« Home « Kết quả tìm kiếm

Xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm cho môn vẽ kỹ thuật trong đào tạo các nghề cơ khí tại trường Cao đẳng công nghiệp Việt Hung


Tóm tắt Xem thử

- Đổi mới phương pháp dạy học, thay đổi cách thức kiểm tra đánh giá là hoạt động cấp thiết trong các trường học hiện nay.
- Kiểm tra đánh giá là bộ phận hợp 2thành rất quan trọng với quá trình dạy học, việc đánh giá chính xác kết quả học tập của học sinh là cơ sở để có những quan điểm đúng đắn trong quá trình dạy học.
- Mặc dù phương pháp dạy học đã được nâng cao nhưng cách thức và công cụ kiểm tra đánh giá thì chưa thực sự đổi mới.
- Phần lớn chúng ta chỉ sử dụng phương pháp kiểm tra tự luận để đánh giá kết quả của học sinh, cách kiểm tra này tuy có những ưu điểm nhất định nhưng còn có nhiều bất cập.
- Khối lượng kiến thức kiểm tra bị hạn chế.
- Phụ thuộc chủ quan của giáo viên nên chất lượng học tập chưa được đánh giá đúng, không kích thích hứng thú học tập của người học.
- Lịch sử nghiên cứu trắc nghiệm khách quan trên thế giới.
- Đó là các bài kiểm tra trắc nghiệm kéo dài trong 3 giờ với các câu hỏi trắc nghiệm về khả năng tiếng Anh, toán, các môn học xã hội và tự nhiên.
- Hiện nay ở hầu hết các nước trên thế giới đã sử dụng phương pháp trắc nghiệm vào để kiểm tra đánh giá nhiều lĩnh vực, nhiều đối tượng.
- Nhiều nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu, điều tra nhằm sử dụng phương pháp này một cách tốt nhất vào việc kiểm tra đánh giá kết quả học sinh, sinh viên.
- Lịch sử nghiên cứu trắc nghiệm khách quan ở Việt Nam.
- Trong giáo dục, việc áp dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá học tập vẫn còn là những vấn đề mới.
- Tuy nhiên, trong thời gian dài phương pháp này hầu như không được sử dụng như là một phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan chi phối.
- Phát huy 6kết quả của hội thảo, khoa Sinh - KTNN đã triển khai, xây dựng hàng loạt các bộ câu hỏi trắc nghiệm ở các bộ môn, bước đầu sử dụng để làm phương tiện kiểm tra ở một số bộ môn.
- Tháng 2/1994, Bộ Giáo dục và Đào tạo theo hướng đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá đã phối hợp với viện Công nghệ Hoàng gia Melbourne - Australia, tổ chức các cuộc hội thảo với chủ đề “Kỹ thuật xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan” tại Hà Nội, Huế, thành phố Hồ Chí Minh.
- Hiện nay, đối với các trường việc sử dụng trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đã và đang được nghiên cứu và sử dụng.
- Đến những năm 1960, trắc nghiệm khách quan được sử dụng khá phổ biến trong kiểm tra và thi ở bậc trung học.
- Mục đích nghiên cứu Xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan dùng để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Vẽ kỹ thuật của học sinh các nghề Cơ khí tại trường CĐCN Việt - Hung.
- Các câu hỏi trắc nghiệm khách quan dùng để kiểm tra đánh giá thường xuyên tri thức học viên trong quá trình đào tạo các nghề Cơ khí tại trường CĐCN Việt - Hung.
- Có thể xây dựng và ứng dụng một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan dùng để kiểm tra đánh giá thường xuyên tri thức của học viên trong môn Vẽ kỹ thuật và giúp học viên tự đánh giá đúng năng lực của mình sẽ góp phần đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập và nâng cao chất lượng dạy học ở trường CĐCN Việt - Hung.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về kiểm tra, đánh giá và phương pháp trắc nghiệm dùng trong kiểm tra đánh giá tri thức của học viên.
- Đánh giá thực trạng giảng dạy và công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Vẽ kỹ thuật ở trường CĐCN Việt - Hung - Phân tích nội dung chương trình môn Vẽ kỹ thuật.
- Xây dựng và thử nghiệm sử dụng bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan để kiểm tra, đánh giá giả thuyết khoa học trên, những đề xuất kiến nghị.
- Phương pháp chuyên gia, thử nghiệm, toạ đàm, quan sát, điều tra tình hình thực tế giảng dạy, kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Vẽ kỹ thuật ở trường CĐCN Việt - Hung - Phương pháp thống kê xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm, lấy ý kiến chuyên gia để đánh giá chất lượng, hiệu quả sử dụng bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan.
- 8Chương I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN CỦA VIỆC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ VÀ TRẮC NGHIỆM 1.1.
- Khái quát chung về kiểm tra đánh giá trong dạy học 1.1.1.
- Khái niệm chung về kiểm tra đánh giá.
- Trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người, kiểm tra đánh giá bao giờ cũng giữ vai trò quan trọng.
- Riêng trong quá trình giáo dục, công tác kiểm tra đánh giá là một khâu cơ bản, là một nhiệm vụ thường xuyên của nhà trường, là một trong những yếu tố thúc đẩy sự rèn luyện và học tập của học sinh và nhiều khi nó giữ vai trò quyết định đối với đào tạo.
- Trong lịch sử phát triển giáo dục và dạy học, kiểm tra đánh giá là một khâu quan trọng, nó tồn tại khách quan cùng các nhân tố của quá trình dạy học.
- Ở Châu Âu, đã từ lâu việc kiểm tra, đánh giá tri thức của học sinh được quy định dưới hình thức thi và kiểm tra ở các mức độ và hình thức khác nhau: kiểm tra khi kết thúc các giờ học, các chương, các mục của môn học để chuyển tiếp phần chương trình mới, thi sát hạch trình độ học vấn của thí sinh.
- Vấn đề đánh giá kết quả học tập của học sinh bao giờ cũng đi liền với thi và kiểm tra.
- Những thang, bậc, tiêu chí đánh giá là cơ sở để phân loại học sinh.
- Người ta cho rằng, hệ thống đánh giá bằng điểm số đầu tiên xuất hiện ở Đức, do nhà giáo dục I.E.Badeđôp đưa ra.
- Đó là hệ thống đánh giá theo 12 bậc điểm.
- Nhiều nhà sư phạm cho rằng hệ thống đánh giá này sẽ dẫn đế chủ nghĩa bình quân trong việc đánh giá, không phát huy tính tích cực trong việc học tập của học sinh.
- Từ hệ thống phân loại trên, một số nước đã đưa ra các hệ thống đánh giá khác nhau: Ở Liên Xô (cũ) có hệ thống điểm 5 bậc (1-5), ở Đức thì ngược lại (5-1), ở Trung Quốc có thời kỳ sử dụng hệ thống điểm 0-100 Ở Việt Nam, việc kiểm tra, đánh giá đã có từ lâu, đặc biệt là từ khi nhà nước lập ra Văn miếu, mở khoa thi đầu tiên lấy “Minh kinh bác sĩ”.
- để đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Sau cách mạng tháng 8, từ chúng ta vẫn duy trì hình thức kiểm tra đánh giá của nhà trường cũ mặc dù có cải tiến chút ít cho phù hợp với nhà trường Xã hội chủ nghĩa (XHCN).
- Khi đó nghị quyết xây dựng nhà trường XHCN của Đảng, người ta mới bắt đầu nghiên cứu cải tiến quá trình dạy học trong đó có vấn đề kiểm tra đánh giá.
- Từ 1960 đến nay, đã có hơn 500 công trình nghiên cứu bàn về các vấn đề có liên quan đến kiểm tra, đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh.
- Rõ ràng là vấn đề kiểm tra đánh giá tri thức của học sinh đã và đang trở thành một vấn đề quan trọng không thể thiếu được của quá trình dạy học ở bất kỳ bậc học nào.
- Trong dó, các tác giả đã dề cập đến hoặc đưa ra các định nghĩa, khái niệm liên quan đến kiểm tra và đánh giá.
- Mấy năm gần đay, ta đã có sự tham khảo và tìm cách vận dụng các phương pháp kiểm tra đánh giá được phổ biến ở các nước phương Tây.
- Có thể nêu một số định nghĩa và quan điểm đáng chú ý như sau: Nếu xét về đánh giá sử dụng trong hệ thống giáo dục, nhiều tác giả như: Tylor, Croubach, Alkin, Stufflebean, Stake, Scriven.
- đã đưa ra định nghĩa như sau: “Đánh giá trong bối cảnh giáo dục, có thể định nghĩa như một quá trình được tiến hành có hệ thống để xác định mức độ đạt được của học sinh về các mục tiêu đào tạo.
- Nó có thể bao gồm những sự mô tả, về mặt định tính hay định lượng những hành vi (hoạt động) của người học cùng với sự nhận xét, đánh giá những hành vi này, đối chiếu với sự mong muốn đạt dược về những hành vi đó”.
- Theo Deketele của trường Đại học tổng hợp Lovain La neuve (Bỉ 1980) thì đánh giá là xem xét mức dộ phù hợp giữa một tập hợp thông tin có giá trị, thích hợp và đáng tin cậy, phù hợp với mục tiêu đề ra để so sánh, đánh giá nhằm đưa ra một quyết định.
- Mechrers và Lehmann, 1975 cho rằng kiểm tra đánh giá là “Giải thích và miêu tả thành tích học tập của sinh viên”.
- Vậy ở đây, ta có thể hiểu kiểm tra đánh giá trong giáo dục đào tạo là so sánh và đối chiếu vốn hiểu biết, kỹ năng, năng lực thực tế đã được hình thành ở người học sau quá trình đào tạo với yêu cầu xác định của mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo.
- Kiểm tra trong học tập chính là quá trình thu thập thông tin để có được những phán đoán, xác định về mặt số lượng hay chất lượng quá trình lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh, để cung cấp những dữ liệu, thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá.
- Đánh giá là cơ sở cho việc ra những quyết định đúng đắn về quá trình giáo dục và đào tạo.
- 11Kiểm tra đánh giá có thể hiểu theo nghĩa rộng như theo dõi quá trình học tập, rèn luyện, tu dưỡng của người học trong quá trình được đào tạo ở nhà trường và cũng có thể hiểu theo nghĩa hẹp như là công cụ kiểm tra hoặc một bài kiểm tra trong các kỳ học, kiểm tra hoặc thi.
- Trong luận văn này chỉ đề cập chủ yếu tới kiểm tra đánh giá theo nghĩa thứ hai.
- Mục đích của việc kiểm tra đánh giá Ở Việt Nam, cải cách giáo dục là vấn đề thời sự nóng bỏng.
- Muốn nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học thì một trong những việc cần làm là phải coi trọng khâu đánh giá, vì đánh giá có vai trò quan trọng như nội dung, bởi chủ thể của đánh giá là học sinh, còn nhân cách học sinh là sản phẩm của quá trình giáo dục.
- Dù vậy, công tác đánh giá học sinh vẫn chưa được coi trọng đúng mực ở các trường học.
- Muốn giải quyết được vấn đề này, cần xem xét lại mục đích, chức năng, yêu cầu của đánh giá thực trạng về nhận thức, hành vi của cả giáo viên và học sinh đối với kiểm tra, đánh giá.
- Hoạt động kiểm tra, đánh giá gắn liền với với mục tiêu và nội dung đào tạo, vừa mang tính định lượng, lại mang cả tính định tính.
- Công việc đánh giá là của giáo viên, tuy nhiên giáo viên thường bị nhiều công việc chi phối, thời gian dành cho công việc này không nhiều.
- Hoạt động đánh giá tất cảc các mặt như: Đức, Trí, Thể, Mỹ, Lao động của người học.
- Thời gian qua, hoạt động đánh giá cũng đã có nhiều cải tiến, tạo được sự chuyển hoá tích cực.
- Tuy nhiên hoạt động kiểm tra, đánh giá ở các trường học vẫn còn nhiều bất cập.
- Đánh giá nền giáo dục của quốc gia là việc làm của các cơ quan quản lý, của Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo thanh tra giáo dục các cấp thực hiện.
- Đánh giá học sinh là trách nhiệm trực tiếp của từng giáo viên, đều nhằm các mục đích sau: 12Xác định hệ thống các thông tin phản hồi của từng giai đoạn, hoặc các quá trình thực hiện các nhiệm vụ dạy học của nhà trường.
- Đó là việc xác định về chất lượng và khối lượng kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và kết quả rèn luyện ở học sinh để tăng cường động lực học tập, để phát triển và hình thành nhân cách người công dân tương lai ở họ, là cơ sở để đổi mới phương pháp dạy học ở những chỗ mà quá trình đánh giá phát hiện cái chưa đạt.
- Kiểm tra đánh giá chất lượng dạy học không chỉ đơn thuần là viêc xem xét một học sinh sau khi được đào tạo có đạt các mục tiêu đã đặt ra ban đầu hay không mà nó còn cho phép ta thấy.
- Kiểm tra đánh giá là mội trong những cơ sở để ra các quyết định về việc dạy và học, về tổ chức và quản lý quá trình đào tạo trong nhà trường, thể hiện ở việc giúp cho ban hành các quyết định.
- Quyết định về việc xác định nhu cầu người học, đánh giá với mục đích tuyển chọn hay phân loại, làm cho học sinh hiểu được khả năng của họ với yêu cầu chung.
- Quyết định về mặt quản lý hành chính: đánh giá nhà trường, giáo viên tổ chức thực hiện.
- Giá trị của kiểm tra đánh giá người học là thu thập số liệu về kết quả học tập của họ.
- Các chức năng của việc kiểm tra, đánh giá trong dạy học.
- Xét trong quá trình dạy học, kiểm tra và đánh giá tri thức của học sinh là một quá trình, được tiến hành theo một quy trình với hai giai đoạn: kiểm tra và đánh giá, 13chúng có mối quan hệ với nhau: kiểm tra rồi mới đánh giá.
- Nhưng có thể kiểm tra mà không có đánh giá, nhưng đã có đánh giá thì nhất định phải có quá trình kiểm tra trước đó.
- Kiểm tra và đánh giá có các chức năng sau.
- Điều chỉnh: Đánh giá là khâu quan trọng nhằm tác động ngược trong thời điểm hiện thực.
- Đây còn gọi là đánh giá uốn nắn.
- Định hướng: Kiểm tra, đánh giá nhằm phân tích các phương tiện vật chất và định ra kế hoạch để hành động tiếp theo.
- Về phía học sinh nhờ mối liên hệ ngược bên trong, học có thể tự đánh giá chất lượng học tập, từ đó vạch ra nhữnh phương hướng, những cách thức, biện pháp thực hiện nhằm hoàn thiện hơn nữa quá trình học tập, nghiên cứu môn học của mình.
- Kiểm tra cũng còn là một nhân tố kích thích học sinh học tập.
- Các hình thức kiểm tra thường xuyên, định kỳ và có hệ thống có tác dụng rất lớn khi thực hiện chức năng này.
- Đối với giáo viên, qua kiểm tra, đánh giá mỗi người tự xác định trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm, nhân cách và uy tín của mình đối với học sinh và toàn xã hội trong sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ.
- Việc kiểm tra kiến thức sẽ giúp học sinh biết rõ những hiểu biết và năng lực của bản thân.
- Chức năng xác nhận hay xếp loại: Đây là chức năng đánh giá tổng hợp.
- Ngoài ra, trình độ mong muốn phải được đánh giá trong điều kiện thực tế càng tốt.
- Chức năng quản lý chất lượng đào tạo: Kiểm tra đánh giá nhằm đảm bảo công khai hoá kết quả đào tạo học sinh trước nhà nước, xã hội, gia đình, đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm của các lực lượng đó trước nhiệm vụ giáo dục của ngành.
- Giám hiệu nhà trường nắm kết quả kiểm tra đánh giá của giáo viên trong mỗi lớp làm cơ sở kịp thời uốn nắn những sai sót, lệch lạc của cả giáo viên và học sinh 15Đối với các cấp quản lý lãnh đạo nhà nước và ngành giáo dục, kiểm tra, đánh giá tri thức là phương tiện cực kỳ quan trọng giúp cho việc lựa chọn nhân tài cho đất nước và sử dụng nhân tài sao cho phù hợp với khả năng của học sinh và yêu cầu của xã hội.
- Chức năng phát hiện điều chỉnh và kiểm tra là chức năng cơ bản nhất, nó tiêu biểu đặc trưng cho quá trình kiểm tra tri thức học sinh.
- Những nguyên tắc và các yêu cầu kiểm tra đánh giá.
- Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan và chính xác: Tính khách quan của kiểm tra thể hiện ở chỗ kiểm tra phải làm bộc lộ trung thực kết quả lĩnh hội kiến thức của học sinh.
- Tính khách quan của đánh giá phải phù hợp với kết quả lĩnh hội kiến thức của học sinh đã được bộc lộ ra đó.
- Tính khách quan có vai trò quyết định tính chính xác của kiểm tra đánh giá, kiểm tra và đánh giá phải phản ánh đúng thực chất kết quả học tập, mức độ thu nhận về kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ tu dưỡng của học sinh, phản ánh đầy đủ những tiến bộ và những thiếu sót cơ bản, những nguyên nhân, xác định đúng hướng tiến bộ của từng học sinh.
- Về mặt lý luận cũng như thực tiễn, nguyên tắc đảm bảo tính thường xuyên và hệ thống trong quá trình kiểm tra tri thức của học sinh có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt.
- Tiến hành đánh giá một cách có hệ thống để xác định phạm vi đạt được của mục tiêu đã đề ra, giúp giáo viên biết được học sinh nắm tri trức đến mức độ 16nào, trong quá trình tiếp thu gặp những khó khăn gì, tính chất của những khó khăn ấy là như thế nào.
- Thường xuyên kiểm tra tiến bộ của học sinh trong việc tiếp thu nội dung học tập là điều kiện để xây dựng cho học sinh thói quen công tác độc lập, có hệ thống, hình thành một loạt các phẩm chất đạo đức và ý trí như: tính kiên trì, tính có tổ chức..v..v.
- Việc kiểm tra, đánh giá có hệ thống biểu hiện ở chỗ.
- Kiểm tra và đánh giá thường xuyên, liên tục những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo mà họ tiếp thu được thông qua việc kiểm tra bài cũ, bài tập, bài làm.
- Kiểm tra và đánh giá, học trình, học phần hoặc toàn bộ môn này.
- Đánh giá đảm bảo tính kịp thời và có hiệu lực.
- Công nhận kịp thời thành tích học tập học sinh đã đạt được hay chỉ dẫn họ kịp thời sửa chữa, bổ sung vào hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo mà họ tiếp thu - Làm cho người học không phải mong ngóng, chờ đợi hay lo lắng vì kết quả kiểm tra

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt