« Home « Kết quả tìm kiếm

Xây dựng mô hình quản lí vật tư theo nguyên tắc Jit tại PTSC M&C


Tóm tắt Xem thử

- 7 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ VẬT TƯ.
- 7 1.1 Khái niệm về dự trữ và quản lý hàng dự trữ.
- 7 1.1.1 Khái niệm về dự trữ và ý nghĩa của dự trữ.
- 7 1.1.2 Phân loại dự trữ.
- 9 1.1.3 Khái niệm về quản lý vật tư.
- 10 1.1.3.1 Khái niệm vật tư.
- 10 1.1.3.3 Quản lý vật tư.
- 11 1.2 Nội dung của quản lý vật tư.
- 12 1.2.1 Phân loại vật tư theo nguyên tắc ABC.
- 14 1.2.3 Lưu kho và sử dụng vật tư.
- 16 1.2.4 Kiểm soát vật tư tồn kho.
- 19 1.4 Hệ thống tái tạo dự trữ định kỳ.
- 21 1.5 Mô hình JIT và quản lý dự trữ vật tư.
- 23 1.5.2 Nội dung quản trị vật tư bằng JIT.
- 28 PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG QUẢN TRỊ VẬT TƯ TẠI PTSC M&C.
- 32 2.2 Phân tích hiện trạng quản trị vật tư tại công ty.
- 32 2.2.1 Phân loại vật tư tồn kho công ty theo nguyên tắc ABC.
- 32 2.2.2 Phân tích tình hình mua sắm vật tư tiêu hao cho dự án của công ty.
- 52 2.2.7 Phân tích thực trạng dự trữ và sử dụng vật tư.
- 54 2.2.8 Phân tích kiểm soát vật tư tồn kho.
- 66 XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ VẬT TƯ CÔNG TY THEO JIT.
- 66 3.1 Dự trữ đặt ở mức tối thiểu.
- 90 LÊ QUANG HIỂN LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT 3 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Các dự án do công ty thực hiện từ trước đến nay 29 Bảng 2.2: Vật tư dự án BD1 được phân loại theo phương pháp ABC 33 Bảng 2.3 (A): Lưu đồ qui trình mua sắm hàng hóa, dịch vụ 40 Bảng 2.3 (B): Báo cáo tiến độ mua sắm dự án TLDD 42 Bảng 2.4 (A): Tổng hợp một số yêu cầu mua vật tư với số lượng lớn 44 Bảng 2.4 (B): Bảng tổng hợp thay đổi nhà cung cấp đối với từng loại mặt hàng 47 Bảng 2.5: Vật tư về kho chờ kiểm tra trước khi đưa vào sử dụng 49 Bảng 2.6: Lưu đồ kiểm tra hàng hóa về kho 51 Bảng 3.1: Chi phí lưu kho và chi phí đặt hàng đối với các mặt hàng nhóm A 67 Bảng 3.2: Chi phí lưu kho tính cho mỗi đơn vị hàng năm 68 Bảng 3.3: Bảng tổng hợp tính toán sản lượng hàng tối ưu cho mỗi đơn hàng, tổng chi phí tồn kho, số lượng đơn hàng mong muốn và chu kỳ đặt hàng đối với các vật tư thuộc nhóm A.
- 72 Bảng 3.4: So sánh số lượng đặt hàng trước và sau khi tính toán theo mô hình EOQ 80 Bảng 3.5: Xây dựng lưu đồ qui trình mua sắm hàng hóa, dịch vụ theo JIT 84 Bảng 3.6: Xây dựng tiêu chí đánh giá và tái đánh giá nhà cung cấp 84 LÊ QUANG HIỂN LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT 4 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1: Hệ thống điểm đặt hàng 21 Hình 1.2: Hệ thống tái tạo dự trữ định kỳ 22 Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của công ty 32 Hình 2.2: Bảo quản vật tư tiêu hao trong kho công ty 54 Hình 2.3: Bảo quản khí Argon 55 Hình 2.4: Bảo quản Gas 55 Hình 2.5: Bồn dầu trên công trường Công ty 56 Hình 2.6: Biểu mẫu phiếu lập kho công ty 58 Hình 2.7: Vật tư thừa MT1 và HT1 Jacket 64 Hình 3.1: Mặt bằng nhà kho ban đầu.
- Vì vậy, tôi chọn đề tài Xây dựng mô hình quản lý vật tư theo nguyên tắc JIT tại PTSC M&C làm đề tài tốt nghiệp.
- Xây dựng mô hình quản lý vật tư nhằm tránh gián đoạn sản xuất và giảm chi phí.
- Phân tích hiện trạng quản lý vật tư tại PTSC M&C.
- Xây dựng mô hình quản lý vật tư theo nguyên tắc Just-In-Time (JIT).
- Đối tượng nghiên cứu là công tác quản lý vật tư tiêu hao các dự án của công ty.
- Quản lý vật tư tốt góp phần tăng lợi nhuận của doanh nghiệp so với hiện nay.
- Trong đó, công tác quản lý vật tư cũng được Công ty quan tâm cải tiến.
- Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, luận văn có sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản như phương pháp phân tích dữ liệu, số liệu thu thập được có liên quan, tổng hợp, so sánh và đưa ra các giải pháp quản lý vật tư thích hợp.
- Áp dụng lý thuyết về JIT để xây dựng mô hình quản lý vật tư phù hợp với điều kiện thực tế của Công ty.
- Nội dung của đề tài Luận văn được chia thành 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác quản trị vật tư Chương 2: Phân tích hiện trạng quản trị vật tư tại PTSC M&C Chương 3: Xây dựng mô hình quản lý vật tư công ty theo nguyên tắc JIT.
- LÊ QUANG HIỂN LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT 7 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ VẬT TƯ 1.1 Khái niệm về dự trữ và quản lý hàng dự trữ 1.1.1 Khái niệm về dự trữ và ý nghĩa của dự trữ Để đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành liên tục, đạt hiệu quả kinh tế cao, đòi hỏi phải có một số lượng nguyên vật liệu cần thiết để dự trữ.
- Lượng nguyên vật liệu dự trữ hay còn gọi là mức dự trữ nguyên vật liệu là lượng nguyên vật liệu tồn kho cần thiết, được quy định để đảm bảo cho quá trình sản xuất tiến hành được bình thường.
- Yêu cầu dự trữ vừa đủ, không thừa vì sẽ tốn kém chi phí bảo quản, chi phí ứ đọng vốn, không thiếu vì làm sản xuất gián đoạn.
- Nếu dự trữ vật tư hàng hoá, tiền vốn bị thiếu làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh gián đoạn, làm giảm uy tín của doanh nghiệp, làm cho khách hàng không vừa lòng, gây ra những thiệt hại cho khách hàng và doanh nghiệp.
- Ngược lại nếu dự trữ quá lớn sẽ làm tăng chi phí dự trữ, làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Chú ý đến các biện pháp giảm chi phí dự trữ.
- Quản lý dự trữ có ý nghĩa sau.
- Các nhà cung cấp không thể đáp ứng được đúng số lượng, chủng loại chất lượng vật tư hàng hoá đúng thời điểm mà khách hàng cần.
- Một số trường hợp do dự trữ vật tư hàng hoá mà người ta thu được lợi nhuận cao.
- Cần có kho vật tư hàng hoá dự trữ để duy trì hoạt động bình thường, giảm sự bất thường.
- Có dự trữ tốt mới đáp ứng kịp thời các nhu cầu của khách hàng.
- LÊ QUANG HIỂN LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT 8 - Quản lý tốt dự trữ vật tư hàng hoá góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Có hai câu hỏi chính mà quản lý dự trữ phải trả lời là khi nào đặt hàng và đặt hàng bao nhiêu? Khi nào đặt hàng? Trả lời câu hỏi này nhằm xác định sự kiện bắt đầu thực hiện đặt hàng để tái tạo dự trữ.
- Người ta đặt hàng khi mức dự trữ giảm xuống dưới mức tối thiểu gọi là dự trữ báo động đặt hàng.
- Thật vậy, nếu đặt hàng ở những ngày cố định với mức đặt hàng cố định sẽ khó thích ứng với sự biến động của các nhu cầu: đặt hàng để tái tạo dự trữ hoặc là yếu tố thời gian thay đổi, hoặc là số lượng thay đổi.
- Điều đó dẫn đến sự tồn tại hai hệ thống quản lý dự trữ là.
- Đặt hàng để tái tạo dự trữ chỉ được tiến hàng khi mức dự trữ đạt cực tiểu, người ta nhập vào một số lượng cố định, ví dụ, khi mức dự trữ còn 50 hay 500 sản phẩm.
- Đặt hàng để tái tạo dự trữ xảy ra theo những chu kỳ cố định, người ta đặt hàng với những số lượng khác nhau tùy theo từng đợt, bằng mức sản phẩm dự trữ đã tiêu thụ từ lần đặt hàng trước đến lần này, để duy trì một mức dự trữ gọi là mức tái tạo.
- Tóm lại, người ta có thể lựa chọn giữa hai hệ thống quản lý dự trữ.
- Hệ thống này nhằm đặt hàng một số lượng xác định Q mỗi khi mức dự trữ giảm xuống một mức xác định gọi là điểm đặt hàng.
- LÊ QUANG HIỂN LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT 9 - Hệ thống có chu kỳ cố định và số lượng thay đổi là hệ thống tái tạo dự trữ định kỳ.
- Nguyên tắc của hệ thống này là ở một thời điểm cố định, ngày cuối tháng hay ngày cuối quý chẳng hạn, người ta đánh giá mức dự trữ còn lại và đặt hàng một số lượng xác định sao cho mức dự trữ đạt được một mức cố định gọi là mức tái tạo dự trữ.
- mức đặt hàng thường bằng lượng sản phẩm dự trữ đã tiêu thụ ở kỳ trước.
- 1.1.2 Phân loại dự trữ Dự trữ bao gồm vật tư, bán thành phẩm, thành phẩm… Tùy theo các loại hình doanh nghiệp mà các dạng hàng dự trữ và nội dung hoạch định, kiểm soát hàng dự trữ cũng khác nhau.
- Đối với doanh nghiệp làm công tác dịch vụ, sản phẩm là vô hình như lời khuyên của công ty tư vấn, sự giải trí của người tiêu dùng thông qua các hoạt động giải trí thì hàng dự trữ chủ yếu là các dụng cụ, phụ tùng và phương tiện vật chất – kỹ thuật dùng vào hoạt động của họ.
- Đối với lĩnh vực này, nguyên vật liệu, sản phẩm dự trữ có tính chất tiềm tàng và có thể nằm trong kiến thức tích tụ, tích lũy trong năng lực và kiến thức của nhân viên làm những công việc đó.
- Đối với lĩnh vực thương mại, doanh nghiệp mua bán kiếm lời, hàng dự trữ của họ chủ yếu là hàng mua về và hàng chuẩn bị chuyển đến tay người tiêu dùng.
- Trong lĩnh vực này, doanh nghiệp hầu như không có dự trữ là bán thành phẩm trên dây chuyền như trong lĩnh vực sản xuất.
- Thời điểm đặt hàng vào lúc nào là thích hợp? LÊ QUANG HIỂN LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT 10 1.1.3 Khái niệm về quản lý vật tư 1.1.3.1 Khái niệm vật tư Vật tư là những đối tượng được dự trữ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hay nói cách khác vật tư là cái mà người lao động dùng sức lao động và công cụ lao động của mình tác động vào và biến chúng thành những sản phẩm hữu ích cho xã hội.
- 1.1.3.2 Phân loại Vật tư bao gồm rất nhiều loại khác nhau, để có thể quản lý một cách chặt chẽ, người ta phân loại vật tư ra thành 3 loại.
- LÊ QUANG HIỂN LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT 11 + Thiết bị và vật liệu xây dựng cơ bản: Bao gồm các loại thiết bị phương tiện lắp đặt vào các công trình xây dựng cơ bản của doanh nghiệp hiện đang dự trữ tại doanh nghiệp.
- 1.1.3.3 Quản lý vật tư Quản lý là quá trình thực hiện các tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý để phối hợp hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu đề ra của tổ chức.
- Quản lý vật tư là quá trình theo dõi, hướng dẫn, điều chỉnh, kiểm tra sự cung ứng, dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
- LÊ QUANG HIỂN LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT 12 Quản lý vật tư bao gồm các công tác như: Lập kế hoạch, mua sắm, bảo quản, cấp phát và sử dụng vật tư.
- Nhiệm vụ chính của công tác quản lý vật tư trong doanh nghiệp là đảm bảo việc cung ứng vật tư đúng yêu cầu của sản xuất, giám sát chặt chẽ việc sử dụng vật tư, chấp hành tốt chế độ quản lý vật tư, triệt để thực hành tiết kiệm vật tư.
- Để thực hiện tốt nhiệm vụ nêu trên công tác quản lý vật tư trong doanh nghiệp cần phải quán triệt các yêu cầu sau đây.
- Việc tổ chức cung ứng vật tư kỹ thuật cho sản xuất phải đảm bảo các nhu cầu về số lượng, chủng loại, quy cách phẩm chất vật tư và đúng thời hạn góp phần hoàn thành tốt kế hoạch của doanh nghiệp.
- Chủ động đảm bảo vật tư cho sản xuất, khai thác triệt để mọi khả năng vật tư sẵn có trong nội bộ doanh nghiệp, địa phương và trong nước, tích cực sử dụng vật tư thay thế những loại vật tư khan hiếm hoặc phải nhập khẩu.
- 1.2 Nội dung của quản lý vật tư 1.2.1 Phân loại vật tư theo nguyên tắc ABC Sử dụng các hệ thống tồn kho trong công ty phụ thuộc vào đặc tính của từng loại tồn kho.
- 1.2.2 Lập kế hoạch mua sắm Việc lập kế hoạch mua sắm vật tư là khâu quan trọng của kế hoạch sản xuất và tài chính doanh nghiệp.
- Bản thân chất lượng của kế hoạch và sự phân phối đúng đắn nguồn vật tư trong nền kinh tế quốc dân cũng phụ thuộc vào một phần kế hoạch mua sắm vật tư ở doanh nghiệp.
- Đặc điểm của công việc lập kế hoạch là đa dạng và phức tạp, do tính nghiệp vụ và cụ thể cao, công việc này đòi hỏi người làm công tác lập kế hoạch vật tư phải có trình độ hiểu biết về nghiệp vụ kỹ thuật, hiểu biết về công nghệ sản xuất ở doanh nghiệp.
- Nghiên cứu thị trường các yếu tố sản xuất để thâm nhập thị trường, xác định thị trường đáp ứng được nhu cầu vật tư cho doanh nghiệp về số lượng, chất lượng và giá cả.
- Nghiên cứu nhiệm vụ sản xuất trong năm kế hoạch và khả năng tiêu thụ sản phẩm, kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch vật tư trong năm báo cáo.
- Xác định thống kê bảng vật tư sử dụng trong năm kế hoạch.
- Xây dựng và điều chỉnh các loại định mức tiêu hao vật tư: định mức tiêu hao nguyên vật liệu, định mức sử dụng công suất thiết bị máy móc và định mức dự trữ các loại vật tư.
- Xác định nhu cầu vật tư cho toàn doanh nghiệp, tính toán về nguồn vật tư lên bảng nhu cầu vật tư cho doanh nghiệp.
- LÊ QUANG HIỂN LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT 15 Việc lập kế hoạch chính xác về nhu cầu và nguồn vật tư cho doanh nghiệp có ý nghĩa rất to lớn trong việc thực hiện tiết kiệm vật tư cho doanh nghiệp cũng như trong công tác hoạch toán kinh doanh của doanh nghiệp.
- Vì dựa trên cơ sở đó doanh nghiệp sẽ đặt mua được hoặc ký hợp đồng mua được những loại vật tư phù hợp với mục đích sử dụng, tránh được tình trạng thừa, thiếu vật tư trong quá trình sản xuất.
- Kế hoạch mua sắm vật tư của doanh nghiệp thực chất là sự tổng hợp những tài liệu tính toán kế hoạch, là hệ thống các bảng biểu cân đối vật tư.
- Nhiệm vụ chủ yếu là đảm bảo vật tư tốt nhất cho sản xuất.
- Vì vậy kế hoạch mua sắm vật tư phải xác định được lượng vật tư cần thiết có trong kỳ kế hoạch cả về số lượng, chất lượng và thời gian.
- Ngoài ra còn phải xác định rõ nguồn vật tư để thoả mãn nhu cầu về vật tư của doanh nghiệp.
- Việc lập kế hoạch cung ứng vật tư của tháng, quý, năm.
- Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm - Kế hoạch sửa chữa thiết bị máy móc - Kế hoạch phát triển và đổi mới công nghệ sản xuất - Định mức tiêu hao vật tư cho từng loại sản phẩm - Số lượng vật tư tồn kho thực tế tại thời điểm lập kế hoạch - Lượng vật tư dự trữ cuối kỳ cho từng loại vật tư Sau khi kế hoạch mua sắm vật tư được lập doanh nghiệp cần xác định nhu cầu vật tư cho kế hoạch, tìm nguồn cung ứng vật tư cho nhu cầu đã được lập.
- Trong một doanh nghiệp nếu tổ chức khâu lập kế hoạch về nhu cầu vật tư và quản lý công tác thu mua vật tư được chính xác, hợp lý và chặt chẽ thì sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao được hiệu quả sử dụng vật tư ngay từ khâu đầu của quá trình sản xuất.
- LÊ QUANG HIỂN LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT 16 1.2.3 Lưu kho và sử dụng vật tư Doanh nghiệp cấp phát vật tư theo nguyên tắc FIFO (nhập trước, xuất trước) tránh tình trạng vật tư mua về sau lại được cấp phát trước còn vật tư mua về trước cấp phát sau dẫn đến tình trạng vật tư để lâu ngày hết hạn sử dụng.
- Thông thường các nhân viên bán hàng đều muốn công ty của mình dự trữ thật nhiều chủng loại sản phẩm để họ có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
- Còn những người dự trữ vật tư thì muốn dự trữ thật nhiều vật tư để đáp ứng kịp thời cho bảo dưỡng sửa chữa tránh tình trạng ngừng hoạt động sản xuất và gây tổn thất cho công ty.
- Nhiều công ty ước tính rằng chi phí cho việc bảo quản vật tư tồn kho hàng năm chiếm tới 25 đến 30% giá trị vật tư.
- Những khoản chính của các chi phí này là chi phí lưu kho, hao mòn vô hình, hư hỏng trong bảo quản và chi phí do bị kẹt vật tư trong quá trình dự trữ.
- Nhìn chung, các công ty đều duy trì vật tư dự trữ ở mức an toàn, nghĩa là bao giờ họ cũng có trong tay một số lượng nhất định các mặt hàng để phòng trường hợp đột xuất.
- Thường là nếu đảm bảo các trình tự lên lịch tiến độ tốt, thì sẽ giảm bớt sự cần thiết phải có dự trữ an toàn.
- Cần phải có hàng dự trữ trong kho, cố gắng giữ khối lượng dự trữ ở mức thấp nhất để đảm bảo sản xuất có hiệu quả và phục vụ khách hàng được tốt.
- Rất khó xác định thế nào là tối ưu, thước đo phổ biến là tỷ số quay vòng vật tư dự trữ.
- Tỷ số này bằng giá trị sản phẩm đã giao chia cho giá trị mức dự trữ trung bình, chỉ số vòng quay càng cao thì mức dự trữ vật tư càng thấp dẫn đến chi quản l ý vật tư dự trữ càng thấp, chỉ số cao có nghĩa là chu trình sản xuất ngắn hơn và bảo đảm được mọi khoản tiết kiệm vốn nhờ vậy mà có

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt