Academia.eduAcademia.edu
Họ và tên:Hà Thị Mỹ Linh Lớp: Anh K9B Nhóm :6 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM Câu 1: Phân tích điều kiện hình thành, phát triển nền văn hóa Việt Nam? 1.Điều kiện bên trong: a.Điều kiện tự nhiên: Vị trí: - Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, ở gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á. - Tiếp giáp với nhiều nước cả trên đất liền và biển: +phía Bắc giáp Trung Quốc +phía Tây và Tây Nam giáp Lào và Campuchia +phía Đông giáp biển Đông - Đường bờ biển dài 3.260 km không kể các đảo - Có 4000 đảo lớn nhỏ, hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa. - Vùng biển: Diện tích khoảng 1 triệu km2 Việt Nam từ xưa đã là cầu nối giữa Châu Á, và Thái Bình Dương giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo. Nằm ở ngã tư đường hàng hải ,hàng không nên giao thông thuận lợi. Tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài. . Có nhiều thuận lợi để phát triển giao thông cả về đường bộ, đường biển, đường không với các nước trên thế giới. Vùng biển rộng lớn, giàu tiềm năng, thuận lợi để phát triển nhiều ngành kinh tế biển. Nước ta còn là cửa ngõ mở lối ra biển thuận lợi cho các nước Lào, Đông bắc Thái Lan, Campuchia và khu vực Tây Nam Trung Quốc.  Vị trí địa lí tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước, đặc biệt là với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.  Là điểm nút giao thông của nhiều nền văn hóa văn hóa, văn minh trên thế giới. Địa hình: -Việt Nam là một quốc gia nhiệt đới với những vùng đất thấp, đồi núi, nhiều cao nguyên với những cánh rừng rậm. Đất đai có thể dùng cho nông nghiệp chiếm chưa tới 20%. -  Đồi núi là bộ phận quan trọng của địa hình Việt Nam - 3/4 lãnh thổ là đồi núi, chỉ 1/4 lãnh thổ là đồng bằng, chủ yếu là đồi núi thấp ( chiếm 85% S) - địa hình đồi núi tập trung nhiều loại khoáng sản có nguồn gốc nội sinh:đồng,chì,thiếc... nguồn gốc ngoại sinh:boxit,apatit,đá vôi... là nguyên liệu, nhiên liệu cho ngành công nghiệp  -   Rừng: Rừng giàu có về thành phần động vật, thực vật nhiều loài quý hiếm,cao nguyên, thung lũng tạo điều kiện hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả,chăn nuôi phát triển nông nghiệp và công nghiệp chế biến, tiêu dùng...   -Diện tích đất đồng bằng chỉ chiếm ¼ nhưng hầu hết đều là đồng bằng châu thổ do các sông bồi đắp , đất đai màu mỡ , tạo thuận lợi để canh tác nông nghiệp lúa nước .    - có 2 đồng bằng lớn: đb Sông Hồng và đb Sông Cửu Long là 2 vựa lúa chính. Khí hậu: - Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm là kiểu khí hậu rất thuận lợi trong phát triển ngành trồng trọt cây nhiệt đới.  -Phân hóa theo mùa và theo độ cao - Lượng mưa quanh năm cao nên cung cấp đủ nguồn nước để sản xuất và phục vụ đời sống.  - Lượng nhiệt quanh năm cao nên cung cấp đủ sức sưởi ấm và được sử dụng để phát triển ngành năng lượng mặt trời.  -Hệ sinh thái phong phú ,thậm chí là phồn tạp. -Hệ thực vật phát triển hơn so với hệ động vật. -Cây cối xanh quanh năm , phù hợp phát triển nông nghiệp. Sông ngòi: -Hệ thống sông ngòi dày đặc -  Sông ngòi nước ta nhiều nước vì khí hậu nước ta mưa nhiều dẫn đến trữ lượng nước sônglớn . -   Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn chính đó là nguồn phân bón tự nhiên rất tốt bồi đắp cho đồng bằng càng thêm màu mỡ: nếu có 1 lớp phù sa dày khoảng 5 cm phủ trên mặt ruộng thì có thể làm tăng năng suất lúa liên tục 400 kg thóc/vụ/ha. Đồng thời phù sa sông ngòi còn có giá trị bồi đắp cho đồng bằng làm cho đồng bằng ngày càng mở rộng thêm về phía biển. Nhờ vậy mà nhân dân ta có thể tiến hành quai đê lấn biển mở rộng thêm S trồng trọt. - Sông ngòi nước ta hầu hết đều chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam nối liền miền núi, trung du, đồng bằng và đổ ra biển Đông. - Chuyển động nước trên sông ngòi diễn biến thất thường và theo mùa phân hoá rất rõ từ Bắc vào Nam. -  Sông ngòi còn là địa bàn rất tốt với nuôI trồng thuỷ sản nước ngọt, lợ: tôm, cá và trồng rong câu. Đồng thời sông ngòi cũng là nơI để vớt cá giống (cá bột) phục vụ cho mục đích nuôI thuỷ sản trong các hộ kinh tế gia đình. sản sinh nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của việt nam. Bên cạnh những ưu đãi thiên nhiên cũng đặt ra cho con người việt nam,dân tộc việt nam với không ít những khó khăn , thách thức bằng những thiên tai bất ngờ, khí hậu bất thường, lũ lụt, bão tố, ẩm thấp gây vô vàn dịch bệnh cho người, gia súc, mùa màng. Cuộc đấu tranh kiên cường ,chống chọi hàng nghìn năm của những cuộc chiến tranh xâm lược chống chế độ thực dân phong kiến, đế quốc,tay sai và các tổ chức phản đông. 2.Con người –chủ thể văn hóa Việt Nam: -Nguồn gốc con người Việt Nam:con người Việt Nam bắt nguồn từ chủng Inđônêsien. Tính thống nhất trong đa dạng và tính thống nhất trong bộ phận. -Mảnh đất con người xuất hiện sớm → Tính bản địa được khẳng định. -Cộng với quá trình thiên di của các luồng dân cư -Chủ thể là quốc gia đa dân tộc, thể hiện tính đa dạng. Tính cách tinh thần yêu nước , tinh thần cổ kết cộng đồng, ý thức sâu sắc về bản ngã, giỏi chịu đựng gian khổ. Như vậy, chủ thể văn hóa Việt nam là dân tộc người đã và đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đó là cấu trúc đa dân tộc người hiện nay gồm 54 dân tộc người.Cấu trúc đa dân tộc người ở Việt Nam bao gồm: +Các dân tộc người bản địa : có mặt trên lãnh thổ Việt Nam từ thời tiến sử xuất phát từ nhiều nguồn gốc ,nhân chủng và ngôn ngữ → chủ thể văn hóa Việt Nam là cấu trúc đa tộc người đa văn hóa→Tộc người việt(người kinh) đóng vai trò chủ thể →văn hóa của người Việt giữ vai trò hạt nhân đối với sự hình thành bẳn sắc văn hóa Việt Nam. +Các dân tộc di cư bản địa. Có 54 dân tộc, thuộc nhiều nhóm ngôn ngữ - tộc người khác nhau: Việt-Mường, Môn-Khơme,… + Lịch sử dựng nước và giữ nước: Lịch sử dựng nước và giữ nước lâu đời trên cơ sở 1 VH có bề dài và chiều sâu, phong phú, đặc sắc. Kỷ nguyên văn minh: Văn Lang – Âu Lạc, Đại Việt. Thời kỳ 18 vua Hùng. Thời kỳ 1000 năm Bắc thuộc. Thời kỳ 1000 năm dành và giữ chủ quyền. Thời kỳ đô hộ thực dân. Thời kỳ giải phóng dân tộc và chống ngoại xâm. Thời kỳ xây dựng đất nước. 3.Điều kiện bên ngoài: Giao lưu ,tiếp xúc với văn hóa Trung hoa: -Sự giao lưu ,tiếp biens của văn hóa VN với VH Trung Hoa là sự giao lưu, tiếp biến rất dài trong nhiều thời kì của lịch sử VN -Quá trình giao lưu tiếp biến ấy diễn ra cả 2 trạng thái giao lưu cưỡng bức và giao lưu không cưỡng bức. -Nhân tố cho sự vận động của văn hóa VN trong diễn trình lịch sử ,làm giàu cho văn hóa dân tộc và đạt được nhiều thành công. -Về văn hóa vật thể: +tiếp nhận kỹ thuật rèn đục sắt, gang để chế tạo công cụ sản xuất và công cụ sinh hoạt . +kỹ thuật dùng phân để tăng độ màu mỡ cho đất. +dùng đá để đắp đê. +cải tiến kỹ thuật làm gốm +tiếp nhận ngôn ngữ(từ vựng, chữ viết) +tiếp nhận hệ tư tưởng Trung hoa cổ đại(Nho Giáo, Đạo giáo) +tổ chức bộ máy nhà nước thời phong kiến +chế độ giáo dục +lễ hội, lễ tết Giao lưu tiếp biến với văn hóa Ấn Độ: -diễn ra bằng con đường hòa bình -ảnh hưởng khá toàn diện trên toàn lãnh thổ -Vương quốc Chămpa -người Việt tiếp nhận văn hóa Ấn Độ trên tinh thần cơ bản là hiển dung tôn giáo khi vào VN. Giao lưu và tiếp biến với văn hóa Phương Tây: -chữ quốc ngữ -Kito Giáo -xuất hiện các phương tiện văn hóa như nhà in,máy in. -báo chí,nhà xuất bản ra đời -xuất hiện các loại hình văn nghệ mới như tiêu thuyết thơ mới, điện ảnh, hội họa.. -học thuyết Mác lênin. Câu 2:Hãy nêu đặc điểm,thành tựu của VHVN thời tiền sử và sơ sử? Văn hóa Việt Nam thời tiền sử: -Văn hóa Việt Nam thời tiền sử là thời kỳ trước khi xuất hiện nền văn minh cổ đại, tức là trước khi hình thành nhà nước - quốc gia (từ thiên niên kỉ thứ nhất TCN - cuối thời đại đá mới), trên đất nước Việt Nam đã có một quá trình phát triển văn hoá lâu dài.   -    Trong thời kỳ tiền sử ấy đã dần dần hình thành một cơ tầng văn hoá chung cho tất cả cư dân ở vùng Đông Nam Á. Đó là nền văn hoá lấy nghề nông làm phương thức hoạt động, thích nghi với điều kiện tự nhiên thuộc khu vực châu Á gió mùa. Nền văn hoá có đặc trưng là một phức thể văn hoá lúa nước với ba yếu tố: văn hoá núi, văn hoá đồng bằng và văn hoá biển. Trong đó, yếu tố đồng bằng tuy có sau nhưng đóng vai trò chủ đạo.   -Việt Nam là một Đông Nam Á thu nhỏ, có đủ ba yếu tố văn hoá núi, đồng bằng và biển, có đủ các sắc tộc thuộc các ngữ hệ ở Đông Nam Á hiện nay. Thông qua các ngành khảo cổ học và cổ nhân học, chúng ta biết có các nền văn hoá trên đất nước Việt Nam thuộc thời kỳ tiền sử:  + Văn hoá Núi Đọ - văn hoá thuộc thời kỳ đá cũ, bắt đầu hàng chục vạn năm kéo dài cho đến một vạn năm cách ngày nay (tên gọi của nền văn hoá này là từ điểm khảo cổ học ở núi Đọ, Thanh Hoá)  + Văn hoá Sơn Vi (Phú Thọ) - văn hoá thuộc hậu kỳ đá cũ, tồn tại từ 20 đến 15 nghìn năm trước công nguyên.  + Văn hoá Hoà Bình (Hoà Bình) - văn hoá thuộc thời kỳ đá giữa, kéo dài khoảng từ 12.000 đến 7.000 năm cách ngày nay. Đã có một nền nông nghiệp sơ khai xuất hiện trong lòng văn hoá Hoà Bình.  + Văn hoá Bắc Sơn (Lạng Sơn) - văn hoá thuộc thời kỳ đá mới, kéo dài khoảng từ 11.000 năm đến 7.000 năm cách ngày nay. Cùng với nền văn hoá Hoà Bình, văn hoá Bắc Sơn đã làm nên khúc dạo đầu của cuộc cách mạng đá mới. Để đến cuối thời đại đá mới thì phần lớn các bộ lạc nguyên thuỷ đã tiến sang giai đoạn nông nghiệp trồng lúa, cũng tức là chuyển từ kinh tế khai thác sang kinh tế sản xuất, thực sự bước vào lĩnh vực sáng tạo văn hoá, làm thành một trung tâm nông nghiệp và công nghiệp đá xưa nhất thế giới. 2.Đặc điểm văn hóa Việt Nam thời sơ sử: -Cách đây khoảng 4000 năm, cư dân Việt Nam đã bước vào thời đại kim khí. -Thời kỳ này trên lãnh thổ Việt Nam tồn tại 3 trung tâm văn hóa lớn: Đông Sơn (m. Bắc), Sa Huỳnh (m. Trung), Đồng Nai (m. Nam). a.Văn hóa Đông Sơn: -Là cơ sở vật chất cho sự ra đời của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc – Nhà nước đầu tiên của thời đại vua Hùng. -VHĐS hình thành trực tiếp từ 3 lưu vực sông lớn: sông Hồng, sông Mã, sông Cả. -Vào thời đại đồng thau, cư dân tiền Đông Sơn là cư dân trồng lúa nước, biết chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà,… -Làng mạc có diện tích rộng với tầng văn hóa dày. -Đời sống tinh thần khá phong phú (làm chủ được nghệ thuật nhịp điệu trong ca múa, biểu hiện tính đối xứng của hoa văn trong trang trí). *Kinh tế: -Cư dân Đông Sơn là cư dân nông nghiệp lúa nước. -Hình thức canh tác phổ biến là loại ruộng chờ mưa. -Nhiều loại hình nông cụ phong phú: cuốc, xẻng, mai, thuổng và đb là lưỡi cày bằng kim loại => tạo nên bước nhảy vọt trong quá trình canh tác. -Chăn nuôi trâu bò phát triển nhằm đảm bảo sức kéo trong nông nghiệp. -Trong công nghệ luyện kim và đúc đồng: Kỷ thuật đúc đồng thau đạt tới đỉnh cao của thời kỳ này, với một trình độ điêu luyện đáng kinh ngạc. Số lượng và loại hình công cụ, vũ khí bằng đồng tăng vọt. Đặc biệt là trống đồng, thạp đồng ĐS nổi tiếng. *Tín ngưỡng, tập tục: -Gắn chặt với nghề nông trồng lúa nước: tục thờ thần mặt trời, mưa giông, các nghi lễ phồn thực và nghi lễ nông nghiệp khác: hát đối đáp trai gái, tục đua thuyền, … -Tín ngưỡng phồn thực, thờ người có tài. b.Văn hóa Sa Huỳnh: -Tồn tại từ sơ kỳ thời đại đồng thau (hơn 4000 năm cách ngày nay) cho tới sơ kỳ thời đại sắt sớm (những TK 6 – 7 TCN đến TK 1-2 T và SCN) -Đặc trưng: Hình thức mai táng bằng chum gốm với nhiều hình dạng đặc trưng: hình cầu, trứng, trụ,…=> nhằm lưu lại những gì còn sót lại của người đã khuất, với tư tưởng con người sẽ đầu thai (bởi tư thế con người trong chum gốm là tư thế như một em bé sơ sinh. Ở giai đoạn sớm và giữa đồng thau được người Sa Huỳnh chế tác công cụ và vũ khí. Đến giai đoạn cuối, đồ sắt chiếm lĩnh về cả số lượng lẫn chất lượng. Đạt đến bước phát triển cao về các nghề se sợi, dệt vải, chế tạo gốm, làm đồ trang sức. => do thương nghiệp phát triển cộng với sự học hỏi về chế tác sản phẩm từ nước ngoài khi người của thời đại này sang nước ngoài để trao đổi hàng hóa. Kinh tế: KT đa thành phần, họ sớm biết khai thác nguồn lợi của biển, rừng, biết phát triển các nghề thủ công. Từng bước họ đã mở rộng mối quan hệ trao đổi buôn bán với các cư dân trong khu vực ĐNÁ lục đia, hải đảo và rộng hơn với Ấn Độ, Trung Hoa. c.Văn hóa Đồng Nai: Thuộc thời đại kim khí, sinh sống ở các tiểu vùng sinh thái khác nhau trên đất Nam bộ. Được nhìn nhận như bước mở đầu cho truyền thống văn hóa tại chỗ ở Nam bộ với bản sắc riêng và sức sống mãnh liệt. Đặc trưng: đồ đá là di vật phổ biến và có số lượng lớn. Chiếm số lượng lớn nhất là công cụ sx và vũ khí. Kinh tế: hình thức trồng lúa cạn không dùng sức kéo, trồng rau đậu, cây có quả - củ cho bột bằng phương pháp phát – đốt đặc thù của nông nghiệp nương rẫy, chăn nuôi, săn bắt, hái lượn, đánh bắt tôm cá và nhuyễn thể của sông biển. Tín ngưỡng đặc sắc là sưu tập thẻ đeo bằng đá cuội. Đăc điểm VHViệt Nam thời tiền sử và sơ sử: -Tiến trình văn hóa VN thời tiền sử và sơ sử là tiến trình hình thành nên những nền tảng của văn hóa VN,hình thành cốt lõi của người Việt cổ,là phác thảo khởi nguyên về một nền văn hóa quốc gia dân tộc đa tộc người về sau. -Nền tảng văn hóa đó là văn hóa bản địa- nội sinh ,nằm trong cơ tầng văn hóa chung của khu vực văn hóa Đông Nam á thời bấy giờ, nó khác với 2 nền văn hóa –văn minh Trung Quốc và Ấn Độ ở Châu Á. -Đỉnh cao của giai đoạn hình thành những nền tảng văn hóa nội sinh VN là văn hóa Đông Sơn,vh Sa Huỳnh,vh Đồng nai, cũng là 3 đỉnh cao của văn hóa Đông Nam Á,miền đông bán đảo Đông Dương.Ba trung tâm văn hóa đó phát triển theo hướng chân vạc, nhưng luôn có mối quan hệ qua lại với nhau,đồng thời phát triển ,giao lưu với nhiều văn hóa khác ở khu vực.Đồng thời,bat rung tâm văn hóa ấy đều sẽ phát triển thành 3 nền văn minh lớn ở Đông nam á,ứng với 3quốc gia cổ đại là Văn Lang-Âu Lạc,Chawmpa và Phù Nam. Thành tựu VHVN thời tiền sử và sơ sử: -Về mặt kỹ thuật:vh thời tiền sử và sơ sử hình thành và phát triển trên cơ sở cuộc cách mạng luyện kim với nghề đúc đồng dần đạt đến mức hoàn thiện(tiêu biểu là nền văn hóa Đông Sơn) -Về đời sống kinh tế: hình thành nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước của người Việt cổ sống trong khu vực nhiệt đới gió mùa,một xứ sở có nhiều sông nước,núi rừng ,đồng bằng và biển cả.Người Việt cổ biết thuần dưỡng một số gia súc(bò,trâu,gà vịt,heo)biết dung trâu,bò để cày bừa,biết trồng dâu nuôi tằm,dệt vải.Ở ven các dòng sông và ven biển dân bản địa thạo nghề đi biển và đánh bắt hải sản. -Về tổ chức xã hội và đời sống tinh thần: +Nền văn hóa tiền sử và sơ sử tổ chức xóm làng dựa trên cơ cấu nông thôn kiểu Á Châu của 1 phần xa hội phân hóa chưa sâu sắc,gay gắt và nhà nước mới hình thành.Nhà nước vừa có mặt bóc lột công xã,lại vừa đại diện cho lợi ích chung của công xã trong yêu cầu tổ chức đấu tranh chinh phục thiên nhiên,chống thiên tai,khai hoang,trị thủy almf thủy lơi,tự vệ và chống ngoại xâm.Ở các vùng núi cư dân còn ở trình độ tổ chức bộ lạc,nhưng ở trung du và đồng bằng cư dân đã dần dần vươn đến trình độ tổ chức vươn lien minh bộ lạc. +nền văn hóa tiền sử và sơ sử thể hiện đạm nét bản lĩnh,truyền thống,cốt cách,lối sống và lẽ sống của người Việt cổ:đoàn kết ,gắn bó với nhau trong lao động và đấu tranh,giàu tình làng nghĩa nước,tôn trọng người già và phụ nữ,biết ơn và tôn thờ tổ tiên,các anh hùng liệt sĩ. +Nền văn hóa tiền sử và sơ sử thể hiện đậm nét bản lĩnh, truyền thống,cốt cách,lối sống và lẽ sống của người Việt cổ:Chung lưng đấu cật,đoàn kết gắn bó với nhau trong lao động và đấu tranh, tôn trọng người già và phụ nữ,biết ơn và tôn thờ tổ tiên,các anh hùng liệt sĩ…, có cội rễ và cơ sở sâu xa trong cuộc sống lâu đời của các lớp cư dân trên lãnh thổ Văn Lang Âu Lạc thưở đó. +Nền văn hóa sơ sử sớm có quan hệ giao lưu mật thiết với các nền văn minh láng giềng,đặc biệt là văn minhTtrung Hoa và văn minh Ấn Độ Câu 3:Phân tích đặc điểm của tổ chức cộng đồng nông thôn Việt Nam? -Làng là đơn vị tụ cư cổ truyền lâu đời ở nông thôn người Việt và là nhân tố cơ sở cho hệ thống nhà nướcquân chủ tại Vn. -thời Hùng Vương , làng được gọi là kẻ, chạ, chiềng,.Đơn vị này có thể coi tương đương với sóc của người Khơme, bản, mường(của các dân tộc thiểu số phía Bắc)buôn(của các dân tộc thiểu số Tây nguyên, Trường sơn -Làng truyền thống điển hình thời trung và cận địa là 1 tập hợp những người có thể có cùng huyết thống,cùng phương kế sinh nhai trên một vùng đất nhất định. -Làng được xem có tính tự trị,khép kín, độc lập,là 1 vương quốc nhỏ trong vương quốc lớn nên mới có câu:”Hương Đảng,Tiểu Triều Đình” -Về cơ bản cơ cấu làng Việt (cổ truyền và hiện đại)được biểu hiện dưới hình thức tổ chức (liên kết, tập hợp người )sau đây: + Tổ chức nông thôn theo huyết thống: Gia đình và Gia tộc + Tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú: Xóm và Làng + Tổ chức nông thôn theo nghề nghiệp và sở thích: Phường, Hội + Tổ chức nông thôn theo truyền thống nam giới: Giáp + Tổ chức nông thôn theo đơn vị hành chính: Thôn và Xã *Diện mạo và đặc trưng văn hóa làng: -Tổ chức trong làng xưa gồm có: + Hội đồng chức sắc:gồm những người có cấp thi cử do Vua ban từ tú tài trở lên và những người có công lao được Vua Chúa phong tước .Đây là hội đồng cố vấn cho làng,xã. +Hội đồng chức dịch:gồm lý trưởng,phó lý, chưởng bạ,trương tuần..do dân làng bầu ra,cấp trreen phê chuẩn ,những người này điều hành công việc chính của làng. -Tổ chức dân làng:gồm 3 loại: +ti ấu:trẻ em +đinh:nam giới đến tuổi trưởng thành +bô lão:từ 50 đến 60 tuổi trở lên là lão Việc tổ chức nông thôn đồng thời theo nhiều nguyên tắc khác nhau tạo nên tính cộng đồng làng xã. Tính cộng đồng là sự liên kết các thành viên trong làng xã lại với nhau, mỗi người đều hướng tới những người khác - nó là đặc trưng dương tính, hướng ngoại. Sản phẩm của tính cộng đồng là một tập thể làng xã mang tính tự trị: làng nào biết làng ấy, các làng tồn tại khá biệt lập với nhau và phần nào độc lập với triều đình phong kiến. Tính cộng đồng và tính tự trị chính là hai đặc trưng bao trùm nhất, quan trọng nhất của làng xã. Chúng tồn tại song song như hai mặt của một vấn đề. +) Biểu tượng truyền thống của tính cộng đồng là sân đình - bến nước - cây đa. - Làng nào cũng có một CÁI ĐÌNH. Đó là biểu tượng tập trung nhất của làng về mọi phương diện: trung tâm hành chính, trung tâm văn hoá, trung tâm về mặt tôn giáo và trung tâm về mặt tình cảm. - BẾN NƯỚC là nơi phụ nữ quần tụ lại. - CÂY ĐA cổ thụ mọc um tùm ở đầu làng, gốc cây có miếu thờ lúc nào cũng khói hương nghi ngút - đó là nơi hội tụ của thánh thần (Thần cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây đề). Cây đa, gốc cây có quán nước, còn là nơi nghỉ chân gặp gỡ của những người đi làm đồng, những khách qua đường... Nhờ khách qua đường, gốc cây đa trở thành cánh cửa sổ liên thông làng với thế giới bên ngoài. +) Biểu tượng truyền thống của tính tự trị là LUỸ TRE. Rặng tre bao kín quanh làng, trở thành một thứ thành luỹ kiên cố bất khả xâm phạm: đốt không cháy,trèo không được, đào đường hầm thì vướng rễ thông qua. Luỹ tre là một đặc điểm quan trọng làm cho làng xóm phương Nam khác hẳn ấp lí Trung Hoa có thành quách đắp bằng đất bao bọc. * Tính cộng đồng và tính tự trị là hai đặc trưng gốc rễ, chúng là nguồn gốc sản sinh ra hàng loạt ưu điểm và nhược điểm về tính cách của con người Việt Nam: Ưu điểm +Tính cộng đồng - Do đồng nhất nên người Việt luôn sẵn sàng đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, coi mọi người trong cộng đồng như anh em ruột trong nhà. - Người Việt Nam luôn có tính tập thể rất cao, hoà nhập vào cuộc sống chung. - Là ngọn nguồn của nếp sống dân chủ, bình đảng, bộc lộ trong các nguyên tắc tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú, theo nghề nghiệp, theo giáp. + Tính tự trị: - Do sự khác biệt, cơ sở của tính tự trị tạo nên tinh thần tự lập cộng đồng: mỗi người phải tự lo liệu lấy mọi việc => truyền thống cần cù. -Nếp sống tự cấp, tự túc: mỗi làng đáp ứng nhu cầu cho cuộc sống của mình, mỗi nhà đều trồng rau, nuôi gà, thả cá => đảm bảo nhu cầu về ăn; có bụi tre, rặng xoan, gốc mí t => đảm bảo nhu cầu về ở. Nhược điểm + Tính cộng đồng - Ý thức về con người cá nhân bị thủ tiêu: người Việt Nam luôn hoà tan vào các mối quan hệ xã hội, giải quyết xung đột theo lối hoà cả làng. - Hay dựa dẫm, ỷ lại vào tập thể: "nước trôi thì bèo trôi", tình trạng cha chung không ai khóc. - Tư tưởng cầu an, cả nể, làm gì cũng sợ "rút dây động rừng". - Thói đồ kị, cào bằng, không muốn ai hơn mình. => Cái tốt nhưng tốt riêng sẽ trở thành cái xấu. Ngược lại, cái xấu nhưng xấu tập thể thì trở thành cái tốt. => Khái niệm giá trị trở nên hết sức tương đối. - Óc tư hữu ích kỉ: "bè ai người nấy chống, ruộng nhà ai người nấy đắp bờ". + Tính tự trị - Óc bè phái, địa phương cục bộ, làng nào biết làng ấy, chỉ lo vun vén cho địa phương mình: "trống làng nào làng ấy đánh. Thánh làng nào làng ấy thờ". - Óc gia trưởng - tôn ti: Tính tôn ti, sản phẩm của nguyên tắc tổ chức nông thôn theo huyết thống, tự thân nó không xấu, nhưng khi nó gắn liền với óc gia trưởng tạo nên tâm lí "quyền huynh thế phụ", áp đặt ý muốn của mình cho người khác, tạo nên tư tưởng thức bậc vô lí , thì nó trở thành một lực cản đáng sợ cho sự phát triển xã hội. => Tất cả những cái tốt và những cái xấu ấy cứ đi thành từng cặp và đều tồn tại ở Việt Nam, bởi lẽ tất cả đều bắt nguồn từ hai đặc trưng gốc trái ngược nhau là tính cộng đồng và tính tự trị. Câu 4:Hiểu biết của anh(chị) về tín ngưỡng phồn thực ở trong bức tranh dân gian VN .Cho ví dụ thể? Tín ngưỡng phồn thực -Thời xa xưa, để duy trì và phát triển sự sống, ở những vùng sinh sống bằng nghề nông cần phải có mùa màng tươi tốt và con người được sinh sôi nảy nở. Để làm được hai điều trên, những trí tuệ sắc sảo sẽ tìm các quy luật khoa học để lý giải hiện thực và họ đã xây dựng được triết lý âm dương, còn những trí tuệ bình dân thì xây dựng tín ngưỡng phồn thực (phồn nghĩa là nhiều, thực nghĩa là nảy nở). Tín ngưỡng phồn thực ở Việt Nam được thể hiện ở hai dạng: thờ cơ quan sinh dục của cả nam lẫn nữ và thờ hành vi giao phối, khác biệt với một số nền văn hóa khác như Ấn Độ chẳng hạn, chỉ thờ sinh thực khí của nam mà thôi. -Các cơ quan sinh sản được đặc tả để nói về ước vọng phồn sinh. Người xưa, qua trực giác, tin rằng năng lượng thiêng ở thiên nhiên hay ở con người có khả năng truyền sang vật nuôi và cây trồng. Do vậy tín ngưỡng phồn thực, với nhiều nghi thức thờ cúng, phát sinh và phát triển đa dạng. -Hình nam nữ với bộ phận sinh dục phóng đại được tìm thấy trên tượng đá với niên đại hàng nghìn năm tr.CN ở Văn Điển (Hà Nội), ở những hình khắc trên đá trong thùng lũng Sa-pa, ở nhà mồ Tây Nguyên… -Ở Hà Tĩnh và nhiều địa phương có tục thờ cúng nõ nường (nõ: cái nêm, tượng trưng cho sinh thực khí nam; nường: nang, mo nang, tượng trưng cho sinh thực khí nữ). Hội làng Đồng Kị (Hà Bắc) có tục rước sinh thực khí (làm bằng gỗ) vào ngày 6 tháng giêng; tan hội hai sinh thực khí được đốt đi và tro đem chia cho mọi người mang ra rắc ngoài ruộng - hành động này có tác dụng như một ma thuật truyền sinh cho mùa màng. Theo các cụ thì năm nào bỏ qua tục này, trong làng sẽ có nhiều chuyện không lành xảy ra. -Việc thờ sinh thực khí còn thể hiện ở việc thờ các loại cột (cột đá tự nhiên hoặc cột đá được tạc ra, có thể có khắc chữ dựng trước cổng đền miếu, đình chùa) và các loại hốc (hốc cây, hốc đá trong các hang động, các kẽ nứt trên đá). -Bên cạnh việc thờ sinh thực khí giống như nhiều dân tộc nông nghiệp khác, cư dân nông nghiệp lúa nước với lối tư duy chú trọng tới quan hệ còn có tục thờ hành vi giao phối, tạo nên một dạng tín ngưỡng phồn thực độc đáo, đặc biệt phổ biến ở khu vực Đông Nam á. -Trên nắp thạp đồng tìm được ở Đào Thịnh (Yên Bái, niên đại 500 năm tr.CN), xung quanh hình mặt trời với các tia sáng là tượng 4 đôi nam nữ đang giao hợp. Thân thạp khắc chìm hình những con thuyền, chiếc sau nối đuôi chiếc trước khiến cho hai con cá sấu - rồng được gắn ở mũi và lái của hai chiếc thuyền chạm vào nhau trong tư thế giao hoan. Hình chim, thú, cóc,... giao phối tìm thấy ở khắp nơi. -Ở Hòn Đỏ (Khánh Hòa) khi nhiều ngày liên tục không đánh được cá, người ta phải tới cầu xin, lạy 3 lạy và cầm vật tượng trưng cho sinh thực khí nam đâm vào Lỗ Lường 3 lần (lại con số 3, số lẻ là số ưa thích của người phương Nam!). -Từ thời xa xưa, chày và cối - bộ công cụ thiết thân của người nông nghiệp Đông Nam á - đã là những vật tượng trưng cho sinh thực khí nam và nữ, còn việc giã gạo là tượng trưng cho hành động giao phối. Không phải ngẫu nhiên mà trong vô vàn cách khác nhau được tách vỏ trấu khỏi hạt gạo, người Đông Nam á đã chọn cách này; trên các trống đồng khắc rất nhiều những hình nam nữ giã gạo từng đôi. -Không gắn việc giã gạo với tín ngưỡng phồn thực, sẽ không thể nào hiểu được trò cướp cầu - một trò chơi Việt Nam rất độc đáo đặc biệt phổ biến ở vùng đất tổ Phong Châu (Vĩnh Phú) và các khu vực xung quanh: Hai phe tranh nhau một quả cầu màu đỏ (dương), ai cướp được thì mang về thả vào hố (âm) của bên mình. Với cùng ước mong phồn thực, cầu may, cầu hạnh phúc là hàng loạt trò chơi như tung còn, ném cầu, đánh phết. đánh đáo....  *Vai trò của tín ngưỡng phồn thực trong đời sống của người Việt cổ lớn tới mức chiếc trống đồng - biểu tượng sức mạnh, quyền lực cũng đồng thời biểu tượng toàn diện cho tín ngưỡng phồn thực. Cách đánh trống đồng theo lối cầm chày dài mà đâm lên mặt trống được khắc trên chính các trống đồng và còn được bảo lưu ở người Mường hiện nay là mô phỏng động tác giã gạo - động tác giao phối. Trên tâm mặt trống là hình mặt trời với những tia sáng biểu trưng cho sinh thực khí nam, và giữa các tia sáng là một hình lá với khe ở giữa biểu trưng cho sinh thực khí nữ. Xung quanh mặt trống thường gắn các tượng cóc - con cóc trong ý thức của người Việt là "cậu ông trời", mang theo mưa, khiến cho mùa màng tốt tươi, cũng là một dạng biểu trưng của tín ngưỡng phồn thực. -Ngay cả những hiện tượng tưởng chừng rất xa xôi như chùa Một Cột (dương) trong cái hồ vuông (âm), tháp Bút (dương) và đài Nghiên (âm) ở cổng đền Ngọc Sơn (Hà Nội), cửa sổ tròn (dương) trên gác Khuê Văn (tượng trưng cho sao Khuê) soi mình xuống hồ vuông (âm) Thiên Quang Tỉnh trong Văn Miếu vv..., cũng đều liên quan tới tín ngưỡng phồn thực. Cũng không phải ngẫu nhiên mà ở các nơi thờ cúng thường gặp thờ ở bên trái là cái mõ và bên phải là cái chuông: Sự việc đơn giản này là biểu hiện của cả lí luận "Ngũ hành" lẫn tín ngưỡng phồn thực - cái mõ làm bằng gỗ (hành Mộc) đặt ở bên trái (phương Đông) là dương, cái chuông làm bằng đồng (hành Kim) đặt ở bên phải (phương Tây) là âm. Tiếng mõ trầm phải hòa với tiếng chuông thanh: nếu không có nam nữ, âm dương hòa hợp sẽ không có cuộc sống vĩnh hằng. Câu 5 : Văn hóa vùng bắc bộ,trung bộ,nam bộ.So sánh sự khác nhau? *Đặc điểm chung : Ẩm thực :Truyền thống cân bằng âm dương và theo quy luật ngũ hành tương sinh ,tương khắc của người Việt. *Điểm khác nhau : Đặc điểm Bắc bộ Trung bộ Nam bộ Địa lý Có hình tam giác bao gồm vùng đồng bằng sông Hồng,sông Thái Bình ,sông Mã Một dải đất hẹp chạy dài theo ven biển từ Nghệ An tới Bình Thuận.Khí hậu khắc nghiệt ,đất đai khô cằn nên con người ở đây đặc biệt cần cù,hiếu học. Nằm trong khu vực sông Đồng Nai và hệ thống sông Cửu Long .Khí hậu hai mùa(khô ,mưa),sông nước và kênh rạch Biểu tượng Cái nôi của văn hóa Đông Sơn thời thượng cổ ,văn hóa Đại Việt thời trung cổ… Một nền văn hóa Chăm đặc sắc ,đến nay vẫn còn sừng sững những tháp Chăm Hoa ,Khmer ,Chăm ,Mạ,Xtiêng ,Chơro ,Mnông Dân tộc Cư dân Việt sống quần tụ thành làng xã. Trước khi ngườiViệt đều sinh sống ,nơi đây từng là địa bàn cư trú của người Chăm. Ở trải dài ven kênh ,ven lộ ,bữa ăn giàu thủy sản ,tính cách con người phóng khoáng ,tín ngưỡng tôn giáo hết sức phong phú và đa dạng ,sớm tiếp cận và đi đầu trong giao lưu hội nhập văn hóa phương Tây. Nhà cửa Nhà ở của cư dân Việt Bắc bộ thường là loại nhà không có chai ,hình thức nhà vì kèo phát triển ,sử dụng vật liệu nhẹ là chủ yếu nhưng cũng tiếp thu kỹ thuật và sử dung các vật liệu bền như xi măng ,sắt thép.Người nông dân Bắc bộ thường muốn xây dựng ngôi nhà của mình theo kiểu bền chắc to đẹp ,tuy nhiên vẫn hòa hợp với cảnh quan. Nhà ở của người Việt Nam bộ có ba loại chính : nhà đất dọc theo ven lộ ,nhà sàn cất dọc theo kênh rạch ,và nhà nổi trên sông nước .Nhà nổi trên sông nước là nơi cư trú đồng thời là phương tiện mưu sinh của những gia đình theo nghề nuôi cá bè ,vận chuyển đường sông ,buôn bán sỉ và lẻ trên sông. Ẩm thực Cơm-rau-cá ,nhưng thành phần cá ở đây chủ yếu hướng tới các loại cá nước ngọt.Thích ứng với khí hậu ở châu thổ Bắc bộ ,người Việt Bắc bộ có chú ý tang thành phần thịt và mỡ ,nhất là mùa đông lạnh ,để giữ nhiệt năng cho cơ thể. Bữa ăn của cư dân Việt Trung bộ đã bắt đầu có sự thay đổi ,nghiêng về các hải sản đồ biển .Nói cách khác ,yếu tố biển đã đậm đà hơn trong cơ cấu bữa ăn của cư dân ở đây .Mặt khác ,người dân Việt Trung bộ ,do tính chất khí hậu ,nói rộng hơn là điều kiện tự nhiên chi phối ,nên sử dụng nhiều chất cay trong bữa ăn . Cơm-canh-rau-tôm cá ,chuộng ăn canh cá ,tôm ,cua ,rùa ,rắn ,nghêu ,sò ,ốc ,hến,lươn…giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu bữa ăn .Cách chế biến cũng rất đa dạng và đặc sắc :mắm sống ,mắm kho ,bún mắm,lẩu mắm..Từ các nguồn nguyên liệu thủy sản này kết hợp với các loại rau trái phong phú ,người Nam Bộ đã sử dụng các kỹ thuật nấu nướng ,hấp ,chưng,luộc ,kho ,xào ,khô ,mắm..để chế biến ra các loại món ăn khác nhau với những hương vị độc đáo. Trang phục Đàn ông với y phục đi làm là chiếc quần lá tọa ,áo cánh màu nâu sống .Đàn bà cũng chiếc váy thâm ,chiếc áo nâu khi đi làm .Ngày hội hè ,lễ tết thì trang phục này có khác hơn đàn bà với áo dài mớ ba mớ bảy ,đàn ông với chiếc quần trắng ,áo dài the ,chít khăn đen . Do sống trong môi trường sông nước ,nông dân người Việt Nam bộ ,cả nam và nữ rất thích chiếc áo bà ba và chiếc khăn rằn .Chiếc áo bà ba gọn nhẹ ,rất tiện dụng khi chèo,ghe,bơi xuồng ,lội,đồngtát,mương..và có túi để có thể đựng một vài vật dụng cần thiết .Chiếc khăn rằn được dung để che đầu,lau mồ hôi,và có thể dung quấn ngang người để thay quần. Về tín ngưỡng của nam bộ ,là một vùng đất đa tộc người ,Nam bộ cũng là nơi gặp gỡ các tín ngưỡng tôn giáo sẵn có từ Bắc bộ ,Trung bộ ,đồng thời là cái nôi sinh thành những tín ngưỡng tôn giáo mới.Vì vậy ,đây chính là vùng đất phong phú nhất về tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam.Tiếp nối truyền thống của người Việt ở đồng bằng Trung và Nam bộ ,người Việt Nam bộ cũng dành ưu tiên cho đạo Phật ,kết hợp với tín ngưỡng vạn vật hữu linh và thờ cúng tổ tiên.Chùa chiền có mặt ở khắp đồng bằng,đặc biệt là những vùng núi sót,có sơn thủy hữu tình.Bên cạnh đó,họ cũng duy trì tín ngưỡng thờ cúng Bà Chúa Xứ ở núi Sam ,thờ cúng Thánh hoàng ở các đình miếu ,thờ cũng Cá Ông ở các làng ven biển . ;