« Home « Kết quả tìm kiếm

Tổng hợp và đặc trưng xúc tác tẩm chất lỏng ion (SILP) imidazol chứa phức rodi mang trên các chất mang rắn cho phản ứng hydroformyl hóa etylen (Synthesis and characterization of the imidazolium ionic liquid phase catalyst containing rhodium complex on solid supports for the hydroformylation of ethylene)


Tóm tắt Xem thử

- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI Đỗ Văn Hưng TỔNG HỢP VÀ ĐẶC TRƯNG XÚC TÁC TẨM CHẤT LỎNG ION (SILP) IMIDAZOL CHỨA PHỨC RODI MANG TRÊN CÁC CHẤT MANG RẮN CHO PHẢN ỨNG HYDROFORMYL HÓA ETYLEN Chuyên ngành: Kỹ thuật Hóa học Mã số: 62520301 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT HÓA HỌC HÀ NỘI - 2016 Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Minh Thắng PGS.TS Trần Thị Như Mai Phản biện 1: PGS.TS.
- Đỗ Văn Hưng, Vũ Văn Nguyên, Trần Thị Như Mai, Lê Minh Thắng ( 2013) Ảnh hưởng của hàm lượng ligan đến hoạt tính của hệ xúc tác tẩm chất lỏng ion (SILP) cho phản ứng hydroformyl hóa etylen.
- Tạp chí xúc tác và hấp phụ T2(No.3), tr.
- Đỗ Văn Hưng, Phạm Thanh Quỳnh, Trần Thị Như Mai, Lê Minh Thắng (2013) Nghiên cứu hoạt tính và độ ổn định của hệ xúc tác tẩm chất lỏng ion BMIM[n-C8H17OSO3] (SILP) cho phản ứng hydroformyl hóa etylen.
- Phạm Minh Đức, Đỗ Văn Hưng, Trần Thị Như Mai, Lê Minh ThắnG (2014) Nghiên cứu tổng hợp vật liệu mao quản trung bình MCM-41, ứng dụng làm chất mang cho xúc tác tẩm chất lỏng ion trong quá trình hydroformyl hóa etylen.
- Tạp chí xúc tác và hấp phụ T3(No.3), tr.
- Đỗ Văn Hưng, Trần Thị Như Mai, Lê Minh Thắng (2014) Nghiên cứu phản ứng hydroformyl hóa etylen trên xúc tác tẩm chất lỏng ion (SILP)/MCM-41.
- Đỗ Văn Hưng, Trần Thị Như Mai, Lê Minh Thắng (2016) Ảnh hưởng của chất mang đến hoạt tính xúc tác của xúc tác tẩm chất lỏng ion chứa phức rôđi cho phản ứng hydroformyl etylen, Tạp chí Xúc tác Hấp phụ T5(No.1), tr.
- Giới thiệu luận án 1.1 Tính cấp thiết của luận án Hydroformyl hóa là một trong các quá trình xúc tác đồng thể quan trọng nhất và được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp ngày nay.
- Quá trình này chuyển hóa olefin và khí tổng hợp (CO/H2) thành aldehit có mạch cacbon dài hơn so với olefin ban đầu, nhờ đó, có giá trị ứng dụng cao hơn.
- Andehit là sản phẩm có tầm quan trọng trong công nghiệp vì nó tạo thành ancol thông qua phản ứng hydro hóa, tạo thành axit cacboxylic thông qua phản ứng oxy hóa...Những sản phẩm này phần lớn được ứng dụng trong công nghiệp hóa chất, hóa dược, các sản phẩm bôi trơn, chất hóa dẻo, chất tẩy rửa, các sản phẩm trung gian có ý nghĩa kinh tế cao.
- Hệ xúc tác đầu tiên cho phản ứng là xúc tác phức của coban có hoạt tính thấp và khó tách sản phẩm từ hỗn hợp phản ứng.
- Sau đó, xúc tác phức của coban được thay thế bằng xúc tác phức của rodium trong môi trường lỏng có hoạt tính cao gấp hơn 100 lần so với coban.
- Xúc tác cho quá trình hydroformyl hóa tiếp tục được cải tiến theo hướng thay đổi môi trường thực hiện phản ứng từ đồng thể sang hai pha lỏng - lỏng (biphasic) nhằm mục đích giải quyết vấn đề tái sinh xúc tác, tách sản phẩm phản ứng.
- Do những ưu điểm của việc sử dụng xúc tác rắn trong hệ phản ứng pha khí, gần đây xúc tác tẩm chất lỏng ion (Support ionic liquid phase catalyst – SILP) được tìm ra đã kết hợp các ưu điểm của xúc tác đồng thể và dị thể, giúp cho phản ứng hydroformyl hóa có thể tiến hành ở dạng phản ứng pha khí trong hệ phản ứng sử dụng xúc tác rắn.
- Quá trình phản ứng như vậy có ưu điểm chính là dễ dàng phân tách pha xúc tác và sản phẩm, tái sinh xúc tác, thân thiện môi trường.
- Xúc tác tẩm chất lỏng ion đã được ứng dụng cho các phản ứng hydroformyl hóa propen, 1- buten, 1-octene…sử dụng các chất mang khác nhau như: SiO2.
- Phản ứng hydroformyl hóa etylen mới chỉ được tiến hành ở dạng đồng thể, không thể thực hiện được trong môi trường hai pha biphasis vì sản phẩm propanal tạo thành hỗn hợp đẳng phí với nước.
- Vì vậy, việc nghiên cứu dị thể hóa phản ứng hydroformyl hóa etylen có ý nghĩa quan trọng.
- Tuy nhiên, phản ứng này mới được nghiên cứu bước đầu và sử dụng xúc tác SILP mang trên chất mang SiO2.
- Vì vậy việc nghiên cứu tối ưu hóa xúc tác SILP trên các chất mang khác nhau cho quá trình hydroformyl hóa etylen là một nhiệm vụ cấp thiết.
- 1.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu tổng hợp ligand TPPTS-Cs3 - Nghiên cứu tổng hợp chất mang ZrO2, MCM-41, SBA-15 2 - Tổng hợp hệ xúc tác với hàm lượng chất lỏng ion khác nhau, tâm hoạt tính là rodium trên các chất mang khác nhau (SiO2, Al2O3, ZrO2, MCM-41, SBA-15) cho phản ứng hydroformyl hóa etylen.
- Nghiên cứu đặc trưng của các xúc tác SILP tổng hợp được.
- Nghiên cứu hàm lượng chất lỏng ion tối ưu trên các chất mang khác nhau cho phản ứng hydroformyl hóa etylen.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của chất mang đến hoạt tính của xúc tác SILP.
- 1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án - Xúc tác tẩm chất lỏng ion SILP sử dụng chất lỏng ion 1-butyl-3-methylimidazolium octylsulfate ([BMIM][n-C8H17OSO3.
- ligand là muối cesium của 3,3’,3’’-phosphinetriylbenzene-sulfonic acid (TPPTS-Cs3) mang trên các chất mang: SiO2.
- Phản ứng hydroformyl hóa etylen.
- 1.4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Nghiên cứu tổng hợp xúc tác SILP trên các chất mang khác nhau cho quá trình hydroformyl hóa etylen là hoàn toàn mới ở Việt Nam cũng như trên thế giới.
- Luận án góp phần tìm ra hệ xúc tác tối ưu trên các chất mang phù hợp cho quá trình hydroformyl hóa etylen và ảnh hưởng của các chất mang (độ xốp, đường kính lỗ xốp, tính axit bề mặt) đến hoạt tính xúc tác.
- 1.5 Những điểm mới của luận án - Luận án đã thực hiện nghiên cứu tổng hợp và đánh giá đặc trưng ligan TPPTS-Cs3 sử dụng để tổng hợp xúc tác SILP - Nghiên cứu tổng hợp và đặc trưng xúc tác SILP với hàm lượng chất lỏng ion khác nhau trên các chất mang khác nhau cho phản ứng hydroformyl hóa etylen.
- Đây là lần đầu tiên, SBA-15 được sử dụng làm chất mang để tổng hợp xúc tác SILP cho phản ứng hydroformyl hóa.
- Nghiên cứu hàm lượng chất lỏng ion tối ưu trên các chất mang khác nhau và tìm ra xúc tác tốt nhất cho phản ứng hydroformyl hóa etylen.
- kết luận (2 trang), 3 109 tài liệu tham khảo (7 trang), danh mục các công trình đã công bố liên quan đến luận án (1 trang), phụ lục (51 trang) 1.7 Tổng quan của luận án 1.7.1 Quá trình hydroformyl hóa anken Hydroformyl hóa là một trong các quá trình xúc tác đồng thể quan trọng nhất và chủ yếu được ứng dụng trong công nghiệp ngày này.
- Quá trình này chuyển hóa olefin và khí tổng hợp (CO/H2) thành aldehit.
- Quá trình này được phát hiện vào năm 1938 bởi Otto Roelen trong khi nghiên cứu nguồn gốc của sản phẩm oxy hóa thu được trong phản ứng Fischer-Tropsch trên xúc tác coban.
- Việc Roelen quan sát thấy etylen, H2 và CO chuyển hóa thành propanal ở áp suất cao đã đánh dấu sự bắt đầu của quá trình hydroforl hóa sử dụng xúc tác.
- Quá trình hydroformyl hóa đã được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp để tổng hợp các hợp chất trung gian nhờ khả năng phản ứng linh hoạt của các aldehyd trong quá trình hydroforml hóa.
- Rodi và cobalt được sử dụng làm xúc tác trong một thời gian dài, nhưng quá trình xúc tác đồng thể rất khó để thu hồi dẫn đến việc mất mát xúc tác.
- Vì vậy, để khắc phục nhược điểm này, ngày nay quá trình hydroformyl hóa sử dụng xúc tác dị thể đang là mối quan tâm của nhiều nhà khoa học.
- 1.7.2 Xúc tác của quá trình hydroformyl hóa Quá trình hydroformyl hóa phát triển liên tục theo sự biến đổi của xúc tác, có thể chia thành các mốc chính như sau.
- Sự thay thế nguyên tử trung tâm xúc tác Co bằng Rh.
- Sự thay đổi nguyên tử trung tâm xúc tác dẫn tới sự cải biến của ligand.
- Môi trường thực hiện phản ứng hydroformyl hóa (từ môi trường phản ứng đồng thể chuyển sang phản ứng dị thể) dẫn tới việc dễ dàng phân tách sản phẩm khỏi hỗn hợp phản ứng.
- Hình 1.1 Ba giai đoạn phát triển của xúc tác cho phản ứng hydroformyl hóa 4 Xúc tác cho phản ứng hydroformyl hóa có dạng chung HxMy(CO)zLn, trong đó M là nguyên tử kim loại chuyển tiếp.
- Các hợp chất của nhóm kim loại quý platin được biết đến có hoạt tính cho phản ứng hydroformyl hóa olefin, nhưng điển hình nhất là xúc tác trên cơ sở coban và rodi.
- Về cơ bản, hoạt tính xúc tác của kim loại nhóm VIII cho phản ứng hydroformyl hóa được sắp xếp theo thứ tự sau: Rh >>>Co > Ir, Ru > Os > Pt > Pd > Fe > Ni Xúc tác cho phản ứng hydroformyl hóa bao gồm kim loại chuyển tiếp tương tác với CO và hydro tạo thành dạng phức, chúng là xúc tác hydroformyl hoạt động.
- Nếu những phức này chỉ chứa phối tử cacbonyl thì chúng là xúc tác không điều chỉnh.
- Một vài dạng phức xúc tác là HCo(CO)4, HCo(CO)3PBu3 and HRh(CO)(PR3)3.
- Hiện nay, hấu hết các nghiên cứu đều dựa trên phức xúc tác Rh.
- 1.7.3 Xúc tác tẩm chất lỏng ion – SILP Năm 2002, xúc tác tẩm chất lỏng ion (Supported Ionic Liquid Catalysis – SILP) lần đầu tiên được Mehnert và đồng nghiệp công bố.
- Trong hệ SILP, một màng mỏng của Ionic Liquid (IL) chứa xúc tác phức dạng lỏng được định vị cố định lên vật liệu chất mang có độ xốp và diện tích bề mặt lớn.
- Phản ứng xảy ra trong màng IL như trong môi trường đồng thể.
- Có thể hiểu rằng xúc tác SILP kết hợp những ưu điểm của quá trình đồng thể và dị thể.
- Xúc tác tẩm chất lỏng ion có 3 thành phần chính: Chất mang rắn, chất lỏng ion, ligan và tâm hoạt tính.
- Các phương pháp thực nghiệm 2.1 Tổng hợp xúc tác - Ligan TPPTS-Cs3 được tổng hợp từ các tiền chất: Triphenylphosphine (TPP), Fuming sulfuric acid/oleum, Toluene, Trioctylamine, Octylamine, Cesium hydroxide monohydrate, Methanol qua 5 bước chính: Sunfonat hóa, pha loãng bằng nước cất, tạo hợp chất trung gian, tách pha và trung hòa bằng CsOH.
- Chất mang MCM-41 được tổng hợp bằng phương pháp đồng kết tủa.
- ZrO2 được tổng hợp bằng phương pháp kết tinh thủy nhiệt trong autoclave ở 120°C for 72h sau đó cũng được sấy khô ở 120oC và nung ở 550oC trong 3h.
- SBA-15 được tổng hợp bằng phương pháp kết tinh thủy nhiệt ở 80oC trong autoclave trong 24h sau đó được sấy khô và nung ở 550oC trong 10h.
- 5 Hình 2.4 Hệ schlenk tổng hợp xúc tác - Xúc tác SILP được tổng hợp trên sơ đồ tổng hợp Schlenk.
- Bình 7: Đựng lượng chính xác chất mang.
- Tiến hành lấy MeOH bằng xi-lanh theo lượng tính toán sẵn, chuyển vào bình schlenk, đưa lên khuấy từ để phản ứng giữa [Rh(acac)(CO)2] với ligand xảy ra, sau khoảng 2-4h thu được một dung dịch.
- Sau đó tiến hành bay hơi MeOH bằng cách gia nhiệt bình tổng hợp ở nhiệt độ 68-70oC, ta thu được chất rắn là xúc tác SILP, nhằm làm khô triệt để MeOH thì bình schlenk được nạp vào hệ schlenk line để hút chân không và thổi khí trơ trong 2-4h tiếp theo.
- Bảng 2.3 Các mẫu xúc tác ( 0,2% khối lượng Rh, tỉ lệ ligand/Rh=10) STT Xúc tác Chất mang IL (%V) IL (%m) 1 0.2%Rh-10%IL-L/Rh=10/SiO2 SiO Rh-10% IL-L/Rh=10/Al2O3 Al2O Rh-30%IL-L/Rh=10/Al2O3 Al2O Rh-40%IL-L/Rh=10/Al2O3 Al2O Rh-10%IL-L/Rh=10/ZrO2 ZrO Rh-30%IL -L/Rh=10/ZrO2 ZrO Rh-40%IL -L/Rh=10/ZrO2 ZrO Rh-10%IL-L/Rh=10/MCM 41 MCM Rh-30%IL-L/Rh=10/MCM 41 MCM Rh-40%IL-L/Rh=10/MCM 41 MCM Rh-50%IL-L/Rh=10/MCM 41 MCM Rh-70%IL-L/Rh=10/MCM-41 MCM Rh-10%IL -L/Rh=10/SBA-15 SBA Rh-30%IL-L/Rh=10/SBA-15 SBA Rh-40%IL-L/Rh=10/SBA-15 SBA Rh-50%IL-L/Rh=10/SBA-15 SBA Rh-70%IL-L/Rh=10/SBA-15 SBA Các phương pháp xác định thành phần và đặc trưng hóa lý của xúc tác Các chất mang, xúc tác được phân tích với các phương pháp: nhiễu xạ tia X (D8 Bruker Advance), hiển vi điện tử quét SEM (Hitachi S4800), hiển vi điện tử truyền qua TEM (JEOL JEM 1010), hấp phụ vật lý (Micromeritics Gemini VII 2390t), phổ hồng ngoại (Perkin Elmer RXI), hấp phụ hóa học theo chu trình nhiệt độ TPR-NH3 (AutoChem 2920 II-Micromeritics), Cộng hưởng từ NMR (NMR-900 Bruker).
- 2.3 Phương pháp xác định hoạt tính xúc tác Họat tính của hệ xúc tác được tiến hành trên sơ đồ phản ứng vi dòng nối trực tiếp với GC.
- Hình 2.15 Sơ đồ phản ứng hydroformyl hóa etylen Xúc tác tẩm chất lỏng ion với các hàm lượng chất lỏng ion khác nhau trên các chất mang khác nhau được xác định hoạt tính ở khoảng nhiệt độ 80oC- 160oC, áp suất 10bar.
- Lượng xúc tác sử dụng 0,2g.
- 3.Kết quả và thảo luận 3.1 Kết quả đặc trưng của chất mang 3.1.1 Kết quả đặc trưng MCM-41 MCM-41 thường được đặc trưng bằng phương pháp nhiễu xạ tia X góc nhỏ, với sự xuất hiện nhiễu xạ mạnh tại 2θ = 2o và các nhiễu xạ yếu hơn trong khoảng 2θ từ 3o đến 8o.
- Nhiễu xạ tia X góc nhỏ của MCM-41 được xác định trong khoảng 1o ≤ 2θ ≤ 10o với bước quét 0,02o, tốc độ quét 0,02o/giây.
- Intensity (a.u)1086422theta (degree)MCM-41.1MCM-41.2MCM Inte nsity (a.u)1086422theta (degree)MCM-41.4MCM-41.5MCM-41.6 Hình 3.1 Nhiễu xạ XRD của MCM-41 trong môi trường axit với tỷ lệ CTAB/TEOS = 0,3.
- 0,2 Hình 3.2 Nhiễu xạ XRD của MCM-41 trong môi trường bazơ với tỷ lệ CTAB/TEOS = 0,3.
- 0,2 Giản đồ nhiễu xạ XRD của MCM-41.1, MCM-41.2, MCM-41.3 với CTAB/TEOS = 0,3.
- Do đó MCM-41 tổng hợp trong môi trường axit không có cấu trúc lục lăng.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ CTAB/TEOS tới cấu trúc của MCM-41 cho thấy nhiễu xạ tia X của mẫu MCM-41 với tỷ lệ CTAB/TEOS = 2,5 (MCM-41.5) xuất hiện nhiễu xạ mạnh tại 2θ ≈ 2,1o và các nhiễu xạ yếu hơn tại 2θ ≈ 3,5o (110) and 2θ ≈ 4,5o (200).
- Lin (Cps)1086422-ThetaMCM-41.7MCM-41.8MCM-41.9MCM-41.10MCM-41.5 Hình 3.3 Nhiễu xạ tia X góc nhỏ của MCM-41 với tỷ lệ CTAB/TEOS=0,25, H2O/TEOS =8.
- Hình 3.4 Ảnh TEM của MCM-41.8 Kết quả nhiễu xạ tia X góc nhỏ cho thấy mẫu MCM-41.8 với H2O/TEOS = 14 cho nhiễu xạ mạnh nhất tại 2θ ≈ 2,1o và hai nhiễu xạ có cường độ yếu hơn.
- Điều này chứng tỏ MCM-41.8 có cấu trúc lục lăng tương đối đồng đều.
- Vì vậy, MCM-41.8 được sử dụng làm chất mang để tổng hợp xúc tác SILP cho phản ứng hydroformyl hóa etylen.
- Ảnh TEM của mẫu MC-41.8 cho thấy MCM-41.8 có cấu trúc lục lăng tương đối đồng đều với kích thước mao quản khoảng 2 ÷ 3 nm.
- Kết quả hấp phụ vật lý của mẫu MCM-41.8 cho thấy đường đẳng nhiệt hấp phụ của MCM-41.8 có dạng IV (IUPAC) chứng tỏ MCM-41 8 là vật liệu mao quản trung bình.
- Diện tích bề mặt của MCM-41.8 là 620 m2/g và phân bố mao quản tập trung tại 2.3nm, kết quả này hoàn toàn tương đồng với kết quả từ ảnh TEM.
- Hình 3.5 Đường đẳng nhiệt hấp phụ của MCM-41.8 Hình 3.6 Phân bố mao quản của MCM Kết quả đặc trưng SBA Intensity (a.u)1086422theta (degree)SBA Hình 3.7 Nhiễu xạ tia X góc nhỏ của SBA-15 SBA-15 được xác định cấu trúc bằng phương pháp nhiễu xạ tia X góc nhỏ.
- Do đó có thể kết luận SBA-15 tổng hợp được là vật liệu mao quản trung bình có cấu trúc lục lăng.
- Diện tích bề mặt riêng của SBA-15 là 912 m2/g và thể tích mao quản trung bình là 1,23 cm3/g, đường kính mao quản tập trung tại 9,6nm (hình 3.10) Ảnh TEM của SBA-15 một lần nữa khẳng định SBA-15 tổng hợp được là vật liệu mao quản trung bình dạng lục lăng đồng đều với đường kính mao quản là 8 ÷ 10 nm.
- 9 Hình 3.8 Đường đẳng nhiệt hấp phụ của SBA-15 Hình 3.9 Đường phân bố mao quản của SBA-15 Hình 3.10 Ảnh TEM của SBA-15 3.1.3 Kết quả đặc trưng ZrO2 ZrO2 được lựa chọn làm chất mang cho phản ứng hydroformyl hóa etylen bởi vì ZrO2 đã được ứng dụng làm chất mang cho các phản ứng hydroformyl hóa C3-C8 nhưng chưa được ứng dụng làm chất mang cho phản ứng hydroformyl hóa etylen.
- Do đó mục tiêu của quá trình này là nghiên cứu tổng hợp ZrO2 có diện tích bề mặt lớn để thuận tiện cho việc tẩm pha hoạt tính, chất lỏng ion và ligan.
- ZrO2 được tổng hợp bằng phương pháp kết tinh thủy nhiệt sửa dụng Brij56 làm chất tạo cấu trúc.
- Bảng 3.1 Các mẫu ZrO2 tổng hợp được Tên mẫu Tiền chất SBET (m2/g) Nhiệt độ nung Z1.1 ZrOCl2 133 No Z1.2 ZrOCl2 50 600oC Z1.3 ZrOCl2 62 600oC có NaCl Z2.1 C12H28O4Zr 220 No Z2.2 C12H28O4Zr 45 600oC.
- Các mẫu tổng hợp từ C12H28O4Zr (Z2.1) khi chưa nung cho diện tích cao hơn so với ZrOCl2 (Z1.1).
- Vì vậy, ZrO2 được tổng hợp từ C12H28O4Zr không được sử dụng trong luận án này.
- Intensity (a.u theta (degree)Z1.3Z1.2ZrO2ZrO2ZrO2ZrO2ZrO2ZrO2ZrO2 Hình 3.13 Nhiễu xạ tia X của mẫu Z1.2 và Z1.3 Kết quả hấp phụ vật lý của mẫu Z1.3 ZrO2 tổng hợp được có dạng mao quản trung bình và mao quản lớn với đường kính mao quản trung bình trong khoảng 3 – 4nm.
- Nhiễu xạ tia X của SiO2 được trình bày trong hình 3.16.
- Nhiễu xạ tia X của Al2O3 được đưa ra trên Hình 3.19.
- 3.2 Đặc trưng của ligand TPPTS-Cs3 Ligand TPPTS-Cs3 rất dễ bị oxi hóa trong quá trình tổng hợp xúc tác.
- Sự oxi hóa này dẫn tới giảm hoạt tính của xúc tác.
- Các phương pháp này được tiến hành đồi với 3 ligand tổng hợp ở các pH khác nhau (trong quá trình thêm CsOH): ligand 1-pH=6,5-7,5.
- Transmittance Wavenumbers (cm-1)Ligand 1Ligand 2Ligand 334003060 Hình 3.22 Phổ hồng ngoại của ligan Hình 3.23 1H NMR của TPPTS-Cs3 ligand 3 Hình 3.24 31P NMR của TPPTS-Cs3 ligand 3 13 Kết quả IR và NMR cho thấy Ligand 3 thể hiện các đặc trưng của TPPTS-Cs3 và có độ tinh khiết cao nên được sử dụng để tổng hợp xúc tác SILP Hình 3.25 Ảnh hưởng của ligan tới hoạt tính xúc tác Từ hình 3.25 có thể nhận thấy rõ rang hoạt tính của xúc tác với ligan 3 cho hoạt tính cao nhất và ổn định theo thời gian.
- Chứng tỏ ligan 3 tổng hợp được là tốt nhất và được sử dụng để tổng hợp các xúc tác trong luận án.
- 3.3 Đặc trưng của xúc tác SILP 3.3.1.
- Phổ hồng ngoại của IL và SILP trên các chất mang khác nhau Kết quả phân tích hồng ngoại của chất lỏng ion, chất mang và các xúc tác mang trên chất mang khác nhau được trình bày trong các hình sau T Wavenumber(cm T Wavenumber(cm-1)SBA150.2%Rh-10%IL-L/Rh=10/SBA150.2%Rh-30%IL-L/Rh=10/SBA150.2%Rh-40%IL-L/Rh=10/SBA150.2%Rh-50%IL-L/Rh=10/SBA150.2%Rh-70%IL-L/Rh=10/SBA15 Hình 3.26 Phổ hồng ngoại IR của [BMIM][n-C8H17OSO3] Hình 3.28 Phổ hồng ngoại của SILP trên SBA T Wavenumbers (cm-1)0.2%Rh-10%IL-L/Rh=10/MCM410.2%Rh-30%IL-L/Rh=10/MCM410.2%Rh-40%IL-L/Rh=10/MCM410.2%Rh-50%IL-L/Rh=10/MCM410.2%Rh-70%IL-L/Rh=10/MCM41MCM T Wavenumber(cm-1)Al2O30.2%Rh-10%IL-L/Rh=10/Al2O30.2%Rh-30%IL-L/Rh=10/Al2O30.2%Rh-40%IL-L/Rh=10/Al2O3 Hình 3.27 Phổ hồng ngoại của SILP trên MCM-41 Hình 3.30 Phổ hồng ngoại của SILP trên Al2O3

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt