« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu qui trình kỹ thuật cải tiến động cơ diesel không tăng áp đang lưu hành thành động cơ tăng áp bằng tuốc bin khí thải


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Nghiên cứu qui trình kỹ thuật cải tiến động cơ diesel không tăng áp đang lưu hành thành động cơ tăng áp bằng tuốc bin khí thải.
- Lý do chọn đề tài Hiện nay ở nước ta có một số khá lớn động cơ diesel không tăng áp đang lưu hành có độ bền thiết kế rất cao, đa số là các động cơ có xuất xứ từ các nước Đông Âu (cũ).
- Theo thời gian làm việc, tính năng kinh tế, kỹ thuật của động cơ bị suy giảm.
- Nhằm khôi phục hoặc thậm chí tăng công suất động cơ để tận dụng khả năng khai thác động cơ vì có độ bền cao, giải pháp hiệu quả, có tính khả thi cao thường được sử dụng là cải tiến thành động cơ tăng áp bằng trang bị thêm cho động cơ cụm tuốc bin khí thải.
- Việc nghiên cứu quy trình kỹ thuật cải tiến động cơ diesel không tăng áp đang lưu hành thành động cơ tăng áp bằng tuốc bin khí thải để áp dụng cho các động cơ trên thực tế là rất cần thiết.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn - Nắm được phương pháp xây dựng qui trình cải tiến động cơ không tăng áp có độ bền cao thành động cơ tăng áp.
- Biết được cách áp dụng qui trình cho một trường hợp cụ thể là động cơ D243 do Cộng hòa Belarus chế tạo như là một ví dụ điển hình.
- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là động cơ không tăng áp nhưng có độ bền cao, ví dụ cụ thể là động cơ D243.
- Phạm vi nghiên cứu: tối thiểu những thay đổi kết cấu động cơ để chi phí cải tiến là thấp nhất.
- Đề tài của luận văn “Nghiên cứu qui trình kỹ thuật cải tiến động cơ diesel không tăng áp đang lưu hành thành động cơ tăng áp bằng tuốc bin khí thải” được trình bày trong 4 chương có cấu trúc như sau: Chương 1: Tổng quan về động cơ tăng áp Chương 2: Cơ sở lý thuyết trang bị TB-MN cho động cơ diesel không tăng áp Chương 3: Tính toán cải tiến tăng áp cho động cơ D243 Chương 4: Đánh giá thử nghiệm động cơ D243 sau tăng áp 4.
- Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết kết hợp với xây dựng mô hình bằng phần mềm 2 mô phỏng trên máy tính.
- Kết luận Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu quy trình thực hiện tăng áp bằng tuốc bin khí thải cho động cơ Diesel không tăng áp có độ bền cao đang lưu hành, thấy rằng đây là một giải pháp kỹ thuật hợp lý ở Việt Nam nhằm tận dụng khả năng khai thác hiệu quả những động cơ này.
- Hiểu được quy trình công nghệ khả thi thực hiện tăng áp cho động cơ đang lưu hành.
- Sử dụng các phần mềm mô phỏng AVL-Boost, AVL-Excite để tính toán khả năng tăng áp và lựa chọn tỷ số tăng áp.
- Sử dụng các phần mềm mô phỏng AVL-Boost, AVL-Excite, Ansys để kiểm tra sức bền các chi tiết chính của động cơ sau tăng áp.
- Phân tích được các kết quả thử nghiệm động cơ sau tăng áp.
- Nghiên cứu việc thực hiện áp dụng quy trình cho một động cơ diesel D243 cũ đang lưu hành.
- Sử dụng phần mềm AVL-Boost xây dựng mô hình động cơ D243 nguyên bản và đánh giá độ chính xác của mô hình bằng số liệu đo đạc thử nghiệm tại PTN Động cơ đốt trong, Viện Cơ khí Động lực, Đại học Bách khoa Hà Nội.
- Xây dựng được mô hình động cơ D243 tăng áp trên AVL-Boost và AVL-Excite Designer để đánh giá khả năng tăng áp của động cơ.
- Mô phỏng chu trình công tác của động cơ và kiểm nghiệm bền trục khuỷu ở các tỷ số tăng áp khác nhau, từ đó lựa chọn được tỷ số tăng áp hợp lý là πk = 1,5.
- Với tỷ số tăng áp đã chọn, tính toán lựa chọn được cụm TB-MN Garett (GT2554R) đáp ứng yêu cầu tăng áp.
- Tính toán chu trình công tác và kiểm nghiệm bền lại động cơ với cụm TB-MN này.
- Qua kết quả tính toán chu trình công tác của động cơ sau tăng áp cho thấy: (i) Công suất tăng nhiều nhất 51,54% tại tốc độ 1000 v/ph, tăng tối thiểu 41,75% tại tốc độ 2000 v/ph và tăng trung bình 42% trên toàn dải tốc độ.
- (ii) Suất tiêu hao nhiên liệu giảm trung bình khoảng 7,27% trên toàn dải tốc độ của động cơ

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt