« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu về trang trí áo dài phụ nữ Việt Nam thể kỉ XX


Tóm tắt Xem thử

- Cao Thị Minh Châu NGHIÊN CỨU VỀ TRANG TRÍ ÁO DÀI PHỤ NỮ VIỆT NAM THẾ KỶ XX TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT Chuyên ngành: Công nghệ Vật liệu Dệt May Mã đề tài : 2014BDET-HY03 Người hướng dẫn khoa học: TS.
- Dương Thị Kim Đức HÀ NỘI - 2016 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Nghiên cứu về trang trí Áo dài phụ nữ Việt Nam thế kỷ XX Tác giả luận văn: Cao Thị Minh Châu Khóa: 2014B Người hướng dẫn khoa học: TS.Dương Thị Kim Đức Từ khóa: Áo dài, Trang trí Áo dài phụ nữ Việt Nam Nội dung tóm tắt: 1.
- Lý do chọn đề tài Vẻ đẹp của những tà Áo dài phụ nữ Việt Nam vẫn luôn quyến rũ một cách bí ẩn nhiều thế hệ người Việt.
- Có nhà thơ đã từng “tương tư”: “Có phải em mang trên áo bay Hai phần gió thổi một phần mây Hay là em gói mây trong áo Rồi thở cho làn áo trắng bay” (Tương tư – Nguyên Bá) Tà Áo dài mỏng manh, gợi cảm là thế, nhưng nó vẫn kín đáo và duyên dáng, tôn lên vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam, thu hút con mắt của biết bao nhiêu họa sỹ, nhà thơ, nhà thiết kế thời trang và là nguồn cảm hứng cho rất nhiều bài hát bất hủ ca ngợi quê hương và con người Việt Nam.
- Bản thân Áo dài đã và đang tiếp nối được vẻ đẹp truyền thống Văn hóa, gói trọn vẻ đẹp của người phụ nữ, thiên nhiên và cảnh vật Việt Nam.
- Cùng với nguồn gốc lâu đời và phong phú của Áo dài Việt Nam, trang trí Áo dài đã được hình thành từ xa xưa trong lịch sử và phát triển tập trung suốt thế kỷ XX cho đến ngày nay.
- Trang trí trên Áo dài phụ nữ Việt Nam ở từng giai đoạn thực ra là sự phản ánh của hệ tư tưởng, thế giới quan, trình độ khoa học kỹ thuật ( dệt, thêu, vẽ, in, chắp, đính.
- của giai đoạn ấy.
- Cùng với sự phát triển của con người, sự thay đổi trong thị hiếu thẩm mỹ Áo dài Việt Nam cũng có nhiều cách tân, đổi mới và căn cứ theo tình hình nghiên cứu của các tác giả đi trước tôi đã lựa chọn nghiên cứu về “Trang trí Áo dài phụ nữ Việt Nam thế kỷ XX”.
- Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- 2.1.Mục đích nghiên cứu: Tôi thực hiện đề tài này nhằm góp phần hệ thống lại về trang trí Áo dài phụ nữ Việt Nam thế kỷ XX thể hiện rõ hơn về kết cấu, màu sắc, trang trí bằng chất liệu và cả hoạ tiết.
- Trên cơ sở tổng hợp, phân tích, đánh giá về trang trí Áo dài qua các giai đoạn của thế kỷ XX, đúc kết những phương pháp trang trí Áo dài cơ bản, góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc phát triển, đưa ra giải pháp thích hợp để thiết kế và gia công trang trí Áo dài phụ nữ Việt Nam.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đề tài tập trung nghiên cứu về trang trí Áo dài phụ nữ Việt Nam, đúc kết những phương pháp trang trí Áo dài cơ bản và đưa ra giải pháp thích hợp để thiết kế và gia công trang trí Áo dài thời trang nhằm nâng cao giá trị thẩm mỹ cho Áo dài phụ nữ Việt Nam.
- Các luận điểm cơ bản của đề tài - Với mục đích nghiên cứu của đề tài tiến hành hệ thống lại về trang trí Áo dài phụ nữ Việt Nam thế kỷ XX - Phân tích và đánh giá các phương pháp trang trí Áo dài từng thời kỳ tiếp nối được vẻ đẹp truyền thống văn hoá 3.2.
- Những đóng góp mới của đề tài - Về lý luận : Hệ thống nghiên cứu vê trang trí Áo dài phụ nữ Việt Nam thế kỷ XX.
- Đúc kết những phương pháp trang trí Áo dài cơ bản.
- Về thực tiễn: Tổng kết đánh giá Áo dài từng giai đoạn.
- Đưa ra giải pháp thích hợp để thiết kế và gia công trang trí Áo dài thời trang nhằm nâng cao giá trị thẩm mỹ cho Áo dài phụ nữ Việt Nam.
- Phương pháp nghiên cứu.
- Để thấy rõ được vẻ đẹp của trang trí Áo dài phụ nữ truyền thống và hiện đại tôi ssử dụng phương pháp.
- Phương pháp phân chia giai đoạn + Phương pháp phân tích dưới góc độ biểu đạt tạo hình.
- Qua đó làm nổi bật diễn biến của hiệu quả thẩm mỹ do bố cục trang trí mang lại cho Áo dài phụ nữ qua từng thời kỳ lịch sử.
- Tất cả mọi phương pháp trang trí suy đến cùng đều có thể sử dụng được tuy nhiên, phải nằm trong tổng thể hài hòa của bố cục trang trí ( bao gồm cả khối, chất liệu, mầu sắc.
- Mặt khác, tùy vào từng mục đích, yêu cầu sử dụng cụ thể mà các hình thức trang trí trên sẽ được phát triển như một chủ thể cần thiết nhằm tạo nên những hiệu quả thẩm mỹ khác nhau.
- Nếu giai đoạn I, chú trọng vào vẻ đẹp của họa tiết dệt, thêu, sự sắp xếp của các lớp chất liệu Áo dài để nói lên vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ là đáng quý.
- Giai đoạn II, vẻ mềm mại của những đường bèo cổ áo, tay áo, mầu sắc Áo dài toát lên vẻ thanh tao, mơ mộng.
- Giai đoạn III, sự biến động dữ dội của các hình thức trang trí Áo dài nói lên những khả năng bộc lộ tính cách của người phụ nữ giai đoạn đó.
- Giai đoạn IV, quá trình tinh lọc vẻ đẹp đa dạng của các dân tộc và thế giới làm giầu có thêm nét đẹp bản sắc của người phụ nữ Việt Nam.
- Trong giai đoạn tiếp theo cùng với sự phát triển của đội ngũ các thiết kế, nhà tạo mẫu, các yếu tố, hình thức trang trí sẽ được phát huy một cách triệt để.
- Áo dài phụ nữ Việt Nam vừa kế thừa vẻ đẹp của Áo dài truyền thống, lại hội nhập thêm một cách có chọn lọc vẻ đẹp của thời đại, sẽ luôn giữ vững là biểu tượng cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam Tiếp nối và phát huy phần nghiên cứu trang trí phần I, tác giả đã ứng dụng vào sáng tác Bộ sưu tập « Sen sớm » phần II nhằm tiếp nối được sự phát triển của trang trí Áo dài phụ nữ Việt Nam truyền thống, cống hiến thêm một bộ sưu tập Áo dài cho lĩnh vực thời trang Dân tộc và Hiện đại của Việt Nam.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt