« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu tổng hợp vật liệu tổ hợp dạng micro-mesopore từ nguyên liệu trong nước để sử dụng là chất hấp phụ các chất độc hữu cơ trong khói thuốc lá


Tóm tắt Xem thử

- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI Trịnh Xuân Bái NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP VẬT LIỆU TỔ HỢP DẠNG MICRO-MESOPORE TỪ NGUYÊN LIỆU TRONG NƯỚC, ĐỂ SỬ DỤNG LÀM CHẤT HẤP PHỤ CÁC CHẤT ĐỘC HỮU CƠ TRONG KHÓI THUỐC LÁ Chuyên ngành: Hóa Hữu cơ Mã số TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC HÀ NỘI – 2012 Công trình được hoàn thành tại Bộ môn Hóa Hữu cơ, Viện Kỹ thuật Hóa học, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
- "Nghiên cứu chế tạo vật liệu tổ hợp dạng micropore từ cao lanh, sử dụng để tách loại kim loại nặng và các chất độc hữu cơ đơn vòng benzen".
- Tuyển tập báo cáo hội thảo về Nghiên cứu, Phát triển và Ứng dụng Công nghệ Vật liệu (KC.02/06-10.
- Nghiên cứu chế tạo các vật liệu hấp phụ đa mao quản trên cơ sở zeolit X, P1 và γ-Al2O3 sử dụng chất kết dính khác nhau.
- Nghiên cứu khả năng xử lý các độc tố trong khói thuốc lá Hữu Nghị bằng vật liệu hấp phụ đa mao quản.
- Đặc trưng vật liệu micro-mesopore và ứng dụng xử lý các độc tố nicotin và tar Hữu cơ trong khói thuốc lá trên các loại thuốc lá khác nhau.
- Sử dụng phổ UV-Vis để đánh giá khả năng hấp phụ các chất độc hữu cơ nhóm benzopyren và ntrozamin trong khói thuốc lá của vật liệu đa mao quản.
- "Phương pháp tổng hợp vật liệu mesopore -Al2O3 có diện tích bề mặt cao sử dụng chất hoạt động bề mặt anion", Giải pháp hữu ích, Số đơn .
- Tính cấp thiết của luận án Hút thuốc lá là một hiện tượng rất phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam.
- Đây là một vấn đề đang cần được giải quyết bởi trong thuốc lá có chứa tới 200 loại hóa chất gây nghiện và gây độc có hại cho sức khỏe con người.
- Ở Việt Nam Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 88/2007/QĐ-TTg “Về chiến lược tổng thể ngành thuốc lá Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020”, nhưng cho đến nay trên phạm vi cả nước chưa áp dụng phương pháp hữu hiệu nào để giảm tar và nicotin trong sản xuất thuốc lá.
- Từ trước đến nay đã có một số hãng thuốc lá trên thế giới sử dụng than hoạt tính hoặc zeolit để giảm bớt các chất độc hại, chưa sử dụng hỗn hợp chứa đồng thời các vật liệu vimao quản và mao quản trung bình để xử lý các chất độc hữu cơ trong khói thuốc lá.
- Vì vậy, luận án tập trung nghiên cứu chế tạo các vật liệu đơn lẻ (zeolit X, P1, và γ-Al2O3 ) từ nguyên liệu trong nước, sử dụng chất kết dính để chế tạo vật liệu tổ hợp micro-mesopore thích hợp trên cơ sở các vật liệu đơn lẻ chế tạo được và ứng dụng xử lý các chất độc hữu cơ (nicotin và tar) trong khói thuốc lá.
- Mục tiêu nghiên cứu - Tổng hợp vật liệu hấp phụ tổ hợp dạng micropore zeolit X, P1 từ cao lanh Việt Nam tại áp suất khí quyển và nghiên cứu ảnh hưởng của các tác nhân, điều kiện phản ứng đến quá trình tổng hợp zeolit X, P1.
- Chế tạo vật liệu mesopore -Al2O3 từ nhôm sunfat và nhôm nitrat để ứng dụng xử lý các chất độc hữu cơ trong khói thuốc lá.
- Chế tạo vật liệu hấp phụ tổ hợp micro-mesopore (vật liệu đa mao quản) trên cơ sở zeolit X, P1 và -Al2O3 có khả năng hấp phụ các chất độc hữu cơ có kích thước khác nhau trong khói thuốc lá.
- Thử nghiệm khả năng hấp phụ các chất độc hữu cơ (nicotin, nhóm benzopyren và N-nitrosamin) trong khói thuốc lá của vật liệu micro-mesopore chế tạo được, đáp ứng được lộ trình giảm tar và nicotin do Chính phủ đề ra.
- Đã chế tạo được các vật liệu zeolit X, P1 và -Al2O3 với bề mặt riêng khá cao, phân bố mao quản tập trung ở vùng vi mao quản và mao quản trung bình thích hợp cho hấp phụ nicotin và tar trong khói thuốc lá.
- Đã chế tạo được 25 mẫu vật liệu hấp phụ đa mao quản dạng hạt rắn sử dụng các chất kết dính là nhôm boemit, polyetylen glycol, thủy tinh lỏng và cacboxymetyl xenlulozơ trên cơ sở zeolit X, P1 và γ-Al2O3.
- Đã chế tạo được 11 mẫu vật liệu hấp phụ đa mao quản cho thí nghiệm và chế tạo được mẫu vật liệu hấp phụ BK-ZTL12 cho ứng dụng sản xuất đại trà 3 loại thuốc lá Vinataba, Hữu Nghị và Bông Sen với quy trình công nghệ có độ lặp lại ổn định.
- Đã sử dụng phương pháp UV-Vis để đánh giá quá trình hấp phụ các hợp chất hữu cơ độc hại tương tự benzopyren và N-nitrozamin trên mẫu vật liệu BK-ZTL12 đối với 2 loại thuốc lá Hữu Nghị và Bông Sen.
- Đã sản xuất được 200.000 điếu thuốc lá Vinataba, Hữu Nghị và Bông Sen có chứa vật liệu BK-ZTL12 với kích thước hạt rắn 0,25-0,35 mm trong đầu lọc.
- Kết quả, đối với thuốc lá Vinataba, nicotin và tar tương ứng bằng 0,68 và 9,2 mg/điếu.
- Đối với loại thuốc lá Hữu Nghị nicotin và tar tương ứng bằng 0,89 và 11,3 mg/điếu.
- Đối với loại thuốc lá Bông Sen, hàm lượng nicotin và tar tương ứng bằng 1,24 và 12,3 mg/điếu, hỗn hợp tar và nicotin đều giảm thấp hơn quy định cho phép của Chính phủ.
- Vật liệu đa mao quản này được tổng hợp từ nguồn nguyên liệu trong nước nên kết quả nghiên cứu có khả năng ứng dụng trong thực tế để làm chất hấp phụ các chất độc hữu cơ, nhất là các độc tố có trong khói thuốc lá góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.
- Nêu lý thuyết về tổng hợp các vật liệu hấp phụ, giới thiệu chất tạo cấu trúc hữu cơ, chất kết dính các vật liệu hấp phụ có liên quan.
- CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Tổng hợp vật liệu tổ hợp dạng micro-mesopore 2.1.1 Tổng hợp vật liệu tổ hợp dạng micropore từ cao lanh 2.1.1.1 Nguyên liệu và hóa chất Nguyên liệu tổng hợp zeolit X, P1 là cao lanh Việt Nam.
- 2.1.1.2 Tổng hợp vật liệu tổ hợp zeolit X, P1 Hợp phần phản ứng bao gồm metacaolanh, thủy tinh lỏng, NaOH, NaCl, nước cất, chất tạo phức BKCO được phối trộn theo tỷ lệ mol thay đổi trong một khoảng rộng để tìm ra các thông số thích hợp.
- 2.1.2 Tổng hợp vật liệu mesopore γ-Al2O3 2.1.2.1 Tổng hợp vật liệu γ-Al2O3 từ nguyên liệu nhôm sunfat Nhôm sunfat được hòa tan, lọc sau đó cho vào NaOH 20 % với tỷ lệ mol NaOH: Al2(SO dung dịch a).
- Dung dịch a và b được trộn với nhau theo tỷ lệ mol Al3+:AlO2-:AS = 1:3:0,05.
- 2.1.2.2 Chế tạo vật liệu γ-Al2O3 từ Al(NO3)3 Quy trình tổng hợp -Al2O3 sử dụng tác nhân tạo cấu trúc mao quản là Tween-20 có nồng độ 11-17 % và Triton X-100 có nồng độ 8-16 % theo khối lượng.
- 2.1.2.3 Lựa chọn -Al2O3 cho ứng dụng dựa vào bề mặt riêng, thể tích lỗ xốp và phân bố lỗ xốp của các mẫu -Al2O3 chế tạo được làm vật liệu hấp phụ phù hợp các độc tố trong khói thuốc lá.
- 2.1.3 Chế tạo vật liệu tổ hợp micro-mesopore sử dụng chất kết dính khác nhau 2.1.3.1 Chế tạo vật liệu tổ hợp micro-mesopore sử dụng chất kết dính nhôm boemit Bột boemit được trộn với axit nitric với tỷ lệ từ 5÷30 % khối lượng, khuấy trộn tạo gel đồng đều, sau đó bổ sung thêm zeolit X, P1 và γ-Al2O3 theo tỷ lệ khối lượng bằng 75/25.
- 2.1.3.2 Chế tạo vật liệu tổ hợp micro-mesopore sử dụng chất kết dính polyetylen glycol (PEG) Hỗn hợp zeolit X, P1 và γ-Al2O3 với tỷ lệ khối lượng bằng 70/30 được trộn đều trên máy vo viên, sau đó phun PEG với tỷ lệ từ 2÷14 % khối 4 lượng vào hỗn hợp.
- 2.1.3.3 Chế tạo vật liệu tổ hợp micro-mesopore sử dụng chất kết dính thủy tinh lỏng (TTL) Hỗn hợp zeolit X, P1 và γ-Al2O3 với tỷ lệ khối lượng bằng 70/30 được trộn đều trên máy vo viên, sau đó phun TTL có modul = 2,9 với tỷ lệ từ 5÷25 % khối lượng so với mẫu khô.
- 2.1.3.4 Chế tạo vật liệu tổ hợp micro-mesopore sử dụng chất kết dính cacboxymetyl xenlulozơ (CMC) Hỗn hợp zeolit X, P1 và γ-Al2O3 với tỷ lệ khối lượng bằng 70/30 được trộn đều trên máy vo viên, sau đó thêm CMC với tỷ lệ từ 2,5÷20 % khối lượng so với mẫu khô, sấy ở nhiệt độ 100 oC trong 3 giờ, nung ở nhiệt độ 350 oC trong 5 giờ.
- 2.2 Chế tạo và ứng dụng vật liệu đa mao quản (ĐMQ) để hấp phụ các độc tố trong khói thuốc lá 2.2.1 Nguyên vật liệu và hoá chất Zeolit X, P1, γ-Al2O3 , nước cất , CMC.
- Các mẫu thuốc lá Vinataba bao cứng, Hữu Nghị bao cứng và Bông Sen bao mềm.
- 2.2.2 Chế tạo và ứng dụng vật liệu hấp phụ ĐMQ để hấp phụ các độc tố trong khói thuốc lá 2.2.2.1 Chế tạo vật liệu đa mao quản - Chế tạo vật liệu hấp phụ ĐMQ với hàm lượng CMC khác nhau cho thí nghiệm xử lý độc tố trong khói thuốc lá Hữu Nghị Hỗn hợp zeolit X, P1 và γ-Al2O3 với tỷ lệ khối lượng bằng 70/30 được trộn đều trên máy cùng với CMC có tỷ lệ tương ứng các mẫu được ký hiệu là BK-ZTL1, BK-ZTL2 và BK-ZTL3.
- Chế tạo vật liệu hấp phụ ĐMQ với kích thước hạt khác nhau cho thí nghiệm xử lý độc tố trong khói thuốc lá Hữu Nghị Bảy mẫu vật liệu tiếp theo được thực hiện như mẫu BK-ZTL2 nhưng kích thước hạt thay đổi từ 0,1 đến 2,0 mm.
- Riêng mẫu BK-ZTL11 cũng được tiến hành như mẫu BK-ZTL2, nhưng tỷ lệ khối lượng zeolit X, P1/γ-Al2O3/CMC .
- Lựa chọn vật liệu hấp phụ ĐMQ cho ứng dụng đại trà xử lý khí độc trong khói thuốc trên 3 loại thuốc lá thông dụng Sau khi 11 mẫu vật liệu hấp phụ đa mao quản được chế tạo lượng nhỏ, để đánh giá độ lặp lại của quy trình chế tạo mẫu BK-ZTL12 trước khi sản 5 xuất khối lượng lớn phục vụ ứng dụng sản xuất thuốc lá đại trà, gấp 50 lần (1.000 gam/mẫu) có kích thước hạt bằng 0,25-0,35 mm.
- 2.2.2.2 Thử nghiệm các vật liệu chế tạo được để hấp phụ các độc tố trong khói thuốc lá Mẫu đối chứng là mẫu thuốc lá tương ứng với mỗi loại thuốc lá được giữ nguyên không có tác động gì.
- Đầu lọc của các điếu thuốc thử nghiệm đều được cắt bỏ một phần và thay thế bằng vật liệu hấp phụ được chế tạo trong công trình này.
- 11 mẫu vật liệu hấp phụ có ký hiệu từ BK-ZTL1 đến BK-ZTL11 đều được sử dụng với khối lượng 200 mg/điếu.
- Mẫu BK-ZTL12 sử dụng với khối lượng bằng mg/điếu tương ứng với loại thuốc lá Vinataba, Hữu Nghị và Bông Sen để sản xuất thử nghiệm đại trà 200.000 điếu thuốc lá.
- 2.3 Sử dụng vật liệu hấp phụ đa mao quản để ứng dụng xử lý độc tố trong khói thuốc lá 2.3.1 Lựa chọn vật liệu sản xuất thuốc lá Thực hiện trên 3 loại thuốc lá cấp cao (Vinataba do Công ty Thuốc lá Thăng Long sản xuất) cấp trung và cấp thấp do (Hữu Nghị và Bông Sen Công ty thuốc lá Thanh Hóa sản xuất) đang cung cấp rộng rãi trên thị trường thuốc lá hiện nay ở Việt Nam.
- 2.3.2 Phương pháp gia công đưa vật liệu hấp phụ vào đầu lọc thuốc lá 2.3.2.1 Tạo mẫu thuốc lá điếu thí nghiệm và thử nghiệm Tất cả các mẫu thuốc lá điếu sản xuất được chạy trên máy cuốn điếu công nghiệp đạt các thông số kỹ thuật về qui cách điếu và các chỉ tiêu vật lý của điếu thuốc.
- 2.3.2.2 Tạo mẫu đối chứng Mẫu thuốc lá điếu đối chứng được tạo ra giống như ở mục 2.3.2.1, nhưng phần đầu lọc được giữ nguyên không bị cắt.
- 2.3.3 Chiết tách xác định định tính khả năng hấp phụ các hợp chất hữu cơ của vật liệu hấp phụ trong khói thuốc lá Các vật liệu hấp phụ được đưa vào đầu lọc thuốc lá theo mục 2.3.2.1 được hút trên cùng thiết bị, sau khi hút lấy được phần đầu lọc chia làm các nhóm mẫu như sau.
- Các mẫu đối chứng là thuốc lá Hữu Nghị và Bông Sen ký hiệu tương ứng là H0nH và B0nH.
- 6 - Thuốc lá Hữu Nghị được chọn với mẫu đầu lọc có chứa mg vật liệu hấp phụ và mẫu thử nghiệm đại trà.
- Thuốc lá Bông Sen được chọn là mẫu thử nghiệm đại trà, Mẫu được chiết bằng dung môi n-hexan có ký hiệu là BDTnH, mẫu được chiết bằng etyl axetat có ký hiệu BDTEA.
- Tiếp tục lấy vật liệu đã qua hấp phụ trong mẫu Hữu Nghị chứa 200 mg/điếu và mẫu Bông Sen sản xuất đại trà, cùng với hạt vật liệu chua qua hấp phụ.
- phân tích cấu trúc các mẫu vật liệu bằng XRD (SIEMENS D 5005).
- Phân tích thành phần vật lý và hóa học của khói thuốc lá đối với các mẫu nghiên cứu được tiến hành tại phòng thí nghiệm hợp chuẩn VILAS 098, Viện Kỹ thuật thuốc lá, đánh giá cảm quan chất lượng thuốc lá thử nghiệm bởi hội đồng bình hút Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam.
- CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Tổng hợp vật liệu hấp phụ 3.1.1 Tổng hợp vật liệu tổ hợp dạng micropore từ cao lanh 3.1.1.1 Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp - Ảnh hưởng của tỷ lệ SiO2/Al2O3 Bảng 3.1 Thành phần hoá học của các mẫu cao lanh Phú Thọ tiêu biểu.
- Để tổng hợp zeolit X và zeolit P1 có tỷ lệ SiO2/Al2O3 tương ứng bằng 2,5 và 3,33 đã thực hiện nhiều thí nghiệm với tỷ lệ này thay từ 2,17 đến 5,0.
- Từ giản đồ XRD (hình 3.1) xác nhận tỷ lệ SiO2/Al2O3 trong gel phản ứng bằng 5,0 là tỷ lệ thích hợp.
- Hình 3.1 Giản đồ XRD của các mẫu tổng hợp với tỷ lệ SiO2/Al2O3 trong gel thay đổi bằng 2,17 (a), 3,0 (b), 4,0 (c), 5,0 (d), và 6,0 (e).
- Hình 3.2 Giản đồ XRD của các mẫu tổng hợp với tỷ lệ Na2O/Al2O3 trong gel thay đổi bằng 2,7 (a), 3,2 (b), 3,7 (c), 4,2 (d) và 4,7 (e).
- Kết quả nhận được (hình 3.2) cho thấy tỷ lệ Na2O/Al2O3 = 3,7 trong gel đạt cực đại về pha zeolit X và P1.
- Hình 3.3 Ảnh SEM của các mẫu có tỷ lệ H2O/Al2O3 trong gel tương ứng bằng 60 (a), 80 (b), 100 (c), 120 (d), 120 (e) và 140 (f).
- 3.1.1.2 Chế tạo vật liệu tổ hợp micropore dạng zeolit X và P1 từ cao lanh để ứng dụng xử lý các độc tố trong khói thuốc lá Từ hình 3.4 nhận thấy, các pic đặc trưng xuất hiện đồng thời 2 vật liệu micropore là zeolit X và zeolit P1.
- Trên hình 3.7, các kết quả phân bố lỗ xốp tập trung ở 8,1 Å, bề mặt riêng 515 m2/g.
- Hình 3.4 Giản đồ XRD của mẫu vật liệu tổ hợp micropore (zeolit X, P1).
- Hình 3.5 Phổ IR của mẫu vật liệu tổ hợp micropore (zeolit X và zeolit P1) (a) Hình 3.6 Ảnh SEM của mẫu vật liệu tổ hợp micropore (zeolit X và zeolit P1).
- Hình 3.7 Đường đẳng nhiệt hấp phụ và giải hấp phụ N2 trên mẫu vật liệu tổ hợp micropore (zeolit X, zeolit P1).
- Hình 3.8 Giản đồ DTA/TGA của mẫu vật liệu tổ hợp micropore (zeolit X, zeolit P1).
- 3.1.2 Chế tạo vật liệu γ-Al2O3 3.1.2.1 Nghiên cứu chế tạo vật liệu γ -Al2O3 từ nhôm sunfat Mẫu BOE80-24 được xem là mẫu boemit tốt nhất cho chuyển hóa thành γ-Al2O3.
- Hình 3.12 là đường cong hấp phụ và giải hấp phụ, phân bố mao quản của mẫu GA3-5.
- Từ hình 3.12 nhận được vật liệu có SBET = 323,5 m2/g, phân bố lỗ xốp tập trung ở vùng 4,0 và 6,0 nm và thể tích lỗ xốp bằng 0,45 m3/g.
- Hình 3.10 Giản đồ TG-DSC của mẫu boemit BOE80-24.
- Hình 3.11 Giản đồ XRD của mẫu BOE80-24 (a) và GA3-5 (b).
- Hình 3.9 Giản đồ XRD của các mẫu BOE25-24 (a), BOE80-10 (b) và BOE80-24 (c).
- T h e t a - S c a l e d=3.165d=2.330d=1.957d=1.857d=1.626d=1.591d=1.438d=1.312d=1.397d=1.460(b) (a) 10 Hình 3.12 Đường cong hấp phụ và giải hấp phụ (a) và phân bố mao quản (b) của mẫu GA3-5.
- Hình 3.13 Đường cong hấp phụ và giải hấp phụ (a) và phân bố mao quản (b) của mẫu GA3-8.
- Nghiên cứu chế tạo vật liệu γ -Al2O3 từ Al(NO3)3 Hình 3.14 Giản đồ SAXS: Các mẫu sử dụng TW-20 (a).
- các mẫu sử dụng TX-100 (b).
- Hình 3.15 Giản đồ XRD của mẫu TW2.
- Hình 3.16 Đẳng nhiệt hấp phụ của mẫu TW2.
- Hình 3.17 Ảnh TEM của mẫu TW2.
- 3.1.2.3 Lựa chọn vật liệu γ -Al2O3 chế tạo được để ứng dụng xử lý các độc tố trong khói thuốc lá Bảng 3.2 Tổng hợp kết quả BET của 3 mẫu γ-Al2O3 chế tạo được TT Ký hiệu mẫu Bề mặt riêng, m2/g Khoảng phân bố lỗ xốp, nm Mao quản tập trung, nm 1 GA và 6,0 2 GA TW Tổng hợp kết quả BET của 3 mẫu γ -Al2O3 trong bảng 3.2.
- Trong các mẫu GA3-5, GA3-8 và TW2 thì mẫu TW2 được cho là mẫu thích hợp nhất cho việc xử lý các độc tố trong khói thuốc lá.
- 3.1.3 Chế tạo vật liệu tổ hợp micro-mesopore sử dụng chất kết dính khác nhau 3.1.3.1 Chế tạo vật liệu đa mao quản sử dụng chất kết dính nhôm boemit Bảng 3.3 Ảnh hưởng của hàm lượng boemit đến khả năng tạo hạt rắn TT Ký hiệu mẫu Thành phần.
- 3.1.3.2 Chế tạo vật liệu đa mao quản sử dụng chất kết dính PEG Bảng 3.4 Ảnh hưởng của hàm lượng PEG đến khả năng tạo hạt rắn TT Ký hiệu mẫu Thành phần.
- Trong bảng 3.4 chứng tỏ khả năng tạo hạt rắn và tính chất hấp phụ của vật liệu sau khi tạo hạt phụ thuộc vào hàm lượng PEG.
- Theo đó, mức độ tạo hạt rắn tốt nhất khi tỷ lệ PEG = 8.
- 3.1.3.3 Chế tạo vật liệu đa mao quản sử dụng chất kết dính TTL Từ bảng 3.5 độ bền hạt tăng và tỷ lệ nghịch với khả năng hấp phụ khi tăng hàm lượng từ 5 lên 25.
- Chế tạo vật liệu đa mao quản sử dụng chất kết dính CMC Bảng 3.6 độ bền nén của hạt rắn trong trường hợp này tăng nhanh và hầu như không thay đổi khi tăng hàm lượng CMC quá 10 % trong hỗn hợp rắn và đã tiệm cận dần đến hạt hấp phụ rắn thương mại của Mỹ.
- Trong 7 mẫu đã khảo sát, mẫu ZTL-C10 được đánh giá là thích hợp nhất cho xử lý các độc tố trong khói thuốc lá.
- Kết quả lựa chọn vật liệu dạng hạt rắn phục vụ ứng dụng xử lý các độc tố trong khói thuốc lá Từ 25 mẫu nghiên cứu chọn được 4 mẫu tiêu biểu khi sử dụng 4 chất kết dính khác nhau để phân tích bề mặt riêng và phân bố mao quản.
- Hình 3.18 trình bày giản đồ hấp phụ - giải hấp phụ và phân bố lỗ xốp của các mẫu ZTL-B20 (a1 và b1), ZTL-P8 (a2 và b2), ZTL-T20 (a3 và b3) và ZTL-C10 (a4 và b4).
- Trên hình 3.18 các mẫu đều xuất hiện vòng trễ trong khoảng áp suất tương đối P/Po và quá trình hấp phụ khá cao ở giá trị P/Po rất thấp chứng tỏ diện tích bề mặt khá cao (xem bảng 3.7).
- Mẫu ZTL-C10 khi sử dụng chất kết dính CMC vừa cho độ bền nén cao nhất, lại cho khả năng hấp phụ cũng được xem là phù hợp cho ứng dụng xử lý các độc tố trong khói thuốc lá.
- 13 Bảng 3.7 Kết quả tiêu biểu về chế tạo vật liệu đao mao quản sử dụng chất kết dính khác nhau Mẫu Thành phần trọng lượng.
- Độ bền nén, kg/cm2 Bề mặt riêng, m2/g Thể tích lỗ xốp, cm3/g Phân bố lỗ xốp, nm Boemit PEG TTL CMC Zeolit X, P1 γ-Al2O3 ZTL-B ZTL-P ZTL-T ZTL-C Hình 3.18 Giản đồ hấp phụ - giải hấp phụ và phân bố lỗ xốp của các mẫu ZTL-B20 (a1 và b1), ZTL-P8 (a2 và b2), ZTL-T20 (a3 và b3) và ZTL-C10 (a4 và b4).
- 3.2 Chế tạo và ứng dụng vật liệu đa mao quản để hấp phụ các độc tố trong khói thuốc lá 3.2.1 Kết qủa phân tích định tính khả năng hấp phụ các chất độc hữu cơ trong các mẫu thuốc lá của vật liệu chế tạo được Trong khói thuốc lá có rất nhiều chất độc hữu cơ, nhất là hợp chất hữu cơ đa vòng ngưng tụ.
- Các chất dự đoán bị vật liệu hấp phụ giữ lại sau khi hút có chứa các hợp chất đa vòng ngưng tụ của các hợp chất tương tự như benzopyren và các hợp chất N-nitrosamin

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt