« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật đan, bện mây tre trong thiết kế trang phục nữ Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- Đề tài: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT ĐAN, BỆN MÂY TRE TRONG THIẾT KẾ TRANG PHỤC PHỤ NỮ VIỆT NAM.
- Từ khóa: mây tre đan, kỹ thuật đan bện, thiết kế trên ma nơ canh, đầm dạ hội.
- Với rất nhiều ưu điểm về độ bền, sự bình dị, sự phổ biến quen thuộc, vật liệu mây tre đã góp phần làm nên sự độc đáo và giá trị tạo hình thẩm mỹ cho các đồ dùng, vật dụng mây tre đan.
- Nét độc đáo của những sản phẩm từ mây tre đan chính là kỹ thuật đan, bện mây tre trên chính những sản phẩm đó.
- Bên cạnh đó, xu hướng của thời trang hiện đại ngày nay hướng đến sử dụng những vật liệu xanh thân thiện với môi trường hoặc mang những thông điệp xanh hưởng ứng bảo vệ môi trường đã thúc đẩy tác giả tìm đến một hướng đi mới cho nghiên cứu thiết kế bộ sưu tập thời trang, đó là nguyên liệu vốn gần gũi với văn hóa Việt Nam – cây mây, cây tre, đồng thời truyền tải được thông điệp của việc tôn vinh vẻ đẹp thiên nhiên đất nước, giữ gìn bản sắc truyền thống của dân tộc trong cuộc sống hối hả gấp gáp hiện đại ngày nay.
- Chính vì những lý do trên, tác giả đã quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật đan, bện mây tre trong thiết kế trang phục phụ nữ Việt Nam”, lấy cảm hứng và lên ý tưởng từ chính những họa tiết mây tre đan, tác giả đã tập trung nghiên cứu kỹ thuật 2 đưa họa tiết mây tre đan lên vải thành công và ứng dụng vào bộ sưu tập trang phục phụ nữ Việt Nam hiện đại.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu - Tổng hợp và hệ thống các dạng thức đan, bện mây tre truyền thống từ đó phân tích, so sánh sự giống và khác nhau giữa các dạng thức, nghiên cứu quy trình thực hiện từng dạng thức, đánh giá thẩm mỹ để có cái nhìn bao quát về các dạng thức đan, bện mây tre đã xuất hiện từ xưa đến nay.
- Phân tích và lựa chọn đối tượng nghiên cứu, các nguyên tắc, yêu cầu trong công việc thiết kế trang phục dạ hội nữ thanh niên Việt Nam.
- Đưa ra giải pháp và phương án sáng tác thiết kế trang phục dạ hội nữ thanh niên Việt Nam sử dụng họa tiết trang trí từ kỹ thuật đan, bện mây tre.
- Thiết kế kỹ thuật và thực hiện may mẫu bộ sưu tập gồm 3 mẫu trang phục.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng sáng tác: nữ thanh niên ở độ tuổi từ 18 đến 25, đây là mốc thời gian mà người con gái vừa bước qua tuổi trưởng thành, ngoài những thay đổi lớn về cơ thể, tâm sinh lý cũng như quan niệm sống, suy nghĩ và cách sống cũng bắt đầu tự chủ, tự lập nhưng vẫn giữ được một chút non nớt, trẻ thơ của tuổi niên thiếu nhưng lại tràn đầy sức sống, trẻ trung và mãnh liệt của thiếu nữ.
- Trong nghệ thuật nói chung và thiết kế thời trang nói riêng, phụ nữ ở độ tuổi này là nguồn cảm hứng sáng tác phổ biến nhất cho các nhà thiết kế khi mà vẻ đẹp hình thể bên ngoài đã hoàn thiện đầy đủ và nội tâm bên trong rất phong phú, dễ dàng tiếp nhận những văn hóa mới, tư tưởng mới để thể hiện bản thân mình.
- Trang phục phụ nữ Việt Nam hiện đại: Trang phục mà người nghiên cứu hướng đến là sản phẩm đầm dạ hội thể hiện nét đẹp sang trọng, thanh lịch và quyến rũ.
- Bộ sưu tập thời trang nói chung và bộ sưu tập thời trang dạ hội nói riêng phải đáp ứng được hai yếu tố, đó là: trang phục phù hợp với đối tượng và môi trường sử dụng.
- Để đạt được mục tiêu này, bộ sưu tập phải đáp ứng được những yêu cầu sau: sản phẩm thiết kế phải mang lại sự thoải mái trong quá trình sử dụng cho người mặc, phom dáng sản phẩm đảm bảo tính tiện nghi cử 3 động, chất liệu may trang phục cần đảm bảo độ thoáng khí, thấm hút mồ hôi, vệ sinh, dễ bảo quản, không nhàu, không nhăn, chống vi sinh vật, v.v…Về mặt thẩm mỹ, trang phục dạ hội phải toát lên sự sang trọng, tinh tế, dễ dàng kết hợp phụ kiện và trang điểm để đem lại sự tự tin, quyến rũ cho người mặc.
- Họa tiết trang trí trên sản phẩm: là họa tiết bằng vải thực hiện bằng kỹ thuật đan, bện mây tre đan.
- Có rất nhiều dạng thức đan bện mây tre tạo nên các vật phẩm thủ công mỹ nghệ có hiệu ứng thẩm mỹ đa dạng và phong phú.
- Để sáng tác bộ sưu tập này, tác giả lựa chọn các dạng thức đan bện mây tre: Đan nong mốt đều (đan vuông), đan chiếu, đan hoa cúc.
- Đây là những dạng thức đan bện đơn giản, phổ biến, dễ thực hiện bằng chất liệu vải để đưa lên trang phục tạo nên các chi tiết trang trí vừa có tác dụng liên kết giữa các mảng trang phục vừa tạo những điểm nhấn đặc biệt cho bố cục trang phục.
- Bên cạnh đó, nhờ cấu trúc và kỹ thuật đan bện mà tạo nên các chi tiết trang trí với những khe hở với kích thước lớn nhỏ khác nhau giúp cho họa tiết trang trí nói riêng và trang phục nói chung tạo sự thông thoáng và thoải mái cho người mặc.
- Nội dung nghiên cứu: gồm 4 nội dung sau.
- Ứng dụng kỹ thuật đan bên mây tre tạo họa tiết trang trí trên bộ sưu tập trang phục dạ hội nữ thanh niên Việt Nam.
- Lựa chọn các giải pháp tạo hình nghệ thuật trong sáng tác bộ sưu tập trang phục dạ hội nữ thanh niên.
- Sáng tác bộ sưu tập trang phục dạ hội nữ thanh niên Việt Nam.
- Lựa chọn giải pháp công nghệ và thiết kế kỹ thuật bộ sưu tập trang phục dạ hội nữ thanh niên Việt Nam.
- Về lý luận: Đưa ra những nghiên cứu về các kỹ thuật đan bện truyền thống và cách xử lý kỹ thuật đan, bện lên trên vải để ứng dụng vào trang phục phụ nữ hiện đại.
- Làm tài liệu tham khảo hữu ích cho những người quan tâm đến thiết kế thời trang ứng dụng kỹ thuật đan, bện mây tre.
- 4 - Về thực tiễn: Thiết kế thời trang dành cho phụ nữ Việt Nam hiện đại và ứng dụng kỹ thuật đan bện mây tre vào trong trang phục.
- c) Phương pháp nghiên cứu: Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu, học viên đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau.
- Phương pháp tổng hợp và phân tích các tư liệu khoa học, tài liệu tham khảo có liên quan nhằm xác định cơ sở chung và chuyên môn để giải quyết sau khi xác định tên và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
- Phương pháp liên ngành: loại hình nghệ thuật (áp dụng kỹ thuật) và ngành thời trang.
- d, Kết luận: Đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật đan, bện mây tre trong thiết kế trang phục phụ nữ Việt Nam” cho thấy phương pháp để đưa các họa tiết nghệ thuật từ kỹ thuật đan bện mây tre truyền thống ứng dụng vào thiết kế trang phục hiện đại, là một hướng đi tuy không mới nhưng chưa có sự đầu tư đúng mức cho ngành thời trang ứng dụng những họa tiết truyền thống tương tự vào trong trang phục.
- Phương pháp thiết kế mẫu thời trang trên ma nơ canh đạt được mức độ chính xác so với ý tưởng ban đầu, đồng thời cũng là phương pháp giúp cho các nhà nghiên cứu dễ dàng sáng tạo bay bổng hơn để đưa những họa tiết truyền thống tương tự lên trang phục một cách chân thật hơn là phương pháp may đo.
- Khuôn khổ của luận văn chỉ mới vận dụng được một vài họa tiết mây tre đan đơn giản nhất vào trong trang phục, vẫn còn những đề tài nghiên cứu khác rộng mở để có thể tận dụng hết những tinh hoa của nghệ thuật truyền thống vào trong ngành thiết kế thời trang nước nhà.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt