« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu sản xuất sản phẩm giàu lycopen từ quả cà chua và đánh giá hiệu quả phòng chống rối loạn lipid máu của sản phẩm


Tóm tắt Xem thử

- Với mong muốn tạo ra sản phẩm có hàm lượng lycopen cao từ quả cà chua trồng ở Việt Nam ứng dụng phòng chống rối loạn dinh dưỡng lipid, “Nghiên cứu sản xuất sản phẩm giầu lycopen từ quả cà chua và đánh giá hiệu quả phòng chống rối loạn lipid máu của sản phẩm” được tiến hành.
- Khảo sát hàm lượng lycopen trong một số giống cà chua trồng ở Việt nam, và ở các độ chín nhằm lựa chọn giống cà chua và độ chín thích hợp để sản xuất bột cà chua giầu lycopen.
- Xây dựng qui trình công nghệ sản xuất bột cà chua giầu lycopen và xác định chất lượng của sản phẩm.
- Đánh giá hiệu quả của bột cà chua giầu lycopen đối với phòng chống rối loạn lipid máu.
- Ý nghĩa khoa học - Đã tìm ra được mối tương quan giữa hàm lượng lycopen trong quả cà chua với giống cây trồng và độ chín của quả để có thể đưa ra được khuyến cáo trong việc lựa chọn giống cà chua làm thực phẩm giầu lycopen tạo hướng mới trong lĩnh vực trồng và chế biến cà chua.
- Góp phần xây dựng và hoàn thiện qui trình công nghệ khai thác lycopen từ cà chua.
- Ý nghĩa thực tiễn - Dựa vào kết quả khảo sát hàm lượng lycopen trong một số giống cà chua trồng phổ biến ở Việt Nam có thể giúp định hướng trồng giống cà chua giầu lycopen để phục vụ tiêu dùng và làm nguyên liệu sản xuất sản phẩm giầu lycopen giúp phòng ngừa các bệnh mạn tính.
- Bước đầu đã đưa ra được sơ đồ công nghệ để sản xuất chế phẩm giầu lycopen từ cà chua và dựa trên cơ sở này có thể hoàn thiện để xây dựng qui trình sản xuất chế phẩm ở qui mô công nghiệp để tạo ra một sản phẩm thực phẩm chức năng mới cho Việt Nam.
- Kết quả nghiên cứu hiệu quả của sản phẩm giầu lycopen đối với dự phòng rối loạn lipid máu chính là cơ sở để mở rộng ứng dụng chế phẩm cà chua giầu lycopen vào đời sống.
- Các kết quả nghiên cứu của đề tài là một tài liệu tham khảo khoa học tốt và đầy đủ về một số giống cà chua được trồng phổ biến ở Việt Nam, về thực trạng dinh dưỡng của các cán bộ sĩ quan, lợi ích của việc sử dụng các sản phẩm từ cà chua đối với dự phòng rối loạn lipid máu cho giảng dạy, nghiên cứu khoa học và cả cho sản xuất sau này.
- Những điểm mới của luận án - Luận án là công trình nghiên cứu về vai trò của quả cà chua với tư cách là nguyên liệu giầu lycopen để sản xuất chế phẩm lycopen dùng cho việc phòng chống rối loạn dinh dưỡng lipid, góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe dự phòng các bệnh mạn tính.
- Lần đầu tiên ở Việt Nam có nghiên cứu hệ thống về nguyên liệu, công nghệ sản xuất chế phẩm giầu lycopen từ cà chua, sử dụng chế phẩm thu được để phòng chống rối loạn dinh dưỡng lipid và đã thu được kết quả khả quan góp phần khẳng định lycopen trong cà chua là chất chống oxy hóa tốt.
- Hàm lượng lycopen trong khẩu phần người Việt Nam và trong một số loại quả giầu lycopen được trồng ở Việt Nam Điều tra của Viện Dinh dưỡng tại một số tỉnh ở Việt Nam cho thấy khẩu phần ăn ở thành phố có mức lycopen cao nhất (1,785mg/ngày) nhưng so với mức khuyến nghị (lycopen 5 - 7mg/ngày) thì vẫn thấp hơn rất nhiều.
- Các loại quả được trồng ở Việt Nam có hàm lượng lycopen cao là gấc, cà chua, dưa hấu, đu đủ.
- Trong nghiên cứu này, cà chua được lựa chọn làm nguyên liệu để sản xuất sản phẩm giầu lycopen.
- Cà chua: sản xuất, tiêu thụ, đặc tính và giá trị dinh dưỡng Trên thế giới và ở Việt Nam sản xuất và tiêu thụ cà chua ngày càng gia tăng.
- Cà chua chủ yếu được tiêu dùng tươi, ngoài ra còn được chế biến thành nhiều dạng khác nhau.
- Cà chua chứa nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là lycopen.
- Cà chua và sản phẩm cà chua được xem là nguồn lycopen chính trong khẩu phần ăn.
- Hàm lượng lycopen trong cà chua tươi thay đổi theo từng thời kì chín và tăng lên khi quả chín.
- Hàm lượng lycopen trong cà chua chế biến bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ và thời gian chế biến.
- Có nhiều dạng sản phẩm chế biến từ cà chua, nhưng bột cà chua là sản phẩm dễ bảo quản, thuận tiện cho việc vận chuyển, giữ được hương vị tươi của quả và có thể sử dụng bột cà chua theo nhiều cách để tạo các loại thực phẩm khác nhau.
- Giới thiệu qui trình sản xuất bột cà chua Cà chua chín sau khi rửa sạch được chần, rồi chà qua rây.
- Dịch quả (pure) cà chua thu được trộn với chất độn (tinh bột hoặc maltodextrin) đem sấy phun để tạo bột cà chua.
- Một số yếu tố ảnh hưởng tới quá trình sản xuất bột cà chua Trong qui trình sản xuất bột cà chua, giai đoạn chần và sấy là rất quan trọng.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hai giai đoạn trên sẽ ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng của bột cà chua thu được.
- Phương pháp nghiên cứu công nghệ - Nguyên liệu chính: Cà chua các giống XH2, PT18, HT21, Savior và cà chua Đà lạt - Thiết bị nghiên cứu: Máy đo độ cứng, máy sấy phun, chiết quang kế 3 Trên cơ sở công nghệ sản xuất bột cà chua, nghiên cứu xác định các thông số kỹ thuật của các giai đoạn chế biến: chần, sấy phun.
- Hiệu suất thu hồi dịch quả: Được tính bằng % khối lượng dịch quả sau chà so với khối lượng quả trước khi chần.
- Hiệu suất thu hồi sản phẩm sấy phun: Được tính bằng % lượng chất khô trong sản phẩm so với lượng chất khô trong dịch quả trước khi sấy phun.
- Phương pháp hóa lý - Xác định độ cứng của quả: bằng máy đo độ cứng - Xác định hàm lượng chất khô hoà tan: bằng chiết quang kế - Xác định hàm lượng lycopen: theo phương pháp AOAC-941.15 - Xác định dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật: theo phương pháp GC/ECD 2.2.2.
- Tổ chức thử nghiệm - Sản phẩm thử nghiệm + Bột cà chua: có thành phần lycopen 5mg/gói 12g.
- Số lượng sử dụng bột cà chua: 2 gói/ngày x 30 ngày x 3 tháng = 180 gói + Viên lycopen: là viên nang mềm, thành phần có lycopen 5mg/viên.
- Nghiên cứu lựa chọn nguyên liệu cà chua 3.1.1.
- Nghiên cứu lựa chọn giống cà chua giầu lycopen Nghiên cứu về đặc điểm ngoại hình, chỉ tiêu cơ lý và hàm lượng lycopen ở thời kỳ chín đỏ của các giống cà chua PT8, XH2, HT21, Đà lạt và Savior để lựa chọn giống cà chua thích hợp sản xuất bột cà chua giầu lycopen Bảng 3.1.
- Đặc điểm ngoại hình và một số chỉ tiêu cơ lý ở thời kỳ chín đỏ của một số giống cà chua Giống Hình dạng quả Màu sắc Chiều dầy thịt quả1 (mm) Độ cứng2 (mm) Khối lượng trung bình3 (g) KL thịt quả /KL quả4.
- Hàm lượng lycopen ở thời kỳ chín đỏ của một số giống cà chua Giống Lycopen (µg/100g) Vỏ quả1 Thịt quả2 PT XH HT Đà lạt Savior Giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn, n = 3 6 Qua kết quả nghiên cứu cho thấy giống cà chua Savior khi chín đỏ có chiều dày của thịt quả cao nhất, quả cứng nên dễ dàng bảo quản và vận chuyển đến nơi sản xuất.
- Giống cà chua Savior có hàm lượng lycopen cao nhất cả ở thịt quả và vỏ quả (8.290±92 µg/100g.
- Tỷ lệ khối lượng thịt quả/khối lượng quả cao nhất, đó cũng là một chỉ tiêu quan trọng trong sản xuất bột cà chua vì khi tỷ lệ này cao thì hiệu suất thu hồi bột cà chua sẽ cao.
- Ngoài ra, về đặc điểm sinh trưởng, giống cà chua Savior là giống có khả năng chống chịu tốt với virut xoăn vàng lá cà chua, sinh trưởng tốt và cho năng suất cao.
- Đây là giống cà chua chịu được nóng, có thể trồng vào các tháng nóng nhất ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung khi mà hầu hết các giống cà chua khác không thể trồng được.
- Vì vậy, giống cà chua Savior được lựa chọn làm nguyên liệu để nghiên cứu sản xuất bột cà chua giầu lycopen.
- Nghiên cứu xác định độ chín độ chín chế biến và độ chín thu hoạch của quả cà chua - Xác định độ chín chế biến và độ chín thu hoạch Xác định độ chín chế biến và độ chín thu hoạch nhằm lựa chọn được độ chín thích hợp của quả cà chua đem chế biến và có hàm lượng lycopen cao để bột cà chua thu được có hiệu suất thu hồi và hàm lượng lycopen cao.
- Hàm lượng lycopen trong cà chua giống Savior được thu hoạch ở 2 thời kỳ chín hồng và thời kỳ quả chín hồng - đỏ, sau đó để ở nơi thoáng khí, nhiệt độ thường tới khi quả chín đỏ được thể hiện ở bảng 3.5.
- Ảnh hưởng của thời kỳ thu hoạch tới hàm lượng lycopen Độ chín Hàm lượng lycopen khi thu hoạch (µg/100g) Hàm lượng lycopen khi để tới thời kì chín đỏ (µg/100g) Vỏ quả1 Thịt quả2 Vỏ quả3 Thịt quả4 Thời kỳ chín hồng Thời kỳ chín hồng-đỏ Thời kỳ chín đỏ .
- Giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn, n = 3 Qua kết quả trình bày ở bảng 3.4 cho thấy hàm lượng lycopen vẫn tăng lên sau khi thu hoạch.
- So sánh cà chua được thu hoạch ở thời kỳ chín đỏ và ở thời kỳ quả chín hồng - đỏ, sau đó để tới thời kỳ chín đỏ cho thấy: hàm lượng lycopen ở thời kỳ chín đỏ của quả thu hoạch sớm không khác biệt nhiều với hàm lượng lycopen của quả thu hoạch đúng thời kỳ chín đỏ.
- Hơn nữa, quả thu hoạch ở thời kỳ quả chín hồng - đỏ có độ cứng tốt, dễ dàng đảm bảo chất lượng quả trong quá trình vận chuyển, đồng thời vẫn đảm bảo hàm lượng lycopen khi chế biến.
- Xây dựng qui trình sản xuất bột cà chua giầu lycopen 3.2.1.
- Xây dựng qui trình chần quả cà chua - Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chần quả cà chua + Ảnh hưởng của nhiệt độ chần Quả cà chua được chần trong nước nóng ở các nhiệt độ C trong cùng thời gian 2 phút (tỷ lệ 1kg cà chua trong 6 lít nước), rồi được làm 7 nguội ngay bằng nước lạnh, chà qua rây kích thước 0,5mm thu được dịch cà chua.
- Ảnh hưởng của nhiệt độ chần tới hiệu suất thu hồi và hàm lượng lycopen trong dịch quả Qua kết trình bày ở hình 3.1 cho thấy hàm lượng lycopen trong dịch quả cà chua thu được sau khi chần ở các nhiệt độ khác nhau thay đổi không có ý nghĩa.
- Như vậy, khi chần quả cà chua ở nhiệt độ lên đến 1000C không làm ảnh hưởng đến hàm lượng lycopen trong dịch quả thu được.
- Cà chua không được chần có hiệu suất thu hồi dịch quả thấp hơn khi quả được chần.
- Nhiệt độ chần tăng (từ 750C đến 900C) thì hiệu suất thu hồi dịch quả tăng lên.
- Khi nhiệt độ chần cao hơn 900C, vỏ quả bị nứt, hàm lượng chất khô của dịch quả bị tổn thất ra ngoài qua vết nứt làm hiệu suất thu hồi dịch quả giảm đi.
- Ảnh hưởng của nhiệt độ chần đến hiệu suất thu hồi dịch quả là rõ rệt.
- Đồng thời, nhiệt độ chần cao hơn 900C cũng làm giảm chất lượng cảm quan của dịch quả, dịch quả bị sẫm lại và có mùi vị nồng của cà chua nấu chín không còn mùi vị của cà chua tươi.
- Như vậy, qua kết quả ở hình 3.1 cho thấy nhiệt độ từ 80 – 950C là khoảng nhiệt độ thích hợp chần cà chua.
- Ảnh hưởng của thời gian chần Tiến hành chần quả cà chua trong nước nóng ở nhiệt độ 900C trong thời gian 0,5.
- Cà chua sau chần được được làm nguội ngay bằng nước lạnh và chà qua rây có kích thước 0,5 mm.
- Qua kết quả ở hình 3.2 cho thấy hàm lượng lycopen của dịch quả thu được khi chần cà chua ở các thời gian chần khác nhau không thay đổi có ý nghĩa thống kê.
- Như vậy, khi chần quả cà chua ở nhiệt độ 900C trong thời gian đến 3 phút không làm ảnh hưởng đến hàm lượng lycopen trong dịch quả thu được.
- Hiệu suất thu hồi dịch quả tăng lên đối với cà chua được chần so với cà chua không chần, và hiệu suất thu hồi dịch quả cũng tăng khi thời gian chần tăng từ 0,5 phút lên 2 phút, dịch quả thu được có chất lượng cảm quan tốt, mầu sắc đỏ đẹp và có mùi vị đặc trưng của cà chua tươi.
- Nhưng khi thời gian chần tiếp tục tăng lên trên 2 phút quả cà chua bắt đầu có hiện tượng nứt, hiệu suất thu hồi dịch quả giảm đi, mầu đỏ của dịch quả bị sẫm lại và có mùi vị nồng của cà chua nấu chín không còn mùi vị của cà chua tươi, chất lượng cảm quan của dịch quả giảm đi.
- Ảnh hưởng của thời gian chần đến hiệu suất thu hồi và hàm lượng lycopen của dịch quả Như vậy, thời gian chần từ 1 đến 2,5 phút là thời gian thích hợp chần cà chua.
- Tối ưu hóa quá trình chần quả cà chua Qua khảo sát cho thấy hàm lượng lycopen trong dịch quả không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ chần và thời gian chần.
- Vì vậy, cần xác định xác định nhiệt độ và thời gian chần tối ưu để dịch quả thu được có hiệu suất cao nhất.
- Ảnh hưởng của nhiệt độ chần và thời gian chần đến hiệu suất thu hồi dịch quả (A:Nhiệt độ chần, B:Thời gian chần) Tiến hành tối ưu hóa quá trình chần quả cà chua sử dụng quy hoạch bậc 2 tâm xoay cho 2 yếu tố ảnh hưởng: nhiệt độ chần và thời gian chần, số thí nghiệm 13, trong đó 4 thí nghiệm tại nhân, 4 thí nghiệm tại điểm sao, 5 thí nghiệp lặp tại tâm, với hàm mục tiêu là hiệu suất thu hồi dịch quả.
- Lần lượt xét ảnh hưởng của từng yếu tố (khi các yếu tố khác giữ ở mức trung tâm) đến hiệu suất thu hồi dịch quả (hình 3.3).
- Nhiệt độ và thời gian chần ảnh hưởng nhiều đến hiệu suất thu hồi dịch quả, khi một trong hai yếu tố này tăng thì hiệu suất thu hồi dịch quả tăng nhưng chỉ tăng đến mức độ nào đó thì có tác dụng ngược lại.
- Kết quả tối ưu hóa quá trình chần quả cà chua: nhiệt độ chần 880C, thời gian chần 1,8 phút sẽ cho hiệu suất thu hồi dịch quả 89,1.
- Xây dựng qui trình sấy phun sản xuất bột cà chua + Ảnh hưởng của tỷ lệ bổ sung maltodextrin vào dịch quả trước sấy phun Quả cà chua được chần trong nước nóng ở nhiệt độ 880C (với tỷ lệ 1kg cà chua trong 6 lít nước), thời gian 1,8 phút, rồi được làm nguội bằng nước lạnh, chà qua 9 rây kích thước 0,5mm, dịch quả thu được có nồng độ chất khô hòa tan là 4,60Bx.
- Sấy phun các dịch quả đã phối chế với maltodextrin ở nhiệt độ không khí vào 1300C, áp suất vòi phun 1,2 bar.
- Ảnh hưởng của tỷ lệ bổ sung maltodextrin đến hiệu suất thu hồi và hàm lượng lycopen trong bột cà chua Qua kết quả nghiên cứu thể hiện ở hình 3.5 cho thấy, trong khoảng tỷ lệ bổ sung maltodextrin từ 33% đến 82% hiệu suất thu hồi bột cà chua tăng lên, nhưng khi tăng từ tỷ lệ bổ sung maltodextrin từ 67% lên 82% hiệu suất thu hồi tăng lên ít hơn.
- Tỷ lệ bổ sung maltodextrin vào dịch quả trước sấy phun tăng (từ 33% lên 82%) thì hàm lượng lycopen trong bột cà chua thu được giảm đi.
- Tỷ lệ bổ sung maltodextrin vào dịch cà chua trước sấy phun có ảnh hưởng rõ rệt đến hiệu suất thu hồi và hàm lượng lycopen trong sản phẩm.
- Khi tỷ lệ bổ sung maltodextrin thấp, sản phẩm tạo thành có hàm lượng lycopen cao.
- Tuy nhiên, tính dính của dịch quả vẫn chưa được cải thiện vì vậy sản phẩm bám nhiều lên thành thiết bị làm quá trình sấy phun thực hiện khó khăn và hiệu suất thu hồi sản phẩm thấp.
- Khi tăng tỷ lệ khối lượng maltodextrin/tổng chất khô hòa tan của dịch quả thì quá trình sấy phun được thực hiện dễ dàng hơn, nhưng lượng maltodextrin bổ sung thêm nhiều sẽ làm hàm lượng lycopen trong bột cà chua giảm đi.
- Ảnh hưởng của nhiệt độ không khí sấy Dịch cà chua đem sấy phun được phối trộn với maltodextrin theo tỷ lệ khối lượng maltodextrin/tổng khối lượng chất khô hòa tan của dịch quả là 54%.
- Tiến hành sấy phun dịch cà chua với tốc độ bơm nhập liệu 30 ml/phút, áp suất vòi phun 1,2 bar và nhiệt độ không khí sấy thay đổi lần lượt C.
- Kết quả nghiên cứu trong hình 3.6 cho thấy nhiệt độ không khí sấy thấp (1100C) hiệu suất thu hồi của sản phẩm sau sấy thấp, là do độ ẩm của bột cà chua tạo thành vẫn còn cao bám nhiều trên thành thiết bị.
- Ảnh hưởng của nhiệt độ không khí sấy đến hiệu suất thu hồi và hàm lượng lycopen trong bột cà chua Nhiệt độ sấy tăng trên 1300C, quá trình sấy tạo sản phẩm khô nhưng hàm lượng lycopen giảm đi do tác động của nhiệt độ làm tổn thất lycopen.
- Nhiệt độ sấy tăng đến 1600C, hiệu suất thu hồi bắt đầu giảm do ở nhiệt độ này bột cà chua sấy được bị cháy, sản phẩm sau sấy giảm mùi thơm, màu đỏ tươi chuyển sang màu đỏ thẫm, hàm lượng lycopen giảm rõ rệt.
- Kết quả trên cho thấy nhiệt độ không khí sấy ảnh hưởng rõ rệt đến hiệu suất thu hồi và hàm lượng lycopen của bột cà chua.
- Như vậy, nhiệt độ không khí sấy ở khoảng nhiệt độ 120 – 1500C thích hợp cho quá trình sấy phun bột cà chua.
- Ảnh hưởng của tốc độ bơm nhập liệu Dịch cà chua trước sấy phun được phối trộn với maltodextrin theo tỷ lệ khối lượng maltodextrin/tổng khối lượng chất khô hòa tan của dịch quả là 54%.
- Ảnh hưởng của tốc độ bơm nhập liệu đến hiệu suất thu hồi và chất lượng trong bột cà chua Theo kết quả trình bày ở hình 3.7 cho thấy tốc độ bơm nhập liệu tăng lên từ 10ml/phút lên 30ml/phút, hiệu suất thu hồi giảm, nhưng hàm lượng lycopen tăng.
- Hàm lượng lycopen trong bột cà chua tăng lên khi tốc 11 độ bơm nhập liệu tăng từ 10 ml/phút lên 30ml/phút là do thời gian lưu của vật liệu trong buồng sấy giảm làm giảm tác động của nhiệt độ đến hàm lượng lycopen.
- Tốc độ bơm nhập liệu tăng lên trên 30 ml/phút, thời gian lưu của nguyên liệu trong buồng sấy giảm, bột cà chua sau sấy có độ ẩm lớn, bám nhiều vào thành thiết bị làm hiệu suất thu hồi và hàm lượng lycopen trong sản phẩm cùng giảm.
- Vì vậy tốc độ bơm nhập liệu từ 20 – 40ml/phút thích hợp cho quá trình sấy phun dịch cà chua.
- Tối ưu hóa quá trình sấy phun tạo bột cà chua giầu lycopen Sử dụng quy hoạch bậc 2 tâm xoay cho 3 yếu tố (tỷ lệ khối lượng maltodextrin/tổng khối lượng chất khô hòa tan của dịch quả, nhiệt độ không khí sấy và tốc độ bơm nhập liệu).
- Qui hoạch thực nghiệm gồm 20 thí nghiệm, trong đó: 8 thí nghiệm tại nhân, 6 thí nghiệm tại điểm sao và 6 thí nghiệm lặp tại tâm, với 2 hàm mục tiêu là hiệu suất thu hồi bột cà chua và hàm lượng lycopen của sản phẩm.
- Lần lượt xét ảnh hưởng của từng yếu tố (khi các yếu tố khác giữ ở mức trung bình) đến hiệu suất thu hồi (hình 3.8) là hàm lượng lycopen (hình 3.9), tỷ lệ khối lượng maltodextrin/tổng chất khô hòa tan của dịch quả và tốc độ bơm nhập liệu có ảnh hưởng rõ rệt đến hiệu suất thu hồi.
- Ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu suất thu hồi bột cà chua (A: tỷ lệ lượng maltodextrin/lượng chất khô hòa tan dịch quả, B: nhiệt độ sấy phun, C: tốc độ bơm nhập liệu) Hình 3.9.
- Ảnh hưởng của các yếu tố đến hàm lượng lycopen trong bột cà chua (A: tỷ lệ lượng maltodextrin/lượng chất khô dịch quả, B: nhiệt độ sấy phun, C: tốc độ bơm nhập liệu) Quá trình sấy phun được tiến hành sao cho thu được bột cà chua với hiệu suất và hàm lượng lycopen cao nhất.
- Kết quả tối ưu hóa thu được: tỷ lệ lượng maltodextrin/lượng chất khô hòa tan của dịch quả 52%, nhiệt độ không khí sấy 1330C, tốc độ bơm nhập liệu 27 ml/phút.
- Khi đó hiệu suất đạt 73,8% và hàm lượng lycopen của sản phẩm là 43.578 µg/100g.
- Đánh giá kết quả sản xuất bột cà chua trong phòng thí nghiệm Tiến hành sản xuất bột cà chua theo các thông số đã được tối ưu hóa, kết quả thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.12.
- Theo kết quả hàm lượng lycopen và hiệu suất thu hồi bột cà chua sau sấy phun trong bảng 3.12 cho thấy bột cà chua được sấy phun trong thí nghiệm theo các thông số đã được lựa chọn tối ưu hóa có hàm lượng lycopen đạt µg/100g bột cà chua, hiệu suất thu hồi đạt 74,1±0,2%.
- So sánh với hàm lượng lycopen và hiệu suất thu hồi trong kết quả tối ưu hóa quá trình sấy phun cho thấy, hai kết quả không khác nhau có ý nghĩa thống kê (p 0,05 Tính chung LDL –C (mmol/l Tính chung HDL-C (mmol/l Tính chung Qua kết quả được trình bày ở bảng 3.24 cho thấy mức cholesterol toàn phần, triglycerid trung bình ở nam cao hơn có ý nghĩa (p0,05)

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt