Academia.eduAcademia.edu
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC 1. Tên học phần: Chủ nghĩa xã hội khoa học. Mã học phần: LNL0045 2. Số tín chỉ: 02 3. Thông tin về học phần 3.1. Điều kiện tiên quyết: Học xong học phần Kinh tế chính trị Mác -Lênin 3.2. Loại học phần: Bắt buộc 4. Phân bố thời gian: 4.1. Lý thuyết: 28 tiết 4.2. Thảo luận: 04 tiết 5. Mục tiêu học phần 5.1 Kiến thức Sau khi học xong môn này, sinh viên có những hiểu biết mang tính hệ thống về sự ra đời, các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa xã hội khoa học. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân; Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; Cơ cấu xã hội - giai cấp và liên minh giai cấp; vấn đề dân tộc, tôn giáo, gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. 5.2. Kỹ năng - Sinh viên có khả năng vận dụng, luận chứng những vấn đề chính trị - xã hội trong đời sống hiện thực. - Hình thành và phát triển kỹ năng phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa những kiến thức đã thu nhận được của người học. 5.3. Thái độ Sinh viên có thái độ tích cực với việc học tập các môn lý luận chính trị nói chung. Củng cố lòng tin vào con đường đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, vào công cuộc đổi mới do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo và khởi sướng. 6. Mô tả vắn tắt nội dung học phần: Học phần gồm 7 chương cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về: Nhập môn chủ nghĩa xã hội khoa học; Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân; Chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; Dân chủ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước xã hội chủ nghĩa; Cơ cấu xã hội - giai cấp và liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; Vấn đề dân tộc, tôn giáo, gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 7. Thông tin về giảng viên 7.1. TS. Lê Thị Vân Anh Mobile: 0987.677.553 Email: levananhtbu@gmail.com 7.2. ThS. Nguyễn Thị Thu Châu Mobile: 0916.087.248 Email: Nguyenthuchautbu@ gmail.com 7.3. ThS. Giang Quỳnh Hương. Mobile:: 0986 500 246 Email: gianghuong@utb.edu.vn 8. Nhiệm vụ của người học - Phải nghiên cứu giáo trình, chuẩn bị các ý kiến hỏi, đề xuất khi nghe giảng, chuẩn bị xêmina và đọc, sưu tầm các tư liệu có liên quan đến nội dung của chương. - Dành thời gian cho việc nghiên cứu trước bài giảng dưới sự hướng dẫn của giảng viên - Tham dự các buổi hội thảo, xêmina, các buổi lên lớp theo quy định. - Làm bài kiểm tra, thi theo quy định 9. Quy định đánh giá người học - Đối với thi tự luận: Điểm học phần gồm Điểm bộ phận + Điểm thi kết thúc học phần. Quy định trọng số điểm như sau: + Điểm bộ phận (bao gồm: điểm kiểm tra thường xuyên trong qúa trình học tập; điểm đánh giá nhận thức và thái độ tham gia thảo luận; điểm đánh giá phần thực hành; điểm chuyên cần; điểm thi giữa học phần; điểm tiểu luận): có trọng số 50% điểm học phần. + Điểm thi kết thúc học phần: có trọng số 50% điểm học phần. - Đối với học phần thực hành: Sinh viên phải tham dự đầy đủ các bài thực hành. Điểm của học phần thực hành là điểm trung bình cộng của điểm các bài thực hành trong học kỳ được làm tròn đến một chữ số thập phân. 10. Điều kiện dự thi kết thúc học phần Sinh viên được dự thi kết thúc học phần nếu đạt các điều kiện sau: - Tham dự ít nhất 80% số tiết lên lớp thực tế quy định cho từng học phần. - Làm đầy đủ các bài thực hành, bài tập, thí nghiệm, tiểu luận được quy định cho từng học phần. 11. Hình thức thi và thang điểm 11.1. Hình thức thi: Tự luận 11.2. Thang điểm: 10 (Mười) 12. Tài liệu 12.1. Tài liệu chính - Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, Bộ Giáo dục & Đào tạo, Hà Nội, tập huấn 8/2019. - Giáo trình Chủ nghiã xã hội khoa học, Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2018. 12.2. Tài liệu tham khảo - Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, PGS.TS Đỗ Công Tuấn (Chủ biên), Học viện báo chí và tuyên truyền, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012. - Giai cấp công nhân Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, PGS.TS Dương Xuân Ngọc, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004. - Nguyễn Chí Trung (2010), Một số vấn đề kinh tế và chính trị hiện nay, Nxb CTQG, Hà Nội. - Những vấn đề lý luận và thực tiễn mới đặt ra trong tình hình hiện nay (sách tham khảo), Hội đồng lý luận trung ương, NXB Chính trị quốc gia, 2011. - Những quan điểm cơ bản của C.Mác, Ăngghen, Lênin về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ, Nguyễn Trọng Chuẩn, Nxb Chính tị quốc gia, 1997. 13. Nội dung chi tiết Tên chương, số tiết Nội dung lên lớp Nội dung tự học (có hướng dẫn của giảng viên) Chương 1 NHẬP MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC (2 tiết) 1. Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học 2. Các giai đoạn phát triển cơ bản của Chủ nghĩa xã hội khoa học. 3. Đối tượng, Phương pháp nghiên cứu và Ý nghĩa của việc nghiên cứu Chủ nghĩa xã hội khoa học. Chương 2 SỨ MỆNH LỊCH SỦ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN (6 tiết LT + 2 tiết TL) 1. Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp công nhân. 1.1. Khái niệm và đặc điểm của giai cấp công nhân. 1.2. Nội dung và đặc điểm sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. 1.3. Những điều kiện quy định sứ mệnh lịch sử cuả giai cấp công nhân. 3. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam. 3.1 Đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam. 3.2. Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay. 3.3. Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu để xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay. 2. Giai cấp công nhân và việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân hiện nay. 2.1. Giai cấp công nhân hiện nay. 2.2. Thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trên thế giới hiện nay. Chương 3 CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (5 tiết) 1. Chủ nghĩa xã hội 1.1. Chủ nghĩa xã hội, giai đoạn đầu của hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa. 1.2. Điều kiện ra đời chủ nghĩa xã hội. 1.3. Những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội. 2. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 2.1. Tính tất yếu khách quan của thời kỳ qua độ lên chủ nghĩa xã hội 2.2. Đặc điểm thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. * Thảo luận: Phân tích luận điểm của ĐCSVN về con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên CNXH bỏ quan chế độ TBCN. 3.Quá độ lên CNXH ở Việt Nam. 3.1. Qúa độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN. 3.2. Những đặc trưng của CNXH và phương hướng xây dựng CHXN ở Việt Nam hiện nay. Chương 4 DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (4 tiết) 1. Dân chủ và dân chủ XHCN 1.1. Dân chủ và sự ra đời phát triển của dân chủ. 1.2. Dân chủ XHCN. 3. Dân chủ XHCN và nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam 3.1. Dân chủ XHCN ở Việt Nam 3.2. Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam. 3.3. Phát huy dân chủ XHCN, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. * Thảo luận: Thực trạng dân chủ XHCN ở Việt Nam 2. Nhà nước XHCN 2.1. Sự ra đời, bản chất, chức năng của nhà nước XHCN 2.2. Mối quan hệ giữa dân chủ XHCN và nhà nước XHCN Chương 5 CƠ CẤU XÃ HỘI - GIAI CẤP VÀ LIÊN MINH GIAI CẤP, TẦNG LỚP TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH (4 tiết) 1. Cơ cấu xã hội - giai cấp trong thời kỳ quá độ lên CNXH. 1.1. Khái niệm và vị trí của cơ cấu xã hội - giai cấp trong cơ cấu xã hội. 1.2. Sự biến đổi có tính quy luật của cơ cáu - xã hội giai cấp trong thời kỳ quá độ lên CNXH. 2. Liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Thảo luận: Làm rõ trách nhiệm của thanh niên, sinh viên trong việc góp phần củng cố khối liên minh giai cấp, tầng lớp và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. 3. Cơ cấu xã hội - giai cấp và liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam. 3.1. Cơ cấu xã hội - giai cấp trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam. 3.2. Liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam. Chương 6 VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH. (3 tiết TL + 2 tiết TL) 1 Dân tộc trong thời kỳ quá độ lên CNXH Chủ nghĩa Mác -Lênin về dân tộc Dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam 2. Tôn giáo tong thời kỳ quá độ lên CNXH. 2.1. Chủ nghĩa Mác - Lê nin về tôn giáo 2.2. Tôn giáo ở Việt Nam và chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. * Thảo luận: Phân tích mối quan hệ giữa dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam và ảnh hưởng của mối quan hệ đó đến sự ổn định chính trị - xã hội của đất nước, đến độc lập, chủ quyền của tổ quốc. 3. Quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam. 3.1. Đặc điểm quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam. 3.2. Định hướng giải quyết mối quan hệ giữa dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. Chương 7 VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH. (4 tiết) 1. Khái niệm, vị trí, chức năng của gia đình. 1.1.Khái niệm gia đình 1.2. Vị trí của gia đình trong xã hội. 1.3. Chức năng cơ bản của gia đình. 2. Cơ sở xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên CNXH. 2.1. Cơ sở kinh tế - xã hội. 2.2. Cơ sở chính trị - xã hội. 2.3. Cơ sở văn hóa. 2.4. Chế độ hôn nhân tiến bộ. Thảo luận: Sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Liên hệ gia đình của bản thân. 3. Xây dựng gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên CNXH. 3.1. Sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên CNXH. 3.2. Phương hướng cơ bản xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên CNXH. TRƯỞNG KHOA HIỆU TRƯỞNG