You are on page 1of 3

1.

Thực trạng đạo đức trong thực tiễn học tập của sinh viên hiện nay:

Chuyện giáo dục đạo đức hiện nay như một báo động về một bộ phận trong thế hệ trẻ đã đi
chệch con đường đào tạo con người mà chúng ta mong muốn. Nguyên nhân đầu tiên đó là việc
giáo dục đạo đức nhỏ lẻ, không được chú tâm, xem nhẹ. Hiện nay các trường lo lắng và tập trung
nhất là chạy theo điểm số, chạy theo thi cử và giáo dục cả nước bị cuốn theo dòng thác thành tích
- thi cử. Đã tập trung vào giáo dục chạy theo thành tích - thi cử - điểm số thì việc giáo dục đạo
đức nếu không coi là bị xem nhẹ thì cũng không phải là trọng tâm, thường xuyên, làm lấy lệ,
hình thức, không xuất phát từ mục tiêu giáo dục con người”.
Hơn 20 năm đổi mới và phát triển đất nước, tình hình thanh niên có những chuyển biến
mạnh mẽ, đan xen cả những yếu tố tích cực và tiêu cực, trong đó yếu tố tích cực giữ vai trò chủ
đạo. Một trong những thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước là xây dựng được thế hệ thanh
niên thời kỳ mới có đạo đức, nhân cách, tri thức, sức khỏe, tư duy năng động và hành động sáng
tạo; tiếp nối truyền thống hào hùng của Đảng và dân tộc, nêu cao lòng yêu nước, ý thức xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; không ngại khó khăn, gian khổ, tình nguyện vì cộng đồng;
có trách nhiệm với gia đình, xã hội; có ý chí vươn lên trong học tập, lao động, lập nghiệp, làm
giàu chính đáng, quyết tâm đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu; mong muốn được tin
tưởng, được cống hiến cho đất nước, có việc làm, thu thập ổn định, đời sống văn hóa tinh thần
lành mạnh, phong phú, môi trường sống an toàn. Dù còn nhiều tâm trạng khác nhau, song đa
thanh niên luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và phát triển của đất nước.
Thực trạng hiện nay cho thấy một bộ phân thanh niên sống thiếu lý tưởng, giảm sút niềm
tin, ít quan tâm đến tình hình đất nước, thiếu ý thức chấp nhận hành pháp luật, sống thực dụng,
xa rời truyền thống văn hóa dân tộc, chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Học vấn của một bộ phân thanh niên, nhất là thanh niên nông thôn, thanh niên dân tộc
thiểu số còn thấp; nhiều thanh niên thiếu kiến thức và kĩ năng trong hội nhập quốc tế. Tính động
lập, chủ động sáng tạo, năng lực thực hành sau đào tạo của thanh niên còn yếu, chưa đáp ứng yêu
cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tình trạng tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh niên đang
gia tăng và đang diễn biến ngày càng phức tạp. Tỷ lệ thanh niên nhiễm HIV/AIDS còn cao. Tình
trạng giới trẻ sống buông thả, không coi trọng những giá trị đạo đức đã và đang diễn ra ở nhiều
nơi. Bằng chứng là các phương tiện truyền thông đã liên tiếp đăng tải các bài viết phản ánh về
thực trạng này. Chúng lôi kéo bè cánh để đánh nhau (cả trai lẫn gái), thậm trí hành hung cả thầy
cô giáo, rồi con giết cha, anh giết em; trẻ vị thành niên cũng gây ra nhiều vụ án mạng. Những
hành vi tàn bạo này được đăng trên mặt báo chỉ là tảng băng nổi, thực tế còn nhiều hơn nữa.

2. Giải pháp rèn luyện đạo đức trong thực tiễn học tập của sinh viên hiện nay.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh”  sâu rộng trong học sinh
Xác định các nội dung của tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh cần đưa vào giáo dục trong nhà
trường
Đa dạng hóa các phương pháp và hình thức giáo dục học sinh theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí
Minh

Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện, nhân văn, trong đó mỗi thầy cô giáo là
tấm gương sáng về đạo đức:
- Môi trường giáo dục là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc giáo dục hành
vi đạo đức cho sinh viên. Môi trường giáo dục ở đây không chỉ là môi trường vật chất, môi
trường thiên nhiên mà còn là môi trường tâm lý - xã hội. Nó thể hiện trong mối quan hệ
thân thiện, tích cực giữa cán bộ, giáo viên với nhau, giữa người quản lý và nhân viên, giữa
giáo viên với giáo viên, sinh viên với sinh viên. Và trong môi trường giáo dục đó, mỗi
người giáo viên phải là tấm gương về lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm, nhiệt huyết,
say mê nghiên cứu và thái độ quan tâm tới sinh viên, đồng nghiệp và cộng đồng. Những
bài học đạo đức chỉ thực sự có giá trị, có tính thuyết phục khi người thuyết giảng bài học
đó là tấm gương mẫu mực. Người thầy, ngoài việc truyền đạt tri thức còn phải khơi gợi,
truyền cảm hứng cho sinh viên về tinh thần, ý thức, niềm say mê học tập, nghiên cứu;
đồng thời, phải định hướng và kịp thời uốn nắn hành vi, thái độ của sinh viên, tạo điều
kiện thuận lợi cho sinh viên rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, giữ gìn và phát huy các giá trị
văn hoá truyền thống và tiếp thu một cách có chọn lọc những giá trị văn hóa mới.

Xây dựng, điều chỉnh chương trình đào tạo, đề cương chi tiết môn học theo hướng tích hợp,
lồng ghép trong một số môn học nội dung giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên:
- Các chương trình đào tạo của các trường đại học, cao đẳng được thiết kế, xây dựng theo
hướng tăng cường rèn luyện kỹ năng nghề cho người học. Tuy nhiên để giáo dục toàn diện
cho sinh viên, các trường cần có sự tích hợp nội dung về giáo dục đạo đức, lối sống trong
một số môn học phù hợp. Mặt khác, phải đa dạng hoá hình thức, phương pháp dạy học để
tạo cảm hứng tiếp thu tri thức chuyên môn và tiếp nhận những nội dung giáo dục về đạo
đức, lối sống cho sinh viên.
Phát huy vai trò tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của sinh viên:
- Giáo dục, phát huy vai trò tự học tập, tự tu dưỡng đạo đức, lối sống là biện pháp quan
trọng giúp sinh viên tiến bộ và trưởng thành. Quá trình tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối
sống sẽ hình thành ở sinh viên nhu cầu, động cơ phấn đấu, rèn luyện đúng đắn, có ý thức
làm chủ, ham học hỏi, vươn lên tự khẳng định mình.
- Các cơ sở giáo dục đại học cần chú trọng tạo dựng môi trường lành mạnh, thân thiện để
sinh viên nhận thấy mỗi ngày đến trường là một ngày vui, từ đó các em sẽ tự rèn luyện, tu
dưỡng và học tập, hướng đên việc hình thành và phát triển những phẩm chất sống yêu
thương, có trách nhiệm, khát khao sáng tạo, khát khao cống hiến.
Phát huy vai của các tổ chức, đoàn thể thuộc nhà trường trong việc giáo dục đạo đức và rèn
luyện kỹ năng sống cho sinh viên.
- Các tổ chức, đoàn thể như Đoàn Thanh viên, Hội sinh viên, các Câu lạc bộ…đóng vai trò
rất quan trọng trong việc giáo dục đạo đức và rèn luyện kỹ năng sống cho sinh viên. Các
hoạt động như văn nghệ, thể thao, thiện nguyện và một số cuộc thi khác do các tổ chức,
đoàn thể tổ chức với hình thức phong phú, đa dạng, thu hút sinh viên tham gia, giúp sinh
viên tiếp cận các chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước; tiếp cận những tri thức
mới; vun đắp lý tưởng sống; hình thành và hoàn thiện các kỹ năng sống cần thiết.
Giáo dục đạo đức cho sinh viên bằng cách nêu gương:
- Để sinh viên không ngừng rèn luyện, tu dưỡng đạo đức và phát triển năng lực bản thân,
một mặt nhà trường phải quan tâm, tạo môi trường học tập, rèn luyện tích cực, mặt khác
cần thường xuyên biểu dương những tấm gương sinh viên tiêu biểu trong học tập, nghiên
cứu và thái độ, trách nhiệm đối với cộng đồng. Bởi sự ảnh hưởng, lây lan từ những tấm
gương người tốt, việc tốt đối với sinh viên là rất quan trọng. Những thành tích học tập, rèn
luyện tốt của sinh viên này sẽ là động lực để sinh viên khác phấn đấu.
Coi trọng và phát huy mối quan hệ phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đinh và xã hội
trong việc hình thành, giáo dục nhân cách và xây dựng lí tưởng sống cho sinh viên:
- Gia đình là cái nôi văn hoá hình thành và nuôi dưỡng đạo đức cho sinh viên. Bởi gia đình
là nơi lưu truyền các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc như tình yêu quê
hương, đất nước, tình yêu thương đồng loại, tình cảm gia đình. Những giá trị đạo đức tốt
đẹp đó sẽ nuôi dưỡng, hun đúc những tình cảm cao đẹp cho các thế hệ con cháu.
- Xã hội văn minh cũng là môi trường tốt cho sinh viên phấn đấu, rèn luyện và trưởng thành.
Bởi vậy, rất cần ý thức trách nhiệm của các cá nhân, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể trong
việc xây dựng môi trường thân thiện, nhân văn để sinh viên rèn luyện và phát huy lý tưởng
sống trong sáng, cao đẹp.

You might also like