You are on page 1of 291

Nền Báo Chí Việt Nam Thời Pháp Thuộc (1858-1945)

Lý Đăng Thạnh
I- Chánh sách báo chí thời thuộc Pháp

Dưới thời phong kiến Triều Nguyễn và trước đó, ở Việt Nam hình như chưa có báo chí, mặc dầu Triều đình Huế vẫn đặt mua rất
nhiều sách báo bằng Hán ngữ và Pháp ngữ từ Quảng Châu và Hong Kong về tham khảo. Khi người Pháp xâm chiếm Nam Kỳ,
báo chí phát hành tại Việt Nam mới ra đời, trước tiên là báo Pháp ngữ vào năm 1861, rồi sau đó người Việt cũng tham gia và
cho ra đời báo chữ quốc ngữ từ năm 1865.

Ngày 29-7-1881, Quốc hội Pháp thông qua Đạo luật Tự do báo chí. Ngày 22-9-1881, tổng thống Pháp Jules Grévy ký sắc luật
cho phép áp dụng Đạo luật Tự do báo chí ở thuộc địa Nam Kỳ.

Theo Đạo luật Tự do báo chí Pháp 1881 thì: Tất cả các loại báo sẽ được phát hành không cần sự cho phép trước và không cần ký
quỹ tiền, sau khi được công bố đúng theo điều 7.

Điều 7 qui định: Trước khi phát hành, tờ báo phải được khai báo ở Sở Biện lý những gì có liên quan đến: Tên báo, loại báo; Tên
họ, địa chỉ người quản lý; Ghi rõ nơi in báo; Tất cả những thay đổi về những điều trên đều phải được khai báo trước năm ngày.
Người quản lý phải là người thành niên, có hưởng đủ quyền lợi dân sự, không mất quyền công dân bởi một hành vi phạm pháp.

Sau khi các điều kiện được thực hiện thì tờ báo nào cũng được tự do phát hành (kể cả trên toàn cõi xứ thuộc địa). Ngược lại, khi
điều kiện chưa thỏa mãn mà phát hành báo thì luật pháp sẽ có một số hình phạt truy tố những ai vi phạm.
Chánh sách tự do báo chí đặt ra năm 1881 dựa trên hoàn cảnh thực tế của nước Pháp, là một nước hoàn toàn độc lập, dân
chúng dù có mâu thuẫn nào đó với nhà cầm quyền Pháp thì cũng không phải là mâu thuẫn đối kháng một mất một còn.

Thực tế ở các thuộc địa lại khác hẳn. Đông Dương trước đây gồm những nước có chủ quyền, bỗng dưng bị quân Pháp sang
chiếm làm thuộc địa, áp đặt ách cai trị, đầu tiên ở Nam Kỳ, Cambodia, rồi ra Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Lào, Quảng Châu Loan, dẫn đến
sự phản kháng tất yếu của dân bản xứ đòi lại quyền độc lập, tự chủ. Nắm trong tay công cụ báo chí, người dân bản xứ tất nhiên
phải tranh thủ nêu lên những điều xấu xa của thế lực xâm lược ngoại bang và kêu gọi nhau hợp quần đấu tranh chống lại.

Tờ Phan Yên Báo của Diệp Văn Cương phát hành năm 1898, có lẽ là tờ báo Việt Nam đối lập đầu tiên, khi đăng một số bài về
tình hình chánh trị Việt Nam, có ý chống lại sự chiếm đóng của người Pháp, nhất là bài Đòn cân Archimède. Điều này làm giới
cầm quyền quân sự Pháp ở Nam Kỳ lo ngại và tức giận, cấm ngay tờ Phan Yên Báo. Nhưng nó cũng kịp lan ảnh hưởng sang
Pháp, tạo nên dư luận phản đối ở Pháp về thực tế đang xảy ra ở Nam Kỳ.

Dư luận Pháp những năm sau đó công kích kịch liệt: Từ các nhà cầm quyền địa phương đến viên khâm sứ, hay ngay cả viên toàn
quyền Đông Dương, ai nấy cũng chỉ chăm chăm lo bảo vệ quyền lợi riêng của họ; người thì giữ độc quyền bán rượu, kẻ lo buôn
bán á phiện… Nhà báo tấn công quan lại và không hề kính nể chánh quyền Pháp vì họ đã cố tình tự bêu xấu trước mặt người dân
bản xứ. (theo Le Régine de la presse. Rapport de M.Salles, Inspesteur des colonies. Hanoi le 3 mars 1898).

Để đối phó, tổng thống Pháp Félix Faure ký sắc lệnh ngày 30-12-1898, qui định thêm về chế độ báo chí áp dụng với thuộc địa
Đông Dương. Theo đó, tất cả những tờ báo in bằng quốc ngữ Việt Nam, bằng Hán ngữ hay bằng bất cứ một thứ ngôn ngữ nào
khác ngoài Pháp ngữ, phải có sự cho phép trước của quan toàn quyền, sau khi toàn quyền hội ý với Ban thường trực Thượng hội
đồng Đông Dương (Section permanente du conseil supérieur de l’Indochine). Như vậy, toàn quyền Đông Dương có quyền cho
phép hay không cho phép, gây khó dễ hay cấm chỉ các báo Việt ngữ và có quyền đưa ra truy tố những tờ báo chống Pháp ra Tòa
Tiểu hình.
Điều 5 và 6 sắc lệnh 30-12-1898 còn qui định những biện pháp ngăn cấm những vụ phỉ báng của những tờ báo Pháp ngữ chống
lại chánh quyền, trong đó có việc đưa ra truy tố. Một trong những điều bị xem là phỉ báng chánh quyền là: Sự đem bán, phân
phát hay triển lãm bởi những người châu Âu hay lấy quốc tịch châu Âu những hình vẽ, những vật điêu khắc, những bức họa hay
tất cả những hình ảnh có thể đưa đến việc làm mất kính trọng chánh quyền Pháp ở Đông Dương sẽ bị trừng phạt như ghi rõ trong
điều 28 đạo luật 29-7-1881.

Tất nhiên các lực lượng cách mạng kháng Pháp ở Đông Dương vẫn tìm cách tranh thủ công cụ báo chí làm phương tiện đấu
tranh, và lực lượng cầm quyền Pháp thì luôn kiểm soát, đối phó, trấn áp lại.

– Trong sắc lệnh ngày 4-10-1927, tổng thống Pháp Gaston Doumergue ban hành Luật qui định về chế độ báo chí ở Nam Kỳ, qui
định ở Nam Kỳ vừa thi hành luật báo chí ngày 29-7-1881, vừa theo chế độ của chánh quyền địa phương.

– Sắc lệnh ngày 4-2-1928, sửa lại điều 19 sắc lệnh 4-10-1927 về thủ tục xét xử đối tượng phạm pháp trong xuất bản báo chí là
người có quốc tịch Pháp.

– Sắc lệnh ngày 20-6-1928, bổ sung điều 13 sắc lệnh 4-10-1927, qui định danh mục những loại ấn phẩm phải xin phép để xuất
bản hoặc phát hành.

– Sắc lệnh ngày 30-6-1935, sửa đổi điều 3 và điều 4 sắc lệnh 4-10-1927, qui định những điều kiện phải có của người đứng ra
xuất bản báo.

– Ngoài ra, còn có sắc lệnh ngăn cấm việc xúi giục công chúng chống pháp luật hay làm phương hại đến uy tín quan chức Pháp và
quan chức bản xứ tại các thuộc địa Pháp.
Mỗi xứ Đông Dương bị áp dụng một chế độ riêng trong việc truy tố, xét xử các vi phạm chánh sách quản lý xuất bản báo chí. Ở
Trung Kỳ, áp dụng Bộ Hoàng Việt hình luật. Nam Kỳ áp dụng Bộ hình luật và tố tụng hình sự Pháp và Bộ Hình luật tu chánh 31-
12-1932. Ở Bắc Kỳ áp dụng Bộ hình luật và Hình sự tố tụng Bắc Kỳ.

Tình trạng kiểm soát, ngăn trở tự do báo chí diễn ra cho đến năm 1936, khi Chánh phủ Mặt trận bình dân được thành lập ở
Pháp. Phong trào người bản xứ đòi quyền tự do báo chí diễn ra liên tục, bền bỉ từ năm 1898 đến 1936 có dịp bùng nổ dữ dội.
Ngày 30-8-1938, Chánh phủ Pháp phải ra luật cho áp dụng chế độ tự do báo chí ở Nam Kỳ. Nhưng rồi Đệ nhị thế chiến bùng nổ
tháng 9-1939. Lấy cớ có chiến tranh, chánh quyền Đông Dương lại thực thi chánh sách ‘bóp nghẹt’ tự do báo chí và xuất bản
cho đến năm 1945.

Thời thuộc Pháp, tư nhân được quyền làm chủ cơ quan báo chí, nhưng nhìn chung các phương tiện thông tin vẫn còn quá nhiều
hạn chế. Hầu như dân chúng đều không thể biết kịp thời tình hình thế giới và trong nước xảy ra trước đó một vài ngày. Trong
nước, chỉ có các tổ chức cách mạng và các tòa báo có trang bị máy thâu thanh săn tin thế giới, còn thường dân chỉ rất ít người
khá giả mới có, lại phải nghe lén lút, vì nếu chánh quyền phát hiện nghe đài nước ngoài thì tịch thu máy, phạt vạ.

Báo chí tư nhân chỉ được đăng những tin chánh quyền cho phép qua chế độ kiểm duyệt, vì thế tin tức thường không đầy đủ, kịp
thời. Người Việt đọc sách báo, nghe đài thường là lớp khá giả, trung lưu, có học, công chức, dân thành thị, còn phần lớn dân
chúng, gần 90% sống ở nông thôn, gần như không xem sách báo, nghe đài, nếu có biết tin tức gì đó chỉ nhờ nghe đồn truyền
miệng trong dân cư với nhau.

II- CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN BÁO CHÍ TẠI VIỆT NAM
1- Báo chí giai đoạn 1861-1899: thời kỳ khởi lập

Khởi đầu, có thể nói việc thành lập nền báo chí ở Việt Nam hoàn toàn do ý đồ chánh trị của chánh quyền bảo hộ Pháp muốn sử
dụng báo chí làm phương tiện để cai trị.

Sau khi đặt chân được lên Gia Định, vừa nỗ lực dẹp tan các cuộc phản kháng của người Việt và mở rộng vùng chiếm đóng,
người Pháp vừa nhanh chóng thiết lập chế độ chánh trị thuộc địa, trong đó hệ thống báo chí được hình thành nhằm đáp ứng
các mục tiêu: thông tin thời sự, phổ biến Pháp ngữ và quốc ngữ, dùng báo chí làm công cụ tuyên truyền và phô trương nền văn
minh nước Pháp, lôi kéo thu hút đối tượng trí thức bản xứ.

Giai đoạn từ 1861 đến 1898, báo chí ở Việt Nam còn trong thời kỳ phôi thai. Hầu hết các báo đều do người Pháp chủ trương
dưới hình thức công báo hoặc báo tư nhân do chánh quyền ngầm hỗ trợ và được hưởng qui chế luật tự do báo chí 1881 của
Pháp. Những người Pháp đứng ra kinh doanh, phụ trách hoặc chủ trương báo chí trong thời kỳ này là Ernest Potteaux, Pierre
Jeantet, Francois Henri Schneider, Ernest Babut, Georges Ganas… Báo thường in bằng hai, ba thứ chữ: Pháp ngữ, Hán ngữ, quốc
ngữ. Độc giả rất ít, phần lớn là công chức. Giá báo khá mắc dù đã được nhà cầm quyền tài trợ.

Về nội dung, phần lớn trang báo dùng đăng tải các nghị định, chỉ thị của chánh quyền trung ương phổ biến xuống các cấp địa
phương. Tin tức thời sự còn ít và chưa thu hút người đọc. Thỉnh thoảng trên báo xuất hiện một số bài khảo cứu, sưu tầm, văn
nghệ, nhưng văn chương còn vụng về. Về hình thức, kỹ thuật in ấn và trình bày còn thô sơ. Lúc đầu người Pháp đem máy in chữ
Pháp sang Sài Gòn, sau đó đúc thêm các mẫu chữ quốc ngữ và Hán ngữ đưa sang để in báo quốc ngữ, Hán ngữ.
Báo chí thời kỳ khởi lập có vai trò thúc đẩy một bộ phận người Việt trí thức và lớp trên học thông thạo chữ quốc ngữ và Pháp
ngữ, sau đó ảnh hưởng đến lớp trung lưu và thị dân, góp phần rất quan trọng hình thành nền văn chương học thuật Việt Nam
hiện đại.

Tờ báo đầu tiên phát hành ở Đông Dương là Bulletin Officiel de L’expedition de la Cochinchine (Thành tích biểu viễn chinh Nam
Kỳ), do đích thân chuẩn đô đốc Louis Adolphe Bonard làm chủ báo. Khi từ Pháp sang Sài Gòn, Bonard đem theo máy in, chữ in
Pháp, thợ in, đến ngày 29-9-1861 bắt đầu phát hành số công báo đầu tiên. Nhưng công báo chỉ lưu hành trong nội bộ quân
Pháp vì lúc đó ít người Việt đọc được chữ Pháp. Năm sau, Bonard phát hành tiếp công báo Le Bulletin des Communes bằng Hán
ngữ nên phổ biến hơn, phát xuống cho chánh quyền các địa phương miền Đông Nam Kỳ.

Tờ báo thứ ba là Bulletin officiel de la Cochinchine française (Công báo Nam Kỳ thuộc Pháp), đăng những thông tin phục vụ cuộc
chiếm đóng và cai trị thời kỳ đầu tại Nam Kỳ. Tờ báo thứ tư là Le Courrier de Saigon bắt đầu đăng thêm mỗi số một phụ trang
văn học, lịch sử và những trang tư liệu phục vụ và kêu gọi đầu tư thương mại từ Pháp vào vùng Viễn Đông.

Các tờ báo ra đời giai đoạn đầu tiên 1861-99

Đầu tiên là các báo Pháp ngữ.

– 1861 – Le Bulletin Officiel d’Expédition de la Cochinchine (Thành tích biểu Viễn chinh Nam Kỳ).

– 1862 – Le Bulletin des Communes (Thành tích cộng đồng).

– 1863 – Bulletin officiel de la Cochinchine française (Công báo Nam Kỳ thuộc Pháp).
– 1864 – Le Courrier de Saigon (Sài Gòn thời báo, 1864-1904).

Từ năm 1865 có thêm các báo quốc ngữ.


– 1865 – Annuaire de la Cochinchine Francaise (Niên giám Nam Kỳ); Bulletin du Comité Agricole et Industriel de la
Cochinchine (Tạp chí Uỷ ban Canh nông và Kỹ nghệ Nam Kỳ); Gia Định Báo.

– 1869 – Budget du port de commerce de Saigon (Ngân sách cảng và thương mại Sài Gòn);Bulletin de la Chambre de commerce
de Saïgon (Tập san Phòng Thương mại Sài Gòn).

– 1875- Cochinchine – Budget local pour lexercise (Nam Kỳ-ngân sách địa phương hàng năm).

– 1879 – Excursions et reconnaissances – Cochinchine Francaise.

– 1880 – Procès-verbaux du Conseil colonial – Cochinchine française (Biên bản họp Hội đồng thuộc địa Nam Kỳ).

– 1881 – Bulletin officiel de l’ Cochinchine (Công báo Nam Kỳ).

– 1881? – Indépendant de Sài Gòn – Journal politique, liltéraire, commercial, et d’ annonces(Sài Gòn độc lập – báo chính trị, văn
chương, thương mại và rao vặt).

– 1883 – Bulletin de la Société des Etudes Indochinoises de Saigon (Tạp chí Hội Nghiên cứu Đông Dương tại Sài Gòn); Le Bulletin
du Comité d’Etudes Agricoles, Industrielles et Commerciales de l’Annam et du Tonkin (Tạp chí Uỷ ban Nghiên cứu Canh nông, Kỹ
nghệ và Thương mại Trung Kỳ và Bắc Kỳ).
– 1884 – L’Avenir du Tonkin (Tương lai Bắc Kỳ).

– 1885 – Nam Triều Quốc Ngữ Công Báo (Bulletin officiel en Langue Annamite).

– 1886 – Budget local ‘Indochine, Tonkin (Ngân sách địa phương Đông Dương-Bắc Kỳ);Moniteur du protectorat de l’Annam et du
Tonkin (Giám sát chế độ bảo hộ Trung Kỳ và Bắc Kỳ).

– 1888 – Bảo Hộ Nam Dân; Bulletin officiel de l’Indochine Francaise (Công báo Đông Pháp);Communiqué de la presse
indochinoise (Thông tin báo chí Đông Dương); Đại Nam Nhật Báo; Le Courrier de Saïgon (1888); Thông Loại Khóa
Trình (Miscellanées ou lectures instructives pour les elèves des écoles primaires, communales et cantonales).

– 1889 – Annuaire général de l’ Indochine (Tổng niên giám Đông Dương); Journal officiel de l’indochine Française (1889-

1951); L’Indépendance Tonkinoise (Độc lập Bắc Kỳ).

– 1890 – Discours du Gouverneur de l’Indochine; Journal judiciaire de l’Indochine française(Tạp chí Tư pháp Đông Dương).

– 1891 – Đại Nam Đồng Văn Nhật Báo.

– 1893 – Revue indochinoise;

– 1894 – Lịch An Nam.

– 1897- Budget local ‘Indochine, Laos (Ngân sách địa phương Đông Dương-Lào); Bulletin économique de l’Indo-Chine (Tạp chí

Kinh tế Đông Dương); L’Opinion (Công Luận); Le Courrier de la Cochinchine (Nam Kỳ thời báo); Nam Kỳ Nhựt Trình (Le Journal

de Cochinchine).
– 1898 – Phan Yên Báo.

– (?) – Semaine Colonial (Tuần báo thuộc địa).

2- Báo chí giai đoạn 1900-1913: thời kỳ bị hạn chế

Những năm cuối thế kỷ 19, chế độ bảo hộ thuộc địa của Pháp ở Đông Dương đã được thiết lập tương đối hoàn chỉnh. Công cuộc
khai thác thuộc địa bắt đầu được đẩy mạnh. Báo chí trong nước và ở Pháp liên tiếp có nhiều bài phản ánh tệ trạng hà khắc, bóc
lột nặng nề của bộ máy cai trị đối với dân chúng thuộc địa. Các cuộc phản kháng võ trang của phong trào Cần Vương và Văn
Thân hầu như bị dẹp tan, nhưng giới trí thức tiến bộ bắt đầu chuyển hướng mạnh sang mặt trận chánh trị và văn hóa, mà trận
địa là báo chí, với đội ngũ văn bút người Việt đông đảo hơn trước.

Lo ngại với tình hình trên, toàn quyền Paul Doumer kịch liệt yêu sách Chánh phủ Paris ngưng áp dụng Đạo luật Tự do báo chí
1881 ở Đông Dương. Ngày 30-12-1898, tổng thống Pháp Félix Faure ra sắc lệnh, qui định chế độ báo chí áp dụng đối với Đông
Dương, giao cho toàn quyền Đông Dương được quyết định cho phép hay cấm đoán các tờ báo không phải bằng Pháp ngữ và
không do người Pháp chủ trương, cùng với nhiều quyền hạn kiểm soát quản lý báo chí rộng lớn khác, bất chấp Đạo luật Tự do
báo chí 1881 được Quốc hội Pháp thông qua.

Những năm đầu thế kỷ 20, chữ quốc ngữ phổ biến khá rộng khắp ở Việt Nam. Bộ mặt kinh tế, xã hội, văn hóa có nhiều thay đổi
nhảy vọt so với thế kỷ trước. Rất đông trí thức tân học xuất hiện, trong đó nhiều người muốn sử dụng văn bút và mặt trận văn
học, báo chí làm phương tiện tuyên truyền, kích động quần chúng kháng Pháp, nhất là trong phong trào vận động Duy Tân
(1904-08) và Việt Nam Quang Phục Hội (1912-16). Ngược lại chánh quyền thuộc địa Pháp cũng muốn tiếp tục tận dụng
phương tiện báo chí theo chiều hướng có lợi cho việc cai trị và khai thác thuộc địa nên, càng nỗ lực hạn chế và cấm đoán các
hành vi phản kháng trong giới văn báo bản xứ.

Từ năm 1900 đến 1912, có thêm nhiều tờ báo ra đời.

– 1900 – Compte administratif du budget local du Tonkin exercice (Báo cáo quản lý ngân sách tài khóa của Bắc Kỳ); Rapports au

Conseil de gouvernement de l’Indo-Chine (Báo cáo của Hội đồng Chánh phủ Đông Dương).

– 1901 – Bulletin de l’École Française d’Extrême-Orient (Tập san Viễn Đông Bác Cổ Học Viện);Nông Cổ Mín Đàm (Causeries sur

lagriculture et le commerce); Rapport sur la situation administrative, économique et financière au Laos durant la période (Báo

cáo tình hình hành chánh, kinh tế, tài chánh Lào).

– 1902 – Bulletin administratif de l’Annam (Công báo hành chánh Trung Kỳ); Bulletin du Secrétariat du gouvernement de la

Cochinchine (Tập san của Ban thư ký Chánh phủ Nam Kỳ);Bulletin du Service Géologique de l’Indochine (Tập san Sở Địa dư Đông

Dương).

– 1904 – Bulletin des Études Indochinoises (Tạp chí Nghiên cứu Đông Dương); Compte administratif du budget local du Laos

pour l’exercice (Báo cáo quản lý ngân sách tài khóa của Lào); Le Courrier Saigonnais (Sài Gòn Thời Báo bộ mới).

– 1905 – Đại Việt Tân Báo (L’Annam); Nhựt Báo Tỉnh (Le Moniteur des provinces).

– 1907 – Đại Nam Đăng Cổ Tùng Báo; Lục Tỉnh Tân Văn.
– 1908 – Nam Kỳ Địa Phận (Semaine religieuse); Nam Việt Quan Báo; Notre Journal (Báo của chúng ta); Notre Ravue (Tạp chí

của chúng ta).

– 1910 – Bulletin financier de l’Indochine.

– 1911- Budget général-Compte administratif (Báo cáo quản lý tổng ngân sách Đông Dương);Nam Việt Công Báo.

– 1912 – Chemins de Fer – Statistiques de l’année (Báo cáo thống kê hàng năm về Hỏa xa); Le Cri de Saïgon.

– (?) – Đông Dương Đại Pháp Công Nghiệp.

3- Báo chí giai đoạn 1913-1939: thời kỳ phát triển

Năm 1911, Albert Sarraut sang làm toàn quyền Đông Dương. Trước khi bước vào con đường chánh trị, Sarraut từng là một nhà
báo, làm biên tập viên thường trực tờ La Dépêche du Midi ở Toulouse, do đó muốn sử dụng báo chí cho mục đích chánh trị. Bắt
đầu thực hiện chánh sách ve vãn thuộc địa, tuyên bố Pháp Việt đề huề, song song với việc nới lỏng chánh trị, kinh tế, văn hóa, xã
hội, Sarraut chủ trương nới lỏng báo chí rõ rệt từ năm 1913, mong dùng báo chí làm công cụ phản tuyên truyền đối phó với
phong trào cách mạng trong nước và sự bành trướng ảnh hưởng của Trung Hoa và Đức sang Việt Nam thời đó.

Thời kỳ 1913-18, việc nới lỏng báo chí còn cầm chừng, có tánh cách thử nghiệm, dò dẫm. Việc kiểm duyệt vẫn duy trì gắt gao.
Trước và trong Đệ nhất thế chiến, tại Việt Nam nổ ra nhiều cuộc bạo động võ trang như: phong trào Hội Kín Nam Kỳ năm 1913,
bạo động của Việt Nam Quang Phục Hội ở Huế và Trung Kỳ năm 1916, cuộc nổi dậy của binh lính và tù chánh trị Thái Nguyên
năm 1917…
Báo chí trong nước hầu như không tờ nào được tỏ thái độ ủng hộ phong trào kháng Pháp, hoặc nhân lúc Pháp sa lầy trong thế
chiến để vận động giải phóng dân tộc. Ngược lại, có tờ báo còn hô hào Rồng Nam phun bạc đánh đổ Đức tặc, kêu gọi góp người
và của sang châu Âu giúp Pháp đánh Đức. Tin tưởng vào sự kiểm soát có hiệu quả nền báo chí thuộc địa, các toàn quyền sau Đệ
nhất thế chiến an tâm phóng tay phát triển mạnh mẽ hệ thống báo chí Việt ngữ.
Sau khi chiến thắng trong Đệ nhất thế chiến, kinh tế Pháp và Đông Dương nhanh chóng khôi phục và phát triển mạnh. Giới tư
sản bản xứ bắt đầu hình thành và phát triển. Đội ngũ trí thức tân học ngày càng đông đảo. Nhiều loại hình kinh tế, văn hóa,
nghệ thuật phát triển mạnh hoặc mới xuất hiện như công nghiệp, điện ảnh, thoại kịch, thể dục thể thao, tân nhạc, thơ mới, tiểu
thuyết, truyện ngắn…

Từ đó, xã hội hình thành nhiều tổ chức, đảng phái chánh trị, tổ chức kinh tế, nghiệp đoàn, trường phái văn chương, nghệ
thuật… Mỗi tổ chức, lãnh vực đều muốn thể hiện tiếng nói của mình qua báo chí để thỏa mãn và hoàn thành mục tiêu trong xã
hội. Chữ quốc ngữ phổ biến rộng khắp. Sự phát triển kinh tế làm các đô thị tập trung đông dân cư hơn. Sài Gòn – Chợ Lớn từ
200.000 dân đầu thế kỷ, đến năm 1920 tăng lên 300.000 dân. Hà Nội năm 1920 có khoảng 120.000 dân. Các tỉnh lỵ khác mỗi
nơi cũng tập trung từ 20.000 đến 100.000 dân. Điều này làm tăng đối tượng độc giả báo chí nhiều hơn trước.

Ba đối tượng quyết định sự phát triển báo chí là lực lượng độc giả, lực lượng văn bút và hệ thống nhà in, sau Đệ nhất thế chiến
đều phát triển mạnh hơn trước. Dân chúng, nhất là ở các đô thị, ngày càng quan tâm đến thời cuộc và thích đọc sách báo. Thành
phố Sài Gòn là đô thị lớn nhất Việt Nam về mọi phương diện. Điều kiện ra báo và chế độ kiểm duyệt ở Sài Gòn và Nam Kỳ tuy
cũng bó buộc, nhưng được xem là lãnh thổ đồng đẳng của Pháp nên vẫn không quá gắt gao như ở Bắc và Trung Kỳ. Vì thế, ở Sài
Gòn tập trung rất nhiều báo chí, nhà in, nhà xuất bản và hầu hết báo chí chánh trị đối lập thời đó đều chỉ tập trung ở Sài Gòn.
Trung tâm báo chí thứ hai là Hà Nội cũng có nhiều báo, nhưng đa số là báo thông tin thời sự hoặc chuyên về văn học, lịch sử,
kinh tế. Các thanh niên trí thức tân học và có tư tưởng cách mạng cấp tiến khắp nơi đều lần hồi tập trung vào Sài Gòn để có cơ
hội hoạt động tốt nhất.
Báo chí xuất bản ở vài ba đô thị lớn, sau đó lưu hành khắp nơi trong nước, tới các vùng xa xôi sau một vài ngày và cộng thêm
chút cước phí vận chuyển. Trong giai đoạn thử nghiệm mở rộng báo chí dưới thời toàn quyền Albert Sarraut, công dân Pháp
xin ra báo dễ dàng, nên nhiều người Pháp nhận đứng tên ra báo Pháp ngữ hoặc quốc ngữ, sau đó cho mướn hoặc sang lại cho
người Việt điều hành để kiếm lợi.
Sau Đệ nhất thế chiến, điều kiện mở báo dễ dàng hơn cho người Việt, mới có nhiều chủ báo người Việt như Sương Nguyệt Anh,
Nguyễn Hữu Thu, Bạch Thái Bưởi, Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, Nguyễn Kim Đính, Bùi Xuân Học, Diệp Văn Kỳ, Hoàng Tích Chu…
Nhiều loại báo đặc biệt chuyên nghiên cứu về một vấn đề, dành riêng cho một giới độc giả cũng xuất hiện như báo chánh trị,
phụ nữ, thiếu nhi, tôn giáo, kinh tế, sư phạm, văn chương…

Về nội dung, báo chí giai đoạn này có bài vở phong phú, bám sát thời sự, xuất hiện nhiều chuyên mục xã thuyết, phiếm luận,
trình bày lập trường chánh trị. Các báo do thực dân Pháp chủ trương (Đông Dương Tạp Chí, Nam Phong Tạp Chí…) cố gắng cổ
võ chánh sách ‘Pháp Việt đề huề’ và triệt hạ uy tín lực lượng kháng Pháp. Các báo có khuynh hướng cổ võ cách mạng (La Cloche
Fêlée, Đông Pháp Thời Báo, Thần Chung…) thì vạch ra tính chất mỵ dân của Pháp và hô hào tinh thần yêu nước kháng Pháp.

Các tạp chí chuyên đề có nhiều bài nghiên cứu sâu sắc, công phu về văn học, triết lý, khoa học, kinh tế, xã hội có giá trị.
Về hình thức, kỹ thuật in ấn tiến bộ rõ rệt. Cách sắp chữ, chạy tít báo có nhiều cải tiến. Bài vở trình bày sáng sủa, nhiều trang
ảnh mỹ thuật. Văn chương báo chí sáng sủa, gọn ghẽ, mạch lạc hơn trước.
Số lượng báo chí xuất bản công khai, hợp pháp tăng lên nhanh chóng.

Kể cả báo, tạp chí, kỷ yếu, niên san, năm 1932 có 318 tờ. Năm 1933 có 357 tờ. Quý 1 năm 1936 có 411 tờ, trong đó có 99 tờ
báo, 166 tờ kỷ yếu và tạp chí, 146 tạp chí xuất bản hàng năm. Ngày 31-12-1936 có 445 tờ. Riêng về báo, năm 1932 có 92 tờ,
trong đó có 48 báo quốc ngữ và 44 báo Pháp ngữ. Năm 1935 có 102 tờ, trong đó có 44 báo quốc ngữ và 58 báo Pháp ngữ.
Nhiều tờ báo có cuộc đời ngắn ngủi. Báo cũ chết đi và báo mới ra đời liên tiếp xảy ra và là chuyện bình thường trong làng báo.
Chỉ riêng năm 1936, cả Đông Dương có 70 tờ báo đình bản và 96 tờ báo mới ra đời.
Số phát hành một số tờ báo tại Đông Dương năm 1938

Báo Pháp ngữ (bản) Báo quốc ngữ (bản)

– Phóng Sự (Le Reportage):


11.500.
– Saigon: 11.000.
– La Dépêche – Điển Tín (édition vietnamienne
d’Indochine: 3.500. de ‘La Dépêche’): 10.500.
– L’Impartial: 1.800. – Dân Tiến (Le Progrès social,
– L’Opinion: 1.200. tuần báo): 7.000.
– La Tribune – Dân Chúng (Le peuple, bán
Tại indochinoise:1.000. nguyệt san, CS Đệ tam): 6.000.
Sài – Le Peuple (CS Đệ – Tranh Đấu (La Lutte, tuần báo,
Gòn tam): 1.000. CS Đệ tứ): 3.000.

Tại Hà – L’Avenir du
Nội – Tonkin:2.500.
Hải – Le Courrier de – Đông Pháp (nhật báo): 17.000.
Phòng Haïphong: 700. – Ngày Nay (tuần báo): 7.000.

Năm 1918, nhà văn Nguyễn Chánh Sắt và chủ nhà in Imprimerie de l’Union là Nguyễn Văn Của cùng một số thân hữu đã thành
lập Nam Kỳ Nhật Báo Ái Hữu Hội tại Sài Gòn.
Trước năm 1936, tại Nam Kỳ cũng đã thành lập Hội Lương Hữu Báo Chí do Nquyễn Văn Sâm làm chủ tịch, tập hợp hàng trăm
người làm báo khắp Đông Dương, mà đông nhất tại Sài Gòn.

Ngày 27-3-1937, Hội nghị báo giới toàn xứ Trung Kỳ khai mạc tại Đông Pháp lữ quán, số 7 Đông Ba, Huế, có 70 đại biểu tham
dự, trong đó có 37 ký giả đại diện cho báo giới Trung Kỳ như Nguyễn Xuân Lữ (chủ nhiệm báo Nhành Lúa), Hải Triều, Hải
Thanh, Lâm Mộng Quang (báo Nhành Lúa), Hồ Cát (báo Kinh Tế Tân Văn), Đinh Xuân Tiến (báo Effort/Cố Gắng), Hoàng Tân
Dân (Văn Học Tuần San), Nguyễn Quý Hương, Nguyễn Xuân Thái (Tiếng Dân), Trần Thanh Địch, Lê Thanh Tuyên (Tràng An),
Phan Thao (Sông Hương), Tôn Quang Phiệt, Trịnh Xuân An, Sơn Trà… Tại hội nghị này đã thành lập Hội Ái Hữu Báo Giới Trung
Kỳ, ra tuyên bố đòi chính quyền Pháp cho tự do báo chí tại xứ bảo hộ Trung Kỳ.

Từ 12-4-1937, Hội nghị báo giới Bắc Kỳ tổ chức tại báo quán Tương Lai, 16B Đường Thành, Hà Nội, gồm 18 đại biểu 18 tờ báo
tại Hà Nội gồm: Bạn Dân, Bắc Hà, Cậu Ấm, Hà Thành Thời Báo, Ích Hữu, L’Effort Indochinois, La Patrie Annamite, Le Travail,
Ngày Nay, Rassemblement, Thời Thế, Tiểu Thuyết Thứ Bảy, Tiểu Thuyết Thứ Năm, Tin Văn, Tinh Hoa, Trung Bắc Tân Văn,
Tương Lai, Việt Báo, thành lập Hội Ái Hữu Báo Giới Bắc Kỳ, do Phan Tư Nghĩa làm chủ tịch, Tam Lang Vũ Đình Chí là thư ký.

Ngày 27-8-1938, sau quá trình đấu tranh bền bĩ và lâu dài, giới ký giả báo chí tổ chức Hội nghị Báo giới Đông Dương tại Hotel
des Nations, Sài Gòn, cử đại biểu đến trao bản kiến nghị cho toàn quyền Đông Dương. Ngày 30-8-1938, toàn quyền Joseph Jules
Brévié thay mặt Chánh phủ Pháp ra nghị định công bố Luật tự do báo chí, nhưng chỉ áp dụng ở thuộc địa Nam Kỳ. Hai năm
1938-39, chỉ riêng Sài Gòn đã có thêm hơn 60 tờ báo ra đời. Tuy vậy, chỉ ít lâu sau thì bùng nổ Đệ nhị thế chiến, rồi tiếp đến
quân Nhật kéo vào Đông Dương, chánh quyền Pháp-Nhật lại tranh nhau siết chặt kiểm soát báo chí.

Thời kỳ 1925-29, một số nhà cách mạng và trí thức, nhất là trong Đảng An Nam Độc Lập – Việt Nam Độc Lập, cũng phát hành
trước sau hàng chục tờ báo Pháp ngữ và Việt ngữ làm phương tiện vận động độc lập cho Việt Nam ngay trên lãnh thổ Pháp.
Thời kỳ 1913-39 có nhiều tờ báo mới thành lập, là thời kỳ báo chí hùng hậu nhất thời thuộc Pháp.
a- Các báo có liên quan đến Đông Dương in bằng Pháp ngữ, Việt ngữ hoặc song ngữ tại Pháp

b- Các báo Pháp ngữ (1913-39) tại Việt Nam

c- Các báo Hán ngữ (1913-39) tại Việt Nam

d- Báo chí (1913-39) phân theo chủ đề

e- Các báo quốc ngữ (1913-39) phân theo năm ra đời

a- Các báo có liên quan đến Đông Dương in bằng Pháp ngữ, Việt ngữ hoặc song ngữ tại Pháp

Các báo Pháp ngữ (1913-1939) tại Việt Nam

Theo sắc luật 30-12-1898, các báo không phải Pháp ngữ do người Pháp chủ trương đều phải xin phép trước và chịu sự kiểm
soát gắt gao của nhà cầm quyền, vì vậy báo quốc ngữ rất khó nêu hết những ý kiến tự do, trung thực. Một số người Việt Nam
muốn nói lên tiếng nói mạnh mẽ của mình phải nhờ một người Pháp đứng tên quản lý thì tờ báo dễ dàng được phát hành.
Chánh quyền cũng muốn qua báo Pháp ngữ có dịp tuyên truyền, phổ biến nền văn hóa Pháp.
Các báo Pháp ngữ (1913-39) phân theo thứ tự năm thành lập

--1913 – Revue France d’ Indochine (Đông Dương Tạp Chí).

– 1914 – Bulletin des Amis du Vieux Huế (Đô Thành Hiếu Cổ tập san); Le Rigolo (Kẻ ngộ nghĩnh).

– 1915 – Bulletin municipal de la ville de Hanoï.

– 1916- Mémoire Service Geologique Indochine (Kỷ yếu Sở Địa dư Đông Dương); Rapport au Conseil de gouvernement, Service

des mines (Báo cáo của Sở Khai thác mỏ).

– 1917 – L’Eveil Economique de l’Indochine; L’Impartial (Trung lập).

– 1918 – Bulletin des Renseignements coloniaux; Correspondance universelle; La Tribune Indigène (Diễn đàn bản xứ).

– 1919 – Le Midi colonial et maritime.

– 1920 – Bulletin de la Société d’enseignement mutuel du Tonkin (Kỷ yếu Hội Trí Tri Bắc Kỳ);L’écho Annamite (Tiếng vọng An

Nam).

– 1921 – La Liberté.

– 1922 – La Libre Cochinchine; Lère Nouvelle (Thời mới); Le Paria (Người cùng khổ).

– 1923 – La Cloche Fêlée (Cái chuông rè); La Voix Annamite (Tiếng nói An Nam); Le Travail.

– 1924 – Extrême-Asie: revue indochinoise illustré: mensuelle (Viễn Á: tạp chí Đông Dương có hình); L’Essor Indochinois (Đông

Dương Cất Cánh); L’Indochine nouvelle; Le Progrès Annamite(Tiến bộ An Nam).


– 1925 – Bulletin bi-mensuel – Chambre de commerce de Saïgon; L’Indochine (Đông Dương);L’Indochine enchaînée (Đông Dương

bị xiềng).

– 1926 – Annuaire administratif de l’Indochine (Niên giám hành chánh Đông Dương); L’Âme Annamite (Hồn An Nam); L’Annam;

L’Annam Scolaire (Giáo dục An Nam); La Tribune Indochinoise (Diễn đàn Đông Dương); La Volonté Indochinoise (Ý chí Đông

Dương); Le Jeune Annam (Thanh niên An Nam); Le Nhà Quê; Justice (Công lý).

– 1927 – Achats et Ventes (Mua và bán); Bulletin financier de l’Indochine et L’Indochine nouvelle réunis; Compte-rendu des

travaux de la session ordinaire-Chambre des Représentants du Peuple du Tonkin (Biên bản hội nghị Viện Dân biểu Bắc Kỳ); L’Ami

du Peuple Indochinois (Bạn dân Đông Dương); L’argus Indochinois (Đặc san Đông Dương); L’Âme Annamite (Hồn An Nam); La

Jeune Indochine; La Résurrection (Hồi sinh); Le Jeune Indochine;Le Merle mandarin; Sacerdos Indosinensis (Giới tu sĩ Đông

Dương).

– 1928 – L’Action Indochinoise (Đông Dương hành động); La Dépêche (Điển Tín).

– 1929 – Bulletin de police criminelle (Tập san Hình cảnh); Conseil des intérêts francais, économique et financiers du

Tonkin (Hoạt động của Hội đồng Bảo vệ kinh tế tài chánh Pháp tại Bắc Kỳ); La Revue Franco-Annamite (Pháp Nam tạp

chí); Rapport sur la situation administrative, économique et financière du Tonkin (Báo cáo tình hình hành chính, kinh tế, tài

chính Bắc Kỳ); Recueil des procès-verbaux des séances plénières du Grand Conseil des intérêts économiques et financiers de

l’Indochine (Tập biên bản kỳ họp Thượng hội đồng kinh tế tài chánh Đông Dương); Saïgon-potins.

– 1930 – L’Argus économique d’Indochine (Đặc san kinh tế Đông Dương); Le Revue Caodaiste(Tạp chí Cao Đài); Radio-Saïgon.
– 1931 – Indochine (Đông Dương); L’Annam Nouveau (Tân An Nam); L’Asie Nouvelle Illustrée(Tân Á minh họa Tạp chí); La

Presse indochinoise (Báo Đông Dương); La Revue caodaïste;Revue judiciaire franco-annamite (Pháp-Viện Báo).

– 1932 – Chantecler; Chantecler revue; Le Populaire d’Indochine (Nhân dân Đông Dương);Oeuvre Indochinois.

– 1933 – La Lutte (Tranh đấu); La Patrie Annamite (Tổ quốc An Nam); Monde; Saigon.

– 1934 – Arrêté annuel sur l’alimentation (Niên giám thực phẩm); Bulletin fiduciaire de l’Indochine; L’Alerte (Sự báo

động); L’Incorrigible (Kẻ bất trị).

– 1935 – L’école indochinoise (Học Báo); L’Essor Indochinois (Đông Dương Cất Cánh, Hà Nội);Le canard déchainé (Con Vịt

Đực); Nouvelle revue indochinoise; Partout (Khắp nơi);Renaissance Indochinoise (Phục Hưng Đông Dương); Union

Indochinoise (Đông Dương liên hiệp).

– 1936 – Agir; La Gazette de Huế (Nhật báo Huế); La Nouvelle Revue Indochinoise (Tạp chí Tân Đông Dương); Le Fonctionnaire

indochinois; Le Militant (Chiến binh); Le Travail (Lao động);Les Responsables (Những người hữu trách).

– 1937 – Blanc et jaune; Bulletin des Amis du Laos (Tạp chí Những người bạn của Lào); Effort(Nỗ lực); L’avant Garde (Đội tiền

phong); L’Effort; L’Effort Indochinois (Nỗ lực Đông Dương); Le Cygne Bạch-nga; Le Flambeau d’Annam; Le Paysan de

Cochinchine; Le Peuple (Nhân dân);Rassemblement (Tập họp).

– 1938 – L’Action ouvrière.

– 1939 – EST (Nguyệt san Phương Đông); Les Cahiers de la Jeunesse (Tập san Thanh Niên);Notre Voix (Tiếng nói chúng ta).
– (?) – Essor (Phồn vinh); Fléchettes (Mục tiêu); France-Asie (Pháp Á); France-Indochine (Đông Pháp); L’Indochine Nouvelle (Tân

Đông Dương); La Presse d’Extrême-Orient (Viễn Đông Báo);La Voix Libre (Tiếng nói tự do); Le Cri de Hanoi (Tiếng khóc Hà

Nội); Le Misogyne (Người ghét phụ nữ).

c- Các báo Hán ngữ (1913-39) tại Việt Nam

Các báo Hán ngữ không phát triển mấy vì bị chánh quyền hạn chế và lượng độc giả không nhiều, chủ yếu là các nhà cựu nho và

người gốc Hoa ở các đô thị. Trong số báo Hán ngữ có thể kể:

– 1914 – Công Thị Báo.

– 1930 – Giác Ngộ.

Báo chí (1913-1939) phân theo chủ đề

Báo chí thời kỳ 1913-39 hình thành nhiều nhóm chủ đề theo tánh chất tờ báo.

Nếu phân theo thời gian ra báo, có đủ cả nhật báo, bán tuần báo, tuần báo, bán nguyệt san, nguyệt san, tạp chí.
Nếu phân theo thể loại chủ đề, có nhiều nhóm rõ rệt.

– Nhóm báo thân chánh quyền có: Đông Dương Tạp Chí, Nam Phong Tạp Chí…

– Nhóm chánh trị đối lập có: Dân Chúng, L’Annam, L’Avan garde, La cloche fêlée, La Lutte, Le peuple, Tranh Đấu… không chú

trọng hay rất ít chú trọng đến lĩnh vực văn chương.

– Nhóm báo chánh trị theo chủ nghĩa quốc gia có: La tribune Indochinoise (của Đảng Lập Hiến), Mới (của nhóm Thanh Niên

Dân Chủ), Tháng Mười (của nhóm Đệ Tứ Rưỡi)…

– Nhóm báo chánh trị theo đường lối Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản có: Bạn Bân, Cấp Tiến, Dân Tiến, Dân Chúng, Đời Nay, En

Avant, Hà Thành Thời Báo, L’Avant garde, Le Peuple, Le Travail, Nhành Lúa, Notre voix, Rassemblement, Thế Giới, Thời Thế,

Tin Tức…

– Nhóm báo chánh trị theo đường lối Tả Đối Lập – Đệ Tứ Quốc Tế có: Dân Mới, Đại Chúng, Đồng Nai, La Lutte, Le Militant, Nghề

Mới, Nhật Báo, Phổ Thông, Phụ Nữ Thời Đàm, Sanh Hoạt, Sự Thật, Tháng Mười, Thầy Thợ, Thời Đại, Tia Sáng, Tranh Đấu, Tự

Do, Văn Mới…

– Báo Pháp ngữ của người Việt xuất bản tại Pháp, bị cấm theo các nghị định năm 1927: Journal des Étudiants Annamite de

Toulouse; L’Annam Scolaire (An Nam Học Báo); L’Âme annamite; La nation annamite; La Tribune Indochinoise…

– Báo Việt ngữ của người Việt xuất bản tại Pháp, bị cấm theo các nghị định năm 1927: Phục Quốc; Quan Sát; Tiếng Thợ; Việt

Nam; Việt Nam Hồn; Vô Sản…


– Nhóm báo trào phúng có: Con Ong, Cười, Vịt Đực…

– Nhóm báo văn chương có: Hà Nội Báo, Hà Nội Tân Văn , Ích Hữu, Nghệ Thuật, Phổ Thông Bán Nguyệt San, Sài Thành Họa Báo,

Tiểu Thuyết Nam Kỳ, Tiểu Thuyết Sài Gòn, Tiểu Thuyết Thứ Năm, Tiểu Thuyết Thứ Sáu, Tiểu Thuyết Thứ Bảy, Tiểu Thuyết

Tuần San, Tinh Hoa, Văn Học, Văn Học Tạp Chí, Văn Học Tuần San, Văn Mới, Vẻ Đẹp…

– Nhóm báo về lao động và chuyên môn nghề nghiệp như: Ảo Thuật Tạp Chí, Chớp Bóng, Đua Ngựa, Lao Động, Pháp Luật Cố

Vấn, Quảng Cáo Tuần Báo, Thần Bí Tạp Chí, Thầy Thợ, Thể Thao, Y Học Tân Thanh…

– Nhóm báo phụ nữ có: Đàn Bà, Đàn Bà Mới, Nữ Công Tạp Chí, Nữ Giới, Nữ Giới Chung, Nữ Lưu, Phụ Nữ Tân Văn, Phụ Nữ Tiến…

– Nhóm báo thanh thiếu niên, nhi đồng có: Cậu Ấm, Học Sinh, Mới, Tân Thiếu Niên, Truyền Bá…

– Nhóm báo tôn giáo có: Cao Đài Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Cao Đài Đông Dương Báo, Công Giáo Tiến Hành, Duy Tâm, Đuốc Tuệ,

Kỷ yếu Bắc Kỳ Phật Giáo Hội, Niết Bàn Tạp Chí, Pháp Âm, Pháp Âm Phật Học, Phật Hóa Tân Thanh Niên, Quan Âm Tạp Chí, Tam

Bảo, Tiến Hóa, Tiếng Chuông Sớm, Từ Bi Âm, Vì Chúa, Viên Âm…

– Nhóm báo đơn thuần tin tức thời sự có chủ yếu là các nhật báo như: Công Luận, Điện Tín, Phóng Sự, Sài Gòn, Sài Thành…

v.v…

Các báo quốc ngữ (1913-1939) phân theo năm ra đời


– Năm 1913 – Đông Dương Tạp Chí; Trung Bắc Tân Văn.

– Năm 1914 – Pháp Việt Thông Báo.

– Năm 1916 – Công Luận; Tân Đợi Thời Báo.

– Năm 1917 – An Hà Báo (An Hà Nhựt Báo); Nam Phong Tạp Chí; Nam Trung Nhựt Báo; Nam Việt Tề Gia.

– Năm 1918 – Đại Việt Tạp Chí; Đèn Nhà Nam; Nữ Giới Chung; Quốc Dân Diễn Đàn; Thời Báo (Sài Gòn).

– Năm 1919 – Nam Học Niên Khóa; Quan Báo.

– Năm 1920 – Học Báo (Hà Nội); Nam Kỳ Kinh Tế Báo; Sư Phạm Học Khoa; Thực Nghiệp Dân Báo.

– Năm 1921 – Hữu Thanh Tạp Chí; Khai Hóa (Khai Hóa Nhật Báo).

– Năm 1922 – Công Luận; Lời Thăm (Lời Thăm Các Thày Giảng); Nam Thành; Nhựt Tân Báo; Trí Tri (Tập kỷ yếu của Hội Trí

Tri); Việt Nam Thanh Niên Tạp Chí .

– Năm 1923 – Đông Pháp Thời Báo; Khoa Học Tạp Chí (Hà Nội); Trung Hòa Báo; Vệ Nông Báo.

– Năm 1924 – Công Ích Toàn Thơ; Tân Dân Báo; Trung Lập Báo.

– Năm 1925 – Đông Pháp; Thanh Niên.

– Năm 1926 – An Nam Học Báo; An Nam Tạp Chí; Hồn Nam Việt; Nam Kỳ Khuyến Học Hội Tạp Chí; Phục Quốc; Sài Thành Nhật

Báo; Tân Thế Giới; Tân Thế Kỷ; Văn Minh; Việt Nam Hồn (Việt Nam Hồn Báo).

– Năm 1927 – Công Giáo Đồng Thinh; Dân Báo (Hà Nội); Hà Thành Ngọ Báo; Kịch Trường Tạp Chí; Ngày Nay; Pháp Việt Nhứt

Gia; Quảng Đại Báo; Rạng Đông Tạp Chí; Tân Tiến (Sài Gòn); Thần Kinh Tạp Chí; Tiếng Dân; Việt Nam (ở Paris).
– Năm 1928 – Điện Xa Tạp Chí; Đuốc Nhà Nam; Hà Tĩnh Tân Văn; Kỳ Lân Báo; Thanh Niên Tân Tiến; Việt Nam Văn Tập; Việt

Thanh.

– Năm 1929 – Canh Nông Luận; Đông Tây (Đông Tây Tuần Báo); Nông Công Thương Báo; Pháp Âm; Pháp Nam Tạp Chí; Phật

Hóa Tân Thanh Niên; Phụ Nữ Tân Văn; Thần Chung; Thần Nông Báo; Thương Vụ Tổng Biên; Tia Sáng; Tin Đạo.

– Năm 1930 – Bước Tới; Công Báo; Đông Dương Thương Báo; Đông Phương; Giải Phóng; Hoan Châu Tân Báo; Liên Hiệp; Long

Giang Độc Lập; Nam Nữ Giới Chung; Người Lao Khổ; Phổ Thông (Hà Nội); Phụ Nữ Thời Đàm; Tả Trực Báo; Thanh Nghệ Tĩnh

Tân Văn; Thương Báo; Tiếng Cười; Tiền Quân; Trường An Cận Tín; Tứ Dân Tạp Chí.

Tính đến năm 1930, đã có trên 80 tờ báo và tạp chí đang lưu hành trên toàn cõi Việt Nam, trong đó riêng tại Sài Gòn có hơn 50

tờ.

– Năm 1931 – Duy Tân; Đông Phương Báo; Khoa Học Tạp Chí (Sài Gòn); Kim Lai Tạp Chí; Nam Kỳ Thể Thao; Tam Kỳ Tạp Chí;

Tân Thanh Tạp Chí; Thời Báo (Hà Nội); Tiểu Thuyết Chủ Nhật (Tiểu Thuyết Tuần Báo, Tiểu Thuyết Tuần San (a), Việt Dân (Việt

Dân Báo).

– Năm 1932 – Bảo An; Bắc Kỳ Thời Báo; Chớp Bóng; Đông Dương Tả Phái Cộng Sản Báo; Đông Thanh Tạp Chí; Đồng Nai; Đuốc

Vô Sản; Hình Vẽ; Họa Báo; Phong Hóa Tuần Báo; Phụ Nữ Tân Tiến; Sài Thành (của Bút Trà); Tân Á Tạp Chí; Tân Báo (Sài Gòn);

Tân Thiếu Niên; Thời Báo (Hà Nội); Tiên Long Báo; Tiểu Thuyết Tuần San (b); Từ Bi Âm; Văn Học Tạp Chí.
– Năm 1933 – Bạn Trẻ (Hà Nội, Vinh); Bắc Hà; Chức Dịch Thơ Tín; Cùng Bạn; Đế Thiên Đế Thích; Hoàn Cầu Tân Văn; Khuynh

Diệp; Nhật Tân; Nhi Đồng; Niết Bàn Tạp Chí; Phòng Canh Nông Nam Kỳ Tạp Chí; Quảng Cáo Phan Bá Đài; Saigon; Sài Thành Học

Báo; Thanh Niên (Hà Nội); Văn Học Tuần San; Vận Động Báo; Viên Âm (Viên Âm Tạp Chí); Zân Báo.

– Năm 1934 – Chân Thanh; Đàn Bà Mới; Đông Phương (Đông Phương Tuần Báo); Hải Phòng Tuần Báo; Khoa Học Phổ Thông;

Loa; Ngọ Báo; Nhân Loại; Phụ Nữ Tân Tiến (bộ mới); Phụ Trương Hoang Giang Nữ Hiệp (Tiểu Thuyết Thứ Bảy); Sao Mai; Sài

Thành (của Trương Duy Toản); Tân Văn; Thanh Nghệ Tĩnh; Thương Mại; Tiểu Thuyết Thứ Bảy; Trung Tâm; Tương Lai Tạp Chí

(Sài Gòn); Việt Dân (Việt Dân Báo, bộ mới).

– Năm 1935 – Ánh Sáng; Bình Dân; Cậu Ấm (Cậu Ấm Cô Chiêu); Chân Lạc; Chuyện Ngắn Nhi Đồng; Công Dân (Hà Nội); Công

Thương (Công Thương Báo); Cười; Dân Quyền; Duy Tâm; Đàn Văn; Điển Tín; Đông Dương Chớp Bóng; Đông Tây Báo; Đông

Thinh; Đời Mới; Đời Nay (Sài Gòn); Đuốc Nhà Nam bộ mới; Đuốc Tuệ; Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp; Hải Phòng Tuần Báo (bộ mới);

Hoạt Động; Hồn Trẻ; Hướng Đạo; Kịch Bóng; Kiến Văn; Kỷ yếu Bắc Kỳ Phật Giáo Hội; Mai; Majestic Chớp Bóng; Ngày Nay; Nghe

Thấy; Nghề Mới (Sài Gòn); Sài Gòn Ngọ Báo; Sống; Tân Nữ Lưu; Tân Thời (Tân Thời Tuần Báo); Tân Tiến (Vĩnh Long); Thẳng

Tiến; Tiến Hóa (Huế, Quảng Ngãi, Hà Nội); Tiếng Chuông Sớm; Tiếng Trẻ; Tiểu Thuyết Nam Kỳ; Tiểu Thuyết Sài Gòn; Tiểu

Thuyết Thứ Hai; Tiểu Thuyết Thứ Sáu; Tin Văn; Tràng An (Tràng An Báo); Trung Kỳ; Tứ Dân Văn Uyển; Văn Học; Việt Nam (ở

Sài Gòn); Zân (Sài Gòn).

– Năm 1936 – Báo Tiểu Thuyết; Cẩm Thành Tạp Chí; Công Giáo Tiến Hành; Cười; Dân Tiệp; Đại Đạo; Đuốc Văn Minh; Hà Nội

Báo; Học Sinh (Sài Gòn); Hồn Cách Mạng; Ích Hữu (Ích Hữu Tuần Báo); Kiến Văn Tùng Báo; Kinh Tế Tân Văn; Lao Động; Mặt
Trận Đỏ; Nghề Mới (Hải Phòng); Ngọ Báo; Nông Công Thương Thời Báo; Nữ Công Tạp Chí; Nữ Lưu; Phấn Đấu; Phổ Thông (Sài

Gòn); Phổ Thông Bán Nguyệt San; Sài Gòn Tiểu Thuyết; Sài Gòn Tiểu Thuyết Tùng Thư; Sông Hương; Sự Thật; Tân Tiến (Sài

Gòn); Tân Xã Hội; Thế Giới Tân Văn; Thời Sự (Thời Sự Tuần Báo); Thợ Thuyền; Tiến Bộ (Bắc Ninh); Tiếng Vang Làng Báo;

Trung Nam Bắc; Tuyệt Phích; Tương Lai (Hà Nội); Văn Mới; Vì Chúa; Việt Báo; Y Khoa Tạp Chí; Ý Dân.

– Năm 1937 – Anh Niên; Âu Tây Tư Tưởng; Bạn Dân; Bạn Thiếu Niên; Bạn Trẻ (Sài Gòn); Bước Tới; Canh Nông Luận (bộ mới);

Dân Đen; Đông Dương Tạp Chí – bộ mới; Đông Tây Tiểu Thuyết Báo; Hà Thành Thời Báo; Hợp Nhứt; Kinh Tế Tân Văn; Ly Tao

Tuần Báo; Nay; Nắng Xuân; Nhành Lúa; Nhựt Báo; Pháp Âm Phật Học; Tam Bảo; Tân Việt Nam (Hà Nội); Tấn Công; Thời Thế

(Hà Nội); Tiếng Chuông; Tiếng Kêu; Tiểu Thuyết Thứ Ba; Tiểu Thuyết Thứ Năm; Tiểu Thuyết Tuần San (c); Tinh Hoa; Tranh

Đấu; Trong Khuê Phòng; Việt Nữ.

– Năm 1938 – Bắc Kỳ Dân Báo; Cao Đài Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ; Cấp Tiến; Chuyện Đời; Công Dân (Sài Gòn); Công Nhân; Công

Nông Hiệp Nhứt; Dân; Dân Chúng; Dân Mới; Dân Muốn; Dân Sanh; Dân Tiến; Đại Chúng (Sài Gòn); Đại Đồng; Đất Việt; Đọc;

Đông Dương; Đời Nay (Hà Nội); Đuốc Công Lý; Gió Mùa; Hy Sinh; Nam Cường; Ngày Mới (Sài Gòn); Nghệ Thuật; Những Tác

Phẩm Hay; Nữ Giới; Pháp Âm Tạp Chí; Pháp Luật Cố Vấn; Phóng Sự (1); Phổ Thông (Đệ Tứ); Phổ Thông (Đệ Tam); Phụ Nữ; Phụ

Nữ Thời Đàm (bộ mới); Phục Hưng Báo; Quan Âm Tạp Chí; Quốc Gia; Sài Gòn Tiền Báo; Sanh Hoạt; Sự Thật; Tân Báo (Hà Nội);

Tân Tiến (Sa Đéc); Thái Dương; Tháng Mười; Thanh Niên Báo; Thầy Thợ; Thế Giới; Thể Thao; Thời Đại (Sài Gòn); Thợ Thuyền

Tranh Đấu; Tiến Bộ (Sài Gòn); Tiến Hóa (Rạch Giá); Tiếng Địch; Tiểu Thuyết; Tiểu Thuyết Nhật Báo; Tin Tức; Tự Do; Văn Nghệ;

Vẻ Đẹp; Việt Kiều Nhật Báo; Việt Nam Thương Mại Kỹ Nghệ; Vịt Đực; Vui; Xuân Lao Động; Y Học Tân Thanh; Zân (Hà Nội).
– Năm 1939 – Ảo Thuật Tạp Chí; Bảo Mệnh Cẩm Nang; Chỉ Trích; Con Ong; Công Nghệ Thương Mại; Dân Báo (Sài Gòn); Dân

Chúng Tuần Báo; Dân Nam; Đàn Bà; Độc Lập; Đua Ngựa; Hà Nội Tân Văn; Học Sinh (Hà Nội); Mới; Nài Ngựa; Ngày Mới (Hà

Nội); Người Mới; Pháp Việt (1); Quảng Cáo Tuần Báo; Quốc Gia Nhật Báo; Tao Đàn (Tạp chí~); Thần Bí Tạp Chí; Tia Sáng; Tiến

Tới; Tin Mới; Tổng Xã Báo; Trào Phúng; Văn Hóa Tạp Chí; Văn Lang Tuần Báo; Văn Mới (bộ mới).

– (? 1913-1939) – Bắc Kỳ Xã Hội Phổ Tế Nguyệt San; Đông Dương Tuần Báo; Hãng Radio-Saigon; Kỷ Yếu Nha Học Chính Đông

Pháp; Nam Dân Tạp Chí; Phụ Nữ Tiến; Quốc Hoa Tuần Báo; Thiếu Nhi; Thời Vụ; Thời Vụ Mới…

Báo chí giai đoạn 1940-1945: thời kỳ ảnh hưởng thế chiến

Hai năm 1938-39, Nam Kỳ được hưởng trở lại qui chế Luật tự do báo chí, nên việc ra báo quốc ngữ dễ dàng hơn trước, chỉ
riêng Sài Gòn có hơn 60 tờ báo ra đời. Làng báo có nhiều tờ báo chánh trị đối lập như Tự Do, Sự Thật, Tháng Mười, Dân Quyền,
Đuốc Công Lý, Chỉ Trích, Tia Sáng, Tiến Tới, Mới… (ở Nam Kỳ), Cấp Tiến, Tin Tức… (ở Trung và Bắc Kỳ).

Lúc này, xã hội Việt Nam phân hóa sâu sắc. Về chánh trị, các lượng lực cách mạng Việt Nam rút tỉa nhiều kinh nghiệm thất bại
lẫn thành công của thời kỳ trước. Các tổ chức chánh trị ra đời ngày càng nhiểu, theo nhiều khuynh hướng khác nhau: quốc gia,
cộng sản, thân Pháp, tôn giáo… Các lãnh vực văn chương, học thuật, nghệ thuật, âm nhạc… cũng đơm hoa kết trái với những
thành tựu rực rỡ sau này gọi là dòng văn học tiền chiến, nhạc tiền chiến… Tất cả những phát triển phức tạp đó đều bộc lộ qua
báo chí.
Rồi Đệ nhất thế chiến bùng nổ ngày 1-9-1939 ở châu Âu. Nước Pháp sa lầy vào chiến tranh. Quân phát xít Nhật lăm le đổ bộ vào
Đông Dương. Lo ngại trước tình hình Nhật can thiệp vào Đông Dương và các lực lượng cách mạng Việt Nam sử dụng báo chí
làm phương tiện tuyên truyền lật đổ chánh quyền, cuối năm 1939, chánh quyền Đông Dương chủ trương xiết chặt báo chí, bãi
bỏ áp dụng Luật tự do báo chí ở Nam Kỳ, liên tiếp đóng cửa hàng loạt tờ báo không thân thiện với chánh quyền, đề ra nhiều
điều kiện khắc nghiệt để hàng loạt tờ báo nhỏ yếu phải tự đình bản.

Giới báo chí Việt Nam cũng tìm cách đối phó lại bằng nhiều cách, núp bóng các tờ báo hợp pháp hoặc xuất bản bất hợp pháp
không đăng ký với chánh quyền (nhất là các tờ báo khuynh hướng cộng sản).

Tính đến cuối năm 1939, phần lớn các tờ báo đều bị đình bản. Nhưng lúc này, trình độ dân trí và giác ngộ cách mạng của người
Việt đã cao hơn trước. Sự thẳng tay đàn áp báo chí của Pháp chẳng những không dập tắt được lửa phong trào, mà còn đưa đến
mức độ tranh đấu cực đoan, một số báo chí quốc ngữ ngã theo học thuyết duy vật biện chứng.

Tháng 6-1940, lãnh thổ Pháp bị Đức xâm chiếm. Thống chế Petain lên cầm quyền, lệ thuộc vào phát xít Đức, đề xướng ‘cuộc
cách mạng quốc gia’, chủ trương ‘quay về quá khứ băng bó vết thương’. Chánh quyền thực dân Đông Dương theo chân Chánh
phủ Petain thỏa hiệp với trục phát xít, cho quân Nhật đổ bộ vào Đông Dương cùng với Pháp cai trị. Báo chí Việt Nam bị cấm
tuyệt đối chống lại chánh quyền, cũng tự động tạm ngưng phong trào sáng tác, quay trở lại phục hưng phong trào học thuật
theo chiều hướng phổ biến văn hóa, phụng sự nhân sinh (tạp chí Thanh Nghị) hoặc bằng con đường ‘ôn cổ tri tân’ (tạp chí Tri
Tân), hoặc ngã theo đường lối khảo cứu và phê bình duy vật sử quan (tạp chí Văn Mới của nhóm Tân Văn Hóa).

Lực lượng cách mạng chống Pháp và Nhật bị cấm đoán ra báo nên tổ chức báo chí bí mật, không xin phép nhà cầm quyền. Pháp
và Nhật khuyến khích mở các tờ báo thân chánh quyền hoặc cổ động Khổng Giáo, thể dục thể thao… để ru ngủ thanh niên.
Báo chí ra đời giai đoạn 1940 đến tháng 3-1945

Các tờ báo ra đời từ năm 1940 là lúc chánh quốc Pháp bị quân Đức xâm chiếm cho đến trước khi Nhật đảo chánh Pháp ở Đông
Dương tháng 3-1945:

– Năm 1940 – Bẻ Xiềng Xích; Bulletins et Travaux, Institut Indochinois pour l’Etude de l’Homme; Chủ Nhật Tuần Báo; Chúa

Nhựt; Công Binh tạp chí (tại Pháp); Dư Luận Tuần Báo; Đông Á Tân Văn; Đồng Thanh; Khai Trí Tiến Đức Tập San; Le Soie d’Asie

(Chiều Á Châu); Le Traducteur; Mùa Gặt Mới; Tao Đàn (Tủ sách ~); Thời Thế (Sài Gòn); Tiếng Vang; Tiểu Thuyết Tuần San (d);

Tin Mới; Trung Bắc Tân Văn Chủ Nhật; Trung Kỳ Vệ Sinh Chỉ Nam; Truyền Tin.

– Năm 1941 – Bạn Đường; Bạn Mới; Báo Mới; Bulletin général de l’ Instruction publique; Bút Mới; Giáo Dục Tạp Chí; Khoa Học;

Khuyến Học; Nắng Sớm; Nghệ Thuật Việt Nam; Ngòi Bút; Nhi Đồng Họa Bản; Pháp-Việt (2); Phóng Sự (2); Phụ Trương Tiểu

Thuyết Thứ Bảy; Sách Hoa Mai; Sports Jeuuesses de l’Indochine; Thanh Nghị; Thanh Nghị, phần trẻ em; Thanh Niên (Sài Gòn,

1); Thanh Niên Đông Pháp; Thể Thao Đông Dương; Thời Đại (Hà Nội); Tiến (1); Tri Tân; Truyền Bá; Văn Hóa; Việt Nam Độc

Lập.

– Năm 1942 – Bình Minh; Cứu Quốc; Đại Việt Tập Chí; Hải Phòng; Hạnh Phúc; Kỷ yếu Hội Khuyến học Nam Kỳ; Le livre du petit

(Pour la jeunesse scolaire-Cuốn sách học trò); Nam Kỳ Tuần Báo; Sài Gòn Mới; Tân Á; Thông Tin; Tin Điển; Tổng Xã Mới, Trăm

Hoa; Văn Mới (bộ mới); Việt Cường.


– Năm 1943 – Độc Lập; Đông Á Tân Văn; Hồn Nước; Phổ Thông Chuyên San; Thanh Niên (Sài Gòn, 2); Trung Bắc Chủ Nhật; Tuổi

Trẻ.

– Năm 1944 – Chroniques Vietnamiennes (tại Pháp); Đại Chúng (Hà Nội); Đông Phong; Giải Phóng; Lao Động; Nước Nam; Việt

Bút Tân Văn.

– Đầu năm 1945 – Pháp-Việt (3); Trái Tim Đức Mẹ.

Báo chí ra đời thời Nhật đảo chánh Pháp

Ngay sau khi Nhật đảo chánh Pháp (9-3-1945), tại Sài Gòn chỉ còn ba tờ nhật báo còn hoạt động, là tờ Điện Tín của Lê Trung
Cang, Sài Gòn của bà Bút Trà và Dân Báo của Trần Văn Hanh.

Các báo ra đời từ tháng 3 đến tháng 8-1945 gồm có: Đông Phát; Ngày Nay – kỷ nguyên mới; Tân Việt Nam (Sài Gòn); Tân Việt
Nam (Hà Nội); Tiến (2); Việt Nam Đế Quốc Công Báo; Việt Nam Tân Báo; Việt Tấn Xã…

c- Báo chí ra đời tháng 8-1945

Các tờ báo ra đời ngay sau khi quân Nhật đầu hàng đồng minh: Bạn Gái; Chính Nghĩa; Gió Mới; Hưng Việt; Phục Hưng; Thiết
Thực; Tiền Phong; Việt Nam (2); Việt Nữ…
III- DANH MỤC BÁO CHÍ VIỆT NAM THỜI THUỘC PHÁP

Trong Danh mục này:

– liệt kê những tờ báo được in và phát hành tại Việt Nam; gồm có báo quốc ngữ, Pháp ngữ, Hán ngữ, của người Việt và người

nước ngoài (chủ yếu là người Pháp).

– cũng liệt kê những tờ báo của người Việt làm ra, in và phát hành tại Pháp, gồm báo quốc ngữ, Pháp ngữ.

– không liệt kê những tờ báo không phải do người Việt làm ra tại Pháp, cho dù có liên quan đến tình hình Đông Dương hay

không; những tờ báo này sẽ được nêu ở mục: IV- CÁC BÁO CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐÔNG DƯƠNG IN BẰNG PHÁP NGỮ HOẶC

SONG NGỮ TẠI PHÁP

Những tờ báo ra đời trong thời thuộc Pháp (1860-1945) phân theo danh mục ABC

(Các báo được xem như in nội dung bằng Việt ngữ/quốc ngữ, nếu không có chú thích rõ. Thống kê và ghi chép chưa đầy đủ, còn

cần bổ sung, điều chỉnh):

– Achats et Ventes (mua và bán): báo Pháp ngữ về quảng cáo xuất bản ở Sài Gòn từ năm 1927.

– Activités utiles : tên Pháp của báo quốc ngữ Thực Nghiệp (Thực Nghiệp Dân Báo).

– Agir : tạp chí Pháp ngữ xuất bản tại Sài Gòn từ tháng 2-1936 đến 1937.

– Agriculture-Industrie-Commerce : tên Pháp của báo quốc ngữ Nông-Công-Thương.


– An Hà Báo (An Hà Nhựt Báo, An ho jih pao, Courrier de l’Ouest; 1917-33): tuy gọi là nhựt báo nhưng là tuần báo phát hành

ngày thứ năm tại Cần Thơ; chủ bút: Trương Quang Tiền; Số 1 ấn hành năm 1917, …Số 34 (20-9-1917), …Số 219 (30-6-1921),

…Số cuối là 836 (14-12-1933).

– An Nam Học Báo (L’Annam Scolaire): xem: IV- CÁC BÁO CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐÔNG DƯƠNG IN TẠI PHÁP (TRƯỚC NĂM

1945).

– An Nam Tạp Chí : nguyệt san do Nguyễn Khắc Hiếu (Tản Đà) thành lập và chủ nhiệm ở Hà Nội; thư ký tòa soạn Ngô Tất Tố

(1926-27); cộng tác bài vở gồm: Ðông Xuyên (Nguyễn Gia Trụ, thơ), Huỳnh Thị Bảo Hòa, Nam Trân (Nguyễn Học Sỹ, thơ),

Nguyễn Tiến Lãng, Vân Bằng…; tuy tòa báo và cộng tác viên đều là người có thực tài và nổi tiếng, nhưng do Tản Đà khi có tiền

thường bỏ đi đây đó du ngoạn nên việc quản lý và ra báo không được quan tâm; báo ra thất thường, thu không đủ bù chi, phải

đình bản rồi tái bản đến ba lần; Số 1 ra ngày 1-7-1926, ra được 10 số thì đình bản lần đầu vào tháng 3-1927; Tản Đà và Ngô Tất

Tố phải vào Sài Gòn cộng tác với Đông Pháp Thời Báo của Diệp Văn Kỳ để có tiền trả nợ; đến 1929 báo tục bản từ Số 1, ra được

vài số lại đình bản; đến tháng 4-1931 lại ra bộ mới Số 1, …Số 39 (30-4-1932)…, rồi hoạt động đến ngày 1-3-1933 phải đình bản

hẳn vì lý do tài chánh; sau tổng cộng 48 số đã ấn hành.

– Anh Niên : báo ấn hành tại Hà Nội năm 1937; số cuối là Số 14 ra tháng 7-1937.

– Annuaire administratif de l’Indochine (Niên giám Hành chánh Đông Dương): niên giám Pháp ngữ do Chánh phủ Đông Dương

ấn hành mỗi năm tại Hà Nội, thời kỳ 1926-1943.


– Annuaire de la Cochinchine Francaise (Niên giám Nam Kỳ thuộc Pháp): niên giám Pháp ngữ do Dinh Thống đốc Nam Kỳ ấn

hành mỗi năm, in tại Nhà in Imprimerie du Gouvernement, từ năm 1865 đến năm 1888; lúc đầu mỗi tập dày khoảng 200 trang,

càng về sau càng tăng dần, đến tập năm 1888 dày 585 trang; nội dung tổng kết tất cả các lãnh vực chánh trị, hành chánh, nhân

sự, kinh tế, văn hóa xã hội…; đến năm 1889 chuyển vào Annuaire général de l’ Indochine (Tổng niên giám Đông Dương).

– Annuaire général de l’ Indochine (Tổng niên giám Đông Dương): niên giám Pháp ngữ do Phủ Toàn quyền Đông Dương ấn

hành mỗi năm, từ năm 1889 đến 1943; chia thành hai tập; Tập 1- Cochinchine et Cambodge (Nam Kỳ và Cam Bốt) in tại Sài

Gòn; Tập 2-An Nam et Tonkin (Trung Kỳ và Bắc Kỳ) in tại Hà Nội; từ năm 1905 còn có thêm hai tập là Partie administrative

(Phần hành chánh) và Partie commerciale (Phần Thương mại); mỗi tập dày 500-1000 trang.

– Arrêté annuel sur l’alimentation (Niên giám về thực phẩm): niên giám Pháp ngữ do Chánh phủ Đông Dương ấn hành mỗi năm

tại Hà Nội, 1924-1943; trong đó: Số 1 ấn hành tháng 1-1924, Số 11 (3-1-1934)…; nội dung chi chép tình hình và số lượng sản

xuất, tiêu thụ, xuất nhập cảng tất cả các mặt hàng lương thực, thực phẩm của toàn liên bang và các địa phương Đông Dương.

– Asie Nouvelles Illustrées : xem: L’Asie Nouvelles Illustrées.

– Aujourd’hui : tên Pháp của báo quốc ngữ Ngày Nay.

– Ánh Sáng : báo do dân biểu Trung Kỳ Nguyễn Quốc Túy chủ trương tại Huế năm 1935; số cuối là Số 52 ra ngày 26-10-1935;

cộng tác bài vở gồm: Bích Liên (Thích Trí Hải), Đào Trinh Nhất, Kính Hiển Vi, Mộng Tuyết (thơ)…

– Ánh Sáng (Lumière; organe des Travailleurs et Etudiants indochinois en France): xem: IV- CÁC BÁO CÓ LIÊN QUAN ĐẾN

ĐÔNG DƯƠNG IN TẠI PHÁP (TRƯỚC NĂM 1945).


– Ảo Thuật Tạp Chí (Revue de prestidigation): xuất bản ở Sài Gòn trong năm 1939.

– Âu Tây Tư Tưởng : tạp chí do Nguyễn Giang chủ trương và phát hành ở Hà Nội; được xem như là một ‘tủ sách văn chương’,

chuyên phổ biến những tác phẩm của phương Đông lẫn phương Tây, hoạt động từ năm 1937 đến khoảng 1940.

– Báo Mới : nhật báo ấn hành tại Hà Nội từ năm 1941; số cuối là Số 264, ra tháng 12-1942.

– Báo Tiểu Thuyết : tập san ấn hành tại Hà Nội từ năm 1936; số cuối là Số 12, ra năm 1938.

– Bảo An (Conservation de la paix): báo xuất bản ở Sài Gòn thời kỳ 1932-33.

– Bảo Hộ Nam Dân : báo quốc ngữ, xuất bản ở Hà Nội từ năm 1888.

– Bảo Mệnh Cẩm Nang : báo xuất bản ở Sài Gòn năm 1939.

– Bạn Dân (L’Ami du Peuple): báo của ký giả Pháp đối lập Michell xuất bản ở Hà Nội, cho Xứ ủy Bắc Kỳ Cộng Sản Đệ Tam thuê

từ 24-4-1937, do Đào Duy Kỳ quản lý, nhưng đến 24-11-1937, bị mật thám hăm doạ nên Michell lấy báo lại rồi cũng bị đình bản

năm 1938; cộng tác bài vở gồm: Trần Mai Ninh (Nguyễn Thường Khanh)…

– Bạn dân Đông Dương : tên Việt của báo Pháp ngữ: L’Ami du Peuple Indochinois.

– Bạn Đường : báo xuất bản tại Thanh Hóa; trong đó, Số 4 ấn hành năm 1941; cộng tác bài vở gồm: Cung Giũ Nguyên, Lê Ngọc

Trụ, Mộng Sơn (Vũ Thị Mai Hương), Nguyễn Đức Giới (Thôi Hữu), Nguyễn Thường Khanh (Trần Mai Ninh-1939)…

– Bạn Gái : báo xuất bản ở Hà Nội từ nửa cuối năm 1945; …Số 4 ra ngày 27-10-1945, …Số 9 (25-11-1945)…; mỗi số giá 1$; tòa

báo đặt tại số 48, Hàng Cót, Hà Nội; chủ nhiệm Nguyễn Thị Lý; chủ bút Trương Thị Nghĩa.
– Bạn hải-thuyền (Les Gens de la Mer): xem: IV- CÁC BÁO CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐÔNG DƯƠNG IN TẠI PHÁP (TRƯỚC NĂM

1945).

– Bạn Mới : báo ấn hành tại Sài Gòn trong năm 1941; ra được 3 số thì đình bản (tháng 12-1941).

– Bạn Thiếu Niên : báo ấn hành tại Ninh Bình từ 1937; số cuối là Số đặc biệt (ra tháng 6-1939).

– Bạn Trẻ : tập san phát hành tại Hà Nội và có chi nhánh ở Vinh (Nghệ An); Số 1 ra năm 1933, số cuối là Số 3 ra tháng 5-1935.

– Bạn Trẻ : báo ấn hành ở Sài Gòn; chủ bút Tạ Thành Kỉnh (từ 1937); cộng tác bài vở gồm: Đoàn Giỏi, Hường Hoa, Khổng

Dương, Vân An…

– Bạo Động (organe du groupe communiste indochinois de Paris): xem: IV- CÁC BÁO CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐÔNG DƯƠNG IN

TẠI PHÁP (TRƯỚC NĂM 1945).

– Bắc Hà : tuần báo xuất bản ở Hà Nội thời kỳ 1933-45; chủ bút: Trúc Khê (Ngô Văn Triện, 1933-34); cộng tác bài vở gồm: Ngân

Giang (Đỗ Thị Quế), Mộng Sơn (Vũ Thị Mai Hương), Thâm Tâm (Nguyễn Tuấn Trình, 1938-45), Trần Văn Thái (truyện ngắn, từ

1936)…

– Bắc Kỳ Dân Báo : báo ấn hành tại Hà Nội từ năm 1938; số cuối ra ngày 24-8-1939.

– Bắc Kỳ Thời Báo : báo ấn hành tại Hà Nội trong năm 1932; số cuối là Số 10 (ngày 23-7-1932).

– Bắc Kỳ Xã Hội Phổ Tế Nguyệt San : xuất bản ở Hà Nội.

– Bẻ Xiềng Xích : báo do Bùi San và Hồ Xuân Lưu thuộc Xứ ủy Trung Kỳ Cộng Sản Đệ Tam thành lập và điều hành tại Huế trong

năm 1940, ra được vài số thì bị cấm.


– Bình Dân : báo do Phú Đức (Nguyễn Đức Nhuận) chủ trương, đặt tại số 96 đường Mac Mahon, Sài Gòn; chủ nhiệm Trần Văn

Quang; quản lý Võ Văn Nhiêu; mỗi tuần ra hai số; Số 1 ấn hành năm 1935; sau đó Phú Đức lập bộ mới (1946-54) và trực tiếp

làm chủ bút (1953-54)…

– Bình Minh : báo do Nguyễn Giang chủ trương tại Sài Gòn năm 1942.

– Blanc et jaune : báo Pháp ngữ hoạt động tại Sài Gòn trong hai năm 1937-38.

– Bóng Tròn Nam Kỳ (Football de Cochinchine): báo xuất bản ở Sài Gòn từ năm 1939.

– Budget du port de commerce de Saïgon : niên san Pháp ngữ xuất bản tại Sài Gòn từ năm 1869 đến 1944.

– Budget général-Compte administratif (Niên giám ngân sách tài chánh): niên giám Pháp ngữ do Chánh phủ Đông Dương ấn

hành mỗi năm tại Hà Nội, khoảng 1911-43.

– Budget local ‘Indochine, Cochinchine (Niên giám ngân sách Nam Kỳ): niên giám Pháp ngữ do Dinh Thống đốc Nam Kỳ ấn hành

mỗi năm tại Sài Gòn, 1876-1943.

– Budget local ‘Indochine, Laos (Niên giám ngân sách Lào): niên giám Pháp ngữ do Chánh phủ Đông Dương ấn hành mỗi năm

vào thời kỳ 1897-1943; trong đó thời kỳ 1897-1903 in tại Nhà in Imprimerie Sài Gòn, từ năm 1904 trở đi in tại các nhà in F.-H

Schneider ở Hà Nội hoặc IDEO Hà Nội-Hải Phòng.

– Budget local ‘Indochine, Tonkin (Niên giám ngân sách Bắc Kỳ): niên giám Pháp ngữ do Chánh phủ Đông Dương ấn hành mỗi

năm vào thời kỳ 1886-1943 tại Hà Nội.


– Bulletin administratif de l”Annam (Công báo Hành chánh Trung Kỳ): công báo Pháp ngữ do Chánh phủ Đông Dương và Dinh

Khâm sứ Trung Kỳ ấn hành tại Huế thời kỳ 1902-44, mỗi tháng hai số.

– Bulletin bi-mensuel – Chambre de commerce de Saïgon : tập san Pháp ngữ do Phòng Thương mại Sài Gòn (Chambre de

commerce de Saigon) xuất bản nửa tháng một số tại Sài Gòn từ năm 1925 đến tháng 3-1945; là ấn bản tiếp theo của Bulletin de

la Chambre de commerce de Saïgon; thí dụ trong đó có các số: …61e Année: A61-N1 (15-1-1928), A61-N2 (31-1-1928), A61-N3

(15-2-1928), A61-N4 (29-2-1928), A61-N5 (15-3-1928), A61-N6 (31-3-1928), A61-N7 (15-4-1928)…

– Bulletin de l’École Française d’Extrême-Orient (BEFEO- Tập san Viễn Đông Bác Cổ học viện): tạp chí Pháp ngữ ấn hành tại Hà

Nội 1901-56; cộng tác bài vở chủ yếu là các tác giả ngoại quốc; người Việt cộng tác bài vở gồm: Nguyễn Văn Tố, Trần Văn

Giáp…

– Bulletin de la Chambre de commerce de Saïgon (Tập san Phòng Thương mại Sài Gòn): tập san Pháp ngữ do Phòng Thương mại

Sài Gòn (Chambre de commerce de Saigon) xuất bản nửa tháng một số tại Sài Gòn từ năm 1869 đến 1925; quyết định thành lập

đề ngày 8-11-1860; thí dụ trong đó có các số: …13e Année: …A13-N13 (20-6-1881), …A13-N15 (18-7-1881), …A13-N18 (29-8-

1881), A13-N19 (12-9-1881), …A13-N23 (10-11-1881)…; đến năm 1925 đổi thành Bulletin bimensuel-Chambre de commerce

de Saïgon.

– Bulletin de la Commission Archéologique de l’Indochine (Tạp chí của Uỷ ban Khảo cổ Đông Dương): tạp chí Pháp ngữ ấn hành

tại Paris, khoảng 1911-44; cộng tác bài vở chủ yếu là các tác giả ngoại quốc.

– Bulletin de la Société d’Enseignement mutuel de la Cochinchine: tên Pháp của báo quốc ngữKỷ yếu của Hội Khuyến học Nam Kỳ.
– Bulletin de la Société d’enseignement mutuel du Tonkin (Tập kỷ yếu của Hội Trí Tri Bắc Kỳ): tập san Pháp ngữ do Hội Trí Tri

Bắc Kỳ (Société d’enseignement mutuel du Tonkin) xuất bản mỗi quý một số tại Hà Nội, từ năm 1920 đến 1944; chủ trương

nghiên cứu về văn hóa Việt Nam; tòa soạn đặt tại trụ sở Hội Trí Tri, số 59 phố Hàng Đàn (nay là 47 phố Hàng Quạt), Hà Nội; ấn

hành 3 tháng mỗi số, tức mỗi năm ra 4 số; trong đó: Năm 1920: Tập 1-Số 1 (Tomme 1-No 1) ra tháng 1-1920, T2-N2 (4-

1920)…, …Năm 1922: T3-N1 (quý 1-1922), T3-N2 (quý 2-1922), T3-N (quý 3-1922), T3-N4 (quý 4-1922), …Năm 1923: …T4-

N4 (quý 4-1923), …tập cuối ra khoảng năm 1944.

– Bulletin de la Société d’Enseignement Mutuel du Tonkin : tên Pháp của tập san quốc ngữ Kỷ yếu của Hội Trí Tri Bắc Kỳ.

– Bulletin de la Socitété des Études Indochinoises de Saigon (Tập san của Hội Nghiên cứu Đông Dương tại Sài Gòn): tạp chí Pháp

ngữ đặt tại Sài Gòn, hoạt từ năm 1883; đến năm 1959 bỏ bớt chữ Saigon để trở thành Tạp chí của Hội Nghiên cứu Đông Dương

(Bulletin de la Société des Etudes Indochinoises), tiếp tục hoạt động cho đến năm 1975 thì tạp chí BSEI ngừng hoạt động; các

học giả người Việt cộng tác bài vở thời kỳ 1883-1945 gồm: Đoàn Quan Tấn, Lê Văn Phúc, Trần Văn Giáp, Trương Vĩnh Ký…

– Bulletin de police criminelle de Cochinchine (Thông báo hình cảnh Nam Kỳ): tập san Pháp ngữ do Sở Cảnh sát thuộc Nha Hành

chánh và tư pháp Nam Kỳ ấn hành mỗi tuần, từ năm 1929 đến 1944 tại Sài Gòn; nội dung báo cáo tình hình trật tự trị an, tội

phạm, và liệt kê danh sách chi tiết các đối tượng nguy hiển, tội phạm, truy nã…

– Bulletin des Amis du Laos (Tạp chí Những người bạn của Lào): tạp chí Pháp ngữ khoảng 1937-40.

– Bulletin des Amis du vieux Huế (BAVH – Đô Thành Hiếu Cổ Tập San, hay Tập san Những người bạn Huế; 1914-44): tạp chí

Pháp ngữ, chuyên khảo cứu về lịch sử, chánh trị, tôn giáo, kinh tế, văn hóa nghệ thuật và xã hội Việt Nam; là cơ quan ngôn luận
của Hội Đô Thành Hiếu Cổ (L’Association des Amis du Vieux Huế); đặt tòa soạn chánh tại Huế, có chi nhánh ở Sài Gòn và Hà

Nội; do linh mục Léopold Cadière, học giả Edmond Gras, cùng với một số học giả người Việt thành lập tại Huế năm 1914; chủ

bút Léopold Michael Cadière (1914-1944); mỗi năm 4 số; ra được 122 số và bị đình bản vào năm 1944 do biến động chánh trị

xã hội; Số 1 ra năm 1914; số cuối cùng ra năm 1944; đã được nhiều học giả người Pháp và Việt cộng tác bài vở, trong đó có: A.

Sallet (bác sĩ, 1914), Bùi Thanh Vân (1920), Bùi Văn Cung (1920-24), Chapuis, Đào Duy Anh, Đào Đăng Vỹ (1938), Đào Thái

Hanh (1914-15), Đặng Ngọc Oánh (1915-18), H. Peyssonnaux (1920), Hoàng Yến (1917-19), Hồ Đắc Hàm (1916-33), Hồ Đắc

Khải (1916-25), Hồ Phú Viên (từ 1915), P. J. Kiêu, L. Sogny (1915-24), Lê Khắc Thử (1920-27), Lê Quang Phước (1939), Lê

Thanh Cảnh (1928-37), Morineau, Ngô Đình Diệm (1917-19), Ngô Đình Khả (từ 1916), Ngô Đình Khôi (từ 1916), Nguyễn Đình

Hòe (1914-22), Nguyễn Đôn (1915-18), Nguyễn Phước Bửu Trưng (Bửu Trưng), Nguyễn Phước Ưng Gia (Ưng Gia, 1918-28),

Nguyễn Phước Ưng Hạng (Ưng Hạng, 1928), Nguyễn Phước Ưng Trình (Ưng Trình, 1915-19), Nguyễn Thiệu Lâu (1941),

Nguyễn Tiến Lãng (1938-39), Nguyễn Văn Hiền (1915), Nguyễn Văn Trình (1916-17), Phạm Quỳnh (1936), Phạm Việt Thương

(từ 1941), Pirey (linh mục), R. Orband (1917), Tôn Thất Hân (1920-27), Tôn Thất Quảng (từ 1916), Tôn Thất Sa (họa sĩ), Trần

Đình Nghi (1920), Trần Xuân Soạn, v.v… (xem thêm về Các tác giả viết bằng Pháp ngữ).

– Bulletin des Études Indochinoises (Tạp chí Nghiên cứu Đông Dương): tạp chí Pháp ngữ tại Hà Nội, khoảng 1904.

– Bulletin des Renseignements coloniaux : báo Pháo ngữ tại Sài Gòn; do phó thống đốc Nam Kỳ Ernest Outrey thành lập và làm

giám đốc chánh trị; hoạt động từ 1918 đến khoảng 1936.
– Bulletin du Comité Agricole et Industriel de la Cochinchine (Tạp chí của Uỷ ban Canh nông và Kỹ nghệ Nam Kỳ): công báo Pháp

ngữ, do đô đốc Roze thành lập tại Sài Gòn; hoạt động thời kỳ 1865-82; trong 18 năm đã ấn hành 21 tập, với những tập đầu in

tại Paris; trợ bút là Trương Vĩnh Ký; đến năm 1882 CAIC chuyển đổi thành Hội Nghiên cứu Đông Dương (Société des Etudes

Indochinoises), và tạp chí BCAIC cũng đổi thành Tạp chí của Hội Nghiên cứu Đông Dương tại Sài Gòn (Bulletin de la Société des

Etudes Indochinoises de Saigon).

– Bulletin du Secrétariat du gouvernement de la Cochinchine (Công báo của Ban Thư ký Chánh phủ Nam Kỳ): công báo Pháp ngữ

ấn hành tại Sài Gòn từ khoảng năm 1902 đến 1944.

– Bulletin du Service Géologique de l’Indochine (Tập san Sở Địa dư Đông Dương): tạp chí Pháp ngữ đặt tại Hà Nội, hoạt động thời

kỳ 1902-48; trong đó người Việt cộng tác bài vở thời kỳ 1902-45 gồm: Lê Văn Phúc…

– Bulletin économique de l’Indo-Chine (Công báo kinh tế Đông Dương): công báo Pháp ngữ do Chánh phủ Đông Dương ấn hành

mỗi tháng một số tại Hà Nội, thời kỳ 1897-1944.

– Bulletins et Travaux, Institut Indochinois pour l’Etude de l’Homme (Bản tin Viện Nghiên cứu con người Đông Dương): công báo

Pháp ngữ đặt tại Hà Nội, khoảng 1940-45; người Việt cộng tác bài vở gồm: Ngô Quý Sơn…

– Bulletin fiduciaire de l’Indochine : tập san Pháp ngữ do ‘Société Indochinoise de cotrôle et de gestion’ xuất bản mỗi quý một số

tại Sài Gòn từ năm 1934 đến tháng 3-1945; tòa soạn đặt tại số 35, Boulevard Charner, Saigon; giá mỗi số 1$, một năm 4 số 3$;

trong đó: N1 (quý 1-1934), N2 (quý 2-1934), N3 (quý 3-1934), N4 (quý 4-1934)…
– Bulletin financier de l’Indochine (Organe de défense et d’expansion des intérêts économiques de la colonie): tuần san Pháp

ngữ do Société d’Etudes Economiques Cochinchinoises xuất bản tại Sài Gòn từ năm 1910; tòa soạn đặt tại số 16, rue Colombert,

Saigon; giá một số 20 xu; đến tháng 1-1927 sáp nhập với phụ bản của nó là tuần báoL’Indochine nouvelle thành tuần

san Bulletin financier de l’Indochine et L’Indochine nouvelle réunis; từ tháng 6-1927 lại tách ra như cũ; trong đó: …16e Année:

…A16-N724 (2-1-1925), A16-N725 (9-1-1925), A16-N726 (16-1-1925), …A16-N728 (30-1-1925), …A16-N730 (6-2-1925),

A16-N731 (13-2-1925), …A16-N771 (4-12-1925), A16-N772 (11-12-1925), A16-N773 (18-12-1925)…

– Bulletin financier de l’Indochine et L’Indochine nouvelle réunis (King tsi tcheou pao Tchong wen pou): tuần báo Pháp ngữ kết

hợp chung của hai tờ tuần báo Bulletin financier de l’Indochine và L’Indochine nouvelle trong thời gian từ tháng 1 đến 6-1927 ở

Sài Gòn, sau đó tách ra như cũ.

– Bulletin général de l’ Instruction publique (Tạp chí Giáo dục công lập): tạp chí Pháp ngữ đặt tại Hà Nội, hoạt động khoảng

1941-45; người Việt cộng tác bài vở gồm: Dương Quảng Hàm…

– Bulletin hebdomadaire de la Compagnie franco-indochinoise de radiophonie…: xem: Radio-Saïgon.

– Bulletin municipal de la ville de Hanoï : nguyệt san Pháp ngữ xuất bản tại Hà Nội từ năm 1915 đến 1944; trong đó: …Năm

1922: N1 (1-1922), N2 (2-1922), N3 (3-1922), …N9 (9-1922)…

– Bulletin officiel de l’ Cochinchine (Công báo Nam Kỳ): công báo Pháp ngữ do Dinh Thống đốc Nam Kỳ ấn hành mỗi tháng tại

Sài Gòn thời kỳ 1881-88; đến năm 1888 nhập vào Công báo Đông Dương (Bulletin officiel de l’ Indochine Francaise).
– Bulletin officiel de l’ Indochine Francaise (Công báo Đông Pháp): công báo Pháp ngữ do Chánh phủ Đông Dương ấn hành tại

Sài Gòn từ năm 1888 đến 1901 và tại Hà Nội từ năm 1902 đến 1944; trong đó thời kỳ 1888-1901 in mỗi tháng gồm 2 tập: Tập

1-Nam Kỳ và Cambodge, Tập 2- Bắc Kỳ và Trung Kỳ; từ năm 1902-44 mỗi tháng in chung 1 tập cho toàn Đông Dương; nội dung

đăng tải những nghị định, quy định, luật pháp và những thông tin nhà nước của Chánh phủ Pháp ở Paris, của Chánh phủ Đông

Dương và các kỳ xứ.

– Bulletin officiel de la Cochinchine française (Công báo Nam Kỳ thuộc Pháp): công báo Pháp ngữ ấn hành tại Sài Gòn từ năm

1863 đến khoảng 1882, đăng những thông tin phục vụ cuộc chiếm đóng và cai trị thời kỳ đầu tại Nam Kỳ; đến năm 1881 được

thay thế bằng Bulletin officiel de l’ Cochinchine (Công báo Nam Kỳ).

– Bulletin officiel en Langue Annamite : tên Pháp ngữ của công báo quốc ngữ Nam Triều Quốc Ngữ Công Báo.

– Bút Mới : tuần báo ấn hành tại Sài Gòn trong năm 1941; số cuối là Số 22, ra tháng 7-1941; cộng tác bài vở gồm: Lê Ngọc Trụ,

Phi Vân (Lâm Thế Nhơn)…

– Bước Tới (En Avant!): tuần báo công khai của Cộng Sản Đệ Tam, hoạt động từ tháng 6-1937 ở Hà Nội, đến cuối năm đó bị

đình bản. Vào năm 1930, Cộng Sản Đệ Tam cũng phát hành một tờ báo Bước Tới (En Avant!) nhưng chỉ ra được vài số từ 1-5-

1930, tự in và lưu hành bí mật mỗi số vài chục bản.

– Canh Nông Luận : báo xuất bản ở Sài Gòn thời kỳ 1929-45; năm 1937 đánh số lại Số 1 bộ mới.

– Cao Đài Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ : cơ quan ngôn luận của phái Cao Đài Tiên Thiên, do Thiên Bồng nguyên soái Lê Kim Tỵ thành

lập và điều hành ở Tây Ninh và Sài Gòn thời kỳ 1938-40.


– Cao Đài Tạp Chí : tên Việt của báo Pháp ngữ Le Revue Caodaiste.

– Causeries sur lagriculture et le commerce : tên Pháp của báo quốc ngữ Nông Cổ Mín Đàm.

– Cái chuông rè : tên Việt của báo Pháp ngữ La Cloche Fêlée.

– Cáo trình các làng xã : tên Việt của công báo Hán ngữ/Pháp ngữ Le Bulletin des Communes.

– Causeries sur lagriculture et le commerce : tên Pháp của báo quốc ngữ Nông Cổ Mín Đàm.

– Cẩm Thành Tạp Chí : đặt tại đường Route Coloniale, Quảng Ngãi; ấn hành mỗi tháng hai kỳ; chủ nhiệm Nguyễn Đình Nhân; Số

1 ra ngày 15-4-1936.

– Cấp Tiến : báo tranh đấu của nhóm Đệ Tam Quốc Tế, đặt tại Hà Nội, xuất bản ở Trung và Bắc Kỳ năm 1938; cộng tác bài vở

gồm: Trần Văn Thái (truyện ngắn)…

– Cậu Ấm (Cậu Ấm Cô Chiêu): báo thiếu niên nhi đồng, do nhà giáo Thái Phỉ (Nguyễn Đức Phong) thành lập và điều hành tại Hà

Nội từ đầu năm 1935; đến 15-5-1935 đổi tên là Cậu Ấm Cô Chiêu; ra Số cuối 429 tháng 11-1937; chủ nhiệm Thái Phỉ; chủ bút

Tam Lang (Vũ Đình Chí); cộng tác bài vở gồm: Nam Hương (Bùi Huy Cường), v.v…

– Chambre de commerce de Saïgon : xem: Bulletin de la Chambre de commerce de Saïgon(1869-1925); Bulletin bi-mensuel –

Chambre de commerce de Saïgon (1925-45).

– Chantecler (Littéraire, satirique, humoristique/Politique, satirique, humoristique): tạp chí văn chương, chánh trị, châm biếm,

hài hước, xuất bản tại Hà Nội từ năm 1932 đến khoảng 1939; tòa soạn đặt tại số 1, Avenue du Grand Bouddha, Hanoi; giám đốc

chính trị C.I. Achard; giá mỗi số 30 xu; lúc đầu là tuần san, từ số 9 biến thành bán nguyệt san; trong đó: A1-N1 (17-4-1932), A1-
N2 (24-4-1932), A1-N3 (1-5-1932), …A1-N7 (29-5-1932), A1-N8 (6-5-1932), A1-N9 (19-6-1932), A1-N10 (3-7-1932), A1-N11

(17-7-1932)…

– Chantecler revue (Hebdomadaire illustrée): tuần san minh họa văn chương, chánh trị, châm biếm, hài hước, xuất bản tại Sài

Gòn từ năm 1932; trong đó: …N29 (12-5-1934), N30 (12-5-1934), N1 (12-5-1934), N2 (19-5-1934), N3 (26-5-1934), N4 (1-6-

1934), N5 (8-6-1934), …N11 (21-7-1934), N12 (28-7-1934), N13 (4-8-1934), …N25 (3-11-1934), N26 (10-11-1934), N27 (17-

11-1934)…

– Chân Lạc : báo xuất bản ở Sài Gòn từ năm 1935.

– Chân Thanh (Revue scolaire de perfectionnement): báo xuất bản ở Sài Gòn từ năm 1934.

– Chemins de Fer – Statistiques de l’année (Niên giám thống kê ngành hỏa xa): niên giám Pháp ngữ do Chánh phủ Đông Dương

ấn hành mỗi năm tại Hà Nội, thời kỳ khoảng 1912-44.

– Chiến binh : tên Việt của báo Pháp ngữ Le Militant.

– Chiều Á Châu : tên Việt của nhật báo Pháp ngữ Le Soie d’Asie.

– Chính Nghĩa : tuần báo của Việt Nam Quốc Dân Đảng, xuất bản ở Hà Nội từ tháng 8-1945.

– Chỉ Trích : báo xuất bản ở Sài Gòn năm 1939.

– Chống Đế-Quốc Chủ-Nghĩa (Contre l’Impérialisme): xem: IV- CÁC BÁO CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐÔNG DƯƠNG IN TẠI PHÁP

(TRƯỚC NĂM 1945).

– Chớp Bóng : báo về điện ảnh, xuất bản ở Sài Gòn thời kỳ 1932-45.
– Chroniques Vietnamiennes : xem: IV- CÁC BÁO CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐÔNG DƯƠNG IN TẠI PHÁP (TRƯỚC NĂM 1945).

– Chuyện Đời : tuần báo ra ngày thứ bảy hàng tuần, do Lê Văn Hoàng thành lập và chủ nhiệm tại Hà Nội năm 1938-39; quản lý

Nguyễn Văn Sự.

– Chuyện Ngắn Nhi Đồng : báo xuất bản ở Sài Gòn trong hai năm 1935-36.

– Chúa Nhựt (Chúa Nhựt Tuần Báo): tuần báo ấn hành tại Sài Gòn từ năm 1940, lúc đầu có tên là báo Chúa Nhựt, sau đó đổi

thành Chúa Nhựt Tuần Báo; ra số cuối 63 vào tháng 8-1941.

– Chủ Nhật Tuần Báo : tuần san văn chương của nhóm Tự Lực Văn Đoàn ấn hành tại Hà Nội từ tháng 10-1940; ra được 5 số,

đến 16-11-1940 thì đình bản; ban biên tập gồm: Nguyễn Tường Lân (Thạch Lam), Nguyễn Tường Long (Hoàng Đạo), Nguyễn

Tường Tam (Nhất Linh); cộng tác bài vở gồm: Thành Kỉnh (Tạ Thành Kỉnh)…

– Chức Dịch Thơ Tín : nội san của giáo hội Thiên Chúa giáo ấn hành tại cơ sở in Kuénot ở Kontum từ năm 1933; đến 1940 đổi

thành tập san Tiếng Vang.

– Ciné Théâtre : tên Pháp của báo quốc ngữ Kịch Bóng.

– Cochinchine – Budget local pour lexercise (Nam Kỳ-Ngân sách địa phương hàng năm): ấn bản Pháp ngữ do Văn phòng Giám

đốc Nội vụ Nam Kỳ và Dinh Thống đốc Nam Kỳ xuất bản hàng năm tại Saigon, 1875-1944.

– Communiqué de la presse indochinoise (Thông cáo báo chí Đông Dương): xem:
IV- CÁC BÁO CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐÔNG DƯƠNG IN TẠI PHÁP (TRƯỚC NĂM 1945)

– Compte administratif du budget local du Laos pour l’exercice (Niên giám quản trị ngân sách Lào): niên giám Pháp ngữ do

Chánh phủ Đông Dương ấn hành 1904-44.

– Compte administratif du budget local du Tonkin exercice (Báo cáo quản lý ngân sách tài khóa của Bắc Kỳ): ấn bản Pháp ngữ do

Chánh phủ Đông Dương xuất bản hàng năm tại Hà Nội, 1900-44.

– Compte-rendu des travaux de la session ordinaire-Chambre des Représentants du Peuple du Tonkin (Biên bản hội nghị Viện Dân

biểu Bắc Kỳ): ấn bản Pháp ngữ do Chánh phủ Đông Dương xuất bản hàng năm tại Hà Nội, 1927-44.

– Con Ong (l’Abeille): tuần báo trào phúng, châm biếm của nhóm Thượng Sĩ thành lập và điều hành ở Hà Nội, hoạt động trong

hai năm 1939-40; cộng tác bài vở gồm: Mộng Tuyết (thơ), Ngô Tất Tố, Thượng Sỹ (Nguyễn Đức Long)…

– Conseil des intérêts francais, économique et financiers du Tonkin (Hoạt động của Hội đồng Bảo vệ kinh tế tài chánh Pháp tại

Bắc Kỳ – Conseil francais des intérêts économiques et financiers): tập niên giám bằng Pháp ngữ ấn hành mỗi năm tại Hanoi,

1929-43.

– Conservation de la paix : tên Pháp của báo quốc ngữ Bảo An.

– Correspondance universelle : báo Pháp ngữ tại Sài Gòn; do phó thống đốc Nam Kỳ Ernest Outrey thành lập và làm giám đốc

chánh trị; hoạt động từ 1918 đến khoảng 1936.


– Courrier de l’Ouest : tên Pháp của báo quốc ngữ An Hà Báo (An Hà Nhựt Báo).

– Công Báo : báo ấn hành tại Sài Gòn trong năm 1930, ra số cuối 16 vào tháng 8-1930.

– Công báo Đông Pháp : tên Việt của báo Pháp ngữ Bulletin officiel de l’ Indochine Francaise.

– Công báo Nam Kỳ : tên Việt của báo Pháp ngữ Bulletin officiel de l’ Cochinchine.

– Công Binh Tạp Chí : xem: IV- CÁC BÁO CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐÔNG DƯƠNG IN TẠI PHÁP (TRƯỚC NĂM 1945).

– Công Dân : tuần báo do ông Ngọc (?) chủ trương, đặt tại số 11 phố Hàng Da, Hà Nội; Số 1 ra ngày 25-9-1935, Số cuối 16 ra

ngày 1-7-1936; cộng tác bài vở gồm: Ngô Tất Tố, Vũ Bằng, Vũ Trọng Phụng…

– Công Dân : nhật báo tại Sài Gòn; Số 1 ra ngày 2-11-1938, Số cuối 34 ra tháng 12-1938.

– Công Giáo Đồng Thinh (La voix des missions catholiques, 1927-30): báo xuất bản ở Sài Gòn; trong đó: …Số 154 ra ngày 5-4-

1928.

– Công Giáo Tiến Hành : báo xuất bản ở Sài Gòn thời kỳ 1936-39.

– Công Ích Toàn Thơ : nguyệt san đặt tại số 172-174, đường d’Espagne, Sài Gòn; in tại Nhà in Á Đông trên đường Des Marins,

Chợ Lớn; khổ báo 13×19 cm; chủ bút Cao Hải Để (1924-26); nội dung báo chia làm 5 khoa gồm ‘khảo cứu, bổ quốc văn, tạp sử,

vệ sanh và tiểu thuyết’; Số 1 ra tháng 8-1924; hoạt động đến khoảng 1926; cộng tác bài vở gồm: Cao Hải Để, Cao Hải Nhạc,

Mộng Xuân, Phạm Trung Chánh, Trương Minh Y…

– Công Luận/Công Luận Báo (L’Opinion; 1916-22, 1922-39): bán tuần san Công Luận, là bản Việt ngữ của báo Pháp ngữ

L’Opinion xuất bản ở Sài Gòn; đặt tòa soạn tại số 13-15 rue Catinat (~đường Tự Do/Đồng Khởi), Saigon, chung với báo
L’Opinion; đến năm 1921 cùng chuyển tòa soạn về số 146 rue Pellerin (~đường Pasteur); đến năm 1922 mở thêm văn phòng

tại số 71 rue Catinat; lúc đầu mỗi tuần ra hai kỳ vào thứ ba và thứ sáu; đến năm 1918 phát triển thành nhựt báo và lấy tên

chánh thức là Công Luận Báo; đến thời kỳ 1922-39 lại gọi là báo Công Luận; trong đó: Số 1 ra ngày 29-8-1916, …Số 378 (28-1-

1921), …Số 419 (8-7-1921), Số 420 (12-7-1921), …Số 422 (26-7-1921), Số 423 (29-7-1921), …Số 425 (5-8-1921), …Số 427

(12-8-1921), …Số 430 (26-8-1921), …Số 433 (6-9-1921), … Số cuối ra tháng 10-1939, tổng cộng đã phát hành được 9.021 số;

đây có lẽ là tờ báo đầu tiên ở Việt Nam dành riêng một trang về văn thơ; giám đốc L.Héloury; các đời tổng lý (chủ nhiệm): …

Nguyễn Kim Đính, Lê Hoằng Mưu (1924)…; các đời chủ bút gồm: Lê Sum (1916-22), Cao Văn Chánh (Thạch Lan, 1922-23),

Nguyễn Háo Vĩnh (tháng 1 đến 11-1923), …Nguyễn Thế Phương (Nam Đình, tháng 4 đến 10-1926), Nguyễn Đức Nhuận (Phú

Đức, 10-1926 đến 8-1931)…; cộng tác bài vở gồm: Biến Ngũ Nhy (Nguyễn Bính, 1917-22), Bửu Đình, Cẩm Tâm nữ sĩ, Chấn

Phong (Đoàn Thanh), Diệp Văn Kỳ, Dương Minh Đạt, Đào Trinh Nhất (Quán Chi, 1929-39), Đào Văn Châu (1922), Đặng Thúc

Liêng (từ 1922), Hồ Văn Hiến (Viên Hoành), Hồ Văn Lang, Huỳnh Thị Bảo Hòa, Lê Cương Phụng (Tùng Lâm), Lê Hoằng Mưu,

Lưu Thoại Khải (Việt Đông, 1930-31), Nguyễn Đức Huy (Hồng Tiêu), Nguyễn Đức Nhuận (Phú Đức), Nguyễn Háo Vĩnh, Nguyễn

Hữu Ngỡi (Tân Dân Tử), Nguyễn Phước Bửu Đình (Hà Trì), Nguyễn Thế Phương (Nam Đình), Nguyễn Trọng Trí (Hàn Mặc Tử),

Nguyễn Văn Sỏi (Bồng Dinh, Giáo Sỏi, Liêm Khê, Thanh Phong), Trần Quang Nghiệp (1928-32), Trần Tấn Quốc (1938-39)…

– Công Lý : tên Việt của báo Pháp ngữ Justice.

– Công Nghệ Thương Mại : báo xuất bản ở Sài Gòn năm 1939.

– Công Nhân : báo xuất bản ở Sài Gòn năm 1938.


– Công Nông Hiệp Nhứt (Fédération des Syndicats): tạp chí do Đệ Tứ Quốc Tế phát hành công khai tại Sài Gòn trong năm 1938;

trong đó: …Số 4 ra ngày 10-5-1938.

– Công Thị Báo : báo in bằng Hán ngữ; do Francois-Henri Schneider sáng lập và làm giám đốc; hoạt động từ tháng 11-1914 đến

cuối năm 1915; chủ bút Nguyễn Bá Trác (Tiêu Đẩu, 1914-1915).

– Công Thương (Công Thương Báo): báo xuất bản ở Sài Gòn; Số 1 (đặc biệt, Tết) ra cuối tháng 1-1935; chủ nhiệm Hồ Văn Sao.

– Cố Gắng : tên Việt của báo Pháp ngữ L’Effort.

– Cuốn sách của học trò : tên Việt của tập san Pháp ngữ Le livre du petit.

– Cùng Bạn : báo đặt tại Sài Gòn; Số 1 ra ngày 3-5-1933, Số cuối 11 ra ngày 23-2-1933.

– Cười : tuần báo trào phúng do Lê Thành Tuyển và Trần Thanh Mại chủ trương tại Huế năm 1936; cộng tác bài vở gồm: Phan

Văn Dật (Thường Nga Phố, Tiêu Lang), v.v…

– Cứu Quốc : báo của Tổng bộ Việt Minh xuất bản trong vùng cộng sản từ ngày 25-1-1942; lúc đầu do Ban Tuyên truyền cổ động

Trung ương Đảng phụ trách, sau giao cho Xứ ủy Bắc Kỳ (Nguyễn Khang, Lê Quang Đạo), từ giữa năm 1944 do Xuân Thủy phụ

trách; đến năm 1954 thì giải thể.

– Dân : báo xuất bản tại Huế, là ‘cơ quan liên hiệp tất cả các lực lượng cấp tiến trong xứ’, của nhóm Dân biểu xã hội trong Viện

Dân biểu Trung Kỳ (gồm Hoàng Văn Khải-viện trưởng, Nguyễn Xuân Cát – thư ký viện, Nguyễn Đan Quế – dân biểu thường trực

viện, và các dân biểu Phan Thanh, Huỳnh Văn Dậu, Nguyễn Đình Diễn… chủ trương). Trong đó, Nguyễn Trác làm giám đốc

chánh trị, Nguyễn Đan Quế làm quản lý. Người viết gồm: Hải Triều Nguyễn Khoa Văn, Lâm Mộng Quang, Tôn Quang Phiệt,
Nguyễn Cửu Thạnh, Hải Thanh, Lê Bôi, Hà Thế Hạnh, Sơn Trà, Trịnh Xuân An, Tố Hữu, Phan Đăng Lưu… Hoạt động thời kỳ từ 6-

7-1938 đến 7-10-1938, lúc cao nhất phát hành 8.000 bản.

– Dân Báo : báo đối lập, xuất bản ở Hà Nội trong năm 1927, Số cuối 16 ra tháng 5-1927; trợ bút: Nhượng Tống (Hoàng Phạm

Trân).

– Dân Báo : nhật báo xuất bản ở Sài Gòn; giám đốc là Trần Văn Hanh (chủ nhân nhà in và nhà xuất bản Tín Đức Thư Xã); Ban

biên tập gồm: Tế Xuyên (từ 1943), Thinh Quang (từ 1943), Viên Hoành (từ 1943); cộng tác bài vở gồm: Nguyễn Văn Sinh, Trúc

Khê (Ngô Văn Triện, 1940-45)…; Số 1 ấn hành năm 1939, đến sau số 1123 (ngày 4-5-1945) thì đổi thành Số 1 bộ mới, phát

hành tiếp đến cuối năm 1945.

– Dân Chúng : báo xuất bản tại Sài Gòn, do Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương bí mật thành lập và điều khiển; Số 1 ra ngày

22-7-1938, Số cuối 80 ra ngày 30-8-1939.

– Dân Chúng Tuần Báo : sau khi báo Dân Chúng tại Sài Gòn bị đóng cửa (30-8-1939), Cộng sản Đệ Tam thành lập tiếp Dân

Chúng Tuần Báo tại Hà Nội, hoạt động từ tháng 12-1939 đến 18-4-1941 thì đình bản; chủ bút Tam Lang (Vũ Đình Chí).

– Dân Đen (Le Peuple noir): báo do Điền Ngọc Phụng thành lập và điều hành trong năm 1937 tại Sài Gòn.

– Dân Mới (Le Peuple nouveau): xem: IV- CÁC BÁO CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐÔNG DƯƠNG IN TẠI PHÁP (TRƯỚC NĂM 1945).

– Dân Mới : nhật báo do Nguyễn Bảo Toàn thành lập và điều hành ở Sài Gòn thời kỳ 1938-39, chủ trương đối lập với chánh

quyền Pháp; cộng tác bài vở gồm: Nguyễn Vạn An, Viễn Châu (Huỳnh Trí Bá, truyện ngắn, từ 1942).
– Dân Muốn : báo xuất bản Sài Gòn từ 27-12-1938 đến 1-1939, có khuynh hướng đối lập; do Lưu Quý Kỳ làm thư ký tòa soạn

(lúc này không phải thuộc Cộng sản Đệ tam).

– Dân Nam : báo xuất bản tại Sài Gòn năm 1939.

– Dân Quyền : nhật báo đối lập và tranh đấu của Candrieux thành lập ở Sài Gòn; Số 1 ra ngày 20-6-1935, Số cuối 357 ra ngày 7-

9-1936; phóng viên gồm: Hoàng Trọng Miên (1935-36); cộng tác bài vở gồm: Dương Bạch Mai, Hoàng Trọng Miên, Hồ Văn

Hiến, Nguyễn Văn Nguyễn (1935-36), Nguyễn Văn Sinh, Nguyễn Văn Tạo, Phan Văn Hùm, Thanh Nghị (Hoàng Trọng Quỵ), Thúc

Tề, Trần Thanh Địch…

– Dân Sanh : báo do ký giả Phan Văn Thiết ( Lan Đình, Thân Việt) thành lập và điều hành thời kỳ 1938-39 tại Sài Gòn.

– Dân Tiến : là ‘cơ quan liên hiệp các lực lượng cấp tiến’ ở Nam Kỳ, xuất bản ở Sài Gòn từ 27-10-1938 đến 22-12-1938; do Lưu

Quý Kỳ làm thư ký tòa soạn.

– Dân Tiệp : báo xuất bản ở Sài Gòn thời kỳ 1936-42.

– Dân Tộc An Nam : tên Việt của báo Pháp ngữ La Nation Annamite.

– Diễn Đàn Bản Xứ : tên Việt của báo Pháp ngữ La Tribune Indigène.

– Diễn đàn Đông Dương : tên Việt của báo Pháp ngữ La Tribune Indochinoise.

– Discours du Gouverneur de l’Indochine (Discours prononcé par M…, Gouverneur général de l’Indochine, à l’ouverture de la

session ordinaire du Conseil supérieur…): tạp chí của Phủ Toàn quyền Đông Dương xuất bản; lúc đầu do các nhà in Imprimerie

Coloniale (1890-1903), Imprimerie de Ménard et Rey (1904-05) in và phát hành từ Sài Gòn, từ năm 1907 thì do nhà in
Imprimerie d’Extrême-Orient in và phát hành từ Hà Nội; trong đó có các ấn bản phát hành ngày …28-8-1903, 25-8-1904, 11-

12-1905, …12-12-1908, 27-11-1909, 29-10-1910…

– Dịch thuật : tên Việt của báo Pháp ngữ Le Traducteur.

– Duy Tâm : tạp chí do Lưỡng Xuyên Phật Học Hội thành lập tháng 7-1935; tòa soạn đặt tại chùa Long Phước, Trà Vinh; các đời

chủ nhiệm: Thích Khánh Hòa (tháng 7 đến 10-1935), Thích Huệ Quang (từ tháng 10-1935); chủ bút là bác sĩ Nguyễn Văn Khỏe;

quản lý Trần Huỳnh.

– Duy Tân : báo do Nguyễn Đình Thấu thành lập năm 1931 ở Hà Nội, số cuối là Số 21 ra tháng 11-1931; chủ trương ‘mở đầu cho

một khuynh hướng văn nghệ mới’; thư ký tòa soạn Phùng Tất Đắc (Lãng Nhân)…

– Dư Luận Tuần Báo : báo văn chương và mỹ thuật ấn hành tại Sài Gòn năm 1940, số cuối là Số 9 ra tháng 12-1940.

– Đàn Bà : tuần báo ra ngày thứ sáu hàng tuần; do Thụy An (Lưu Thị Yến, là vợ nhà báo Băng Dương) thành lập và làm chủ

nhiệm ở Hà Nội; tòa soạn đặt tại số 76, rue Wielé, Hanoi; Số 1 ra ngày 24-3-1939, số cuối ra tháng 7-1945; cộng tác bài vở gồm:

Bà Nguyễn Hảo Ca, Bà Phan Quang Định, Cô Trinh, Duyên Hà, Đạm Phương nữ sử, Hằng Phương, Lê Doãn Vỹ (Cẩm Thạch), Mã

Giang Tử (Trần Đức Lai), Mộng Sơn (giữ mục ‘Đàn Bà đọc sách’, 1940-45), Ngân Giang (thơ), Nguyễn Thị Lan, Phạm Ngọc Châu,

Thu Linh, Vân Đài…

– Đàn Bà Mới : tuần báo ấn hành ngày thứ bảy hàng tuần; báo quán đặt tại số 1 rue Leman, Sài Gòn, và số 49 rue Gallent, Sài

Gòn; thành lập, chủ nhiệm kiêm chủ bút là Thụy An (Lưu Thị Yến); giám đốc chính trị Băng Dương (là chồng bà Lưu Thị Yến);

quản lý Bùi Thị Hiến; cộng tác bài vở gồm: Bích Mai, Chung Thị Vân, Hồng Nhật, Song Nga, Thu Vân…; giá báo mỗi số 0$10, 1
năm 5$, nửa năm 2$60, ba tháng 1$35; Số 1 ra ngày 1-12-1934; …Số 55 (28-3-1936), …Số 76 (17-8-1936), …Số 95 (4-6-1937)

là số cuối.

– Đàn Văn : tuần san tại Sài Gòn; số 1 ra ngày 16-5-1935, ra được 7 số thì đình bản (7-1935).

– Đại Chúng : nhật báo của Đệ Tứ Quốc Tế xuất bản ở Sài Gòn từ năm 1938, hoạt động đến năm 1951; thời kỳ 1944-45 có thêm

một chi nhánh là nhật báo đặt tại Hà Nội; cộng tác bài vở gồm: Lê Ngọc Trụ, Trần Văn Thái (truyện ngắn)…

– Đại Đạo : báo của Đạo Cao Đài, xuất bản ở Sài Gòn năm 1936-37.

– Đại Đồng : báo của Đạo Cao Đài, xuất bản ở Sài Gòn năm 1938.

– Đại Nam Đăng Cổ Tùng Báo : xem Đại Nam Đồng Văn Nhật Báo.

– Đại Nam Đồng Văn Nhật Báo (1891-1907): Đại Nam Đồng Văn Nhật Báo là tờ nhật báo đầu tiên bằng Hán ngữ xuất bản tại Hà

Nội từ cuối năm 1891, và cũng là tờ nhật báo đầu tiên ở Việt Nam. Người sáng lập là nhà tư bản Pháp Francois Henri Schneider

làm chủ nhiệm. Chủ bút là Dương Lâm (1891-92) và Đào Nguyên Phổ (1892-1907). Nhân viên và cộng tác bài vở gồm Kiều

Oánh Mậu (1891-1907), v.v… Đây là một công báo, thường dịch đăng các nghị định, chỉ thị, thông báo của chánh quyền và Phủ

Thống sứ Bắc Kỳ và những lời hiểu dụ, tuyên truyền cho đường lối của Pháp, ngoài ra có một số tin tức, văn chương. Đến năm

1907, Đào Nguyên Phổ và các đồng chí trong phong trào Duy Tân muốn biến tờ báo này thành cơ quan ngôn luận của Đông

Kinh Nghĩa Thục, nên lấy cớ báo bán không chạy để đề nghị với chủ báo F.H. Schneider cho in thêm phần quốc ngữ trên báo. Kể

từ số 793 ngày 28-3-1907, báo đổi từ nhật báo thành tuần báo, in song ngữ Hán-Việt và ghi thêm tên bằng quốc ngữ là Đại Nam

(Đăng Cổ Tùng Báo) bên cạnh tên Đại Nam Đồng Văn Nhật Báo bằng Hán ngữ; trong đó phần Hán ngữ do Đào Nguyên Phổ làm
chủ bút; phần quốc ngữ do Nguyễn Văn Vĩnh làm chủ bút, Phan Kế Bính trợ bút. Chủ nhiệm vẫn là H.F. Schneider. Cộng tác bài

vở gồm: Đào Nguyên Phổ, Nguyễn Văn Vĩnh, Phan Khôi (1907)… Từ đó báo trở thành tuần báo nghị luận xã hội, hô hào mở

mang công thương nghiệp theo mô hình chủ nghĩa tư bản, lợi dụng chủ trương Pháp Việt đề huề để cổ võ cho phong trào Duy

Tân và Đông Kinh Nghĩa Thục. Báo tồn tại chỉ thêm tám tháng, bị đình bản sau khi ra số cuối 826 (14-11-1907).

– Đại Nam Nhật Báo : nhật báo ấn hành từ tháng 4-1888, tại Hà Nội.

– Đại Việt Tạp Chí (1918-42): bán nguyệt san do Hồ Văn Trung và Hội Khuyến học Long Xuyên thành lập tại Long Xuyên tháng

1-1918; năm sau-1919 chuyển về Sài Gòn; chủ nhiệm: …Hồ Văn Trung (1942)…; chủ bút: Đốc phủ Liêm (Lê Quang Liêm, 1920-

21), Hồ Biểu Chánh (1918-20, 1921-43); cộng tác bài vở gồm: Đặng Thúc Liêng (1919-45), Hồ Biểu Chánh (Hồ Văn Trung), Hồ

Văn Hiến (Viên Hoành), Hồ Văn Lang (Thất Lang), Lê Thọ Xuân (Lê Văn Phúc), Lý Vĩnh Khuông (Khuông Việt), Ngạc Xuyên (Ca

Văn Thỉnh), Thiếu Sơn (Lê Sỹ Quý), Thượng Tân Thị (Phan Quốc Quang, thơ)..; từ 1942 báo đổi bộ mới thành Đại Việt Tập Chí.

– Đại Việt Tân Báo (L’Annam, 1905-07): là báo song ngữ Hán-Việt, và cũng là tờ báo quốc ngữ đầu tiên ra đời ở Bắc Kỳ và

Trung Kỳ. Báo quán đặt tại số 90, phố Hàng Mã, Hà Nội; do Alfred-Ernest Babut thành lập và làm chủ nhiệm; chủ bút là Đào

Nguyên Phổ. Số 1 ấn hành năm 1905; in bằng Hán ngữ và quốc ngữ thành hai cột theo chiều dọc mỗi trang. Báo đã đăng những

bài xã luận đầu tiên của Phan Châu Trinh. Sau khi Babut biết đến đường lối tranh đấu ôn hòa của Phan Châu Trinh liền mời ông

về cộng tác với báo, đồng thời cho phép Đại Việt Tân Báo làm cơ quan ngôn luận không chánh thức của Đông Kinh Nghĩa Thục.

Từ tháng 3-1907, Đào Nguyên Phổ biến Đại Việt Tân Báo và Đăng Cổ Tùng Báo thành cơ quan ngôn luận của Đông Kinh Nghĩa

Thục nên đến tháng 11-1907 thì cả hai tờ báo đều bị chánh quyền đình bản.
– Đại Việt Tập Chí (1942-45): là Đại Việt tạp chí bộ mới; do Hồ Văn Trung chủ trương tại Sài Gòn; mỗi tháng ra hai kỳ; giám đốc

kiêm chủ nhiệm Hồ Văn Trung; quản lý Hồ Văn Kỳ Trân; cộng tác bài vở gồm: Đặng Thúc Liêng (1919-45), Hồ Biểu Chánh (Hồ

Văn Trung), Lê Sỹ Quý (Thiếu Sơn, 1943-44), Lê Thọ Xuân, Lý Vĩnh Khuôn (Khuông Việt, 1942-43), Ngạc Xuyên (Ca Văn Thỉnh),

bác sĩ Ngô Quang Lý, Nguyễn Hương Trà, Nguyễn Văn Liên, Phạm Thiều, Trúc Hà (1942-43), Thượng Tân Thị (Phan Quốc

Quang, thơ), Ung Ngọc Ky (Trường Sơn Chí)…; Số 1 ra ngày 1-10-1942, đến Số 54 (tháng 12-1944) thì do thấy thời cuộc biến

động nên Hồ Văn Trung giải thể tờ báo để về quê nghĩ hưu.

– Đăng Cổ Tùng Báo : tuần báo; xem: Đại Nam Đồng Văn Nhật Báo.

– Đất Việt : tập san ấn hành tại Huế trong năm 1938, ra được 5 số thì đình bản tháng 6-1938.

– Đèn Nhà Nam : xuất bản ở Sài Gòn, do báo Nữ Giới Chung bị đình bản đổi thành vào năm 1918, ra được 5 số thì đình bản

tháng 1-1919.

– Đế Thiên Đế Thích : báo xuất bản ở Sài Gòn trong năm 1933.

– Điển Tín : tên Việt của báo Pháp ngữ La Dépêche.

– Điển Tín (La Dépêche): nhật báo Việt ngữ do Henry Chavigny de Lachevrotière thành lập ở Sài Gòn; báo quán đặt tại số 25 rue

Catinat (~đường Tự Do/Đồng Khởi), chung với tờ báo Pháp ngữ La Dépêche; Số 1 ra ngày 15-1-1935, đến tháng 3-1945 đình

bản khi Nhật đảo chánh Pháp; cùng với bản Pháp ngữ La Dépêche là tờ báo đạt được số lượng phát hành cao nhất tại Sài Gòn

(và cả Đông Dương) thời ấy; chủ nhiệm Lê Trung Cang; các đời chủ bút gồm: Bùi Thế Mỹ (1936), …Trần Tấn Quốc (1940-45);

cộng tác bài vở gồm: Chế Lan Viên (1935-45), Đào Trinh Nhất (Quán Chi, 1935-45), Hàn Mặc Tử (1935-38), Hoàng Trọng Miên
(1937-45), Hoàng Trọng Quỵ (1937-45), Ngân Giang (Đỗ Thị Quế, 1938-39), Nguyễn Thế Phương (Nam Đình, 1938-45), Thành

Kỉnh (Tạ Thành Kỉnh, 1938-45), Trần Tấn Quốc (1938-45)…

– Điện Xa Tạp Chí : xuất bản ở Sài Gòn từ năm 1928.

– Đọc : tuần báo ấn hành tại Hà Nội trong hai năm 1938-39, ra được 94 số; chủ nhiệm Nguyễn Văn La; cộng tác bài vở gồm: Lê

Ngọc Trụ…

– Đô Thành Hiếu Cổ Tập San : tên Việt của báo Pháp ngữ Bulletin des Amis du Vieux Huế.

– Độc Lập : báo xuất bản ở Sài Gòn năm 1939.

– Độc Lập : báo của Đảng Dân chủ Việt Nam – một tổ chức trực thuộc Đảng Cộng sản in tại Cao Bắc Lạng (1943–45) và tại vùng

do cộng sản kiểm soát từ 1945 đến 1990.

– Đông Á Tân Văn : tạp chí xuất bản tại Sài Gòn năm 1940, ra được 4 số thì đình bản (11-1940).

– Đông Dương : tên Việt của báo Pháp ngữ L’Indochine; xem báo L’Indochine (1925).

– Đông Dương : tên Việt của báo Pháp ngữ Indochine; xem báo Indochine (1931-45).

– Đông Dương : xem: Đông Dương Tuần Báo.

– Đông Dương (Báo ~): tên Việt của nhật báo Pháp ngữ La Presse indochinoise.

– Đông Dương (Đặc san~): tên Việt của báo Pháp ngữ L’argus Indochinois.

– Đông Dương bị xiềng : tên Việt của báo Pháp ngữ L’Indochine enchaînée (1925-26).

– Đông Dương cất cánh : tên Việt của báo Pháp ngữ L’Essor Indochinois.
– Đông Dương Chớp Bóng : báo điện ảnh, đặt tại số 108 Bd de la Somme, Saigon; Số 1 ra ngày 26-12-1935; giá mỗi số 7 xu; hoạt

động đến khoảng 1936.

– Đông Dương Đại Pháp Công Nghiệp.

– Đông Dương Tả Phái Cộng Sản Báo (La Gauche communiste indochinoise): báo do Nhóm Tả Đối Lập theo đường lối

Trotskyist của Tạ Thu Thâu thành lập, phát hành công khai trong năm 1932 tại Sài Gòn và các tỉnh Nam Kỳ và Trung Kỳ; trong

đó: …Số 2 ra ngày 8-3-1932.

– Đông Dương Tạp Chí (La Revue Indochinoise, 1913-19): tuần báo quốc ngữ dày 16 trang, xuất bản vào thứ năm hằng tuần tại

Hà Nội, do cố vấn chánh trị Phủ Toàn quyền Đông Dương Francois Herri Schneider thành lập và Nguyễn Văn Vĩnh làm chủ bút.

Lúc đầu, Đông Dương Tạp Chí là một ấn bản đặc biệt, một chi nhánh của tờ Lục Tỉnh Tân Văn, được ghi dưới tiêu đề là ‘ấn bản

đặc biệt của Lục Tỉnh Tân Văn tại Bắc Kỳ và Trung Kỳ’ (Edition spéciale du Lục-Tỉnh-Tân-Văn pour le Tonkin et l’Annam). Số 1

ra ngày 15-5-1913, Số cuối 231 ra ngày 15-6-1919. Ban biên tập Đông Dương tạp chí, về tân học gồm có: Nguyễn Văn Vĩnh,

Phạm Quỳnh, Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Tố, Phạm Duy Tốn; về cựu học gồm có: Phan Kế Bính, Nguyễn Đỗ Mục, Nguyễn

Khắc Hiếu (1915-18), Thân Trọng Huề. Thành viên Tòa soạn gồm có: Bùi Xuân Thành, Nguyễn Văn Luận, Phạm Huy Lục… Các

văn sĩ cộng tác bài vở gồm: Đoàn Như Khuê (Hải Nam), Khổng Dương (thơ), Lâm Tấn Phác (Đông Hồ), Nguyên Hồng, Nguyễn

Bá Học (1918), Nguyễn Đỗ Mục (mục Gõ đầu trẻ, 1913-14), Nguyễn Nhược Pháp, Phùng Tất Đắc (Cố Nhi Tân, Lãng Nhân), Vũ

Trọng Phụng, v.v… Bộ I Đông Dương tạp chí từ Số 1 đến Số 85 (31-12-1914) thiên về thời sự, thương mại trong và ngoài nước.

Bộ II in khổ nhỏ, ra ngày chủ nhật từ Số 1 (ngày 10-1-1915) đến Số 102 (ngày 31-12-1916) thiên về văn học. Đông Dương tạp
chí do Chánh phủ thuộc địa lập ra để tuyên truyền chánh sách thuộc địa và văn minh nước Pháp, nhưng cũng có vai trò to lớn

trong phát triển văn hóa, giúp truyền bá và phổ biến chữ quốc ngữ và các tư tưởng Tây phương cũng như Đông phương.

– Đông Dương Tạp Chí, tục bản: tuần báo bộ mới tục bản tại Hà Nội; do Nguyễn Giang chủ trương và chủ nhiệm; chủ bút Việt

ngữ: Vũ Trọng Phụng; cộng tác bài vở gồm: Lưu Trọng Lư (1938), Nguyễn Nhược Pháp, v.v…; Số 1 ra ngày 15-5-1937, Số cuối

là Số 10 ra tháng 9-1939.

– Đông Dương tân tạp chí : tên Việt của báo Pháp ngữ La Nouvelle Revue Indochinoise.

– Đông Dương Thương Báo : báo xuất bản ở Hà Nội từ năm 1930.

– Đông Dương Tuần Báo : tuần báo quốc ngữ và cơ sở xuất bản do nhà thơ Thúc Tề thành lập và điều hành ở Sài Gòn thời kỳ

1938-57; trong đó: …Số 43 ra ngày 25-1-1940, …Số 47 (1-3-1941)…; chủ bút Thúc Tề; cộng tác bài vở gồm: Hàn Mặc Tử

(Nguyễn Trọng Trí), Lê Ngọc Trụ (1939-41), Ngô Tất Tố, Nguyễn Văn Sinh, Thúc Tề (Nguyễn Thúc Nhuận)…

– Đông Pháp : tên Việt của báo Pháp ngữ France-Indochine.

– Đông Pháp (1925 đến tháng 3-1945): nhật báo; là ấn bản quốc ngữ của nhật báo Pháp ngữ France Indochine (Edition

Annamite de France Indochine), hoạt động tại Hà Nội từ 1925 đến tháng 3-1945; có khuynh hướng thân chánh quyền Pháp;

cộng tác bài vở gồm: Đào Trinh Nhất (Quán Chi), Đoàn Phú Tứ, Nam Hương (Bùi Huy Cường), Ngô Tất Tố, Nguyễn Đức Huy

(Hồng Tiêu), Nguyễn Mạnh Côn (từ 1939), Thinh Quang (từ 1941), Trần Đức Lai (thông tín viên ở Thanh Hóa, 1938-40)…; sau

khi Nhật đảo chánh Pháp 9-3-1945, báo bị Nhật đổi tên là Đông Phát và tồn tại đến tháng 8-1945.
– Đông Pháp Tạp Chí : tên Việt của nguyệt san Pháp ngữ: Revue France d’ Indochine: Recuell mensuel, historique, archélogique,

liltéraire, biographique, touristique et d’ intérêt commecial.

– Đông Pháp Thời Báo (Le Courrier Indochinois; 1923-29): báo đối lập do Nguyễn Kim Đính thành lập và điều hành ở Sài Gòn;

Số 1 ra ngày 25-3-1923, Số cuối 809 ra tháng 2-1929; mỗi tuần xuất bản ba kỳ; chủ bút gồm: Bùi Thế Mỹ, …Trần Huy Liệu

(1927-28); cộng tác bài vở gồm: Ái Lan (Lê Liễu Huê), Bút Trà (Nguyễn Đức Nhuận), Bửu Đình, Cung Giũ Nguyên, Đặng Thúc

Liêng, Đông Hồ (Lâm Tấn Phác), Hồ Biểu Chánh, Huỳnh Thị Bảo Hòa, Lan Đình (Bùi Thế Mỹ), Lê Trung Nghĩa, Nguyễn Kim

Đính, Phạm Minh Kiên, Phan Khôi, Phan Thị Bạch Vân (Hoàng Thị Tuyết Hoa, trợ bút), Tản Đà (Nguyễn Khắc Hiếu, từ 1933),

Trần Huy Liệu, Trần Quang Nghiệp (1928), Tuyết Nga, Tùng Lâm (Lê Cương Phụng), Viên Hoành (Hồ Văn Hiến)…; báo đăng

nhiều bài đối lập chính quyền nên bị rút giấy phép, ông Đính sang hết cơ sở lại cho Diệp Văn Kỳ thành lập nhật báo Thần

Chung.

– Đông Phát : do báo Đông Pháp ở Hà Nội bị Nhật đổi tên sau khi Nhật đảo chánh Pháp tháng 3-1945 và tồn tại đến tháng 8-

1945.

– Đông Phong : tuần báo do Đặng Thúc Liêng và Lê Phát Vĩnh thành lập ở Sài Gòn năm 1944, đình bản tháng 8-1945.

– Đông Phương (L’Extrême-Orient): tuần báo xuất bản tại Hà Nội năm 1930.

– Đông Phương (Đông Phương Báo): nhật báo xuất bản ở Hà Nội; Số 1 ra tháng 8-1931; Số 13 là số cuối ra tháng 9-1931; cộng

tác bài vở gồm: Trúc Khê (Ngô Văn Triện)…


– Đông Phương (Đông Phương Tuần Báo): tuần báo đặt tại số 22, Đường Thành, Hà Nội; chủ nhiệm Hoàng Minh Tuynh; chủ bút

Nguyễn Lan Khai; Số 1 ấn hành năm 1934; giá báo mỗi số 3 xu, giá 1 năm là 1$50, giá nửa năm 0$80; cộng tác bài vở gồm:

Mộng Sơn (Vũ Thị Mai Hương), Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng (1937-39), Trúc Khê (Ngô Văn Triện, 1940-45)…

– Đông Tây : báo do Hoàng Tích Chu, Phùng Bảo Thạch, Tạ Đình Bính xuất bản, đặt tại số 12 phố Nhà Thờ, Hà Nội; chủ bút Lãng

Nhân (Phùng Tất Đắc); Số 1 ra ngày 15-11-1929; mỗi số 4 trang khổ lớn, in tại nhà in Trung Bắc của Nguyễn Văn Vĩnh; lúc đầu

báo ra hàng tuần, sau đó ra hai tuần một số, đến 28-5-1932 ra hằng ngày và trở thành nhật báo; nhưng rồi báo bị đình bản ngày

25-7-1932 vì nhiều lần đăng bài có ý cảm thông với các liệt sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng và nhất là có bài thơ ‘Cái chày’ phê phán

tổng đốc Thái Bình Vi Văn Định thích dùng chày đánh đập tù nhân; cộng tác bài vở gồm: Đỗ Mộng Ngọc, Đỗ Văn, Hoàng Ngọc

Phách (Song An), Lan Khai, Lê Dư (Sở Cuồng), Lê Phổ, Lê Văn Bái, Nguyễn Nam Sáu, Nguyễn Tiến Lãng, Nguyễn Văn Xuân

(Thiết Can), Nguyễn Vỹ, Nguyễn Xuân Huy, Phan Khôi, Phan Trần Chúc, Phùng Bảo Thạch, Phùng Tất Đắc (Lãng Nhân), Tạ Đình

Bính, Tô Ngọc Vân, Trần Quang Trân, Trần Tuấn Khải, Trịnh Đình Rư, Trúc Khê (Ngô Văn Triện, từ 1941), Văn Tôi (Hoàng Tích

Chu), Vi Huyền Đắc, Vũ Đình Chi (Tam Lang), Vũ Trọng Phụng…

– Đông Tây Báo : tuần báo do Dương Bá Trạc và Dương Tụ Quán thành lập để thay thế tuần báo Văn Học vừa bị đình bản tháng

8-1935; tòa báo đặt tại số 193 đường Coton, Hà Nội; chủ nhiệm Dương Tụ Quán; chủ bút Dương Bá Trạc (1935-36); Số 1 ra

ngày 25-11-1935; mỗi số báo giá 3 xu, giá 1 năm 1$50; cộng tác bài vở gồm: Lan Khai, Lê Dư (Sở Cuồng), Lư Khê (Trương Văn

Em), Mộng Sơn (Vũ Thị Mai Hương), Nam Hương (Bùi Huy Cường), Nguyễn Vỹ (1936), Nguyễn Xuân Huy, Trúc Khê (Ngô Văn

Triện, 1940-45), Trương Tửu (Mai Viên, Nguyễn Bách Khoa)…


– Đông Tây Công Luận (Opinion publique de l’Orient et de l’Occident): báo Việt ngữ do Tạp chíTiền Quân đổi thành; xuất bản từ

năm 1931 đến 1936 tại Sài Gòn; Ban biên tập gồm: Trịnh Hưng Ngẫu (chủ nhiệm), Tạ Thu Thâu…

– Đông Tây Tiểu Thuyết Báo : tuần báo ấn hành tại Hà Nội từ năm 1937; quản lý Nguyễn Xuân Thái.

– Đông Tây Tuần Báo : tên gọi của báo Đông Tây của Hoàng Tích Chu, Phùng Bảo Thạch, Tạ Đình Bính thời kỳ đầu, từ 15-11-

1929; xem Đông Tây.

– Đông Thanh (Đông Thanh Tạp Chí): báo xuất bản ở Hà Nội từ năm 1932, đã vài lần đình bản rồi mở lại từ Số 1, đến năm 1935

thì ngưng hẳn sau Số 43 bộ mới; cộng tác bài vở gồm: Lê Dư (Sở Cuồng), Nguyễn Văn Tố (Ứng Hòe)…

– Đông Thinh (La voix de l’Orient): tuần báo do Diệp Văn Kỳ thành lập tại Sài Gòn năm 1935, số cuối ra tháng 9-1935.

– Đồng Nai : báo do bác sĩ Đoàn Quang Tấn chủ trương với sự cộng tác của Hồ Hữu Tường và Phan Văn Hùm, là cơ quan ngôn

luận của Nhóm Tả Đối Lập ở Sài Gòn; hoạt động thời kỳ 1932-33; cộng tác bài vở gồm: Lê Thọ Xuân (Lê Văn Phúc), Ngạc Xuyên

(Ca Văn Thỉnh), Trần Văn Thạch, Việt Tha (Lê Văn Thử, từ 1933)…

– Đồng Thanh : báo xuất bản tại Sài Gòn từ năm 1940, số cuối là Số 9 ra tháng 2-1941; cộng tác bài vở gồm: Tạ Thành Kỉnh

(Thành Kỉnh)…

– Độc lập Bắc Kỳ : tên Việt của báo Pháp ngữ L’Indépendance Tonkinoise.

– Đời Mới : báo xuất bản ở Hà Nội từ ngày 24-3-1935; do Lê Văn Hòe làm chủ nhiệm, Nguyễn Mạnh Chất làm quản lý; do tham

gia đấu tranh trong phong trào Mặt trận Dân chủ (1936) nên chỉ ra được 6 số thì bị chánh quyền rút giấy phép; cộng tác bài vở

gồm: Lê Liễu Huê (Ái Lan), Lê Văn Hòe (Vân Hạc)…


– Đời Nay : tuần báo thể thao, đặt tại số 53 đường Roland Garros, Sài Gòn; quản lý: Lê Quang Khải; Số 1 ra năm 1935; mỗi số 8

trang, giá 6 xu.

– Đời Nay : tuần báo do Nguyễn Thiện Tứ thành lập tại Hà Nội tháng 3-1938, sau đó Xứ uỷ Bắc Kỳ Cộng sản Đệ Tam mua lại, do

Bùi Đăng Chi quản lý; cộng tác bài vở gồm: Đinh Hùng (Hoài Điệp Thứ Lang, Thần Đăng), Phan Thanh, v.v…; trong đó: Số 1 (ra

ngày 1-12-1938), …Số 3 (15-12-1938), …Số 13 (16-3-1939), …Số 16 (6-4-1939), …Số 18 (20-4-1939), Số 19 (27-4-1939), Số 20

(4-5-1939), …Số 25 (8-6-1939), Số 26 (15-6-1939), …ra số cuối cùng (tháng 9-1939) thì bị đóng cửa.

– Đua Ngựa : báo xuất bản ở Sài Gòn từ năm 1939.

– Đuốc Công Lý : là phụ trương của báo Điển Tín xuất bản ở Sài Gòn thời kỳ 1935-39; do Nam Đình Nguyễn Thế Phương điều

hành; chủ trương đối lập ôn hòa; cộng tác bài vở gồm: Cao Văn Chánh (trợ bút, 1935-38)…

– Đuốc Nhà Nam (Le Flambeau d’Annam; 1928-37, 1945-73): nhật báo do Bùi Quang Chiêu và Dương Văn Giáo (tiến sĩ luật và

chánh trị học) chủ trương ở Sài Gòn năm 1928, với sự cộng tác của Trần Văn Ân, Lương Trung Nghĩa, Nguyễn Phan Long,

Nguyễn Văn Sâm…; chủ trương quyết liệt chống đối chủ nghĩa thực dân, chú ý bênh vực giới nông dân và lao động thành thị;

báo quán đặt tại số 38 rue de Rains, Saigon; các đời chủ nhiệm thời Pháp gồm: Nguyễn Phan Long, Nguyễn Văn Sâm…; chủ bút:

…Đào Trinh Nhất (1930-31)..; cộng tác bài vở thường xuyên gồm: Ái Lan (Lê Liễu Huê), Cẩm Tâm nữ sĩ, Hồng Tiêu (Nguyễn

Đức Huy), Lê Quang Liêm, Lê Trung Nghĩa, Lê Văn Vị (Vita, từ 1933), Lương Trung Nghĩa (từ thập niên 1930), Nam Đình

(Nguyễn Thế Phương), Nguyễn Văn Tạo, Phú Đức (Nguyễn Đức Nhuận), Quán Chi (Đào Trinh Nhất), Thiếu Sơn (Lê Sỹ Quý),
Thượng Tân Thị (Phan Quốc Quang, thơ)..; ngày 2-12-1935 báo ra Số 1 bộ mới; năm 1937 báo bị đình bản, đến tháng 9-1945

tái lập bộ mới.

– Đuốc Tuệ : tuần báo do Bắc Kỳ Phật Giáo Hội ấn hành mỗi thứ ba hàng tuần; báo quán đặt trong khuôn viên chùa Quán Sứ, ở

phố Richaud, Hà Nội; Số 1 ấn hành ngày 10-12-1935, Số 2 (17-12-1935), …Số 11 (25-2-1936), …Số 29 (30-6-1936), …Số 32

(21-7-1936), …Số 54 (1-2-1937), …Số 60 (1-5-1937), …Số 108 (15.5.1939), …Số 159 (1-7-1941), …Số cuối cùng là 257-258 ra

ngày 15-8-1945; giá báo cả năm 1 đồng, nửa năm 0,5 đồng, mỗi số 3 xu; chủ nhiệm Nguyễn Năng Quốc (hội trưởng Bắc Kỳ Phật

Giáo Hội); chủ bút Thích Trung Thứ; phó chủ bút Thích Doãn Hải; quản lý Cung Đình Bính; cộng tác bài vở gồm: Bùi Kỷ, Đinh

Gia Thuyết, Đồ Nam Tử (Nguyễn Trọng Thuật), Đỗ Đình Nghiêm, Đỗ Trần Bảo, Phạm Văn Côn, Phan Đình Hòe, Thích Doãn Hải

(Dương Văn Hiền), Thích Thái Hòa, Thích Thanh Đặc, Thích Tố Liên, Thích Trung Thứ (Phan Trung Thứ), Thiều Chửu (Nguyễn

Hữu Kha), Trần Trọng Kim…

– Đuốc Văn Minh : báo ấn hành năm 1936, số cuối là Số 4 ra tháng 8-1936.

– Đuốc Vô Sản (Le Flambeau du prolétaire): báo do cán bộ Đông Dương Cộng Sản Đảng thành lập và điều hành công khai trong

hai năm 1932-33 tại Sài Gòn; trong đó: Năm 1, …Số 3 ra ngày 20-5-1932, Số 4 (28-8-1932), Số 5 (3-10-1932)…

– Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp : nguyệt san Công giáo tại Hà Nội, hoạt động từ khoảng 1935.

– En Avant! : tên Pháp của báo quốc ngữ Bước Tới.

– EST (Nguyệt san Phương Đông): nguyệt san Pháp ngữ đặt tại số 18, rue de la Pépinière, Hanoi (tư gia luật sư Nguyễn Mạnh

Tường); thành lập và đồng chủ bút: Jean M. Hertrich và Nguyễn Mạnh Tường; cộng tác bài vở gồm: Đặng Phúc Thông, Jacques
M. Dauphin, Jacques Mery, Jean M. Hertrich, Jean Parchi, Jean Ruiz, Marc Francois Rey, Marguerite Triaire,Nguyễn Hữu Châu,

Nguyễn Mạnh Tường, Nguyễn Văn Tố, Phạm Duy Khiêm, Sam Sibdisy, Trần Văn Tùng…; giá mỗi số 50 xu; Số 1 ra tháng 1-1939.

…Số 3 (3-1939)…

– Excursions et reconnaissances – Cochinchine Francaise (Điều tra và khảo sát Nam Kỳ): tạp chí Pháp ngữ ấn hành tại Sài Gòn

thời kỳ 1879-90; trong đó: Số 1 ra tháng 12-1879, Số 2 đến Số 6 ra năm 1880, Số 7 đến 10 (1881), Số 11 đến 14 (1882), Số 15

và 16 (1883), Số 17 đến 19 (1884), Số 20 đến 24 (1885), Số 25 đến 29 (1886), Số 30 (1887), Số 31 (1889), Số 32 (1890).

– Extrême-Asie: revue indochinoise illustré: mensuelle (Viễn Á: tạp chí Đông Dương có hình): tạp chí Pháp ngữ xuất bản thời kỳ

1924-34.

– Extrême-Orient : xem: La Presse d’Extrême-Orient.

– Fédération des Syndicats : tên Pháp của tạp chí quốc ngữ Công Nông Hiệp Nhứt.

– Fléchettes : báo Pháp ngữ tại Hà Nội; giám đốc: Phùng Tất Đắc (Cố Nhi Tân, Lãng Nhân)…

– Football de Cochinchine : tên Pháp của báo quốc ngữ Bóng Tròn Nam Kỳ.

– France-Asie (Pháp Á): báo Pháp ngữ; cộng tác bài vở gồm: Cung Giũ Nguyên…

– France-Indochine (Đông Pháp): nhật báo Pháp ngữ.

– Gazette de l’Annam : tên Pháp của báo quốc ngữ Trung Bắc Tân Văn.

– Gia Định Báo (1865-1910): là tờ báo chữ quốc ngữ đầu tiên ở Việt Nam; thành lập theo nghị định ngày 1-4-1865 của quyền

thống đốc Nam Kỳ Pierre Roze. Tòa báo đặt tại Chợ Quán-Sài Gòn. Từ lúc đầu, báo do Ernest Potteau là thông ngôn tại Soái phủ
Nam Kỳ sang làm chánh tổng tài (1865-69), có các học giả Trương Vĩnh Ký, Paulus Huỳnh Tịnh Của, Tôn Thọ Tường cộng tác.

Lúc đầu báo hoàn toàn là một công báo, ra mỗi tháng một số vào ngày 15, có 4 trang. Nội dung có hai phần là phần công vụ (chỉ

dụ, nghị định, chỉ thị, thông tư, biên bản Hội đồng Quản hạt…) và phần tạp vụ (quảng cáo, lời rao, tin tức, trả lời đương đơn, án

Hội đồng xét lại…). Từ 16-9-1869, đô đốc Ohier cử Trương Vĩnh Ký làm chánh tổng tài kiêm chủ biên, Huỳnh Tịnh Của làm chủ

bút, có Trương Minh Ký, Tôn Thọ Tường làm biên tập viên. Từ đó Gia Định Báo ra mỗi tháng 2 số, 3 số, rồi ra hàng tuần; nội

dung cũng trở nên phong phú, sinh động hơn và thu hút độc giả với các bài thơ ca, khảo cứu, lịch sử, kiến thức kinh tế, canh

nông, sưu tầm, ca dao tục ngữ, cổ tích, truyện giải buồn…, trong đó có nhiều tác phẩm do độc giả khắp nơi gởi đến. Báo chú

trọng cổ động cho phát triển tân học, góp phần đưa chữ quốc ngữ dần dần phát triển sâu rộng trong dân chúng. Thời kỳ 1872-

1909, J. Bonet thay Trương Vĩnh Ký làm chánh tổng tài. Số 1 năm 1 ra ngày 15-4-1865, …Số 3 năm 1 (15-7-1865), Số 4 năm 1

(15-8-1865), …Số 5 năm 6 (16-2-1870), …Số 8 năm 6 (8-3-1870), …Số 11 năm 6 (8-4-1870), …Số 3 năm 10 (1-2-1874), …Số 39

năm 19 (13-10-1883), …Số 42 năm 45 (25-10-1909), …. Số cuối cùng ra ngày 1-1-1910. Cộng tác bài vở gồm: Đặng Thúc Liêng,

v.v…

– Giác Ngộ (Le Réveil): tuần báo Hán ngữ do Phật giáo thành lập tại Sài Gòn, hoạt động trong hai năm 1930-31; trong đó: …Số

16 ra ngày 21-9-1930, Số 17 (28-9-1930), Số 18 (5-10-1930)…

– Giáo Dục Tạp Chí : nguyệt san song ngữ Pháp-Việt ấn hành tại Huế từ năm 1941; thành lập và chủ nhiệm là họa sĩ Nguyễn

Khoa Toàn.
– Giải Phóng (La Libération): báo của Xứ ủy Nam Kỳ Cộng sản Đệ Tam lưu hành bí mật thời kỳ 1930-37 và 1944-45; trong đó:

…Số 8 (30-1-1930), …Số 31 (20-1-1936), …Số 33 (7-11-1936), Số 34 (16-12-1936)…

– Gió Mới : tạp chí ấn hành ở Hà Nội từ tháng 8-1945; cộng tác bài vở gồm: Nguyễn Khắc Hoạch (1945-46), v.v…

– Gió Mùa : báo tại Sài Gòn; hoạt động từ năm 1938; cộng tác bài vở gồm: Lư Khê (Trương Văn Em), Manh Manh (Nguyễn Thị

Kiêm)…

– Giới tu sĩ Đông Dương : tên Việt của nguyệt san Pháp ngữ Sacerdos Indosinensis.

– Hà Nội Báo : tuần báo ra ngày thứ tư, chuyên về văn học, do Lê Cường và Lê Tràng Kiều thành lập và điều hành; tòa báo đặt

tại số 88 Route de Huế, Hà Nội; báo in tại nhà in Lê Cường; Số 1 ra ngày 1-1-1936; giá mỗi số 3 xu; chủ nhiệm Lê Cường; chủ

bút Lê Tràng Kiều; thư ký tòa soạn kiêm biên tập Vũ Trọng Can; cộng tác bài vở gồm: Đỗ Huy Nhiệm, Huy Thông (Phạm Huy

Thông, thơ), Lê Tràng Kiều, Lưu Kỳ Linh (thơ), Lưu Trọng Lư, Mộng Tuyết (thơ), Nguyễn Nhược Pháp, Nguyễn Vỹ (thơ),

Nguyễn Xuân Huy (thơ), Nguyễn Xuân Sanh, Thanh Tịnh (thơ), Thái Can (thơ), Thinh Quang, Thúc Tề (Nguyễn Thúc Nhuận,

Lãng Tử), Trần Bình Lộc, Trương Tửu (Mai Viên, Nguyễn Bách Khoa), Vũ Trọng Phụng, Vương Kiều Ân (Anh Thơ)…; cuối năm

1937 báo bị đình bản; Lê Tràng Kiều và cộng sự ra tiếp tờ Tiểu Thuyết Thứ Năm để thay thế.

– Hà Nội Tân Văn : tuần báo văn chương tại Hà Nội thời kỳ 1939-45; chủ nhiệm Vũ Đình Dy; chủ bút Vũ Ngọc Phan; cộng tác bài

vở gồm: Bùi Hiển (1941), Đinh Hùng (Hoài Điệp Thứ Lang, Thần Đăng, 1943-45), Hằng Phương, Lưu Trọng Lư (1940), Ngô Tất

Tố, Nhượng Tống (Hoàng Phạm Trân, 1940), Phạm Văn Thứ (Mạnh Phú Tư, 1940-41), Phan Khắc Khoan, Thanh Tịnh (1941),

Tô Hoài (1940-41), Trần Tân Cửu (Trọng Lang, 1940-41), Xuân Tiên (1940-41)…
– Hà Thành Ngọ Báo : Số 1 ra ngày 1-6-1927, là nhật báo do cha con nhà kinh doanh Bùi Xuân Học, Bùi Xuân Thành thành lập ở

Hà Nội; năm 1929 giao cho Hoàng Tích Chu làm chủ bút, Đỗ Văn trình bày và lo việc ấn loát. Đỗ Văn áp dụng kỹ thuật trình bày

của báo chí Tây phương một cách xuất sắc vào hoàn cảnh và phương tiện Việt Nam. Hoàng Tích Chu thì chủ trương áp dụng

phổ biến lối hành văn mới theo cách viết báo của người Pháp, lối văn ngắn gọn, mạnh mẽ, sáng sủa, nhưng do cải tiến quá

mạnh nên lúc đầu không được giới độc giả bảo thủ ở Hà Nội chấp nhận, bị chê là quá vắn tắt, lai Tây, và cuối năm 1929 Hoàng

Tích Chu phải bỏ sang làm báo Đông Tây. Rồi về sau quen dần, độc giả thấy thích vì đó là lối văn thích hợp với báo chí. Các đời

chủ bút sau đó: …Lê Văn Hòe (Vân Hạc, 1936). Báo có sự cộng tác bài vở của: Lan Khai (Ngọ Báo), Lê Văn Bá i (J. Leiba, Thanh

Tùng Tử), Lê Văn Hòe (Vân Hạc), Mặc Đỗ (Đỗ Quang Bình), Ngân Giang (Đỗ Thị Quế), Nguyễn Vạn An (Ngọ Báo), Phan Thị Nga,

Phan Trần Chúc, Phùng Bảo Thạch, Tạ Đình Bính, Vũ Đình Chí (Tam Lang), Vũ Trọng Phụng… Đến Số 2100 (1934) thì Hà Thành

Ngọ Báo đổi tên thành Ngọ Báo, ra tiếp đến Số cuối 2620 vào tháng 6-1936.

– Hà Thành Thời Báo (Le Temps de Hanoi): tuần báo xuất bản ở Hà Nội thời kỳ 1937-39; do Lê Kế Huyên sáng lập và làm chủ

nhiệm, Trần Đình Tri quản lý. Lê Kế Huyên cho Trần Huy Liệu mướn từ 6-4-1937, nhưng Liệu biến báo thành cơ quan của Xứ

ủy Bắc Kỳ Cộng sản Đệ Tam nên đến tháng 8-1938, Huyên lấy báo lại và ra bộ mới từ ngày 29-8-1938 đơn thuần phản ánh thời

sự xã hội, hoạt động đến năm 1939.

– Hà Tĩnh Tân Văn : báo xuất bản tại Hà Tĩnh từ năm 1928.

– Hải Phòng : báo của Việt Nam Quốc Dân Đảng xuất bản bí mật ở Hải Phòng (1942-45).
– Hải Phòng Tuần Báo : do anh em Đỗ Xuân Mai, Đỗ Như Ngọc và gia đình (Nhà Mai Lĩnh) thành lập và điều hành, đặt tại số 60-

62 đường Paul Doumer (phố Cầu Đất), Hải Phòng; phóng viên biên tập gồm: Nguyễn Đức Phòng…; cộng tác bài vở gồm: Lan

Sơn (Nguyễn Đức Phòng, thơ), Ngô Tất Tố, Phùng Tất Đắc (Cố Nhi Tân, Lãng Nhân)…; Số 1 ấn hành năm 1934; Số 1 bộ mới ra

ngày 20-1-1935; hoạt động đến khoảng 1944; mỗi số 8 trang, giá 3 xu; giá báo 1 năm là 1$50.

– Hải-Thuyền (Le Navigateur): xem: IV- CÁC BÁO CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐÔNG DƯƠNG IN TẠI PHÁP (TRƯỚC NĂM 1945).

– Hãng Radio-Saigon : tạp chí in của Đài phát thanh Sài Gòn, với sự điều hành của văn sĩ Nguyễn Văn Cổn và nhạc sĩ Jean Tịnh…

– Hạnh Phúc : bán nguyệt san đặt tại Sài Gòn; trong đó: Số 1 ấn hành tháng 4-1941, …Số Xuân Giáp Thân 66-67 (16-1&1-2-

1944)…; cộng tác bài vở gồm: Lê Ngọc Trụ (1944)…

– Hình Vẽ : báo xuất bản ở Sài Gòn từ năm 1932.

– Hoan Châu Tân Báo : báo xuất bản ở Huế từ năm 1930.

– Hoàn Cầu Tân Văn : báo xuất bản ở Sài Gòn thời kỳ 1933-38.

– Hoạt Động : tuần báo ra ngày thứ sáu hàng tuần; đặt tại đường Chavignon, Hải Phòng; chủ nhiệm Dương Trọng Thực; Số 1 ra

năm 1935.

– Hommes de la classe pauvre : tên Pháp của báo quốc ngữ Người Lao Khổ.

– Họa Báo : báo xuất bản ở Sài Gòn thời kỳ 1932-33.

– Học Báo (L’école indochinoise): tạp chí sư phạm in song ngữ Pháp-Việt tại Hà Nội thời kỳ 1920-44, do Nguyễn Văn Vĩnh điều

khiển và được sự bảo trợ của Nha Tiểu học Bắc Kỳ, được lưu hành trong các trường tiểu học; quản lý Dương Phượng Dực.
– Học Báo (L’école indochinoise): tạp chí sư phạm do Lâm Hiệp Châu và Trần Văn Giàu thành lập và điều hành; in song ngữ

Pháp-Việt; tòa soạn đặt tại số 15 đường Eyriaud des Vergnes, Sài Gòn; Số 1 ra năm 1935; mỗi số 28 trang, giá 25 xu.

– Học Sinh : tuần báo ra ngày thứ năm, do Nguyễn Văn Tính và Phan Văn Giáo chủ trương tại Sài Gòn; Số 1 ra năm 1936; giá mỗi

số 4 xu.

– Học Sinh : tuần báo do Phạm Cao Củng và Nhà xuất bản Mai Lĩnh ấn hành ở Hà Nội từ 1939.

– Hồi Sinh : tên Việt của nguyệt san Pháp ngữ Résurrection.

– Hồn An Nam : tên Việt của báo Pháp ngữ L’Âme Annamite.

– Hồn Cách Mạng : báo hoạt động năm 1936 tại Hà Nội; cộng tác bài vở gồm: Nhượng Tống (Hoàng Phạm Trân, 1936), v.v…

– Hồn Nam Việt : xem: Việt Nam Hồn.

– Hồn Nam Việt : báo ấn hành từ năm 1926; số cuối là Số 14 ra tháng 3-1927.

– Hồn Nước : báo của Đoàn Thanh niên Cứu quốc xuất bản ở Cao Bắc Lạng từ 1943.

– Hồn Trẻ : tuần báo xuất bản ở Hà Nội do Nguyễn Mạnh Đang làm chủ nhiệm, chuyên giáo dục thanh thiếu niên và cổ động

tranh đấu đối lập; Số 1 ra ngày 15-4-1935; bộ mới ra từ 6-6-1936 đến Số 12 (8-1936) thì đình bản.

– Hợp Nhứt (L’Union): báo của Xứ ủy Nam kỳ Cộng sản Đệ Tam thực hiện trong năm 1937; trong đó: …Số 2 ra tháng 4-1937.

– Hưng Việt : báo do Hồ Văn Ngà thành lập và chủ bút ở Sài Gòn từ tháng 8-1945 đến 1946.

– Hướng Đạo : báo xuất bản ở Sài Gòn năm 1935-36.


– Hữu Thanh Tạp Chí : bán nguyệt san ấn hành không đều kỳ, do Hội Ái Hữu Công Thương Bắc Kỳ thành lập ở Hà Nội; Số 1 ra

ngày 1-8-1921, số cuối là Số 22 ra tháng 9-1924; chủ nhiệm Nguyễn Duy Hợi; chủ bút Nguyễn Khắc Hiếu (Tản Đà); biên tập

viên: Đào Trinh Nhất (1924), Ngô Đức Kế (1921-24), Nguyễn Mạnh Bổng; cộng tác bài vở gồm: Dương Quảng Hàm (Hải

Lượng), Đạm Phương nữ sử, Đào Trinh Nhất (Quán Chi), Nam Hương (Bùi Huy Cường), Ngô Đức Kế (1921-24), Nguyễn Mạnh

Bổng (Mân Châu), Nguyễn Tiến Lãng (1923-24), Phan Khôi (1920-24), Trần Tuấn Khải (Á Nam), Trịnh Đình Rư, Vũ Đình Long

(Phong Di, 1921)…

– Hy Sinh : báo xuất bản ở Sài Gòn năm 1938.

– Indépendant de Sài Gòn – Journal politique, liltéraire, commercial, et d’ annonces (Sài Gòn độc lập): báo Pháp ngữ về chính trị,

văn chương, thương mại và rao vặt; hoạt động từ khoảng 1881.

– Indochine (Đông Dương) : xem: L’Indochine.

– Indochine (Đông Dương): tuần báo Pháp ngữ tại Sài Gòn thời kỳ 1931-45; ghi chủ bút là André Malraux (?); cộng tác bài vở

gồm: Đỗ Xuân Hợp (1943-44), Lê Thành Khôi, Mạnh Quỳnh (1944), Ngô Quy Sơn (1944), giám mục Nguyễn Bá Tòng (1936),

Nguyễn Hữu Túc (1943), Nguyễn Phan Long (1944), Nguyễn Phước Ưng Quả (1944), Nguyễn Tiến Lãng, Nguyễn Triệu, Nguyễn

Văn Huyến (1943-44), Nguyễn Văn Tố (1944), Nguyễn Văn Vĩnh (1944), bác sĩ Nguyễn Xuân Chữ (1944), Phạm Duy Khiêm

(1943), Phạm Quỳnh (1944), Trần Đăng (1942), Trần Văn Giáp…

– Indochinoise : xem: La Revue Indochinoise (Đông Dương tạp chí).


– Ích Hữu (Ích Hữu Tuần Báo): tuần báo văn chương phát hành ngày thứ ba, do Lê Văn Trương và Vũ Đình Long thành lập ở Hà

Nội; in tại Tân Dân Thư Quán; chủ nhiệm Vũ Đình Long; chủ bút Lê Văn Trương; phụ tá chủ bút về thơ: Lê Văn Bá i; cộng tác bài

vở gồm: Lê Văn Bá i (J. Leiba, thơ), Nguyễn Đình Thạc (Như Phong), Phùng Tất Đắc (Cố Nhi Tân, Lãng Nhân), Trúc Khê (Ngô Văn

Triện), Trương Tửu (Nguyễn Bách Khoa)…; giá mỗi số báo 5 xu, nửa năm 1$25, cả năm 2$50; đã ra được 110 số, từ Số 1 (25-2-

1936) đến Số 110 (30-3-1938); ngoài ra cũng phát hành thêm Phụ Trương Tiểu Thuyết Lịch Sử Ích Hữu Tuần Báo.

– Journal de la rénovation du peuple – Politique, littéraire, économique : tên Pháp của báo quốc ngữ Tân Dân Báo.

– Journal de Saigon : tên Pháp của tuần báo quốc ngữ Sài Thành Nhật Báo.

– Journal des Étudiants Annamite de Toulouse : xem: IV- CÁC BÁO CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐÔNG DƯƠNG IN TẠI PHÁP (TRƯỚC

NĂM 1945).

– Journal des travailleurs annamites : tên Pháp của báo quốc ngữ Việt Nam Lao Động Báo.

– Journal judiciaire de l’Indochine française (Tạp chí Tư pháp Đông Dương): tạp chí Pháp ngữ do Nha Tư pháp Đông Dương ấn

hành mỗi tháng trong thời kỳ 1890-1944.

– Journal officiel de l’indochine Française : do Francois-Henri Schneider thành lập và làm giám đốc, kiêm chủ nhiệm tại Sài Gòn;

các số (numéros): 1re année, n°1 (3 janv. 1889), …62e année, n°20 bis (9 mars 1945), …n°1 (2 juin 1945), …n°14 (4 août

1945), …62e année, n.s. n°1 (15 nov. 1945), …63e année, n° 26 (28 juin 1951); …Số cuối ra năm 1951.

– Justice (Công lý): báo Pháp ngữ ở Sài Gòn thời kỳ 1926-54, là cơ quan của Phân bộ Đảng Xã hội Pháp tại Đông Dương; cộng

tác bài vở gồm: Nguyễn Văn Sinh, Phan Thanh, v.v…


– Kẻ bất trị : tên Việt của báo Pháp ngữ L’Incorrigible.

– Kẻ ngộ nghĩnh : tên Việt của báo Pháp ngữ Le Rigolo.

– Khai Hóa (Khai Hóa Nhật Báo): do Bạch Thái Bưởi thành lập ở Hà Nội; Số 1 ra ngày 15-7-1921, số cuối là Số 1751 ra ngày 31-

8-1927; Ban biên tập gồm: Trần Tuấn Khải (Á Nam)…; cộng tác bài vở gồm: Doãn Kế Thiện, Nam Hương (Bùi Huy Cường),

Nhượng Tống (Hoàng Phạm Trân, 1921), v.v…

– Khai Trí Tiến Đức Tập San : là cơ quan ngôn luận của Hội Khai Trí Tiến Đức tại Hà Nội; ấn hành ba tháng một số trong thời kỳ

1940-44; cộng tác bài vở gồm: Bùi Hữu Diên, Bùi Kỷ, Dương Quảng Hàm, Hoàng Minh Giám (Chu Thiên), Hoàng Xuân Hãn,

Nguyễn Công Tiễu, Nguyễn Đỗ Mục, Nguyễn Mạnh Tường, Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân, Trần Văn

Giáp…

– Khắp nơi : tên Việt của báo Pháp ngữ Partout.

– Khoa Học : tạp chí được thành lập năm 1941 tại Hà Nội, hoạt động đến khoảng năm 1945; nhóm sáng lập và điều hành gồm:

Đặng Phúc Thông, Đặng Thai Mai, Hoàng Minh Giám, Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Duy Thanh, Nguyễn Đình Thụy, Nguyễn Thúc

Hào, Nguyễn Xiển (chủ bút), Ngụy Như Kon Tum, Tạ Quang Bửu; cộng tác bài vở gồm: Ðông Xuyên (Nguyễn Gia Trụ, thơ)…

– Khoa Học Phổ Thông : bán nguyệt san ấn hành tại Sài Gòn; Số 1 ra năm 1934; từ Số 125 (11-1939) đổi thành nguyệt san; số

cuối là Số 158 ra tháng 12-1942.

– Khoa Học Tạp Chí : xuất bản tại Hà Nội; Số 1 ra năm 1923, Số cuối 156 ra tháng 5-1926.
– Khoa Học Tạp Chí : do Nguyễn Công Tiễu thành lập và điều hành tại Sài Gòn; Số 1 ra năm 1931, Số cuối 232 ra tháng 7-1940;

cộng tác bài vở gồm: Nguyễn Đức Quỳnh…

– Khuyến Học : tạp chí ấn hành tại Hà Nội từ năm 1941; cộng tác bài vở gồm: Phan Văn Dật (Thường Nga Phố, Tiêu Lang), Trúc

Khê (Ngô Văn Triện), v.v…

– Khuynh Diệp : báo ấn hành tại Huế năm 1933, số cuối là Số 13 ra tháng 10-1933.

– Kiến Văn : tuần san tại Sài Gòn; số 1 ra ngày 29-12-1935.

– Kiến Văn Tùng Báo : đặt tại số 5 phố Phạm Phú Thứ, Hà Nội; chủ nhiệm kiêm quản lý Nghiêm Thượng Văn; Số 1 ra ngày 5-1-

1936.

– Kim Lai Tạp Chí : do Đào Duy Anh thành lập tại Huế, ngoài các chức năng của một tờ báo bình thường còn có mục đích quảng

cáo việc bán Dầu Khuynh Diệp của hãng Viễn Đề; Số 1 ra năm 1931, số cuối là Số 8 ra tháng 6-1932.

– Kinh tế Đông Dương (Đặc san~): tên Việt của báo Pháp ngữ L’Argus économique d’Indochine.

– Kinh Tế Tân Văn : tạp chí do Phạm Bá Nguyên chủ trương tại Huế năm 1936.

– Kịch Bóng (Ciné Théâtre): tuần báo điện ảnh, đặt tại số 30 đường Aviteur Garros, Sài Gòn; giám đốc là bà Song Thu; chủ

nhiệm Bùi Văn Còn; Số 1 ấn hành năm 1935, Số cuối ra ngày 28-8-1937; mỗi số 16 trang, giá 10 xu.

– Kịch Trường Tạp Chí : xuất bản ở Sài Gòn; Số 1 ra năm 1927; bộ mới Số cuối 64 ra tháng 6-1929.

– Kỳ Lân Báo : báo ấn hành tại Sài Gòn trong hai năm 1928-29; chủ nhiệm Bùi Ngọc Thự; cộng tác bài vở gồm Lâm Tấn Phác

(Đông Hồ)…
– Kỷ Yếu Bắc Kỳ Phật Giáo Hội : Số 1 ấn hành tháng 5-1935; ra tiếp được Số 2 và Số 3 thì đình bản, để thay bằng Tạp chí Đuốc

Tuệ được ấn hành tháng 12-1935.

– Kỷ Yếu Hội Khuyến học Nam Kỳ (Bulletin de la Société d’Enseignement Mutuel): Tập kỷ yếu của Hội Khuyến học Nam Kỳ ấn

hành thời kỳ 1942-57 tại Sài Gòn; từ năm 1946 thay từ Nam Kỳ bằng Nam Việt; trong đó: Số 1 ra tháng 1-1942, Số 2 (1-1943),

Số 3 (1-1949), Số 4 (1-1952), Số 5 (1-1953), Số 6 (1-1954); cộng tác bài vở gồm: Lê Ngọc Trụ (1942-54), Trúc Khê (Ngô Văn

Triện, 1942-45)…

– Kỷ Yếu Hội Trí Tri Bắc Kỳ : tên Việt của tạp chí Pháp ngữ Bulletin de la Société d’Enseignement Mutuel du Tonkin. (xem: Trí

Tri).

– Kỷ Yếu Nha Học Chính Đông Pháp : xuất bản ở Hà Nội.

– Kỷ Yếu Sở Địa dư Đông Dương : tên Việt của báo Pháp ngữ Mémoire Service Geologique Indochine.

– Kỷ Yếu Viễn Đông Bác Cổ Học Viện : tạp chí nghiên cứu văn hóa thuộc Viễn Đông Bác Cổ Học Viện ở Hà Nội; cộng tác bài vở

gồm: Nguyễn Văn Tố (Ứng Hòe), v.v…

– L’Abeille : tên Pháp của báo quốc ngữ Con Ong.

– L’Action Indochinois : báo Pháp ngữ, được xem là ‘tờ báo chánh thức đầu tiên của đạo Cao Đài’, do ký giả Cao Văn Chánh và

một số cộng sự thành lập tại Sài Gòn, hoạt động từ tháng 8-1928, nhưng do đăng nhiều bài chống chánh quyền thực dân nên

sau một thời gian ngắn bị rút giấy phép.

– L’Action ouvrière : tạp chí Pháp ngữ xuất bản tại Sài Gòn (1938-39).
– L’Alerte (Sự báo động): báo Pháp ngữ do Pierre Fauquenot điều hành từ năm 1934 cho đến khi bị đóng cửa tháng 12-1939 do

Fauquenot bị mật vụ Pháp bắt giữ với cáo buộc ‘làm gián điệp cho Nhật Bản’; báo quán đặt tại số 201 rue Fr. Louis, Saigon;

cộng tác bài vở gồm: Eugène Dejean de la Bâtie (1934-37)…

– L’Ami du Peuple : tên Pháp của báo quốc ngữ: Bạn Dân.

– L’Ami du Peuple Indochinois (Bạn dân Đông Dương): nhật báo Pháp ngữ tại Hà Nội; hoạt động khoảng 1927-33; cộng tác bài

vở gồm: Nguyễn Đắc Lộc (Mai Lâm, 1930-32), Nguyễn Thế Truyền (1927), Nguyễn Văn Cổn (thơ, 1931-32), Nguyễn Vỹ…

– L’Annam (1905-07): tên Pháp của báo quốc ngữ Đại Việt Tân Báo tại Hà Nội.

– L’Annam (1926-36): báo Pháp ngữ đối lập do luật sư Phan Văn Trường thành lập và điều hành, với sự cộng tác của ký giả

Eugène Dejean de la Bâtie. Báo quán đặt tại số 73 rue Mac-Mahon, Saigon. Sau khi đổi báo La Cloche Fêlée thành L’Annam ngày

6-5-1926, Phan Văn Trường định tranh thủ việc một đảng viên Đảng Xã hội Pháp là Alexandre Varenne đang làm toàn quyền

Đông Dương có khuynh hướng tương đối ôn hòa, để đẩy mạnh phát triển báo Pháp ngữ L’Annam chống Pháp mạnh mẽ hơn.

Tuy nhiên, chánh quyền thuộc địa lập tức trấn áp, bắt Nguyễn An Ninh (tháng 3-1926), Phan Văn Trường (25-7-1927) và đóng

cửa báo LAnnam. Đến 12-1-1928, Báo L’Annam lại được Cao Văn Chánh tục bản, vẫn theo đường lối chống Pháp như trước.

Báo ra được vài số thì bị thống đốc Nam Kỳ Blanchard de la Brosse ra lệnh truy tố, bắt giam tất cả Ban quản trị và cộng sự viên

báo L’Annam và cấm tiệt báo từ đó. Tuy nhiên báo vẫn tiếp tục được phát hành không công khai cho đến tận năm 1936. Cộng

tác bài vở gồm: Eugène Dejean de la Bâtie, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Phó (1926), Phan Thanh, Phan Văn Trường, Tạ Thu Thâu,

Thạch Lan (Cao Văn Chánh)…


– L’Annam Nouveau (Tân An Nam): báo Pháp ngữ ấn hành tại Hà Nội từ năm 1931 đến 1933, do Nguyễn Văn Vĩnh thành lập và

làm chủ nhiệm kiêm chủ bút; có khuynh hướng thân chánh quyền; cộng tác bài vở gồm: Lê Thăng, Lê Văn Bá i (J. Leiba, thơ),

Nguyễn Khắc Kham, Nguyễn Nhược Pháp, Trần Văn Tùng…; trong đó: …2e année: …n° 149 (3 juillet 1932), …3e année: …n°

259 (30 juillet 1933), n° 260 (3 août 1933), n° 261 (6 août 1933)…

– L’Annam nouveau : tên Pháp của báo quốc ngữ Tân Việt Nam.

– L’Annam Scolaire : tên Pháp của báo quốc ngữ An Nam Học Báo.

– L’Appel (organe de combat indochinois): xem: IV- CÁC BÁO CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐÔNG DƯƠNG IN TẠI PHÁP (TRƯỚC NĂM

1945).

– L’argus Indochinois (Đặc san Đông Dương): báo Pháp ngữ tại Hà Nội; hoạt động khoảng 1927-30; cộng tác bài vở gồm:

Nguyễn Đắc Lộc (Mai Lâm, 1927-30), v.v…

– L’Argus économique d’Indochine (Đặc san kinh tế Đông Dương): tuần báo kinh tế Pháp ngữ xuất bản từ năm 1930; tòa báo đặt

tại số 35bis, rue D’Espagne, Saigon; mỗi số báo có 14 trang, phân nửa là nội dung, còn lại là các trang quảng cáo; trong đó: 1e

Année: N1 (ra ngày 13-3-1930), N2 (20-3-1930), N3 (27-3-1930), N4 (3-4-1930), …N17 (3-7-1930), N18 (10-7-1930), N19

(24-7-1930), N20 (31-7-1930), N21 (7-8-1930), N22 (21-8-1930), N23 (28-8-1930), N24 (4-9-1930)…

– L’Asie Nouvelle Illustrée (Tân Á minh họa tạp chí): báo Pháp ngữ xuất bản ở Sài Gòn thời kỳ 1931-39; trợ bút là Hoàng Trọng

Miên (1937-39); cộng tác bài vở chủ yếu là các tác giả ngoại quốc; người Việt cộng tác bài vở gồm: Lê Văn Vị (Vita), Nguyễn

Tiến Lãng…
– L’Avant-garde : tên Pháp của báo quốc ngữ Tiền Quân của Cộng sản đệ tứ (1930-37).

– L’avant Garde (organe des travailleurs et du peuple indochinois): báo Pháp ngữ của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương

tổ chức xuất bản ở Sài Gòn, từ 29-5-1937 đến tháng 8-1937 ra được 8 số thì bị cấm; cộng tác bài vở gồm: Nguyễn Văn Nguyễn,

v.v…; trong đó: 1ère année: n°6 (30 juin 1937)…; tháng 9-1937 Cộng sản đệ tam thành lập báo Le Peuple để thay thế.

– L’Avenir : tên Pháp của tạp chí quốc ngữ Tương Lai.

– L’Avenir du Tonkin (Tương lai Bắc Kỳ): nhật báo Pháp ngữ do Francois-Henri Schneider thành lập và giám đốc tại Hà Nội từ

năm 1884, đến năm 1890 ra bộ mới, số cuối ra năm 1907.

– L’Âme Annamite (Hồn An Nam): xem: IV- CÁC BÁO CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐÔNG DƯƠNG IN TẠI PHÁP (TRƯỚC NĂM 1945).

– L’Écho annamite (Tiếng vọng An Nam): báo Pháp ngữ ghi tiêu đề là ‘L’Écho annamite – organe de défense des intérêts franco-

annamites’ (cơ quan bảo vệ quyền lợi Pháp-Việt); do Võ Văn Thơm thành lập và giám đốc tại Sài Gòn từ năm 1920, sau đó bán

lại cho các đời chủ tiếp theo làm giám đốc. Các đời giám đốc: Võ Văn Thơm (8-1-1920 đến 7-1921), Lê Thành Tường (19-7-

1921 đến 6-1922), Nguyễn Phan Long (29-6-1922 đến 10-1928), Eugène Dejean de la Batie (1-11-1928 đến 4-1931, 15-3-

1939 đến 1-1943), Nguyễn Đình Nhơn (6-1-1943 đến 2-1944), Nguyễn Chánh Chiếu (24-2 đến 14-9-1944). Các đời quản lý:

Nguyễn Kim Đính (tháng 10-1924 đến 1-1925), Trần Quang Nghiêm (tháng 2 đến 4-1925), Nguyễn Háo Vĩnh (tháng 4-1925

đến 10-1928), Dejean de la Batie (tháng 11-1928 đến 4-1931, tháng 1-1943), Nguyễn Văn Cổn (trưởng ban nhân viên Tòa

soạn, 1939-44). Cộng tác bài vở gồm: Dương Văn Lợi, Eugène Dejean de la Bâtie (1924-31, 1939-44), Hướng Truyền, Lê Thành

Tường, Lễ Lộc, Ngô Trực Luận, Nguyễn Chánh Chiếu, Nguyễn Đình Nhơn, Nguyễn Phan Long, Nguyễn Văn Cổn (từ 1936), Vân
Thế Hội, Võ Văn Thơm… Lúc đầu báo ra mỗi tuần ba số vào thứ ba, thứ năm thứ bảy; giá mỗi số 10 xu; và đặt Tòa soạn tại số

63, rue Pellerin, Saigon. Đến tháng 1-1924, Tòa soạn chuyển về số 71, rue Mac Mahon, Saigon; từ 22-5-1925 chuyển về số 64,

Boulevard Bonnard, Saigon. Từ 25-9-1925, số báo 94 bộ mới thứ 2, năm thứ 5, chuyển thành nhật báo. Đến 18-10-1928, Tòa

soạn chuyển về số 186, rue d’Espagne, Saigon; từ 30-9-1929 chuyển về số 59E, rue Colonel Grimaud, Saigon. Từ số báo ngày

18-3-1931, tòa soạn chuyển về đường Rue de Reims, Saigon, và trở lại phát hành mỗi tuần ba số vào thứ hai, thứ tư và thứ sáu.

Ngày 23-4-1931, vừa phát hành Số A12-N1689 thì báo bị đóng cửa, do trước đó đăng nhiều bài quyết liệt chống chánh quyền.

Mãi đến 15-3-1939, Eugène Dejean de la Batie mới xin được giấy phép tục bản lại báo, với cam kết phải đáp ứng những đòi hỏi

của ban kiểm duyệt báo chí dưới chế độ thân Pétain, ra Số 1 Bộ mới thứ 3; mỗi tuần cũng ra ba số vào thứ hai, thứ tư, thứ sáu;

đặt tòa soạn tại số 92, rue Pellerin, Saigon. Đến 15-5-1939, tòa soạn lại chuyển về số 248, rue de la Grandière, Saigon. Từ ngày

3-3-1943 (A24,N561,SER3) báo giảm kỳ phát hành để trở thành tuần báo. Từ 24-2-1944, tòa soạn chuyển về số 9/19 Ruelle

Farinolle, Saigon và ra Số 1 Bộ mới thứ 4, cho đến 14-9-1944 thì đình bản. Một số số báo ghi dấu ấn chuyển tiếp: Bộ thứ 1: Số 1

(Annee 1-Numéro 1, Võ Văn Thơm làm chủ) ra ngày 8-1-1920, A1-N2 (10-1-1920), A1-N3 (13-1-1920), …A1-N138 (30-12-

1920), A1-N139 (4-1-1921), A2-N140 (6-1-1921), …A2-N214 (19-7-1921, Lê Thành Tường làm chủ), …A2-N280 (31-12-

1921), A2-N281 (5-1-1922), A2-N282 (7-1-1921), …A3-N315 (30-3-1922), …A3-N348 (27-6-1922), A3-N349 (29-6-1922,

Nguyễn Phan Long làm chủ), …A3-N425 (6-1-1923), A3-N426 (9-1-1923), A4-N427 (11-1-1923), A4-N428 (13-1-1923); Bộ

thứ 2: A5-N1 (28-1-1924), A5-N2 (30-1-1924), …A5-N93 (19-9-1924), A5-N94 (25-9-1924, chuyển thành nhật báo), A5-N95

(26-9-1924), A5-N96 (27-9-1924), …A5-N173 (31-12-1924), A5-N174 (2-1-1925), …A5-N187 (17-1-1925), A5-N188 (19-1-
1925), A6-N189 (20-1-1925), A6-N190 (21-1-1925), …A6-N469 (30-12-1925), A6-N470 (31-12-1925), A6-N471 (4-1-1926),

A6-N472 (5-1-1926), … A6-N517 (2-3-1926), A6-N518 (3-3-1926), A7-N519 (4-3-1926), A7-N520 (5-3-1926), …A7-N768 (30-

12-1926), A7-N769 (31-12-1926), A8-N770 (3-1-1927), A8-N771 (4-1-1927), …A8-N1061 (30-12-1927), A8-N1062 (31-12-

1927), A9-N1063 (3-1-1928), A9-N1064 (4-1-1928), …A9-N1312 (31-10-1928), A9-N1313 (5-11-1928, Eugène Dejean de la

Batie làm chủ), …A9-N1357 (28-12-1928), A9-N1358 (29-12-1928), A10-N1359 (2-1-1929), A10-N1360 (3-1-1929), … A10-

N1383 (30-12-1929), A10-N1384 (31-12-1929), A11-N1385 (2-1-1930), A11-N1386 (4-1-1930), … A11-N1644 (30-12-1930),

A11-N1645 (31-12-1930), A12-N1646 (2-1-1931), A12-N1647 (3-1-1931), … A12-N1676 (10-2-1931), A12-N1677 (11-2-

1931), A12-N1678 (12-2-1931), A12-N1679 (18-3-1931, mỗi tuần ra thứ hai, thứ tư, thứ sáu), A12-N1680 (20-3-1931), A12-

N1681 (23-3-1931), … A12-N1689 (23-4-1931, bị đóng cửa); Bộ thứ 3:A20-N1-SER3 (15-3-1939), A20-N2-SER3 (17-3-1939),

…A20-N115-SER3 (27-12-1939), A20-N116-SER3 (29-12-1939), A21-N117-SER3 (3-1-1940), A21-N118-SER3 (5-1-1940),

…A21-N261-SER3 (27-12-1940), A21-N262-SER3 (30-12-1940), A22-N262-SER3 (3-1-1941), A22-N264-SER3 (6-1-1941),

…A22-N403-SER3 (26-12-1941), A22-N404-SER3 (29-12-1941), A23-N405-SER3 (2-1-1942), A23-N406-SER3 (5-1-1942),

…A23-N545-SER3 (28-12-1942), A23-N546-SER3 (30-12-1942), A24-N547-SER3 (4-1-1943), A24-N548-SER3 (6-1-1943,

Nguyễn Đình Nhơn làm chủ), …A24-N561-SER3 (3-3-1943, đổi thành tuần báo), …A24-N601-SER3 (23-12-1943), A24-N602-

SER3 (30-12-1943), A25-N603-SER3 (6-1-1944), A25-N604-SER3 (13-1-1944), A25-N605-SER3 (20-1-1944), A25-N606-SER3

(10-2-1944). Bộ thứ 4: A25-N1-SER4 (24-2-1944, Nguyễn Chánh Chiếu làm chủ), A25-N2-SER4 (2-3-1944), …A25-N27-SER4

(7-9-1944), A25-N28-SER4 (14-8-1944, số cuối cùng).


– L’école indochinoise : xem: Học Báo.

– L’Effort (Cố gắng): báo Pháp ngữ xuất bản ở Huế từ năm 1937.

– L’Effort : tạp chí Pháp ngữ xuất bản ở Hà Nội trong hai năm 1937-38.

– L’Effort Indochinois (Nỗ lực Đông Dương): báo Pháp ngữ do Vũ Đình Dy thành lập và điều hành tại Hà Nội từ năm 1937; cộng

tác bài vở gồm: Đinh Xuân Tiếu…; trong đó: …Số 156 (20-10-1939)…

– L’Épi de Riz : tên Pháp của báo quốc ngữ Nhành Lúa.

– L’Ere nouvelle : tên Pháp của báo quốc ngữ Nhựt Tân Báo.

– L’Ère Nouvelle (Nhựt Tân Báo): báo Pháp ngữ đối lập, do Đông Dương lao động Đảng (Parti travailliste annamite) ấn hành tại

Sài Gòn (1922-29); cộng tác bài vở gồm: Cao Văn Chánh (Thạch Lan, 1926-27)…

– L’Essor Indochinois (Đông Dương Cất Cánh): báo Pháp ngữ đối lập tại Sài Gòn, do cô Tâm Kính là một thiếu nữ vừa đậu tú tài,

rất giỏi Pháp ngữ làm chủ bút; do ký giả Cao Văn Chánh thành lập và chủ nhiệm từ năm 1924, đến tháng 8-1926 bị chánh

quyền Pháp ra lệnh đình chỉ hoạt động; đến tháng 10-1926 ra báo trở lại nhưng chỉ được vài số thì bị rút hẳn giấy phép; cộng

tác bài vở gồm: Cao Văn Chánh (Thạch Lan), Dejean de la Bâtie, Tâm Kính…

– L’Essor Indochinois (Đông Dương Cất Cánh): báo Pháp ngữ thân chánh quyền, xuất bản tại Hà Nội từ năm 1935, đến năm

1939 bị Nhật giải thể; cộng tác bài vở gồm: Trần Minh Tước (1935-38)…

– L’Étincelle : tên Pháp của báo quốc ngữ Tia Sáng.


– L’Eveil Economique de l’Indochine : tuần báo Pháp ngữ xuất bản từ năm 1917; trong đó: …2 année, Numéro 49 (19-5-1918)…;

đặt tòa soạn tại số 19, rue Catinat, Saigon, và chi nhánh tại số 51, rue Paul Bert, Hanoi; giám đốc kiêm chủ nhiệm H.

Cucherousset…

– L’Exposition de Hanoi (Đấu xảo Hà Nội): xem: IV- CÁC BÁO CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐÔNG DƯƠNG IN TẠI PHÁP (TRƯỚC NĂM

1945).

– L’Extrême-Orient : tên Pháp của tuần báo quốc ngữ Đông Phương.

– L’Hebdomadaire de la Femme : tên Pháp của báo quốc ngữ Nữ Lưu Tuần Báo.

– L’Impartial (Trung lập): vốn là tuần báo Pháp ngữ L’Impartial đặt tại Phnom Penh; đến năm 1917 được phó thống đốc Nam

Kỳ Ernest Outrey mua lại để chuyển báo quán về Sài Gòn và trở thành nhật báo; lúc đầu đặt tòa soạn tại số 25-27 rue Catinat

(~đường Tự Do/Đồng Khởi), Saigon; sau đó chuyển về số 64 rue Catinat; giám đốc chánh trị Ernest Outrey; chủ bút: Henry

Chavigny de Lachevrotière (1917-26), …Phạm Văn Ký (1935)…

– L’Incorrigible (Kẻ bất trị): bán nguyệt san Pháp ngữ ấn hành ngày mồng một và rằm mỗi tháng; đặt tại số 8 phố Carnot, Hà

Nội; chủ nhiệm Từ Bộ Hứa; Số 1 ấn hành năm 1934; giá báo mỗi số 5 xu, giá 1 năm là 1$00, giá nửa năm 0$50.

– L’Indépendance Tonkinoise (Độc lập Bắc Kỳ): tập san Pháp ngữ tại Hà Nội; giám đốc Alfonso Le Vasseur; Số 1 ra năm 1889,

…số cuối có lẽ là Số 14785 (1943, 3 jul).

– L’Indochine (Đông Dương): nhật báo Pháp ngữ do André Malraux và luật sư Paul Monin thành lập và đồng chủ nhiệm tại Sài

Gòn; đứng tên giám đốc quản lý là Maurice Dejean de la Batie; Số 1 ra ngày 17-6-1925, …Số 6 (23-6-1925)…; kêu gọi ‘một chế
độ công bằng hơn, nhân đạo hơn, cho phép người dân Việt Nam được bảo vệ bởi những luật lệ y như người Pháp, được hưởng

những quyền tự do cá nhân như người Pháp’; ra được 49 số trong hai tháng thì bị chánh quyền gây khó khăn trong việc in ấn

nên sau vài số nhật báo bị bỏ vì không nhà in nào dám làm bản kẽm để in vì chắc chắn sau đó cũng bị đục bỏ, nên phải đình bản

vào ngày 14-8-1925 (n°49); cộng tác bài vở gồm: Nguyễn An Ninh, Phan Châu Trinh, Tạ Thu Thâu…

– L’Indochine enchaînée (Đông Dương bị xiềng): báo Pháp ngữ do luật sư Paul Monin và André Malraux thành lập và đồng chủ

nhiệm tại Sài Gòn, tục bản từ báo L’Indochine (Đông Dương) sau khi được Nhóm Nguyễn An Ninh mua tặng bộ chữ in; mỗi tuần

ra hai số; Số 1 ra ngày 4-11-1925; đến 24-2-1926 thì đình bản.

– L’Indochine nouvelle : tuần báo Pháp ngữ do Hội Nghiên cứu kinh tế Nam Kỳ (Société d’Etudes Economiques Cochinchinoises)

xuất bản tại Sài Gòn từ tháng 11-1924 đến 12-1926; là một phụ bản của tuần báo Bulletin financier de l’Indochine; tòa soạn đặt

tại số 16, rue Colombert, Saigon; giám đốc chánh trị G. Sipière; chủ nhiệm Hoàng Nhữ Nam; cộng tác bài vở gồm: Lê Trung

Nghĩa, v.v…; giá mỗi số 30 xu, giá một năm 15$; từ tháng 1-1927 sáp nhập với Bulletin financier de l’Indochine thành Bulletin

financier de l’Indochine et L’Indochine nouvelle réunis; đến tháng 6-1927 lại tách ra hai tờ riêng như cũ; trong đó: …2e Année:

…A2-N25 (28-2-1925), …A2-N38 (29-5-1925), …A2-N40 (12-6-1925), …A2-N51 (28-8-1925)…

– L’Information économique de Cochinchine : tên Pháp của báo quốc ngữ Nam Kỳ Kinh Tế Báo.

– L’Offensive : tên Pháp của báo quốc ngữ Tấn Công.

– L’Opinion : tên Pháp của báo quốc ngữ Công Luận Báo/Công Luận.
– L’Opinion (Công Luận): báo Pháp ngữ là hậu thân của tờ Semaine Colonial (tuần báo Thuộc địa); đặt tòa soạn tại số13-15 rue

Catinat (~đường Tự Do/Đồng Khởi), Saigon; hoạt động từ năm 1897 đến 1939; đến năm 1916 phát hành thêm tờ Công Luận

Báo bằng quốc ngữ; đến năm 1921 chuyển tòa soạn về số 146 rue Pellerin (~đường Pasteur), với Lucien Héloury làm giám đốc

chánh trị, Pierre Jeantet làm chủ biên, Albert Oudot làm quản lý, M. Agier và I. Isidore biên tập; đến năm 1922 mở thêm văn

phòng tại số số 71 rue Catinat.

– L’Union : tên Pháp của báo quốc ngữ Hợp Nhứt (1937),

– L’Union : tên Pháp của báo quốc ngữ Liên Hiệp (1930).

– La cloche du matin : tên Pháp của nhật báo quốc ngữ Thần Chung.

– La Cloche Fêlée (Cái chuông rè, 1923-26): lấy tiêu đề ‘Cơ quan tuyên truyền cho những tư tưởng Pháp’, là tờ báo Pháp ngữ do

Nguyễn An Ninh thành lập, viết báo, biên tập và đích thân tham gia bán báo để tiếp thu dư luận độc giả và quần chúng; đồng

thời nhờ Eugène Dejean de La Bâtie đứng tên giám đốc. Số đầu ra ngày 10-12-1923, bắt đầu quá trình trực diện công kích chế

độ thực dân Pháp, chủ trương xây dựng nền văn hóa dân tộc, chống lại chủ thuyết Pháp-Việt đề huề, hô hào thống nhất hành

động giữa vô sản Pháp và nhân dân thuộc địa để chống lại kẻ thù chung là thực dân và phong kiến. Báo La Cloche Fêlée nhanh

chóng được đông đảo trí thức và thanh niên Việt Nam thời đó ủng hộ và cộng tác, ngược lại chánh quyền Pháp hết sức căm tức.

Báo có sự cộng tác bài vở của nhiều cây bút gồm: Eugène Dejean de la Bâtie, Lê Văn Thử (Việt Tha), Nguyễn An Ninh, Phan

Thanh, Phan Văn Hùm, Phan Văn Trường, Trần Văn Thạch… Do bị Pháp gây nhiều khó khăn, tháng 6-1924 Nguyễn An Ninh
giao cho luật sư Phan Văn Trường làm giám đốc, với tiêu đề mới là ‘Cơ quan tuyên truyền dân chủ’. Từ 6-5-1926, Phan Văn

Trường đổi tên báo thành L’Annam.

– La Dépêche : tên Pháp của nhật báo quốc ngữ Điển Tín.

– La Dépêche (La Dépêche d’Indochine, Điển Tín): nhật báo Pháp ngữ do Henry Chavigny de Lachevrotière thành lập và điều

hành từ năm 1928 đến tháng 3-1945 đình bản khi Nhật đảo chánh Pháp; báo quán đặt tại số 25 rue Catinat (~đường Tự

Do/Đồng Khởi), Saigon; cùng với bản Việt ngữ Điển Tín là tờ báo đạt được số lượng phát hành cao nhất tại Sài Gòn (và cả Đông

Dương) thời ấy.

– La Gauche communiste indochinoise : tên Pháp của báo quốc ngữ Đông Dương Tã Phái Cộng Sản Báo.

– La Gazette de Huế (Nhật báo Huế): nhật báo Pháp ngữ do Bùi Huy Tín và Phạm Văn Ký chủ trương tại Huế từ năm 1936 đến

1939, với sự cộng tác của Đào Đăng Vỹ, Hoài Thanh, Nam Trân và Trần Điền; chủ nhiệm Bùi Huy Tín; chủ bút: Phạm Văn Ký

(1936-38), Nguyễn Tiến Lãng (1938-39); cộng tác bài vở gồm: Bùi Huy Tín, Cung Giũ Nguyên, Đào Đăng Vỹ, Hoài Thanh, Nam

Trân, Nguyễn Tiến Lãng, Phạm Văn Ký, Trần Điền…

– La Jeunesse : tên Pháp của báo quốc ngữ Thanh Niên.

– La Jeune Indochine (organe du parti Jeune Annam): tạp chí Pháp ngữ xuất bản tại Sài Gòn thời kỳ 1927-28; trong đó: Số 1 ra

ngày 10-11-1927, số cuối ra ngày 19-1-1928.

– La Libération : tên Pháp của báo quốc ngữ Giải Phóng.

– La Liberté (Tự do): báo Pháp ngữ xuất bản tại Sài Gòn thời kỳ 1921-28.
– La Libre Cochinchine (Tự do Nam Kỳ): báo xuất bản tại Sài Gòn từ năm 1922; trong đó: 4e année: n°552 (26 décembre

1925)…

– La Lutte (Tranh đấu): báo Pháp ngữ do Tạ Thu Thâu thành lập tháng 4-1933 ở Sài Gòn nhân cuộc vận động tranh cử Hội đồng

thành phố Sài Gòn, nhằm ủng hộ liên danh Sổ Lao Động. Báo có sự cộng tác của ba nhóm: nhóm quốc gia (Nguyễn An Ninh,

Phan Văn Hùm, Trịnh Hưng Ngẫu…), nhóm Cộng sản đệ tam (Dương Bạch Mai, Nguyễn Văn Nguyễn 1934-37, Nguyễn Văn

Tạo…) và nhóm Tả Đối Lập Troskist (Tạ Thu Thâu, Trần Văn Thạch, Hồ Hữu Tường, Lê Văn Thử tức Việt Tha…). Báo ra được 4

số rồi ngưng 16 tháng, đến tháng 10-1935 lại ra tiếp số 5 cho đến năm 1939. Một vài số báo: …3e année: n°67 (14 janvier

1936)… Báo La Lutte tiếp nối La Cloche Fêlée, L’Annam, chống các chánh sách cai trị của thực dân Pháp, đòi tự do dân chủ, toàn

xá chánh trị phạm, phát động tổ chức phong trào Đông Dương Đại Hội sôi nổi năm 1936, đạt nhiều kết quả to lớn. Sau đó, nội

bộ La Lutte phân hóa. Do khác quan điểm lập trường nên nhóm Cộng sản Đệ Tam tách ra lập riêng tờ L’Avant garde ngày 29-5-

1937 rồi sau đó đổi thành tờ Le peuple do Nguyễn Văn Tạo, Nguyễn Văn Nguyễn, Trần Văn Kiệt phụ trách theo cộng sản. La

Lutte lại thành tờ báo riêng của nhóm Tả Đối Lập cho đến 1939 thì bị cấm.

– La Lutte acharnée : tên Pháp của báo quốc ngữ Phấn Đấu.

– La Lutte ouvrière : tên Pháp của báo quốc ngữ Thợ Thuyền Tranh Đấu.

– La Lutte ouvrière : tên Pháp của báo quốc ngữ Tranh Đấu.

– La Nation Annamite :
IV- CÁC BÁO CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐÔNG DƯƠNG IN TẠI PHÁP (TRƯỚC NĂM 1945)

– La Nouvelle Revue Indochinoise (Đông Dương tân tạp chí): báo Pháp ngữ do bà Christiane Fournier thành lập tại Vinh, Nghệ

An; Số 1 ra năm 1936; cộng tác bài vở gồm: Nguyễn Đức Giang, Trần Văn Tùng (cuối 1930s), v.v…

– La Patrie Annamite (Tổ quốc An Nam): tạp chí Pháp ngữ do Phạm Lê Bổng thành lập, giám đốc và chủ nhiệm ở Hà Nội thời kỳ

1933-38; chủ bút Tôn Thất Bình (1934-45); có khuynh hướng ủng hộ hoàng đế Bảo Đại; cộng tác bài vở gồm: Đào Đăng Vỹ, Lê

Tài Triển, Nguyễn Đức Bính, Nguyễn Khắc Kham, Nguyễn Vỹ…; trong đó: 1ère année: n°24 (9 décembre 1933)…

– La Presse d’Extrême-Orient (Viễn Đông Báo): báo Pháp ngữ; cộng tác bài vở gồm: Cung Giũ Nguyên…

– La Presse indochinoise (Đông Dương Báo): nhật báo Pháp ngữ đặt tại số 16 rue Colombert, Saigon; hoạt động từ năm 1931

đến tháng 3-1945; cộng tác bài vở gồm: Lê Văn Vị (Vita, từ 1933), Nguyễn Văn Sinh…

– La Résurrection (Hồi Sinh): xem: IV- CÁC BÁO CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐÔNG DƯƠNG IN TẠI PHÁP (TRƯỚC NĂM 1945).

– La Revue caodaïste : tạp chí của Giáo hội Cao Đài xuất bản tại Sài Gòn từ năm 1931.

– La Revue Franco-Annamite : xem: Pháp Nam tạp chí.

– La Revue Indochinoise : tên Pháp của báo quốc ngữ Đông Dương tạp chí tại Hà Nội (1913-19).

– La Tribune Indigène (Diễn đàn bản xứ): báo Pháp ngữ do Hồ Biểu Chánh thành lập; đặt tại số 72 Lagrandière, Saigon; hoạt

động từ 1918 đến sau năm 1934; cộng tác bài vở gồm: Cung Giũ Nguyên, Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Văn Sâm, v.v…
– La Tribune Indochinoise (Diễn đàn Đông Dương): báo Pháp ngữ là cơ quan ngôn luận của Đảng Lập Hiến do Bùi Quang Chiêu

chủ trương, có khuynh hướng đối lập ôn hòa, xuất bản tại Sài Gòn và Pháp từ năm 1926; chủ nhiệm Nguyễn Phan Long…; cộng

tác bài vở gồm: Cung Giũ Nguyên, Lê Trung Nghĩa…; trong đó: …2e année: n°1 (15 août 1927); 3e année: …n° 233 (9 mars

1928), …n° 285 (14 mars 1928)…

– La Vérité : tên Pháp của báo quốc ngữ Sự Thật.

– La Voix annamite (Tiếng nói An Nam; organe de défense des intérêts annamites): báo Pháp ngữ ở Sài Gòn; hoạt động từ năm

1923 đến 1928; chủ bút Eugène Dejean de la Bâtie (1923-24); có khuynh hướng đối lập ôn hòa; trong đó: 1ère année: …n°46 (7

décembre 1923)…

– La Voix de l’Orient : tên Pháp của tuần báo quốc ngữ Đông Thinh.

– La Voix de la miséricorde : tên Pháp của tạp chí quốc ngữ Từ Bi Âm.

– La Voix des missions catholiques : tên Pháp của báo quốc ngữ Công Giáo Đồng Thinh.

– La Voix du peuple : tên Pháp của báo quốc ngữ Tiếng Dân.

– La Voix Libre : báo Pháp ngữ do Ganofsky, đảng viên Xã hội Pháp thành lập ở Sài Gòn, có khuynh hướng đối lập ôn hòa với

chánh quyền Đông Dương.

– La Volonté Indochinoise (Ý chí Đông Dương): nhật báo Pháp ngữ xuất bản tại Sài Gòn thời kỳ 1926-33; trong đó: …2e année:

…n°492 (30 septembre 1927), n°493 (1er octobre 1927)…

– Lao công (1923-37): tên Việt của báo Pháp ngữ Le Travail ở Sài Gòn.
– Lao động (1936-37): tên Việt của báo Pháp ngữ Le Travail ở Hà Nội.

– Lao Động (Le Travailleur, 1936-39): báo của Nghiệp đoàn lao động thuộc Cộng sản đệ tam ở Sài Gòn, hoạt động từ năm 1936

đến tháng 9-1939 bị cấm; trong đó: …Số 31 ra ngày 15-8-1936, Số 32 (1-11-1936), Số 33 (1-2-1937), Số 34 (5-6-1937), Bộ

mới: …Số 12 (16-3-1939), …Số 14 (6-4-1939), Số 15 (13-4-1939)…

– Lao Động (1944 đến nay): báo của Hội Công nhân cứu quốc và Tổng liên đoàn Lao động xuất bản trong vùng cộng sản kiểm

soát.

– Lao-Nông (Le Paysan): xem: IV- CÁC BÁO CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐÔNG DƯƠNG IN TẠI PHÁP (TRƯỚC NĂM 1945).

– Le Bulletin des Communes (Thành tích cộng đồng, hay Cáo trình các làng xã): công báo do thiếu tướng hải quân Bonard thành

lập tại Sài Gòn; Số 1 ra năm 1862; đăng tải bằng Hán ngữ các thông cáo, nghị định, quyết định, tin tức… và lời hiểu dụ quần

chúng của quân đội Pháp.

– Le Bulletin du Comité d’Etudes Agricoles, Industrielles et Commerciales de l’Annam et du Tonkin (Kỷ yếu của Uỷ ban Nghiên cứu

canh nông, kỹ nghệ và thương mại Trung Kỳ và Bắc Kỳ): công báo Pháp ngữ, hoạt động từ 1883 tại Hà Nội.

– Le Bulletin Officiel d’Expédition de la Cochinchine (Thành tích biểu Viễn chinh Nam Kỳ): công báo thành lập đầu tiên tại Sài

Gòn; cũng là tờ báo đầu tiên ấn hành tại Đông Dương; Số 1 ra ngày 29-9-1861; đăng tải bằng Pháp ngữ các thông cáo, nghị định,

quyết định, tin tức… của quân viễn chinh Pháp.

– Le Canard : tên Pháp của tuần báo quốc ngữ Vịt Đực.
– Le canard déchainé (Vịt Đực): tuần báo hoạt kê bằng Pháp ngữ đặt tại Vinh, chung với báo quán Thanh Nghệ Tĩnh; chủ bút

Nguyễn Đức Bính (Tiêu Viên); Số 1 ra ngày 12-1-1935.

– Le Courrier de la Cochinchine (Nam Kỳ thời báo): tuần báo do Alfred Schreiner ấn hành thứ năm hằng tuần ở Sài Gòn từ năm

1897; cộng tác bài vở gồm Đặng Thúc Liêng (1905-07), Hồ Văn Lang, Lê Thọ Xuân…

– Le Courrier de Saigon (Sài Gòn Thời Báo; 1864-1904): công báo ra Số 1 năm 1864, số cuối năm 1904; đăng tải bằng Pháp ngữ

các tin tức thời sự; đặc biệt là từ ngày 5-9-1865, báo này khởi đăng loạt bài ‘Notes historiques sur la nation annamite’ (Những

ghi chép về dân tộc An Nam) của Théophile Le Grand de la Liraye, đưa ra thuyết sở dĩ có tên Giao Chỉ vì người bản địa ở châu

thổ sông Hồng ngày xưa có hai ngón chân cái chạm vào nhau khi đứng ở tư thế nghiêm (!); từ năm 1904 báo trở thành báo tư

nhân với tên gọi là Le Courrier Saigonnais.

– Le Courrier de Saïgon (1888): bán tuần san Pháp ngữ xuất bản vào thứ ba và thứ sáu hàng tuần tại Sài Gòn, từ năm 1888; tòa

soạn đặt tại số 12, rue Catinat, Saigon; chủ biên J. Linage; giá mỗi số 15 xu, giá nửa năm 8$, giá một năm 15$; trong đó: N1-A1

(3-4-1888), N1-A2 (6-4-1888), N1-A3 (10-4-1888), N1-A4 (13-4-1888), N1-A5 (17-4-1888), N1-A6 (20-4-1888), N1-A7 (24-4-

1888)…

– Le Courrier Indochinois : tên Pháp của báo quốc ngữ Đông Pháp Thời Báo.

– Le Courrier Saigonnais (Sài Gòn Thời Báo bộ mới; 1904-40): nguyên là tờ Le Courrier de Saigon đổi tên; ấn hành thứ hai, thứ

tư, thứ sáu và thứ bảy hàng tuần; giám đốc J. Ferriere; thư ký tòa soạn G. Moullet.

– Le Cri de Hanoi : báo Pháp ngữ tại Hà Nội; giám đốc: Phùng Tất Đắc (Lãng Nhân)…
– Le Cri de Saïgon (Hebdomadaire illustré): tuần báo minh họa Pháp ngữ xuất bản tại Sài Gòn từ năm 1912; tòa soạn đặt tại số

72, rue Paul Blanchy, Saigon; giám đốc kiêm quản lý Pierre Jeantet Sombsthay; giá 1 số 20 xu, giá 6 tháng 7$, giá một năm 12$;

trong đó: …N8 (1-3-1912), N9 (8-3-1912), N10 (15-3-1912), N11 (22-3-1912), …N73 (13-6-1913)…

– Le Cygne Bạch-nga : báo Pháp ngữ do Nguyễn Vỹ và Trương Tửu chủ trương tại Hà Nội năm 1937; ra được 6 số, nhưng do

đăng một bài xã luận chống chánh sách thuộc địa, nên Nguyễn Vỹ bị phạt 6 tháng tù cùng với 1.000 đồng và báo bị rút giấy

phép.

– Le Flambeau d’Annam : tên Pháp của nhật báo quốc ngữ Đuốc Nhà Nam.

– Le Flambeau d’Annam : báo Pháp ngữ xuất bản tại Sài Gòn trong năm 1937; là ấn bản Pháp ngữ của báo quốc ngữ Đuốc Nhà

Nam.

– Le Flambeau du prolétaire : tên Pháp của báo quốc ngữ Đuốc Vô Sản.

– Le Fonctionnaire indochinois (organe officiel de l’Association générale syndicale des fonctionnaires et agents d’Indochine):

tạp chí là cơ quan ngôn luận của l’Association générale syndicale des fonctionnaires et agents d’Indochine, xuất bản từ năm

1936; trong đó: …2e année: n° 90 (15 octobre 1937)….

– Le Front rouge : tên Pháp của báo quốc ngữ Mặt Trận Đỏ.

– Le Jeune Annam (Thanh niên An Nam; 1926): báo Pháp ngữ đối lập, xuất bản ở Sài Gòn.

– Le Jeune Indochine (Thanh niên Đông Dương): báo Pháp ngữ xuất bản tại Sài Gòn; bị cấm theo Nghị định ngày 27-12-1927.

– Le Journal de Cochinchine : tên Pháp của báo quốc ngữ: Nam Kỳ (Nam Kỳ Nhựt Trình, Nhựt Trình Nam Kỳ).
– Le Journal féministe : tên Pháp của báo quốc ngữ Phụ Nữ Tân Văn.

– Le livre du petit (Pour la jeunesse scolaire – Cuốn sách của học trò): tập san Pháp ngữ do Lê Doãn Vỹ (Cẩm Thạch) ấn hành tại

Hà Nội (1942-45), làm chủ bút và viết chánh; đã xuất bản không định kỳ một số ấn phẩm, truyện ngắn, truyện cổ tích, bài viết

về giáo dục bằng Pháp ngữ.

– Le Mékong : tên Pháp của báo quốc ngữ Long Giang Độc Lập.

– Le Merle mandarin (Satirique hebdomadaire): tuần báo châm biếm bằng Pháp ngữ xuất bản tại Sài Gòn thời kỳ 1927-30; mỗi

số giá 10 xu; trong đó: A2-N1 (28-9-1928), A2-N2 (5-10-1928), A2-N3 (12-10-1928), A2-N4 (19-10-1928), …A4-N1 (5-10-

1930), A4-N2 (19-10-1930).

– Le Midi colonial et maritime : tạp chí Pháp ngữ do Ernest Outrey thành lập năm 1919 tại Sài Gòn; giao cho Paul Édouard

Vivien làm giám đốc điều hành (1919-27); đến năm 1927 tạp chí chuyển trụ sở về Marseille, Pháp.

– Le Militant (Chiến binh; organe théorique paraissant le mardi): báo Pháp ngữ do Hồ Hữu Tường thành lập và điều hành ở Sài

Gòn (1936-39), là cơ quan ngôn luận của Nhóm Tả Đối Lập (Đệ tứ quốc tế); trong đó: 1ère année: n°1 (1er septembre 1936),

n°2 (8 septembre 1936), n°3 (15 septembre 1936), n°4 (22 septembre 1936)…; 2e année: …n°5 (23 mars 1937), …n°8 (13

avril 1937), n°9 (20 avril 1937), n°12 (11 mai 1937)…

– Le Misogyne (Người ghét phụ nữ): báo Pháp ngữ tại Hà Nội; chủ nhiệm Bùi Huy Tín; chủ bút Nguyễn Tiến Lãng; in mực tím;

thường đăng những bài ‘trêu ghẹo các cô tiểu thư tân thời’.

– Le Moniteur des provinces : tên Pháp của báo quốc ngữ Nhựt Báo Tỉnh.
– Le Nhà Quê : báo Pháp ngữ đối lập của Tạ Thu Thâu và Nguyễn Khánh Toàn thành lập ở Sài Gòn, nhằm tranh đấu chống thực

dân nhưng chỉ ra được một số duy nhất vào sáng 11-2-1926 thì đến chiều ban biên tập bị bắt, báo bị đóng cửa vì can tội ‘xúi

giục nổi loạn’; nhưng sau đó các thành viên còn lại vẫn tiếp tục phát hành báo nửa công khai nửa bí mật cho đến tận năm 1928;

trong đó: Số 1 (11-2-1926), …Năm 3: …Số 61 (29-4-1928)…

– Le Nouveau siècle : tên Pháp của báo quốc ngữ Tân Thế Kỷ.

– Le Paria (Người Cùng Khổ): xem: IV- CÁC BÁO CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐÔNG DƯƠNG IN TẠI PHÁP (TRƯỚC NĂM 1945).

– Le Paysan de Cochinchine : tạp chí xuất bản tại Sài Gòn từ năm 1937.

– Le Peuple (Nhân dân): báo Pháp ngữ tại Hà Nội; chủ nhiệm Bùi Huy Tín; chủ bút Nguyễn Tiến Lãng.

– Le Peuple (organe des travailleurs et du peuple indochinois): báo Pháp ngữ của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tổ

chức ấn hành từ 24-9-1937 đến 9-1939 ở Sài Gòn, để thay thế tờ L’avant Garde vừa bị cấm tháng 8-1937 với số báo được đánh

nối tiếp theo; cộng tác bài vở gồm: Trần Minh Tước (1938-39), v.v… trong đó: nouvelle série, n°30 (30 septembre 1938)…

– Le Peuple noir : tên Pháp của báo quốc ngữ Dân Đen.

– Le Populaire d’Indochine (Nhân dân Đông Dương): nhật báo Pháp ngữ của nhóm ‘những người theo chủ nghĩa xã hội Đông

Dương’; báo quán đặt tại số 100 rue La Grandière, Saigon; hoạt động từ năm 1932 đến 1934; cộng tác bài vở gồm: Eugène

Dejean de la Bâtie…

– Le Progrès : tên Pháp của báo quốc ngữ Tân Tiến.


– Le Progrès annamite (Tiến bộ An Nam): báo Pháp ngữ xuất bản ở Sài Gòn từ năm 1924, có khuynh hướng đối lập ôn hòa,

nhưng thỉnh thoảng cũng đăng những bài ủng hộ chánh quyền; chủ nhiệm Lê Quang Trình; trong đó: 1ère année: n° 56 (26

septembre 1924), n° 57 (30 septembre 1924), n° 58 (3 octobre 1924)…

– Le Réveil : tên Pháp của báo Hán ngữ Giác Ngộ.

– Le Revue Caodaiste (Cao Đài Tạp Chí): báo Pháp ngữ của Đạo Cao Đài, xuất bản ở Sài Gòn thời kỳ 1930-45.

– Le Rigolo (Kẻ ngộ nghĩnh): báo Pháp ngữ, do một nhóm thanh niên tân học gồm Lê Thanh Cảnh, Lê Văn Thiết, Phan Văn Tài,

Võ Chuẩn… chủ trương tại Huế từ năm 1914.

– Le Soie d’Asie (Chiều Á Châu): nhật báo Pháp ngữ tại Sài Gòn; hoạt động thời kỳ 1940-44; chủ bút Cung Giũ Nguyên; cộng tác

bài vở gồm: Nguyễn Văn Sinh, v.v…

– Le Son de Cloche : tên Pháp của nhật báo quốc ngữ Tiếng Chuông.

– Le Temps de Hanoi : tên Pháp của báo quốc ngữ Hà Thành Thời Báo.

– Le Temps et la vie : tên Pháp của báo quốc ngữ Thời Thế.

– Le Traducteur (Dịch thuật): tạp chí song ngữ chuyên về dịch thuật, hoạt động tại Hà Nội từ năm 1940; do Trương Anh Tự làm

chủ nhiệm và biên tập về Pháp ngữ và Việt ngữ.

– Le Travail (Lao công): báo Pháp ngữ tranh đấu của Nghiệp đoàn Lao công Nam Kỳ xuất bản tại Sài Gòn thời kỳ 1923-37.

– Le Travail (Lao động): tuần báo Pháp ngữ tranh đấu của hai nhóm cộng sản quốc tế là Đệ Tam và Đệ Tứ (Tả Đối Lập) xuất bản

ở Hà Nội từ 16-9-1936 đến 16-4-1937; cộng tác bài vở gồm: Phan Thanh, Trần Minh Tước (1935-37)…; năm 1937 bị đình bản,
hai nhóm này tiếp tục cho ra đời các báo chữ Việt: như: Tranh Đấu, Tháng Mười, Tia Sáng… của Tả Đối Lập; Tin Tức, Dân

Chúng… của Đệ Tam.

– Les Cahiers de la Jeunesse (Tập san Thanh Niên): nguyệt san Pháp ngữ do tiến sĩ Raoul Serène (viện trưởng Viện Hải học Nha

Trang) và Cung Giũ Nguyên thành lập và đồng chủ nhiệm tại Nha Trang, hoạt động trong hai năm 1939-40.

– Les Responsables (Những người hữu trách): đặc san Pháp ngữ do nhóm thanh niên tân học gồm Nguyễn Huy Bảo, Nguyễn Lân

(Từ Ngọc), Nguyễn Thúc Hào, Tạ Quang Bửu chủ trương tại Huế năm 1936, với ý định là ‘phổ biến văn minh Âu Mỹ và tự gánh

vác nhiệm vụ lãnh đạo quần chúng vươn tới sự tiến bộ’.

– Liên Hiệp (L’Union): báo hoạt động trong năm 1930; trong đó có số ra ngày 5-5-1930.

– Lịch An Nam : ấn bản Nhà nước Pháp tại Đông Dương thời kỳ 1894-96.

– Loa : tuần báo phát hành ngày thứ năm hàng tuần, do Bùi Xuân Hạc thành lập và chủ nhiệm ở Hà Nội năm 1934; số cuối là Số

103 ra tháng 2-1936; cộng tác bài vở gồm: Bùi Văn Bảo (Bảo Vân), họa sĩ Côn Minh (Đỗ Mộng Ngọc), Lan Khai (biên tập), Lê

Văn Bá i (J. Leiba, thơ), Trương Tửu (Nguyễn Bách Khoa, 1935-36), Vũ Ðình Liên (thơ)…

– Long Giang Độc Lập (Le Mékong): báo do Lê Hoằng Mưu thành lập và chủ bút tại Sài Gòn (1930-31); đến 1934 thì báo bị đình

bản.

– Lời Thăm (Lời Thăm Các Thày Giảng): bán nguyệt san của Giáo hội Công giáo địa phận Đông Đàng Trong thành lập năm 1922,

đặt tại Tuy Phước, Quy Nhơn, tỉnh Bình Định; mỗi số ấn hành 1.500 bản tại Nhà in Làng Sông; cộng tác bài vở gồm: Nguyễn

Trọng Trí (Hàn Mạc Tử)…


– Lục Tỉnh Tân Văn (六省新聞,1907-44): báo quốc ngữ do Pierre-Jeantet Sombsthay thành lập và giám đốc từ ngày 16-8-1907;

đến năm 1909 được Francois Henri Schneider mua lại và vẫn để cho Pierre Jeantet giám đốc, rồi đến tháng 10-1921 bán lại cho

Nguyễn Văn Của và đốc phủ sứ Lê Quang Liêm. Từ năm 1926, báo là cơ quan ngôn luận của Đảng Lập Hiến Đông Dương. Tòa

soạn đặt tại số 6 rue Krantz (~đường Hàm Nghi), Saigon. Số 1 ra ngày 14-11-1907, Số 2 (21-11-1907), …Số 4 (5-12-1907), …Số

223 (16-5-1912), …Số 243 (3-10-19012), …Số 320 (9-4-1914), …Số 665 (4-8-1919)… Lúc đầu báo ra mỗi tuần một số, sau tăng

ba số mỗi tuần vào các ngày thứ hai, tư, sáu. Các đời giám đốc kiêm chủ nhiệm gồm: Pierre Jeantet Sombsthay (1907-21),

Nguyễn Văn Của (3-10-1921 đến tháng 12-1944). Các đời chủ bút gồm: Nguyễn Chánh Sắt (1907), Trần Chánh Chiếu (1908),

Lương Khắc Ninh (1908-12), Trương Duy Toản (1912), …Diệp Văn Kỳ, Nguyễn Tử Thức, Lê Hoằng Mưu (1921-44)… Cố vấn: Lê

Quang Liêm (1921-44), Nguyễn Văn Vĩnh (1910-13). Cộng tác bài vở gồm: Bút Trà (Nguyễn Đức Nhuận, 1921), Dũ Thúc

(Lương Khắc Ninh), Đạm Phương nữ sử, Đặng Thúc Liêng (từ 1911), Giác Ngã, Hoàng Minh Tự, Lê Quang Liêm, Lê Sum, Mộng

Huê Lầu (Lê Hoằng Mưu), Nguyễn Bá Trác, Nguyễn Bửu Mộc, Nguyễn Chánh Sắt, Phan Kế Bính, Phan Khôi (1915-20, 1924-29),

Phạm Duy Tốn (1907-13), Phạm Minh Kiên, Tân Dân Tử (Nguyễn Hữu Ngỡi), Thiện Đắc, Trần Chánh Chiếu (Trần Nhựt Thăng),

Trần Phong Sắc, Viên Hoành (Hồ Văn Hiến)… Khi Trần Chánh Chiếu làm chủ bút cả hai tờ Nông Cổ Mín Đàm và Lục Tỉnh Tân

Văn thì báo rất được độc giả chú ý nhờ nhiều bài viết ủng hộ phong trào Duy Tân và Đông Du do Phan Châu Trinh, Phan Bội

Châu phát động. Lục Tỉnh Tân Văn cũng phát động phong trào Minh Tân, với những bài báo, thơ, phú kêu gọi, giải thích, châm

biếm, tranh luận, có khi ẩn ý, có khi gián tiếp chống lại chánh quyền thực dân, những người thân Pháp và ‘có tinh thần vọng
ngoại’. Báo còn đề cập mọi vấn đề trong và ngoài nước (Pháp, Đức, Nga, Hoa, Nhật v.v…), nhất là kêu gọi ‘Cải biến Nam nhân’,

khuyến khích người Việt lo thương mại, học nghề để tranh đua quyền lợi với Hoa kiều, Ấn kiều, Pháp kiều trong kinh tế. Năm

1908, Trần Chánh Chiếu bị Pháp bắt, Lương Khắc Ninh tiếp tục thay làm chủ bút Nông Cổ Mín Đàm và Lục Tỉnh Tân Văn. Từ 3-

10-1921, tờ Nam Trung Nhật Báo sáp nhập thêm vào Lục Tỉnh Tân Văn. Lục Tỉnh Tân Văn trở thành nhật báo khổ lớn, giá mỗi

số 5 xu; giám đốc lúc này là Nguyễn Văn Của, chủ bút là Lê Hoằng Mưu; báo tồn tại đến 12-10-1944, có lẽ là tờ báo sống thọ

nhất thời thuộc Pháp.

– Ly Tao Tuần Báo : ấn hành tại Hà Nội từ năm 1937, qua vài lần đình bản rồi tục bản; chủ nhiệm là Đỗ Văn Tình.

– Mai (Demain): tuần báo ra ngày thứ bảy, do nhà thơ Thúc Tề (Nguyễn Phước Nhuận) thành lập và điều hành ở Sài Gòn lúc 19

tuổi; Số 1 ra ngày 5-8-1935; đến tháng 2-1936 bán lại cho Đào Trinh Nhất đổi thành bộ mới, Số 1 (1-3-1936), …Số 68 (6-1-

1939)…; cộng tác bài vở gồm: Dương Bạch Mai, Đông Hồ (Lâm Tấn Phác), Lãng Tử (Thúc Tề), Mộng Sơn (Vũ Thị Mai Hương),

Ngân Giang (Đỗ Thị Quế, 1938-39), Nguyễn Văn Nguyễn, Nguyễn Văn Tạo, Phan Thanh, Phan Văn Hùm…; báo chuyên viết về

thanh niên, văn chương, khoa học, kinh tế và dưới thời Đào Trinh Nhất có nhiều lần cỗ võ đấu tranh đối lập; cuối cùng ngày 25-

7-1939 Đào Trinh Nhất bị bắt trục xuất ra Bắc Kỳ và báo bị đóng cửa.

– Majestic Chớp Bóng : báo do Rạp chiếu phim Majestic xuất bản ở Sài Gòn (1936-39), vừa quảng bá nghệ thuật điện ảnh, vừa

thu hút khách xem vào rạp.

– Mặt Trận Đỏ (Le Front rouge): báo của Thành ủy Sài Gòn Cộng sản Đệ Tam thực hiện thời kỳ 1936-37 ở Sài Gòn; trong đó:

…Số 5 (19-9-1936), Số 6 (20-10-1936), Số 7 (10-12-1936), Số 8 (2-1937), …Số 10 (4-1937), Số 11 (10-1937)…


– Mémoire Service Geologique Indochine (Kỷ yếu Sở Địa dư Đông Dương): chuyên san Pháp ngữ tại Hà Nội, khoảng 1916-25.

– Miscellannées ou lectures instructives pour les élèver des écoles primaires, communales et cantonales : tên Pháp của nguyệt san

quốc ngữ Thông Loại Khóa Trình (Sự Loại Thông Khảo).

– Monde (Thế giới): báo Pháp ngữ xuất bản ở Sài Gòn từ năm 1933; trong đó: 1ère année: n°1 (30 novembre 1933), n°2 (7

décembre 1933), n°3 (21 décembre 1933); 2e année: n°4 (4 janvier 1934), n°5 (11 janvier 1934), n°6 (18 janvier 1934), n°7

(25 janvier 1934), n°8 (1er février 1934)…

– Moniteur du protectorat de l’Annam et du Tonkin (Tạp chí Giám sát chế độ bảo hộ Trung Kỳ và Bắc Kỳ): tạp chí Pháp ngữ do

Chánh phủ Đông Dương ấn hành mỗi tháng, thời kỳ 1886-1943.

– Mới : báo của Đoàn Thanh niên dân chủ, xuất bản ở Sài Gòn (1939); cộng tác bài vở gồm: Doãn Kế Thiện, Nguyên Hồng, Phan

Khắc Khoan (Hồng Chương), Trần Minh Tước…

– Mua và Bán : tên Việt của báo Pháp ngữ Achats et Ventes.

– Mùa Gặt Mới : tạp chí văn chương ấn hành ở Hà Nội từ 1940; cộng tác bài vở gồm: Phạm Hầu, Trương Tửu (Mai Viên, Nguyễn

Bách Khoa, 1940)…

– Mũi Tên (La Flèche): xem: IV- CÁC BÁO CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐÔNG DƯƠNG IN TẠI PHÁP (TRƯỚC NĂM 1945).

– Mystériosa : tên Pháp của báo quốc ngữ Thần Bí Tạp Chí.

– Nam Cường : tuần báo tại Hà Nội; cộng tác bài vở gồm: Lê Văn Bá i (J. Leiba, thơ), Nguyễn Bính…; Số 1 ra năm 1938; sau Số

129 (8-1940) thì tạm ngưng một thời gian; ra lại Số 1 (6-1941) cho đến số cuối là Số 27 ra tháng 12-1941.
– Nam Dân Tạp Chí : …

– Nam Học Niên Khóa : báo ấn hành tại Hà Nội từ năm 1919; chủ bút Nguyễn Văn Vĩnh; đến năm 1920 đổi thành Học Báo.

– Nam Kỳ (Nam Kỳ Nhựt Trình, Nhựt Trình Nam Kỳ, Le Journal de Cochinchine): tuần báo quốc ngữ do Laudes thành lập tại Sài

Gòn; tên báo ghi là ‘Nam Kỳ – nhựt trình mỗi tuần lễ in một lần nhằm ngày thứ năm’; giám đốc A. Schreiner; tòa soạn đặt tại số

53, rue National, Saigon; Số 1 ra ngày 21-10-1897, tức 26-9 năm Đinh Dậu; mỗi số có 16 trang; một xấp (số) giá một cắc bạc;

người mua nhựt trình Nam Kỳ thời phải mua cho đủ một năm, với giá 5 đồng cho Nam Kỳ, Bắc Kỳ, Cao Mên, Lào, ngoài ra 6 đồng

cho Langsa và ngoại quốc; nội dung báo đăng các nghị định (Công vụ), tin tức trong nước (Cõi nội tân văn, Hạt nội tạp vụ, Đông

Dương chư hạt, Nam Kỳ các hạt), tin tức quốc tế (Ngoại quốc tân văn), bài vở sáng tác, biên khảo của độc giả gởi đến, quảng cáo

rao vặt, và các bài viết, bản dịch của Trương Vĩnh Ký, Trương Minh Ký, Diệp Văn Cương, Huỳnh Tịnh Paulus Của…

– Nam Kỳ Địa Phận (Semaine Religieuse; 1908-45): tuần báo quốc ngữ do giáo hội Công giáo xuất bản ở Sài Gòn từ cuối năm

1908, để phổ biến giáo lý Thiên chúa và tin tức thời sự, cổ võ phong hóa, khuyến khích bá nghệ, thương mại, canh nông; đến Số

cuối 1849 (tháng 3-1945) thì đình bản vì chánh biến.

– Nam Kỳ Khuyến Học Hội Tạp Chí : xuất bản ở Sài Gòn từ năm 1926.

– Nam Kỳ Kinh Tế Báo (L’Information économique de Cochinchine): tuần báo ấn hành tại Sài Gòn mỗi kỳ 800 bản; Số 1 ra ngày

7-10-1920; lúc đầu là tờ báo đơn thuần về kinh tế, nhưng từ năm 1921 thì bắt đầu tăng dần khuynh hướng phản đối các chánh

sách kinh tế đương thời; đến tháng 11-1923 được Nguyễn Háo Vĩnh mua lại, làm chủ nhiệm và dùng tờ báo để phát động một

chiến dịch kịch liệt chống đối chánh quyền thực dân về các chánh sách kinh tế lẫn chánh trị; vì thế báo bị đóng cửa sau số cuối
là Số 43, ra ngày 21-2-1924; các đời chủ bút: Nguyễn Thành Út (1920-23), Cao Văn Chánh (1-1923 đến 2-1924); cộng tác bài

vở gồm: Bửu Đình, Cao Văn Chánh (Thạch Lan), Huỳnh Thị Bảo Hòa, Nguyễn Háo Vĩnh, Nguyễn Thành Út, Phạm Minh Kiên,

Trần Huy Liệu…

– Nam Kỳ Nhựt Trình : xem Nam Kỳ.

– Nam Kỳ Thể Thao : xuất bản ở Sài Gòn (1931); tổng lý Trần Văn Chim (Lâm Thế Nhơn, Phi Vân).

– Nam Kỳ Thời Báo : tên Việt của tuần báo Pháp ngữ Le Courrier de la Cochinchine.

– Nam Kỳ Tuần Báo : tuần báo do Hồ Văn Trung chủ trương, phát hành vào thứ năm hàng tuần; báo quán đặt tại số 9, đường

Rivie, Sài Gòn; Số 1 ra ngày 3-9-1942, Số 2 (1942), Số 3 (1942), Số 4 (1942), Số 5 (1942), Số 6 (1942), …Số 9 (1942), …Số 16

(1942), …Số 22 (1943, số Tết, dày 66 trang), …Số 24 (1943), …Số 39 (1943), …Số 49 (1943), …Số 53 (1943), … Số 68 (1-1944),

Số 69 (1944), Số 70 (1944), …Số cuối (85) ra ngày 8-6-1944; khổ báo 320 x 245mm; giám đốc kiêm chủ nhiệm Hồ Văn Trung;

quản lý Hồ Văn Kỳ Trân (trưởng nam của Hồ Văn Trung); cộng tác bài vở gồm: Bất Tử, Cao Chi, Đào Thanh Phước, Hải Ngô, Hồ

Biểu Chánh (Hồ Văn Trung), Hồ Văn Lang, Hương Trà, Hữu Nhân, Khuông Việt (Lý Vĩnh Khuông), Kim Tử Anh, Lê Chí Thiệp, Lê

Thọ Xuân (Lê Văn Phúc), Lê Văn Vị (Vita), Mã Sanh Long, Miễn Trai, Ngạc Xuyên (Ca Văn Thỉnh), Ngọc Uớc, bác sĩ Ngô Quang

Lý, Ngô Văn Đức, Nguyễn Hương Trà, Nguyễn Hữu Trí, Nguyễn Tả Chơn, Nguyễn Thị Tố Lan, Nguyễn Văn Liên, Phạm Thiều,

Phong Vũ, Quang Phong, Tam Chi, Thái Hữu Thành, Thân Văn (Nguyễn Văn Quý), Thiếu Sơn (Lê Sỹ Quý, Lạc Quan Nhơn),

Thượng Tân Thị, Tịnh Đế, Tố Quyên, Trần Hồng, Trọng Liêm, Trúc Hà (1942-43), Trường Sơn Chí (Ung Ngọc Ky)…

– Nam Nữ Giới Chung (Revue pour les jeunesgens): xuất bản ở Sài Gòn 1930-32; chủ bút Gabriel Võ Lộ…
– Nam Phong Tạp Chí (1917-34): nguyệt san văn học in bằng quốc ngữ, Pháp ngữ, Hán ngữ, do giám đốc chánh trị Phủ Toàn

quyền Đông Dương Louis Marty và Phạm Quỳnh, Nguyễn Bá Trác thành lập. Số 1 ra ngày 1-7-1917, …Số Tết 1918, …Số 140 (7-

1929), …Số 167 (1931), …Số 189 (1933), …Số 195 (1934), Số 196 (16-5-1934), …Số 208-209 (1934)… Giá mỗi số 50 xu, giá 1

năm 6$00. Thời kỳ 1919-34 được dùng làm cơ quan ngôn luận của Hội Khai Trí Tiến Đức. Lúc đầu báo ra mỗi tháng một kỳ, từ

số 194 (15-4-1934) ra mỗi tháng 2 kỳ; xuất bản được 17 năm, gồm 210 số cho đến 16-12-1934 thì đình bản. Các đời chủ

nhiệm gồm có: Phạm Quỳnh (chủ nhiệm kiêm chủ bút, 1917-32, tới số báo 192), Lê Văn Phúc (1933-34), Nguyễn Tiến Lãng

(1934). Quản lý: Lê Văn Phúc (1917-34). Ban biên tập gồm có: Về tân học: Phạm Quỳnh (kiêm chủ bút tân học), Phạm Duy Tốn,

Trần Trọng Kim, Nguyễn Bá Học, Đông Hồ, Tương Phố. Cựu học: Dương Bá Trạc (đồng chủ bút), Nguyễn Bá Trác (chủ bút cựu

học), Nguyễn Bá Học (1918-21), Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Trọng Thuật, Nguyễn Đôn Phục… Ban Văn học gồm: kỹ sư Đặng

Phúc Thông, Đặng Thai Mai, Vũ Ngọc Phan… Cộng tác bài vở gồm: Bùi Hữu Diên, Bùi Kỷ, Chu Mạnh Trinh, Cung Giũ Nguyên,

Doãn Kế Thiện, Dương Bá Trạc (từ 1918), Dương Quảng Hàm (Hải Lượng, 1920), Đạm Phương nữ sử, Đặng Phúc Thông, Đặng

Thai Mai, Đoàn Quỳ (Đoàn Tư Thuật), Đoàn Như Khuê (Hải Nam), Đông Châu (Nguyễn Hữu Tiến), Đông Hà, Đông Hồ (Lâm Tấn

Phác), Ðông Xuyên (Nguyễn Gia Trụ, thơ), Hán Thu, Hoàng Minh Giám (Chu Thiên), Hoàng Trọng Phu, Hoàng Xuân Hãn, Huỳnh

Thị Bảo Hòa, Lê Dư (Sở Cuồng), Lê Sỹ Quý (Thiếu Sơn), Lê Tài Trường, Lê Văn Phúc, Nguyễn Bá Học, Nguyễn Bá Trác, Nguyễn

Công Tiễu, Nguyễn Đôn Phục, Nguyễn Đỗ Mục, Nguyễn Học Sỹ (Nam Trân), Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Mạnh Bổng (Mân Châu,

1917-34), Nguyễn Mạnh Tường, Nguyễn Phan Lãng (1917-34), Nguyễn Trọng Thuật, Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Văn Ngọc

(Ôn Như, 1917-34), Nguyễn Văn Nho, Nguyễn Văn Tố, Phan Khôi (1914-15), Phan Văn Dật (Thường Nga Phố, Tiêu Lang), Phạm
Duy Tốn, Phạm Quỳnh, Phạm Tuấn Tài, Pierre Đỗ Đình (Đỗ Đình Thạch, từ 1930), Tản Đà, Thân Trọng Huề, Trần Đình Nam,

Trần Huy Liệu, Trần Lê Nhân, Trần Trọng Kim, Trần Văn Giáp, Trúc Hà (1927-32), Tương Phố, Ưng Quả, Vũ Ngọc Phan… Nam

Phong tạp chí trãi qua bốn giai đoạn: Quãng 1917-22, chuyên về dịch thuật và sao lục, chú trọng Hán văn, đề cao văn minh

nước Pháp. Quãng 1922-25, bổ sung Pháp văn, chú trọng khai hóa, giáo dục quần chúng. Quãng 1925-32, thiên hẳn về chánh

trị, cổ võ Pháp Việt đề huề, quân chủ lập hiến, nhờ vậy, Phạm Quỳnh được Pháp và Triều đình Huế mời tham chánh tại triều

đình. Quãng 1933-34: sau khi Phạm Quỳnh không còn phụ trách Nam Phong tạp chí nữa thì Nguyễn Trọng Thuật, Lê Văn Phúc,

Nguyễn Tiến Lãng thay nhau điều khiển tờ báo, nhưng vẫn không theo kịp đà tiến bộ của báo chí, đến năm 1934 không còn thu

hút được giới trí thức văn bút nữa, nên bị đình bản. Khi Đông Dương tạp chí không còn lôi cuốn được giới trí thức, Nam Phong

tạp chí được chánh phủ thuộc địa lập ra thay thế để tiếp tục tuyên truyền sứ mạng khai hóa của Pháp ở Việt Nam, đánh bạt ảnh

hưởng tuyên truyền của người Đức thời đó. Nam Phong tạp chí gồm các bài viết quốc ngữ, Hán văn, Pháp văn có chủ đề về triết

học, văn chương, lịch sử Tây phương (nhất là nước Pháp) lẫn Đông phương (nghiên cứu các ngành cổ học Việt, chữ Hán, chữ

Nôm..). Về chánh trị, Nam phong tạp chí chấp nhận sự cai trị của người Pháp, nhưng về văn chương, ngôn ngữ, tạp chí đã phổ

biến nhiều danh từ triết học, khoa học mới có nguồn gốc Hán văn, Pháp văn, đã phổ biến những kiến thức căn bản của văn

minh học thuật Âu tây, văn hóa Á Đông, bảo tồn được nền tảng văn hóa nước Việt.

– Nam Thành : báo đặt tại Nam Định; Số 1 ra năm 1922; cộng tác bài vở gồm: Nhượng Tống (Hoàng Phạm Trân), v.v…
– Nam Triều Quốc Ngữ Công Báo (Bulletin officiel en Langue Annamite): công báo của Triều đình Huế và Dinh Khâm sứ Pháp

phát hành tại Huế; trong đó: Năm 1885 ấn hành số đầu tiên,…Năm 1938 (Số 8, trang đầu có đăng Dụ số 10 ngày 30-3-1938 của

Vua Bảo Đại sáp nhập quần đảo Hoàng Sa từ tỉnh Nam Ngãi vào tỉnh Thừa Thiên)…

– Nam Trung Nhựt Báo : nhật báo do Nguyễn Tử Thức thành lập và làm chủ nhiệm tại Sài Gòn từ năm 1917; chủ bút Diệp Văn

Kỳ; phụ bút Lê Sum; đến 3-10-1921 sáp nhập vào báo Lục Tỉnh Tân Văn; cộng tác bài vở gồm: Diệp Văn Kỳ, Đặng Thúc Liêng,

Lê Sum, Nguyễn Tử Thức…

– Nam Việt Công Báo : báo tư nhân do Francois-Henri Schneider thành lập tại Sài Gòn, nhưng hợp đồng với Phủ Thống đốc Nam

Kỳ như một công báo; hoạt động từ ngày 1-1-1911 đến 31-12-1913.

– Nam Việt Quan Báo : do Francois-Henri Schneider thành lập và điều hành tại Sài Gòn, từ 1-1-1908 đến 1913.

– Nam Việt Tề Gia (Nam Việt Tề Gia Nhựt Báo): tuy gọi là nhật báo nhưng ấn hành hàng tuần tại Sài Gòn; Số 1 ra năm 1917, số

cuối là Số 49 ra tháng 9-1918.

– Nay : báo tại Mỹ Tho; Số 1 ra năm 1937, số cuối là Số 15 ra tháng 7-1938; cộng tác bài vở gồm: Lư Khê (Trương Văn Em),

Manh Manh (Nguyễn Thị Kiêm), Trúc Hà (Trần Thiêm Thới)…

– Nài Ngựa : báo ấn hành tại Sài Gòn từ năm 1939.

– Nắng Sớm : nhật báo, xuất bản tại Sài Gòn từ 1941; cộng tác bài vở gồm: Nguyễn Vạn An…

– Nắng Xuân : giai phẩm xuất bản Tết Đinh Sửu 1937 tại Quy Nhơn; cộng tác bài vở gồm: Chế Lan Viên, Hoàng Diệp, Phú Sơn

(Nguyễn Viết Lãm), Trật Sên (Hàn Mạc Tử), Trọng Minh (Nguyễn Minh Vỹ, Tôn Thất Vỹ), Xuân Khai (Yến Lan)…
– Ngày Mới : báo tại Sài Gòn; cộng tác bài vở gồm: Hoàng Trọng Miên (từ 1938), Thanh Nghị (Hoàng Trọng Quỵ, từ 1938), Thúc

Tề (từ 1938), Trần Thanh Địch (từ 1938)…

– Ngày Mới : tuần báo do Dương Tụ Quán thành lập và điều hành tại Hà Nội năm 1939; do ông Quán cho đăng nhiều bài đấu

tranh đối lập nên sau Số 14 (tháng 9-1939) thì báo bị đóng cửa.

– Ngày Nay (Aujourd’hui): báo hoạt động tại Hà Nội trong năm 1927.

– Ngày Nay (30-1 đến 18-3-1935; 26-3-1936 đến 2-9-1940): tập san văn học tại Hà Nội, do Nguyễn Tường Cẩm thành lập và

làm giám đốc, ấn hành mỗi tháng ba kỳ. Tòa soạn đặt tại số 80, đường Quan Thánh, Hà Nội. Số 1 ra ngày 30-1-1935. Báo đăng

các phóng sự, thời sự, văn thơ, in trên giấy láng, chữ đẹp, nhiều hình ảnh minh họa, nhưng chi phí tốn kém phải bán giá cao, ít

người dám mua nên ra 12 số, báo phải đình bản ngày 18-3-1935. Đến tháng 3-1936, do báo Phong Hóa bị đóng cửa, nên nhóm

Tự Lực Văn Đoàn cho tục bản báo Ngày Nay từ ngày 26-3-1936, để tiếp tục đường lối và công việc của báo Phong Hóa đang

dang dở, nhưng để tránh sự chú ý của chánh quyền, báo Ngày Nay ít nói về chánh trị, giảm bớt bài châm biếm, trào phúng, chú

ý tăng cường bài văn chương, thời sự, xã hội. Bên cạnh các số thường, báo ra được 4 số đặc biệt mừng Xuân: Số 1 (30-1-1935),

…Số xx (Tết Đinh Sửu, 2-1937), …Số 54 (11-4-1937), …Số 72 (15-8-1937), …Số 96 (Tết Mậu Dần, 30-1-1938), …Số 144 (7-1-

1939), …Số xx (Tết Kỷ Mão, 2-1939), …Số 176 (26-8-1939), …Số 198 (Tết Canh Thìn, 2-1940), …Số 203 (10-3-1940), …Số 206

(6-4-1940), …Số 222 (24-8-1940), Số 223 (31-8-1940), Số cuối 224 (7-9-1940). Các đời giám đốc: Nguyễn Tường Cẩm (5 số

đầu), Nguyễn Tường Lân, Nguyễn Kim Hoàn, Nguyễn Tường Tam (3-1936 đến 8-1940). Chủ bút: Nguyễn Tường Lân (3-1936

đến 8-1940). Ban biên tập cũng là Ban biên tập của báo Phong Hóa cũ. Cộng tác mỹ thuật gồm các họa sĩ Nguyễn Cát Tường
(Lemur), Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Huyến, Nguyễn Tường Lân, Tô Ngọc Vân, Trần Bình Lộc. Cộng tác bài vở gồm: Anh Thơ

(Vương Kiều Ân), Bảo Vân (Bùi Văn Bảo), Cẩm Thạch (Lê Doãn Vỹ), Đoàn Phú Tứ (thơ), Đoàn Văn Cừ, Hằng Phương, Hoàng Đạo

(Nguyễn Tường Long), Huy Cận (Cù Huy Cận), Huy Thông (Phạm Huy Thông, thơ), Khái Hưng (Trần Khánh Giư), Lan Sơn

(Nguyễn Đức Phòng, thơ), Nguyên Hồng, Nguyễn Bính, Nguyễn Cát Tường (họa sĩ Lemur), họa sĩ Nguyễn Gia Trí, họa sĩ Nguyễn

Huyến, Nguyễn Nhược Pháp, Nguyễn Tường Cẩm, Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam), Phạm Thị Cả Mốc (Phạm Cao Củng, 1937),

Tản Đà (Nguyễn Khắc Hiếu), Thanh Tịnh (thơ), Thạch Lam (Nguyễn Tường Lân), Thâm Tâm (Nguyễn Tuấn Trình, 1938-40,

1945), Thế Lữ (thơ), họa sĩ Tô Ngọc Vân, họa sĩ Trần Bình Lộc, Trọng Lang (Trần Tân Cửu, 1935-39), Vân Đài (thơ), Vi Huyền

Đắc (Giới Chi, 1938), Xuân Diệu… Nhưng đến năm 1940, do chánh quyền Pháp chủ trương bóp nghẹt báo chí nên báo Ngày Nay

bị đình bản từ số 224 ngày 7-9-1940. Năm 1945, Nguyễn Tường Bách chủ trương tờ Ngày Nay-Kỷ Nguyên Mới để nối tiếp

truyền thống Phong Hóa, Ngày Nay, nhưng do ảnh hưởng thời cuộc nên ít lâu cũng đình bản.

– Ngày Nay – kỷ nguyên mới : báo do Nguyễn Tường Bách chủ trương, xuất bản ở Hà Nội (1945).

– Nghe Thấy : tuần báo tại Sài Gòn; Số 1 ra ngày 25-4-1935, Số cuối ra năm 1937.

– Nghề Mới : tạp chí của Đệ tứ quốc tế xuất bản ở Sài Gòn; Số 1 ra năm 1935, số cuối là Số 23 ra tháng 7-1938.

– Nghề Mới : tuần báo đặt tại số 222 đường Maréchal Pétain, Hải Phòng; chuyên về xã hội, văn chương và kịch ảnh; chủ nhiệm

Dương Trung Thực; chủ bút Nguyễn Vạn An; quản lý: Trần Đắc Nội, Trần Quang Tập; Số 1 ra ngày 10-4-1936.

– Nghệ Thuật : tạp chí tại Sài Gòn; Số 1 ấn hành năm 1938, số cuối là Số 14 ra tháng 12-1939; cộng tác bài vở gồm: Lâm Thanh

Lang (Xuân Khai, Yến Lan, thơ)…


– Nghệ Thuật Việt Nam : tạp chí tại Sài Gòn; Số 1 ra năm 1941, …Số 6 ra ngày 9-4-1941; cộng tác bài vở gồm: Lê Ngọc Trụ, Ung

Ngọc Ky (Trường Sơn Chí)…

– Ngọ Báo (1934-36): xem: Hà Thành Ngọ Báo.

– Ngòi Bút : do bác sĩ Phạm Ngọc Khuê thành lập năm 1941 tại Sài Gòn.

– Người Cùng Khổ : tên Việt của nguyệt san Pháp ngữ Le Paria.

– Người ghét phụ nữ : tên Việt của báo Pháp ngữ Le Misogyne.

– Người Lao Khổ (Hommes de la classe pauvre): báo hoạt động trong năm 1930; trong đó: …Số 2 (2-5-1930), Số 3 (3-5-1930)…

– Người Mới : tuần báo tại Hà Nội, có khuynh hướng đấu tranh đối lập; chủ bút Hoàng Trọng Miên; cộng tác bài vở gồm: Chế

Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Hoàng Trọng Quỵ, Lê Quang Lương (Bích Khê), Nguyên Hồng, Nguyễn Thường Khanh (Trần Mai

Ninh)…; Số 1 ra tháng 7-1939, …Số 5 (tháng 9-1939); các số ra ngày 23-11-1940, 30-11-1940, 7-12-1940 có nhiều bài tưởng

niệm Hàn Mạc Tử…

– Nhà Quê : xem: Le Nhà Quê.

– Nhành Lúa (L’Épi de Riz): báo do Xứ ủy Trung kỳ cộng sản Đệ Tam tổ chức xuất bản ở Huế từ 15-1-1937 đến 10-3-1937 thì bị
cấm; do Nguyễn Xuân Lữ làm chủ nhiệm danh nghĩa, Hải Triều (Nguyễn Khoa Văn) làm thư ký tòa soạn; phát hành mỗi số
5.000 bản; với Nguyễn Chí Diễu, Phan Đăng Lưu, Hải Thanh, Lâm Mộng Quang… viết bài và biên tập.
– Nhân dân : tên Việt của báo Pháp ngữ Le Peuple.
– Nhân dân Đông Dương : tên Việt của báo Pháp ngữ Le Populaire d’Indochine.
– Nhân Loại : tuần báo đặt tại số 14, phố Pottier, Hà Nội; chủ nhiệm Đặng Trọng Duyệt; Số 1 ra ngày 14-10-1934, số cuối là Số

18 ra tháng 6-1935; mỗi số 8 trang, giá bán 5 xu, giá 1 năm là 2$50, giá nửa năm 1$30; cộng tác bài vở gồm: Mộng Tuyết

(thơ)…

– Nhật báo của Huế : tên Việt của nhật báo Pháp ngữ La Gazette de Huế.

– Nhật Tân : tuần báo ra ngày thứ tư, do Đỗ Văn thành lập tại Hà Nội; Số 1 ra ngày 2-8-1933, Số cuối 204 ra tháng 2-1935; cộng

tác bài vở gồm: Nguyễn Xuân Huy, Phùng Tất Đắc (Cố Nhi Tân, Lãng Nhân), Vũ Ngọc Phan, Vũ Trọng Phụng (Thiên Hư, 1933)…

– Nhi Đồng : tập báo thiếu niên nhi đồng do tuần báo Phụ Nữ Tân Văn xuất bản tại Sài Gòn; Số 1 ra ngày 15-9-1933…

– Nhi Đồng Họa Bản : báo thiếu nhi ấn hành tại Hà Nội từ năm 1941; chủ nhiệm là bà Phạm Ngọc Khuê; quản lý Nguyễn Văn

Hữu.

– Những người bạn Huế (Tập san~): tên Việt của báo Pháp ngữ Bulletin des Amis du vieux Huế (BAVH).

– Những người hữu trách : tên Việt của đặc san Pháp ngữ Les Responsables.

– Những Tác Phẩm Hay : tạp chí là một tủ sách chuyên về tiểu thuyết, do Tân Dân Thư Quán của Vũ Đình Long ấn hành tại Hà

Nội thời kỳ 1938-44; ra hai tháng một số, vào các tháng 1, 3, 5, 7, 9, 11; mỗi số đăng một tiểu thuyết, hoăc thỉnh thoảng nhiều

truyện ngắn, có số trang và giá bán không nhất định; chẳng hạn, số 160 trang giá 40 xu, số 180 trang giá 45 xu, số 200 trang giá

50 xu, số 225 trang giá 55 xu, số 250 trang giá 60 xu… Tủ Sách Những Tác Phẩm Hay gồm có: Bà Chúa Chè (Nguyễn Triệu Luật,

1938); Bảy Hựu (Nguyên Hồng, tập truyện ngắn, 1941); Cai (Vũ Bằng, hồi ký, 1944); Chiếc cáng xanh (Lưu Trọng Lư,

1941); Chúa Trịnh Khải(Nguyễn Triệu Luật, 1940); Cô gái làng Sơn Hạ (Ngọc Giao, 1942); Cuộc sống (Nguyên Hồng,
1942); Danh nhân Việt Nam qua các triều đại: Cận đại I (Phan Trần Chúc, 1942); Đứa cháu đồng bạc (Lê Văn Trương,

1939); Hận ngày xanh (Hoàng Cầm, 1942); Hận nghìn đời (Lê Văn Trương, 1938); Lầm than (Lan Khai, 1938); Lâu đài họ Hạ –

Những truyện kỳ quái của Hoffmann (Vũ Ngọc Phan dịch, 1942); Lịch sử một tội ác (Lê Văn Trương, 1941); Liêu Trai Chí

Dị (Nguyễn Khắc Hiếu dịch của Bồ Tùng Linh, 2 tập, 1939); Loạn kiêu binh (Nguyễn Triệu Luật, 1939); Một linh hồn đàn bà (Lê

Văn Trương, 1940); Những con đường rẽ (Lê Văn Trương, 1941); O Chuột (Tô Hoài, 1943); Phấn hương (Ngọc Giao, 1939); Sau

phút sinh ly (Lê Văn Trương, 1942); Tà áo lụa (Thanh Châu, 1942); Thềm nhà cũ (Nguyễn Xuân Huy, tập truyện ngắn,

1941); Truyện đường rừng (Lan Khai, 1940); Truyện hai người (Vũ Bằng, 1940); Trước đèn (Phùng Tất Đắc, phiếm luận,

1939); Vang bóng một thời (Nguyễn Tuân, 1940).

– Nhựt Báo : nhật báo của Nhóm Tả Đối Lập – Đệ Tứ Quốc Tế xuất bản ở Sài Gòn; chủ nhiệm Nguyễn Bảo Toàn; cộng tác bài vở

gồm: Trần Chí Thành (Trần Tấn Quốc, 1938-39), v.v…; Số 1 ra năm 1937, đã vài lần đình bản rồi tục bản, đến tháng 9-1939 bị

cấm hoàn toàn.

– Nhựt Báo Tỉnh (Le Moniteur des provinces): tuy gọi là nhựt báo nhưng là tuần báo ấn hành thứ năm hàng tuần từ 1905 đến

1912 tại Sài Gòn; giám đốc là G. Garros.

– Nhựt Tân Báo (L’Ere nouvelle): tuần báo đối lập ra ngày thứ năm hàng tuần; do Lê Thành Tường thành lập và điều hành tại

Sài Gòn; chủ trương ‘trung lập và bênh vực quyền lợi công dân’; tòa soạn đặt tại số 112, rue d’Espagne, Saigon; các đời chủ

nhiệm: Lê Thành Tường (1922-26), Cao Hải Để (tháng 7-1926 đến 1929); các đời chủ bút gồm: Phạm Minh Kiên, Gabriel Võ Lộ,

Cao Hải Để; Số 1 ra ngày 6-4-1922; từ tháng 8-1926 có thêm ấn bản Pháp ngữ là bán tuần san L’Ere nouvelle; từ tháng 11-1926
được Cao Hải Để biến báo thành cơ quan ngôn luận của Đông Dương lao động đảng; hoạt động đến 22-6-1929 thì bị nhà cầm

quyền Pháp khám xét, rồi đóng cửa ngày 6-7-1929; cộng tác bài vở gồm: Cao Hải Để, Cao Văn Chánh (Thạch Lan, 1926-27),

Dương Quang Nhiều (Phụng Các), Gabriel Võ Lộ, Lê Thành Tường, Phạm Minh Kiên (Tuấn Anh)…

– Nhựt Trình Nam Kỳ : xem Nam Kỳ.

– Niết Bàn Tạp Chí : bán nguyệt san chuyên về Phật giáo, do Phạm Ngọc Thố thành lập, đặt tòa soạn tại số 27 rue de Verdun,

Saigon; giá báo 1 số 12 xu, sáu tháng 1$30, một năm 2$50; Số 1 ra ngày 1-10-1933, Số 2 (31-10-1933), …Số 33 (15-3-1935), Số

34 (31-3-1935), …Số 42 (31-7-1935), …Số cuối ra năm 1939.

– Notre Journal : báo Pháp ngữ xuất bản ở Hà Nội từ 1908; chủ bút Nguyễn Văn Vĩnh (1908)…

– Notre Ravue (Notre Revue Journal): báo Pháp ngữ xuất bản ở Hà Nội từ 1908; chủ bút Nguyễn Văn Vĩnh (1908)…

– Notre Voix (Tiếng Nói Chúng Ta): báo Pháp ngữ do Xứ ủy Bắc kỳ Đảng Cộng sản Đông Dương tổ chức xuất bản ở Hà Nội từ 1-

1-1939 đến đầu 1939, ra được vài số thì bị cấm; báo do Trường Chinh phụ trách; cộng tác bài vở gồm: Phan Thanh, v.v…

– Nouvelle revue indochinoise (organe de la jeunesse annamite et des Français d’Indochine): tạp chí Pháp ngữ xuất bản tại Sài

Gòn từ năm 1935.

– Nông-Công-Thương (Agriculture-Industrie-Commerce): báo phát hành ở Hà Nội trong hai năm 1929-30; trong đó có số ra

ngày 5-12-1929…

– Nông Công Thương Báo : nhật báo ấn hành ở Hà Nội từ năm 1929; đến 1936 chuyển vào Sài Gòn lấy tên là Nông Công Thương

Thời Báo; cộng tác bài vở gồm: Trần Minh Tước (1930-33)…
– Nông Công Thương Thời Báo : báo xuất bản ở Sài Gòn 1936-40.

– Nông Cổ Mín Đàm (農賈茗談 – Uống trà đàm luận nông thương – Causeries sur lagriculture et le commerce, 1901-21): là tuần

báo quốc ngữ do một thành viên Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ là Paul Canavaggio thành lập và làm chủ nhiệm tại Sài Gòn, vào

thời cuối có sự góp vốn của ủy viên Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ Lê Văn Trung. Báo ra đời theo nghị định ký ngày 14-2-1901 của

toàn quyền Đông Dương Paul Doumer. Tòa báo lúc đầu đặt tại số 84 rue La Grandière (đường ~Gia Long/Lý Tự Trọng),

Saigon, rồi có vài lần di chuyển (151 rue La Grandière…), cuối cùng về đặt tại số 12 rue Cap St–Jacques, Saigon. Báo phát hành

thứ năm hàng tuần, mỗi số 8 trang; sau đó phát hành mỗi tuần 3 số. Nội dung của báo thường là các vấn đề về canh nông (trồng

cao su, trà, cà phê…), kỹ nghệ, thương mại (loạt bài Thương cổ thiệt luận…), thơ văn… Hai trang đầu thường đăng tin tức thời

sự, tóm lược thông báo, quy định nhà nước; các trang giữa đăng truyện giải trí, truyện dịch Tây-Tàu, thơ văn của cộng tác viên

và độc giả, điểm báo châu Âu, hướng dẫn vệ sinh phòng bệnh, trồng trọt, chăn nuôi, thương mại; hai trang cuối đăng quảng cáo

và rao vặt. Số 1 ra ngày 1-8-1901, …Số 39 (22-5-1902), …Số 48 (20-6-1902), …Số 150 (28-7-1904), …Số 153 (18-8-1904), Số

154 (25-8-1904), Số 155 (1-9-1904), …Số 166 (17-11-1904), …Số 173 (5-1-1905), …Số cuối cùng (4-11-1921). Giá một tờ báo

là 12 xu. Giá báo cho người Việt 6 tháng là 3$, một năm là 5$; cho người Pháp và ngoại quốc 6 tháng là 5$, một năm là 10$.

Ngày 24-4-1902, Canavaggie chết, quyền điều hành tờ báo chuyển sang Nguyễn Chánh Sắt (chủ nhiệm) và Nguyễn Tấn Phong

(quản lý 1902-07). Sau đó báo được điều hành (chủ nhiệm) lần lượt bởi Gilbert Trần Chánh Chiếu, Lương Khắc Ninh, Lê Hoằng

Mưu, Nguyễn Đông Trụ, Lê Văn Trung. Các đời chủ bút gồm: Lương Khắc Ninh (Dũ Thúc, 1901-06), Gilbert Trần Chánh Chiếu
(1906-08), Nguyễn Chánh Sắt (1908-12), Nguyễn Viên Kiều (1912-15), Nguyễn Chánh Sắt (1915-16), Nguyễn Đông Trụ (1916-

20), Lê Văn Trung (1920-21). Các ký giả-văn sĩ cộng tác bài gồm: Đặng Thúc Liêng (từ 1911), Đỗ Thanh Phong, Giáo Sỏi, Hồ Văn

Hiến (Viên Hoành), Lê Hoằng Mưu (1912-15), Lê Quang Chiểu, Lê Sum, Lương Khắc Ninh (Dũ Thúc, 1901-12), Nguyễn An

Khương, Nguyễn Bính (Biến Ngũ Nhy), Nguyễn Chánh Sắt (1901-18), Nguyễn Hữu Ngỡi (Tân Dân Tử), Nguyễn Quang Trường

(Cửu Viễn), Nguyễn Văn Sỏi (Bồng Dinh, Giáo Sỏi, Liêm Khê, Thanh Phong), Phạm Minh Kiên (1921), Phan Quốc Quang

(Thượng Tân Thị), Trần Huy Liệu, Trần Phong Sắc, Trương Quang Tiền… Trong 22 năm hoạt động, báo có nhiều bài tiến bộ,

nhất là giai đoạn Trần Chánh Chiếu làm chủ bút (9-10-1906 đến 1908). Nông Cổ Mín Đàm đăng nhiều bài cổ võ, ủng hộ phong

trào vận động Duy Tân và đích thân Trần Chánh Chiếu đề ra phong trào Minh Tân đề xuất mở mang công thương của người

bản xứ, học tập văn hóa và khoa học phương Tây, chống lại thủ cựu, mê tín dị đoan. Nổi bật là loạt bài Thương Cổ Thiệt Luận từ

số 168-183 (từ tháng 12-1904), vận động người Việt hùn vốn mở mang thương mại, lấy Mỹ Tho làm căn cứ cạnh tranh với tư

bản Hoa Kiều Chợ Lớn, giành lại quyền thương mại.

– Nỗ lực Đông Dương : tên Việt của báo Pháp ngữ L’Effort Indochinois.

– Nữ Công Tạp Chí : báo xuất bản mỗi tháng một số tại Sài Gòn; thành lập và giám đốc Phan Thị Ngọc (Mỹ Ngọc); tòa soạn đặt

tại số 51-53, đại lộ Galieni, Sài Gòn; Số 1 ra tháng 10-1936, số cuối là Số 17 (8-1938).

– Nữ Giới : tuần báo xuất bản ở Sài Gòn; giám đốc Lương Hiểu Chi; quản lý Ngô Văn Phú; tòa soạn đặt tại số 5-7-9, phố

Xaburanh, Sài Gòn; Số 1 ra tháng 11-1938, số cuối tháng 11-1939.


– Nữ Giới Chung (Tiếng chuông thức tỉnh giới nữ): là tờ báo phụ nữ đầu tiên ở Đông Dương, do Henri Blaquière (chủ tờ báo

Pháp ngữ Le Courrier Saigonnais) thành lập tại Sài Gòn, với Trần Văn Chim (Phi Vân) làm tổng lý, Lê Đức làm chủ nhiệm. Chủ

bút là bà Sương Nguyệt Anh tức Nguyễn Xuân Khuê, là con gái thứ tư của thi hào Nguyễn Đình Chiểu. Tòa soạn đặt tại số 13

đường Taberd, Sài Gòn. Báo ra thứ sáu hằng tuần, gồm 18 trang khổ 29x41cm, sau đó tăng lên 24 trang, có 8 trang quảng cáo.

Số 1 ra ngày 1-2-1918, đến sau số cuối ngày 19-7-1918 bị đình bản và chuyển thành một tờ báo khác là Đèn Nhà Nam. Tuần

báo Nữ Giới Chung xác định mục đích là: nâng cao lý luận đạo đức, dạy chị em độc giả biết cách sống hằng ngày, cổ võ thương

mại và tiểu công nghiệp, tạo sự nghiệp tiếp xúc giữa con người. Nội dung tạp chí đăng những bài xã luận, thơ, tiểu thuyết, tin tức

thời sự, nữ công gia chánh, đề cao dân trí, khuyến khích phát triển nông-công-thương, đề cao vì tranh đấu nữ quyền và vai trò

phụ nữ trong xã hội, chú trọng dạy đức hạnh nữ công, phê phán những ràng buộc đối với phụ nữ, chống mê tín dị đoan. Cộng

tác bài vở gồm: Biến Ngũ Nhy (Nguyễn Bính)…

– Nữ Lưu (Nữ Lưu Tuần Báo, L’Hebdomadaire de la Femme): tuần báo ra ngày thứ sáu hàng tuần, do bà Tô Thị Để thành lập tại

Sài Gòn; chủ nhiệm kiêm chủ bút Tô Thị Để; quản lý Dương Văn Hạp; tòa soạn đặt tại số 104 phố Mac Mahon, Saigon; Số 1 ra

ngày 22-5-1936, số cuối là Số 35 (4-6-1937); cộng tác bài vở gồm: Lư Khê (Trương Văn Em), Mai Huỳnh Hoa, Manh Manh

(Nguyễn Thị Kiêm), Nguyễn Thị Lựu, Nguyễn Thị Thu…

– Nước Nam : báo tại Hà Nội thời kỳ 1944-45; cộng tác bài vở gồm: Đào Trinh Nhất (Quán Chi), Trúc Khê (Ngô Văn Triện)…

– Oeuvre Indochinois : báo Pháp ngữ tại Hà Nội; hoạt động khoảng 1932-35; cộng tác bài vở gồm: Nguyễn Đắc Lộc (Mai Lâm,

1932-35), v.v…
– Partout (Khắp nơi): tạp chí Pháp ngữ tại Sài Gòn; Số 1 ra ngày 23-1-1935.

– Phan Yên Báo : thông tin nguyệt san, do Diệp Văn Cương thành lập và điều hành tại Sài Gòn; Số 1 ấn hành tháng 12-1898; ra

được 7 số thì bị toàn quyền Paul Doumer ra sắc luật ngày 30-12-1898 cấm lưu hành, sau loạt bài chống đối sự có mặt của

người Pháp ở Việt Nam, nhất là bài ‘Đòn cân Archimède’ của Cuồng Sỹ (Diệp Văn Cương).

– Pháp Âm : tập san Phật học do hòa thượng Thích Khánh Hòa thành lập, đặt tại chùa Xoài Hột, Mỹ Tho, để vận động giới Phật

tử tham gia phong trào chấn hưng Phật giáo; đây có lẽ là tờ báo Phật giáo bằng quốc ngữ đầu tiên tại Việt Nam; Số 1 ra ngày 13-

8-1929, đến tháng 2-1937 tòa soạn chuyển về Sài Gòn và lấy tên báo là Pháp Âm Phật Học.

– Pháp Âm Phật Học : nguyệt san tại Sài Gòn; Số 1 ấn hành tháng 2-1937, …Số 5 (5-1937), …Số 7 (7-1937), …Số 10 (10-1937),

…Số 12 (12-1937), Số 13 (2-1938)…; đến tháng 7-1938 đổi thành tuần san Pháp Âm Tạp Chí.

– Pháp Âm Tạp Chí : tuần san tại Sài Gòn; Số 1 ra tháng 7-1938, Số cuối 16 ra tháng 10-1938.

– Pháp Luật Cố Vấn : báo xuất bản ở Sài Gòn (1938-40).

– Pháp Nam Tạp Chí (La Revue Franco-Annamite): tạp chí song ngữ Pháp-Việt do Alfred-Ernest Babut thành lập và giám đốc tại

Hà Nội từ năm 1929; chủ nhiệm Nguyễn Vỹ; chủ bút Trương Tửu.

– Pháp-Viện báo : tên Việt của tạp chí Pháp ngữ Revue judiciaire franco-annamite.

– Pháp Việt : bán tuần san về chánh trị, văn chương và xã hội, đặt tại số 216 phố Khâm Thiên, Hà Nội; mỗi tuần ra hai số vào thứ

ba và thứ sáu; Số 1 ra ngày 25-9-1939.


– Pháp-Việt : tuần báo chánh trị, văn chương, phụ nữ, thanh niên do Clément Edmond Koch thành lập và chủ nhiệm từ năm

1941 tại Hà Nội; quản lý Trần Nguyên Bí; cộng tác bài vở gồm: Vũ Ngọc Phan, v.v…

– Pháp-Việt : nhật báo xuất bản tại Hà Nội từ tháng 1 đến tháng 3-1945.

– Pháp Việt Nhứt Gia : bán tuần san (và nhà in) do Trần Quang Nghiêm thành lập và làm chủ nhiệm tại Sài Gòn từ tháng 2-1927,

giao cho Cao Hải Để làm chủ bút; đến tháng 4-1927 cho Cao Văn Chánh thuê và được toàn quyền sử dụng; ông Chánh vừa bị

chánh quyền rút giấy phép nhật báo Tân Thế Kỷ (19-4-1927), sang làm chủ nhiệm, cử Lê Thành Lư làm chủ bút, và dùng Pháp

Việt Nhứt Gia để mở cuộc tấn công mới chống chánh quyền Pháp và Triều đình Huế; hoạt động được vài tuần thì báo bị chánh

quyền kiểm duyệt, đục bỏ thông tin, tịch thu nhiều lần, cuối cùng bị toàn quyền Đông Dương Varenne ra lệnh cấm vào ngày 15-

5-1927; ngày 17-5-1927 báo ra được thêm một số cuối với 10.000 bản phân phát miễn phí trên các đường phố Sài Gòn mà

không trình lên bản kiểm duyệt trước khi in, rồi đình bản hẳn; khổ báo 61×45 cm; xuất bản mỗi tuần hai số vào thứ năm và thứ

bảy; Số 1 ra ngày 8-3-1927; cộng tác bài vở gồm: Cao Hải Để, Lê Thành Lư, Trần Quang Nghiêm (Trần Quang Liêm)…

– Pháp Việt Thông Báo : do Francois-Henri Schneider thành lập và điều hành tại Sài Gòn, từ 1-1-1914 đến 31-12-1918.

– Phản Đế (L’Anti-impérialiste): xem: IV- CÁC BÁO CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐÔNG DƯƠNG IN TẠI PHÁP (TRƯỚC NĂM 1945).

– Phấn Đấu (La Lutte acharnée): báo của Tỉnh ủy Mỹ Tho Cộng sản đệ tam thực hiện trong hai năm 1936-37; trong đó: …Số 11

(20-7-1936), Số 12 (15-8-1936), …Số 19 (15-3-1937)…

– Phật Hóa Tân Thanh Niên : tập san do hòa thượng Thích Thiện Chiếu thành lập năm 1929, đặt tại chùa Chúc Thọ, ở Xóm Gà,

Gia Định, để vận động trong giới thanh niên trí thức tham gia phong trào chấn hưng Phật giáo.
– Phong Hóa (Phong Hóa Tuần Báo, Revue hebdomadaire des Moeurs; 1932-36): Tuần báo Phong Hóa do Phạm Hữu Ninh chủ

trương và làm quản lý tại Hà Nội. Chủ nhiệm là Nguyễn Xuân Mai. Số đầu tiên ra ngày 16-6-1932, nhưng nội dung không mới

mẻ, không được độc giả ủng hộ, nên đến Số 13 định đình bản thì văn sĩ Nhất Linh điều đình mua tờ báo. Từ Số 14 ra ngày 22-9-

1932 thực hiện đổi mới toàn diện tờ báo với ban biên tập gồm: Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh, làm giám đốc kiêm quản lý,

phụ trách sáng tác và trình bày báo), Nguyễn Tường Long (Hoàng Đạo hay Tứ Ly, phụ trách mục nghị luận, pháp luật, giáo dục

công dân), Nguyễn Tường Lân (Thạch Lam, phụ trách truyện ngắn), Trần Khánh Giư (Khái Hưng, phụ trách tiểu thuyết), Hồ

Trọng Hiếu (Tú Mỡ, phụ trách thi ca và trào phúng). Sau đó, Ban biên tập còn bổ sung thêm: Đỗ Đức Thu, Thanh Tịnh, Thế Lữ,

Vũ Đình Liên, các họa sĩ Nguyễn Cát Tường (Lemur), Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân. Một vài số báo: Số 1 (16-6-1932), …Số 13

(1932), Số 14 (22-9-1932), … Số Xuân Quý Dậu (1-1933), …Số 79 (5-1-1934), Số 80 (12-1-1934), Số 81 (19-1-1934), Số 82 (26-

1-1934), Số 83 (2-2-1934), Số 84 (Xuân Giáp Tuất, 9-2-1934), Số 85 (16-2-1934), Số 86 (23-2-1934), Số 87 (2-3-1934), …Số

Trung Thu (28-9-1934), …Số Xuân Ất Hợi (1-1935), …Số Xuân Bính Tý (1-1936), …Số cuối 190 (5-6-1936). Cộng tác bài vở

gồm: Bùi Văn Bảo (Bảo Vân), Đoàn Phú Tứ (thơ), Lê Doãn Vỹ (Cẩm Thạch), Lưu Trọng Lư, Nguyễn Đức Phòng (Lan Sơn, thơ),

Nguyễn Học Sỹ (Nam Trân, thơ), Nguyễn Văn Kiện, Nhất Linh (Đông Sơn), Phạm Cao Củng (Phạm Thị Cả Mốc, 1934), Phạm Huy

Thông, Phan Khắc Khoan (Chàng Chương), Tân Việt, Thanh Tịnh (thơ), Thái Can (thơ), Thế Lữ (thơ), Trần Tân Cửu (Trọng

Lang, 1935-36), Vân Đài (thơ), Vi Huyền Đắc (Giới Chi, 1935), Vũ Ðình Liên (thơ), Xuân Diệu… Mỗi số báo có 16-30 trang. Tờ

báo chủ trương ‘lấy thiết thực làm căn bản, lấy khôi hài làm phương pháp, lấy cười cợt để sửa đổi phong hóa, trước vui thích sau

ích lợi’. Báo tiếp tục con đường của Hoàng Tích Chu trước đó, là đả phá lối văn dài dòng theo Tây Tàu và xây dựng nền văn
chương tiểu thuyết, thi ca mới. Ban biên tập báo Phong Hóa cũng chính là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, chủ trương chỉ giữ lại những

gì thật tinh hoa của cái cũ, còn lại thì đã phá, châm biếm những xấu xa cổ hũ cũ, để ‘theo mới, hoàn toàn mới’, muốn thực hiện

‘cuộc cải cách tiểu tư sản, đã phá hũ tục và đại gia đình kiểu cũ, để giải phóng cá nhân và đề cao tự do’. Nhờ nhóm Tự Lực Văn

Đoàn đều có tài, có đường lối mới mẽ và đúng đắn mà báo Phong Hóa đạt được số độc giả kỷ lục. Nhưng ra được 190 số, đến

tháng 6-1936, báo Phong Hóa bị đóng cửa.

– Phóng Sự : tuần báo xuất bản ở Sài Gòn trong hai năm 1938-39; cộng tác bài vở gồm: Lê Liễu Huê (Ái Lan), Lê Trung Nghĩa…

– Phóng Sự : nhật báo xuất bản ở Sài Gòn; Số 1 ra năm 1941, Số cuối 342 ra tháng 8-1943.

– Phòng Canh Nông Nam Kỳ Tạp Chí : xuất bản ở Sài Gòn (1933-34).

– Phồn vinh : tên Việt của báo Pháp ngữ Essor.

– Phổ Thông : nhật báo xuất bản ở Hà Nội; Số 1 ra năm 1930, Số cuối 182 ra ngày 9-2-1932; cộng tác bài vở gồm: Ngân Giang

(thơ), Ngô Tất Tố, Trần Huyền Trân…

– Phổ Thông : tạp chí xuất bản ở Sài Gòn, do Lê Hoàng làm giám đốc; Số 1 ra năm 1936, Số cuối 46 ra tháng 1-1938; cộng tác bài

vở gồm: Ðông Xuyên (Nguyễn Gia Trụ, thơ), Huy Thông (thơ), Khổng Dương (thơ), Lê Liễu Huê (Ái Lan), bác sĩ Ngô Quang Lý…

– Phổ Thông : tạp chí xuất bản ở Sài Gòn từ tháng 7-1938, là cơ quan của Đệ Tứ Quốc Tế.

– Phổ Thông : tạp chí xuất bản ở Sài Gòn từ tháng 11-1938, là cơ quan của Đệ Tam Quốc Tế, dùng để giả mạo và xuyên tạc, đả

kích báo Phổ Thông của Đệ Tứ Quốc Tế.


– Phổ Thông Bán Nguyệt San : tạp chí văn chương do Tân Dân Thư Quán của Vũ Đình Long ấn hành tại Hà Nội; hoạt động từ

ngày 1-12-1936 đến 1950. Lúc đầu ra mỗi tháng 1 số vào ngày đầu tháng, và một số phụ (bis) vào ngày 16 nhưng không đều

kỳ. Mỗi số thường đăng hết một bộ truyện dài hay tiểu thuyết và một phần Văn học phổ thông. Từ số 29 (16-2-1939), PTBNS ra

đều đặn mỗi tháng hai số vào ngày 1 và 16. Số đầu tháng có 160-200 trang, giá 25 xu. Số giữa tháng 110-140 trang, giá 15 xu.

Cũng có lúc ra luôn hai số 25 xu hay hai số 15 xu, nhưng trung bình mỗi năm thường có 12 số 25 xu và 12 số 15 xu. Giá báo 12

số nửa năm là 2$30, 24 số trọn năm là 4$50; ngoại quốc và công sở mua giá gấp đôi. Từ số 133 (1-7-1943), PTBNS không in

những số mỏng nữa, mà chỉ còn phát hành mỗi tháng một tập chuyên về tiểu thuyết vào ngày 16, mỗi số có 160-200 trang, giá

25 xu; đồng thời vào đầu mỗi tháng ra thêm một tập Phổ Thông Chuyên San về văn chương, lịch sử hay triết học. Phần đầu Bộ

Phổ Thông Bán Nguyệt San (1936-45) gồm: Số 1 (1-12-1936): Tắt lửa lòng (Nguyễn Công Hoan); Số 2 (1-1-1937): Cô Tư Thung

(Lê Văn Trương); Số 3 (1-2-1937): Một đêm vui (Ngọc Giao); Số 4 (1-3-1937): Ai lên phố Cát (Lan Khai); Số 4bis (16-3-1937):

Khói hương (Từ Ngọc); Số 5 (1-4-1937): Hai thằng khốn nạn (Nguyễn Công Hoan); Số 6 (1-5-1937): Một người 1 (Lê Văn

Trương); Số 7(1-6-1937): Một người 2 (Lê Văn Trương); Số 8 (1-7-1937): Tấm lòng vàng (Nguyễn Công Hoan);Số 9 (1-8-1937):

Chiếc ngai vàng (Lan Khai); Số 10 (1-9-1937): Thần hổ (Tchya); Số 11 (1-10-1937): Hòm đựng người (Nguyễn Triệu Luật); Số

12 (1-11-1937): Một người cha (Lê Văn Trương); Số 13 (1-12-1937): Đào kép mới (Nguyễn Công Hoan); Số 14 (1-1-1938): Cái

hột mận (Lan Khai); Số 14bis (16-1-1938): Con đười ươi (Lưu Trọng Lư); Số 15 (1-2-1938): Một trái tim (Lê Văn Trương); Số

15bis (16-2-1938): Ngược dòng (Từ Ngọc); Số 16 (1-3-1938): Linh hồn hay xác thịt (Tchya); Số 17 (1-4-1938): Người thầy

thuốc (Thanh Châu); Số 18 (1-5-1938): Tơ vương (Nguyễn Công Hoan); Số 18bis (16-5-1938): Vì nghệ thuật (Kinh Kha); Số
19 (1-6-1938): Con đường hạnh phúc (Lê Văn Trương); Số 20 (1-7-1938): Gái thời loạn (Lan Khai); Số 21 (1-8-1938): Một

lương tâm trong gió lốc 1 (Lê Văn Trương); Số 21bis (16-8-1938): Từ thiên đường đến địa ngục (Lưu Trọng Lư); Số 22 (1-9-

1938): Một lương tâm trong gió lốc 2 (Lê Văn Trương); Số 23 (1-10-1938): Bước đường cùng (Nguyễn Công Hoan; bị cấm

1938); Số 24 (1-11-1938): Chế Bồng Nga (Lan Khai); Số 24 bis (1-11-1938): Liếp Ly (Lan Khai); Số 25 (16-11-1938): Nàng công

chúa Huế (Lưu Trọng Lư); Số 26 (1-12-1938): Sóng vũ môn (Nguyễn Công Hoan); Số 27 (1-1-1939): Một nghìn một đêm lẻ (La

Sơn dịch); Số 28 (1-2-1939): Trong ao tù trưởng giả 1 (Lê Văn Trương); Số 29 (16-2-1939): Trong ao tù trưởng giả 2 (Lê Văn

Trương); Số 30 (1-3-1939): Hai ngả (Từ Ngọc); Số 31 (16-3-1939): Ngựa đã thuần rồi mời ngài lên (Lê Văn Trương);Số 32 (1-4-

1939): Người hay bóng (Lan Khai); Số 33 (16-4-1939): Huế một buổi chiều (Lưu Trọng Lư); Số 34 (1-5-1939): Lá ngọc cành

vàng (Nguyễn Công Hoan); Số 35 (16-5-1939): Trang (Lan Khai); Số 36 (1-6-1939): Nát ngọc (Cấm Khê); Số 37 (16-6-1939): Cô

Nguyệt (Lưu Trọng Lư); Số 38 (1-7-1939): Một cô gái mới (Lê Văn Trương); Số 39 (16-7-1939): Oan nghiệt (Tchya);Số 40 (1-8-

1939): Cơn ác mộng (Lan Khai); Số 41 (16-8-1939): Trở vỏ lửa ra (Phan Khôi); Số 42(1-9-1939): Nắng đào (Nguyễn Xuân

Huy); Số 43 (16-9-1939): Tôi là mẹ 1 (Lê Văn Trương); Số 44 (1-10-1939): Tôi là mẹ 2 (Lê Văn Trương); Số 45 (16-10-1939):

Tiếng gọi của rừng thẳm (Lan Khai); Số 46 (1-11-1939): Ngược đường Trường Thi (Nguyễn Triệu Luật); Số 47 (16-11-1939):

Một người đau khổ (Lưu Trọng Lư); Số 48 (1-12-1939): Người vợ lẻ bạn tôi (Nguyễn Công Hoan); Số 49 (16-12-1939): Dứt tình

(Vũ Trọng Phụng); Số 50 (1-1-1940): Bóng cờ trắng trong sương mù (Lan Khai); Số 51 (16-1-1940): Cánh sen trong bùn 1 (Lê

Văn Trương); Số 52 (1-2-1940): Cánh sen trong bùn 2 (Lê Văn Trương); Số 53 (16-2-1940): Hồn về (Cấm Khê); Số 54 (1-3-

1940): Cô gái tân thời (Lưu Trọng Lư); Số 55 (16-3-1940): Tay trắng trắng tay (Nguyễn Công Hoan); Số 56 (1-4-1940): Một
ngìn một đêm lẻ (La Sơn dịch); Số 57 (16-4-1940): Hồng thầu (Lan Khai); Số 58 (1-5-1940): Chiếc nhẫn vàng (Nguyễn Công

Hoan); Số 59 (16-5-1940): Khi người ta đói (Trương Tửu); Số 60 (1-6-1940): Con bồ câu trắng (Thanh Châu dịch); Số 61 (16-6-

1940): Ông chủ báo (Nguyễn Công Hoan); Số 62 (1-7-1940): Bốn bức tường máu 1 (Lê Văn Trương); Số 63 (16-7-1940): Bốn

bức tường máu 2 (Lê Văn Trương); Số 64 (1-8-1940): Cưỡi đầu voi dữ (Lan Khai); Số 65 (16-8-1940): Tình sử (Trúc Khê

dịch); Số 66 (1-9-1940): Tội ác và hối hận (Vũ Bằng); Số 67 (16-9-1940): Lá cây nhuộm máu (La Sơn Thần Lĩnh); Số 68 (1-10-

1940): Nợ nần (Nguyễn Công Hoan); Số 69 (16-10-1940): Kho vàng Sầm Sơn 1 (Tchya); Số 70(1-11-1940): Kho vàng Sầm Sơn

2 (Tchya); Số 71 (16-11-1940): Để cho chàng khỏi khổ (Vũ Bằng); Số 72 (1-12-1940): Tiếng khóc trong sương (Lan Khai); Số

73 (16-12-1940): Trường đời 1 (Lê VănTrương); Số 74 (1-1-1941): Trường đời 2 (Lê VănTrương); Số 75 (16-1-1941): Trường

đời 3 (Lê VănTrương); Số 76 (1-2-1941): Tấm lòng người kỹ nữ 1 (Trần Huyền Trân); Số 77 (16-2-1941): Tấm lòng người kỹ

nữ 2 (Trần Huyền Trân); Số 78 (1-3-1941): Ba truyện mổ bụng (Vũ Bằng); Số 79 (16-3-1941): Cánh buồm thoát tục (Lan

Khai); Số 80 (1-4-1941): Tình sử Việt Nam (Trúc Khê Ngô Văn Triện); Số 81 (16-4-1941): Cô Nhung (Lưu Trọng Lư); Số 82 (1-

5-1941): Xao Kham La (Lâm Mỹ Hoàng Ba); Số 83 (16-5-1941): Ngày mai trời lại sáng (Nguyễn Dân Giám);Số 84 (1-6-1941):

Nó giết người (Lê Văn Trương); Số 85 (16-6-1941): Rắn báo oán (Nguyễn Triệu Luật); Số 86 (1-7-1941): Người anh cả 1 (Lê

Văn Trương); Số 87 (16-7-1941): Người anh cả 2 (Lê Văn Trương); Số 88 (1-8-1941): Người anh cả 3 (Lê Văn Trương); Số

89 (16-8-1941): Cần Vương (Phan Trần Chúc); Số 90 (1-9-1941): Tình sử 2 (Trúc Khê dịch); Số 91 (16-9-1941): Đỉnh non thần

1 (Lan Khai); Số 92 (1-10-1941): Đỉnh non thần 2 (Lan Khai); Số 93 (16-10-1941): Người tráng sĩ áo lam (Nguyễn Xuân

Huy); Số 94 (1-11-1941): Trên đường sự nghiệp 1 (Nguyễn Công Hoan); Số 95 (16-11-1941): Trên đường sự nghiệp 2 (Nguyễn
Công Hoan); Số 96(1-12-1941): Trên đường sự nghiệp 3 (Nguyễn Công Hoan); Số 97 (16-12-1941): Bông sen trắng (Hoàng

Cầm kể); Số 98 (1-1-1942): Hai anh em (Lê Văn Trương); Số 99 (16-1-1942): Người ngàn thu cũ (Trần Huyền Trân); Số 100 (1-

2-1942): Cây đèn thần (Hoàng Cầm thuật); Số 101 (16-2-1942): Ai hát giữa rừng khuya 1 (Tchya); Số 102 (1-3-1942): Ai hát

giữa rừng khuya 2 (Tchya); Số 103 (16-3-1942): Theo lớp mây đưa (Lan Khai); Số 104 (1-4-1942): Dưới lũy Trường Dục (Phan

Trần Chúc); Số 105 (16-4-1942): Lẽ sống (Trần Huyền Trân); Số 106 (1-5-1942): Tiếng gọi của lòng 1 (Lê Văn Trương); Số

107 (16-5-1942): Tiếng gọi của lòng 2 (Lê Văn Trương); Số 108 (1-6-1942): Mang xuống tuyền đài (Thiên phương dạ đàm)

(Hoàng Cầm); Số 109 (16-6-1942): Sống nhờ 1 (Mạnh Phú Tư); Số 110 (1-7-1942): Sống nhờ 2 (Mạnh Phú Tư); Số 111 (16-7-

1942): Trăm lạng vàng (Trúc Khê); Số 112 (1-8-1942): Tình ngoài muôn dặm (Lan Khai); Số 113 (16-8-1942): Lòng mẹ 1 (Lê

Văn Trương); Số 114 (1-9-1942): Lòng mẹ 2 (Lê Văn Trương); Số 115 (16-9-1942): Cùng một ánh trăng (Thanh Châu); Số

116 (1-10-1942): Qua những màn tối 1 (Nguyên Hồng); Số 117 (16-10-1942): Qua những màn tối 2 (Nguyên Hồng);Số 118 (1-

11-1942): Người vợ già (Mạnh Phú Tư); Số 119 (16-11-1942): Con nhà nghèo (Nguyễn Đức Chính); Số 120 (1-12-1942): Anh

vẹo (Lê Văn Trương); Số 121 (16-12-1942): Thưởng trì cung 1 (Phan Trần Chúc); Số 122 (1-1-1943): Thưởng trì cung 2 (Phan

Trần Chúc);Số 123 (16-1-1943): Thoi mộng (Hoàng Cầm); Số 124 (1-2-1943): Truyền kỳ mạn lục 1 (Trúc Khê dịch); Số 125 (16-

2-1943): Truyền kỳ mạn lục 2 (Trúc Khê dịch); Số 126 (1-3-1943): Truyền kỳ mạn lục 3 (Trúc Khê dịch); Số 127 (16-3-1943):

Quên cả thù (Vũ Bằng); Số 128 (1-4-1943): Hối hận (Lan Khai); Số 129 (16-4-1943): Thằng còm 1 (Lê Văn Trương); Số 130 (1-

5-1943): Thằng còm 2 (Lê Văn Trương); Số 131 (16-5-1943): Quán nải 1 (Nguyên Hồng); Số 132 (1-6-1943): Quán nải 2

(Nguyên Hồng); Số 133 (16-6-1943): Thuốc mê (Thâm Tâm); Số 134 (16-7-1943): Bốn con yêu và hai ông đồ (Nguyễn Triệu
Luật); Số 135 (16-8-1943): Một lương tâm trong sương mù (Lê Văn Trương); Số 136 (16-9-1943): Vết cũ 1 (Mạnh Phú Tư); Số

137 (16-10-1943): Vết cũ 2 (Mạnh Phú Tư); Số 138 (16-11-1943): Mũi tên thuốc độc (Lê Văn Trương); Số 139 (16-12-1943):

Giăng thề (Tô Hoài); Số 140 (?-1944): …; Số 141 (?-1944): …; Số 142 (1-4-1944): Bùi Huy Bích danh nhân truyện ký (Trúc

Khê); Số 143 (1944): Bọn trẻ tàn tật (Thâm Tâm); Số 144 (1-5-1944): Ba loại văn (Vũ Ngọc Phan); Số 144bis (1-5-1944): Chinh

Phụ Ngâm Khúc dẫn giải (Nguyễn Đỗ Mục); Số 145 (?-1944): …; Số 146 (?-1944): …; Số 147 (?-1944): …; Số 148 (1-8-1944):

Chinh Phụ Ngâm Khúc dẫn giải (Nguyễn Đỗ Mục); Số 149 (?-1944): …; Số 150(?-1944): …; Số 151 (?-10-1944): …; Số 152 (?-

1944): …; Số 153 (?-1944): Gánh hát sử Nam (Thâm Tâm); Số 154 (?-1944): …; Số 155 (?-1945): …; Số 156 (?-4-1945): Bích Câu

Kỳ Ngộ dẫn giải (Nguyễn Đỗ Mục)…

– Phổ Thông Chuyên San : do Tân Dân Thư Quán của Vũ Đình Long ấn hành tại Hà Nội; là một phụ trương của Phổ Thông Bán

Nguyệt San; theo đó, kể từ 1-7 đến 1-12-1943, PTBNS ra thêm mỗi tháng một tập PTCS chuyên về văn chương, lịch sử hay triết

học; mỗi tập là một sách chuyên đề, có số trang và giá bán không nhất định…; Số 1 (1-7-1943): Lục Vân Tiên dẫn giải (Đinh

Xuân Hội); Số 2 (1-8-1943): Trần Thủ Độ (Trúc Khê); Số 3 (1-9-1943): Trương Vĩnh Ký (Lê Thanh); Số 4 (1-10-1943): Quốc sử

diễn ca dẫn giải (Nguyễn Đỗ Mục); Số 5 (1-11-1943): Thi sĩ Trung Nam (Vũ Ngọc Phan); Số 6 (1-12-1943): Tang thương ngẫu

lục (Trúc Khê dịch của Nguyễn An và Phạm Đình Hổ).

– Phụ Nữ : tạp chí do bà Nguyễn Thị Thảo thành lập và chủ nhiệm kiêm chủ bút; quản lý Bùi Châu Quý; tòa soạn đặt tại số 7 Hội

Vũ, Hà Nội; xuất bản không định kỳ; Số 1 ra ngày 16-2-1938, số cuối ra tháng 4-1939; cộng tác bài vở gồm: Anh Thơ (Vương

Kiều Ân), Chế Lan Viên, Lan Hương, Lệ Chi, Nguyễn Vỹ (thơ), Yến Lan (Lâm Thanh Lang, Xuân Khai, thơ)…
– Phụ Nữ Tân Tiến : Bộ cũ là bán nguyệt san Phụ Nữ Tân Tiến ra ngày 1 và 15 hàng tháng; Số 1 ra ngày 29-7-1932, số cuối là Số

24 (15-7-1933); thành lập, chủ nhiệm kiêm chủ bút là bà Lê Thành Tường; tòa soạn đặt tại số 19, đường Thiệu Trị, Huế. Bộ mới

là tuần báo Phụ Nữ Tân Tiến ra ngày thứ năm hàng tuần; do quan Nghi lễ đại thần vừa hồi hưu là Hồ Phú Viên mua lại báo và

giao cho con gái và rể là Hồ Thị Thục và Nguyễn Tấn quản lý và chủ bút; chủ nhiệm Phạm Bá Nguyên; tòa soạn đặt số 97 rue Gia

Long, Huế; Số 1 ra ngày 16-3-1934, nhưng ra được đến số 4 (tháng 4-1934) cũng đình bản. Cộng tác bài vở gồm các cô: Dã Lan,

Giạ Thảo, Hải Nữ, Madame Tôn Thất Vinh, Mlle Lê Hoa, Mlle Nguyễn Thị Dung, Mlle Nguyễn Thị Việt, Mme Đinh Gia Thuyết,

Mme Nguyễn Thị An Hòa, Nguyễn Thị Bạch Mai, Nguyễn Thị Xuân Mai…

– Phụ Nữ Tân Văn (Le Journal féministe): tuần báo ấn hành ngày thứ năm hàng tuần tại Sài Gòn (1929-35), với tôn chỉ ‘là một

cơ quan độc lập, chuyên tâm khảo cứu những vấn đề quan hệ tới đàn bà tức là quan hệ tới quốc gia xã hội…, không đảng phái, chỉ

thờ chơn lý làm thần minh, Tổ quốc làm tôn giáo’. Tòa báo đặt tại số 42 rue Catinat, Sài Gòn, sau đó chuyển về số 45, rue

Vannier, Saigon. Báo gồm 32 trang khổ 23×32,5 cm, giá mỗi số 15 xu. Số 1 ra ngày 2-5-1929, …Số 4 (23-5-1929), …Số 57 (19-6-

1930), Số 58 (26-6-1930), …Số 63 (31-7-1930), …Số 103 (8-10-1931), Số mùa xuân 1932, …Số 183 (12-1-1933), Số 211 (10-8-

1933), …Số Nhi đồng (12-1933), …Số 227 (7-12-1933)…; nhưng trong quá trình hoạt động nhiều lần bị đình bản và được tục

bản; chẳng hạn đến Số 271 (ngày 20-12-1934) bị đình bản; lại ra được Số 272 (11-4-1935) và Số 273 (21-4-1935) thì lại bị

đình bản và trở thành số cuối cùng. Mỗi số in trung bình 10.000 bản phát hành khắp ba kỳ, tuy có lúc bị cấm phát hành ra

Trung Bắc. Chủ nhân sáng lập kiêm quản lý là bà Nguyễn Đức Nhuận (Cao Thị Khanh) với sự cộng tác của ký giả Cao Văn

Chánh. Chủ nhiệm là ông Nguyễn Đức Nhuận (từ 2-5-1929 đến 18-3-1933). Các đời chủ bút gồm: Phan Khôi, Đào Trinh Nhất…
Ban biên tập gồm: các bà/cô Cao Thị Khanh (bà Nguyễn Đức Nhuận), Cao Thị Ngọc Môn, Hướng Nhựt, Nguyễn Thị Kiêm (Manh

Manh), Phạm Vân Anh, Phan Thị Nga, Thu Tâm nữ giáo, Trần Thanh Nhàn, các ông Bùi Thế Mỹ, Bửu Đình, Cao Văn Chánh, Đào

Trinh Nhất, Hồ Biểu Chánh, Phan Khôi, bác sĩ Trần Văn Đôn, Trịnh Đình Rư, luật sư Trịnh Đình Thảo. Cộng tác bài vở thường

xuyên gồm: Á Nam (Trần Tuấn Khải), Ái Lan (Lê Liễu Huê), Bà Tùng Long (Lê Thị Bạch Vân, 1933-35), Bửu Đình, Cao Văn

Chánh (Thạch Lan, 1929-34), Cẩm Tâm nữ sĩ, Diệp Văn Kỳ, Đạm Phương nữ sử, Đông Hồ (Lâm Tấn Phác), Ðông Xuyên (Nguyễn

Gia Trụ, thơ), Hàn Mặc Tử (Nguyễn Trọng Trí, thơ), Hằng Phương, Hoàng Thị Dân, Hồ Văn Hảo, Huấn Minh, Huỳnh Thị Bảo Hòa,

Huỳnh Thúc Kháng, Khổng Tuyên, Khương Hữu Dụng (Thế Nhu, thơ), Lãng Tử (Thúc Tề), Lê Thị Huỳnh Lan, Lưu Trọng Lư,

Mme Công Hầu, Nguyễn Phan Long, Nguyễn Thị Bạch Minh, Nguyễn Thị Kiêm (Manh Manh nữ sĩ, 1932-34), Nguyễn Thiện Kế,

Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Văn Vĩnh, Nho Nhã, Phan Bội Châu, Phan Khôi (1929-33), Phan Thị Bạch Vân (Hoàng Thị Tuyết

Hoa), Phan Thị Nga, Phan Văn Hùm, Phạm Quỳnh, Phạm Vân Anh, Quách Tấn, Tản Đà (Nguyễn Khắc Hiếu), Tân Việt, Thanh

Tâm, Thiếu Sơn (Lê Sỹ Quý, 1935), Thụy An (Lưu Thị Yến, 1930-34), Thượng Tân Thị (Phan Quốc Quang, thơ), Tố Phang (Ngô

Văn Phát), Tố Quyên, Trần Quang Nghiệp (1929-32), Trần Thanh Mại, Trần Thị Hường, Trần Trọng Kim, bà Trần Văn Năm,

Trần Việt Sơn, Trịnh Đình Rư, luật sư Trịnh Đình Thảo, Trúc Hà (1929-30), Văn Trường, Vân Đài nữ sĩ (thơ)… Báo có nhiều ảnh

hưởng về xã hội, văn chương và là tờ báo phụ nữ tiêu biểu nhất thời thuộc Pháp. Nội dung tuần báo gồm nhiều vấn đề. Những

số đầu đăng tin về cuộc khởi nghĩa Quốc dân đảng và phong trào kháng Pháp, ý kiến về phụ nữ của các nhà cách mạng Phan Bội

Châu, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Văn Trường, Nguyễn Văn Bá… Sau đó, báo mở nhiều chuyên mục: Ý kiến chúng tôi đối với thời

sự, vấn đề giải phóng phụ nữ, phụ nữ và gia đình, vệ sinh, khoa học, tiểu thuyết, nhi đồng, tin tức thời sự… Báo tổ chức nhiều
hoạt động xã hội như cổ võ nữ công (dạy nghề cho phụ nữ), đấu xảo nữ công, thể thao phụ nữ, hội chợ phụ nữ, nữ ký nhi viện,

trợ cấp học sinh nghèo du học Pháp, mở quán ăn bình dân cho dân lao động và thất nghiệp v.v… Đặc biệt, năm 1932, Phụ Nữ

Tân Văn đăng những bài của Phan Khôi, nữ sĩ Manh Manh… cổ súy cho phong trào thơ mới. Do có tính chất phổ thông và chủ

trương đối lập ôn hòa, Phụ Nữ Tân Văn chiếm nhiều thiện cảm của độc giả nam nữ cả nước thời kỳ 1929-35.

– Phụ Nữ Thời Đàm : báo do bà Nguyễn Văn Đa thành lập và điều hành ở Hà Nội từ năm 1930 đến 1938. Báo gồm 28 trang khổ

20,5 x27 cm. Lúc đầu là nhật báo ra hàng ngày, trong đó: Số 1 ra ngày 8-12-1930, …số cuối là Số 138 (20-6-1931) thì đình bản;

chủ nhiệm là bà Nguyễn Văn Đa; chủ bút Ngô Thúc Địch; tòa soạn đặt tại số 11-13, phố Sông Tô Lịch, Hà Nội. Đến ngày 17-9-

1933 báo ra số 1 bộ mới, chuyển thành tuần báo ra ngày chủ nhật hàng tuần; chủ nhiệm là bà Nguyễn Văn Đa; chủ bút Phan

Khôi (17-9-1933 đến tháng 2-1935)…; tòa báo đặt tại số 72, phố Hàng Bồ, Hà Nội; trong đó, Năm thứ tư, Số 1 ra ngày 17-9-

1933, Số 2 (24-9-1933), …Số 5 (15-10-1933),…Số 15 (24-12-1933), …Số 18 (14-1-1934)… Thời kỳ 1936-38, bà Nguyễn Văn Đa

cho thuê báo làm cơ quan của Đệ Tứ quốc tế cộng sản ở Bắc Kỳ. Sau đó báo được bà Đa lấy lại cho ra bộ mới trong năm 1938,

nhưng đình bản hẳn cuối tháng 12-1938. Cộng tác bài vở gồm: Chương Dân (Phan Khôi), Cô Liên Hương (Lưu Trọng Lư),

Khương Hữu Dụng (Thế Nhu, thơ), Mộng Sơn (Vũ Thị Mai Hương), Nguyễn Xuân Huy, Phạm Ðình Tân, Thu Vân, Thụy An (Lưu

Thị Yến), Trần Minh Tước (1930-33), Trần Thanh Mại, Trần Thị Trinh Chính, Trần Tuấn Khải (Á Nam), Vũ Đình Liên…

– Phụ Nữ Tiến : báo xuất bản ở Trung Kỳ.

– Phụ Trương Hoang Giang Nữ Hiệp – Tiểu Thuyết Thứ Bảy : 52 tập phụ trương của tuần báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy tại Hà Nội;

do Nghiêm Xuân Lãm dịch bộ truyện Hoang Giang Nữ Hiệp của Cố Minh Đạo; bắt đầu xuất bản kèm với số 26 T.T.T.B. (30-11-
1934); số phụ trương đầu tiên 16 trang được biếu không độc giả T.T.T.B.; từ số phụ trương 2 có 16 trang bán giá 3 xu; sau đó

mỗi tuần ra một số phụ trương 24 trang, giá 5 xu, tổng cộng cả bộ 52 số là đúng một năm (1935); nếu độc giả đặt 1 năm báo

T.T.T.B. thì được mua 52 số H.G.N.H. với giá 1$.

– Phụ Trương Tiểu Thuyết Thứ Bảy : tập phụ trương của tuần báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy tại Hà Nội; số đầu tiên ấn hành ngày 7-

6-1941 kỷ niệm Đệ thất chu niên của Tiểu Thuyết Thứ Bảy; sau đó ra tiếp hàng tuần cho đến 19xx; mỗi số phụ trương có 24

trang, giá 5 xu.

– Phục Hưng : báo do bác sĩ Nguyễn Văn Thinh và ký giả Hiền Sĩ thành lập tại Sài Gòn (8-1945).

– Phục Hưng Báo : tuần báo ấn hành tại Vinh (Nghệ An); Số 1 ra năm 1938, Số cuối 31 ra tháng 11-1938.

– Phục Hưng Đông Dương : tên Việt của báo Pháp ngữ Renaissance Indochinoise.

– Phục Quốc (La Restauration du Pays): xem: IV- CÁC BÁO CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐÔNG DƯƠNG IN TẠI PHÁP (TRƯỚC NĂM

1945).

– Phương Đông (Nguyệt san ~): tên Việt của báo Pháp ngữ EST.

– Procès-verbaux du Conseil colonial – Cochinchine française (Biên bản hội nghị Hội đồng Tư vấn Nam Kỳ): các tập in biên bản

Hội nghị thường kỳ và bất thường, in bằng Pháp ngữ tại Sài Gòn mỗi năm trong thời kỳ 1880-1944.

– Quan Âm Tạp Chí : nguyệt san Phật giáo, đặt tại chùa Thiên Tích, Hà Nội, hoạt động thời kỳ 1938-44; chủ bút là sa môn Võ

Chiêm Khôi; Số 1 ấn hành ngày 24-10-1938, Số cuối 34 (2-1943) đình bản; đến tháng 2-1944 tục bản lại Số 1 nhưng ra thêm

vài số thì ngưng hẳn.


– Quan Báo : báo ra Số 1 ngày 1-1-1919.

– Quan Sát : xem: IV- 5- Các báo có liên quan đến Đông Dương in tại Pháp (trước năm 1945).

– Quảng Cáo Phan Bá Đài : báo rao vặt xuất bản ở Sài Gòn (1933-34).

– Quảng Cáo Tuần Báo : báo rao vặt xuất bản ở Sài Gòn (1939).

– Quảng Đại Báo : báo xuất bản ở Hà Nội từ 1927.

– Quần Chúng (La Masse): xem: IV- CÁC BÁO CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐÔNG DƯƠNG IN TẠI PHÁP (TRƯỚC NĂM 1945).

– Quốc Dân Diễn Đàn : là phụ bản của báo La tribune indigène; do Hồ Biểu Chánh thành lập ở Sài Gòn năm 1918; Số cuối 47 ra

tháng 10-1919.

– Quốc Gia (Quốc Gia Nhật Báo): báo ấn hành tại Hà Nội; Số 1 ra năm 1938; đến sau Số 15 (tháng 4-1939) đổi thành Quốc Gia

Nhật Báo; số cuối là Số 5 ra tháng 12-1940; cộng tác bài vở gồm: Nguyễn Đức Quỳnh, Trúc Khê (Ngô Văn Triện, 1940)…

– Quốc Hoa Tuần Báo (?): …

– Quốc-Tế IV (Quatrième Internationale): xem: IV- CÁC BÁO CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐÔNG DƯƠNG IN TẠI PHÁP (TRƯỚC NĂM

1945).

– Quốc-tế lao-động vận-tải : xem: IV- CÁC BÁO CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐÔNG DƯƠNG IN TẠI PHÁP (TRƯỚC NĂM 1945).

– Radio-Saïgon (Bulletin hebdomadaire de la Compagnie franco-indochinoise de radiophonie): tuần san Pháp ngữ xuất bản tại

Sài Gòn thời kỳ 1930-32; tòa soạn đặt tại số 106, Boulevard Charner, Saigon; giá mỗi số 10 xu, giá một năm 5$; trong đó: …N40
(30-4-1931), N41 (7-5-1931), N42 (15-5-1931), N43 (22-5-1931), …N72 (17-12-1931), N73 (24-12-1931), N74 (7-1-1932),

N75 (14-1-1932), …N84 (31-3-1932), N85 (13-4-1932), N86 (22-4-1932)…

– Rapport au Conseil de gouvernement, Service des mines (Niên san ngành Khai mỏ): niên san Pháp ngữ do Chính phủ Đông

Dương ấn hành mỗi năm tại Hà Nội, 1916-44.

– Rapport sur la situation administrative, économique et financière au Laos durant la période(Niên san báo cáo tình hình hành

chánh, kinh tế và tài chánh Lào): các tập in bằng Pháp ngữ báo cáo của Chánh phủ Đông Dương in tại Hà Nội về tình hình Lào,

1901-44.

– Rapport sur la situation administrative, économique et financière du Tonkin, par Gouvernement général de l’Indochine (Báo cáo

tình hình hành chánh, kinh tế, tài chánh Bắc Kỳ của Chánh phủ Đông Dương): tập báo cáo hàng năm bằng Pháp ngữ của Chánh

phủ Đông Dương, in tại Hà Nội, 1929-43.

– Rapports au Conseil de gouvernement de l’Indo-Chine (Niên san báo cáo của Hội đồng Chánh phủ Đông Dương): các tập báo

cáo bằng Pháp ngữ in tại Hà Nội về tình hình Đông Dương, 1900-1944.

– Rassemblement (Tập Họp): tuần báo Pháp ngữ của Cộng sản Đệ Tam tổ chức xuất bản ở Hà Nội từ 17-3-1937; với ban biên

tập của báo Le Travail chuyển sang; đến tháng 5-1937 thì bị cấm; cộng tác bài vở gồm: Phan Thanh, v.v…

– Rạng Đông (Tạp Chí~): tạp chí tranh ảnh xuất bản ở Sài Gòn; Số 1 ra năm 1927, …Năm 3: …Số 25 đánh thành Số 1 bộ mới (1-

3-1929), …Số cuối 30 ra tháng 6-1929; cộng tác bài vở gồm: Phan Văn Dật (Thường Nga Phố, Tiêu Lang), Trần Huy Liệu…
– Recueil des procès-verbaux des séances …économiques et financiers de l’Indochine (Biên bản hội nghị Hội đồng Kinh tế tài

chánh Đông Dương): niên san Pháp ngữ in hàng năm tại Hà Nội, 1929-44.

– Renaissance Indochinoise (Phục Hưng Đông Dương): báo Pháp ngữ tại Sài Gòn; biên tập viên: Nguyễn Văn Sinh; phóng viên

gồm: Hoàng Trọng Miên (1935-39)…

– Revue agricole en Quốc ngữ : tên Pháp của báo quốc ngữ Vệ Nông Báo.

– Revue de prestidigation : tên Pháp của báo quốc ngữ Ảo Thuật Tạp Chí.

– Revue de publicité commerciale : xem: Thương Vụ Tổng Biên.

– Revue France d’ Indochine: Recuell mensuel, historique, archélogique, liltéraire, biographique, touristique et d’ intérêt

commecial (Đông Pháp Tạp Chí): nguyệt san Pháp ngữ về lịch sử, khảo cổ, văn chương, thư mục, du lịch và lợi tức thương mại;

ấn hành từ 1913.

– Revue Franco-Annamite : xem: Pháp Nam Tạp Chí.

– Revue hebdomadaire des Moeurs : tên Pháp của tuần báo quốc ngữ Phong Hóa.

– Revue indochinoise : tạp chí văn chương bằng Pháp ngữ, do François-Henri Schneider thành lập tại Hà Nội năm 1893, hoạt

động đến năm 1925 thì đình bản; các đời giám đốc kiêm chủ nhiệm: Jules Boissière (1893-97), Alfred Raquez (1897-1907),

Charles B. Maybon (1907-25); cộng tác bài vở gồm: Alfred Raquez, Charles B. Maybon, Georges Cordier, Henri Parmentier, bà

Jeanne Leuba, Jules Boissière, Paul Pelliot…


– Revue judiciaire franco-annamite (Pháp-Viện Báo): tạp chí về tòa án của Nha Tư pháp Đông Dương; trụ sở tòa soạn đặt tại số

3, Rue du Chanver, Hanoi; giám đốc Phạm Huy Lực; Hội đồng Bảo trợ gồm: H. Tissot (nguyên khâm sứ), H.M.J. Collet (pháp luật

tham nghị tại Huế), Tôn Thất Đàn (Hình bộ thượng thư, sung Cơ Mật Viện đại thần), Thái Văn Toản (Hộ Bộ thượng thư, sung Cơ

Mật Viện đại thần), Hồ Đắc Khải (Hộ Bộ tham tri), Hồ Đắc Hàm (Quốc Tử Giám tế tửu), Nguyễn Khắc Niêm (Hình Bộ thị lang),

Nguyễn Cao Tiêu (Hộ Bộ thị lang); Số 1 ấn hành tháng 5-1931, hoạt động đến năm 1945.

– Revue pour les jeunesgens : tên Pháp của báo quốc ngữ Nam Nữ Giới Chung.

– Revue pour tous : tên Pháp của tuần báo quốc ngữ Tứ Dân Tạp Chí.

– Revue scolaire de perfectionnement : tên Pháp của báo quốc ngữ Chân Thanh.

– Sacerdos Indosinensis (Giới tu sĩ Đông Dương): nguyệt san Pháp ngữ xuất bản tại Quy Nhơn; quản lý: linh mục Léopold

Michael Cadière; Số 1-3 ra ngày 19-3-1927; giá đăng ký một năm báo là 2 đồng Đông Dương.

– Saigon : bản Pháp ngữ của nhật báo Việt ngữ Saigon.

– Saigon : nhật báo do báo Sài Thành đổi tên từ ngày 3-5-1933; Nguyễn Đức Nhuận (Bút Trà) làm chủ nhiệm, em là Nguyễn

Đức Huy (Hồng Tiêu) làm chủ bút; đến năm 1942 đổi thành báo Sài Gòn Mới; cộng tác bài vở gồm: Hàn Mặc Tử (Nguyễn Trọng

Trí), Hoàng Trọng Miên, Hoàng Trọng Quy, Lê Văn Vị (Vita, từ 1933), Nguyễn Văn Sinh, Thinh Quang…

– Saïgon-potins (Tin đồn Sài Gòn): tuần báo hài hước xuất bản bằng Pháp ngữ tại Sài Gòn từ năm 1929; trong đó: N1 (24-2-

1929), N2 (3-3-1929), N3 (10-3-1929), N4 (16-3-1929), N5 (24-3-1929), N6 (31-3-1929)…

– Sanh Hoạt : báo của Đệ Tứ Quốc Tế xuất bản ở Sài Gòn; Số 1 ra năm 1938, Số cuối 17 ra tháng 9-1939.
– Sao Mai : tuần báo do dân biểu Trung Kỳ là Trần Bá Vinh chủ trương tại Huế, với sự cộng tác của Nguyễn Đức Bính (Tiêu

Viên); Số 1 ra ngày 12-1-1934, hoạt động đến năm 1935.

– Sách Hoa Mai : tủ sách dành cho thiếu nhi, do nhà xuất bản Cộng Lực tại Hà Nội ấn hành thời kỳ 1941-44.

– Sài Gòn độc lập: tên Việt của báo Pháp ngữ Indépendant de Sài Gòn.

– Sài Gòn Mới : nhật báo do báo Sài Gòn đổi thành năm 1942, hoạt động đến 1947 thì đình bản, rồi tục bản năm 1949 cho đến

1975; chủ nhiệm Nguyễn Đức Nhuận (Bút Trà); chủ bút Nguyễn Đức Huy (Hồng Tiêu); cộng tác bài vở gồm: Bà Tùng Long

(mục Gỡ Rối Tơ Lòng), Đào Trinh Nhất, Hàn Mặc Tử (điều hành tờ phụ trương văn chương), Nguyễn Đức Nhuận (Phú Đức)…

– Sài Gòn Ngọ Báo : nhật báo, xuất bản ở Sài Gòn (1935-36).

– Sài Gòn Thời Báo : tên Việt của công báo Pháp ngữ Le courrier de Saigon.

– Sài Gòn Thời Báo bộ mới : tên Việt của báo Pháp ngữ Le Courrier Saigonnais.

– Sài Gòn Tiền Báo : xuất bản ở Sài Gòn (1938).

– Sài Gòn Tiểu Thuyết : tuần báo tại Sài Gòn; Số 1 ra năm 1936, số cuối ra tháng 10-1937.

– Sài Gòn Tiểu Thuyết Tùng Thư : xuất bản ở Sài Gòn từ đầu năm đến tháng 9-1936.

– Sài Thành : báo bộ mới (tục bản Sài Thành Nhật Báo), do Trương Duy Toản chủ nhiệm kiêm chủ bút, đặt báo quán tại số 60,

đường Reims, Saigon; hoạt động từ tháng 1-1934; ấn hành mỗi tuần ba số vào thứ 3, 5, 7.

– Sài Thành : nhật báo do vợ chồng nhà báo Nguyễn Đức Nhuận (Bút Trà) thành lập và điều hành, hoạt động từ ngày 2-3-1932;

tòa soạn đặt tại số 39 đường Colonel Grimaud (~Phạm Ngũ Lão), Sài Gòn; chủ nhiệm Bút Trà; chủ bút Nguyễn Đức Huy (Hồng
Tiêu); cộng tác bài vở gồm: Bà Tùng Long (trang Phụ Nữ), nữ sĩ Hồng Cẩm, Lê Văn Vị (Vita, từ 1933)…; đến 3-5-1933 (sau Số

340) đổi thành nhật báo Saigon.

– Sài Thành Học Báo : xuất bản ở Sài Gòn 1933-35.

– Sài Thành Nhật Báo (Journal de Saigon): tuy gọi là nhật báo nhưng ra hàng tuần, do Trương Duy Toản chủ trương, chủ nhiệm

kiêm chủ bút, đặt báo quán tại số 60, đường Reims, Saigon; Bộ cũ-Số 1 xuất bản từ năm 1926; Bộ mới-Số 1 ra năm 1930, Số

cuối 63 ra tháng 2-1931.

– Semaine Colonial (Tuần báo thuộc địa): báo Pháp ngữ đặt tòa soạn tại số13-15 rue Catinat (~đường Tự Do/Đồng Khởi),

Saigon; không rõ thời gian thành lập, nhưng đến năm 1897 đổi tên thành báo L’Opinion (Công Luận).

– Semaine Religieuse : tên Pháp của tuần báo quốc ngữ Nam Kỳ Địa Phận.

– Sông Hương : tuần báo do Phan Khôi chủ trương, và chủ bút tại Huế năm 1936, với sự cộng tác của Nguyễn Cửu Thạnh và

Phan Nhung; là cơ quan bí mật của Việt Nam Quốc Dân Đảng, giao cho Nguyễn Cửu Thạnh làm chủ nhiệm; cộng tác bài vở gồm:

Ái Lan (Lê Liễu Huê), Cù Huy Cận, Lê Thọ Xuân (Lê Văn Phúc), Lưu Trọng Lư, Mộng Huyền, Nam Trân (Nguyễn Học Sỹ), Vũ

Ngọc Phan, Vũ Trọng Phụng, Xuân Tâm (Phan Hạp, thơ)…; đến Số 32 (tháng 3-1937) thì bán lại cho Đệ Tam Quốc Tế, đổi lại bộ

mới từ Số 1, nhưng hoạt động đến 14-10-1937 thì bị đóng cửa.

– Sống : tuần báo đặt báo quán và xuất bản tại Hà Tiên, nhưng phát hành chủ yếu ở Sài Gòn; do Lâm Tấn Phác (Đông Hồ) thành

lập và làm chủ bút, với sự cộng tác của Trúc Hà (Trần Thiêm Thới, chủ nhiệm), Mộng Tuyết (Lâm Thái Úc), Lư Khê (Trương
Văn Em), cùng được thân hữu gọi là ‘Nhóm Hà Tiên Tứ Tuyệt’; giá mỗi số báo 10 xu; hoạt động trong hai năm 1935-36, ra được

vài chục số thì đình bản vì gặp khó khăn tài chánh; cộng tác bài vở gồm: Phạm Ðình Bách (Hoa Sơn)…

– Sports Jeuuesses de l’Indochine : tuần báo ở Hà Nội (1941-44); cộng tác Thinh Quang (1944)…

– Sư Phạm Học Khoa : báo xuất bản ở Sài Gòn từ 1920.

– Sự báo động : tên Việt của báo Pháp ngữ L’Alerte.

– Sự Loại Thông Khảo : xem: Thông Loại Khóa Trình.

– Sự Thật (La Vérité): báo của Đệ Tam Quốc Tế xuất bản ở Sài Gòn trong hai năm 1936-37; trong đó: Số 1 (5-9-1936), Số 2 (20-

9-1936), Số 3 (1-12-1936), …Số 5 (16-2-1937).

– Sự Thật (La Vérité): tuần báo của Đệ Tứ Quốc Tế xuất bản ở Sài Gòn; Số 1 ra năm 1938, Số cuối 26 ra tháng 7-1939.

– Tam Bảo (Tam Bảo Tạp Chí): do Đà Thành Phật Học Hội thành lập tại Đà Nẵng; chủ bút Thích Trí Hải (Bích Liên); Số 1 ấn

hành đầu năm 1937 (?), Số 2 (15-2-1937), …Số 5 (6-7-1937), …Số cuối là Số 8 ra tháng 5-1939.

– Tam Kỳ Tạp Chí : tuần báo; Số 1 ấn hành đầu năm 1931, Số cuối 49 ra tháng 12-1931.

– Tao Đàn (Tủ sách ~): từ tháng 2-1940, Tao Đàn Tạp Chí chuyển thành Tủ sách Tao Đàn, ra hai tháng một quyển vào các tháng

2, 4, 6, 8, 10, 12, cho đến 1945; mỗi số có số trang và giá bán không nhất định; mỗi số không còn đăng tiểu thuyết nữa, mà gồm

các thể loại văn chương khác. Tủ sách Tao Đàn đã xuất bản: Cao Bá Quát (danh nhân truyện ký, Trúc Khê, 1940); Chinh Phụ

Ngâm Khúc dẫn giải (Nguyễn Đỗ Mục, 1942); Cung Oán Ngâm Khúc dẫn giải(Đinh Xuân Hội, 1941, 1942); Đường thi (Ngô Tất

Tố, 1940); Một chuyến đi (du ký, Nguyễn Tuân, 1941); Một cuộc săn vàng (phiêu lưu ký sự, Lê Văn Trương, 1941); Nguyễn
Trãi (danh nhân truyện ký, Trúc Khê, 1941); Nhà văn hiện đại (Vũ Ngọc Phan, 5 tập, 1942-45); Thi văn bình chú: Lê-Mạc-Tây

Sơn I (Ngô Tất Tố, 1941); Thi văn bình chú: Nguyên sơ-Cận kim II (Ngô Tất Tố, 1943); Tôi thầu khoán, hay là Ba tháng ở Trung

Hoa (phiêu lưu ký sự, Lê Văn Trương, 1940); Vương Thúy Kiều (chú giải tân truyện, Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, 1940).

– Tao Đàn Tạp Chí : tạp chí văn chương do Tân Dân Thư Quán của Vũ Đình Long ấn hành tại Hà Nội; chủ nhiệm Vũ Đình Long;

quản lý: Lan Khai, rồi Nguyễn Triệu Luật; cộng tác bài vở gồm: Hải Triều, Hoài Thanh, Lan Khai, Lưu Kỳ Linh, Lưu Trọng Lư,

Ngọc Giao (Nguyễn Huy Giao), Nguyễn Trọng Thuật, Nguyễn Tuân (Ân Ngũ Tuyên), Nguyễn Văn Tố, Phan Khôi, Phạm Hầu,

Thiều Quang, Trúc Khê (Ngô Văn Triện), Trương Tửu, Văn Tứ, Vũ Trọng Phụng…; Số 1 ra ngày 16-2-1939; ra mỗi tháng một số

vào ngày 16 và cứ mỗi ba tháng có thêm một số đặc biệt; từ 16-2-1939 đến tháng 2-1940, đã ra được 13 số định kỳ và ba số đặc

biệt về Tản Đà, Vũ Trọng Phụng, Ba Lan; mỗi số 100 trang, giá 25 xu, giá cả năm 5$50; riêng Tao Đàn số đặc biệt 1er Octobre

1939 không ấn hành được vì bài đăng bị Ty Kiểm duyệt bỏ gần hết; từ sau Tao Đàn số đặc biệt ‘Vấn đề Ba Lan’ bị kiểm duyệt bỏ

(2-1940) thì Tạp chí Tao Đàn chuyển đổi thành Tủ sách Tao Đàn.

– Tả Trực Báo : báo xuất bản ở Huế từ năm 1930.

– Tân An Nam : tên Việt của báo Pháp ngữ L’Annam Nouveau.

– Tân Á : bán nguyệt san của Nhật lập ra tại Sài Gòn năm 1942, để tuyên truyền cho chánh sách Đại Đông Á ở Đông Dương; số

cuối ra tháng 8-1945.

– Tân Á minh họa tạp chí : tên Việt của báo Pháp ngữ L’Asie Nouvelle Illustrées.
– Tân Á Tạp Chí : ấn bản Việt ngữ của báo Pháp ngữ L’Asie Nouvelle Illustrée, ấn hành tại Sài Gòn từ năm 1932; từ Số 21 (tháng

8-1943) thì bản Việt ngữ tách hẳn khỏi L’Asie Nouvelle Illustrée để trở thành một tạp chí riêng; Số cuối 28 ra tháng 4-1935.

– Tân Báo : nhật báo tại Sài Gòn; Số 1 ra tháng 2-1932, Số cuối 18 ra tháng 3-1932.

– Tân Báo : tuần báo tại Hà Nội; Số 1 ra tháng 4-1938, Số cuối 28 ra tháng 11-1938; cộng tác bài vở gồm: Lê Văn Bá i (J. Leiba,

thơ), v.v…

– Tân Dân Báo (Journal de la rénovation du peuple – Politique, littéraire, économique): nhật báo tại Sài Gòn; Số 1 ra tháng 12-

1924, Số cuối 78 ra tháng 2-1925.

– Tân Đợi Thời Báo : xuất bản ở Sài Gòn (1916-20); cộng tác bài vở gồm: Cao Chánh (Cao Văn Chánh, 1920)…

– Tân Học Sinh (Les Étudiants nouveaux; organe mensuel de la section indochinoise de l’Union fédérale des étudiants): xem: 5-

Các báo có liên quan đến Đông Dương in tại Pháp (trước năm 1945).

– Tân Nữ Lưu : bán nguyệt san xuất bản ở Hà Nội, 1935-36.

– Tân Thanh Tạp Chí : báo tại Hà Nội; chủ bút Nguyễn Trọng Thuật; Số 1 ra năm 1931, Số cuối 83 ra tháng 8-1934.

– Tân Thế Giới : báo ấn hành từ năm 1926, Số cuối 142 ra tháng 4-1927.

– Tân Thế Kỷ (Le Nouveau siècle): nhật báo đối lập, do ký giả Cao Văn Chánh thành lập và chủ nhiệm tại Sài Gòn thời kỳ 1926-

27; mỗi kỳ ấn hành 6.000 bản; Số 1 ra ngày 1-11-1926; từ Số 6 (ra ngày 10-11-1926) mở thêm chi nhánh tại Huế, chuyên phát

hành 1.000 bản báo ở Trung Kỳ; chủ bút Lê Chơn Tâm; các đời chủ bút kiêm tổng lý chi nhánh Huế: Bửu Đình (từ số 6 đến khi

bị bắt 24-2-1927), Bùi Thế Mỹ (tháng 2 và 3-1927); báo đăng nhiều bài chống đối chánh quyền, nên hoạt động đến tháng 3-
1927 thì bị cấm phát hành tại Trung Kỳ và các cộng tác viên Bửu Đình, Đồng Sỹ Bình, Tam Hà đều bị bắt; sau đó báo ở Sài Gòn

cũng bị đình bản theo lệnh cấm ngày 19-4-1927 của toàn quyền Đông Dương Pasquier; cộng tác bài vở gồm: Bùi Thế Mỹ (Lan

Đình), Bửu Đình, Đồng Sỹ Bình (cộng tác viên tại Huế), Lê Thành Lư, Mộng Trần (Lê Chơn Tâm), Tam Hà (Trần Thiên Dư, cộng

tác viên tại Trung Kỳ), Thạch Lan (Cao Văn Chánh)…

– Tân Thiếu Niên : tuần báo thiếu niên nhi đồng, do Lê Tràng Kiều thành lập và chủ bút; đặt tại số 11 phố Hàng Bông, Hà Nội;

cộng tác bài vở gồm: Ðỗ Huy Nhiệm (Ðỗ Phủ, Thiếu Lăng, thơ), Lưu Trọng Lư, Nguyễn Xuân Huy, Vũ Trọng Phụng…; Số 1 ra

năm 1932; …; Bộ mới, Số 1 ra ngày 26-1-1935, Số 2 (2-2-1935); đến sau Số 3 (9-2-1935) thì đình bản.

– Tân Thời (Tân Thời Tuần Báo): tuần báo đặt tại số 37, Rue Colonel Guimand, Saigon; do bà Lê Thị Bạch Vân (Bà Tùng Long)

nhờ bà Hồng Tiêu (bà Nguyễn Đức Huy) đứng tên chủ báo và thuê lại giấy phép; báo chủ trương chuyên viết về phụ nữ và đời

sống xã hội; chủ bút Lê Thị Bạch Vân; biên tập viên: Nguyễn Văn Sinh (sau này thời kỳ 1945-40 lấy bút danh là Nam Quốc

Cang); cộng tác bài vở gồm: Hàn Mặc Tử (Nguyễn Trọng Trí), Nguyễn Văn Sinh (giữ mục Chuyện Hằng Tuần), Nguyễn Đức

Nhuận (thơ)…; Số 1 ra ngày 17-11-1935; mỗi số báo 24 trang, giá 10 xu; giá báo 1 năm 4$00, sáu tháng 2$20, ba tháng 1$20; ra

đến Số 11 (tháng 2-1936) thì Nguyễn Văn Sinh có bài công kích Chánh phủ Pháp nên báo bị thống đốc Nam Kỳ Khrautemer gọi

bà Tùng Long lên khiển trách và báo ngưng hoạt động; đến tháng 5-1936, bà Hồng Tiêu (tức bà Tùng Long) đứng tên tục bản

báo tại địa chỉ số 58 đường Alsace Lorraine, Sài Gòn, nhưng ra chỉ thêm được Số 1 thì ngưng hẳn.

– Tân Tiến (Le Progrès): báo hoạt động tại Sài Gòn trong năm 1927.

– Tân Tiến (Le Progrès): tuần báo đặt tại Vĩnh Long; Số 1 ra năm 1935; Số cuối 38 ra tháng 7-1935.
– Tân Tiến (Le Progrès): báo đặt tại Sài Gòn; cộng tác bài vở gồm: Nguyễn Học Sỹ (Nam Trân), v.v…; Số 1 ra năm 1936; Số cuối

331 ra tháng 3-1939.

– Tân Tiến (Le Progrès): tuần báo đặt tại Sa Đéc, do Lê Quang Trinh làm giám đốc, Phạm Văn Lang quản lý; cộng tác bài vở gồm:

Lê Văn Tất (Thần Liên, phụ trách mục Vườn thơ, từ 1940), v.v…; Số 1 ra ngày 7-2-1938.

– Tân Văn : tuần báo xuất bản vào thứ bảy hàng tuần tại Sài Gòn thời kỳ 1934-36; sáng lập Trần Thị Hiệp; tổng lý (chủ nhiệm)

kiêm chủ bút Phan Văn Thiết; cộng tác bài vở gồm: Hoa Bằng (Hoàng Thúc Trâm), Quán Chi (Đào Trinh Nhất), Thân Việt (luật

sư Phan Văn Thiết), Việt Hồ (Hồ Viết Tự, họa sĩ trình bày), Xuân Tâm (Phan Hạp, thơ)…; tòa soạn đặt tại số 49, rue Carron,

Saigon, đến năm 1935 chuyển về số 45, rue Aviateur Garros, Saigon; giá báo mỗi số 10 xu, một tháng 0$45, ba tháng 1$35, sáu

tháng 2$65, một năm 5$20; trong đó: N1 (4-8-1934), N2 (11-8-1934), N3 (18-8-1934), …N88 (5-5-1936), N89 (16-5-1936)…

– Tân Việt Nam (L’Annam nouveau): báo đặt tại Hà Nội; hoạt động từ năm 1937; cộng tác bài vở gồm: Mộng Sơn (Vũ Thị Mai

Hương), Phan Trần Chúc…; trong đó: Số 7 ra ngày 12-10-1937.

– Tân Việt Nam (L’Annam nouveau): tuần báo do giám đốc nhà xuất bản Tín Đức Thư Xã thành lập ở Sài Gòn, giao Nguyễn Văn

Nho làm chủ bút; Số 1 ra ngày 12-3-1945 vào lúc Nhật đảo chánh Pháp; mỗi số có 16 trang, chú trọng đưa tin về chánh trị thời

cuộc lúc đó; báo có thời gian ngắn đình bản rồi in lại; số cuối ra tháng 9-1945.

– Tân Việt Nam (L’Annam nouveau): báo đặt tại Hà Nội; hoạt động từ cuối tháng 5-1945.

– Tân Xã Hội : báo xuất bản ở Hà Nội từ 30-7-1936 đến 1937.

– Tấn Công (L’Offensive): báo phát hành tại Nam Kỳ trong năm 1937; trong đó Số 1 ra ngày 1-2-1937…
– Tập Họp : tên Việt của tuần báo Pháp ngữ Rassemblement.

– Tập Kỷ yếu Bắc Kỳ Phật Giáo Hội : xem Kỷ yếu Bắc Kỳ Phật Giáo Hội.

– Tập kỷ yếu của Hội Khuyến học Nam Kỳ : xem Kỷ yếu Hội Khuyến học Nam Kỳ.

– Tập kỷ yếu của Hội Trí Tri Bắc Kỳ : xem Kỷ yếu Hội Trí Tri Bắc Kỳ.

– Thanh Nghệ Tĩnh : xem Thanh Nghệ Tĩnh Tân Văn.

– Thanh Nghệ Tĩnh Tân Văn : tuần báo đặt tại Vinh (Nghệ An); phóng viên: Nguyễn Đổng Chi (từ 1935), v.v…; Số 1 ra năm 1930,

Số cuối 210 ra tháng 7-1934; sau đó đổi tên là Thanh Nghệ Tĩnh và đánh số lại từ Số 1; Số cuối 54 ra tháng 3-1936.

– Thanh Nghị (1941-45): là tạp chí văn học do Doãn Kế Thiện chủ trương thành lập, với sự cộng tác của Phan Anh, Vũ Đình Hòe

(chủ nhiệm), Vũ Văn Hiền. Tap chí Thanh Nghị lúc đầu là một nguyệt san ra đời tháng 6-1941 tại Hà Nội, từ tháng 5-1942 thành

bán nguyệt san, đến đầu 1944 tăng thành tuần san. Đây là tạp chí khảo cứu, nghị luận, văn chương, chủ trương phụng sự nghệ

thuật, phổ biến kiến thức khoa học phổ thông và các vấn đề nhân sinh. Ban biên tập gồm nhiều học giả, luật sư, bác sĩ, văn sĩ,

chia thành nhiều ban. Ban văn chương gồm Bùi Hiển, Đinh Gia Trinh, Đoàn Phú Tứ, Đỗ Đức Thu, Huy Cận, Nguyễn Tuân,

Nguyễn Xuân Sanh, Vũ Đình Liên, Vũ Hoàng Chương. Ban triết học-lịch sử gồm Đặng Thai Mai, Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Văn

Huyền, Nguyễn Văn Tố, Trần Văn Giáp. Ban nghị luận gồm Phan Mỹ, Phan Quân, Vũ Đình Hòe, Vũ Văn Hiền. Ban giáo dục gồm

Ngô Bích San, Tân Phong, Vũ Đình Hòe. Ban luật pháp gồm Đỗ Đức Dục, Vũ Văn Hiền. Ban kinh tế gồm Đinh Gia Trinh, Lê Huy

Vân, Phạm Gia Khánh. Ban chính trị gồm Phan Anh, Vũ Đình Hòe. Ban khoa học gồm Hoàng Xuân Hãn, Ngụy Như Kontum. Ban

vệ sinh-y học gồm Đặng Huy Lộc, Trần Văn Bảng, Trịnh Văn Tuất, Vũ Văn Cần. Cộng tác bài vở gồm: Bùi Hiển, Doãn Kế Thiện,
Đặng Huy Lộc, Đặng Thai Mai, Đinh Gia Trinh, Đoàn Phú Tứ, Đỗ Đức Dục, Đỗ Đức Thu, Hoa Bằng (Hoàng Thúc Trâm), Hoàng

Xuân Hãn, Huy Cận, Khuông Việt (Lý Vĩnh Khuông), Lê Huy Vân, Mộng Sơn (Vũ Thị Mai Hương), Ngô Bích San, Nguyễn Tuân,

Nguyễn Văn Huyền, Nguyễn Văn Tố (Ứng Hòe), Nguyễn Xuân Sanh, Ngụy Như Kontum, Phan Anh, Phan Mỹ, Phan Quân, Phạm

Ðình Tân, Phạm Gia Khánh, Tô Ngọc Vân, Trần Văn Bảng, Trần Văn Giáp, Trịnh Văn Tuất, Vũ Đình Hòe, Vũ Đình Liên, Vũ Hoàng

Chương, Vũ Văn Cần, Vũ Văn Hiền (Tân Phong)… Tạp chí ra được 120 số liên tiếp, cho đến tháng 8-1945.

– Thanh Nghị – phần trẻ em : phụ bản của Tạp chí Thanh Nghị dành riêng cho thiếu nhi, do Doãn Kế Thiện chủ trương tại Hà

Nội từ năm 1941; quản lý Vũ Đình Hòe; ra mỗi tháng 3 kỳ vào các ngày 10, 20, 30; Số cuối 16 ra tháng 10-1941.

– Thanh Niên (La Jeunesse, 1925-30): báo hoạt động thời kỳ 1925-30; trong đó: Năm 1925 (số 1-25), Năm 1926 (số 26-74),

Năm 1927 (số 75-115), Năm 1928 (số 116-166), Năm 1929 (số 167-200), Năm 1930 (số 201-208), báo đình bản sau Số 208

(5-1930).

– Thanh Niên (1933-35): tập san tại Hà Nội; Số 1 ra năm 1933, số cuối là Số 5 ra tháng 6-1935.

– Thanh Niên (1941-43): tạp chí tại Sài Gòn; Số 1 ra năm 1941, Số cuối ra năm 1943.

– Thanh Niên (1943-44): tuần báo do Phan Văn Hườn thành lập, đặt tòa soạn tại số 70 đường Nayer, Sài Gòn; chủ nhiệm là kiến

trúc sư Huỳnh Tấn Phát; cộng tác bài vở gồm: Bình Nguyên Lộc, Ca Văn Thỉnh, Huỳnh Văn Tiểng, Lê Sỹ Quý (Thiếu Sơn), Lê Thọ

Xuân, Lưu Hữu Phước, Lý Vĩnh Khuôn (Khuông Việt), Mai Văn Bộ, bác sĩ Ngô Quang Lý, Nguyễn Hương Trà, Nguyễn Văn Liên,

Phạm Thiều, Tạ Thành Kỉnh (Thành Kỉnh), Ung Ngọc Ky (Trường Sơn Chí)…; Số 1 ra ngày xx-1943, …Số 27 (4-3-1944), Số 28

(11-3-1944), Số 29 (25-3-1944)…
– Thanh Niên (Tập san ~): tên Việt của báo Pháp ngữ Les Cahiers de la Jeunesse.

– Thanh niên An Nam : tên Việt của báo Pháp ngữ Le Jeune Annam.

– Thanh Niên Báo : bán nguyệt san tại Nam Định, ấn hành trong năm 1938.

– Thanh niên Đông Dương : tên Việt của báo Pháp ngữ Le Jeune Indochine.

– Thanh Niên Đông Pháp : tuần báo tại Sài Gòn; hoạt động thời kỳ 1941-44; Ban điều hành gồm Tế Xuyên (từ 1943), Thinh

Quang (từ 1943), Viên Hoành (từ 1943).

– Thanh Niên Tân Tiến : tạp chí tại Sài Gòn; Số 1 ra năm 1928, Số cuối 25 ra tháng 8-1929.

– Thái Dương : báo tại Sài Gòn; Số 1 ra năm 1938, số cuối là Số 6 ra tháng 2-1939.

– Tháng Mười : tạp chí do Hồ Hữu Tường thành lập và điều hành tại Sài Gòn thời kỳ 1938-39; là cơ quan ngôn luận của nhóm

Đệ Tứ Rưỡi, chủ trương cải cách đường lối của Đệ Tứ Quốc Tế Cộng Sản.

– Thành tích biểu Viễn chinh Nam Kỳ : tên Việt của công báo Pháp ngữ Le Bulletin Officiel dExpédition de la Cochinchine, là tờ báo

in đầu tiên ở Đông Dương (1861).

– Thành tích cộng đồng : tên Việt của công báo Hán ngữ/ Pháp ngữ Le Bulletin des Communes.

– Thẳng Tiến : báo hướng đạo mỗi tháng ra hai số; quản lý Trần Văn Tuyên; Số 1 ra năm 1935; mỗi số 16 trang, giá 3 xu.

– Thần Bí Tạp Chí (Mystériosa): xuất bản ở Sài Gòn năm 1939.

– Thần Chung (Tiếng chuông buổi sớm mai, La cloche du matin; 1929-30): nhật báo, là hậu thân của tờ Đông Pháp thời báo.

Báo do Diệp Văn Kỳ, Nguyễn Thế Phương (tổng biên tập), Bùi Thế Mỹ và Nguyễn Văn Bá (chủ bút) thành lập tại Sài Gòn năm
1929; chủ trương đối lập ôn hòa, thể hiện rất rõ ý thức quốc gia dân tộc. Về kỹ thuật, báo tổ chức từ khâu lấy tin, biên tập, in ấn,

phát hành rất khoa học. Báo được nhiều cây bút nổi tiếng cộng tác như Bùi Thế Mỹ (Lan Đình), Đào Trinh Nhất, Đặng Thúc

Liêng, Lê Cương Phụng (Tùng Lâm), Nam Đình (Nguyễn Thế Phương), Ngô Tất Tố, Nguyễn Đức Huy (Hồng Tiêu), Nguyễn Đức

Nhuận (Phú Đức), Nguyễn Văn Bá, Phan Khôi, Phan Văn Hùm, Tản Đà (Nguyễn Khắc Hiếu), Trần Huy Liệu, Trần Quang Nghiệp

(1929-30)… nên được độc giả lúc đó rất mến mộ và thích đọc. Năm 1930, báo Thần Chung chống chánh quyền thực dân quá rõ

rệt, nhất là đăng loạt bài về vụ án Nguyễn An Ninh, nên bị toàn quyền Pierre Pasquier ra lệnh đình bản sau Số 344 (tháng 3-

1930). Từ tháng 12-1948, báo Thần Chung bộ mới được Nguyễn Thế Phương (Nam Đình) tái lập ở Sài Gòn.

– Thần Kinh Tạp Chí : báo quốc ngữ có kèm phụ trương Pháp ngữ, do Lê Thanh Cảnh thành lập và chủ nhiệm ở Huế từ năm

1927; chủ bút Nguyễn Trọng Cẩn; cộng tác bài vở gồm: Nguyễn Trọng Cẩn (Hoài Nam, chuyên viết văn chương trào phúng,

khảo luận văn học, lịch sử, thơ), Phan Văn Dật (Thường Nga Phố, Tiêu Lang), v.v…

– Thần Nông Báo : báo đặt tại Hà Nội; Số 1 ra năm 1929, Số cuối 120 ra tháng 3-1933.

– Thầy Thợ : báo của Nghiệp đoàn Lao động thuộc Đệ Tứ Quốc Tế ở Sài Gòn (1938-39).

– Thế Giới : tên Việt của báo Pháp ngữ Monde.

– Thế Giới : nguyệt san tại Hà Nội; cộng tác bài vở gồm: Khương Hữu Dụng (Thế Nhu, thơ), Nguyên Hồng, Phan Khắc Khoan

(thơ), v.v…; có lúc bị người của Đoàn Thanh niên dân chủ thuộc Cộng sản Đệ Tam thuê rồi khống chế làm công cụ đấu tranh

tuyên truyền; đã ra được 13 số từ tháng 9-1938 đến tháng 9-1939.


– Thế Giới Tân Văn : tuần báo ở Sài Gòn, chủ nhiệm kiêm chủ bút là luật sư Phan Văn Thiết; cộng tác bài vở gồm: Hoa Bằng

(Hoàng Thúc Trâm), Lư Khê (Trương Văn Em), Phan Văn Thiết (Lan Đình, Thân Việt)…; Số 1 ra năm 1936, Số cuối 16/37 ra

tháng 6-1937.

– Thể Thao : báo xuất bản ở Sài Gòn (1938).

– Thể Thao Đông Dương : báo xuất bản tại Sài Gòn từ tháng 1-1941 đến tháng 2-1945.

– Thiết Thực : tuần báo của Việt Nam quốc dân đảng, xuất bản ở Hà Nội từ tháng 8-1945 đến tháng 5-1946.

– Thiếu Nhi : tuần báo do Vũ Đình Long thành lập ở Hà Nội.

– Thông báo hình cảnh : tên Việt của báo Pháp ngữ Bulletin de police criminelle.

– Thông Loại Khóa Trình (通類課程 – Miscellannées ou lectures instructives pour les élèver des écoles primaires, communales

et cantonales, còn gọi là Sự Loại Thông Khảo; 1888-89): nguyệt san văn học do Trương Vĩnh Ký chủ trương; cũng là một loại

học báo đầu tiên bằng quốc ngữ tại Việt Nam. Số 1 ấn hành tháng 5-1888, Số 2 (6-1888), Số 3 (7-1888), …Số 18 (10-1889) là số

cuối. Từ số 1 đến 3 mỗi số 12 trang, từ số 4 đến 18 mỗi số 16 trang. Từ số 1 đến số 5 đều không ghi tên tác giả các bài viết,

nhưng theo bài ‘Bảo’ của Trương Vĩnh Ký thì ông viết toàn bộ 5 số đầu. Từ số 6 có thêm các bài văn vần diễn Nôm của Trương

Minh Ký và nhiều bài của các tác giả khác. Cộng tác bài vở gồm: Léon Trương Vĩnh Viết (con của Trương Vĩnh Ký, thơ), linh mục

Lê Minh Triết (thơ xướng họa), Lê Văn Chất (thơ lục bát), Lương Khắc Ninh (Dũ Thúc, thơ), linh mục Nguyễn Biểu Đoan (thơ

xướng họa), Nguyễn Khắc Huề (thơ Đường), Nguyễn Xuân Qươn (phú), Trần Chánh Chiếu (thơ Đường, lục bát), Trần Hữu Hạnh
(thơ), y sĩ Trần Văn Nghĩa (dịch thơ Hán sang thơ Việt), Trương Minh Ký (diễn Nôm)… Thông Loại Khóa Trình đăng các bài về

luân lý, lễ nghĩa, văn chương, truyện tích cổ kim, kinh sử, dân ca, ca dao tục ngữ, kiến thức phổ thông, dân tộc học, kinh tế… Nội

dung 18 số báo gồm các đề mục: Dạy chữ Nhu (Nho), Dạy chữ Lang sa (Pháp), Giảng nghĩa về luân lý, Khảo cứu về thi ca và

phong tục, Nhơn vật (danh nhân). Do là báo tư nhân không được Nhà nước Pháp trợ cấp, nên thu nhập của báo không đủ bù chi

phí, cuối cùng Trương Vĩnh Ký phải đình bản báo.

– Thông Tin : tạp chí của Nhật lập ra tại Sài Gòn, giao cho Hoàng Cừ làm giám đốc; hoạt động từ năm 1942 đến tháng 8-1945;

cộng tác bài vở gồm: Nguyễn Vạn An, v.v…

– Thời Báo (1918-19): báo tại Sài Gòn; Ban biên tập gồm: Hồ Văn Lang (chủ bút), Trương Duy Toản…; Số 1 ra tháng 10-1918,

Số cuối ra tháng 12-1919.

– Thời Báo (1931): báo tại Hà Nội; Số 1 ra tháng 1-1931, Số cuối 36 ra tháng 4-1931.

– Thời Báo (1932): nhật báo do Phùng Văn Long thành lập và điều hành tại Hà Nội; Số 1 ra tháng 8-1932, nhưng chỉ ra được 20

số thì bị đình bản cũng trong tháng 8-1932; cộng tác bài vở gồm: Hoàng Tích Chu, v.v…

– Thời Đại (1938-39): nhật báo, là cơ quan ngôn luận của Đệ Tứ Quốc Tế; do Cao Văn Chánh cùng các cộng sự thành lập và điều

hành tại Sài Gòn; Số 1 ra tháng 10-1938, số cuối là Số 1 bộ mới ra tháng 4-1939.

– Thời Đại (1941-42): báo tại Hà Nội; Số 1 ra tháng 7-1941, số cuối là Số 3 ra tháng 7-1942.

– Thời đại mới : tên Việt của báo Pháp ngữ L’Erè Nouvelle.

– Thời Sự (Thời Sự Tuần Báo): báo tại Sài Gòn; biên tập viên: Nguyễn Văn Sinh; Số 1 ra năm 1936, Số cuối 31 ra tháng 4-1936.
– Thời Thế (Le Temps et la vie): báo do Xứ ủy Bắc kỳ Cộng sản Đệ Tam tổ chức thành lập ở Hà Nội; giao cho Trần Huy Liệu,

Nguyễn Văn Phúc, Nguyễn Trọng Cảnh (Trần Quốc Hoàn), Trần Đình Long, Nguyễn Thường Khanh (Trần Mai Ninh), Phan

Thanh… phụ trách; Số 1 ra ngày 26-3-1937, đến tháng 5-1937 đình bản; sau đó ra lại Số 1 (tháng 10-1937), đến Số 13 (tháng 2-

1938) thì bị cấm hẳn; cộng tác bài vở gồm: Nguyễn Đức Quỳnh…

– Thời Thế : báo tại Sài Gòn; Số 1 ra tháng 11-1940, Số cuối 64 ra tháng 6-1941.

– Thời Vụ : cộng tác bài vở gồm: Ngô Tất Tố, v.v…

– Thời Vụ Mới : cộng tác bài vở gồm: Nguyễn Đình Thạc (Như Phong), v.v…

– Thợ Thuyền : báo hoạt động bí mật tại Sài Gòn; Số 1 ra ngày 1-12-1936, số cuối trong năm 1937.

– Thợ Thuyền Tranh Đấu (La Lutte ouvrière): báo của Cộng sản đệ tứ thực hiện năm 1938; Số 1 bộ mới ra ngày 1-4-1938.

– Thuộc địa (Tuần báo ~): tên Việt của báo Pháp ngữ Semaine Colonial.

– Thủy Thủ Báo (Journal du Marin): xem: IV- CÁC BÁO CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐÔNG DƯƠNG IN TẠI PHÁP (TRƯỚC NĂM 1945).

– Thương Báo : báo xuất bản ở Hà Nội năm 1930.

– Thương Mại : bán nguyệt san ấn hành tại Hà Nội; Số 1 ra năm 1934; giá báo mỗi số 5 xu, giá 1 năm là 1$00, giá nửa năm 0$50;

chủ nhiệm Bùi Đình Tiến; chủ bút: Trúc Khê (Ngô Văn Triện, 1934-35), v.v…

– Thương Vụ Tổng Biên (Revue de publicité commerciale): tạp chí xuất bản ở Sài Gòn từ 1929.

– Thực Nghiệp (Activités utiles, Thực Nghiệp Dân Báo): nhật báo do Bùi Huy Tín, Mai Du Lân và Nguyễn Hữu Thu thành lập và

điều hành ở Hà Nội, lúc đầu lấy tên là Thực Nghiệp Dân Báo, từ năm 1931 đổi thành Thực Nghiệp (Activités utiles); giám đốc
chánh trị Mai Du Lân; Ban biên tập gồm: Đào Trinh Nhất (1924), Trúc Khê (Ngô Văn Triện, 1920-24), Nhượng Tống (Hoàng

Phạm Trân, trợ bút, 1924); cộng tác bài vở gồm: Doãn Kế Thiện, Đạm Phương nữ sử, Đào Trinh Nhất, Huỳnh Thị Bảo Hòa

(phóng viên thường trực tại Đà Nẵng), Nam Hương (Bùi Huy Cường), Ngô Tất Tố, Nhượng Tống (Hoàng Phạm Trân), Phạm

Duy Tốn, Phan Khôi, Phan Văn Dật (Thường Nga Phố, Tiêu Lang), Trúc Khê (Ngô Văn Triện)…; Số 1 ra ngày 12-7-1920, Số cuối

ra năm 1924; đến năm 1927 lại tục bản cho đến khi đình bản hẳn tháng 6-1935; trong đó: …Số 2217 (16-4-1928), …Số 2226

(27-4-1928), …Số 2242 (16-5-1928), Số 2243 (17-5-1928), …Số 2247 (23-5-1928), … Số 3267 (4-11-1931), Số 3268 (5-11-

1931), Số 3269 (6-11-1931), Số 3270 (7-11-1931), Số 3271 (8-11-1931), Số 3272 (9-11-1931), Số 3273 (11-11-1931)…

– Tia Sáng (L’Étincelle): báo do cán bộ An Nam cộng sản đảng/Xứ ủy Nam Kỳ Đông Dương cộng sản đảng thực hiện và lưu

hành bí mật tại Nam Kỳ thời kỳ 1929-37; trong đó: Số 1 (1929), Số 2 (20-11-1936), Số 3 (1-2-1937), Số 4 (1-3-1937), Số 5 (15-

6-1937) là số cuối.

– Tia Sáng (L’Étincelle): báo đấu tranh đối lập công khai, do Hồ Hữu Tường thành lập và điều hành ở Sài Gòn từ 1939, là cơ

quan ngôn luận của Đệ Tứ Quốc Tế thời kỳ 1939-45; lúc đầu là tuần báo, đến khoảng 1943 trở thành nhật báo; chủ bút: Tam

Lang (Vũ Đình Chí).

– Tiên Long (Tiên Long Báo): tuần báo do bà Lê Thành Tường chủ trương tại Huế, với sự hỗ trợ của chồng là Lê Thành Tường

(là bí thư của khâm sứ Trung Kỳ Châtel); Số 1 ra năm 1932, Số cuối 100 ra tháng 4-1934.

– Tiến : nhật báo đặt tại Tân Định, Sài Gòn; Số 1 ra năm 1941, Số cuối ra tháng 7-1942.
– Tiến : nhật báo, là cơ quan ngôn luận của tổ chức Thanh Niên Tiền Phong tại Sài Gòn sau khi Nhật đảo chánh Pháp (3-1945);

giao cho Lưu Hữu Phước và Mai Văn Bộ điều hành đến tháng 8-1945.

– Tiến Bộ : tuần báo ra ngày chủ nhật, do Nguyễn Uyển Diễm và Trần Đức Bích chủ trương; đặt tại số 155 Ninh Xá, Bắc Ninh; Số

1 ra năm 1936, Số cuối ra năm 1938; giá mỗi số 3 xu; cộng tác bài vở gồm: Mộng Sơn (Vũ Thị Mai Hương), v.v…

– Tiến Bộ : tuần báo ở Sài Gòn; Số 1 ra năm 1938, Số cuối 32 ra tháng 7-1939.

– Tiến bộ An Nam : tên Việt của báo Pháp ngữ Le Progrès annamite.

– Tiến Hóa : báo đặt tại Huế, hoạt động từ năm 1935.

– Tiến Hóa : báo đặt tại tỉnh Quảng Ngãi, hoạt động từ năm 1935.

– Tiến Hóa : tuần báo tục bản, do Lê Tràng Kiều chủ trương; đặt tại số 83 bis, Route Mandarine, Hanoi; Số 1 bộ mới ra ngày 16-

11-1935; ban biên tập cũng là thành phần ban biên tập tuần báo Tân Thiếu Niên chuyển sang; quản lý Lưu Trọng Lư; mỗi số

báo giá 3 xu, giá 1 năm 1$50; cộng tác bài vở gồm: Ðỗ Huy Nhiệm (Ðỗ Phủ, Thiếu Lăng, thơ), Lưu Trọng Lư…

– Tiến Hóa : tạp chí là cơ quan truyền bá Phật pháp và cứu tế xã hội của Phật Học Kiêm Tế Hội thành lập và điều hành. Số 1 ấn

hành ngày 1-1-1938, Số 2 (1-2-1938), Số 3 (1-3-1938), …Số 8 (8-1938), Số 9 (9-1938)… Tòa soạn đặt tại chùa Sắc Tứ Tam Bảo,

Rạch Giá. Chủ nhiệm: Đỗ Kiết Triệu. Chủ bút: Phan Thanh Hà. Cố vấn và cộng tác bài vở gồm Thích Thiện Chiếu, Trầm Luân…

Từ Số 1, báo tuyên bố rằng ‘không những tuyên truyền cho Phật học mà còn tuyên truyền cho bất cứ học thuyết nào có đủ

phương pháp làm cho chúng sanh khỏi khổ được vui’, ‘những học thuyết nào có tính cách từ bi bác ái thì đều được Tiến Hóa công

nhận là Phật pháp’. Cũng từ Số 1 đến Số 6, ký giả Trầm Huân viết về đề tài ‘Triết học là gì?’, trình bày về Duy vật biện chứng
pháp của chủ nghĩa cộng sản, phê bình những hình thức khác nhau của Duy tâm luận. Báo Tiến Hóa cũng đả kích quan niệm về

thiên đường và địa ngục, khẳng định quan niệm ‘giàu nghèo tại mạng là sai’, ‘những đau khổ của con người là do chế độ chánh

trị đè nén và những cuộc khủng hoảng kinh tế của chủ nghĩa tư bản chứ không phải do thần linh ban phước hay giáng họa’…

– Tiến Tới : báo xuất bản ở Sài Gòn từ 6-2-1939 đến tháng 4-1939 thì bị cấm; có khuynh hướng đối lập do Lưu Quý Kỳ (lúc này

chưa theo Cộng sản Đệ Tam) làm thư ký tòa soạn; trong đó: …Số 3 (13-3-1939)…

– Tiền Phong (8-1945 đến nay): của báo Đảng Cộng sản, chuyên giáo dục và tập hợp thanh niên, xuất bản ở Hà Nội, sau đó

chuyển vào khu kháng chiến; cộng tác bài vở gồm: Nguyễn Khắc Hoạch (1945-46)…

– Tiền Quân (L’Avant-garde): báo quốc ngữ do Nhóm Tả Đối Lập (Trotskyst/Cộng sản Đệ Tứ) thành lập và điều hành tại Sài

Gòn từ tháng 7-1930; chủ nhiệm Tạ Thu Thâu; biên tập viên Trịnh Hưng Ngẫu…; đến năm 1931 bị cấm nên Ban biên tập mở

thêm tờ Đông Tây Công Luậnđể thay thế, trong khi báo Tiền Quân vẫn tiếp tục được phát hành ngầm cho đến tận năm 1937.

– Tiếng Chuông (Le Son de Cloche): nhật báo do Đinh Văn Khai chủ trương ở Sài Gòn từ năm 1937; cộng tác bài vở gồm: Lê Liễu

Huê (Ái Lan), Nguyễn Đức Nhuận (Phú Đức), Thinh Quang…

– Tiếng Chuông Sớm : tạp chí Phật giáo do Sơn môn Linh Quang và Sơn môn Hồng Phúc thành lập tháng 11-1934, đến ngày 31-

1-1935 có nghị định cấp phép hoạt động của thống sứ Bắc Kỳ; báo quán đặt trong khuôn viên chùa Linh Quang (chùa Bà Đá) ở

Hà Nội; chủ nhiệm là thiền sư Đỗ Văn Hỷ; quản lý là thiền sư Thích Thanh Tường và thiền sư Đặng Văn Lợi; chủ bút là thiền sư

Thích Bảo Giám; phó chủ bút là thiền sư Nguyễn Quang Độ; ban cố vấn gồm các thiền sư: Ngô Công Bốn, Nguyễn Duy Trinh,

Nguyễn Văn Thi, Thạch Điều, Thích Thanh Phán, Thích Thanh Trọng; ban biên tập gồm các cư sĩ: Mai Đăng Đệ, Nguyễn Khắc
Hiếu (Tản Đà), Nguyễn Mạnh Bổng, Nguyễn Tiến Lãng, Nguyễn Trung Như, Trịnh Đình Rư; Số 1 ấn hành ngày 15-6-1935, Số 2

(1-7-1935), Số 3 (15-7-1935), …Số 9 (12-10-1935)…; tuy báo tạo được ảnh hưởng nhất định trong Phật tử, nhưng hội trưởng

Bắc Kỳ Phật Giáo Hội là Nguyễn Năng Quốc cho rằng việc duy trì một tờ báo ngoài sự kiểm soát của Hội là không phù hợp, nên

ngày 25-6-1935, đã gởi một văn thư cho là thiền sư Đỗ Văn Hỷ để phản đối, rồi ngày 23-6-1935 họp Ban quản trị Bắc Kỳ Phật

Giáo Hội thông qua quyết định không đồng ý cổ động cho báo Tiếng Chuông Sớm; báo ra tiếp vài số như Số 14 (26-12-1935),…

rồi đến số cuối 24 (21-5-1936) thì tuyên bố đình bản vì lý do tài chánh.

– Tiếng Cười : báo trào phúng của Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh), xuất bản ở Hà Nội từ 1930.

– Tiếng Dân (La Voix du peuple): báo đối lập ở Trung Kỳ do Huỳnh Thúc Kháng chủ trương và Đào Duy Anh, Nguyễn Quý

Hương, Trần Đình Phiên cộng tác; đặt tòa soạn tại đường Đông Ba, Huế; in tại nhà in Tiếng Dân; mỗi tuần ra hai số; Số 1 ra ngày

10-8-1927, Số cuối ra năm 1943; chủ nhiệm kiêm chủ bút: Huỳnh Thúc Kháng; cộng tác bài vở gồm: Cung Giũ Nguyên, Cường

Để, Đạm Phương nữ sử, Huỳnh Thị Bảo Hòa, Khương Hữu Dụng (Thế Nhu, thơ), Lê Quang Lương (Bích Khê), Nguyễn Văn Cổn

(thơ, từ 1931), Nguyễn Vỹ…

– Tiếng Địch : báo xuất bản ở Sài Gòn trong năm 1938.

– Tiếng Kêu (L’Appel): báo của Cộng sản Đệ Tam; Số 1 ra tháng 4-1937…

– Tiếng Lính Annam (La Voix du soldat annamite): xem: IV- CÁC BÁO CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐÔNG DƯƠNG IN TẠI PHÁP (TRƯỚC

NĂM 1945).

– Tiếng nói An Nam : tên Việt của báo Pháp ngữ La Voix annamite.
– Tiếng Nói Chúng Ta : tên Việt của báo Pháp ngữ Notre Voix.

– Tiếng Thợ : xem: 5- Các báo có liên quan đến Đông Dương in tại Pháp (trước năm 1945).

– Tiếng Trẻ : tuần báo đặt tại số 11 rue Takou, Hanoi; chủ nhiệm Phạm Hữu Ninh; tổng thư ký bộ biên tập Vũ Công Nghị; Số 1 ra

năm 1935, Số cuối ra tháng 1-1937; mỗi số báo giá 3 xu, giá 1 năm 1$50; cộng tác bài vở gồm: Lê Văn Siêu, Nguyễn Đức Quỳnh,

Trương Tửu (Mai Viên, Nguyễn Bách Khoa)…

– Tiếng Vang : nhật báo của giáo hội Công giáo ấn hành tại Nhà in Kuénot ở Kontum từ năm 1940 đến khoảng 1945, do nội san

Chức Dịch Thơ Tín đổi thành; cộng tác bài vở gồm: Bà Tùng Long (mục Tâm Tình Cởi Mở)…

– Tiếng Vang Làng Báo : báo xuất bản ở Hà Nội, do Cao Văn Sơn làm chủ nhiệm, Nguyễn Mạnh Chất làm quản lý; Số 1 ra ngày 6-

5-1936, Số cuối ra năm 1939.

– Tiếng vọng An Nam : tên Việt của báo Pháp ngữ L’Echo annamite.

– Tiểu Thuyết : báo đặt tại Hà Nội; ấn hành thời kỳ 1938-45; trong đó gồm: …Số 17 (1940), …Số 21 (1941), …Số 24 (1941), Số

25 (1941), …Số 29 (1942)…; cộng tác bài vở gồm: Nguyễn Vạn An (1940-42)…

– Tiểu Thuyết Chủ Nhật : tuần báo văn chương ấn hành ngày chủ nhật tại Hà Nội; Số 1 ra năm 1931; hai số 11 và 12 đổi tên

thành Tiểu Thuyết Tuần Báo; từ Số 13 đổi thành Tiểu Thuyết Tuần San; số cuối là Số 28 ra tháng 12-1931.

– Tiểu Thuyết Nam Kỳ : tuần báo đặt tại số 175 đường Lagrandière, Sài Gòn, đến đầu tháng 8-1935 chuyển về số 18 Rue

Heurteaux, Khánh Hội, Sài Gòn; đã ấn hành được 13 số; trong đó Tập 1 ra tháng 6-1935, đến tháng 9-1935 bị đình bản do giấy

phép không được gia hạn; mỗi số báo có 40 trang, giá 10 xu; quản lý Nguyễn Văn Quới; cộng tác bài vở gồm: Đào Thanh Phước,
Đặng Ngọc Anh, Đồng Tâm, Hồ Biểu Chánh, Luck Tack, Ngô Long Phụng, Phú Đức (Nguyễn Đức Nhuận), Thân Văn, Tuyết Vân…;

tuần báo có hai chuyên mục chính là văn học và quảng cáo; trong đó phần văn học gồm các trang truyện ngắn, tiểu thuyết nhiều

kỳ, phóng sự…

– Tiểu Thuyết Nhật Báo : ấn hành tại Hà Nội từ năm 1938, ra được 363 số thì đình bản tháng 5-1941; trong đó đã ra nhiều số

đặc biệt về 1 truyện hoặc một chuyên đề; chủ nhiệm Đoàn Như Khuê; quản lý Đỗ Xuân Mai.

– Tiểu Thuyết Sài Gòn : báo chuyên về văn chương, xuất bản ở Sài Gòn từ năm 1935.

– Tiểu Thuyết Thứ Ba : tuần báo ấn hành tại Hà Nội từ năm 1937, Số cuối 46 ra tháng 1-1938; chủ nhiệm Đoàn Như Khuê; cộng

tác bài vở gồm: Ngô Tất Tố, v.v…

– Tiểu Thuyết Thứ Bảy : tuần báo văn chương do Tân Dân Thư Quán của Vũ Đình Long ấn hành tại Hà Nội vào ngày thứ bảy

hàng tuần, từ 2-6-1934 đến 19-5-1950; trong đó: Số 1 (2-6-1934), …Số 416 (Số Hè, 6-6-1942), …Số 449 (Số Tết Quí Mùi, 30-1-

1943)…; mỗi số 40 trang rộng, giá 5 xu; giá báo nửa năm 1$30, cả năm 2$50; sau đó tăng mỗi số 44 trang, giá 6 xu, nửa năm

1$50, cả năm 3$00; từ số 26 (30-11-1934) có thêm phụ trương Hoang Giang Nữ Hiệp; từ tháng 6-1941 có thêm số Phụ Trương

Tiểu Thuyết Thứ Bảy; thư ký tòa soạn: Ngọc Giao; cộng tác bài vở gồm: Bùi Văn Bảo (Bảo Vân), Bửu Kế, Chế Lan Viên, Đái Đức

Tuấn (Tchya), Đào Trinh Nhất, Huy Thông (Phạm Huy Thông, thơ), Khổng Dương (Trương Văn Hai, thơ), Lan Khai (1937-43),

Lê Văn Bá i (J. Leiba, thơ), Lê Văn Trương, Lưu Kỳ Linh (thơ), Lưu Trọng Lư (1934-44), Mã Giang Tử (Trần Đức Lai), Mộng Đài

(Trần Dũ Lương, 1941-45), Mộng Sơn (Vũ Thị Mai Hương), Ngân Giang (Đỗ Thị Quế), Ngọc Giao (Nguyễn Huy Giao), Nguyên

Hồng (1937-39), Nguyễn Công Hoan (1935-45), Nguyễn Khắc Kham, Nguyệt Hồ (họa sĩ), Như Phong (Nguyễn Đình Thạc),
Phạm Cao Củng, Tản Đà (Nguyễn Khắc Hiếu), Thanh Thanh (Lê Xuân Nhuận, thơ, từ 1943), Thái Can (thơ), Thâm Tâm (Nguyễn

Tuấn Trình, 1938-45), Thiếu Sơn (Lê Sỹ Quý, 1943), Tô Hoài, Trần Huyền Trân, Trần Thanh Địch, Trúc Khê (Ngô Văn Triện,

1935-45), Vũ Đình Long, Vũ Trọng Phụng…

– Tiểu Thuyết Thứ Hai : tuần báo đặt tại số 124 đường Maréchal Foch, Vinh, Nghệ An; chủ nhiệm Lê Hữu Nhơn; mỗi số báo giá 5

xu, giá 1 năm 2$50; hoạt động từ đầu năm 1935 đến 7-12-1935 thì đình bản.

– Tiểu Thuyết Thứ Năm : tuần báo chuyên về văn chương, do Lê Tràng Kiều thành lập tại Hà Nội cuối năm 1937 sau khi Hà Nội

Báo bị đóng cửa, với sự cộng tác điều hành của Bùi Huy Phồn, Nguyễn Bính, Vũ Trọng Can; cộng tác bài vở gồm: Anh Thơ

(Vương Kiều Ân), Bích Khê (Lê Quang Lương), Bùi Huy Phồn, Đỗ Huy Nhiệm, Huy Thông (Phạm Huy Thông), Lê Tràng Kiều,

Lưu Trọng Lư, Mộng Tuyết (thơ), Nguyễn Bính, Nguyễn Đình Lạp, Nguyễn Vỹ, Thanh Tịnh, Thâm Tâm (Nguyễn Tuấn Trình,

1938-39), Vũ Trọng Can, Vũ Trọng Phụng, Yến Lan (Lâm Thanh Lang, Xuân Khai, thơ)…; báo ra được 13 số liên tục thì bị đóng

cửa; mãi đến tháng 9-1938 mới được xuất bản trở lại, trong đó Số 4 bộ mới ra ngày 27-10-1938; rồi lại có vài lần đình bản tục

bản, cho đến khi ngưng hẳn hoạt động sau Số 51 ra tháng 1-1942.

– Tiểu Thuyết Thứ Sáu : tuần báo tại Sài Gòn, chuyên về văn chương; ra được 3 số thì đình bản trong tháng 8-1935.

– Tiểu Thuyết Tuần Báo : xem Tiểu Thuyết Chủ Nhật.

– Tiểu Thuyết Tuần San : xem Tiểu Thuyết Chủ Nhật.

– Tiểu Thuyết Tuần San : tuần báo văn chương (bộ mới) do Vũ Công Định thành lập và chủ nhiệm tại Hà Nội; quản lý Lê Ngọc

Thiều; cộng tác bài vở: Nguyễn Khắc Hiếu (Tản Đà), v.v…; Số 1 ra tháng 3-1932, Số cuối 71 ra tháng 9-1934.
– Tiểu Thuyết Tuần San : tuần báo văn chương (bộ mới) tại Hà Nội; quản lý Lê Ngọc Thiều; Số 1 ra tháng 9-1937, …Số 10 (11-

1937), …Số cuối 91 ra tháng 9-1940.

– Tiểu Thuyết Tuần San : tuần báo văn chương (bộ mới) tại Hà Nội; Số 1 ra tháng 12-1940, Số cuối ra tháng 2-1942.

– Tin Đạo : báo hoạt động từ năm 1929.

– Tin Điển : nhật báo ấn hành tại Sài Gòn từ năm 1942; cộng tác bài vở gồm: Nguyễn Vạn An, Nguyễn Văn Sinh, Thinh Quang…

– Tin Mới : nhật báo có khuynh hướng thân Nhật, do bác sĩ Nguyễn Văn Luyện thành lập tại Hà Nội; hoạt động từ 1939 đến

tháng 8-1945; chủ nhiệm Trần Văn Quý; chủ bút: Tam Lang (Vũ Đình Chí); phóng viên gồm: Thao Thao (Cao Bá Thao)…; cộng

tác bài vở gồm: Thinh Quang (1944), Thượng Sỹ (Nguyễn Đức Long, 1940-45), Trần Đức Lai (Thiềm Cung, thông tín viên ở

Thanh Hóa, 1940-45)…

– Tin Tức : báo xuất bản ở Hà Nội từ 2-4-1938 đến tháng 10-1938; mỗi tuần ra hai số, trên danh nghĩa do Lương Văn Tuân làm

chủ nhiệm, Trịnh Hoài Đức quản lý, thực chất là cơ quan Xứ uỷ Bắc Kỳ cộng sản Đệ Tam do Trường Chinh điều khiển, Trần Huy

Liệu làm thư ký tòa soạn, Nguyễn Văn Phúc quản lý, Trần Đình Long biên tập; cộng tác bài vở gồm: Nguyễn Thường Khanh

(Trần Mai Ninh), Phan Thanh…

– Tin Văn : bán nguyệt san văn chương do nhà giáo Nguyễn Đức Phong (Thái Phỉ) thành lập tại Hà Nội; mỗi tháng ra hai kỳ vào

ngày 1 và 15; Số 1 ra năm 1935; hoạt động đến tháng 12-1935 thì tạm ngưng để chờ in bằng nhà in riêng cũng do Nguyễn Đức

Phong thành lập; đến 15-4-1936 báo tiếp tục hoạt động trở lại cho đến tháng 8-1945; cộng tác bài vở gồm: Chế Lan Viên, Lê

Văn Bá i (J. Leiba, thơ), Thượng Sỹ (Nguyễn Đức Long, 1940-45)…; bộ mới Tin Văn xuất bản ở Sài Gòn từ 1946 đến 1975.
– Tinh Hoa : tạp chí văn chương do Đoàn Phú Tứ thành lập và điều hành tại Hà Nội; ban biên tập gồm Nguyễn Đức Phòng, Thế

Lữ, Vũ Đình Liên…; cộng tác bài vở gồm: Lan Sơn (Nguyễn Đức Phòng), Nguyễn Nhược Pháp, Thanh Tịnh, Thế Lữ, Vân Đài, Vũ

Đình Liên, Xuân Diệu…; Số 1 ra năm 1937, Số cuối 13 ra tháng 7-1937.

– Tổ quốc An Nam : tên Việt của báo Pháp ngữ La Patrie Annamite.

– Tổng Xã Báo : báo xuất bản ở Sài Gòn từ năm 1939.

– Tổng Xã Mới : báo tại Sài Gòn; cộng tác bài vở gồm: Viễn Châu (Huỳnh Trí Bá, thơ, từ 1942).

– Tranh đấu : tên Việt của báo Pháp ngữ La Lutte.

– Tranh Đấu (La Lutte ouvrière): báo quốc ngữ do Phan Văn Hùm thuộc Đệ tứ quốc tế xuất bản ở Sài Gòn (1937 đến 11-12-

1946); biên tập viên gồm: Hoàng Hoa Khôi, v.v…; trong đó: …Số 13 (3-1937)…; cộng tác bài vở gồm: Phạm Ðình Bách (Hoa

Sơn)…

– Trái Tim Đức Mẹ (Nguyệt san~): nguyệt san Công giáo tại Hà Nội; Số 1 phát hành đầu năm 1945; hoạt động đến đầu năm

1955 thì chuyển vào Sài Gòn.

– Tràng An (Tràng An Báo): bán tuần san ra ngày thứ ba và thứ sáu, do Bùi Huy Tín thành lập tại Huế; các đời chủ nhiệm: Bùi

Huy Tín (1935 đến 6-1942), bà Lucie Saillard (tháng 7-1942 đến 1945); chủ bút: Phan Khôi (tháng 3-1935 đến 2-1936),

…Hoàng Thiếu Sơn (1942)…; thư ký tòa soạn Nguyễn Đức Phiên (tháng 9-1942 đến 1945); đặt tòa soạn tại Nhà in Đắc Lập, số

43 đường Paul Bert, Huế, từ tháng 7-1942 chuyển về số 2, rue Bobillot, Huế; cộng tác bài vở gồm: Bích Liên (Thích Trí Hải,

1935), Chế Lan Viên, Cù Huy Cận, Hàn Mạc Tử (Nguyễn Trọng Trí, 1936-37), Hoài Thanh (Nguyễn Đức Nguyên, 1935-36),
Mộng Huyền, Nam Trân (Nguyễn Học Sỹ), Phan Thị Nga, Phan Văn Dật (Thường Nga Phố, Tiêu Lang), Trần Thanh Địch (mục

Trò đời, 1935-37)…; giá mỗi số 4 xu, rồi 5 xu; Số 1 ra ngày 1-3-1935; …Số 4 (12-3-1935), …Số 25 (24-5-1935), …Số 131 (12-6-

1936), …Số 191 (15-11-1937), …Số cuối ra ngày 2-12-1945.

– Trào Phúng : báo xuất bản ở Sài Gòn năm 1939.

– Trăm Hoa : đặc san Xuân Nhâm Ngọ do Lê Văn Hòe và một số tác giả góp bài sáng tác và phê bình, do Quốc Học Thư Xã phát

hành tại Hà Nội xuân 1942; với sự cộng tác của: Nguyễn Bính, v.v…

– Tri Tân (1941-46): tạp chí do Nguyễn Tường Phượng thành lập ở Hà Nội; chuyên khảo cứu khoa học, lịch sử và văn chương

với mục đích ‘Ôn cố tri tân’, gồm những chuyên mục thường xuyên như phê bình sách báo, phê bình lịch sử, phê bình kịch nghệ,

dịch sách cổ, đọc và giới thiệu sách; chủ nhiệm là Nguyễn Tường Phượng; quản lý Dương Tụ Quán; Ban biên tập gồm: Hoàng

Minh Giám, Hoa Bằng, Trúc Khê, Nguyễn Tường Phượng, Long Điền, Nguyễn Văn Tố; cộng tác bài vở gồm: Bùi Văn Bảo (Bảo

Vân), Bửu Kế, Chu Thiên (Hoàng Minh Giám), Dương Quảng Hàm (Hải Lượng), Dương Tụ Quán, Đào Duy Anh, Đào Trinh Nhất,

Đông Hồ (Lâm Tấn Phác), Hoa Bằng (Hoàng Thúc Trâm), Khuông Việt (Lý Vĩnh Khuông), Lê Thọ Xuân (Lê Văn Phúc), Lê Văn

Bá i (J. Leiba, thơ), Long Điền (Nguyễn Văn Minh), Mộng Đài (Trần Dũ Lương, 1941-45), Mộng Sơn (Vũ Thị Mai Hương), Mộng

Tuyết (Lâm Thái Úc, thơ), Ngạc Xuyên (Ca Văn Thỉnh), Ngân Giang (Đỗ Thị Quế, thơ), Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Tường

Phượng (Tiên Đàm), Nguyễn Vạn An, Nguyễn Văn Tố (Ứng Hòe), Phan Khắc Khoan, Phạm Hầu, Tôn Thất Dương Kỵ, Trần Huy

Bá, Trúc Khê (Ngô Văn Triện)…; Số 1 ra ngày 3-6-1941, …Số 17 (3-10-1941), …Số 21 (31-10-1941), …Số 23 (14-11-1941), …Số

cuối 214 ra tháng 7-1946.


– Tribune libre des étudiants a des travailleurs annamites : tên Pháp của nguyệt san quốc ngữViệt Nam Hồn/Việt Nam Hồn Báo.

– Trí Tri (Tập san ~): nguyệt san quốc ngữ đặt tại số 59 phố Hàng Đàn (nay là phố Hàng Quạt), Hà Nội, là cơ quan của Hội Trí

Tri Bắc Kỳ (bên cạnh một tạp chí Pháp ngữ khác là ‘Bulletin de la Société d’Enseignement Mutuel du Tonkin’); chủ trương

quảng bá khoa học về vệ sinh, phong tục, kiến thức mới lạ; ấn hành từng quý từ năm 1922 đến 1944, mỗi năm 4 số; điều hành

và cộng tác gồm: Hoàng Ngọc Phách (Song An), Nguyễn Văn Tố (Ứng Hòe), Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh…

– Trong Khuê Phòng : ghi dưới tiêu đề là ‘Tạp chí của Phụ nữ Việt Nam’; chủ nhơn kiêm chủ nhiệm: Mme Đài Gương G. Mignon;

đại lý độc quyền cổ động ở Đông Dương: M. Đoàn Trung Còn; chủ biên: Hoàng Trọng Miên; đồng chủ bút là Nguyễn Trọng Trí

(Hàn Mặc Tử) và Hoàng Trọng Quỵ (Thanh Nghị); cộng tác điều hành: Trần Thanh Địch…; đặt tòa soạn tại số 22, Rue La

Grandière (~đường Gia Long/Lý Tự Trọng), Saigon; cộng tác bài vở gồm: Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Hoàng Trọng Miên, Thanh

Nghị, Thúc Tề, Trần Thanh Địch…; Số 1 ra năm 1937, …Số 67 ra ngày 30-6-1938, …Số cuối ra năm 1939.

– Trung Bắc Chủ Nhật : xem Trung Bắc Tân Văn Chủ Nhật.

– Trung Bắc Tân Văn (Gazette de l’Annam; 1913-41): báo do Francois Henry Schneider thành lập và chủ nhiệm tại Hà Nội, để

làm một ấn bản của Lục Tỉnh Tân Văn phát hành tại Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Cộng tác điều hành gồm Nguyễn Văn Vĩnh (chủ bút

đầu tiên), Nguyễn Văn Luận (quản lý), Dương Phượng Dực (chủ bút tiếp theo). Sau khi Nguyễn Văn Vĩnh mất (5-1936), người

kế tục điều hành là Nguyễn Văn Luận và Phạm Huy Lục. Ban biên tập gồm: Hoàng Tăng Bí, Nguyễn Bá Trác, Nguyễn Đỗ Mục.

Cộng tác bài vở gồm: Doãn Kế Thiện, Đạm Phương nữ sử, Đào Trinh Nhất, Đông Hồ (Lâm Tấn Phác), Lê Văn Trương (1932-34),

Mộng Đài (Trần Dũ Lương, 1941-45), Nam Hương (Bùi Huy Cường), Nguyễn Khắc Kham, Phạm Duy Tốn, Tam Lang (Vũ Đình
Chí), Trúc Khê (Ngô Văn Triện, 1920), Vũ Bằng (1937), Vũ Ngọc Phan… Số 1 ra ngày 7-1-1913; ấn hành mỗi tuần một số 4 trang

khổ lớn vào ngày chủ nhật. Đến ngày 15-6-1915 báo đánh lại bộ mới Số 1, ra một tuần 2 kỳ, và từ tháng 10-1915 nâng lên ba

kỳ. Tháng 3-1919, Nguyễn Văn Vĩnh mua hẳn tờ báo và làm chủ nhiệm kiêm chủ bút. Từ ngày 1-4-1919 báo trở thành nhật báo

ra 6 ngày trong tuần, là nhật báo đầu tiên và duy nhất ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ lúc đó. Những năm đầu, chính quyền Pháp không

những vạch ra đường lối, chủ trương tuyên truyền cho tờ Trung Bắc Tân Văn mà còn ra sức cổ động và chăm lo đến việc phát

hành báo. Trung Bắc Tân Văn từng tuyên truyền cho chủ trương mộ lính bản xứ, bán công trái và các chánh sách của Pháp ở

Bắc và Trung Kỳ như: chánh sách giấy thông hành, thuế thân, đề xuất đưa Khải Định lên làm vua v.v… Tuy nhiên, tờ báo cũng

góp công rất lớn trong việc phổ biến chữ quốc ngữ và phát triển văn học ở Bắc và Trung Kỳ. Số 646 ra ngày 7-5-1919, …Số cuối

7.265 ra tháng 4-1941.

– Trung Bắc Tân Văn Chủ Nhật (Trung Bắc Chủ Nhật): tuần báo tại Hà Nội; chủ trương và quản lý: Dương Phượng Dực (1940-

43), rồi Nguyễn Doãn Vượng (1943-45); cộng tác bài vở gồm: Doãn Kế Thiện, Đào Trinh Nhất (Quán Chi, 1940-45), Khổng

Dương (thơ), Lê Văn Hòe (Vân Hạc, phụ trách phần nghiên cứu, 1940-41). Nguyễn Khắc Kham, Võ Phiến (truyện ngắn, 1943-

45), Vũ Bằng (1941)…; Số 1 ra ngày 3-3-1940, …Số 65 ra ngày 15-6-1941; đến năm 1943 được Nguyễn Doãn Vượng đổi tên

thành Trung Bắc Chủ Nhật; …Số 198 (28-4-1944), …Số cuối 257 ra ngày 12-8-1945, ngay sau khi Nhật đảo chánh Pháp.

– Trung Hòa Báo/Trung Hòa Nhật Báo (1923-54): nội san của Địa phận Công giáo Hà Nội, đặt tại khuôn viên nhà thờ Nhà

Chung, Hà Nội; Số 1 ra ngày 8-9-1923; lúc đầu là bán nguyệt san ra hai tuần một số; đến năm 1936 ra mỗi tuần ba số, hoạt động
cho đến cuối năm 1954; chủ nhiệm kiêm chủ bút là giáo sĩ Lebourdais (cha Hòa); báo cũng đồng thời làm nhiệm vụ nhà in, xuất

bản và phát hành sách báo (Trung Hòa Thiện Bản); cộng tác bài vở gồm: Đào Trinh Nhất. v.v…

– Trung Kỳ : tuần báo ra ngày thứ tư hàng tuần; đặt tại số 184 đường Maréchal Foch, Vinh, Nghệ An; chủ bút Dương Đình

Quang; Số 1 ra năm 1935, Số cuối ra tháng 10-1937.

– Trung Kỳ Vệ Sinh Chỉ Nam : báo xuất bản ở Huế từ năm 1940.

– Trung lập : tên Việt của báo Pháp ngữ L’Impartial.

– Trung Lập Báo/Trung Lập (1924-33): nhật báo Trung Lập vốn là một ấn bản Việt ngữ (Edition annamite de l’Impartial) của

báo Pháp ngữ L’Impartial in tại Sài Gòn, do Henri de Lachevrotière thành lập và chủ-nhiệm, đến năm 1930 bán lại cho Trần

Thiện Quý. Chủ báo kiêm chủ nhiệm: Henri de Lachevrotière (1924-30), Trần Thiện Quý (1930-33). Các đời chủ bút gồm: Phú

Đức (1924), Trương Duy Toản (1924-26), Trần Văn Giao (Vân Trình), Bùi Thế Mỹ (Lan Đình), Trần Văn Chim (Phi Vân),

Nguyễn An Ninh (biên tập, 1932-33), Nguyễn Văn Tạo (chủ bút, 1932-33). Cộng tác bài vở gồm: Diệp Văn Kỳ, Dương Quang

Nhiều (Phụng Các), Đặng Thúc Liêng, Hồ Văn Hiến (Viên Hoành), Hồ Văn Lang (Thất Lang), Lê Sum, Lương Khắc Ninh, Nguyễn

Đức Huy (Hồng Tiêu), Nguyễn Đức Nhuận (Phú Đức), Phan Khôi (1931), Trần Quang Nghiệp (1928-32), Trương Duy Toản

(Mạnh Tự),… Số 1 ra ngày 16-1-1924, Số cuối 7.023 ra ngày 30-5-1933. Từ năm 1930, báo bắt đầu ngã hẳn về xu hướng đối lập

chánh quyền, phổ biến một loạt bài về triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Năm 1932, báo mời Nguyễn An Ninh làm

biên tập, Nguyễn Văn Tạo làm chủ bút cộng tác, trở nên quyết liệt đấu tranh với chánh quyền, trở thành báo có đông độc giả

nhất ở Sài Gòn (sau khi báo Thần Chung bị đình bản), vì thế báo bị đóng cửa năm 1933.
– Trung Nam Bắc : báo tại Thanh Hóa; Số 1 ra năm 1936, số cuối ra ngày 15-7-1937.

– Trung Tâm : tuần báo do Nguyễn Mạnh Chất và Vũ Văn Hoàn chủ trương; đặt tại số 97 phố Hàng Bông, Hà Nội; Số 1 ra năm

1934; giá báo mỗi số 3 xu, giá 1 năm là 1$50, giá nửa năm 0$80; Số cuối ra tháng 5-1935.

– Truyền Bá : tạp chí văn chương và giáo dục thanh thiếu niên, do Tân Dân Thư Quán của Vũ Đình Long ấn hành tại Hà Nội từ

ngày 25-8-1941 đến 20-9-1945; chủ nhiệm Vũ Đình Long; lúc đầu mỗi tháng ra hai số vào ngày 10 và 25; từ Số 5 trở đi ra vào

thứ năm hàng tuần; mỗi số 36 trang giá 10 xu, thường đăng 1 truyện dài, 1 truyện ngắn và nhiều bài viết ngắn về giáo dục thiếu

nhi. Số 1 (ra ngày 25-8-1941): truyện dài Con thiên lý mã (Lê Văn Trương); Số 2 (25-9-1941): Phần thưởng danh dự (Nguyễn

Công Hoan); Số 3 (10-10-1941): Con dế mèn (Tô Hoài); Số 4 (25-10-1941): Hóa thành chim (Thâm Tâm); Số 5 (6-11-1941):

Chuyện ma (Nguyễn Công Hoan); Số 6 (13-11-1941): Ác báo (Mai Phương); Số 7 (20-11-1941): Quých và Quác (Vũ Bằng); Số

8 (27-11-1941): Những người ngày xưa (Lê Văn Trương); Số 9 (4-12-1941): Trên lưng cóc (Chiêu Đảm); Số 10 (11-12-1941):

Tỉnh giấc mơ vua (Hoàng Cầm); Số 11 (18-12-1941): Ban hát thầy mo (Thâm Tâm); Số 12 (25-12-1941): Mực tầu giấy bản (Tô

Hoài); Số 13 (1-1-1942): Nhà triệu phú thọt (Nguyễn Công Hoan); Số 14 (8-1-1942): Phi châu bí mật (Phạm Quang Định); Số

15 (15-1-1942): Giặc Cờ Đen (Lê Văn Trương); Số 16 (22-1-1942): Dế Mèn phiêu lưu ký 1 (Tô Hoài); Số 17 (29-1-1942): Dế

Mèn phiêu lưu ký 2 (Tô Hoài); Số 18 (5-2-1942): Ma Thiên Lãnh (Ngọc Giao); Số 19 (12-2-1942): Chín bộng hoa (Thâm

Tâm); Số 20 (26-2-1942): Cún số 5 (Thanh Châu); Số 21 (5-3-1942): Thủy Thần (Phan Như); Số 22 (12-3-1942): Oulad Kildir

(Phạm Bá Đại); Số 23 (19-3-1942): Một truyện ma (Lê Văn Trương); Số 24 (26-3-1942): Ma biên (Nguyễn Công Hoan); Số

25 (2-4-1942): Ngọn cờ lau (Tô Hoài); Số 26 (9-4-1942): Suối thiêng (Thanh Châu); Số 27 (16-4-1942): Bước đường tương lai
(Hoàng Cầm); Số 28 (23-4-1942): Thằng cuội phiêu lưu (Thâm Tâm); Số 29 (30-4-1942): Dũng nhà thám hiểm (Ngọc Giao); Số

30(7-5-1942): Con chó dai đầu (Lê Văn Trương); Số 31 (14-5-1942): Youdi Aida (Phan Bá Đại); Số 32 (21-5-1942): Sự tích cây

hoa lý (Tô Hoài); Số 33 (28-5-1942): Lòng trẻ (Đoàn Nghi); Số 34 (4-6-1942): Quyển sách bí mật và con khỉ (Ngọc Giao); Số

35 (11-6-1942): Nàng Út (Thâm Tâm);Số 36 (18-6-1942): Mẹ và em (Thanh Châu); Số 37 (25-6-1942): Ngọn núi pha lê (Phan

Như); Số 38 (2-7-1942): Đứa con đã khôn ngoan (Nguyễn Công Hoan); Số 39 (9-7-1942): Lên giời (Trúc Khê); Số 40 (16-7-

1942): U Tám (Tô Hoài); Số 41 (23-7-1942): Tiên trong giếng thần (Thâm Tâm); Số 42 (30-7-1942): Hiền (Ngọc Giao); Số 43 (6-

8-1942): Vàng (Thanh Châu); Số 44 (13-8-1942): Ba bà cháu (Tô Hoài); Số 45 (20-8-1942): Đười ươi giữ ống (Thâm Tâm); Số

46 (27-8-1942): Mưu Gia Cát (Lê Văn Trương); Số 47 (3-9-1942): Cô Tiên (Ngọc Giao); Số 48 (10-9-1942): Chó với mèo (Tô

Hoài); Số 49 (17-9-1942): Trịnh Khả (Thâm Tâm); Số 50 (24-9-1942): Ông Hổ (Trúc Khê); Số 51 (1-10-1942): Tấm lòng vàng 1

(kịch, Nguyễn Công Hoan); Số 52 (8-10-1942): Tấm lòng vàng 2 (kịch, Nguyễn Công Hoan); Số 53 (15-10-1942): Kalani cậu mọi

với hai con khỉ (Phạm Bá Đại); Số 54 (22-10-1942): Ba anh em (Tô Hoài); Số 55 (29-10-1942): Người Giao Chỉ (Thâm Tâm); Số

56 (5-11-1942): Một người mẹ (Hữu Mai); Số 57 (12-11-1942): Người bạn giang hồ (Vương Thanh, dịch); Số 58 (19-11-1942):

Thằng Bờm (Ngọc Giao); Số 59 (26-11-1942): Giặc Tàu bắt cóc 1 (Lê Văn Trương); Số 60 (3-12-1942): Giặc Tàu bắt cóc 2 (Lê

Văn Trương); Số 61 (10-12-1942): Con chuồn chuồn (Hoàng Văn Đạt); Số 62 (17-12-1942): Lệ Ngọc (Phạm Đình Đăng); Số

63 (24-12-1942): Lá thư của người mẹ (Phạm Bang Cơ); Số 64 (31-12-1942): Hoàng tử Nành (Hữu Mai); Số 65 (7-1-1943): Lửa

rừng (Ngọc Giao); Số 66 (14-1-1943): Người bõ già (Thiện Kiều); Số 67 (21-1-1943): Khổng Minh Việt Nam (Thanh Khê); Số

68 (28-1-1943): Tết (Nhiều tác giả: Băng Hồ, Chàng Sóc, Đào Thiệu, Đặng Trần Phiến, Hữu Mai, Khai Thụy, Lan Trân, Le-Te, Lê
Như Chi, Lệ Chi Hoa, Lư Ca, Lữ Công, Nam Anh, Nam Cao, Ngọc Cư, Ngọc Giao, Nguyễn Bá Hào, Nguyễn Đình Tư, Nguyễn Ngọc

Sửu, Nguyễn Quang Phòng, Nguyễn Văn Nhàn, Phạm Bá Đại, Phạm Đình Đăng, Thâm Tâm, Tô Hoài, Tú Sĩ, Vi Chi, Vũ Hầu…); Số

69 (18-2-1943): Bố, Cái (Thâm Tâm); Số 70 (25-2-1943): Cái mũ lạ đời (Vũ Trọng Đào); Số 71 (4-3-1943): Trên đảo Hoàng Sa

(Ngọc Cư); Số 72 (11-3-1943): Nhạc, Huệ, Lữ (Ngọc Giao); Số 73 (18-3-1943): Thằng bé chăn dê (Ngọc Cư); Số 74 (25-3-1943):

Võ sĩ Bọ Ngựa (Tô Hoài); Số 75 (1-4-1943): Cái quạt mo (Thâm Tâm); Số 76 (8-4-1943): Rừng, Núi, Biển (Phạm Bá Đại); Số

77 (15-4-1943): Bầu sữa hươu (Ngọc Giao); Số 78 (22-4-1943): Đóa hồng màu nhiệm (Anh Kiến); Số 79 (29-4-1943): Ba ông

cháu (Tô Hoài); Số 80 (6-5-1943): Biết sống (Phạm Bá Đại); Số 81 (13-5-1943): Sẹt sành và chim choẹt (Đào Thiệu); Số 82 (20-

5-1943): Bài sử ký (Thanh Châu); Số 83 (27-5-1943): Chim làm tổ (Thâm Tâm); Số 84 (3-6-1943): Trên biển cát (Lê Chung

Vịnh); Số 85 (10-6-1943): Nguyễn Xí (Nguyễn Đình Tư); Số 86 (17-6-1943): Người mẹ (Mạnh Phú Tư); Số 87 (24-6-1943): Tiểu

anh hùng (Ngọc Giao); Số 88 (1-7-1943): Trời phạt (Đào Thiệu); Số 89 (8-7-1943): Ngoại ô Sài Gòn (Đoàn Nghi); Số 90 (15-7-

1943): Ba cái lá (Tấn Kiểm); Số 91 (22-7-1943): Ông hoàng Khỉ (Lê Công Thành); Số 92 (29-7-1943): Rồng (Thâm Tâm); ? ; Số

112 (16-12-1943): Thù chồng nợ nước 1 (Nguyễn Đình Tư); Số 113 (23-12-1943): Thù chồng nợ nước 2 (Nguyễn Đình Tư); ?

; Số 117 (2-3-1944): Vua Đen (Nguyễn Trung Hòa);Số 118 (9-3-1944); Số 119 (16-3-1944); Số 120 (23-3-1944): Người bồ câu 1

(Đào Thiệu); Số 121(30-3-1944): Người bồ câu 2 (Đào Thiệu); ? ; Số 131 (8-6-1944): Cây đa biết nói 1 (Giáo Phú);Số 132 (18-6-

1944): Cây đa biết nói 2 (Giáo Phú); Số 133 (22-6-1944); Số 134 (29-6-1944): Nguyễn Trãi (Ngọc Giao); Số 135 (6-7-1944): Bốn

con nỡm ấy đi du lịch (Tô Hoài); ? ; Số 142(24-8-1944): Mèo già hóa cáo (Tô Hoài); Số 143 (31-8-1944): Gã mài gươm (Ngọc

Giao); Số 144(7-9-1944); Số 145 (14-9-1944); Số 146 (21-9-1944): Ghẻ đặc biệt (Tô Hoài); Số 147 (28-9-1944): Đứa con nuôi
(Thâm Tâm); Số 148 (5-10-1944); Số 149 (12-10-1944); Số 150 (19-10-1944): Vua Quang Trung (Hữu Mai); Số 151 (26-10-

1944): Nguồn sống (Nguyễn Đình Tư); Số 152 (2-11-1944): Úm ba la (Ngọc Giao); Số 153 (9-11-1944): Người đàn bà nuôi rắn

(Nam Cao); Số 154(16-11-1944); Số 155 (23-11-1944): Nói về cái đầu tôi (Tô Hoài); Số 156 (30-11-1944): Cậu Chính cô Chiêu

(Ngọc Giao); Số 157 (7-12-1944): Hoàng hậu Yết Tê (Nam Cao); Số 158 (14-12-1944): Đao phủ (Nguyễn Văn Nhàn); Số 159 (28-

12-1944): Mối thù của rắn (Ngô Đức Việt); Số 160 (4-1-1945): Nồng Văn Vân (Hà Quốc Ân); Số 161 (11-1-1945): Hoàng Trừu

(Ngọc Giao); Số 162 (18-1-1945): Bốn con gà (Tô Hoài); Số 163 (25-1-1945): Thằng khờ (Nam Cao); Số 164 (1-2-1945): Trò leo

giây (Thâm Tâm); Số 165 (22-5-1945); Số 166 (1-3-1945): Nàng Bạch Tuyết (Ngọc Giao); Số 167 (8-3-1945): Cái đầu lâu

(Nguyễn Văn Nhàn); ? ; Số 190 (20-9-1945)…

– Truyền Tin : nhật báo tại Sài Gòn; Số 1 ra năm 1940, Số cuối 289 ra tháng 7-1941; cộng tác bài vở gồm: Nguyễn Văn Sinh, v.v…

– Trường An Cận Tín : báo xuất bản ở Huế từ năm 1930.

– Tuổi Trẻ : tạp chí văn chương và giáo dục thanh thiếu niên, do Tân Dân Thư Quán của Vũ Đình Long ấn hành tại Hà Nội thời

kỳ 1943-45; ra không định kỳ, mà cách nhau từ một tuần đến vài tháng đưới hình thức tủ sách; mỗi cuốn có 80 trang, in một

truyện dài, nhiều truyện ngắn. Trong đó: Số 1 (Anh em thằng Việt, Lê Văn Trương, 1943); Số? (Người giữ ngựa, Thâm Tâm,

1944); Số? (Cái chấm sáng, Vũ Bằng, 1944); Số? (Hổ với Mọi, Lưu Trọng Lư, 1944); Số?(Truyện người trẻ tuổi, Ngọc Giao,

1944); Số? (Tiếng mùa xuân, Thâm Tâm, 1945); Số? (Họ ăn tết, Nguyễn Văn Nhàn, 1945)…

– Tuyệt Phích : báo xuất bản ở Sài Gòn 1936-38.


– Tương Lai (L’Avenir): tạp chí do Vũ Đình Huỳnh chủ trương tại Hà Nội, làm cơ quan ngôn luận của Quốc tế Lao động Pháp chi

nhánh Bắc Kỳ (Section Française de l’Internationale Ouvrière – SFIO); lúc đầu là bán nguyệt san ra ngày 1 và 15 mỗi tháng; Số

1 ra tháng 3-1936; mỗi số 16 trang, ghi giá 10 xu, giá 1 năm 2$10, giá nửa năm 1$20; nhưng sau vài số đầu do người viết ít và

tiêu thụ khó khăn nên phải ra hai tháng một số; Số cuối là Số 13 ra tháng 4-1937; Ban biên tập gồm: Bùi Ngọc Ái, Đặng Thai

Mai, Phan Anh, Võ Nguyên Giáp, Vũ Đình Huỳnh (chủ nhiệm kiêm chủ bút); cộng tác bài vở gồm: Bùi Ngọc Ái, Đặng Thai Mai,

Ngô Tất Tố, Phan Anh, Võ Nguyên Giáp, Vũ Đình Huỳnh…

– Tương lai Bắc Kỳ : tên Việt của tạp chí Pháp ngữ L’Avenir du Tonkin.

– Tương Lai Tạp Chí : nguyệt san do Cung Giủ Nguyên thành lập và chủ nhiệm, đặt tại số 27B Route coloniale, Nha Trang; Số 1

ra ngày 15-1-1934, số cuối là Số 4 ra tháng 6-1934; giá mỗi số 30 xu, dày khoảng 100 trang.

– Tứ Dân Tạp Chí (Revue pour tous): tuần báo tại Hà Nội; Số 1 ra năm 1930, Số cuối 51 ra tháng 4-1932.

– Tứ Dân Văn Uyển : báo xuất bản ở Hà Nội (1935-37); cộng tác bài vở gồm: Nam Hương (Bùi Huy Cường), v.v…

– Từ Bi Âm (La voix de la miséricorde): tạp chí là cơ quan ngôn luận của Nam Kỳ Nghiên Cứu Phật Học Hội; tòa soạn đặt tại

chùa Linh Sơn, số 149 rue Douaumont, gần chợ Cầu Muối, Sài Gòn; Số 1 ấn hành ngày 1-3-1932, …Số 151 (7-1938), …số cuối

khoảng năm 1945; các đời chủ nhiệm gồm: Thích Khánh Hòa (1932-33), Thích Chánh Tâm (1933-45); các đời chủ bút gồm:

Thích Trí Hải (Bích Liên, 1932-37), Thích Liên Tôn (1937-45); phó chủ bút Thích Liên Tôn (1932-37); quản lý Trần Nguyên

Chấn (1932-45).
– Tự Do : báo do Nguyễn Văn Sâm thành lập năm 1938 tại Sài Gòn; là cơ quan tranh đấu ngôn luận của Đảng Việt Nam quốc dân

độc lập; trong đó Số 15 ra ngày 21-1-1939; cộng tác bài vở gồm: Lê Ngọc Trụ (1939), Lư Khê (Trương Văn Em)…

– Union Indochinoise : báo Pháp ngữ, do Vũ Đình Dy thành lập và điều hành tại Hà Nội từ năm 1935, với sự cộng tác của Nguyễn

Đắc Lộc (Mai Lâm).

– Văn Hóa : nguyệt san bộ mới tại Hà Nội; Số 1 ra tháng 3-1941, số cuối là Số 5 ra tháng 7-1941.

– Văn Hóa Tạp Chí : nguyệt san do Nguyễn Xuân Thái quản lý điều hành tại Hà Nội; chủ trương ‘dung hòa cả hai nền văn hóa

Đông-Tây để gầy nên một nền văn hóa mới của Việt Nam’; mỗi số kèm phụ bản lịch sử giá 0$40, mỗi năm giá 4$50; đủ một năm

sẽ được tòa báo đóng thành bộ và làm bìa miễn phí kém theo một số biếu, hoặc có thể bán báo lại cho tòa soạn; Số 1 ra tháng 4-

1939.

– Văn Học : tạp chí do Lê Tràng Kiều thành lập ở Hà Nội năm 1935, chuyên về kim văn; cộng tác bài vở gồm: Bửu Kế, Nam Trân

(Nguyễn Học Sỹ), Thái Can (thơ), Vũ Ngọc Phan, v.v…

– Văn Học Tạp Chí : nguyệt san chuyên về cổ văn, do anh em Dương Bá Trạc, Dương Tụ Quán thành lập ở Hà Nội năm 1932; tòa

báo đặt tại số 193 đường Coton, Hà Nội; chủ nhiệm Dương Tụ Quán; chủ bút Dương Bá Trạc; cộng tác bài vở gồm: Bửu Kế, Ðỗ

Huy Nhiệm (Ðỗ Phủ, Thiếu Lăng, thơ), Hoàng Duy Từ, Lê Tràng Kiều, Mộng Sơn (Vũ Thị Mai Hương, 1935), Nguyễn Vỹ (thơ,

1935), Thái Can (thơ), Thúc Tề, Trần Tuấn Khải (Á Nam), Trúc Khê (Ngô Văn Triện, 1932-33)…; tuy báo chuyên về cổ văn,

nhưng cũng đăng nhiều bài có ý chống đối chánh quyền nên bị đình bản tháng 8-1935; anh em ông Trạc-Quán mở tiếp Đông

Tây Báo vào tháng 11-1935 để thay thế.


– Văn Học Tuần San : tạp chí tại Huế; Số 1 ra năm 1933, Số cuối 32 ra tháng 7-1937; cộng tác bài vở gồm: Lê Cương Phụng

(Tùng Lâm), Lê Ngọc Trụ…

– Văn Lang Tuần Báo : tuần báo do nhóm Văn Lang, gồm một số trí thức đào tạo từ Pháp về như Hồ Văn Nhựt, bác sĩ Hồ Tá

Khanh (chủ bút), bác sĩ Dương Tấn Tươi, bác sĩ Nguyễn Văn Nhã, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, kỹ sư Nguyễn Ngọc Bích, kỹ sư Kha

Vạn Cân, kỹ sư Nguyễn Văn Nghiêm thành lập ở Sài Gòn; cộng tác bài vở gồm: Lê Thọ Xuân (Lê Văn Phúc), v.v…; Số 1 ra ngày

29-7-1939, Số cuối 44 ra tháng 6-1940.

– Văn Minh : báo tại Sài Gòn; Số 1 ra năm 1926, Số cuối 189 ra tháng 1-1931.

– Văn Mới : tạp chí phổ thông giáo dục, do nhóm Tân Văn Hóa thuộc Hàn Thuyên Xuất Bản Cục ấn hành; mỗi tháng ra hai kỳ.

Tòa soạn và trị sự tại số 69-71, Rue Tiên-Tsin, Hanoi; chủ nhiệm Nguyễn Xuân Lương; chủ bút Nguyễn Đức Quỳnh. Cộng tác bài

vở gồm: Bao Trúc Sơn (1938), Bùi Huy Phồn (Đồ Phồn), Chàng Khanh (1936), Chu Thiên (Hoàng Minh Giám), Đặng Thai Mai,

Đỗ Trường Xuân (1936-38), Lê Văn Siêu, Lương Đức Thiệp, Mai Lâm (Nguyễn Đắc Xuân, 1938), Nghiêm Tử, Nguyễn Đình Lạp,

Nguyễn Đức Quỳnh, Nguyễn Hải Âu, Nguyễn Tế Mỹ, Nguyễn Tuân, Phạm Ngọc Khuê, Thiên Hạ Sỹ, Trần Văn Thanh, Trương Tửu

(Mai Viên, Nguyễn Bách Khoa)… Hoạt động không liên tục thời kỳ 1936-45, đã có nhiều lần đình bản rồi tục bản. Thời kỳ 1936-

38: …Số 4 ra năm 1936, Số 5 (1937), Số 6 (1937), …Số 9 (1938)… Thời kỳ 1939-41: Số 1 ra ngày 15-2-1939 thì bị cấm ngay,

ngày 3-6-1939 tục bản lại đánh Số 1 mới, ra được vài số lại bị cấm, rồi lại tục bản, bị cấm nhiều lần. Thời kỳ 1942-45: Số 1 ra

ngày 10-12-1942, Số 2 (25-12-1942), …Số 47 (25-11-1944), …Số 58 (25-9-1945) là số cuối cùng.


– Văn Nghệ : báo tại Sài Gòn; hoạt động từ năm 1938; cộng tác bài vở gồm: Lư Khê (Trương Văn Em), Manh Manh (Nguyễn Thị

Kiêm)…

– Vận Động Báo : xuất bản tại Sài Gòn (1933-34).

– Vẻ Đẹp : báo xuất bản tại Sài Gòn (1938-39).

– Vệ Nông Báo (Revue agricole en Quốc ngữ): báo ấn hành tại Hà Nội thời kỳ 1923-32; giám đốc Lê Văn Phúc; giá mỗi số 30 xu,

giá 1 năm 3$00.

– Viên Âm (Viên Âm Tạp Chí): tạp chí do An Nam Phật Học Hội thành lập; đặt tòa soạn tại số 13 đường Champeau, Huế; Số 1 ra

ngày 1-12-1933, Số 2 (1-1-1934), …Số 8 (1-7-1934), …Số 13 (2-1935), Số 14 (4-1935), Số 15 (5-1935), …Số 17 (9-1935), …Số

23 (1936), …Số 25 (1-6-1937), …Số 48 (5-1942), …Số 52 (9-1942), …Số 58 (3-1945), Số 59 (4-1943)…; chủ nhiệm là bác sĩ Lê

Đình Thám; cộng tác bài vở gồm: Đinh Văn Vinh, Hà Thị Hoài, Hoàng Kim Hải, Lê Bối, Lê Đình Thám (Ba Rảm, Châu Hải, T.M.,

Tâm Minh), Lê Hữu Hoài, Ngô Điền, Ngô Đồi, Nguyễn Hữu Quán, Nguyễn Khải, Nguyễn Năng Viên, Nguyễn Xuân Thanh, Phạm

Hữu Bình, Thích Mật Khế, Trần Đỗ Cung, Trực Hiên, Võ Đình Cường…; báo hoạt động đến năm 1950 thì đổi thành bộ mới.

– Viễn Á : tên Việt của báo Pháp ngữ Extrême-Asie: revue indochinoise illustré: mensuelle.

– Viễn Đông Báo : tên Việt của báo Pháp ngữ La Presse d’Extrême-Orient.

– Viễn Đông Bác Cổ học viện (Tập san ~): tên Việt của báo Pháp ngữ Bulletin de l’École Française d’Extrême-Orient (BEFEO).
– Việt Báo : báo do Phạm Lê Bổng thành lập và chủ nhiệm; báo quán đặt tại số 51 phố Hàng Bồ, Hà Nội; phóng viên: Thao Thao

(Cao Bá Thao, 1937-39)…; cộng tác bài vở gồm: Lê Văn Bá i (J. Leiba, thơ), Phan Trần Chúc, v.v…; Số 1 ra năm 1936, Số cuối

1689 ra ngày 9-2-1942; sau đó báo đổi tên là Việt Cường.

– Việt Bút Tân Văn : báo xuất bản tại Sài Gòn từ 1944; cộng tác bài vở gồm: Lê Thọ Xuân, v.v…

– Việt Cường : báo do Phạm Lê Bổng thành lập và chủ nhiệm; do Việt Báo đổi thành từ tháng 2-1942; đặt báo quán tại số 51 phố

Hàng Bồ, Hà Nội; có khuynh hướng thân Pháp và hoàng đế Bảo Đại; bị đình bản tháng 3-1945 ngay khi Nhật đảo chánh Pháp.

– Việt Dân (Việt Dân Báo): tuần báo ra ngày thứ năm hàng tuần, do Đặng Thúc Liêng thành lập và làm giám đốc kiêm chủ

nhiệm; Bộ cũ xuất bản từ năm 1931, được một thời gian thì đình bản; tòa báo đặt tại số 245 đường Espagne, Sài Gòn; Bộ mới Số

1 ra tháng 1-1934, do luật sư Phan Văn Thiết đứng tên chủ nhiệm (1934-36); giá báo mỗi số 6 xu, 1 năm 2$50; cộng tác bài vở

gồm: Lâm Tấn Phác (Đông Hồ), Phan Văn Thiết (Lan Đình, Thân Việt)… Tháng 12-1936, Nguyễn Văn Tạo và Dương Bạch Mai

xin thuê báo từ 2-12-1936, sau đó công khai tuyên truyền cho Cộng sản Đệ Tam và Liên Xô, nhưng chỉ ra đươc hai số thì bị mật

thám đe doạ nên Đặng Thúc Liêng lấy báo lại rồi bị Pháp đình bản luôn. Vì thế, sau này Đặng Thúc Liêng bị Việt Minh Sài Gòn

sát hại ngày 16-8-1945 để trả thù.

– Việt Kiều Nhật Báo : xuất bản ở Sài Gòn (1938-39).

– Việt-Nam. Revue indochinoise mensuelle : xem: IV- CÁC BÁO CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐÔNG DƯƠNG IN TẠI PHÁP (TRƯỚC NĂM

1945).
– Việt Nam : nhật báo tại Sài Gòn; thành lập và chủ nhiệm Nguyễn Phan Long; Số 1 ra tháng 12-1935, Số cuối 370 ra ngày 17-

12-1936; cộng tác bài vở gồm: Trần Chí Thành (1936, phóng viên, sau là Trần Tấn Quốc), v.v…

– Việt Nam : nhật báo của Việt Nam Quốc Dân Đảng, xuất bản ở Hà Nội từ tháng 8-1945 đến 1946.

– Việt Nam Đế Quốc Công Báo : bán nguyệt san của Chánh phủ Trần Trọng Kim ấn hành từ Huế; Số 1 ra tháng 5-1945, số cuối là

Số 6 ra ngày 14-8-1945.

– Việt Nam Độc Lập : của Tổng bộ Việt Minh xuất bản bí mật ở Cao Bắc Lạng từ 1-1-1941 đến 20-8-1945; do Nguyễn Ái Quốc

(Hồ Viết Tùng, Tống Văn Sơ), Phạm Văn Đồng phụ trách.

– Việt Nam Hồn/Việt Nam Hồn Báo (L’Âme annamite.Tribune libre des étudiants a des travailleurs annamites): xem: 5- Các báo

có liên quan đến Đông Dương in tại Pháp (trước năm 1945).

– Việt Nam Lao Động Báo (Journal des travailleurs annamites): xem: IV- CÁC BÁO CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐÔNG DƯƠNG IN TẠI

PHÁP (TRƯỚC NĂM 1945).

– Việt Nam Tân Báo : tạp chí tại Sài Gòn, hoạt động thời kỳ từ tháng 4 đến 8-1945; cộng tác bài vở gồm: Lê Mộng Nguyên…

– Việt Nam Thanh Niên Tạp Chí : xuất bản ở Hà Nội (1922-24).

– Việt Nam Thương Mại Kỹ Nghệ : tạp chí xuất bản ở Sài Gòn (1938-39).

– Việt Nam Văn Tập : tập san ấn hành năm 1928.

– Việt Nữ (1937): tuần báo ra ngày thứ tư hàng tuần, do Bùi Xuân Hạc chủ trương và chủ nhiệm tại Hà Nội; các đời chủ bút:

Nguyễn Thị Thanh Tú, Vũ Thị Mai Hương; tòa soạn đặt tại số 24 đường Gia Long, Hà Nội; Số 1 ra ngày 7-4-1937, số cuối là Số
12 ra tháng 11-1937; cộng tác bài vở gồm: Mộng Sơn (Vũ Thị Mai Hương), Ngọc Lan, Ngô Tất Tố, Thanh Tú, Thạch Lan, Việt

Thanh…

– Việt Nữ (1945): tuần báo ra ngày thứ tư hàng tuần, do Nguyễn Thị Oanh chủ trương và chủ nhiệm tại Hà Nội; chủ bút Nguyễn

Thị Thục Viên; Số 1 ra ngày 26-10-1945, số cuối là Số 13 ra ngày 26-1-1946.

– Việt Tấn Xã : cơ quan thông tấn do Chánh phủ Đế quốc Việt Nam thành lập tháng 4-1945; quyền giám đốc là Thụy An (Lưu

Thị Yến).

– Việt Thanh : nhật báo do Nguyễn Phan Long thành lập năm 1928 ở Sài Gòn, hoạt động đến năm 1947; cộng tác bài vở gồm:

Đào Trinh Nhất, Phan Văn Hùm, v.v…

– Vì Chúa : tuần báo do linh mục Nguyễn Văn Thích thành lập tại Huế, với sự cộng tác của Bùi Tuân, Michel Phan Huy Đức; là cơ

quan của giáo hội Công giáo ở Trung Kỳ; in tam ngữ Việt-Hán-Pháp; Số 1 ra ngày 18-9-1936; cộng tác viên và cộng tác bài vở

gồm: Hồ Ngọc Cẩn (linh mục), Huỳnh Thúc Kháng, Phan Bội Châu, Sảng Đình (Nguyễn Văn Thích), Ưng Trình…

– Vịt Đực : tên Việt của báo Pháp ngữ Le canard déchainé.

– Vịt Đực (le Canard): tuần báo trào phúng, châm biếm ở Hà Nội do Vũ Đình Chí (Tam Lang) thành lập năm 1938; tòa soạt đặt

tại số 8, Avenue Puginier, Hà Nội; ấn hành vào thứ tư hàng tuần; giá mỗi số 5 xu; …Số 10 ra ngày 24-8-1938…; quản lý Nguyễn

Đức Long; thủ quỹ Vũ Chung; cộng tác bài vở gồm: Hoài Xuân, Thượng Sỹ (Nguyễn Đức Long), Tiêu Liêu, Tiêu Viên (Nguyễn

Đức Bính)…
– Vô-Sản (Le Prolétaire; organe du Parti communiste français): xem: IV- CÁC BÁO CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐÔNG DƯƠNG IN TẠI

PHÁP (TRƯỚC NĂM 1945).

– Vui : báo xuất bản ở Sài Gòn (1938-39).

– Xuân Lao Động : báo tranh đấu xuất bản tại Việt Nam trong năm 1938-39; bị cấm năm 1939.

– Y Học Tân Thanh : báo xuất bản ở Sài Gòn (1938-39).

– Y Khoa Tạp Chí : báo xuất bản ở Sài Gòn năm 1936.

– Ý chí Đông Dương : tên Việt của nhật báo Pháp ngữ La Volonté Indochinoise.

– Ý Dân : báo đặt tại Vinh (Nghệ An); Số 1 ra năm 1936, Số cuối 38 ra tháng 10-1938.

– Zân : nhật báo do Nguyễn Văn Nhựt thành lập tại Sài Gòn năm 1935.

– Zân : báo tại Hà Nội; Số 1 ra năm 1938, số cuối là Số 10 ra tháng 2-1940.

– Zân Báo : báo tại Sài Gòn; chủ nhiệm Bùi Thế Mỹ (Lan Đình, Thông Reo); cộng tác bài vở gồm: Phan Khôi, v.v…; Số 1 ra năm

1933, Số cuối 22 ra tháng 12-1933.

– v.v…

IV- Các báo có liên quan đến Đông Dương in tại Pháp (trước năm 1945)
Các báo có liên quan đến tình hình Đông Dương, xuất bản tại Pháp trước năm 1945, bằng Pháp ngữ, Việt ngữ hoặc song ngữ,

của người Việt hoặc người Pháp (báo được mặc nhiên xem là in bằng Pháp ngữ nếu không có chú thích rõ):

– Báo Pháp ngữ của người Việt xuất bản tại Pháp, bị cấm theo các nghị định năm 1927 của bộ trưởng Nội vụ Pháp: Journal des

Étudiants Annamite de Toulouse; L’Annam Scolaire (An Nam Học Báo); L’Âme annamite; La nation annamite; La Tribune

Indochinoise…

– Báo Việt ngữ của người Việt xuất bản tại Pháp, bị cấm theo các nghị định năm 1927 của bộ trưởng Nội vụ Pháp: Phục Quốc;

Quan Sát; Tiếng Thợ; Việt Nam; Việt Nam Hồn; Vô Sản…

– An Nam Học Báo (L’Annam Scolaire – organe bilingue mensuel de la jeunesse annamite, 1927-28): nguyệt san song ngữ

Pháp-Việt phát hành từ năm 1927 tại Aix en Provence-Pháp; do Trần Văn Ân thành lập và làm chủ bút; chủ yếu lưu hành trong

sinh viên và trí thức người Việt; trong đó: 1ère année, n° 1 (avril 1927)…; sau đó bị cấm theo Nghị định ngày 14-11-1927 của

bộ trưởng Nội vụ Pháp, nhưng vẫn tiếp tục phát hành bí mật cho đến năm 1928; sau đó do giá in bằng song ngữ Pháp-Việt quá

mắc nên thay bằng tạp chí Journal de l’écolier annamite chỉ in bằng Pháp ngữ.

– Ánh Sáng (Lumière; organe des Travailleurs et Etudiants indochinois en France): in song ngữ Pháp-Việt; được xuất bản bởi:

l’Association d’entr’aide et de culture des Indochinois de Paris từ năm 1934; trong đó: 1ère année, n° 1 (novembre 1934), n° 2
(décembre 1934), n° 3 (janvier-février 1935), n° 4 (mars 1935), n° 5 (avril 1935), n° 6 (mai-juin 1935), n° 7 (juillet 1935), n° 8

(août-septembre), n° 10 (décembre 1935); 2e année, n° 11 (avril 1936)…

– Bạo Động (organe du groupe communiste indochinois de Paris): in song ngữ Pháp-Việt; được xuất bản tại Paris từ năm 1931;

trong đó: N° 1 (15 août 1931), 1ère année, n° 2 (8 septembre 1931), n° 3 (1er octobre 1931)…

– Bạn hải-thuyền (Les Gens de la Mer): báo Việt ngữ xuất bản bất hợp pháp tại Pháp trong năm 1930; trong đó: … n° 2 (6 mars

1930)…

– Bulletin colonial (organe de la section coloniale du Parti communiste français): xuất bản từ tháng 11-1928; trong đó:

…Numéros 1 (mars-avril 1931), 2e année n° 10 (janvier 1932), n° 11 (février 1933), n° 12 (mars 1933), n° 13 (avril 1933), n°

14 (mai 1933), n° 15 (juin 1933), n° 16 (juillet 1933), n° 17 (août 1933), n° 4 (février-mars 1933), n° 1 (avril 1934), n° 2 (mai

1934); nouvelle série: (octobre, novembre, décembre 1933), (janvier, février 1934)…

– Bulletin communiste (organe du Parti communiste français, 1924).

– Bulletin d’information de la Ligue française contre l’impérialisme (section de la Ligue internationale contre l’impérialisme,

novembre 1932)…

– Bulletin d’information de la Ligue française contre l’impérialisme et l’oppression coloniale): … n° 2, décembre 1932…

– Bulletin de l’Association générale des étudiants indochinois (revue mensuelle): xuất bản từ tháng 7-1927; trong đó: 1ère

année, n° 1 (juillet 1927), n° 2 (novembre 1927), n° 3-4 (décembre 1927-janvier 1928), n° 5 (février 1928),,,
– Bulletin de l’Association mutuelle des Indochinois : xuất bản từ tháng 6-1924; trong đó: N°1 (juin 1924); 2e année, n° 2

(janvier 1925)…

– Bulletin de la Ligue contre l’oppression coloniale et l’impérialisme : xuất bản từ tháng 7-1927; trong đó: 1ère année, n° 1

(juillet 1927), n° 2 (novembre 1927), n° 3-4 (décembre 1927-janvier 1928), n° 5 (février 1928), n° spécial 1927…

– Bulletins périodiques d’informations politiques, sociales, religieuses, économiques de l’Entente internationale anticommuniste et

Bulletins de presse de l’Entente internationale anticommuniste (1933-38).

– Bulletin quotidien de presse étrangère édité par le ministère des Affaires étrangères (1930-31).

– Ça ira (organe central du Parti ouvrier-paysan, 1930).

– Carnet du militant (bulletin intérieur au Parti communiste français, 1931).

– Chaines (feuille de propagande éditée par la Ligue contre l’impérialisme et l’oppression coloniale, 1933).

– Chroniques Vietnamiennes : báo Pháp ngữ của người Việt xuất bản tại Pháp khoảng 1944-45; biên tập viên gồm: Hoàng Hoa

Khôi, v.v…

– Chống Đế-Quốc Chủ-Nghĩa (Contre l’Impérialisme): báo Việt ngữ là cơ quan ngôn luận của Nhóm Đông Dương thuộc Liên

đoàn Phản đế Pháp (Groupe indochinois de la Ligue anti-impérialisteen France); xuất bản từ năm 1932; trong đó: 1ère année:

n° 1 (21 novembre 1932)…

– Communiqué de la presse indochinoise (Thông cáo báo chí Đông Dương): tập thông cáo báo chí định kỳ bằng Pháp ngữ do Văn

phòng Kinh tế (Agence économique de l’Indochine) thuộc Chánh phủ Đông Dương đặt tại Số 20 rue La Boetie, Paris 8, biên
soạn và phát hành thời kỳ 1888-1944; trong đó: …1919-6 số, 1920-16 số, 1921-14 số, 1922-14 số, 1923-17 số, 1924-17 số,

1925-12 số, 1926-12 số, 1927-12 số…

– Công Binh Tạp Chí : báo Việt ngữ của người Việt xuất bản tại Pháp khoảng 1940-45; biên tập viên gồm: Hoàng Hoa Khôi, v.v…

– Dân Mới (Le Peuple nouveau): báo Việt ngữ xuất bản từ năm 1932 tại Pháp.

– Débats (tribune des indépendants, 1932).

– El Alem el Ahmar (organe des travailleurs coloniaux, 1926).

– En avant! (1937).

– Étoile rouge (organe du Commissariat de la Guerre, 1928).

– Europe-Colonies (journal politique, diplomatique et économique des relations entre l’Europe et les colonies, protectorats et

pays sous mandat, 1933-39).

– Extraits de presse coloniale (1932-33): xuất bản từ năm 1932; dựa theo nguồn tin tổng hợp từ các báo: L’Éclair du Nord,

L’Orient, La Dépêche d’Indochine, La Presse Indochinoise, La Voix du Peuple, La Volonté indochinoise, Le Monde Colonial

Illustré…

– France-Colonies (1938).

– France-Continents (1928).

– France Indochine : một số báo năm 1929: N° 29337 (août 1929), 31 août 1929…
– France-Outremer, économie, arts et littérature, industrie, commerce, agriculture (revue générale de la France d’Europe et

d’outremer, 1936).

– French Colonial Digest (a magazine of French Colonial Affairs for the American Public, 1923): do Bureau français de

l’Information xuất bản tại New York; trong đó có: N° de juillet 1923…

– Front antifasciste (organe de l’Association ouvrière antifasciste d’Europe, 1933).

– Front Mondial (Weltfront-Worldfront; organe mensuel du Comité mondial de lutte contre la guerre impérialiste, puis organe

bi-mensuel du Comité mondial de lutte contre la guerre et le fascisme, 1933-35).

– Hải-Thuyền (Le Navigateur): báo Việt ngữ là cơ quan ngôn luận của ‘Các thủy thủ Đông Dương tại Marseille’ (organe des

travailleurs de la mer indochinois à Marseille); xuất bản từ năm 1932; trong đó: Số 1 ra tháng 9-1932…

– Hồn Nam Việt : xem: Việt Nam Hồn.

– Indochine: budget général de l’Indochine (exercice 1919, situation des recettes, situation des dépenses, situation du fonds de

réserve. Exercice 1920, recettes des 4 premiers articles du budget général (janvier-février), situation du fonds de réserve au

31 janvier 1919-20; 1919-25).

– Je suis partout, le grand hebdomadaire de la vie mondiale (1936).

– Journal de l’écolier annamite : được xuất bản từ năm 1928 bằng Pháp ngữ để thay thế tạp chí song ngữ L’Annam scolaire.
– Journal des étudiants annamites (organe d’opinion des étudiants annamites en France): xuất bản từ năm 1927; trong đó: 1ère

année: 15 mai 1927 (n° 1), 15 août 1927 (n° 4), 15 septembre 1927 (n° 5), 15 octobre-novembre 1927 (n° 6-7); 2e année: 15

octobre 1928 (n° 11); 3e année : 15 janvier 1929 (n° 12)…

– Journal des Étudiants Annamite de Toulouse : báo Pháp ngữ của người Việt xuất bản tại Toulouse, Pháp; bị cấm theo Nghị định

ngày 27-12-1927.

– Journal des peuples opprimés (organe de la Ligue française contre l’impérialisme et l’oppression coloniale): xuất bản từ năm

1933; trong đó: N° 1 (novembre 1933), n° 2 (15 décembre 1933-15 janvier 1934), n° 3 (20 janvier-20 février 1934), n° 4 (mars

1934), n° 5 (avril 1934), n° 6 (mai 1934), n° 7 (15 mai-15 juin 1934), n° 8-9 (juillet-août 1934), n° 10 (septembre 1934), n° 11

(octobre 1934), n° 12 (novembre 1934), n° 13 (janvier 1935), n° 14 (février 1935)…

– Journal officiel de la République française.

– Journal pour les colonies (1929-30).

– L’Action : xuất bản từ năm 1919; trong đó: …14e année, n° 1108 (17 septembre 1932)…

– L’Action coloniale : xuất bản từ năm 1918; trong đó: …7e année, n° 105 (25 février 1924), n° 106 (10 mars 1924)…

– L’Action française (organe du nationalisme intégral): xuất bản từ năm 1908; trong đó: 24e année, n° 44 (13 février 1931);

…31e année, n° 196 (15 juillet 1938), n° 197 (16 juillet 1938), n° 206 (25 juillet 1938), n° 248 (5 septembre 1938)…
– L’Appel (organe de combat indochinois): nguyệt san Pháp ngữ do Uỷ ban Tập hợp Đông Dương tại Pháp (Comité de

Rassemblement des Indochinois de France) xuất bản tại Paris thời kỳ 1936-37; trong đó: 1ère année: n° 1 (septembre 1936),

…n° 3 (novembre 1936), n° 4 (décembre 1936)…

– L’Ami du peuple (grand quotidien de doctrine politique et d’information, 1929-31).

– L’Annam de demain : xuất bản thời kỳ 1928-29.

– L’Annam scolaire : xem: An Nam Học Báo.

– L’Asie révolutionnaire (organe de la section d’Extrême-Orient de la Ligue anti-impérialiste): xuất bản từ năm 1931; trong đó:

n° 1 (15 décembre 1931)…

– L’Avant-garde (organe de défense des jeunes travailleurs, 1923-31).

– L’Avenir de l’Annam (organe mensuel de la jeunesse annamite, 1928).

– L’Âme Annamite (Hồn An Nam): báo Pháp ngữ do Đảng An Nam Độc Lập (Parti Annamite d’Indépendance) ấn hành tại Paris-

Pháp; chủ trương đòi chánh quyền Pháp phải đáp ứng nguyện vọng độc lập tự do của người Việt Nam; báo do Nguyễn Thế

Truyền thành lập và làm chủ nhiệm kiêm chủ bút; các thành viên cộng tác cũng là những người thuộc nhóm báo Việt Nam Hồn

trước đó; báo ra được 3 số thì bị cấm, trong đó Số 1 ra ngày 15-1-1927, Số 2 (2-1927), Số 3 (4-1927); đến tháng 6-1927 Đảng

An Nam Độc Lập thành lập báo La Nation Annamite (Dân tộc An Nam) để thay thế.

– L’Écho d’Indochine : xuất bản từ năm 1937; trong đó: N° 1 (30 octobre 1937), n° 2 (6 novembre 1937)…
– L’Écho d’outre-mer (organe de défense des intérêts généraux de nos colonies et de l’expansion française): xuất bản từ năm

1927; trong đó: 4e année : …n° 35 (29 juillet 1930)…

– L’Écho de Paris (1929-33).

– L’Économiste colonial financier, commercial, minier : niên san xuất bản từ năm 1921; trong đó: …9e année: 10 septembre

1929…

– L’Ère nouvelle (1929).

– L’Essor prolétarien (1929).

– L’Étudiant indochinois (organe de la Jeunesse intellectuelle indochinoise): xuất bản từ năm 1928; trong đó: 1ère année : n° 1

(février 1928), n° 2 (mars 1928), n° 3 (avril 1928), n° 4 (mai 1928), n° 5-6 (juin-juillet 1928)…

– L’Étudiant socialiste (1934).

– L’Exploité colonial (organe périodique du Bureau de la main-d’oeuvre coloniale de la XXe région des Syndicats unitaires,

Internationale syndicale rouge et la Confédération générale du travail unitaire/CGTU, 1931).

– L’Exposition de Hanoi (Đấu xảo Hà Nội): bán nguyệt san Pháp ngữ xuất bản tại Paris năm 1902 nhân dịp tổ chức Hội chợ đấu

xảo thế giới tại Hà Nội; tòa soạn đặt tại số 124, Boulevard de La Chapelle, Paris; giám đốc tòa soạn Paris kiêm đại diện tại Hà

Nội là Jules Gleize; giá một số 25 centimes; trong đó: N1 (5-9-1902), N2 (20-9-1902), N3 (5-10-1902), N4 (25-10-1902), N5 (5-

11-1902), N6 (20-11-1902), N7 (5-12-1902), N8 (20-12-1902).

– L’Humanité (Nhân đạo): cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Pháp.
– L’Indochine (revue économique d’Extrême-Orient): xuất bản từ năm 1924 tại Paris; trong đó: …7e année: 5 février 1930 (n°

3), 20 février 1930 (n° 4)…

– L’Information maritime (organe de la marine marchande, 1930).

– L’Instituteur indochinois (1938).

– L’Internationale communiste (1933-35).

– L’Intransigeant (1921-34).

– L’Oeil vigilant (organe du Comité de défense des intérêts des Colonies, 1936): xuất bản từ năm 1936 tại Paris; trong đó: N° 1

(avril 1936), n° 3-4 (juin-juillet 1936)…

– L’Oeuvre (1926).

– L’Orient (1931-33).

– L’Orient et les colonies (bulletin communiste, 1929-31).

– L’Ouvrière (journal des travailleuses, édité par le Parti communiste français, 1930).

– La Commune de Paris (organe de regroupement et d’action révolutionnaire, 1936).

– La Coopération prolétarienne (organe mensuel de la coopération ouvrière publié sous le contrôle de l’Union nationale des

cercles de coopérateurs, 1933).

– La Correspondance internationale (1933-34).


– La Dépêche coloniale : xuất bản từ năm 1889 tại Paris: trong đó: …37e année: 23 août 1929 (n° 9496), 25 -26 août 1929 (n°

9498), 11 septembre 1929 (n° 9512), 13 septembre 1929 (n° 9514), 21 septembre 1929 (n° 9521); 38e année: 6 février 1930

(n° 9634), 7 février 1930 (n° 9635), 8 février 1930 (n° 9636), 9 -10 février 1930 (n° 9637), 12 février 1930 (n° 9639), 13

février 1930 (n° 9640), 14 février 1930 (n° 9641), 15 février 1930 (n° 9642), 16-17 février 1930 (n° 9643), 18 février 1930

(n° 9644), 19 février 1930 (n° 9645), 21 février 1930 (n° 9647), 22 février 1930 (n° 9648), 24 février 1930 (n° 9649), 25

février 1930 (n° 9650), 26 février 1930 (n° 9651), 27 février 1930 (n° 9652), 28 février 1930 (n° 9653), 1er mars 1930 (n°

9654), 2-3 mars 1930 (n° 9655), 4 mars 1930 (n° 9656), 27 mars 1930 (n° 9676), 31 mai 1930 (n° 9729), 1-2 juin 1930 (n°

9730), 3 juin 1930 (n° 9731), 4 juin 1930 (n° 9732), 5 juin 1930 (n° 9733), 6 juin 1930 (n° 9734), 7 juin 1930 (n° 9735), 10-11

juin 1930 (n° 9737), 12 juin 1930 (n° 9738), 23 juillet 1930 (n° 9772), 21 octobre 1930 (n° 9847), 22 octobre 1930 (n° 9848);

…40e année: 18-19 août 1932 (n° 10330), 7-8 septembre 1932 (n° 10338), 5-6 octobre 1932 (n° 10350), 1er décembre 1932

(n° 10382)…; 41e année: 3-4 avril 1933 (n° 10452), 23-24 avril 1933 (n° 10508), 8-9 mai 1933 (n° 10465), 10-11 mai 1933 (n°

10466), 12-13-14 mai 1933 (n° 10467), 15-16 mai 1933 (n° 10468), 17-18 mai 1933 (n° 10469), 26-27-28 mai 1933 (n°

10473), 5-6-7 juin 1933 (n° 10477), 8-9-10-11 juin 1933 (n° 10478), 14-15 juin 1933 (n° 10480), 16-17-18 juin 1933 (n°

10481), 21-22 juin 1933 (n° 10483), 10-11-12 juillet 1933 (n° 10491), 24-25 juillet 1933 (n° 10496), 9-10 août 1933 (n°

10503), 11-12-13 août 1933 (n° 10504), 14-15-16-17 août 1933 (n° 10505), 18-19-20 août 1933 (n° 10506), 21-22 août 1933

(n° 10507), 25-26-27 août 1933 (n° 10509), 28-29 août 1933 (n° 10510), 30-31 août 1933 (n° 10511), 1er-2-3 septembre

1933 (n° 10512), 6-7 septembre 1933 (n° 10514), 9-10 septembre 1933 (n° 10515), 11-12 septembre 1933 (n° 10516), 13-14
septembre 1933 (n° 10517), 15-16-17 septembre 1933 (n° 10518), 18-19 septembre 1933 (n° 10519), 20-21 septembre 1933

(n° 10520), 25-26 septembre 1933 (n° 10522), 29-30 septembre 1er octobre 1933 (n° 10524), 30-31 octobre 1er novembre

1933 (n° 10537), 20-21 novembre 1933 (n° 10545), 13-14 décembre 1933 (n° 10555); 42e année: 22-23 janvier 1934 (n°

10571), 2-3-4 février 1934 (n° 10576), 21 février 1934 (n° 10583), 5-6 mars 1934 (n° 10588), 28 mars 1er avril 1934 (n°

10598), 13-14-15 avril 1934 (n° 10603), 20-22 avril 1934 (n° 10606), 4-6 mai 1934 (n° 10612), 25-26 juillet 1934 (n° 10644),

14-16 septembre 1934 (n° 10659), 1er-2 octobre 1934 (n° 10664), 19-21 octobre 1934 (n° 10672), 28-29 novembre 1934 (n°

10689); 43e année: 15-17 février 1935 (n° 10721), 8-9 avril 1935 (n° 10743), 26-27 juin 1935 (n° 10772), 1er-2 juillet 1935

(n° 10774), 3-4 juillet 1935 (n° 10775), 5-7 juillet 1935 (n° 10776), 15-17 juillet 1935 (n° 10779), 18-20 juillet 1935 (n°

10780), 18-19 décembre 1935 (n° 10834); 44e année: 5-7 janvier 1936 (n° 10840), 8-9 janvier 1936 (n° 10841), 2-4 février

1936 (n° 10852), 10 juin 1936 (n° 10901), 30 juin-1er juillet 1936 (n° 10908), 3 juillet 1936 (n° 10909), 22 juillet 1936 (n°

10913), 25 juillet 1936 (n° 10914), 29 juillet 1936 (n° 10915), 5 août 1936 (n° 10917), 8 août 1936 (n° 10918), 12 août 1936

(n° 10919), 19 août 1936 (n° 10920), 22 août 1936 (n° 10921), 26 août 1936 (n° 10922), 5 septembre 1936 (n° 10925), 9

septembre 1936 (n° 10926), 12 septembre 1936 (n° 10927)…

– La Dépêche d’Indochine : xuất bản trước năm 1937 tại Paris.

– La Gazette coloniale politique et économique : xuất bản từ năm 1927; trong đó: …3e année : n° 56 (14 novembre 1929)…

– La Libre parole (1926-38).


– La Lutte coloniale : xuất bản từ năm 1908; trong đó: …19e année: n° 2166 (6 janvier 1926); …22e année: n° 2348 (11

septembre 1929); 23e année: n° 2366 (15 janvier 1930), n° 2377 (2 avril 1930), n° 2388 (18 juin 1930); …25e année: n° 2479

(27 avril 1932)…

– La Lutte ouvrière (organe du Parti ouvrier internationaliste/Bolchévick-Léniniste, 1937).

– La Nation Annamite (organe européen du Parti annamite de l’indépendance): báo Pháp ngữ do Đảng An Nam độc lập (Parti

Annamite d’Indépendance) ấn hành tại Paris, Pháp; chủ trương đòi chánh quyền Pháp phải đáp ứng nguyện vọng độc lập tự do

của người Việt Nam; báo do Nguyễn Thế Truyền thành lập và làm chủ nhiệm kiêm chủ bút; các thành viên cộng tác cũng là

những người thuộc nhóm báo Việt Nam Hồn trước đó; báo ra được 2 số thì bị cấm, trong đó Số 1 ra tháng 6-1927, Số 2 (8-

1927).

– La Nouvelle dépêche (1935).

– La Nouvelle égalité (organe de revendications sociales, 1922).

– La Quinzaine communiste (organe d’agitation et de documentation du Parti communiste français, 1931).

– La République – La Voix (organe du radicalisme,1932-33).

– La Résurrection (Hồi Sinh, organe du nationalisme annamite): nguyệt san Pháp ngữ phát hành tại Paris, Pháp từ tháng 6-

1927 đến tháng 12-1929; là cơ quan ngôn luận của Đảng Việt Nam Độc Lập (Parti Vietnamien d’Indépendance); chủ trương đòi

chánh quyền Pháp phải đáp ứng nguyện vọng độc lập tự do của người Việt Nam; do Nguyễn Thế Truyền và Tạ Thu Thâu thành

lập; chủ nhiệm kiêm chủ bút là Nguyễn Thế Truyền (tháng 6 đến 12-1927), Tạ Thu Thâu (tháng 1-1928 đến 12-1929).
– La Révolution prolétarienne (revue bi-mensuelle syndicaliste révolutionnaire, 1930).

– La Revue communiste (1921-22).

– La Revue des deux mondes (1930).

– La Revue politique, financière, industrielle d’outre-mer (1932-36).

– La Solidarité prolétarienne (bulletin du SOI. Revue mensuelle de politique sociale, puis La Politique sociale: revue mensuelle

de solidarité prolétarienne. Bulletin du SOI. 1927-33).

– La Tribune annamite : xuất bản từ năm 1921 đến khoảng 1928 tại Paris; trong đó: 1ère année: n° 19 (3 août 1921)…

– La Vague (journal hebdomadaire de combat, pacifiste, socialiste, féministe, 1922-37).

– La Vague rouge (revue antibolchévique, 1927-30).

– La Vérité (organe hebdomadaire de la Ligue communiste, 1930-34).

– La Vie sociale (1930).

– La Vigie (journal des marins édité par la cellule du Parti communiste français, 1929-32).

– La Voix anti-impérialiste : n°1 (sans date)…

– Lao-Nông (Le Paysan): báo Việt ngữ xuất bản thời kỳ 1928-31 tại Pháp.

– Le Colonisé (organe central des populations coloniales): xuất bản từ năm 1936; trong đó: N° 1 (15 novembre 1936), n° 2 (20

décembre 1936)…
– Le Communisme (Cộng Sản; organe du Đông Dương cộng sản đảng/Parti communiste indochinois): xuất bản từ năm 1930;

trong đó: …37- Traduction du n° 1 (1er février 1931)…

– Le Courrier colonial : xuất bản từ năm 1907 tại Paris; trong đó: …22e année: 6 décembre 1929 (n° 1002), …23e année: 10

octobre 1930 (n° 1042), …27e année: 16 février 1934 (n° 1797), …26 octobre 1934 (n° 1828)…

– Le Cri colonial (1927).

– Le Cri des peuples, Le Cri du Peuple (1928-30).

– Le Cri du Marin (organe de défense des navigateurs puis organe de la Fédération unitaire des marins et pêcheurs de France

et des colonies. Section de l’Internationale des marins et dockers/I.M.D.): do Confédération générale du travail unitaire (CGTU)

xuất bản từ năm 1927 tại Marseille; trong đó: …5e année: n° 26 (février 1931), n° 28 (septembre 1931); 6e année: n° 34

(septembre 1932), n° 35 (novembre 1932); 7e année, nouvelle série: n° 1 (mars 1932)…

– Le Libertaire (1922).

– Le Matin (1927-31).

– Le Message (1937).

– Le Midi-colonial et maritime puis Midi-colonial maritime et aéronautique (organe de défense des intérêts coloniaux et des

pays d’expression française, 1928-36): xuất bản từ năm 1890; trong đó: …39e année: 1er novembre 1928 (n° 1834), 12

septembre 1929 (n° 1879); …41e année: 20 février 1930 (n° 1902); 42e année: 3 septembre 1931 (n° 1982); …45e année: 30

août 1934 (n° 2137), 6 septembre 1934 (n° 2138); …47e année: 8 octobre 1936 (n° 2246)…
– Le Militant rouge (organe théorique et historique des insurrections,1926-27).

– Le Monde Colonial Illustré (1931-33).

– Le Paria (Người Cùng Khổ – tribune du prolétariat colonial, organe de l’Union intercoloniale, 1921-26): nguyệt san Pháp ngữ

do Nhóm Ái Quốc (gồm Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh) thành lập tại Paris tháng 1-

1922, làm cơ quan ngôn luận của Hội Hợp tác người cùng khổ, trực thuộc Hội Liên hiệp thuộc địa; chủ trương đòi chánh quyền

Pháp phải ‘đáp ứng nguyện vọng độc lập tự do của người Việt Nam’. Chủ báo và chủ bút là Nguyễn Thế Truyền. Báo ra được 38

kỳ; số đầu tiên ngày 1-4-1922, số cuối cùng vào tháng 4-1926 và sau đó bị chánh quyền đình bản. Báo đã đăng nhiều bài vở,

tranh châm biếm của Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh, Hồ Hữu Tường, nhưng do

muốn tránh rắc rối với mật thám Pháp, nên họ cùng ký tên Nguyen-The Patriot, The Patriot, Nguyễn Ai Quốc, Nguyễn A. Quốc,

Nguyễn A.Q., N.A.Q., Nguyễn Ái Quấc, Ký Viễn, Chú Nguyễn… và nhiều bút danh khác. Nguyễn An Ninh làm biên tập viên của

báo, là người đã trực tiếp phụ trách khâu phát hành báo tới độc giả, mỗi kỳ ra 1.000-2.000 bản. Nhà văn trẻ Nguyễn Đắc Lộc

(Mai Lâm) chuyên phụ trách về mặt nghệ thuật và văn chương để tạo sự hấp dẫn và sinh động cho tờ báo.

– Le Populaire (1930-35).

– Le Progrès social (1937).

– Le Quotidien (1925-29).

– Le Rouge Midi (organe régional du Parti communiste français, section de Marseille, 1930-39).

– Le Secours ouvrier international (bulletin mensuel, 1930).


– Le Soleil (grand journal international contre-révolutionnaire, 1930-32).

– Le Temps (1932).

– Le Travailleur international des transports (1928).

– Le Vietnam studieux (organe annamite de propagande des études occidentales): xuất bản từ năm 1928 tại Paris bằng song

ngữ Pháp-Việt.

– Lectures du soir (1931).

– Les Annales coloniales (1926-36).

– Les Cahiers des droits de l’homme (1931-36).

– Les Continents (1924-28).

– Lu dans la presse universelle (1933).

– Masses (revue mensuelle d’action prolétarienne, 1931).

– Monde (hebdomadaire international, 1928-35).

– Mũi Tên (La Flèche): báo Việt ngữ do Nhóm Cộng sản Đệ Tứ Đông Dương xuất bản tại Paris từ năm 1938.

– Paix et Liberté (organe du Comité national de lutte contre la guerre et le fascisme, 1936).

– Phản Đế (L’Anti-impérialiste): báo Việt ngữ là cơ quan ngôn luận của Nhóm Đông Dương trong Liên đoàn Phản đế tại Pháp

(organe du Groupe indochinois de la Ligue contre l’impérialisme et l’oppression coloniale); xuất bản từ năm 1934; trong đó:

1ère année: n° 1 (mai 1934), n° 2 (août 1934)…


– Phục Quốc (La Restauration du Pays): nguyệt san Việt ngữ là cơ quan ngôn luận của Đảng An Nam Độc Lập (Parti Annamite

d’Indépendance) ấn hành tại Paris (1926); chủ trương đòi chánh quyền Pháp phải đáp ứng nguyện vọng độc lập tự do của

người Việt Nam; báo do Nguyễn Thế Truyền thành lập và làm chủ nhiệm kiêm chủ bút; các thành viên cộng tác cũng là những

người thuộc nhóm báo Việt Nam Hồn trước đó; báo ra được 2 số vào tháng 9 và 10-1926; bị của bộ trưởng Nội vụ Pháp ra lệnh

cấm ngày 11-10-1926; đến ngày 15-1-1927 lại tiếp tục xuất bản bằng Pháp ngữ với tên báo là L’Âme Annamite (Hồn An Nam).

– Propagande syndicale et action éducative (bulletin de l’Agit-Prop de l’Internationale syndicale rouge, 1930).

– Quan Sát : báo Việt ngữ của Đệ Tứ Quốc Tế Đông Dương xuất bản tại Pháp khoảng 1944-45; biên tập viên gồm: Hoàng Hoa

Khôi, v.v…

– Quần Chúng (La Masse): báo Việt ngữ là tạp chí cộng sản phát hành bí mật tại Paris trong hai năm 1936-37; trong đó: 1ère

année: n° 1 (15 septembre 1936), n° 2 (1er octobre 1936), n° 3 (15 octobre), n° 4 (1er novembre 1936), n° 5 (15 novembre),

n° 6 (1er décembre 1936), n° 7 (16 décembre 1936); 2e année: n° 8 (1er janvier 1937), n° 10 (1er février 1937), n° 11 (16

février 1937), n° 12 (1er mars 1937), n° 16 (1er mai 1937), n° 17 (16 mai 1937), n° 18 (1er juin 1937), n° 19 (20 juin 1937), n°

20 (17 juillet 1937), n° 21 (5 août 1937), n° 22 (10 septembre 1937).

– Quốc-Tế IV (Quatrième Internationale): báo Việt ngữ là cơ quan ngôn luận của Đệ Tứ Quốc Tế Đông Dương tại Pháp; xuất bản

trong hai năm 1937-38; trong đó: 1ère année: n° 1 (1er octobre 1937), n° 2 (1er novembre 1937)…

– Quốc-tế lao-động vận-tải : báo Việt ngữ là cơ quan ngôn luận của Ủy ban Quốc tế lao động vận tải (Comité international des

ouvriers des transports); xuất bản trong nội bộ từ năm 1929 tại Havre và Paris; trong đó: N° 1 (mars 1929)…
– Régime de la presse et des publications dans les colonies (1925-29).

– Revue parlementaire économique et financière (1931).

– S.O.S. (bulletin trimestriel d’informations internationales, politiques, économiques et sociales. Tribune de la section française

de la Ligue internationale des femmes pour la paix et la liberté. 1931).

– Tân Học Sinh (Les Étudiants nouveaux; organe mensuel de la section indochinoise de l’Union fédérale des étudiants): nguyệt

san song ngữ Pháp-Việt xuất bản tại Paris từ năm 1930.

– Thủy Thủ Báo (Journal du Marin): báo Việt ngữ do Uỷ ban Tương trợ Đông Dương tại Marseille (Comité d’entr’aide des

Indochinois de Marseille) xuất bản trong hai năm 1937-38 tại Marseille; trong đó: 1ère année: n° 1 (1er octobre 1937), n° 2

(1er novembre 1937); 2ère année: n° 1 (1er octobre 1938), n° 4 (1er janvier 1938), n° 6 (1er mars 1938), n° 7 (1er avril 1938), n°

9 (1er juin 1938), n° 10 (1er juillet)…

– Tiếng Lính Annam (La Voix du soldat annamite): báo Việt ngữ do Đảng Cộng sản Pháp xuất bản tại Paris trong năm 1931;

trong đó: …n° 2 (août 1931)…

– Tiếng Thợ : báo Việt ngữ của người Việt xuất bản tại Pháp khoảng 1943-45; biên tập viên gồm: Hoàng Hoa Khôi, v.v…

– Việt Nam : nguyệt san bằng Việt ngữ phát hành tại Pháp; là cơ quan ngôn luận của Đảng Việt Nam Độc Lập (Parti Vietnamien

d’Indépendance); chủ trương đòi chánh quyền Pháp phải đáp ứng nguyện vọng độc lập tự do của người Việt Nam; phát hành

mỗi tháng từ tháng 9-1927 đến 12-1929; do Nguyễn Thế Truyền thành lập và làm chủ nhiệm kiêm chủ bút (tháng 9 đến 12-
1927); sau đó báo do Nguyễn Phan Long làm chủ nhiệm, Tạ Thu Thâu làm chủ bút (tháng 1-1928 đến 12-1929); cộng tác bài

vở gồm: Đào Trinh Nhất (1927-29)…

– Việt-Nam (Revue indochinoise mensuelle): in song ngữ Pháp-Việt; được xuất bản từ năm 1936; trong đó: 1ère année: n° 1

(décembre 1936); 2e année: n° 1 (janvier 1937), n° 2 (juin 1937)…

– Việt Nam Hồn/Việt Nam Hồn Báo (L’Âme annamite – Tribune libre des étudiants a des travailleurs annamites): nguyệt san

phát hành tại Pháp, là cơ quan ngôn luận của Đảng An Nam Độc Lập (Parti Annamite d’Indépendance), với tiêu đề là ‘Tự do

diễn đàn của học sinh và lao động Việt Nam’; chủ trương đòi chánh quyền Pháp phải đáp ứng nguyện vọng độc lập tự do của

người Việt Nam; do Nguyễn Thế Truyền thành lập và làm chủ nhiệm kiêm chủ bút; thành viên Ban biên tập: Nguyễn Đắc Lộc

(Mai Lâm)…; cộng tác bài vở gồm: Bùi Ái (giáo viên), Bùi Đình Thành (công chức), Đào Trinh Nhất (từ Việt Nam), Đặng Đình

Thọ (thợ xếp chữ), Đặng Văn Thu (thủy thủ), Hoàng Quang Giụ, Lâm Văn Nghị, Ngô Văn Minh (đầu bếp), Nguyễn Thế Phủ,

Nguyễn Thế Song, Nguyễn Thế Truyền (kỹ sư), Nguyễn Văn Luân (Như Phong), Nguyễn Văn Tư, Trần Văn Chi (kỹ sư), Trịnh

Văn Hiên…; báo in khoảng 2.000 bản, chủ yếu bằng Việt ngữ, thỉnh thoảng những bài quan trọng có thêm phần dịch Pháp ngữ

và Hán ngữ; Số 1 ra ngày 1-1-1926, đến 23-1-1926 bị chánh quyền Paris ra lệnh cấm, nhưng vẫn ra thêm được 6 số, đến tháng

8-1926 lại đình bản theo nghị định ngày 23-8-1926 của bộ trưởng Nội vụ Pháp; sau đó vừa khiếu nại với Quốc Hội Pháp vừa

tiếp tục xuất bản không công khai bằng Việt ngữ các số từ 8 đến 14; đến tháng 2-1927 đổi tên báo thành Hồn Nam Việt, tiếp tục

xuất bản đến 1928 thì ngừng hẳn. Các số đã phát hành: Việt Nam Hồn: n° 1 (janvier 1926), n° 2 (février 1926), n° 3 (mars
1926), n° 4 (avril 1926), n° 5 (mai 1926), n° 6 (juin 1926), n° 10 (janvier 1927), n° 11 (février 1927), n° 12 (février 1927), n°

14 (mars 1927); Hồn Nam Việt: n° 14…; tháng 9-1926 có thêm báo Phục Quốc.

– Việt Nam Lao Động Báo (Journal des travailleurs annamites): tuần báo là cơ quan ngôn luận và tranh đấu của Uỷ ban Bảo vệ

lao động An Nam (Comité de défense des travailleurs annamites) thực hiện thời kỳ 1929-30 tại Marseille, Pháp; Số 1 ra tháng

4-1929, Số 2 (5-1929)…

– Vô-Sản (Le Prolétaire; organe du Parti communiste français): in song ngữ Pháp-Việt; được Đảng Cộng sản Pháp xuất bản thời

kỳ 1930-34 gồm 26 số phát hành bất hợp pháp; trong đó: 1ère année: n° 1 (31 août 1930), n° 2 (octobre 1930), n° 3 (7

novmebre 1930), n° 4 décembre 1930); 2e année: n° 5 (janvier 1931), n° 8 (octobre 1931), n° 9 (novembre 1931); 3e année:

n° 10 (15 février 1932), n° 11 ( 1er avril 1932), n° 12 (20 mai 1932), n° 14 (août 1932), sans numéro (octobre 1932); 4e

année: n° 1 (janvier 1933), n° 2 (avril-mai 1933), n° 6 (septembre 1933), sans numéro (octobre 1933); 5e année: sans numéro

(janvier-février 1934), sans numéro (septembre-octobre 1934).

– Vô Sản : báo song ngữ Pháp-Việt của Đệ Tứ Quốc Tế xuất bản tại Pháp khoảng 1941-45; biên tập viên gồm: Hoàng Hoa Khôi,

v.v…

V- MỘT SỐ NHÀ BÁO THỜI THUỘC PHÁP (1862-1945)

Một số ký giả, người quản lý báo, chủ báo, chủ nhà in và xuất bản tiêu biểu thời thuộc Pháp (1862-1945) gồm có
– Alfred-Ernest Babut (1878-1962): đảng viên SFIO (Societé française de l’internationale ouvriere) với lập trường thiên tả; hội

viên Hội Nhân quyền (Ligue des Droits de l’Homme et du Citoyen); năm 1905 đứng tên làm chủ nhiệm tờ Đại Việt Tân Báo

(L’Annam) tại Hà Nội; sau khi biết đến đường lối tranh đấu ôn hòa của Phan Châu Trinh liền mời về cộng tác, đồng thời cho

dùng Đại Việt Tân Báo làm cơ quan ngôn luận không chánh thức của Đông Kinh Nghĩa Thục; năm 1908 đã vận động Hội Nhân

quyền can thiệp với toàn quyền Anthony Klobukowski xóa án tử hình và thả Phan Châu Trinh khỏi nhà giam Côn Đảo vào

tháng 5-1910; năm 1929 chủ trương tạp chí song ngữ Pháp-Việt là Revue Franco-Annamite tại Hà Nội.

– Alfred Raquez (1865-1907): năm 1897 du lịch sang Đông Dương; được nhà kinh doanh Francois-Henri Schneider mời làm

giám đốc kiêm chủ nhiệm tạp chí Pháp ngữ Revue indochinoise tại Hà Nội (1897-1907).

– André Malraux (1901-1976): năm 1923 sang Đông Dương lập nghiệp; năm 1925 cùng thành lập đảng Jeune Annam (Việt

Nam Thanh Niên Đảng); đồng thời hợp tác với luật sư Paul Monin thành lập và đồng chủ nhiệm nhật báo Indochine (Đông

Dương) tại Sài Gòn từ tháng 6-1925, kêu gọi ‘một chế độ công bằng hơn, nhân đạo hơn, cho phép người dân Việt Nam được bảo

vệ bởi những luật lệ y như người Pháp, được hưởng những quyền tự do cá nhân như người Pháp’; vì thế hoạt động được gần 2

tháng thì bị chánh quyền gây khó khăn trong việc in ấn nên phải đình bản tháng 8-1925; đến tháng 11-1925 lại cùng với Monin

thành lập báo L’Indochine enchaînée (Đông Dương bị xiềng) nhưng hoạt động đến tháng 2-1926 cũng đình bản; sau đó về Pháp

viết và xuất bản các tiểu thuyết tranh đấu; sau đó là bộ trưởng Thông tin (1945-46), rồi bộ trưởng Văn hóa (1959-69) trong nội

các của tổng thống Charles de Gaulle.


– Ái Lan (~Lê Liễu Huê; 1910-1976; sinh tại tỉnh Quảng Trị): là vợ ký giả Công Minh Triệu Thường Thế; từ 1928 viết cho các

báo: Đông Pháp Thời Báo, Đuốc Nhà Nam, Phụ Nữ Tân Văn, Phóng Sự Tuần Báo, Sông Hương, Đời Mới, Dân Ta, Tạp Chí Phổ

Thông và các nhật báo: Tiếng Chuông, Buổi Sáng, Ánh Sáng, Sài Gòn Mới, Tân Sanh. Bà là em ruột ký giả Lê Trung Nghĩa (bút

hiệu Việt Nam), chị ruột hai ký giả Lê Minh Đức (bút hiệu Bút Sơn) và Lê Chuyên Pha.

– Bà Tùng Long (~Lê Thị Bạch Vân; 1915-2007; sinh tại Đà Nẵng): năm 1935 thành hôn với ký giả Hồng Tiêu Nguyễn Đức Huy;

thời kỳ 1933-45 cộng tác các báo như Phụ Nữ Tân Văn (1933-35), Sài Gòn Mới (mục Gỡ Rối Tơ Lòng, 1942-45) ở Sài Gòn, nhật

báo Tiếng Vang (mục Tâm Tình Cởi Mở, 1940-45) ở Kontum…; đã cùng chồng trực tiếp chủ trương và điều hành báo Sài Thành

(1935), chủ bút tuần báo Tân Thời (1935-36), tổng thư ký báo Phụ Nữ Diễn Đàn; đến năm 1945 do thời cuộc nên về Quảng

Ngãi dạy Pháp văn; năm 1952 cùng gia đình trở vào Sài Gòn tiếp tục dạy Pháp văn và viết báo, sách, truyện cho đến 1972; cộng

tác bài vở với nhiều tuần báo, nguyệt san ở Sài Gòn; các con trai sau này cũng là những nhà văn có tiếng như Nguyễn Đức

Quang, Nguyễn Đông Thức…

– Bạch Thái Bưởi (1874-1932; sinh tại tỉnh Hà Đông): thành lập nhật báo Khai Hóa, ra ngày 13-7-1921 tại Hà Nội, hoạt động

cho đến năm 1928.

– Băng Dương : là chồng bà Thụy An (Lưu Thị Yến); cùng với vợ thành lập và làm giám đốc chánh trị tuần báo Đàn Bà Mới ở Sài

Gòn (1934-37).

– Biến Ngũ Nhy (~Nguyễn Bính; 1886-1973; sinh tại tỉnh Trà Vinh): tốt nghiệp bác sĩ tại Đại học Y Hà Nội năm 1910; vừa hành

nghề thuốc vừa viết văn và báo; cộng tác thường xuyên với các báo Công Luận Báo, Nông Cổ Mín Đàm, Nữ Giới Chung…
– Bình Nguyên Lộc (~Tô Văn Tuấn, Diên Quỳnh, Hồ Văn Huấn, Phong Ngạn, Phóng Ngang Phóng Dọc, Trình Nguyên, Tôn Dzật

Huân; 1914-1987; sinh tại tỉnh Biên Hòa): từ năm 1935 đến 1945 là công chức Ngân khố; từ năm 1942 bắt đầu sáng tác và viết

báo, đã cộng tác với báo Thanh Niên và nhiều báo ở Sài Gòn; năm 1945 tham gia kháng chiến; năm 1946 phản đối Việt Cộng

nên về ẩn cư ở Lái Thiêu rồi đến 1949 về Sài Gòn chuyên tâm viết văn làm báo; năm 1950 lần đầu in sách (tập truyện ngắn

Nhốt gió); năm 1958 chủ trương tuần báo Vui Sống và nhà xuất bản Bến Nghé; năm 1985 sang Mỹ tỵ nạn, sống ở Sacramento,

California nhưng hai năm sau bệnh mất; đã viết hàng trăm tác phẩm truyện, sách khảo cứu, tập thơ; chỉ tính đến 31-5-1966 đã

viết 820 truyện ngắn (đã in năm tập), và 52 tiểu thuyết (đã in 11 quyển).

– Bồng Dinh : xem: Nguyễn Văn Sỏi.

– Bút Trà : xem: Nguyễn Đức Nhuận.

– Bùi Châu Quý : quản lý Tạp chí Phụ Nữ ở Hà Nội (1938-39).

– Bùi Đình Tiến : chủ nhiệm bán nguyệt san Thương Mại tại Hà Nội.

– Bùi Huy Phồn (Đồ Phồn): thành viên điều hành tuần báo Tiểu Thuyết Thứ Năm tại Hà Nội (1937-42).

– Bùi Huy Tín (1875-?; sinh tại Hà Nội): là một điền chủ, nhà kinh doanh và hoạt động chánh trị xã hội thời Pháp thuộc; thời kỳ

1913-37 đã kinh qua những chức vụ: uỷ viên Phòng thương mại Hà Nội, Hội đồng thành phố Hà Nội, Hội đồng Tư vấn Bắc Kỳ,

Đại hội đồng Kinh tế lý tài Đông Dương, Viện Dân biểu Bắc Kỳ, Viện Dân biểu Trung Kỳ; chủ tịch Hội Từ thiện Trung Kỳ; chủ

thầu xây dựng đoạn đường sắt Việt Trì – Lào Cai (1902-06), Hà Nội – Sài Gòn (1907-24); là chủ nhiều đồn điền ở Phú Thọ, Hà

Tĩnh, Thanh Hóa, Quảng Ninh, khu mỏ ở Trung Kỳ; thành lập và chủ nhiệm Thực Nghiệp Dân Báo ở Hà Nội (1920), và các báo ở
Huế như: Tràng An Báo (1932-35), La Gazette de Huế (từ 1936), Le Misogyne, Le People; thành lập và điều hành nhà xuất bản

Bùi Huy Tín tại Huế (1936-45).

– Bùi Ngọc Ái : biên tập viên tạp chí Tương Lai (L’Avenir) tại Hà Nội (1936-37).

– Bùi Ngọc Thự : chủ nhiệm Kỳ Lân Báo tại Sài Gòn từ năm 1928.

– Bùi Quang Chiêu (1873-1945; sinh tại tỉnh Bến Tre): năm 1923 thành lập Đảng Lập Hiến Đông Dương, năm 1926 thành lập

báo Pháp ngữ La Tribune Indochinoise của Đảng Lập Hiến xuất bản ở Sài Gòn, có khuynh hướng đối lập ôn hòa với chánh

quyền thực dân; ngày 29-9-1945 bị Việt Cộng thảm sát cùng với cả gia đình tại Chợ Đệm (Sài Gòn).

– Bùi Thế Mỹ (Hy Tô, Lan Đình, Thông Reo; 1904-1943; sinh tại tỉnh Quảng Nam): lúc nhỏ học ở quê nhà và Huế; năm 1923 vào

Sài Gòn viết báo, thơ văn với bút danh Thông Reo; làm chủ bút các tờ báo: Đông Pháp Thời Báo (1927), Trung Lập, Tân Thế Kỷ,

Thần Chung; thời kỳ Mặt trận Bình Dân (1936) được giới nhân sĩ cách mạng bầu làm tổng thư ký Uỷ ban Vận động Đông Dương

Đại Hội; do đó vào tháng 9-1936 cùng với Diệp Văn Kỳ và Đào Trinh Nhất bị thống đốc Pagès trục xuất khỏi Nam Kỳ về an trí tại

Bình Thuận (thuộc Trung Kỳ); cuối năm 1937 trở lại Sài Gòn chủ bút nhật báo Điện Tín (với bút danh Lan Đình), rồi chủ nhiệm

tờ Dân Báo (?-1943).

– Bùi Thị Hiến : quản lý tuần báo Đàn Bà Mới ở Sài Gòn (1934-37).

– Bùi Tuân : đồng chủ trương và điều hành báo Vì Chúa tại Huế năm 1936.

– Bùi Văn Còn : chủ nhiệm tuần báo Kịch Bóng tại Sài Gòn (từ 1935).
– Bùi Xuân Hạc (Bùi Xuân Học): chủ trương và chủ nhiệm các tờ báo tại Hà Nội như: báo Loa (1935-36), tuần báo Việt Nữ

(1937).

– Bùi Xuân Thành : thành viên Tòa soạn Đông Dương Tạp Chí (1913-19).

– Bửu Đình (~Nguyễn Phước Bửu Đình, Hà Trì, Liên Chiểu; 1903-1931; sinh tại Huế): thuộc hoàng tộc Triều đình Huế; ký giả,

văn sĩ; thời kỳ 1920-30 cộng tác thường trực với các báo Đông Pháp Thời Báo, Công Luận Báo, Phụ Nữ Tân Văn, Nam Kỳ Kinh

Tế Báo…; làm tổng lý kiêm chủ bút chi nhánh tại Huế của nhật báo Tân Thế Kỷ ở Sài Gòn (từ số 6, ra ngày 10-11-1926); thành

viên tích cực của Việt Nam Quang Phục Hội; rồi do hoạt động chống Pháp, nhất là sau khi viết công khai những bài báo đả kích

kịch liệt chánh quyền Pháp, nên bị bắt ngày 24-2-1927 và bị kết án 9 năm tù đày ra Côn Đảo; ngoài đảo tiếp tục sáng tác tiểu

thuyết (Mảnh trăng thu, Bước đầu, Cậu Tám Lọ, Đám cưới cậu Tám Lọ), được cô y tá Yvonne Ngọc gửi vào Sài Gòn đăng báo

Phụ Nữ Tân Văn; vượt ngục Côn Đảo tháng 10-1930 nhưng bị bắt lại; sau đó lại vượt ngục vào cuối năm 1931 nhưng mất tích

từ đó.

– C.I. Achard : giám đốc chánh trị tạp chí văn chương, chánh trị, châm biếm, hài hước Chantecler (con gà trống) tại Hà Nội

(1932-39).

– Cao Hải Để (1895-1964; sinh tại Cai Lậy, Mỹ Tho): tốt nghiệp trường Pétrus Ký, Sài Gòn; từ năm 1924 viết cho các báo Công

Ích Toàn Thơ, Pháp Việt Nhất Gia; từ tháng 7-1926 làm chủ nhiệm kiêm chủ bút cho tờ Nhựt Tân Báo; tháng 8-1926 thành lập

và chủ nhiệm bán tuần san Pháp ngữ L’Ere nouvelle; tháng 11-1926 tham gia hội nghị thành lập Đông Dương Lao Động Đảng

và đặt hai tờ báo này làm cơ quan ngôn luận của đảng, hoạt động đến 22-6-1929 thì bị giải thể; kiêm chủ bút bán tuần san Pháp
Việt Nhứt Gia (1927); ngày 25-6-1929 bị bắt giam; năm 1936 ra tù, tiếp tục hoạt động trong phong trào Dân chủ 1936-39;

tháng 6-1940 lại bị Pháp bắt và đày đi Bạc Liêu; tháng 8-1945 trở về Mỹ Tho, tham gia vào Mặt trận Việt Minh, kháng chiến

chống Pháp; năm 1954 ly khai Việt Cộng trở về Sài Gòn tiếp tục viết báo cho đến khi mất tại Sài Gòn vào năm 1964.

– Cao Thị Khanh : xem: (Bà) Nguyễn Đức Nhuận.

– Cao Văn Chánh (Cao Chánh, Thạch Lan; 1903-1945; sinh tại tỉnh Mỹ Tho): năm 1921 thi đậu bằng tú tài Pháp tại Collège Mỹ

Tho; từ năm 17 tuổi (1920) viết cho Công Luận Báo và Tân Đợi Thời Báo tại Sài Gòn với bút danh Cao Chánh; từ năm 19 tuổi

lần lượt làm chủ bút các tờ báo Công Luận (1922-23), Nam Kỳ Kinh Tế Báo (1-1923 đến 2-1924); năm 1924 thành lập và chủ

nhiệm báo Pháp ngữ đối lập L’Essor Indochinois, hoạt động đến tháng 8-1926 bị chánh quyền Pháp ra lệnh cấm; thời kỳ 1926-

27 cộng tác với báo L’Ere nouveau và bản Việt ngữ của nó là Nhựt Tân Báo; tháng 11-1926 đồng sáng lập Việt Nam Ái Quốc

Liên Hiệp Hội với ký giả Lê Chơn Tâm (Mộng Trần); cũng trong tháng 11-1926 thành lập và điều hành nhật báo Tân Thế Kỷ,

hoạt động đến 1927 thì bị đóng cửa theo lệnh cấm ngày 19-4-1927 của toàn quyền Đông Dương Pasquier; tháng 4-1927 thuê

tờ báo Pháp Việt Nhứt Gia của Trần Quang Nghiêm để làm chủ bút và tiếp tục mở cuộc tấn công mới chống chánh quyền Pháp

và Triều đình Huế, cho đến ngày 17-5-1927 ra được thêm một số cuối với 10.000 bản phân phát miễn phí trên các đường phố

Sài Gòn mà không trình lên ban kiểm duyệt trước khi in, rồi bị rút hẳn giấy phép theo lệnh cấm của toàn quyền Đông Dương

Varenne; tháng 1-1928 tái lập báo Pháp ngữ L’Annam đối lập nhưng bị chánh quyền đình bản sau vài số; tháng 8-1928 cùng

thành lập báo L’Action Indochinoise, được xem là ‘tờ báo chánh thức đầu tiên của đạo Cao Đài’; tháng 5-1929 cùng một số cộng

sự thành lập tạp chí Phụ Nữ Tân Văn; tháng 7-1929 sang Pháp học khoa chánh trị Đại học Paris, đồng thời viết cho các báo ở
Pháp, báo Phụ Nữ Tân Văn và nhiều báo khác ở Sài Gòn; tại đây năm 1930 thành lập và làm tổng thư ký Hội Tương Tế Học

Thuật với hơn một trăm hội viên là các du sinh quốc tế tại Pháp, rồi chuyển theo khuynh hướng Đệ Tứ Quốc Tế; từ năm 1933

về Sài Gòn tham gia Ban biên tập báo Phụ Nữ Tân Văn và hoạt động trong lực lượng Đệ Tứ Quốc Tế, tranh đấu đòi độc lập với

Pháp; năm 1938 làm trợ bút cho báo Đuốc Công Lý của Nam Đình (Nguyễn Thế Phương); từ tháng 10-1938 đến 1939 cùng một

số thân hữu thành lập và điều hành nhật báo Thời Đại ở Sài Gòn, là cơ quan ngôn luận của Đệ Tứ Quốc Tế; cuối năm 1945 bị

Việt Cộng sát hại ở Sài Gòn, hưởng dương 42 tuổi.

– Cẩm Tâm (nữ sĩ, ngụ ở Sài Gòn): ký giả, văn sĩ cộng tác thường xuyên với các báo Công Luận báo, Đuốc Nhà Nam, Phụ Nữ Tân

Văn…

– Charles B. Maybon (1872-1926): tốt nghiệp cử nhân văn chương; năm 1905 sang Hà Nội, được toàn quyền Paul Beau cử làm

hiệu trưởng trường Pháp tại Vân Nam, sau đó về Hà Nội dạy tại môn lịch sử Phương Đông tại Đại học Đông Dương; được nhà

kinh doanh Francois-Henri Schneider cử làm giám đốc kiêm chủ nhiệm tạp chí Pháp ngữ Revue indochinoise tại Hà Nội (1907-

25).

– Clément Edmond Koch : thành lập và chủ nhiệm tuần báo Pháp-Việt tại Hà Nội từ 1941.

– Cung Đình Bính : quản lý Tạp chí Đuốc Tuệ (1935).

– Cung Giũ Nguyên (1909-2008; sinh tại Huế): tốt nghiệp Trường Quốc Học Huế; sau đó vào Nha Trang dạy học và làm báo; đã

cộng tác với nhiều tạp chí và nhật báo Pháp ngữ như: France-Asie, La Tribune, La Presse d’Extrême-Orient, La Gazette de Huê,

cũng như báo Việt ngữ như: Đông Pháp Thời Báo, Nam Phong, Tiếng Dân, Bạn Đường…; đầu năm 1934 thành lập và chủ nhiệm
nguyệt san Tương Lai Tạp Chí tại Nha Trang, ra được 4 số thì đình bản vì khó khăn tài chánh; sau đó cùng thành lập và đồng

chủ bút tập san Les Cahiers de la Jeunesse tại Nha Trang (1939-40); năm 1940 vào Sài Gòn làm chủ bút nhật báo Pháp ngữ Le

Soie d’Asie (Chiều Á Châu).

– Diệp Văn Cương (Thọ Sơn, Yên Sa; 1862-1929; sinh tại Cao Lãnh): được chánh quyền Pháp cấp học bổng du học và đậu tú tài

tại trường Lycée d’Alger ở Algeria, cùng khóa với Nguyễn Trọng Quản; về nước dạy học trường Chasseloup-Laubat; sau đó

được toàn quyền Paul Bert cử ra Huế dạy học cho hoàng tử Chánh Mông (vua Đồng Khánh); tại đây kết hôn với Công nữ Thiện

Niệm (là con của Thoại Thái Vương Nguyễn Phước Hồng Y, em ruột vua Dục Đức và là cô ruột của vua Thành Thái); năm 1898

thành lập và điều hành tờ báo Việt ngữ là Phan Yên Báo ở Sài Gòn, có khuynh hướng chống đối chánh quyền thực dân Pháp nên

chỉ ra được 7, 8 số trong vài tháng thì bị đình bản.

– Diệp Văn Kỳ (1895-1945; sinh tại Huế): là con học giả Diệp Văn Cương và Công nữ Thiện Niệm; sau khi học xong trung học ở

Huế sang Pháp du học; tại Pháp tham gia Đảng Lập Hiến Đông Dương của Bùi Quang Chiêu, Dương Văn Giáo và An Nam Độc

Lập Đảng của Nguyễn Thế Truyền, viết bài trên báo Việt Nam Hồn; sau khi đậu cử nhận luật thì về Cao Lãnh hành nghề luật sư;

tham gia thành lập Hội Khuyến học và tổ chức nhiều buổi diễn thuyết văn hóa; sau đó lên Sài Gòn viết cho Nam Trung Nhật Báo

và Đông Pháp Thời Báo; năm 1927 mua tờ Đông Pháp Thời Báo của Nguyễn Kim Đính, làm chủ nhiệm cho đến 1928 thì bị đình

bản; đầu năm 1929 thành lập và chủ nhiệm báo Thần Chung cho đến 1932; năm 1936 cộng tác với Nhóm La Lutte tổ chức

phong trào Đông Dương Đại Hội, rồi bị bắt và trục xuất về an trí tại Bình Thuận cùng với Bùi Thế Mỹ và Đào Trinh Nhất; cuối

năm 1937 được trở vào Sài Gòn viết báo tiếp; năm 1941 ông từ chối hợp tác với Nhật và về cư ngụ tại nhà người anh cột chèo
là kỹ sư Phan Mính (con ông Phan Thúc Duyện) ở Trảng Bàng, Tây Ninh, đồng thời tích cực hoạt động trong giáo phái Cao Đài;

cuối năm 1945 bị toán mật vụ Việt Cộng do Nguyễn Chín cầm đầu lùng bắt, phải giả làm linh mục trốn trong nhà thờ Trảng

Bàng nhưng bị phát hiện đem về sát hại tại Củ Chi chung với Phan Mính.

– Doãn Kế Thiện (Bất Ác, Long Thành, Sơn Vân, Sở Bảo; 1891-1965; sinh tại tỉnh Hà Đông): từ năm 1914 gia nhập làng báo và

viết trên các báo: Khai Hóa, Mới, Nam Phong Tạp Chí, Thực Nghiệp, Trung Bắc Chủ Nhật, Trung Bắc Tân Văn…; chủ trương Tap

chí Thanh Nghị tại Hà Nội năm 1941-45.

– Dương Bá Trạc (Tuyết Huy; 1884-1944; sinh tại tỉnh Hưng Yên): đồng chủ bút (1918-32) Nam Phong Tạp Chí tại Hà Nội; năm

1932-33 cùng với em là Dương Tụ Quán sáng lập và điều hành nguyệt san Văn Học tạp chí ở Hà Nội chuyên về cổ văn.

– Dương Bạch Mai (1905-1964; sinh tại tỉnh Bà Rịa): năm 1932 cộng tác với các báo đối lập La Cloche felée, La Lutte, Mai, Dân

Quyền ở Sài Gòn; bản thân theo khuynh hướng cộng sản Đệ tam.

– Dương Đình Quang : chủ bút tuần báo Trung Kỳ tại Vinh, Nghệ An (1935-37).

– Dương Lâm (1847-1916; sinh tại tỉnh Hà Đông): làm chủ bút báo Đồng Văn ở Hà Nội (1891).

– Dương Minh Đạt (sinh tại tỉnh Chợ Lớn): ký giả, văn sĩ cộng tác thường xuyên với Công Luận Báo.

– Dương Phượng Dực (Đông Lĩnh; 1897-1958; sinh tại tỉnh Hà Đông): chủ bút báo Trung Bắc Tân Văn; quản lý Học Báo; thành

viên Ban Văn học, Hội Khai Trí Tiến Đức, Hà Nội; đại biểu Nhân Dân Bắc Kỳ; chủ trương và quản lý tuần báo Trung Bắc Tân Văn

Chủ Nhật tại Hà Nội (1940-43).

– Dương Quang Nhiều (Phụng Các; ngụ ở Sài Gòn): ký giả, văn sĩ cộng tác thường xuyên với các báo Trung Lập, Nhựt Tân…
– Dương Quảng Hàm (Hải Lượng; 1898-1946; sinh tại tỉnh Hưng Yên): cộng tác tạp chí Nam Phong thời kỳ 1920-32; bị Việt

Cộng sát hại đêm 19-12-1946 tại Hà Nội, do là đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng.

– Dương Trọng Thực : chủ nhiệm tuần báo Hoạt Động tại Hải Phòng.

– Dương Trung Thực : chủ nhiệm tuần báo Nghề Mới tại Hải Phòng (từ 1936).

– Dương Tụ Quán (Khái Sinh, Mễ Nhân, Thật Lang, Trúc Nhân; 1901-1969; sinh tại tỉnh Hưng Yên): là em của hai học giả Dương

Bá Trạc, Dương Quảng Hàm; lúc nhỏ học chữ Nho và trường Pháp-Việt, đậu bằng Thành chung năm 1921 rồi dạy học ở Hà Nội;

năm 1929 lập nhà in Đông Tây và xuất bản sách, chủ trương và chủ nhiệm các tờ báo như Văn Học Tạp Chí (1932-33), Đông

Tây Báo (1934-35), Ngày Mới (1939); tham gia thành lập và quản lý Tri Tân Tạp Chí (1941-45); thời kỳ 1945-54 về ẩn cư tại

quê nhà Văn Giang, Hưng Yên; năm 1954 trở lại Hà Nội dạy học tư (1955-56); sau đó bị Việt Cộng bắt lao động cải tạo 2 năm

(1958-59), rồi từ trần tại Hà Nội vì già yếu (1969).

– Dương Văn Giáo (1892-1945; sinh tại tỉnh Vĩnh Long): tốt nghiệp tiến sĩ luật và chánh trị học tại Pháp; tham gia các hoạt động

đòi độc lập cùng Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền tại Pháp; năm 1925 về Sài Gòn mở văn phòng luật sư, cộng tác với các

báo La Lutte, La Clochefêlée, Đông Pháp, Thần Chung, Mai, Dân Chúng… và cũng là luật sư đặc trách của các báo trên; năm 1928

cùng với Trần Văn Ân, Lương Trung Nghĩa thành lập nhật báo Đuốc Nhà Nam ở Sài Gòn, quyết liệt chống đối chủ nghĩa thực

dân Pháp, chủ trương bệnh vực giới nông dân và lao động thành thị; thành viên Ban lãnh đạo Việt Nam Phục Quốc Đồng Minh

Hội; tháng 8-1945 tham gia giành chánh quyền tại Sài Gòn; ngày 24-9-1945 bị bí thư Xứ ủy Nam Bộ Việt Cộng là Trần Văn Giàu
ra lệnh cho Huỳnh Văn Nghệ và Hồng Tảo bắt cóc tại gần chợ Bà Chiểu, Sài Gòn, đến cuối tháng 9 bị sát hại tại Chợ Bến Phân, Gò

Vấp cùng với Lê Quang Kim.

– Dương Văn Hạp : quản lý Nữ Lưu Tuần Báo ở Sài Gòn (1936-37).

– Dương Văn Lợi : ký giả viết báo Pháp ngữ L’écho Annamite.

– Đào Duy Anh (Vệ Thạch; 1904-1988; sinh tại tỉnh Hà Đông): năm 1927 cộng sự đắc lực với báo Tiếng Dân đối lập ở Huế, gia

nhập và là tổng thư ký đảng Tân Việt, rồi chủ trương lập báo Quan Hải Tùng Thư, cơ quan văn hóa của Đảng Tân Việt; sau khi bị

bắt giam và ra tù, đã thành lập và điều hành Kim Lai Tạp Chí tại Huế từ năm 1932.

– Đào Nguyên Phổ (~Đào Văn Mại; 1861-1907; sinh tại tỉnh Thái Bình): từ năm 1892 làm chủ bút Đại Nam Đồng Văn Nhật báo,

tờ báo chữ Hán đầu tiên xuất bản ở Hà Nội và cũng là nhật báo đầu tiên ở Việt Nam; năm 1905 kiêm chủ bút Đại Việt Tân Báo

(L’Annam); năm 1907 khi Đại Nam Đồng Văn nhật báo đổi thành tuần báo Đăng Cổ Tùng Báo, ông tiếp tục làm chủ bút ban Hán

văn cho đến khi mất.

– Đào Thái Hanh (1871-1916; sinh tại tỉnh Sa Đéc): thông thạo Hán ngữ và Pháp ngữ; thời kỳ 1891-94 là thư ký Sở Thương

chánh Sài Gòn, rồi thông sự địa hạt Bạc Liêu; cuối năm 1894 được điều ra làm ký lục tại Tòa Khâm sứ Trung Kỳ, tùng sự tại

Bình Định; thành viên sáng lập và cộng tác viên Đô Thành Hiếu Cổ Tập San (Bulletin des Amis du Vieux Huế, 1914-16); từ 1915

là tuần phủ tỉnh Quảng Trị rồi mất năm 1916, được truy phong là Lễ Bộ thượng thư.

– Đào Trinh Nhất (Anh Đào, Hậu Đình, Hồng Phong, Nam Chúc, Quán Chi, Tinh Vệ, Viên Nạp, Vô Nhị, XYZ; 1900-1951; sinh tại

tỉnh Thái Bình): là con của học giả Đào Nguyên Phổ; trong 35 năm làm báo đã từng làm chủ bút hoặc viết báo cho các tờ: Hữu
Thanh Tạp Chí, Thực Nghiệp Dân Báo, Trung Hòa Nhật Báo, Đông Pháp, Phụ Nữ Tân Văn, Thần Chung, Công Luận, Đuốc Nhà

Nam, Mai, Trung Bắc Tân Văn, Trung Bắc Chủ Nhật, Sài Gòn Mới, Anh Sáng, Tri Tân, Tiểu Thuyết Thứ Bảy, Nước Nam, Việt

Thanh, Cải Tạo… ở Sài Gòn thời Pháp thuộc; thời kỳ du học ở Pháp viết báo Việt Nam Hồn của An Nam Độc Lập (1926-28); năm

1934, tổ chức làm báo xuân Đuốc Nhà Nam là tờ báo xuân đầu tiên ở Việt Nam; năm 1936 mua và điều hành báo Mai; tháng 9-

1936 cùng với Diệp Văn Kỳ và Bùi Thế Mỹ bị thống đốc Pagès trục xuất khỏi Nam Kỳ về an trí tại Bình Thuận (thuộc Trung Kỳ)

khi các ông đang tham gia vận động cho phong trào Đông Dương Đại Hội; cuối năm 1937 trở lại tham gia các hoạt động báo chí

tại Sài Gòn cho đến khi mất.

– Đào Văn Châu (?-1945): cộng tác với báo Công Luận (1922) ở Sài Gòn; sau đó bị Pháp bắt đày Côn Đảo, đến cuối năm 1945 bị

Việt Cộng sát hại.

– Đạm Phương nữ sử (~Công Nữ Đồng Canh, Mme Nguyễn Khoa Tùng, Quý Lương; 1881-1947; sinh ở Huế): nữ ký giả, nữ sĩ,

cộng tác thường xuyên và đã viết trên 155 bài báo khảo cứu, xã thuyết, tiểu thuyết và thơ đăng trên các báo Nam Phong tạp chí,

Trung Bắc Tân Văn, Hữu Thanh, Tiến Dân, Lục Tỉnh Tân Văn, Phụ Nữ Tân Văn, Thực Nghiệm, Nữ Lưu Thư Quán Gò Gông (có

trong ban biên tập)…

– Đặng Phúc Thông (1906-1951; sinh tại huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh): tốt nghiệp kỹ sư Địa chất và Cầu đường tại Pháp; sau

đó về nước làm việc tại Thái Nguyên; năm 1941 cùng thành lập và điều hành Tạp chí Khoa Học tại Hà Nội.
– Đặng Thai Mai (Thanh Bình, Thanh Tuyền; 1902-1984; sinh tại tỉnh Nghệ An; là con học giả Đặng Nguyên Cẩn): năm 1925 tốt

nghiệp Cao đẳng Sư phạm Đông Dương – Hà Nội; từ 1928 dạy học tại Trường Quốc học Huế, rồi ở Hà Nội; biên tập viên tạp chí

Tương Lai (L’Avenir) tại Hà Nội (1936-37); năm 1941 cùng thành lập và điều hành Tạp chí Khoa Học tại Hà Nội.

– Đặng Thúc Liêng (Đặng Huẩn, Lục Hà Tẩu, Mộng Liên, Trúc Am; 1867-1945; sinh tại tỉnh Gia Định); là con quan án sát tỉnh

Gia Định Đặng Văn Duy; lúc nhỏ tên là Đặng Huẩn, đến 30 tuổi đổi là Đặng Thúc Liêng; đã trực tiếp thực hiện sáng kiến của vua

Đồng Khánh, sang Hong Kong mở một văn phòng mậu dịch với Trung Hoa, lấy tên là Thông Thương Nha, hoạt động hai năm

1887-88; là một trong những học giả thời tiên phong phổ biến quốc ngữ, cùng thời với Trương Vĩnh Ký, Trương Minh Ký, Diệp

Văn Cương; cộng tác với tờ báo quốc ngữ đầu tiên ở Sài Gòn là Gia Định Báo; thời kỳ 1906-08 cùng với Trần Chánh Chiếu lập

Minh Tân Công Nghệ để kinh doanh cạnh tranh với Hoa kiều và Ấn kiều tại Sài Gòn; viết báo Nam Kỳ trong phong trào Duy Tân

rồi bị bắt; từ năm 1911 viết các báo ở Sài Gòn như Nông Cổ Mín Đàm, Lục Tỉnh Tân Văn, Nam Trung Nhật Báo, Công Luận, Đông

Pháp Thời Báo, Thần Chung, Trung Lập, Đại Việt Tạp Chí…; cũng là một trong những người tham gia phát triển sân khấu cải

lương thời kỳ đầu; năm 1931 thành lập và chủ nhiệm tuần báo Việt Dân Báo, hoạt động được một thời gian thì đình bản; thời

kỳ 1934-36 tục bản tuần báo Việt Dân Báo nhưng để cho luật sư Phan Văn Thiệt đứng tên; năm 1944 cùng với Lê Phát Vĩnh

sáng lập tuần báo Đông Phong; ngày 16-8-1945 ông bị Việt Cộng Sài Gòn sát hại hại tại làng Tân Quy Đông, Sa Đéc, do từ 2-12-

1936 ông cho Cộng Sản Đệ Tam thuê báo Việt Dân nhưng chỉ ra hai số thì bị mật thám đe dọa nên phải đòi báo lại.

– Đặng Trọng Duyệt : chủ nhiệm tuần báo Nhân Loại tại Hà Nội (từ 1934).

– Đặng Văn Ký (Minh Tải; 1899-1975): viết nhiều sách báo từ 1920 đến thập niên 1970.
– Đặng Văn Lợi : thiền sư, tăng trưởng chùa Trấn Quốc ở Hà Nội; tham gia thành lập và làm quản lý Tạp chí Tiếng Chuông Sớm

(1935-36).

– Điền Ngọc Phụng : năm 1937 thành lập và điều hành báo Dân Đen (Le Peuple noir) tại Sài Gòn.

– Đinh Thái Sơn (tự Phát Toán hay Nguyễn Văn Toán; sinh tại tỉnh Nghệ An): tín đồ Công giáo; lúc trẻ làm phụ in sách quốc ngữ

tại nhà in giáo xứ Tân Định, Sài Gòn; năm 1909 thành lập nhà in và xuất bản Phát Toán tại số 55-57 rue Ormay, còn gọi là nhà

in Nguyễn Văn Toán hay nhà xuất bản Đinh Thái Sơn.

– Đoàn Như Khuê (Hải Nam, Nam Thăng Dã; 1883-1957; sinh tại tỉnh Hưng Yên): chủ nhiệm tuần báo Tiểu Thuyết Thứ Ba

(1937-38) và Tiểu Thuyết Nhật Báo (1938-39) ở Hà Nội.

– Đoàn Phú Tứ (Tuấn Đô; 1910-1989; sinh tại Hà Nội): đậu bằng Tú tài Pháp; viết thơ văn từ năm 1925 lúc còn học ở lớp nhất,

với những bài từ khúc đăng trên báo Đông Pháp; sau đó cộng tác với các báo Phong Hóa, Ngày Nay; năm 1937 thành lập và

điều hành tạp chí Tinh Hoa chuyên về văn học ở Hà Nội; là thành viên nòng cốt của nhóm Xuân Thu Nhã Tập.

– Đoàn Quang Tấn (bác sĩ): năm 1932-33 tham gia chủ trương và điều hành tạp chí Đồng Nai.

– Đoàn Trung Còn (1908-1988; sinh tại Vũng Tàu): thi đậu bằng Thành chung (Diplomat), rồi đi làm tư chức tại Sài Gòn; năm

1931 thành lập Nhà xuất bản Đoàn Trung Còn, đặt tại tư gia số143 rue Dixmude (~Đề Thám), Sài Gòn; cũng từ năm 1931 biên

soạn và xuất bản nhiều tập sách, truyện về Phật giáo; từ năm 1932 thành lập các cơ sở tu thư và xuất bản kinh sách Phật giáo

như Phật Học Tòng Thơ (chuyên xuất bản những kinh sách Phật Giáo do riêng ông soạn, dịch), Phật Học Thơ Xã (chuyên xuất

bản những kinh sách Phật Giáo do các chư tăng hay cư sĩ khác soạn, dịch), hoặc xuất bản sách Khổng giáo hay Hán văn như Trí
Đức Tòng Thơ; năm 1955 cùng với chư Tăng và thân hữu thành lập Hội Phật giáo Tịnh Độ Tông Việt Nam, đặt trụ sở tại chùa

Giác Hải, Phú Lâm Chợ Lớn, và được cử là trị sự trưởng Ban Chấp sự trung ương; đầu thập niên 70 xuất gia, thọ giới trở thành

tu sĩ Thích Hồng Tại.

– Đông Hồ : xem: Lâm Tấn Phác.

– Đồng Sỹ Bình (sinh tại tỉnh Nghệ An): làm nhân viên tại Tòa Khâm sứ Pháp ở Huế; gia nhập và hoạt động trong Đảng Tân Việt

và Việt Nam Quang Phục Hội; từ đầu năm 1926 bỏ nghề công chức để làm đặc phái viên tại Huế và Trung Kỳ cho một số tờ báo

đối lập chánh quyền tại Sài Gòn và Hà Nội như: Tân Thế Kỷ…; tháng 3-1927 bị chánh quyền Pháp bắt giam sau khi viết những

bài báo đả kích kịch liệt chánh quyền…

– Đỗ Như Ngọc : xem: Đỗ Xuân Mai.

– Đỗ Văn : cùng với Hoàng Tích Chu chủ trương Hà Thành Ngọ Báo (1927) và Đông Tây Nhật Báo ở Hà Nội, đích thân phụ trách

việc ấn loát, trình bày, áp dụng kỹ thuật mới nhất của báo chí Tây phương; từ năm 1933 thành lập và điều hành tuần báo Nhật

Tân tại Hà Nội.

– Đỗ Văn Hỷ : thiền sư, được triều đình Huế ban hiệu là Tăng Cương hòa thượng; trụ trì chùa Linh Quang (tức Hòa Giai, hay Bà

Đá) ở Hà Nội, là hội chủ Sơn môn Linh Quang; tháng 11-1934 thành lập và chủ nhiệm Tạp chí Tiếng Chuông Sớm (1935-36).

– Đỗ Văn Tình : chủ nhiệm Ly Tao Tuần Báo tại Hà Nội từ năm 1937.

– Đỗ Xuân Mai (sinh tại tỉnh Phúc Yên): thường được văn hữu gọi là ‘ông Mai Lĩnh’; năm 1932 cùng với em là Đỗ Như Ngọc

thành lập và điều hành Nhà xuất bản Mai Lĩnh ở Hải Phòng, Nhà in và xuất bản Mai Lĩnh ở Hà Nội, cùng các chi nhánh ở Sài Gòn,
Phúc Yên, Phú Thọ, Uông Bí, hoạt động đến 1944 thì bị chánh quyền Pháp rút giấy phép; từ 21-1-1935 chủ trương Hải Phòng

Tuần Báo bộ mới; thời kỳ 1938-39 cũng quản lý Tiểu Thuyết Nhật Báo ở Hà Nội; năm 1944 chuyển hẳn vào điều hành Nhà xuất

bản Mai Lĩnh ở Sài Gòn. Tên Nhà Mai Lĩnh được đặt theo di nguyện của cha ông là Đỗ Văn Phong (1860-1930), là một nhà nho

hoạt động trong phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục tại Phúc Yên năm 1907, bị Pháp đày biệt xứ tại Guyane, Nam Mỹ; năm 1924

vượt ngục về nước, hoạt động tại Bạc Liêu cho đến khi mất năm 1930, có di nguyện lại cho các con cháu phát triển tiệm tạp hóa

Mai Lĩnh của gia đình ở Phúc Yên thành cơ sở truyền bá văn hóa phục vụ dân tộc.

– Edmond Gras : học giả Pháp, đồng sáng lập nguyệt san Đô Thành Hiếu Cổ Huế, 1914.

– Ernest Babut : chủ nhiệm Đại Việt Tân Báo từ năm 1905 tại Hà Nội, là báo song ngữ Hán-Việt, và cũng là tờ báo quốc ngữ ra

đời đầu tiên ở Bắc Kỳ.

– Ernest Hippolyte Schneider (1843-?): chủ nhân hệ thống nhà in IDEO ở Hà Nội và Sài Gòn (1914-57).

– Ernest Outrey (Antoine Georges Amédée Ernest Outrey; 1863-1941): thời kỳ 1884-1910 là viên chức hành chánh thuộc địa;

giữ chức khâm sứ tại Lào (1910-11), Cambodia (1911-14), rồi phó thống đốc Nam Kỳ (1914-36); năm 1917 mua lại tờ báo

L’Impartial ở Phnom Penh rồi chuyển về Sài Gòn, trực tiếp làm giám đốc chánh trị, và giao cho một viên chức thuế quan trẻ là

Henry Chavigny de Lachevrotière làm chủ biên, đã đạt số lượng phát hành cao nhất Sài Gòn và Đông Dương suốt thời kỳ 1917-

26; năm 1918 cũng thành lập và làm giám đốc chánh trị các tờ báo như Correspondance universelle, Bulletin des

Renseignements coloniaux; năm 1919 thành lập tạp chí Le Midi colonial et maritime và thường xuyên viết nhiều bài xã luận

thể hiện quan điểm cai trị trong đó, nhất là chủ trương chống lại quan điểm ôn hòa của toàn quyền Albert Sarraut muốn cải
cách lập hiến thuộc địa; ngoài ra đã viết nhiều bài báo về chánh trị, kinh tế trên các báo chí: Paris-Midi (1914), Courrier

saïgonnais (1915), Écho de Paris (1915-19), La Revue du Pacifique (1922, 1934), La Revue politique et parlementaire (1924),

La Revue indochinoise (1925), Le Petit Journal (1935)…

– Ernest Potteaux : thông ngôn tại Soái phủ Nam Kỳ (1862-65); chủ nhiệm Gia Định Báo (từ 1865).

– Eugène Dejean de la Bâtie (1898-1946) sinh tại Hà Nội; có cha là một viên chức ngoại giao người Pháp, mẹ là người Việt. Tốt

nghiệp Cao đẳng Công chánh Hà Nội và hoàn thành quân dịch, rồi ông trở thành nhà báo từ năm 1920 ở Sài Gòn, chuyên viết về

xã hội, kinh tế, chánh trị. Năm 1923 ông làm chủ bút tờ La Voix annamite (Tiếng nói An-nam), gia nhập Nghiệp đoàn Báo chí

Nam Kỳ do Henry Chavigny de Lachevrotière lãnh đạo. Từ tháng 12-1923 đến 6-1924, ông cũng đứng tên làm giám đốc và viết

bài cho báo La Cloche Fêlée (Cái chuông rè) của Nguyễn An Ninh.Từ năm 1924 đến tháng 6-1925, ông viết báo L’Echo

annamite (Tiếng vọng An Nam) do Nguyễn Phan Long làm chủ nhiệm; tháng 4-1925 viết trên đó bài báo tựa đề ‘Tại sao chúng

ta không mong ước cho dân tộc An Nam được tự do ngay lập tức, khỏi sự bảo hộ của người Pháp’, đồng thời cho rằng ‘dân tộc An

Nam cần nước Pháp để tiến hành hiện đại hóa đất nước’. Tháng 6-1925, ông đứng tên quản lý nhật báo L’Indochine (Đông

Dương) đối lập chánh quyền của luật sư Paul Monin và ký giả André Malraux. Trong một bài báo trên đó, ông viết: ‘Tôi chẳng

thuộc về giống thịt lẫn giống cá, nên có ưu thế là thuộc về cả hai! Nhưng thiên hướng tự nhiên của tôi khiến mình nghiêng nhiều

hơn về phía những người yếu thế…’.Ông xông xáo tham gia vào cuộc tranh đấu do Monin và Malraux đứng đầu nhằm ‘đòi quyền

dân chủ cho người dân bản địa: quyền tự do đi lại, tự do hội họp, tự do ngôn luận với sự cho phép một ngành báo chí tự do bằng

Việt ngữ’. Tháng 5-1926, ông cùng với luật sư Phan Văn Trường thành lập và điều hành báo L’Annam, với ‘giọng văn còn tấn
công hơn so với La Cloche fêlée nhắm vào chánh quyền Pháp’. Tháng 11-1928, ông mua lại của Nguyễn Phan Long tờ báo Pháp

ngữ L’Écho annamite (Tiếng vọng An Nam), và làm giám đốc kiêm chủ nhiệm từ 1-11-1928 đến 4-1931 thì bị đình bản, sau khi

đăng nhiều bài quyết liệt chống chánh quyền. Do tờ báo có khuynh hướng chống Cộng Sản Đệ Tam Stalinist nên cuối năm 1931,

ông lại bị mật vụ cộng sản đệ tam mưu sát bằng một vụ đụng xe, làm ông bị thương nặng nhưng thoát chết. Sau vụ này, ông đã

viết khôi hài: ‘Vậy ra là tôi đã bị một lưỡi rìu chém. Mà sao không phải là một cái búa hoặc một cái liềm?’. Năm 1932, ông gia

nhập ‘nhóm những người theo chủ nghĩa xã hội Đông Dương’ và viết trên nhật báo Le Populaire của họ. Tháng 3-1939, ông tục

bản báo L’Echo annamite với cam kết ‘phải đáp ứng những đòi hỏi của ban kiểm duyệt báo chí’ dưới chế độ thân Pétain, hoạt

động đến tháng 1-1943 thì bán lại cho Nguyễn Đình Nhơn, rồi tiếp tục viết báo tự do. Sau đó ông lại bị mật vụ Việt Cộng ám sát

bằng thuốc độc, từ trần trong bệnh viện ngày 31-12-1946, hưởng dương 48 tuổi.

– Francois-Henri Schneider (1851-?): năm 1882 sang Sài Gòn phụ trách việc in ấn cho Dinh Thống đốc Nam Kỳ; năm sau được

cử làm quản đốc nhà in Bảo hộ (Imprimerie du Protectorat) mới thành lập ở Hà Nội; năm 1885 mở hẳn một nhà in riêng mới

từ Pháp đưa sang Hà Nội và bắt đầu công việc kinh doanh; năm 1886 mua luôn nhà in Bảo hộ; rồi phát triển thành chủ nhân hệ

thống nhà in-xuất bản Imprimerie de F.-H. Schneider và IDEO hoạt động tại Hà Nội, Hải Phòng và Sài Gòn (1885-57); sáng lập

và làm chủ, giám đốc, chủ nhiệm nhiều tờ báo tại Hà Nội và Sài Gòn như: Đại Nam Đồng Văn Nhật Báo (1891-1907), Nam Việt

Quan Báo (1908-13), Lục Tỉnh Tân Văn (mua lại 1909), Nam Việt Công Báo (1911-13), Đông Dương Tạp Chí (1913-18), Pháp

Việt Thông Báo (1914-18), Công Thị Báo (1914-15), Journal officiel de l’Indochine, Revue indochinoise, L’Avenir du Tonkin,
Trung Bắc Tân Văn…; được bầu làm ủy viên Hội đồng thành phố Hà Nội, Phòng Thương mại và nhiều ủy ban quan hệ với nước

ngoài; cố vấn chánh trị Phủ Toàn quyền Đông Dương…; năm 1920 nghĩ hưu và trở về Pháp.

– G. Sipière : giám đốc chánh trị tuần báo Pháp ngữ L’Indochine nouvelle tại Sài Gòn (từ tháng 11-1924).

– Gabriel Võ Lộ (Dật Sĩ Tử, Dinh Châu): là chủ bút các báo Nhựt Tân, Nam Nữ Giới Chung… ở Sài Gòn.

– Giác Ngã : ký giả viết báo Lục Tỉnh Tân Văn ở Sài Gòn.

– H. Cucherrousset : giám đốc kiêm chủ bút tuần báo kinh tế L’Eveil économique de l’Indochine tại Sài Gòn (1917-22) và Hà Nội

(1922-35).

– Hàn Mặc Tử (~Nguyễn Trọng Trí, Lệ Thanh, Minh Duệ Thị, Phong Trần; 1912-1940; sinh tại Đồng Hới): đăng thơ trên báo từ

từ năm 16 tuổi với bút hiệu Phong Trần và Lệ Thanh; rồi điều hành tờ phụ trương văn chương trên báo Saigon Mới với bút

hiệu Hàn Mặc Tử, và phụ trách trang văn chương trên các báo Sài Gòn, Công Luận, Tân Thời, Trong Khuê Phòng…; sau đó mắc

bịnh phong, vào điều trị tại bệnh viện Qui Hòa rồi mất ngày 11-10-1940.

– Hải Triều (~Nguyễn Khoa Văn; 1908-1954; sinh tại Huế; là con bà Đạm Phương nữ sử): thành lập và điều hành báo Nhành

Lúa tại Huế năm 1937.

– Henri Blaquière : chủ tờ báo Pháp ngữ Le Courrier Saigonnais (1904-40); năm 1918 thành lập tuần báo Nữ Giới Chung tại Sài

Gòn, cũng là tờ báo phụ nữ đầu tiên ở Đông Dương. 333

– Henry Chavigny de Lachevrotière (1883-1951): sinh tại Sài Gòn, có cha là một phi công người Pháp và mẹ người Việt; lúc nhỏ

về Pháp học, rồi trở sang Việt Nam làm việc trong ngành quan thuế ở Sa Đéc; từ năm 1917 lên Sài Gòn làm chủ biên tờ báo
L’Impartial cho đến 1926 thì chuyển sang kinh doanh; năm 1928 thành lập và điều hành báo La Dépêche, đạt được số lượng

phát hành cao nhất tại Sài Gòn (và cả Đông Dương) thời ấy; năm 1923 cùng thành lập và lãnh đạo Nghiệp đoàn Báo chí Nam Kỳ

ở Sài Gòn; từng giữ chức chủ tịch Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ (Conseil colonial de Cochinchine); làm chủ và giám đốc các khách

sạn Majestic, Grand ở Sài Gòn, có phần hùn trong khách sạn Continental; làm chủ đồn điền cao su Lachevrotière rộng 1.100 ha

ở Kampot (Cambodia), đồn điền Long Thuận rộng 240 ha ở Thành Tuy Hòa, cách Sài Gòn 64 cây số; năm 1945, ông sống ẩn dật

tại Sài Gòn dưới thời Nhật chiếm đóng; năm 1946 thành lập báo L’union française, với đối tượng đọc là giới thượng lưu Pháp

tại Đông Dương; ngày 12-1-1951, ông thiệt mạng vì một quả lựu đạn ám sát của mật vụ Việt Cộng tại Sài Gòn.

– Hoàng Đạo : xem: Nguyễn Tường Long.

– Hoàng Hoa Khôi (Bùi Thiện Chí, Hà Cương Nghị, Hoàng Giang; sinh năm 1917 tại tỉnh Nam Định): năm 1939 sang Pháp làm

phiên dịch; sau đó tham gia phong trào Đệ Tứ Quốc Tế, biên tập các báo Công Binh tạp chí, Vô Sản, Tranh Đấu, Tiếng Thợ, Quan

Sát, Chroniques Vietnamiennes…

– Hoàng Minh Giám (Chu Thiên; 1904-1995; sinh tại tỉnh Hà Đông): là con của học giả Hoàng Tăng Bí; năm 1926 tốt nghiệp

khóa 3 Trường Cao đẳng Đông Dương; sau đó dạy học ở Phnom Penh, Sài Gòn; năm 1941 cùng thành lập và điều hành Tạp chí

Khoa Học tại Hà Nội; biên tập viên tạp chí Tri Tân (1941-45) ở Hà Nội.

– Hoàng Minh Tuynh (1917-1977; sinh tại tỉnh Hưng Yên): chủ nhiệm tuần báo Đông Phương tại Hà Nội.

– Hoàng Minh Tự (ngụ ở Sài Gòn): ký giả, văn sĩ cộng tác thường xuyên với báo Lục Tỉnh Tân Văn.

– Hoàng Tăng Bí (Nguyên Phu, Tiểu Mai; 1883-1939; sinh tại tỉnh Hà Đông): viết báo Trung Bắc Tân Văn ở Hà Nội.
– Hoàng Thiếu Sơn : chủ bút bán tuần san Tràng An Báo ở Huế (1942).

– Hoàng Thị Tuyết Hoa : xem: Phan Thị Bạch Vân.

– Hoàng Thúc Trâm (Hoa Bằng, Sơn Tùng; 1902-1977; sinh tại tỉnh Hà Đông): viết các báo Tuần Báo Tân Văn, Thế Giới Tân Văn

(Sài Gòn), tạp chí Thanh Nghị và thành viên ban biên tập tạp chí Tri Tân (Hà Nội).

– Hoàng Tích Chu (Hoàng Hồ, Kế Thương, Văn Tôi; 1897-1933; sinh tại tỉnh Bắc Ninh): đầu năm 1929 làm chủ bút Hà Thành

Ngọ Báo; cuối năm 1929 cho đến 1932 cùng thành lập và điều hành báo Đông Tây, phổ biến lối văn mới theo cách viết báo của

người Pháp ngắn gọn, sáng sủa dễ hiểu phù hợp với báo chí, làm cho Đông Tây trở thành tờ báo bán chạy nhất Bắc Kỳ thời đó.

– Hoàng Trọng Miên (1918-1981; sinh tại Huế): là em hai học giả Hoàng Trọng Thược và Hoàng Trọng Quỵ; lúc nhỏ học trường

Quốc học Huế; viết báo từ năm 1935 tại Huế; năm 1936 vào Sài Gòn làm phóng viên nhật báo Dân Quyền và báo Renaissance

Indochinoise (1936-39); tham gia thành lập và chủ biên báo Trong Khuê Phòng (1937-39); trợ bút báo Asie Nouvelle, chủ bút

báo Người Mới, cộng tác với báo Điện Tín; sau khi Nhật đảo chánh Pháp tháng 3-1945 thì về Huế cùng với Bùi Tuân, Bửu Tiến,

Lưu Trọng Lư… thành lập đoàn kịch Trọng Miên; cuối năm 1945 tham gia Việt Cộng.

– Hoàng Trọng Quỵ : xem: Thanh Nghị.

– Hoàng Xuân Hãn (1908-1996; sinh tại tỉnh Hà Tĩnh): năm 1928 nhận được học bổng sang Pháp du học; tốt nghiệp cử nhân

Xây dựng cầu đường (1934), cử nhân Khoa học, và thạc sĩ Toán (1936) tại Đại học Sorbonne, Paris; năm 1936 về Hà Nội viết

sách và dạy học tại Đại học Khoa học, Đại học Nông nghiệp và Đại học Hà Nội; năm 1941 cùng thành lập và điều hành Tạp chí
Khoa Học tại Hà Nội; năm 1943 cùng thành lập và điều hành Hội Truyền bá quốc ngữ tại Hà Nội; tháng 4-1945 là bộ trưởng

Giáo dục – Mỹ thuật trong Nội các Chánh phủ Trần Trọng Kim, cho đến tháng 8 thì từ nhiệm.

– Hồ Biểu Chánh : xem: Hồ Văn Trung.

– Hồ Dzếnh (~Hà Triệu Anh; 1916-1991; sinh tại tỉnh Thanh Hóa; dạy học tại Hà Nội; làm thơ, viết báo từ năm 1931.

– Hồ Hữu Tường (1910-1980; sinh tại tỉnh Cần Thơ): năm 1926 được bà con cho tiền sang Pháp học và đậu cử nhân Toán; năm

1927 gia nhập Đảng Cộng sản Pháp, theo khuynh hướng Đệ Tứ Quốc Tế và cùng với nhóm Nguyễn Ái Quốc viết bài trên báo Le

Paria; năm 1930 chuẩn bị thi thạc sĩ thì tham gia tổ chức cuộc biểu tình phản đối bản án tử hình các thành viên Việt Nam Quốc

Dân Đảng sau cuộc bạo động tại Yên Bái nên bị trục xuất về Sài Gòn; tại đây dạy học và viết báo, hoạt động trong Phái Tả Đông

Dương theo khuynh hướng Đệ Tứ Quốc Tế; năm 1932 cùng với Đoàn Quang Tấn, Phan Văn Hùm điều hành tạp chí Đồng Nai;

cũng trong năm này bị bắt, bị kết án ba năm tù treo; năm 1934 cùng Nguyễn An Ninh, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm… thành lập

tờ báo và nhóm La Lutte; năm 1938 tách khỏi tờ báo và nhóm La Lutte để thành lập và điều hành báo Militant, tạp chí Tháng

Mười, tuần báo Tia Sáng (sau là nhật báo); giữa năm 1939 tuyên bố ly khai Đệ Tứ Quốc Tế và chủ nghĩa Marx; tháng 9-1939 bị

bắt kết ám 4 năm tù giam ở Côn Đảo, cho đến 1944 mới được đưa về giam lỏng ở Cần Thơ.

– Hồ Phú Viên : Nghi lễ đại thần tại Đại Nội, nghĩ hưu năm 1933; thành lập và điều hành báo Phụ Nữ Tân Tiến tại Huế (bộ mới)

ở Huế (1934).

– Hồ Tá Khanh (1908-1996; sinh tại tỉnh Phan Thiết): là con nghiệp chủ Hồ Tá Bang (đồng sáng lập và quản lý Tổng lý công ty

Liên Thành ở Phan Thiết trong phong trào Duy Tân); tốt nghiệp bác sĩ tại Đại học Y khoa Paris; năm 1938 về nước mở phòng
mạch tư, tham gia các hoạt động chánh trị, xã hội tại Sài Gòn; đồng thành lập và chủ bút tuần báo Văn Lang tại Sài Gòn năm

1939-40; giữ chức bộ trưởng Kinh tế trong Nội các Trần Trọng Kim của Đế quốc Việt Nam từ tháng 3 đến 8-1945.

– Hồ Thị Thục : là con gái học giả Hồ Phú Viên; cùng chồng là Nguyễn Tấn quản lý và chủ bút tuần báo Phụ Nữ Tân Tiến (bộ

mới) ở Huế (1934).

– Hồ Văn Hiến (Viên Hoành; 1900-1957; sinh tại tỉnh Gò Công): là em ruột văn sĩ Hồ Biểu Chánh, từng viết cho các báo Nông Cổ

Mín Đàm, Lục Tỉnh Tân Văn, Đông Pháp Thời Báo, Trung Lập, Công Luận… ở Sài Gòn trước năm 1945; sau 1945 viết báo: Dân

Quyền, Trời Nam, Tiếng Dội…

– Hồ Văn Kỳ Trân : là trưởng nam của nhà văn Hồ Biểu Chánh (Hồ Văn Trung); quản lý Nam Kỳ Tuần Báo tại Sài Gòn (1942-

44).

– Hồ Văn Lang (Thất Lang; sinh tại tỉnh Gò Công): là em các nhà văn Hồ Biểu Chánh, Hồ Văn Hiến; chủ bút tờ Thời Báo tại Sài

Gòn (1918-19); viết cho các báo ở Sài Gòn: Đại Việt Tạp Chí, Trung Lập, Công Luận, Nam Kỳ Thời Báo…

– Hồ Văn Ngà (1901-1945; sinh tại Tân An): sáng lập và chủ bút báo Hưng Việt giữa năm 1945; bị Việt Minh sát hại tháng 10-

1945 tại Đông Nam bộ.

– Hồ Văn Nhựt (1905-1986; sinh tại tỉnh Sa Đéc): năm 1933 tốt nghiệp bác sĩ y khoa tại Paris, Pháp; năm 1938 về Việt Nam,

thành lập Bệnh viện tư nhân phụ sản đầu tiên tại Việt Nam ở Phú Nhuận, ngoại ô Sài Gòn; sau đó là giám đốc Bệnh viện phụ sản

Từ Dũ; năm 1939 cùng thành lập và điều hành tuần báo Văn Lang tại Sài Gòn.

– Hồ Văn Sao : giám đốc nhà in và xuất bản Mékong ở Sa Đéc, chủ nhiệm Công Thương Báo (khoảng trước năm 1935).
– Hồ Văn Trung (Hồ Biểu Chánh, Thứ Tiên; 1885-1958; sinh tại tỉnh Gò Công): năm 9 tuổi học chữ nho; năm 13 tuổi học quốc

ngữ; năm 1905 đậu hạng nhì bằng Thành chung; năm 1906 làm ký lục dinh thượng thư Sài Gòn; năm 1911 làm ký lục ở Bạc

Liêu; năm 1912 làm tùng sự ở Cà Mau; tám tháng sau về làm tùng sự ở Long Xuyên; cùng với bạn bè trong Hội Khuyến học

Long Xuyên thành lập Đại Việt tạp chí (1-1918); năm 1918 làm tùng sự ở Sài Gòn; sáng lập ở Sài Gòn hai tờ báo Tribune

Indigène và Quốc Dân Diễn Đàn (1918-1919); năm 1920 làm tùng sự văn phòng thống đốc Nam kỳ; năm 1921 đậu tri huyện;

năm 1927 làm tri phủ-chủ quận Càng Long (Trà Vinh); năm 1932 làm chủ quận Ô Môn (Cần Thơ); năm 1934 làm chủ quận

Phụng Hiệp (Cần Thơ); năm 1935 về Sài Gòn làm chủ sự và kiểm soát ngân sách thành phố; đầu năm 1936 thăng đốc phủ sứ; từ

4-8-1941 làm nghị viên Hội đồng Liên bang Đông Dương; từ 26-8-1941 đến 8-1945 làm nghị viên Hội đồng thành phố Sài Gòn

kiêm phó đốc lý (như phó đô trưởng) chuyên về Bộ Đời dân Á Đông; từ 1942 đến 1944 kiêm nghị viên Hội đồng quản trị Sài

Gòn-Chợ Lớn và cũng thành lập và kiêm giám đốc hai tờ báo Đại Việt Tạp Chí bộ mới và Nam Kỳ Tuần Báo cho đến 1945; năm

1946 làm đổng lý văn phòng Chánh phủ Cộng hòa Nam Kỳ; từ năm 1947 ngưng hoạt động chánh trị để chuyên tâm sáng tác văn

chương; tổng cộng đã viết 64 tiểu thuyết, 12 tập truyện ngắn và truyện kể, 12 vở hài kịch và ca kịch, 5 tập thơ và truyện thơ, 8

tập ký, 2 dịch phẩm, 28 tập khảo cứu và phê bình, hàng trăm bài báo, xã luận, diễn thuyết.

– Hồng Tiêu : xem: Nguyễn Đức Huy.

– Huỳnh Thị Bảo Hòa (Huỳnh Thị Thái, Mme Vương Khả Lãm; 1896-1982; sinh tại tỉnh Quảng Nam): là phóng viên thường trực

của Thực Nghiệp Dân Báo tại Đà Nẵng; cộng tác với các báo Nam Phong tạp chí, An Nam tạp chí, Tiếng Dân, Đông Pháp Thời

Báo, Công Luận Báo, Phụ Nữ Tân Văn…


– Huỳnh Thúc Kháng (Giới Sanh, Hải Âu, Khách Quan, Khỉ Ưu Sinh, Minh Viên, Ngu Sơn, Phi Bằng, Sử Bình Tử, Tha Sơn Thạch,

Thức Tự Dân, Ưu Thời Khách, Xà Túc Tử; 1876-1947; sinh tại tỉnh Quảng Nam): năm 1927-43 sáng lập và làm chủ nhiệm, chủ

bút báo Tiếng Dân tại Huế, đối lập với chánh quyền thực dân Pháp; đắc cử viện trưởng Viện Dân biểu Trung Kỳ.

– Huỳnh Tịnh Của (Paulus Của, Tịnh Trai; 1834-1907; sinh tại tỉnh Bà Rịa): từ năm 1865 viết cho Gia Định Báo (1865-1897); từ

1869 làm chủ bút báo này.

– J. Linage : chủ biên bán tuần san Le Courrier de Saïgon tại Sài Gòn (từ năm 1888).

– Jean M. Hertrich : cùng với Nguyễn Mạnh Tường thành lập và đồng chủ bút nguyệt san Pháp ngữ EST (Nguyệt san Phương

Đông) tại Hà Nội (1939-40).

– Jules Boissière (1863-1897): nhà thơ và nhà văn Pháp; năm 1886 từ Paris sang Hà Nội làm thư ký cho thống sứ Trung-Bắc Kỳ

Paul Bert; sau đó tham gia chiến đấu tại Tiểu đoàn súng trường 11 cho đến khi về Pháp năm 1891; năm 1892 cưới vợ và trở lại

Hà Nội; được nhà kinh doanh Francois-Henri Schneider cử làm giám đốc kiêm chủ nhiệm tạp chí Pháp ngữ Revue indochinoise

tại Hà Nội (1893-97); năm 1897 bệnh mất đột ngột lúc 34 tuổi.

– Khái Hưng (~Trần Khánh Giư; 1896-1947; sinh tại Hải Phòng): tốt nghiệp Tư thục Thăng Long (Hà Nội); cùng thành lập và

phụ trách về tiểu thuyết trong ban biên tập tuần báo Phong Hóa (1932-34); thành viên sáng lập Tự Lực Văn Đoàn (1933); chủ

nhiệm báo Ngày Nay (1935-36); thập niên 1940 hoạt động chánh trị, là đảng viên Đảng Đại Việt Dân Chính; bị Pháp bắt giam

đến tháng 3-1945 được trả tự do sau khi Nhật đảo chánh Pháp; sau đó cùng Hoàng Đạo, Nguyễn Tường Bách ra báo Ngày Nay

kỷ nguyên mới; năm 1947 bị Việt Cộng bắt cóc và sát hại tại bến đò Cựa Gà, phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Định.
– Khổng Dương (~Trương Văn Hai; 1921-1947; sinh tại tỉnh Trà Vinh): lúc trẻ học trung học ở Cần Thơ, rồi trường Phú Xuân

(Huế), Thăng Long (Hà Nội); cộng tác thơ văn trên các báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy, Phổ Thông Bán Nguyệt San, Mới, Tổng Xã Báo,

Đông Dương Tạp Chí, Trung Bắc Chủ Nhật, Văn Hóa…; sau đó về Sài Gòn lập nhà xuất bản Đồng Nai và cộng tác với báo Công

Luận…; năm 1946 tham gia kháng chiến chống Pháp ở miền Tây, rồi tử trận vì trúng đạn từ máy bay Pháp tại Long Xuyên.

– Khuông Việt : xem: Lý Vĩnh Khuông.

– Kiều Oánh Mậu (Kiều Cung, Kiều Dực; 1854-1912; sinh tại tỉnh Sơn Tây): từ 1892 đến 1907 làm việc và viết cho Đại Nam

Đồng Văn Nhật Báo ở Hà Nội.

– Kim Giang : xem: Lê Văn Phúc.

– Lan Khai (~Nguyễn Đình Khải, Nguyễn Lan Khai, Thế Hữu; 1906-1946; sinh tại tỉnh Tuyên Quang): vừa dạy tiểu học tại

Tuyên Quang vừa viết bài cho tờ Ngọ Báo ở Hà Nội; năm 1929 gia nhập Việt Nam Quốc Dân Đảng rồi bị bắt, nhờ cha mẹ bán hết

gia sản mới cứu được thoát chết và được thả năm 1932; năm 1934 về hẳn Hà Nội làm trong Ban biên tập báo Loa và cộng tác

các báo như Tao Đàn tạp chí, Đông Tây…, chủ bút Đông Phương Tuần Báo; năm 1939 quản lý bán nguyệt san Tao Đàn; sau

tháng 8-1945 về Tuyên Quang hoạt động trong Việt Nam Quốc Dân Đảng; cuối năm 1945 bị Việt Cộng sát hại tại quê nhà.

– Lan Sơn (~Nguyễn Đức Phòng; 1912-1974; sinh tại Hải Phòng): phóng viên biên tập tuần báo Hải Phòng, tuần báo Phong

Hóa, Ngày Nay, Tinh Hoa.

– Lâm Hiệp Châu : cùng thành lập và điều hành tạp chí Học Báo (L’école indochinoise), in song ngữ Pháp-Việt tại Sài Gòn năm

1935.
– Lâm Tấn Phác (Đại Ẩn Am, Đông Hồ, Lâm Trác Chi, Nhị Liễu tiên sinh, Quốc Tỷ, Thủy Cổ Nguyệt; 1906-1969; sinh tại tỉnh Hà

Tiên): thành viên ban biên tập Nam Phong tạp chí và cộng tác thơ văn với các báo: Nam Phong, Trung Bắc Tân Văn, Tri Tân (Hà

Nội), Phụ Nữ Tân Văn, Đông Pháp Thời Báo, Việt Dân, Mai (Sài Gòn); thời kỳ 1926-37 thành lập và điều hành Trí Đức Học Xá

chuyên dạy Việt ngữ cho học sinh trong vùng Hà Tiên; năm 1935-36 thành lập và chủ bút tuần báo Sống ở Hà Tiên và Sài Gòn,

nhưng chỉ ra được vài chục số thì đình bản vì gặp khó khăn về tài chánh; sau đó trở về Hà Tiên chuyên nghiên cứu văn học

miền Nam; năm 1949 về Sài Gòn xuất bản tập san Nhân Loại, rồi mở nhà xuất bản Bốn Phương (1950).

– Léopold Michael Cadière (Cố Cả; 1869-1955): linh mục thừa sai Công giáo tại Quảng Bình; chủ trương thành lập Hội Đô Thành

Hiếu Cổ, chủ bút nguyệt san Đô Thành Hiếu Cổ Huế, 1914-44; bị Việt Cộng bắt giam cùng 6 linh mục khác tại Vinh và chiến khu

từ 1-1947 đến 6-1953; sau đó được biệt kích Pháp giải thoát đưa về Huế.

– Lê Chơn Tâm (Mộng Trần; 1887-?): chức sắc cao cấp Đạo Cao Đài; tháng 11-1926 đồng sáng lập Việt Nam Ái Quốc Liên Hiệp

Hội với ký giả Cao Văn Chánh (Thạch Lan); chủ bút nhật báo Tân Thế Kỷ tại Sài Gòn (1926).

– Lê Cường : chủ nhiệm Hà Nội Báo tại Hà Nội từ năm 1936; thành lập và điều hành nhà in-xuất bản Lê Cường tại Hà Nội.

– Lê Đình Thám (Tâm Minh; 1897-?; sinh tại tỉnh Quảng Nam): là con của Binh Bộ thượng thư Lê Đỉnh triều vua Tự Đức; tốt

nghiệp thủ khoa Đông Dương y sĩ khóa 1916 và đậu Y khoa bác sĩ khóa 1930; thời kỳ 1929-32 quy y tại gia với hòa thượng

Thích Phước Huệ và Giác Tiên; tháng 12-1933 thay mặt An Nam Phật Học Hội thành lập và chủ nhiệm Tạp chí Viên Âm tại Huế.

– Lê Đức : năm 1918 làm chủ nhiệm tuần báo Nữ Giới Chung tại Sài Gòn.
– Lê Hoằng Mưu (Cao Hiển Vinh, Hoằng Bảo, Lê Hoằng, Lê Hoằng Bút, Mộng Huê Lầu; 1879-1941; sinh tại tỉnh Bến Tre): hoạt

động văn bút từ năm 1917; chủ bút các báo Nông Cổ Mín Đàm (1912, 1915), Lục Tỉnh Tân Văn (1921-1930), Long Giang Độc

Lập (1930, 1931); tổng lý Công Luận Báo (1924)…

– Lê Hữu Nhơn : chủ nhiệm tuần báo Tiểu Thuyết Thứ Hai tại Vinh, Nghệ An (1935).

– Lê Kim Tỵ (1893-1948): chức sắc nhóm Cao Đài Tiên Thiên, chức hiệu là Thiên Bồng Nguyên Soái, chủ trương sáng lập báo

Cao Đài Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (1938-1940) ở Tây Ninh và Sài Gòn; năm 1948 bị Việt Cộng sát hại tại tỉnh Gia Định.

– Lê Ngọc Thiều : quản lý Tiểu Thuyết Tuần San ở Hà Nội năm 1933-37.

– Lê Quang Khải : quản lý tuần báo thể thao Đời Nay tại Sài Gòn.

– Lê Quang Liêm (1881-1945; sinh tại tỉnh Gò Công): tốt nghiệp trường trung học Chasseloup Laubat, Sài Gòn; sau đó làm thư

ký tại Phủ thống đốc Nam Kỳ, thư ký Phủ Toàn quyền tại Hà Nội (1899-1906), tri huyện (1909-13), tri phủ (1913-14); thời kỳ

1914-20 tình nguyện sang Pháp phục vụ trong Đệ nhất thế chiến; năm 1920 về nước, chủ bút Đại Việt Tạp Chí (1920-21); năm

1921 cùng với Nguyễn Văn Của bỏ tiền ra mua lại và làm cố vấn tuần báo Lục Tỉnh Tân Văn (1921-44); được cử làm đốc phủ sứ

(1923-26); năm 1923 cùng thành lập Đảng Lập Hiến Đông Dương, sáng lập viên và cùng điều hành, viết bài trên các cơ quan

ngôn luận của Đảng, như báo La Tribune Indochinoise, Lục Tỉnh Tân Văn, Đuốc Nhà Nam…; năm 1926 được bầu vào Hội đồng

Quản hạt Nam Kỳ, từng giữ chức phó chủ tịch hội đồng này thời kỳ 1937-38; tháng 9-1945 bị mật vụ Việt Cộng sát hại tại Sài

Gòn.
– Lê Quang Trình : năm 1924 chủ nhiệm báo Le Progrès annamite (Tiến bộ An Nam) ở Sài Gòn, có khuynh hướng đối lập ôn

hòa.

– Lê Sum (~Lê Khánh Sum, Trường Mậu; 1878-1927; sinh tại tỉnh lỵ Gò Công): dạy chữ nho tại quê nhà ít lâu, rồi lên Sài Gòn

cộng tác với các báo: Nông Cổ Mín Đàm, Lục Tỉnh Tân Văn, Trung Lập, làm chủ bút Công Luận Báo (1916-22), kiêm phụ bút

Nam Trung Nhựt Báo (1917-21).

– Lê Thanh Cảnh : đồng sáng lập và điều hành báo Pháp ngữ Le Rigolo (Kẻ ngộ nghĩnh) tại Huế từ năm 1914; chủ trương và chủ

nhiệm Thần Kinh Tạp Chí tại Huế từ năm 1927.

– Lê Thành Lư : ký giả ở Sài Gòn, cộng tác điều hành và viết bài trên nhật báo Tân Thế Kỷ (1926-27); chủ bút bán tuần san Pháp

Việt Nhứt Gia (tháng 4 và 5-1927).

– Lê Thành Tuyển : đồng sáng lập và điều hành tuần báo Cười tại Huế từ năm 1936.

– Lê Thành Tường : tháng 7-1921 mua lại của Võ Văn Thơm tờ báo Pháp ngữ L’Écho annamite (Tiếng vọng An Nam) tại Sài Gòn,

và làm giám đốc từ 19-7-1921 đến 26-6-1922, sau đó bán lại cho Nguyễn Phan Long; tháng 4-1922 thành lập và chủ nhiệm

tuần báo Nhựt Tân Báo (đến 7-1926).

– Lê Thành Tường (bà ~): thành lập và chủ nhiệm kiêm chủ bút bán nguyệt san Phụ Nữ Tân Tiến ở Huế (1932-33); năm 1933

bán tờ báo cho Ngô Phú Viên, rồi chủ trương và điều hành Tiên Long Báo tại Huế từ năm 1933.

– Lê Thọ Xuân : xem: Lê Văn Phúc.


– Lê Tràng Kiều (~Lê Tài Phúng, Lê Tùng, Nàng Lê, Phan Hữu, Trường Phấn, Trường Thiên; 1912-1977; sinh tại tỉnh Nam

Định): từ năm 1931 viết các bài về nhận định văn học, đăng trên Văn Học Tạp Chí ở Hà Nội; sau đó liên tục sáng lập và điều

hành các báo ở Hà Nội: tạp chí Văn Học (1935) chuyên về kim văn, tuần báo Tân Thiếu Niên (1935) chuyên về thiếu niên nhi

đồng, tuần báo Tiến Hóa (Bộ mới, 1935), Hà Nội Báo (chủ bút 1935-36) chuyên về sáng tác văn học; sau khi Hà Nội Báo bị đóng

cửa thì ra tiếp tuần báo Tiểu Thuyết Thứ Năm để thay thế; năm 1939, Tiểu Thuyết Thứ Năm tạm đình bản, ông vào Sài Gòn

thành lập báo Lá Lúa (1940-45).

– Lê Trung Cang : chủ nhiệm nhật báo Điển Tín tại Sài Gòn (1935-45).

– Lê Trung Nghĩa (Việt Nam; 1904-1947; sinh tại tỉnh Phú Yên): viết cho các báo: Đông Pháp Thời Báo, Đuốc Nhà Nam, Phóng

Sự, L’Indochine nouvelle, Tribune Indochinoise… nổi danh với loạt bài điều tra về Đồng Nọc Nạn.

– Lê Văn Bá i (J. Leiba, Thanh Tù ng Tử; 1912-1941; sinh tại tỉnh Yên Bái): năm 1935 thi đậu bà ng Thà nh chung, rò i và o ngạ ch

thư ký Tò a sứ Bá c Kỳ ; làm thơ từ năm 1930, đăng trên cá c bá o: Hà Thành Ngọ Báo, Loa, Tân Báo, Tin Văn, Ích Hữu, Viẹ t Bá o,

Nam Cường, L’Annam nouveau, Tiẻ u Thuyé t Thứ Bả y, Tri Tân…; thời kỳ 1936-38 được Vũ Đình Long mời làm phụ tá chủ bút

về thơ của tuần báo Ích Hữu; mất khi 29 tuổi vì bệnh tim và lao phổi.

– Lê Văn Hoàng : thành lập và chủ nhiệm tuần báo Chuyện Đời tại Hà Nội (1938-39).

– Lê Văn Hòe (Vân Hạc; 1911-1968; sinh tại tỉnh Hà Đông): tốt nghiệp Trung học Bảo Hộ (trường Bưởi), Hà Nội; sáng tác thơ

văn và viết sách từ năm 16 tuổi; năm 1936 là biên tập viên báo Đời Mới, chủ bút tờ Ngọ Báo (1936) và phụ trách phần nghiên
cứu của tờ Trung Bắc Chủ Nhật (1940-41); từ năm 1941 mở Nhà xuất bản Quốc Học Thư Xã tại số 36 bis Tien Tsin, Hà Nội, vừa

làm giám đốc vừa viết sách nghiên cứu văn học và sử học cho đến 1954; sau năm 1954 dạy học tại Bắc Việt.

– Lê Văn Phúc (Kim Giang; ?-?): quản lý Nam Phong Tạp Chí tại Hà Nội (1917-34), rồi thời kỳ 1933-34 làm chủ nhiệm tạp chí

này; giám đốc Vệ Nông Báo (1923-32).

– Lê Văn Phúc (Lê Thọ Xuân; 1904-1978; sinh tại tỉnh Bến Tre): tốt nghiệp trường Sư phạm Sài Gòn; dạy học và viết văn tại Sài

Gòn và các tỉnh miền Nam; chuyên viết biên khảo trên các báo, tạp chí như: Đồng Nai, Đại Việt Tập Chí (từ 1942), Văn Lang,

Nam Kỳ Tuần Báo (từ 1942), Tri Tân (từ 1941), Sông Hương, Việt Bút…

– Lê Văn Siêu (1911-1995; sinh tại Hà Nội): tốt nghiệp trường Công nghệ thực hành ở Hải Phòng; năm 1932 làm đốc công Nhà

máy gạch Đáp Cầu thuộc Sở Công chánh Hà Nội; thời kỳ 1934-36 làm chánh văn phòng nghiên cứu kỹ thuật Sở Hỏa xa Hồ Nam

– Quảng Tây; thời kỳ 1938-44 trở về làm việc ở Sở Công chánh Hà Nội; thập niên 1940 cộng tác với với nhóm Hàn Thuyên ở Hà

Nội, giữ chức trưởng ban Khánh tiết Hội Truyền bá quốc ngữ Hải Phòng; viết báo Tiếng Trẻ và một số sách về thanh niên và

thực nghiệp do Nhà Hàn Thuyên xuất bản trước 1945.

– Lê Văn Thiết : đồng sáng lập và điều hành báo Pháp ngữ Le Rigolo (Kẻ ngộ nghĩnh) tại Huế từ năm 1914.

– Lê Văn Thử (Việt Tha; 1906-1969; sinh tại Sài Gòn): cộng tác báo La Lutte, Đồng Nai đối lập ở Sài Gòn từ 1933.

– Lê Văn Trung (Thượng Trung Nhựt; 1876-1934; sinh tại tỉnh Chợ Lớn): làm chủ bút Nông Cổ Mín Đàm từ khoảng 1920 đến

1924; sau đó là một trong những lãnh tụ khai sáng đạo Cao Đài và được tôn là Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt.
– Lê Văn Trương (Cô Lý; 1906-1964; sinh tại Hà Nội): khởi sự viết truyện ngắn đăng báo từ năm 1934; khi viết báo ở Hà Nội ký

bút danh là Cô Lý; thời kỳ 1939-45 đã xuất bản 90 tiểu thuyết và truyện dài; từ năm 1932 cộng tác vơi báo Trung Bắc Tân Văn,

nhà xuất bản Tân Dân Thư Quán và các cơ quan ngôn luận của Tân Dân Thư Quán như Tiểu Thuyết Thứ Bảy, Phổ Thông Bán

Nguyệt San, Truyền Bá; cuối năm 1936 cùng với Vũ Đình Long chủ trương và điều hành tuần báo Ích Hữu chuyên về văn học;

thời kỳ 1942-46 thành lập cơ sở xuất bản Lê Văn Trương; cuối năm 1946 tham gia kháng chiến chống Pháp; đến 1953 trở về

Hà Nội rồi vào Sài Gòn, ngụ tại số 67, hẽm 100, đường Trần Hưng Đạo; vừa viết truyện vừa làm việc ở Nha Chiến tranh tâm lý

và Đài Phát thanh Sài Gòn.

– Lucie Saillard (bà ~): chủ nhiệm và quản lý bán tuần san Tràng An Báo (tháng 7-1942 đến 12-1945) ở Huế.

– Louis Marty : giám đốc chánh trị và an ninh Phủ Toàn quyền Đông Dương; năm 1917 thành lập và làm giám đốc chánh trị

Nam Phong Tạp Chí tại Hà Nội.

– Lư Khê (~Trương Văn Em, Bá Âm; 1916-1950; sinh tại tỉnh Hà Tiên): đậu bằng Thành chung năm 1928; sau đó lên Sài Gòn

dạy học và viết văn báo; cộng tác với các báo: Thế Giới Tân Văn, Nữ Lưu Tuần Báo, Văn Nghệ, Tự Do, Nay, Đông Tây, Gió Mùa…;

năm 1935 cùng với Đông Hồ, Mộng Tuyết, Trúc Hà trong nhóm ‘Hà Tiên tứ tuyệt’ xuất bản tờ báo Sống ở Hà Tiên, nhưng phát

hành ở Sài Gòn; sau đó kết hôn với Nữ sĩ Manh Manh (Nguyễn Thị Kiêm) vào ngày 11-11-1937; sau năm 1945 làm chủ bút báo

Tân Việt…
– Lương Đức Thiệp (1904-1946; sinh tại tỉnh Hưng Yên): thành viên nhóm Hàn Thuyên ở Hà Nội và cộng tác với các tạp chí Văn

Mới, Tri Tân, Thanh Nghị, Tao Đàn…; đóng góp nhiều chuyên đề về văn học Việt Nam và xã hội học Việt Nam từ cổ đại đến hiện

đại; năm 1946 bị Việt Cộng sát hại vì là một thành viên Cộng Sản Đệ Tứ.

– Lương Hiểu Chi : thành lập và giám đốc tuần báo Nữ Giới ở Sài Gòn (1938-39).

– Lương Khắc Ninh (Dị Sử Thị, Dũ Thúc; 1862-1943; sinh tại tỉnh Bến Tre): thông thạo Hán ngữ, Pháp ngữ, quốc ngữ; nhân viên

Thương chánh Bến Tre (1882-89); thông ngôn Tòa án Bến Tre, nghị viên Hội đồng Quản hạt Bến Tre (1889-1901); năm 1901

về Sài Gòn làm báo và hoạt động nghị trường; là nghị viên Hội đồng Tư vấn Nam Kỳ (từ 1901); chủ bút các báo Nông Cổ Mín

Đàm (1901-06), Lục Tỉnh Tân Văn (1908-12)…

– Lương Trung Nghĩa : ký giả viết báo Đuốc Nhà Nam ở Sài Gòn từ thập kỷ 30.

– Lưu Hữu Phước (Anh Lưu, Hồng Chí, Huỳnh Minh Siêng, Long Hưng; 1921-1989; sinh tại tỉnh Cần Thơ): sau khi Nhật đảo

chánh Pháp 9-3-1945, thành lập và điều hành báo Tiến là cơ quan ngôn luận của tổ chức Thanh Niên Tiền Phong.

– Lưu Thoại Khải (Việt Đông; ngụ ở Sài Gòn): cộng tác với Công Luận Báo (1930-1931)…

– Lưu Trọng Lư (Hy Kỳ , Lưu Thà n; 1912-1991): sinh tại tỉnh Quảng Bình trong một gia đình quan lại; là em nhà thơ Lưu Kỳ

Linh (Lưu Trọng Lai); học trường Quốc Học Huế rồi đi làm báo, viết văn dưới bút hiệu Hy Kỳ , Lưu Thà n; chánh thức bước vào

làng thơ từ năm 1932 và là là mọ t trong những người khởi xướng phong trà o thơ mới; chủ trương Ngân Sơn Tùng Thư; quản lý

tuần báo Tiến Hóa (Bộ mới) tại Hà Nội (1935); viết báo Phụ Nữ Tân Văn, Phụ Nữ Thời Ðàm, Tiến Hóa, Tao Ðàn…
– Lý Vĩnh Khuông (Khuông Việt, Phong Vũ, Thúy Lãnh, Việt Hà; 1912-1978; sinh tại tỉnh Sóc Trăng): trước 1945 viết báo trên

Tri Tân Tạp Chí (từ 1941), Nam Kỳ Tuần Báo và Đại Việt Tập Chí (từ 1942), tuần báo Thanh Niên (từ 1943); sau 1945 thành

lập và làm giám đốc báo Nay…Mai ở Sài Gòn (1947); đến tháng 11-1947 gia nhập Đảng Xã hội Pháp và sang Pháp; tiếp tục gửi

bài về đăng các báo Việt Báo (1949, ký Thúy Lãnh), Mới (1952-1953, ký Việt Hà).

– Mai Du Lân : tháng 7-1920, cùng thành lập và làm giám đốc chánh trị nhật báo Thực Nghiệp Dân Báo tại Hà Nội, hoạt động

đến tháng 6-1935.

– Mai Đăng Đệ : biên tập viên Tạp chí Tiếng Chuông Sớm (1935-36) ở Hà Nội.

– Mai Huỳnh Hoa (~Mai Kim Ba; 1910-1987; sinh tại tỉnh Mỹ Tho; là vợ học giả Phan Văn Hùm): viết bài cho nhiều báo, tạp chí

ở Sài Gòn.

– Mai Lâm : xem: Nguyễn Đắc Lộc.

– Mai Lĩnh : xem: Đỗ Xuân Mai.

– Mai Văn Bộ : thay mặt tổ chức Thanh Niên Tiền Phong thành lập và điều hành báo Tiến tại Sài Gòn năm 1945.

– Manh Manh (~Nguyễn Thị Kiêm, nữ sĩ Manh Manh; 1914-2005; sinh tại tỉnh Gò Công): cộng tác với báo Phụ Nữ Tân Văn ở Sài

Gòn, tích cực cổ xúy cho phong trào thơ mới năm 1932-1934; năm 1937 kết hôn với nhà văn Lư Khê (Trương Văn Em); năm

1950 sang Pháp, ngụ tại Paris, sau khi Lư Khê từ trần tại Sài Gòn.

– Michel Phan Huy Đức : đồng chủ trương và điều hành báo Vì Chúa tại Huế năm 1936.
– Mộng Đài (~Trần Dũ Lương; 1920-2004; sinh tại tỉnh Quảng Ngãi): năm 1936 đậu trung học ở Huế, sau đó học trường

Thương mại Quy Nhơn; năm 1939 vào Sài Gòn viết báo và thơ; thời kỳ 1940-42 là biên tập viên nhật báo Sài Gòn Mới của bà

Bút Trà; thời kỳ 1943-45 tham gia điều hành tờ Dân Báo và tuần báo Thanh Niên Đông Pháp.

– Mộng Sơn (~Vũ Thị Mai, Sơn Tiên, Vũ Thị Mai Hương; 1916-1992; sinh tại tỉnh Nam Định): năm 17 tuổi đăng bút ký ‘Đời

Nhật Anh’ trên báo Phụ Nữ Thời Đàm (1933) ở Hà Nội với bút danh Sơn Tiên; sau đó cộng tác thơ văn trên các báo: Phụ Nữ

Thời Đàm, Đông Phương, Văn Học Tạp Chí, Bắc Hà, Tiến Bộ, Đông Tây Báo, Mai, Tân Việt Nam, Tri Tân, Bạn Đường, Tiểu Thuyết

Thứ Bảy, Phổ Thông Bán Nguyệt San, Thanh Nghị…; năm 1936 tham gia Nhóm Tao Đàn Bạch Nga của Nguyễn Vỹ và sáng tác

nhiều bài thơ theo trường phái Bạch Nga; năm 1937 được Bùi Xuân Hạc mời làm chủ bút tuần báo Việt Nữ ở Hà Nội; thời kỳ

1938-39 tham gia phong trào đấu tranh Mặt trận dân chủ Đông Dương, viết nhiều bài báo đấu tranh, trong đó có loạt bài phóng

sự ‘Vất vưởng’, ghi lại nỗi khổ của những đứa trẻ lang thang, không ai nuôi dưỡng ở Hà Nội; năm 1940 kết hôn với nhà văn

Nguyễn Uyển Diễm, rồi giữ mục ‘Đàn Bà đọc sách’ trên tờ tuần báo Đàn Bà do nữ sĩ Thụy An chủ trương.

– Nam Trân (~Nguyễn Học Sỹ; 1907-1967; sinh tại tỉnh Quảng Nam): đã viết bài trên các tạp chí Nam Phong, Văn Học, các tuần

báo Sông Hương, Phong Hóa, Tràng An, Tân Tiến…

– Nghiêm Thượng Văn : chủ nhiệm kiêm quản lý Kiến Văn Tùng Báo tại Hà Nội (từ 1936).

– Ngô Đức Kế (Tập Xuyên; 1878-1929; sinh tại tỉnh Hà Tĩnh): đậu tiến sĩ Nho học và thông thạo quốc ngữ, Pháp ngữ nhưng

không ra làm quan; năm 1907 cùng Đặng Nguyên Cẩn lập Chiêu Dương thư quán ở Vinh để tuyên truyền cách mạng và tham

gia phong trào Đông Du, Duy Tân; năm 1908 bị Pháp bắt kết tội tiềm thông dị quốc đày ra Côn Đảo; năm 1921 được trả tự do
về quê nhà ít lâu rồi ra Hà Nội viết báo, từ 1922 tham gia biên tập tạp chí Hữu Thanh; năm 1927 mở Giác Quần thư xã để xuất

bản sách nhưng chỉ hai năm thì bệnh mất tại Hà Nội.

– Ngô Quang Lý (1906-1976; sinh tại Sài Gòn): là bác sĩ và văn sĩ, viết trên các báo ở Sài Gòn, như Nam Kỳ tuần báo, tạp chí Phổ

Thông…

– Ngô Tất Tố (Bắc Hà, Hy Cừ, Lộc Đình, Lộc Hà, Phó Chi, Tân Thôn Dân, Thiết Khẩu Nhi, Thôn Dân, Thục Điểu, Thuyết Hải, Tuệ

Nhơn, Xuân Trào…; 1894-1954): trong 28 năm đã viết hơn 1.360 bài báo (gần 4.500 trang) với 29 bút danh cho 27 tờ báo như:

An Nam Tạp Chí (1926-27), Đông Pháp Thời Báo, Thần Chung, Phổ Thông, Đông Dương, Đông Phương, Hải Phòng Tuần Báo,

Thực Nghiệp, Con Ong, Việt Nữ, Tiểu Thuyết Thứ Ba, Tương Lai, Công Dân, Thời Vụ, Hà Nội Tân Văn…; thời kỳ 1945-54 tham

gia kháng chiến; năm 1954 bị lãnh đạo Hội Văn nghệ Việt Cộng tổ chức họp đấu tố trên đồi Nhã Nam vào đêm 20-4-1954, đả

kích ông viết hai tập phóng sự Lều chõng và Việc làng trước 1945 là phạm tội phục cổ và truy bức ông phải ‘cho biết ý định

phục cổ nhằm mục đích gì’; đến sáng thì dân làng thấy thi hài Ngô Tất Tố bị tháo xuống trong tư thế bị thắt cổ tại một căn nhà ở

Yên Thế, Bắc Giang; sau đó bị địa phương không cho chôn tại nghĩa trang xã, mà buộc gia đình phải hỏa táng.

– Ngô Thúc Địch : chủ bút nhật báo Phụ Nữ Thời Đàm ở Hà Nội (1930-31).

– Ngô Văn Phú : quản lý tuần báo Nữ Giới ở Sài Gòn (1938-39).

– Nguyên Hồng (~Nguyễn Nguyên Hồng): cộng tác các báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy, Ngày Nay, Thế Giới, Mới, Người Mới, Đông

Dương…
– Nguyễn An Khương (sinh tại tỉnh Gia Định): lúc trẻ tốt nghiệp và hành nghề y sĩ; năm 1906 tham gia phong trào Minh Tân;

thời kỳ 1900-1910 viết sách, báo ở Sài Gòn.

– Nguyễn An Ninh (1900-1943; sinh tại Cần Giuộc, tỉnh Chợ Lớn): là con nhà văn Nguyễn An Khương; trong thời gian hoạt động

ở Pháp (1918-25) đã viết nhiều bài đăng trên các báo Diễn Đàn Thông Tin Quốc Tế (của Quốc tế Cộng Sản), Inprekorr,

L’Humanité (Nhân Đạo, của Đảng Cộng sản Pháp), La Revue Communiste, La Viie Ouvrière, Le Journal du Peuple (của Đảng Xã

hội Pháp), Le Libertaire, Le Paria…; tháng 1-1922 cùng thành lập báo Le Peria (Người Cùng Khổ) ở Paris; năm 1923 thành lập

báo La cloche fêlére (cái chuông rè) ở Sài Gòn để đấu tranh chống Pháp, chăm sóc tờ báo về mọi mặt và đích thân ôm báo đi

bán để nắm dư luận độc giả và dân lao động.

– Nguyễn Bá Học (1857-1921; sinh tại Hà Nội): từ 1918 đến 1921 viết cho Đông Dương tạp chí và tham gia Ban biên tập Nam

Phong tạp chí ở Hà Nội.

– Nguyễn Bá Trác (Tiêu Đẩu; 1881-1945; sinh tại tỉnh Quảng Nam): đậu cử nhân Hán học (1906), thông thạo quốc ngữ và Pháp

ngữ; năm 1907 tham gia phong trào Đông Du, sang Nhật du học; năm 1908 bị Nhật trục xuất về Quảng Tây và vào học khóa võ

bị chung với Trần Hữu Lực; năm 1914 bỏ về Hà Nội làm việc trong phòng Báo chí phủ Toàn quyền Đông Dương, làm chủ bút

(1914-16) tờ Công Thị Báo bằng Hán ngữ; năm 1917 là trưởng Ban Hán ngữ Nam Phong Tạp Chí; sau đó được bổ làm tá lý Bộ

Học ở Huế, tuần phủ Quảng Ngãi; cuối tháng 8-1945 bị Việt Cộng sát hại tại tỉnh Quảng Ngãi.

– Nguyễn Bảo Toàn : thành viên Nhóm Tả Đối Lập – Đệ Tứ Quốc Tế ở Sài Gòn; cùng thành lập và làm chủ nhiệm các nhật báo

Nhựt Báo (1937-39), Dân Mới (1938-39), là cơ quan ngôn luận của Nhóm Tả Đối Lập.
– Nguyễn Bính : xem: Biến Ngũ Nhy.

– Nguyễn Bính (~Nguyễn Trọng Bính; 1919-1966; sinh tại tỉnh Nam Định): thi sĩ; thành viên điều hành tuần báo Tiểu Thuyết

Thứ Năm tại Hà Nội (1937-42).

– Nguyễn Cát Tường (họa sĩ Le Mur; 1911-1946; sinh tại tỉnh Sơn Tây): tham gia ban biên tập tạp chí Phong Hóa ở Hà Nội.

– Nguyễn Chánh Chiếu : mua lại của Nguyễn Đình Nhơn tờ báo Pháp ngữ L’Écho annamite (Tiếng vọng An Nam) tại Sài Gòn, và

làm giám đốc từ 24-2 đến 14-9-1944 thì đình bản do biến động thời cuộc.

– Nguyễn Chánh Sắt (Bá Nghiêm, Du Nhiên Tử, Tân Châu, Vĩnh An Hà; 1869-1947; sinh tại Tân Châu, Châu Đốc): thời trẻ từng

làm thông ngôn đề lao Côn Nôn, công chức các sở Canh nông, Công chánh, Địa chánh và dạy Hán ngữ ở Sài Gòn; sau đó làm chủ

nhiệm (1902-07) và chủ bút (1908-12, 1915-16) của tuần báo Nông Cổ Mín Đàm, chủ bút báo Lục Tỉnh Tân Văn (1907); từ

khoảng 1906 bắt đầu dịch truyện Tàu; đồng thời tham gia phong trào Minh Tân, được cử về Mỹ Tho mở Minh Tân khách sạn

(1906-08); đồng sáng lập Nam Kỳ Nhật Báo Ai Hữu Hội tại Sài Gòn khoảng năm 1918.

– Nguyễn Công Tiễu : thành lập và điều hành tờ Khoa Học Tạp Chí tại Sài Gòn thời kỳ 1931-40.

– Nguyễn Cửu Thạnh : tham gia điều hành báo Sông Hương tại Huế trong hai năm 1936-37.

– Nguyễn Doãn Vượng : chủ trương và quản lý tuần báo Trung Bắc Chủ Nhật tại Hà Nội (1943-45).

– Nguyễn Duy Hợi : chủ nhiệm tờ Hữu Thanh tạp chí (1921-1925) của Hội Ái hữu công thương Bắc Kỳ.

– Nguyễn Duy Thanh : năm 1941 cùng thành lập và điều hành Tạp chí Khoa Học tại Hà Nội.
– Nguyễn Đắc Lộc (Mai Lâm, Nguyễn Càn Khôn; sinh năm 1897 tại tỉnh Hà Nam, tự sát ngày 30-4-1975 tại Sài Gòn): học sinh

trường Bưởi (1915-18); thời kỳ 1920-24 là nhân viên Sở Vô tuyến điện thuộc Phủ Toàn quyền; năm 1924 sang Paris, tham gia

điều hành và phụ trách về mặt nghệ thuật và văn chương (với bút hiệu Nguyễn Càn Khôn) của các các báo của người Việt như:

Le Paria (Người Cùng Khổ, 1924-26), Việt Nam Hồn (1926), Phục Quốc (1926), L’Âme Annamite (Hồn An Nam, 1927), La

Nation Annamite (Dân tộc An Nam, 1927); năm 1927 về Hà Nội cộng tác với các báo Pháp ngữ như L’argus Indochinois, L’Ami

du Peuple Indochinois, Oeuvre Indochinois; từ năm 1935 tham gia điều hành báo Union Indochinoise của Vũ Đình Dy.

– Nguyễn Đình Hòe (1866-1942; sinh tại Huế): thông thạo Hán ngữ và Pháp ngữ; giáo sư thời đầu của trường Quốc Học Huế;

giám đốc Trường Sư phạm Pháp Việt (1901-11); phó hiệu trưởng Trường Hậu bổ Huế (1911-17); thành viên sáng lập và cộng

tác viên Đô Thành Hiếu Cổ Tập San (Bulletin des Amis du Vieux Huế, 1914-42); từ năm 1923 giữ chức thượng thư Bộ Lễ, sung

Cơ Mật Viện đại thần, thái tử thiếu bảo, rồi về hưu năm 1935.

– Nguyễn Đình Nhân : chủ nhiệm Cẩm Thành Tạp Chí tại Quảng Ngãi (từ 1936).

– Nguyễn Đình Nhơn : mua lại của Eugène Dejean de la Batie tờ báo Pháp ngữ L’Écho annamite (Tiếng vọng An Nam) tại Sài

Gòn, và làm giám đốc từ 6-1-1943 đến 24-2-1944, sau đó bán lại cho Nguyễn Chánh Chiếu.

– Nguyễn Đình Thấu : năm 1931 chủ trương tạp chí Duy Tân, mở đầu cho ‘một khuynh hướng văn nghệ mới’.

– Nguyễn Đình Thụy : năm 1941 cùng thành lập và điều hành Tạp chí Khoa Học tại Hà Nội.

– Nguyễn Đỗ Mục (Trọng Hữu; 1866-1949; sinh tại tỉnh Sơn Tây): thành viên ban biên tập cựu học Đông Dương tạp chí.

– Nguyễn Đôn Phục (Hy Cán, Tùng Văn; ?-1954; sinh tại tỉnh Thanh Hóa): thành viên ban biên tập cựu học Nam Phong tạp chí.
– Nguyễn Đông Trụ : chủ bút tuần báo Nông Cổ Mín Đàm khoảng 1918-1920.

– Nguyễn Đức Bính (Tiêu Viên): năm 1934 chủ bút tuần báo Sao Mai tại Huế; từ tháng 1-1935 chủ bút tuần báo hoạt kê Pháp

ngữ Le canard déchainé tại Vinh.

– Nguyễn Đức Huy (Hồng Tiêu, Như Hoa; 1902-1985; sinh tại tỉnh Quảng Ngãi): đã cộng tác với các báo Trung Lập, Công Luận,

Đuốc Nhà Nam, Đông Pháp, Thần Chung…; cùng với anh là Bút Trà Nguyễn Đức Nhuận thành lập nhật báo Sài Gòn; chủ bút báo

Sài Thành ở Sài Gòn, trực tiếp chuyên trách mục Tranh Xã Hội (Film du Jour), chuyên đả phá thói hư tật xấu đương thời với bút

danh Như Hoa; vợ ông là Bà Tùng Long cũng là một cây bút tiểu thuyết nổi tiếng.

– Nguyễn Đức Long : xem: Thượng Sỹ.

– Nguyễn Đức Nhuận (1900-1968; sinh tại tỉnh Trà Vinh): chủ nhiệm tuần báo Phụ Nữ Tân Văn (2-5-1929 đến 18-3-1933).

– Nguyễn Đức Nhuận (Huyền Đức, Phú Đức; 1901-1970; sinh tại tỉnh Gia Định): sáng lập và làm chủ bút các báo: Trung Lập

(1924), Công Luận (2-1926 đến 8-1931), Bình Dân (1953-1954), Dân Thanh (196x), Điện Báo (196x); cộng tác các báo: Thần

Chung, Tiếng Chuông, Sài Gòn Mới, Đuốc Nhà Nam…

– Nguyễn Đức Nhuận (Bút Trà; 1900-1987; sinh tại tỉnh Quảng Ngãi): năm 1921 vào Sài Gòn viết văn, cộng tác với các báo Lục

Tỉnh Tân Văn (1921), Đông Pháp Thời Báo (1923), Công Luận (1925); sau đó thành lập và chủ nhiệm các nhật báo Sài Thành

(1929-33), Sài Gòn (1933-42), Sài Gòn Mới (1942-74); là anh của ký giả Hồng Tiêu-Nguyễn Đức Huy.

– (Bà) Nguyễn Đức Nhuận (~Tô Thị Thân, Bà Bút Trà; 1903-1978; sinh tại Tân An): là vợ ký giả Bút Trà – Nguyễn Đức Nhuận;

cùng với chồng thành lập và quản lý các nhật báo Sài Gòn (1933-42), Sài Gòn Mới (1942-74).
– (Bà) Nguyễn Đức Nhuận (~Cao Thị Khanh): là vợ nhà báo Nguyễn Đức Nhuận (sinh 1900 tại Trà Vinh); thành lập và điều

hành tuần báo Phụ Nữ Tân Văn tại Sài Gòn từ năm 1929 đến 1935.

– Nguyễn Đức Phiên : thư ký tòa soạn bán tuần san Tràng An Báo ở Huế (tháng 9-1942 đến 12-1945).

– Nguyễn Đức Phong : xem: Thái Phỉ.

– Nguyễn Đức Quỳnh (Hà Việt Phương, Hoài Đồng Vọng, Hoài Nam Hoài, Vương Thương Thương; 1909-1974; sinh tại tỉnh

Hưng Yên): năm 1926 nhận học bổng du học Pháp; năm 1931 nhận bằng kỹ sư điện toán và về nước, viết bài trên tờ Khoa Học

Tạp Chí tại Sài Gòn; từ năm 1934 viết báo Tiếng Trẻ, Thời Thế, Quốc Gia (ở Hà Nội); năm 1936 thành lập nhóm Hàn Thuyên với

tạp chí Văn Mới do ông làm chủ bút; năm 1946 cùng nhóm Hàn Thuyên tham gia kháng chiến; năm 1952 bỏ về Hà Nội, sau đó

vào Huế, Sài Gòn tiếp tục sự nghiệp văn báo.

– Nguyễn Gia Trí (1908-1993; sinh tại Hà Tây): họa sĩ, thành viên ban biên tập tạp chí Phong Hóa.

– Nguyễn Giang (1910-1969; sinh tại Hà Nội): là con của học giả Nguyễn Văn Vĩnh; sau thời gian du học tại Pháp đã về Hà Nội tổ

chức tu thư và xuất bản Tủ sách Âu Tây Tư Tưởng, đồng thời tái lập và làm chủ nhiệm Đông Dương Tạp Chí bộ mới từ năm

1937 đến 1943.

– Nguyễn Háo Vĩnh (Hốt Tất Liệt; 1893-1941; sinh tại tỉnh Long Xuyên): viết văn, làm báo ở Sài Gòn; đã thành lập và điều hành

Nhà xuất bản Xưa Nay ở Sài Gòn (1922-41), Nhà in Xưa Nay ở Gia Định (1926-41); đồng thời quản lý tờ báo Pháp ngữ L’Écho

annamite (Tiếng vọng An Nam) từ tháng 4-1925 đến 10-1928.


– Nguyễn Huy Bảo : đồng sáng lập và điều hành đặc san Pháp ngữ Les Responsables (Những người hữu trách) tại Huế từ năm

1936.

– Nguyễn Huy Tưởng : cộng tác Tri Tân tạp chí.

– Nguyễn Hữu Thu (Paul Sen): sinh tại Hải Phòng; là nhà kinh doanh khai thác mỏ, vận tải ở Bắc Kỳ; cùng với Bùi Hữu Tín thành

lập và điều hành nhật báo Thực Nghiệp Dân Báo (10-7-1920 đến tháng 6-1935) tại Hà Nội.

– Nguyễn Hữu Tiến (Đông Châu; 1874-1941; sinh tại tỉnh Hà Đông): thi đậu hai khoa tú tài Nho học, thông thạo quốc ngữ và

Pháp ngữ; đã làm phiên dịch cho Đông Kinh An Quán và thành viên Ban Biên tập cựu học của Nam Phong Tạp Chí tại Hà Nội.

– Nguyễn Khánh Toàn (1905-1993; sinh tại tỉnh Nghệ An): năm 1925 vào Sài Gòn viết báo, cùng với Tạ Thu Thâu thành lập báo

Le Nhà quê, đăng nhiều bài chống Pháp nên bị bắt giam; năm 1928 ra tù, nhận được học bổng sang Pháp du học, rồi đến 1930

trốn sang Liên Xô học trường Đại học Phương Đông, hoạt động cho Quốc Tế Cộng Sản Đệ Tam; năm 1946 được Liên Xô cử về

nước hoạt động, nhưng do bất đồng ý kiến với cố vấn Trung Cộng tin cậy nên chỉ được giao những nhiệm vụ trong ngành giáo

dục và khoa học.

– Nguyễn Khắc Hiếu (Tản Đà; 1888-1939; sinh tại tỉnh Sơn Tây): từ 1915 đến 1918 là thành viên ban biên tập cựu học của Đông

Dương tạp chí; thời kỳ 1921-25 làm chủ bút Hữu Thanh tạp chí của Hội Ái Hữu công thương Bắc Kỳ; từ 1-7-1926 thành lập An

Nam tạp chí ở Hà Nội nhưng bị khó khăn về tài chánh phải đình bản rồi tái lập đến ba lần, cuối cùng đến năm 1933 phải đình

bản hẳn An Nam tạp chí; thời kỳ 1927-28 vào Sài Gòn giúp Diệp Văn Kỳ trong Ban biên tập Đông Pháp Thời Báo; sau khi đóng
cửa An Nam Tạp Chí thì giữ mục ‘Vi Đàn’ trên Tiểu Thuyết Tuần San ở Hà Nội (1933-34), rồi làm biên tập viên Hán ngữ cho tạp

chí Phật học Tiếng Chuông Sớm (1935-36).

– Nguyễn Khoa Toàn (1898-1965; sinh tại Huế): tốt nghiệp trường Sư phạm năm 1923, rồi sang Pháp theo học trường Hội họa

Fontainebleau; sau đó hành nghề họa sĩ; dưới triều vua Bảo Đại được cử làm tham tri Bộ Học, rồi tá lý thị lang tham tri Bộ Lại;

năm 1941 thành lập và chủ nhiệm Giáo Dục Tạp Chí, là nguyệt san song ngữ Pháp-Việt ấn hành tại Huế; đầu năm 1948 tham gia

cuộc vận động đòi độc lập cho Quốc gia Việt Nam, giữ chức tổng trưởng Bộ Giáo dục-Nghi lễ trong nội các của thủ tướng

Nguyễn Văn Xuân; ngày 5-8-1948 tham gia phái đoàn Việt Nam đàm phán với Pháp tại Vịnh Hạ Long để ký hiệp định Pháp trao

trả độc lập cho Việt Nam; thời kỳ 1951-55 là đại sứ Việt Nam tại Thái Lan.

– Nguyễn Kim Đính : sáng lập và chủ nhiệm tờ báo đối lập Đông Pháp Thời Báo (15-3-1923 đến tháng 10-1927) ở Sài Gòn; đồng

thời làm quản lý tờ báo Pháp ngữ L’Écho annamite (Tiếng vọng An Nam) từ tháng 10-1924 đến 1-1925.

– Nguyễn Kim Hoàn : giám đốc tập san Ngày Nay ở Hà Nội (1936).

– Nguyễn Lân : xem: Từ Ngọc.

– Nguyễn Mạnh Bổng (Mân Châu; 1901-1952; sinh tại tỉnh Hà Đông): thông thạo Hán ngữ, Pháp ngữ; làm nghề thầy thuốc đông

y, mở hiệu thuốc Hương Sơn Đường tại số 6, đại lộ Gia Long, Hà Nội; cộng tác viên tạp chí Nam Phong (1917-1934); biên tập

viên các tạp chí Hữu Thanh, Tiếng Chuông Sớm (1935-36); thành lập và điều hành nhà xuất bản Hương Sơn tại số 6, đại lộ Gia

Long (1937-50); năm 1950 vào Sài Gòn.

– Nguyễn Mạnh Chất : đồng chủ trương tuần báo Trung Tâm tại Hà Nội.
– Nguyễn Mạnh Tường (1909-1997; sinh tại Hà Nội): năm 1932 tốt nghiệp tiến sĩ luật tại Pháp; năm 1936 về Hà Nội dạy học;

cùng với Jean M. Hertrich thành lập và đồng chủ bút nguyệt san Pháp ngữ EST (Nguyệt san Phương Đông) tại Hà Nội (1939-

40).

– Nguyễn Năng Quốc : tổng đốc tỉnh Thái Bình (tháng 7 -1927 đến 9-1929); tham gia Phong trào chấn hưng Phật giáo và đứng

tên xin thành lập Hội Phật giáo Bắc Kỳ (1934-35) và được bầu làm hội trưởng đầu tiên; thành lập và chủ nhiệm Tạp chí Đuốc

Tuệ (1935).

– Nguyễn Nhược Pháp (1914-1938; là con học giả Nguyễn Văn Vĩnh): đã viết trên các báo Hà Nội Báo, Đông Dương tạp chí bộ

mới, Tinh Hoa, Ngày Nay, Annam Nouveau…

– Nguyễn Phan Lãng (Đàm Xuyên; ?-1948; sinh tại Hà Nội): cộng tác viên trường Đông Kinh Nghĩa Thục tại Hà Nội (1907); cộng

tác viên tạp chí Nam Phong (1917-1934).

– Nguyễn Phan Long (1889-1960; sinh tại Sài Gòn): thành viên Đảng Lập Hiến Đông Dương; tháng 6-1922 mua lại của Lê Thành

Tường tờ báo Pháp ngữ L’Écho annamite (Tiếng vọng An Nam), và làm giám đốc từ 29-6-1922 đến tháng 10-1928, sau đó bán

lại cho Eugène Dejean de la Batie; ngoài ra cũng thành lập và làm chủ nhiệm các báo ở Sài Gòn như La Tribune Indochinoise,

L’Echo du Việt Nam, Đuốc Nhà Nam (1928); sau năm 1945 hoạt động trong phong trào Cách mạng quốc gia, là tổng trưởng

Ngoại giao (1948); từ năm 1949 là thủ tướng Quốc gia Việt Nam.

– Nguyễn Phó : cộng tác viên của báo L’Annam tại Sài Gòn (1926).
– Nguyễn Quang Độ : thiền sư, trụ trì chùa Bảo Phúc ở Hà Đông; tham gia thành lập và làm phó chủ bút Tạp chí Tiếng Chuông

Sớm (1935-36).

– Nguyễn Quang Oánh (Băng Hồ; 1888-1946; sinh tại tỉnh Hải Dương): chủ trương Cổ Kim thư xã và Việt Nam thư xã ở Hà Nội

(là anh ruột của văn sĩ Nguyễn Văn Ngọc).

– Nguyễn Quốc Túy : đại biểu Viện Dân biểu Trung Kỳ; chủ trương báo Ánh Sáng tại Huế năm 1936.

– Nguyễn Quý Hương (Lạc Nhân): từ năm 1927 làm phóng viên rồi chủ bút báo Tiếng Dân của Huỳnh Thúc Kháng ở Huế; sau

năm 1954 là chủ bút báo Công Lý (ở Huế).

– Nguyễn Tấn : đồng quản lý và chủ bút tuần báo Phụ Nữ Tân Tiến (bộ mới) ở Huế (1934).

– Nguyễn Tấn Phong : quản lý tuần báo Nông Cổ Mín Đàm từ 1902 đến 1907.

– Nguyễn Thành Út : chủ bút tuần báo Nam Kỳ Kinh Tế Báo tại Sài Gòn (1920-23).

– Nguyễn Thế Phương (Lang Đình, Minh Tâm nữ sĩ, Nam Đình, Nguyễn Kỳ Nam, Nguyễn Thị Cẩm Vân; 1906-1978; sinh tại Tân

An): từ 1926 làm phóng viên nhiều tờ báo Sài Gòn, chuyên về tin tức tòa án; làm chủ bút các báo Công Luận Báo (tháng 4 đến

10-1926), Tin Điển (1945-46), Thần Chung (1948-54); năm 1929 cùng với Diệp Văn Kỳ và Nguyễn Văn Bá sáng lập nhật báo

Thần Chung ở Sài Gòn và làm chủ nhiệm kiêm chủ bút báo này từ cuối tháng 12-1948 đến 1954; năm 1938 cộng tác với báo

Điển Tín và chủ trương ra một phụ trương báo Điện Tín lấy tên là Đuốc Công Lý, đối lập tranh đấu với chính quyền thực dân,

nhất là chống lại chính sách Nam kỳ tự trị; quản lý tờ Đuốc Công Lý (1938-39); làm đổng lý văn phòng Bộ Tư pháp của bộ
trưởng Trịnh Đình Thảo (1945); sau năm 1954 cũng chủ trương các báo Đuốc Nhà Nam, Dân Chủ Mới; được bầu uỷ viên kiểm

soát Hội chủ báo Việt Nam niên khóa 1967-68.

– Nguyễn Thế Truyền (1898-1969; sinh tại tỉnh Nam Định): lãnh tụ sáng lập Đảng An Nam Độc Lập (1923-27), Đảng Việt Nam

Độc Lập (1927-39) tại Pháp; trong thời gian hoạt động ở Pháp (1920-27) đã viết nhiều bài đăng trên các báo Diễn Đàn Thông

Tin Quốc Tế (của Quốc tế cộng sản), Inprekorr, L’Humanité (của Đảng Cộng sản Pháp), La Revue Communiste, La Viie Ouvrière,

Le Journal du Peuple (của Đảng Xã hội Pháp), Le Libertaire, Le Paria…; tháng 1-1922 cùng thành lập báo Le Peria (Người Cùng

Khổ) ở Paris; thành lập tại Pháp và làm chủ nhiệm kiêm chủ bút các báo Việt Nam Hồn (1-1926), Hồn Việt Nam (9-1926),

L’Ame Annamite (cuối 1926), La Nation Annamite (cuối 1926), Phục Quốc (cuối 1926), Résurrection (6-1927), Việt Nam

(tháng 9-1927); năm 1953 chủ trương và điều hành tờ báo Thân Dân (L’Ami du peuple) ở Sài Gòn cho tới đầu thập niên 1960s.

– Nguyễn Thị Lý : thành lập và chủ nhiệm báo Bạn Gái ở Hà Nội cuối năm 1945.

– Nguyễn Thị Thanh Tú : chủ bút tuần báo Việt Nữ tại Hà Nội (1937).

– Nguyễn Thị Oanh : chủ trương và chủ nhiệm tuần báo Việt Nữ tại Hà Nội (1945-46).

– Nguyễn Thị Thảo : thành lập và chủ nhiệm kiêm chủ bút Tạp chí Phụ Nữ ở Hà Nội (1938-39).

– Nguyễn Thị Thục Viên : chủ bút tuần báo Việt Nữ tại Hà Nội (1945-46).

– Nguyễn Thúc Hào (1912-2009; sinh tại tỉnh Nghệ An): năm 1935 nhận bằng thạc sĩ Toán tại Đại học Khoa học Marseille,

Pháp; sau đó về nước dạy học tại Quốc học Huế; từ năm 1936 đồng sáng lập và điều hành đặc san Pháp ngữ Les Responsables

(Những người hữu trách) tại Huế; năm 1941 cùng thành lập và điều hành Tạp chí Khoa Học tại Hà Nội.
– Nguyễn Thứ Lễ : xem: Thế Lữ.

– Nguyễn Tiến Lãng (Hán Thu, Thượng Uyển; 1909-1976; sinh tại tỉnh Thái Nguyên): là em nhà văn Nguyễn Mạnh Bổng; thi

đậu tú tài Pháp năm 1929; đã viết nhiều bài báo và sách bằng Pháp ngữ và Việt ngữ trên các báo Pháp-Việt; thời kỳ 1926-32

cộng tác với Nguyễn Văn Vĩnh trong tủ sách Âu Tây Tư Tưởng và Tản Đà trong An Nam Tạp Chí; thời kỳ 1932-34 là chủ nhiệm

kiêm chủ bút cuối cùng của Nam Phong Tạp Chí tại Hà Nội; biên tập viên Pháp ngữ Tạp chí Tiếng Chuông Sớm (1935-36); năm

1940 kết hôn với con gái học giả Phạm Quỳnh là Phạm Thị Ngoạn; và cũng là em vợ của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu và Phan

Khôi.

– Nguyễn Triệu Luật (Dật Lang, Phất Văn Nữ Sĩ; 1903-1946; sinh tại Hà Nội): nhà cách mạng, văn sĩ, ký giả; tốt nghiệp trường

sư phạm Hà Nội, dạy học ở Tuyên Quang, Hà Nội, Hải Phòng, Vinh; tham gia hội nghị thành lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

(1927); sau cuộc nổi dậy Yên Bái (1930) bị Pháp bắt giam một thời gian rồi được thả nhưng bị cấm dạy học; chuyển sang viết

truyện ngắn và viết cho các tờ báo như Nam Phong Tạp Chí, Trung Bắc Tân Văn, Ích Hữu, Tao Đàn, Tiểu Thuyết Thứ Bảy, Nhật

Tân…; quản lý bán nguyệt san Tao Đàn tại Hà Nội năm 1939; đồng thời vẫn hoạt động trong Việt Nam Quốc Dân Đảng tại Hà

Nội; bị Việt Cộng sát hại năm 1946.

– Nguyễn Trọng Cẩn (Hoài Nam; 1900-1947; sinh tại tỉnh Quảng Bình): từ năm 1927 chủ bút tạp chí Thần Kinh của Lê Thanh

Cảnh ở Huế; bản thân sáng tác văn chương trào phúng, thơ, khảo luận văn học, lịch sử, nhiều bài rất có giá trị.
– Nguyễn Trọng Thuật (Đồ Nam Tử, Quảng Tràng Thiệt Cư Sĩ; 1883-1940; sinh tại tỉnh Hải Dương): hoạt động văn báo tại Hà

Nội; thành viên Ban biên tập cựu học của Nam Phong Tạp Chí từ năm 1917 và Ban biên tập tạp chí Đuốc Tuệ của Hội Phật giáo

Bắc kỳ; từ năm 1931 chủ bút Tân Thanh Tạp Chí; đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng.

– Nguyễn Trung Như : biên tập viên Tạp chí Tiếng Chuông Sớm (1935-36) ở Hà Nội.

– Nguyễn Tường Bách (Viễn Sơn; 1916-…; sinh tại tỉnh Hải Dương): là bác sĩ, em út của Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Tường

Cẩm, Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Tường Long, Nguyễn Thị Thế, Nguyễn Tường Lân; chủ trương tờ Ngày Nay-Kỷ Nguyên Mới

năm 1945 định nối tiếp truyền thống báo Phong Hoá và Ngày Nay của Tự Lực văn đoàn trước đây, nhưng do thời cuộc nên chỉ

thời gian ngắn sau là bị đình bản.

– Nguyễn Tường Cẩm (1903-1947; sinh tại tỉnh Hải Dương): kỹ sư canh nông; sáng lập, làm giám đốc (5 số đầu) kiêm chủ

nhiệm tuần báo Ngày Nay của nhóm Tự Lực Văn Đoàn ở Hà Nội trong hai năm 1935-36; năm 1947 bị Việt Cộng sát hại cùng với

anh là Nguyễn Tường Thụy.

– Nguyễn Tường Lân (Thạch Lam; 1910-1942; sinh tại tỉnh Hải Dương): viết văn báo ở Hà Nội từ năm 1931; thời kỳ 1932-34

trực tiếp phụ trách biên tập truyện ngắn trên tuần báo Phong Hóa; sau đó làm quản lý (1935-36) rồi chủ bút (1936-40) của báo

Ngày Nay và là một trong những trụ cột của nhóm Tự Lực Văn Đoàn.

– Nguyễn Tường Long (Hoàng Đạo, Tứ Ly; 1906-1948; sinh tại tỉnh Hải Dương): cùng với anh là Nhất Linh và em là Thạch Lam

điều hành báo Phong Hóa, Ngày Nay, Chủ Nhật của nhóm Tự Lực văn đoàn, trực tiếp phụ trách biên tập nghị luận, pháp luật và

giáo dục công dân trên tờ báo Phong Hóa.


– Nguyễn Tường Phượng (Tiên Đàm; 1899-1974; sinh tại tỉnh Bắc Ninh): đồng sáng lập và làm chủ nhiệm kiêm biên tập viên

tạp chí Tri Tân (1941-45) ở Hà Nội.

– Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh; 1905-1963; sinh tại tỉnh Hải Dương): năm 1932 chủ trương tuần báo Phong Hóa, thành lập

Tự Lực Văn Đoàn; tháng 3-1936, báo Phong Hóa bị đình bản nên ông cho tục bản báo Ngày Nay làm cơ quan của Tự Lực Văn

Đoàn cho đến năm 1939 chuyển sang hoạt động chánh trị.

– Nguyễn Tử Thức (sinh tại tỉnh Gò Công): thành lập và làm chủ nhiệm Nam Trung Nhựt Báo tại Sài Gòn từ năm1917 đến 1921.

– Nguyễn Uyển Diễm : nhà văn biên khảo; thời kỳ 1936-38 đồng chủ trương và điều hành tuần báo Tiến Bộ tại Bắc Ninh; năm

1940 kết hôn với nữ sĩ Mộng Sơn (Vũ Thị Mai Hương); từ năm 1950 cùng với Mộng Sơn thành lập Nhà xuất bản Vỡ Đất tại Hà

Nội, hoạt động cho đến 1954.

– Nguyễn Vạn An : chủ bút tuần báo Nghề Mới tại Hải Phòng (từ 1936).

– Nguyễn Văn Bá : tốt nghiệp trường Sư phạm Hà Nội, sau đó dạy học ở Hà Nội; năm 1925 vào Sài Gòn viết cho tờ Đông Pháp

Thời Báo, rồi làm chủ bút (1927-28) báo này; thời kỳ 1929-32 cộng tác với Diệp Văn Kỳ và Nguyễn Thế Phương điều hành (làm

chủ bút) nhật báo Thần Chung (1929-1930) ở Sài Gòn theo chủ trương đối lập ôn hòa, thể hiện ý thức quốc gia dân tộc.

– Nguyễn Văn Cổn (Thần Ðiện Tử; 1911-?; sinh tại tỉnh Thanh Hóa): năm 1926 sang du học ở Paris rồi London; từ năm 1931 về

nước, cộng tác thơ văn với các báo: L’Ami du Peuple, Tiếng Dân…; năm 1939 vào Sài Gòn làm trưởng ban nhân viên tại Tòa

soạn báo L’Echo Annamite (Tiếng vọng An Nam, 1939-43); phó giám đốc Đài Vô tuyến truyền thanh Sài Gòn (1943-45).
– Nguyễn Văn Của : cùng hùng vốn duy trì tuần báo Nông Cổ Mín Đàm (1915-21); thành lập và điều hành nhà in Imprimerie de

l’Union và báo Lục Tỉnh Tân Văn tại Sài Gòn, làm giám đốc nhật báo Lục Tỉnh Tân Văn từ 3-10-1921 đến tháng 12-1944; đồng

sáng lập Nam Kỳ Nhật Báo Ái Hữu Hội tại Sài Gòn khoảng năm 1918.

– Nguyễn Văn Đa (bà ~): năm 1930 thành lập nhật báo/tuần báo Phụ Nữ Thời Đàm ở Hà Nội và làm chủ nhiệm cho đến khi báo

bị đóng cửa năm 1938; trong đó thời kỳ 1936-38, bà cho thuê tuần báo Phụ Nữ Thời Đàm làm cơ quan của Đệ Tứ Quốc Tế Cộng

Sản ở Bắc Kỳ.

– Nguyễn Văn Hữu : quản lý báo Nhi Đồng Họa Bản ở Hà Nội từ năm 1941.

– Nguyễn Văn La : chủ nhiệm tuần báo Đọc tại Hà Nội trong hai năm 1938-39.

– Nguyễn Văn Luận : thành viên Tòa soạn Đông Dương Tạp Chí (1913-19).

– Nguyễn Văn Luyện : bác sĩ; thành lập nhật báo Tin Mới tại Hà Nội, hoạt động thời kỳ 1939-45.

– Nguyễn Văn Minh (Long Điền): thành viên ban biên tập tạp chí Tri Tân (1941-1945) ở Hà Nội.

– Nguyễn Văn Ngọc (Ôn Như; 1890-1942; sinh tại tỉnh Hải Dương): cộng tác tạp chí Nam Phong (1917-1934) ở Hà Nội.

– Nguyễn Văn Nguyễn (Ngũ Yến; 1910-1953; sinh tại tỉnh Mỹ Tho): từ 1934-1937 viết báo La Lutte, l’Avant garde, Dân Quyền,

Mai ở Sài Gòn; thành viên Cộng Sản Đệ Tam.

– Nguyễn Văn Nhựt : chủ trương và điều hành báo Zân tại Sài Gòn từ năm 1935.

– Nguyễn Văn Quới : quản lý tuần báo Tiểu Thuyết Nam Kỳ tại Sài Gòn năm 1935.
– Nguyễn Văn Sâm (1898-1947; sinh tại tỉnh Sóc Trăng): trước năm 1939 là thành viên Đảng Lập Hiến Đông Dương, viết báo La

Turbune indigène (Diễn Đàn Bản Xứ), làm chủ nhiệm báo Đuốc Nhà Nam, chủ tịch Hội ký giả Nam Kỳ; năm 1938, thành lập báo

Tự Do làm cơ quan tranh đấu của Đảng Việt Nam Quốc Dân Độc Lập do ông làm chủ tịch; ngày 10-10-1947, bị Việt Cộng ám sát

trên xe buýt Sài Gòn-Chợ Lớn.

– Nguyễn Văn Sinh (1917-1950; sinh tại tỉnh Quảng Ngãi): thời kỳ 1935-45 vào Sài Gòn viết bài đăng trên các báo: Đông Dương,

Dân Quyền, Sài Gòn, Tin Điễn, Dân Báo, Công Lý, Truyền Tin, Presse Indochinoise (Báo Đông Dương), Soie dAsie (Chiều Á

Châu); làm biên tập viên các báo: Tân Thời, Thời Sự, Dân Quý, Nghĩa Thầy, Renaissance Indochinoise (Phục Hưng Đông

Dương); thời kỳ 1943-45 kiêm thêm thông ngôn cho hãng tin API của Nhật; sau năm 1945 tham gia Việt Cộng và viết báo tại

Sài Gòn với bút danh Nam Quốc Cang và Nguyễn Thạch Sơn.

– Nguyễn Văn Sỏi (Bồng Dinh, Giáo Sỏi, Liêm Khê, Thanh Phong): ký giả ở Sài Gòn từ thập niên 1920 đến thập niên 1950, ngoài

viết báo còn dịch nhiều truyện Tàu với bút hiệu Thanh Phong.

– Nguyễn Văn Sự : quản lý tuần báo Chuyện Đời tại Hà Nội (1938-39).

– Nguyễn Văn Tạo (1908-1970; sinh tại Long An): đảng viên cộng sản, từ 1930 làm chủ bút báo Trung Lập của Trần Thiện Quý

và cộng tác các báo La cloche félée, La Lutte, Mai, Dân Quyền, Đuốc Nhà Nam ở Sài Gòn.

– Nguyễn Văn Thinh (1888-1946): sinh trong một gia đình đại điền chủ, có quốc tịch Pháp; năm 1907 tốt nghiệp thủ khoa khóa

đầu tiên Đại học Y khoa Đông Dương; sau đó sang Pháp học tại Y Khoa Đại học Đường Paris (Faculté de Médecine de Paris), lấy

bằng bác sĩ y khoa Pháp; năm 1926 gia nhập Đảng Lập hiến Đông Dương, đấu tranh đòi cho Đông Dương có quyền lập Hiến và
tự chủ; năm 1937 thành lập và làm tổng thư ký Đảng Dân chủ Đông Dương; sáng lập viên Hội Truyền bá quốc ngữ Nam Kỳ, hội

trưởng Hội Cứu đói Nam Kỳ, chủ tịch Hội Mễ cốc Đông Dương; sáng lập viên và viết bài trên các báo: Tribune Indochinoise

(1926-42), L’Echo Annamite, Đuốc Nhà Nam…; tháng 10-1945 thành lập Mặt trận Bình dân Nam Việt (FPC) và các tờ báo Phục

Hưng, Tiếng Gọi, để vận động thành lập nước Cộng hòa Nam Kỳ để cùng Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Lào, Cambodia trở thành các bang tự

trị trong Liên bang Đông Dương; ngày 4-2-1946 được bầu vào Hội đồng Tư vấn Nam Kỳ; ngày 26-3-1946 được Hội đồng Tư

vấn Nam Kỳ bầu làm thủ tướng đầu tiên của Chánh phủ Cộng hòa tự trị Nam Kỳ thuộc Liên bang Đông Dương; ngày 10-11-

1946 bị mật vụ Việt Cộng sát hại tại tư gia trên đường Lê Văn Duyệt, Gia Định.

– Nguyễn Văn Tính : đồng chủ trương tuần báo Học Sinh tại Sài Gòn (từ 1936).

– Nguyễn Văn Tố (Ứng Hòe; 1889-1947; sinh tại Hà Nội): viết báo chuyên về văn học cổ Việt Nam cho các tạp chí ở Hà Nội như

Đông Dương tạp chí, Trí Tri, Viễn Đông Bác Cổ, Tri Tân, thành viên ban biên tập Đông Dương tạp chí và Tri Tân tạp chí.

– Nguyễn Văn Vĩnh (Đào Thị Loan, Lang Gia, Mũi Tẹt Tử, N.V.V., Quan Thành, Tân Nam Tử, Tông Gia; 1882-1936; sinh tại tỉnh

Hà Đông): năm 1896 tốt nghiệp thủ khoa trường Thông ngôn (Collège des interprètes), được bổ làm thư ký Dinh Khâm sứ tại

Hà Nội; năm 1906 sau khi dự cuộc đấu xảo ở Marseille, Pháp, trở về Hà Nội quyết định nghĩ làm công chức để ra kinh doanh,

mở nhà in, làm báo, dịch sách; lần lượt làm chủ bút các báo ở Hà Nội như Đăng Cổ Tùng Báo (1907), Notre Journal (1908),

Notre Revue Journal (1908), Đông Dương Tạp Chí (1913-18), Trung Bắc Tân Văn (1915-19), Nam Học Niên Khóa (sau đổi là

Học Báo, 1919), An Nam Nouveau (1931); chủ nhân và chủ nhiệm báo Trung Bắc Tân Văn (1919-36); thành lập và làm chủ
nhiệm kiêm chủ bút báo L’Annam nouveau; là một trong những người cùng sáng lập và giảng dạy ở Trường Đông Kinh Nghĩa

Thục; năm 1936 sang Lào với ý định tìm vàng rồi bị bệnh kiết lỵ, mất ngày 1-5-1936 tại Tchépone (Lào).

– Nguyễn Vỹ (Cô Diệu Huyền, Lệ Chi, Tân Phong, Tân Trí; 1912-1971; sinh tại tỉnh Quảng Ngãi): trước 1945 hoạt động báo chí

tại Hà Nội; cộng tác với các báo Tiếng Dân, Văn Học tạp chí, Tuần báo Đông Tây (1936), Tiểu Thuyết Thứ Năm (1936), Phụ Nữ

(1936), L’Ami du peuple, La Patrie Annamite; đồng sáng lập và điều hành báo La Revue Franco-Annamite và Le Cygne Bạch-

nga.

– Nguyễn Xiển (1907-1997; sinh tại tỉnh Nghệ An): nhận được học bổng sang Pháp du học; năm 1932 tốt nghiệp Đại học

Toulouse, Pháp; sau đó về Hà Nội dạy học; năm 1941 cùng thành lập và làm chủ bút Tạp chí Khoa Học tại Hà Nội.

– Nguyễn Xuân Lương : chủ nhiệm Tạp chí Văn Mới tại Hà Nội.

– Nguyễn Xuân Mai : đồng sáng lập và chủ nhiệm tuần báo Phong Hóa tại Hà Nội năm 1932, được vài tháng thì chuyển giao cho

nhóm Tự Lực Văn Đoàn.

– Nguyễn Xuân Thái : quản lý điều hành tuần báo Đông Tây, Tiểu Thuyết Báo (từ 1937), Văn Hóa Tạp Chí (từ 1939) tại Hà Nội.

– Ngụy Như Kon Tum (1913-1991; sinh tại tỉnh Kontum): nhận được học bổng sang Pháp du học; năm 1936 nhận bằng thạc sĩ

Lý-Hóa tại Đại học Sorbonne, Paris; năm 1939 về Sài Gòn dạy học; năm 1941 cùng thành lập và điều hành Tạp chí Khoa Học tại

Hà Nội.

– Nhất Linh : xem: Nguyễn Tường Tam.


– Như Phong (~Nguyễn Đình Thạc; 1917-1985; sinh tại Hà Nội): đã viết bài trên các báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy, Ích Hữu, Thời

Vụ Mới…

– Nhượng Tống (~Hoàng Phạm Trân, Mạc Bảo Thần; 1904-1949; sinh tại tỉnh Nam Định): nhà cách mạng, văn sĩ, ký giả; thông

thạo quốc ngữ, Hán ngữ, Pháp ngữ; năm 1921 bắt đầu viết trên các báo Khai Hóa, Nam Thành, Thực Nghiệp Dân Báo (trợ bút,

1924), Hồn Cách Mạng, Hà Nội Tân Văn; năm 1927 gia nhập Nam Đồng Thư Xã và tham gia hội nghị thành lập Việt Nam Quốc

Dân Đảng để hoạt động chống Pháp; năm 1929 bị bắt đày ra Côn Đảo; năm 1936 được ra tù nhưng bị quản thúc ở quê nhà; thời

kỳ 1937-46 chuyên tâm sáng tác văn báo; đã viết bài cho tờ Thực Nghiệp Dân Báo (1924), Hà Nội Tân Văn (1940); năm 1947

hết bị quản thúc và trở lại Hà Nội hoạt động trở lại trong Việt Nam Quốc Dân Đảng; ngày 8-11-1949 bị mật vụ Việt Cộng ám sát

tại tư gia là tiệm thuốc bắc số 128 phố Chợ Hôm, Hà Nội.

– Paul Édouard Vivien (1858-1931): giám đốc điều hành tạp chí Pháp ngữ Le Midi colonial et maritime tại Sài Gòn từ năm 1919

đến 1927.

– Paul Monin (1890-1929): luật sư; đảng viên Xã hội Pháp, thành viên Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ; kịch liệt tranh đấu đòi các

quyền tự do cho dân thuộc địa Việt Nam; cùng thành lập và đồng chủ nhiệm tại Sài Gòn các báo Pháp ngữ đối lập cấp tiến: nhật

báo L’Indochine (1925), L’Indochine enchaînée (1925-26); sau đó từ trần vì bệnh sốt rét vào tháng 1-1929; hưởng dương 39

tuổi.
– Phan Anh (1912-1990; sinh tại tỉnh Hà Tĩnh): luật sư, tốt nghiệp Khoa Luật, Đại học Đông Dương năm 1937; biên tập viên tạp

chí Tương Lai (L’Avenir) tại Hà Nội (1936-37); sau đó cùng thành lập và điều hành Tạp chí Thanh Nghị (1941-45); giữ chức bộ

trưởng Bộ Thanh niên trong Chánh phủ Trần Trọng Kim từ tháng 3 đến tháng 8-1945.

– Phan Châu Trinh (1872-1926; sinh tại tỉnh Quảng Nam): lãnh tụ phong trào Duy Tân ở Việt Nam (1906-08); trong thời gian

hoạt động ở Pháp (1912-25) đã viết nhiều bài đăng trên các báo Inprekorr, La Viie Ouvrière, Le Journal du Peuple (của Đảng Xã

hội Pháp), Le Libertaire, Le Paria…; tháng 1-1922 cùng thành lập báo Le Paria (Người Cùng Khổ) ở Paris.

– Phan Kế Bính (Bưu Văn; 1875-1921; sinh tại tỉnh Hà Đông): năm 1906 thi đậu cử nhân Hán học nhưng không ra làm quan,

sống với nghề dạy học ở Hà Nội; viết báo từ năm 1907, phụ trách biên tập Hán văn trên Đăng Cổ Tùng Báo; cộng tác với các báo

Lục Tỉnh Tân Văn, Đông Dương Tạp Chí, Trung Bắc Tân Văn…; từ năm 1913 là thành viên ban biên tập cựu học Đông Dương

tạp chí và Trung Bắc Tân Văn.

– Phan Khôi (Chương Dân, Tú Sơn; 1887-1959; sinh tại tỉnh Quảng Nam): năm 18 tuổi đậu tú tài Hán học; năm 1907 ra Hà Nội

tham gia phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục và làm việc cho tạp chí Đăng Cổ Tùng Báo. Khi tờ tạp chí bị cấm, ông về Nam Định

rồi về Hải Phòng ẩn náu. Ít lâu sau ông lén về Quảng Nam hoạt động trong phong trào Văn Thân cùng với Huỳnh Thúc Kháng.

Trong cuộc Trung Kỳ dân biến, ông bị bắt và giam tại nhà tù Quảng Nam đến năm 1914 thì được ân xá. Ra khỏi tù, ông lại về Hà

Nội viết cho Nam Phong Tạp Chí. Vì bất bình với Phạm Quỳnh, năm 1915 ông bỏ vào Sài Gòn viết cho báo Lục Tỉnh Tân Văn.

Năm 1920, ông lại trở ra Hà Nội viết cho Thực Nghiệp Dân Báo và báo Hữu Thanh. Năm 1924, Thực Nghiệp Dân Báo và Hữu

Thanh bị đóng cửa, ông lại trở vào Sài Gòn viết báo Lục Tỉnh Tân Văn, rồi từ 1929 là Thần Chung và Phụ Nữ Tân Văn. Năm
1932 trên báo Phụ Nữ Tân Văn, ông đăng bài thơ ‘Tình già’ làm phát động phong trào thơ mới ở Sài Gòn. Từ tháng 9-1933 đến

2-1935, ông trở ra Hà Nội làm chủ bút tuần báo Phụ Nữ Thời Đàm. Thời kỳ 1933-45, ông là một đảng viên nòng cốt của Việt

Nam Quốc Dân Đảng. Năm 1935, ông vào Huế làm chủ bút tờ Tràng An Báo (tháng 3-1935 đến 2-1936), rồi năm 1936 xin giấy

phép xuất bản báo Sông Hương, làm cơ quan bí mật của Quốc Dân Đảng tại Trung Kỳ. Tháng 3-1937, ông bán lại báo Sông

Hương cho Đệ Tam Quốc Tế, rồi trở vào Sài Gòn dạy chữ Nho và viết tiểu thuyết.

– Phan Nhung : tham gia điều hành báo Sông Hương tại Huế trong hai năm 1936-37.

– Phan Thanh (Trạc Anh; 1908-1939; sinh tại tỉnh Quảng Nam): từ năm 1926 vừa dạy học vừa viết báo công kích chế độ thực

dân Pháp; cộng tác với các báo ở Hà Nội từ 1928 như Le Travail, Rassemblement, Notre voix, Demain, Tin Tức, Thời Thế, Đời

Nay…

– Phan Thị Bạch Vân (~Phan Thị Mai, Hoàng Thị Tuyết Hoa, Madame Võ Đình Dần; 1903-1980; sinh tại tỉnh Biên Hòa): cộng tác

với các báo Đông Pháp Thời Báo (trợ bút), Phụ Nữ Tân Văn… vào cuối thập niên 1930; thành lập Nữ Lưu Thơ Quán ở Gò Công

(1928) nhưng do công khai truyền bá tư tưởng cách mạng nên chỉ không đầy hai năm thì thư quán bị cấm; ngày 10-2-1930 bị

ra tòa về tội ‘phá rối cuộc trị an trong xứ bằng văn chương tư tưởng’.

– Phan Thị Ngọc (Mỹ Ngọc): thành lập và giám đốc nguyệt san Nữ Công Tạp Chí tại Sài Gòn (1936-38).

– Phan Trần Chúc (1907-1946; sinh tại tỉnh Thái Bình): cộng tác với các báo Tân Việt Nam, Ngọc Báo, Việt Báo xuất bản ở Hà

Nội; sau ngày Nhật đảo chánh Pháp 9-3-1945 hoạt động chánh trị và tham gia Đại Việt Quốc Gia Liên Minh; đầu năm 1946 bị

Việt Cộng sát hại tại Hoài Đức, Hà Đông.


– Phan Văn Giáo : đồng chủ trương tuần báo Học Sinh tại Sài Gòn (từ 1936).

– Phan Văn Hùm (Phù Dao; 1902-1946; sinh tại tỉnh Thủ Dầu Một): năm 1932 cùng với bác sĩ Đoàn Quang Tấn và Hồ Hữu

Tường, chủ trương và điều hành tạp chí Đồng Nai, rồi năm 1933 cộng tác với Tạ Thu Thâu, Nguyễn An Ninh, Trần Văn Thạch,

Lê Văn Thử xuất bản báo La Lutte, làm cơ quan công khai đấu tranh với chánh quyền Pháp tại Sài Gòn; đã viết các báo như: Mai,

Phụ Nữ Tân Văn, Việt Thanh, Dân Quyền, Thần Chung…; tháng 10-1945 bị Việt Cộng sát hại tại miền Đông Nam Bộ.

– Phan Văn Tài : đồng sáng lập và điều hành báo Pháp ngữ Le Rigolo (Kẻ ngộ nghĩnh) tại Huế từ năm 1914.

– Phan Văn Thiết (Lan Đình, Thân Việt; 1902-1987; sinh tại Cao Lãnh): là con của nhà thơ Trà Giang Thôn Lão (tức Phan Văn

Dược, Hội đồng Phu); du học tại Pháp, đậu bằng Cử nhân Luật năm 1934; sau đó về Sài Gòn, vừa làm luật sư vừa làm chủ nhiệm

kiêm chủ bút ba tuần báo: Tân Văn (1934-36), Việt Dân Báo (1934-36), Thế Giới Tân Văn (1936-37), viết nhiều bài chánh luận

đối lập với chánh quyền thực dân; sau đó chủ trương và biên tập các tờ báo Dân Sanh (1938-39), Tiếng Dội, Blanc et jaune –

Blanc et Noir; từ năm 1952 thôi làm báo để chuyên tâm làm công chức ngành luật pháp, thỉnh thoảng góp mặt trên một vài tờ

báo ở Sài Gòn.

– Phan Văn Trường (1876-1933; sinh tại tỉnh Hà Đông): nhận được học bổng sang Pháp du học và nhận bằng tiến sĩ luật; trong

thời gian làm luật sư và hoạt động cách mạng ở Pháp (1908-25) đã viết nhiều bài đăng trên các báo Diễn Đàn Thông Tin Quốc

Tế (của Quốc Tế Cộng Sản), Inprekorr, L’Humanité (Nhân Đạo, của Đảng Cộng sản Pháp), La Revue Communiste, La Viie

Ouvrière, Le Journal du Peuple (của Đảng Xã hội Pháp), Le Libertaire, Le Paria; tháng 1-1922 tham gia thành lập báo Le Peria
(Người Cùng Khổ) ở Paris; năm 1925 về Sài Gòn làm chủ bút báo La Cloche Félée (1925), đến 1926 đổi thành báo L’Annam, đối

lập với chính quyền thực dân.

– Phạm Bá Nguyên : chủ nhiệm tuần báo Phụ Nữ Tân Tiến (bộ mới) ở Huế (1934); từ năm 1936 thành lập và điều hành tạp chí

Kinh Tế Tân Văn tại Huế.

– Phạm Cao Củng (Phượng Trì; 1913-2012; sinh tại tỉnh Nam Định): chủ trương báo Học Sinh (1939) và nhà xuất bản Mai Lĩnh

ở Sài Gòn.

– Phạm Duy Tốn (Thọ An, Thời Mẫn; 1881-1924; sinh tại tỉnh Hà Đông): năm 1907, vào Sài Gòn cộng tác với báo Lục Tỉnh Tân

Văn, đến 1913, trở ra Hà Nội tham gia ban biên tập tân học cho các tạp chí Đông Dương, Nam Phong và viết cho các báo Thực

Nghiệp Dân Báo, Trung Bắc Tân Văn.

– Phạm Ðình Bách (Hoa Sơn; 1910-?; sinh tại tỉnh Quảng Nam): năm 1928 hoạt động cho đảng Tân Việt, bị bắt giam; ra tù viết

cho các báo ở Sài Gòn: Tranh Ðấu, Sống.

– Phạm Ðình Tân (1913-?; sinh tại tỉnh Nam Ðịnh): cộng tác các báo Phụ Nữ Thời Ðàm, Thanh Nghị.

– Phạm Huy Lục : thành viên Tòa soạn Đông Dương Tạp Chí (1913-19); giám đốc điều hành Revue judiciaire franco-annamite

(Pháp-Viện Báo) tại Hà Nội từ tháng 5-1931.

– Phạm Hữu Ninh : thành lập và quản lý tuần báo Phong Hóa ở Hà Nội, số đầu tiên ra ngày 16-6-1932, đến tháng 9-1932

nhượng lại cho Tự Lực Văn Đoàn; chủ nhiệm tuần báo Tiếng Trẻ (từ 1935).
– Phạm Lê Bổng (1905-?; sinh tại Hà Nội): tốt nghiệp Đại học Đông Dương; là chủ hiệu bán pháo Tường Ký và nhà in Tường Ký

ở số 51 phố Hàng Bồ, Hà Nội và còn sở hữu nhiều đất đai đồn điền ở nông thôn; sáng lập viên và thủ quỹ Hội Khai trí Tiến Đức;

năm 1926 đắc cử nghị viên Viện Dân biểu Bắc Kỳ, rồi sau đó là chủ tịch Viện Dân biểu; thành viên của Hội đồng Cơ mật Bắc Kỳ,

Đại hội đồng Kinh tế tài chánh Đông Dương, Hội đồng Quản lý sản xuất công nghiệp Đông Dương, Ủy ban địa phương về Thông

tin và Tuyên truyền, Hội đồng quản trị Phòng Thương mại tại Hà Nội; thành lập và giám đốc kiêm chủ nhiệm tờ báo Pháp ngữ

La Patrie Annamite (1933-45), và các báo Việt Báo (1936-42), Việt Cường (1942-45); tháng 9-1945 bị Việt Cộng tịch thu các cơ

sở Tường Ký ở số 51 phố Hàng Bồ làm trụ sở báo Lao Động và trụ sở Xứ ủy Việt Cộng Bắc Bộ và Khu bộ Việt Minh Bắc Bộ.

– Phạm Minh Kiên (Tuấn Anh; ngụ ở Sài Gòn): ký giả, văn sĩ cộng tác với các báo Nông Cổ Mín Đàm, Đông Pháp Thời Báo, Lục

Tỉnh Tân Văn, Nam Kỳ Kinh Tế…; làm chủ bút các báo Nông Cổ Mín Đàm (từ số 123 tháng 8-1924 đến số 133 tháng 10-1924),

Nhựt Tân Báo.

– Phạm Ngọc Khuê (1913-1995; sinh tại tỉnh Hưng Yên): bác sĩ; thành lập báo Ngòi Bút năm 1941.

– Phạm Ngọc Khuê (bà ~): thành lập và chủ nhiệm báo thiếu nhi Nhi Đồng Họa Bản tại Hà Nội từ năm 1941.

– Phạm Quỳnh (Hồng Nhân, Thượng Chi; 1892-1945; sinh tại tỉnh Hải Dương): năm 1913-18 tham gia ban biên tập tân học

Đông Dương Tạp Chí ở Hà Nội; làm chủ nhiệm kiêm chủ bút nguyệt san Nam Phong Tạp Chí từ Số 1 (1917) tới Số 192 (1934);

sau đó, tiếp tục cộng tác mật thiết với chánh quyền Pháp, làm thượng thư Bộ Lại đứng đầu Triều đình Huế; ngày 23-8-1945 bị

Việt Cộng sát hại ở Quảng Trị.


– Phạm Trung Chánh : quản lý báo quốc ngữ Nhựt Tân Báo (L’Ere nouvelle, 1922-29) và bán tuần san Pháp ngữ L’Ere nouvelle

(1926-29) của An Nam Lao Động Đảng tại Sài Gòn.

– Phạm Văn Ký : đồng sáng lập và điều hành nhật báo Pháp ngữ La Gazette de Huế từ 1936.

– Phú Đức : xem: Nguyễn Đức Nhuận.

– Phùng Tất Đắc (Cố Nhi Tân, Lãng Nhân; 1907-2008; sinh tại Hà Nội): cộng tác với các báo: Đông Dương Tạp Chí, Đông Tây,

Hải Phòng Tuần Báo, Ích Hữu, Nhựt Tân, Thời Báo; làm giám đốc hai tờ báo Pháp ngữ tại Hà Nội là: Fléchettes, Le Cri de Hanoi.

– Pierre Fauquenot : năm 1934 thành lập và điều hành báo L’Alerte (Sự báo động) tại Sài Gòn; đến tháng 12-1939 bị mật vụ

Pháp bắt giữ đem về xử án tù tại Pháp với cáo buộc ‘làm gián điệp cho Nhật Bản’; đến tháng 6-1940 được quân Đức thả ra sau

khi chiếm được Paris.

– Pierre Jeantet Sombsthay : thành lập, giám đốc kiêm chủ nhiệm tuần báo Lục Tỉnh Tân Văn ở Sài Gòn (1907-21); đến năm

1909 bán báo lại cho Francois-Henri Schneider làm chủ, nhưng vẫn tiếp tục làm giám đốc kiêm chủ nhiệm; từ năm 1912 là

giám đốc kiêm quản lý tuần báo Le Cri de Saïgon tại Sài Gòn.

– Quách Tấn (Đăng Đạo, Trường Xuân; 1910-1992; sinh tại tỉnh Bình Định): cộng tác với Phụ Nữ Tân Văn ở Sài Gòn từ năm

1929.

– Raoul Serène (1909-1980): tiến sĩ; viện trưởng Viện Hải học Nha Trang; năm 1939-40 cùng với Cung Giũ Nguyên thành lập và

đồng chủ nhiệm nguyệt san Pháp ngữ Les Cahiers de la Jeunesse (Tập san Thanh Niên) tại Nha Trang.
– Sảng Đình (~Nguyễn Văn Thích; 1891-1978; sinh tại tỉnh Bình Định): thụ phong linh mục năm 1926; đã dạy tiểu học ở Khánh

Hòa, rồi Huế (1911-17), Dòng Thánh Tâm Huế (1927-33), trường Providence Huế (1933-37), Tiểu chủng viện An Ninh Quảng

Trị (1937-42), tuyên úy trường Pellerin và giáo sư Trung học Khải Định (Quốc Học Huế, 1942-46); sáng lập và điều hành tuần

báo Vì Chúa tại Huế, xuất bản từ năm 1936 đến 1946 với tam ngữ Việt-Hán-Pháp.

– Sương Nguyệt Anh (~Nguyễn Xuân Khuê; 1864-1922; sinh tại tỉnh Bến Tre): là con gái thứ tư của nhà thơ Nguyễn Đình

Chiểu; năm 1918 về Sài Gòn làm chủ bút tuần báo Nữ Giới Chung (Tiếng chuông giới nữ).

– Tam Lang (~Vũ Đình Chí, Ba Phải, Chàng Ba, Linh Phương; 1901-1986; sinh tại Hà Nội): là nhà văn, nhà báo ở Hà Nội, chuyên

viết phóng sự và nổi danh ngay với thiên phóng sự đầu tay có tựa đề ‘Tôi kéo xe’ (1935); năm 1938-39 sáng lập và điều hành

tuần báo trào phúng, châm biếm Vịt Đực; thời kỳ trước năm 1945 từng làm chủ bút các báo như: Tin Mới, Cậu Ấm Cô Chiêu,

Dân Chúng, Tia Sáng.

– Tạ Quang Bửu (1919-1986; sinh tại tỉnh Nghệ An): nhận được học bổng sang Pháp du học; năm 1934 tốt nghiệp khoa Toán

Đại học Bordeaux; sau đó về dạy học tại Huế; từ năm 1936 đồng sáng lập và điều hành đặc san Pháp ngữ Les Responsables

(Những người hữu trách) tại Huế; năm 1941 cùng thành lập và điều hành Tạp chí Khoa Học tại Hà Nội.

– Tạ Thành Kỉnh (Thành Kỉnh, Thẩm Thệ Hà; 1923-2009; sinh tại tỉnh Tây Ninh): năm 14 tuổi (1937) về Sài Gòn học và làm chủ

bút tạp chí Bạn Trẻ, đồng thời viết thơ với bút hiệu Thành Kỉnh, đăng các báo ở Sài Gòn và Hà Nội như Chúa Nhật, Điện Tín,

Đồng Thinh, Phổ Thông bán nguyệt san, Thanh Niên; năm 1946 bắt đầu sử dụng bút hiệu Thẩm Thệ Hà; năm 1949 cùng với Vũ

Anh Khanh thành lập nhà xuất bản Tân Việt Nam ở Sài Gòn.
– Tạ Thu Thâu (1906-1945; sinh tại tỉnh Long Xuyên): năm 1926 cùng với Nguyễn Khánh Toàn xuất bản báo Le Nhà Quê, tranh

đấu chống thực dân nhưng ít lâu bị cấm. Trong thời gian hoạt động tại Pháp, ông đã cùng thành lập (6-1927) và làm chủ bút

(1928-29) của báo La Résurrection (hồi sinh). Tháng 5-1930 bị trục xuất về Sài Gòn, ông cộng tác với báo La Cloche Félée của

Nguyễn An Ninh, rồi thành lập và điều hành các tờ báo: Tiền Quân (1930-36), Đông Tây Công Luận (1931-32), Đông Dương Tã

Phái Cộng Sản Báo (La Gauche communiste indochinoise, 1932-36), La Lutte (tranh đấu, 1933-36) để tiếp tục chống Pháp; bị

Pháp bắt từ tháng 4-1936 chung với Nguyễn An Ninh và một số nhà yêu nước khác, đến 1943 mới được thả. Do có thời gian

chống lại Đảng Cộng sản trên báo chí thời Pháp nên ông bị Việt Cộng sát hại tại Quảng Ngãi cuối năm 1945. Về cái chết của Tạ

Thu Thâu, Hồ Chí Minh đã trả lời đảng viên Xã hội Daniel Guérin trong buổi phỏng vấn ngày 25-6-1946 như sau: Ce fut un

patriote et nous le pleurons… Mais tous ceux qui ne suivent pas la ligne tracée par moi seront brisés/(Tạ Thu Thâu) là một nhà ái

quốc, chúng tôi đau buồn khi hay tin ông mất… Nhưng tất cả những ai không theo con đường chúng tôi đã vạch ra đều sẽ bị tiêu

diệt. (Daniel Guérin. Ci-gît le colonialisme: Algérie, Inde, Indochine, Madagascar, Maroc, Palestine, Polynésie, Tunisie;

témoignage militant. Walter de Gruyter, 1973. Trang 20. ISBN 3111654362).

– Tâm Kính : là một thiếu nữ vừa đậu tú tài rất giỏi Pháp ngữ, làm chủ bút báo Pháp ngữ L’Essor Indochinois (Đông Dương Cất

Cánh) tại Sài Gòn từ năm 1924 đến 1926.

– Tân Dân Tử (~Nguyễn Hữu Ngỡi, Tân Vân Tử; 1875-1955; sinh tại tỉnh Gia Định): cộng tác với các báo Nông Cổ Mín Đàm,

Công Luận, Lục Tỉnh Tân Văn…


– Thanh Nghị (~Hoàng Trọng Quỵ; 1917-1988; sinh tại Huế): năm 1936 đậu tú tài Pháp-Việt trường Quốc học Huế; năm 1937

vào Sài Gòn làm chủ bút báo Trong Khuê Phòng chung với Hàn Mặc Tử; năm 1939 khi Đệ nhị thế chiến bùng nổ thì ra sống ở

Hải Phòng; cuối năm 1945 tham gia Việt Cộng.

– Thanh Tịnh (~Trần Văn Ninh, đến năm 6 tuổi được đổi thành Trần Thanh Tịnh; các bút hiệu khác là Pathé, Thinh Không;

1911-1988; sinh tại tỉnh Bình Định): tốt nghiệp trung học Pellerin của Giáo hội Công giáo ở Huế; từng làm hướng dẫn viên du

lịch, đạc điền, dạy học; từ năm 1930 đăng thơ trên các báo: Phong Hóa, Ngày Nay, Tinh Hoa, Hà Nội Báo…; thành viên ban biên

tập tuần báo Phong Hóa của Tự Lực Văn Đoàn ở Hà Nội.

– Thao Thao (~Cao Bá Thao): phóng viên nhật báo Tin Mới tại Hà Nội (1939-45).

– Thái Phỉ (~Nguyễn Đức Phong): là nhà giáo, năm 1935 thành lập báo Cậu Ấm (chuyên về thiếu niên nhi đồng), và tạp chí Tin

Văn ở Hà Nội.

– Thạch Lam : xem: Nguyễn Tường Lân.

– Thạch Lan : xem: Cao Văn Chánh.

– Thâm Tâm (~Nguyễn Tuấn Trình; 1917-1950; sinh tại tỉnh Hải Dương): đã viết trên các báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy, Truyền Bá,

Phổ Thông Bán Nguyệt San…

– Thân Trọng Huề (1869-1925; sinh tại Huế): cựu thượng thư triều Nguyễn; thành viên ban biên tập cựu học Đông Dương tạp

chí.

– Thân Việt : xem: Phan Văn Thiết.


– Thế Lữ (~Nguyễn Thứ Lễ, Lê Ta; 1907-1989; sinh tại Hà Nội): học trường Mỹ thuật, nhưng bỏ học giữa chừng để theo nghiệp

văn chương; gia nhập Tự Lực Văn Ðoàn và cộng tác với các báo: Phong Hóa, Ngày Nay, Tinh Hoa…; thành viên ban biên tập

tuần báo Phong Hoá của Tự Lực Văn Ðoàn.

– Thiếu Sơn (~Lê Sỹ Quý; 1908-1978; sinh tại tỉnh Hải Dương): năm 1927 đậu bằng Thành chung và làm công chức ở Sở Bưu

điện Gia Định; cộng tác viên báo Phụ Nữ Tân Văn (1929-1934) ở Sài Gòn.

– Thiều Chửu (~Nguyễn Hữu Kha; 1902-1954; sinh tại Hà Nội): cư sĩ Phật giáo, tác giả biên soạn từ điển và dịch thuật; năm

1934 tham gia thành lập Bắc Kỳ Phật Giáo Hội và được cử làm quản lý và biên tập báo Đuốc Tuệ; năm 1945 được Việt Cộng cử

làm bộ trưởng Bộ Cứu tế xã hội nhưng từ chối với lý do để thời gian tiếp tục giảng dạy các lớp Phật học và chăm sóc Viện cô

nhi; năm 1946 tham gia kháng chiến chống Pháp với nhiệm vụ lao động sản xuất và dịch sách Hán-Việt cho Việt Minh; do nhiều

lần tỏ ý thương xót những nông dân bị đấu tố và sát hại trong chiến dịch Cải cách ruộng đất, vì thế năm 1954 bị Việt Cộng đem

ra đấu tố, quy tội là địa chủ và dùng Phật giáo để mê hoặc quần chúng, rồi đêm 15-6 âm lịch Giáp Ngọ (1954), ông leo lên thác

Huống (xã Vạn Thắng, Phú Bình, Thái Nguyên) nhảy xuống sông Cầu tự vẫn; có để lại thư tuyệt mệnh ghi: ‘Cái án mạc tu hữu

mà ông Nhạc Phi phải chịu đời phong kiến còn có lẽ, ai ngời đời nay chính bản thân tôi lại bị, thì tôi còn biết van vỉ làm sao được

nữa’.

– Thiện Đắc : cộng tác với Lục Tỉnh Tân Văn từ 1907.

– Thích Bảo Giám : thiền sư, trụ trì chùa Đông Lâm ở Bắc Ninh; tham gia thành lập và làm chủ bút Tạp chí Tiếng Chuông Sớm

(1935-36).
– Thích Chánh Tâm : hòa thượng; trụ trì chùa Thiên Phước (Trà Ôn); năm 1933 về Sài Gòn làm chủ nhiệm tạp chí Từ Bi Âm cho

đến khoảng 1945.

– Thích Doãn Hải (~Dương Văn Hiển): trụ trì chùa Tế Cát, Hà Nội; phó chủ bút Tạp chí Đuốc Tuệ (từ 1935).

– Thích Khánh Hòa (~Lê Khánh Hòa, Thích Như Trí; 1877-1947; sinh tại tỉnh Bến Tre): xuất gia từ nhỏ, sau đó trụ trì chùa

Tuyên Linh (Bến Tre); năm 1929 thành lập tờ báo Phật giáo bằng quốc ngữ đầu tiên tại Việt Nam là tập san Pháp Âm tại Mỹ

Tho, để phát động phong trào chấn hưng Phật giáo từ Nam ra Trung Bắc; năm 1931 chủ trương thành lập và làm đệ nhất phó

hội trưởng Nam Kỳ Nghiên Cứu Phật Học Hội; năm 1932 thành lập và làm chủ nhiệm Tạp chí Từ Bi Âm tại Sài Gòn đến 1933.

– Thích Liên Tôn : hòa thượng tại chùa Long Khánh (Quy Nhơn); năm 1932 được hòa thượng Thích Khánh Hòa mời vào Sài Gòn

làm phó chủ bút (1932-37), rồi chủ bút (1937-45) tạp chí Từ Bi Âm; năm 1945 trở về Quy Nhơn làm giáo thọ, dạy tại Phật học

đường Long Khánh, rồi ra Huế dạy tại Phật học đường Ấn Ban ở chùa Báo Quốc.

– Thích Thanh Tường (~Đinh Xuân Lạc; 1858-?): thiền sư, trụ trì chùa Trầm (ở Hà Đông) và chùa Vũ Thạch (phố Gia Long, Hà

Nội); tham gia thành lập và quản lý Tạp chí Tiếng Chuông Sớm (1935-36); được tôn cử làm thiền gia pháp chủ đời thứ hai (từ

1936) của Bắc Kỳ Phật Giáo Hội.

– Thích Thiện Chiếu (~Nguyễn Văn Tài, Xích Liên; 1898-1974; sinh tại tỉnh Gò Công): năm 1929 hưởng ứng phong trào chấn

hưng Phật giáo, đã thành lập tập san Phật Hóa Tân Thanh Niên tại Gia Định để vận động trong giới thanh niên trí thức tham gia.

– Thích Trí Hải (~Nguyễn Trọng Khải, Bích Liên, Mai Đình, Thận Thần Thị; 1876-1950): thi đậu tú tài, đã lập gia đình và dạy

học ở quê nhà An Nhơn, Bình Định; năm 43 tuổi xuất gia, tu tại chùa Thạch Sơn (Quảng Ngãi); năm 1928 được hòa thượng
Thích Khánh Hòa mời vào Nam tham gia phong trào chấn hưng Phật giáo; làm chủ bút tạp chí Từ Bi Âm (1932-37); năm 1934

trở về An Nhơn tạo lập chùa Bích Liên rồi năm 1935 trở về tiếp tục chủ bút tạp chí Từ Bi Âm; năm 1937 ra làm chủ bút tạp chí

Tam Bảo tại Đà Nẵng; năm 1938 về Quy Nhơn làm giáo thọ, dạy tại Phật học đường Long Khánh; năm 1941 về trụ trì chùa Bích

Liên cho đến khi viên tịch.

– Thích Trung Thứ (~Phan Trung Thứ): hòa thượng, trụ trì chùa Bằng Sở, tại Thái Hà Ấp, Hà Đông; chủ bút Tạp chí Đuốc Tuệ

(1935-36).

– Thúc Tề (~Nguyễn Phước Nhuận, Nguyễn Thúc Nhuận, Lãng Tử; 1916-1946; sinh tại Huế): học trường Quốc Học Quy Nhơn;

viết trên các báo: Hà Nội Báo, Văn Học Tạp Chí, Dân Quyền; thời kỳ 1935-45 chủ trương và điều hành các tờ báo ở Sài Gòn như:

Mai (1935-45), Đông Dương (1938-45), Trong Khuê Phòng (1939-45); chủ bút Ðông Dương Tuần Báo ở Sài Gòn.

– Thụy An (~Lưu Thị Yến, Băng Dương; 1916-1989; sinh tại tỉnh Hà Đông): là vợ ký giả Băng Dương; cộng tác tạp chí Nam

Phong (từ 1929 ở Hà Nội); làm chủ nhiệm báo Phụ Nữ Tân Văn (Sài Gòn); thành lập và làm chủ nhiệm kiêm chủ bút tuần báo

Đàn Bà Mới (ở Sài Gòn, 1934-37), tuần báo Đàn Bà (ở Hà Nội, 1939-45), quyền giám đốc Việt Tấn Xã; từ năm 1954 tiếp tục

sống tại Hà Nội; năm 1958 bị Việt Cộng bắt và gán tội là ‘gián điệp phản động’ trong vụ án Nhân Văn-Giai Phẩm, năm 1960 bị

kết án tù rồi tự chọc mù một mắt của mình; năm 1973 được trả tự do; năm 1976 vào Sài Gòn tu trong một ngôi chùa cho đến

khi mất.

– Thượng Sỹ (~Nguyễn Đức Long, Đức Long, Hoàng Lan, Huỳnh Bội Hoàng; 1906-1998; sinh tại Hà Nội): nhà nhà báo và nhà

phê bình văn học; năm 1936 bắt đầu viết cho các báo chí ở Hà Nội; năm 1938-39 làm quản lý tờ báo trào phúng, châm biếm là
tuần báo Vịt Đực (le Canard) của Tam Lang (Vũ Đình Chí); năm 1939-40 thành lập và chủ nhiệm báo trào phúng, châm biếm

Con Ong (l’Abeille); thời kỳ 1940-45 chuyên viết phê bình văn nghệ trên bán nguyệt san Tin Văn và nhật báo Tin Mới.

– Tô Ngọc Vân (Ái Mỹ, Tô Tử; 1906-1954; sinh tại tỉnh Hưng Yên): hoạ sĩ tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Đông Dương ở Hà Nội; từ

năm 1931 cộng tác với các báo Nhân Loại, Phong Hóa, Ngày Nay, Thanh Nghị ở Hà Nội.

– Tô Thị Để : thành lập và chủ nhiệm kiêm chủ bút Nữ Lưu Tuần Báo ở Sài Gòn (1936-37).

– Tôn Thất Bình (?-1945): sinh tại Huế, là con của Tôn Thất Cung, một viên quan nhỏ ở Huế; dạy học ở trường Gia Long, rồi làm

hiệu trưởng Trung học Thăng Long (Ngõ Trạm) ở Hà Nội; năm 1932 kết hôn với cô Phạm Thị Giá là trưởng nữ của học giả

Phạm Quỳnh; từ năm 1934 đến 1945 kiêm chủ bút báo La Patrie Annamite (Tổ quốc An Nam) ở Hà Nội; tối 7-9-1945 bị mật vụ

Việt Cộng đến nhà bắt đi giữa lúc ông cùng gia đình đang ăn tối, rồi sau đó bị sát hại, với lý do “là con rể thân cận của ‘Việt gian’

Phạm Quỳnh”.

– Tôn Thất Hân : thượng thư Triều đình Huế; thành viên sáng lập và cộng tác viên Đô Thành Hiếu Cổ Tập San (Bulletin des

Amis du Vieux Huế) từ năm 1914.

– Tôn Thất Sa : họa sĩ; thành viên sáng lập và cộng tác viên Đô Thành Hiếu Cổ Tập San (Bulletin des Amis du Vieux Huế) từ năm

1914.

– Tôn Thọ Tường (1825-1877; sinh tại tỉnh Gia Định): làm biên tập viên tờ báo Việt ngữ đầu tiên tại Việt Nam, là tờ Gia Định

Báo từ 1865 đến 1877.


– Trần Bá Vinh : dân biểu Trung Kỳ; tháng 1-1934 thành lập và chủ nhiệm tuần báo Sao Mai tại Huế, hoạt động đến đầu năm

1935.

– Trần Chánh Chiếu (~Gilbert Trần Chánh Chiếu, Đông Sơ, Gilbert Chiếu, Kỳ Lân Các, Quang Huy, Tố Hộ, Trần Nhựt Thăng, Trần

Thiên Trung; 1867-1919): sinh tại tỉnh Rạch Giá, thuộc gia đình giàu có; sau khi học xong trường tỉnh Rạch Giá, lên Sài Gòn học

trường College dAdran; sau đó làm giáo học, rồi thông ngôn cho tham biện chủ tỉnh Rạch Giá; đứng ra khẩn đất vùng Tràm

Chẹt và cất một phố chợ tại Rạch Giá, rồi về làm xã trưởng xã Vĩnh Thanh Vân ở quê nhà và vào Pháp tịch; năm 1906 trở lại Sài

Gòn tham gia tổ chức Phong trào Minh Tân để hưởng ứng Phong trào Duy Tân và Phong trào Đông Du, công khai hô hào quốc

dân tham gia phong trào duy tân cứu nước và đối lập ôn hòa với chánh quyền thực dân; chủ bút tuần báo Nông Cổ Mín Đàm

(1906-07), Lục Tỉnh Tân Văn (1907-08); chủ bút tuần báo Nông Cổ Mín Đàm (1906-08), kiêm chủ bút báo Lục Tỉnh Tân Văn

(1907-08); thời kỳ 1906-08 bỏ vốn lập Nam Kỳ kỹ nghệ công ty chuyên sản xuất xà bông hiệu Con Rết và hàng gia dụng, Minh

Tân công nghệ xã, Nam Trung khách sạn ở Sài Gòn, Minh Tân khách sạn ở Mỹ Tho làm cơ sở kinh tài và giao liên cho phong

trào; bị Pháp bắt giam từ tháng 10-1908 đến 4-1909; sau khi ra tù lại hoạt động tiếp nên lại bị bắt năm 1917 và mất trong tù

năm 1919.

– Trần Đắc Nội : quản lý tuần báo Nghề Mới tại Hải Phòng (từ 1936).

– Trần Đình Phiên (sinh tại tỉnh Quảng Nam): từ năm 1928 cộng tác với báo Tiếng Dân do Huỳnh Thúc Kháng thành lập ở

Trung kỳ, đối lập chống Pháp.

– Trần Đức Bích : đồng chủ trương và điều hành tuần báo Tiến Bộ tại Bắc Ninh (1936-38).
– Trần Đức Lai (~Bùi Bá Nhân, Mã Giang Tử, Thiềm Cung; sinh tại tỉnh Thanh Hóa): viết báo từ 1938, làm thông tín viên cho

nhật báo Đông Pháp ở Thanh Hóa; thời kỳ 1940-45 làm thông tín viên tại Thanh Hóa cho nhật báo Tin Mới ở Hà Nội; viết văn

từ 1942 với bút hiệu Thiềm Cung; thỉnh thoảng cộng tác với các báo Đàn Bà, Tiểu Thuyết Thứ Bảy với bút hiệu Mã Giang Tử;

năm 1946 tham gia kháng chiến chống Pháp ở Thanh Hóa.

– Trần Huy Liệu (Ẩm Hân kiếm bút, Côi Vị, Dân Nam, Hải Khánh, Nam Kiều; 1901-1969; sinh tại tỉnh Nam Định): từ 1924 vào

Nam cộng tác với các báo Nông Cổ Mín Đàm, Rạng Đông, rồi làm chủ bút báo đối lập Đông Pháp Thời Báo của Nguyễn Kim

Đính; đầu năm 1928 thành lập Cường Học thư xã xuất bản sách cổ võ tinh thần yêu nước, nâng cao dân trí; giữa năm 1928 gia

nhập Việt Nam Quốc Dân Đảng và giữ chức bí thư Kỳ Nam Bộ; tháng 8-1928 bị Pháp bắt, bị kết án 5 năm tù và đày ra Côn Đảo;

trong tù đã ly khai Quốc Dân Đảng để gia nhập Cộng Sản Đệ Tam và chống lại các đồng chí cũ của mình trong tù; năm 1935 bị

trục xuất về Bắc Kỳ và được trả tự do; sau đó hoạt động tích cực cho Cộng Sản Đệ Tam; tháng 10-1939 lại bị bắt đày đi Sơn La,

Bá Vân, Nghĩa Lộ; đến tháng 8-1945 tham gia cướp chánh quyến tại Hà Nội; nhưng sau đó chỉ được giao nhựng nhiệm vụ ‘có

tánh chất tượng trưng’.

– Trần Mai Ninh (~Nguyễn Thường Khanh; 1917-1947; sinh tại tỉnh Thanh Hóa): đã cộng tác và biên tập các báo Bạn Dân, Thời

Thế (1937), Tin Tức Thế Giới, Người Mới (1938), Bạn Đường (1939).

– Trần Nguyên Bí : quản lý tuần báo Pháp-Việt tại Hà Nội từ năm 1941.

– Trần Phong Sắc (~Trần Đình Diệm, Đằng Huy, Giáo Sỏi, Phong Sắc; 1873-1928; sinh tại Tân An): từ khoảng 1899-1900 viết

sách báo và cộng tác với các báo Nông Cổ Mín Đàm, Lục Tỉnh Tân Văn.
– Trần Quang Nghiêm : quản lý tờ báo Pháp ngữ L’Écho annamite (Tiếng vọng An Nam) tại Sài Gòn (tháng 2 đến 4-1925); thành

lập và làm chủ nhiệm bán tuần san và nhà in Pháp Việt Nhứt Gia tại Sài Gòn từ tháng 2-1927; đến tháng 4-1927 cho Cao Văn

Chánh thuê báo làm phương tiện đấu tranh ngôn luận chống Pháp nên báo bị đình bản tháng 5-1927.

– Trần Quang Nghiệp (1907-1983; sinh tại tỉnh Mỹ Tho): nhà văn chuyên viết truyện ngắn; cộng tác với các báo Đông Pháp

Thời Báo, Thần Chung, Công Luận, Trung Lập…

– Trần Quang Tập : quản lý tuần báo Nghề Mới tại Hải Phòng (từ 1936).

– Trần Tấn Quốc (~Trần Chí Thành, Anh Thành, Cao Trần Lãnh, Chàng Ba, Chí Thành, Nghệ Sĩ Mù, Thanh Huyền, Thanh Tâm,

Trần Tích Lương, Trần Tử Văn; 1914-1987: sinh tại Cao Lãnh): năm 1930 đậu bằng Certificat d Etudes primaires (tiểu học);

ngày 3-5-1930 tham gia rải truyền đơn và biểu tình chống Pháp nên bị bắt, kết án 5 năm tù, đầu năm 1931 bị đày ra Côn Đảo

cho đến tháng 10-1934; năm 1936 lên Sài Gòn làm phóng viên báo Việt Nam của Nguyễn Phan Long; từ năm 1938 viết cho các

báo Công Luận, Điển Tín, Nhựt Báo…; thời kỳ 1940-45 biên tập và chủ bút nhật báo Điển Tín.

– Trần Thanh Địch (1912-2007; sinh tại Huế; là em nhà văn Trần Thanh Mại): cùng điều hành báo Trong Khuê Phòng (1938-

39) tại Sài Gòn.

– Trần Thanh Mại (1908-1965; sinh tại Huế): đồng sáng lập và điều hành tuần báo Cười tại Huế từ năm 1936.

– Trần Thiên Dư (Tam Hà): đặc phái viên của nhật báo đối lập Tân Thế Kỷ tại Trung Kỳ; tháng 3-1927 bị chánh quyền Pháp bắt

giam sau khi viết những bài báo đả kích kịch liệt chánh quyền…
– Trần Thiện Quý : mua lại ấn bản Việt ngữ của báo Pháp ngữ L’Impertial là báo Trung Lập làm cơ quan đấu tranh đối lập với

chánh quyền thực dân, giao cho Nguyễn An Ninh làm chủ bút.

– Trần Thị Hiệp : thành lập và điều hành tuần báo Tân Văn tại Sài Gòn (1934-36).

– Trần Trọng Khiêm (Lê Kim; 1821-1866; sinh tại tỉnh Phú Thọ): từ nhỏ làm thủy thủ đi nhiều nơi thế giới; năm 1853-1854 làm

nhân viên tòa soạn và viết báo Daily Evening (California, Mỹ), có lẽ là người Việt Nam làm nghề báo đầu tiên.

– Trần Trọng Kim (Lệ Thần; 1882-1953; sinh tại tỉnh Hà Tĩnh): thành viên ban biên tập tân học của Đông Dương tạp chí (1913-

1918) và Nam Phong tạp chí (1917-1934).

– Trần Tuấn Khải (Á Nam, Đông Á Thị, Đông Minh; 1895-1983; sinh tại tỉnh Nam Định): cộng tác với các báo Phụ Nữ Thời Đàm,

Hữu Thanh tạp chí, Văn học tạp chí, Đông Tây tuần báo… ở Hà Nội trong khoảng 1921-1932.

– Trần Văn Ân (1903-2002; sinh tại Lấp Vò, tỉnh Long Xuyên): nhận được học bổng sang Pháp du học; năm 1926 thành lập và

làm chủ bút báo L’Annam Scolaire (An Nam Học Báo) tại Pháp; năm 1928 về Sài Gòn, cộng tác với luật sư Dương Văn Giáo

thành lập nhật báo Đuốc Nhà Nam (1929), quyết liệt chống đối chánh quyền thực dân, chủ ý bênh vực giới nông dân, lao động.

– Trần Văn Chim (Phi Vân): năm 1918 làm tổng lý tuần báo Nữ Giới Chung tại Sài Gòn, là tờ báo phụ nữ đầu tiên ở Việt Nam;

chủ bút nhật báo Trung Lập.

– Trần Văn Giao (Vân Trình): chủ bút nhật báo Trung Lập (Trung Lập Báo) ở Sài Gòn.

– Trần Văn Giàu (1911-2010; sinh tại Tân An): cùng thành lập và điều hành tạp chí Học Báo (L’école indochinoise), in song ngữ

Pháp-Việt tại Sài Gòn năm 1935.


– Trần Văn Hanh : chủ nhà in Tín Đức Thư Xã tại Sài Gòn; thành lập và điều hành nhật báo Dân Báo.

– Trần Văn Quý : chủ nhiệm nhật báo Tin Mới tại Hà Nội (1939-45).

– Trần Văn Thạch (1903-1945; sinh tại Sài Gòn): từ năm 1923 đến 1939 là cộng tác viên đắc lực của các báo đối lập chống Pháp

như La Cloche Félée, La Lutte, Đồng Nai; thuộc nhóm cách mạng Đệ Tứ Quốc Tế Cộng Sản nên cuối năm 1945 bị Việt Cộng sát

hại tại Sài Gòn.

– Trần Văn Tuyên : quản lý bán nguyệt san Thẳng Tiến (1935).

– Trần Văn Quang : chủ nhiệm bán tuần san Bình Dân tại Sài Gòn.

– Trịnh Đình Rư (1893-1962; sinh tại tỉnh Hà Đông): cộng tác thơ văn trên các báo Hữu Thanh (Hà Nội), Phụ Nữ Tân Văn (Sài

Gòn); biên tập viên Tạp chí Tiếng Chuông Sớm (1935-36) ở Hà Nội.

– Trịnh Đình Thảo (1901-1986; sinh tại tỉnh Hà Đông): luật sư; biên tập viên báo Phụ Nữ Tân Văn ở Sài Gòn (1929-35).

– Trịnh Hưng Ngẫu : là thành viên nhóm cách mạng quốc gia của Nguyễn An Ninh, thành viên Ban biên tập các tờ báo đối lập

chống Pháp ở Sài Gòn như: Tiền Quân (19310-37), Đông Tây Công Luận (1932-36), La Lutte (1933-39)…

– Trọng Lang (~Trần Tân Cửu; 1905-1986): khoảng năm 1935-41 viết nhiều bài phóng sự trên báo Hà Nội Tân Văn, Phong

Hóa, Ngày Nay…

– Trúc Hà (~Trần Thiêm Thới; 1909-1943; sinh tại tỉnh Hà Tiên): cộng tác với các báo Phụ Nữ Tân Văn (1929-30), Nam Phong

Tạp Chí (1932), Nay (1937), Đại Việt Tập Chí (1942-43), Nam Kỳ Tuần Báo (1942-43); thời kỳ 1935-36 cùng thành lập và làm
chủ nhiệm tuần báo Sống tại Hà Tiên và phát hành tại Sài Gòn; sau đó dạy Việt văn ở các trường tư thục Lê Bá Cang, Huỳnh

Khương Ninh ở Sài Gòn rồi mất vì bệnh.

– Trúc Khê (~Ngô Văn Triện, Cấm Khê, Đỗ Giang, Hạo Nhiên Đình, Khâm Trai, Kim Phượng, Ngô Sơn; 1901-1947; sinh tại tỉnh

Hà Đông): thông thạo chữ Hán, Pháp và quốc ngữ; bắt đầu viết báo năm 19 tuổi trên tờ Thực Nghiệp Dân Báo (1920-28); năm

1927 gia nhập Việt Nam Quốc Dân Đảng; năm 1929 bị Pháp bắt giam ở Hỏa Lò (Hà Nội), bị kết án 2 năm tù treo và 5 năm quản

thúc; năm 1930 ra tù, bị quản thúc đến 1932 thì tiếp tục viết sách báo, làm chủ bút báo Bắc Hà (1933), và cộng tác bài trên Tạp

chí Văn Học (1932-33); từ 1935 viết báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy, Phổ Thông Bán Nguyệt San, Tao Đàn; từ 1941 còn viết cho các

báo Tri Tân, Nước Nam, Đông Tây, Ích Hữu, Dân Báo, Khuyến Học, Tri Tân, Quốc Gia, Truyền Bá, Thương Mại, Đông Phương

Nhật Báo…; thời kỳ 1937-45 đã trước tác, biên khảo và dịch thuật khoảng 60 cuốn sách; năm 1933 thành lập Trúc Khê Thư Cục

và tham gia thành lập Hội Uẩn Hoa tại Hà Nội; thời kỳ 1941-45 tham gia hoạt động Hội Truyền bá học quốc ngữ tại Hà Nội;

tháng 8-1945 cùng với Việt Nam Quốc Dân Đảng giành chánh quyền tại phủ Quốc Oai, tỉnh Hà Đông, đóng ở Trại Ro, xã Nghĩa

Hương; ngày 26-8-1947 bị quân Việt Cộng tấn công căn cứ và mất trong biến loạn.

– Trương Anh Tự : làm chủ nhiệm và biên tập về Pháp ngữ và Việt ngữ của tạp chí song ngữ chuyên về dịch thuật Le Traducteur

tại Hà Nội từ năm 1940.

– Trương Duy Toản (Đổng Hồ, Mạnh Tự; 1885-1957; sinh tại tỉnh Vĩnh Long): viết văn, làm báo tại Sài Gòn; chủ bút các báo: Lục

Tỉnh Tân Văn (1912), nhật báo Trung Lập (1924-26); biên tập viên tờ Thời Báo (1918-19); thành lập và chủ nhiệm kiêm chủ

bút Sài Thành Nhật Báo (1926-1931), Sài Thành (từ tháng 1-1934); cộng tác với các báo Trung Lập Báo (1910s), Tiến Thủ
(1956)…; do hoạt động chống Pháp trong phong trào Đông Du, Duy Tân, Minh Tân, nên bị Pháp bắt giam ngày 26-8-1915 đến

tháng 4-1916; sau khi ra tù chuyên về sáng tác.

– Trương Minh Biện (sinh tại tỉnh Gò Công): nhà báo thời trước năm 1945.

– Trương Minh Ký (Mai Nham, Thế Tải, Trương Minh Ngôn; 1855-1900; sinh tại tỉnh Chợ Lớn): lúc nhỏ học trường đạo với thầy

Trương Vĩnh Ký dù không theo Công giáo; sau đó học trường Chasseloup-Laubat Sài Gòn, rồi ở lại trường này dạy học sau khi

tốt nghiệp; từ năm 1869 là cộng tác viên thường trực của báo Việt ngữ đầu tiên là Gia Định Báo; sau dó làm chủ bút báo này

(1881-89) thay Huỳnh Tịnh Của; đồng thời dạy Pháp ngữ trường Thông ngôn Sài Gòn 1885-89 chung với Trương Vĩnh Ký; năm

1889 làm thông ngôn phái đoàn Triều đình Huế dự hội chợ Paris, về nước xin vào Pháp tịch và làm thông ngôn tại Sài Gòn.

– Trương Quang Tiền (ngụ ở Sài Gòn): chủ bút An Hà Báo ở Cần Thơ; cộng tác với báo Nông Cổ Mín Đàm…

– Trương Thị Nghĩa : chủ bút báo Bạn Gái ở Hà Nội cuối năm 1945.

– Trương Tửu (Mai Viên, Nguyễn Bách Khoa; 1913-1999; sinh tại Hà Nội): viết cho nhiều báo ở Hà Nội như tuần báo Loa

(1935-1939), Mùa Gặt Mới (1940), Phổ Thông Bán Nguyệt San (1940); đồng chủ trương báo La Revue Franco-Annamite và Le

Cygne Bạch-nga.

– Trương Vĩnh Ký (Jean Baptiste, Pétrus Ký, Sĩ Tải; 1837-1898; sinh tại tỉnh Bến Tre): trợ bút công báo Pháp ngữ Bulletin du

Comité Agricol et Industriel de la Cochinchine (1865-82); trợ bút (1865-69) rồi chủ biên (1869-86) Gia Định Báo, là tờ báo

quốc ngữ đầu tiên tại Việt Nam.


– Trường Sơn Chí (~Ung Ngọc Ky): trước năm 1945 đã viết bài trên các báo Nghệ Thuật Việt Nam (1941), Nam Kỳ Tuần Báo

(1942-45), Đại Việt Tập Chí (1942-45), Thanh Niên (1943-44)…; thời kỳ 1957-59 làm tổng biên tập tuần báo Hòa Bình Trung

Lập của mật vụ Việt Cộng ở Phnom Penh (Cambodia).

– Tuyết Nga (ngụ ở Sài Gòn): phụ trách mục ‘Phụ nữ và nhi đồng’ trên báo Đông Pháp Thời Báo ở Sài Gòn cùng với Phan Thị

Bạch Vân.

– Tú Mỡ (~Hồ Trọng Hiếu; 1900-1976; sinh tại Hà Nội): từ năm 1936 cộng tác với báo Phong Hóa, Ngày Nay và Tự Lực văn

đoàn ở Hà Nội.

– Tùng Lâm (~Lê Cương Phụng; 1891-1958; sinh tại Huế): từ 1929 vào Sài Gòn viết cho các báo: Đông Pháp Thời Báo, Công

Luận, Thần Chung, Thời Cuộc.

– Tương Phố nữ sĩ (~Đỗ Thị Đàm; 1896-1973; sinh tại Bắc Giang): thành viên Ban biên tập Tân học của Nam Phong Tạp Chí.

– Từ Bộ Hứa : chủ nhiệm bán nguyệt san Pháp ngữ L’Incorrigible tại Hà Nội.

– Từ Ngọc (~Nguyễn Lân; 1906-2003; sinh tại tỉnh Hưng Yên): năm 1932 tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm Đông Dương; sau đó

dạy học tại Hà Nội; thời kỳ 1935-45 ngụ tại Huế, dạy học, làm báo và viết văn; đồng sáng lập và điều hành đặc san Pháp ngữ Les

Responsables (Những người hữu trách) tại Huế từ năm 1936 đến 1945; năm 1945 được tổng lý Trần Trọng Kim cử làm đốc lý

(như thị trưởng) thành phố Huế; năm 1946 trở ra Hà Nội dạy học, sau đó tham gia kháng chiến, hoạt động trong ngành giáo

dục.

– Võ Chiêm Khôi : sa môn Phật giáo, trụ trì chùa Thiên Tích ở Hà Nội; thành lập và chủ bút Quan Âm Tạp Chí (1938-43).
– Võ Chuẩn (1896-?; sinh tại Huế): là con Lễ Bộ thượng thư Võ Liêm triều vua Bảo Đại; đồng sáng lập và điều hành báo Pháp

ngữ Le Rigolo (Kẻ ngộ nghĩnh) tại Huế (từ năm 1914); tốt nghiệp Trường Thuộc địa Paris; sau đó về nước làm quan; giữ chức

quản đạo Kontum (1933-38), tuần vũ Quảng Bình (1938-39), tuần vũ Quảng Ngãi (1939-40), tổng đốc tỉnh Quảng Nam (1940-

45); mất ở Huế vì bệnh trong những năm chiến tranh Việt-Pháp.

– Võ Liêm Sơn (1888-1949; sinh tại tỉnh Hà Tĩnh): năm 1926 cùng Đào Duy Anh thành lập Quan Hải Tùng Thư ở Huế.

– Võ Nguyên Giáp : biên tập viên tạp chí Tương Lai (L’Avenir) tại Hà Nội (1936-37).

– Võ Văn Nhiêu : quản lý bán tuần san Bình Dân tại Sài Gòn.

– Võ Văn Thơm : thành lập và giám đốc báo Pháp ngữ L’Écho annamite (Tiếng vọng An Nam) tại Sài Gòn từ 8-1-1920 đến 19-7-

1921, sau đó bán lại cho Lê Thành Tường.

– Vũ Công Nghị : tổng thư ký bộ biên tập tuần báo Tiếng Trẻ tại Hà Nội (từ 1935).

– Vũ Đình Dy : năm 1935 thành lập và điều hành báo Pháp ngữ Union Indochinoise tại Hà Nội.

– Vũ Đình Hòe (1912-2011): chủ nhiệm Tạp chí Thanh Nghị tại Hà Nội năm 1941-45.

– Vũ Đình Huỳnh (1906-1990): chủ trương, chủ nhiệm kiêm chủ bút tạp chí Tương Lai (L’Avenir) tại Hà Nội (1936-37).

– Vũ Đình Hy : chủ bút bán tuần san L’Ère Nouvell tại Sài Gòn (1926-29).

– Vũ Đình Liên (1913-1996; sinh tại Hà Nội): thành viên ban biên tập tuần báo Phong Hóa của Tự Lực văn đoàn (1934-1936) ở

Hà Nội.
– Vũ Đình Long (1896-1960; sinh tại tỉnh Hà Đông): năm 1925 mở hiệu sách và nhà xuất bản Tân Dân Thư Quán ở Hà Nội; từ

1936 lần lượt chủ trương và điều hành cùng lúc các báo ở Hà Nội như Tiểu Thuyết Thứ Bảy, Phổ Thông Bán Nguyệt San, Ích

Hữu, Tạp Chí Tao Đàn, tuần báo Thiếu Nhi, Truyền Bá và các loại sách: Những tác phẩm hay, Tủ sách Tao Đàn.

– Vũ Trọng Can (1915-1943; sinh tại tỉnh Phú Thọ): thư ký tòa soạn kiêm biên tập Hà Nội Báo (1936-37); tham gia thành lập và

điều hành tuần báoTiểu Thuyết Thứ Năm tại Hà Nội (1937-42).

– Vũ Trọng Phụng (Thiên Hư; 1911-1939; sinh tại Hà Nội): chuyên viết truyện, phóng sự cho các báo như Ngọ Báo, Công Dân,

Tân Thiếu Niên, Hà Nội Báo, Tiểu Thuyết Thứ Bảy, Đông Dương tạp chí, Sông Hương, Nhật Tân (1933), Tao Đàn…

– Vũ Văn Hiền (1911-1963; sinh tại tỉnh Hưng Yên): đậu thủ khoa cử nhân Luật tại Hà Nội năm 1937; nhận được học bổng du

học và tốt nghiệp tiến sĩ Luật khoa Đại học Paris năm 1939; thời kỳ 1939-41 là trợ tá cho giám đốc Nha Tài chánh Đông Dương

tại Hà Nội, trước khi mở văn phòng luật sư riêng; năm 1941 cùng thành lập và điều hành Tạp chí Thanh Nghị tại Hà Nội cho

đến 1945; bộ trưởng Bộ Tài chánh trong Nội các Trần Trọng Kim (tháng 4 đến 8-1945); tổng thư ký phái đoàn Việt Nam dân

chủ cộng hòa đàm phán với Pháp tại Hội nghị Đà Lạt (1946); năm 1954 vào Sài Gòn hành nghề luật sư; giáo sư khoa Luật Đại

học Sài Gòn.

– Vũ Văn Hoàn : đồng chủ trương tuần báo Trung Tâm tại Hà Nội.

– v.v…

Chân dung một số nhà báo thời kỳ 1900-1945


Một số tờ báo thời thuộc Pháp

An Nam Tạp Chí; Annuaire de la Cochinchine Francaise

Bulletin de la Société d’enseignement mutuel du Tonkin; Bulletin de la Société des Etudes Indochinoises; Bulletin des Amis du
Vieux Huế (Đô Thành Hiếu Cổ Tập San)
Bulletin Financier

Chantecler Revue
Đại Nam Đồng Văn Nhật Báo
Đại Việt Tập Chí; Đông Dương Tạp Chí
Đông Tây Tuần Báo; Đông Pháp Thời Báo

Đuốc Nhà Nam số Xuân Đinh Sửu (2-1937); Đuốc Tuệ


Gia Định Báo
Ích Hữu Tuần Báo; Khai Hóa Nhật Báo
L’Écho Annamite

L’Ère Nouvell (Nhựt Tân Báo) số 1

L’Eveil Economique
L’Exposition de Hanoi

Le Courrier de Saigon
Le Cri de Saigon

Le Merle Mandarin
Lục Tỉnh Tân Văn số 223, số 243, số 320, số 665

Nam Kỳ Nhựt Trình, Số 1 ra ngày 21-10-1897; và Số 80 năm thứ hai ra ngày 11-5-1899; Nam Kỳ Tuần Báo
Nam Phong Tạp Chí số 140 (7-1929); Nam Triều Quốc Ngữ Công Báo số 8 (1938)

Số Tết Đinh Sửu (2-1937), Số 96 Tết Mậu Dần (1-1938), Số Tết Kỷ Mão (2-1939), Số 198 Tết Canh Thìn (2-1940)
Số 54 (11-4-1937), Số 72 (15-8-1937), Số 144 (7-1-1939), Số 203 (10-3-1940)

Nông Cổ Mín Đàm; Nữ Giới Chung


Tuần báo Phong Hóa, số 81 (19-1-1934), số 84 (Xuân Giáp Tuất, 9-2-1934), Số Trung Thu (28-9-1934), Số Xuân Ất Hợi (1-

1935)
PTBNS số 19; PTBNS số 21 bis; PTBNS số 22; PTBNS số 23
PTBNS số 24; PTBNS số 57; PTBNS số 74; PTBNS số 103

PTBNS số 24; PTBNS số 57; PTBNS số 74; PTBNS số 103


Phụ Nữ Tân Tiến số 1 bộ mới; Phụ Nữ Thời Đàm
Radio – Saigon

Saigon-potins
Tân Văn Tuần Báo

Tân Văn Tuần Báo


Việt Nam Hồn
Trích: Lý Đăng Thạnh – LỊCH SỬ VIỆT NAM – Tập 8: Đông Dương thuộc Pháp

You might also like