« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu kết hợp phương pháp Fenton quang hóa và phương pháp sinh học MBBR trong xử lý nước rỉ rác Nam Sơn - Hà Nội


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Nghiên cứu kết hợp phương pháp Fenton quang hóa và phương pháp sinh học MBBR trong xử lý nước rỉ rác Nam Sơn – Hà Nội.
- Lý do chọn đề tài Nước rỉ rác có tải lượng lớn, thành phần phức tạp, COD và BOD cao, chứa lượng lớn các hợp chất hữu cơ khó phân hủy sinh học.
- Nên một giải pháp công nghệ cho xử lý loại nước thải này để đảm bảo tiêu chuẩn xả thải thường phải đầu tư xây dựng lớn, chi phí xử lý cao.
- Yêu cầu thực tiễn đặt ra là cần phải tìm một giải pháp công nghệ xử lý hiệu quả, chi phí xử lý và xây dựng thấp, phù hợp với điều kiện Việt Nam.
- Với phương pháp Fenton quang hóa ( Fe2+/H2O2/UV) có hiệu quả cao trong việc hình thành gốc hydroxyl có hoạt tính cao có khả năng oxi hóa hầu hết chất ô nhiễm hữu cơ thành CO2, H2O, ion vô cơ hoặc các hợp chất dễ phân hủy sinh học.
- Sau quá trình tiền xử lý bằng Fenton quang hóa các chất hữu cơ còn lại sẽ được xử lý bằng phương pháp sinh học dựa trên hoạt động của vi sinh vật sinh trưởng dính bám.
- Đề tài “Nghiên cứu kết hợp phương pháp Fenton quang hóa và phương pháp sinh học MBBR trong xử lý nước rỉ rác Nam Sơn – Hà Nội " được thực hiện nhằm mục đích tìm và xác lập được công nghệ xử lý nước rỉ rác phù hợp với điều kiện thực tế tại bãi rác Nam Sơn của Thành phố Hà Nội.
- Xác lập và xây dựng được quy trình công nghệ kết hợp phương pháp Fenton quang hóa và phương pháp sinh học MBBR để xử lý nước thải rỉ rác hiệu quả, xả thải đạt tiêu chuẩn QCVN:40/2011/BTNMT.
- Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả - Khảo sát khả năng xử lý nước rỉ rác bằng phương pháp Fenton truyền thống với các thí nghiệm xác định nồng độ H2O2 và thời gian tối ưu, xác định tỉ lệ H2O2/Fe2+ tối ưu và xác định pH tối ưu.
- 2 - Khảo sát khả năng xử lý nước rỉ rác bằng phương pháp Fenton quang hóa với các thí nghiệm xác định nồng độ H2O2 và thời gian tối ưu, xác định tỉ lệ H2O2/Fe2+ tối ưu và xác định pH tối ưu.
- Sử dụng nước rỉ rác sau xử lý bằng phương pháp Fenton quang hóa kết hợp với phương pháp sinh học MBBR thực hiện thí nghiệm trên giá thể K3.
- Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích để xác định nhu cầu oxy hóa hóa học (COD), nhu cầu oxy hóa sinh học (BOD), tổng Photpho, tổng Nitơ của NRR trước và sau xử lý theo các phương pháp tiêu chuẩn.
- Kết luận UV-Fenton là một phương pháp oxy hóa đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu và cho ra một số thành tựu nhất định.
- Tuy nhiên ở Việt Nam phương pháp này và những phát triển của nó vẫn chưa được áp dụng nhiều vào thực tế.
- Vì vậy nghiên cứu thăm dò khả năng xử lý NRR của phương pháp UV-Fenton nhằm hỗ trợ các phương pháp truyền thống để nâng cao hiệu quả xử lý NRR là mục tiêu của đề tài.
- Sau một thời gian nghiên cứu và thăm dò khả năng xử lý NRR bằng phương pháp UV-Fenton chúng tôi đã thu được những kết quả sau.
- Lượng H2O2 và Fe2+ cũng như tỷ lệ H2O2/ Fe2+ có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả xử lý COD và độ màu của NRR.
- BOD5= 1000 mg/l, độ màu ~2500 Pt/Co, quá trình xử lý sẽ đạt tối ưu với [H2O2] =600 mg/l.
- pH ban đầu của quá trình ảnh hưởng tới hiệu quả xử lý.
- Hiệu quả xử lý COD của NRR biến thiên theo thời gian phản ứng.
- Hiệu quả xử lý tăng rất nhanh ở 30-40 phút phản ứng ban đâu, sau đó tăng chậm.
- Sau quá trình xử lý tỉ lệ BOD5/COD tăng lên từ 0,3 đến 0,6.
- Với thành phần của nước rỉ rác sau xử lý bằng phương pháp UV-Fenton tiếp tục sang hệ thống xử lý sinh học MBBR để đạt tiêu chuẩn dòng thải trước khi thải ra môi trường.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt