You are on page 1of 14

Vì sao phải điều khiển đô thị hoá ở các nước đang phát triển ???

Đơn giản, vì đô thị hóa sẽ làm gia tăng, nảy sinh thêm các vấn đề như: thiếu chỗ ở, thiếu việc
làm,...... khiến cho sự phát triển của nước đó bị sụt giảm.

mình hem rành cái nì nhưng ráng nè


..vì đang phát triển thì quá trình đô thị hoá sẽ không chất lượng , chỉ là dân cư tập chung lại
tại 1 nơi , tạo ra cách khu nhà ổ chuột , nhìu vấn đề về đời sống, nhiều tệ nạn xã hội, chứ thực
chất nền kt 0 pt...vì vậy nên điều khiển. đúng hem ta?? đúng thì thanks , sai thì coi tui nói đùa
vì: ở các nước đang phát triển đô thị hóc đồng hành với bùng nổ dân số, nét đặc trưng là thu
hút dân cư nông thôn tập trung vào các thành phố lớn ...Đô thị hoá ở các nước đang phát triển
diễn ra nhanh hơn quá trình cong nghiệp hoá, từ đó dẫn đến những tiêu cực trong kinh tế và
xã hội

Lập kế hoạch cho cuộc đời


09:23

Tác giả: Nguyễn Thị Oanh


Nguồn: Tuổi Trẻ

Thật đáng mừng khi một sáng chủ nhật thay vì vui chơi giải trí, trên 30 bạn trẻ từ
sinh viên tới công nhân viên chức làm tại các công ty trong và ngoài nước ngồi lại
với nhau để chia sẻ kinh nghiệm làm kế hoạch cho cuộc đời mình tại CLB Lý luận
trẻ (Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM).

Nhiều bạn lần đầu tiên tới sinh hoạt do tính hấp dẫn của đề tài và ước mong của họ
là làm sao làm chủ được cuộc đời mình.

“Kế hoạch cuộc đời”. Nói nghe thật to lớn nhưng thật ra ai cũng có ước mơ cho
tương lai hay một mục đích để vươn tới. Kế hoạch chính là công cụ để đạt tới ước
mơ đó. Thường người ta bắt đầu ước mơ từ lúc nào? Ngay từ nhỏ ta ước mơ theo
đuổi một công việc nào đó như muốn trở thành bác sĩ, kỹ sư, và ngày nay ta còn
muốn trở thành nhà khoa học hay nhà phi hành vũ trụ… Có người muốn trở thành
một chính trị gia, một nhà hoạt động xã hội phục vụ người nghèo… Người ta nghĩ
đến những nghề nghiệp cụ thể hay có những ước mơ bay bổng. Dù còn “mơ mơ
màng màng”, ước mơ là sức hút làm cho cá nhân vươn tới, là lực đẩy để ta tiến xa.

Không ít bạn trẻ có những ước mơ cao đẹp như cải tạo xã hội, phục vụ nhân loại,
sống lý tưởng… Ước mơ hay lý tưởng ấy nếu được gia đình và xã hội góp phần hun
đúc sẽ như chiếc la bàn để định hướng cá nhân trong cơn sóng gió của cuộc đời.
Chiếc thuyền có thể trôi giạt trên sóng biển nhưng chiếc la bàn sẽ luôn giúp ta
hướng về lý tưởng ban đầu. Để hướng tới ước mơ, cá nhân phải định cho mình một
mục đích cụ thể. Ví dụ: muốn giúp người, ta phải trở thành một bác sĩ, một nhà tham
vấn tâm lý, một chính trị gia…
Nhưng mục đích này phải được chia ra thành những mục tiêu nhỏ hơn nữa và được
thực hiện theo từng giai đoạn trong thời gian. Kế hoạch chính là tấm bản đồ vẽ ra
những đoạn đường đi cụ thể để đạt tới đích. Có người đi tới đích bằng xa lộ thẳng
tắp. Ví dụ như được cha mẹ có đủ điều kiện cho ta ăn học đến nơi đến chốn. Nhưng
đa số chúng ta phải chọn những con đường ngoằn ngoèo, ví dụ như phải vừa học
vừa làm, phải nghỉ vài năm giữa hai thời kỳ học để tích lũy tiền đóng học phí. Những
đoạn đường nhỏ này cũng phải được vẽ trên bản đồ để ta có thể dự trù, tính toán
hầu không bị động trong kế hoạch. Và các nhà khoa học nói có kế hoạch là đã đi
được 2/3 đoạn đường. Nếu không có sẵn bản đồ ta sẽ mất nhiều công sức và thời
gian để mò mẫm.

Nhưng không có cuộc đời nào mà không gặp những khúc quanh bất ngờ. Có bạn
trong cuộc họp hỏi có chăng một số phận cho mỗi người và khó mà làm theo kế
hoạch đề ra. Sau nhiều tranh cãi, các bạn cho rằng gì thì gì chính yếu tố chủ quan là
quyết định. Những con người gặp trên đường đời, những biến cố bất ngờ xảy ra là
những cơ hội dù xấu hay tốt. Chính ta biến đổi nó thành một cơ hội, một vận may
mới.

Trên đường đi tới, ta có thể gặp cơ hội tốt như xin được một học bổng du học, gặp
những người thầy giỏi giúp chúng ta tiến bộ. Nhưng ta cũng không tránh được các
biến cố rủi ro. Như anh Trần Bá Thiện trở nên mù lòa do một tai nạn đã trở thành
“hiệp sĩ tin học” vì đã khắc phục trở ngại tưởng như không thắng nổi để học vi tính
rồi tìm cách làm các phần mềm đặc biệt cho người mù. Các biến cố trong cuộc đời
có thể làm cho ta đi theo một khúc quanh, thay đổi đoạn đường, nhưng nếu xuất
phát từ ước mơ, ta sẽ về tới đích.

Làm kế hoạch cụ thể như thế nào? Trước tiên là chia con đường tới đích thành
những giai đoạn ngắn khả thi. Ví dụ tôi muốn trở thành một nhà ngoại giao để giúp
bạn bè năm châu hiểu về đất nước và con người VN. Ít lắm tôi phải có thạc sĩ trong
một ngành bang giao quốc tế, biết tối thiểu hai ngoại ngữ, có kiến thức về các nước
trên thế giới và giỏi giao tiếp. Nhưng tôi mới học lớp 11. Giai đoạn ngắn trước mắt là
tôi phải tốt nghiệp lớp 12. Giai đoạn kế tiếp là đậu vào đại học và bốn năm học cử
nhân. Rồi hai năm thạc sĩ. Và chưa chắc gì mọi sự sẽ diễn ra suôn sẻ. Gia đình tôi
chỉ trung bình về kinh tế, tôi sẽ đi làm việc vào các kỳ hè để lo một phần chi phí. Tôi
sẽ cố gắng tìm những công việc tạo cho tôi điều kiện thực hành tiếng Anh, giao tiếp
với người nước ngoài… Tôi phải dự trù hai khả năng, một là đậu vào một ngành
bang giao quốc tế, hai là rớt. Nếu rớt tôi sẽ đi làm và tập trung học ngoại ngữ hay
học một ngành khác, và tại sao? Ở từng giai đoạn tôi sẽ phải điều chỉnh kế hoạch
cho phù hợp với điều kiện và khả năng thực tế.

Kế hoạch của tôi phải khả thi. Tôi sẽ không với quá cao để rồi nếu không đạt được
sẽ thất vọng và chán nản bỏ cuộc. Tôi phải tự biết mình, năng khiếu và mặt mạnh
mặt yếu của mình. Tôi nên bàn bạc với cha mẹ, thầy cô, bạn bè. Như trong các lĩnh
vực hoạt động khác tôi phải trả lời cho mình các câu hỏi (4 W và l H) sau đây:

WHAT: Cái gì? Tôi định làm gì, trở thành ai, theo đuổi mục đích nào?

WHY: Vì sao? Vì sao tôi theo đuổi ngành này? Vì cha mẹ thúc ép, vì bạn bè rủ rê?
Vì nó đang là thời thượng? Hay vì tôi yêu thích, vì nó thật sự có ý nghĩa cho cuộc
đời tôi?

WHO: Ai? Ai có liên quan? Trước tiên là tôi? Liệu tôi có đủ năng lực và kiên nhẫn để
đeo đuổi mục đích cho đến cùng? Tôi có dễ chán nản và hay bỏ cuộc không? Sức
khỏe của tôi có tốt đủ để theo đuổi ngành học không?…

Những người có liên quan nghĩ sao? Ai là người hỗ trợ đắc lực trong những người
thân (cha mẹ, thầy cô, bạn bè…)?

Đâu là trở lực? Nếu bố không đồng ý, làm sao thuyết phục? Nhờ mẹ hay anh chị
lớn, hoặc cô chú nói giúp?

WHEN: Lúc nào? Vào thời điểm nào tôi sẽ khởi đầu và kết thúc giai đoạn nào của
kế hoạch?

HOW: Bằng cách nào? Tôi sẽ cố gắng tích lũy học phí như thế nào? Tìm học bổng
ra sao? Chọn trường nào để học ngoại ngữ tốt nhất? Trình bày ước muốn của mình
với cha mẹ ra sao để thành công?

Tôi không chỉ làm một kế hoạch lớn, tổng quát mà chia nó ra thành nhiều kế hoạch
nhỏ theo từng năm, từng sáu tháng, từng tháng và thậm chí từng tuần với công việc
và giờ giấc cụ thể.

Muốn thực hiện tốt kế hoạch lớn phải hoàn thành kế hoạch nhỏ. Muốn làm chủ cuộc
đời mình (như các bạn nói) phải làm chủ bản thân trong việc nhỏ. Sống kỷ luật, làm
ra làm, chơi ra chơi, giải phóng chúng ta. Chúng ta không bị stress, bị lương tâm
cắn rứt vì đã phí phạm thời gian…

Người viết rất biết ơn giai đoạn học và thực tập ở nước ngoài vì đã học được những
thói quen tốt và khám phá rằng người ta dạy trẻ xác lập mục đích cuộc đời, tập làm
chủ bản thân từ lúc còn nhỏ, không chờ tới tuổi sinh viên. Thiết nghĩ trẻ em VN cũng
cần học điều này trong phần giáo dục về kỹ năng sống mới theo kịp giới trẻ ở các
nước khác.

Giảng bài
10:10

Sinh viên đánh giá một bài giảng là hay khi bài giảng đó cuốn hút họ không chỉ qua ý
tưởng mà còn qua sắc thái, giọng nói, sự tận tâm và nhiệt tình của giảng viên.

Chú ý, sinh viên học nhiều hơn khi họ chủ động chứ không phải là bị động.

5 chìa khóa dẫn đến thành công

1. Đặt một câu hỏi, ở đầu hay giữa bài giảng. Để làm câu hỏi có vẻ lý thú hơn, bạn
có thể gắn nó vào trong một tư liệu minh họa/dẫn đề (vignette). Tìm một câu trích
dẫn, giai thoại, một bức ảnh hay một số tài liệu sinh động khác có khả năng kết tinh
được vấn đề bạn sẽ khám phá trong giờ đồng hồ tới. Một tư liệu dẫn đề có tác dụng
nhiều hơn là thu hút sự chú ý.

2. Trước hay sau khi đưa ra một tư liệu minh họa/dẫn đề, hãy nói rõ và viết lên bảng
ý nghĩa của câu hỏi ngày hôm đó. Ví dụ, giúp sinh viên hiểu câu hỏi liên quan đến
câu hỏi lớn hơn như thế nào. Truyền sự tò mò và lòng đam mê của chính bạn tới
sinh viên.

3. Tiến xa hơn việc "nhớ cái này". Ví dụ như họ so sánh hai trường phái tư tưởng về
một chủ đề, hay làm việc với các bằng chứng, phân tích, đánh giá nó, mở ra một
cách lý giải...

4. Đưa ra câu trả lời của chính bạn, và làm nó hoàn chỉnh bằng những bằng chứng
và kết luận.

5. Để lại cho sinh viên một câu hỏi.

Thuyết trình hiệu quả phải mang tính đối thoại dạy - học. Theo tất cả các công trình
nghiên cứu, sinh viên đại học xếp hạng cao nhất cho những giảng viên nhiệt tình và
biết tổ chức bài giảng.

LÒNG NHIỆT TÌNH

Tuyệt đối không đọc bài giảng. Dù những ý tưởng trên trang giấy có sống động như
thế nào đi chăng nữa, chúng vẫn sẽ mất sức sống nếu bạn đọc.

Hãy coi lớp học là một sân khấu và bạn có vai trò là một diễn viên. Trước khi vào
lớp, đừng chỉ đơn thuần xem lại những ghi chú bài giảng (kịch bản), hãy xác định
cảm xúc mà bạn gắn với ý tưởng của bạn. Khi bạn bắt đầu buổi học (mở màn), bạn
sẽ theo đó tạo ra một bầu không khí và thu hút sự chú ý của khán giả.

Trong giờ dạy, sử dụng không chỉ giọng nói mà cả điệu bộ nữa. Hãy giao tiếp bằng
mắt, sử dụng cử chỉ để nhấn mạnh ý tưởng của bạn. Di chuyển đến các cạnh của
sân khấu và đi dọc theo lối đi giữa những dãy ghế.

Ngược lại với một bài viết được gọt giũa cẩn thận, một bài giảng nên sử dụng một
cấu trúc tổng thể và đơn giản hơn và những câu đơn giản hơn.

Thường xuyên thay đổi cách diễn đạt và những khoảng lặng có chủ ý sẽ cho phép ý
tưởng thấm vào người nghe.

TỔ CHỨC BÀI GIẢNG

Sinh viên thường có thể tiếp thu không quá hai hay ba ý tưởng mới trong một buổi
học. Hơn nữa, mức chú ý của họ giảm xuống khi mới được một nửa buổi học. Vì thế
hãy chia bài giảng của bạn thành hai phần - hai ý tưởng chính, chủ đề chính, vấn đề
chính. Và có khoảng tạm lắng giữa hai phần đó..
Thời gian Nội dung Hoạt động Nguồn

0-5 phút Câu hỏi, tư liệu minh họa,


dẫn đề

6-25 Ý tưởng 1 Thuyết trình Hình chiếu

26-30 Suy nghiệm Tách nhóm; viết 60s

31-45 Ý tưởng 2 Thuyết trình, tranh luận và bầu chọn Băng hình, lá phiếu

46-50 Đúc kết, câu hỏi

Những cách làm sinh động bài giảng:

- Cung cấp hình ảnh trực quan.

- Nghe: để tránh sự đơn điệu của một giọng nói duy nhất, bạn có thể phát các trích
dẫn trong bài giảng cho những sinh viên tình nguyện đọc to lên. Hiệu quả thường là
rất sôi nổi và thú vị.

- Suy nghiệm: im lặng cũng là thầy. Giữa ý tưởng 1 và ý tưởng 2, có thể yêu cầu
sinh viên "tự thảo luận với chính mình bằng cách viết những gì bạn đã học. Sau một
phút viết vội vàng, họ sẽ tiêu hóa những gì họ hiểu và còn nhận ra những gì họ
chưa hiểu. Bây giờ họ sẽ hỏi những câu hỏi quan trọng. Cách khác, nếu không ai
phát biểu, bạn có thể hỏi ai xung phong nói rõ những ý chính trong nửa giờ học qua.

Để tận dụng khoảng lặng cho suy nghiệm này, đôi khi bạn có thể thêm vào hai bước
ngắn nhưng rất hiệu quả, kỹ thuật "suy nghĩ - kết cặp - chia sẻ".

1. Suy nghĩ - Đặt câu hỏi theo dạng ôn tập (ý chính nào chúng ta vừa học?) hay như
một lời chuyển tiếp cho ý tưởng 2. Dành cho họ 60s để viết câu trả lời.

2. Kết cặp - Bảo sinh viên trao đổi với người bên cạnh (2-5 phút) và so sánh câu trả
lời của họ.

3. Chia sẻ - Yêu cầu một cặp tường thuật lại câu trả lời của họ. Hỏi xem các cặp
khác có câu trả lời nào khác không. Thảo luận sơ lược rồi chuyển sang ý tưởng 2.

Tóm lại, sử dụng 5 chìa khóa dẫn đến thành công:

- Xác định hai chủ đề chính, cộng với một tư liệu minh họa, dẫn đề và một kết luận.

- Biết tổ chức và nhiệt tình.

- Thêm những hình ảnh, âm thanh, kịch nghệ.


- Nói và im lặng.

Nói chuyện trước đám đông


10:02

Tác giả: Trần Đình Hoành


Chào các bạn,

Nói chuyện trước đám đông (public speaking) là một kỹ năng rất tốt để có. Nó có thể
giúp ta rất nhiều trong những công việc liên hệ đến nhiều người, và trong một số
công việc thì đó là kỹ năng cần thiết. Tuy nhiên, nếu ta chưa từng nói trước đám
đông, thì cũng thực là khó, phải không các bạn? Hôm nay mình sẽ nói về kỹ năng
này một tí, đặc biệt là cho các bạn chưa quen việc này.
Nếu bạn phải nói chuyện trước một đám người là run lẩy bẩy, và quên hết ngôn
ngữ, nói không ra tiếng, thì cũng không sao. Đó chỉ là phản ứng tự nhiên thôi. Khi ta
sợ, adrenaline bơm vào máu rất mạnh và sinh ra đủ loại phản ứng tâm sinh ly’, cũng
như nhiều người thấy trộm vào nhà thì đơ lưỡi. Chỉ cần luyện tập một thời gian thì
quen thôi.

Trước hết, hãy ghi nhớ một vài qui luật căn bản này nhé:

1. Càng quen thì càng dễ nói. Nếu mình biết và hiểu đa số khán giả, thì dễ hơn là
nói với một nhóm khán giả lạ hoắc. Nếu mình quen thuộc với chỗ mình nói (hội
trường, phòng họp, v.v…) thì càng dễ nói.

2. Càng nắm vững vấn đề thì càng dễ nói. Nếu mình đã làm khoảng vài ngàn cái
bánh xèo rồi, thì nói về bánh xèo dễ hơn là mới làm chỉ 2 cái trong đời và phần còn
lại là chỉ đọc trên Internet. :-)

3. Môi trường càng thoải mái thì càng dễ nói. Nếu căn phòng nóng quá, lạnh quá,
ồn quá, hay ánh sáng của đèn quay phim cứ rọi thẳng vào mắt mình, thì làm cho
công việc mình khó khăn hơn nhiều.

4. “Nói trước công chúng” không phải là “đọc trước công chúng.”

Bây giờ bạn bắt đầu thực tập nhé.

Thực tập hiệu quả là phải có một nhóm bạn tập chung với mình, như vậy thì mới có
“đám đông” để thực tập. Cho nên nếu vài bạn thành lập một Public Speaking Club
cũng là việc nên khởi đầu.

• Các buổi đầu tiên nên rất dễ dàng, và chỉ nên nói về những gì có sẵn trong đầu
thôi. Ví dụ: Mọi người ngồi vòng tròn, rồi thay phiên nhau mỗi người nói về những
việc đã làm trong ngày chủ nhật vừa qua.

• Đến mức cao hơn, thì đứng cao hơn khán giả, và xa khán giả, nhưng sau một cái
bục, hay cái bàn nhỏ, để mình không bị thừa thải tay chân. Nói về vấn đề nào đó đòi
hỏi một tí chuẩn bị và sắp xếp, như dạy mọi người làm bánh xèo, hay trình bày trận
Điện Biên Phủ.

Lúc này bạn sẽ cần một vài “ghi chú” để nhớ mọi chi tiết phải nói. Các ghi chú này
chỉ nên viết rất sơ sài, như một dàn bài nhỏ. Lúc nói mang theo cây bút và dàn bài,
nói xong mục nào dùng cây bút đánh dấu mục đó.

• Một cách thực tập khác cũng dễ và hay là nói về những tấm hình bạn chụp. Nếu có
máy projector rọi hình lên tường, bạn cầm cây thước chỉ và giải thích về các tấm
hình cho mọi người.

• Tập “phát âm với hùng lực”: Viết một câu ngắn, đứng xa khán giả khoảng mười
mấy hai chục thước, và đọc câu đó rất to để mọi người đều có thể nghe rõ được.
Cứ tập như vậy thì cũng phải tốn một mớ thời gian rồi. Còn nhiều kỹ thuật và nghệ
thuật khác, chúng ta sẽ nói từ từ. Các bạn có thắc mắc thì cứ hỏi nhé.

Chúc các bạn một ngày vui.


Hãy trân quý các mối quan hệ của mình
11:06

Việt dịch: Huỳnh Huệ

Một người đàn ông dừng lại ở một cửa hàng hoa để đặt một ít hoa gửi đến người
mẹ sống cách đó 200 dặm.

Khi ra khỏi ô tô ông chú ý đến một cô bé ngồi khóc nức nở trên vỉa hè. Ông hỏi cô
bé có chuyện gì, cô bé trả lời : “ Cháu muốn mua một bông hồng nhung cho mẹ
cháu. Nhưng cháu chỉ có 75 xu, mà một bông hồng đến 2 đô la.

Người đàn ông mỉm cười nói, “Vào đây với chú. Chú sẽ mua cho cháu một bông
hồng.” Ông ta mua bông hồng cho cô bé và đặt hoa cho mẹ mình.

Khi họ đi ra khỏi hàng hoa, ông ngỏ ý đưa cô bé về nhà. Cô bé đáp: Vâng ạ, Chú
làm ơn chở cháu đến chỗ mẹ. Cô bé chỉ đường đến một nghĩa trang, ở đó cô đặt
đóa hồng của mình lên trên một ngôi mộ mới.

Người đàn ông quay lại cửa hàng hoa, hủy yêu cầu gửi hoa đi, chọn một bó hoa rồi
lái xe 200 dặm đến nhà mẹ.
Chúng ta không nhận ra rằng gia đình và bạn hữu là những quà tặng vô giá mà
Thượng đế ban tặng cho ta. Ta thường bỏ mất cơ hội với những gì cuộc đời cho ta.

Nhưng cuộc sống phù du. Mọi người đều phải ra đi một ngày nào đó. Vì thế hãy
thực sự sống một cuộc sống tràn đầy yêu thương và tri ân.

Hãy thể hiện yêu thương với gia đình và bạn hữu. Dùng ái ngữ nói với họ. Cố gắng
dành thời gian thường xuyên với họ. Hãy biết ơn họ và quý thời gian có được với họ.
Nếu bạn muốn làm một điều gì cho họ- hãy làm ngay bây giờ- biết đâu không có
một ngày mai cho việc ấy.

Hãy học cách trân quý những mối quan hệ của bạn. Những quan hệ ấy đem lại ý
nghĩa cho cuộc đời.
Đói tình cảm đáng sợ hơn đói cơm
09:03

Tác giả: Th.S Nguyễn Thị Oanh


Nguồn: Tuổi Trẻ
Tôi lớn lên ở tỉnh, trong một gia đình đông con và hạnh phúc. Học cấp II và cấp III ở
Sài Gòn, các kỳ nghỉ hè ở quê của chị em tôi được mẹ chăm sóc đặc biệt. Không
biết mẹ tôi đã làm cách nào mà suốt một tháng các bữa ăn sáng của chúng tôi
không bao giờ “đụng hàng”!

Bấy nhiêu cho thấy chúng tôi được thương yêu biết chừng nào. Nhưng có những lúc
tôi ước thầm thay vì ngon miệng và no bụng, mình được nói lên biết bao điều ước
mơ hay ấm ức trong lòng. Ở tuổi teen thời ấy có lúc tôi cũng muốn “đi bụi” hay “chết
quách cho rồi” (nhưng hồi đó chỉ nghĩ vậy thôi chứ không dám liều như một số bạn
trẻ bây giờ).

Khi học cấp III ở trường Tây, tôi may mắn gặp được những cô giáo rất quan tâm hỏi
han, tư vấn cho chuyện học hành hay những khó khăn riêng tư. Học đại học ở Mỹ
tôi càng ngạc nhiên trong sung sướng khi thấy sinh viên chúng tôi được chăm sóc
rất kỹ về mặt tình cảm, tâm lý. Từ đó tôi hiểu ra đó là một việc làm không thể thiếu
để giúp hình thành những nhân cách sung mãn lành mạnh. Tuổi mới lớn có những
khó khăn, nhu cầu đặc biệt mà nổi bật nhất là sự cô đơn và cảm giác không ai hiểu
mình.

Tôi không trách cha mẹ mình vì cách đây hơn nửa thế kỷ không thể mong chờ
những hiểu biết hiện đại về tâm lý học. Suy dinh dưỡng về mặt cơ thể dẫn tới những
bệnh tật khác và để lại những di chứng lâu dài, như còi xương chẳng hạn. Sự thật là
không cha mẹ nào có điều kiện mà bỏ đói con mình. Nhưng người ta rất dễ bỏ đói
về tình cảm vì nhu cầu này khó phát hiện.

Những cái vỗ để lớn lên

Tâm lý học cho biết trẻ sinh ra cần những cái vỗ (stroke) để lớn lên lành mạnh. Đó là
những cử chỉ vuốt ve, bồng ẵm có khả năng tạo những phản ứng hóa học trong cơ
thể chúng. Nhờ đó chúng cảm thấy thoải mái, dễ chịu, ăn ngon, ngủ tốt. Cũng vì lý
do này mà trẻ ở cô nhi viện không phát triển bình thường vì chúng thiếu sự vỗ về,
vuốt ve của người lớn. Những “cái vỗ” dần dần biến thành sự quan tâm trìu mến, sự
ước đoán các nhu cầu về tinh thần để đáp ứng kịp thời. Đứa cháu tôi một hôm bỗng
dưng ít nói hẳn. Mẹ cháu xem tập thấy con trai có điểm thấp. Hiểu ra lý do, mẹ cháu
bắt chuyện hỏi thăm những gì xảy ra với bạn bè trong lớp, rồi từ từ an ủi cháu.

Trẻ thiếu tình thương thường biểu hiện bằng nhiều cách như không nói chuyện, phá
phách, đi tìm chỗ dựa nơi khác, đàn đúm với bạn bè… Sự cô đơn cũng có thể dẫn
tới xu hướng tự hủy hoại trong rượu chè, ma túy… Người thiếu tình thương khi yêu
có thể trở thành độc đoán, đòi hỏi quá mức, dễ ghen tuông…Trẻ phá phách ngoài
đường có khi chỉ muốn thu hút sự quan tâm thôi.

Trong những lá thư gửi cho các chuyên viên tư vấn tâm lý, nhiều bạn mới lớn hay
nói “cha mẹ thương mà không hiểu chúng cháu thì cũng như không”. Mà hiểu người
khác cũng khó, nhất là những lứa tuổi khác. Do đó thời nay ở các nước phụ huynh
phải đi học các lớp dạy làm cha mẹ để hiểu con mình. Những “cái vỗ” nho nhỏ như
“hôm nay cô giáo nói gì?”, “con hết đau bụng chưa?”, “sao con không rủ bạn về nhà
mình chơi?”… rất cần thiết và có thể như là sự bảo đảm với con em rằng cha mẹ
luôn quan tâm đến chúng.

Mong sao ngày càng ít trẻ than phiền cha mẹ mình là người thành đạt, chỉ lo…
“phấn đấu” nên không có thời giờ nói chuyện với con. Có thể người lớn chúng ta
nên làm thử một bài toán để so sánh giữa tiền bạc, quyền cao chức trọng với hạnh
phúc thật của gia đình. Đánh mất cái nào là nghiêm trọng hơn?

You might also like