« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu sử dụng than trấu xử lý dầu mỡ, COD và chất màu trong nước thải


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Nghiên cứu sử dụng than trấu xử lý dầu mỡ, COD và chất màu trong nước thải Tác giả luận văn:Vũ Công Thắng Khóa: 2012B Người hướng dẫn: TS.
- Vũ Đức Thảo Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài Hấp phụ là một trong những phương pháp phổ biến được sử dụng để xử lý các chất ô nhiễm .
- Đặc biệt, hấp phụ sử dụng vật liệu sinh học đang ngày càng được quan tâm và nghiên cứu nhiều hơn vì khả năng hấp phụ tốt và chi phí thấp.
- Trong các loại vật liệu sinh học đó vỏ trấu đang được nghiên cứu và ứng dụng nhiều trong thời gian gần đây do tính ưu thế về nguồn nguyên liệu và tận dụng được chất thải từ ngành sản xuất nông nghiệp.
- Hàng năm nước ta tạo ra khoảng 1 triệu tấn vỏ trấu, Nhiệt phân trấu không những cho sản phẩm là nhiệt mà còn cho ta sản phẩm là than trấu – một loại sản phẩm có ứng dụng trong nông nghiệp, môi trường và một số lĩnh vực khác.
- Đề tài “Nghiên cứu sử dụng than trấu xử lý dầu mỡ, COD và chất màu trong nước thải ” được thực hiện với mục đích khảo sát khả năng hấp phụ của than trấu đối với các chất ô nhiễm như độ màu, COD, dầu mỡ trong nước thải theo các yếu tố ảnh hương như pH, thời gian, lượng chất hấp phụ, nồng độ chất ô nhiễm.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu.
- Nghiên cứu khả năng hấp phụ của than trấu đối với các chất ô nhiễm trong nước thải: độ màu, COD, dầu mỡ  Đối tượng nghiên cứu.
- Vật liệu than trấu là sản phẩm của quá trình nhiệt phân trong lò quay đa vùng - Phẩm nhuộm nguyên chất loại trực tiếp Direct red 23 được mua tại công ty Tân Hồng Phát, số 92 phố Cửa Bắc, Ba Đình, Hà Nội.
- Nước thải sinh hoạt hộ gia đình  Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu khả năng hấp phụ COD, chất màu của than trấu trong nước phẩm nhuộm tự pha theo phương pháp gián đoạn mẻ lắc và liên tục trên cột.
- khả năng hấp phụ dầu mỡ của than trong nước thải sinh hoạt hộ gia đình c) Nội dung chính của luận văn 2  Tổng quan về chất thải rắn nông nghiệp và giới thiệu về vỏ trấu  Tổng quan về công nghệ nhiệt phân.
- máy nhiệt phân đa vùng  Nghiên cứu khả năng hấp phụ của than trấu đối với chất ô nhiễm độ màu và COD trong nước thải phẩm nhuộm tự pha  Khảo sát khả năng hấp phụ dầu mỡ của than trấu trong nước thải sinh hoạt hộ gia đình d) Phương pháp nghiên cứu  Phương pháp tổng hợp số liệu: Tiếp cận, kế thừa thông tin và số liệu  Phương pháp tổng hợp phân tích hệ thống: Từ các số liệu thu thập, tổng hợp được để xử lý, đưa ra số liệu chính xác nhất làm cơ sở đánh giá.
- e) Kết luận - Than trấu sau quá trình nhiệt phân thiếu khí có khả năng hấp phụ màu, COD và dầu mỡ - Điều kiện tối ưu cho quá trình hấp phụ của than trấu đối với độ màu và COD trong nước thải phẩm nhuộm tự pha (nồng độ 50mg/L.
- thời gian càng dài, lượng chất hấp phụ càng lớn thì hiệu quả quá trình càng cao - Dung lượng hấp phụ màu của than trấu đối với phẩm Direct Red 23 là 3,57 mg phẩm/gam vật liệu - Dung lượng hấp phụ COD là 8,13 mg/g - Đối với hệ hấp phụ liên tục trên cột, hiệu quả hấp phụ giảm nhanh khi lưu lượng đầu vào tăng (thời gian lưu càng ngắn.
- Khả năng hấp phụ dầu mỡ của than trấu phụ thuộc vào sự thay đổi của các yếu tố ảnh hưởng như lượng chất hấp phụ, thời gian hấp phụ, tốc độ khuấy trộn.
- Hiệu suất hấp phụ đạt 40,5% trong điều kiện thời gian 4 giờ, tốc độ khuấy 300 vòng/phút và lượng chất hấp phụ là 4g/L

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt