« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghị luận xã hội và nghị luận văn học


Tóm tắt Xem thử

- Nghị luận xã hội và nghị luận văn học.
- Văn nghị luận là một thể loại có truyền thống lâu đời, có giá trị và tác dụng hết sức to lớn trong trường kì lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
- Có thể kể đến:.
- Chiếu dời đô (1010), của Lý Công Uẩn, Đại cáo bình Ngô (1427) của Nguyễn Trãi,… Và đặc biệt, từ thế kỉ XX trở đi, văn nghị luận ngày càng phát triển mạnh mẽ với hàng loạt tên tuổi nổi tiếng mà tiêu biểu nhất là Chủ tịch Hồ Chí Minh với bản Tuyên ngôn Độc lập (1945)..
- Có thể nói trong suốt trường kì lịch sử, văn nghị luận phản ánh rõ nhất đời sống tinh thần, tư tưởng, ý chí và khát vọng của cả một dân tộc.
- Bên cạnh phản ánh tư tưởng yêu nước, chống xâm lăng, văn nghị luận còn phản ánh tinh thần và ý chí của cha ông ta trong công cuộc dựng nước.
- Không chỉ nói lên tư tưởng, ý chí và khát vọng của một dân tộc, văn nghị luận còn phản ánh nhận thức thẩm mĩ và quan niệm của cha ông ta về văn chương, nghệ thuật.
- Có thể nói, càng ngày văn nghị luận càng phát triển mạnh mẽ, càng trở nên đa dạng và phong phú..
- Nghị luận xã hội: là những bài văn bàn về các vấn đề xã hội - chính trị: một tư tưởng, đạo lí.
- Nghị luận văn học: là những bài văn bàn về các vấn đề văn chương - nghệ thuật:.
- phân tích, bàn luận về vẻ đẹp của tác phẩm văn học, trao đổi về một vấn đề lí luận văn học hoặc làm sáng tỏ một nhận định văn học sử,….
- Nhìn chung, cả hai loại văn nghị luận đều nhằm phát biểu tư tưởng, tình cảm, thái độ, quan điểm của người viết một cách trực tiếp về các vấn đề chính trị, đạo đức, lối sống,… và về văn học bằng một ngôn ngữ trong sáng, với những lập luận chặt chẽ, mạch lạc, giàu sức thuyết phục.
- Các dạng đề văn nghị luận.
- Đề nghị luận xã hội.
- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí: dạng đề này thường nhân một câu danh ngôn, một nhận định, đánh giá nào đó để yêu cầu người viết bàn luận và thể hiện tư tưởng, quan điểm, thái độ của mình..
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống: dạng đề này thường nêu lên một hiện tượng, một vấn đề có tính thời sự, được dư luận xã hội trong nước cũng như cộng đồng quốc tế đang quan tâm..
- Nghị luận về một vấn đề xã hội được đặt ra trong các tác phẩm văn học: dạng đề này kết hợp kiểm tra được cả về năng lực đọc - hiểu tác phẩm văn học, cả về kiến thức xã hội và khả năng nghị luận..
- Đề nghị luận văn học.
- Nghị luận về tác phẩm văn học: dạng đề này nhằm kiểm tra năng lực cảm thụ văn học của người viết.
- Đối tượng cảm thụ ở đây có thể là thơ, truyện, kịch hoặc văn nghị luận, có thể là toàn bộ tác phẩm, cũng có thể là đoạn trích..
- Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học: đối tượng bàn luận ở đây có thể là một nhận định về văn học sử, về nội dung hay nghệ thuật của tác phẩm.
- hoặc một ý kiến về lí luận văn học.