« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu công nghệ LTE-A và kỹ thuật tiền méo dạng ứng dụng trong hệ thống thông tin di động băng rộng


Tóm tắt Xem thử

- Lời mở đầu 1 Lời mở đầu Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, chất lượng cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông.
- Các hệ thống thông tin lần lượt được nghiên cứu, thử nghiệm và triển khai trải khắp trên thế giới và gần đây nhất là hệ thống thông tin di động 4G với công nghệ LTE-Advanced đang là tâm điểm phát triển công nghệ của các nhà mạng.
- Dịch vụ viễn thông theo nhu cầu phát triển kinh tế xã hội ngày hôm nay rất đa dạng và phong phú.
- Các dịch vụ viễn thông truyền thống trước đây được phân tách làm hai loại dịch vụ chính là thoại và truyền dữ liệu, thì môi trường băng rộng (bản chất mạng trên hoàn toàn trên nền IP) đã cho phép khả năng truyền đồng thời một lúc thoại, dữ liệu, hình ảnh ở mọi hình thức như di động, cố định, mọi nơi, mọi chỗ.
- đã làm cho thị trường viễn thông thay đổi căn bản về hình thức, nội dung các dịch vụ.
- Hội tụ trong cung cấp dịch vụ là các mục đích theo đuổi của các nhà thiết kế hệ thống, cung cấp thiết bị và dịch vụ.
- Băng rộng chính là môi trường duy nhất đáp ứng các yêu cầu về hội tụ trong công nghệ và dịch vụ.
- Chính vì vậy các công nghệ băng rộng được nghiên cứu, áp dụng và phát triển rộng rãi trên toàn cầu cho phép dung lượng, tốc độ đường truyền lên đến hàng trăm Mb/s thậm chí đạt 1Gb/s.
- Công nghệ LTE và gần đây nhất là LTE-Advanced đã được nghiên cứu, phát triển và triển khai ở rất nhiều nơi trên thế giới.
- Công nghệ mới được triển khai đã đáp ứng các nhu cầu và đòi hỏi của xã hộingày càng cao về tốc độ truyền tin, độ chính xác, đa dạng hoá các dịch vụ.
- Tuy vậy, các bộ khuếch đại sử dụng trong các hệ thống thông tin liên lạc nói chung và trong công nghệ LTE-Advanced nói riêng có đặc tính phi tuyến nằm ở đầu cuối phạm vi hoạt động của hệ thống.
- Đặc tính phi tuyến này tạo ra sự mở rộng phổ gây can nhiễu kênh lân cận cho các hệ thống bên cạnh tần số phát.
- Nội dung của luận án này gồm có 4 chương: Chương 1 : Giới thiệu.
- Giới thiệu quá trình phát triển của các hệ thống thông tin di động và sự xuất hiện của công nghệ 4G cũng như LTE-Advanced.
- Chương 2 : Công nghệ LTE trong thông tin di động.
- Trình bày công nghệ LTE bao gồm: kiến trúc vật lý, truy nhập vô tuyến, các dịch vụ trên nền LTE và tình hình triển khai LTE trên thế giới.
- Chương 3 : Công nghệ LTE-Advanced trong thông tin di động.
- Giới thiệu sự phát triển LTE-Advanced và những công nghệ được đề xuất cho LTE-Advanced.
- Chương 4 : Kỹ thuật tiền méo số trong LTE-Advanced.
- Giới thiệu kỹ thuật tiền méo số được sử dụng trong LTE-Advanced, cụ thể là sử dụng mạch tiền méo số (DPD).
- Trong khuôn khổ luận án này, Em nghiên cứu và thực hiện với mục đích áp dụng những kiến thức tiếp thu trong nhà trường, trên thế giới nhằm tìm hiểu một trong những kỹ thuật quan trọng đối với tương lai phát triển của LTE-Advanced là kỹ thuật tiền méo số.
- Em xin chân thành cảm ơn! 3 Mục lục Lời mở đầu Mục lục Danh sách hình vẽ Danh sách bảng Chương Giới thiệu Giới thiệu Quá trình phát triển của thông tin di động trước LTE Các động lực cho LTE Quá trình 3GPP Chương Công nghệ LTE trong thông tin di động Tổng quan về công nghệ LTE Giới thiệu về công nghệ LTE Các dịch vụ triển khai trên LTE Quản lý tài nguyên vo tuyến Kiến trúc mạng LTE Truy nhập vô tuyến trong LTE Các chế độ truy nhập vô tuyến Băng tần truyền dẫn Kỹ thuật đa truy nhập Kỹ thuật đa anten MIMO Lớp vật lý LTE Điều chế Truyển tải dữ liệu người sử dụng hướng lên Truyển tải dữ liệu người sử dụng hướng xuống Các thủ tục truy nhập LTE Dò tìm tế bào Truy nhập ngẫu nhiên Kết luận chương Chương Công nghệ LTE – Advanced trong thông tin di động LTE - Advanced Những công nghệ đề xuất cho LTE - Advanced Băng thông và phổ tần Giải pháp đa anten Truyền dẫn đa điểm phối hợp Các bộ lặp và chuyển tiếp MCMC CDMA Hệ thống Multicarrier CDMA Hệ thống Multicode CDMA Hệ thống MCMC CDMA Kết luận chương Chương Kỹ thuật tiền méo số trong LTE - Advanced Méo số trong LTE - Advanced Mạch tiền méo số đa thức Ví dụ về triển khai DPD Kết luận và hướng nghiên cứu tiếp theo Các thuật ngữ viết tắt Tài liệu tham khảo Danh sách hình vẽ Hình 1.1: Tổ chức của 3GPP Hình 2.1: Định hướng phát triển các thế hệ mạng di động Hình 2.2: Các định hướng phát triển các phiên bản của LTE Hình 2.3: Cấu trúc tổ chức mạng và băng thông Hình 2.4: Kiến trúc của mạng LTE Hình 2.5: Cấu trúc mạng LTE áp dụng SAE Hình 2.6: Kiến trúc của LTE và SAE Hình 2.7: Cấu trúc tổ chức mạng LTE Hình 2.8: OFDMA và SC-FDMA truyền một chuỗi ký hiệu dữ liệu QPSK .
- Hình 2.9: Các chế độ truy nhập kênh vô tuyến Hình 2.10: MIMO 2x2 không có tiền mã hóa Hình 2.11: Các chòm điểm điều chế trong LTE Hình 2.12: Cấp phát tài nguyên hướng lên điều khiển bởi bộ lập biểu eNodeB ......41 Hình 2.13: Cấu trúc khung LTE FDD Hình 2.14: Tốc độ dữ liệu giữa các TTI theo hướng lên Hình 2.15: Cấu trúc khe đường lên với tiền tố vòng ngắn và dài Hình 2.16: Chuỗi mã hóa kênh PUSCH Hình 2.17: Ghép kênh của thông tin điều khiển và dữ liệu Hình 2.18: Cấp phát tài nguyên đường xuống tại eNodeB Hình 2.19: Cấu trúc khe đường xuống cho băng thông 1.4MHz Hình 2.20: Chuối mã hóa kênh DL-SCH Hình 2.21: Ví dụ về chia sẻ tài nguyên đường xuống giữa PDCCH & PDSCH ......48 Hình 2.22: Sự tạo thành tín hiệu hiệu hướng xuống Hình 2.23: Thủ tục truy nhập ngẫu nhiênt Hình 3.1: Ví dụ về khối tập kết sóng mang Hình 3.2: Truyền dẫn đa điểm phối hợp Hình 3.3: Chuyển tiếp trong LTE -Advanced Hình 3.4: Sự tạo tín hiệu MC-CDMA cho một người dùng Hình 3.5: Nguyên tắc tạo tín hiệu MC-CDMA Hình 3.6: Máy phát MC-CDMA tuyến xuống Hình 3.7: Sơ đồ khối bộ phát Multi-Code CDMA kiểu song song Hình 3.8: Sơ đồ khối bộ thu Multi-Code CDMA kiểu song song Hình 3.9: Mô hình bộ phát và thu hệ thống Multi-code CDMA kiểu truyền M-ary .63 Hình 3.10: Mô hình Multi-Code CDMA tổng quát Hình 3.11: Sự tạo tín hiệu rời rạc PMC-MC-CDMA Hình 3.12: Sơ dồ rút gọn cho sự tạo tín hiệu rời rạc PMC-MC-CDMA Hình 3.13: Sự tạo tín hiệu rời rạc MMC-MC-CDMA Hình 4.1: Nguyên lý tiền méo số Hình 4.2: Cấu trúc tiền méo số Hình 4.3: Cấu trúc có bộ nhớ đa thức và cấu trúc đa thức phi tuyến Hình 4.4: Hệ thống DPD kết hợp SystemVue, máy phát tín hiệu, tín hiệu và phân tích Hình 4.5: Trích xuất mô hình (a) với cả đầu vào và đầu ra PA, (b) với cả đầu vào và đầu ra của băng thông cơ bản Hình 4.6: Đường đặc tính DPD khi tích hợp 2 kênh lân cận sóng mang 20 MHz....79 Hình 4.7: Đường đặc tính DPD khi tích hợp 3 kênh lân cận sóng mang 20 MHz ...80 Hình 4.8: Đường đặc tính DPD khi tích hợp 2 kênh lân cận sóng mang 20 MHz và 1 kênh 20MHz không lân cận Hình 4.9: Đường đặc tính DPD khi tích hợp 1 kênh lân cận sóng mang 20 MHz và 1 kênh 20MHz không lân cận Danh sách bảng Bảng 2.1: Các yêu cầu về hiệu suất phổ và lưu lượng người dùng Bảng 2.2: So sánh 3G và LTE Bảng 4.1: So sánh các kỹ thuật tuyến tính hóa Chương 1.
- Giới thiệu 8 Chương 1: Giới thiệu 1.1 Giới thiệu Truyền thông di động đã thành nhu cầu thiết yếu của đời sống.
- Trải qua nhiều thập kỷ, từ một công nghệ đắt tiền cho một phạm vi hẹp người dùng, nó đã trở thành hệ thống quá phổ biến và được sử dụng hầu khắp mọi nơi trên thế giới.
- Từ những thí nghiệm đầu tiên về thông tin vô tuyến được thực hiện bởi Guglielmo Marconi từ những năm 1890, thông tin vô tuyến di động đã phát triển được một thời gian dài.
- Để hiểu rõ các hệ thống thông tin di động phức tạp ngày nay thì cần phải hiểu được chúng đã bắt nguồn và phát triển như thế nào.
- Nhiệm vụ phát triển các công nghệ di động cũng thay đổi, không chỉ còn là mối quan tâm của từng quốc gia hay khu vực nào đó mà trở thành nhiệm vụ quan trọng của các tổ chức tiêu chuẩn hóa toàn cầu ví dụ như Dự án các thành viên thế hệ 3(3GPP) liên quan đến hàng nghìn người.
- Công nghệ di động thường chia thành các thế hệ, 1G là các hệ thống vô tuyến di động tương tự sử dụng vào những năm 1980, 2G là các hệ thống điện thoại di động kỹ thuật số đầu tiên, và 3G là các hệ thống di động đầu tiên xử lý dữ liệu băng thông rộng.
- Giới thiệu 9 “4G” nhưng nhiều tranh cãi cho rằng LTE phiên bản 10, cũng được biết đến là LTE-Advanced mới là bước phát triển thực sự lên thế hệ thứ 4, với phiên bản phát hành đầu tiên (phiên bản 8) sau đó được đánh nhãn là “3,9G”.
- Cuộc đua để tăng các con số vào thế hệ thông tin di động thực chất chỉ là vấn đề ghi lại nhãn.
- Việc này không biến LTE-Advanced trở thành một hệ thống khác hẳn với LTE và nó cũng không phải là bước phát triển cuối cùng của LTE.
- Khía cạnh quan trọng khác phải kể đến là việc tiếp tục phát triển LTE và LTE-Advanced vẫn là nhiệm vụ mà 3GPP đang thực hiện, chính diễn đàn này đã phát triển hệ thống 3G đầu tiên (WCDMA/HSPA).
- 1.2 Quá trình phát triển của thông tin di động trước LTE Hiệp hội truyền thông liên bang Hoa Kỳ (FCC) đã phê duyệt dịch vụ có tính thương mại đầu tiên cho điện thoại di động trên phương tiện giao thông năm 1946, từ nhà cung cấp AT&T.
- Năm 1947, AT&T cũng giới thiệu khái niệm mạng tế bào tái sử dụng tần số vô tuyến, về sau đã trở thành nền tảng cơ bản cho tất các hệ thống thông tin di động thế hệ tiếp theo.
- Các hệ thống giống như vậy được khai thác bởi một vài nhà quản trị mạng điện thoại độc quyền và các nhà mạng điện thoại có dây trong suốt những năm 1950 và 1960, đa phần chúng đều sử dụng các thiết bị cồng kềnh và tiêu tốn năng lượng và việc dùng các xe dịch vụ khiến số lượng người dùng bị giới hạn.
- Sự gia tăng các thuê bao và nhu cầu sử dụng do thông tin di động ngày càng trở thành mối quan tâm lớn từ nhiều phía, không như lúc đầu chỉ là từ phía các nhà khai thác.
- Các hệ thống thông tin di động quốc tế đã hình thành vào đầu những năm 1980, nổi tiếng nhất là NMT xuất hiện ở các nước Bắc Âu, AMPS ở Mỹ, TACS ở châu Âu, và J-TACS ở Nhật.
- NMT đã phát triển khái niệm “chuyển vùng” là dịch vụ cho những người đi du lịch bên ngoài Chương 1.
- Giới thiệu 10 phạm vi phủ sóng của nhà mạng họ sử dụng.
- Điều này đem lại một thị trường lớn hơn cho mạng điện thoại di động, thu hút càng nhiều công ty tham gia hơn vào thị trường kinh doanh mạng điện thoại di động.
- Các hệ thống mạng di động tương tự tế bào thế hệ đầu tiên hỗ trợ “các dịch vụ điện thoại đời cũ” (POTS.
- được định nghĩa là thoại với một số dịch vụ bổ sung liên quan.
- Với sự ra đời của truyền thông kỹ thuật số trong những năm 1980, đã tạo nên cơ hội để phát triển một thế hệ thứ hai cho các hệ thống và chuẩn giao tiếp di động dùng kỹ thuật số.
- Công nghệ số đem lại cơ hội tăng cường khả năng của hệ thống, đem lại chất lượng dịch vụ đồng đều hơn và khả năng phát triển nhiều thiết bị di động hấp dẫn và có tính di động cao hơn.
- Tại châu Âu, dự án GSM (ban đầu là Groupe Special Mobile, sau này trở thành Hệ thống di động toàn cầu) có mục đích phát triển một hệ thống điện thoại di động trên toàn châu Âu được bắt đầu từ giữa những năm 1980 bởi ủy ban viễn thông tại CEPT(Hội nghị châu  cho các nhà quản lý Bưu chính Viễn thông (CEPT) bao gồm các nhà quản lý viễn thông từ 48 quốc gia) và sau đó tiếp tục thực hiện bởi Viện tiêu chuẩn mới cho viễn thông châu Âu (ETSI).
- Một chuẩn được phát triển sau đó gọi là đa truy nhập phân chia theo mã (CDMA) hay IS – 95 cũng được hoàn thiện tại Mỹ vào năm 1993.
- Tất cả các chuẩn này là “băng hẹp” có nghĩa là chúng hướng vào các dịch vụ “băng thông thấp” chẳng hạn như thoại.
- Khi truyền thông di động số thế hệ hai xuất hiện, nó đem lại cơ hội cung cấp các dịch vụ dữ liệu trên các mạng truyền thông di động.
- Các dịch vụ chủ yếu được giới thiệu trong 2G là tin nhắn văn bản (SMS) và các dịch vụ dữ liệu chuyển mạch như dịch vụ email thư điện tử hay các ứng dụng dịch vụ khác, ban đầu mới chỉ có tốc độ dữ liệu đỉnh khiêm tốn là 9.6 kbit/s.
- Tốc độ dữ liệu cao hơn được giới thiệu sau này cho hệ thống 2G đạt được bằng cách gán nhiều khe thời gian cho một người dùng và thông qua lược đồ mã hóa sửa đổi.
- Giới thiệu 11 Dữ liệu gói trên các hệ thống mạng tế bào trở nên thực tế hơn trong suốt nửa cuối những năm 1990, khi dịch vụ vô tuyến chuyển mạch gói thông dụng (GPRS) được giới thiệu cho GSM và dữ liệu gói cũng được thêm vào các công nghệ mạng di động khác như trong chuẩn PDC của Nhật.
- Những công nghệ này thường được gọi là 2.5G.
- Sự thành công của dịch vụ dữ liệu không dây iMode ở Nhật, bao gồm một hệ thống dịch vụ sinh thái hoàn chỉnh từ phân phối dịch vụ, cước ,v.v..
- đã đưa ra một tín hiệu rõ ràng về tiềm năng của các ứng dụng chuyển mạch gói, mặc dù tại thời điểm đó, tốc độ dữ liệu hỗ trợ còn khá là thấp.
- Với sự ra đời của 3G và giao diện vô tuyến băng thông cao hơn của UTRA ( Truy nhập sóng vô tuyến mặt đất toàn cầu) đã đem lại khả năng mở rộng nhiều dịch vụ mới chỉ được gợi ý trong 2G và 2,5G.
- Sự phát triển truy nhập vô tuyến 3G được thực hiện hiện nay là 3GPP.
- Một yếu tố nữa để tạo ra 3G là việc quốc tế hóa các tiêu chuẩn di động.
- GSM là một dự án toàn châu Âu, nhưng nhanh chóng trở thành mối quan tâm trên toàn thế giới và chuẩn GSM đã phát triển ở một số quốc gia ngoài châu Âu.
- Điều này dẫn đến sự hợp tác quốc tế chặt chẽ hơn xung quanh công nghệ di động 3G hơn là các công nghệ thế hệ trước.
- 1.3 Các động lực cho LTE Sự phát triển của các hệ thống 3G lên 4G được thúc đẩy nhờ sự phát triển và sáng tạo của các dịch vụ mới cho thiết bị di động, cho phép ứng dụng công nghệ cao vào các hệ thống di động.
- Ngoài ra còn do sự phát triển thị trường trong đó các hệ thống di động được vận hành và triển khai nhờ sự cạnh tranh giữa các nhà vận hành mạng, thách thức từ các công nghệ di động khác, và việc sử dụng thường xuyên phổ tần cũng như các yếu tố về thị trường khác của các hệ thống di động.
- Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ viễn thông di động, điện tử tiêu dùng và các thiết bị di động chuyên dụng đã có dấu ấn đáng kể trong suốt 20 năm qua.
- Định luật Moore chỉ ra rằng sự phát triển liên tục của tốc độ xử lý và kích thước bộ Chương 1.
- Màn hình màu độ phân giải cao và các cảm biến hình ảnh cỡ megapixel cũng được triển khai trên tất cả các thiết bị di động.
- Kết hợp với đường truyền internet tốc độ cao dựa trên mạng sợi quang, chúng ta nhìn thấy tiềm năng công nghệ cao như LTE sẽ đi vào tận tay người tiêu dùng trong lĩnh vực viễn thông di động.
- Sự gia tăng nhanh chóng việc sử dụng internet để cung cấp tất cả các loại hình dịch vụ từ những năm 1990 đã khiến cho các hệ thống di động 2G và 3G được sử dụng rộng rãi hơn.
- Bước phát triển tiếp theo tất nhiên sẽ là các dịch vụ dựa trên internet trên các thiết bị di động, sự sáng tạo ngày nay được biết đến với cái tên di động băng rộng mobile broadband.
- Có thể hỗ trợ dịch vụ tương tự dịch vụ dựa trên giao thức Internet (IP) trong các thiết bị di động mọi người sử dụng tại nhà với kết nối băng rộng cố định là thách thức chính và động lực cho sự phát triển của LTE.
- Một vài dịch vụ cũng được hỗ trợ bởi các hệ thống phát triển từ 2,5G, những vẫn chưa phải là các hệ thống được thiết kế chính cho các dịch vụ dựa trên IP để cuộc cách mạng cho IP di động được cất cánh.
- Một khía cạnh thú vị của sự đan xen các dịch vụ băng rộng tới các thiết bị di động là sự ưa thích về di động được thêm vào.
- Vị trí di động, các khả năng chuyển vùng và di chuyển thực tế đã tạo ra các nhiều dịch mới được thiết kế riêng cho môi trường di động.
- Điện thoại cố định (POTS) và các công nghệ di động thế hệ đầu tiên được xây dựng cho các dịch vụ chuyển mạch, chủ yếu là thoại.
- Các dịch vụ dữ liệu đầu tiên dựa trên GSM là chuyển mạch, dịch vụ chuyển mạch gói GPRS là công nghệ thêm vào sau.
- Điều này cũng ảnh hưởng đến sự phát triển ban đầu của 3G, công nghệ dựa trên dịch vụ chuyển mạch với các dịch vụ chuyển mạch gói được thêm vào.
- Không phải đến tận khi 3G phát triển từ HSPA và sau này là LTE/LTE – Advanced thì các dịch vụ chuyển mạch gói và IP mới trỏ thành mục tiêu thiết kế chính.
- Các dịch vụ chuyển mạch cũ vẫn được duy trì, nhưng LTE sẽ được cung cấp dựa trên IP, với thoại trên IP (VoIP) là một ví dụ.
- IP bản thân là một dịch vụ không đóng và do đó cho phép triển khai nhiều dịch vụ khác nhau.
- Giới thiệu 13 Các thông số thiết kế chính liên quan đến dịch vụ dành cho một giao diện vô tuyến hỗ trợ đa dịch vụ là.
- Tốc độ dữ liệu: Nhiều dịch vụ có tốc độ dữ liệu thấp như thoại vẫn rất quan trọng và chiếm thị phần lớn trong toàn bộ dung lượng mạng di động, trong khi chính các dịch vụ dữ liệu tốc độ cao hơn đòi hỏi cần phải thiết kế các giao diện vô tuyến.
- Yêu cầu ngày càng tăng của dịch vụ dữ liệu tốc độ cao để duyệt web, truyền file và luồng dữ liệu khiến tốc độ dữ liệu đỉnh (max) trong các hệ thống di động tăng từ Kbit/s cho 2G lên tới Mbit/s cho 3G và tiến gần đến Gbit/s cho 4G.
- Độ trễ: Các dịch vụ tương tác như chơi game thời gian thực, duyệt web, truyền file tương tác yêu cầu độ trễ phải cực thấp, khiến tiêu chí này trở thành mục tiêu thiết kế quan trọng.
- độ trễ dữ liệu.
- Dung lượng: Theo quan điểm của nhà khai thác mạng di động, không chỉ có tốc độ dữ liệu đỉnh cung cấp cho người dùng đầu cuối mới là thông số quan trọng, mà tốc độ dữ liệu tổng thể trung bình được triển khai tại mỗi trạm gốc và mỗi hezt của phổ cấp phát cũng quan trọng.
- Trong trường hợp thiếu dung lượng trong một hệ thống di động, chất lượng dịch vụ QoS cho mỗi người dùng đầu cuối độc lập có thể bị suy giảm.
- Không chỉ yêu cầu gia tăng các dịch vụ mới và nâng cao hơn dung lượng hệ thống cũng như tốc độ bít đỉnh cần thiết cho sự phát triển của công nghệ này lên 4G.
- Còn có một yêu cầu khác là cần thêm nhiều tài nguyên phổ để mở rộng hệ thống và yêu cầu này dẫn đến cuộc cạnh tranh giữa số lượng các nhà khai thác mạng di động đang gia tăng và giữa các công nghệ tương tự nhau để cung cấp các dịch vụ băng rộng di động.
- Cùng với việc nhiều phổ thêm vào để sử dụng cho di động băng rộng, xuất hiện một yêu cầu cần thiết phải vận hành các hệ thống di động trong một số các băng tần Chương 1.
- Yêu cầu của các dịch vụ di động mới và sự phát triển của giao diện vô tuyến lên LTE được coi là một động lực để tạo ra mạng lõi.
- Mạng lõi được phát triển cho GSM vào những năm 1980 là sự mở rộng để hỗ trợ GPRS, EDGE và WCDMA vào những năm 1990, nhưng vẫn chủ yếu tập trung vào lĩnh vực mạng chuyển mạch.
- Một kiến trúc hệ thống được phát triển (SAE) tạo ra cùng thời điểm khi LTE bắt đầu phát triển đã dẫn đến một công nghệ EPC (Evolved Packet Core), được tạo ra để hỗ trợ HSPA và LTE/LTE-Advanced, lại tập trung và lĩnh vực chuyển mạch gói.
- 1.4 Quá trình 3GPP Dự án thành viên thế hệ thứ ba (3GPP) là tổ chức phát triển chuẩn xác định tiêu chuẩn LTE/LTE-Advanced, cũng như 3G UTRA và các hệ thống 2G GSM.
- 3GPP bao gồm 4 nhóm chuẩn công nghệ (TSGs)- xem hình 1.1.
- Nó cũng phát triển các chuẩn 3G, nhưng cho CDMA2000, là công nghệ 3G được phát triển từ 2G CDMA dựa trên chuẩn IS-95.
- Mạng truy nhập vô tuyến 3GPP TSG RAN (Radio Access Network) là nhóm chuẩn đặc tả kỹ thuật đã phát triển WCDMA, tiến hóa thành HSPA, cũng giống như LTE/LTE-Advanced, đang ở vị trí dẫn đầu công nghệ.
- Giới thiệu 15 Hình 1.1 Tổ chức của 3GPP 1.
- Nội dung của 3GPP khi được hình thành năm 1998 đã được dùng để chuẩn hóa toàn cầu cho hệ thống di động dựa trên các mạng lõi dùng GSM bao gồm truy nhập vô tuyến dựa trên WCDMA của UTRA FDD và TD-CDMA dựa trên giao diện vô tuyến dùng chế độ UTRA TDD.
- Nhiệm vụ duy trì và phát triển tiêu chuẩn kỹ thuật GSM/EDGE được thêm vào 3GPP ở nội dung sau và công việc này cũng bao gồm việc bổ sung các chuẩn LTE (E-UTRA).
- Cùng với các công việc ban đầu của 3GPP, một hệ thống 3G dựa trên TD-SCDMA được triển khai ở Trung Quốc.
- Phiên bản 10 của LTE là phiên bản được ITU-R chấp thuận và công nghệ IMT- Advanced sau đó được đổi tên thành LTE-Advanced.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt