họ tài trợ.
- Tất cả các khoản chi tiêu cho dự án đều do nhà tài trợ quyết định.
- Trách nhiệm cụ thể của các bên trong việc thực hiện và quản lý tài chính dự án được qui định trong văn kiện dự án.
- Thông thường nhà tài trợ trực tiếp thanh toán các khoản phát sinh liên quan đến dự án tài trợ tại nước họ mở tài khoản tại Ngân hàng thương mại của nước nhận tài trợ tại nước họ (lương chuyên gia, trang thiết bị, chi phí đi lại), trường hợp đặc biệt thì họ mở tài khoản tại Ngân hàng thương mại của nước nhận tài trợ nhưng Chủ tài khoản là người đại diện của bên tài trợ.
- Dạng này chủ yếu là ODA không hoàn lại song phương, tài trợ các dự án hỗ trợ kỹ thuật, tăng cường năng lực thể chế sử dụng chuyên gia nước ngoài.
- Với dạng dự án này thông thường mọi hoạt động của dự án được quản lý và xử lý theo một cơ chế thống nhất và được đồng thuận của đại diện cả hai bên.
- Thuộc loại này gồm các dự án hỗ trợ tổng hợp (vừa có chuyên gia, vừa trang bị kỹ thuật, vừa đào tạo tập huấn, chuyển giao công nghệ) do một số nước tài trợ như Đan Mạch, EU, và các tổ chức quốc tế của Liên hợp quốc.
- Đặc điểm của nguồn vốn ODA - ODA là nguồn vốn hợp tác phát triển: ODA là hình thức hợp tác phát triển, của các nước phát triển, các tổ chức quốc tế với các nước đang phát triển hoặc chậm phát triển.
- ODA là nguồn vốn có nhiều ưu đãi: Với mục tiêu hỗ trợ cho các quốc gia đang phát triển hoặc kém phát triển, ODA mang tính ưu đãi hơn bất kỳ hình thức tài trợ nào khác.
- mức lãi suất của Ngân hàng Phát triển Châu Á thường từ 1-1,5%/năm.
- Ngân hàng Phát triển Châu Á là 32 năm.
- Thứ ba, thời gian ân hạn dài: Đối với các khoản vay ODA thời gian từ khi vay đến khi trả vốn gốc đầu tiên tương đối dài như đối với Nhật Bản và Ngân hàng Thế giới là 10 năm, Ngân hàng Phát triển Châu Á là 8 năm

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt