You are on page 1of 123

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Minh Nhân

CẢI TIẾN KỸ THUẬT TIẾN HÀNH


VÀ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG MỘT SỐ THÍ
NGHIỆM ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC
HÓA HỌC Ở TRUNG HỌC CƠ SỞ

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Minh Nhân

CẢI TIẾN KĨ THUẬT TIẾN HÀNH


VÀ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG MỘT SỐ THÍ
NGHIỆM ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC
HÓA HỌC Ở TRUNG HỌC CƠ SỞ

Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học môn hóa


học
Mã số: 60 14 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. PHẠM THỊ NGỌC HOA

Thành phố Hồ Chí Minh - 2011


LỜI CẢM ƠN

Luận văn được hoàn thành bởi sự nỗ lực của bản thân, sự giúp đỡ tận
tình của các thầy, cô giáo, bạn bè, anh chị em đồng nghiệp, các em học sinh
và những người thân trong gia đình.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Phạm Thị Ngọc Hoa, người
đã tận tình chỉ dẫn tôi trong suốt quá trình xây dựng đề cương và hoàn thành
luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn Ban lãnh đạo cùng các thầy cô giáo khoa
Hóa trường Đại học sư phạm thành phồ Hồ Chí Minh đã tổ chức và thực hiện
khoá đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Lí luận và phương pháp giảng dạy môn
Hóa học, tạo cơ hội cho tôi học tập và nâng cao trình độ.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Phòng Giáo dục – Đào tạo Gò
Vấp, trường Bồi dưỡng giáo dục Gò Vấp, quý thầy, cô giáo, các em học sinh
trường THCS Nguyễn Văn Nghi – Quận Gò Vấp, trường Lê Lợi – Quận Tân
Phú, trường Lê Quý Đôn – Quận 11 và các anh chị em đồng nghiệp đã giúp
đỡ tôi trong quá trình thực nghiệm sư phạm.
Xin gửi lời cảm ơn Phòng khoa học công nghệ - sau đại học, trường
Đại học sư phạm thành phồ Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi để luận
văn được hoàn thành.
CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CĐSP : Cao đẳng sư phạm


dd : dung dịch
ĐC : đối chứng
ĐHSP : đại học sư phạm
GV : giáo viên
HS : học sinh
Nxb : nhà xuất bản
PPDH : phương pháp dạy học
PTHH : phương trình hóa học
SGK (sgk) : sách giáo khoa
SGK 8 : sách giáo khoa Hóa học 8
SGK 9 : sách giáo khoa Hóa học 9
THCS : trung học cơ sở
TNHH : thí nghiệm hóa học
TN : thực nghiệm
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. 1
T
2 T
2

CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................... 2


T
2 T
2

MỤC LỤC ........................................................................................................ 3


T
2 T
2

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 6
T
2 T
2

1.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................................... 6


T
2 T
2

2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 6


T
2 T
2

3.NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 7


T
2 T
2

4.KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU......................................................... 7


T
2 T
2

5.PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................................. 7


T
2 T
2

6.ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................................. 8


T
2 T
2

7.GIẢ THUYẾT KHOA HỌC.......................................................................................... 8


T
2 T
2

8.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................................. 8


T
2 T
2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ............ 10


T
2 T
2

1.1.TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................................. 10


T
2 T
2

1.2.SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM LÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC QUAN
T
2

TRỌNG Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG ............................................................................. 13


T
2

1.2.1.Hệ thống PPDH ở trường phổ thông[21] .......................................................... 13


T
2 T
2

1.2.1.1.Định nghĩa về phương pháp dạy học ......................................................... 13


T
2 T
2

1.2.1.2.Hệ thống các phương pháp dạy học ở trường phổ thông........................... 13
T
2 T
2

1.2.2.Thí nghiệm hóa học ở trường phổ thông ........................................................... 14


T
2 T
2

1.2.2.1.Vai trò quan trọng của thí nghiệm trong dạy học hóa học ........................ 14
T
2 T
2

1.2.2.2.Sự phân loại các thí nghiệm hóa học [15] ................................................. 15
T
2 T
2

1.2.2.3. Yêu cầu của thí nghiệm trong dạy học hóa học ........................................ 16
T
2 T
2

1.2.2.4.Phối hợp lời giảng của giáo viên với thí nghiệm biểu diễn ....................... 17
T
2 T
2
1.2.3.Một số xu hướng sử dụng thí nghiệm hóa học trong sự hỗ trợ của phương tiện
T
2

kỹ thuật hiện đại ......................................................................................................... 19


T
2

1.3.TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM HÓA HỌC Ở TRƯỜNG THCS............... 21


T
2 T
2

1.3.1. Vài nét về các trường THCS ở Quận Gò Vấp .................................................. 21


T
2 T
2

1.3.2. Thực trạng sử dụng thí nghiệm trong dạy học hóa học ở các trường THCS.... 21
T
2 T
2

1.3.2.1. Mục đích điều tra ...................................................................................... 21


T
2 T
2

1.3.2.2. Phương pháp điều tra ................................................................................ 22


T
2 T
2

1.3.2.3. Kết quả điều tra......................................................................................... 22


T
2 T
2

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .............................................................................. 26


T
2 T
2

CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN KĨ THUẬT VÀ PHƯƠNG


T
2

PHÁP SỬ DỤNG MỘT SỐ THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC HÓA


HỌC ................................................................................................................ 28
T
2

2.1.XÁC ĐỊNH DANH MỤC THÍ NGHIỆM HÓA HỌC CẦN THỰC HIỆN TRONG
T
2

CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC THCS ............................................................................ 28


T
2

2.2. Cải tiến kĩ thuật tiến hành thí nghiệm hóa học ........................................................ 33
T
2 T
2

2.2.1. Hướng 1. Một số thí nghiệm thành công nhưng vẫn tiếp tục nghiên cứu để: .. 34
T
2 T
2

2.2.2. Hướng 2. Một số thí nghiệm làm theo hướng dẫn SGK khó thành công ......... 45
T
2 T
2

2.3. Cải tiến phương pháp sử dụng thí nghiệm hóa học.................................................. 50
T
2 T
2

2.3.1. Cấu trúc chương trình Hóa học THCS [27] ..................................................... 50
T
2 T
2

2.3.2. Sử dụng thí nghiệm hóa học tổ chức các hoạt động học tập tích cực cho học
T
2

sinh theo phương pháp nghiên cứu............................................................................. 51


T
2

2.3.3. Sử dụng kết hợp các video thí nghiệm để tiết kiệm thời gian, tăng cường tính
T
2

an toàn và trực quan ................................................................................................... 65


T
2

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................................. 72


T
2 T
2

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ............................................... 73


T
2 T
2

3.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................................. 73


T
2 T
2

3.2. Đối tượng thực nghiệm ............................................................................................ 73


T
2 T
2
3.3. Nội dung thực nghiệm sư phạm ............................................................................... 75
T
2 T
2

3.4. Tiến trình thực nghiệm ............................................................................................. 76


T
2 T
2

3.4.1. Chuẩn bị thực nghiệm ...................................................................................... 76


T
2 T
2

3.4.2. Tiến hành thực nghiện ...................................................................................... 76


T
2 T
2

3.4.3. Phương pháp xử lý kết quả thực nghiệm .......................................................... 77


T
2 T
2

3.4.3.1. Xử lý kết quả thực nghiệm bằng phương pháp định tính thông qua:77
T
2 T
2

3.4.3.2. Xử lí kết quả thực nghiệm theo phân tích định lượng [20] ................. 77
T
2 T
2

3.5. Kết quả thực nghiệm ................................................................................................ 78


T
2 T
2

3.5.1 Kết quả nhận xét của giáo viên về thí nghiệm cải tiến ...................................... 78
T
2 T
2

3.5.2. Xử lý kết quả thực nghiệm ............................................................................... 85


T
2 T
2

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .............................................................................. 92


T
2 T
2

KẾT LUẬN .................................................................................................... 95


T
2 T
2

1. Những kết quả thu được từ đề tài nghiên cứu ........................................................ 95


T
2 T
2

1.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu ........................ 95
T
2 T
2

1.2. Đề xuất các biện pháp cải tiến kỹ thuật và phương pháp sử dụng thí nghiệm
T
2

hóa học để nâng cao chất lượng dạy học hóa học ở THCS. .................................. 96T
2

1.3. Tiến hành thực nghiệm sư phạm: .................................................................... 98


T
2 T
2

2. Kiến nghị .................................................................................................................... 99


T
2 T
2

2.1. Với các cấp quản lý giáo dục – đào tạo............................................................ 99


T
2 T
2

2.2. Với giáo viên bộ môn ....................................................................................... 100


T
2 T
2

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 101


T
2 T
2

PHỤ LỤC ..................................................................................................... 105


T
2 T
2
MỞ ĐẦU

1.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Hóa học là môn khoa học thực nghiệm. Để giảng dạy hóa học đạt chất
lượng cao, ta thường sử dụng thí nghiệm hóa học và các phương tiện trực
quan khác như: mô hình, hình vẽ, bảng biểu, các phương tiện kỹ thuật. Trong
đó thí nghiệm hóa học giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Thí nghiệm là cầu nối
giữa lí thuyết và thực tiễn, là tiêu chuẩn đánh giá tính chân thực của kiến thức.
Thí nghiệm hỗ trợ đắc lực cho tư duy sáng tạo, giúp học sinh hình thành kỹ
năng, kỹ xảo thực hành và tư duy kỹ thuật.

Tuy nhiên, hiện nay việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học hóa học ở
THCS chưa được thường xuyên. Có lẽ do các nguyên nhân sau:

Nội dung sách giáo khoa tương đối dài so với thời lượng của tiết
học

Một số thí nghiệm khó thực hiện thành công.

Một số thí nghiệm độc hại, gây nguy hiểm…

Các thí nghiệm còn rườm rà và đòi hỏi dụng cụ phức tạp, hóa chất
nhiều…

Việc kiểm tra, đánh giá hiện nay chưa chú ý đến kỹ năng thí
nghiệm và thực hành.

Với mong muốn thí nghiệm hóa học được sử dụng thường xuyên hơn và
hiệu quả hơn trong dạy học, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Cải tiến kỹ
thuật và phương pháp sử dụng một số thí nghiệm để nâng cao chất lượng
dạy học hóa học ở THCS”.

2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

- Tìm hiểu nguyên nhân một số thí nghiệm ít được sử dụng, cải tiến kỹ
thuật tiến hành chúng.
- Nghiên cứu cải tiến phương pháp sử dụng một số thí nghiệm nhằm
nâng cao chất lượng dạy học hóa học ở THCS.

3.NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu lí luận về tác dụng, ý nghĩa, phương pháp sử dụng thí
nghiệm hóa học và những yêu cầu sư phạm đối với thí nghiệm hóa học.

- Xác định hệ thống thí nghiệm hóa học ở THCS được quy định trong
chương trình Hóa 8, 9 dùng khi nghiên cứu tài liệu mới.

- Khảo sát tình hình sử dụng thí nghiệm trong dạy học hóa học ở các
trường THCS.

- Đề xuất cải tiến kỹ thuật tiến hành một số thí nghiệm theo hướng an
toàn, đơn giản và tiết kiệm hóa chất hơn.

- Cải tiến phương pháp sử dụng thí nghiệm theo hướng tổ chức hoạt
động học tập tích cực cho học sinh, sử dụng các đoạn phim quay thí nghiệm
trong dạy học THCS.

- Tiến hành quay phim, sưu tầm và xử lí các phim quay thí nghiệm xây
dựng đĩa CD bao gồm các thí nghiệm hóa học trong chương trình Hóa học
THCS phục vụ cho việc giảng dạy hóa học.

4.KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Khách thể nghiên cứu: quá trình dạy học hóa học ở trường THCS.

- Đối tượng nghiên cứu: kỹ thuật tiến hành thí nghiệm hóa học lớp 8,9
THCS; các tiết nghiên cứu tài liệu mới có sử dụng thí nghiệm hóa học.

5.PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Một số thí nghiệm hóa học cần được cải tiến về kỹ thuật và phương
pháp sử dụng khi nghiên cứu tài liệu mới trong chương trình THCS (lớp 8 và
9).
- Do điều kiện có hạn nên trong đề tài tập trung nghiên cứu các trường
trong Quận Gò Vấp và có tham khảo ý kiến giáo viên ở Quận Tân Phú và
Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh.

6.ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI

- Các thí nghiệm hóa học ở THCS đã được cải tiến theo hướng an toàn,
đơn giản, tiết kiệm hóa chất hơn.

- Các tiết hóa học nghiên cứu tài liệu mới được thiết kế theo huớng
tăng cường tính tích cực của học sinh có sử dụng thí nghiệm và các đoạn
phim quay.

- Sản phẩm của đề tài: báo cáo luận văn kèm theo các đoạn phim thí
nghiệm trong chương trình hóa học THCS đã được cải tiến.

7.GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

Việc cải tiến kỹ thuật tiến hành thí nghiệm và phương pháp sử dụng
chúng trong dạy học hóa học sẽ giúp cho giáo viên sử dụng thí nghiệm
thường xuyên hơn, lôi cuốn học sinh tham gia vào các bài học, kích thích
hứng thú học tập của các em.

8.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu lí luận: các tài liệu trong lí luận dạy học
hóa học có liên quan, chương trình hóa học THCS.

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra và phỏng vấn giáo
viên và học sinh nhằm xác định thực trạng việc sử dụng thí nghiệm hóa
học trong dạy học (nghiên cứu tài liệu mới) để xác định được những nội
dung cần cải tiến.

Thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, tìm cách cải tiến kỹ thuật
tiến hành một số thí nghiệm và quay phim các thí nghiệm được cải tiến.
Thực nghiệm sư phạm: dạy và dự giờ một số tiết hóa học THCS có
sử dụng thí nghiệm được thiết kế theo hướng tăng cường hoạt động tích
cực của học sinh.

Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí kết quả thực


nghiệm.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Những năm gần đây có nhiều công trình nghiên cứu về thí nghiệm hoá
học ở trường phổ thông Việt Nam:
Luận án PTS Khoa học Sư phạm – Tâm lý “Hoàn thiện hệ thống thí
nghiệm hóa học để nâng cao chất lượng dạy học ở trường PTCS Việt
Nam” của tác giả Trần Quốc Đắc 1992. [22]
Trong công trình nghiên cứu này tác giả đã:
* Xác định hệ thống thí nghiệm hoá học ở trường THCS gồm 105 thí
nghiệm biểu diễn và 27 thí nghiệm thực hành.
* Đề xuất 13 dụng cụ thí nghiệm cải tiến và cách sử dụng chúng.
* Đề xuất 13 thí nghiệm cải tiến và phương pháp tiến hành có kết quả
các thí nghiệm đó.
Luận án TS Khoa học giáo dục “Hoàn thiện kỹ thuật, phương pháp sử
dụng thí nghiệm hóa học và thiết bị dạy học để nâng cao chất lượng dạy
học bộ môn hóa học ở các trường phổ thông miền núi” của tác giả Nguyễn
Phú Tuấn 2000. [39]
Ở công trình nghiên cứu này có một số nội dung đáng chú ý:
- Tác giả cho thấy tình trạng nghèo nàn, không đồng bộ của đồ dùng
dạy học ở các trường phổ thông miền núi:
- Cải tiến và đề xuất chế tạo một số dụng cụ thí nghiệm hóa học đảm
bảo yêu cầu khoa học sư phạm, phù hợp thực tiễn.
- Giới thiệu một số hóa chất gần gũi và sẵn có để thay thế cho những
hóa chất không được trang bị.
- Dùng những dụng cụ tự tạo để thực hiện 13 thí nghiệm.
* Tác giả đưa ra các biện pháp giúp giáo viên sử dụng thí nghiệm vá
các phương tiện kỹ thuật để chủ động điều khiển các hoạt động học tập của
học sinh, giúp các em tích cực hoạt động góp phần thay đổi PPDH. Tác giả
phác thảo quy trình thiết kế bài soạn, tóm tắt một số hoạt động chính của giáo
viên và học sinh trong một tiết học.
3. Tài liệu “ Thí nghiệm hóa học lượng nhỏ ở trường THCS” của
PGS.TS. Trần Quốc Đắc, Nxb giáo dục 2005 [23].
Tài liệu này gồm 3 chương:
Chương 1: Thí nghiệm hóa học thực hành và thí nghiệm nghiên cứu
của học sinh.
Chương 2: Một số kỹ thuật cần lưu ý trong khi tiến hành thí nghiệm
hóa học lượng nhỏ ở trường phổ thông.
Chương 3: Phương pháp tiến hành thí nghiệm hóa học lượng nhỏ ở
trường THCS.
Đây là những cuốn sách tác giả biên soạn rất tỉ mỉ. Một số thí nghiệm
còn được giới thiệu những phương án thực hiện khác nhau để giáo viên có thể
tự chọn cách thực hiện thí nghiệm cho phù hợp với điều kiện thực tế và nhu
cầu dạy học của từng trường. Bên cạnh đó tài liệu còn nêu các chú ý ứng với
các phương án thực hiện nhằm giúp cho giáo viên thực hiện thí nghiệm được
thành công nhất.
5. Tài liệu “Thí nghiệm hóa học ở trường phổ thông” của Nguyễn Thị
Sửu, Hoàng Văn Côi, Nxb Khoa Học và Kỹ Thuật 2008 [32].
Tài liệu gồm 3 phần với 274 thí nghiệm:
Phần I: Thí nghiệm về các nhóm nguyên tố - Hợp chất vô cơ và phân
tích hóa học phổ thông có 202 thí nghiệm.
Phần II: Các thí nghiệm về hợp chất hữu cơ có 59 thí nghiệm
Phần III: Thí nghiệm hóa học vui có 13 thí nghiệm.
Một số thí nghiệm, các tác giả giới thiệu nhiều phương án thực hiện
khác nhau để giáo viên có thể lựa chọn. Cuối mỗi thí nghiệm đều có một số
câu hỏi để củng cố kiến thức hóa học của thí nghiệm.
Ngoài các tài liệu trên chúng tôi còn tham khảo một số luận văn sau:
- Luận án thạc sĩ giáo dục “Sử dụng phần mềm thí nghiệm hóa học để
dạy học phần kim loại và phi kim (THPT) nhằm phát huy tính tích cực của
học viên ở các trung tâm giáo dục thường xuyên” của Nguyễn Thị Kim
Thành, ĐHSP Hà Nội (2003) [34]. Tác giả đã thiết kế 6 giáo án và xây dựng 2
CD mẫu cho bài lên lớp có sử dụng phần mềm Multimedia Science School
(MSS), phần mềm Powerpoint trong quá trình dạy học ở các trung tâm giáo
dục thuờng xuyên.

- Luận văn thạc sĩ giáo dục “Hoàn thiện kỹ thuật và phương pháp tiến
hành thí nghiệm thực hành bộ môn Phương pháp giảng dạy trường Cao đẳng
sư phạm” của Nguyễn Thị Kim Chi (2002) [19]. Tác giả đã nghiên cứu hoàn
thiện kỹ thuật tiến hành thí nghiệm: cải tiến về hóa chất (tìm được 14 hóa chất
dễ kiếm); cải tiến 11 dụng cụ thí nghiệm theo hướng tăng cường tính khoa
học sư phạm, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, chế tạo các dụng cụ đa năng; cải tiến
cách tiến hành của 21 thí nghiệm bằng cách sử dụng thí nghiệm lượng nhỏ
trong các buổi thực hành Lí luận dạy học hóa học và thực hành Hóa vô cơ ở
trường ĐHSP.

- Khóa luận tốt nghiệp “Tìm hiểu và phân tích những thay đổi trong
chương trình Hóa 9 SGK Thí điểm Phần Hữu Cơ”, của sinh viên Nguyễn
Vinh Quang (2004), trường CĐSP TP. Hồ Chí Minh. [30]
- Khóa luận tốt nghiệp “Tìm hiểu và phân tích những thay đổi trong
chương trình Hóa 9 SGK Thí điểm Phần Vô Cơ” của sinh viên Nguyễn Thị
Ngọc Linh (2004), trường CĐSP TP. Hồ Chí Minh. [25]
Các tài liệu trên đã chỉ dẫn kỹ thuật tiến hành các thí nghiệm ở trường
phổ thông cùng với các điều kiện dạy học khác nhau để nâng cao chất lượng
dạy học môn Hóa học. Tuy nhiên, chưa có nhiều công trình nghiên cứu về
ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực thí nghiệm hóa học ở THCS, về
phương pháp sử dụng thí nghiệm trong dạy học để tích cực hóa hoạt động của
học sinh, về kỹ thuật tiến hành thí nghiệm ở THCS theo chương trình mới
(năm 2005). Một số thí nghiệm thực hiện theo hướng dẫn kỹ thuật của các tài
liệu trên vẫn khó thành công.
1.2.SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM LÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA

HỌC QUAN TRỌNG Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

1.2.1.Hệ thống PPDH ở trường phổ thông[21]

1.2.1.1.Định nghĩa về phương pháp dạy học

Dạy học là một hoạt động rất phức tạp, do đó PPDH cũng rất phức tạp và
đa dạng.
Về mặt triết học, phương pháp có hai định nghĩa thường được chú ý:
- Phương pháp là cách thức, con đường, phương tiện để đạt đến mục đích
nhất định, giải quyết những nhiệm vụ nhất định.
- Phương pháp là hình thức của sự tự vận động bên trong của nội dung.
Hiện nay chưa có một định nghĩa thống nhất về phương pháp dạy học
trong các tài liệu về giáo dục và lí luận dạy học bộ môn.
Theo [28, tr.69], tác giả có định nghĩa sau: "Phương pháp dạy học là cách
thức làm việc của thầy và trò trong sự phối hợp thống nhất dưới sự chỉ đạo
của thầy nhằm làm cho trò tự giác, tích cực, tự lực đạt tới mục đích học tập".
Theo tài liệu [29,tr 107], các tác giả có định nghĩa: "Phương pháp dạy học là
cách thức, con đường hoạt động của thầy và trò dưới sự chỉ đạo của thầy,
nhằm làm cho trò nắm vững kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo, phát triển năng lực
nhận thức, hình thành thế giới quan khoa học và nhân sinh quan xã hội chủ
nghĩa". Như vậy, khi nói về phương pháp dạy học ở những chương tiếp theo,
chúng tôi chú ý đến vai trò chỉ đạo của người thầy, cách thức phối hợp của
thầy và trò, tăng cường tính tích cực của trò nhằm đạt được mục đích dạy học.

1.2.1.2.Hệ thống các phương pháp dạy học ở trường phổ thông

- Dựa vào mục đích lí luận dạy học quá trình dạy học có 3 khâu chủ yếu:
+ Nghiên cứu tài liệu mới;
+ Củng cố, hoàn thiện, vận dụng kiến thức, kỹ năng kỹ xảo;
+ Kiểm tra kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo.
Các phương pháp dạy học sẽ chia thành 3 tập hợp tương ứng với 3 khâu trên
đây, đó là:
+ Các phương pháp dạy học khi nghiên cứu tài liệu mới;
+ Các phương pháp dạy học khi củng cố, hoàn thiện, vận dụng kiến thức,
kỹ năng kỹ xảo;
+ Các phương pháp dạy học khi kiểm tra kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo.
- Căn cứ vào việc làm cụ thể của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy
học:
+ Thuyết trình
+ Biểu diễn thí nghiệm
+ Đàm thoại, …
- Căn cứ vào cách thức tổ chức sự nhận thức – lĩnh hội của học sinh: kiểu
dạy học thông báo – tái hiện và kiểu nêu vấn đề - tìm tòi phát hiện.
- Căn cứ vào nguồn cung cấp kiến thức cho học sinh: có 3 nhóm phương
pháp:
+ Nhóm các phương pháp trực quan;
+ Nhóm các phương pháp thực hành;
+ Nhóm các phương pháp dùng lời.
Có rất nhiều phương tiện trực quan trong dạy học nhưng quan trọng “bậc
nhất” có thể nói là thí nghiệm hóa học. Trong dạy học hóa học, người ta sử
dụng thí nghiệm để truyền thụ, khắc sâu kiến thức, rèn luyện kỹ năng thực
hành và phát triển tư duy cho học sinh. Thí nghiệm hóa học đan xen vào tất cả
các khâu của quá trình dạy học: nghiên cứu tài liệu, hoàn thiện kiến thức,
kiểm tra kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo.
Vì vậy, người ta sử dụng các thí nghiệm hóa học trong tất cả các cách
thức tổ chức hoạt động nhận thức: thông báo tái hiện, nêu vấn đề, nghiên cứu.

1.2.2.Thí nghiệm hóa học ở trường phổ thông

1.2.2.1.Vai trò quan trọng của thí nghiệm trong dạy học hóa học

Thí nghiệm hóa học giữ vai trò cơ bản trong việc thực hiện nhiệm vụ
của việc dạy học hóa học ở trường phổ thông. Thí nghiệm hóa học là dạng
phương tiện trực quan chủ yếu, quyết định trong dạy học hóa học vì những lí
do sau:
Thí nghiệm giúp học sinh hiểu bài sâu sắc. Thí nghiệm là cơ sở, là điểm
xuất phát của quá trình học tập – nhận thức của học sinh. Từ thí nghiệm bắt
đầu quá trình nhận thức cảm tính của học sinh, để rồi sau đó diễn ra sự trừu
tượng hóa và cụ thể hóa trong tư duy.
Thí nghiệm hóa học giúp học sinh phát triển tư duy: quan sát, so sánh,
phân tích, tổng hợp, khái quát hóa.
Thí nghiệm giúp học sinh nâng cao lòng tin của học sinh vào khoa học
và phát triển tư duy của học sinh. Thí nghiệm là cầu nối giữa lí thuyết và thực
tiễn, là tiêu chuẩn đánh giá tính chân thực của kiến thức.
Thí nghiệm là phương tiện giúp hình thành kỹ năng, kỹ xảo thực hành
và tư duy kỹ thuật, giúp rèn luyên cho học sinh tác phong làm việc khoa học.

1.2.2.2.Sự phân loại các thí nghiệm hóa học [15]

Ở trường phổ thông, căn cứ vào đối tượng thực hiện, cách thức tổ chức
và hoạt động tư duy logic của việc sử dụng thí nghiệm trong quá trình học tập,
thí nghiệm hóa học về cơ bản được phân chia như sau:
Bảng 1.1 : Sơ đồ phân loại các TNHH dùng trong trường phổ thông

THÍ NGHIỆM HÓA HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

THÍ NGHIỆM BIỂU THÍ NGHIỆM CỦA


DIỄN CỦA GV HỌC SINH

TN khi Thí Thí


nghiên nghiệm nghiệm
cứu bài thực ngoại
mới hành khoá

Phương Phương Phương Phương Thực Thực TN TN


pháp pháp pháp pháp hành hành ngoài thực
minh nghiên nghiên minh cả theo lớp học hành và
hoạ cứu cứu họa lớp nhóm thực quan
hành ở sát ở
trường nhà
1.2.2.3. Yêu cầu của thí nghiệm trong dạy học hóa học

Các thí nghiệm tiến hành trên lớp, cần phải tuân thủ những yêu cầu sau đây:

Bảo đảm an toàn cho giáo viên và học sinh: giáo viên phải nắm vững
các yêu cầu kỹ thuật đối với từng loại hóa chất, thiết bị, đồ dùng dạy học từng
thí nghiệm. Phải tuân thủ những qui định trong khi thí nghiệm.

Đảm bảo kết quả và tính khoa học của thí nghiệm: giáo viên muốn
đảm bảo cho thí nghiệm có kết quả tốt, cần phải có kỹ năng thành thạo và
phải tích luỹ kinh nghiệm. Giáo viên phải chuẩn bị tỉ mỉ, chu đáo, thử nhiều
lần trước khi biểu diễn trên lớp. Lượng hóa chất, nồng độ các dung dịch, nhiệt
độ thích hợp, chuẩn bị sẵn những dụng cụ dự trữ để thay thế nếu những bộ
phận đó bị hỏng. Tất cả các sơ suất như chọn nút không vừa, đậy nút không
kín, ống nghiệm thủng đáy, chai lọ hóa chất không có nhãn nên nhầm lẫn,
giấy lọc rách,… đều để lại những dấu ấn không tốt nơi học sinh.

Đảm bảo tính trực quan: giáo viên không đứng che lấp thí nghiệm, các
dụng cụ thí nghiệm có kích thước, hình dáng phù hợp, dùng lượng hóa chất
hợp lí làm sao để cả lớp quan sát được tốt nhất. Đối với các thí nghiệm có sự
đổi màu các chất, có sự tạo thành của kết tủa, chất khí… phải có sự hướng
dẫn học sinh quan sát và nên dùng các phông màu thích hợp để dễ nhận thấy.

Để đảm bảo những yêu cầu trên, khi làm thí nghiệm, giáo viên cần lưu ý
lựa chọn số thí nghiệm trong mỗi bài, mỗi tiết học vừa phải, chọn những thí
nghiệm tiêu biểu phục vụ trọng tâm của bài học.

1.2.2.4.Phối hợp lời giảng của giáo viên với thí nghiệm biểu diễn

Có 4 cách phối hợp lời giảng của giáo viên với thí nghiệm biểu diễn

- Cách 1: Học sinh quan sát trực tiếp và tự lực rút ra kết luận, giáo viên
dùng lời nói hướng dẫn học sinh quan sát để rút ra kết luận. Cách phối hợp
lời giảng của giáo viên với việc biểu diễn thí nghiệm này áp dụng cho các đối
tượng và quá trình đơn giản, có thể rút ra kết luận nhờ quan sát trực tiếp. Ví
dụ, khi nghiên cứu tính chất vật lý của đối tượng như màu sắc, trạng thái, hình
dạng các chất.

- Cách 2: Học sinh quan sát các sự vật, quá trình và theo lời nói hướng
dẫn của giáo viên, họ tái hiện các kiến thức cũ có liên quan, trình bày và giải
thích được những mối liên hệ giữa các hiện tượng mà họ không thể nhận thấy
được trong quá trình quan sát trực tiếp.

Ở đây lời nói của giáo viên có 3 chức năng:

+ Hướng dẫn sự quan sát trực tiếp của học sinh.

+ Gợi ý cho học sinh tái hiện kiến thức cũ có liên quan để giải thích
hiện tượng.

+ Hướng dẫn cho học sinh giải thích hiện tượng và tự đi tới kết luận.

- Cách 3: Học sinh thu được kiến thức về các hiện tượng hoặc tính chất
của sự vật trước tiên từ lời giáo viên, sau đó giáo viên biểu diễn thí nghiệm để
minh họa (khẳng định hoặc cụ thể hóa) những kết luận vừa thông báo cho
học sinh. Ở đây lời nói của giáo viên là nguồn thông tin chính yếu, còn thí
nghiệm là nguồn thông tin hỗ trợ, minh họa. Cách thứ 3 này là nghịch đảo của
cách thứ nhất. Cách này áp dụng khi các hiện tượng là đơn giản.

- Cách 4: Giáo viên mô tả các sự vật, quá trình, giáo viên nhắc lại
những kiến thức đã học có liên quan và giải thích bản chất của hiện tượng,
rồi kết luận về những mối liên hệ giữa các hiện tượng mà học sinh không thể
nhận thấy được trong quan sát trực tiếp. Sau đó giáo viên biểu diễn thí
nghiệm để minh họa lời vừa giảng.

- Cách 1 và 2 thuộc về phương pháp nghiên cứu trong dạy học. Sự khác
biệt giữa chúng là mức độ phức tạp, khó khăn của nội dung nghiên cứu. Ở
đây, thí nghiệm là nguồn thông tin, lời nói của giáo viên có chức năng hướng
dẫn. Cách 1 và 2 đều mang tính chất tích cực, tính chất nhận thức của học
sinh là chủ động. Nhờ đó, học sinh được đặt vào điều kiện mà họ phải độc lập
giành lấy kiến thức về các chất và hiện tượng trên cơ sở quan sát thí nghiệm.

- Cách 3,4 thuộc phương pháp minh họa trong dạy học. Sự khác biệt
giữa cách 3 và 4 cũng là sự khác biệt về mức độ phức tạp, khó khăn của nội
dung nghiên cứu.

- Khi sử dụng các cách phối hợp trên đây, giáo viên cần căn cứ vào nội
dung nghiên cứu (đơn giản hay phức tạp), trình độ lĩnh hội cần đạt tới (tích
cực chủ động hay tái hiện, bắt chước) và sự chuẩn bị của học sinh.

1.2.3.Một số xu hướng sử dụng thí nghiệm hóa học trong sự hỗ trợ của
phương tiện kỹ thuật hiện đại

Với công nghệ hiện đại như ngày nay, với sự hỗ trợ đắc lực của máy vi
tính, một số giáo viên thường sử dụng thí nghiệm hóa học theo hướng dùng
thí nghiệm ảo. Thí nghiệm ảo là thí nghiệm trên môi trường ảo (môi trường số
hoá) gồm mô hình ảo, phân tích băng hình, mô phỏng, phim quay....

Thí nghiệm ảo hay thí nghiệm thật đều là thí nghiệm trực quan, cùng
làm sáng tỏ lý thuyết, gây hứng thú học tập cho các em, làm cho học sinh
nhận thức dễ dàng hơn, kiến thức thu được của các em rõ ràng và sâu sắc,
đồng thời lớp học sôi nổi, hào hứng, … Tuy nhiên thí nghiệm thật hay ảo đều
có ưu nhược điểm của nó.

Thí nghiệm ảo là tập hợp các tài nguyên số đa phương tiện dưới hình
thức đối tượng học tập, nhằm mục đích mô phỏng các hiện tượng vật lý, hóa
học, sinh học... xảy ra trong tự nhiên hay trong phòng thí nghiệm, có đặc điểm
là có giao diện thân thiện với người sử dụng và có thể mô phỏng những quá
trình khó xảy ra trong tự nhiên hay khó thu được trong phòng thí nghiệm. Thí
nghiệm ảo giúp giảm thiểu việc học chay, dạy chay thường gặp do thiếu
phương tiện, điều kiện thí nghiệm; giúp người học chủ động, phù hợp với tinh
thần người học là trung tâm. [38]
Không thể nói thí nghiệm ảo hoàn toàn tốt hơn thí nghiệm thật nhưng
nó lại có rất nhiều ưu điểm hơn so với thí nghiệm thật.

Ví dụ:

Khi giáo viên làm thí nghiệm thật trên lớp thì hầu như các dụng cụ thí
nghiệm đều nhỏ, lớp học đông, phòng học rộng. Không phải tất cả các học
sinh trong lớp đều có thể quan sát dễ dàng, các em ở cuối lớp chỉ có thể nghe
giáo viên nói mà không thể nhìn được thí nghiệm. Trong khi đó thí nghiệm ảo
được thực hiện trên một màn chiếu, giáo viên có thể chỉnh kích cỡ của thí
nghiệm đủ lớn để cả lớp đều có thể quan sát rõ ràng kể cả các em ngồi ở cuối
lớp học.

Thí nghiệm ảo được lập trình sẵn nên gần như tất cả đều chuẩn xác, an
toàn. Thí nghiệm ảo còn cho biết diễn biến của phản ứng hóa học, cho phép
dừng phản ứng ở thời điểm cần quan sát và phân tích. Thí nghiệm ảo cho
phép lặp đi lặp lại theo yêu cầu của người học.

Một vấn đề nữa là công tác chuẩn bị thí nghiệm. Trong chương trình
THCS, hầu như tiết hóa học nào cũng có thí nghiệm. Việc chuẩn bị và di
chuyển dụng cụ, hóa chất từ lớp nào sang lớp khác rất khó khăn. Còn với thí
nghiệm ảo, các dụng cụ có sẵn trong máy vi tính giáo viên chỉ cần một lần
thực hiện đưa phần mềm thiết kế thí nghiệm vào trong máy và cài đặt chương
trình và sử dụng được nhiều lần ở nhiều lớp.

Như vậy có thể thấy khá nhiều ưu điểm của thí nghiệm ảo, hơn nữa,
hiện nay, tin học được ứng dụng nhiều vào trong trường học thì việc sử dụng
các thí nghiệm ảo hỗ trợ cho giảng dạy các môn học là hoàn toàn hợp lý. Thí
nghiệm ảo có vai trò là phương tiện dạy học trong quá trình dạy học, đáp ứng
được đầy đủ các bước, các quá trình của bài giảng.. [38]

Tuy nhiên, thí nghiệm ảo không thể thay thế các thí nghiệm do giáo
viên và học sinh tiến hành. Cũng như phi công sẽ không lái được máy bay hạ
cánh khi chỉ toàn thực tập trên mô hình ảo; bác sĩ sẽ không phẫu thuật được
khi chỉ có kinh nghiệm với dao mổ ảo trên máy tính.
1.3.TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM HÓA HỌC Ở TRƯỜNG

THCS

1.3.1. Vài nét về các trường THCS ở Quận Gò Vấp

Theo phòng GD & ĐT Gò Vấp tính đến năm học 2009-2010, toàn
Quận có 12 trường THCS công lập.
+ Về đội ngũ GV dạy môn hóa: đến năm học 2009-2010 có 35 GV.
+ Các cấp quản lí giáo dục quan tâm đến công tác trang thiết bị dạy học,
sử dụng nguồn ngân sách chi cho công tác đầu tư sắm trang thiết bị đúng qui
định theo Thông tư 30/TT-LB ngày 26/7/1990. Nhiều trường đã có phòng thí
nghiệm, có cán bộ phụ trách thiết bị và thực hành tạo điều kiện thuận lợi cho
việc tổ chức làm thí nghiệm trên lớp.
+ Về hệ thống phòng thí nghiệm hóa học: hiện nay trên toàn Quận có 5
trường có phòng thực hành hóa học riêng, 7 trường sử dụng phòng Hóa –
Sinh chung. Tuy nhiên phòng thí nghiệm môn hoá học vẫn chưa có tủ hút khí
độc. Các trường còn lại chưa có hoặc đang xây dựng phòng bộ môn hóa học.

1.3.2. Thực trạng sử dụng thí nghiệm trong dạy học hóa học ở các
trường THCS

1.3.2.1. Mục đích điều tra

- Tìm hiểu thực trạng sử dụng thí nghiệm hóa học của giáo viên và học
sinh.
- Tìm hiểu nguyên nhân làm cho một số thí nghiệm rất ít hoặc không
được giáo viên sử dụng.
- Tìm các biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm hóa học
ở THCS.
1.3.2.2. Phương pháp điều tra

- Gửi 47 phiếu điều tra (xem phụ lục 1) ở Quận Gò Vấp, Tân Phú,
Quận 11 để tìm hiểu thực trạng sử dụng thí nghiệm hóa học của giáo viên.
- Gửi 10 phiếu điều tra cho giáo viên để tìm hiểu cách sử dụng một số
thí nghiệm cụ thể trong chương trình THCS.
- Phỏng vấn trực tiếp cán bộ chỉ đạo môn Hóa quận Gò Vấp, nhóm
trưởng và giáo viên bộ môn hóa học ở các trường THCS: Nguyễn Văn Nghi,
Nguyễn Văn Trỗi, Lê Quý Đôn, Võ Thành Trang để biết nguyên nhân của các
thí nghiệm không thành công.

1.3.2.3. Kết quả điều tra

Sau khi thu về 47 phiếu điều tra từ 15 trường THCS về mức độ sử dụng
các loại thí nghiệm hóa học và tỉ lệ thí nghiệm biểu diễn giáo viên đã thực
hiện theo yêu cầu của SGK, chúng tôi lập ra bảng 1.2.
Bảng 1.2: Thống kê tình hình giáo viên sử dụng các loại thí nghiệm hóa
học trong chương trình THCS.
Không Có Sử dụng
sử % sử % thường %
dụng dụng xuyên
Thí nghiệm biểu diễn của GV 5 10.6 12 25.5 30 63.8
Thí nghiệm ảo, mô phỏng,… 15 31.9 18 38.3 14 29.8
Dùng hình ảnh và lời nói để mô
22 46.8 14 29.8 11 23.4
tả thí nghiệm
Thí nghiệm của HS khi nghiên
10 21.3 9 19.1 28 59.6
cứu bài mới

- Từ bảng 1.2 cho thấy giáo viên đã chú ý đến thí nghiệm hóa học: 46,8%
giáo viên không dùng lới nói hình ảnh để mô tả thí nghiệm; 63,8% giáo viên
thường xuyên sử dụng thí nghiệm biểu diễn và 59,6% giáo viên thường xuyên
tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm nghiên cứu. Các thí nghiệm mô phỏng
cũng được gần 70% giáo viên sử dụng.
Bảng 1.3: % thí nghiệm biểu diễn được giáo viên thực hiện thành công
so với tổng số thí nghiệm theo yêu cầu của chương trình.
Trên 80% 61% - 80% 41% - 60% 21% - 40% Dưới 20%
Kết quả 16 16 12 3 0
Tỉ lệ 34% 34% 25,6% 6,4% 0%

- Các trường ở quận Gò Vấp có cơ sở vật chất, điều kiện dạy học và
phong trào dạy học phát triển. Đa số giáo viên thực hiện thành công các thí
nghiệm theo yêu cầu; 34% giáo viên làm được hơn 80% thí nghiệm trong
SGK. Rất ít giáo viên (6,4%) chỉ thực hiện được ít hơn một nửa số thí nghiệm
yêu cầu.
* Chúng tôi tham khảo ý kiến của 10 giáo viên về cách sử dụng một số
thí nghiệm cụ thể trong chương trình. Kết quả như sau (bảng 1.4)
Bảng 1.4: Cách sử dụng một số thí nghiệm hóa học ở THCS.
STT Tên thí nghiệm GV biểu GV cho HS tự làm
diễn TN HS xem TN theo
phim TN nhóm
1 Thí nghiệm chưng cất nước 0 0 0
2 Fe tác dụng với S 6 4 0
3 Dùng cân chứng minh ĐLBTKL 2 7 1
4 S tác dụng với O 2
R 10 0 0
5 P tác dụng với O 2
R 7 3 0
6 Xác định thành phần không khí 8 2 0
7 H 2 tác dụng với CuO
R R 4 2 4
8 Sự phân hủy nước 0 2 0
9 Sự tổng hợp nước 0 3 0
10 Clo ẩm tẩy màu 0 5 0
11 Clo tác dụng với dd NaOH 0 8 0
12 Tính hấp phụ của C (C lọc nước 8 0 0
màu)
13 C tác dụng với CuO 2 5 0
14 Đốt cháy bông gòn 0 0 0
15 Metan tác dụng với O 2R 4 4 0
16 Metan tác dụng với Cl 2 R 0 0 0
17 Phản ứng tráng gương 6 0 4

- Kết quả điều tra cho thấy: Những thí nghiệm đa số GV không thực hiện
mà chỉ minh họa bằng hình trong SGK gồm: chưng cất nước, sự phân hủy
nước, chứng minh định luật bảo toàn khối lượng, sự tổng hợp nước, đốt cháy
bông gòn, metan tác dụng với clo, clo ẩm tẩy màu, clo tác dụng với dd NaOH.
Đây thường là những thí nghiệm có chất độc hại hoặc dụng cụ cồng kềnh.
- Một số giáo viên cho biết:
+ Có những thí nghiệm mặc dù đa số GV cố gắng thực hiện (hoặc đã tổ
chức cho học sinh làm nhưng không thành công, ví dụ: cacbon khử đồng (II)
oxit, sắt tác dụng với lưu huỳnh.
- Tác giả đã phỏng vấn trực tiếp cán bộ chỉ đạo môn Hóa quận Gò Vấp,
nhóm trưởng và giáo viên bộ môn hóa ở các trường THCS: Nguyễn Văn
Nghi, Nguyễn Văn Trỗi,… thu được một số ý kiến sau:
Thầy Trịnh Vĩnh Thanh, cán bộ chỉ đạo môn Hóa quận Gò Vấp cho
biết: “Giáo viên trong quận thực hiện khá tốt việc tiến hành thí nghiệm biểu
diễn (khoảng 80%). Nguyên nhân các thí nghiệm không tiến hành được là:
một số thí nghiệm còn độc hại, nội dung sách giáo khoa dài, bài tập nhiều, nội
dung kiểm tra chưa chú trọng đến khâu thực hành thí nghiệm nên giáo viên
ngại làm thí nghiệm.”
Cô Phạm Thị Thu Phương ở trường THCS Nguyễn Văn Trỗi cho biết:
“Chỉ làm thí nghiệm một số bài. Nguyên nhân: chưa có giáo viên phụ trách
phòng thí nghiệm, dụng cụ và hóa chất không đúng quy cách nên thí nghiệm
có lúc được lúc không, nhiều thí nghiệm còn độc hại, dễ gây cháy nổ”.
Cô Nguyễn Thị Ngọc Thu ở trường THCS Nguyễn Văn Nghi cho biết:
“Chỉ sử dụng thí nghiệm khi có giáo viên đến thăm lớp. Nguyên nhân: sĩ số
lớp học đông, nhiều thí nghiệm không thu hút được học sinh vì không trực
quan, thời gian tiến hành thí nghiệm dài nên học sinh không tập trung”.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

- Thí nghiệm hóa học có ý nghĩa to lớn trong dạy học hóa học. Đó là
dạng phương tiện trực quan chủ yếu, có vai trò quyết định trong dạy học ở
trường phổ thông.

- Thí nghiệm ảo và các thí nghiệm mô phỏng có những ưu điểm cần được
tận dụng, phối hợp bổ sung cho thí nghiệm thật như: mở rộng tầm quan sát
cho lớp học; chuẩn xác, an toàn, có thể dừng phản ứng để phân tích; lắp ráp,
di chuyển thí nghiệm thuận lợi. Hiện nay đã có gần 70% giáo viên sử dụng thí
nghiệm ảo, mô phỏng. (Xem bảng 1.2)

- Kết quả tìm hiểu thực tế cho thấy trang thiết bị các trường không đồng
đều và không đồng bộ. Quận Gò Vấp có 12 trường THCS có phòng thực hành
hóa học, tuy nhiên, chỉ có 5 trường có riêng phòng thí nghiệm Hóa, một số
trường khác sử dụng chung phòng thí nghiệm với môn Sinh.

- Trong dạy học, giáo viên đã có ý thức được vai trò của thí nghiệm hóa
học: có 63,8% giáo viên thường xuyên sử dụng thí nghiệm biểu diễn và
59,6% giáo viên tổ chức cho học sinh thí nghiệm. Những thí nghiệm giáo viên
thực hiện không thành công hoặc không biểu diễn mà chỉ minh họa bằng hình
ảnh trong SGK thường là: cacbon khử đồng (II) oxit, sắt tác dụng với lưu
huỳnh, chưng cất nước, sự phân hủy nước, chứng minh định luật bảo toàn
khối lượng, sự tổng hợp nước, đốt cháy bông gòn, metan tác dụng với clo, clo
ẩm tẩy màu, clo tác dụng với dd NaOH v.v...
- Những nguyên nhân chủ yếu làm hạn chế việc sử dung thí nghiệm hóa
học trong giờ học là:
+ Nhiều thí nghiệm có dụng cụ cồng kềnh, khó sắp xếp và di chuyển.
+ Một số thí nghiệm độc hại.
+ Một số thí nghiệm yêu cầu nhiều thời gian làm ảnh hưởng đến thời
lượng của tiết học.
+ Về mặt kỹ thuật, một số thí nghiệm khó thực hiện thành công.
- Kết quả điều tra trên đặt cho chúng tôi nhiệm vụ tìm những biện pháp
cải tiến kỹ thuật thí nghiệm, cải tiến phương pháp sử dụng thí nghiệm (thật,
ảo, mô phỏng...) để giúp cho lao động dạy học của giáo viên trong điều kiện
hiện tại được nhẹ nhàng hơn và hiệu quả hơn, khi áp lực công việc và những
khó khăn cuộc sống hàng ngày đang tác động lên giáo viên.
CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN KĨ THUẬT VÀ
PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG MỘT SỐ THÍ NGHIỆM TRONG
DẠY HỌC HÓA HỌC

2.1.XÁC ĐỊNH DANH MỤC THÍ NGHIỆM HÓA HỌC CẦN THỰC

HIỆN TRONG CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC THCS

Chúng tôi thống kê danh mục thí nghiệm tương ứng với các nội dung
bài học theo từng khối lớp như sau:

Bảng 2.1: Danh mục các thí nghiệm biểu diễn cần tiến hành khi dạy môn Hóa
học (Theo yêu cầu chương trình Hóa 8) [9]

Chương Bài dạy STT Tên thí nghiệm

(1) (2) (3) (4)

1 dd CuSO 4 tác dụng với dd


R R

Mở đầu môn Hóa học NaOH

2 Sắt tác dụng với dd HCl

1 Chất 3 Thí nghiệm chưng cất nước

4 Sắt tác dụng với lưu huỳnh


Sự biến đổi chất
5 Phân hủy đường bởi nhiệt
2
Định luật bảo toàn khối 6 CM: định luật bảo toàn khối
lượng lượng

7 Lưu huỳnh tác dụng với oxi


4 Tính chất của oxi
8 Sắt tác dụng với oxi
9 Photpho tác dụng với oxi

10 Điều chế oxi

11 Thu oxi bằng cách dời chỗ


Điều chế oxi nước

12 Thu oxi bằng cách dời chỗ


không khí

13 Xác định thành phần không


Thành phần không khí
khí

14 Hiđro tác dụng với oxi R

R (không khí)

Tính chất của hiđro 15 Hiđro tác dụng với oxi

16 Minh hoạ phản ứng nổ

17 Hiđro khử đồng (II) oxit

18 Điều chế hiđro

5 19 Thu hiđro bằng cách dời chỗ


Điều chế hiđro – Phản ứng
nước
thế
20 Thu hiđro bằng cách dời chỗ
không khí

21 Sự phân huỷ nước

22 Sự tổng hợp nước


Nước
23 Nước tác dụng với natri

24 Nước tác dụng với canxi oxit


25 Sự hoà tan dầu ăn vào xăng
6 Dung dịch
và nước

Bảng 2.2: Danh mục thí nghiệm biểu diễn ở THCS (Lớp 9).[11]

Chương Tiết dạy STT Tên thí nghiệm

(1) (2) (3) (4)

Tính chất hóa học của 1 CuO tác dụng với dd HCl
oxit. Khái quát về sự phân
loại oxit 2 CaO tác dụng với H 2 O R R

3 dd HCl làm đổi màu quì tím

4 Kim loại tác dụng với dd axit


Tính chất hóa học của axit
5 Cu(OH) 2 tác dụng với dd axit
R R

6 Fe 2 O 3 tác dụng với dd HCl


R R R R

Cu tác dụng với H 2 SO 4 đặc, R R R R

7
1 nóng
Một số axit quan trọng 8 Tính háo nước của H 2 SO 4 đặc R R R R

9 Nhận biết H 2 SO 4 và muối sunfat


R R R R

10 Dd bazơ làm đổi màu quì tím


Tính chất hóa học của
bazơ Bazơ không tan bị nhiệt phân
11
huỷ

Một số bazơ quan trọng 12 Pha chế dd Ca(OH) 2 R

Tính chất hóa học của 13 Muối tác dụng với kim loại

muối 14 Muối tác dụng với axit


15 Muối tác dụng với muối

16 Muối tác dụng với bazơ

Tính chất vật lý của kim 17 Tính dẫn điện của kim loại

loại 18 Tính dẫn nhiệt của kim loại

Tính chất hóa học của kim 19 Na tác dụng với khí clo

loại 20 Zn tác dụng với dd CuSO 4 R

So sánh độ hoạt động của Na và


21
Fe
Dãy hoạt động hóa học
22 Cu tác dụng với dd FeSO 4
của kim loại
R

So sánh độ hoạt động của Cu và


23
Fe
2 24 Al tác dụng với oxi

Nhôm 25 Al tác dụng với dd HCl

26 Al tác dụng với dd NaOH

27 Fe tác dụng với oxi


Sắt
28 Fe tác dụng với clo

29 Cu tác dụng với clo

30 Clo tác dụng với hiđro

Clo 31 Clo tác dụng với nước


3
32 Clo tác dụng với dd NaOH

Cacbon 33 Tính hấp phụ của C


34 C khử CuO

Các oxit của cacbon 35 CO 2 tác dụng với nước


R R

36 Muối cacbonat tác dụng với axit

Axit cacbonic và muối Muối cacbonat tác dụng với dd


37
cacbonat bazơ
Muối cabonat tác dụng với dd
38
muối

Hợp chất hữu cơ và hóa


39 Đốt cháy bông gòn
học hữu cơ

40 Điều chế CH 4R

Metan 41 Metan tác dụng với oxi

4 42 Metan tác dụng với clo

Etilen 43 Etilen tác dụng với ddBr 2 R

44 Điều chế axetilen

Axetilen 45 Đốt cháy axetilen

46 Axetilen tác dụng với dd brom

47 Đốt cháy rượu etylic


Rượu etylic
48 Rượu etylic tác dụng với Na

5 49 Tính axit của axit axetic


Axit axetic Axit axetic tác dụng với Rượu
50
etylic

Chất béo 51 Tính tan của dầu ăn


52 Tính tan của glucozo
Glucozơ
53 Phản ứng tráng gương

54 Tính tan của saccarozo

Saccarozo tác dụng với dd


Saccarozơ 55
AgNO 3 /NH 3
R R R

56 Thuỷ phân dd saccarozo

Tính tan của tinh bột và


57
Tinh bột và xenlulozơ xenlulozo

58 Tác dụng của tinh bột với iôt

59 Protein bị phân huỷ bởi nhiệt


Protein
60 Sự đông tụ của protein

2.2. Cải tiến kĩ thuật tiến hành thí nghiệm hóa học

Như chương 1 đã trình bày, trong danh mục nêu trên, một số thí nghiệm
được SGK hướng dẫn với dụng cụ cồng kềnh, một số thí nghiệm độc hại, một
số rất khó thành công. Sau khi tham khảo ý kiến của giáo viên cùng với kinh
nghiệm và ý nguyện của bản thân, chúng tôi tiến hành cải tiến kĩ thuật thí
nghiệm theo 2 hướng sau:

- Hướng 1: Một số thí nghiệm đã thành công nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục
nghiên cứu cải tiến thêm để đảm bảo an toàn hơn, tăng cường tính trực
quan và sử dụng các dụng cụ đơn giản, tiết kiệm hóa chất.

- Hướng 2: Một số thí nghiệm làm theo hướng dẫn của SGK khó thành
công, cần được hướng dẫn cụ thể hơn.
2.2.1. Hướng 1. Một số thí nghiệm thành công nhưng vẫn tiếp tục
nghiên cứu để:

a. Thí nghiệm được thực hiện an toàn hơn

1. Thí nghiệm về sự cháy của lưu huỳnh trong oxi


o
t
S + O2 R R → SO 2 ↑
R R

Thí nghiệm được SGK 8, trang 81 mô tả như sau: Đưa muỗng sắt có chứa
một lượng nhỏ lưu huỳnh bột vào ngọn lửa đèn cồn. Sau đó, đưa lưu huỳnh
đang cháy và lọ có chứa khí oxi.

Thí nghiệm thường đạt kết quả tốt, nhưng nếu dùng cho các nhóm học sinh
có những hạn chế sau:

- Tốn nhiều hóa chất và dụng cụ, lượng khí SO 2 bay ra lớp nhiều,
R R

không an toàn.

- Lượng lưu huỳnh còn dư nhiều ở muỗng sắt sau thí nghiệm gây lãng
phí.

Chúng tôi đề nghị cải tiến thí nghiệm trên như sau:

* Dụng cụ và hóa chất cần thiết

Lọ chứa khí oxi còn chừa một ít nước, lưu huỳnh dạng bột, đũa thủy
tinh có gắn nút cao su, kẹp ống nghiệm, đèn cồn.

* Tiến hành thí nghiệm

Hơ nóng một đầu đũa thủy tinh trên ngọn lửa đèn cồn rồi cho tiếp xúc
với bột lưu huỳnh. Lưu huỳnh nóng chảy bám vào đầu đũa. Đưa đầu đũa thủy
tinh vào ngọn lửa đèn cồn, lưu huỳnh sẽ cháy với ngọn lửa màu xanh mờ rồi
đưa vào lọ chứa khí oxi. Lưu huỳnh cháy trong oxi và sinh ra nhiều khói
trắng.

Hướng dẫn học sinh mô tả hiện tượng quan sát được và viết phương
trình hóa học.

* Cách tiến hành trên có những ưu điểm sau đây:

- Đảm bảo an toàn, vì phản ứng hóa học xảy ra trong lọ có nút đậy kín.
Khí SO 2 sinh ra hòa tan trong nước có sẵn ở đáy ống nghiệm.
R R

- Tiết kiệm hóa chất vì chỉ cần lượng nhỏ oxi và lượng nhỏ lưu huỳnh,
sau thí nghiệm không còn lưu huỳnh dư.

2. Thí nghiệm đốt cháy photpho trong oxi


o
t
4P + 5O 2
R R R R → 2P 2 O 5
R R R

Thí nghiệm được SGK 8 trang 82 mô tả như sau: Cho vào muỗng sắt một
lượng P đỏ. Đốt cháy P đỏ trong không khí rồi đưa nhanh vào lọ đựng khí oxi.

Thí nghiệm thường thành công nhưng có những hạn chế sau:
- P cháy tỏa nhiệt nhiều nên dễ làm vỡ lọ chứa khí oxi.

- P cháy tạo thành nhiều khói trắng bay ra lớp và gây ho.

- P đỏ còn dư ở muỗng sắt.

Chúng tôi đề nghị cải tiến thí nghiệm trên như sau:

* Hóa chất và dụng cụ: P đỏ, muôi sắt có gắn nút cao su, lọ chứa khí oxi
còn chừa một ít nước, đèn cồn.

* Tiến hành thí nghiệm

Đưa muôi sắt có chứa P đỏ vào ngọn lửa đèn cồn, P đỏ sẽ cháy với
ngọn lửa màu vàng rồi đưa vào lọ chứa khí oxi. P đỏ cháy mạnh trong oxi với
ngọn lửa sáng chói và tạo ra nhiều khói trắng.

Hướng dẫn học sinh mô tả hiện tượng quan sát được và viết phương
trình hóa học.

* Cách tiến hành trên có những ưu điểm sau đây:

- Đảm bảo an toàn, vì phản ứng hóa học xảy ra trong lọ có nút đậy kín.
Khói trắng P 2 O 5 sinh ra hòa tan trong nước có sẵn ở đáy lọ.
R R R R

- Lọ không bị vỡ vì có nước ở đáy lọ làm giảm nhiệt độ của phản ứng.

- Tiết kiệm hóa chất vì chỉ cần lượng nhỏ P đỏ, sau thí nghiệm không
còn P dư.

3. Thí nghiệm nhận biết tính tẩy màu của clo ẩm

Thí nghiệm được SGK 9 trang 78 mô tả như sau: Dẫn khí clo vào cốc
đựng nước, nhúng mẩu giấy quỳ tím vào dung dịch thu được.
Thí nghiệm thường đạt kết quả tốt, nhưng dụng cụ phức tạp, khí clo dư có
mùi hắc không tan vào nước sẽ bay ra lớp nhiều, không an toàn. Bảng 1.4 cho
thấy giáo viên không làm thí nghiệm này.

Chúng tôi đề nghị cải tiến thí nghiệm trên như sau:

* Dụng cụ và hóa chất

Ống nghiệm có nhánh, nút cao su, giá kẹp ống nghiệm, ống nhỏ giọt, giấy
màu ẩm, dd HCl, MnO 2 .R R

* Tiến hành thí nghiệm

Cho vào ống nghiệm lượng MnO 2 bằng hạt ngô. Cho dd HCl vào ống
R R

nghiệm. Đặt một miếng giấy màu ẩm lên thành ống nghiệm. Đậy miệng ống
bằng nút cao su. Khí clo làm mất màu miếng giấy ẩm.

* Thí nghiệm có những ưu điểm sau đây:

- Không dùng ống nghiệm thường vì khí clo sinh ra làm áp suất trong
nghiệm tăng lên, sẽ làm bật nút cao su ra.

- Đảm bảo an toàn, hạn chế được khí clo bay ra ngoài. Để khử lượng clo
dư sau khi làm thí nghiệm có thể thực hiện bằng 2 cách:
+ Mở nút cao su có ống nhỏ giọt ra, nhỏ vào lọ vài giọt dung dịch
NaOH loãng, đậy lọ bằng một nút cao su (không có lỗ) rồi lắc mạnh để khí
clo dư tác dụng với dung dịch NaOH.

+ Nhúng cả lọ vào một chậu nước rồi từ từ mở nút ra. Khí clo dư sẽ tan
trong nước.

- Cẩn thận khi đậy nút cao su, không để dung dịch HCl chạm vào giấy
màu.

Có 3 thí nghiệm (2 thí nghiệm của lớp 8, 1 thí nghiệm của lớp 9) được đề
nghị cải tiến với lượng chất ít hơn, dụng cụ an toàn hơn.

b. Tăng cường tính trực quan

1. Thí nghiệm chứng minh định luật bảo toàn khối lượng

Thí nghiệm được SGK 8 trang 53 mô tả như sau: Trên đĩa cân A đặt hai
cốc (1) và (2) chứa dd BaCl 2 và dd Na 2 SO 4 . Đặt quả cân lên đĩa cân B cho
R R R R R R

đến khi cân thăng bằng. Đổ cốc (1) vào cốc (2), rồi lắc cho hai dung dịch trộn
lẫn vào nhau.

Thí nghiệm dễ thực hiện nhưng học sinh khó quan sát kim cân khi giáo
viên làm thí nghiệm biểu diễn. Còn các nhóm học sinh làm thí nghiệm thì mất
thời gian vì phải chỉnh cân cho thăng bằng.

Trong lớp học, cân khó thăng bằng vì chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố:
nhiệt độ, quạt, gió,… Khi chuyển lớp, giáo viên lại mất thời gian chỉnh lại
cân.

Chúng tôi đề nghị thực hiện thí nghiệm theo phương án sau:
* Hóa chất và dụng cụ: 1 cốc đựng 2 ống nghiệm chứa dd BaCl 2 và dd R R

Na 2 SO 4 , cân điện tử.


R R R R

* Tiến hành thí nghiệm

Sử dụng cân điện tử có độ nhạy đến 0,1gam. Nhấn nút ON/OFF để mở


cân. Sau khi màn hình hiển thị số ổn định, Đặt lên đĩa cân một cốc có chứa 2
ống nghiệm đựng BaCl 2 và dd Na 2 SO4 . Khi màn hình hiển thị số ổn định, đổ
R R R R R R

dung dịch từ ống nghiệm này vào ống nghiệm dịch kia. Sau đó đặt trở lại cốc.
Cho học sinh nhận xét hiện tượng và đọc số hiển thị trên màn hình.

* Cách tiến hành trên có những ưu điểm sau đây:

- Học sinh dễ dàng quan sát chỉ số khối lượng của các chất trước và sau
phản ứng.

- Cân điện tử không chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khác, có độ chính xác
cao.

2. Thí nghiệm oxi hóa glucozơ


NH
C 6 H 12 O 6 + Ag 2 O 
R R R R

ñun nheï
R R 
→ C 6 H 12 O 7 + 2Ag↓
R R
3
R R R R R R

Thí nghiệm được SGK 9 trang 151 mô tả như sau: Nhỏ vài giọt dd AgNO 3 R R

vào ống nghiệm đựng dd NH 3 , lắc nhẹ. Thêm tiếp dd glucozơ vào, sau đó đặt
R R

ống nghiệm trong cốc nước nóng. Quan sát thấy có chất màu sáng bạc bám
lên thành ống nghiệm.

Hướng dẫn trên không ghi rõ nồng độ các chất, nhiệt độ nước nóng và một
số điều kiện để đảm bảo thành công.

Chúng tôi đề nghị thực hiện thí nghiệm theo phương án sau:
* Hoá chất: Dung dịch: NaOH 2M, AgNO 3 0,2M, NH 3 đặc, dung dịch
R R R R

glucozơ 45%.
* Dụng cụ: Nước nóng 50 – 60oC, kẹp ống nghiệm, ống nghiệm, đèn cồn,
P P

diêm.
* Tiến hành thí nghiệm
Tráng ống nghiệm sạch bằng dung dịch NaOH.
Chuẩn bị dung dịch AgNO 3 /NH 3 : Cho 1ml dd NaOH 2M vào 2ml dd
R R R R

AgNO 3 0,2M thấy kết tủa đen. Thêm dd NH 3 đặc đến khi kết tủa tan hoàn
R R R R

toàn.

Cho 3 ml giọt glucozơ 45% vào dung dịch AgNO 3 /NH 3 đã chuẩn bị ở R R R R

trên, ngâm hỗn hợp trong nước nóng 50 – 60oC (hoặc đun cách thủy) hoặc hơ
P P

nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn. Quan sát thấy có chất màu sáng bạc bám lên thành
ống nghiệm.

* Cách tiến hành trên có những ưu điểm sau đây:

- Thực hiện theo hướng dẫn rõ ràng hơn về lượng chất, nồng độ, cách tiến
hành, màu sáng bạc bám lên thành ống nghiệm rất rõ.

Có 2 thí nghiệm (1 thí nghiệm của lớp 8, 1 thí nghiệm của lớp 9) được đề
nghị cải tiến cách tiến hành, lượng hóa chất và dụng cụ để dễ dàng quan sát
hơn.

c. Sử dụng các dụng cụ thí nghiệm đơn giản, tiết kiệm hóa chất

1. Thí nghiệm chưng cất nước


Thí nghiệm được SGK 8 trang 10 mô tả như sau: Lắp dụng cụ như hình.
Đun sôi nước tự nhiên, quan sát nước thu được.

Nước (lỏng) đun


 sôi laøm laïnh
→ Nước (hơi)  → Nước (lỏng)

Dụng cụ thí nghiệm trên rất phức tạp, phải có ống sinh hàn, thiết bị dẫn
nước vào, nước ra ở ống sinh hàn, không phù hợp với nhiều lớp học hiện nay.
Bảng 1.4 cho thấy không có giáo viên thực hiện thí nghiệm này.

Chúng tôi đề nghị thực hiện thí nghiệm trên theo phương án sau:

* Hóa chất và dụng cụ: giá sắt, ống nghiệm, đèn cồn, cốc nước lạnh, nút
cao su có gắn ống dẫn khí L, bông gòn thấm nước quấn quanh ống dẫn khí.

* Tiến hành thí nghiệm

Rót vào ống nghiệm chừng 5ml nước tự nhiên. Đậy miệng ống nghiệm
bằng nút cao su có gắn ống dẫn khí L. Kẹp ống nghiệm vào giá sắt sao cho
đầu ống dẫn khí được dẫn vào đáy ống nghiệm đặt trong cốc nước lạnh.

* Cách tiến hành trên có những ưu điểm sau đây:

- Dụng cụ đơn giản, có thể thực hiện thí nghiệm ở nhiều lớp.
2. Thí nghiệm xác định thành phần không khí

Thí nghiệm được SGK 8 trang 95 mô tả như sau: Chuẩn bị dụng cụ như
hình. Đốt P đỏ trong muỗng sắt như trong hình rồi đưa nhanh P đỏ đang cháy
vào ống hình trụ và đậy kín miệng ống bằng nút cao su.

Thí nghiệm dễ thực hiện nhưng theo chúng tôi có thể tiến hành thí nghiệm
đơn giản hơn theo phương án sau:

* Hóa chất và dụng cụ: khay nước màu, hộp quẹt, nến, nút cao su, ống
thuỷ tinh có chia vạch.

* Tiến hành thí nghiệm

Chuẩn bị dụng cụ như hình. Đốt nến, đặt ống thuỷ tinh vào chậu nước.
Đậy ống thuỷ tinh bằng nút cao su. Quan sát, ta thấy nến tắt, nước trong ống
thuỷ tinh dâng lên đến vạch thứ hai

* Cách tiến hành trên có ưu điểm: dụng cụ đơn giản, hóa chất dễ kiếm,
giáo viên có thể hướng dẫn học sinh làm tại nhà.

3. Thí nghiệm hiđro khử đồng (II) oxit


o
t
CuO + H 2 R R → Cu + H2O
R R

Thí nghiệm được SGK 8 trang 106 mô tả như sau: Cho luồng khí hiđro
(sau khi đã kiểm tra sự tinh khiết) đi qua bột đồng (II) oxit CuO, đun nóng.
Thí nghiệm đạt được kết quả tốt nhưng có hạn chế sau: dụng cụ phức tạp,
ống nghiệm thông 2 đầu, nút cao su có ống dẫn khí, mất nhiều thời gian cho
việc lắp ráp, khó khăn khi đem dụng cụ từ lớp này sang lớp khác và đồng sinh
ra làm đỏ khu vực giữa ống nghiệm khó rửa, khó dùng lại cho lần sau.

Chúng tôi đề nghị cải tiến thí nghiệm trên như sau:

* Dụng cụ và hóa chất: Bình Kíp đơn giản 1), Zn viên, dd HCl, ống dẫn
F
0
P P

khí L có gắn nút cao su, ống vuốt nhọn, ống cao su, đèn cồn, lọ khí chứa oxi.

* Tiến hành thí nghiệm

Chuẩn bị dụng cụ điều chế khí H 2 bằng bình Kíp đơn giản. Lắp dụng cụ
R R

như hình. Nhúng ống nghiệm chứa Zn vào dung dịch HCl. Chờ khoảng 1 phút
cho luồng khí H 2 sinh ra nhiều và đều. Hơ nóng đều ống nghiệm có chứa bột
R R

CuO, sau đó đun tập trung chỗ có hóa chất. Quan sát thấy bột CuO từ màu
đen chuyển sang màu đỏ của Cu và thấy hơi nước bám trên thành ống
nghiệm.

* Cách tiến hành trên có những ưu điểm sau:

( ) Khi cần điều chế H2, cho dung dịch axit vào lọ thủy tinh sao cho dung dịch
1

axit vừa ngập các viên kẽm đặt trong ống nghiệm. Mở kẹp Mo, khí H2 được tạo
thành sẽ đi ra theo ống cao su. Muốn cho phản ứng ngừng lại, ta rút ống
nghiệm lên cao hơn mặt dung dịch axit đựng trong lọ hoặc đóng kẹp Mo.
- Khi không muốn điều chế H 2 nữa thì ta rút ống nghiệm chứa Zn lên,
R R

không lãng phí hóa chất.

- Dụng cụ đơn giản hơn, dễ rửa ống nghiệm. Sau nhiều lần thí nghiệm, có
thể dùng HNO 3 để tráng rửa đồng bám ở thành ống nghiệm.
R R

4. Thí nghiệm chứng minh tính hấp phụ của than gỗ

Thí nghiệm được SGK 9 trang 82 mô tả như sau: Cho mực chảy qua lớp
than gỗ. Phía dưới đặt một chiếc cốc thủy tinh. Thí nghiệm dễ thành công
nhưng dụng cụ rất cồng kềnh, khó để HS tiến hành.

Chúng tôi đề nghị cải tiến thí nghiệm trên như sau:

* Hóa chất và dụng cụ: phễu, ống nghiệm, giấy lọc, mực, ống nhỏ giọt,
than hoạt tính.

* Tiến hành thí nghiệm: Dùng phễu nhỏ có lót giấy lọc, cho một ít than
hoạt tính lên giấy lọc, nhỏ từng giọt mực qua lớp than vào ống nghiệm
* Cách tiến hành trên có ưu điểm sau: dụng cụ đơn giản, dễ tổ chức cho
các nhóm HS.

Có 4 thí nghiệm (3 thí nghiệm của lớp 8, 1 thí nghiệm của lớp 9) được đề
nghị thực hiện đơn giản, ít tốn kém.

2.2.2. Hướng 2. Một số thí nghiệm làm theo hướng dẫn SGK khó thành
công

1. Thí nghiệm cacbon khử đồng (II) oxit


o
t
2CuO + C → 2Cu + CO 2R

Thí nghiệm được SGK 9 trang 83 mô tả như sau: Trộn một ít bột CuO và
bột than rồi cho vào ống nghiệm khô, đốt nóng.

Thí nghiệm không được trình bày rõ về lượng hóa chất cần lấy. Trong quá
trình tiến hành thí nghiệm nhiều lần chúng tôi thấy sự thay đổi tỉ lệ các chất
làm ảnh hưởng nhiều đến kết quả màu của sản phẩm. Sử dụng CuO và C có
sẵn trong phòng thí nghiệm thì phản ứng không thành công. Thực tế cho thấy,
đây là một trong những thí nghiệm khó thực hiện nhất trong chương trình Hóa
9, nên rất ít giáo viên thực hiện biểu diễn thí nghiệm này. Hoặc nếu có, giáo
viên chỉ có thể thực hiện đến khi nước vôi trong bị đục. Sau hơn 10 phút, giáo
viên và học sinh cũng không thể thấy được màu đỏ của đồng tạo thành.

Chúng tôi đề nghị cải tiến theo phương án sau:

* Hóa chất và dụng cụ: Giá sắt, đèn cồn, ống nghiệm chịu nhiệt, dung dịch
Ca(OH) 2 , ống dẫn khí L, CuO, C (tỉ lệ mol 1:1)
R R
* Tiến hành thí nghiệm

- Nung nóng malakhit (tên ngoài thị trường là cupric subcarbonat)


CuCO 3 .Cu(OH) 2 có màu xanh ngọc cho đến khi chất rắn chuyển thành màu
R R R R

đen của CuO.


o
t
CuCO 3 R R → CuO + CO 2 ↑ R R

o
t
Cu(OH) 2 R R → CuO + H 2 O
R R

- Cho than gỗ vào cối sứ, giã nhuyễn và nghiền mịn.

- Dùng cân, cân lấy 4g CuO (1 café nhỏ gạt ngang) vừa mới điều chế và
0,6g bột than gỗ (1/4 muỗng café nhỏ) trộn thật đều hỗn hợp. (Chúng tôi thấy
nên cân chính xác 2 số liệu này để thí nghiệm thành công).

- Lấy khoảng 1cm3 (1/2 muỗng cafe) hỗn hợp cho vào ống nghiệm. Đậy
P P

ống nghiệm bằng nút cao su có gắn ống dẫn khí nhúng vào ống nghiệm khác
đựng dung dịch nước vôi trong. Dùng đèn cồn hơ nóng đều ống nghiệm đựng
hỗn hợp rồi tập trung đun mạnh ở đáy ống nghiệm. Yêu cầu HS quan sát màu
của sự thay đổi màu sắc của hỗn hợp và dd nước vôi trong.

* Cách tiến hành trên có những ưu điểm sau:

- Thời gian đun nhanh hơn (3 phút 16 giây) so với sử dụng hóa chất có
sẵn.

Hóa chất Cu(OH) 2 .CuCO 3


R R R R Hỗn hợp C và CuO
Trước phản ứng Sau phản ứng

Lưu ý:

- Muốn dừng thí nghiệm thì phải rút ống dẫn khí ra trước khi tắt đèn
cồn.
- Cần có ống nghiệm đựng nước vôi trong và hỗn hợp CuO và C màu
đen để đối chứng.

- Trút sản phẩm ra giấy lọc để dễ quan sát màu đỏ của đồng tạo thành.

2. Thí nghiệm đốt cháy khí metan

to
CH 3 COONa + NaOH
R R → Na 2 CO 3 + CH 4 ↑
R R R R R R

to
CH 4 + O 2
R R R R → CO 2 R R + 2H 2 O R R

Thí nghiệm được SGK 9 trang 114 mô tả như sau: Đốt cháy khí metan,
dùng ống nghiệm úp phía trên ngọn lửa. Sau đó rót nước vôi trong vào ống
nghiệm, lắc nhẹ.

Giáo viên không thể thực hiện thí nghiệm theo hướng dẫn của SGK do khí
CH 4 sinh ra không mạnh và không đều, học sinh cũng không thể quan sát
R R

màu của ngọn lửa metan được. Thông thường sau thí nghiệm, trong cối còn
dư rất nhiều hỗn hợp vôi tôi xút và CH 3 COONa khan. R R

Chúng tôi đề nghị thực hiện thí nghiệm theo phương án sau:

* Hóa chất: CH 3 COONa khan, NaOH rắn, CaO.


R R

* Dụng cụ: kẹp sắt, lọ thu khí qua nước, ống nghiệm, hộp quẹt, cốc nước.
* Tiến hành thí nghiệm
- Điều chế hỗn hợp vôi tôi xút: trộn đều ½ muỗng cafe bột vôi sống với ½
muỗng cafe NaOH tán nhỏ (tỉ lệ thể tích 1:1). Nghiền nhỏ và nhanh.
- Trộn 1 muỗng cafe CH 3 COONa khan với hỗn hợp vôi tôi xút (tỉ lệ thể
R R

tích 1:1). Cho hỗn hợp vào 1/5 ống nghiệm. Đậy nút có ống dẫn khí hướng
vào khay nước. Hơ nóng ống nghiệm rồi đun mạnh hỗn hợp. Thu khí CH 4 R R

vào bình tam giác bằng phương pháp đẩy nước.


Đốt khí ở miệng bình tam giác rồi đổ nước vào, khí metan cháy với ngọn
lửa màu xanh nhạt.
* Cách tiến hành trên có ưu điểm:
- Lượng hóa chất vừa đủ, không lãng phí.
- Dễ quan sát ngọn lửa của metan, duy trì ngọn lửa lâu.
- Khi đổ nước nhanh, ngọn lửa bốc cao, đổ nước nhẹ tay ngọn lửa thấp,
trông rất đẹp mắt.

Lưu ý:
- Trộn hỗn hợp vôi tôi xút cần phải làm nhanh để tránh sự hút ẩm và chảy
rửa của NaOH.
- Cần phải thử độ kín của dụng cụ thí nghiệm trước khi tiến hành điều chế
CH 4 . Kiểm tra độ kín của hệ thống thí nghiệm bằng cách nhúng ống dẫn khí
R R

vào chậu nước, khi thấy mực nước trong ống dẫn khí thấp hơn mặt nước trong
chậu nước thì hệ thống thí nghiệm đã kín.
- Khi ngừng điều chế khí CH 4 phải tháo ống dẫn khí trước rồi mới tắt đèn
R R

cồn để tránh nước tràn vào gây vỡ dụng cụ thí nghiệm.

3. Thí nghiệm metan tác dụng với khí clo


as
CH 4 + Cl 2
R R R R  → CH 3 Cl
R R + HCl

Thí nghiệm được SGK 9 trang 114 mô tả như sau: Đưa bình đựng hỗn hợp
khí metan và clo ra ánh sáng. Sau một thời gian cho nước vào bình lắc nhẹ rồi
thêm vào một mẩu giấy quì tím
Thí nghiệm trên khó thực hiện vì thời gian phản ứng dài, clo còn dư nên
khi cho giấy quì tím vào lọ, giấy quì tím sẽ bị mất màu.

Chúng tôi đề nghị thực hiện thí nghiệm theo 2 phương án sau:

* Hóa chất: Khí clo, khí metan, dây Mg.


* Dụng cụ: đũa thủy tinh, giấy quì tím, ống nghiệm có nút cao su đậy kín,
bình tam giác.
* Tiến hành thí nghiệm theo phương án 1

Thu vào ống nghiệm ½ thể tích khí clo và tiếp tục thu ½ thể tích khí metan
bằng phương pháp đẩy nước. Lấy nút cao su đậy kín. Đốt dây Mg để tạo ánh
sáng cho phản ứng xảy ra. Lấy đũa thuỷ tinh chấm 1 ít dung dịch tạo thành
trong ống nghiệm cho vào giấy quì tím, giấy quì tím sẽ chuyển sang màu đỏ.

Lưu ý: không đưa giấy quì vào trong ống nghiệm và không trút ống
nghiệm vào giấy quì sẽ làm cho giấy quì mất màu vì clo có thể còn dư.

* Ưu điểm của phương án này là phản ứng xảy ra nhanh, có thể thấy giấy
quì tím chuyển sang màu đỏ. Tuy nhiên, do chỉ dùng đũa thủy tinh để lấy sản
phẩm nên giấy quì tím chuyển sang màu đỏ rất ít.

* Tiến hành thí nghiệm theo phương án 2


Chọn 2 bình tam giác to bằng nhau, miệng khít nhau. Một bình chứa đầy
khí clo, bình còn lại chứa đầy khí metan. Úp bình đựng clo vào miệng bình
metan, 2 khí được trộn đều vào nhau. Đưa hỗn hợp phản ứng dưới ánh sáng
khuếch tán. Sau một thời gian, đưa giấy quì tím ẩm gần miệng bình, giấy quì
tím ẩm chuyển sang màu đỏ.

* Ưu điểm của phương án này là quan sát được rõ giấy quì tím chuyển
sang màu đỏ. Tuy nhiên, phải đợi thời gian phản ứng và trời nắng nên giáo
viên có thể dùng phim thí nghiệm này cho HS xem trên lớp.

Có 3 thí nghiệm của lớp 9 rất khó thành công đã được chúng tôi biên soạn
lại.

Như vậy, sau nhiều lần trực tiếp thử nghiệm trong phòng thí nghiệm,
chúng tôi đã tiến hành cải tiến kỹ thuật tiến hành của 12 thí nghiệm của
chương trình Hóa học 8,9 THCS. Chúng tôi đã quay phim cách tiến hành thí
nghiệm đã cải tiến để giáo viên có được các chỉ dẫn cụ thể, tự mình làm theo
và cũng có thể sử dụng các đoạn phim trên để dạy học.

2.3. Cải tiến phương pháp sử dụng thí nghiệm hóa học

2.3.1. Cấu trúc chương trình Hóa học THCS [27]

Chương trình hoá học THCS mang tính cơ bản, đơn giản và toàn diện. Nội
dung sách giáo khoa Hóa học lớp 8 và lớp 9 được trình bày theo hướng
nghiên cứu giúp học sinh học tập tích cực.
+ Nghiên cứu thí nghiệm để rút ra kết luận về tính chất hóa học.

+ Từ việc quan sát hình vẽ, sơ đồ rút ra kiến thức về ứng dụng của chất.

+ Từ tính chất chung suy luận để dự đoán tính chất của chất cụ thể và làm
thí nghiệm hoặc dựa vào các thông tin đã biết để kiểm tra dự đoán và kết luận.

Để khắc phục tình trạng lạm dụng thí nghiệm theo phương pháp biểu diễn
minh họa và đồng loạt (giáo viên trình bày minh họa, học sinh cả lớp quan
sát), giúp học sinh hoạt động tích cực, chúng tôi thiết kế các bài lên lớp theo
hướng tăng cường sử dụng thí nghiệm của học sinh theo phương pháp nghiên
cứu và sử dụng thí nghiệm ảo.

2.3.2. Sử dụng thí nghiệm hóa học tổ chức các hoạt động học tập tích
cực cho học sinh theo phương pháp nghiên cứu

GV tổ chức, điều khiển HS tiến hành các hoạt động học tâp:

- Phân tích về thành phần, cấu tạo chất cần nghiên cứu hoặc tạo ra những
tình huống có vấn đề trong mối liên quan với kiến thức cũ.

- Dự đoán tính chất, khả năng tham gia phản ứng …

- Lựa chọn thí nghiệm hóa học dùng để kiểm tra dự đoán (chọn hóa chất,
dụng cụ, cách tiến hành, hiện tượng sẽ xảy ra…).

- Tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng thí nghiệm, xác nhận tính
đúng đắn của những dự đoán.

- Giải thích hiện tượng thí nghiệm, lập phương trình hóa học.

- Kết luận về tính chất của chất cần nghiên cứu.

Vì trong 1 tiết học, giáo viên sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để
tổ chức hoạt động học tập của học sinh nên chúng tôi chỉ trích những đoạn
giảng được thiết kế theo các phương pháp mà đề tài nêu ra.

Ví dụ 1: Đoạn giáo án trong bài: “Định luật bảo toàn khối lượng” (Lớp 8)

Mục tiêu: Nghiên cứu thí nghiệm để rút ra được kết luận về sự bảo toàn
khối lượng các chất trong phản ứng hóa học.
Phương pháp: tổ chức thí nghiệm đồng loạt theo 6 nhóm.

Dụng cụ: mỗi nhóm 2 ống nghiệm, 1 cân điện tử, 1 cốc thủy tinh

Hóa chất: dd BaCl 2 , dd Na 2 SO 4 .


R R R R R R

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Vào bài: Có 2 chất lỏng tham gia


phản ứng. Sản phẩm là chất rắn kết
tủa. Vậy khối lượng các chất có bảo
toàn không?

GV: Vậy làm thế nào để trả lời câu - Dùng cân để cân các chất tham gia
hỏi trên. và sản phẩm.
GV hướng dẫn các nhóm làm thí
nghiệm:

Đặt hai cốc chứa 2 ống nghiệm


đựng dung dịch BaCl 2 và Na 2 SO4
R R R R R R

- Ghi lại chỉ số tổng khối lượng của


trên đĩa cân
2 chất.

- Đổ 2 ống nghiệm vào nhau, lắc


nhẹ, quan sát sản phẩm.

- Đặt 2 ống nghiệm vào cốc và cân.


Ghi lại số chỉ khối lượng chất sau
phản ứng.

Các nhóm tiến hành thí nghiệm và Trả lời câu hỏi:
thảo luận trả lời các câu hỏi: - Có phản ứng hoá học xảy ra vì có
- Có xảy ra phản ứng hoá học không? tạo thành chất kết tủa màu trắng.
Dấu hiệu của phản ứng hoá học. - Chỉ số của cân không thay đổi.
- Chỉ số của cân trước và sau phản
ứng.

Yêu cầu HS kết luận. Kết luận: Trong phản ứng hóa học,

GV kết luận: Trong phản ứng hóa tổng khối lượng của các chất sản
học, tổng khối lượng các chất được phẩm bằng tổng khối lượng của các
bảo toàn. chất tham gia phản ứng.

Ví dụ 2: Đoạn giáo án bài: “Rượu Etylic” (Lớp 9). (Có thực nghiệm sư
phạm ở chương 3)

Mục tiêu: Nghiên cứu phản ứng thế giữa rượu etylic và natri.

Phương pháp: tổ chức thí nghiệm đồng loạt theo 6 nhóm.

Dụng cụ: mỗi nhóm: 1 ống nghiệm, ống vuốt nhọn, đèn cồn, kẹp gắp,
giấy lọc, que diêm.

Hóa chất: rượu etylic, viên Na.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- Vào bài: Rượu etylic có cấu tạo:


một nguyên tử H không liên kết
với nguyên tử C mà liên kết với
nguyên tử O, tạo thành nhóm –
OH. GV liên hệ với cấu tạo (H–
OH) và tính chất hóa học của
nước: tác dụng với Na giải phóng
khí H 2 .
R R

- Vậy: rượu cũng có nhóm -OH


thì có phản ứng với Na không và
sản phẩm là gì? - HS dự đoán:
- Yêu cầu HS dự đoán hiện tượng 1. Không xảy ra phản ứng vì rượu
xảy ra theo các hướng đã nêu. không phải là nước.

2. Có xảy ra phản ứng vì rượu và


nước đều có nhóm –OH nên có thể
tác dụng với Na và sản phẩm là khí
H2.
R R

- Các nhóm HS đồng loạt tiến hành


- Hướng dẫn HS tiến hành TN thí nghiệm.
theo nhóm:

Lấy viên Na trong lọ dầu và cắt


Na thành mẩu nhỏ bằng hạt đậu
xanh. Dùng giấy lọc lau sạch
dầu viên Na

Cho viên Na vào ống nghiệm


chứa rượu etylic. Đậy ống
nghiệm bằng nút cao su có gắn
ống dẫn khí.
- Lần lượt từng nhóm trình bày cho
Quan sát khí sinh ra và đưa que
cả lớp.
đóm đang cháy đến dòng khí
đang thoát ra. Nêu hiện tượng. Hiện tượng:

- Có khí không màu thoát ra, mẩu


Na tan dần.

- Đưa que đóm đang cháy đến


- Xác nhận dự đoán đúng, giải
dòng khí đang thoát ra thấy khí
thích.
cháy với ngọn lửa màu xanh nhạt.
- Giải thích: rượu etylic có 1 Khí thoát ra là khí H 2 .
R R

nguyên tử H không liên kết với C


Kết luận: Rượu etylic có phản ứng
mà liên kết với O tạo thành nhóm
với Na.
–OH. Chính nhóm –OH này làm
cho rượu etylic có tính chất đặc Viết và cân bằng PTHH:
trưng: phản ứng thế với Na. 2C 2 H 5 OH + 2Na → 2C 2 H 5 ONa +
R R R R R R R R

Yêu cầu HS viết PTHH H2↑


R R

Kết luận bổ sung: Rượu etylic có


thể phản ứng với các kim loại
mạnh khác như K, Li,...

Ví dụ 3: Đoạn giáo án bài “Axit axetic” (Lớp 9) (Có thực nghiệm sư


phạm ở chương 3)

Mục tiêu: Nghiên cứu tính axit của axit axetic: làm quỳ tím hóa đỏ, tác
dụng với kim loại, oxit bazơ, bazơ, muối cacbonat.

Phương pháp: nghiên cứu. Tổ chức thí nghiệm không đồng loạt. Chia
lớp theo bàn học (6 nhóm, mỗi nhóm 8 HS).

Dụng cụ và hóa chất:

+ 4 bộ thí nghiệm axit axetic tác dụng với CuO

+ 2 bộ thí nghiệm axit axetic tác dụng với quỳ tím, NaOH (có
phenolphtalein), Zn, Na 2 CO 3 ,
R R R R

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- Vào bài: Axit axetic là axit hữu


cơ, vậy nó có tính chất hóa học
chung của axit không?

- Yêu cầu HS dự đoán và nêu các - HS dự đoán tính chất hóa học nêu
thí nghiệm sẽ tiến hành để kiểm các thí nghiệm sẽ tiến hành để kiểm
nghiệm dự đoán nghiệm dự đoán: Tác dụng của
dung dịch axit axetic với

1. quỳ tím
2. dd NaOH có phenolphtalein.

3. CuO

4. Zn

5. Na 2 CO 3 . R R R R

- Dự đoán hiện tượng xảy ra theo các - Làm đổi màu quỳ tím, phản ứng
hướng phản ứng đã nêu. với bazơ NaOH, oxit bazơ CuO,
muối của axit yếu hơn (Na 2 CO 3 ) và R R R R

phản ứng với kim loại đứng trước


H.
- Chia nhóm, tổ chức cho HS làm
- HS làm TN theo nhóm và theo sự
thí nghiệm:
phân công
+ nhóm (1+4) làm TN 1,3

+ nhóm (2+5) làm TN 2,4

+ nhóm (3+6) làm TN 5,3

- Yêu cầu HS quan sát hiện tượng


- HS quan sát hiện tượng xảy ra, ghi
và cử đại diện nhóm báo cáo kết
kết quả vào bảng nhóm 2.
quả và viết PTHH.
F
1
P P

- Đại diện các nhóm lần lượt báo


- GV hướng dẫn HS cách gọi tên
cáo kết quả
gốc axit:
CH 3 COOH + NaOH →
R R

CH 3 COOH: axit axetic.


R R

CH 3 COONa + H 2 O
-CH 3 COO: gốc axetat (hóa trị I)
R R R R

R R

2CH 3 COOH + Na 2 CO 3 →
Lưu ý: Khi viết công thức muối
R R R R R R

axetat, thì gốc axetat viết trước, CH 3 COONa + H 2 O +


R R R R

kim loại viết sau. CO 2 R R

(2) Là bảng bằng nhựa dẻo, kích thước: 40cm x 60cm, 2 mặt màu xanh và trắng có dòng kẻ, viết lên
bảng bằng phấn hoặc bút lông. Học sinh dùng bảng này để viết kết quả thảo luận của nhóm nên
được gọi là bảng nhóm.
VD: CH 3 COONa, (CH 3 COO) 2 Cu
R R R R R R 2CH 3 COOH + CuO →
R R R R

(CH 3 COO) 2 Cu
R R R R

+H 2 O R R

- Xác nhận dự đoán đúng và nhận 2CH 3 COOH + Mg →


R R

xét: Axit axetic có nhóm –COOH, (CH 3 COO) 2 Mg


R R R R +
chính nhóm này làm cho phân tử H 2 R

có tính axit. Nhận xét: Axit axetic có đầy đủ tính


- GV kết luận: Axit axetic có đầy chất hóa học của một axit.
đủ tính chất hóa học của một axit.
Axit axetic là một axit yếu.

Ví dụ 4: Đoạn giáo án trong bài: “Dãy hoạt động hóa học của kim loại”
(Lớp 9)

Mục tiêu: học sinh tự lực nghiên cứu các thí nghiệm để xây dựng dãy
hoạt động hóa học của kim loại.

Phương pháp: nghiên cứu. Tổ chức thí nghiệm không đồng loạt. Chia
lớp theo bàn học (6 nhóm, mỗi nhóm 8 HS).

Dụng cụ và hóa chất:

+ 3 bộ thí nghiệm: Fe + CuSO 4 , Cu + FeSO 4 , Cu + AgNO 3 , Ag +


R R R R R R

CuSO 4R

+ 3 bộ thí nghiệm: Fe + HCl, Cu + HCl, Na + H 2 O (có pp), Fe + H 2 O R R R R

(có pp)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Nêu vấn đề: Theo các em, có phải kim


loại nào cũng tác dụng được với dung
dịch muối để tạo thành muối mới và
kim loại mới hay không? Mức độ hoạt
động hóa học khác nhau của kim loại
được thể hiện như thế nào? Dãy hoạt
động hoá học của kim loại sẽ giúp các
em trả lời các câu câu hỏi đó.

- Các em hãy tiến hành một số thí - Học sinh kiểm tra dụng cụ-hoá
chất để làm 4 thí nghiệm theo
nghiệm để xây dựng dãy hoạt động nhóm:
hóa học của kim loại. TN1:
Ống 1: Cu + FeSO 4 R

Chia lớp thành 6 nhóm và thực hiện Ống 2: Fe + CuSO 4 R

các thí nghiệm sau trong thời gian 10 TN2:


phút. Ống 1: Cu + AgNO 3 R

Nhóm 1+3+5: tiến hành thí nghiệm 1,2 Ống 2: Ag + CuSO 4 R

TN3:
Nhóm 2+4+6: tiến hành thí nghiệm 3,4
Ống 1: Fe + HCl
Ống 2: Cu + HCl
Yêu cầu các nhóm ghi vào bảng TN4:
nhóm(1) hiện tượng và PTHH xảy ra Cốc 1: Na + H 2 O + pp
P P

R R

trong từng ống nghiệm. Cốc 2: Fe + H 2 O + pp R R

- HS ghi kết quả vào bảng nhóm.


Yêu cầu 2 nhóm đại diện (nhóm 1, 3, 5
và 2, 4, 6) trình bày hiện tượng của thí
- Đại diện 2 nhóm lên treo bảng
nghiệm 1,2 và thí nghiệm 3,4. Viết PT.
nhóm và trình bày kết quả:
4 nhóm còn lại lắng nghe, đối chiếu TN1:
với kết quả nhóm mình và nhận xét. Ống 2: có chất rắn màu đỏ bám
lên đinh sắt.
Fe (r) +CuSO 4(dd) →FeSO 4(dd) +Cu (r)
R R R R R R R

TN2:
Ống 1: có chất rắn màu xám bạc
bám lên đồng.
Cu (r) +2AgNO 3(dd) → Cu(NO 3 ) 2(dd)
R R R R R R R

R + 2Ag (r)
R R R

TN3:
Ống 1: có hiện tượng sủi bọt khí
Fe (r) + 2HCl (dd) →FeCl 2(dd) + H 2(k)
R R R R R R R

TN4:
Cốc 1: Na tan ra, dung dịch
chuyển thành màu hồng.
- GV nhận xét về kết quả của các 2Na (r) + 2H 2 O (dd) → 2NaOH (dd) +
R R R R R R R R

nhóm. H R

2(k)

- GV phân tích thí nghiệm 1:


Ống 1: không có hiện tượng xảy ra.
Ống 2: có chất rắn màu đỏ bám lên
đinh sắt.
Qua thí nghiệm 1, ta thấy sắt hoạt
động hóa học mạnh hơn đồng. Vì sắt
đã đẩy đồng ra khỏi dung dịch muối
đồng, còn đồng thì không đẩy được sắt
ra khỏi dung dịch muối sắt.
Ta xếp sắt đứng trước đồng: Fe, Cu
Qua các thí nghiệm 2,3,4, các em có
nhận xét gì về độ hoạt động giữa các
cặp kim loại: Cu và Ag; Fe và H; Na HS dựa vào bảng kết quả các
và Fe? Khi xếp thì xếp kim loại nào nhóm treo trên bảng và trả lời:
đứng trước? Vì sao?
- TN2: Đồng hoạt động mạnh hơn
GV viết bảng nháp: bạc. Vì đồng đẩy được bạc ra
Fe, Cu, Ag. khỏi dung dịch muối còn bạc thì
không đẩy được đồng ra khỏi dung
dịch muối. Ta xếp đồng đứng
trước bạc: Cu, Ag
- TN3: Sắt hoạt đông hoá học
Fe, H, Cu, Ag mạnh hơn hiđro, đồng hoạt động
hóa học yếu hơn hiđro. Vì sắt đẩy
được hiđro ra khỏi dung dịch axit,
đồng không đẩy được hiđro ra
khỏi dung dịch axit. Ta xếp: Fe, H,
Cu
Na, Fe, H, Cu, Ag
- TN4: Natri hoạt động hoá học
Căn cứ vào kết qủa của 4 thí nghiệm
mạnh hơn sắt. Vì natri phản ứng
trên, các em sắp xếp các kim loại: Fe;
ngay với nước, còn sắt không phản
Cu; H; Na; Ag theo một thứ tự như thế
ứng. Ta xếp: Na, Fe
nào?
Giáo viên nêu đáp án và nhận xét phần
Na, Fe, H, Cu, Ag
làm bài cuả hs.
Bằng nhiều thí nghiệm khác nhau,
người ta sắp xếp các kim loại thành
dãy hoạt động hoá học của một số kim
loại như sau Dãy hoạt động hóa học của kim
loại:
K; Na; Mg; Al; Zn; Fe; Pb; (H);
Cu; Ag; Au.

Ví dụ 5: Đoạn giáo án bài Clo (Lớp 9)

Mục tiêu: tìm hiểu tính chất hóa học của clo.

Phương pháp: Nghiên cứu có sử dụng phim thí nghiệm.

Chuẩn bị: projector, phim thí nghiệm.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Hoạt động: Tìm hiểu tính phi kim của clo

- Đặt vấn đề: clo là phi kim, vậy clo


có những tính chất hóa học nào? Tác dụng với kim loại, hiđro, oxi.

- GV yêu cầu HS nêu tính chất của a. Tác dụng với kim loại
phi kim.

- Yêu cầu HS quan sát phim thí HS xem phim, ghi lại hiện tượng và
nghiệm của Cu với Cl 2 và Fe với Cl 2 viết PTHH
R R R

- Chú ý ghi trạng thái, màu sắc =>


Cu + Cl 2 →
0
t
CuCl 2
R R R

chứng tỏ phản ứng có xảy ra


rắn đỏ khí vàng lục rắn trắng
P

- Giáo viên gọi học sinh viết PTHH.


2Fe + 3Cl 2 →
0
t
R2FeCl 3
R R

rắn xám khí vàng lục rắn nâu đỏ


P

b. Tác dụng với hiđro


Phi kim tác dụng với khí hiđro tạo
- Tạo thành hợp chất khí.
thành sản phẩm gì? Khi hoà tan vào
nước

Yêu cầu HS viết PTHH, gọi tên sản


phẩm. PTHH: H 2 (k) + Cl 2(k) 
R → 2HCl (k)
R R R R R

GV thông báo: Khi hòa tan khí HCl Khí hiđro clorua
vào nước tạo thành dung dịch HCl
(Axit clohiđric)

- GV Lưu ý với HS: Clo không phản


ứng trực tiếp với O 2
R

- Yêu cẩu HS nêu nhận xét về tính


chất của clo.

Nhận xét:

- Clo có tính chất hoá học của phi


kim.
GV bổ sung: Clo là 1 phi kim hoạt - Clo tác dụng với kim loại và hiđro.
động hoá học mạnh.

Hoạt động: Tìm hiểu tính chất khác của clo

- Các phản ứng trên: Cl 2 tác dụng - Tác dụng với nước
R R

với đơn chất. Vậy Clo có phản ứng


với hợp chất không?

Giáo viên cho HS xem phim thí


nghiệm: Điều chế khí clo trong ống
nghiệm có nhánh, cho một mẩu giấy
quý tím có thấm nước vào miệng HS nêu hiện tượng: mẩu giấy bị mất
ống nghiệm. màu.

Yêu cầu HS quan sát và nhận xét. Nhận xét: clo có phản ứng với nước.

GV hướng dẫn viết PTHH và viết PTHH tương ứng.

Cl 2 + H2 O → HCl + HClO
R R R R

khí lỏng dd dd
P

Giáo viên thông báo: axit hipoclorơ

Nước Clo có tính tẩy màu do


có HClO có tính oxi hoá mạnh. Vì
vậy khi cho giấy màu vào phản ứng
quỳ hoá đỏ, sau đó bị mất màu đỏ
ngay. (HS không thấy quỳ tím hóa
đỏ vì phản ứng làm mất màu giấy
quỳ xảy ra nhanh)

GV thông báo: Nước Clo là dung


Clo dùng để khử trùng nước sinh
dịch hỗn hợp các chất: Cl 2 , HCl,
hoạt.
R R

HClO nên có màu vàng lục, mùi hắc


của khí Clo

Từ tính chất trên, trong đời sống clo


dùng để làm gì?

Ví dụ 6: Đoạn giáo án bài Metan (Lớp 9)

Mục tiêu: tìm hiểu tính chất hóa học của metan: tham gia phản ứng cháy và
phản ứng thế với clo.

Phương pháp: Minh họa, có sử dụng phim thí nghiệm.

Chuẩn bị: projector, phim thí nghiệm.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Đặt vấn đề: Metan là hợp chất hữu


cơ hiđrocacbon, metan có tham gia
phản ứng cháy với oxi không?

GV dùng đĩa CD cho HS xem thí


1. Tác dụng với oxi
nghiệm đốt cháy metan. Yêu cầu HS
nêu hiện tượng thí nghiệm HS xem thí nghiệm, nêu hiện tượng:

- Metan cháy với ngọn lửa màu xanh.


Khi đổ nước mạnh, ngọn lửa bốc lên
cao; đổ nước nhẹ, ngọn lửa thấp
xuống.
- Phân tử metan gồm có những
nguyên tố nào? Khi đốt cháy khí
HS: Đốt cháy metan ta thu được: khí
metan thu được những sản phẩm
CO 2 và hơi nước
R R

nào?
CH 4 + 2 O 2  → CO 2 + 2H 2 O
o
t

GV kết luận: Metan cháy tạo thành


R R R R R R R R

khí CO2 và hơi nước. → yêu cầu HS


R R
(k) (k) (k) (h)
viết phương trình phản ứng.
Gv giới thiệu: Phản ứng đốt cháy
metan tỏa nhiều nhiệt. Vì vậy người
ta thường dùng metan làm nhiên
liệu.
- Phân tử CH 4 có 4 liên kết đơn C–H
Hỗn hợp 1 thể tích metan và 2 thể
R R

tích oxi là hỗn hợp nổ mạnh.

- Yêu cầu HS nêu lại cấu tạo phân tử 2. Tác dụng với clo
metan. HS: quan sát thí nghiệm

- Phân tử CH 4 có 4 liên kết đơn C– - Màu vàng nhạt


R R

H. Với cấu tạo như vậy, metan có


phản ứng đặc trưng là gì? Chúng ta
cùng tìm hiểu phản ứng giữa metan
và clo.

GV cho HS xem phim thí nghiệm

- Cho HS nhận xét màu của bình


đựng hỗn hợp metan và clo.

- Đưa bình có chứa hỗn hợp metan


và clo ra ánh sáng.

- Sau một thời gian, cho nước vào


bình, lắc nhẹ rồi thêm vào một mẩu
giấy quỳ tím.

→ Yêu cầu HS quan sát hiện tượng


và nhận xét màu của bình đựng hỗn HS nêu hiện tượng:
hợp, màu của quỳ tím. - Màu vàng nhạt của clo biến mất.

- Giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ.


HS nhận xét:

GV: từ các hiện tượng trên các em - Màu vàng nhạt của clo biến mất
rút ra nhận xét gì? chứng tỏ có phản ứng xảy ra.

- Giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ

GV hướng dẫn HS viết PTPƯ bằng chứng tỏ sản phẩm tạo thành dd axit.
mô hình để HS thấy sự thay thế HS viết PTPƯ:
nguyên tử hiđro bằng clo.
CH 4 + Cl 2  → CH 3 Cl + HCl
o
t
R R R R R R

GV: Phản ứng giữa metan và clo


(k) (k) (k) (k)
thuộc loại phản ứng gì?
Phản ứng trên được gọi là phản ứng
GV: Nhìn chung các hợp chất
thế.
hiđrocabon chỉ có liên kết đơn trong
phân tử đều có phản ứng thế.

2.3.3. Sử dụng kết hợp các video thí nghiệm để tiết kiệm thời gian, tăng
cường tính an toàn và trực quan

Hiện nay, các quận huyện trong TP. Hồ Chí Minh hầu hết các trường
THCS đều được trang bị màn hình, máy chiếu, bộ máy vi tính. Riêng ở Quận
Gò Vấp đã trang bị được 229 cái LCD và máy vi tính/ 339 phòng học. Các
thiết bị dạy học này giáo viên đều có thể sử dụng thành thạo. Những phòng
chưa được trang bị màn hình, máy chiếu sẽ được học ở phòng nghe nhìn.
Giáo viên bộ môn sẽ đăng kí thời khóa biểu dạy tại phòng nghe nhìn và được
giáo viên phụ trách xếp lịch dạy.

Trong dạy học thường có những tình huống bất ngờ, có thể một thí
nghiệm rất dễ với giáo viên này nhưng lại khúc mắc với giáo viên khác. Một
số nguyên nhân khiến giáo viên không tiến hành thí nghiệm là: (Xem ý kiến
giáo viên, chương 1, trang 20)
- Giáo viên ngại tiếp xúc với hóa chất, đặc biệt là các thí nghiệm có các
khí độc như: Cl 2 , SO 2 ,… có hại cho sức khỏe do chưa có dụng cụ, thiết bị
R R R R

hút khí độc. Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến giáo viên ít làm thí nghiệm do
đó các thí nghiệm liên quan đến các khí độc giáo viên thường không biểu
diễn.

- Dụng cụ, hóa chất cùng được trang bị nhưng sau thời gian sử dụng
vẫn đầy đủ ở trường này nhưng lại không đồng bộ ở trường khác.

- Ngại làm thí nghiệm vì phải chuẩn bị lâu, mất nhiều thời gian do chưa
có giáo viên phụ trách phòng thí nghiệm. Quận Gò Vấp chỉ có 4/12 trường có
giáo viên được đào tạo chính quy phụ trách phòng thực hành Hóa, các trường
còn lại, giáo viên bộ môn phải kiêm nhiệm.
- Một số giáo viên chưa có kỹ năng thực hiện thí nghiệm tốt nên ngại
làm.
- Một số thí nghiệm khó thực hiện, hiện tượng không rõ ràng, không
hấp dẫn. Rất ít tài liệu hướng dẫn thí nghiệm.
o Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như:
- Nội dung bài học quá dài không có thời gian làm thí nghiệm.
- Hệ thống điện nước trong phòng bộ môn chưa đảm bảo.
- Giáo viên giảng dạy nhiều lớp nên bất tiện khi di chuyển dụng cụ thí
nghiệm từ lớp này qua lớp khác.
- Trong các kì thi, kiểm tra chưa chú trọng kiến thức, nội dung mang
tính thực nghiệm.

Do đó để hỗ trợ tối đa cho giáo viên, cùng với 12 thí nghiệm tự quay,
chúng tôi đã sưu tầm 24 thí nghiệm có trong SGK 8 và 43 thí nghiệm trong
SGK 9 để làm thành đĩa CD như một nguồn tài nguey6n và sắp xếp theo
chương trình Hóa học 8,9 phục vụ cho dạy và học của giáo viên và học sinh.
(Xem bảng 2.2)

Bảng 2.3. Các thí nghiệm cải tiến tự quay và sưu tầm (Lớp 8)
Có cải tiến,
STT Tên thí nghiệm Sưu tầm
tự quay

1 dd CuSO 4 tác dụng với dd NaOH


R R X

2 Fe tác dụng với dd HCl X

3 Thí nghiệm chưng cất nước X

4 Fe tác dụng với S X

5 Phân hủy đường bởi nhiệt X

6 CM: định luật bảo toàn khối lượng X X

7 S tác dụng với oxi X X

8 Fe tác dụng với oxi X

9 P tác dụng với oxi X X

10 Điều chế oxi X

11 Thu oxi bằng cách dời chỗ nước X

12 Thu oxi bằng cách dời chỗ không khí X

13 Xác định thành phần không khí X X

14 Thu H 2 bằng cách dời chỗ nước


R R X

15 Thu H 2 bằng cách dời chỗ không khí


R R X

16 H 2 tác dụng với O 2 (không khí)


R R R R X

17 H 2 tác dụng với O 2


R R R X

18 Hỗn hợp nổ H 2 và O 2 R R R X
19 H 2 khử CuO
R R X X

20 Điều chế H 2 R X

21 Sự phân huỷ nước X

22 Nước tác dụng với Na X

23 Nước tác dụng với CaO X

24 Sự hoà tan dầu ăn vào xăng và nước X

Tổng cộng: 6 23

Bảng 2.4. Các thí nghiệm cải tiến tự quay và sưu tầm (Lớp 9)

Có cải tiến,
STT Tên thí nghiệm Sưu tầm
tự quay

1 CuO tác dụng với dd HCl X

2 CaO tác dụng với H 2 O R R X

3 dd HCl làm đổi màu quì tím

4 Kim loại tác dụng với dd axit X

5 Cu(OH) 2 tác dụng với dd axit


R R X

6 Fe 2 O 3 tác dụng với dd HCl


R R R R X

7 Cu tác dụng với H 2 SO 4 đặc, nóng R R R R X

8 Tính háo nước của H 2 SO 4 đặc R R R R X

9 Nhận biết H 2 SO 4 và muối sunfat R R R R X


10 Dd bazơ làm đổi màu quì tím X

11 Bazơ không tan bị nhiệt phân huỷ X

12 Pha chế dd Ca(OH) 2 R

13 Muối tác dụng với kim loại X

14 Muối tác dụng với axit X

15 Muối tác dụng với muối X

16 Muối tác dụng với bazơ X

17 Tính dẫn điện của kim loại

18 Tính dẫn nhiệt của kim loại

19 Na tác dụng với khí clo X

20 Zn tác dụng với dd CuSO 4 R X

21 So sánh độ hoạt động của Na và Fe X

22 Fe tác dụng với dd CuSO 4 R X

23 So sánh độ hoạt động của Cu và Fe X

24 Al tác dụng với oxi X

25 Al tác dụng với dd HCl X

26 Al tác dụng với dd NaOH X

27 Fe tác dụng với oxi X

28 Fe tác dụng với clo X

29 Cu tác dụng với clo X


30 Clo tác dụng với hiđro X

31 Clo tác dụng với nước X X

32 Clo tác dụng với dd NaOH

33 Tính hấp phụ của C X

34 C khử CuO X X

35 CO 2 tác dụng với nước


R R

36 Muối cacbonat tác dụng với axit X

37 Muối cacbonat tác dụng với dd bazơ X

38 Muối cacbonat tác dụng với dd muối

39 Đốt cháy bông gòn

40 Điều chế CH 4 R X

41 Metan tác dụng với oxi X X

42 Metan tác dụng với clo X

43 C 2 H 4 + ddBr 2
R R R R R X

44 Điều chế axetilen X

45 Đốt cháy axetilen X

46 Axetilen tác dụng với dd brom X

47 Đốt cháy rượu etylic X

48 Rượu etylic tác dụng với Na X

49 Tính axit của axit axetic X


50 Axit axetic tác dụng với Rượu etylic X

51 Tính tan của dầu ăn

52 Tính tan của glucozo

53 Phản ứng tráng gương X X

54 Tính tan của saccarozo

55 Saccarozo tác dụng với dd


AgNO 3 /NH 3
R R R

56 Thuỷ phân dd saccarozo

57 Tính tan của tinh bột và xenlulozo

58 Tác dụng của tinh bột với iôt

59 Protein bị phân huỷ bởi nhiệt

60 Sự đông tụ của protein

Tổng cộng: 6 46

Trong danh mục kể trên, có một số thí nghiệm đơn giản, dễ thực hiện
nên bản thân cũng không nghiên cứu cải tiến và các tác giả khác cũng không
quay thành phim.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về thí nghiệm và tìm hiểu thực tiễn, tác
giả đã đề xuất các biện pháp cải tiến kỹ thuật và phương pháp sử dụng thí
nghiệm hóa học để nâng cao chất lượng dạy học hóa học ở THCS.
- Thống kê được 24 thí nghiệm lớp 8 và 60 thí nghiệm lớp 9 cần biểu
diễn.
- Cải tiến kỹ thuật tiến hành thí nghiệm đối với 12 thí nghiệm biểu diễn
của giáo viên theo 2 hướng sau:
+ Hướng 1: Đối với các thí nghiệm thành công nhưng vẫn tiếp tục
nghiên cứu để đảm bảo an toàn (3 thí nghiệm), tăng tính trực quan (2
thí nghiệm) và sử dụng các dụng cụ đơn giản, tiết kiệm hóa chất (4 thí
nghiệm).
+ Hướng 2: 3 thí nghiệm để thành công cần có sự hướng dẫn cụ thể hơn
SGK 9, đó là: thí nghiệm đốt cháy khí metan, cacbon khử đồng (II)
oxit, metan tác dụng với khí clo.
- Thiết kế các bài hóa học tăng cường sử dụng thí nghiệm của học sinh
theo nhóm (đồng loạt và không đồng loạt) nhằm tổ chức các hoạt động học
tập tích cực cho học sinh theo phương pháp nghiên cứu.
- Chúng tôi đã sưu tầm và sắp xếp 23 đoạn phim thí nghiệm lớp 8, 46
đoạn phim thí nghiệm lớp 9 và 12 thí nghiệm cải tiến tự quay để có thể hỗ trợ
cho giáo viên giảng dạy kết hợp sử dụng các video thí nghiệm để tiết kiệm
thời gian, tăng cường tính an toàn và trực quan.
- Chúng tôi đã trình bày 2 đoạn giáo án theo phương pháp tiến hành thí
nghiệm nghiên cứu đồng loạt, 2 đoạn giáo án theo phương pháp tiến hành thí
nghiệm nghiên cứu không đồng loạt, 2 đoạn giáo án có sử dụng phim quay thí
nghiệm.
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm

Đánh giá hiệu quả của những thí nghiệm đã được cải tiến kỹ thuật và của
những tiết học được cải tiến phương pháp.

Tính hiệu quả của những thí nghiệm đã được cải tiến thể hiện qua:

Ý kiến đánh giá của giáo viên sau khi xem đĩa CD (thông qua phiếu điều
tra).

Tính hiệu quả của những tiết học được cải tiến phương pháp thể hiện
qua:

- Học sinh mạnh dạn giơ tay, thảo luận nhóm, cùng làm thí nghiệm theo
nhóm. (thông qua hình ảnh)

- Kết quả bài kiểm tra ở các lớp thực nghiệm so với các lớp đối chứng.

- Giáo viên có nguồn tư liệu các thí nghiệm trong chương trình để tổ
chức hoạt động học tập tích cực cho học sinh.

3.2. Đối tượng thực nghiệm

- Thực nghiệm cải tiến kỹ thuật tiến hành 12 thí nghiệm do chính tác giả
thực nghiệm.

- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá cả những cải tiến về kỹ thuật và


phương pháp sử dụng thí nghiệm được tiến hành với học sinh 4 lớp 9, đại diện
cho 3 trường THCS thuộc các khu vực khác nhau ở Tp. HCM: Gò Vấp, Tân
Phú, Quận 11.

- Thời gian tiến hành thực nghiệm sư phạm: Học kì II năm học: 2009-
2010.

- Các cặp lớp thực nghiệm và đối chứng được chọn tương đương nhau về
các mặt sau:
- Số lượng học sinh.
- Chất lượng học tập môn hóa theo đánh giá của giáo viên.
- Cùng một giáo viên dạy.

Cụ thể:

Bảng 3.1. Các lớp thực nghiệm và đối chứng

Lớp
ST Số
TN – Lớp thực tế Giáo viên giảng dạy
T HS
ĐC

9/5 (Nguyễn Văn Nghi –


1 TN 1
Q.Gò Vấp) 48
Nguyễn Thị Minh Nhân
9/1 (Nguyễn Văn Nghi –
2 ĐC 1
Q.Gò Vấp) 48

3 TN 2 9/7 (Lê Quý Đôn – Q.11) 46 Đặng Nguyễn Phương

4 ĐC 2 9/2 (Lê Quý Đôn – Q.11) 46 Khanh

5 TN 3 9/9 (Lê Lợi – Q. Tân Phú) 46

9/10 (Lê Lợi – Q. Tân Phan Thị Thuý Nguyên


6 ĐC 3
Phú) 46

9/4 (Nguyễn Văn Nghi –


7 TN 4
Q.Gò Vấp) 46
Nguyễn Thị Ngọc Thu
9/6 (Nguyễn Văn Nghi –
8 ĐC 4
Q.Gò Vấp) 46

37
Tổng
2
3.3. Nội dung thực nghiệm sư phạm

Thiết kế các bài học có sử dụng thí nghiệm đã cải tiến và đoạn phim thí
nghiệm tự quay với mục đích nhằm tăng cường tính tích cực của học sinh.
Chúng tôi thực nghiệm 5 bài:
- Bài “Clo”: là bài có các thí nghiệm độc, giáo viên dùng phim thí
nghiệm để tổ chức dạy học theo phương pháp nghiên cứu, để đảm bảo an toàn
và trực quan.
- Bài “Cacbon”: là bài có thí nghiệm khó thực hiện, khi được cải tiến về
kỹ thuật, giáo viên sẽ tiến hành thí nghiệm an toàn và thành công.
- Bài “Metan”: là bài theo phương pháp thông báo minh họa vì metan là
chất hữu cơ đầu tiên nên học sinh khó dự đoán thí nghiệm. Bài có thí nghiệm
phức tạp, mất nhiều thời gian để điều chế metan và clo. Giáo viên tiến hành
sử dụng các đoạn phim quay thí nghiệm để tiết kiệm thời gian và đảm bảo
tính trực quan cho thí nghiệm.
- Bài “Rượu etylic”: là bài có thí nghiệm đơn giản. Giáo viên tiến hành
thí nghiệm đồng loạt theo phương pháp nghiên cứu ở 6 nhóm học sinh. Trọng
tâm của bài ở đoạn tính chất hóa học của rượu.
- Bài “Axit axetic” (2 tiết): là bài có nhiều thí nghiệm đơn giản trong tiết
1. Giáo viên tiến hành thí nghiệm không đồng loạt theo phương pháp nghiên
cứu để tổ chức hoạt động học tập tích cực cho học sinh. Trọng tâm của tiết 1
là tính chất hóa học của axit axetic.

Giáo án có những đoạn giảng chính của bài “Clo”, “Metan”, “Rượu
etylic”, “Axit axetic”, chúng tôi đã thiết kế và trình bày tại trang 50, 52, 58,
60.

Giáo án bài thực nghiệm “Cacbon” (xem phụ lục 2)


3.4. Tiến trình thực nghiệm

3.4.1. Chuẩn bị thực nghiệm

Trước khi tiến hành mỗi bài thực nghiệm và đối chứng, chúng tôi đã gặp
gỡ và trao đổi với các giáo viên tham gia dạy về các vấn đề sau:
a. Thống nhất về khối lượng, nội dung kiến thức của hai bài lên lớp và
bài kiểm tra chất lượng là như nhau.
b. Trao đổi và bàn bạc về cách sử dụng các thí nghiệm đã cải tiến đưa
vào giáo án sao cho hợp lí, hiệu quả.
c. Chuẩn bị sẵn các bài kiểm tra 15 phút để kiểm tra kiến thức các thí
nghiệm của bài clo, cacbon; bài kiểm tra 1 tiết để kiểm tra kiến thức về các
bài metan, rượu etylic, axit axetic.

3.4.2. Tiến hành thực nghiện

Thực nghiệm sư phạm được tiến hành trong năm 2009 – 2010 theo đúng
những mục đích và yêu cầu đã đặt ra.
Ở các lớp đối chứng, giáo viên dùng phương pháp cũ, mô tả thí nghiệm
theo hình vẽ trong SGK. (Xem bảng 1.2, trang 18: 53,2% giáo viên vẫn sử
dụng hình ảnh mô tả thí nghiệm).
Ở các lớp thực nghiệm, giáo viên dạy có thực hiện các thí nghiệm đã cải
tiến về kỹ thuật và sử dụng thí nghiệm để tổ chức các hoạt động học tập tích
cực cho học sinh.
Đối với mỗi tiết dạy, chúng tôi đều dự và ghi nhận lại nội dung đã tiến
hành của giáo viên; thái độ, sự tập trung, hứng thú của học sinh khi tiếp thu
bài học.
Sau mỗi tiết dạy, chúng tôi tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra 15
phút, 1 tiết, trao đổi với giáo viên về nội dung và phương pháp nhằm kiểm
điểm, đánh giá kết quả tiết học so với yêu cầu và mục đích của thực nghiệm
sư phạm đề ra.
Riêng đĩa CD, chúng tôi gửi cho 15 giáo viên để tham khảo ý kiến và
đánh giá.

3.4.3. Phương pháp xử lý kết quả thực nghiệm

Kết quả thực nghiệm sư phạm được xử lý bằng phương pháp định tính và
định lượng:
3.4.3.1. Xử lý kết quả thực nghiệm bằng phương pháp định tính
thông qua:
 Nhận xét và đánh của giáo viên về đĩa CD phim thí nghiệm cải tiến.
 Hình ảnh các giờ học thực nghiệm.
 Số học sinh có làm bài tập để đo mức độ hứng thú với môn Hóa học.
3.4.3.2. Xử lí kết quả thực nghiệm theo phân tích định lượng [20]
- Lập các bảng phân phối: tần số, tần suất, tần suất lũy tích.
- Vẽ đồ thị đường lũy tích.
- Tính các tham số đặc trưng.
a) Điểm trung bình cộng: đặc trưng cho sự tập trung số liệu:

n1x1 + n 2 x 2 + ... + n k x k 1 k
x= = ∑ ni xi
n1 + n 2 +... + n k n i=1
n i : tần số của các giá trị x i
R R R

n: số HS tham gia thực nghiệm


b) Phương sai S2, độ lệch chuẩn S: là các tham số đo mức độ phân tán
P P

của các số liệu quanh giá trị trung bình cộng:

S 2
=
∑ n (x i i − x) 2
S =
∑ n (x
i i − x) 2

n −1 n −1
S càng nhỏ chứng tỏ số liệu càng ít phân tán.
c) Độ biến thiên V: nhóm nào có V nhỏ hơn nhóm đó có số liệu đồng đều
hơn:
S
V= .100%
x
d) Sai số tiêu chuẩn m: giá trị trung bình sẽ dao động trong khoảng

x ± m.
S
m=
n
e) Để khẳng định sự khác nhau giữa hai giá trị x TN và x ĐC là có ý nghĩa R R R R

với mức ý nghĩa là α.

n
t = ( x TN − x DC ) 2
(S TN + S 2DC )
Trong đó:
n: là số học sinh của các lớp TN

X TN : Trung bình cộng của lớp TN


X DC : Trung bình cộng của lớp ĐC
2 2
STN và SDC : phương sai của lớp TN và ĐC
+ Chọn xác suất α (từ 0,01 – 0,05). Tra bảng phân phối student tìm giá trị
t αk với độ lệch tự do k = 2n – 2.
R R

+ Nếu t ≥ t αk thì sự khác nhau giữa x TN và x ĐC là có ý nghĩa với mức ý


R R R R R R

nghĩa α.
+ Nếu t ≤ t αk thì sự khác nhau giữa x TN và x ĐC là chưa đủ ý nghĩa với
R R R R R R

mức ý nghĩa α.

3.5. Kết quả thực nghiệm

3.5.1 Kết quả nhận xét của giáo viên về thí nghiệm cải tiến

- Bản thân đã thực nghiệm thành công 12 thí nghiệm với phương án đảm
bảo an toàn, tăng cường tính trực quan, sử dụng các dụng cụ đơn giản, tiết
kiệm hóa chất và những thí nghiệm cần có sự hướng dẫn cụ thể mới thành
công. Sự thành công đó được ghi nhận vào đĩa CD phim thí nghiệm cải tiến.
Chúng tôi tiến hành gửi CD và phiếu nhận xét đánh giá về đĩa CD gồm
các đoạn phim quay các thí nghiệm cải tiến đến 15 giáo viên dạy Hóa ở Tp.
HCM.
Bảng 3.2. Bảng danh sách giáo viên tham gia nhận xét
STT Họ tên giáo viên Đơn vị

1 Phan Thị Thúy Nguyên Trường THCS Lê Lợi - Quận Tân Phú
2 Đỗ Phương Uyên Trường THCS Lê Lợi - Quận Tân Phú

3 Nguyễn Vinh Quang Trường THCS Võ Thành Trang – Quận


Tân Phú
4 Nguyễn Thị Cẩm Vân Trung tâm GDTX – Quận Gò Vấp

5 Đặng Nguyễn Phương THCS Lê Quý Đôn – Quận 11


Khanh
6 Lê Thị Huệ Phuơng THCS Lê Quý Đôn – Quận 11

7 Nguyễn Thị Ngọc Thu Trường THCS Nguyễn Văn Nghi – Quận
Gò Vấp
8 Nguyễn Thị Mỹ Trường THCS Nguyễn Văn Nghi – Quận
Gò Vấp
9 Nguyễn Thị Huỳnh Trường THCS Nguyễn Văn Nghi – Quận
Gò Vấp
10 Nguyễn Thị Thu Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi – Quận
Phương Gò Vấp
11 Nguyễn Thanh Triều Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi – Quận
Gò Vấp
12 Nguyễn Minh Nhì Trường THCS An Nhơn – Quận Gò Vấp

13 Nguyễn Viết Khải Trường THCS An Nhơn – Quận Gò Vấp

14 Lâm Hoàng Phương Trường THCS Phan Tây Hồ - Quận Gò


Vấp
15 Phạm Thanh Bình Trường THCS Phan Tây Hồ - Quận Gò
Vấp

Bảng 3.3. Kết quả đánh giá của GV về đĩa CD phim thí nghiệm cải tiến
Mức độ
Điểm
1 2 3
Tiêu chí đánh giá Trung
(Trung (Khá) (Tốt)
bình
bình)
Tính - Đảm bảo an toàn cho giáo
0 4 11 2,73
an viên và học sinh.
toàn - Có phương án hạn chế khí độc
0 6 9 2,6
thoát ra ngoài.
- Lượng hóa chất vừa phải 0 7 8 2,5
Tính - Dụng cụ thí nghiệm có kích
0 3 12 2,8
trực thước và hình dáng phù hợp.
quan - Hiện tượng phản ứng rõ ràng,
1 3 11 2,67
dễ quan sát (màu sắc, kết tủa,…)
Kết - Thí nghiệm thành công. 0 2 13 2.87
quả - Thao tác thực hiện thí nghiệm
và 2 4 9 2,47
chuẩn.
tính - Đảm bảo tính chính xác, khoa
khoa học. 0 3 12 2,87
học
Tính - Giáo viên thực hiện được các
1 4 10 2,6
khả thí nghiệm đã cải tiến.
thi và - Là nguồn tư liệu tốt cho giáo
hiệu viên trong việc sử dụng thí 0 5 10 2,67
quả nghiệm.
Sau khi thu lại phiếu, thống kê số liệu, tổng hợp nhận xét đánh giá của
giáo viên về đĩa CD phim thí nghiệm. Chúng tôi nhận thấy các tiêu chí mà
người nghiên cứu đặt ra được đánh giá khá và tốt. Cụ thể như sau:
- Đánh giá về tính an toàn: Thí nghiệm cải tiến đảm bảo tính an toàn cho
giáo viên và học sinh (2,73); Có phương án hạn chế khí độc thoát ra ngoài
(2,6); Sử dụng lượng hóa chất vừa phải (2,5).
- Đánh giá về tính trực quan: Dụng cụ thí nghiệm có kích thước và hình
dáng phù hợp (2,8); Hiện tượng phản ứng rõ ràng, dễ quan sát (màu sắc, kết
tủa,..) (2,67).
- Đánh giá về kết quả và tính khoa học: Thí nghiệm thành công (2,87);
Thao tác thí nghiệm chuẩn (2,47); Đảm bảo tính chính xác, khoa học (2,87).
- Đánh giá tính khả thi và hiệu quả: Giáo viên có thể thực hiện được các
thí nghiệm đã cải tiến (2,6); Đĩa CD là nguồn tư liệu tốt cho giáo viên trong
việc sử dụng thí nghiệm (2,67).
Một số giáo viên nêu ý kiến của mình về hiệu quả của thí nghiệm được
cải tiến:
+ Cô Phạm Thị Thu Phương (trường Nguyễn Văn Trỗi – Gò Vấp): Thí
nghiệm xác định thành phần không khí, giáo viên nhận thấy việc đốt nến thay
cho đốt photpho thì an toàn hơn và dễ thực hiện. Các em học sinh cũng rất
thích thí nghiệm nghiệm này và các em cũng có thể tự tay làm thí nghiệm này
ngay tại nhà bằng những dụng cụ đơn giản như ly nước, nến, chậu nước.
+ Cô Đỗ Phương Uyên (trường Lê Lợi – Tân Phú): Thí nghiệm cacbon
khử đồng (II) oxit là một thí nghiệm rất khó, các giáo viên khi dạy đến bài
này thường chỉ minh họa bằng lời nói hoặc hình vẽ; không có giáo viên nào
thực hiện thí nghiệm này ngay tại lớp vì hóa chất phòng thí nghiệm không
đảm bảo. Đến tiết thao giảng, tôi và các thầy cô khác cũng tiến hành thực hiện
thí nghiệm này nhưng chỉ thấy nước vôi trong bị đục, còn bột đồng (II) oxit
không chuyển thành màu đỏ. Cách cải tiến kỹ thuật của thí nghiệm này làm
cho tôi tự tin hơn khi dạy bài Cacbon.
+ Thầy Lâm Hoàng Phương (trường Phan Tây Hồ - Gò Vấp): Đĩa CD là
nguồn hỗ trợ tốt cho giáo viên và học sinh trong việc dạy học. Đặc biệt là
những bài học có những thí nghiệm do giáo viên hoặc học sinh làm. Tuy
nhiên, phim cần điều chỉnh để cho các hiện tượng quan sát được rõ hơn.
+ Cô Nguyễn Thị Ngọc Thu (trường Nguyễn Văn Nghi – Gò Vấp): Đối
với bài Axit axetic, trước đây khi dạy bài này, tôi rất vất vả trong việc tổ chức
cho lớp tiến hành lần lượt các thí nghiệm, mặc dù cho học sinh làm thí
nghiệm rất nhanh nhưng vẫn không kịp giờ vì phải hướng dẫn học sinh làm
thí nghiệm, nhận xét hiện tượng và viết phương trình hóa học,… Khi dạy thực
nghiệm theo phương pháp tổ chức phân công các nhóm học sinh làm thí
nghiệm không đồng loạt thì giảm được nhiều thời gian và có thể tập trung rèn
kĩ năng viết phương trình cũng như làm bài tập nhiều hơn.
Qua đợt thực nghiệm, chúng tôi đã theo dõi diễn biến của lớp học. Kết
quả là:
- Theo quan sát, chúng tôi thấy đa số các học sinh ở lớp thực nghiệm đã
nắm được kỹ thuật tiến hành thí nghiệm.
- Không khí lớp học của các lớp thực nghiệm hứng thú hơn, học sinh tập
trung hơn vào bài học nên hiệu quả của giờ dạy học được nâng cao rõ rệt.
Hình 3.1: Một số hình ảnh thực nghiệm
 Trường THCS Nguyễn Văn Nghi – Gò Vấp
 Trường THCS Lê Lợi – Tân Phú
- Chúng tôi đã gửi bài kiểm tra để đo mức độ hứng thú của học sinh với
bộ môn Hóa học cho 1 lớp thực nghiệm (lớp 9/4, trường Nguyễn Văn Nghi).
Đề bài kiểm tra yêu cầu học sinh chú thích cho hình vẽ từ chất rắn A và
chất B (chất lỏng hoặc dung dịch) điều chế khí C.

Học sinh làm tại nhà và nộp lại vào tiết sau. Học sinh làm bài với nhiều
đáp án khác nhau, các em có liên hệ với kiến thức cũ lớp 8 để làm bài.
Các đáp án của học sinh:
Chất A Chất B Chất C
Zn, Fe, Al HCl, H 2 SO 4 R R R H2 R

CaC 2R H2O R R C2H2


R R R

Na, K C 2 H 5 OH
R R R R H2 R

Kết quả thu được là:


Bảng 3.4: Kết quả đo mức độ hứng thú của học sinh
Số HS Số bài Số bài Số HS có Số HS không nộp Số HS làm
phát ra thu vào làm bài và không làm bài bài đúng
45 42 4 39
46 46
(97,8%) (91,3%) (8,7%) (87,0%)

Chúng tôi đánh giá số HS có hứng thú với bộ môn Hóa, có làm bài ở nhà
là 91,3%, trong đó số học sinh có kỹ năng làm bài tốt, nhớ bài lâu là 87%. Bài
làm đúng và sáng tạo của HS (xem phụ lục 3).

3.5.2. Xử lý kết quả thực nghiệm

Trên cơ sở các phương pháp phân tích định lượng kết quả kiểm tra đã
trình bày ở trên, chúng tôi đã tiến hành xử lý kết quả các bài kiểm tra trong
quá trình thực nghiệm sư phạm. Chúng tôi tổng hợp các kết quả và trình bày
theo bảng sau:
 Kiểm tra 15 phút nội dung bài Clo và Cacbon
Bảng 3.5. Bảng điểm bài kiểm tra 15 phút
Đối Số HS đạt điểm x i
Số HS x
R

tượng 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Σ TN 186 0 0 2 5 8 20 32 63 35 18 3 6.75
Σ ĐC 186 0 1 9 13 23 32 59 30 12 5 2 5.56

Bảng 3.6. Bảng tần suất bài kiểm tra 15 phút


Đối Số % Số HS đạt điểm x i R

tượng HS 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Σ TN 186 0 0 1.1 2.7 4.3 10.8 17.2 33.9 18.8 9.7 1.6
Σ ĐC 186 0 0.5 4.8 7.0 12.4 17.2 31.7 16.1 6.5 2.7 1.1

Bảng 3.7. Bảng tần suất lũy tích bài kiểm tra 15 phút
Đối Số % Số HS đạt điểm x i trở xuống
R R
tượng HS 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Σ TN 186 1.1 3.8 8.1 18.8 36.0 69.9 88.7 98.4 100
Σ ĐC 186 0.5 5.4 12.4 24.7 41.9 73.7 89.8 96.2 98.9 100

Đồ thị đường lũy tích trong nghiên cứu được xử lý dựa vào Σ TN và Σ ĐC.

100
90
80
70
60
50 TN
40 ĐC
30
20
10
0
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Hình 3.2: Đồ thị lũy tích biểu biễn kết quả


bài kiểm tra 15 phút của các lớp ĐC và TN

Hình 3.3. Đồ thị kết quả bài kiểm tra 15 phút

* Xét về tỉ lệ học sinh yếu kém, trung bình, khá, giỏi


Xem hình 3.3: đồ thị kết quả kiểm tra 15 phút và của học sinh thực nghiệm và
đối chứng, ta thấy:
- Tỉ lệ học sinh yếu kém của lớp thực nghiệm 8,06% thấp hơn lớp đối
chứng 24,73%.
- Tỉ lệ học sinh trung bình của lớp thực nghiệm 27,96% thấp hơn ở lớp
đối chứng 48,92%.
- Tỉ lệ học sinh khá giỏi của lớp thực nghiệm 63,98% cao hơn lớp đối
chứng 26,34%.

Bảng 3.8. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra 15 phút

X±m S V (%)

TN ĐC TN ĐC TN ĐC

6,75 ± 5,56 ± 1,53 1,69 22,67 30,40


0,11 0,12

Kiểm tra kết quả thực nghiệm bằng phép thử Student với xác suất sai lầm α=
0,01; k = 2n – 2 = 2.186 – 2 = 370. Tra bảng phân phối student tìm giá trị t α,k R

R = 2,32. Ta có t=7,1 > t α,k , vì vậy sự khác nhau về kết quả (bài kiểm tra 15
R R

phút) giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng là có ý nghĩa (với mức ý nghĩa
α=0,01)

Kiểm tra 1 tiết sau bài Axit axetic

Bảng 3.9. Bảng điểm bài kiểm tra 1 tiết

Đối Số HS đạt điểm x i


x
R

Số HS
tượng 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Σ TN 186 0 0 3 5 10 20 28 56 39 14 11 6.82

Σ ĐC 186 0 2 6 13 25 34 45 28 19 11 3 5.75
Bảng 3.10. Bảng tần suất bài kiểm tra 1 tiết

Đối Số % Số HS đạt điểm x i R

tượng HS 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Σ TN 186 1.6 2.7 5.4 10.8 15.1 30.1 21.0 7.5 5.9

Σ ĐC 186 1.1 3.2 7.0 13.4 18.3 24.2 15.1 10.2 5.9 1.6

Bảng 3.11. Bảng tần suất tích lũy bài kiểm tra 1 tiết

Đối Số % Số HS đạt điểm x i trở xuống


R R

tượng HS 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Σ TN 186 1.6 4.3 9.7 20.4 35.5 65.6 86.6 94.1 100

Σ ĐC 186 1.1 4.3 11.3 24.7 43.0 67.2 82.3 92.5 98.4 100
100
90
80
70
60
50 TN
40 ĐC
30
20
10
0
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Hình 3.4: Đồ thị lũy tích biểu biễn kết quả


bài kiểm tra 1 tiết của các lớp ĐC và TN

Hình 3.5. Đồ thị kết quả bài kiểm tra 1 tiết

* Xét về tỉ lệ học sinh yếu kém, trung bình, khá, giỏi

Xem hình 3.5: đồ thị kết quả kiểm tra 1 tiết của học sinh thực nghiệm và đối
chứng, ta thấy:

- Tỉ lệ học sinh yếu kém của lớp thực nghiệm 9,68% thấp hơn lớp đối chứng
24,73%.
- Tỉ lệ học sinh trung bình của lớp thực nghiệm 25,81% thấp hơn ở lớp đối
chứng 42,47%.

- Tỉ lệ học sinh khá giỏi của lớp thực nghiệm 64,52% cao hơn lớp đối chứng
32,8%.

Bảng 3.12. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra 1 tiết

X±m S V (%)

TN ĐC TN ĐC TN ĐC

6,82 ± 5,75 ± 1,71 1,86 25,07 32,26


0,13 0,14

Kiểm tra kết quả thực nghiệm bằng phép thử Student với xác suất sai lầm α=
0,01; k = 2n – 2 = 2.186 – 2 = 370. Tra bảng phân phối student tìm giá trị t α,k R

R = 2,32. Ta có t=5,78 > t α,k , vì vậy sự khác nhau về kết quả (bài kiểm tra 1 tiết)
R R

giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng là có ý nghĩa (với mức ý nghĩa α=0,01)

* Nhận xét chung:

- Xét các giá trị tham số đặc trưng bài kiểm tra 15 phút và 1 tiết qua bảng 3.8,
3.12

- Giá trị trung bình cộng: X TN lớn hơn X DC

- Giá trị độ lệch chuẩn S: S TN nhỏ hơn S DC


R R R

- Giá trị hệ số biến thiên V: V TN nhỏ hơn V DC


R R R

Như vậy, điểm trung bình của lớp thực nghiệm lớn hơn lớp đối chứng. Lớp
thực nghiệm có S và V đều nhỏ hơn, chứng tỏ số liệu của lớp thực nghiệm ít
phân tán hơn và chất lượng học tập của lớp thực nghiệm đồng đều hơn.

- Xét đồ thị các đường luỹ tích


Hình 3.2, 3.4 đã trình bày lũy tích kết quả bài kiểm tra thực nghiệm của lớp
thực nghiệm và đối chứng.

Đường lũy tích của lớp thực nghiệm nằm về bên phải và phía dưới đường lũy
tích của lớp đối chứng. Điều đó chứng tỏ kết quả học tập của lớp thực nghiệm
tốt hơn chất lượng của lớp đối chứng.

- Xét về tỉ lệ học sinh yếu kém, trung bình, khá, giỏi

Xem hình 3.3, 3.5: đồ thị kết quả kiểm tra 15 phút, 1 tiết của học sinh thực
nghiệm và đối chứng, ta thấy tỉ lệ học sinh yếu kém, trung bình của lớp thực
nghiệm thấp hơn ở lớp đối chứng, tỉ lệ học sinh khá giỏi của lớp thực nghiệm
cao hơn lớp đối chứng. Như vậy, khi giáo viên cố gắng tổ chức cho học sinh
thí nghiệm, thiết kế giờ học theo phương pháp nghiên cứu, sử dụng các phim
thí nghiệm qua các phương tiện dạy học đã góp phần nâng cao chất lượng dạy
và học.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Thực nghiệm sư phạm ở 3 trường tại Quận 11, Gò Vấp, Tân Phú với công
việc cụ thể như sau:
1. Chuẩn bị
 Gửi giáo viên đĩa CD, phiếu tham khảo ý kiến.
 Trước khi tiến hành mỗi bài thực nghiệm và đối chứng, chúng tôi đã
gặp gỡ và trao đổi với các giáo viên tham gia dạy về các vấn đề sau:
a. Thống nhất về khối lượng, nội dung kiến thức của hai bài lên lớp và
bài kiểm tra chất lượng là như nhau.
b. Trao đổi và bàn bạc về cách sử dụng các thí nghiệm đã cải tiến đưa
vào giáo án sao cho hợp lí, hiệu quả.
c. Chuẩn bị sẵn các bài kiểm tra 15 phút để kiểm tra kiến thức các thí
nghiệm của bài clo, cacbon; bài kiểm tra 1 tiết để kiểm tra kiến thức về các
bài metan, rượu etylic, axit axetic.
 Gửi học sinh bài để đo mức độ hứng thú đối với các thí nghiệm hóa
học.
2. Tiến trình giảng dạy trên lớp
Ở các lớp đối chứng, giáo viên dùng phương pháp cũ, mô tả thí nghiệm
theo hình vẽ trong SGK. (Xem bảng 1.2, trang 18: 23,4% giáo viên vẫn sử
dụng mô tả thí nghiệm).
Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm 5 bài:
- Bài Clo: giáo viên sử dụng phim thí nghiệm theo phương pháp nghiên
cứu.
- Bài Cacbon: giáo viên tiến hành thí nghiệm cacbon tác dụng với đồng
(II) oxit theo kỹ thuật đã cải tiến.
- Bài Metan: giáo viên sử dụng phim thí nghiệm theo phương pháp minh
họa.
- Bài Rượu etylic: giáo viên tổ chức thí nghiệm đồng loạt theo phương
pháp nghiên cứu.
- Bài Axit axetic: giáo viên tổ chức thí nghiệm không đồng loạt theo
phương pháp nghiên cứu.
Ở 4 lớp thực nghiệm, giáo viên có thực hiện các thí nghiệm đã cải tiến về
kỹ thuật và sử dụng thí nghiệm để tổ chức các hoạt động học tập tích cực cho
học sinh.
Chúng tôi dự các tiết thực nghiệm, ghi nhận lại nội dung, phương pháp
đã tiến hành của giáo viên; thái độ, sự tập trung, hứng thú của học sinh khi
tiếp thu bài học.
Sau mỗi tiết dạy, chúng tôi tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra 15
phút, 1 tiết, trao đổi với giáo viên, đánh giá kết quả tiết học so với yêu cầu và
mục đích của thực nghiệm sư phạm đề ra.
3. Kết quả thực nghiệm
- Đĩa CD phim thí nghiệm được giáo viên đánh giá khá cao. Trong 15
phiếu điều tra ý kiến GV (Bảng 3.2), đĩa CD được đánh giá khá tốt về trực
quan, an toàn, khoa học, tính khả thi và hiệu quả. Đặc biệt được đánh giá cao
về đảm bảo an toàn cho giáo viên và học sinh (2,73), dụng cụ có kích thước
và hình dáng phù hợp (2,8), thí nghiệm thành công (2,8), đảm bảo tính chính
xác, khoa học (2,8), nguồn tư liệu tốt cho GV dạy học (2,67).
- Các thí nghiệm đã cải tiến về mặt kỹ thuật giúp cho giáo viên dễ thực
hiện thành công hơn và tiến hành thí nghiệm thường xuyên hơn.
- Các thí nghiệm đã cải tiến về phương pháp sử dụng đã có tác dụng giúp
học sinh hứng thú, tiếp thu tốt, học sinh có thái độ tập trung hơn vào bài học.
(Hình 3.1, trang 81,82)
- Kết quả bài kiểm tra 15 phút và 1 tiết cũng cho thấy việc cải tiến kỹ
thuật và phương pháp sử dụng thí nghiệm đã giúp HS tự học và nâng cao kết
quả học tập cho HS. Điểm trung bình các lớp thực nghiệm thường cao hơn
các lớp đối chứng trên 1 điểm (cả 2 bài kiểm tra). Đặc biệt các đường lũy tích
cho thấy đa số các học sinh lớp thực nghiệm đã nắm được kiến thức và vận
dụng tốt vào bài tập. Với sức học yếu và trung bình tiến bộ rõ rệt (Hình 3.3,
3.5)
- Các giáo viên thừa nhận ưu điểm của các thí nghiệm đã cải tiến, giúp
bài dạy trực quan và sinh động hơn, tạo được sự tập trung, chú ý của học sinh
vào bài học. Đồng thời, đĩa CD tập hợp thí nghiệm trong toàn bộ chương trình
Hóa học 8,9 cũng giúp giáo viên tiết kiệm thời gian, công sức. Do đó, giáo
viên cảm thấy có hứng thú và tự tin với các bài dạy có thí nghiệm. Nhiều ý
kiến đóng góp của giáo viên giúp cho tác giả thấy được những thành công
cũng như thiếu sót của thí nghiệm cải tiến và đĩa CD: ý kiến của cô Thu
Phương - trường Nguyễn Văn Trỗi, thầy Hoàng Phương - trường Phan Tây
Hồ, Cô Phương Uyên - trường Lê Lợi, cô Ngọc Thu - trường Nguyễn Văn
Nghi,… (trang 80).
KẾT LUẬN

1. Những kết quả thu được từ đề tài nghiên cứu


Đối chiếu với mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, luận văn đã
đạt được một số kết quả sau:
1.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
- Phương pháp dạy học là cách thức, con đường hoạt động của thầy và
trò dưới sự chỉ đạo của thầy, nhằm làm cho trò nắm vững kiến thức, kỹ năng,
kỹ xảo, phát triển năng lực nhận thức, hình thành thế giới quan khoa học và
nhân sinh quan xã hội chủ nghĩa. Trong hệ thống phương pháp dạy học,
chúng tôi chú ý đến phương pháp nghiên cứu. Chúng tôi muốn nâng cao vai
trò của người học và tổ chức dạy học bằng chính hoạt động của người học.
- Thí nghiệm hóa học giữ vai trò cơ bản trong việc thực hiện nhiệm vụ
dạy học hóa học ở trường phổ thông. Thí nghiệm là dạng phương tiện trực
quan chủ yếu, quyết định trong dạy học hóa học. Vì thí nghiệm giúp học sinh
hiểu bài sâu sắc, phát triển tư duy, nâng cao lòng tin vào khoa học, phát triển
tư duy, giúp hình thành kỹ năng, kỹ xảo thực hành và tư duy kỹ thuật, giúp
rèn luyện cho học sinh tác phong làm việc khoa học.
- Trong sự phát triển công nghệ thông tin cùng với các thí nghiệm thật,
thí nghiệm ảo (thí nghiệm quay thành phim) cũng đóng vai trò to lớn trong
dạy học. Thí nghiệm ảo có những ưu điểm cần được tận dụng, phối hợp bổ
sung cho thí nghiệm thật như: mở rộng tầm quan sát cho lớp học; chuẩn xác,
an toàn, có thể dừng phản ứng để phân tích; lắp ráp, di chuyển thí nghiệm
thuận lợi.
- Trước đây, công nghệ thông tin chưa phát triển, các trang thiết bị
trong nhà trường phục vụ cho việc giảng dạy hóa học chủ yếu là dụng cụ, hóa
chất, overhead,... Khác với cách trang bị trước đây, với sự phát triển của công
nghệ thông tin hiện nay, nhà trường cần được trang bị thêm phương tiện kỹ
thuật hiện đại như: projector, LCD, máy tính và đầy đủ phòng thực hành thí
nghiệm. Tuy nhiên, hiện nay không phải nhà trường nào cũng đáp ứng được
điều kiện đó. Theo điều tra, quận Gò Vấp có 12 trường THCS có phòng bộ
môn hóa học tuy nhiên chỉ có 5 trường có phòng thí nghiệm hóa học riêng, 7
trường sử dụng chung phòng với môn Sinh, LCD được trang bị tại 229/339
phòng học.
- Hiện nay, trong dạy học, giáo viên Hóa học THCS đã có ý thức được
vai trò của thí nghiệm hóa học: có 63,8% giáo viên thường xuyên sử dụng thí
nghiệm biểu diễn và 59,6% giáo viên tổ chức cho học sinh thí nghiệm. Tuy
nhiên, vẫn còn 53,2% giáo viên sử dụng hình ảnh mô tả thí nghiệm. Những
thí nghiệm giáo viên thực hiện không thành công hoặc không biểu diễn mà
chỉ minh họa bằng hình ảnh trong SGK thường: cacbon khử đồng (II) oxit, sắt
tác dụng với lưu huỳnh, chưng cất nước, sự phân hủy nước, chứng minh định
luật bảo toàn khối lượng, sự tổng hợp nước, đốt cháy bông gòn, metan tác
dụng với clo, clo ẩm tẩy màu, clo tác dụng với dd NaOH v.v...
+ Những nguyên nhân chủ yếu làm hạn chế việc sử dung thí nghiệm hóa
học trong giờ học là: giáo viên còn ngại tiếp xúc với hóa chất; dụng cụ, hóa
chất còn thiếu, tốn thời gian chuẩn bị, kĩ năng tiến hành thí nghiệm của giáo
viên còn yếu, thí nghiệm khó thực hiện, chưa có phòng thí nghiệm …
1.2. Đề xuất các biện pháp cải tiến kỹ thuật và phương pháp sử
dụng thí nghiệm hóa học để nâng cao chất lượng dạy học hóa học ở
THCS.
- Chúng tôi đã rà soát trong chương trình Hóa học 8, 9 và thống kê
được 24 thí nghiệm lớp 8 và 60 thí nghiệm lớp 9 cần được thực hiện trong các
tiết học. Trong đó, chúng tôi thấy 12 thí nghiệm có thể cải tiến về mặt kỹ
thuật theo 2 hướng sau:
+ Hướng 1: Những thí nghiệm tiến hành theo hướng dẫn của SGK 8.9
đã thành công nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục cải tiến để:
• Làm thí nghiệm đảm bảo an toàn hơn, gồm có: 2 thí nghiệm
lớp 8: lưu huỳnh tác dụng với oxi, photpho tác dụng với oxi, 1 thí
nghiệm lớp 9: tính tẩy màu của clo ẩm.
• Làm thí nghiệm tăng tính trực quan hơn, gồm có 1 thí nghiệm
lớp 8: chứng minh định luật bảo toàn khối lượng, 1 thí nghiệm lớp
9: oxi hóa glucozơ.
• Sử dụng các dụng cụ đơn giản, tiết kiệm hóa chất, gồm có 3 thí
nghiệm lớp 8: chưng cất nước, xác định thành phần không khí,
hiđro khử đồng (II) oxit, 1 thí nghiệm lớp 9: tính hấp phụ của
cacbon.
+ Hướng 2: Những thí nghiệm để thành công cần có hướng dẫn cụ thể
hơn, gồm có 3 thí nghiệm lớp 9: đốt cháy khí metan, cacbon khử đồng
(II) oxit, metan tác dụng với khí clo.
- Trong phòng thí nghiệm trường THCS Nguyễn Văn Nghi, chúng tôi
đã thử nghiệm nhiều lần và đạt được kết quả thành công 12 thí nghiệm theo
các mục đích nêu trên, viết lại những lời chỉ dẫn, quay phim kỹ thuật tiến
hành và kết quả thí nghiệm.
- Cùng với 12 thí nghiệm nêu trên, chúng tôi đã sưu tầm 23 đoạn phim
thí nghiệm lớp 8, 46 đoạn phim thí nghiệm lớp 9 sắp xếp theo trình tự bài học
Hóa học 8, 9 thành đĩa CD để làm nguồn tư liệu hỗ trợ giáo viên giảng dạy.
- Để tổ chức các hoạt động học tập tích cực cho học sinh theo phương
pháp nghiên cứu thiết kế các bài hóa học tăng cường sử dụng thí nghiệm của
học sinh theo nhóm.
- Chúng tôi đã đề xuất phương pháp sử dụng thí nghiệm theo hướng
tăng cường tổ chức các hoạt động học tập tích cực cho học sinh trong các tiết
nghiên cứu tài liệu mới theo phương pháp nghiên cứu, kết hợp những thí
nghiệm cải tiến trong phim quay.
- Chúng tôi đã thiết kế 2 đoạn giáo án theo phương pháp nghiên cứu, tổ
chức học sinh thành các nhóm thí nghiệm đồng loạt (vì bài học có ít thí
nghiệm):
+ Bài “Định luật bảo toàn khối lượng”.
+ Bài “Rượu etylic”.
- 2 đoạn giáo án theo phương pháp nghiên cứu, tổ chức các nhóm học
sinh thí nghiệm không đồng loạt:
+ Bài “Dãy hoạt động hóa học của kim loại”.
+ Bài “Axit axetic”.
- 2 đoạn giáo án có sử dụng phim quay thí nghiệm:
+ Bài “Clo”.
+ Bài “Metan”.
1.3. Tiến hành thực nghiệm sư phạm:
Cùng tham gia thực nghiệm với chúng tôi có 4 giáo viên, dạy 5 giáo án
(nêu trên) có sử dụng thí nghiệm hóa học và phim quay thí nghiệm đối với
các khối lớp 9 ở 3 trường THCS trong quận 11, Gò Vấp, Tân Phú.
- Chúng tôi tham khảo ý kiến của giáo viên Hóa về đĩa CD phim thí
nghiệm. Trong 15 phiếu tham khảo (Bảng 3.2), đĩa CD được đánh giá cao về
đảm bảo an toàn cho giáo viên và học sinh (2,73), dụng cụ có kích thước và
hình dáng phù hợp (2,8), thí nghiệm thành công (2,8), đảm bảo tính chính xác,
khoa học (2,8), nguồn tư liệu tốt cho GV dạy học (2,67).
- Các thí nghiệm đã cải tiến về mặt kỹ thuật được quay phim giúp cho
giáo viên dễ thực hiện thành công hơn và tiến hành thí nghiệm thường xuyên
hơn. Các giáo viên thừa nhận ưu điểm của các thí nghiệm đã cải tiến về kỹ
thuật, giúp bài dạy trực quan và sinh động hơn, tạo được sự tập trung, chú ý
của học sinh vào bài học. Vì giáo viên đã nhận định đĩa CD đảm bảo về tính
an toàn, trực quan, kết quả thí nghiệm, tính khoa học và tính khả thi. Đồng
thời, đĩa CD tập hợp thí nghiệm trong toàn bộ chương trình Hóa học 8,9 cũng
giúp giáo viên tiết kiệm thời gian, công sức. Do đó, giáo viên cảm thấy có
hứng thú và tự tin với các bài dạy có thí nghiệm.
- Các thí nghiệm đã cải tiến về phương pháp sử dụng đã có tác dụng giúp
học sinh hứng thú, tiếp thu tốt, học sinh có thái độ tập trung hơn vào bài học.
(Hình 3.1, trang 81,82)
- Kết quả bài kiểm tra 15 phút và 1 tiết cũng cho thấy việc cải tiến
phương pháp sử dụng thí nghiệm đã giúp HS tự học và nâng cao kết quả học
tập cho HS.
Những kết quả trên chỉ mang tính tương đối nhưng nó cũng khẳng định
được phần nào tính khả thi của các thí nghiệm cải tiến về mặt kỹ thuật mà
nghiên cứu đã tiến hành giúp giáo viên sử dụng thí nghiệm thường xuyên hơn,
lối cuốn học sinh tham gia vào các bài học, kích thích hứng thú học tập của
các em; từ đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy hóa học ở trường
THCS.
2. Kiến nghị
Qua quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi xin nêu ra một số kiến nghị
sau:
2.1. Với các cấp quản lý giáo dục – đào tạo
- Sở giáo dục - đào tạo cấp ngân sách, kinh phí cho các trường để tăng
cường cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, đảm bảo đủ số lượng và chất lượng
dụng cụ, hóa chất ở các phòng thí nghiệm. Đặc biệt hơn là quan tâm và chú
trọng tăng cường cơ sở thiết bị thí nghiệm theo hướng trang bị đủ dụng cụ,
hóa chất cho học sinh tự làm được nhiều khi nghiên cứu bài mới.
- Phòng giáo dục - đào tạo tăng cường công tác kiểm tra và công tác bồi
dưỡng để nâng cao ý thức và năng lực chuyên môn của giáo viên bộ môn.
Ban giám hiệu các trường thường xuyên kiểm tra, dự giờ giáo viên để tránh
tình trạng dạy chay.
- Cần có nhân viên phụ trách phòng thí nghiệm ở các trường THCS để
làm tốt công việc chuẩn bị thí nghiệm cho giáo viên bộ môn.
- Thường xuyên tổ chức thao giảng trong quận để giáo viên có thể học
hỏi kinh nghiệm giảng dạy lẫn nhau. Cần có sự động viên và khen ngợi kịp
thời đối với những giáo viên có tinh thần trách nhiệm, đổi mới và sáng tạo
trong việc vận dụng các phương pháp dạy học.
- Đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá: các đề thi và kiểm tra nên chú
trọng khai thác, đánh giá kiến thức về thí nghiệm, thực hành.
2.2. Với giáo viên bộ môn
- Cần chọn lọc nội dung trong SGK để giảng dạy cho học sinh, dành
nhiều thời gian biểu diễn thí nghiệm
- Cần nâng cao tiềm lực về kiến thức hóa học, về kĩ năng sử dụng thí
nghiệm cũng như kĩ năng sử dụng các thiết bị, kỹ thuật và phương pháp dạy
học hiện đại để dạy học.
- Thường xuyên sinh hoạt nhóm chuyên môn để trau dồi, học hỏi, trao
đổi và rút kinh nghiệm với đồng nghiệp, bồi dưỡng khả năng thực hành thí
nghiệm, nhất là đối với giáo sinh.
Sau một thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng
việc sử dụng thí nghiệm đối với môn hóa học ở trường phổ thông sẽ góp phần
nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học. Và những kết quả thu được của luận
văn chỉ là những kết quả hết sức nhỏ bé so với quy mô rộng lớn, phức tạp của
đối tượng nghiên cứu và yêu cầu thực tế đặt ra. Chúng tôi mong muốn sẽ có
thêm nhiều đồng nghiệp cùng nghiên cứu đề tài này và phát triển hơn nữa về
cải tiến kỹ thuật và phương pháp sử dụng thí nghiệm để nhằm nâng cao chất
lượng dạy học hóa học ở THCS. Do thời gian nghiên cứu có giới hạn, chúng
tôi rất mong nhận được những nhận xét, đánh giá và góp ý của các chuyên
gia, thầy cô và bạn bè đồng nghiệp nhằm bổ sung và hoàn thiện đề tài hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Geoffrey Petty, Dạy học ngày nay, Nxb Stanley Thomes.

2. Phạm Ngọc Bằng (2004), Nghiên cứu và xây dựng phần mềm một số
mô phỏng để dạy học các bài về sản xuất hóa học trong chương trình phổ
thông, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, ĐHSP Hà Nội

3. Trịnh Văn Biều (2004), Các phương pháp dạy học hiệu quả, ĐHSP Tp.
Hồ Chí Minh.

4. Trịnh Văn Biều (2004), Giảng dạy hóa học ở trường phổ thông, ĐHSP
Tp. Hồ Chí Minh.

5. Trịnh Văn Biều (2004), Lí luận dạy học hóa học, ĐHSP Tp. Hồ Chí
Minh.

6. Trịnh Văn Biều (2004), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa
học, ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh.

7. Trịnh Văn Biều (chủ biên), Trang Thị Lân, Vũ Thị Thơ, Trần Thị Vân
(2001), Thực hành thí nghiệm, Phương pháp dạy học hóa học, khoa Hóa
ĐHSP, Tp. Hồ Chí Minh.

8. Bộ giáo dục và đào tạo (2009), Chương trình giáo dục phổ thông môn
hóa học, Nxb giáo dục.

9. Bộ giáo dục và đào tạo (2008), hóa học 8 sách giáo khoa, Nxb giáo
dục.

10.Bộ giáo dục và đào tạo (2008), hóa học 8 sách giáo viên, Nxb giáo dục.

11.Bộ giáo dục và đào tạo (2008), hóa học 9 sách giáo khoa, Nxb giáo
dục.

12. Bộ giáo dục và đào tạo (2008), hóa học 9 sách giáo viên, Nxb giáo
dục.

13. Bộ giáo dục và đào tạo, Vụ giáo dục trung học (2007), Những vấn đề
chung về đổi mới giáo dục THCS môn hóa học, NXb giáo dục.
14. Bộ giáo dục và đào tạo, Vụ giáo dục trung học (2005), Tài liệu bồi
dưỡng giáo viên dạy sách giáo khoa lớp 8, môn hóa học, Hà Nội.

15.Bộ giáo dục và đào tạo, Vụ giáo dục trung học (2005), Tài liệu bồi
dưỡng giáo viên dạy sách giáo khoa lớp 9, môn hóa học, Hà Nội.

16.Bộ giáo dục và đào tạo, Vụ giáo dục trung học (2005), Tài liệu bồi
dưỡng giáo viên dạy sách giáo khoa lớp 9, môn hóa học, Hà Nội.

17.Bộ giáo dục và đào tạo, Vụ giáo dục trung học (2007), Tài liệu bồi
dưỡng thường xuyên GV THCS chu kì 3 (2004 – 2007) môn hóa học – quyển
1, NXb giáo dục.

18. Bộ giáo dục và đào tạo, Vụ giáo dục trung học (2007), Tài liệu bồi
dưỡng thường xuyên GV THCS chu kì 3 (2004 – 2007) môn hóa học – quyển
2, Nxb giáo dục.

19.Nguyễn Thị Kim Chi (2002), Hoàn thiện kỹ thuật và phương pháp tiến
hành thí nghiệm thực hành bộ môn Phương pháp giảng dạy trường Cao đẳng
sư phạm, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội

20. Hoàng Chúng (1982), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học
giáo dục, Nxb giáo dục, Hà Nội.

21.Nguyễn Cương (2007), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ
thông và đại học – Một số vấn đề cơ bản, Nxb giáo dục.

22. Trần Quốc Đắc (1992), Hoàn thiện hệ thống thí nghiệm hóa học để
nâng cao chất lượng dạy học ở trường phổ thông cơ sở Việt Nam, Luận án
phó tiến sĩ khoa học sư phạm – tâm lí, trường ĐHSP Hà Nội.

23.Phạm Thị Ngọc Hoa (1998), Phương pháp dạy học hóa học, Đại học
Sài Gòn, Tp. Hồ Chí Minh.

24.Nguyễn Thị Ngọc Linh (2004), Tìm hiểu và phân tích những thay đổi
trong chương trình Hóa 9 SGK Thí điểm Phần Vô Cơ, Khóa luận tốt nghiệp,
trường CĐSP TP. Hồ Chí Minh.

25. Huỳnh Công Minh (2010), Giáo dục và đào tạo Thành phố Hồ Chí
Minh hội nhập các nền giáo dục tiên tiến, Nxb Giáo dục Việt Nam.
26. Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu (2006), Phương pháo dạy học các
chương mục quan trọng trong chương trình – sách giáo khoa hóa học phổ
thông, Bộ môn PPGD khoa hóa học trường ĐHSP Hà Nội.

27.Nguyễn Ngọc Quang (1997), Lí luận dạy học hóa học, Tập 1, Nxb giáo
dục Hà Nội.

28.Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Cương, Dương Xuân Trinh (1982), Lí


luận dạy học hóa học. Tập 1, Nxb giáo dục Hà Nội.

29.Nguyễn Vinh Quang (2004), Tìm hiểu và phân tích những thay đổi
trong chương trình Hóa 9 SGK Thí điểm Phần Hữu Cơ, Khóa luận tốt nghiệp,
trường CĐSP Tp. Hồ Chí Minh.

30.Sở giáo dục và đào tạo (2009), Các văn bản quy phạm pháp luật về
giáo dục phổ thông, Tp. Hồ Chí Minh

31. Nguyễn Thị Sửu, Hoàng Văn Côi (2008), Thí nghiệm hóa học ở
trường phổ thông, Nxb khoa học và kĩ thuật.

32.Trịnh Vĩnh Thanh, Báo cáo tổng kết bộ môn Hóa học năm học 2009 –
2010, Phòng giáo dục – đào tạo Gò Vấp.

33.Nguyễn Thị Kim Thành (2003), Sử dụng phần mềm thí nghiệm hóa học
để dạy học phần kim loại và phi kim (THPT) nhằm phát huy tính tích cực của
học viên ở các trung tâm giáo dục thường xuyên, Luận văn thạc sĩ khoa học
giáo dục, ĐHSP Hà Nội.

34. Cao Thị Thặng – Vũ Anh Tuấn (2008), Một số vấn đề đổi mới phương
pháp dạy học môn hóa học Trung học cơ sở, Nxb Giáo dục.

35.Lê Trọng Tín (2006), Những phương pháp dạy học tích cực trong dạy
học hóa học, tài liệu bồi dưỡng thường xuyên GV trung học phổ thông chu kì
3 (2004 - 2007), Tp. Hồ Chí Minh.

36. Dương Thiệu Tống (2003), Thống kê ứng dụng trong nghiên cứu giáo
dục, tập I, Thống kê mô tả, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

37. Dương Thiệu Tống (2003), Thống kê ứng dụng trong nghiên cứu giáo
dục, tập II, Thống kê suy diễn, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
38.Các trang web:

- http://vi.wikipedia.org
TU
2 T
2
U

- http://www.schoolnet.vn/
TU
2 T
2
U

- http://baigiang.bachkim.vn/
TU
2 T
2
U

-http://www.hoahocvietnam.com/Home/images/stories/thaoluan/hoahocthcs.jpg
TU
2 T
2
U
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
ĐHSP TP.HỒ CHÍ MINH
PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN
LỚP CAO HỌC LL&PPGD HÓA HỌC K18
Nhằm thu thập những thông tin về việc sử dụng các thí nghiệm THCS để nâng cao chất
lượng dạy học môn Hóa học, góp phần vào công tác nghiên cứu khoa học giáo dục, xin quý thầy
(cô) vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề sau, bằng cách đánh dấu (X) vào những ô
thầy (cô) đồng ý.
Thời gian giảng dạy  Dưới 5 năm  Từ 6- 15  Từ 16 – 25 năm Trên 25 năm
môn Hoá năm
Trình độ CM  Cao đẳng  Đại học  Cao học  Tiến sĩ

Nội dung tham khảo Mức độ


1. Thầy (cô) hãy cho biết mức độ quan trọng
của những kỹ năng cần thiết với người giáo
1 2 3 4 5
viên hóa học: (1: ít quan trọng nhất, 5: quan
trọng nhất)
Xác định đúng mục tiêu bài giảng
Diễn đạt rõ ràng, chính xác nội dung bài học
Viết và trình bày bảng
Sử dụng hệ thống câu hỏi thích hợp với bài
giảng
Biểu diễn thí nghiệm
Làm và sử dụng đồ dùng dạy học
Liên hệ bài giảng thực tế
Sử dụng bài tập
Sử dụng các phương pháp dạy học thích hợp
Phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh
Xây dựng quan hệ thầy trò và bầu không khí
lớp học
Kỹ năng
khác……………………………………..…
2. Khi thực hiện chương trình Hóa học THCS,
thầy (cô) đã sử dụng thí nghiệm Hóa học nào 1 2 3 4 5
sau đây? (1: không sử dụng, 5: sử dụng nhiều
nhất).
Thí nghiệm biểu diễn của GV
Thí nghiệm ảo, mô phỏng,…
Dùng hình ảnh và lời nói để mô tả thí nghiệm
Thí nghiệm của HS khi nghiên cứu bài mới
Thí nghiệm thực hành
Thí nghiệm ngoại khoá
Thí nghiệm ở nhà
3. Theo thầy (cô), số thí nghiệm biểu diễn mà
giáo viên làm được so với tổng số thí nghiệm > 80% 61-80% 41-60% 21-40% <20%
cần phải làm khoảng bao nhiêu phần trăm?
4. Theo thầy (cô), lí do mà một số thí nghiệm
không tiến hành được: (1: ít quan trọng nhất, 1 2 3 4 5
5: quan trọng nhất)
Không đủ hóa chất
Không đủ dụng cụ
Thí nghiệm khó thành công
Thí nghiệm mất nhiều thời gian
Thí nghiệm độc hại, nguy hiểm
Dụng cụ thí nghiệm phức tạp, cồng kềnh, tốn
nhiều hóa chất
Thí nghiệm không đảm bảo tính trực quan
Lí do khác: ………………………………
5. Theo thầy (cô), giải pháp tốt nhất để có thể
tăng số lượng bài giảng có thí nghiệm và tăng
1 2 3 4 5
hiệu quả sử dụng thí nghiệm là gì? (1: ít quan
trọng nhất, 5: quan trọng nhất)
Tăng cường ý thức sử dụng thí nghiệm bộ
môn
Tăng cường cơ sở vật chất cho phòng thí
nghiệm
Giảm sỉ số lớp
Thay đổi cách kiểm tra, đánh giá
Xây dựng đĩa CD có các thí nghiệm, mô
phỏng
Giải pháp khác:
…………………………………………
6. Theo thầy (cô), điều quan trọng nhất để
một bài giảng thành công là : (1: ít quan trọng 1 2 3 4 5
nhất, 5: quan trọng nhất )
Phương pháp dạy học phù hợp
Bản lĩnh và trình độ của thầy
Quản lí lớp học tốt
Thái độ học tập tích cực của học sinh
Trình độ học sinh đồng đều
Môi trường học tập tốt
Điều
khác:…………………………………………
……..

Chúng tôi mong nhận được thêm nhiều ý kiến, bổ sung. (Địa chỉ: Nguyễn Thị Minh Nhân,
Phòng Giáo dục và đào tạo Quận Gò Vấp. Điện thoại: 0907060873)
Xin chân thành cảm ơn, kính chúc quý thầy (cô) nhiều sức khỏe và hoàn thành công tác
của mình!
ĐHSP TP.HỒ CHÍ MINH
LỚP CAO HỌC LL&PPGD HÓA HỌC K18

PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN GIÁO VIÊN

Nhằm thu thập những thông tin về việc sử dụng các thí nghiệm THCS để
nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa học, góp phần vào công tác nghiên cứu
khoa học giáo dục, thầy (cô) vui lòng cho biết ý kiến về các nội dung dưới đây:
1. Trong các thí nghiệm hóa học ở THCS, thầy (cô) đã sử dụng thí nghiệm theo
phương pháp nào? (Đánh dấu X vào ô thích hợp)

GV cho HS HS tự làm
GV biểu
STT Tên thí nghiệm xem phim TN theo
diễn TN
TN nhóm
1 Thí nghiệm chưng cất nước

2 Fe tác dụng với S


3 Dùng cân chứng minh định luật
bảo toàn khối lượng
4 S tác dụng với oxi

5 P tác dụng với oxi

6 Xác định thành phần không khí

7 H 2 tác dụng với CuO


R R

8 Sự phân huỷ nước

9 Sự tổng hợp nước

10 Clo ẩm tẩy màu

11 Clo tác dụng với dd NaOH

12 Tính hấp phụ của C (C lọc nước


màu)
13 C tác dụng với CuO

14 Đốt cháy bông gòn

15 Metan tác dụng với oxi

16 Metan tác dụng với clo

17 Axit axetic tác dụng với Rượu


etylic
18 Phản ứng tráng gương

2. Trong những thí nghiệm trên, thí nghiệm nào thầy (cô) có thực hiện nhưng không
thành công?
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
3. Trong những thí nghiệm trên, thí nghiệm nào thầy (cô) không thực hiện mà chỉ
minh họa bằng hình trong SGK?
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
4. Khi tổ chức cho cả lớp tiến hành thí nghiệm, thầy (cô) thường chia lớp thành
mấy nhóm? Việc di chuyển dụng cụ từ lớp này sang lớp khác được thực hiện như
thế nào?
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

Nếu thuận tiện, xin thầy (cô) vui lòng cho biết những thông tin cá nhân sau:
Họ và tên:…………………………………………… Chức vụ:……….....
Đơn vị: ………………………………………………………………

Xin chân thành cảm ơn.


Chúc thầy (cô) có nhiều sức khỏe và hoàn thành nhiệm vụ của mình!
Trường ĐHSP TPHCM
Lớp Cao học Lí luận và PPDH Hóa học

PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN GIÁO VIÊN

Họ và tên (có thể ghi hoặc không): ..................................................................


Nam, nữ: .............. Tuổi: ............ Số năm giảng dạy: .......................................
Trường đang dạy: . ............................................................................................
..............................
Kính gửi quý thầy, cô!
Nhằm thu thập những thông cho đề tài nghiên cứu: “Cải tiến kỹ thuật và
phương pháp sử dụng thí nghiệm Hóa học để nâng cao chất lượng dạy học ở
THCS”, thầy (cô) vui lòng cho biết ý kiến nhận xét về đĩa CD bằng cách
khoanh tròn vào các chữ số tương ứng với mức độ từ thấp (1) đến cao (3).
A. Đánh giá về CD phim thí nghiệm
Tiêu chí đánh giá Mức độ
Tính an - Đảm bảo an toàn cho giáo viên và học 1 2 3
toàn sinh.
- Có phương án hạn chế khí độc thoát ra 1 2 3
ngoài.
- Lượng hóa chất vừa phải 1 2 3
Tính - Dụng cụ thí nghiệm có kích thước và 1 2 3
trực hình dáng phù hợp.
quan - Hiện tượng phản ứng rõ ràng, dễ quan 1 2 3
sát (màu sắc, kết tủa,…)
Kết quả - Thí nghiệm thành công. 1 2 3
và tính - Thao tác thực hiện thí nghiệm chuẩn. 1 2 3
khoa
- Đảm bảo tính chính xác, khoa học. 1 2 3
học
Tính - Giáo viên thực hiện được các thí 1 2 3
khả thi nghiệm đã cải tiến.
và hiệu - Là nguồn tư liệu tốt cho giáo viên 1 2 3
quả trong việc sử dụng thí nghiệm.

B. Ý kiến đóng góp:


1. Về kỹ thuật tiến hành thí nghiệm:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
2. Tính hiệu quả (Đĩa CD phim thí nghiệm có hỗ trợ tốt cho giáo viên trong
việc dạy học hay không?)
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
3. Những ý kiến đóng góp khác:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của qúy thầy cô!
PHỤ LỤC 2

GIÁO ÁN BÀI "CACBON"

A. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:
U U

HS nắm được tính chất cacbon có 3 dạng thù hình, dạng hoạt động hóa
học nhất là các bon vô định hình .

- Tính chất vật lý của 3 dạng thù hình .

- C có một số tính chất hóa học của phi kim, tính hóa học đặc biệt là tính
khử ở nhiệt độ cao.

- Một số ứng dụng về tính chất vật lý và tính chất hóa học của cacbon

2. Kỹ năng:
U U

- Biết suy luận từ tính chất của phi kim nói chung, dự đoán tính chất hóa
học của cacbon.

- Biết nghiên cứu thí nghiệm để rút ra tính chất hấp phụ của than gỗ, tính
chất đặc biệt của C là tính khử.

B. CHUẨN BỊ

a. Thí nghiệm tính chất hấp phụ của than gỗ.

- Phễu, ống nghiệm, giấy lọc, cốc nước màu, than hoạt tính, bông thấm
nước.

b. Thí nghiệm cacbon khử đồng (II) oxit .

- Ống nghiệm, nút có ống thủy tinh xuyên qua cốc thủy tinh hoặc ống
nghiệm đèn cồn, diêm, bột CuO khô, than gỗ khô, nước vôi trong

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS


Hoạt động 1

I. CÁC DẠNG THÙ HÌNH CỦA CACBON (5 phút)

GV yêu cầu các HS thảo luận HS thảo luận nhóm


nhóm:

- Dạng thù hình là gì?

- Cacbon có những dạng thù


hình nào? Nêu một số tính chất của
mỗi dạng thù hình.

- Yêu cầu đại diện nhóm trả lời.

- O 2 và O 3 có phải là 2 dạng thù


R R R R

hình của oxi?

Hoạt động 2

II. TÍNH CHẤT CỦA CACBON

1. Tính chất vật lý (10 phút)

- GV hướng dẫn HS làm thí


nghiệm: Đặt phễu có giấy lọc lên trên
ống nghiệm. Cho 1 ít than hoạt tính
lên giấy lọc. Đổ nước màu vào phễu.

- Yêu cầu HS quan sát thí


nghiệm, trả lời câu hỏi : HS tiến hành thí nghiệm

+ So sánh màu dung dịch thu


được với màu dung dịch ban đầu. Dung dịch thu đuợc không màu

GV thông báo: hiện tượng mất và trong suốt.


màu do than gỗ có tính hấp thụ.

Yêu cầu các nhóm thảo luận:


Tính hấp phụ là gì?

Gv thông báo về than hoạt tính. Tính hấp phụ là khả năng giữ lại
trên bề mặt của nó những chất khí,
chất hơi, chất tan trong dung dịch.

Hoạt động 3

1. Tính chất hóa học

a. Tác dụng với oxi (7 phút)

- Yêu cầu HS nhắc lại tính chất - Tác dụng với kim loại, oxi,
của phi kim. hiđro.

- Yêu cầu HS đọc phần a


SGK/95 và thảo luận nhóm xem - Thảo luận nhóm
Cacbon có những tính chất chung của
phi kim không? Viết PTPƯ với O 2 . R R

- Yêu cầu HS nhận xét về độ


hoạt động hóa học của phi kim C. C + O 2 → CO 2
R R R R

(r) (k) (k)

GV: Bên cạnh tính phi kim hoạt Kết luận: C là phi kim hoạt động

động yếu, C còn một tính chất đặc hóa học yếu.
biệt

Hoạt động 4

b. Tác dụng với oxit kim loại (13 phút)

GV giới thiệu về hóa chất. Yêu HS: hỗn hợp C và CuO có màu
cầu HS nhận xét màu. đen

GV giới thiệu cách lắp và tiến


hành thí nghiệm. Yêu cầu HS quan
sát và nhận xét nước vôi trong và màu HS quan sát thí nghiệm
chất rắn sau phản ứng.

GV tiến hành thí nghiệm.

Yêu cầu HS nêu nhận xét và cho


biết sản phẩm thu được là gì?

- Dung dịch nước vôi trong bị


đục.

- Hỗn hợp từ màu đen chuyển


Yêu cầu HS viết PTPƯ thành màu đỏ.

Gợi nhớ HS về phản ứng khử Sản phẩm là CO 2 (làm đục nước
R R

CuO bằng H 2 . Yêu cầu HS nhắc tên vôi trong) và Cu (màu đỏ)
R R

gọi phương trình, vai trò của H 2 và


R R

PTPƯ
CuO.
CuO  → Cu + CO 2
o
t
C + R

→ C đóng vai trò giống H 2 , đãR R

(r) (r) (r) (k)


khử CuO thành Cu màu đỏ.
đen đen đỏ không
- GV thông báo C còn khử được
màu
một số oxit kim loại: FeO, PbO,...
thành kim loại. C : chất khử

- Yêu cầu HS kết luận tính chất CuO : chất oxi hóa.
hóa học đặc biệt của C

Kết luận : C có tính khử.

Hoạt động 5

III. Ứng dụng của C (3 phút)


Yêu cầu HS thảo luận nhóm tìm HS nêu ứng dụng
ra các ứng dụng của C và các ứng
dụng đó liên quan đến tính chất vật lý
và hóa học nào

Hoạt động 6

Củng cố và hướng dẫn về nhà (7 phút)

Yêu cầu HS làm bài tập 2/84 SGK

HDVN :

+ Học bài, làm bài 3,4,5/84SGK

+ Xem trước bài 28: Các oxit cuả Cacbon


PHỤ LỤC 3

Trường THCS: …………………………………

Lớp: ..….

Họ và tên: ………………………………………

BÀI KIỂM TRA

Em hãy cho biết hình vẽ dưới đây dùng để điều chế chất nào trong phòng
thí nghiệm? Nêu tên chất A, B, C

Chất A: ………………..; Chất B: ……………………….; Chất C:


…………………
BÀI LÀM CỦA HỌC SINH
PHỤ LỤC 4

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT

(Bài Clo và Cacbon)

1. Nêu hiện tượng quan sát được và viết PTHH khi đun nóng ống
nghiệm chứa hỗn hợp cacbon và đồng (II) oxit, dẫn khí sinh ra đi qua cốc
đựng dung dịch nước vôi trong. (4đ)

2. Nhỏ dung dịch HCl vào ống nghiệm chứa MnO 2 , cho giấy quỳ tím ẩm
R R

vào ống nghiệm, đậy nút cao su lại. Giấy quỳ tím đổi màu như thế nào? Giải
thích và viết PTHH. (3đ)

3. Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các lọ chứa các khí sau:
clo, hiđro clorua, oxi. (3đ)
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT

(Bài Rượu etylic, Axit axetic)

Câu 1: Hoàn thành các phương trình hóa học sau: (3đ)

C 2 H 5 OH + ? → ? + H 2
R R R R R

C 2 H 5 OH + ? → CH 3 COOH + ?
R R R R R R

C 2 H 5 OH + ? → CO 2 + ?
R R R R R R

CH 3 COOH + ? → ? + ? + CO 2
R R R

C2H4 + H2O → ?
R R R R R R

CH 3 COOH + C 2 H 5 OH → ? + ?
R R R R R R

Câu 2: Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học khi cho: (2đ)

Mẩu Na vào ống nghiệm đựng rượu etylic.

Cho axit axetic vào ống nghiệm chứa bột đồng (II) oxit, đun nóng.

Câu 3: Không dùng quỳ tím, bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết
các lọ chứa chất lỏng sau: rượu etylic, axit axetic, nước. (2đ)

Câu 4:(3đ) Cho dung dịch axit axetic 10% tác dụng với 80 g dung dịch
natricabonat 10,6%.

Nêu hiện tượng và viết PTHH.

Tính khối lượng dung dịch axit axetic đã dùng.

Tính nồng độ phần trăm của dung dịch sau phản ứng.

(Cho Na = 23, C = 12, O = 16, H = 1)

You might also like