« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích và đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Phú Thọ


Tóm tắt Xem thử

- 1 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 27 tháng 3 năm 2012 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Phân tích và đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Phú Thọ Tác giả luận văn: Phạm Quang Huy Khóa Người hướng dẫn: PGS.
- Lý do chọn đề tài Trong điều kiện kinh tế thị trường, để tồn tại, phát triển các doanh nghiệp, các địa phương, các quốc gia luôn phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
- Thực tế, trong những năm vừa qua, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh rất được quan tâm và điều này đánh giá thực trạng môi trường kinh doanh của các tỉnh.
- Phú Thọ là một trong những địa phương được đánh giá là có năng lực cạnh tranh chưa cao và môi trường đầu tư chưa thực sự hấp dẫn, xuất phát từ thực tế này, tác giả đã mạnh dạn đề xuất đề tài luận văn này.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu: Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Phú Thọ.
- Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh của tỉnh Phú Thọ.
- Phạm vi nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh liên quan đến thu hút vốn đầu tư.
- Chương I: Cơ sở lý thuyết về môi trường kinh doanh, cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của vùng.
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về môi trường kinh doanh, cạnh tranh và năng lực cạnh tranh và các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh.
- Trong đó, nghiên cứu đến các chỉ tiêu xác định năng lực cạnh tranh và đề cập đến phương pháp điều tra và đánh giá năng lực cạnh tranh của tỉnh.
- Nội dung rất quan trọng của chương này là phân tích năng lực cạnh tranh của tỉnh với hai nội dung là đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của tỉnh và phân tích năng lực cạnh tranh của tỉnh theo các yếu tố ảnh hưởng.
- Chương II: Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của tỉnh Phú Thọ 2 Trong chương này, tiến hành giới thiệu và phân tích năng lực cạnh tranh của tỉnh Phú Thọ trong những năm gần đây, nghiên cứu và xem xét phương pháp xây dựng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - PCI của Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
- Phân tích, đánh giá xếp hạng năng lực cạnh tranh của tỉnh Phú Thọ và tình hình thu hút vốn đầu tư của tỉnh trong giai đoạn 2006-2010.
- Nội dung chính của chương này là phân tích năng lực cạnh tranh của tỉnh Phú Thọ theo các yếu tố ảnh hưởng đã xây dựng trong chương 1.
- Trong quá trình phân tích, đánh giá, tác giả có đưa ra những việc làm cụ thể của chính quyền tỉnh Phú Thọ và mục tiêu của tỉnh trong việc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020.
- Những kết quả phân tích, đánh giá này là cơ sở quan trọng để xây dựng, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Phú Thọ.
- Chương III: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Phú Thọ.
- Dựa vào cơ sở phương pháp luận về cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh và những phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của tỉnh Phú Thọ, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.
- Chương này nêu những định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 và những mục tiêu chính của việc đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.
- Nội dung chính của chương này là đề đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Phú Thọ với 15 nhóm giải pháp.
- Trong đó, những giải pháp thiết yếu, quan trọng nhất và cần thực hiện ngay trước mắt là Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh, hoàn thiện các thiết chế pháp lý và xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng.
- Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp chuyên gia, tổng hợp, phân tích, đánh giá các dữ liệu liên quan từ đó đưa ra các đề xuất.
- Kết luận Năng lực cạnh tranh của tỉnh là một vấn đề cần được quan tâm hơn nữa vì nó gắn liền với công tác thu hút vốn đầu tư và cũng gián tiếp làm tăng lên năng lực cạnh tranh của quốc gia, tăng vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế và góp phần thúc đẩy nhanh sự phát triển của tỉnh, thành phố nói riêng và cả nước nói chung.
- Để cải thiện được năng lực cạnh tranh của một địa phương, một tỉnh cần phải có sự nghiên cứu sâu hơn nữa và để thực hiện công tác nâng cao năng lực cạnh tranh còn tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng địa phương.
- Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng với khả năng và thời gian có hạn, luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong được sự quan tâm, chỉ dạy của các thầy cô đang giảng dạy và nghiên cứu về vấn đề này để có thể hoàn thiện hơn nữa luận văn và áp dụng vào điều kiện thực tế.
- Tác giả luận văn Phạm Quang Huy

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt