« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu chống kết khối cho phân đạm Urê trong điều kiện Việt Nam .


Tóm tắt Xem thử

- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI HOÀNG ANH TUẤN NGHIÊN CỨU CHỐNG KẾT KHỐI CHO PHÂN ĐẠM URÊ TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ HÓA HỌC CÁC CHẤT VÔ CƠ MÃ SỐ TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC Hà nội GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 1.
- Tính cấp thiết của luận án: Hiện tượng kết khối sản phẩm trong công nghiệp sản xuất hóa chất vô cơ và phân bón hóa học không những làm suy giảm chất lượng, hiệu quả sử dụng mà còn ảnh hưởng đến hình thức mẫu mã của hàng hóa.
- Rất nhiều công trình nghiên cứu trong số đó đã tạo ra các giải pháp công nghệ và các sản phẩm chất chống kết khối thương mại hoá áp dụng vào sản xuất công nghiệp.
- Ở nước ta trước năm 2000 có nhiều cơ sở sản xuất và kinh doanh phân bón hóa học, trong đó có duy nhất Nhà máy Đạm Hà Bắc sản xuất đạm urê theo công nghệ khí hóa than và cũng có duy nhất đơn vị này sử dụng biện chất chống kết khối trên sản phẩm của mình thông qua con đường nhập khẩu.
- Ngoài Nhà máy Đạm Hà Bắc với công suất 200.000 tấn/năm, hiện nay có thêm Nhà máy Đạm Phú Mỹ (công suất 750.000 tấn/năm), Nhà máy Đạm Cà Mau (công suất 800.000 tấn/năm), Nhà máy Đạm Ninh Bình (công suất 560.000 tấn/năm) và sắp tới là Dự án mở rộng Nhà máy Đạm Hà Bắc (công suất 560.000 tấn/năm)… Vì vây, việc nghiên cứu để làm chủ khoa học công nghệ trong lĩnh vực chống kết khối urê và tạo ra sản phẩm chất chống kết khối “Made in Vietnam” là nhiệm vụ quan trọng và mang tính cấp thiết.
- Không chỉ thế, ngay trong các công trình nghiên cứu của nước ngoài vẫn tồn đọng một số vấn đề liên quan đến lý thuyết của hiện tượng kết khối phân bón cần được làm sáng tỏ.
- nhất là về nguyên nhân và cơ chế của hiện tượng kết khối phân bón cũng như cơ chế tác dụng của các biện pháp kỹ thuật trong quá trình xử lý hạn chế kết khối phân bón.
- Vì vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống vấn đề kết khối phân bón nói chung, phân đạm urê nói riêng.
- Mục tiêu của luận án: Nghiên cứu xác định nguyên nhân của hiện tượng kết khối phân đạm urê và đưa ra các giải pháp kỹ thuật hạn chế kết khối urê có tính ứng dụng – triển khai cao trong điều kiện sản xuất công nghiệp với khí hậu nhiệt đới nóng, ẩm tại Việt Nam.
- góp phần hoàn thiện về cơ sở lý thuyết và phương pháp thực nghiệm xung quanh vấn đề kết khối sản phẩm urê.
- Nghiên cứu xác định nguyên nhân của hiện tượng kết khối urê trong thực tế sản xuất công nghiệp tại Việt Nam.
- Khảo sát đặc điểm khí hậu Việt Nam và ảnh hưởng của yếu tố khí hậu đến hiện tượng kết khối urê làm cơ sở đề xuất một số biện pháp kỹ thuật hạn chế kết khối urê theo nguyên lý tác động vào nguyên nhân gây nên hiện tượng kết khối đã xác định.
- Nghiên cứu khảo sát và đánh giá về một số biện pháp kỹ thuật hạn chế kết khối sản phẩm urê.
- Nghiên cứu, khảo sát và dựa vào số liệu thực nghiệm, cơ sở lý luận để biện luận làm rõ hơn về bản chất của các hiện tượng hóa – lý xảy ra cũng như cơ sở khoa học của việc áp dụng biện pháp chống kết khối đã lựa chọn.
- Ngoài việc đánh giá khuynh hướng kết khối thông qua các phép đo hệ số kết khối, độ bền cơ lý của sản phẩm, để đánh giá kết quả thí nghiệm và xác định sự thay đổi tính chất hóa-lý của urê qua quá trình nghiên cứu - thực nghiệm, đã sử dụng các phép đặc trưng hóa lý hiện đại như: SEM, BET, X-ray, TG-DTA… Do đó, đã tập hợp và công bố được các số liệu, kết quả thực nghiệm hoàn toàn mới, mang tính hệ thống hóa cao xung quanh vấn đề nghiên cứu mà các công trình nghiên cứu khác chưa làm được.
- Thông qua phương pháp luận và các số liệu, kết quả nghiên cứu thực nghiệm trên sản phẩm urê hạt và trên mẫu mô phỏng hóa quá trình đóng rắn/kết tinh từ dịch urê nóng chảy, đã nghiên cứu xác định bổ sung thêm về nguyên nhân của hiện tượng kết khối urê trong điều kiện sản xuất công nghiệp.
- chứng minh được “quá trình đóng rắn/kết tinh dịch nóng chảy trong tháp tạo hạt chưa triệt để và hiện tượng già hóa, phát triển cấu trúc tinh thể và hạt sau khi đóng bao, bảo quản là một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên hiện tượng kết khối urê trong điều kiện sản xuất công nghiệp ở môi trường khí hậu nhiệt đới nóng, ẩm tại Việt Nam“.
- giải đáp câu hỏi: ”Tại sao phân đạm urê của Công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc được đóng bao kín, không bị hút ẩm và chảy rữa vẫn bị kết khối nghiêm trọng mà nguyên nhân không phải do quá trình kết dính vật lý thông thường.
- Từ đó đã nghiên cứu khảo sát về một số biện pháp hạn chế kết khối cho urê theo nguyên tắc tác động trực tiếp vào các yếu tố, nguyên nhân đã gây nên hiện tượng kết khối.
- lựa chọn biện pháp biến tính bề mặt hạt bằng chất chống kết khối dạng lỏng phù hợp và hiệu quả để ứng dụng – triển khai ngay vào dây chuyền sản xuất công nghiệp hiện có.
- Kết quả thu được đã giải đáp câu hỏi: “Tại sao phân đạm urê được biến tính bằng chất hoạt động bề mặt có tính hút ẩm cao hơn lẽ ra dễ bị kết khối hơn song trên thực tế lại ít bị kết khối hơn.
- Bản chất của hiện tượng kết khối phân bón: 1.2.1.
- Theo lý thuyết kết tinh, phân bón bị kết khối bởi quá trình hút ẩm/ hòa tan/tái kết tinh xảy ra trên bề mặt hạt.
- Theo thuyết khuếch tán, phân bón bị kết khối là do các quá trình khuếch tán vật chất xảy ra trên bề mặt và trong cấu trúc hạt.
- Khả năng kết khối của sản phẩm theo thuyết khuếch tán chịu ảnh hưởng rất lớn bởi cấu trúc hạt và độ bền cơ học của hạt.
- Theo nguyên lý ngưng tụ mao quản, cấu trúc xốp của hạt, kích thước hạt và sự phân bố kích thước hạt là các yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình hút ẩm và kết khối của phân bón.
- Hiện tượng kết khối có thể bị ảnh hưởng bởi các phản ứng hoá học xảy ra giữa các thành phần cấu tạo của hạt sản phẩm với nhau hoặc với các chất khí CO2, SO2, H2S.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hiện tượng kết khối phân bón 1.3.1.
- Các lực liên kết hình thành kết khối bao gồm liên kết tiếp xúc pha rắn (liên kết cầu tinh thể).
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hiện tượng kết khối bao gồm: độ ẩm, tính hút ẩm, kích cỡ, hình dạng, cấu trúc, độ bền cơ lý, thành phần hóa học, nhiệt độ đóng bao của sản phẩm.
- Các phương pháp hạn chế kết khối phân bón .
- từ đó hạn chế được kết khối sản phẩm ngay từ đầu.
- với mục đích hạn chế kết khối.
- từ đó hạn chế vấn đề kết khối của sản phẩm.
- ưu điểm của các dạng CHĐBM anion, cation, không ion, lưỡng tính trong lĩnh vực chống kết khối phân bón.
- 1.5.Một số dạng sản phẩm chống kết khối thương mại Trình bày tổng quan về tình hình nghiên cứu và phát triển các chất chống kết khối phân bón, giới thiệu các loại chất chống kết khối phân bón khác nhau đã được thương mại hóa bao gồm các chất phủ dạng bột trơ, các chất bọc chứa CHĐBM dưới dạng hỗn hợp amin, axit béo, hợp chất sunfonat với các tỷ lệ khác nhau… Chương 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.
- Mục tiêu của luận án: Nghiên cứu xác định nguyên nhân của hiện tượng kết khối phân đạm urê và đưa ra các giải pháp kỹ thuật hạn chế kết khối urê có tính ứng dụng – triển khai cao trong điều kiện sản xuất công nghiệp với khí hậu nhiệt đới nóng, ẩm tại Việt Nam góp phần hoàn thiện về cơ sở lý thuyết và phương pháp thực nghiệm xung quanh vấn đề kết khối sản phẩm urê.
- Nghiên cứu, khảo sát và dựa vào số liệu thực nghiệm, cơ sở lý luận để biện luận làm rõ hơn về bản chất của các hiện tượng hóa – lý xảy ra cũng như cơ chế của quá trình khi áp dụng biện pháp chống kết khối đã lựa chọn.
- Cơ sở để xây dựng phương pháp nghiên cứu – thực nghiệm: căn cứ vào những vấn đề tồn đọng về mặt lý thuyết cần phải giải quyết xung quanh vấn đề kết khối urê và tính nhạy cảm cao của đối tượng nghiên cứu là urê trước biến động của các yếu tố môi trường nên cần thiết phải mô phỏng và đơn giản hóa các quá trình xảy ra trong sản xuất công nghiệp để có thể tiến hành tại phòng thí nghiệm với các nghiên cứu định tính và định lượng cụ thể.
- Phương pháp nghiên cứu tính kết khối của urê.
- Dùng để khảo sát tính kết khối của urê ở điều kiện gần sát với thực tế.
- Nguyên tắc của phương pháp là nén ép cưỡng bức để tạo mẫu urê kết khối ở các điều kiện khảo sát.
- xác định hệ số kết khối (bằng cách làm rời khối hạt rồi sàng phân loại, đo khối lượng và tỷ lệ hạt trên sàng) hoặc lực kết khối (bằng cách đo lực phá vỡ kết cấu hạt đã bị kết khối trên thiết bị đo độ bền vật liệu.
- Phương pháp nghiên cứu quá trình đóng rắn/kết tinh urê.
- Chuẩn bị mẫu nghiên cứu bằng cách tạo dịch urê nóng chảy trong lò nung ở 132 – 135 oC rồi hạ nhiệt để đóng rắn/kết tinh tại thời gian, nhiệt độ và độ ẩm cần khảo sát.
- Phương pháp nghiên cứu quá trình kết tinh lại của urê.
- Sau khi hạ nhiệt độ dung dịch bão hòa để tạo động lực kết tinh.
- Nghiên cứu xác định bổ sung về nguyên nhân kết khối urê trong sản xuất công nghiệp tại Việt Nam 3.1.1.
- Nghiên cứu định tính về hiện tượng kết khối trên sản phẩm urê công nghiệp Đươc thực hiện trên urê lấy sau tháp tạo hạt của Công ty Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc.
- theo phương pháp kiểm tra kết khối nhanh và phương pháp Kính hiển vi điện tử quét (SEM) đã trình bày trong mục 2.3.2.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ sản phẩm khi đóng bao đến hệ số kết khối của urê hạt Trong thí nghiệm (TN) 1, urê được sàng loại hạt nhỏ, hạt to và bụi rồi nén cưỡng bức với cùng ứng suất nén trong 72h theo 3 phương án (PA) khác nhau về nhiệt độ khởi điểm: tại - 7 - 60oC (ứng với nhiệt độ urê khi đóng bao), sau khi làm nguội xuống 30oC (ứng với nhiệt độ trung bình trong kho bảo quản) và tại 60oC nhưng sau khi gia nhiệt lại từ 30oC.
- mẫu được đo lực kết khối trên thiết bị hiệu SHIMPO (Đức).
- Lực kết khối của urê tại các nhiệt độ thí nghiệm khác nhau Lực kết khối σ, kPa Phương án thí nghiệm Nhiệt độ sản phẩm khảo sát TN1 TN2 TN3 TN4 TN5 GTTB Phương án 1 Tại nhiệt độ 60oC Phương án 2 Sau khi làm nguội xuống 30oC Phương án 3 Làm nguội xuống 30oC rồi gia nhiệt đến 60oC Kết quả (bảng 3.1) cho thấy urê khảo sát tại 60oC có độ kết khối cao hơn so với tại 30oC.
- urê khảo sát tại tại 60 oC sau khi gia nhiệt lại từ 300C có độ kết khối thấp nhất.
- Nhiệt độ và sự biến động nhiệt độ sản phẩm trước khi khảo sát có ảnh hưởng rõ rệt đến độ kết khối của sản phẩm.
- Cơ chế này phù hợp với cơ chế đã được công bố trong một số công trình song chưa đủ cơ sở khoa học để xác định nguyên nhân của hiện tượng kết khối urê trong trường hợp này.
- Sự khác biệt giữa PA1 và PA3 cho thấy sự thay đổi nhiệt độ bất thường của sản phẩm trước khi đóng bao là nguyên nhân chính làm hạn chế khả năng bị kết khối của urê trong khi bảo quản.
- Như vậy, chắc chắn đã xảy ra một quá trình biến đổi cơ lý nào đó liên quan đến yếu tố nhiệt động và là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến tính kết khối của sản phẩm trong thời gian bảo quản.
- Quá trình này có thể xuất phát từ sự thay đổi nhiệt độ sản phẩm trước khi đóng bao mà bản chất của nó cần thiết phải xác định.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm đóng bao sau khi ra khỏi tháp tạo hạt đến hệ số kết khối của urê hạt Trong TN2, urê được khảo sát hệ số kết khối theo phương pháp tương tự TN1 với 5 phương án có cùng thời gian (120 h), nhiệt độ (29 oC) và độ ẩm của môi trường (70%) khảo sát.
- Lực kết khối của mẫu ure tại các thời điểm lấy mẫu khác nhau.
- Lực kết khối σ, kPa Phương án thí nghiệm Thời điểm đóng bao TN1 TN2 TN3 TN4 TN5 GTTB Phương án 1 Ngay sau khi tạo hạt Phương án 2 1 giờ sau khi tạo hạt Phương án 3 3 giờ sau khi tạo hạt Phương án 4 4 giờ sau khi tạo hạt Phương án 5 12 giờ sau khi tạo hạt a) (b) Hình 3.2.
- hệ số phóng đại 1000 lần (b) (a) (c) (d) Kết quả (bảng 3.2) cho thấy trong cùng điều kiện khảo sát như nhau, urê mới tạo hạt xong bị kết khối cao hơn với urê đã qua bảo quản tự do một thời gian trước khi khảo sát.
- Kết quả này phù hợp với quan điểm một số tác giả khác song vẫn chưa đầy đủ để xác định nguyên nhân của hiện tượng kết khối urê trong trường hợp này một cách khoa học và trọn vẹn.
- Như vậy, hiện tượng kết khối urê trong thí nghiệm 2 cũng có thể liên quan đến một quá trình biến đổi cơ lý nào đó xảy ra trong và trên bề mặt hạt trong khoảng thời gian urê được bảo quản tự do, không chịu tác động của ứng suất nén.
- cho phép xây dựng giả thiết cụ thể hơn về nguyên nhân của hiện tượng kết khối trong TN1 và TN2, khi urê hạt được đóng bao kín ngay sau khi tạo hạt, chưa trải qua quá trình hút ẩm/hoà tan/tái kết tinh.
- Chính quá trình biến đổi vật lý này và các liên kết pha rắn mới tạo thành sau đó đã ảnh hưởng đến tính kết khối của urê trong trường hợp này mà không hề liên quan đến quá trình kết khối theo lý thuyết kết tinh.
- Nghiên cứu khảo sát quá trình đóng rắn/kết tinh urê từ dịch nóng chảy và xác định nguyên nhân của hiện tượng kết khối urê trong điều kiện sản xuất công nghiệp tại Việt Nam 3.1.2.1.
- Do không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ và độ ẩm môi trường nên sự phát triển/hoàn thiện này chắc chắn không liên quan đến các quá trình hút ẩm/hòa tan/tái kết tinh.
- Quá trình già hóa/phát triển/hoàn thiện tinh thể là giai đoạn cuối cùng của quá trình đóng rắn/kết tinh và là nguyên nhân chính gây hiện tượng kết khối trên urê trong trường hợp urê sau khi tạo hạt đóng bao kín ngay, không bị hút ẩm đã gặp.
- Liên hệ với thực tế: Quá trình đóng rắn/kết tinh urê trong tháp tạo hạt xảy ra do sự giảm nhiệt độ quá mức của dịch urê nóng chảy.
- Qúa trình này xảy ra khi sản phẩm đã được đóng bao xếp khối bảo quản, chịu thêm lực nén do chiều cao xếp khối thì liên kết tiếp xúc pha mới có độ bền cao làm cho urê bị kết khối nghiêm trọng trong một vài ngày đầu, mặc dù sản phẩm được bảo quản kín, chưa trải qua quá trình hút ẩm hình thành dung dịch bề mặt, chưa bị hòa tan và tái kết tinh.
- Khảo sát đặc điểm khí hậu Việt nam và ảnh hưởng của nó đến hiện tượng kết khối urê 3.2.1.
- Ảnh SEM mô tả hình thái cấu trúc tinh thể urê ở các nhiệt độ đóng rắn khác nhau: 30 oC (a), 40 oC (b) và 50 oC (c), phóng đại 1000 lần Hình 3.5.
- Phổ nhiễu xạ tia X của các mẫu urê đóng rắn/ kết tinh tại nhiệt độ 60oC và các độ ẩm môi trường khác nhau lần lượt là 70%, 80% và 90%.
- Lin (Cps)2-Theta - ScaleUrea, syn d=3.95367d=3.95367d=3.95367Mẫu a -độ ẩm 70%Mẫu c -độ ẩm Mẫu b -độ ẩm 80%Lin (Cps)2-Theta - ScaleUrea, syn d=3.95367d=3.95367d=3.95367Mẫu a -độ ẩm 70%Mẫu c -độ ẩm Mẫu b -độ ẩm 80%Chế độ không khí ẩm quanh năm này có ảnh hưởng rất lớn đến hiện tượng kết khối urê theo các cơ chế khác nhau bao gồm cả cơ chế theo nguyên lý già hóa phát triển tinh thể và cơ chế hút ẩm/hòa tan/tái kết tinh.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố khí hậu đến hiện tượng kết khối urê 3.2.2.1.
- nhiệt độ đóng rắn /kết tinh thấp làm cho tinh thể phát triển và hoàn thiện nhanh hơn.
- Việc giảm nhiệt độ quá trình đóng/rắn kết tinh có thể thực hiện bằng cách tăng lưu lượng không khí làm lạnh vào tháp.
- kết quả là sản phẩm có kích thước không đồng nhất, dễ bị kết khối.
- Đây cũng là nguyên nhân gây nên hiện tượng kết khối nghiêm trọng trên thực tế, khi sản phẩm được đóng bao kín, cách ly với không khí ẩm của môi trường – vấn đề đã đề cập đến khi bàn luận về vấn đề kết khối của sản phẩm tại Công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc.
- ScaleUrea, synLin (Cps d d=3.95367d Mẫu urê phương án aMẫu urê phương án bMẫu urê phương án ctrong trường hợp này gần như đóng vai trò chính quyết định tính chất cơ lý của sản phẩm urê cũng như khả năng bị kết khối của sản phẩm trong quá trình bảo quản về sau.
- Tóm lại, trong điều kiện thực tế tại Việt Nam bao gồm cả điều kiện thực tế về quy trình công nghệ và thiết bị tạo hạt tại Nhà máy đạm Hà Bắc và Nhà máy đạm Phú Mỹ cũng như điều kiện tiểu khí hậu vùng miền, vấn đề kết khối của sản phẩm urê là vấn đề quan trọng, cần thiết phải quan tâm.
- Để xử lý và giải quyết vấn đề này có thể áp dụng các biện pháp khác nhau, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào các nguyên nhân gây nên hiện tượng kết khối đã khảo sát mà chúng ta sẽ nghiên cứu ở phần sau.
- Nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật giải quyết vấn đề kết khối sản phẩm urê 3.3.1.
- Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ bảo quản sản phẩm đến xu hướng kết khối urê Kết quả khảo sát qúa trình đóng rắn/kết tinh của urê từ dịch nóng chảy sau thời gian bảo quản 120 phút ở độ ẩm môi trường 70% và ở nhiệt độ khác nhau theo 3 phương án: ổn định ở 60oC.
- Như vậy, sự biến động nhiệt độ trong thời gian già hóa (bao gồm thời gian chờ đóng bao và thời gian bảo quản sau khi đóng bao) đã thúc đẩy quá trình già hóa/hoàn thiện xảy ra nhanh và triệt để hơn và là yếu tố ảnh hưởng đến hình thái cấu trúc và độ kết khối của urê.
- Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ bảo quản đến hệ số kết khối urê hạt Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ bảo quản đến hệ số kết khối của urê hạt theo phương pháp kiểm tra kết khối nhanh (mô tả trong mục 2.3) trên đối tượng urê hạt lấy ngay sau tháp tạo hạt của Công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc sau khi bảo quản tại các nhiệt độ tương tự như trong thí nghiệm tại mục 3.3.1.1 cho phép ta kiểm chứng định lượng lại kết quả của thí nghiệm này.
- Hệ số kết khối của urê hạt sau thời gian 3 ngày tại các nhiệt độ bảo quản khác nhau Phương án thí nghiệm Phương án 1 Phương án 2 Phương án 3 Nhiệt độ môi trường bảo quản 60oC 30oC 30oC (1,5 ngày) 60oC (1,5 ngày) Hệ số kết khối σ.
- Kết quả (bảng 3.4) cho thấy urê bảo quản trong môi trường có sự thay đổi nhiệt độ thường xuyên có hệ số kết khối cao hơn so với các phương án còn lại.
- urê bảo quản ở nhiệt độ ngang bằng với nhiệt độ khi đóng bao (60 oC) có hệ số kết khối thấp nhất.
- Như vậy, nhiệt độ và sự thay đổi chế độ nhiệt sau khi đóng rắn/kết tinh ảnh hưởng rõ rệt đến quá trình già hóa/phát triển/hoàn thiện cấu trúc tinh thể và hạt urê và xu hướng kết khối của sản phẩm.
- Trên thực tế, sản phẩm được đóng bao ngay ở ~60 oC, tự làm nguội khi đã ở trong bao bảo quản, dưới điều kiện nép ép do xếp khối bảo quản nên dễ bị kết khối trong kho là vấn đề hoàn toàn phù hợp với quy luật và phù hợp với kết luận của một số tác giả khác “sự thay đổi nhiệt độ của sản phẩm trong thời gian bảo quản là yếu tố ảnh hưởng tới mức độ kết khối của phân bón”.
- Phương pháp luận đặt ra: nếu hạn chế được sự thay đổi nhiệt độ của sản phẩm trong thời gian bảo quản trong kho chứa sẽ hạn chế được mức độ kết khối của sản phẩm trong giai đoạn này.
- Biện pháp thứ nhất: làm nguội sản phẩm đến nhiệt độ càng gần với nhiệt độ không khí môi trường trước khi đóng bao bảo quản càng tốt.
- Khi độ ẩm môi trường cao, việc làm nguội cưỡng bức bằng không khí ẩm rất có thể sẽ làm cho sản phẩm tích lũy thêm ẩm và vấn đề kết khối càng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Biện pháp thứ hai: duy trì nhiệt độ bảo quản trong kho chứa ngang bằng với nhiệt độ sản phẩm khi đóng bao.
- Nhiệt độ sản phẩm trong thời gian bảo quản được duy trì ổn định nên hạn chế được các quá trình biến đổi vật lý bên trong và trên bề mặt hạt sản phẩm, từ đó hạn chế được hiện tượng kết khối.
- Tuy nhiên, trên thực tế sản phẩm trong kho bảo ôn tại nhà máy vẫn bị kết khối.
- Nguyên nhân do quá trình tạo hạt thực hiện ở nhiệt độ và độ ẩm không khí môi trường cao nên hạt sản phẩm chưa hoàn thiện, chứa lẫn nhiều mạt và bụi urê không tách được bằng sàng phân loại sẽ tự liên kết với nhau và với hạt tiêu chuẩn theo liên kết vật lý và liên kết cầu tinh thể và là nguyên nhân gây nên kết khối như đã gặp

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt