« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu xử lý các chất ô nhiễm khó phân hủy (POPs), loại Polyclobiphenyl (PCBs), trong môi trường đất và dầu biến thế thải


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Nghiên cứu xử lý các chất ô nhiễm khó phân hủy (POPs), loại polyclobiphenyl (PCBs), trong môi trường đất và dầu biến thế thải Tác giả luận văn: Nguyễn Thành Long Khóa: 2013B Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Hồng Liên Từ khóa (Keyword): PCBs, hydrodeclo hóa, Pd-Cu/C*, dầu biến thế Nội dung tóm tắt a.
- Ở Vi ệt Nam, một lượng lớn dầu biến thế thải sau khi sử dụng (ước tính đến hàng ngàn tấn) đang tồn kho mà chưa có biện pháp xử lý triệt để.
- Điều đó đặt ra nhu cầu cấp bách xử lý hiệu quả các dầu thải và đất nhiễm PCBs này.
- Trên thế giới phương pháp xử lý bằng đốt ở nhiệt độ cao (1000 C) thường được nhắc đến.
- Tuy nhiên, phương pháp này có nguy cơ gây ô nhiễm thứ cấp, tạo ra các dioxin trong quá trình đốt dầu chứa PCBs.
- Do đó, hiện nay, một trong những hướng đi mới vừa cho phép loại bỏ được độc tính của PCB, không tạo ra chất ô nhiễm thứ cấp, đồng thời tăng khả năng tái sử dụng dầu biến thế, đó là hydrodeclo hóa đang ngày càng được quan tâm nghiên cứu.
- Phương pháp này cho phép tách loại clo có trong hợp chất PCB, làm mất đi độc tính của chất này, mở ra khả năng tái sử dụng dầu biến thế.
- Phương pháp này đã bắt đầu được nghiên cứu và áp dụng ở Nhật Bản từ 2005, nhưng tại Việt Nam cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào xử lý PCBs theo phương pháp này được công bố.
- Điều đó đặt ra yêu cầu cấp thiết về nghiên cứu xử lý PCBs hiệu quả để xử lý dầu biến thế thải cũng như đất ô nhiễm PCBs tại Việt Nam theo phương pháp hydrodeclo hóa.
- Do đó, luận văn này được thực hiện với nhiệm vụ “Nghiên cứu xử lý các hợp chất PCBs bằng quá trình hydrodeclo hóa”.
- Mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 Mục tiêu của đề tài này là tổng hợp được xúc tác lưỡng kim loại trên cơ sở Pd và Cu mang trên chất mang C*, và ứng dụng cho quá trình hydrodeclo hóa tách loại clo trong clobenzen các hợp chất PCB trong dầu biến thế thải và đất.
- Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính và đóng góp mới của tác giả Tổng hợp xúc tác Pd : Cu với tỷ lệ 1 : 2 chứa tổng hàm lượng kim loại thay đổi từ 1 đến 5%kl mang trên chất mang than hoạt tính (C.
- Đánh giá các đặc trưng hóa lý của xúc tác.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ, thời gian, tổng hàm lượng kim loại trong xúc tác tới quá trình hydrodeclo hóa clobenzen.
- Thử nghiệm xử lý các hợp chất PCB trong dầu biến thế thải, mẫu đất bằng phương pháp hydrodeclo hóa.
- Phương pháp nghiên cứu Tổng hợp xúc tác Pd – Cu/C* bằng phương pháp tẩm ở áp suất thường.
- Nghiên cứu đặc trưng hóa lý của xúc tác bằng các kỹ thuật TEM, BET và ICP-MS.
- Nghiên cứu khả năng làm việc của xúc tác cho quá trình HDC xử lý clobenzen, PCBs trên hệ phản ứng pha lỏng gián đoạn.
- Kết luận: Từ các kết quả nghiên cứu về xúc tác Pd – Cu/C* cho quá trình hydrodeclo hóa xử lý clobenzen và PCBs có thể rút ra một số kết luận sau: Trong các mẫu xúc tác với tổng hàm lượng kim loại thay đổi từ 1% đến 5%kl, mẫu chứa từ 3%kl kim loại trở lên cho hoạt tính tốt nhất.
- Trong khoảng 40-70 C, nhiệt độ thích hợp nhất để tách loại clo trong clobenzen theo phương pháp hydrodeclo hóa là 60 C, với sản phẩm không chứa clo là 2,2,3-trimethyl butane và 3,4-dimethyl hexan có thể thu hồi làm nguyên liệu cho tổng hợp hữu cơ.
- Hydrodeclo hóa xử lý PCBs không có xúc tác chỉ cho phép chuyển hóa được 5% tổng lượng PCBs ban đầu, và không xử lý được đồng phân cực độc là PCB-180.
- Tuy nhiên, sự có mặt của xúc tác Pd-Cu/C* chứa 3%kl kim loại cho phép chuyển hóa tới 65% tổng PCBs ban đầu ở nhiệt độ 60 C và sau 1 giờ phản ứng.
- Đặc biệt, các điều kiện này cho phép xử lý tới 96% đồng phân cực độc PCB-180.
- Với mẫu đất, khả năng xử lý PCBs đạt 70%

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt