« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu xử lý chất dinh dưỡng dưỡng trong nước thải trại nuôi lợn bằng nuôi trồng vi tảo trong hệ bể hở raceway


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Nghiên cứu xử lý chất dinh dưỡng dưỡng trong nước thải trại nuôi lợn bằng nuôi trồng vi tảo trong hệ bể hở raceway Tác giả luận văn: Đỗ Ngọc Huân Khóa: 2012B Người hướng dẫn: TS.
- Đoàn Thị Thái Yên a) Lý do chọn đề tài: Nước ta có nền nông nghiệp lâu đời đặc biệt là ngành chăn nuôi lợn.
- Nước thải từ các trang trại nuôi lợn ở các vùng quê thường chỉ được xử lý yếm khí bằng hệ thống hầm ủ thu khí sinh học trước khi thải ra môi trường.
- Chất lượng nước thải đã qua xử lý bằng hệ thống biogas chưa đạt các tiêu chuẩn theo quy định của nhà nước về quản lý môi trường.
- Việc sử dụng vi tảo trong việc hấp thu các chất dinh dưỡng để xử lý nước thải chăn nuôi lợn đã qua xử lý yếm khí nhằm làm giảm hàm lượng các chất ô nhiễm dinh dưỡng trong nước thải trước khi thải ra môi trường, ngăn chặn nguy cơ gây phú dưỡng nguồn tiếp nhận, đồng thời tạo sinh khối tảo có thể được dùng trong nhiều mục đích khác nhau, đem lại thu nhập thêm cho người chăn nuôi.
- Đề tài “Nghiên cứu xử lý chất dinh dưỡng trong nước thải trại nuôi lợn bằng nuôi trồng vi tảo trong hệ bể hở raceway” nhằm nghiên cứu mô hình nuôi trồng vi tảo trong hệ thống bể hở dạng raceway bằng nước thải chăn nuôi đã qua xử lý yếm khí tại một trang trại thuộc xã Cổ Đông, Sơn Tây, Hà Nội.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu.
- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất xử lý các chất dinh dưỡng (N, P) trong nước thải chăn nuôi lợn, trong mô hình bể hở ngoài trời nuôi tảo Chlorella sp.
- Đối tượng nghiên cứu: các chất ô nhiễm dinh dưỡng (Nitơ, phospho) hòa tan trong nước thải chăn nuôi lợn đã qua xử lý yếm khí (hầm ủ biogas.
- Phạm vi nghiên cứu.
- Nghiên cứu quy mô phòng thí nghiệm về ảnh hưởng của vi khuẩn trong hệ thống xử lý nước thải bằng vi tảo.
- 2 + Nghiên cứu quy mô tại hệ thống thực nghiệm tại trang trại về ảnh hưởng của mật độ tảo giống ban đầu, nồng độ chất ô nhiễm đầu vào, tốc độ quay của cánh guồng đến hiệu xuất xử lý nước thải chăn nuôi lợn đã qua xử lý bằng bể biogas của vi tảo Chlorella sp.
- c) Tóm tắt cô đọng nội dung chính và đóng góp mới của tác giả - Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và khả năng xử lý các chất dinh dưỡng trong nước thải chăn nuôi tại phòng thí nghiệm và trên hệ bể raceway ngoài trời.
- d) Phương pháp nghiên cứu Thực hiện thí nghiệm về ảnh hưởng của vi khuẩn được thực hiện ở quy mô bình nhựa 10 lít trong phòng thí nghiệm tại phòng thí nghiệm Viện Công nghệ và môi trường – Đại học Bách Khoa Hà Nội.
- Thực hiện các thí nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và khả năng xử lý các thành phần ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi của vi tảo trong hệ bể raceway ngoài trời tại trang trại thuộc xã Cổ Đông – Sơn Tây – Hà Nội.
- e) Kết luận Sau quá trình nghiên cứu đã đạt được một số kết quả như sau: Trong quá trình sinh trưởng của vi tảo trong nước thải, vi khuẩn có đóng góp nhỏ đến hiệu suất xử lý các chất ô nhiễm.
- Do đó hàm lượng các chất dinh dưỡng như NH4+, NO3.
- PO43- chủ yếu được vi tảo sử dụng.
- Mật độ tảo giống phù hợp để nuôi trồng vi tảo trên hệ bể hở raceway ngoài trời của thực nghiệm là không thấp hơn 3 triệu TB/ml.
- Nồng độ chất ô nhiễm đầu vào thích hợp để nuôi trồng vi tảo trên hệ bể hở raceway ngoài trời của thực nghiệm có COD trong khoảng 300mg/l đến 350mg/l.
- Hiệu suất xử lý COD đạt >65%.
- hiệu suất xử lý TN đạt >80%, hiệu suất xử lý N-NH4+ đạt >90% và năng suất sinh khối cực đại đạt 0,4g/l

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt