Academia.eduAcademia.edu
CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ I.Khái niệm tâm lý: - Tâm lý là các hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu óc con người, nó gắn liền và điều hành mọi hành vi, hoạt động của con người - Tiêu chuẩn xác định sự nảy sinh tâm lý ở một cơ thể sống là khả năng đáp lại các tác động của ngoại giới có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến sự tồn tại và phát triển của cơ thể. II. Các yêu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của tâm lý: 1. Yếu tố bẩm sinh- di truyền: - Khái niệm: là yếu tố bao gồm các đặc điểm hình thể như cấu trúc giải phẫu-sinh lý, đặc điểm cơ thể, đặc điểm của hệ thần kinh và tư chất -Phân loại: 2 loại + Yếu tố bẩm sinh: những thuộc tính ngay từ lúc sinh ra đứa trẻ đã có + Yếu tố di truyền: những thuộc tính sinh học của cha, mẹ được ghi lại trong hệ thống gen, truyền lại cho con cái. Di truyền là mối liên hệ kế thừa của cơ thể sống đảm bảo sự tái tạo ở thế hệ mới những nét giống nhau về mặt sinh vật đối với cơ thể thế hệ trước và đảm bảo năng lực đáp ứng những đòi hỏi của hoàn cảnh theo 1 cơ chế đã định sẵn. Vd: trong một cuộc điều tra, phân tích gen của nhiều bệnh nhân và phạm nhân có tính hung hãn, các nhà khoa học làm việc trong các cơ quan an ninh của nhiều nước đã thu được kết quá rất bất ngờ. Ở những bệnh nhân và phạm nhân này trên các nhiễm sắc thể thường thừa ra nhiễm sắc thể bất thường kí hiệu là Y47. Sự hiện diện của nhiễm sắc thể này có liên quan đến tính hung hãn của các bệnh nhân và phạm nhân -Vai trò: + Đóng vai trò tiền đề cho sự phát triển tâm lý +Không quy định chiều hướng cũng như giới hạn phát triển của tâm lý( dù những đặc điểm sinh học có thể ảnh hưởng đến sự hình thành của tài năng , cảm xúc,..) Vd: Tai âm nhạc của Moza, mắt hội hoạ của Raphaen sẽ không tự phát triển những khả năng tiềm tàng của nó một khi thiếu môi trường, nhu cầu và sự rèn luyện. Dựa trên tiền đề ấy phải có môi trường thích hợp, hoạt động tích cực và được giáo dục đúng đắn thì bẩm sinh di truyền mới trở thành hiện thực 2. Yếu tố môi trường: - Khái niệm: là hệ thống phức tạp, đa dạng các hoàn cảnh bên ngoài, các điều kiện tự nhiên xã hội xung quanh cần thiết có hoạt động và phát triển của ocn người - Phân loại: yếu tố môi trường được chia làm 2 loại: - Môi trường tự nhiên: bao gồm các điều kiện tự nhiên- sinh thái phục vụ cho các hoạt động sống của con người - Môi trường xã hội: bao gồm hệ thống quan hệ chính trị, xã hội- lịch sử, văn hóa- giáo dục được chia làm 2 loại: * Môi trường lớn: đặc trưng chủ yếu bởi tính chất của nhà nước, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, hệ thống các quan hệ sản xuất .Môi trường chính trị: chế độ chính trị, giai cấp . Môi trường kinh tế- sản xuất: chế độ kinh tế, quan hệ sản xuất, cơ sở sản xuất-kinh doanh *Môi trường nhỏ: là một bộ phận của môi trường lớn trực tiếp bao quanh cuộc sống của con người: gia đình, xã hội, văn hóa . Môi trường sinh hoạt xã hội: gia đình, có tổ chức sinh hoạt cộng đồng .Môi trường văn hóa: hệ tư tưởng nhà trường, cơ quan văn hóa- giáo dục, phương tiện thông tin đại chúng -Vai trò: + Môi trường tự nhiên: * Tâm lý chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên thông qua những giá trị vật chất và tinh thần, qua phong tục tập quán của dân tộc, của địa phương, của nghề nghiệp.  Ví dụ: Điều kiện tự nhiên của nước ta khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hóa theo chiều Bắc – Nam và theo chiều cao của địa hình tạo điều kiện cho nền nông nghiệp lúa nước phát triển. Vì vậy hằng năm ở các vùng quê Việt Nam thường tổ chức các lễ hội cầu mưa hay mừng gặt để ăn mừng cho một mùa lúa bội thu, và đây cũng được coi như là một phong tục không thể thiếu của nhân dân + Môi trường xã hội: *Tâm lý hình thành và phát triển trong 1 môi trường nhất định * Môi trường góp phần tạo nên mục đích, động cơ, phương tiện và điều kiện cho các nhân tiến hành các HĐ và giao lưu, qua đó, cá nhân chiếm lĩnh được các kinh nghiệm xã hội của loài người, làm phát triển tâm lý, nhân cách của mình. Ví dụ: Một đứa trẻ sống ở Mỹ - đất nước phát triển, đa sắc tộc, đa văn hóa sẽ khác một đứa trẻ sống ở Việt Nam – đất nước đang phát triển với nền văn hóa phương Đông đậm nét. Đứa trẻ sống ở Mỹ sẽ có lối sống phóng khoáng hơn, tự do hơn và cũng có thể năng động hơn, đứa trẻ sống ở Việt Nam sẽ có lối sống khuôn phép, kín đáo hơn.   + Tuy nhiên con người không phụ thuộc trước tác động của môi trường mà còn tác động ngược lại môi trường. Môi trường được xem là yếu tố quyết định gián tiếp đến sự hình thành và phát triển tâm lý Quan hệ giữa môi trường và sự hình thành tâm lý là quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, quan hệ hai chiều. 3. Yếu tố giáo dục và tự giáo dục: -Khái niệm: giáo dục được hiểu theo 2 nghĩa, nghĩa rộng và nghĩa hẹp: + Nghĩa rộng: là toàn bộ các tác động của gia đình, nhà trường, xã hội (bao gồm cả dạy học và các tác động giáo dục khác lên con người) + Nghĩa hẹp: là quá trình tác động đến thế hệ trẻ về tư tưởng, đạo đức, hành vi nhằm hình thành thái độ, niềm tin, thói quen cư xử đúng đắn trong gia đình và xã hội -Vai trò: giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong việc hình thành và phát triển tâm lý, được thể hiện: +GD có thể đem lại cho con người những cái mà yếu tố bẩm sinh – di truyền hay môi trường tự nhiên không thể đem lại được. Ví dụ:Trẻ con không cần yếu tố giáo dục, đến 2 tuổi sẽ biết đi, 3 tuổi sẽ biết nói đó là những cái mà yếu tố bẩm sinh – di truyền đem lại) nhưng trẻ không thể tự biết đọc, biết viết nếu không được dạy ( là cái mà chi có yếu tố giáo dục có thể đem lại). + GD có thể phát huy tối đa các mặt mạnh của các yếu tố khác chi phối sựhình thành nhân cách (yếu tố thể chất, hoàn cảnh sống…). Ví dụ: những trẻ em có tư chất (sự kết hợp đặc điểm giải phẫu những điểm chức năng tâm-sinh lý) trong 1 lĩnh vực với tác động giáo dục có thể phát triển năng khiếu về lĩnh vực đó (toán, hội họa, âm nhạc) + GD có thể bù đắp những thiếu hụt, hạn chế do các yếu tố bẩm sinh – di truyền không bình thường, hoàn cảnh bị tai nạn hay chiến tranh gây nên. Ví dụ: đối với những trẻ bị khuyết tật, có thể sự dụng phương pháp giáo dục đặc biệt như sử dụng chữ nổi cho trẻ em khiếm thị, ngôn ngữ hình thể cho trẻ em câm điếc bẩm sinh + GD có thể đón trước sự phát triển, “hoạch định nhân cách tương lai” để tác động hình thành và phát triển phự hợp với sự phát triển của xã hội. Ví dụ: mục tiêu giáo dục của chúng ta là xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. Một xã hội bình đẳng, công bằng, đoàn kết và đề cao mối quan hệ chặt chẽ giữa những phong trào xã hội thiết thực. Đây chính là tính chất tiên tiến của giáo dục. + Giáo dục có thể uốn nắn những phẩm chất tâm lý xấu do tác động tự phát của môi trường xã hội gây nên và làm cho nó phát triển theo chiều hướng mong muốn của xã hội.  Ví dụ: đối với những trẻ suy thoái nhân cách (nhiễm thói hư tật xấu, vi phạm pháp luật) có thể uốn nắn, điều chỉnh sự phát triển nhân cách lệch lạc so với các chuẩn mực xã hội của các em bằng các biện pháp giáo dục đặc biệt. có vai trò chủ đạo trong việc hình thành và phát triển tâm lý *Lưu ý: - Không nên tuyệt đối hóa vai trò của giáo dục (vì giáo dục chỉ vạch ra phương hướng, và thúc đẩy sự hình thành, phát triển của tâm lý) - Cần tiến hành giáo dục trong mối quan hệ hữu cơ với việc tổ chức hoạt động, tổ chức quan hệ giao tiếp, hoạt động cùng nhau trong các mối quan hệ xã hội, hoạt động nhóm. - Biến quá trình giáo dục thành tự giáo dục -Giữ vai trò trực tiếp trong sự hình thành tâm lý 4. Giao tiếp với sự hình thành và phát triển của tâm lý: - Khái niệm: Theo tâm lý học: Giao tiếp là hoạt động xác lập, vận hành các mối quan hệ giữa người với người nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định.  - Vai trò: + GT là điều kiện tồn tại của xã hội loài người cũng như của mỗi cá nhân: * Là sự ràng buộc và liên kết xã hội * GT đáp ứng các nhu cầu sống của chủ thể giao tiếp Ví dụ: Khi một con người sinh ra được chó sói nuôi, thì người đó sẽ có nhiều lông , không đi thẳng mà đi bằng 4 chân, ăn thịt sống, sẽ sợ người, sống ở trong hang và có những hành động, cách cư xử giống như tập tính của chó sói. + GT là nhu cầu sớm nhất của con người từ khi tồn tại đến khi mất đi Ví dụ: Từ khi một đứa trẻ vừa mới sinh ra đã có nhu cầu giao tiếp với ba mẹ và mọi người để được thỏa mãn nhu cầu an toàn, bảo vệ, chăm sóc và được vui chơi,.. + Qua GT, con người gia nhập vào các mối QHXH, lĩnh hội nền văn hoá xã hội, lĩnh hội các chuẩn mực xã hội và “tổng hoà các QHXH” thành bản chất con người Ví dụ:  Khi gặp người lớn tuổi hơn mình thì phải chào hỏi, phải xưng hô cho đúng mực, phải biết tôn trọng tất cả mọi người, dù họ là ai đi chăng nữa, phải luôn luôn thể hiện mình là người có văn hóa, đạo đức. +Thông qua GT con người hình thành năng lực tự ý thức Ví dụ: khi tham dự một đám tang thì mọi người ý thức được rằng phải ăn mặc lịch sự, không nên cười đùa. Bên cạnh đó phải tỏ lòng thương tiết đối với người đã khuất và gia đình họ. tóm lại:-  Giao tiếp đóng vai trò quan trong trong sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách cá nhân. Đồng thời cũng là phương tiện điều chỉnh hành vi ý thức của con người 5. Hoạt động với sự hình thành và phát triển của tâm lý: - Khái niệm: Hoạt động là phương thức tồn tại của con người trong thế giới. Hoạt động tạo nên mối quan hệ tác động qua lại giữa con người với thế giới khách quan và với chính bản thân mình, qua đó tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới (khách thể), cả về phía con người (chủ thể). -Vai trò: Vai trò của hoạt động được chia làm 2 loại: + Quá trình đối tượng hóa: chủ thể chuyển năng lực và phẩm chất tâm lý của mình tạo thành sản phẩm. Từ đó, tâm lý người được bộc lộ, khách quan hóa trong quá trình tạo ra sản phẩm,hay còn đươc gọi là quá trình xuất tâm. Ví dụ: Khi thuyết trình một môn học nào đó thì người thuyết trình phải sử dụng kiến thức, kỹ năng, thái độ, tình cảm của mình về môn học đó để thuyết trình. Trong khi thuyết trình thì mỗi người lại có tâm lý khác nhau: người thì rất tự tin, nói to, mạch lạc, rõ ràng, logic; người thì run, lo sợ, nói nhỏ, không mạch lạc. Cho nên phụ thuộc vào tâm lý của mỗi người mà bài thuyết trình đó sẽ đạt yêu cầu hay không đạt yêu cầu. + Quá trình chủ thể hóa: Thông qua các hoạt động đó, con người, tiếp thu lấy tri thức,đúc rút được kinh nghiệm nhờ quá trình tác động vào đối tượng, hay còn được là quá trình nhập tâm. Ví dụ: Sau lần thuyết trình lần đầu tiên thì cá nhân đó đã rút ra được rất nhiều kinh nghiệm cho bản thân, và đã biết làm thế nào để có một bài thuyết trình đạt hiệu quả tốt. Nếu lần sau có cơ hội được thuyết trình thì sẽ phải chuẩn bị một tâm lý tốt, đó là: phải tư tin, nói to, rõ ràng, mạch lạc, logic, phải làm chủ được mình trước mọi người,… tóm lại:Hoạt động quyết định đến sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách cá nhân.  - Sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách cá nhân phụ thuộc vào hoạt động chu đạo của từng thời kỳ. Ví dụ: *Giai đoạn tuổi nhà trẻ (1-2 tuổi) hoạt động chủ đạo là hoạt động với đồ vật: trẻ bắt trước các hành động sử dụng đồ vật, nhờ đó khám phá, tìm hiểu sự vật xung quanh. * Giai đoạn trưởng thành (18-25 tuổi) hoạt động chủ đạo là lao động và học tập. - Cần tổ chức nhiều hoạt động đa dạng và phong phú trong cuộc sống và công tác. * Vai trò của GT, HĐ trong nhóm và tập thể: – Nhóm: là một tập hợp người được thống nhất lại theo những mục đích chung. - Tập thể: là một nhóm người, một bộ phận của xã hội được thống nhất theo những mục đích chung, phục tùng các mục đích của xã hội. – Vì vậy, vận dụng nguyờn tắc giáo dục trong tập thể và bằng tập thể có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành và phát triển tâm lý III. Ví dụ chứng minh: Các yếu tố ảnh hưởng đến Trẻ khuyết tật 1. Yếu tố sinh học, thể chất: -Trẻ bị tổn thương não sẽ có các khó khăn trong việc điều hòa cảm giác và cảm xúc, điều này làm cho trẻ khó khăn trong việc phát triển tâm lý theo đúng lứa tuổi, trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc đạt được các mốc phát triển đúng, khó khăn trong việc tự điều chỉnh bản thân (trẻ thường có nhiều hành vi xung động, khó kiểm soát, không biết giới hạn, không tuân thủ các luật lệ) -Kèm theo sự giới hạn về hoạt động thể chất và tinh thần làm cho trẻ gặp khó khăn trong tương tác và giao tiếp với những người xung quanh, với thế giới bên ngoài, điều này càng làm cho trẻ dễ bị ấm ức, tức giận, buồn rầu, mặc cảm tự ti. 2. Yếu tố môi trường xã hội: -Do thấy trẻ bị khuyết tật nên cái nhìn của những người xung quanh về trẻ thiếu tôn trọng, phân biệt đối xử điều này làm cho trẻ thấy mặc cảm, tự ti. Có nhiều trẻ bị cư xử tệ, bị đè nén, bị bỏ rơi ( từ thiếu quan tâm cho đến bỏ rơi hoàn toàn) do người xung quanh không hiểu trẻ, không thông cảm cho những hành vi khó khăn của trẻ. -Do cha mẹ cảm thấy mặc cảm vì gia đình có người khuyết tật nên họ có thể nghĩ rằng mình có lỗi lầm hoặc oán trách mà không chấp nhận trẻ, điều này làm cho cách cư xử của họ đối với trẻ không được yêu thương, tôn trọng làm cho trẻ khó hình thành nên một nhân cách khỏe mạnh. -Do gia đình có trẻ khuyết tật nên có ảnh hưởng phần nào đến kinh tế của gia đình do mất nhiều thời gian chăm sóc trẻ, không có thời gian đi làm việc, gia đình trở nên khó khăn sẽ ảnh hưởng đến đời sống tâm lý của cha mẹ và cũng ảnh hưởng đến đời sống tâm lý của trẻ. 3. yếu tố giáo dục: - Mang lại cho TKT cơ hội tiếp xúc bình đẳng với nền giáo dục mà các trẻ em bình thường nhận được, dạy cho các em các kỹ năng và sự hiểu biết để thành công trong xã hội; - giúp cho trẻ khuyết tật hòa đồng hơn với các thành viên trong lớp .phát huy hiệu quả của giáo dục toàn diện nhân cách giúp trẻ tự tin ,mạnh dạn trong giao tiếp, hòa nhập với bạn bè, với cộng đồng xã hội. Đồng thời giáo dục lòng nhân ái, tình cảm yêu thương của các cháu đối với những bạn khuyết tật. - Khiến cho các trẻ em (có và không có khuyết tật) được tiếp xúc với những người có hoàn cảnh khác nhau, giúp xây dựng một thái độ tích cực với sự đa dạng, nền móng vững chắc cho một xã hội hòa nhập. 4. Yếu tố giao tiếp: - Chính vì trẻ bị khuyết tật nên khả năng giao tiếp với mọi người xung quanh bị hạn chế. Tuy nhiên, người lớn có thể Lắng nghe và tìm hiểu trẻ, giúp trẻ giải quyết các xung đột hoặc các khó khăn về tâm lý khi nó mới khởi đầu. Chú ý đến cách tương tác với trẻ: nhìn qua ánh mắt, biểu lộ nét mặt, các cử chỉ và thái độ chăm. Thường xuyên tạo cơ hội cho trẻ khuyết tật trò chuyện với mọi người xung quanh hay các bạn cũng lớp sẽ khiến trẻ cảm thấy tự tin, bớt mặc cảm hơn 5. yếu tố hoạt động: - Dù là trẻ khuyết tật nhưng không thể trách khỏi việc tham gia các hoạt động trường lớp. Những hoạt động này giúp trẻ sinh hoạt và hòa đồng với những đứa trẻ khác, đôi khi giúp chúng có thể tư duy hay bắt đầu khi suy. Trẻ sẽ bớt rụt rè và tham gia cùng các bạn trong những hoạt động nhóm, hoạt động tập thể. Trẻ có thể đứng trước đám đông dõng dạc giới thiệu về bản thân. Tâm lý của trẻ cũng trở nên thoải mái và không còn mặc cảm như trước kia. IV. Tổng kết: – Tóm lại, 4 yếu tố: sinh thể, môi trường xã hội, giáo dục, HĐ và GT đều tác động đến sự hình thành và phát triển tâm lý, nhưng có vai trò khụng giống nhau. – Trong đó: + Yếu tố sinh thể: tiền đề + Môi trường xã hội: quyết định + Giáo dục và tự giáo dục: chủ đạo + HĐ và GT: quyết định trực tiếp