Academia.eduAcademia.edu
Ngày 30 tháng 12 năm 2019 Lê Tiến Thành – LQC58DH ĐỀ CƯƠNG ĐẠI LÝ TÀU BIỂN VÀ GIAO NHẬN HÀNG HÓA TẠI CẢNG I. LÝ THUYẾT ........................................................................................................... 2 Câu 1: Khái niệm và các loại dịch vụ giao nhận hàng hóa? (25d) ............................... 2 Câu 2: Khái niệm, nhiệm vụ của đại lý tàu biển? (20d) ............................................... 3 Câu 3: Những giấy tờ cần phải nộp khi làm thủ tục cho tàu vào cảng? (20d) .............. 4 Câu 4: Các công việc và giấy tờ đại lý phục vụ tàu tại cảng? (25d)............................. 4 Câu 5: Những giấy tờ đại lý phải chuẩn bị cho tàu rời cảng? (20d) ............................. 5 Câu 6: Đại lý tàu chuyến phải làm gì khi tàu đã rời cảng do mình phục vụ? (20d) ..... 6 Câu 7: Khái niệm hợp đồng đại lý? Trách nhiệm của người uỷ thác trong hợp đồng đại lý? (20d) ........................................................................................................................ 7 Câu 8: Trách nhiệm và quyền hạn của các bên trong hợp đồng đại lý? (25d) ............. 7 Câu 9: Các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành tại cảng? (20d) ......................... 8 Câu 10: Lập và trao NOR cho người gửi hàng hoặc người nhận hàng với các thông tin cho trước. (Lập theo mẫu tiếng Anh). (25d) ................................................................. 9 Câu 11: Khái niệm môi giới hàng hải? Quyền và nghĩa vụ của người môi giới hàng hải? (25d) .................................................................................................................... 10 Câu 12: Nhiệm vụ các cơ quan tham gia giao nhận hàng hoá tại cảng? (20d) ........... 11 Câu 13: Bước công việc cảng giao hàng cho chủ hàng khi giao nhận hàng thông dụng nhập khẩu bằng đường biển trong trường hợp phải lưu kho, lưu bãi tại cảng? (20d) 11 Câu 14: Bước công việc cảng nhận hàng từ tàu khi giao nhận hàng thông dụng nhập khẩu bằng đường biển trong trường hợp phải lưu kho, lưu bãi tại cảng? (25d) ......... 12 Câu 15: Quy trình giao nhận đối với hàng thông dụng xuất khẩu? (25d) .................. 12 Câu 16: Thủ tục hải quan đối với hàng nhập khẩu bằng container? (25d) ................. 13 Câu 17: Định nghĩa về gom hàng và trách nhiệm của Consolidator? (25d) ............... 14 Câu 18: Quy trình đóng và rút hàng trong container tại CFS? (25d) ......................... 15 Câu 19: COR là gì? Lập ở đâu? Nội dung chủ yếu? Lập COR dựa vào những thông tin cho trước? (Lập bằng mẫu tiêng Anh) (25d) .............................................................. 16 Câu 20: Empty Container Delivery Order là gì? Ai lập và cấp cho ai? Nội dung chủ yếu? (25d) ................................................................................................................... 17 Câu 21: Xác định lợi ích của từng bên khi sử dụng dịch vụ gom hàng dựa vào các thông tin cho trước? (25d) .................................................................................................... 18 Câu 22: COR và CSC là gì? Cơ sở lập CSC? Lập COR dựa vào các thông tin cho trước? (Lập bằng mẫu tiêng Anh) (25d) ................................................................................ 19 Câu 23: D/O là gì? Tác dụng? Ai là người phát hành và nhận D/O? Khi phát hành D/O, đại lý cần kiểm tra và lưu giữ những giấy tờ gì? (25d) .............................................. 20 Câu 24: ROROC là gì? Hãy lập ROROC để ký kết toán hàng với tàu dựa vào các thông tin cho trước? (Lập bằng mẫu tiêng Anh) (25d) ......................................................... 20 II. BÀI TẬP ............................................................................................................... 22 Dạng 1: Lập dự chi cảng phí....................................................................................... 22 Dạng 2: Lập quyết toán chuyến đi .............................................................................. 23 Dạng 3: Lập SOF – Bản kê khai thời gian làm hàng .................................................. 24 Chúc các bạn qua môn với điểm số “ấn tượng”! 1|Page Ngày 30 tháng 12 năm 2019 I. LÝ THUYẾT Lê Tiến Thành – LQC58DH Câu 1: Khái niệm và các loại dịch vụ giao nhận hàng hóa? (25d) 1. Khái niệm Theo Luật Thương mại Việt Nam, Dịch vụ giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao nhận hàng theo sự ủy thác của chủ hàng hoặc của người vận tải. Nói một cách ngắn gọn: giao nhận hàng hóa là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng). 2. Các loại dịch vụ giao nhận hàng hóa a. Dịch vụ thay mặt người gửi hàng (người xuất khẩu): Theo yêu cầu của người gửi hàng, người giao nhận thực hiện các nhiệm vụ sau: • Chọn tuyến đường, phương thức vận tải và người chuyên chở thích hợp. • Lưu cước với người chuyên chở đã chọn. • Nhận hàng và cung cấp những chứng từ thích hợp: giấy chứng nhận hàng của người giao nhận, giấy chứng nhận chuyên chở… • Đóng gói, cân đo hàng hóa (trừ phi người gửi hàng làm trước khi giao cho người giao nhận). • Mua bảo hiểm cho hàng hóa nếu người gửi hàng yêu cầu. • Vận tải hàng hóa đến cảng, thực hiện việc khai báo hải quan, làm các thủ tục chứng từ liên quan và giao hàng cho người chuyên chở. • Thanh toán phí và chi phí khác bao gồm cả tiền cước. • Nhận vận đơn đã ký của người chuyên chở, giao cho người gửi hàng. • Giám sát việc vận tải hàng hóa trên đường tới người nhận hàng thông qua những mối liên hệ với người chuyên chở và đại lý của người giao nhận ở nước ngoài. • Giúp đỡ người gửi hàng khiếu nại với người chuyên chở về tổn thất hàng hóa (nếu có). b. Dịch vụ thay mặt người nhận hàng (người nhập khẩu): Theo chỉ dẫn giao hàng của khách hàng, người giao nhận thực hiện những nhiệm vụ sau: • Nhận và kiểm tra tất cả chứng từ liên quan đến vận chuyển hàng hóa. • Nhận hàng của người chuyên chở và thanh toán cước (nếu người nhận hàng ủy thác). Chúc các bạn qua môn với điểm số “ấn tượng”! 2|Page Ngày 30 tháng 12 năm 2019 • Lê Tiến Thành – LQC58DH Thu xếp khai báo hải quan và trả lệ phí, thuế và những phí khác cho các cơ quan liên quan. • Thu xếp việc lưu kho bãi (nếu cần). • Giao hàng đã làm thủ tục hải quan cho người nhận hàng. • Giúp đỡ người nhận hàng khiếu nại với người chuyên chở về tổn thất hàng hóa (nếu có). c. Những dịch vụ khác Ngoài những dịch vụ trên, tuỳ theo yêu cầu của khách hàng, người giao nhận cũng có thể làm những dịch vụ khác phát sinh trong quá trình vận chuyển: gom hàng, phân loại, dán ký mã hiệu hàng hóa, vận tải nội bộ… Câu 2: Khái niệm, nhiệm vụ của đại lý tàu biển? (20d) 1. Khái niệm Đại lý tàu biển là dịch vụ mà theo sự uỷ thác của chủ tàu hoặc người khai thác tàu, đại lý tiến hành các dịch vụ liên quan đến tàu biển hoạt động tại cảng, bao gồm việc thực hiện các thủ tục tàu biển vào, rời cảng; Ký kết các loại hợp đồng: hợp đồng vận chuyển, hợp đồng bảo hiểm hàng hải, hợp đồng bốc dỡ hàng hoá, hợp đồng thuê tàu, thuê thuyền viên,...; Ký phát vận đơn và chứng từ vận chuyển tương đương; Cung ứng vật tư, nhiên liệu, thực phẩm cho tàu; Trình kháng nghị hàng hải, thông tin liên lạc với chủ tàu hoặc người khai thác tàu... (Điều 158 Bộ luật HH). 2. Nhiệm vụ Người đại lý tàu biển là người được người uỷ thác chỉ định là đại diện để tiến hành dịch vụ đại lý tàu tại cảng biển từ lúc tàu vào đến khi tàu ra khỏi cảng: + làm các thủ tục cho tàu vào và rời cảng với các cơ quan chức năng + nhận uỷ thác để ký phát các giấy tờ thông báo tàu, hàng đến + theo dõi và đôn đốc tình hình làm hàng của tàu + giải quyết các tranh chấp phát sinh về hàng hoá trong khi làm hàng + thực hiện yêu cầu của người uỷ thác cung ứng cho tàu + phục vụ cho thuyền viên khi có sự uỷ thác Thay mặt người uỷ thác ký kết các hợp đồng, biên bản, chứng từ với cảng, chủ hàng và các cơ quan khác. Chúc các bạn qua môn với điểm số “ấn tượng”! 3|Page Ngày 30 tháng 12 năm 2019 Lê Tiến Thành – LQC58DH Người đại lý tàu biển có thể thực hiện dịch vụ đại lý tàu biển cho người thuê vận chuyển, người thuê tàu hoặc những người khác có quan hệ hợp đồng với chủ tàu hoặc người khai thác tàu nếu được chủ tàu hoặc người khai thác tàu đồng ý. Câu 3: Những giấy tờ cần phải nộp khi làm thủ tục cho tàu vào cảng? (20d) 1. Tàu thuyền vận chuyển tuyến nội địa (bản chính) • 01 bản khai chung • 01 danh sách thuyền viên • 01 danh sách hành khách (nếu có) • Giấy phép rời cảng cuối cùng 2. Tàu thuyền Việt Nam và nước ngoài nhập cảnh (bản chính) • 03 bản khai chung: nộp cho Cảng vụ HH, Biên phòng cửa khẩu, Hải quan cửa khẩu • 03 danh sách thuyền viên: nộp cho Cảng vụ HH, Biên phòng cửa khẩu, Hải quan cửa khẩu • 01 danh sách hành khách (nếu có): nộp cho Biên phòng cửa khẩu • 01 bản khai hàng hoá: nộp cho Hải quan cửa khẩu • 02 bản khai hàng hoá nguy hiểm: nộp cho Hải quan cửa khẩu và Cảng vụ hàng hải • 01 bản khai dự trữ của tàu: nộp cho Hải quan cửa khẩu • 01 bản khai kiểm dịch y tế: nộp cho Cơ quan Kiểm dịch y tế • 01 bản khai kiểm dịch thực vật (nếu có): nộp cho Cơ quan Kiểm dịch thực vật • 01 bản khai kiểm dịch động vật (nếu có): nộp cho Cơ quan Kiểm dịch động vật • Giấy phép rời cảng cuối cùng (bản chính): nộp cho Cảng vụ hàng hải Câu 4: Các công việc và giấy tờ đại lý phục vụ tàu tại cảng? (25d) 1. Theo dõi làm hàng của tàu: • Hàng ngày, đại lý theo dõi tình hình làm hàng, cập nhật số liệu báo cáo cho chủ tàu. • Đôn đốc các bên liên quan mở các máng bốc dỡ để đẩy nhanh tiến độ làm hàng theo kế hoạch. • Giải quyết các tranh chấp phát sinh liên quan đến giải phóng tàu. 2. Phục vụ thuyền viên: • Thực hiện các công việc liên quan đến thay đổi thuyền viên ( nếu có) theo yêu cầu của chủ tàu. • Làm các công việc liên quan khác đến thuyền viên theo yêu cầu của thuyền trưởng: tiêm chủng, thuyền viên đi bờ… Chúc các bạn qua môn với điểm số “ấn tượng”! 4|Page Ngày 30 tháng 12 năm 2019 3. Cung ứng cho tàu: • Lê Tiến Thành – LQC58DH Theo điện yêu cầu của Chủ tàu/thuyền trưởng, đại lý thu xếp với các đơn vị cung ứng để cung ứng cho tàu: nhiên liệu, nước ngọt, thực phẩm… • Trường hợp tàu phát sinh có sửa chữa nhỏ, đại lý phải thu xếp với các đơn vị ở khu vực cảng để sửa chữa cho tàu. • Thực hiện các dịch vụ cung ứng khác khi có yêu cầu. 4. Liên lạc thường xuyên với chủ tàu/người khai thác: • Có trách nhiệm liên lạc với chủ tàu/người khai thác tối thiểu 2 lần/ngày để báo cáo tình hình của tàu tại cảng. • Trường hợp có nhiều phát sinh đến hoạt động của tàu, đại lý cần giữ liên lạc thường xuyên để nhận các yêu cầu của chủ tàu. 5. Lập các chứng từ liên quan đến giải phóng tàu: NOR,SOF... Khi thuyền trưởng ủy quyền, đại lý lập và trao thông báo sẵn sàng làm hàng (NOR) tới người nhận hoặc người gửi hàng khi tài đến cảng để người nhận/ người gửi hàng chuẩn bị thu xếp thời gian, phương tiện để làm hàng Đại lý ký, phát lệnh giao hàng (D/O) để người nhận hàng tiến hành làm các thủ tục liên quan đến việc nhận hàng hóa Trong thời gian tàu làng hàng, cập nhật số liệu để lập SOF. Chứng từ sẽ được xác nhận bởi các bên sau khi kết thúc làm hàng gồm: đại lý, thuyền trưởng, người nhận hàng. Sau đó chứng từ này được tập hợp để gửi cho chủ tàu. Đây là chứng tờ cơ sở làm căn cứ để chủ tàu tính thưởng phạt giải phóng tàu. Thay mặt người ủy thác ký các chứng từ, hóa đơn liên quan đến thuê thiết bị, phương tiện (nếu có) để giải phóng tàu nhanh. Câu 5: Những giấy tờ đại lý phải chuẩn bị cho tàu rời cảng? (20d) 1. Tàu thuyền hoạt động tuyến nội địa • Giấy tờ phải nộp (bản chính): 1 bản khai chung • Giấy tờ phải xuất trình (bản chính): + Các giấy tờ chứng nhận của tàu và chứng chỉ khả năng chuyên môn của thuyền viên (nếu có thay đổi so với khi đến) + Các giấy tờ liên quan đến xác nhận việc nộp phí, lệ phí, tiền phạt hoặc thanh toán các khoản nợ theo quy định. 2. Tàu thuyền xuất cảnh Chúc các bạn qua môn với điểm số “ấn tượng”! 5|Page Ngày 30 tháng 12 năm 2019 • Giấy tờ phải nộp (bản chính) Lê Tiến Thành – LQC58DH + 03 bản khai chung: nộp cho Cảng vụ HH, Biên phòng cửa khẩu, Hải quan cửa khẩu. + 03 danh sách thuyền viên (nếu thay đổi so với khi đến): nộp cho Cảng vụ HH, Biên phòng cửa khẩu, Hải quan cửa khẩu. + 01 danh sách hành khách (nếu thay dổi so với khi đến): nộp cho Biên phòng cửa khẩu. + 01 bản khai hàng hoá (nếu chở hàng) nộp cho Hải quan cửa khẩu. + 01 bản khai dự trữ tàu: nộp cho Hải quan cửa khẩu. + 01 bản khai hành lý hành khách (nếu có): nộp cho hải quan cửa khẩu. Riêng hành lý của hành khách trên tàu nước ngoài đến cảng sau đó rời cảng trong cùng 1 chuyến thì không áp dụng thủ tục khai báo hải quan. + Những giấy tờ do các cơ quản lý nhà nước chuyên ngành đã cấp cho tàu, thuyền viên và hạnh khách (để thu hồi). • Giấy tờ phải xuất trình (bản chính) + Các giấy chứng nhận của tàu (nếu thay đổi so với khi đến) + Chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên (như trên) + Hộ chiếu thuyền viên, Hộ chiếu của hành khách. + Phiếu tiêm chủng quốc tế của thuyền viên, hành khách (nếu thay đổi so với khi đến) + Các giấy tờ liên quan đến hàng hoá chở trên tàu + Giấy chứng nhận kiểm dịch y tế (nếu có) + Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật (nếu hàng hóa là sản phẩm động vật) + Các giấy tờ liên quan đến xác nhận nộp phí, lệ phí tiền phạt, hoặc thanh toán các khoản nợ theo quy định. Câu 6: Đại lý tàu chuyến phải làm gì khi tàu đã rời cảng do mình phục vụ? (20d) Sau khi tàu rời cảng, đại lý phải tập hợp toàn bộ chứng từ, hóa đơn liên quan đến: + Chi phí cho tàu tại cảng: các loại phí, lệ phí + Các hợp đồng và hoá đơn liên quan đến xếp dỡ, giao nhận, kiểm đếm, lưu kho,... + Các loại hoá đơn cung ứng cho tàu... + Điện chỉ định đại lý và các yêu cầu của chủ tàu liên quan đến chi phí phục vụ tàu tại cảng cùng hoá đơn đại lý phí, chi phí cho đại lý tại cảng... + Các loại hoá đơn, chứng từ liên quan đến chi phí khác cho tàu: tiếp khách và các chi phí phát sinh khác. Chúc các bạn qua môn với điểm số “ấn tượng”! 6|Page Ngày 30 tháng 12 năm 2019 Lê Tiến Thành – LQC58DH Tất cả các loại chứng từ trên tập hợp lại và có bản kê chi tiết (Trip account), được đóng bộ gửi cho Chủ tàu. Chủ tàu sẽ tiến hành kiểm tra so với Dự chi ban đầu cùng các yêu cầu phát sinh thực tế để thanh toán số tiền cảng phí còn lại cho Đại lý. Các biên bản giải quyết tranh chấp xảy ra (nếu có). Câu 7: Khái niệm hợp đồng đại lý? Trách nhiệm của người uỷ thác trong hợp đồng đại lý? (20d) 1. Khái niệm: Hợp đồng đại lý tàu biển là sự thoả thuận được giao kết bằng văn bản giữa người ủy thác và người đại lý tàu biển, theo đó người ủy thác ủy quyền cho người đại lý tàu thực hiện các dịch vụ đại lý đối với từng chuyến tàu hoặc trong một thời gian cụ thể. Hợp đồng đại lý là cơ sở để xác định quan hệ pháp luật giữa 2 bên và là bằng chứng về sự ủy nhiệm của chủ tàu cho người đại lý trong quan hệ đối với người thứ 3. Trong hợp đồng đại lý phải thể hiện rõ những yêu cầu của công việc ủy thác, thời hạn thực hiện và mức đại lý phí (có thể thoả thuận hoặc theo tập quán địa phương). Với từng chuyến, người ủy thác có thể dùng điện chỉ định đại lý hoặc giấy ủy thác để nêu rõ các công việc ủy thác cho đại lý phục vụ tàu tại một cảng cụ thể. 2. Trách nhiệm của người ủy thác: Người ủy thác có trách nhiệm hướng dẫn người đại lý tàu biển thực hiện các dịch vụ đã ủy thác khi cần thiết và phải ứng trước khoản tiền dự chi cho các dịch vụ mà mình ủy thác. Trường hợp người đại lý tàu biển có hành động vượt quá phạm vi ủy thác thì người ủy thác vẫn phải chịu trách nhiệm về hành động đó nếu không thông báo cho những người liên quan biết về việc không công nhận hành động vượt phạm vi đó. Câu 8: Trách nhiệm và quyền hạn của các bên trong hợp đồng đại lý? (25d) 1. Trách nhiệm và quyền hạn của đại lý: Trong phạm vi thẩm quyền được ủy thác, đại lý tàu tiến hành nghiệp vụ và các hoạt động bảo vệ quyền lợi của chủ tàu, thực hiện các yêu cầu và chỉ thị của người ủy thác. Đại lý tàu phải giữ liên lạc thường xuyên (hàng ngày) với chủ tàu về các diễn biến liên quan đến công việc ủy thác. Người đại lý tàu phải tính toán chính xác các khoản thu chi liên quan đến các công việc ủy thác. Người đại lý tàu phải bồi thường thiệt hại cho người ủy thác do lỗi của mình gây ra. Chúc các bạn qua môn với điểm số “ấn tượng”! 7|Page Ngày 30 tháng 12 năm 2019 Lê Tiến Thành – LQC58DH Đại lý tàu được người ủy thác ứng trước một khoản tiền dự chi cho công việc trong phạm vi ủy thác. Người đại lý tàu được hưởng đại lý phí và các phụ phí khác tuỳ theo công việc được ủy thác thêm. 2. Trách nhiệm của người ủy thác: Người ủy thác có trách nhiệm hướng dẫn người đại lý tàu biển thực hiện các dịch vụ đã ủy thác khi cần thiết và phải ứng trước khoản tiền dự chi cho các dịch vụ mà mình ủy thác. Trường hợp người đại lý tàu biển có hành động vượt quá phạm vi ủy thác thì người ủy thác vẫn phải chịu trách nhiệm về hành động đó nếu không thông báo cho những người liên quan biết về việc không công nhận hành động vượt phạm vi đó. Câu 9: Các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành tại cảng? (20d) 1. Cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành về hàng hải Cảng vụ hàng hải là cơ quan chịu trách nhiệm chính và là đầu mối trong việc phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành khác tại cảng biển. 2. Các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành khác tại cảng biển Việt Nam a. Hải quan (thuộc Bộ Tài chính): là Cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành về xuất nhập khẩu. Theo dõi, giám sát toàn bộ hàng hóa, phương tiện xuất nhập khẩu qua cảng biển. Có trách nhiệm tính và thu thuế hải quan; giải quyết các thủ tục hải quan đối với việc xuất bến của lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu. Ngoài ra còn đảm nhiệm phân định các vị trí cho Chúc các bạn qua môn với điểm số “ấn tượng”! 8|Page Ngày 30 tháng 12 năm 2019 Lê Tiến Thành – LQC58DH nhu cầu trung chuyển giữa các tàu biển và những phương tiện trên đất liền; cung cấp các khu vực và các kho lưu giữ hàng hóa tại hải quan cho đến khi nộp thuế… b. Biên phòng (thuộc Bộ Quốc phòng): Quản lý Nhà nước chuyên ngành về an ninh tại cửa khẩu. Theo dõi, giám sát và làm các thủ tục pháp luật cho phương tiện, thuyền viên, hành khách xuất nhập cảnh. c. Kiểm dịch y tế (thuộc Bộ Y tế): Quản lý Nhà nước chuyên ngành về lĩnh vực y tế. Giám sát, khoanh vùng và có biện pháp phòng chống dịch bệnh xâm nhập từ các phương tiện, thuyền viên và hành khách xuất nhập cảnh. d. Kiểm dịch động vật (thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn): Quản lý Nhà nước chuyên ngành về các loại động vật xuất nhập khẩu. Giám sát và cho phép xuất nhập khẩu động vật qua cảng. e. Kiểm dịch thực vật (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn): Quản lý Nhà nước chuyên ngành về nông nghiệp. Giám sát và cho phép xuất nhập khẩu các loại thực vật và nông sản qua cảng. Câu 10: Lập và trao NOR cho người gửi hàng hoặc người nhận hàng với các thông tin cho trước. (Lập theo mẫu tiếng Anh). (25d) Ví dụ: Tàu X, Panama Flag, cargo of loading: 11.000 MT thép tấm. Tàu đến trạm hoa tiêu cảng xếp lúc 08:00 ngày 07/01/2020. Tàu dự kiến cập cầu lúc 11:00 cùng ngày và sẵn sàng xếp hàng. Giả sử người gửi hàng chỉ chấp nhận NOR lúc 15:00 cùng ngày. Hãy lập NOR (theo mẫu tiếng Anh) với nội dung trên để trao cho người gửi hàng là công ty Y. NOTICE OF READINESS Date: Jan 7th 2020. Time: 08:00 Hrs LT To Who It May Concern: Dear Sirs/ Madams, This is to inform you that the ship: “X” Under my command has arrived at this port on the Jan 7th 2020, at 08:00 Hrs LT and in all respects she is ready to load 11.000 MT Steel plates. In accordance with the Charter Party and/or agreement(s). Free pratique & In ward clearance granted at ...(tự giả định)..., Jan 7th 2020. (kiểm dịch và thủ tục hoàn thành lúc...) NOTICE TENDERED (được trao vào lúc.../sẵn sàng xếp hoặc dỡ lúc...) Time: 11:00 Hrs LT Chúc các bạn qua môn với điểm số “ấn tượng”! 9|Page Ngày 30 tháng 12 năm 2019 Lê Tiến Thành – LQC58DH Date: Jan 7th 2020 NOTICE ACCEPTED (được chấp nhận bởi...) As per the C/p & S/c: Y Time: 15:00 Hrs LT Date: Jan 7th 2020 Respectfully Your MASTER M.V X Câu 11: Khái niệm môi giới hàng hải? Quyền và nghĩa vụ của người môi giới hàng hải? (25d) 1. Khái niệm: Môi giới hàng hải là dịch vụ làm trung gian cho các bên liên quan trong việc giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng vận chuyển, hợp đồng bảo hiểm hàng hải, hợp đồng thuê tàu, hợp đồng mua bán tàu biển, hợp đồng lai dắt tàu biển, hợp đồng thuê thuyền viên và các hợp đồng khác liên quan đến hoạt động hàng hải. Người môi giới hàng hải là người thực hiện dịch vụ môi giới hàng hải. 2. Quyền và nghĩa vụ của người môi giới hàng hải • Xác định trên cơ sở hợp đồng ủy thác đã được thoả thuận ký kết. Có quyền phục vụ các bên tham gia hợp đồng với điều kiện phải thông báo cho các bên biết và có nghĩa vụ quan tâm thích đáng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan. • Được hưởng hoa hồng môi giới khi hợp đồng được ký kết do hoạt động trung gian của mình. Người môi giới và người dược môi giới thỏa thuận về hoa hồng môi giới. Nếu không có thoả thuận trước thì hoa hồng môi giới được xác định trên cơ sở tập quán địa phương. • Có nghĩa vụ thực hiện công việc môi giới một cách trung thực, bảo quản các mẫu hàng hóa, tài liệu và phải hoàn trả cho người ủy thác sau khi hoàn thành việc môi giới. • Chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của các bên được môi giới trong thời gian môi giới. • Người môi giới không được tiết lộ thông tin làm phương hại đến lợi ích của người ủy thác. Chúc các bạn qua môn với điểm số “ấn tượng”! 10 | P a g e Ngày 30 tháng 12 năm 2019 Lê Tiến Thành – LQC58DH • Trách nhiệm của người môi giới hàng hải chấm dứt khi hợp đồng giữa các bên được giao kết, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Câu 12: Nhiệm vụ các cơ quan tham gia giao nhận hàng hoá tại cảng? (20d) 1. Nhiệm vụ của cảng: Ký kết hợp đồng xếp dỡ, giao nhận, bảo quản, lưu kho bãi với chủ hàng theo các hình thức: Hợp đồng ủy thác giao nhận; Hợp đồng thuê mướn xếp dỡ, vận chuyển, lưu kho… Giao hàng xuất khẩu cho phương tiện vận tải và nhận hàng nhập khẩu từ phương tiện vận tải nếu được ủy thác. Kết toán việc giao nhận hàng hóa và lập các chứng từ cần thiết để bảo vệ quyền lợi của chủ hàng. Chịu trách nhiệm về những tổn thất hàng hóa do mình gây nên trong quá trình giao nhận. Không chịu trách nhiệm bên trong hàng hóa nếu dấu xi, bao nguyên vẹn. 2. Nhiệm vụ của chủ hàng xuất nhập: Ký kết hợp đồng ủy thác giao nhận với cảng khi hàng qua cảng. Tiến hành giao nhận hàng hóa khi hàng không qua cảng. Ký kết hợp đồng bốc xếp, lưu kho, vận chuyển với cảng. Cung cấp cho cảng những thông tin về hàng hóa, chứng từ cần thiết để giao nhận. 3. Nhiệm vụ của hải quan: Tiến hành thủ tục hải quan, thực hiện việc kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan đối với tàu biển và hàng hóa XNK. Thực hiện các quy định của Nhà nước về XNK, thuế, phí liên quan. Tiến hành các biện pháp phát hiện, ngăn chặn, điều tra và xử lý hành vi buôn lậu, gian lận thương mại hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, ngoại hối, tiền Việt Nam qua cửa khẩu. Câu 13: Bước công việc cảng giao hàng cho chủ hàng khi giao nhận hàng thông dụng nhập khẩu bằng đường biển trong trường hợp phải lưu kho, lưu bãi tại cảng? (20d) Khi nhận được thông báo hàng đến, chủ hàng phải mang vận đơn gốc, giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tàu để nhận lệnh giao hàng (D/O- Delivery order). Hãng tàu hoặc đại lý giữ lại vận đơn gốc và trao 3 bản D/O cho người nhận hàng. Chủ hàng đóng phí lưu kho, phí xếp dỡ và lấy biên bản Chủ hàng mang biên lai nộp phí, 3 bản D/O cùng Invoice và Packing List đến văn phòng quản lý tàu tại cảng để ký xác nhận D/O và tìm vị trí hàng, tại đây lưu 1 bản D/O. Chúc các bạn qua môn với điểm số “ấn tượng”! 11 | P a g e Ngày 30 tháng 12 năm 2019 Lê Tiến Thành – LQC58DH Chủ hàng mang 2 bản D/O còn lại đến bộ phận kho vận (thương vụ cảng) để làm phiếu xuất kho. Bộ phận này giữ một D/O và làm hai phiếu xuất kho cho chủ hàng. Chủ hàng làm thủ tục hải quan. Sau khi hải quan xác nhận hoàn thành thủ tục hải quan chủ hàng có thể mang ra khỏi cảng và chở hàng về kho riêng. Câu 14: Bước công việc cảng nhận hàng từ tàu khi giao nhận hàng thông dụng nhập khẩu bằng đường biển trong trường hợp phải lưu kho, lưu bãi tại cảng? (25d) Trước khi dỡ hàng, tàu hoặc đại lý phải cung cấp cho cảng Bản lược khai hàng hóa (Cargo Manifest), sơ đồ hầm tàu để cảng và các cơ quan chức năng khác như Hải quan, Ðiều độ, cảng vụ tiến hành các thủ tục cần thiết và bố trí phương tiện làm hàng. Cảng và đại diện tàu tiến hành kiểm tra tình trạng hầm tàu. Nếu phát hiện thấy hầm tàu ẩm ướt, hàng hóa ở trong tình trạng lộn xộn hay bị hư hỏng, mất mát thì phải lập biên bản để hai bên cùng ký. Nếu tàu không chịu ký vào biên bản thì mời cơ quan giám định lập biên bản mới tiến hành dỡ hàng. Dỡ hàng bằng cần cẩu của tàu hoặc của cảng và xếp lên phương tiện vận tải để đưa về kho, bãi. Trong quá trình dỡ hàng, đại diện tàu cùng cán bộ giao nhận cảng kiểm đếm và phân loại hàng hóa cũng như kiểm tra về tình trạng hàng hóa và ghi vào Tally Sheet. Hàng sẽ được xếp lên ô tô để vận chuyển về kho theo phiếu vận chuyển có ghi rõ số lượng, loại hàng, số B/L. Cuối mỗi ca và sau khi xếp xong hàng, cảng và đại diện tàu phải đối chiếu số lượng hàng hóa giao nhận và cùng ký vào Tally Sheet. Lập Bản kết toán nhận hàng với tàu (ROROC) trên cơ sở Tally Sheet. Cảng và tàu đều ký vào Bản kết toán này, xác nhận số lương thực giao so với Bản lược khai hàng (Cargo Manifest) và B/L. Lập các giấy tờ cần thiết trong quá trình giao nhận như Giấy chứng nhận hàng hư hỏng (COR) nếu hàng bị hư hỏng hay yêu cầu tàu cấp Phiếu thiếu hàng (CSC), nếu tàu giao thiếu. Câu 15: Quy trình giao nhận đối với hàng thông dụng xuất khẩu? (25d) Việc giao nhận hàng gồm 2 bước lớn: chủ hàng ngoại thương (hoặc người cung cấp cho nước) giao hàng xuất khẩu cho cảng, sau đó tiến hành giao hàng cho tàu. 1. Giao hàng xuất khẩu cho cảng: Chúc các bạn qua môn với điểm số “ấn tượng”! 12 | P a g e Ngày 30 tháng 12 năm 2019 Lê Tiến Thành – LQC58DH Giao danh mục hàng hóa XK (Cargo List) và đăng ký với phòng điều độ để bố trí kho bãi và lên phương án xếp dỡ. Chủ hàng liên hệ với phòng thương vụ để ký HĐ lưu kho, bốc xếp hàng hóa với cảng. Lấy lệnh nhập kho và báo với hải quan và kho hàng. Giao hàng vào kho, bãi cảng. 2. Cảng giao hàng xuất khẩu cho tàu: • Chuẩn bị trước khi giao hàng cho tàu: + Kiểm nghiệm, kiểm dịch (nếu cần), làm thủ tục hải quan. + Báo cho cảng ngày giờ dự kiến tàu đến (ETA), chấp nhận thông báo sẳn sàng. + Giao cho cảng danh mục hàng hóa xuất khẩu để bố trí phương tiện xếp dỡ. Trên cơ sở cargo List này, thuyền phó phụ trách hàng hóa sẽ lên sơ đồ xếp hàng (Cargo plan). + Ký hợp đồng xếp dỡ với cảng. • Tổ chức xếp và giao hàng cho tàu: + Trước khi xếp phải vận chuyển hàng từ kho ra cảng, lấy lệnh xếp hàng, ấn định số máng xếp hàng, bố trí xe, công nhân và người áp tải (nếu cần). + Tiến hành giao hàng cho tàu. Việc xếp hàng lên tàu do công nhân cảng làm. Hàng sẽ được giao lên tàu dưới sự giám sát của đại diện của hải quan. Trong quá trình giao hàng, nhân viên kiểm đếm cảng phải ghi số lượng hàng giao vào final Report. Phía tàu cũng có nhân viên kiểm đếm và ghi vào Tally Sheet. + Khi giao nhận một lô hoặc toàn tàu, cảng phả lấy biên lai thuyền phó (Mate’s Rêcipt) để lập vận đơn. sau khi xếp hàng lên tàu, căn cứ vào số lượng hàng đã ghi trong Tally Sheet, cảng sẽ lập bảng tổng kết xếp hàng lên tàu (General Loading Report) và cùng ký xác nhận với tàu. Đây cũng là cơ sở để lập B/L. • Lập bộ chứng từ thanh toán Câu 16: Thủ tục hải quan đối với hàng nhập khẩu bằng container? (25d) 1. Ðối với hàng nhập khẩu nguyên container (FCL): Thủ tục Hải quan chia làm hai bước (1) thủ tục Hải quan giám sát; và (2) thủ tục Hải quan kiểm hóa. (1) Thủ tục Hải quan giám sát: Khi làm thủ tục Hải quan để xuất hàng ra khỏi kho bãi container, vận chuyển đi nơi khác, Hải quan phải kiểm tra đối chiếu số container, số chì trên container với bộ hồ sơ. Chúc các bạn qua môn với điểm số “ấn tượng”! 13 | P a g e Ngày 30 tháng 12 năm 2019 Lê Tiến Thành – LQC58DH Nếu không có sự khác nhau, Hải quan niêm phong container bằng chì Hải quan của mình. Tiếp đó, Hải quan làm thủ tục để chủ hàng đưa container về địa điểm kiểm hóa đã được quy định hoặc địa điểm kiểm hóa đã được chấp thuận. Trong quá trình di chuyển có thể có nhân viên Hải quan áp tải để tránh mọi gian lận có thể xảy ra. Nếu có sự khác nhau giữa số container và/ hoặc số chì ghi trên container với số ghi trên hồ sơ, hoặc nếu container bị mất chì, hải quan giám sát cùng với chủ hàng và người vận tải lập biên bản về báo cáo lãnh đạo hải quan để kịp thời giải quyết. (2) Thủ tục Hải quan kiểm hóa: Khi container hàng nhập về đến địa điểm kiểm hóa, Hải quan kiểm hóa phải kiểm tra đối chiếu số container, số chì của hãng tàu, số chì của Hải quan so với hồ sơ. Nếu không phù hợp thì phải lập biên bản. Nếu phù hợp thì cho mở cont để kiểm hóa. Ðối với hàng cần phải kiểm tra chi tiết thì Hải quan kiểm toàn bộ hàng trong container. Ðối với những mặt hàng cho phép kiểm đại diện thì phải đảm bảo 3 yêu cầu khi lấy mẫu: + Mẫu tận đáy và tận đỉnh của container. + Mẫu tận hai đầu container. + Mẫu tận hai bên thành container. 2. Ðối với hàng nhập khẩu lẻ container (LCL): Nếu cơ quan cảng là người dỡ hàng để giao lẻ thì thủ tục Hải quan cũng giống như các trường hợp giao lẻ khác. Tuy nhiên, có khi cơ quan cảng giao cho một chủ hàng có nhiều hàng nhất làm người đại diện đứng ra nhận hàng, dỡ hàng và phân phối hàng cho các chủ hàng khác. Trong trường hợp này, thủ tục Hải quan giống như trong trường hợp hàng nhập nguyên container. Câu 17: Định nghĩa về gom hàng và trách nhiệm của Consolidator? (25d) 1. Khái niệm: Trong chuyên chở hàng hóa bằng container, dịch vụ gom hàng là không thể thiếu được. Gom hàng (Consolidation) là việc tập hợp những lô hàng lẻ từ nhiều người gửi cùng một nơi đi, thành những lô hàng nguyên để gửi và giao cho người nhận ở cùng một nơi đến. Hàng lẻ (Less than Container Load – LCL) là những lô hàng nhỏ, không đủ để đóng vào trong một container hoặc là những lô hàng khá lớn, nhưng có nhiều người gửi và nhiều người nhận. Hàng nguyên container (Full Container Load –FCL) là những lô hàng lớn hơn, đủ để đóng vào trong một hoặc nhiều container và thường có một người gửi và một người nhận. Chúc các bạn qua môn với điểm số “ấn tượng”! 14 | P a g e Ngày 30 tháng 12 năm 2019 Lê Tiến Thành – LQC58DH Người kinh doanh dịch vụ gom hàng, gọi là “người gom hàng” (Consolidator). Việc gom hàng được tiến hành theo những quy trình sau đây: • Người gom hàng nhận hàng nhận các lô hàng lẻ từ nhiều người gửi hàng khác nhau tại một trạm gửi hàng lẻ container (CFS) • Người gom hàng tập hợp lại thành lô hàng nguyên container, kiểm tra hải quan và đóng hàng vào container tại CFS • Người gom hàng gửi các container này bằng đường biển, đường sắt hoặc đường hàng không,... cho đại lý của mình tại nơi đến • Đại lý của người gom hàng ở nơi đến nhận các container này, dỡ hàng ra và giao cho từng người nhận tại CFS nơi đến 2. Trách nhiệm: Khi đóng vai trò là người chuyên chở, thì người gom hàng không những chịu trách nhiệm về hành vi, lỗi lầm của mình mà còn phải chịu trách nhiệm về hành vi, lỗi lầm của những người làm công cho mình. Họ phải chịu trách nhiệm về tổn thất hàng hóa trong suốt quá trình vận tải từ nơi nhận hàng để chở cho đến nơi giao hàng cuối cùng. Nói cách khác anh ta phải chịu trách nhiệm về những tổn thất hư hỏng của hàng hóa xảy ra khi hàng hóa còn nằm trong sự trông nom của người chuyên chở thực tế. Nhưng trong thực tế, nhiều người giao nhận cũng không chấp nhận trách nhiệm đó. Họ vẫn tiếp tục coi mình là đại lý và ghi rõ điều này trong vận đơn gom hàng của mình. Vì vậy, Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế (FIATA) khuyến khích người giao nhận sử dụng vận đơn vận tải đa phương thức (VTĐPT) của mình để chịu trách nhiệm thực sự về hàng hóa. Vận đơn VTĐPT đã được Phòng Thương Mại Quốc Tế thừa nhận và được sử dụng rộng rãi trong vận tải đa phương thức và dịch vụ gom hàng. Câu 18: Quy trình đóng và rút hàng trong container tại CFS? (25d) 1. Quy trình đóng hàng vào container: Bên thuê kho sẽ gửi hướng dẫn đóng hàng cho CFS trước một ngày. CFS phải đảm bảo năng lực, phương tiện và công nhân đóng hàng để kịp xuất tàu. CFS phải phối hợp với hải quan và nếu cần phải phối hợp với giám sát của bên thuê kho. Đầu tiên là tiếp nhận danh mục hàng hóa và yêu cầu của chủ hàng về loại container. Tiếp nhận hàng: tiến hành đối chiếu kiểm tra hàng về chủng loại, số lượng, kiểm tra chất lượng vỏ container. Chúc các bạn qua môn với điểm số “ấn tượng”! 15 | P a g e Ngày 30 tháng 12 năm 2019 Lê Tiến Thành – LQC58DH Điều động công nhân bốc xếp thủ công hay cơ giới. Bốc xếp hàng vào container theo thứ tự xếp hàng của chủ hàng. Cuối cùng hải quan kiểm tra và kẹp chì. 2. Quy trình rút hàng ra khỏi container tại CFS Khi tàu đến, người vận chuyển nhận nguyên container hàng lẻ từ tàu, xin phép hải quan vận chuyển container hàng lẻ về CFS để rút hàng khỏi container. Việc vận chuyển hàng về kho CFS phải được sự đồng ý của hải quan và chịu sự giám sát chặt chẽ của hải quan CFS. Sau đó, đại lý tàu gửi cho người nhận hàng Thông báo hàng đến để người nhận hàng chuẩn bị phương tiện lấy hàng. Khi nhận được thông báo này, chủ hàng trình vận đơn hợp lệ cho đại lý hãng tàu để họ cấp lệnh giao hàng D/O. Chủ hàng sau khi có D/O sẽ đem 1 bản đến Hải quan để làm thủ tục nhập khẩu. Chủ hàng làm thủ tục đăng ký mở tờ khai, đăng ký kiểm hóa tại cơ quan hải quan. Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, chủ hàng mang bộ chứng từ nhận hàng cùng 1 bản DO đến CFS của người vận chuyển để đăng ký nhận hàng. Khi nhận được D/O của hãng tàu do người nhận trình, bộ phận quản lý kho CFS sẽ lưu lệnh DO này và phát cho người nhận Phiếu xuất kho. Chủ hàng cho phương tiện ra nhận hàng tại nơi quy định của kho dưới sự giám sát của hải quan kho CFS, trả cho kho các khoản phí, sau đó vận chuyển hàng về kho riêng của mình. Nếu nhận hàng tại CFS cảng thì thủ tục tương tự như nhận nguyên container ở CY cảng. Người vận chuyển phát D/O cho chủ hàng khi chủ hàng trình vận đơn hợp lệ. Chủ hàng mang 1 bản D/O tới hải quan làm thủ tục nhập khẩu và đến CFS cảng nhận hàng theo quy định về thủ tục giao nhận của cảng. Câu 19: COR là gì? Lập ở đâu? Nội dung chủ yếu? Lập COR dựa vào những thông tin cho trước? (Lập bằng mẫu tiêng Anh) (25d) 1. COR là Giấy chứng nhận hàng hư hỏng đổ vỡ (Cargo outurn report) Trong quá trình xếp dỡ hàng hóa, nếu thấy hàng bị hư hỏng, đổ vỡ thì các bên (tàu, cảng, giao nhận, kho hàng) cùng nhau lập biên bản về tình trạng của hàng hóa gọi là COR. Nó là chứng từ quan trọng trong bộ chứng từ khiếu nại hãng tàu hoặc cảng. 2. Lập ở đâu: Biên bản hàng hóa tổn thất với tàu được thiết lập trong trường hợp khi có hàng hóa bị tổn thất ở trên tàu. Do vậy trong quá trình làm hàng, người kiểm tra hàng hóa phải luôn luôn Chúc các bạn qua môn với điểm số “ấn tượng”! 16 | P a g e Ngày 30 tháng 12 năm 2019 Lê Tiến Thành – LQC58DH có mặt ở hầm tàu và tại nơi đang tiến hành xếp dỡ cùng với mẫu biên bản có liên quan kèm theo. 3. Nội dung chủ yếu: Phần đầu biên bản thể hiện tên chuyến tàu vận chuyển hàng hóa bị hư hỏng: Số vận đơn, ký mã hiệu, loại hàng, số hòm kiện hàng, số lượng hàng hóa bị hư hỏng, và thể hiện việc ký xác nhận của đại diện Cảng (thường là người kiểm tra hàng hóa, lập biên bản và đại diện tàu). 4. Mẫu COR Ví dụ: Tàu VN11 dỡ 15.000 MT Ure đóng bao (50kg/bao) theo hợp đồng B/L số HP 118. Người nhận: Công ty vật tư nông nghiệp số 3. Trên C/M ghi 300.000 bao nguyên lành. Số lương thực giao tại cảng dỡ là 297.800 bao nguyên lành, số còn lại hàng bị rách vỡ, quét hót được 720 bao. Mức độ tổn thất chờ kết quả giám định. CARGO OUTURN REPORT Vessel: VN11 Flag: (tự giả định) Voy N0: (tự giả định) Port: (tự giả định) Date of Arrival: (tự giả định) Certified the undermentioned Cargo being dammaged before dischanging operation: B/L N0 Marks and Description Number of Goods HP 118 Ure in bags Quantity Aspect of Cargo 300.000 297.800 bags sound (nguyên lành) bags 720 bags sweeping (quét hót) The Master Port’s Representative Câu 20: Empty Container Delivery Order là gì? Ai lập và cấp cho ai? Nội dung chủ yếu? (25d) Lệnh giao vỏ container do đại lý hãng tàu ký phát, yêu cầu bộ phận quản lý container rỗng cấp vỏ container cho khách hàng để đóng hàng (đóng tại bãi hoặc kho riêng). Do đại lý hãng tàu kí phát cho khách hàng (người gửi hàng). Có 2 loại giao vỏ container: • Lệnh cấp container rỗng có chỉ danh: Là lệnh mà trên đó người vận chuyển container hoặc đại lý của họ yêu cầu bộ phận quản lý container rỗng cấp đích danh container số hiệu nào đó. Chúc các bạn qua môn với điểm số “ấn tượng”! 17 | P a g e Ngày 30 tháng 12 năm 2019 Lê Tiến Thành – LQC58DH • Lệnh cấp container rỗng không chỉ danh: Là lệnh trên đó người vận chuyển hoặc đại lý của họ không yêu cầu đích danh một container có số hiệu cụ thể (không ghi số hiệu container). Trên lệnh này người ta chỉ ghi loại container, chủ khai thác container. Trong trường hợp là loại không chỉ danh thì mục số hiệu container sẽ được để trống. Bộ phận quản lý container xác định đúng loại container và giao cho khách hàng. Khi tiến hành cấp container rỗng theo các lệnh có chỉ danh, nhiều khi cảng gặp khó khăn do phải dời dịch một số lượng lớn những container khác để lấy được một container đúng yêu cầu. Một lệnh cấp container rỗng phải có các nội dung sau: + Tên khách hàng + Số hiệu container + Loại và kích cỡ + Chủ khai thác container + Bãi hạ container sau khi đóng hàng Nếu là loại đích danh số hiệu container thì phải được giao đúng container đó. Câu 21: Xác định lợi ích của từng bên khi sử dụng dịch vụ gom hàng dựa vào các thông tin cho trước? (25d) Ví dụ: Xác định lợi ích của từng bên khi sử dụng dịch vụ gom hàng, biết rằng: Có 25 lô hàng lẻ, mỗi lô có trọng lượng 8 tấn; Chủ tàu bán cước theo mức giá như sau: cước LCL là 55 USD/T, cước FCL là 35 USD/MT; Cước do Forwarder bán ra theo dịch vụ LCL là 45 USD/MT. • Đối với người gửi hàng: Được hưởng giá cước (45 USD/MT) thấp hơn giá cước thường phải trả cho người chuyên chở (55 USD/T): (55 – 45) x 25 x 8 = 2.000 USD Thuận lợi hơn khi có thể gửi hàng trong phạm vi rộng mà chỉ phải làm việc với người gom hàng, hơn là phải liên hệ với nhiều hãng vận tải (vì thông thường mỗi hãng chỉ nhận làm trên đoạn đường mà họ phụ trách) Người gom hàng làm dịch vụ đưa hàng từ cửa tới cửa và dịch vụ phân phối hàng mà các hãng vận tải không làm • Đối với người chuyên chở hoặc chủ tàu: Tiết kiệm được thời gian, chi phí, giấy tờ, nhân lực,... do không phải giải quyết các lô hàng lẻ Chúc các bạn qua môn với điểm số “ấn tượng”! 18 | P a g e Ngày 30 tháng 12 năm 2019 Lê Tiến Thành – LQC58DH Tận dụng được khả năng chuyên chở do người gom hàng giao cho người chuyên chở nguyên container đầy hàng Giảm thiểu rủi ro tiền cước với chủ hàng • Đối với người gom hàng: Hưởng phần chênh lệch giữa tổng số tiền cước thu được của người gửi hàng về những lô hàng lẻ trừ đi số tiền cước phải trả cho người chuyên chở (cước gom hàng) của lô hàng thu gom, sau khi đã được chiết khấu: (45 – 35) x 25 x 8 = 2.000 USD • Đối với nền kinh tế: Làm giảm giá thành hàng xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế Giảm một cách đáng kể phần ngoại tệ ra nước ngoài Tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Câu 22: COR và CSC là gì? Cơ sở lập CSC? Lập COR dựa vào các thông tin cho trước? (Lập bằng mẫu tiêng Anh) (25d) • Giấy chứng nhận hàng hư hỏng, đổ vỡ (Cargo outurn report – COR) Trong quá trình xếp dỡ hàng hóa, nếu thấy hàng bị hư hỏng, đổ vỡ thì các bên (tàu, cảng, giao nhận, kho hàng) cùng nhau lập biên bản về tình trạng của hàng hóa gọi là COR. Nó là chứng từ quan trọng trong bộ chứng từ khiếu nại hãng tàu hoặc cảng. • Phiếu thiếu hàng (Certificate of shorlanded cargo – CSC) Khi hoàn thành vệc dỡ hàng nhập khẩu, nếu số lượng hàng hóa trên ROROC chênh lệch so với bản lược khai hàng hóa thì người nhận hàng phải yêu cầu lập biên bản hàng thừa thiếu. CSC là một biên bản được lập ra trên cơ sở của bản ROROC và Lược khai hàng hóa (Cargo Manifest). Chú ý: Mẫu lập COR như câu 19. Ví dụ: Tàu HHA13 dỡ 12.000 MT gạo 6% tấm, đóng bao (50 kg/bao) theo B/L số HP 105. Trên C/M ghi 240.000 bao nguyên lành. Trong quá trình giao trả hàng tại cảng Đà Nẵng phát hiện 50 bao bị rách vỡ, 27 bao bị lấm dầu. Mức độ tổn thất chờ kết quả giám định. CARGO OUTURN REPORT Vessel: HHA13 Flag: (tự giả định) Voy N0: (tự giả định) Port: Da Nang Date of Arrival: (tự giả định) Certified the undermentioned Cargo being dammaged before dischanging operation: Chúc các bạn qua môn với điểm số “ấn tượng”! 19 | P a g e Ngày 30 tháng 12 năm 2019 B/L N0 Marks and Description of Number Goods HP 105 Lê Tiến Thành – LQC58DH Quantity Aspect of Cargo Rice 6% broken 240.000 50 bags torn broken (rách, vỡ) in bags 27 bags seocatedby oil (lấm dầu) bags The Master Port’s Representative Câu 23: D/O là gì? Tác dụng? Ai là người phát hành và nhận D/O? Khi phát hành D/O, đại lý cần kiểm tra và lưu giữ những giấy tờ gì? (25d) 1. D/O là lệnh giao hàng (Delivery Order) Là chứng từ do đại lý lập theo mẫu. Số liệu trong Lệnh giao hàng phù hợp với số liệu trong Vận đơn gốc. Sau khi Người nhận hàng xuất trình Vận đơn gốc và giấy tờ theo quy định (giấy giới thiệu của cơ quan, giấy tờ tuỳ thân của người đến nhận lệnh giao hàng), Đại lý kiểm tra sau đó cấp phát lệnh cho người nhận hàng. Lệnh giao hàng thường được lập thành 03 bản để người nhận hàng tiến hành làm các thủ tục nhận hàng hóa: thủ tục Hải quan, kho cảng… 2. Ai kí phát và nhận: D/O do đại lý (agent) kí phát cho người nhận hàng (Consignee) 3. Khi phát hành D/O, đại lý cần kiểm tra và lưu giữ: Vận đơn gốc hợp lệ Giấy giới thiệu của cơ quan người nhận hàng CMND người nhận (bản sao công chứng). Câu 24: ROROC là gì? Hãy lập ROROC để ký kết toán hàng với tàu dựa vào các thông tin cho trước? (Lập bằng mẫu tiêng Anh) (25d) 1. ROROC là biên bản kết toán giao nhận hàng với tàu (Report on receipt of cargo) Sau khi hoàn thành việc xếp dỡ hàng hóa, nhân viên giao nhận cùng với đại diện của tàu ký một biên bản xác nhận hàng đã được giao nhận gọi là Biên bản kết toán giao nhận hàng với tàu. ROROC được lập trên cơ sở các tờ phơi giao nhận hàng theo từng máng tàu và theo từng ca, ngày làm hàng của tàu. Nó được dùng làm cơ sở để chứng minh thừa, thiếu hàng so với vận đơn khi tàu giao hàng. Trên cơ sở đó làm căn cứ khiếu nại hãng tàu hay người bán hàng. 2. Mẫu lập ROROC Chúc các bạn qua môn với điểm số “ấn tượng”! 20 | P a g e Ngày 30 tháng 12 năm 2019 Lê Tiến Thành – LQC58DH Ví dụ: B/L 01: số lượng hàng trên B/L là 2.500 MT gạo đóng bao, thực nhận 2323 MT, 127 MT bị rách vỏ bao đóng lại được 82 MT. B/L 02: số lượng 1.600 tôn tấm, thực nhận 1590 tấm nguyên. REPORT ON RECEIPT OF CARGO Vessel: (tự giả định) Flag: (tự giả định) Port of loading: (tự giả định) Commenced dis. Date arr: Port of discharging: (tự giả định) Completed dis. Date dep: As the Manifest Port of From To loading B/L B/L Quantity 01 02 Actually received Weight Quantity Weight 2.500 1.600 1.590 The Master Remarks 2.323 Sound bags of rice 127 Bags torn 82 Bags sweeping Sound of steel plates Port’s Representative Chúc các bạn qua môn với điểm số “ấn tượng”! 21 | P a g e Ngày 30 tháng 12 năm 2019 Lê Tiến Thành – LQC58DH II. BÀI TẬP Dạng 1: Lập dự chi cảng phí ESTIMATE PORT’S DISBURSEMENT VOUCHERS N0 MESSRS: M/V: FLAG: LOADED/ DISCHARGED: VOY. N0: PORT OF: MTS. ARRIVED ON: SAILED ON: DESCRIPTION DATE: AMOUNT (USD) UNIT PRICE 1 Tonnage due (phí trọng tải) USD/GT/In or Out 2 Pilot fee (phí hoa tiêu) USD/GT-NM/In or Out 3 Navigation fee (phí bảo đảm Hàng hải) USD/GT/In or Out 4 Berth due (phí cầu bến) USD/GT/h 5 Tug boat charges (phí tàu lai) USD/CV-h 6 Fomality fee (lệ phí ra vào Cảng biển) USD/Trip 7 Agency fee (đại lý phí) USD/Trip 8 Mooring and/or Unmooring (phí buộc và/hoặc USD/Time cởi dây) 9 Garbage removal fee (phí đổ rác) USD/Time-day 10 Tally fee (phí kiểm điếm) USD/MT TOTAL SAYS:... Agency Lưu ý: Các quy tắc làm tròn: 1. Đơn vị thời gian Nếu đơn vị thời gian là ngày: 01 ngày tính bằng 24 giờ. Phần lẻ từ 12 giờ trở xuống tính bằng ½ ngày, trên 12 giờ tính bằng 01 ngày. Nếu đơn vị thời gian là giờ: 01 giờ tính bằng 60 phút. Phần lẻ từ 30 phút trở xuống tính bằng ½ giờ, trên 30 phút tính bằng 01 giờ. 2. Đơn vị khối lượng hàng hóa (kể cả bao bì) Tính bằng tấn/ mét khối: Phần lẻ dưới 0,5 tấn hoặc 0,5 mét khối thì không tính. Từ 0,5 tấn hoặc 0,5 mét khối tính bằng 01 tấn hoặc 01 mét khối. 3. Khoảng cách tính phí Tính bằng hải lý: Phần lẻ dưới 01 hải lý tính bằng 01 hải lý. Đơn vị tính phí cầu bến là mét cầu bến: Phần lẻ chưa đủ 01 mét tính bằng 01 mét. Chúc các bạn qua môn với điểm số “ấn tượng”! 22 | P a g e Ngày 30 tháng 12 năm 2019 Lê Tiến Thành – LQC58DH Dạng 2: Lập quyết toán chuyến đi TRIP ACCOUNT NAME OF SHIP: NATIONAL: TYPE OF SHIP: ARRIVAL ON: GT: DERPARTURE ON: INVOICE N0 DESCRIPTION 12345 Tonnage due (phí trọng tải) USD/GT/In or Out 23456 Pilot fee (phí hoa tiêu) USD/GT-NM/In or Out 34567 Navigation fee (phí bảo đảm Hàng hải) USD/GT/In or Out 45678 Berth due (phí cầu bến) USD/GT/h 56789 Tug boat charges (phí tàu lai) USD/CV-h 67891 Fomality fee (lệ phí ra vào cảng biển) USD/Trip 78910 Agency fee (đại lý phí) USD/Trip 89101 Mooring and/or Unmooring (phí buộc USD/Time và/hoặc cởi dây) 91011 Garbage removal fee (phí đổ rác) USD/Time-day 10111 Tally fee (phí kiểm điếm) USD/MT 11121 Fresh water (nước ngọt) USD/MT 12131 13141 AMOUNT (USD) UNIT PRICE Changing crew fee (phí di chuyển thuyền USD viên) Orther charge (chi phí khác) USD TOTAL SAYS:... HAI PHONG, Oct 31th 2019 ACCOUNT WITH INSTITUTION: HD BANK Account N0: 031099003648 Agent Lưu ý: 1. Cột INVOICE không đánh số theo thứ tự 1, 2, 3 ... như lập ESTIMATE PORT’S DISBURSEMENT mà tự giả định các số tùy ý như trên. 2. Phải tự giả định thông tin Ngân hàng như trên. Chúc các bạn qua môn với điểm số “ấn tượng”! 23 | P a g e Ngày 30 tháng 12 năm 2019 Dạng 3: Lập SOF – Bản kê khai thời gian làm hàng M/v: STATEMENT OF FACTS ON DISCHARGING/ LOADING Port: Cargo discharged/ loading: Arrived pilot station: Free pratique received: N.O.R tendered: Date 1 N.O.R accepted: Commenced discharging/ loading: Commpleted discharging/ loading: Cargo stowaged in: Week’s Hours worked day 2 Lê Tiến Thành – LQC58DH From To 3 4 Records 5 Arrival Haiphong Pilot station (Đến trạm hoa tiêu Hải Phòng) Waiting high tide/ Waiting pilot (Chờ thủy triều lên/ chờ hoa tiêu) P.O.B & proceed to Dinhvu port (Hoa tiêu lên tàu & vào cảng ĐV) Waiting inward clearance – free pratique received (Chờ làm thủ tục thông quan – Nhận giấy chứng nhận kiểm dịch) Commence dis & dis 02 gangs by Ship’s Gear/ Shore Crane (Bắt đầu dỡ và dỡ 02 máng bởi Cần trục tàu/ Cần trục bờ) Resume dis & dis ..... (Tiếp tục dỡ & dỡ ......) No work – Changing gangs (Không làm việc – Đổi máng) No work – No Barges (Không làm việc – Không có sà lan, phương tiện vận tải) No work – Shifting (Không làm việc – Di chuyển cẩu) Complete dis (Hoàn thành dỡ hàng) Sign docs (Ký các giấy tờ) P.O.B and Sailing (Hoa tiêu lên tàu và dẫn tàu ra khỏi cảng) RECEIVER AGENT THE MASTER Lưu ý: Thời gian trong cột Hours worked phải được ghi liên tục. Chúc các bạn qua môn với điểm số “ấn tượng”! 24 | P a g e