« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu khả năng thủy phân rong lục bằng axit và enzyme đáp ứng cho quá trình sản xuất ethanol


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Nghiên cứu khả năng thủy phân rong lục bằng axit và enzyme đáp ứng cho quá trình sản xuất ethanol Tác giả luận văn: Nguyễn Thị Thủy Khóa:2014B Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thanh Hằng Từ khóa (Keyword): Rong lục, Chaetomorpha linum Nội dung tóm tắt: 1.
- Mục đích nghiên cứu: Xác định được thành phần dịch thủy phân rong lục bằng các tác nhân thủy phân khác nhau, trên cơ sở đó lựa chọn được tác nhân thủy phân thích hợp làm tăng hiệu quả của quá trình lên men ethanol.
- Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả - Xác định được thành phần hoá học và thành phần polysaccharid của rong Chaetomorpha linum theo các phương pháp phân tích hóa học.
- Chúng tôi tiến hành đánh giá diễn biến quá trình thủy phân rong lục bằng các tác nhân thủy phân khác nhau là enzyme, acid và enzyme thu nhận từ VSV.
- Quá trình thực hiện như sau.
- Thủy phân rong lục bằng tác nhân acid: Quá trình thí nghiệm được thực hiện với tỷ lệ 5g rong/50ml nước ở nồng độ acid H2SO4 0,3%(v/v).
- nhiệt độ 121oC và theo dõi quá trình thủy phân theo thời gian là 20.
- Sau đó xác định hiệu suất và thành phần đường có trong dịch thủy phân.
- Thủy phân rong lục bằng tác nhân enzyme: Trước khi tiến hành thủy phân enzyme Viscoenzym L, rong khô được phối trộn nước theo tỷ lệ 1/10, sau đó được tiền xử lý với acid H2SO4 có nồng độ 0,3% (v/v) trong 15 phút, nhiệt độ 121oC.
- Sau khi kết thúc quá trình thủy phân, đánh giá được hiệu quả của quá trình thủy phân theo thời gian.
- Thủy phân rong lục bằng tác nhân enzyme thu nhận từ VSV: Rong khô được phối trộn nước theo tỷ lệ 1/10, sau đó được tiền xử lý với acid H2SO4 có nồng độ 0,3% (v/v) trong 15 phút, nhiệt độ 121oC.
- nhiệt độ 50oC.
- Theo dõi quá trình thủy phân thời gian và xác định hiệu suất thủy phân.
- Kết thúc quá trình thủy phân, thu dịch đường và tiến hành theo dõi diễn biến quá trình lên men tạo ethanol của chủng nấm men Red Ethanol từ ba loại dịch thủy phân khác nhau nêu trên.
- Quá trình thực hiện được diễn ra như sau.
- Dịch đường sau khi thủy phân (bằng acid, enzyme và enzyme thu nhận từ VSV) được mang đi lọc và thu dịch đường.
- xác định hàm lượng đường tổng có trong dịch theo phương pháp Dubois, làm nguội dịch thủy phân và tiến hành đưa đi lên men.
- Quá trình lên men được thực hiện ở pH = 4,5.
- nhiệt độ 300C và theo dõi thời gian lên men trong khoảng 72 ÷ 96h.
- Sau đó đánh giá hiệu quả quá trình lên men thông qua hàm lượng ethanol tạo thành và hàm lượng đường bị tiêu hao.
- Phương pháp nghiên cứu.
- 4.1 Các phương pháp phân tích - Phương pháp xác định độ ẩm của rong biển khô - Xác định Protein tổng số bằng phương pháp Kjeldahl - Phương pháp xác định hàm lượng tro - Xác định hàm lượng lipid tổng số bằng phương pháp Folch - Xác định đường tổng số trong rong lục - Phương pháp xác định thành phần carbonhydrate - Xác định hàm lượng đường của dịch rong lục sau thủy phân - Phương pháp xác định ethanol và phân tích ethanol - Xác định hoạt độ enzyme - Xác định hiệu suất thủy phân - Xác định hiệu suất lên men.
- 4.2 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu quá trình thủy phân rong lục + Động thái của quá trình thủy phân rong lục bằng enzyme + Động thái của quá trình thủy phân rong lục bằng acid + Động thái của quá trình thủy phân rong lục bằng enzyme thu nhận từ vi sinh vật - Phương pháp nghiên cứu quá trình lên men dịch thủy phân rong lục bằng chủng Red Ethanol + Chuẩn bị dịch nấm men + Động thái của quá trình lên men từ dịch thủy phân 5.
- Kết luận - Xác định được thành phần hoá học và thành phần polysaccharid của rong Chaetomorpha linum là độ ẩm = 14,43%.
- Thủy phân rong Chaetomorpha linum bằng acid: hàm lượng đường dịch thủy phân 43,4g/l.
- hiệu suất thủy phân là 74%.
- Thủy phân rong Chaetomorpha linum bằng enzyme Viscoenzym L: hàm lượng đường dịch thủy phân 41,4g/l.
- hiệu suất thủy phân là 70%.
- Thủy phân rong Chaetomorpha linum bằng enzyme của hệ VSV: hàm lượng đường dịch thủy phân 22,4g/l.
- hiệu suất thủy phân là 38%.
- Dịch thủy phân rong lục được tạo thành sau quá trình thủy phân bằng các tác nhân thủy phân khác nhau đều có thành phần đường giống nhau gồm: Cellobiose, Glucose, Galactose, tuy nhiên hàm lượng các đường này được tạo thành là không giống nhau đối với mỗi tác nhân thủy phân khác nhau.
- Kết quả lên men của dịch thủy phân bằng acid bởi chủng Red ethanol cho hàm lượng ethanol 14,5g/l, hiệu suất lên men là 65%.
- Đối với dịch thủy phân bằng tác nhân enzyme Viscoenzym L hàm lượng ethanol là 15,15g/l, hiệu suất lên men 71%.
- Đối với dịch thủy phân bằng enzym của hệ VSV hàm lượng ethanol là 8,14g/l, hiệu suất lên men 37%.
- Đường sót của quá trình lên men từ ba loại dịch thủy phân gồm có Cellobiose, Glucose, Galactose với hàm lượng tương đối ít.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt