You are on page 1of 231

TRẬN

ĐIỆN BIÊN PHỦ CỦA JULES ROY



TRẦN BẠCH ĐẰNG

Khá nhiều sách viết về trận đánh lừng danh này, không kể của người Việt
Nam. Người ta có thể đọc các tác giả Pháp - nhiều nhất - Anh, Mỹ, Nga,
Đức… ở đây, chúng ta không đi vào chỗ đứng để nhìn Điện Biên Phủ của từng
tác giả mà chỉ nói đến sự thu hút của một trận đánh, cả về phương diện chính
trị lẫn sử học. Trong một quyển sách cốt biện minh cho mình, tướng Navarre
cũng không thể bỏ qua Điện Biên Phủ mà chính ông, với tư cách Tổng tư lệnh
Pháp ở Đông Dương, đã liên quan, ít nhất cũng đã chấp nhận kế hoạch của
thuộc hạ Cogny và de Castries khi chọn miền biên ải xa xôi - nhưng nhiều lợi
thế đối với Pháp - làm hàng rào ngăn chặn “Việt Minh” tràn sang Lào, hơn
nữa, làm nơi quyết chiến với chủ lực “Việt Minh”.

Song, sách của Jules Roy (Chú thích: JULES ROY là tác giả nhiều cuốn
sách: Cuộc chiến Algérie; Những cuộc thập tự chinh đẹp đẽ; Thung lũng hạnh
phúc; Quanh một thảm kịch.) mang sắc thái khác. Đúng hơn, đây là một tập
“chuyện mỗi ngày” với ghi chép khá phong phú, tất nhiên của phía Pháp và
đồng minh của Pháp. Phần tư liệu của sách đủ để người đọc muốn đi sâu có
thể tra cứu. Jules Roy dùng một bút pháp phản ánh sinh động dù ông trung
thành với sự kiện mà ông thu thập được. Một quyển sách hấp dẫn, có thể nói
như vậy.

Phần cầu siêu cho trận Điện Biên Phủ (Requiem pour la bataille de Diên
Biên Phu), Jules Roy bộc lộ tâm tư của mình, ông nhắc: Người Anh có thói
quen muốn tìm hiểu lý do các thất bại của họ và “tại sao dân Pháp không đủ
quả cảm để nhìn tận mặt một trong những bất ngờ chiến lược lớn nhất của lịch
sử họ”? Chắc chắn không phải dân Pháp. Và ngay giới cầm quyền Pháp cũng
đã làm một việc không dễ: Mấy chục năm sau, Tổng thống Mitterand đã đến
tận Điện Biên Phủ và đã nhận sự sai lầm của chính phủ Pháp trước kia.

Đối với dân tộc Việt Nam, chiến tranh là điều bất đắc dĩ, xa xưa cũng như
hiện đại. Chỉ khi nào sự sinh tồn của dân tộc, chủ quyền quốc gia bị đe dọa,
người Việt Nam mới cầm vũ khí. Từ “Một nền hòa bình bị bỏ lở” (Une paix
manquée) của J.Sainteny đến “Trận đánh Điện Biên Phủ” của J.Roy, chính
người Pháp nói lên điều đó. Phải đâu nỗi mất mát là riêng của Pháp? Và, sau
này, là riêng của Mỹ? Người Việt Nam chịu mất mát nhiều hơn trăm, ngàn,
vạn lần.

Cái đền bù chính là nền độc lập, tự do của Việt Nam hôm nay. Người Việt
Nam tự hào về Điện Biên Phủ, song không vỗ ngực như là những kẻ không hề
biết đau khổ, xót xa. Luân lý cổ truyền của Việt Nam cấm người Việt Nam
khoái trá trên cái chết của người khác, dù kẻ thù của mình vào một lúc nào
đó…

Việt Nam và Pháp, từ vài chục năm nay, sống trong một quan hệ tốt và
đang tốt hơn.

J.Roy mở đầu quyển sách của mình ngày 19-5-1953, ngày tướng bốn sao
Henri Navarre đến Sài Gòn và kết thúc đêm 6 rạng ngày 7 tháng 5 năm 1954,
còn thiếu 13 ngày mới tròn 1 năm. Trong khi thế giới mà chúng ta sống, hợp
tác, chia xẻ… dài vô kể. Một thoáng lịch sử.

Một chuyện cũng thú vị dẫn đến sự ra đời của sách bằng tiếng Việt: Một
kiều bào ta ở Nhật - ông Nguyễn Văn Sáu quê Long An, trước là nhân viên sứ
quán Sài Gòn, sau 1975 là thợ trong một hãng robot - đọc quyển sách này mà
ông mua ở Nhật, thích quá, đề nghị với tôi cho dịch ra tiếng Việt “để tỏ lòng
kính trọng đại tướng Võ Nguyên Giáp”, như ông nói. Công việc dịch và chú
thích được chị Bùi Trân Phượng, Phó tiến sĩ sử học, Phó chủ nhiệm khoa Sử
Trưởng Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, một nhà nghiên cứu sử học,
đảm nhận với tất cả tri thức, tài năng và tấm lòng. Và bây giờ, Nhà xuất bản
thành phố Hồ Chí Minh in.

Tôi muốn dùng giòng cuối cùng này giới thiệu những người và cơ quan
đưa “Trận Điện Biên Phủ” - với cách lĩnh hội trận đánh của một nhà nghiên
cứu Pháp - đến bạn đọc.


BÌNH LUẬN VÀ TƯ LIỆU



BIÊN NIÊN SỰ KIỆN


Tháng Giêng 1953


Thứ Năm mùng 8 tháng 1


Thành lập nội các René Mayer. ông Letourneau (Quan hệ với các Quốc gia
liên kết) và ông Maurice Schuman (Ngoại giao) vẫn giữ chức vụ của họ trong
nội các này.

Tháng Hai 1953


Bộ tư lệnh các lực lượng lục quân, hải quân và không quân ở Đông Dương
Trung tướng Tư lệnh

Sài Gòn.

ngày 28 tháng 2 năm 1953.

Thưa Bộ trưởng,

Qua thư của ông ngày 12 tháng 2 năm 1953, ông đã vui lòng cho tôi biết
những suy nghĩ của ông sau các cuộc trò chuyện ở Paris.

Ý kiến mà ông đã nghe người ta phát biểu không làm tôi ngạc nhiên. Chắc
chắn là dư luận Pháp, do không được thông tin đầy đủ về điều kiện tiến hành
chiến tranh ở xứ này, có phần thất vọng vì không thấy rõ kết cuộc của một
cuộc chiến đấu mà họ phải trả giá nặng nề.

Tôi hoàn toàn sẵn sàng cùng ông tìm một giải pháp có thể gây hy vọng
giảm nhẹ gánh nặng của nước Pháp. Tuy nhiên, trước đó, tôi thấy có bổn phận
cho ông biết cảm nghĩ của tôi về những đòi hỏi bức thiết của cuộc chiến tranh
mà ta đang tiến hành và do đó, về đường lối mà tổng tư lệnh phải theo. Đó là
mục tiêu bản ghi nhớ mà tôi gửi kèm theo thư này.

Ngoài ra, tôi xin gửi ông những đề nghị của tôi về việc mở rộng trách
nhiệm của người Việt Nam và chương trình hành động theo tôi là phù hợp với
thực tại và khả năng của chúng ta.

Kính xin ông Bộ trưởng nhận nơi đây lòng thành kính và tinh thần phục vụ
tận tụy của tôi.

Ký tên: Salan, Phụ trách quan hệ với các Quốc gia liên kết, Paris
Nơi gửi: Ông Bộ trưởng,

TRÍCH BÀI GHI NHỚ


GỞI
ÔNG BỘ TRƯỞNG, PHỤ TRÁCH QUAN HỆ VỚI CÁC QUỐC GIA LIÊN
KẾT

(…) và tuy nhiên, mọi thông tin thu thập được đều cho phép ta thấy trong
năm 1952, nếu lực lượng địch không tăng lên, ít nhất các đơn vị lớn cũng
được tăng cường rõ rệt, đặc biệt các đơn vị ở miền Bắc Việt Nam.

Lần đầu tiên ta thấy, trong cách địch tiến hành chiến tranh, xuất hiện một
định hướng chính trị và chiến lược nhằm vào mục tiêu xa là Lào, thông qua
mục tiêu trước mắt là xứ Thái. (…)

Cũng có tiến bộ trong lĩnh vực tổ chức và trang bị, và ta đã thấy một đơn
vị pháo binh đã thành lập từ Trung Quốc về và ta cũng thấy tình hình những
đơn vị phòng không. Tóm lại, chúng ta không thể né tránh sự tăng cường khả
năng vận động và hỏa lực.



Chỉ có thể tính chuyện tăng cường khối cơ động bằng cách giảm bớt trách
nhiệm báo vệ lãnh thổ mà hiện nay lực lượng của Liên hiệp Pháp còn phải
đảm trách, nếu không, sẽ là sự lạm phát về quân số của lực lượng viễn chinh.
Ở đây, đặt ra vấn đề tăng cường quân đội Việt Nam



Như vậy, chỉ còn có giải pháp con đê chắn sóng Nà Sản và đội quân đồn
trú ở Lai Châu - có thể cả Điện Biên Phủ nữa (Chú thích: Đây không phải lần
đầu tiên Điện Biên Phủ xuất hiện trong một tư liệu loại này. Cũng như một vài
người tiền nhiệm, tướng Salan mơ ước nắm được những khoảng không bao la
của Đông Dương mà ông không thể chiếm đóng hết bằng cách rải những cứ
điểm có khả năng toả tác dụng ra ở mức nào đó. những cứ điểm rải ra trên các
trục đường xâm nhập của các đại đoàn Việt Minh và biến thành trở lực ngăn
cản các đại đoàn này vận động. Đó là chiến lược con nhím mà người ta thảo
luận hết hơi trong các ban tham mưu. Việc chiếm đóng Điện Biên Phủ nằm
trong một kế hoạch được xác lập từ lâu. Ngay từ tháng 9 năm 1952, một thông
tri do đại tá Groy-sillier, chỉ huy trưởng hành quân đường không, soạn thảo và
tướng Chassin, tư lệnh không quân ký, đã lưu ý tướng tư lệnh về những nguy
hiểm mà cuộc hành quân chiếm Điện Biên Phủ đang được dự kiến và báo
động là, vì điều kiện thời tiết của vùng này, không quân không đảm nhận nổi
việc thả dù và yểm trợ chiến thuật, hậu cần trong mùa đông. Năm 1953, tướng
Lauzin, người kế nhiệm tướng Chassin, nhớ lại lời cảnh cáo ấy và nói rõ nếu
tiếp tục tính chuyện chiếm đóng Điện Biên Phủ, đội quân đồn trú ở đây phải
được rút hết trước 1 thang 2. Vào lúc đó trong năm, gió có chứa Iatêrit thổi từ
Vân Nam ngăn cản hết tầm nhìn.) sẽ cho phép với sự phối hợp các lực lượng ở
châu thổ, tổ chức những đợt hoạt động có khả năng ngăn chặn sự xâm nhập
của địch.



Thật vậy vấn đề bình định vượt khỏi bình diện quân sự để mở rộng ra các
bình diện chính trị, xã hội và đạo lý.

Đó không phải chỉ là vấn đề của Pháp mà là một vấn đề của Việt Nam, nó
đòi hỏi người Việt Nam phải thực sự coi Việt Minh là kẻ thù cần đánh bại
bằng mọi giá.



Vì những lý do đã trình bày, tôi tin rằng Bắc Kỳ vẫn là cái gút của vấn đề,
rằng ta cần giữ vững, nếu không phải là tăng cường nỗ lực quân sự ở đó. Vả
chăng, kế hoạch hành động mà tôi gửi cho Bộ trưởng đáp ứng chính đòi hỏi
ấy.
THÁNG BA 1953


Từ 8 đến 19 tháng 3


Ông Letourneau đi công du ở ục. ông đạt được “một sự đóng góp quan
trọng dưới hình thức trang bi quân sư và tiếp tế lương thực”.

Từ 19 đến 23 tháng 3


Tướng Clark ghé qua Đông Dương. Ông tuyên bố: “ở Đông Dương, cũng
như ở Triều Tiên, đó chỉ là cùng một cuộc chiến đấu duy nhất” (Ngụ ý: cũng là
cuộc chiến đấu chống cộng sản - ND).

Từ 28 đến 29 tháng 3


Các ông Mayer, Bidault, Latoumeau và Bourges - Maunoury đi công tác ở
Washington. Tuyên bố chung kết thúc các cuộc hội đàm Pháp - Mỹ có đoạn:

“3/… đã tiếp tục nghiên cứu các kế hoạch do Bộ Tư lệnh Đông Dương
chuẩn bị liên quan đến các hoạt động quân sự. Các kế hoạch này… được
nghiên cứu kỹ nhằm xác định các phương tiện và biện pháp yểm trợ về vật
chất và tài chính mà Hoa Kỳ có thể đóng góp để thực hiện các kế hoạch trên”.

THÁNG TƯ 1953


Thứ sáu ngày 24 tháng 4


Lần đầu tiên, Việt Minh tấn công Lào từ ngày 24 đến ngày 27 tháng 4. Đô
đốc Radford, tư lệnh hạm đội Mỹ ở Thái Bình Dương ghé qua Đông Dương.

Chủ nhật ngày 26 tháng 4


Giác thư của Mỹ. Trong đó nói rõ Hoa Kỳ “sẵn sàng góp phần ủng hộ nỗ
lực thêm của Pháp ở Đông Dương. Sự đóng góp này sẽ được thỏa thuận chung
và bao gồm đặc biệt là các lực lượng bổ sung của các Quốc gia liên kết đã
được huấn luyện. Sự đóng góp có giá trị hạn chế bằng đô la và sẽ phụ thuộc
vào một thỏa ước cụ thể, trước khi được xem như hợp đồng vĩnh viễn”.

Tướng Hinh, tổng tham mưu trưởng quân đội Việt Nam được tướng Clark
mời sang Triều Tiên.

THÁNG NĂM 1953


Thứ sáu ngày 1 tháng 5


Ông Letourneau họp báo về tình hình quân sự ở Đông Dương.

Thứ bảy ngày 2 tháng 5


Tướng Léchères đến Sài Gòn để nghiên cứu việc sử dụng lực lượng không
quân.

Chủ nhật ngày 3 tháng 5


Pháp trao cho Hoa Kỳ một bản ghi nhớ về việc không nên nêu vấn đề Lào
ở Liên Hiệp Quốc.

Thứ tư ngày 8 tháng 5


Việt Minh rút lên Bắc Lào.

Thứ năm ngày 7 tháng 5


Ông Rene Mayer yêu cầu tướng Navarre nhận chức Tổng tư lệnh Đông
Dương.

Phái đoàn điều tra của Quốc hội trao báo cáo mật cho Tổng thống nước
Cộng hòa (Pháp).

Bài của ông Daladier trong báo Information chống việc gửi lính quân dịch
sang Đông Dương.

Thứ sáu ngày 8 tháng 5


Hội đồng Bộ trưởng chính thức cử tướng Navarre.

Thứ bảy ngày 9 tháng 5


Chính phủ Việt Nam được thông báo về việc đồng bạc đồng Dương) bị hạ
giá.

Thứ hai ngày 11 tháng 5


Ông Sam Sary, Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia tuyên bố tại Paris rằng
việc hạ giá đồng bạc đồng Dương) mà không tham khảo ý kiến chính phủ
Khơme là vi phạm trắng trợn các thỏa ước năm 1949, sự vi phạm này càng
đáng tiếc khi Thủ tướng (Campuchia) đang có mặt tại Paris.

Chính phủ Việt Nam họp và phản đối việc hạ giá (đồng bạc), quyết định
đơn phương của chính phủ Pháp và quyết định này chỉ được báo cho Quốc
trưởng Việt Nam vào 22 giờ ngày 9 tháng 5.

Thứ ba ngày 12 tháng 5


Thông báo không chính thức của Thông tấn xã Việt Nam: “Chỉ có chính
phủ Bảo Đại có thẩm quyền thương thuyết”.

Quốc hội họp lại tại Paris. Ông Rene Mayer tuyên bố về chính sách chung
của chính phủ.

Ở Hoa Kỳ, bộ tư lệnh có thay đổi: Đô đốc Radrord được cử làm tham mưa
trưởng (lực lượng) hỗn hợp, tướng Ridway, tổng tham mưu trưởng, tướng
Gruenther, tư lệnh các lực lượng O.T.A.N., đô đốc Varney, tham mưu trưởng
hải quân.

Thứ hai ngày 18 tháng 5


Ta chiếm lại Xiêng Khoảng ở Lào, nhưng bỏ Mường Khoa. Tướng Navane
rời Paris đi Sài Gòn.

Thứ ba ngày 19 tháng 5


Tướng Navarre đến Sài Gòn.

Ở Paris, ông Montel nộp đơn từ chức tổng trưởng không quân để phản đối
việc cấp ngân sách không đầy đủ cho không quân.

Thứ năm ngày 21 tháng 5


Ở Paris, chính phủ Rene Mayer đổ với 328 phiếu thuận và 244 phiếu
chống (46 phiếu trắng). Cuộc khủng hoảng nội các sẽ kéo dài 36 ngày.

Paris, Luân Đôn và Washington đồng thời loan báo việc triệu tập hội nghị
ở Bermudes.

Thứ sáu ngày 22 tháng 5


Súng phòng không Việt Minh ở Mộc Châu bắn trúng chiếc máy bay chở
tướng Navarre đi Nà Sản.

Thứ hai ngày 25 tháng 5


Letourneau gặp Bảo Đại. Họ bàn về những đòi hỏi mới của Việt Nam.

NGHIÊN CỨU CỦA PHÒNG NHÌ CỦA TỔNG TƯ LỆNH ĐÔNG DƯƠNG VỀ
TÌNH HÌNH ĐỊCH HIỆN NAY VÀ NHỮNG KẾT LUẬN CẦN RÚT RA TRONG
VIỆC TIẾN HÀNH CHIẾN TRANH
DO TƯỚNG SALAN GỬI BỘ TRƯỞNG PHỤ TRÁCH QUAN HỆ VỚI CÁC
QUỐC GIA LIÊN KẾT


Sài Gòn ngày 25 tháng 5 năm 1953

Bảo vệ Lào

…Chỉ cần phép tính đơn giản cũng thấy lực lượng cơ động chiến lược của
Việt Minh, trong hiện tình về phương tiện vận chuyển của địch, không thể tiến
xa căn cứ của họ hơn 150km hay 180km trong một xứ sở quá nghèo để có thể
sống bằng lương thực tại chỗ (Chú thích: Một dân công mang được tối đa 22
kg và mỗi ngày đi được 20 km và ăn hết 1 kg lương thực. Bởi vì anh ta còn
phải quay về, có thể tính anh ta cần 2kg lương thực/20 km. Để đi 180 km, anh
ta cần 18kg lương thực, như vậy anh la chỉ chuyển được 4kg lương thực có
ích. (Ghi chú trong ban nghiên cứu), như ở vùng cao.

…Trong trường hợp tổng tư lệnh cần giữ vững các vị trí hiện đang chiếm
đóng, có lẽ cần bổ sung hệ thống hiện nay bằng cách lập thêm một cụm cứ
điểm ở Điện Biên Phủ. Từ những ngày đầu tháng 1 năm 1953, tôi đã ra lệnh
chiếm lại vùng này vì lúc đó tôi đã thấy nhất thiết phải chiếm đóng nó mới bảo
đảm cho Luông Prabăng. Sự việc xảy ra vào tháng 4, 5 vừa qua càng cho thấy
tính cấp bách của cuộc hành quân này; chỉ vì thiếu phương tiện không vận mà
ta chưa thực hiện được trước cuộc tấn công gần đây của Việt Minh.

Ngoài ra, có một trung tâm đề kháng ở Điện Biên Phủ còn cho phép, trong
trường hợp cần rút ra khỏi xứ Thái thực hiện cuộc hành quân đó (rút khỏi xứ
Thái) bằng đường bộ trong điều kiện tốt. Thật vậy, tôi cho là không thể rút đội
quân đồn trú ở Nà Sản bằng máy bay hay bằng con đường đi qua Hòa Bình mà
không phải chấp nhận hy sinh lớn lao về nhân mạng, theo tôi là hoàn toàn
không cân xứng với mục tiêu ta đang nhằm đến…

Thứ tư ngày 27 tháng 5


Ông Paul Reynaud tuyên bố về việc lập chính phủ. Ngày hôm sau, Quốc
hội sẽ từ chối không trao quyền lập chính phủ cho ông (295 phiếu chống, 276
phiếu thuận và 109 phiếu trắng).

Thứ năm ngày 28 tháng 5


Tướng Navarre nhận quyền Tổng tư lệnh ở Sài Gòn.

TÌNH HÌNH VÀO THÁNG 5 KHI TƯỚNG NAVARRE ĐẾN.


Thật vậy, để khỏi giữ lại ở Đông Dương quân số và trang bị không sử dụng
đến, Bộ tư lệnh buộc phải chấp nhận giống như là sự đánh cá. Bộ tư lệnh thừa
nhận là chúng ta sẽ không bao giờ phải đối phó với không quân. chiến xa,
súng phòng không, pháo hiện đại và được tiếp tế đạn dược đầy đủ.

(Henri NAVARRE, Đông Dương hấp hối)

Tháng 5 năm 1953


Người ta tìm lối thoát danh dự một cách rụt rè từ thời gian gần dây. Tháng
2 năm 1953, giáo sư Bửu Hội (nguyên tác ghi Bưu Loi) và ông Radphael
Leygues đã được ông Pinay cử đến Rangoon để gặp ông Hồ Chí Minh và tìm
hiểu ý định của ông. Ông Hồ Chí Minh cho người trả lời rằng ông đồng ý tiếp
xúc với điều kiện ý muốn thương thuyết của chính phủ Pháp có tính lâu dài và
được giao phó cho những người có trách nhiệm. Mọi dự kiến hội đàm chấm
dứt ở đó.

Bản thông tin hàng tháng của Paris, ra ngày 29 tháng 5, tóm tắt tình hình.
Đối với cuộc chiến tranh mà ta không thể thắng, nhưng ta cũng không muốn
thua, hình như ta chỉ có lập trường tiêu cực. Không gửi lính quân dịch, không
quốc tế hóa, không thương thuyết với ông Hồ Chí Minh.

Tại Quốc hội, một người phát ngôn của phái hữu, ông Michel Debré nói
với giọng lạnh lùng, cay đắng và long trọng cố hữu của ông: “Nhân dân Pháp
có cảm tưởng cuộc chiến tranh vuột khỏi sự theo dõi của mình, có cảm tưởng
mình không làm chủ vận mệnh (…), có cảm tưởng là nước Pháp không biết
mình muốn gì và đang đấu tranh không có mục tiêu cao cả, không có mục tiêu
rõ ràng. Không phải bản thân cuộc đánh nhau và chấp nhận hy sinh là điều đau
đớn, mà đau đớn là ở chỗ đánh nhau hình như không có mục đích…”

Phái đoàn điều tra của Quốc hội từ Đông Dương về trao báo cáo cho Tổng
thống. Bí mật quốc gia không được bảo vệ tốt. Một phần văn bản đầu tiên
được đăng trên báo Express. Nó tiết lộ tình hình đã xấu đi nhiều từ sau cái chết
của thống chế De Lattre, rằng ở Đông Dương người ta phải chịu đựng quyền
chuyên chế của các văn phòng, rằng báo chí không có quyền chỉ trích.

Trong báo cáo cũng có nhận định cay đắng này: “Một quân đội đi chiếm
đóng, với nhiều đồn nhỏ, với những ngăn cấm của cảnh sát, với cám dỗ thủ lợi
dễ dàng, là một quân đội tự làm mất tinh thần mình và không phục vụ tốt cho
chúng ta. Tốt hơn nên để các chính phủ các Quốc gia liên kết lãnh trách nhiệm
về một quân đội như vậy”.

THÁNG SÁU NĂM 1953


Thứ tư ngày 3 tháng 6


Ông Mendès Frances tuyên bố lập chính phủ. Ngày hôm sau, Quốc hội từ
chối không giao quyền đó cho ông.

Thứ bảy ngày 6 tháng 6


Diễn văn của ông Tâm. Những đòi hỏi mới của Việt Nam.

Ở Paris, bữa ăn trưa có thảo luận, do “Dư luận trong 24 giờ” (l’opinion en
24 heures) tổ chức, đã gây ra nhiều sự cố.

Chủ nhật ngày 7 tháng 6


Ở Việt Nam xác lập chế độ quân dịch bắt buộc.

Thứ ba ngày 9 tháng 6


Ông Tâm họp báo ở Sài Gòn.

Thứ tư ngày 10 tháng 6


Navarre và Cogny gặp nhau ở Hà Nội.

Quốc hội không công nhận cho ông Bidault quyền lập chính phủ. Thiếu 1
phiếu.

Chủ nhật ngày 14 tháng 6


Quốc vương Campuchia trốn sang Thái Lan.

Thứ hai ngày 15 tháng 6

Tướng Lauzin nhậm chức, thay tướng Chassin làm tư lệnh không quân của
lực lượng viễn chinh.

Thứ ba ngày 16 tháng 6


Tướng Navarre tập hợp các tư lệnh vùng chiến thuật tại Sài Gòn, từ 15 giờ
30 phút đến 20 giờ.

Thứ năm ngày 18 tháng 8


Quốc hội từ chối không giao quyền lập chính phủ cho ông André Marie.

Thứ bảy ngày 20 tháng 6


Quốc vương Campuchia trở về Xiêm Riệt. Tướng O’Daniel đến Sài Gòn.

Thứ hai ngày 22 tháng 6.


Trong Caravelle, lá thư đầu tiên cửa tướng Navarre gửi “tất cả (quân đội)”:

Từ khi tôi đến Đông Dương, tôi đã đi khắp các khu, các vùng, tôi đã nghe
các vị chỉ huy và nhiều người trong binh sĩ trình bày những khó khăn và đề
nghị của mình, tôi đã thấy các đồn bốt ở đồng bằng châu thổ và rừng núi, các
đồn tua, các cứ điểm và cụm cứ điểm. Bây giờ tôi đã có ý kiến riêng về tình
hình và có giải pháp chắc chắn.

Ngày mai, các anh sẽ nhận được lệnh của tôi…

Từ năm 1946 (…) chúng ta đã mất đất và đối phương đã thêm cứng.

Trong chiến tranh, đánh giá thấp đối phương là một khuyết điểm nặng (…)
nhưng đánh giá họ quá cao cũng sẽ là lố bịch (…)

Tổng kết tình hình thuận lợi cho ta, một cách lôgic, chiến thắng là chắc
chắn. Chỉ có thể thắng bằng cách tấn công…

Thứ sáu ngày 28 tháng 6


Quốc hội bỏ phiếu trao quyền lập chính phủ cho ông Laniel. Pierre Villon
(cộng sản) hỏi ông ta: “Cũng giống như những vị chủ tịch (hội đồng bộ
trưởng) đã được giới thiệu trong cơn khủng hoảng này, ông không trả lời rõ
ràng câu hỏi: “ông sẽ dùng biện pháp nào để chấm dứt chiến tranh Đông
Dương?”.

Ông Laniel giả điếc và được 398 phiếu thuận, có 206 phiếu chống.

Chủ nhật ngày 28 tháng 6


Chính phủ Laniel được thành lập. Những người có trách nhiệm quan tâm
đến vấn đề Đông Dương là: Paul Reynaud (Phó Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng),
tướng Corniglion Mohnier (Quốc vụ khanh), Georges Bidault (Ngoại giao),
Rene Pleven (Quốc phòng và Lực lượng vũ trang), Edgar Faure (Tài chính và
Kinh tế), Jacquinot (nước Pháp hải ngoại) và các Tổng trưởng được bổ nhiệm
ngày 2 tháng 7: Marc Jacquet (Phụ tá Chủ tịch Hội đồng và phụ trách các
Quốc gia liên kết), Maurice Schuman (Ngoại giao), Pierre de Chevigné (Lực
lượng vũ trang, Chiến tranh), Jacques Gavini (Lực lượng vũ trang, Hải quân),
Louis Christiaens (Lực lượng vũ trang, Không quân).

Tháng 6 năm 1953


Ngày 13 tháng 6, Navarre ra lệnh cho Cogny tiến hành rút một số đơn vị
khỏi Nà Sản và Lai Châu. Như vậy ông đang theo xu hướng mà Cogny mong
muốn ông theo. Không phiêu lưu ở vùng cao, nhưng có những khu du kích
khá mạnh mẽ, dựa trên một vài căn cứ.

Cogny tỏ ra bực bội trong một lá thư dài đề ngày 26 tháng 6. Điều ông
muốn không phải là giảm quân ở Nà Sản, mà là xóa bỏ cụm cứ điểm này. Đối
với ông, Nà Sản chẳng có giá trị gì hơn một con dấu. Còn Lai Châu, hiện nay
ông không muốn giảm quân ở đó, càng không muốn mất căn cứ này. Ông gắn
bó với cái thị trấn nhỏ ấy, có những dòng sông hiền hòa chảy qua, gắn bó với
gương mặt bí ẩn, tươi cười của những thiếu nữ mặc áo trắng và váy thêu hoa
thêu bướm.

Chính Navarre cũng vậy, lần đầu lên thăm Lai Châu. Ông đã bị phong cảnh
nơi đây mê hoặc. Người ta đã tặng hoa cho ông, ông đã mỉm cười và niềm
hạnh phúc đột ngột đã làm nét mặt ông thư dãn, rạng rỡ niềm vui và lòng nhân
hậu. Làm sao có thể bỏ mặc tất cả những cái ấy cho Việt Minh? Cogny có một
ý nghĩ thầm kín.

Chỉ cần địch đẩy mạnh hoạt động, ta nhất định sẽ buộc phải tăng cường
cho Nà Sản trong khi căn cứ ấy, theo ông, không có lợi ích chiến lược nào và
có thể trở thành một thứ vực thẳm ngốn quân mà kẻ thù rất dễ tập trung vào
đó.

Cho nên, ngay sau khi nắm quyền (tư lệnh Bắc Kỳ), Cogny đã đề nghị với
Navarre cho rút bỏ Nà Sản và chỉ cho Navarre thấy một căn cứ không - bộ
binh ở Điện Biên Phủ theo ông là đúng chỗ hơn biết chừng nào. Ông đề nghị
thay các tiểu đoàn đang chiếm đóng Lai Châu bằng 3 tiểu đoàn Thái của Nà
Sản, rồi trả lại một giải pháp khác: Giải pháp tái chiếm Điện Biên Phủ, mà ông
xác định là chiếc chìa khóa của Bắc Lào. Chắc hẳn là cần đến 3 tiểu đoàn để
chiếm đóng và bảo vệ Điện Biên Phủ; sẽ cần ít hơn nếu như, Cogny cũng nghĩ
thế, có thể bảo vệ sân bay bằng cách khác hơn là xây dựng những cứ điểm
ngoại vi.

Đó là lý do vì sao ông muốn giữ Lai Châu: Điện Biên Phủ, mà ta phải
chiếm lại và giữ lấy với phí tổn thấp, Điện Biên Phủ sẽ là “nơi yểm trợ cho Lai
Châu”.

Và Cogny nghiên cứu việc rút đội quân đồn trú từ Nà Sản về Lai Châu qua
những đường mòn hiểm trở của vùng cao. Đây là một cuộc hành quân không
đơn giản, nhưng nó sẽ thành công, nhờ vài cuộc nghi binh và nhờ yếu tố bất
ngờ. Đồng thời, ông đề nghị một cuộc không tập đánh Lạng Sơn, nếu ta chấp
nhận mất những chiếc dù mà tất nhiên sẽ không thu hồi dược. Sau này Navarre
sẽ cay đắng trách Cogny là đã hướng ông đến Điện Biên Phủ.

Dù sao, ngày 27 tháng 6, trong một thư viết tay, ông trả lời bằng giọng khó
chịu là ông không hề nhớ Cogny từng đề nghị rút bỏ Nà Sản và nếu Cogny có
nghiên cứu cuộc hành quân chiếm Điện Biên Phủ, thì đó là theo yêu cầu của
chính Navarre, thông qua tướng Bodet.

Ai là cha đẻ ra Điện Biên Phủ, vấn đề thật đáng sợ, nhưng trước mắt người
ta đang giành nhau cương vị ấy vì Nà Sản đã thành công, và Điện Biên Phủ
chắc lại cũng sẽ thành công.

Ngay từ lúc đó, đã có sự hiểu lầm làm rối mọi việc. Sở dĩ Điện Biên Phủ
hấp dẫn Cogny, đó là vì ông tưởng có thể tốn kém ít mà giữ được xứ Thái là
nơi ông muốn giữ. Ông mơ tưởng đạt được ở đó một căn cứ ngoài tầm tay của
hậu cần Việt Minh, một căn cứ từ đó ta có thể tỏa ảnh hưởng ra, đánh các đoàn
quân của địch dám dẫn xác đến vùng này, giữ một thủ đô nhỏ và một ảnh
hưởng chính trị. Cách xa căn cứ tiếp tế của họ đến thế, đối phương có làm gì
được khi mà đoàn dân công của họ sẽ phải rải khắp hằng trăm cây số, nhẩn
nha từng bước một, vừa đi vừa ăn đường gần hết lương thực mang vác được,
trong lúc mỗi chiếc Dakota trút hai tấn rưỡi hàng tiếp tế không chút khó khăn
gì?

Ở đây có một định kiến sẽ dần dần trở thành cái bẫy mà người ta thậm chí
không hay biết gì.

Còn công tác điều hành chiến tranh, nó được đơn giản hóa tối đa. Ông
Letourneau, với tư cách Cao ủy, nhận chỉ đạo của ông Letourneau, Tổng
trưởng. Có lẽ vì thế mà tướng Navarre không thấy dấu vết nào của sự chỉ đạo.

Mười lăm ngày sau khi đến Đông Dương, ông cũng chưa thèm hỏi đến
tướng chỉ huy trưởng không quân để yêu cầu ông này báo cáo tình hình binh
chủng. Tại vì ông tướng Lionel-max Chassin, sắp ra đi hay vì Navarre cho
rằng ông ta không cần hỏi gì ở Chassin cả? Chassin có kinh nghiệm về những
gì ông thấy và đã từng thực hành. Đó là con người sôi động, có nhiều ý kiến
có khi đến mức rối lên, nhưng ông có sức sống kỳ diệu. Salan không thích ông
và đã tìm cách đuổi ông về Pháp. Ý tưởng của ông rất phong phú, chữ nghĩa
đuổi nhau dồn dập để kịp diễn đạt hết những ý tưởng ấy. Ông nói nhanh và
nhiều, trong dòng thác ấy, thỉnh thoảng có một hình ảnh sáng quắc như tia
chớp trong lúc gương mặt tròn, nhợt nhạt của ông vẫn tự nhiên, chỉ có ánh mắt
sáng dưới mái đầu hói.

Chassin không biết có cái gì là không thể được khi ông gieo được niềm tin
của mình cho người khác, nhưng ông không thiếu óc thực tế và thấy rõ giới
hạn của hành động khi ảo tưởng thay vào chỗ của lòng tin và phương tiện.

Cuối cùng, khi Navarre hạ cố tiếp ông, ông trình bày ý tưởng bi quan của
mình về chiến tranh. Navarre nhìn đồng hồ nhiều lần. Chassin rút ngắn cuộc
nói chuyện và ra đi, tin chắc là Navarre không hiểu gì về không quân và nhìn
không quân bằng con mắt của kẻ bề trên đối với một người phục vụ tốt.

THÁNG BẢY 1953


Thứ năm ngày 2 tháng 7


Quốc hội lập một ủy ban điều tra về vụ hạ giá đồng bạc đồng Dương) một
cách bất chính.

Hội đồng chính phủ họp tại Elysée. Chương trình nghị sự: Đông Dương.

Thứ sáu ngày 3 tháng 7


Tướng Navarre đến Paris.

Ông Laniel phổ biến công khai lời tuyên bố của chính phủ: “Chính phủ sẵn
sàng hoàn chỉnh độc lập và chủ quyền của các Quốc gia liên kết”.

Ông Maunce Dejean được cử làm Tổng ủy viên Cộng hòa Pháp ở Đông
Dương.

Thứ bảy ngày 4 tháng 7


Người ta chờ đợi kế hoạch Navarre mang về chiến thắng. Lúc đầu, thỏa
mãn lòng tự cao, nhưng rất nhanh sau đó, Navarre bực bội về sự quảng cáo ầm
ĩ chung quanh mình. Ông lập tức yêu cầu ông Rene Mayer chuyển chức Tổng
ủy viên thành cố vấn chính trị của Tổng tư lệnh. Khi nhận được công văn này,
ông Rèné Mayer đã từ nhiệm và ngày 4 tháng 7 khi xuống máy bay ở Orly,
Navarre được biết qua báo chí là ông Maurice Dejean được cử làm Tổng ủy
viên, đồng thời ông được tin 50 khóa sinh sĩ quan Campuchia đào nhiệm.
Song vì biết rõ ông Maurice Dejean, nên Navarre nghĩ rằng họ sẽ hòa thuận
với nhau và ông chấp nhận.

Thứ bảy ngày 11 tháng 7


Dưới nhan đề “Albert Sarraut kêu gọi Hồ Chí Minh” báo Express đăng bài
phỏng vấn cựu toàn quyền Đông Dương, trong đó Sarraut tuyên bố: “Nước
Pháp cần phải sẵn sàng nghe mọi đề nghị hòa bình trong danh dự, kể cả từ Hồ
Chí Minh”.

Thứ hai ngày 13 tháng 7


Hội đàm giữa Dulles và Bidault tại Washington. Hình như ông Georges
Bidault nói: “Cửa hàng ở Triều Tiên đóng cửa. Cửa hàng Đông Dương vẫn
mở. Cần đóng cửa hai nơi cùng một lúc. Hòa bình là chứng bệnh hay lây.

“Các ông kết thúc chiến tranh Triều Tiên vì các ông tôn trọng công luận
nước mình. Chúng tôi cũng có công luận. Chúng tôi không thể tiếp tục cuộc
thập tự chinh đơn độc. Chúng tôi không muốn bỏ qua bất kỳ phương tiện nào
để chấm dứt cuộc xung đột, nhưng không phải vì vậy mà chúng tôi muốn
chấm dứt nó bằng bất cứ phương tiện nào. Đặc biệt là chúng tôi không thương
lượng trực tiếp với ông Hồ Chí Minh”.

Thứ ba ngày 14 tháng 7


Ở Hà Nội, tướng Cogny tổ chức một cuộc duyệt binh trọng thể.

Thứ tư ngày 15 tháng 7

Bảo Đại ký quyết định tổng động viên. Thời gian quân dịch ở Việt Nam là
hai năm.

Thứ sáu ngày 17 tháng 7


Trước hội đồng tham mưu trưởng, do thống chế Juin chủ trì, Navarre trình
bày quan điểm của mình bằng những con số. Người ta tán thành quan điểm,
nhưng tranh luận về những con số. Navarre xin 12 tiểu đoàn, 1 chi đội pháo 75
của lính dù, 1 tiểu đoàn công binh, 1 phi đội Dakota, nhiều B26, 1 hàng không
mẫu hạm, những phương tiện vận tải đường biển và tàu để đổ quân. Tổng
trưởng chiến tranh hứa cung cấp cho ông 9 tiểu đoàn, không quân, máy bay
Dakota, hải quân, đủ thứ. Để bù lại, phần không cấp được cho ông, hội đồng
yêu cầu chính phủ không bắt tướng Navarre phải bảo vệ Lào, để giảm bớt
trách nhiệm nặng nề của ông.

Thế nhưng, chính để bảo vệ Lào mà Navarre đã đề cập đến Điện Biên Phủ.
Bởi vì tên Điện Biên Phủ có xuất hiện trong kế hoạch và ngày 24 tháng 7, nó
sẽ được nhấn mạnh trước Hội đồng Quốc phòng. Đối với Navarre, tình hình
hết sức thuận lợi.

Bỗng nhiên, tin vui tới tấp bay về từ Đông Đương. Báo chí ồn ào ca ngợi
cuộc không tập ngoạn mục mà Cogny đã tiến hành thắng lợi ở Lạng Sơn. Khi
hay tin cuộc hành quân mở màn, Navarre cau mày khó chịu. Ông hỏi: “Cogny
xen vào đây làm gì chứ?”. Trước khi về Pháp, Navarre quả có đồng ý cuộc
hành quân ở Lạng Sơn, nhưng ông không ngờ Cogny lợi dụng sự vắng mặt
của ông để phát động nó. Cogny giống như loài thú nhai lại, nhưng khi thấy cơ
hội vuột khỏi tầm tay, ông ta cũng sôi sục trong lòng. Lần này ông ta đã không
để lỡ cơ hội.

Với danh nghĩa kỷ niệm ngày 14 tháng 7 (ngày Quốc khánh của Pháp -
ND) một cách đặc biệt long trọng, ông đã tập hợp tại Hà Nội ba đội không
vận, ba tiểu đoàn dù và nhiều phương tiện chiến tranh và đã cho tất cả bọn họ
đi diễu hành. Rồi ông cho tất cả tỏa ra đi chơi trong thành phố đang trong lễ
hội.

Ngày 17 tháng 7, người ta tưởng máy bay trở về căn cứ. Không ngờ, cùng
với máy bay tiêm kích và máy bay ném bom, chúng đã thả lính dù xuống Lạng
Sơn, một đầu mối giao thông quan trọng và là khu vực tiếp tế của địch, cách
Hà Nội 120 km về hướng Tây Bắc. Đó là điển hình cho những cuộc hành quân
được chuẩn bị lâu dài, tỉ mỉ, trên cơ sở tin tức tình báo phong phú, chính xác
và thực hiện chớp nhoáng, kiểu tác chiến của Cogny.

Mờ sáng, hai tiểu đoàn lính dù được thả xuống thị trấn đã hủy diệt những
kho đạn và vũ khí rất lớn, phá 700 mét khối chất nổ và 16 xe tải. Vào 13 giờ,
một tiểu đoàn thứ ba nhảy dù xuống một quãng đường gay go, chặn đường rút
lui của quân Việt, cách đó 20 km về phía Nam, trong lúc đó một binh đoàn cơ
động theo đường thủy đến đổ bộ ở Tiên Yên, ngược đường số 4 với tất cả xe
cơ giới và xe tăng để đến phối hợp với lính dù đang trên đường về.

Sáng ngày 19, ba tiểu đoàn hành quân cấp tốc suốt 60km và binh đoàn cơ
động gặp nhau ở phía Nam Lạng Sơn và quay về an toàn. Vâng, đó quả là một
cú đẹp. Cogny từng chơi bóng bầu dục và không niệm thần chú (Nguyên tác.
:không sờ vào lá bùa hộ mệnh”. Ý nói không tin chiến thắng do may mắn -
ND) khi tin tức đưa về tuyên bố: “Thế là ta đã thắng một keo đầu”.

Tin thắng lợi làm Navarre nguôi bực dọc. Mọi người đều khen ngợi, chúc
mừng ông. Ông Rene Mayer nghĩ mình đã sáng suốt khi chỉ định Navarre.

Thứ ba ngày 21 tháng 7


Tổng thống Eisenhower mời ông Tâm sang thăm Hoa Kỳ.

Thứ sáu ngày 24 tháng 7


Họp Hội đồng Quốc phòng tại Paris.

Hội đồng gồm: Tổng thống, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, các Bộ trưởng
Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ Bộ Quốc phòng, Bộ Pháp quốc hải
ngoại, các tổng trưởng phụ trách các Quốc gia liên kết, các lực lượng vũ trang
(chiến tranh, hải quân, không quân), thống chế Juin và ba tham mưu trưởng,
tướng Slane (chiến tranh), đô đốc Nomy (hải quân) và tướng Fay (không
quân).

Người ta bác bỏ giả thiết quay về chiến lược con nhím. Người ta còn tự hỏi
điều gì sẽ xảy ra nếu Luông Prabăng thất thủ, như đã suýt bị gần đây.

Thống chế Juin, người phát ngôn viên cho các tham mưu trưởng, nhấn
mạnh cần giao việc bảo vệ Lào một cách tượng trưng cho Bộ trưởng Ngoại
giao và đề nghị Bộ Ngoại giao yêu cầu Hoa Kỳ và Anh bảo đảm sự toàn vẹn
lãnh thổ của Lào, đồng thời lưu ý Liên Xô và Trung Quốc rằng việc xâm lược
Lào có nguy cơ dẫn đến cuộc xung đột toàn cầu.

Ông Laniel cho rằng tướng Navarre có vẻ hài lòng về giải pháp này và vài
ngày sau, trong nhiều lần nói chuyện, ông đã có dịp tóm tắt những chỉ thị ấy
cho viên Tổng tư lệnh. Về phần Navarre, ông khẳng định là ông có yêu cầu
chính phủ quyết định rất rõ ràng về điểm cụ thể ấy. Người ta hứa với ông là sẽ
có quyết định trong tương lai gần.

Như ta biết, tin tức từ cuộc họp ấy có bị tiết lộ. Trong bài viết gây tiếng
vang của báo France-observateur, ông Roger Stéphane - sau này tướng
Navarre đòi mở cuộc điều tra về ông này - viết :“Ngay từ đầu cuộc họp, ông
Edgar Faure, Bộ trưởng Bộ Tài chính, nói rõ là, kể cả nếu chỉ thực hiện ở mức
tối thiểu, kế hoạch Navarre sẽ tốn ít nhất 100 tỷ”. Ông Pierre-Henri Teitgen tỏ
ý ngạc nhiên vì người ta chờ đợi nước Pháp phải nỗ lực tốn thêm 100 tỷ cho
Đông Dương mà lại không bảo đảm nổi việc bảo vệ Lào. Ông Laniel trả lời:
“Vấn đề bây giờ chỉ là bảo vệ lực lượng viễn chinh”.

Thực tế ông Paul Reynaud, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, phụ trách
các vấn đề Đông Dương, hỏi tướng Navarre xem sự chi viện mà ông yêu cầu
có giúp ông đủ phương tiện đánh địch từ tháng 10 năm 1953 đến tháng 1 năm
1955 hay không. Navarre trả lời ông là làm được; bởi vì lực lượng địch đã
nặng nề hơn, hậu phương thì không an toàn, đó là ý của ông khi ông bảo:
“Chúng tiêu tùng rồi…”, lúc Sa lan nhắc ông cảnh giác về sự phối hợp mới
giữa các đại đoàn Việt Minh, ngày 21 tháng 5, biên bản mà tôi được đọc
không ghi rằng tướng Navarre có nói: “Với điều kiện viện trợ Trung Quốc
không tăng”. Lúc đó, ông Bộ trưởng Tài chính đề nghị yêu cầu tướng Navarre
giảm bớt những con số của ông ta để khỏi tốn thêm 100 tỉ của ngân sách. Sau
này, ông sẽ nói lại với ông Lamel: “Không có 1 xu”. Và ông lại nói thêm: “Sẽ
chỉ có với điều kiện là…”. Ông có một ý. Tay Edgar Faurre quỷ quyệt ấy bao
giờ cũng có những ý tưởng.

Thứ bảy ngày 25 tháng 7


“Việc chỉ huy hành quân chỉ thuộc về bộ chỉ huy quân sự không thể chấp
nhận sự can thiệp của một viên chức cao cấp dân sự, không có chuyên môn và
trách nhiệm thật sự”

(Thư của tướng Elane

gửi
Tổng trưởng chiến tranh,

ngày 10 tháng 3 năm 1953)

Người ta muốn chiếm Điện Biên Phủ và cắm ở đó một căn cứ không - bộ
binh, đội quân đồn trú ở đó sẽ bao gồm toàn bộ hay một phần lực lượng đồn
trú ở Nà Sản và Lai Châu, trong chừng mực các vấn đề chính trị và dân tộc
không cản trở việc chấp nhận giải pháp này.

Navarre nói thêm: “Tôi coi cuộc hành quân ấy đặc biệt quan trọng, nó sẽ
có tiếng vang lớn, nếu không làm mất hẳn, nó cũng sẽ giảm nhẹ sự đe dọa
ngấm ngầm đối với Luông Prabăng, cho phép tái lập trật tự ở Lào, vừa góp
phần tăng cường chống chiến tranh du kích vừa tiến hành những hoạt động tấn
công từ Luông Prabăng, lực lượng đồn trú ở đây cũng có thể giảm bớt. Ngoài
ra, kế hoạch chiếm Điện Biên Phủ còn có thể buộc địch phải thay đổi kế hoạch
tác chiến vào giờ chót, cho phép tôi có thời gian, thậm chí cho phép tôi giành
lại quyền chủ động chiến lược trong trường hợp địch quyết định đem khối chủ
lực của họ tấn công để tái chiếm Điện Biên Phủ”.

Thứ hai ngày 27 tháng 7


Bắt đầu cuộc hành quân Camargue (càn quét phía Bắc Huế - TG).

Ký kết đình chiến ở Triều Tiên, tại Bàn Môn Điếm.

Thứ ba ngày 28 tháng 7


Ông Dejean đến Sài Gòn.

Cải tổ chính phủ Campuchia.

Thứ năm ngày 30 tháng 7


Tổng thống Eisenhower được ủy ban hỗn hợp đồng ý tái lập kinh phí 400
triệu đô la cho Đông Dương. Số tiền này sẽ “dành cho việc tổ chức một quân
đội Việt Nam thực sự”

Bài “Trong một cuộc chiến đấu không chắc chắn” của Roger Stéphane
trong báo L’Observaeur.

THÁNG TÁM 1953


Thứ bảy ngày 1 tháng 8

Việt Nam gọi 100.000 người nhập ngũ.


Tướng Navarre rời Paris.
Ở Sài Gòn, một trong những máy bay của Bảo Đại bị nổ dưới đất.

Chủ nhật ngày 2 tháng 8.

Tướng Navarre đến Sài Gòn.


Hoàng đế Bảo Đại đến Nice.

Thứ hai ngày 3 tháng 8

Bảo Đại gặp Jacquet.


Cuộc hành quân Camargue kết thúc.
Thứ tư ngày 5 tháng 8
Đội chào danh dự ở Hà Nội. Tướng Navarre trao Cho tướng Cogny huy
chương chữ thập với nhành lá cọ.

Thứ năm ngày 6 tháng 8

Lệnh rút quân khỏi Nà Sản.



Tướng Navarré họp báo ở Hà Nội. Ông tuyên bố:

“Chắc chắn là nếu quân Trung Hoa muốn chiếm Đông Dương thì họ có thể
làm được, nhưng chúng tôi trông cậy vào người Mỹ để ngăn cản họ… Tôi tin
là trong vòng một năm, chúng ta có thể đảo ngược tình hình quân sự, nhờ quân
đội Việt Nam (chỉ quân đội Bảo Đại - ND) lúc bấy giờ sẽ có nhiều đơn vị thiện
chiến, nhưng như thế vẫn chưa có nghĩa chiến tranh sẽ chấm dứt. (…) Nhân
dân Việt Nam còn phải nỗ lực hơn nữa để tham gia vào cuộc chiến tranh, tinh
thần nhân dân chưa được động viên (…). Nếu những cuộc thương lượng hiện
nay với các Quốc gia liên kết đem lại kết quả tốt, tôi tin là Paris sẽ thỏa mãn
yêu cầu của tôi. Thỏa mãn yêu cầu có nghĩa là sẽ có sự đáp ứng thuận lợi cho
cái gọi là kế hoạch Navarre mà mãi đến khi tới Paris tôi mới biết có nó. Kế
hoạch này nhằm tạo điều kiện để tấn công Việt Minh. Đúng là tôi có đề nghị
tạm thời tăng quân số của lực lượng viễn chinh, nhưng đó là tăng một số nhân
viên tôi đang thiếu. Ở Pháp đa số chống lại việc thương lượng với Việt Minh,
nhưng phải nhìn nhận là nước Pháp đang tự hỏi không biết mình có đủ sức
cung cấp nỗ lực cần thiết về tài chính để tiếp tục chiến tranh không”.

Thứ sáu ngày 7 tháng 8


Từ Sài Gòn: “Đài phát thanh Việt Minh khẳng định Pháp đã tiến hành
thương lượng với Chủ tịch Hồ Chí Minh” (Le Monde).

Thứ bảy ngày 8 tháng 8

Chủ tịch Hộ đồng Bộ trưởng công khai phủ nhận tin trên.

Nà sản: 60 Dakota.

Chủ nhật ngày 9 tháng 8


Nà sản: 90 Dakota.

Thứ tư ngày 12 tháng 8


Nà sản: Cuộc rút quân kết thúc; đã có 150 máy bay tham gia.

Thứ tư ngày 19 tháng 8


Sắc lệnh Số 53748. Trích:

Điều 4: Tổng tư lệnh có trách nhiệm điều hành các cuộc hành quân. Trong
khuôn khổ các thỏa ước ký kết với các Quốc gia liên kết, ông chịu trách nhiệm
về việc lập lại trật tự. Ông được quyền sử dụng các lực lượng vũ trang được
giao các nhiệm vụ nói trên và được độc quyền chỉ huy lực lượng ấy.

Nhưng:

Điều 2: Tổng tư lệnh trực tiếp giúp việc cho Tổng ủy viên trong việc thi
hành nhiệm vụ trong các vấn đề phòng thủ.

Thứ sáu ngày 21 tháng 8


Một nghị định mới của chính phủ quyết định biên chế thêm vào quân ngũ
100.000 tân binh quân dịch kể từ ngày 1 tháng 9.

Chủ nhật ngày 23 tháng 8


Bảo Đại hội đàm với Jacquet.

Thứ hai ngày 24 tháng 8


Lào yêu cầu chuyển giao thẩm quyền.

Thứ năm ngày 27 và thứ sáu ngày 28 tháng 8


Bảo Đại hội đàm với Vineent Auriol ở Rambouillet.

Thứ bảy ngày 29 tháng 8


Chuyển giao thẩm quyền ở Campuchia.

THÁNG TÁM 1953


Một phóng sự của báo Life cho thấy những hàng dài vô tận các chiếc xe
tải, xe cứu thương và trang bị Mỹ để lộ thiên ngoài trời nắng ở Sài Gòn mà
không được sử dụng.

THÁNG CHÍN 1953


Thứ hai ngày 2 tháng 9


Ủy ban điều tra vụ hạ giá đồng bạc Đông Dương một cách bất chính họp
phiên thứ nhất.

Tuyên bố của ông Foster Dulles về Đông Dương: ông tố cáo Trung Quốc
viện trợ cho Việt Minh và thông báo Hoa Kỳ tăng cường viện trợ cho Đông
Dương.

Đài Bắc Kinh phát lời tuyên bố của ông Hồ Chí Minh trong đó có câu:
“Cuộc chiến đấu sẽ lâu dài” (Hồng Kông A.F.P)

Thứ bảy ngày 6 tháng 9


Các nhóm quốc gia ở Hoa kỳ ra lời kêu gọi đòi hòa bình và yêu cầu những
cải cách về nội trị đồng thời với độc lập.

Bảo Đại tiếp thủ tướng Tâm ở Cannes.

Hoa Kỳ cho Pháp mượn hàng không mẫu hạm Bois-bellean (sẽ đến Đông
Dương ngày 6 tháng 5 năm 1954)

Thứ năm ngày 10 tháng 9


Ông Laniel cho biết Hoa Kỳ viện trợ đặc biệt 385 triệu đô la.

Thứ sáu ngày 11 tháng 9


“Cuối tháng 8, sau khi nghiên cứu kỹ vấn đề, tôi trình bày những yêu cầu
có phần hạn chế và tôi nói rõ đó là những nhượng bộ cuối cùng của tôi. Chúng
không hề được chính phủ chấp nhận và tôi được báo tin ấy qua một quyết định
của Bộ ngày 11 tháng 9”.

(Henri Navarre.

trong Đông Dương hấp hồi)

Thứ hai ngày 14 tháng 9


Thượng nghị sĩ Knowland thăm Phnom Pênh.

THÁNG MƯỜI 1953


Ngày 3 tháng 10, lính dù Việt Nam phá cầu Lào Cai trên sông Hồng, ở
biên giới Việt Trung. Cuộc hành quân Brochet phá hủy các căn cứ được tổ
chức để chuẩn bị một cuộc tấn công.

Giữa tháng 10, đúng vào ngày ta biết một cuộc tấn công khác sắp bắt đầu,
cuộc hành quân Mouette, do tướng Gilles chỉ huy, cầm chân đại đoàn 304 và
đánh 320 trong vùng Nam châu thổ.

Ông Richard Nixon, Phó tổng Thống Mỹ, được tướng Eisenhower giao
nhiệm vụ đi quan sát tận mắt để thông tin cho ông về việc điều hành các cuộc
hành quân, đến thăm một vùng đang càn quét, giật mình vì các đoàn chiến xa,
phải nằm rạp xuống để nhường cho một chiếc Pipper cất cánh ngay trên đầu
ông và phải rút ngắn chuyến thăm viếng vì có nguy cơ địch phản công. Ông
chỉ kịp thấy thoáng qua chiếc mũ ca lô đỏ của đại tá De Castries, lúc ấy đang
chỉ huy một binh đoàn.
Ngạc nhiên vì những phản ứng bẻ gãy các cuộc tấn công của mình trước khi
chúng bắt đầu, ông Giáp có vẻ muốn giành lấy quyền chủ động trên một mảnh
đất mà lực lượng viễn chinh ít thuận lợi hơn.

Người ta được biết đại đoàn 316, tập hợp ở phía Tây Bắc Thanh Hóa, đang
tiến về Lai Châu theo tỉnh lộ 41 và các khu du kích của ta ở xứ Thái đang gặp
khó khăn. Gần như chắc chắn là ông Giáp muốn chiếm lại Lai Châu. Đến biên
giới Trung Lào và đóng quân ở Điện Biên Phủ, đồng ruộng ở đó, đủ nuôi hai
đại đoàn trong suốt mùa chiến dịch.

Thứ hai ngày 12 tháng 10


Đại hội quốc dân Việt Nam khai mạc ở Sài Gòn.

Thứ tư ngày 14 tháng 10


Cuộc hành quân Mouette bắt đầu. Quân Pháp tấn công Phủ Nho Quan.

Thứ sáu ngày 16 tháng 10


Đại hội quốc dân đến Việt Nam bỏ phiếu thông qua kiến nghị chống Liên
Hiệp Pháp.
Thứ hai ngày 19 tháng 10

Bảo Đại muốn giảm bớt ý nghĩa kiến nghị nói trên và tuyên bố: “Tư tưởng
cửa đại hội cũng giống như suy nghĩ của tôi. Không nên bình luận về chi tiết
này hay chi tiết nọ trong văn bản, mà nên tìm về ý tưởng bên trong rất rõ ràng
và những tình cảm ở bề sâu, không thể phủ nhận được; kiến nghị ấy không
liên quan gì đến sự gắn bó của Việt Nam đối với nước Pháp”.

Thứ ba ngày 20 tháng 10


Tuyên bố của Laniel trước Quốc hội về vấn đề Đông Dương.

Nước Pháp gửi văn thư cho Bảo Đại về vấn đề Việt Nam là thành viên
Liên Hiệp Pháp.

Thứ năm ngày 22 tháng 10


Cuộc hành quân Nouette vẫn tiếp tục. Ta chiếm Phủ Nho Quan.

Ký hiệp ước liên kết với Lào.

Cách hiểu của tướng Navarre về hiệp ước hữu nghị và Liên kết Pháp - Lào,
hình như được ông Tổng ủy Dejean và ông Tổng trưởng phụ trách các Quốc
gia liên kết xác nhận, chắc chắn là thiên về tình cảm hơn là đơn thuần pháp lý;
trong hiệp ước và các thỏa ước phụ, không có chỗ nào nêu rõ là Pháp phải bảo
đảm việc phòng thủ Lào về quân sự. (JEAN BARALE, Bộ tứ Cộng hòa và
chiến tranh)

Thứ sáu ngày 23 tháng 10


Bắt đầu thảo luận về Đông Dương ở Nghị viện.

Thứ ba ngày 27 tháng 10


Bài của J.J.Servan-Schreiber trong báo Le Monde: “Một câu hỏi về Đông
Dương”

(…) Hôm trước, có mặt nhiều nhân chứng, một ông bộ trưởng đã nói với
một người phê phán chính sách của chính phủ ở Đông Dương: “Chúng tôi sẽ
đồng ý với nhau bất chấp thiệt thòi cho giới quân sự (…) Câu hỏi xin đặt cho
chính phủ: Có đúng là, vì yêu cầu ngoại giao và để tạo thuận lợi cho những
cuộc thương lượng tài chính, trong vòng vài tuần trở lại đây chính phủ đã bị
dẫn tới chỗ sử dụng ở Bắc Kỳ những phương pháp chiến thuật mà hậu quả có
vẻ là đang đặt chúng ta trước những cuộc giao chiến lớn, trong tình hình quân
sự tồi tệ hơn lúc đầu?

Thứ tư ngày 28 tháng 10


Kết thúc cuộc thảo luận về Đông Dương ở nghị viện. Chính phủ thắng với
315 phiếu thuận và 251 phiếu chống. Nghị viện ủng hộ chương trình gồm mấy
điểm:

1) Phát triển quân đội các Quốc gia liên kết;

2) Làm tất cả để đạt được sự ổn định trong toàn bộ châu Á;

3) Hoàn thiện nền độc lập của các Quốc gia liên kết trong lòng Liên hiệp
Pháp.

Cuối tháng 10


Ông Giáp đưa đại đoàn 316 lên hướng Lai Châu.

THÁNG MƯỜI MỘT 1953


Tình hình thời tiết: Gió mùa đông bắc. Thời tiết tốt, trừ khi có đợt gió mùa,
từ 10 đến 15 và từ 18 đến 19.

Thứ hai ngày 2 tháng 11


Chỉ thị đặc biệt của tướng Navarre.

Thứ tư ngày 4 tháng 11


Kết thúc chuyến công tác, Phó Tổng thống Hoa Kỳ Nixon tuyên bố như
sau trong bữa tiệc chia tay ở Hà Nội:

“Hoa Kỳ tỏ ra lo ngại về thái độ có phần mệt mỏi của Pháp trong việc theo
đuổi một cuộc chiến tranh mà những đòi hỏi của các Quốc gia liên kết làm cho
công luận ngày càng ít quan tâm”.

TRÍCH TỪ TỔNG SỐ PHIẾU do ban tham mưu các Lực lượng trên bộ ở
Bắc Việt Nam (FTVN) lập ngày 4 tháng 11 năm 1953 theo yêu cầu của tướng
Cogny để tập hợp TẤT CẢ NHỮNG Ý KIẾN CHốNG LẠI VIỆC CHIẾM
ĐÓNG ĐIỆN BIÊN PHỦ nhằm chuẩn bị thảo luận với tướng Navarre (ngày
17 tháng 11).

Tham mưu trưởng: Đại tá BASTIANI

Tham mưu phó phụ trách hành quân: Trung tá DENEF

Trưởng phòng nhì : Thiếu tá LEVAIN

Trưởng phòng ba: Thiếu tá SPANGENBERGER

Tham mưu phó phụ trách hậu cần: trung tá MULTRLER.

GR/NCM THAM MƯU TRƯỞNG

CÁC LỰC LƯỢNG TRÊN BỘ BẮC VIỆT NAM

ĐẠI TÁ BASTIANI

PHIẾU ĐIỆN BIÊN PHỦ

Sáng nay, chúng tôi đã nghiên cứu cẩn thận chỉ thị đặc biệt của Đại tướng
Tổng tư lệnh về vấn đề chiếm Điện Biên Phủ cùng với các trung tá Denar và
Multrier, các thiếu tá Levain, Fournier và Spangenberger.

Chúng tôi đều nhất trí với những kết luận trong phiếu đính kèm, đây sẽ có
thể là câu trả lời cho Đại tướng Tổng tư lệnh, nếu trung tướng tư lệnh các lực
lượng trên bộ Bắc Việt Nam (F.T.N.V. là tên gọi chính thức của lực lượng
quân Pháp ở Bắc Kỳ, mà tư lệnh là Cogny) cũng đồng quan điểm với chúng
tôi.

Theo tôi :

I. Tôi không tin việc chiếm đóng ĐIỆN BIÊN PHỦ sẽ ngăn được LAI
CHÂU khỏi sụp đổ, nếu quân Việt quả có ý định thanh toán Z.O.N.A (Zone
d’opération du nord-ouest, - vùng tác chiến Tây Bắc).

II. Mặt khác, vì Ban Tham mưu Đông Dương của các lực lượng trên bộ
(E.M.I.F.T. chỉ Ban Tham mưu của Navarre) hoàn toàn chấp nhận khả năng rút
bỏ LAI CHÂU, tôi chỉ có thể xem việc chiếm đóng ĐIỆN BIÊN PHỦ là biện
pháp chuẩn bị để bảo vệ Lào mà hiện nay không có gì đang đe dọa Lào cả.

E.M.I.F.T. cỏ vẻ cho rằng ĐIỆN BIÊN PHỦ ngăn chặn hướng đi LUÔNG
PRABANG và không cho Việt Minh sử dụng lúa gạo địa phương.

Thế nhưng, trong xứ này, người ta không thể ngăn chặn một hướng đi. Đó
là một khái niệm châu Âu không có giá trị gì ở đây cả.

Quân Việt qua lọt mọi ngả. Ta đã thấy rõ điều này ở châu thổ.

Gạo thừa ở ĐIÊN BIÊN PHỦ chỉ nuôi được một đại đoàn trong ba tháng.
Do đó nó chỉ có thể cung cấp một phần lương thực cho một chiến dịch ở Lào.

III. Tôi tin chắc là, dù muốn hay không, ĐIỆN BIÊN PHỦ cũng sẽ trở
thành MỘT VỰC THẲM NGỐN QUÂN, không thể tỏa rộng phạm vi ảnh
hưởng, ngay khi nó bị chỉ một trung đoàn Việt Minh cầm chân (Ví dụ: Nà
Sản).

Trong lúc ngày càng hiện rõ nguy cơ chắc chắn đe dọa đồng bằng, ta sẽ
giam chân cách Hà Nội 300 km (theo đường chim bay), một lực lượng tương
đương với ba binh đoàn cơ động, tức là số quân chi viện chúng ta mới nhận
được và nhờ nó ta mới có ưu thế so với Việt Minh Hiện nay, cũng nhờ lực
lượng ấy ta đang gây tổn thất cho chúng.

Một quyết định như thế sẽ có hậu quả rất nghiêm trọng và E.M.I.F.T. cần
biết rõ điều này.

LỰC LƯỢNG TRÊN BỘ BẮC VIỆT NAM

BAN THAM MƯU - THAM MƯU PHÓ HÀNH QUÂN

Trung tá DENEP

PHIẾU

Phiếu này căn cứ trên những nhận định ban đầu được trình bày sau đây:

1/ Gạo ở ĐIỆN BIÊN PHỦ có thể cần để tiếp tế cho các đơn vị tác chiến ở
hướng THƯỢNG LÀO, nhưng nó không thật cần thiết cho một chiến dịch kéo
dài vài tháng trong vùng Tây Bắc.

- Lương thực đã có sẵn tại chỗ trên trục đường này hay có thể mang đến
theo đường 41.

- Đồng ruộng ở LAI CHÂU, TUẦN GIÁO, M.PIENG,

Việc chiếm đóng ĐIỆN BIÊN PHỦ không ngăn được địch hoàn thành kế
hoạch của chúng đánh lại LAI CHÂU, cũng không ngăn được địch quay sang
đánh ĐIỆN BIÊN PHỦ trong lúc vẫn đe dọa LAI CHÂU - sự đe dọa này (do
chất lượng trung bình của các đơn vị ở đây) có thể làm sụp đổ Z.O.N.O.

Phải công nhận là dù Việt Minh hướng nỗ lực của họ về đâu (Lai Châu hay
Điện Biên Phủ - ND), chúng ta cũng sẽ mất LAI CHÂU, nếu quả địch dùng
quân chủ lực đề làm áp lực.

2/- Về các hoạt động hỗ trợ được dự kiến:

- Các lực lượng dùng chiến thuật du kích ở SÔNG MÃ và đường 41 chưa
đủ sức hoạt động trước một thời hạn dài (tối thiểu 1 tháng), nếu không có thể
bị diệt hoàn thành.

- Công tác phục vụ yêu cầu ở không quân đòi hỏi tiềm lực đáng kể: Đại
khái khoảng ba phần tư phương tiện của GATAC-BăC, theo kinh nghiệm trước
đây ở VÙNG GẦN CHÂU ThỔ.

3/- Về bản thân cuộc hành quân chiếm ĐIỆN BIÊN PHỦ, cần gạt bỏ dự
kiến phối hợp một lực lượng thả dù với một lực lượng đi đường bộ từ LAI
CHÂU.

Sự vận động của lực lượng từ LAI CHÂU (Trong lúc đi từ LAI CHÂU đến
ĐIỆN BIÊN PHỦ cần 6 ngày. (TG)) chắc chắn sẽ báo động Việt Minh; và
chúng có khả năng chỉ trong vòng ba ngày điều đến ĐIỆN BIÊN PHỦ hai hay
ba tiểu đoàn của trung đoàn 176 đang tác chiến ở SÔNG MÃ và cả lực lượng
địa phương.

Ta có thể phải đối đầu, ở Điện Biên Phủ hay trên đường mòn Pavie, với
một phần hay toàn bộ lực lượng từ bốn đến năm tiểu đoàn, ngay lập tức hay
trong thời hạn rất ngắn.

Do đó cần chiếm ĐIỆN BIÊN PHỦ MỘT CÁCH BẤT NGỜ, và không
dùng đến sự phối hợp với lực lượng đi đường bộ vì lực lượng này sẽ nhanh
chóng bị ngăn chặn.

Vì vậy cần cho 5 tiểu đoàn dù nhảy xuống Điện Biên Phủ cùng với một bộ
chỉ huy và các khẩu pháo 75 (lực lượng pháo duy nhất) .

- Ngày thứ 1:

Sáng - bộ chỉ huy và 2 tiểu đoàn

Chiều - 1 tiểu đoàn và hàng tiếp tế.

- Ngày thứ 2: 2 tiểu đoàn và hàng tiếp tế.

Chú ý: không có vấn đề hậu cần đặc biệt. Huy động máy bay cần báo trước
10 ngày.

4/- Kể từ ngày 5 hay ngày 10 tháng 12, bộ chỉ huy Việt Minh có khả năng
kéo về ĐIỆN BIÊN PHỦ 9 tiểu đoàn chủ lực mà vẫn để 3 tiểu đoàn vây LAI
CHÂU.

Về phần chúng ta, cần có 9 tiểu đoàn ở ĐIỆN BIÊN PHỦ với một đơn vị
pháo (Không nói rõ lấy từ đâu. TG). CHÚNG TA KHÔNG THỂ TRÁNH
KHỎI phải tăng cường như vậy để cứu lấy 5 tiểu đoàn đầu tiên mà chúng ta đã
cắm ở đó.

Điều quan trọng là lực lượng tăng cường này cần đổ xuống ĐIỆN BIÊN
PHỦ trước khi lực lượng lớn của Việt Minh kéo đến. Do đó cần sửa lại sân
bay không phải trong vòng 20 ngày - như dự kiến - mà trong 10 hay 15 ngày
thôi, điều này có thể làm được với điều kiện tìm được đủ người lao động tại
chỗ và bảo đảm công trường được an toàn.

/- Trong vụ này, F.T.N.V. mất đứt 2 tiểu đoàn cơ động (tiểu đoàn 2 và tiểu
đoàn 3 lính Thái); ngoài ra sẽ phải để lại đó một phần các lực lượng đem lên
từ BẮC KỲ trong một thời gian. Khó tính lịch cụ thể của việc rút bớt dần quân
số, công tác này tuỳ tình hình diễn biến ra sao - tình hình cũng sẽ tác động đến
nhịp độ công tác - và tùy sự phát triển các vấn đề Lào, hiện nay chưa có dữ
kiện chắc chắn.

Tóm lại, F.T.N.V. sẽ chịu gánh nặng của việc chiếm đóng ĐIỆN BIÊN
PHỦ, đúng vào lúc địa bàn chủ yếu của các chiến dịch - như tổng tư lệnh nhấn
mạnh - vẫn sẽ là vùng châu thổ Bắc Kỳ.

Hoạt động này sẽ tốn lúc đầu là 5 tiểu đoàn dù và sau đó sẽ phải tăng lên 9
tiểu đoàn của Liên hiệp Pháp (tương đương 3 binh đoàn cơ động) trong một
thời gian không thể xác định.

F.T.N.V. cũng sẽ phải chịu gánh nặng về phương tiện hỏa lực không quân
và sẽ phải tiêu tốn vào đó phần lớn số phương tiện này.

Còn phải thêm vào đó các phương tiện vũ khí khác (đặc biệt là pháo) và
các công tác phục vụ mà chúng ta đều biết rõ gắn liền với các căn cứ không -
bộ binh.

Trung tướng tư lệnh F.T.N.V., chưa nói đến việc tranh luận về hiệu quả
thực sự của kế hoạch dự kiến ở ĐIỆN BIÊN PHỦ, không thế chấp thuận dễ
dàng việc kế hoạch này sẽ phải tước đi một phần phương tiện của ông.

Ông cho rằng thật không hợp lý khi ta làm suy yếu lực lượng ở châu thổ
đúng vào lúc tất cả các phương tiện, mà ta vừa tập hợp lại một cách khó khăn,
cần tạo điều kiện cho ta chẳng những có thể phản ứng với một cuộc tấn công
mạnh mẽ của địch, mà còn tiến hành chuẩn bị phản công. Trong công tác này,
ông đặc biệt quan tâm đến các cuộc càn quét ở hậu phương khu vực bị đe dọa;
cho đến nay ta vẫn chậm trễ trong các cuộc càn quét này vì không đủ quân.

Hiển nhiên là rút bớt quân ở châu thổ sẽ làm lợi cho địch. Địch luôn luôn
tính tương quan lực lượng và không thể loại trừ khả năng chiến dịch mùa thu
của chúng ở Tây Bắc là một thủ đoạn chỉ nhằm làm chúng ta mất ưu thế về
phương tiện ở châu thổ, đồng thời để chúng chiếm lấy LAI CHÂU với giá rẻ.

- Chiếm ĐIỆN BIÊN PHỦ sẽ buộc ta trích một phần quan trọng từ các lực
lượng ở miền Bắc Việt Nam, thế nhưng vẫn sẽ không bảo đảm giữ nguyên
được vùng LAI CHÂU, vẫn cần theo dõi rất cẩn thận tình hình ở đây và tiến
hành rút quân đúng lúc.

Để rút quân, chỉ có thể dùng hai đường:

- Đường không, nếu như trung đoàn 17, hiện nay không còn gặp sức đề
kháng đáng kể từ các khu du kích của ta, không tiến hành nhanh hơn cuộc
hành quân về phía Lai Châu từ nay đến 15 tháng 11;

- Đường mòn từ Lai Châu đi Phong Xa Lỳ.

Trung tướng Tư lệnh F.T.N.V. cần nêu rõ :

1/ Ông nghi ngờ lập luận cho rằng việc Việt Minh chiếm giữ Điện Biên
Phủ có liên quan đến hoạt động của chúng ở Lào; nhằm chuẩn bị cho một
chiến dịch ở Lào, địch có thể xây dựng kho tàng ở bất cứ chỗ nào chúng muốn
(ví dụ như vùng Sầm Nưa) kể từ đường 41, mà trong thời gian dài, ta không
thể ngăn chúng sử dụng đường này.

2/ Ông cho rằng, trong tương lai, sẽ có thể có dịp khác để chiếm ĐIỆN
BIÊN PHỦ cũng như LAI CHÂU bằng cách thả dù quân xuống. Thậm chí sẽ
có cơ hội tốt hơn hiện nay khi đang có một tiểu đoàn Việt Minh ở ĐIỆN BIÊN
PHỦ và 3 tiểu đoàn khác ở gần đó; bởi chắc chắn là sau chiến dịch này địch sẽ
mang đại đoàn 316 về nơi đóng quân thường xuyên của nó.

Bất chấp ý kiến rõ ràng không tán thành mà trung tướng tư lệnh F.T.N.V.
xin phép kính trình, nếu quyết định chiếm đóng Điện Biên Phủ vẫn được giữ
nguyên, cần lưu ý tổng tư lệnh về những thay đổi cần có so với dự kiến ban
đầu, tức là :

- Cho 5 tiểu đoàn dù nhảy xuống mục tiêu.

- Dùng máy bay đưa đến ĐIỆN BIÊN PHỦ thêm 4 tiểu đoàn nữa.

Cuộc chuyển quân đường không đến ĐIỆN BIÊN PHỦ có thể thực hiện
ngay khi phương tiện không vận cần thiết để thả dù cùng lúc 2 tiểu đoàn có thể
được cấp cho GATAC-BẮC nhờ sự chỉ đạo của ông và khi các binh đoàn cơ
động đã quay về căn cứ, tức là khoảng 15 tháng 11.

LỰC LƯỢNG TRÊN BỘ BẮC VIỆT NAM

BAN THAM MƯU - THAM MƯU PHÓ HẬU CẦN

TRUNG TÁ MULTRIER

PHIẾU

1/ Việc chiếm đóng ĐIỆN BIÊN PHỦ không thể ngăn cản hay chí ít là gây
trở ngại đáng kể cho hoạt động của Việt Minh sau này ở Lào, bằng cách làm
cho chúng không lấy được gạo trong vùng ấy.

Nhưng nếu quân Việt hoạt động chống ta ở LAI CHÂU và ĐIỆN BIÊN
PHỦ, chúng có thể được tiếp tế qua đường 41 mà chúng ta sẽ không thể liên
tục cắt đường này được.

2/ - Không thể chiếm ĐIỆN BIÊN PHỦ bằng cách xuất phát từ LAI
CHÂU, bới ta cần đến 6 ngày trong khi quân Việt, khi được báo động, có thể
mang quân đến ngay trong vòng ba ngày. Lúc đó cần có một hành động mạnh,
cần huy động nhiều phương tiện và vũ khí trang bị nặng mà chúng ta không
mang đến được.

3/ Việc chiếm ĐIỆN BIÊN PHỦ có thể tiến hành một cách bất ngờ. Nó cần
đến: 2 tiểu đoàn dù vào ngày thứ nhất buổi sáng, 1 tiểu đoàn thứ ba vào ngày
thứ nhất buổi chiều, 1 tiểu đoàn thứ tư vào ngày thứ hai.

Sẽ cần gửi thêm 1 tiểu đoàn thứ năm để sân bay được khôi phục trong
vòng 10 ngày, đồng thời phòng thủ chống lại 3 tiểu đoàn Việt có thể can thiệp
trong thời hạn ấy.

Các vần đề hậu cần có liên quan có thể được giải quyết không có khó khăn
lớn.

4/ Để giữ được ĐIỆN BIÊN PHỦ chống lại đại đoàn 316, cần có quân số
khoảng 9 tiểu đoàn và 2 đại đội pháo. Để đưa tất cả lực lượng ấy vào vị trí
trước khi 316 đến, cần huy động toàn bộ nỗ 1ực của cả hàng không dân sự và
quân sự; cần sử dụng được sân bay sau 10 ngày và cần chiếm ĐIỆN BIÊN
PHỦ một cách bất ngờ trong những ngày sắp tới (khoảng ngày 10 - ngày 12
tháng 11) .

5/ Việc chiếm ĐIỆN BIÊN PHỦ với lực lượng mạnh sẽ không ngăn được
Việt Minh bao vây và tiêu diệt các lực lượng hiện có của Z.O.N.O., quân Việt
có thể nhanh chóng chốt chặn giữa ĐIỆN BIÊN PHỦ và LAI CHÂU một cách
dễ dàng và làm cho hai chiến trường bị tách rời nhau.

6/ Bởi vì không thể phòng thủ LAI CHÂU bằng bất cứ cách nào, cần rút
bỏ lập tức bằng cách dùng máy bay chở về toàn bộ các đơn vị F.T.E.O. ((Force
terrestres de l’Extrême-Orient (Lực lượng trên bộ Viễn Đông)) (tiểu đoàn 2
Tabor, bộ tư lệnh Z.O.N.O. và tiểu đoàn 2 lính dù Thái).

Trung đoàn 301 có thể đến PHONG XA LỲ.

Sẽ phải giải tán lực lượng bổ sung và lấy lại vũ khí của họ.

Thứ bảy ngày 7 tháng 11


Báo L’Express đăng phần kết luận của loạt bài nghiên cứu do một tướng ba
sao ký tên và thực chất do tướng Salan viết dưới nhan đề: SỰ THẬT VỀ
ĐÔNG DƯƠNG.

Năm 1953, quân đội của tướng Giáp được tổ chức chặt chẽ và được chỉ
huy tốt hơn bao giờ hết. Nó có cán bộ xuất sắc. Đó là một quân đội có học
thức hoàn hảo và có tinh thần cao. Những người cộng sản đã gieo cho quân
đội này một niềm tin chính trị và đó là thứ chất kết dính vững chắc.

Ngày nay, tướng Giáp hình như có một công cụ chiến tranh đủ mạnh để
trong thời gian ngắn nữa có thể chuyển sang giai đoạn chót trong kế hoạch giải
phóng của ông: Giai đoạn tổng phản công (…).

Việt Minh được tổ chức như vậy về mặt quân sự và kinh tế. Cái phong trào
mà người ta thường tìm cách giới thiệu như là một tập hợp những băng phiến
loạn trong thực tế là cả một dân tộc đang chiến đấu. Hơn nữa, chính thông qua
chiến tranh mà Việt Minh đã từng bước xây dựng một cơ cấu chính trị kinh tế
làm cơ sở cho quân đội của mình. Người Pháp cần đánh giá đối thủ đúng tầm
vóc thực tế của họ, dù người Pháp muốn định hướng chính sách của mình ở
Đông Dương ra sao đi nữa.

Chủ nhật ngày 8 tháng 11


Chấm dứt cuộc lưu vong tự nguyện, quốc vương Campuchia trở về Phnom
Penh.

Thứ tư ngày 11 tháng 11


BÁO CÁO CỦA NICOT

Trong cuộc họp chuẩn bị do tướng Cogny chủ trì, Nicot tỏ ý rất dè dặt vè
khả năng thực hiện nhiệm vụ của mình vì khoảng cách giữa Hà Nội và Điện
Biên Phủ, vì hình thế địa lý của lòng chảo, vì phụ thuộc vào thời tiết do hình
thể trên và do vùng cao gần như không được trang bị gì về phương tiện hướng
dẫn vô tuyến.

Ông nhấn mạnh sự kiện là bởi việc tiếp tế cho đội quân đồn trú chỉ có thể
thực hiện bằng máy bay, nên phương tiện của toàn bộ máy bay dân sự sẽ gần
như bị thu hút hết vào chiến dịch này, ảnh hưởng tai hại cho các địa bàn khác;
sự kiện thứ hai, sân bay, dù sẽ được tu sửa, vẫn không chịu nổi số lượng lớn
máy bay lên xuống vào mùa mưa. Một vòng bay đi và về của một chiếc
Dakota đến Điện Biên Phủ cần 3 giờ và 3 giờ 15 phút giờ bay. Như vậy trọng
tải trung bình của một giờ bay là từ 0,850 đến 0,900 tấn, trong lúc đối với Nà
Sản là 1,700 tấn.

Địa thế quanh lòng chảo đòi hỏi phải bay cao ít nhất 1.700 bộ và nếu
quanh lòng chảo có mây dày đặc, phi công phải chọc thủng màn mây một cách
khó khăn và do đó máy bay phải bay khá thưa ra, lượng máy bay đi và về bị
giảm nhiều. Nhịp độ máy bay hạ cánh có thể kéo dài từ năm, mười phút đến
mười, mười lăm, thậm chí hai mươi phút.

Cuối cùng, vì chỉ có một sân bay duy nhất nên nó có thể nằm dưới tấm
pháo địch, hoặc trong trường hợp tấn công, nằm trong tầm đạn của các vũ khí
tự động. Và lúc đó, sẽ không sử dụng được sân bay.

Ngày 12 tháng 11


Đại tá Berteil từ Sài Gòn ra giải quyết các vấn đề chi tiết của chiến dịch.
Ông mang theo một chỉ thị mật gửi riêng cho tướng Gilles. Để chiếm đóng
Điện Biên Phủ, Gilles sẽ được bảo vệ từ rất xa bởi lực lượng dân quân và tiểu
đoàn Tabor số 2 ở Lai Châu. Hệ thống phòng thủ Điện Biên Phủ phải bảo vệ
được sân bay, không kể vòng rào các cứ điểm, và lập căn cứ cho 5 tiểu đoàn
trong đó 2 tiểu đoàn phải sống được trong điều kiện lưu động.

Thứ năm ngày 12 tháng 11


NỖI LO LẮNG CỦA COGNY

Thư riêng của Cogny gửi Navarre:

“Nếu không vì cái bản đồ chính trị ở xứ Thái, với những ảnh hưởng của nó
đối với việc điều động lực lượng dân quân nói chung, thì với tư cách tư lệnh
các lực lượng trên bộ Bắc Kỳ, tôi sẽ chỉ có thể phản đối cuộc hành quân
(chiếm Điện Biên Phủ). Ở cấp của đại tướng, có những lý do chiến lược buộc
phải thực hiện nó, nhưng, trong thực tế những lý do ấy không liên quan gì đến
vùng đất mà đại tướng đã giao cho tôi”.

Trước Hội đồng Bộ trưởng, ông Laniel cho biết ông không nhất thiết cần
có một giải pháp quân sự ở Đông Dương và tuyên bố: “Cũng như Hoa Kỳ ở
Triều Tiên, chúng ta không đòi đối phương phải đầu hàng vô điều kiện mới
nói chuyện với họ (…). Nếu có một giải pháp danh dự trong phạm vi tại chỗ
hay quốc tế, nước Pháp sẽ vui mừng đón nhận một giải pháp chính trị cho
cuộc xung đột”.

Thứ sáu ngày 13 tháng 11


Hội đồng Quốc phòng họp. Quyết nghị của Hội đồng sẽ là nội dung lá thư
của Tổng Thư ký thường trực Hội đồng Quốc phòng gửi ông Jacquet ngày 21
tháng 11.

Thứ bảy ngày 14 tháng 11


Chỉ thị mật liên quan đến cuộc hành quân Castor.

Chủ nhật ngày 15 tháng 11


Ông Jacquet đến Sài Gòn.

Ở Paris, chuẩn đô đốc Cabanier được Tổng thống và Chủ tịch Hội đồng Bộ
trưởng mời đến và giao nhiệm vụ bí mật đi gặp tướng Navarre, sáng hôm sau,
ông đáp máy bay đi Sài Gòn.

VẬN TẢI GẠO.

Navarre ra lệnh nghiên cứu cuộc tấn công một đầu mối giao thông chủ yếu
ở cách Hà Nội 120 km về phía Tây Bắc, nhưng phương tiện dành cho nó
không đủ thực hiện, vì ông muốn, bằng mọi giá, giành lại quyền chủ động ở
phía Nam vĩ tuyến 18 với một ý đồ mà chỉ có ông và ban tham mưu của ông
hiểu và bảo vệ. Ông cũng chuẩn bị một cuộc hành quân tấn công trên cả lượt
đi và lượt về, chỉ cách Hà Nội 60 km về phía Bắc; nhưng những phương tiện
ông dành cho nó cũng không đủ, cũng vì lý do trên. Sự thật là những cuộc
hành quân như vậy cũng chẳng ích lợi gì vì Việt Minh sẽ đi đường khác, phía
trên hay bên cạnh đó, bởi vì Việt Minh qua đâu cũng lọt.

Thứ ba ngày 17 tháng 11


Họp chuẩn bị cuộc hành quân Castor ở Hà Nội, do tướng Navarre chủ trì.
Dự họp có các tướng Bodet, Cogny, Masson, viên phó của Cogny, Dechaux,
chỉ huy trưởng không quân Bắc Việt Nam và Gilles, được chỉ định chỉ huy
đoàn quân không vận, các đại tá Berteil, phó phòng hành quân của Navarre và
Bastiani, tham mưu trưởng của Cogny.

BỘ TƯ LỆNH

CÁC LỰC LƯỢNG TRÊN BỘ BẮC VIỆT NAM

THAM MƯU TRƯỞNG

BIÊN BẢN HỌP

NỘI DUNG:

Cuộc hành quân Castor (chiếm ĐIỆN BIÊN PHỦ)

I. Ngày 17 tháng 11 năm 1953, từ 16 giờ 30 phút đến 17 giờ 30 phút, đã có
cuộc họp tại Hà Nội, trong văn phòng tướng Navarre và do tướng Navarrc chủ
trì.

Trước đó, tướng Navarre đã nói chuyện riêng với tướng Cogny.

II. Trong cuộc họp này, tướng Navarre hỏi các tướng Basson, Dechaux và
Gilles xem các vị ấy có ý kiến gì phản bác cuộc hành quân không vận chiếm
Điện Biên Phủ, được đặt tên Castor, hay không.

Tất cả các vị tướng đều đồng lòng phản đối cuộc hành quân này, họ nêu
những ý kiến phản bác về chiến thuật hoặc kỹ thuật.

Đặc biệt tướng Dechaux lưu ý là duy trì thêm một căn cứ không vận này
nữa sẽ gây thêm gánh nặng cho tiềm lực về máy bay vận tải và vì thời tiết ở
châu thổ và trên lòng chảo ĐIỆN BIÊN PHỦ thường không giống nhau, ta
chắc chắn sẽ gặp khó khăn trong việc bảo đảm tiếp tế đàng hoàng cho căn cứ
ấy.

III. Tuy nhiên, tướng Navarre vẫn giữ quyết định thực hiện cuộc hành quân
Castor và đưa ra các lập luận sau:

về chiến lược: Bảo vệ Lào.

về kinh tê. Nắm lấy nguồn gạo, nhất là trong lòng chảo ĐIỆN BIÊN PHỦ.

Thứ tư ngày 18 tháng 11

Đô đốc Cabanier đến Sài Gòn.

Thứ sáu ngày 20 tháng 11

Thá dù 3 tiểu đoàn xuống Điện Biên Phủ. Tướng Navarre và Đô đốc
Cabanier gặp nhau ở Sài Gòn.

ĐIỆN MẬT MÃ CỦA NAVARRE GỬI PARIS

Mật.
Nơi gửi: Trung tướng Tổng tư lệnh.

Vì đại đoàn 316 chuyển quân lên Tây Bắc uy hiếp LAI CHÂU nghiêm
trọng và có nghĩa là các khu du kích của ta trên vùng cao sẽ bị diệt trong thời
gian ngắn, tôi quyết định một hoạt động nhằm vào ĐIỆN BIÊN PHỦ, là căn
cứ hành quân dự kiến của 316; tái chiếm ĐIỆN BIÊN PHỦ còn có ý nghĩa bảo
đảm an toàn cho LUÔNG PRABANG; nếu không, trong vòng vài tuần nữa,
LUÔNG PRABANG sẽ gặp nguy cơ trầm trọng.

Cuộc hành quân đã bắt đầu sáng nay với việc thả dù đợt đầu gồm 2 tiểu
đoàn dù, vào 10 giờ 30 phút. Đợt hai gồm 1 tiểu đoàn được tăng cường bằng
một bộ phận của một đội DKZ 75 đã nhảy dù hồi 15 giờ. Một cuộc đụng độ
được ghi nhận vào buổi trưa tại trung tâm thị trấn đã kết thức có lợi cho ta.

Cuộc đổ quân bằng đường không sẽ được tiếp tục ngày mai để lập lại liên
lạc đường bộ giữa LUÔNG PRABANG và ĐIỆN BIÊN PHỦ. Khi liên lạc
được tái lập, ĐIỆN BIÊN PHỦ sẽ được giữ bằng một lực lượng biệt phái hỗn
hợp gồm các lực lượng của Bắc Việt Nam và Lào.

Trân trọng.

NAVARRE.

Thứ bảy ngày 21 tháng 11


VĂN PHÒNG CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG

TỔNG THƯ KÝ THƯỜNG TRỰC QUỐC PHÒNG

HỘI ĐỒNG QUỐC PHÒNG

Ban Thư ký Số 876/CDN

Tổng Thư ký Thường trực về Quốc phòng

Thư ký Hội đồng Quốc phòng

GỬI
Ông MARC JACQUET.

Tổng trưởng tại Văn phòng Chủ tịch Hội đồng.

NỘI DUNG: Họp Hội đồng Quốc phòng

ngày 13 tháng 11 năm 1953.

Tôi trân trọng chuyển đến ông những quyết nghị sau đây của Hội đồng
Quốc phòng trong cuộc họp ngày 13-11-1953 liên quan đến vấn đề số B1.

TRÌNH BÀY TÌNH HÌNH ĐÔNG DƯƠNG

Hội đồng Quốc phòng:

Đánh giá tầm quan trọng của kết quả đạt được qua các chiến dịch gần đây
ở Đông Dương, có lời khen ngợi Tổng tư lệnh và toàn quân.

- Cho rằng nếu muốn tăng cường thêm phương tiện quân sự của Liên Hiệp
Pháp cho chiến trường Đông Dương, sẽ phải làm suy yếu quá đáng lực lượng
của ta ở châu Âu và Bắc Phi và hậu quả bất lợi cho sự suy yếu ấy sẽ nghiêm
trọng đối với vị trí nước Pháp trên thế giới hơn là những kết quả có thể chờ
đợi từ việc gửi thêm quân sang Viễn Đông sẽ làm cho vị trí của nước Pháp
được thuận lợi hơn, quyết định giữ ở mức nêu trong chỉ thị ngày 11 tháng 9
năm 1953 về chi viện và thay quân. Chỉ thị này đã được Bộ trưởng Quốc
phòng chuyển cho Tổng tư lệnh và do đó, Tổng tư lệnh sẽ phải điều chỉnh kế
hoạch của mình cho phù hợp với phương tiện được cung cấp cho ông.

Tổng trưởng phụ trách quan hệ với các Quốc gia liên kết có nhiệm vụ
thông báo quyết nghị này cho Đại tướng Tổng tư lệnh và khẳng định lại với
ông ta rằng:

- Mục tiêu của hoạt động chúng ta tại Đông Dương là dẫn đối phương đến
chỗ thừa nhận là họ không thể giành quyền quyết định quân sự.

- Cần tạo thuận lợi tối đa cho việc phát triển các lực lượng quân đội Việt
Nam mà nghĩa vụ chủ yếu là tích cực tham gia công cuộc bình định các vùng
ta đang kiểm soát, nhưng không vì vậy mà loại trừ vai trò của họ bên cạnh lực
lượng viễn chinh.

Ký tên : J . MONS

Thứ bảy ngày 21 tháng 11


Trong giai đoạn 2 của Castor, không quân cố gắng tăng cường độ nhảy dù
bằng cách bay trên địa phận nhảy dù thành từng tốp năm hay sáu chiếc
Dakota. Nhưng để cách làm này đem lại sự cải tiến chắc chắn, thì cả một dây
gồm 24 lính dù phải có thể rời máy bay cùng trong một lần bay qua. Cần ít
nhất là một phút. Nhưng với tốc độ chậm, chiếc Dakota cũng vượt hơn 3km.
Địa bàn bị trải ra quá rộng. Chỉ thả dù được phân nửa quân số và quay trở lại
lần thứ hai. Một máy bay đơn độc linh hoạt hơn một phi đội năm hay sáu
chiếc: Có khi cần đến nửa giờ để tất cả nhảy dù xong nếu như họ thuộc một
tốp. Cách làm thể nghiệm trên vì thế bị bỏ.

Cuối ngày thứ hai, máy bay vận tải đã cho nhảy dù 4545 người và 190 tấn
hàng với 248 vòng bay, có B26 bảo vệ. Ban chỉ huy không quân được hình
thành. Nó mang tên “Torri Đỏ”, tên gọi tắt của Torricelli, nhà vật lý đã phát
minh hậu quả của áp suất khí quyển. Ban chỉ huy này bắt đầu phối hợp hoạt
động của máy bay chiến đấu. Máy bay tiêm kích được dùng để tấn công các
trục đường giao thông.

Toàn bộ quân đội nhân dân có 6 đại đoàn bộ binh, mỗi đại đoàn có 3 trung
đoàn, lực lượng phòng không và các đơn vị vận tải, 7 trung đoàn độc lập, 27
tiểu đoàn cấp tỉnh, 143 đại đội cấp huyện và 1 đại đoàn nặng được cơ giới hóa
một phần, gồm các đơn vị pháo binh và công binh thường là các đơn vị rời.
Ngoài ra cả nước có 50.000 du kích, 170000 chiến sĩ tập hợp thành bốn khu
quân sự, dưới quyền một bộ tổng tham mưu có các bộ phận lãnh đạo chính trị,
tình báo và hậu cần, quân nhu trực thuộc.

Chắc chắn là ông Giáp đã đọc các quy tắc quân sự của Tôn Tử. Ông ta còn
lấy quy tắc này của Tôn Tử làm của mình: “Nếu chiến tranh diễn ra trên chính
đất nước của ngươi, và nếu kẻ thù đem tất cả lực lượng tràn vào khi ngươi
chuẩn bị chưa xong, hãy nhanh chóng tập hợp quân đội nhờ các nước láng
giềng cứu giúp, chiếm ngay những nơi địch thèm muốn, xây dựng các vị trí ấy
thành nơi phòng ngự, cho dù chỉ để tranh thủ thời gian, hãy quấy rối các đoàn
xe địch, hãy ngăn chặn đường đi để địch đến đâu cũng bị phục kích và phải
đánh để tiến lên. Nông dân đóng góp nhiều và giúp ích cho ngươi hơn là chính
binh sĩ của ngươi. Hãy làm cho nông dân hiểu là họ phải ngăn chặn không cho
địch cướp của cải của họ, bắt cha mẹ, vợ con họ. Đừng chỉ ở trên thế phòng
ngự, hãy ném quân du kích vào hậu phương địch, đánh liên tục làm địch mệt
mỏi, khi ở phía này, khi ở phía kia. Phải làm địch ân hận vì sự táo bạo của
chúng và buộc phải rút lui, chỉ thu được chiến lợi phẩm duy nhất là nỗi nhục
chiến bại”.

Chủ nhật ngày 22 tháng 11


Trên sân bay đã được san phẳng một phần, ngày hôm đó chiếc Beaver đầu
tiên đã hạ cánh, chở đầy xe đạp. Đó là một chiếc máy bay nhỏ, cánh cao, được
nghiên cứu ban đầu để dùng cho các nhân viên lâm nghiệp trong rừng Canada,
ở đây máy bay này được dùng như tắc xi. Nó hạ cánh và cất cánh gần như ở
đâu cũng được. Nó đơn giản và chắc chắn, nên đã làm giàu cho người sản xuất
ra nó. Chiếc Beaver chở thương binh ở lượt về. Một nhóm sĩ quan chờ chiếc
Beaver thứ hai đã được thông báo. Trong số sĩ quan này có Gilles, đang vui
vẻ. Để đùa vui, bằng một động tác của người quen chơi bóng bầu dục, ông
quật ngã xuống đất người phóng viên một tạp chí chính thức ở Sài Gòn, cô
Brigitte Friang dũng cảm, cô đã nhảy dù xuống hôm qua. Cogny bước ra từ
chiếc Beaver thứ hai.

Thứ hai ngày 23 tháng 11


Trích một văn thư của tướng Blane gửi Chủ tịch Hội đồng tham mưu
trưởng:

“Cho đến nay, bộ tư lệnh đã luôn luôn thận trọng tránh can dự vào lĩnh vực
chính trị. Theo sự chỉ đạo của chính phủ, bộ tư lệnh đã cố gắng tăng cường về
quân sự ở Đông Dương, nhưng không bao giờ giấu rằng giải pháp (cho vấn đề
Đông Dương) không thể trông cậy ở một chiến thắng của quân đội chúng ta.
Nhiều lắm chỉ có thể lợi dụng những thành công cục bộ, để tìm cách thương
lượng.”

Vấn đề lớn chính trị hiện nay vẫn là Cộng đồng Phòng thủ châu Âu và các
phe không thống nhất với nhau. Washington thông báo không chính thức là
một hội nghị sắp được triệu tập ở Bermudes gồm Tổng thống Eisenhower,
ngài Winston Churchill và người đứng đầu Nhà nước Pháp. Phần còn lại,
Navarre đã biết rồi.

Từ ba ngay nay, những người ủng hộ và những người phản đối C.E.D.
(Cộng đồng Phòng thủ châu Âu) đối dầu với nhau ở điện Bourbon. Le Canard
Enchanné (tạp chí châm biếm của Pháp - ND) vừa đăng trong số ra tuần này
một tranh biếm họa có những chính khách trong một ván đấu vật tự do. Trong
số các đấu thủ có tướng De Gaulle, bị ông Antoine Pinay tóm cổ và ông Van
Delbos bẹo tai.

Trong cuộc họp báo ngày 12 tháng 11, tướng De Gaulle đã nhắc lại ý kiến
phản đối quân đội châu Âu. Bởi vì vòng một cuộc bầu cử Tổng thống sẽ bắt
đầu ở Versailles ngày 17 tháng 12, các ứng viên muốn kế vị ông Vincent
Auriol bắt đầu cuộc vận động tranh cử của họ một cách kín đáo.

Trong ngân sách 1954 mà Bộ trưởng Tài chính, ông Edgar Faure, đã trình
bày ngày 5 tháng 11 có dự kiến 100 tỉ chi phí chiến tranh. Giới đại học than
phiền họ bị hy sinh cho các nhà quân sự và các quan tòa và họ đã bãi công
ngày thứ hai ngày 9 tháng 11.

Ông Joseph Lamel phải thuyết phục bạn ông là Douglas Mac Arthur, là
người có nhiều ảnh hưởng đối với tướng Eisenhower, về sự cần thiết của kế
hoạch Navarre và trình bày là Pháp phải từ bỏ kế hoạch này vì thiếu kinh phí.
Đến mức là ta sắp bỏ Đông Dương vì không còn đủ sức. Ông Laniel tuyên bố
trước Quốc hội ngày 27 tháng 10: “Chính phủ của tôi sẵn sàng nắm lấy mọi cơ
hội đề thực hiện hòa bình, dù cơ hội ấy gặp được ở Đông Dương hay trên bình
diện quốc tế”. Nỗ lực duy nhất có thể yêu cầu ở nước Pháp là tiếp tục giữ
vững bên đó một thời gian nữa với những con người, nhưng không phải là với
tiền bạc nữa”?

Ở Ma rốc, rối loạn gia tăng, có những vụ mưu sát. Một vụ phá hoại đường
sắt Casablanca - Alger làm nhiều người chết. Đến lượt Si Bekkai, cựu Tổng
trấn Sefrou, từ chối không chịu công nhận vua mới của Thổ Nhĩ Kỳ do nước
Pháp áp đặt sau khi truất phế và đưa Sidi Mohamemd Ben Youssef đi lưu
vong.

Ở Tunis, không khí bớt căng thẳng, 20 người Tuynidi được ra khỏi trại
giam Tataouine, chế độ giam giữ ở đó cũng dịu bớt. Tổng trú sứ mới, ông
Voizard, vừa thay ông De Hauteclocque, tìm cách xóa cấp vết các vụ càn quét
và tìm một cơ sở thỏa thuận.

Ở Angiêri, không gì xảy ra, ít nhất, người ta tưởng là vậy. Tổ chức đặc
biệt, thành lập năm 1947 tại đại hội của Phong trào vì sự thắng lợi của các
quyền Tự do dân chủ (M.T.L.D) do Messali Hadj chủ trì, hình như đã bị đè
bẹp. Những thành viên của tổ chức này mà chưa bị bắt đều đã bỏ trốn vào
chiến khu; họ nghe từ khắp nơi vang tiếng kêu đòi cách mạng và bắt đầu tích
lũy vũ khí.

Thứ tư ngày 28 tháng 11


Sân bay Điện Biên Phủ được công nhận dùng được cho máy bay Dakota.

Khối cơ động chiến lược của Việt Minh chuẩn bị rời vùng châu thổ.

Đô đốc Cabanier trở về Paris.

Nhận lệnh của tướng Võ Nguyên Giáp.

Sau đây là chi tiết những dự báo của thiếu tá Levain. Đối với đại đoàn 316,
trung đoàn 98 và ban chỉ huy đại đoàn đã xuất phát ngày 24 tháng 11, có lẽ sẽ
đến Tuần Giáo trong đêm 8 rạng ngày 9 tháng 12; trung đoàn 174 bị chậm trễ
vì máy bay ném bom. Một đại đội công binh phải xây cầu trên sông Đáy ở
Vạn Yên; một đại đội khác, làm hai phà ở quãng Phúc Yên và Yên Bái để
6000 người có thể qua sông chỉ trong một đêm, kể từ ngày 3 tháng 12.

Đại đoàn 308 đang có nhiệm vụ ở châu thổ được lệnh chuẩn bị qua sông
Hồng về phía Tây Bắc và mang theo một đội 250 chuyên viên để chuẩn bị
chiến trường. Cuối cùng, đại đoàn 304 bắt đầu chuyển quân về phía Vạn Yên.

Nhiều thông tin khác liên quan đến vấn đề trang bị vừa bắt được qua vô
tuyến. Con đường Tạ Khon - Cò Nòi, đoạn đường song song với hỏa tuyến
(dùng làm đường vòng khi đường chính không dùng được) quan trọng nhất
nằm giữa thung lũng sông Đáy và tỉnh lộ 41 sẽ là trục đường chính của Điện
Biên Phủ, liên tục bị dội bom, đã được sửa lại và nhiều xe tải đi qua đó.

Le Canard Enchaincé, trong số ra ngày hôm đó ở Paris, không chia sẻ sự
hào hứng của báo chí Pháp nói không đối với chiến dịch Điện Biên Phủ. Bên
cạnh bức ảnh ông Letourneau, ứng viên vào điện Élysée, được gọi là “hoàng
tử xứ Galles của M.R.P.” (Ứng viên vào điện Élysée, ứng cử viên tổng thống.
M.R.P.: Mouvement des Republicaine Populafires, tức phong trào Cộng hòa
Bình dân, tổ chức chính trị lớn nhất của phe hữu ở Pháp lúc bấy giờ. (ND)),
mặc chiếc áo giăc két và cái quần ống túm xoắn tít, tờ báo đăng lại ngay trang
nhất một câu của thông tin viên báo Figaro: “Quân Việt chờ ta trong các chiến
hào trên sân bay”, và cho thêm: “Nếu người ta hiểu không sai, đôi bên đều bị
bất ngờ”.

Thứ năm ngày 26 tháng 11


Với những phương tiện riêng mình có, Cogny vẫn có thể hành động. Ông
gửi điện đề nghị tấn công Thái Nguyên và Chợ Chu. Navarre trả lời là ông
cũng nhìn tình hình và triển vọng mới cùng một hướng với Cogny và ngày 28
tháng 11 họ sẽ cùng nhau xem xét những khả năng mới mở ra.

Chuyển thương binh chuyến đầu tiên giữa Điện Biên Phủ và Hà Nội. Trên
máy bay Dakota quân sự, rất dễ treo 24 băng ca, trên máy bay Dakota dân sự
và Bristol chỉ treo được non nửa số đó. Độ cao hơn 2000 mét trong khoang
máy bay không có điều áp làm cho việc truyền huyết thanh và truyền máu cho
thương binh không an toàn. Cô Valérie de La Renaudie phụ trách chăm sóc
thương binh trong chuyến bay này.

Phi công dân sự Henri Bourdena phác họa tình cảnh: “Cuộc hành quân
Castor bắt đầu đã được một tuần. Ở Luông Prabang, tôi chở một chiếc xe tải
lớn đến Điện Biên Phủ, là nơi tôi sẽ hạ cánh lần đầu, đường băng đã mở, tuy
vẫn còn rất tồi. Quanh sân bay, người ta vẫn đang nhảy dù tấp nập. Phần lớn
các cây to và đẹp quanh đường băng đã được đẵn đi, nhưng vẫn còn cây cối
làm cho khung ảnh rất mát mắt. Hoạt động ở đây có qui mô đến nỗi Nà Sản có
lẽ chỉ là một cuộc picnic, so với Điện Biên Phủ. Tướng Gilles có mặt, với
chiếc bê rê đỏ, cái băng mắt màu đen và chiếc gậy, xe cộ cày xới trong cỏ. Một
cái chòi canh, cắm đầy ăng ten, trông như đài quan sát, chiến hào và rào dây
gai mọc lên nhiều thấy rõ. Chỉ có một xác chết, bó trong vải dù để lòi ra đôi
giày to tướng, là bất chấp quang cảnh nhộn nhịp ấy”

Một đơn vị mang tên binh đoàn cơ động của dân quân Lai Châu, có nhiệm
vụ bảo vệ cuộc hành quân Castor từ xa, mới đến Điện Biên Phủ: 7 đại đội lính
Thái từ vùng Yên Cừ ở phía Bắc xuống, mỗi hàng quân có lá cờ Pháp đi đầu
để tránh máy bay ném bom nhầm. Tay phải áp sát khẩu tiểu liên bên hông,
nòng súng gác lên vai, mấy con ngựa Thái thấp bé chở đầy thùng đạn và bao
gạo, họ tiến đến dưới quyền chỉ huy của viên đại úy Bodier béo tốt, nhà nuôi
lợn và rể của người đứng đầu liên minh xứ Thái: Ngài Đèo Văn Long, một
lãnh chúa hùng mạnh và quỷ quyệt, giữ chức chủ tịch, Điện Biên Phủ là một
phủ trực thuộc tỉnh này, nằm trong lãnh thổ hoàng gia và được hưởng quy chế
đặc biệt dành cho dân tộc thiểu số. Trung tá Trancart chỉ huy vùng Lai Châu,
quan hệ giữa bộ chỉ huy quân sự và quyền lực phong kiến của ông Đèo Văn
Long được giao cho đại úy Bordier.

Thứ bảy ngày 28 tháng 11


Tướng Navarre đến Hà Nội.

THÔNG TIN CỦA COGNY, MÀ NAVARRE LẤY LÀM NGHI NGỜ

Cogny mô tả tình hình cho tướng Navarre: Ba đại đoàn địch trong đó có
đại đoàn nặng 351 đang lên đường để gặp đại đoàn 316 trong vùng Điện Biên
Phủ. Hôm đó, ta bắt được bức điện của bộ phận hậu cần đòi Thanh Hóa cấp
1.000 tấn gạo cho vùng Tây Bắc trước ngày 30 tháng 12. Dưới mắt Navarre là
cả bức tranh về hoạt động dự kiến của Việt Minh.

Lúc đó, Cogny trình bày cuộc hành quân mà ông đã chuẩn bị: Viên phó
của ông, tướng Masson và đại tá Vanuxem đã dùng máy bay đi trinh sát; mệnh
lệnh đã sẵn sàng. Phương tiện thì Cogny cũng có sẵn. Để mặc đại đoàn 308 bắt
đầu chuyển quân, Cogny sẽ bám sát 312, tấn công hoặc buộc nó phải quay lại,
và sẽ phá hủy cơ sở hạ tầng của vùng Thái Nguyên cách Hà Nội 60 km và Chợ
Chu, cách Hà Nội 86 km về phía Bắc. Ông sẽ rút đi trước khi đại đoàn 304
đến, đại đoàn này đang đóng quân ở vùng lân cận, bằng cách lôi kéo 312 về
phía đường lộ, xuống phía Nam.

Cái mục này trong nghệ thuật quân sự, liên quan đến việc vận chuyển và
tiếp tế cho quân đội, vốn là cơ sở của chiến lược, đại tá Berteil gọi nó là “bảo
dưỡng quân đội” và định nghĩa nó như sau, trong tác phẩm “Từ Clausewitz
đến chiến tranh lạnh của ông: “Đó là vấn đề cung cấp và tập hợp để sẵn sàng
sử dụng tất cả những nguồn hàng cần thiết cho đời sống của binh sĩ và cho
diễn biến chiến dịch, hàng ấy phải được phân phối liên tục, một cách phù hợp,
cung cấp trước và một cách chắc chắn… Chiến lược và chiến thuật bây giờ có
nhịp độ dồn dập. Khối lượng và trọng lượng hàng cần vận chuyển không
ngừng tăng lên và đa dạng hóa, chính khả năng bốc dỡ hàng, tức phương tiện
vận chuyển và tính linh hoạt của công tác hậu cần quyết định sự cơ động chiến
lược”.

Chủ nhật ngày 29 tháng 11


Tướng Navarre và tướng Cogny thăm Điện Biên Phủ.

Ngày 12 tháng 11, ở Luxembourg, ông Laniel tuyên bố ông sẽ rất vui
mừng tiếp nhận một giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột. Có phải là để đáp
lại ông chăng? Thông qua tòa đại sứ Thụy Điển ở Bắc Kinh, người ta vừa
công bố ở Paris bản dịch năm câu trả lời của ông Hồ Chí Minh cho ông Svante
Lorgren, thông tín viên báo Express.

Nội dung chủ yếu lời ông Hồ Chí Minh có thể tóm tắt như sau: Nếu chính
phủ Pháp muốn đình chiến, chính phủ Việt Minh sẵn sàng xem xét những đề
nghị của Pháp. Chính phủ Pháp có trách nhiệm ngừng cuộc xung đột. Cơ sở để
đình chiến là thực sự tôn trọng độc lập của Việt Nam. Việc thương thuyết đình
chiến là việc của Pháp và Việt Nam, nhưng sáng kiến của một nước trung lập
sẽ được đón nhận tốt. Đế quốc Mỹ muốn chiếm chỗ của Pháp ở Việt Nam.

Trong nội bộ chính phủ Pháp, người ta đã thấy Việt Minh chấp nhận
thương lượng, và ông Paul Reynaud, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, bắt
đầu muốn tiếp xúc sơ bộ với Trung Quốc hay thậm chí cả với Việt Minh.

Jean Lacouture tiết lộ, trước đó hai ngày, trong một phiên họp đêm, khi
Quốc hội sắp có ý kiến về chính sách của chính phủ ở châu Âu, ông Rene
Pleven, Bộ trưởng Quốc phòng, rồi ông Joseph Laniel yêu cầu nghị sĩ đảng Xã
hội Alain Savary tiếp xúc với Việt Minh để tìm cách thăm dò xu hướng thật
của họ. Ông Savary cho biết ông sẵn sàng làm việc đó. Nhưng khi hỏi ý kiến
Bộ trưởng Ngoại giao, ông này phủ quyết dự án.

Khi còn là cố vấn Liên hiệp Pháp, ông Savary đã có những tiếp xúc tương
tự vào năm 1949, trong một chuyến đi tìm hiểu, dù không được sự đồng ý của
Cao ủy Pháp ở Đông Dương, ông Pignon. Người ta đã đến đón ông Savary ở
vùng ngoại ô Sài Gòn và sau khi đi bằng tam bản qua vùng của phía bên kia,
ông gặp vị tướng của quân phiến loạn (chỉ Việt Minh - ND) chỉ huy vùng phía
Nam và nhiều luật sư, bác sĩ đã theo Việt Minh. Họ bảo ông: “ông hãy cố
thành công nhanh lên, trước khi chúng tôi thành cộng sản”.

Chính vào lúc đó, ông yêu cầu chính phủ cho phép ông gặp ông Hồ Chí
Minh. Ông muốn có câu trả lời tại Hà Nội và ông ở Hà Nội. Nhưng trả lời
chậm đến quá làm ông nản và quay về Paris, ở đó rốt cuộc ông mới nhận được
trả lời. Chính phủ từ chối không cho ông Savary quay lại.

Cũng như bốn năm trước, người ta dừng lại ở đó. Câu trả lời của tướng
Navarre cho câu hỏi do chuẩn đô đốc Cebanier chuyển đến cũng góp phần vào
thái độ này của chính phủ.

Thứ hai ngày 30 tháng 11

Tướng Cogny gặp đại tá De Castries và cho ông ta đọc chỉ thị mà ông mới
viết cho chỉ huy trưởng Điện Biên Phủ: “Ngay từ nửa đầu tháng 12, địch sẽ có
thể tiếp cận hệ thống của ta sát hơn và tìm cách chọc thủng bằng những cuộc
cường tập hay có nhiều khả năng hơn là những cuộc đột kích sau khi xâm
nhập, với quân số tương đương một đại đoàn. Kể từ ngày 25 tháng 12, họ sẽ
có khả năng duy trì hoạt động mạnh trên toàn khu vực với quân số hai đại
đoàn, trong đó có một đại đoàn tinh nhuệ, có pháo yểm trợ” . Trước một đối
thủ cỡ đó, một đối thủ sẽ trừng trị bất cứ sai lầm nào, chàng kỵ sĩ Castries sôi
nổi sẽ có thể tỏ rõ tài trí của mình.

THÁNG MƯỜl HAI 1953


Tình hình khí tượng:

Từ ngày 1 đến ngày 4, thời tiết tốt, trừ buổi sáng ở vùng cao.

Thứ ba ngày 1 tháng 12.


Tuyên bố của ông Hồ Chí Minh với báo Expresson được Công bố ở
Matxcơva và bị chính phủ Việt Nam kiểm duyệt ở Hà Nội. Tờ nhật báo tiếng
Pháp Entente đã ra ở Hà Nội với ba phần tư trang nhất bị đục trắng.

Tướng Navarre vào Sài Gòn và tước mất của lực lượng Bắc Kỳ binh đoàn
cơ động số 2 (3 tiểu đoàn, 1 đội pháo và 1 đơn vị công binh) mà ông dành cho
cuộc tấn công của mình ở Trung Trung Kỳ.

Sáu máy bay tiêm kích F8F Bearcats lấy từ châu thổ được bố trí ở Điện
Biên Phủ. Người ta xây ụ bằng bao cát để bảo vệ chúng. Sáu chiếc khác được
đặt ở sân bay Xiêng Khoảng, cách đó 220 km về phía Nam, trong Cánh Đồng
Chum. Người ta thúc công binh làm nhanh công tác tu sửa sân bay Viêng
Chăn, xa hơn nữa về phía Nam, để đem B26 đến đó vì mùa đông sắp tới, vùng
châu thổ (sông Hồng - ND) sẽ chìm dưới đám mây mù dày đặc và một thứ
mưa mà người Việt Nam gọi là mưa bụi hay mưa bay (tiếng Việt trong nguyên
tác - ND), mưa này giúp lúa mới cấy lớn nhanh. Máy bay cất cánh và hạ cánh
sẽ khó khăn hơn, trong lúc ở triền bên kia của vùng cao, trời quang mây hơn.
Nhưng các căn cứ không quân bên đó không được trang bị để đón máy bay
hạng nặng.

Có dự kiến trong trường hợp Điện Biên Phủ bị đe dọa trực tiếp, 4 trong số
6 máy bay tiêm kích ở đó sẽ bay đi Xiêng Khoảng ngay.

Tuy nhiên số máy bay đó bị hao mòn đến nỗi trong 16 máy bay ít khi nào
thấy được 4 chiếc có thể bay với những thùng xăng chở theo, vì chúng tiêu thụ
hơn 20 lít mỗi giờ thay vì 16. Từ căn cứ Cát Bi, gần Hải Phòng, chúng phải
bay 800 km để đến Điện Biên Phủ và quay về. Điều kiện chiến đấu làm mức
tiêu thụ xăng tăng cao đáng kể vì phải bay với tốc độ cao, chúng sẽ không thể
ở lại quá mười phút trên bầu trời Điện Biên Phủ. Tướng Navarre không phải
không biết điều đó. Chính vì có điều đó nên người ta mới quyết định giữ
thường xuyên 6 Bearcats ngay trên sân bay Điện Biên Phủ. Như vậy mọi việc
coi như được giải quyết, vì địch sẽ không thể đến gần hơn 8 km.

Máy bay B26 có khả năng lớn hơn. Chúng có đại liên ở mũi và trên tháp
pháo, đồng thời chở bom nên có thể làm đủ mọi công tác tại chiến trường:
Yểm trợ trực tiếp cho các đơn vị đang chiến đấu, phá đường giao thông và kho
tàng, hỗ trợ máy bay vận tải. Thế nhưng chỉ có hai phi đoàn B26 ở Đông
Dương, một phi đoàn ở Cát Bi, gần Hải Phòng, phi đoàn Tunisie, phi đoàn kia
ở Đà Nẵng, liên phi đoàn Gascogne, tổng cộng là 35 chiếc.

Tướng Navarre cũng biết thế. Có thể ông không biết là mỗi phi đoàn B26
chỉ có ba xe đẩy và một cần trục để gắn bom dưới bụng máy bay và những
dụng cụ ấy đang trong tình trạng tồi tệ. Nhưng ông không thể không biết là
không có đủ tổ lái cho số máy bay trên và các tổ lái ấy không phải tất cả đều
sẵn sàng cho công tác mà người ta sẽ yêu cầu họ.

Có lẽ vì vậy mà ông đã yêu cầu chi viện B26. Song không quân đang trong
quá trình đổi mới cơ chế đề phòng cuộc xung đột ở châu Âu đã tuyên bổ
không thể đáp ứng yêu cầu của ông vì B26 là loại máy bay chỉ có thể có mặt
trong một cuộc xung đột loại chiến tranh thuộc địa.

Bị hao mòn sau cuộc chiến tranh vừa qua (chỉ chiến tranh Thế giới thứ II -
ND), chúng hụt hơi khi săn lùng trong rừng rậm của vùng cao để phát hiện các
đại đoàn địch trên đường hành quân, các xe tải được ngụy trang bằng cành lá
làm chúng lẫn vào cảnh vật chung quanh. Ngay khi được báo tin máy bay sắp
đến, các đoàn quân tỏa ra hai bên đường và lẫn vào cây cỏ, xe cộ cùng lánh
vào rừng và nằm im. Đường sá thường chỉ sử dụng ban đêm, ban ngày hoàn
toàn vắng vẻ, rừng già có vẻ hoang vắng và sông suối chừng như không thể
vượt qua.

Người ta thả bom trên những cung đường bắt buộc, có khi không trúng
mục tiêu hoặc chỉ gây những thiệt hại nhanh chóng được tu bổ. Ở Điện Biên
Phủ, địch đã chiếm lĩnh các triền dốc đầu tiên và hàng đàn B26 bay qua bên
cạnh những đoàn bộ binh được ngụy trang hay đã xuống hầm.

Thứ tư ngày 2 tháng 12


Bởi vì người ta tiếp tục bình luận khác nhau về bài phỏng vấn ông Hồ Chí
Minh, chính phủ Pháp nhắc lại là mình đã hai lần nêu rõ lập trường của mình
và đề nghị Việt Minh cho biết lập trường của họ bằng con đường chính thức.
Lập trường ấy sẽ được xem xét, có sự thỏa thuận với các Quốc gia liên kết,
thành viên Liên hiệp Pháp, trong tinh thần làm tất cả để tái lập hòa bình lâu
dài, bảo đảm độc lập cho các quốc gia, đồng thời tự do và an toàn cho mọi
công dân. Đó là một công thức mơ hồ tưởng có thể cứu vãn tất cả cùng một
lúc.

Ở Việt Nam, người ta có phản ứng trái ngược nhau, Đức Hoàng đế Bảo
Đại tuyên bố với báo Le Monde là người ta không có bất cứ yếu tố nào cho
phép đánh giá những lời tuyên bố ấy đúng là của ông Hồ Chí Minh, chúng có
vẻ đáp ứng những mối quan tâm mà chính phủ và Quốc trưởng Việt Nam
không thể đánh giá dược. Ngược lại, ông Nguyễn Văn Tâm, Thủ tướng và là
cha của tướng Hinh, trình bày một cách ít lúng túng hơn một quan điểm khác
hẳn, trong báo L’Express.
Không có nghi ngờ gì nữa về tính xác thực của lời tuyên bố, nó quả là của ông
Hồ Chí Minh vì đài phát thanh Việt Minh phát đi phát lại mãi. Theo ông Tâm,
sẽ là nông nổi, nếu không chịu biết đến nó và phải làm cho ông Hồ Chí Minh
khẳng định đề nghị ngưng bắn ấy bằng cách đề nghị với ông ta những điều cụ
thể, rõ ràng.

Trước khi ông Laniel đi dự hội nghị Bermudes, ở đó, cùng với ông
G.Bidault, Bộ trưởng Ngoại giao, ông sẽ gặp Tổng thống Eisenhower và ngài
Winston Churchill để nghiên cứu thái độ chung cần có trước các vấn đề lớn
của thế giới và đặc biệt là ở Đông Dương. Ông M.Jacquet đến gặp Chủ tịch
Hội đồng Bộ trưởng và hỏi ông phải chăng đã đến lúc thương lượng với ông
Hồ Chí Minh.

Ông Laniel trả lời phủ định mà không nói rõ đó là ý kiến của tướng
Navarre.

Thứ năm ngày 3 tháng 12


TỔNG TƯ LỆNH CÁC LỰC LƯỢNG TRÊN BỘ, TRÊN BIỂN VÀ
TRÊN KHÔNG Ở ĐÔNG DƯƠNG

BỘ THAM MƯU LIÊN QUÂN VÀ CÁC LỰC LƯỢNG TRÊN BỘ
PHÒNG BA

CHỈ THỊ:

Về việc tiến hành các chiến dịch TRONG VÙNG TÂY BẮC BẮC KỲ

I. Thắng lợi của cuộc hành quân Castor đã cho phép ta tái chiếm Điện Biên
Phủ và xây dựng ở đó một căn cứ không - bộ binh mà tầm quan trọng đã được
nhấn mạnh trong các công văn số 856/3/O/TS ngày 2 tháng 11 và số
886/3/O/TS ngày 14 tháng 11. Theo nguồn tin đáng tin cậy, bộ chỉ huy tối cao
của Việt Minh có vẻ vẫn nuôi hy vọng tiếp tục chinh phục xứ Thái và họ đang
chuẩn bị đưa lực lượng quan trọng lên Tây Bắc.

Ngay từ bây giờ, một đại đoàn đã đủ sức hoạt động chống lại hai căn cứ
Lai Châu - Điện Biên Phủ.

Khoảng cuối tháng 12, lực lượng lớn ấy có thể được tăng cường đáng kể
bằng những đơn vị chủ lực của Việt Minh.

II. Để chống lại các dự án ấy của địch, tôi quyết định chấp nhận giao chiến
ở Tây Bắc, trong điều kiện chung như sau:

1/ Việc phòng thủ vùng Tây Bắc sẽ tập trung vào căn cứ không - bộ binh
Điện Biên Phủ, căn cứ này phải được bảo vệ bằng mọi giá.

2/- Chúng ta sẽ chỉ tiếp tục chiếm đóng Lai Châu khi nào những phương
tiện hiện có cho phép ta bảo vệ căn cứ này mà không bị tổn thất. Trong trường
hợp bị đe dọa nghiêm trọng, các đơn vị P.T.E.O. của vùng Tây Bắc (Z.O.N.O),
gồm các tiểu đoàn Tabor, các đơn vị Bắc Phi, bộ tham mưu Z.O.N.O. sẽ rút
bằng đường bộ hay đường không về Điện Biên Phủ và việc phòng thủ xứ Thái
trắng sẽ được giao cho các đơn vị bổ sung, tiểu đoàn 301 lính Việt Nam và
đơn vị Thái trắng, hoạt động theo kiểu du kích.

Quyết định rút khỏi Lai Châu các đơn vị nêu trên sẽ tùy thuộc tướng tư
lệnh F.T.N.V (tức Cogny - ND).

3/ Liên lạc đường bộ giữa Điện Biên Phủ và Lai Châu (cho đến khi các
đơn vị ta rút đi) và với Lào-Mường Khoa sẽ được duy trì càng lâu càng tốt.

III. Cuộc chiến đấu sẽ do tướng tư lệnh F.T.N.V điều hành, ông được sử
dụng ở Tây Bắc các phương tiện sau đây:

(…)

IV. Vì lý do địa bàn Tây Bắc ở xa và hậu cần Việt Minh có những vấn đề
phải giải quyết, có lẽ trận đánh sẽ diễn ra như sau:

Giai đoạn chuyển quân, các đơn vị Việt Minh và hàng tiếp tế của họ tiến
lên Tây Bắc, giai đoạn này có thể kéo dài nhiều tuần.

Giai đoạn tiếp cận và trinh sát, trong giai đoạn này các đơn vị trinh sát sẽ
cố gắng xác định giá trị và các điểm yếu trong hệ thống phòng thủ của ta và
các đơn vị chiến đấu sẽ bố trí lực lượng và phương tiện. Giai đoạn này có thể
kéo dài từ 6 đến 10 ngày.

Giai đoạn tấn công kéo dài nhiều ngày (tùy phương tiện được sử dụng) và
sẽ kết thúc bằng thất bại của cuộc tấn công của Việt Minh.

V. Nhiệm vụ của lực lượng không quân:

1/ Cho đến khi có lệnh mới, nhiệm vụ của các lực lượng không quân là
yểm trợ lực lượng ta ở Tây Bắc, đây là nhiệm vụ ưu tiên, phải dùng phương
tiện tối đa. Để thực hiện nhiệm vụ này, tướng tư lệnh không quân Viễn Đông
sẽ tăng cường cho G.A.T.A.O. Bắc (Thực tế, việc tăng cường này đã được
thực hiện (Tg)

2/ Trong toàn giai đoạn chuyển quân và tiếp cận, nỗ lực tối đa về yểm trợ
hỏa lực sẽ nhằm vào các hoạt động riêng lẻ và các hoạt động này tập trung tấn
công các cuộc chuyển quân (Đặc biệt là các hoạt động vận chuyển bằng cơ
giới. (Tg)) ngày và đêm và đường giao thông của Việt Minh đi về hướng Tây
Bắc.

Những điểm cần tập trung phương tiện tối đa để tấn công là:

Trên trục đường 13 và đặc biệt là đầu mối giao thông ở Yên Bái và vùng
Tạ Khoa.

Trên đường 41, vùng Cò Nòi và vùng Hát Lót.

3/ Kể từ khi lưu lượng Việt Minh đã vào vị trí chiến đấu và cuộc tấn công
sắp bắt đầu, ưu tiên dành phương tiện tối đa để trực tiếp yểm trợ các đơn vị
Tây Bắc.

4/- Về việc thu thập tin tức tình báo, phải theo dõi chặt chẽ cả ngày và đêm
việc chuyển quân của các đơn vị lớn của Việt Minh.

- Ưu tiên theo dõi các đơn vị ở mặt Bắc châu thổ (308, 312, 351).

- Ưu tiên hai, sự chuyển quân của đại đoàn 325 về hướng Trung Đông
Dương.

5/ Việc vận chuyển đường không đã được quy định riêng.

6/ Nếu có địa bàn khác hoặc các đơn vị khác hơn là các đơn vị vùng Tây
Bắc (Trừ trường hợp có tình thế khẩn cấp đặc biệt nghiêm trọng, đòi hỏi phải
hành động lập tức.) xin yểm trợ của không quân, quyền quyết định thuộc về
tôi.

Qui định cuối cùng này không liên quan đến các hoạt động phục vụ chiến
dịch Ardèche.

Đại tướng NAVARRE

Đã ký:

NAVARRE
P.A. Đại tá BOULANGER

Đã ký:

BOULANGER

Thứ sáu ngáy 4 tháng 12


Hội nghị Bermudes khai mạc.

Quốc hội Việt Minh thông qua luật cải cách ruộng đất gồm 38 khoản.

Tại hiện trường, tướng Cogny cùng với Gilles và Castries phác họa hệ
thống phòng thủ. Thật vậy, vấn đề không phải là xây dựng các cứ điểm bao
quanh sân bay thành một vòng tròn, bởi vì chỉ cần vài phút là pháo sẽ làm câm
họng vài khẩu đại bác - đem đến bằng cách nào kia chứ - mà kẻ thù dám đặt
trên các đỉnh núi.

Hướng Đông và Đông Bắc có vẻ nguy hiểm nhất, vì kẻ thù sẽ từ đó hiện
ra. Gilles muốn lập một cứ điểm ở điểm cao 781, trên một quả đồi từ đó có thể
nhìn thấy gần hết triền núi mà quân Việt phải đi qua để xuống lòng chảo; và ở
điểm cao 1066, ngay trên đỉnh núi, từ đó ta sẽ ngăn chặn bước tiến của địch, ta
sẽ dùng máy bay ném bom ghìm địch dưới đất và kể cả dùng đạn cầu vồng của
pháo 155 nếu địch muốn mở cuộc hành quân để chiếm căn cứ ta.

Cogny muốn chiều ý Gilles về điểm cao 781. Song rốt cuộc ông thích điểm
cao 506 hơn, có một con đường tốt nối liền nó với toàn bộ khu căn cứ, trong
lúc chỉ có một đường mòn xấu để đến lòng vực sâu chạy dọc phía Nam điểm
cao 781. Còn xây một cứ điểm ở điểm cao 1066 thì làm sao có đường vào tiếp
tế cho nó? Cogny ngại binh lính bị bố trí ở đó sẽ cảm thấy mình bị hy sinh.

Ngay từ lúc đó, cái quan niệm vẻ một hệ thống liên hoàn để tấn công trong
tam giác Điện Biên Phủ - Tuần Giáo - Lai Châu mà người ta nhìn một cách lạc
quan cách đó vài ngày nay đã bắt đầu lung lay nhiều. Tin tình báo tới tấp bay
về cho biết địch đang chuyển quân để cắt mọi đường rút lui của những đơn vị
nào mưu toan đi từ Lai Châu đến Điện Biên Phủ bằng đường mòn Pavie.

Đồng tình với Gilles và Castries, Cogny cho rằng cần tránh đấm một cú
điếng người vào Tuần Giáo vì sẽ đấm vào chỗ trống không, ông chỉ dự định
mở cuộc hành quân trên đường mòn Pavie để cứu những đơn vị tìm cách rời
Lai Châu bằng đường xuyên rừng núi nếu không thể rút bằng đường không
được. Bởi vì ông cho rằng cần nhanh chóng chuồn khỏi thủ phủ của xứ Thái
nếu ông không muốn các tiểu đoàn ở đó bị mắc kẹt.

Thứ bảy ngày 5 tháng 12


DỰ ÁN RÚT QUÂN KHỎI LAI CHÂU

Trong đêm, ở cách Hải Dương, chỉ huy sở cũ của Cogny, 7 km về phía
Nam, trong vùng châu thổ, nghĩa là ngay giữa lòng lực lượng viễn chinh và
trong tầm đại bác của ta, đồn Gia Lộc bị 3 tiểu đoàn của trung đoàn 42 tấn
công chỉ cứu được bằng sự can thiệp của một đội quân có xe tăng và lực lượng
không quân, với 70 lượt máy bay Bearcats. Tình hình khí tượng tồi tệ, nhất là
quanh Hà Nội. Đêm không trăng, có lẽ chính vì thế mà địch mở cuộc hành
quân. Theo bản thông báo, hai bên đều bị thiệt hại nghiêm trọng.

Ở Điện Biên Phủ, Việt Minh đụng độ mạnh với một toán quân trinh sát do
đại tá Langlais, chỉ huy trưởng các đơn vị lính dù tham chiến, chỉ huy trên
đỉnh đèo hiểm trở giữa đường mòn Pavie và đường 41. Trận đánh làm chết
nhiều người của đôi bên kéo dài hơn một giờ và, theo thông tín viên báo Le
Monde, đã đến chỗ đánh giáp lá cà bằng gươm đao. Có thể đoán đó là những
đơn vị đã bị ta đuổi khỏi Điện Biên Phủ ngày 20 tháng 11 nay tập hợp lại. Lần
đầu tiên súng phòng không địch bắn rơi một chiếc Helcat trên bầu trời Điện
Biên Phủ, chiếc Helcat này thuộc phi đội tiêm kích số 11, trên hàng không
mẫu hạm Arromanches.

Cogny chuẩn bị rút khỏi Lai Châu. Ông dự kiến sẽ rút quân bất ngờ cả
bằng đường bộ và đường không. Sẽ rút bằng đường không vào ngày 6 và 7
tháng 12 các tiểu đoàn Tabor số 2, tiểu đoàn Bắc Phi và ban chỉ huy. Đó sẽ là
cuộc hành quân Pollux, anh em với Castor (Castor là tên đặt cho cuộc hành
quân chiếm Điện Biên Phủ ngày 20 tháng 11 năm 1953. Trong thần thoại Hy
Lạp, Pollux và Castor là hai anh em, con trai của thần Jupiter và nữ thần Léđa.
(NDJ ).

Tối 7 tháng 12 lực lượng chủ yếu gồm tiểu đoàn 301 lính Việt Nam, một
đại đội của tiểu đoàn 2 lính Thái từ Sìn Hồ xuống và một đại đội lính dù sẽ rời
Lai Châu theo đường mòn Pavie và qua đồn Mường Tông để đến Điện Biên
Phủ, nơi tất cả sẽ hội quân. Nhưng nếu tình hình cho phép, một phương án
khác mang tên Léda, mẹ của Poliux và Castor, dự kiến lực lượng chủ yếu này
cũng sẽ rút bằng máy bay.

Tình hình khí tượng:

Từ 5 đến ngày 8 tháng 12, phía Tây châu thổ trời rất nhiều mây dày đặc.

Thứ bảy ngày 5 tháng 12


Castor được thay bằng G.O.N.O. (Groupement opérationnel du nord-ouest,
binh đoàn tác chiến vùng Tây Bắc).

Chủ nhật ngày 6 tháng 12


Cuộc hành quân Pollux (rút bỏ Lai Châu).

LỆNH ĐỘNG VIÊN CỦA VIỆT MINH

Đại tướng Tổng tư lệnh gửi toàn thể cán bộ chiến sĩ mặt trận C.

Các đồng chí,

Cũng như các đồng chí đã làm mùa đông vừa qua để thực hiện mệnh lệnh
của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Trung ương đảng và Chính phủ, một lần nữa
các đồng chí lại sẽ lên đường tiến lên Tây Bắc để:

- Diệt lực lượng địch;

- Giải phóng đồng bào sống dưới ách thống trị của chúng;

- Giải phóng vùng bị địch chiếm.

Hiện nay, địch muốn chiếm đóng một vùng đất rộng lớn ở miền Tây Bắc
của ta để chia rẽ đồng bào ta, mua chuộc họ và gây rối loạn ở hậu phương ta.

Chúng ta phải sửa đường, vượt mọi trở ngại, khắc phục mọi khó khăn,
chiến đấu không bao giờ nhượng bộ, chiến thắng đói rét, khuân vác nặng nhọc
vượt qua núi, qua đèo, xuyên rừng, vượt núi đến tận sào huyệt địch để tiêu diệt
chúng và giải phóng đồng bào ta.

Mùa đông này, nhờ lòng căm thù đế quốc, phong kiến mà chúng ta đã học
tập được trong đợt chỉnh quân, chúng ta sẽ củng cố và phát triển những thắng
lợi của chiến dịch mùa đông 1952 và chúng ta sẽ chiến thắng.

Các đồng chí, tiến lên!

Ngày 6 tháng 12 năm 1953.

Đại tướng VỠ NGUYÊN GIÁP.

Thứ hai ngày 7 tháng 12


Đại tá De Castries thay tướng Gilles chỉ huy G.O.N.O.

Chỉ thị thứ hai của tướng Navane.

Điện Biên Phủ tiếp nhận các lực lượng từ Lai Châu rút về.

Theo viên tham mưu phó phụ trách hành quân là người luôn thúc giục
Navarre tiến hành Atlante, Việt Minh đang chiếm lĩnh ở Trung Trung Kỳ một
vị trí cho phép họ đe dọa Nam Kỳ. Phải tống họ ra khỏi chỗ đó và, bởi vì quân
đội Việt Nam làm không nổi, phải giao nhiệm vụ đó cho lực lượng viễn chinh.
Sau đó, ta có thể rút bất cứ lực lượng nào ta muốn để đưa ra Bắc Kỳ và, trong
giai đoạn cuối của kế hoạch (tức kế hoạch mang tên Navarre - ND), thanh toán
khối cơ động chiến lược của ông Giáp.

Chỉ thị của Navarre dài 10 trang, sau đó có các văn bản phụ. Chiến dịch
Atlante có ba giai đoạn về thời gian: Aréthuse, cần 25 tiểu đoàn bộ binh, 2 tiểu
đoàn công binh, 3 đội pháo; Axelle và cuối cùng là Attila, sẽ ngốn mất 45 tiểu
đoàn bộ binh và 8 đội pháo.

Dù về phần mình có nuôi ảo tưởng tới đâu, Cogny vẫn tức điên lên khi đọc
cái này, vì ông đã cảm thấy ngay là Điện Biên Phủ sẽ ngốn quân của ông ở
đồng bằng rồi đến lượt Navarre lại sẽ lấy quân cho Atlante và, vốn bản tính
người xứ Normandie, ông rất hà tiện với những gì ông có.

Ở Điện Biên Phủ, Castries có một chỉ huy phó tác chiến, kiêm chỉ huy
trưởng pháo binh và một chỉ huy phó phụ trách khu căn cứ, có một ban tham
mưu khá lớn, có sáu tiểu đoàn dù được tăng cường thêm một tiểu đoàn Thái từ
Lai Châu đến bằng máy bay, hai đại đội DKZ 75, hai đội pháo 105 và một đại
đội lính dù có tám súng cối 120.

Lực lượng này chiếm lĩnh các quả đồi trên bờ Đông sông Nậm Rốm, làng
Điện Biên Phủ và các đôi gò phía Tây Bắc lòng chảo sẽ mang tên Anne-Marie
1 và 2. Cách bố trí lực lượng sẽ thay đổi khi có quân chi viện đến để phù hợp
với nhiệm vụ mà Cogny giao phó ngày 30 tháng 11: Ngăn địch tiếp cận sân
bay dưới 8km, trục phòng thủ chính là hướng Đông và Đồng Bắc, săn tin tình
báo càng xa càng tốt về phía Đông và ở Bắc và Nam lòng chảo thì săn tin đến
khoảng cách vài chục cây số, theo những lối mòn trong vực sâu. Khi nghiên
cứu địa thế và bản đồ, có lúc Castries tưởng có thể làm được, nhưng ông sẽ
nhanh chóng nhận ra là mình lầm.

Việc rút bỏ Lai Châu đã may mắn được hoàn thành với 183 vòng bay của
Dakota, mặc dù phải hủy 40 xe và 300 tấn đạn và bỏ lại tại chỗ 400 lừa, ngựa.
Chỉ có lực lượng dân quân là không chuyển đi được bằng máy bay và phải tự
lo liệu cách đi về Điện Biên Phủ.

Vị linh mục công giáo của Lai Châu đang ở Hà Nội, đột ngột được cha
tuyên úy báo tin, ông đã lập tức đáp một chiếc Dakota trở lên với con chiên
của mình, chiếc máy bay chở ông ghé qua Điện Biên Phủ, chở theo vỉ sắt cho
sân bay.

Ở Lai Châu, gần như không còn ai, trừ những cô gái xinh đẹp mặc áo thêu,
lần cuối cùng mang hoa ra đón ông Cogny cao lớn. Cogny sẽ không bao giờ
trở lại Lai Châu nữa. Đi cùng với vợ, con gái và tướng Gilles, lần này ông đến
báo cho ngài Đèo Văn Long biết cái gì đang chờ đợi ông ta và thăm dò thái độ
của ông ta.

Vóc người vạm vỡ, nhưng lùn, ông già Đèo Văn Long có khuôn mặt giống
một mặt trăng bí ẩn. Ông đã thấy trước tai họa và tìm cách thoát ra. Khi cần,
nếu có điều kiện và nếu có thể thỏa hiệp với Việt Minh, ông ta sẽ trở mặt
chống Pháp, bởi đây sẽ chẳng phải là lần đầu, ông có sá gì chuyện quay lưng
hay phản bội. Ông là trưởng tộc của họ Đèo, tổ tiên ông, nguyên là tướng
cướp và là quân Cờ Đen, đã chiến đấu chống tiểu đoàn trưởng Lynutey.

Rồi người ta đã thu xếp: Người ta để ngài được độc quyền buôn bán thuốc
phiện, lờ đi các áp phe bất chính của ngài và thừa nhận uy quyền của ngài.
Một sĩ quan Pháp làm rể của ngài. Long, chữ Hán, nghĩa là rồng. Quyền lực
của ông ta có vững chắc không? Nó vững chắc khi nào còn sức mạnh làm chỗ
dựa cho nó. Quyền lực tinh thần chăng? Chẳng có ai lầm tưởng như vậy, ngoại
trừ dân nuôi lợn.

Thứ ba ngày 8 tháng 12


Hoa Kỳ, Anh và Pháp công bố tuyên bố chung của hội nghị Bermudes:
“Chúng tôi đã xem xét tình hình Viễn Đông. Mục tiêu trước mắt của chúng tôi
vẫn là triệu tập cuộc hội nghị chính trị đã được dự kiến trong thỏa ước về đình
chiến ở Triều Tiên (…) ở Đông Dương, chúng tôi hoan nghênh những nỗ lực
dũng cảm của nước Pháp và ba Quốc gia liên kết đang chiến đấu trong Liên
hiệp Pháp để bảo vệ độc lập của Campuchia, Lào và Việt Nam. Chúng tôi thừa
nhận đóng góp của họ vào công cuộc bảo vệ thế giới tự do là có tầm quan
trọng sống còn. Chúng tôi sẽ tiếp tục cùng nhau hành động để khôi phục hòa
bình và ổn định trong vùng này”.

Cogny đáp xuống Than Uyên, để lại đó trưởng phòng thông tin của ông
Tổng ủy viên, ông này sẽ tham gia một chuyến đi vào khu du kích của ta.
Cogny đón lên máy bay Brigitte Friang, mới nhảy dù xuống hôm qua. theo
kiểu thể thao.

Cogny cho rằng ta rút khỏi Lai Châu sẽ khiến quân Việt lao tới Điện Biên
Phủ, nên ông ra sức làm cho cái mà người ta vẫn còn gọi là căn cứ không - bộ
binh và người kỵ sĩ chỉ huy nó có tính chất tấn công rõ rệt.

Tình hình khí tượng: Khá thuận lợi từ 9 đến 13 tháng 12

Thứ năm ngày 10 tháng 12.


Sau vài ngày trời xấu, nhất là ở châu thổ, hôm nay trời đẹp. Các đơn vị từ
Lai Châu rút về và 2 tiểu đoàn của bán lữ đoàn lê dương số 13 được chở đến
bằng máy bay khiến lực lượng ở Điện Biên Phủ tăng lên 10 tiểu đoàn bộ binh
và có 16 khẩu pháo 105. Đội ĐKZ đã đưa trở về Hà Nội.

Tiểu đoàn 3 của bán lữ đoàn 13 lê dương xây dựng một trung tâm đề
kháng sẽ mang tên Him Lam trên ba mỏm đồi của điểm cao 506, nơi đường 41
đổ vào lòng chảo, cách Điện Biên Phủ hơn hai cây số. Quân lê dương vội đào
hầm hào, xây đồn lũy ở mỗi quả đồi, thánh đường ngắm bắn của bộ binh, rào
dây thép gai và nhất là phát quang cây cỏ che phủ sân bắn của họ. Thật ra, nhờ
cây cối rậm rạp vào sâu gần căn cứ, địch có thể đến khá gần Him Lam vào ban
đêm, cho đến lưu vực sông Nậm Rốm. Ngay khi vừa ra khỏi lòng chảo, con
sông này lập tức trở thành một dòng suối với lưu vực rất hẹp và sâu; nhưng
người ta cho rằng địch sẽ bị hãm trong đó bởi hỏa lực đủ loại và đủ cỡ. Mặc
dù tầm nhìn về phía bắn bị hạn chế, Him Lam vẫn là trở lực rất gay go trên
đường tiến quân của địch từ phía Đông.

Người ta xoay sở để tự tổ chức cuộc sống. Thị trấn Điện Biên Phủ không
còn nữa. Những căn nhà sàn rộng lớn lần lượt bị phá ra; bếp ăn và chỉ huy sở
được dựng ở những nơi trước kia là chỗ ở của súc vật. Với những cây cột cao,
nhà sàn không nóc trông giống những chiếc vỏ tàu thô thiển đang được xây
dựng trên một công trường khai quật. Dân địa phương được giữ lại ở gần đó,
người ta tập hợp họ ở Nậm Teng, họ dựng lều ở đó, rồi người ta lại bắt họ phá
đi.

Cùng với các quan chức và tù trưởng Thái, vị linh mục cũ của Lai châu và
cha xứ, cha Guerry - hai người đã được giám mục cho phép làm việc đạo ở
Điện Biên Phủ - gặp lại giáo dân của họ và cả tên cướp già Đèo Văn Long đến
đánh hơi tình hình để đo lường hiểm họa. Họ cùng nhau tìm chỗ trú ngụ cho
dân chúng đã bị đuổi khỏi nhà mình. Ban đầu họ đưa dân lên phía Bắc, sau vì
mất an ninh, dân bỏ trốn, họ lại đưa xuống phía Nam. Cách thị trấn cũ 2 km, ở
hai bên sông, họ sắp xếp bằng mọi giá, một nghìn gia đình và ở lại với dân
một thời gian. Vị linh mục cũ của Lai Châu đi Hà Nội và quay về bằng máy
bay, ngồi chồm hỗm bên cạnh chiếc xe đạp của ông, giữa hàng hóa ngổn
ngang đủ loại.

Như vậy, cha sẽ có thể đạp xe đạp đến thăm giáo dân và dân ngoại đạo của
mình. Thay vào chỗ những căn nhà sàn của Điện Biên Phủ, người ta đào công
sự bằng cuốc xẻng. Kích thước đã được ghi sẵn trong qui định về xây dựng
trận địa và người sĩ quan nào cũng đã biết rõ từ khi còn học ở học viện quân
sự. Một đại đội công binh được giao các công tác lớn, việc lọc và phân phối
nước, việc mắc điện chiếu sáng. Đại đội này cũng phủ kín đường băng sân bay
chính bằng vỉ sắt.

Thứ sáu ngày 11 tháng 12


Đụng độ dữ dội ở Bản Tau, cách Điện Biên Phủ 9 km.

Thứ bảy ngày 12 tháng 12


Đội tiền tiêu của đại đoàn 316 vào Lai Châu hoang vắng.

Tình hình khí tượng: Mưa phùn từ 14 đến ngày 20 tháng 12. Phía tây châu
thổ, trời đầy mây dày đặc.

Buổi tối, tướng Gambiez triệu tập các sĩ quan của đội kỹ thuật.

Tướng Navarre nghĩ rằng cuộc giao chiến lớn sẽ xảy ra ở Điện Biên Phủ.
Ở đó, cần có chiến xa trong thời hạn ngắn nhất.

Ta đã có kinh nghiệm ở Cánh Đồng Chum hè vừa qua: Hai máy bay
Bristol và sáu Dakota, được trang bị dây chuyền với hệ thống tăngđơ bắt ốc vít
để xếp hàng lên máy bay và có sàn chịu nổi trọng tải một tấn mỗi mét vuông,
có thể bốc nổi một xe tăng M24. Một toán gồm phần lớn là lính lê dương khéo
léo do trung úy Bugeat chỉ huy tháo chiến xa thành 82 bộ phận (có tài liệu nói
là 180), trong đó nặng nhất là vỏ thép của xe, nặng hơn 4 tấn, bằng nhiều cần
trục và palăng, người ta đưa cái vỏ bọc thép này vào cái mõm rộng hoác của
chiếc Bristol, so với máv bay Packet, chiến Bustol có lợi thế là đáp được cả
trên đường băng tồi. Một sĩ quan của đoàn chiến xa số 1, đại úy Hervouet
được chỉ định chỉ huy đội chiến xa của Điện Biên Phủ, rốt cuộc có 10 xe tăng.

Thứ hai ngày 14 tháng 12


Ông Hồ Chí Minh gửi thư cho nhân dân Việt Nam nhân dịp kỷ niệm ngày
toàn quốc kháng chiến năm 1946. Thư có đoạn viết: “Nếu chính phủ Pháp
muốn đi đến đình chiến bằng thương lượng, muốn giải quyết vấn đề Việt Nam
bằng phương pháp hòa bình, nhân dân và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa sẵn sàng thương lượng”.

Thứ ba ngày 15 tháng 12


Navarre được tin đại đoàn 308 mà ông không nghĩ sẽ có mặt sớm đến thế
đã vượt sông Đáy ở Tạ Khoa. Nó đã đi phân nửa con đường đến Điện Biên
Phủ và sắp đến chỗ đường 13 bis uốn éo lượn theo một thung lũng hiểm trở và
chạy bên cạnh đường 41 suốt 500 mét trước khi gặp đường này. Trong các
phiếu mục tiêu (dội bom và bắn phá của máy bay - ND), người ta gọi giao lộ
này là điểm Mercure. Máy bay tiêm kích và B26 mới thả 52 tấn bom xuống
đó. Do địa thế nên địch khó xây dựng một con đường song song để làm lộ
trình phụ và do máy bay ném bom cắt đường ở chỗ này, địch đã buộc phải
chuyển tải hàng hóa. Tất cả các máy bay đến Điện Biên Phủ đều có nhiệm vụ
phụ là theo dõi công tác làm đường của địch. Khi trời xấu, sẽ khó ném bom
tiếp tục.

Quân số ở Điện Biên Phủ tăng từ 10 lên 11 tiểu đoàn.

Tướng Cogny ra lệnh cho De Castries xây dựng cứ điểm Hồng Cúm.

Bài của J.J.Servan-Schrerber trong báo Le Monde: Thập tự chinh và cảnh
sát

Thứ tư ngày 16 tháng 12


Tướng Navarre đến Hà Nội.

Thứ năm ngày 17 tháng 12


Tướng Navarre thăm Điện Biên Phủ.

Tiểu đoàn 2 thuộc trung đoàn 1 pháo thủ Angiêri được bố trí ở Hồng Cúm.

Quyết định lập cứ điểm đồi Độc Lập.

Navarre ký một chỉ thị mới: Lấy cớ một toán phiến loạn (chỉ quân Việt
Minh - ND) gồm 1500 tên đang có mặt ở phía Mường Khoa, cách Điện Biên
Phủ khoảng 50 km về phía Tây Nam và còn có thể được tăng cường, ông
quyết định tiến hành trước ngày 21 tháng 12 một cuộc hành quân có mục tiêu
là diệt toán quân ấy rồi giao cho những đơn vị nhẹ lưu động kiểm soát vùng
này. Do đó, đại tá De Crèvecoeur đang chỉ huy các lực lượng Lào sẽ hình
thành một binh đoàn gồm 3 tiểu đoàn có nhiệm vụ phối hợp với một binh đoàn
khác từ Điện Biên Phủ đến tại Sốp Nao.

Lần đầu tiên, tờ Caravelle, tạp chí của lực lượng viễn chinh nói về Điện
Biên Phủ và nhắc lại lời một thông tín viên báo chí: “Cuộc chiến tranh lớn bắt
đầu”. Ngày hôm đó trên sóng đài phát thanh Bắc Kinh, ông Hồ Chí Minh nhắc
lại đề nghị thương lượng của ông, chính phủ Pháp vẫn không trả lời. Hoàng đế
Bảo Đại yêu cầu ông Nguyễn Văn Tâm, cha của tướng Hinh, tự mình từ chức
Thủ tướng và giao cho hoàng thân Bửu Lộc, là anh em họ của ngài, hiện là cao
ủy của Việt Nam tại Pháp, lập chính phủ mới.

Thứ sáu ngày 18 tháng 12


Chiến xa đầu tiên đến Điện Biên Phủ dưới dạng bộ phận tháo rời và một
toán 25 người tập trung lắp nó lại mất ba ngày mới xong. Với phương tiện “du
kích” tại chỗ, người ta đã xây dựng cả một dây chuyền xí nghiệp. Sau này, sẽ
còn phải tháo rời một chiến xa nữa vì vỏ xe nặng quá tải đến 100 kg và con số
4,100 tấn là trọng lượng tối đa mà máy bay Bristol có thể chở được để bay qua
một số đèo cao. Các khẩu pháo cũng phải chở đến trong điều kiện tương tự:
Pháo 105 chia làm ba bộ phận, pháo 155 chia làm sáu.

Vào 19 giờ 50 phút một bức điện của Cogny xác nhận với Castries là cuộc
hành quân đến Sốp Nao phải bắt đầu ngày 21, nhưng ông không vì vậy mà từ
bỏ ý định của mình về cái vệ tinh và một lần nữa cố gắng thuyết phục Navarre
rằng vệ tinh ấy sẽ là mối đe dọa như thế nào.

Việt Minh mở một trục đường tiếp tế mới ở biên giới Trung Quốc, nói
chính xác là ở phía Bắc Lai Châu, xuôi theo sông Nậm Na, và dùng ngựa Thái.
Một phần gạo sẽ được chuyển đến cho bộ chỉ huy địch qua con đường đó (100
tấn mỗi ngày) điều đó có nghĩa là Việt Minh muốn nuôi gần 100.000 người
trong vùng Điện Biên Phủ. Con số lớn đến nỗi người ta tưởng có nhầm lẫn khi
truyền tin hay có chỗ nào đó hiểu sai, hay đó là mưu kế của địch để làm ta
tưởng họ sắp tấn công. Nhưng bộ chỉ huy Việt Minh chỉ lo ngại có một điều là
người Pháp rút đi. Ngay từ ngày 25 tháng 11, chính để kìm chân Pháp trong
lòng chảo mà đại đoàn 308 được lệnh hành quân cấp tốc đến Điện Biên Phủ.

Chủ nhật ngày 20 tháng 12


Tướng Navarre rời Hà Nội.

Việt Minh tiến quân vào sâu hơn với đại đoàn 325 trong khu vực Nà Phao.

LỆNH CHIẾN ĐẤU

Hai tiểu đoàn dù thuộc đội quân của Bigeard đã quay về Hà Nội và, trong
khi chờ đợi xây dựng trung tâm đề kháng Hồng Cúm ở phía Nam tạm thời do
tiểu đoàn Tabor số 2 chiếm lĩnh, khu căn cứ Điện Biên Phủ gồm có Him Lam
ở Đông Bắc, Bản Kéo ở Tây Bắc, do tiểu đoàn 5 lính dù Việt Nam giữ,
Claudine ở cạnh đáy phía Tây do tiểu đoàn 1 thuộc bán lữ đoàn 13 lê dương
giữ; đồi C ở cạnh đáy phía Đồng, do tiểu đoàn 3 lính Thái giữ; cao điểm 206,
ở trung tâm phía Tây, do các đơn vị Thái và lê dương giữ; cuối cùng là đồi D,
ở trung tâm phía Đông, do tiểu đoàn 3 thuộc trung đoàn 3 pháo thủ Angiêri
giữ. Một binh đoàn cơ động gồm tiểu đoàn 8 xung kích và tiểu đoàn 1 lính dù
lê dương chuẩn bị đi Sốp Nao. Người ta đợi tiểu đoàn 2 thuộc trung đoàn 1
pháo thủ Angiêri và tiểu đoàn 3 thuộc trung đoàn 3 lê dương, để hình thành
Hồng Cúm.

Ở Điện Biên Phủ, vị linh mục cũ của Lai Châu trở thành cha tuyên úy của
Hồng Cúm tìm cách dùng xe tải phục vụ các nông dân chưa kịp mang lúa đã
gặt về nhà. Mỗi buổi chiều, một đại úy quân y chăm sóc dân tản cư.

Phía Đông Bắc Thà Khẹt, lợi dụng thời tiết xấu, quân địch từ rừng núi đổ
ra những con đường tồi tệ để tấn công binh lính ta mà không quân không thể
yểm trợ. Ngày 23 tháng 12

Từ một tuần nay, châu thổ sông Hồng chìm ngập dưới mưa phùn và mỗi
buổi sáng việc mở đường vẫn gay go như vậy.

Mìn nổ, có người chết vì phục kích. Navarre nhắc Cogny là mở những
cuộc hành quân lớn không có lợi khi quân Việt cứ lẩn đi và việc tập trung quân
ở Điện Biên Phủ sẽ gạt đi nguy cơ lớn ở đồng bằng. Trong điều kiện ấy, chỉ
nên chuyển quân để gây trở ngại cho việc chuyển quân của địch và thường
xuyên cử các tiểu đoàn bộ binh đi huấn luyện. Dành ưu tiên cho Điện Biên
Phủ, ở đây sẽ có 12 tiểu đoàn trong đó hơn phân nửa là lính Thái, lính Việt
Nam và Bắc Phi.

Nhân một sự hớ hênh của Lucien Bodard, đặc phái viên báo France-soir và
Max Clos, một thư riêng của Navarre gửi Cogny chứng tỏ giữa hai vị tướng
ngày càng dùng giọng điệu chua chát với nhau. Những lời tuyên bố của Cogny
với báo chí và thái độ vị nể của báo chí đối với Cogny làm Navarre bực dọc.
Tổng tư lệnh cay đắng nhận ra rằng các phóng viên tỏ ra nồng nhiệt với Cogny
lại dỗi ông ta vì ông ta xa cách với họ. Cho nên ông lấy cớ một vài điều hớ
hênh không quan trọng để gây sự và tỏ ra bực bội với Cogny, nhân một công
văn dài dòng, lộn xộn và không có gì đáng quan tâm mà Cogny gửi cho ông.

“Về vấn đề đó, anh nói với tôi là những đức tính khiến báo chí quý mến
anh, anh đã học tập được ở một người chỉ huy lớn. Nhưng bởi vì anh nhắc đến
vị chỉ huy ấy (chỉ De Lattre de Tassiggy - ND) tôi thậm chí không dám nghĩ
đến phản ứng của ông ấy nếu ông đọc những tin điện gán cho một người cấp
dưới của ông những sáng kiến thật ra là của bản thân ông.

Anh biện minh rằng anh không tập hợp quanh mình những nhân viên
quảng cáo và cử bọn nịnh hót thay anh tuyên bố với báo chí. Tôi không hề tin
như thế và hơn đối với bất cứ thuộc cấp nào, tôi mong anh giữ một vị trí phù
hợp với tình hình và tầm quan trọng của Bắc Kỳ cũng như xứng đáng với
những ưu điểm của cá nhân anh.

Nhưng, ở đây cũng vậy, cái gì quá đáng cũng không tốt. Nghiêm trọng
nhất là nguy cơ làm cho công luận ở chính quốc khó chịu vì người ta có thể tự
hỏi vì sao mà, sau bao nhiêu năm thắng lợi gần như liên tục, chúng ta vẫn
chưa giành được chiến thắng.

Cuối cùng để mượn lại chữ dùng của thống chế Joffre - nếu trận đánh thua,
trừ khi anh phạm khuyết điểm nghiêm trọng, điều mà tôi chắc hoàn toàn
không thể xảy ra, thì chính tôi sẽ gánh lấy mọi hậu quả. Thật ra như vậy là
công bằng, và anh cũng hiểu biết về tôi đủ rõ để biết rằng tôi không bao giờ để
cho cấp dưới phải chịu hậu quả về một điều mà tôi chịu trách nhiệm.

Nhưng tôi không nghĩ đến sự thất bại. Ngược lại tôi tin ở thắng lợi cuối
cùng mà anh sẽ là một trong những người góp công làm nên chiến thắng ấy”.

Quan hệ giữa các thủ trưởng bắt đầu gay gắt nghiêm trọng. Rõ ràng là
Navarre và Cogny không thể chịu nổi nhau nữa và họ sẽ không tha thứ nhau
bất cứ điều gì.

Trong đêm - vì điều kiện khí tượng tồi tệ đến nỗi B26 và máy bay tiêm
kích không thể tấn công đường giao thông, máy bay Privateers của hải quân,
được trang bị tốt hơn, ném bom trung tâm giao thông Thái Nguyên; hôm qua,
chúng đã ném 12 tấn bom xuống một đoạn đường 41 bị cắt, gần Tuần Giáo.

Tình hình khí tượng: Từ 21 đến ngày 30 tháng 12, trời rất nhiều mây.
Không thể tấn công các điểm nóng.

Thứ tư ngày 23 tháng 12


Các tiểu đoàn của Vaudrey đến Sốp Nao.

Việt Minh tiến đến Trung Lào.

Ở Paris, ông Rene Coty đắc cử Tổng thống.

Thứ năm ngày 24 tháng 12


Tướng Navarre đến ăn Noel tại Điện Biên Phủ.

Hai chiến xa Chaffee đầu tiên được lắp ráp lại và đưa đi sử dựng.

Đại đoàn 308 đến Điện Biên Phủ.

Navarre nhắc lại với các sĩ quan của Điện Biên Phủ những gì báo
Caravelle số ra ngày hôm đó đăng trong lá thư hàng tháng của ông:

“Địa hình của lòng chảo Điện Biên Phủ, đặc điểm khí hậu của nó khiến nó
là một vị trí để bảo vệ, đó là một trong những sân bay tốt nhất Đông Nam Á,
một đầu cầu tuyệt vời cho cầu hàng không. Chúng ta có thể chấp nhận chiến
đấu ở đó trong điều kiện rất thuận lợi.

Bộ chỉ huy Việt Minh phải chuyển các đơn vị của mình lên và tiếp tế cho
họ trên những khoảng cách mênh mông, vượt qua nhiều vùng hiểm trở, nghèo
và hiếm đường giao thông. Việc chuyển quân, tải hàng đều phải đi bộ, bằng
dân công, hay khá hơn hết là bằng xe tải trên những đoạn đường rất xấu bị
hoạt động của máy bay ta cắt rời từng đoạn. Việc vận động của họ chậm chạp,
trạm dừng lại cũng rất lâu.

Một chiến dịch mở ra trong điều kiện đó chỉ có thể có lợi cho ta. Tất nhiên,
kẻ địch có thể gây bất ngờ cho ta trên một số điểm và đạt được những thành
công cục bộ quan trọng, nhưng chúng ta chắc chắn giành thắng lợi cuối cùng
vì có khả năng tập trung nhanh chóng những lực lượng hơn hẳn đối phương
trên các điểm bị đe dọa, chúng ta cũng có nhiều khả năng nhờ các khu du kích
của ta, không quân, và nhất là các đơn vị lính dù của ta (…)

Và, nếu thắng chiến dịch này, chúng ta sẽ thắng tất cả, vì thời gian làm lợi
cho ta nhờ sự phát triển quân đội các Quốc gia liên kết. Vì vậy, tôi yêu cầu các
bạn bắt đầu năm mới với lòng tin tưởng hoàn toàn. Ta có đủ mọi điều kiện
quân sự để chiến thắng. Tôi tin rằng các điều kiện chính trị sắp tới cũng vậy”

Thứ sáu ngày 25 tháng 12


Việt Minh tấn công ở Lào. Đài Việt Minh thông báo 297 tù binh Liên hiệp
Pháp đã được trả tự do nhân dịp Noel. Một tiểu đoàn Việt Minh đụng độ với
quân ta trong vùng Thái Bình.

Thứ bảy ngày 28 tháng 12


Việt Minh chiếm Thà Khẹt và đến nhiều điểm trên sông Mê Công.

Thứ hai ngày 28 tháng 12


Toán quân đi trinh sát phía bắc bản Him Lam đụng độ nghiêm trọng vời
địch.

Thứ ba ngày 29 tháng 12


TA KHÔNG CÓ GÌ ĐÁNG SỢ PHÁO ĐỊCH.

Cuộc họp về “sự yểm trợ của không quân” diễn ra một cách sóng gió tại
chỉ huy sở của đại tá De Castries, có mặt tướng Cogny và tướng Bodet.

I. Trích báo cáo của tướng thanh tra pháo binh (thiếu tướng Pennacchioni,
thanh tra pháo binh Các lực lượng Trên bộ Viễn Đông - F.T.E.O.)

Khối lượng pháo bố trí tại Điện Biên Phủ bị hạn chế do hiệu suất của cầu
hàng không. Đại tá De Castries đánh giá là không cần tăng thêm khối lượng
hiện có.

Sự phối hợp giữa các trận địa pháo được dự kiến tốt. Chỉ huy trưởng pháo
binh, người điều khiển hỏa lực, có đủ phương tiện. Tuy nhiên, cần tăng cường
từ hai đến ba sĩ quan để đề phòng trường hợp thương vong có thể xảy ra.

Ít có khả năng địch bắn vào các vị trí của ta ban ngày hay lúc trời quang
đãng. Họ sẽ bị đánh trả tức khắc.

Thời gian nguy hiểm là ban đêm và từ tờ mờ sáng đến trưa, vào lúc sương
mù bao phủ lòng chảo khiến máy bay không cất cánh được.

Dù sao, nếu không có trở ngại, cần dự kiến mức tiêu thụ đạn dược lớn.
Máy bay trực thăng bay theo đường thẳng đứng vượt lên trên tầng mây có thể
bổ ích hay không, không quân cần trả lời điểm này.

II. Trích báo cáo về cuộc đấu tranh chống súng phòng không Việt Minh, do
trung tá tư lệnh F.T.A. Bắc Việt Nam ký, sau khi phái đoàn sĩ quan Mỹ từ
Tokyo đến nói chuyện về cao xạ 37AA và biện pháp chống lại vũ khí này.

Kết luận đặc biệt cho Điện Biên Phủ.

a/ Địch sẽ gặp khó khăn rất lớn khi đem pháo 37 đến vừa tầm để bắn được
các địa bàn cất cánh, hạ cánh và thả hàng của ta. Các vị trí ấy không an toàn
cho địch. Vì vậy có thể địch chỉ mang pháo đến đúng vào ngày dùng toàn lực
tấn công trung tâm. Trong trường hợp đó, việc tiếp tế đường không sẽ tự do
cho đến ngày tấn công và điều tệ hại nhất cần lo ngại là tiếp tế sẽ bị cắt trong
thời gian tấn công này.

b/ Kể cả nếu không phải vậy, lực lượng phản pháo và vài biện pháp phòng
thủ thụ động (chọn địa bàn, thu hẹp lộ trình bay) sẽ cho phép bảo đảm công
tác tiếp tế mà không bị thiết hại quá đáng.

c/ Tối thiểu, vẫn có thể tiếp tế ban đêm.

d/ Do đó, có nhiều khả năng việc tiếp tế đờng không vẫn sẽ được bảo đảm
liên tục.

Thứ tư ngày 30 tháng 12


Tiểu đoàn Tabor số 2 đụng địch rất dữ dội trong vùng Bản Cang. Ta mang
về vài tù binh.

Thứ năm ngày 31 tháng 12


Chỉ thị mật của tướng Navarre gửi tướng Cogny và đại tá De Crèveeoeur
về việc nghiên cứu công tác rút quân khỏi Điện Biên Phủ (cuộc hành quân
Xénophon).

Bây giờ ta biết rằng hai trung đoàn thuộc đại đoàn 308 đang ở trên những
đỉnh cao nhất nhìn xuống Điện Biên Phủ và ta đã phát hiện tiểu đoàn thứ ba
qua làn sóng điện của họ cách Điện Biên Phủ 45 km về hướng Nam Đông
Nam. Ta cũng biết rằng đại đoàn 312 đã đến vùng Tạ Khoa. Trong số nhiều
bức điện chặn được, Guibaud báo cáo có tin nhiều xe tải GMC có kéo theo xe
khác và một đoàn tải gạo sử dụng 2000 xe đạp sắp đi ngang đường 41. Do
máy bay ném bom cắt đường, mỗi xe tải phải tốn 50 lít xăng mỗi giờ Căn cứ
Tuần Giáo, hiện trữ được 1169 phuy xăng (240.000 lít) phải dành 497 phuy
(100.000 lít) cho pháo binh.

Các kho hàng trên đường từ Tuần Giáo đến Điện Biên Phủ nhận được lệnh
chuẩn bị cho từ 20 đến 30 xe tải chở gạo vượt trạm mỗi đêm. Khẩu phần được
giữ ở mức 800 gam cho tiểu đoàn 868/176, nhưng bị hạ xuống 500 gam cho
các trung đoàn 98 và 174. Từ ngày 5 đến ngày 20 tháng 12, đã chuyển được
360 tấn bằng xe tải, 74 tấn bằng xe đạp và dân công.

Từ 21 đến ngày 25 tháng 12, dự kiến sẽ chuyển 240 tấn bằng xe tải. Một
bức điện khác cho phép ước lượng quân số cần nuôi ở Điện Biên Phủ là
khoảng 35.000 người và qui định trọng tải của các cầu phà phải vượt qua là 12
tấn.

Về phương diện bộ chỉ huy địch, chỉ huy sở của đại đoàn 316 nhận những
bức điện đánh cho 312. Ta biết rằng cán bộ cao cấp của 308 đang đến và lương
thực tiếp tế cho đại đoàn này đã đến vị trí. Cuối cùng, quan sát đường không
đã chứng minh là nhiều đoàn người đi bộ đã qua điểm Mercure.

Do sự quan sát của mình, Navarre đã gửi ngay viên phó của mình là tướng
Bodet đến nơi với nhiệm vụ xem xét khả năng địch dùng các trận địa phòng
không, pháo hạng nặng và xe cơ giới. ông ra lệnh cho Cogny trích từ quân số
của ông ta tiểu đoàn 12 dành cho Độc Lập, vì theo ông tình hình vùng châu
thổ không có gì đáng lo ngại. Ông còn đánh giá là ở châu thổ, cần để các tiểu
đoàn Việt Nam thay các tiểu đoàn chính quy cho quân Việt Nam có dịp chứng
tỏ giá trị của họ.

Như thường lệ, vì sợ mất cái mình đang có, Cogny bực bội càu nhàu. Ông
mong khỏi phải bị mất quân dành để bảo vệ cái mà ông cho là quý nhất, nên
ông chỉ gửi đến Điện Biên Phủ toàn lính Angiêri, lính Thái hay lính Việt Nam,
mà giữ lại quân lê dương dưới quyền ông. Còn về phần lính dù, tinh hoa của
tinh hoa, ông không toàn quyền sử dụng, vì họ trực thuộc tổng tư lệnh và
Navarre sử dụng họ như là ngọn giáo xung kích.

Vả chăng, ông biện minh về việc chậm gửi tiểu đoàn 12, mà người ta cảm
thấy mất mát khi thiếu họ: Việc tăng quân số (ở Điện Biên Phủ - ND) tùy
thuộc công tác không vận, bị đình trệ do khối lượng lương thực thực phẩm và
đạn dược. Còn về việc Navarre trách ông trong công tác xây dựng căn cứ, ông
trả lời, điều này đúng từ lâu, rằng không thể tổ chức trận địa một cách nghiêm
chỉnh khi ta luôn luôn lấy quân đi trinh sát hay tham gia tấn công.

Về tình hình chính trị do sự tái lập quyền lực của Đèo Văn Long, Cogny
trả lời ông không thấy có gì đáng phiền hà và đó cũng là ý kiến của Castries và
trung tá Trancart. Sự than phiền có lẽ bắt nguồn từ một viên chức địa phương
mà thái độ quá hăng hái đáng nghi ngờ, và từ thiếu tá Trinquier là người tự đặt
mình ra ngoài các lực lượng quân sự chính quy và chỉ trích chính sách chính
thức (của chính quyền thuộc địa - ND) dựa trên quan lại.

Về phần mình, Cogny cho rằng ta không có khả năng chọn lựa và không
hề có vấn đề Đèo Văn Long cũng như không có vấn đề xung đột giữa Thái
trắng, Thái đen hay Thái đỏ. Sau một thời gian bỡ ngỡ vì việc ghép các làng
bản, dân chúng đã được bồi thường và tuyên bố họ hài lòng. Một viên cai tổng
đã bị cách chức theo ý kiến của ngài Đèo Văn Long.

Đó là quan niệm của người ta về dư luận dân chúng. Một viên chức hành
chánh thường đi sâu vào các khu du kích để thăm dò dư luận tỏ ra dè dặt hơn.
Chẳng hạn, nông dân Thái, mà tướng Cogny chỉ thấy họ khi họ cứng nhắc vì
kinh sợ hay e dè, chỉ nghe ý kiến họ qua trung gian các ông huyện thì trong
chỗ thân tình, họ tỏ những tình cảm gay gắt hơn đối với tên cướp đang cai trị
họ, ngày nào hắn ta sụp đổ họ sẽ dửng dưng hay chế giễu. Là những con người
thông minh, ranh mãnh, yêu chuộng hòa bình, họ mong có một nền hành chính
bớt dựa trên sự nhũng lạm và dối trá hơn. Còn người dân tản cư từ Điện Biên
Phủ, không phải họ hài lòng mà họ khiếp sợ. Họ không biết trông cậy vào ai
nữa và họ im lặng, hầu như không dám nhúc nhích, họ luôn luôn từ chối
không chịu dẫn đường. Họ chỉ có một tham vọng: Thoát khỏi cảnh nằm giữa
hai làn đạn.

Cuối cùng, Cogny phản đối việc cho các tiểu đoàn Việt Nam thay các đơn
vị của lực lượng viễn chinh ở đồng bằng: Tướng Nguyễn Văn Vạn, tư lệnh
vùng của Việt Nam ở Bắc Kỳ, mà người ta thường gọi đơn giản là Vạn, bé tí
bên cạnh anh khổng lồ Cogny mặc quần sọc, đi giày cao cổ, hơi buồn cười với
chiếc mũ cát két to tướng và cái quần rộng thùng thình dài chấm gót, không
nhận được chỉ thị gì về việc ấy và cho biết chính phủ của ông ta không muốn
đặt các tiểu đoàn Việt Nam dưới quyền bộ chỉ huy Pháp.

Ngoài ra Cogny cho rằng các tiểu đoàn ấy không có khả năng tham gia
chiến đấu một cách nghiêm chỉnh. Về vấn đề này, theo ông, tình hình châu thổ
không phải chỉ đáng xếp hạng ưu tiên thứ tự sau Điện Biên Phủ, Trung Lào và
Atlante, như Tổng tư lệnh đã xếp mà đáng đứng hàng thứ nhì.

THÁNG GIÊNG 1954


Tình hình khí tượng: Từ 1 đến ngày 16 tháng 1, buổi sáng trời rất nhiều
mây ở châu thổ, buổi chiều khá hơn. Ở Điện Biên Phủ, buổi sáng trời nhiều
mây và sương mù, sau đó ít mây.

Thứ sáu ngày 1 tháng 1


Lập cứ điểm Độc Lập.

Chuyển lực lượng máy bay nhẹ để quan sát từ binh chủng pháo binh sang
cho lục quân.

Tướng Bodel đi Paris, mang theo một lá thư cửa tướng Navarre.

Sài Gòn,

Ngày 1 tháng 1 năm 1954

Đại tướng NAVARRE Tổng Tư lệnh các lực lượng trên bộ, trên biển và
trên không ở Đông Dương

Gửi
Ông Tổng trưởng tại Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng phụ trách quan hệ với
các Quốc gia liên kết

PARIS

Vào lúc chiến dịch Đông - Xuân 1954 sắp bắt đầu, tôi thấy nhất thiết cần điểm
lại tình hình, vì chiến dịch này sẽ có tầm quan trọng quyết định đối với diễn
tiến tiếp theo của chiến tranh.

(…)

I. Kế hoạch chiến dịch của Việt Minh (phân tích sự phát triển của nó)…

Những nguyên nhân nào đã khiến đối phương từ bỏ kế hoạch ban đầu của
họ và theo một kế hoạch mới, hoàn toàn khác và hoàn toàn mới ứng biến?

A. NGUYÊN NHÂN QUÂN SỰ.

B. NGUYÊN NHÂN CHÍNH TRỊ.

II. KHẢ NĂNG CỦA VIỆT MINH VÀ CỦA CHÚNG TA

A. Chất lượng cao của các đơn vị Việt Minh.

B. Các phương tiện vật chất của quân đội Việt Minh đã tăng cường rất
nhiều từ vài tháng nay.

(…)

C. Viện trợ Trung Quốc mang lại cho Việt Minh nhiều phương tiện mới.

D. Hỗ trợ chiến tranh của Việt Minh.

Nhưng sự hỗ trợ tốt nhất mà người chiến sĩ Việt Minh nhận được là sự hỗ
trợ của các nhà lãnh đạo chính trị.

Họ đã thành công trong việc làm cho cả dân tộc tham gia chiến tranh…

Tình hình của chúng ta trái ngược (đáng buồn) với đối phương: Những
người lãnh đạo mờ nhạt của các Quốc gia liên kết cho đến nay đã tỏ ra không
có năng lực (sic) đưa đất nước họ tham gia chiến tranh.

E. Từ toàn bộ những nhận định trên, kết quả là chúng ta phải chờ đợi chiến
dịch sắp tới rất gay go.

Tôi đã luôn luôn nói thế. Bài thuyết trình của tôi trước Hội đồng Quốc
phòng ngày 23 tháng 7 năm 1953 có đoạn sau đây:

“Dù sao, từ tháng 1 đến tháng 7, tôi sẽ phải đánh một trận rất gay go, trong
điều kiện khó khăn, có thể có những thất bại lớn”.

E rằng trận đánh này sẽ còn gay go hơn dự kiến của tôi.

Thật vậy, có nguy cơ tiềm lực địch tăng lên đáng kể do đợt “Tăng cường
chi viện” của Trung Quốc mà tôi đã nói ở trên.

(…)

III. TRIỂN VỌNG

A. CHÂU THỔ

(…)

B. TRUNG ĐÔNG DƯƠNG

(…)

C. VÙNG CAO VÀ THƯỢNG LÀO

Hiện nay, tất cả cho ta cảm giác là địch quyết tâm tấn công mạnh vào Điện
Biên Phủ với nhiều phương tiện đáng kể…

Nếu địch tấn công, ta có cơ may thành công nào?

Cách đây hai tuần, tôi còn đánh giá là 100% chắc thắng. Thật vậy, Điện
Biên Phủ là một vị trí phòng thủ rất mạnh,có một sân bay rất tốt, với khả năng
có thể xây thêm nhiều sân bay khác vào mùa nắng…

Như vậy là ta chấp nhận chiến đấu trên mảnh đất do ta chọn và được chuẩn
bị tốt nhất chống lại một kẻ địch có những phương tiện mà ta biết cho đến
khoảng ngày 15 tháng 12.

Nhưng, nay có nhiều phương tiện mới được đưa đến …

… nếu những dụng cụ ấy quả thật có nhiều và nhất là nếu đối phương có
thể đưa chúng vào hoạt động - tôi không còn có thể bảo đảm chắc chắn thắng
lợi nữa.

Thật vậy, hiện nay đây trước hết là trận đánh của không quân và trận đánh
này sẽ tiếp tục đến thời điểm quyết định.

… Thế nhưng, không quân ta rất yếu so với nhiệm vụ vô cùng to lớn mà
nó phải đảm trách.

Không thể thực hiện giải pháp tiếp tục tăng cường hơn nữa cho Điện Biên
Phủ vì quân số hiện nay đã là mức tối đa mà lực lượng máy bay vận tải của ta
cho phép tiếp tế ở đó.

Vả lại đưa thêm quân số lớn hơn nữa vào tình trạng nguy hiểm để bảo vệ
Thượng Lào sẽ là trái với chỉ thị mà tôi nhận được từ Hội đồng Quốc phòng
tháng 7 vừa qua.

(…

Do đó, tôi cho rằng quân số đã tập hợp ở Điện Biên Phủ là món “tiền đặt”
(trong canh bạc- ND) mà ta có thể và cần phải chấp nhận để bảo vệ Thượng
Lào và duy trì sự có mặt của ta ở vùng cao. Món “tiền đặt” này có thể đem lại
số tiền lời rất lớn nếu ta thắng trận Điện Biên Phủ. Nó có thể mất một phần lớn
nếu chúng ta thua trận này. Dù thế nào, Điện Biên Phủ cũng sẽ đóng vai một
nơi thu hút và kìm chân địch, cho phép tránh đánh lớn ở châu thổ.

Mặt khác, tôi yêu cầu khẩn cấp tăng cường không quân vì tôi xin nhắc lại,
ta sẽ thắng hay thua là do không quân.

(…)

Như vậy có thể tóm tắt ý đồ của tôi như sau:

1/ Tiến hành một trận đánh phòng ngự về chiến lược.

A.- Ở châu thổ bằng cách giữ ở đó lực lượng tối thiểu cần thiết.

B.- Ở Trung Đông Dương (Trung Lào và Bắc Trung Kỳ) bằng cách hạn
chế bước tiến của địch, rồi sau đó đẩy lùi và tiêu diệt tối đa các lực lượng Việt
Minh, trong chừng mực có thể.

C.- Ở Vùng cao và Thượng Lào. Nhưng không vượt quá quân số hiện có
(sic).

2/ Ngược lại, tấn công ở Nam và Trung Trung Kỳ để giải phóng vùng rộng
lớn mà Việt Minh chiếm đóng giữa mũi Varelle và Tourane (Đà Nẵng. (ND)),
có gần ba triệu dân.

Cuộc tấn công này vẫn luôn luôn là bộ phận chủ yếu trong kế hoạch mà tôi
đã trình bày ở Hội đồng Quốc phòng hồi tháng 7 sẽ kéo dài từ cuối tháng
giêng đến tháng 7. Nếu nó thành công - và tôi đinh ninh sẽ dành cho nó
phương tiện cần thiết, kể cả nếu phải chấp nhận thất bại ở chỗ khác - thì hè tới,
ta sẽ thực hiện được một “bản đồ chiến tranh” hoàn toàn cân đối được với tấm
bản đồ mà ông Hồ Chí Minh có thể trưng ra, kể cả nếu ông ta toàn thắng các
chiến dịch Thượng và Trung Lào.

Thật vậy, hai tấm bản đồ chiến tranh, kể cả trong trường hợp xấu nhất, sẽ
cho thấy một Đông Đương bị cắt đôi ngang vĩ tuyến 16, 17 hay 18 tùy theo
Việt Minh tiến sâu đến đâu. Chúng ta sẽ làm chủ phía Nam với vài lõm Việt
Minh trong hậu phương ta. Việt Minh sẽ làm chủ phía Bắc với, trong vùng của
họ, một lõm rất quan trọng ở châu thổ, nơi ta có thể mạnh hơn họ.

(…)

Trong trường hợp chiến tranh tiếp tục, triển vọng có lẽ sẽ khác vào mùa
thu 1954 vì lý do nhiều đơn vị có giá trị của quân đội Việt Nam sẽ tham chiến
và phá vỡ cân bằng lực lượng.

Thứ bảy ngày 2 tháng 1


COGNY: TA SẼ THẮNG

Bộ chỉ huy Việt Minh phổ biến phương hướng chỉ đạo cho tất cả các cấp
trong các đơn vị quanh Điện Biên Phủ: “Vì tình hình chiến thuật và địa lý, các
đơn vị tôn trọng các nguyên tắc sau đây, khi vào vị trí: vòng ngoài chỉ có ít
đơn vị thôi, đại bộ phận đặt ở phía sau, trong một nơi hoàn toàn được ngụy
trang và ngoài tầm pháo địch, để tránh tổn thất; ở nơi đóng quân, phải xây
dựng giao thông hào để tránh máy bay và pháo địch” .

Chủ nhật ngày 3 tháng 1


Tướng Navarre thăm Điện Biên Phủ. Có ông Dejean đi theo.

Thứ ba ngày 5 tháng 1


Việt Minh tấn công Xê Nô.

Thứ tư ngày 8 tháng 1


Ông Dejean điện cho ông Jacquet: Bộ chỉ huy chúng tôi cho rằng nếu địch
đánh, trận đánh sẽ rất gay go, nhưng ta có nhiều cơ may lớn để thành công.
Cho đến nay, quân đội của tướng Giáp chưa bao giờ đứng trước một nhiệm vụ
đáng sợ như tấn công Điện Biên Phủ.

Thứ ba ngày 12 tháng 1


Thành lập chính phủ Bửu Lộc. Cuộc đua xe đạp ở Nam Việt Nam bị gián
đoạn vì quân du kích (…) Hai tay đua hàng đầu và một xe quảng cáo đã vượt
qua khỏi chỗ đó, chạy nhanh hơn và đến đích sớm hơn những người còn lại
nhiều.
(Le Monde)

Binh đoàn pháo và lính dù số 2 đi trinh sát về phía Bản Hồi Phục ở Tây
Nam Điện Biên Phủ đụng địch, ta bị một số tổn thất.

Thứ sáu ngày 15 tháng 1


Tướng Cogny thăm Điện Biên Phủ.

Tướng Bodet từ Paris trở về tay không. Chỉ có một điều nhỏ đáng hài lòng:
Lời hứa chi viện về B26, những máy bay này cần tu sửa và phải hai, ba tháng
nữa mới đưa sang được.

Ngày 6 tháng 1, tướng Navarre lưu ý tướng Lauzin về tình hình nghiêm
trọng và yêu cầu ông hướng không quân vào trận đánh đường giao thông.
Navarre yêu cầu ông tấn công càng sớm càng tốt, tấn công ồ ạt nhiều lần các
kho hàng và đám đông người trong vùng Tuần Giáo, đường sá, cầu phà, trinh
sát hướng tiến quân của địch về phía Luông Prabăng, công tác làm đường
quanh Điện Biên Phủ; và lo liệu để trong trường hợp sân bay của tập đoàn cứ
điểm không dùng được nữa, vẫn bảo đảm được sự yểm trợ của không quân.

Về phần mình, Cogny lưu ý chỉ huy trưởng không quân Bắc Kỳ là một
trung đoàn pháo và súng phòng không hạng trung đã bắt đầu chuyển quân về
Điện Biên Phủ; phải làm chậm bước nó và nếu được, giam chân nó hoàn toàn,
phá hoại có hệ thống đường 41 ở một điểm và duy trì điểm cắt đường ở phía
Đông Nam Tuần Giáo, trên bán kính 1200 mét, để phát hiện mọi cố gắng lập
đường phụ ngay từ đầu. Tình hình thời tiết không phải là bất lợi; buổi sáng có
mưa phùn ở châu thổ, nhưng vùng cao thường quang mây vào buổi chiều.

Ngày 7 tháng 1, máy bay B26, Privateers của hải quân và Packets đều
được lệnh tiến công các cuộc tấn công ấy. Vào giờ chót, Mỹ không cho sử
dụng máy bay Packets của họ, máy bay này đem theo được mỗi chiếc 9 thùng
chứa 90 ga lông (Đơn vị đo lường, bằng 3,78 lít ở Mỹ. (ND)) napan. Hoạt
động này diễn ra trong ngày 8, 9 và 11 tháng 1, có tất cả 39 B26, 5 Privateers
và 21 máy bay tiêm kích thuộc lực lượng không quân của hải quân tham gia,
đã thả hàng trăm tấn bom.

Tướng Lauzin dự kiến: trong trường hợp sân bay Điện Biên Phủ không
dùng được, máy bay Bearcats sẽ can thiệp từ Cánh Đồng Chum, B26 từ châu
thổ; chúng sẽ có thể bay trên bầu trời tập đoàn cứ điểm - Bearcats trong vòng
30 phút và B26 trong một giờ. Dù trời mây mù, Dakota cũng thả được 150 tấn
mỗi ngày và có thể đủ dù để thả suốt 3 tuần mà không cần lấy dù lại.

Về phần địch, ta biết ngày 15 họ có thể đưa vào vị trí 21 tiểu đoàn bộ binh,
ba đội pháo 105, bốn tiểu đoàn phòng không và nhiều vũ khí hạng nặng của
pháo binh: Súng cối 152 bắn xa được 17 km với trọng lượng đạn hơn 40 kg,
pháo phòng không 37/40 có tầm bắn xa 1800 mét.

Tuy nhiên, Navarre không muốn tin những thông tin về sự tăng cường lực
lượng địch. Bởi vì, chúng khiến Cogny có vẻ đúng vì đã dự báo chính xác tình
hình? Bởi vì, Navarre không thích người ta biết là ông lầm. Là người của
ngành tình báo, ông thấy nhục nhã khi lầm lẫn ngay trong lĩnh vực của ông; và
dù có ý thức hay không, ông vẫn ra sức phủ nhận tầm quan trọng lớn hơn của
Điện Biên Phủ so với cuộc tấn công mà ông muốn phát động với Atlante.

Có phải vì một sĩ quan cấp tướng như ông không chấp nhận để cấp dưới
như Cogny hay một anh chàng tay ngang như Giáp đánh bại? Hay vì thâm tâm
ông tin rằng Atlante đủ sức buộc ông Giáp phải rút bớt lực lượng khỏi Điện
Biên Phủ?

Sự kiện vẫn hiển nhiên: Ngày 8 tháng 1 ông chỉ thừa nhận lực lượng Việt
Minh tập trung quanh Điện Biên Phu là 15 tiểu đoàn, có thể lên đến con số 21,
trong lúc tin nghe được từ địch cho thấy họ đã có 17 tiểu đoàn và ngày 15
tháng 1 sẽ có 25, vài ngày sau sẽ lên 28, bởi một trung đoàn của 304 vừa mới
lên đường.

Nếu Navarre đã tỏ ra không chắc thắng với 15 tiểu đoàn trước mặt mình,
chuyện gì sẽ còn xảy ra với con số gấp đôi? Và ai cấm ông rút ra kết luận cần
thiết? Không có ai ngoài chính bản thân ông và các cố vấn của ông. Không có
ai ngoài chính sự mơ hồ ngay chính trong đầu ông, ông vừa muốn tin là có
nguy cơ vừa muốn sợ mình lầm; bởi vì những người ở Hà Nội và ở Điện Biên
Phủ vốn hiểu rõ bọn Việt hơn ông, nên ông không khỏi bị ảnh hưởng.

Còn Cogny, ác cảm của ông đối với Navarre hình như làm ông không còn
ý thức được rằng: nguy cơ tích tụ trên đầu Điện Biên Phủ cũng vần vũ trên đầu
của bản thân ông chứ không riêng gì Navarre.

Từ cuối tháng 12, chín người Việt Nam của tiểu đoàn 301 đã đào ngũ,
trong đó ba người cung cấp tin có giá trị cho địch. Vì sợ sẽ có thêm những vụ
đào ngũ khác, Cogny yêu cầu thay đơn vị này bằng một trong các đơn vị lính
dù hay lê dương mà Navarre đã rút của ông cho Atlante. Navarre trả lời ông:
Việc thay đổi đơn vị ấy hoàn toàn có lợi với điều kiện thay bằng một tiểu đoàn
của châu thổ.

Ngoài ra, Navarre ra lệnh cung cấp tin tức giả để nếu tiếp tục có quân đào
ngũ họ chỉ sẽ làm địch lầm lẫn thêm mà thôi. Ông không tự đặt vấn đề về
nguyên nhân vì sao lính Việt Nam trốn sang hàng ngũ Việt Minh. Đối với ông,
tình báo là vũ khí quan trọng không kém đại bác; vì thế, ông tìm cách đầu độc
những người tình nghi (là sẽ đào ngũ và thông tin cho địch - ND) và thậm chí
là toàn thể binh lính của tập đoàn cứ điểm. Với ý đồ đó, ông yêu cầu Cogny
nghiên cứu một hành động, tất nhiên là giả tưởng, ở nửa đường đi Hà Nội, tại
Nà Sản. Ta đã đánh tiếng là cho bốn hoặc năm tiểu đoàn nhảy dù xuống vùng
lân cận cụm cứ điểm Nà Sản cũ, trên đường 41, nơi đại quân Việt Minh đang
hành quân. Navarre nghĩ một cách ngây thơ là để đối phó với sự đe dọa ấy,
ông Giáp sẽ giữ lại đó một lực lượng quan trọng, gây thiệt hại cho Điện Biên
Phủ.

Khi Navarre hỏi ý Cogny, Cogny nói thẳng với ông là để đạt hiệu quả tâm
lý mong muốn, hoạt động cần tương ứng với khả năng của ta; thế mà ai cũng
biết Hà Nội không còn lính dù và địch không ngu ngốc đến nỗi tin rằng bộ chỉ
huy Pháp sẽ lãng phí những lực lượng mà họ sẽ không thu hồi được. Người ta
không bao giờ nghe nói gì nữa về dự án kỳ quặc đó.

Mười chiến xa Mỹ mang tên tướng Chafree được lắp ráp lại và sẵn sàng
hành quân ở Điện Biên Phủ. Chúng được dùng thử trong các cuộc trinh sát mà
đại tá Langlais tiếp tục tiến hành không có kết quả ở vùng gần sát lòng chảo.

Ngày 16 tháng 1


Ngày 16 tháng 1, thiếu úy Saint Laux, ở căn cứ Bạch Mai bị hỏng máy,
phải hạ cánh chiếc Bearcats trên núi. Bị văng ra khỏi máy bay và bị thương ở
đầu, anh trở lại máy bay, lấy súng trường, túi cứu thương, lương thực, bi đông
nước và tấm vải dù mà anh dùng để đắp ngủ qua đêm. Động cơ may bay văng
ra cách đó 20 bước và điện đài bị vỡ. Hôm sau, bị bọn Việt săn đuổi, anh phải
chôn giấu khẩu súng quá nặng. Ngay 18 tháng 1, một chiếc Dakota phát hiện
và thả lương thực xuống cho anh. Ngày 19, nhiều đồng đội đến bảo vệ chiếc
trực thăng đón anh lên, đưa anh về Điện Biên Phủ, từ đó Dakota đưa anh về
Hà Nội.

Ông Vincent Auriol chuyển giao quyền cho ông Coty.

Tình hình khí tượng: Ngày 17 và 18 tháng 1, trời nhiều mây, châu thổ có
mưa phùn. Buổi sáng trời nhiều mây và có sương mù ở Điện Biên Phủ, sau đó
khá hơn.

Thứ ba ngày 19 tháng 1


Ông Jacquet đến Sài Gòn.

Thứ tư ngày 20 tháng 1


Hội đàm giữa Bửu Lộc, Jacquet và Navarre ở Sài Gòn.

Chiến dịch Atlante bắt đầu.

Cogny đánh điện yêu cầu đại tá de Castries cho biết ông ta đã chuẩn bị như
thế nào để sử dụng có chiều sâu hệ thống phòng ngự ở mặt ngoài của khu chỉ
huy vào ban đêm hoặc khi có sương mù. Ông quyết định kiểm tra khu chỉ huy
ngày 22.

Tại sao ông đột ngột lo lắng cho Claudine, do một trong hai tiểu đoàn của
bán lữ đoàn 13 lê dương giữ. Người ta vội vàng cắm ở phía Nam và phía Tây
những hàng rào dây thép gai thành từng vạt rộng, xiên xiên và chồng lên nhau
như kè chắn sóng. Người ta đặt hàng loạt máy nghe nối liền bằng điện thoại.

Thứ sáu ngày 22 tháng 1


Tướng Navarre thăm Điện Biên Phủ.

Thứ bảy ngày 23 tháng 1


Trung đoàn 57 thuộc đại đoàn 304 đến Điện Biên Phủ.

Sáu máy bay B26 đặt ở Xiêng Khoảng, nhưng đường băng lót vì quá ngắn,
nên chúng không thể cất cánh với trọng tải tối đa.

Hội đàm giữa Dulles - Eden- Bidault.

Trích Chỉ thị riêng và mật của tướng Cogny

Gửi chỉ huy trưởng G.O.N.O.

I. Trong những ngày sắp tới, cuộc chiến đấu có thể bước vào giai đoạn tích
cực, địch có vẻ đã hoàn tất công việc chuẩn bị và có thể chuyển sang tấn công
với nhiều phương tiện hùng mạnh.

Phải chấp nhận hoạt động địch sẽ diễn ra dưới hình thức những cuộc tấn
công mạnh mẽ. Có lẽ sẽ tiến hành vào ban đêm thừa bóng tối và tái diễn cả
ngày lẫn đêm. Mặc dù sẽ có những hoạt động đều khắp để nghi binh, địch sẽ
nỗ lực thực hiện ý đồ phá hủy ngay từ đầu các cơ quan chỉ huy và các cứ điểm
chủ yếu và vô hiệu hóa sự yểm trợ của không quân.

II. Nhiệm vụ của đại tá chỉ huy trưởng G.O.N.O. là bảo đảm giữ vững
trung tâm đề kháng Điện Biên Phủ; và, tối thiểu là giữ bằng mọi giá hệ thống
phòng thủ hạn chế gồm các cụm cứ điểm khu chỉ huy, khu đồi C, khu đồi D,
sân bay Mường Thanh, Bản Kéo.

III. Nhằm mục đích ấy, ông có quyền sử dụng:

- Một ban tham mưu.

- Ba ban tham mưu binh đoàn

- 12 tiểu đoàn

- 1 chi đội xe M24 có 3 tổ

- 2 đội pháo 105

- 1 dàn pháo 155

- 2 đại đội súng cối 120

- 2 đại đội công binh

- Các đơn vị dân quân.

IV. Đại tá chỉ huy trưởng G.O.N.O. sẽ điều hành hoạt động phòng thủ như
thế nào để phát hiện và cản trở địch chuẩn bị tấn công, làm chậm lại việc địch
tiếp cận trung tâm đề kháng và đặc biệt là hệ thống phòng thủ hạn chế nêu trên
bằng cách cố gắng gây bất ngờ cho địch và phá hủy lực lượng, phương tiện tấn
công của địch.

Trong trường hợp địch chiếm đóng được các vị trí của ta, sẽ phải tổ chức
phản công để lấy lại các cứ điểm đã mất.

Tình hình khí tượng: Ngày 24 tháng 1, trời nhiều mây, có mưa phùn ở châu
thổ. Điện Biên Phú trời ít mây.

Chủ nhật ngày 24 tháng 1


Tướng Cogny thuyết trình trước ông Jacquet và ông Dejean.

NỖI LO CỦA ÔNG JACQUET

Ông Jacquet đã hội đàm với Thủ tướng mới của Việt Nam, hoàng thân Bửu
Lộc, ông này đã lập chính phủ rất khó khăn. Để đáp ứng nguyện vọng của
quần chúng, quá ngao ngán về tình trạng tham nhũng và đang khao khát độc
lập, ông đã đưa ra những cải cách sau đây: Tiếng Việt được dùng làm ngôn
ngữ chính thức thay tiếng Pháp và bắt buộc dùng trong tất cả văn thư của các
bộ; bán đấu giá 1/3 xe ô tô của công chức cao cấp để đóng góp vào công tác từ
thiện giúp dân; bộ trưởng và công chức cao cấp chỉ dùng xe hơi trong công vụ;
bỏ cách xưng tụng bằng Ngài.

Ông Jacquet bay trên địa bàn của chiến dịch Atlante và trao đổi những lời
ngán ngẩm với đức Hoàng đế Bảo Đại. Cùng với tướng Blane, tham mưu
trưởng lục quân, ông Dejean và tướng Navarre, ông đi Hà Nội, và Cogny lợi
dụng sự có mặt của ông để nói rằng cần phải mở rộng cuộc chiến tranh hoặc từ
Lào, điều đó không thuộc thẩm quyền ông ta, hoặc từ châu thổ, điều thuộc
nhiệm vụ của ông ta nếu ông ta còn có đủ phương tiện của mình.

Tiểu đoàn 12 đến Điện Biên Phủ, bởi Cogny không chỉ vội vã thay tiểu
đoàn 301 lính Việt Nam và tiểu đoàn 2 Tabor, mà còn thay cả tiểu đoàn 5 lính
dù Việt Nam. Người ta bổ những nhát cuốc đầu tiên xuống cao điểm 206, ở
phía Tây; hệ thống phòng thủ đã được bố trí, song phần lớn công tác xây dựng
tập đoàn cứ điểm vẫn chưa hoàn tất, một số cứ điểm mới ở dạng bản vẽ trên sơ
đồ.

Tuy nhiên, đại tá chỉ huy trưởng G.O.N.O. ghi nhận trước mặt ông là một
đối thủ rất quyết tâm và có khả năng vận động tốt hơn ông. Tiểu đoàn 3 lính
Thái đã thay lính dù Việt Nam ở cứ điểm Bản Kéo. Tiểu đoàn 1, trung đoàn 4
pháo thủ Ma rốc thay lính Thái ở khu đồi C. Tiểu đoàn 1, trung đoàn 2 lê
dương vừa mới đến đã chiếm lĩnh vị trí ở cao điểm 206, cho đến nay chỉ có
những đám quân lẻ tẻ đóng giữ.

Ở Hồng Cúm, thuộc phân khu Nam, trung tá Lalande, một sĩ quan lê
dương trầm tĩnh, nhã nhặn và lịch sự, nắm quyền chỉ huy tiểu đoàn 2 trung
đoàn pháo thủ Angiêri; tiểu đoàn 3 của trung đoàn 2 lê dương được tăng
cường hai đại đội khác có nhiệm vụ phản công ở phía Điện Biên Phủ và một
phần công tác phòng thủ; hai tiểu đoàn lính Thái khác - trên lý thuyết - có
nhiệm vụ đi thọc sâu trinh sát; một tổ ba chiếc xe và tám khẩu pháo 105.

Đối với các cứ điểm còn lại, không có gì thay đổi từ 20 tháng 12. Có nhiều
ý kiến khác nhau về Hồng Cúm, ở cách 5 km về phía Nam. Có người nói:
“Cách xa quá”. Có người, như Cogny và Castries, cho rằng: “Khoảng cách ấy
là vừa”.

Thứ hai ngày 25 tháng 1


Hội nghị Berlin họp phiên thứ nhất.

Cuộc tấn công Diện Biên Phù mà ta chờ đợi xảy ra trong đêm nay rốt cuộc
không có.

Tình hình khí tượng: Từ 26 tháng 1 đến đầu tháng 2, gió mùa đông bắc
làm cho trời nói chung rất nhiều mây và âm u. Bầu trời Điện Biên Phủ quang
đãng hơn chút ít vào buổi chiều. Chọc thủng mây để đến Điện Biên Phủ là
công việc khá phức tạp, nhất là đối với B26, được trang bị không tốt bằng máy
bay của hải quân.

Thứ ba ngày 26 tháng 1


Ông Jacquet thăm Điện Biên Phủ với ông Dejean và các vị tướng Blane,
Navarre và Cogny, rồi ông đi Viên Chăn với ông Dejean.

Ông Laniel thông báo nhiệm vụ của ông Pleven trong bức điện gửi ông
Dejean và tướng Navarre: “ông Bộ trưởng muốn xem xét kỹ hơn các vấn đề
sau đây: Tình hình chung về quân sự, sự cân đối giữa hải, lục, không quân
trong lực lượng viễn chinh và hướng phát triển dự kiến, yểm trợ không quân,
ưu điểm và khuyết điểm của cán bộ và binh lính Liên hiệp Pháp sử dụng nhân
sự, tinh thần và tình trạng sức khỏe, viện trợ của Đồng Minh, tình trạng vũ khí
và trang bị, bước tiến trong việc xây dựng quân đội Quốc gia của các quốc gia
liên kết, vấn đề đào tạo và chất lượng cán bộ khung của họ, sức chiến đấu của
lực lượng này, các điều khoản quân sự trong các thỏa ước cần ký với các quốc
gia liên kết”.

Thứ tư ngày 27 tháng 1


Pháo Việt Minh được bố trí ở Điện Biên Phủ.

Thứ năm ngày 28 tháng 1


Điện của tướng Cogny gửi tướng Navarre (riêng):

Đại đoàn 308 bắt đầu chuyển quân. Stop. Hướng Tây Nam. Stop. Bộ phận
tiền tiêu của đơn vị lớn này sẽ tiếp xúc với cán bộ hậu cần của Bắc Lào và
Mường Khau.Stop.
Ký tên: COGNY.

Rút quân từ Công Tum về Plây Cu

Chủ nhật ngày 31 tháng 1


ĐỊCH BẮN PHÁO 75 BAN NGÀY.

ROBERT GUILLAIN CHO TỔNG TƯ LỆNH MỘT BÀI HỌC VỀ
CHIẾN LƯỢC

Trong lúc trung tá Langlais chỉ huy một cuộc hành quân ở phía Bắc với 5
tiểu đoàn để tìm cách diệt một trận địa pháo, lần đầu tiên, địch bắn pháo 75
vào ban ngày nhằm vào khu đồi C, điểm cao 206 và đồi D. Mọi người kinh
hoàng khi sân bay trúng đạn, một máy bay bị bắn hỏng. Hơn nữa, đại bác của
đại tá Piroth không làm câm họng được mấy khẩu sơn pháo 75 khốn khổ ấy.

Cuộc hành quân của Langlais đáng lẽ chỉ thực hiện trong một ngày, nhưng
phải đến hai ngày sau binh lính mới về tới tập đoàn cứ điểm mà không đạt
mục tiêu. Một lần nữa, trực thăng phải đi đón thương binh và tử sĩ.

Robert Guillain, đặc phái viên báo Le Monde, theo dõi cuộc hành quân từ
máy vô tuyến của cứ điểm Độc Lập, mà anh mô tả như một con nhím đáng sợ
đặt trên một quả đồi tương tự như Mont-saint-michel. Có lúc, Robert Guillain
nghe một giọng nói bình thản trong máy:

“Chúng tôi gặp quân Việt dưới chân mình. Chúng từ dưới bắn lên”. Thật
vậy, quân Việt bắn từ những lỗ châu mai hẹp như khe hẹp của một hộp thư,
đào sát đất, trong những công sự sâu có phủ gỗ tròn và đất. Một trung sĩ lê
dương người Đức thọc được mũi súng phun lửa của anh ta vào một khe hẹp
như vậy. Khi người ta khám xét cái hốc ấy không còn gì nữa cả. Vũ khí và
chiến sĩ đã theo đường ngầm rút đi. Nhưng cứ hễ đụng đến cánh rừng nào thì
cánh rừng ấy lại có tiếng súng nổ lốp bốp.

Tiểu đoan 2 lính Thái tham gia cuộc hành quân này nổi bật về sự thiếu
năng lực và kém hăng hái. Phải dùng rựa phạt cây vạch đường đi trong rừng
sâu che khuất cả trời, trên các đỉnh núi, không trông thấy gì cả vì cỏ quá cao.
Lính dù quay về ngao ngán.

Trên đường về Hà Nội, buổi chiều, lúc đang ngồi trên Dakota, Robert
Guillain hỏi, không phải không có chút lo âu vì sao một trong các động cơ của
máy bay cứ luân phiên tắt máy. Phi công trả lời: “ồ, không sao cả. Máy móc tã
hết rồi. Cho nên, tôi cho chúng luân phiên nghỉ mệt”.

Báo Le Monde ngày 13 tháng 2 đăng ý kiến sau đây của Robert Guillain
mà tổng tư lệnh đáng phải suy gẫm:

“Cuối tuần ở Điện Biên Phủ. Tất cả đều yên ắng, và bi kịch chính là chỗ
đó. Việt Minh suýt tấn công, nhưng họ chỉ suýt thôi, và đó lại là sức mạnh của
họ. Họ học thuộc bài từ lâu rồi. Ông Giáp, vị tướng của ông Hồ Chí Minh, biết
rất rõ. Không đánh Công Kiên, nếu ta không chắc chiếm được đồn lũy ấy, và
phải chiếm được mà không tổn thất lớn về nhân mạng. Bài học thực tiễn: Năm
ngoái ông Giáp đã bị thương vì con nhím Nà Sản, và ông ta đã ghi nhớ bài
học.

Việt Minh suýt tấn công, và có thể đó cũng là quỷ kế của họ. Bởi vì, vào
đúng buổi chiều thứ bảy nắng tốt khi người của ta ở Điện Biên Phủ đợi chờ và
sốt ruột, thì một trong các đại đoàn của ông Giáp, và có lẽ là đại đoàn thiện
chiến nhất của ông ta, lại đang chuyển về phía Nam. Nó đang hành quân.về
Luông Prabăng. Có lẽ nó đã lên đường đúng vào thời điểm cuộc báo động lớn
và do đó, đây chỉ là báo động giả”.

Đêm rằm, nhằm đêm 31 tháng 1 rạng ngày 1 tháng 2, căn cứ không quân
Đồ Sơn, gần Hải Phòng, bị ba đội cảm tử tấn công. Bốn máy bay Dakota đang
được thợ máy Mỹ tu sửa bị diệt tại sân bay, cháy 2000 lít xăng.

THÁNG HAI 1954


Tình hình khí tượng: Đầu tháng 2, gió Đông Nam ẩm ướt xen lẫn với vài
đợt gió mùa đông bắc còn sót lại, khiến B26 không cất cánh được, đặc biệt từ
2 đến 8 tháng 2. Sau đó thời tiết khá tốt, trừ ngày 19 và 23.

Thứ ba ngày 2 tháng 2


Tướng O’Daniel thăm Điện Biên Phủ.

Không quân phát hiện trận địa pháo của Việt Minh trên các đỉnh núi phía
Đông.

Thứ tư ngày 3 tháng 2


Lễ Tết.

Điện của tướng Cogny hỏi tướng Navarre:

Theo chỉ thị của Bộ tư lệnh Việt Minh cho các đơn vị 140 hiện ở Đông Bắc
Mường Sài, có thể thấy ý đồ của Việt Minh là:

Thứ nhất: Tiêu diệt lực lượng ta ở Mường Sài trong thời hạn ngắn.

Thứ hai: Buộc ta phải tăng cường cho Luông Prabăng vì Việt Minh sẽ đe
dọa vị trí này.

Thứ ba: Cô lập Điện Biên Phủ và buộc ta rút quân.

Điều này xác nhận là hiện nay ta không nên giảm quân ở Điện Biên Phủ.

Tôi định đưa trở lại Điện Biên Phủ tiểu đoàn 5 lính dù Việt Nam và đưa
tiểu đoàn 1, trung đoàn 2 bộ binh lê dương về châu thổ ngay khi có phương
tiện không vận.

Thứ sáu ngày 5 tháng 2


CUỘC THĂM CỦA TƯỚNG O’DANIEL

Hình như Navarre và ông Giáp đang chạy đua nước rút. Bởi Điện Biên
Phủ chỉ có tác dụng kìm chân một phần lực lượng Việt Minh mà không thể
ngăn các lực lượng khác tiến quân về phía những cung điện, chùa chiền và
những ngọn núi xanh biếc của Luông Prabăng. Navarre vội vã đưa quân đội và
trang bị sang Lào và ông chuyển giao ưu tiên về phương tiện không vận cho
mục tiêu này. Việc chuyển quân, chuyển hàng cho Điện Biên Phủ chậm lại và
các đơn vị rút đi làm suy yếu châu thổ. Không ai cho rằng đây là sự nghi binh.
Trong trường hợp quân số Việt Minh quanh Điện Biên Phủ giảm, Navarre yêu
cầu Cogny khẩn cấp nghiên cứu việc giảm quân số đang chôn chân ở đó: Ba
hay sáu tiểu đoàn sẽ rời tập đoàn cứ điểm.

Tướng O’Damel, trưởng phái đoàn Mỹ ở Đông Dương đến thăm tập đoàn
cứ điểm ngày 2 tháng 2. Navarre trách ông ta lạm dụng quyền nghiên cứu, dò
xét, nhưng sợ cá tính cứng như thép của ông ta. Dưới chiếc mũ cát két sùm
sụp trên đầu, tướng O’Daniel có vẻ mặt của một lão nông dân quỷ quyệt và
thận trọng, chơi cái trò gắn ba ngôi sao vào ve áo mình. Đại tá de Castries cho
ông đi tham quan theo lộ trình dành cho khánh hạng sang trong chiếc xe jeep
mà ông đã cho gắn bên cánh trái lá cờ hiệu của ông, trên có vành trăng lưỡi
liềm và ngôi sao năm cánh của lính Xpahi Ma rốc.

O’Daniel là hiện thân của viện trợ Mỹ. Các báo cáo của ông soi sáng cho
chính phủ Hoa Kỳ về hình thức câu trả lời cho các yêu cầu của chính phủ
Pháp: Tùy theo O’Daniel nói gì, trang bị và chuyên viên kỹ thuật sẽ sang ồ ạt
hay nhỏ giọt. Ta cần Mỹ và cần các căn cứ hùng mạnh của họ ở Nhật và
Philíppin để cung cấp cho lực lượng viễn chinh máy bay, xe cộ, máy vô tuyến,
bom, dù, chiến xa, đại bắc và chuyên viên để tăng cường cho các xưởng sửa
chữa, bảo trì.

Người Mỹ chỉ trích cán bộ của ta, ta mất thời gian quá dài để xây dựng kế
hoạch, cơ quan hậu cần ta yếu kém và thậm chí không có hệ thống chuyên tải
riêng. Họ trách người Pháp không biết mình muốn gì, lớn tiếng đòi trang bị
nặng rồi lại không dùng, và họ sợ bây giờ ta đòi trang bị nhẹ thì trang bị ấy lại
không đến kịp.

Chi phí quân sự Mỹ dành cho Đông Dương đã lên đến gần 500 triệu đôla
cho năm 1953. Đô la tuôn chảy ào ạt vì vấn đề không phải là nuôi dưỡng chiến
tranh, mà là kết thúc nó, và bởi vì nước Pháp đã tỏ ra mệt mỏi.

Cuối chuyến đi sang Đông Dương, ông Adlai Stevenson đã lưu ý sự lộn
xộn trong hệ thống chiến tranh của Pháp; nhưng ông cũng tự hỏi người Mỹ sẽ
chấp nhận chiến đấu và chết trong điều kiện như vậy được bao lâu.

Điều mà O’Daniel viết về Điện Biên Phủ hiện nằm trong hòm kín được
Lầu Năm Góc lưu trữ. Đằng sau tiếng vỗ tay và lời thán phục hữu nghị, người
ta có thể giấu nhiều điều nhất là khi pháo địch tiếp tục quấy rối và không quân
phát hiện nhiều trận địa phòng không dọc theo các đỉnh núi phía Đông, cho
đến ngang tầm Hồng Cúm. Ít pháo đến như thế (về phía Pháp - ND), ít máy
bay đến thế, là điều làm con cáo già Mỹ ấy ngạc nhiên; nhưng điều làm ông ta
còn ngạc nhiên hơn và quyến rũ ông ta, là vẻ điềm tĩnh quý tộc của đại tá de
Castries ở giữa cái bẫy khổng lồ ấy.

Bởi vì toàn bộ máy bay quân sự phải phục vụ chi viện cho Lào, Navarre
yêu cầu Cogny theo dõi việc sử dụng đạn dược, chỉ còn máy bay dân dự và
Packets tiếp tế cho Điện Biên Phủ. Trên vùng cao, mây mù ngày càng dày đặc
hơn. Ở châu thổ, mưa phùn nặng hạt hơn và có khi làm tất cả các sân bay
không hoạt động được.

Thứ bảy ngày 6 tháng 2


Họp Hội đồng Quốc phòng. Chương trình nghị sự: phái đoàn Pleven.

Cogny chuyển cho Castries công văn của Navarre yêu cầu ông hạn chế
dùng đạn pháo. Tuần tới, Cogny chỉ có thể bổ sung dự trữ xăng và lương thực
cho ông ta. Castries trả lời ngay, với giọng hóm hỉnh: “Đã được điện số 153
của ông. Do đó, tôi không thể tiến hành cuộc hành quân trinh sát tấn công nào
trong thời gian trên”.

Ngày hôm ấy, cuộc hành quân lên điểm cao 653 và điểm cao 781, tiến
hành với hai tiểu đoàn dù của Langlais phải trả giá đắt: địch để các bộ phận đi
đầu đến gần rồi tấn công họ bằng hỏa lực rất dày. Điều này chứng tỏ địch đã
chiếm lĩnh các đỉnh núi Đông Bắc với nhiều lực lượng hơn.

Dù có sự can thiệp của hai chiếc Bearcats - chúng bị súng phòng không
bắn khi thả bốn quả bom napan - ta không đạt mục tiêu nào.

Chủ nhật ngày 7 tháng 2


Cogny trả lời Castries: “Tôi không thể chấp nhận lời lẽ trong bức điện của
anh. Stop. Anh có thể và cần phải tiếp tục các hoạt động tấn công nhằm cản
trở hoạt động của pháo Việt Minh và hạn chế hết mức súng cối nặng trên
đường đi”.

Hai chiếc Bearcats đi làm nhiệm vụ yểm trợ Điện Biên Phủ không về. Phi
công: Đại úy Rapinet và trung úy Juovenel. Tình hình khí tượng vẫn xấu, đặc
biệt, từ ngày 2 tháng 2, gió mùa Đông Bắc khiến B26 không cất cánh được.
Dakota hạ cánh ở Mường Sài và Luông Prabăng cứ như làm xiếc, giữa các quả
đồi, bay là là sát ngọn cây, kính nhòa nước, máy bay tự hạ cánh trên những
đường băng tồi tệ của địa phương.

Ông De Chevigné, Tổng trưởng phụ trách chiến tranh, ở lại Điện Biên Phủ
36 giờ.

Thứ hai ngày 8 tháng 2


Bộ phận tiền tiêu của các đơn vị Việt Minh ở cách Luông Prabăng 20km.

Ở Washington, thượng nghị sĩ Mike Mansreld hỏi xem các đơn vị Mỹ có
được cử sang Đông Dương không. Bộ trưởng Quốc phòng, ông Wilson, trả lời
không có lý do gì khiến Mỹ phải tăng mức viện trợ hiện nay.

Thứ ba ngày 9 tháng 2


Phái đoàn Pleven đến Sài Gòn.

Cogny vẫn chống việc giảm quân của tập đoàn cứ điểm vì ông cho rằng đó
chính là điều ông Giáp mong muốn. Ông khẩn khoản xin Navarre giữ căn cứ
Điện Biên Phủ bằng mọi giá, “Đừng đề ảnh hưởng đến tinh thần quân đồn trú
đang phấn khởi vì triển vọng một trận chiến đấu phòng thủ sẽ giành thắng lợi
lớn”.

Trong tư liệu lưu trữ của mình, tôi không tìm thấy câu này, mà Navarre
gán cho Cogny, nhưng nó rất hợp với tinh thần chung lúc bấy giờ. Trong bức
thư tôi đã đọc, Cogny nói rõ sở dĩ ông yêu cầu giữ Điện Biên Phủ bằng mọi
giá, không phải vì tinh thần của những người thừa hành, những người này
không được quyền biết là các ban tham mưu tính đến khả năng thảm bại. Ông
yêu cầu bởi vì không có cơ may nào, điều này thì đúng, rút khỏi tập đoàn cứ
điểm dưới tầm hỏa lực địch. Cogny lại đấu tranh để xây dựng ở Lào một binh
đoàn có khả năng can thiệp hỗ trợ cho Điện Biên Phủ, theo ý kiến ông đề xuất
từ lâu.

Navarre đánh điện ra lệnh cho Cogny đi thọc sâu trinh sát để xác định lực
lượng tối thiểu đang uy hiếp Luông Prabăng và cắt đường giao thông của
chúng. Nắm chắc bài học Nà Sản mà người ta cứ ngây thơ nhắc đi nhắc lại,
ông muốn ở Điện Biên Phủ phải có hoạt động lớn có tính chất tấn công, nhất
là giữa tỉnh lộ 41 và đường mòn Pavie, dù ông biết Việt Minh đang có lực
lượng mạnh ở đó.

Ngoan cố trong sự mù quáng của mình, ông không chịu chấp nhận là
những hoạt động do Langlais điều động với các tiểu đoàn dù của ông ta vấp
phải những trở lực không thể vượt qua. Những núi đồi và thung lũng xen kẽ
nhau mà ông bay qua hết sức dễ dàng, ông không chấp nhận là người ta không
thể vượt qua và biến kẻ thù đang ẩn nấp ở đó thành tro bụi. Mặt khác, ông cấm
Cogny sử dụng tiềm lực không vận để thay các tiểu đoàn, nhất là đối với các
tiểu đoàn dù thuộc lực lượng tổng dự bị.

Chính vào lúc đó, Cogny đề nghị với ông một xảo thuật quân sự do đại tá
de Castries nghĩ ra. Nếu ta giả vở rút bớt một tiểu đoàn lê dương khỏi Điện
Biên Phủ, ông Giáp có thể tưởng mình đủ sức tấn công và sẽ mở đầu chiến
dịch. Nhưng tiểu đoàn ấy phải quay trở lại trong vòng 24 giờ.

Cogny trình cho Navarre phê chuẩn cái mà ông gọi là ý kiến hấp dẫn ấy,
nhất là hấp dẫn đối với ông, vì có tiểu đoàn ấy, ông sẽ lập lại được binh đoàn
cơ động mà ông đã bị mất ở châu thổ.

Navarre không theo. Trong thâm tâm, ngược với điều ông thường nghe
người ta nói, và chính ông đôi khi cũng nói, Navarre không muốn thúc đẩy
ông Giáp tấn công. Hơn nữa, ông cho rằng cho một tiểu đoàn nhảy dù xuống
ngay trong lúc trận đánh đang diễn ra là quá nguy hiểm. Cuối cùng, ông không
chắc Cogny sẽ cung cấp, trong thời hạn mong muốn, những tiểu đoàn có chất
lượng và phương tiện vận chuyển cần thiết, để tăng cường ồ ạt cho Điện Biên
Phủ một cách đột ngột; bởi ông nghi ngờ Cogny muốn giữ lực lượng tinh nhuệ
nhất cho châu thổ.

Vì thế ông không trực tiếp trả lời đề nghị của Cogny và chỉ nói rằng ông
muốn ta bắt được tù binh để biết đại đoàn 312 đang ở đâu.

Trong bức điện tiếp theo, Cogny trả lời là công việc chuẩn bị trận địa của
Việt Minh vượt quá tất cả những gì người ta thấy được từ đó đến nay, và các
xác chết của địch không còn dấu vết gì để xác định họ thuộc đơn vị nào. Để
kiếm thông tin, ông sẽ cho nhân viên nhảy dù xuống phía sau các vị trí tình
nghi đại đoàn 312 đang đóng quân. Chiếc máy bay có nhiệm vụ nghe các hệ
thống điện đài của địch cũng được giao công tác xác định vị trí của 312, như
các đài dưới đất. Riêng Cogny, ông nghĩ là 312 vẫn đang còn ở Điện Biên Phủ.

Cogny báo trước cho Castries biết nếu 312 rời khu vực ấy quân đồn trú
trong tập đoàn cứ điểm sẽ bị rút xuống còn các đại đội, sẽ chỉ còn một đội
pháo 105, một đại đội súng cối, một tổ chiến xa và hai trung đội công binh. Sẽ
bỏ Hồng Cúm.
Ở đây ý tưởng của Cogny lại tối om, khó hiểu. Ông sợ ông Giáp được tăng
cường lực lượng và không đánh giá thấp nguy cơ đang đe dọa tập đoàn cứ
điểm. Nhưng ông lại tìm cách thúc đẩy ông Giáp tấn công và tất cả những lời
tuyên bố của ông đều nhằm mục đích ấy. Nếu có lúc ông nghĩ đến việc rút bớt
quân khỏi Điện Biên Phủ, thì đó chỉ là mưu mẹo, bởi vì Navarre là người đầu
tiên nghĩ đến việc rút bớt quân chứ bản thân Cogny không có ý định làm giảm
sức mạnh của Castries. Ông giả vờ làm theo ý Navarre, nhưng ông muốn có
phương tiện để tăng cường ngay cho Castries khi có đe dọa từ phía địch. Song,
rốt cuộc trò giả vờ của ông bỗng dẫn ông đi xa hơn ông muốn. Người ta có thể
có cảm tưởng ông không đánh giá đúng giá trị của Điện Biên Phủ và người ta
sẽ tố cáo một cách bất công là ông giữ lại những đơn vị ưu tú nhất trong tầm
tay mình, chỉ đưa đến Điện Biên Phủ những đơn vị kém hơn.

Sự thật là, với liều lượng khác, Cogny cũng phạm sai lầm như Navarre khi
Navarre dành ưu tiên tuyệt đối cho Atlante. Đối với Cogny, dù chính ông cũng
không ý thức được châu thổ được ưu tiên hơn Điện Biên Phủ. Cả Cogny lẫn
Navarre đều không có vẻ nhận thức được hết những hậu quả bi thảm của sự
thất trận ở Điện Biên Phủ. Trong suy nghĩ rất riêng tư của mình, Cogny tưởng
tượng khả năng thất trận: Nhưng khi đến tại Điện Biên Phủ, ông không còn
hình dung được điều ấy, bởi sức mạnh bề ngoài che giấu mất chỗ yếu kém
trong thực tế.

Ở Cogny, không có gì đơn giản. Nhưng mọi sự càng bội phần rối rắm vì
ông cảm thấy mình không được tự do điều hành một sự kiện mà ông không
trực tiếp chịu trách nhiệm; bởi ông phải trình lên tổng tư lệnh phê chuẩn từng
quyết định nhỏ nhất của mình. Vốn bản tính nhút nhát, ông thích được hành
động thoải mái, song ông lại để sự thoải mái ấy cho người khác, có khi một
cách sai lầm, vì ông quá quan tâm tôn trọng trách nhiệm mà ông giao cho
người khác. Nếu Navarre để mặc ông hành động, ông sẽ cảm thấy thoải mái
hơn: Như thế, toàn bộ cái mạnh của ông se dồn vào phục vụ công tác thay vì
nó lại thường phải tiêu hao dể tự biện minh. Trong th,.“c tế, ông có hai kẻ thù:
ông Giáp và Navarre. Kẻ thù mà ông e ngại hơn hết không phải là ông Giáp.

Thứ tư ngày 10 tháng 2


Ở Sài Gòn, ông Harold Strassen, trưởng cơ quan quản lý các hoạt động
quân sự ở ngoại quốc của Hoa Kỳ và ông Mac Donald, tổng ủy viên Đông
Nam Á của Anh đang là khách của ông Dejean. Ông Dejean ngần ngại chưa
muốn cho ông Pleven biết mối bất đồng giữa tổng tư lệnh và tư lệnh Bắc Kỳ.
Vả lại, về chuyện này ông cũng chỉ biết mơ hồ, cũng như ông khó khăn lắm
mới hiểu được cái gì sắp xảy ra ở Điện Biên Phủ. Đúng vào lúc ta nghĩ đến
chuyện giảm quân số ở tập đoàn cứ điểm, địch lại chiếm lĩnh các đỉnh cao phía
Bắc và Đông Bắc đồi Độc Lập và đặc biệt là trên điểm cao 561 ở giữa Độc
Lập và Him Lam. Ông Dejean tự hỏi không biết phải coi đó là dấu hiệu thuận
lợi hay là mối đe dọa.

Buổi sáng, ông Pleven và tướng Ely có cuộc họp làm việc với ông De
Chevigne, tướng Blanc và tướng Fay. Theo yêu cầu của ông Pleven, tướng
Blanc cho biết những nét lớn trong bản báo cáo ông đang viết. Theo ông,
Atlante là một sự lầm lẫn, phải rút ngay sáu tiểu đoàn và 4000 tấn trang bị
khỏi Điện Biên Phủ trong khi còn kịp; bởi vì, ngày 15 tháng 4, Castries sẽ
sống với 40 xăngtimét nước trong công sự của ông ta, sân bay sẽ không dùng
được và không thể tiếp tế bằng đường không được nữa.

Còn về tình thế chiến thuật ở Điện Biên Phủ, tướng Blanc cho rằng, thay vì
có thể tìm cách hoạt động tấn công, đội quân đồn trú ở đó phải bị động và bị
kẻ thù xoay tứ phía. Từ tất cả những điều đó, lạ lùng thay, ông Pleven chỉ nhớ
có một từ mà tướng Blanc dùng để định nghĩa tập đoàn cứ điểm: “Đó là
Verơun.”

Tướng Fay lúc này chưa đi thăm Điện Biên Phủ nên ông chỉ nhắc lại ý
kiến không tán thành của không quân: Điện Biên Phủ làm lãng phí nhiều giờ
bay mà không có hiệu quả gì . Ông nói thêm là kể từ ngày 15 tháng 4 sự yểm
trợ của không quân sẽ gần như không còn gì.

Ông Chevigné thì kể lại những gì ông đã thấy cách xây dựng, tổ chức Điện
Biên Phủ đã gây ấn tượng mạnh cho ông và lúc quay về, khi Navarre hỏi, ông
đã trả lời: “Thật tuyệt!”

Trích báo cáo của tướng Blanc, tham mưu trưởng quân đội, phó chủ tịch
hội đồng chiến tranh cao cấp.

…Phải có can đảm bỏ khẩu hiệu: “Bắc Kỳ là chìa khóa của Đông Nam Á”,
và vĩnh viễn rút khỏi phần lãnh thổ bị ung thối và không thể bình định được
trong tình hình hiện nay.

Do đó, bước đầu, cần thương lượng để rút khỏi châu thổ Bắc Kỳ và chỉ giữ
trục Hà Nội - Hải Phòng, để rồi, sang bước thứ hai, sẽ tập trung lực lượng hơn
nữa quanh căn cứ này và có thể, sau này rồi sẽ phải bỏ luôn căn cứ đó. Tiếp
tục cuộc chiến đấu ở châu thổ, mồ chôn binh lính ta, sẽ là tội ác kể cả đối với
lực lượng quân đội ta và đối với dân chúng không chiến đấu.

Phải cố gắng giữ Lào cho đến dãy núi phía Đông Bắc, bỏ Nam Trung Kỳ
cho đến con đường Savanakhet- Đông Hà.

Phải tập trung lực lượng một cách ồ ạt để giữ Nam Kỳ và Nam Trung Kỳ,
bình định hoàn toàn vùng này. Đó sẽ là thực sự cải thiện “bản đồ chiến tranh”

… Cũng như Pháp cần giới thiệu những con người mới, hiểu tình hình và
có uy tín. Pháp cũng phải đòi loại bỏ tất cả những người Việt Nam đã “thối”,
giúp hình thành một bộ máy hành chính có giá trị. Việc này có thể làm được
với sự giúp đỡ của giới quân sự Pháp, chỉ có họ thực sự được tôn trọng và
không có những ý đồ đáng ngờ. Phải tìm tất cả những người đối thoại có giá
trị, kể cả trong số những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan… .

Còn về lòng chảo Điện Biên Phủ, chắc hẳn là quân đội ta kìm chân một bộ
phận quan trọng của lực lượng Việt Minh, mặc dù lực lượng này rời khỏi châu
thổ không làm giảm nhẹ áp lực ở phía Đông như người ta chờ đợi; vì họ đã
được thay bằng lực lượng gần như không kém phần thiện chiến. Lực lượng ta
đóng trong một tập đoàn cứ điểm được tổ chức và tiếp tế rất tốt, nhưng sự an
toàn rất mong manh, nếu tính đến các điều kiện khí tượng và sự yếu kém về
tiềm lực không quân. Mặt khác, không có khả năng thoát ra nào cả, toàn bộ
lòng chảo bị địch liên tục khép vòng vây rất chặt và nằm dưới tầm hỏa lực của
vũ khí địch.

Tổng thống Eisenhower tuyên bố: “Không có ai chống lại sự can thiệp hơn
tôi. Sẽ không có gì bi thảm cho Hoa Kỳ hơn là bị lôi cuốn vào chiến tranh toàn
diện ở Việt Nam hay nơi nào khác ở Đông Nam Á. Chính vì thế, chính phủ
Mỹ làm tất cả để gạt bỏ khả năng ấy, trong lúc vẫn ủng hộ người Việt Nam và
người Pháp vì đối với họ, đây là vấn đề chiến đấu chống sự bành trướng của
cộng sản.

Thứ hai ngày 15 tháng 2


Một phiếu mang số 587 liên quan đến việc xây dựng một kho pháo sáng.
Ban tham mưu của Navarre đã chọn 11 điểm và dự kiến số đêm tương ứng với
giả thiết địch tấn công liên tục. Sau đó, người ta giả định địch từ bỏ mục tiêu
Điện Biên Phủ được ba đêm trong dự kiến.

Mỗi pháo sáng chỉ cháy được ba phút, nên mỗi đêm cần đến 200 quả. Mỗi
chiếc Dakota “Đom đóm” mang theo 80 quả để soi suốt hai giờ rưỡi đêm đen.
Đoạn 5 trong công văn xác định rõ suy nghĩ của trưởng phòng ba của Navarre
và tham mưu phó phụ trách hành quân. Mặc dù công văn có văn phòng hành
chính cực kỳ khó hiểu, cố sức tìm hiểu nó cũng đáng công, vì ở đó có bằng
chứng về học thuyết của các ban tham mưu về nguy cơ địch tấn công Điện
Biên Phủ.

Tôi có nói chuyện đó với đại tá Berteil, ông bảo tôi: “Chính ban tham mưu
của Hà Nội đã cung cấp các thông tin mà chúng tôi yêu cầu. Chúng tôi chỉ
công nhận mà thôi”. Chẳng hạn, có một đoạn rất có ý nghĩa như: “Kho cần
được tái cung cấp vào thời điểm phù hợp với thời hạn tiêu thụ. Phòng ba của
ban tham mưu của tổng tư lệnh đánh giá thời hạn ấy là một năm, bởi vì hoạt
động tích cực bắt đầu vào đầu tháng 10 và chấm dứt vào cuối tháng 6. Kho
pháo sáng được tính toán như trên đủ dùng cho toàn bộ các hoạt động trong
thời gian ấy. Do đó, kho cần được tái cung cấp trong thời gian từ cuối tháng 6
đến cuối tháng 10”.

Như vậy là ngày 15 tháng 2, một cách phổ biến, ở Sài Gòn và Hà Nội
người ta nghĩ là một cuộc bao vây Điện Biên Phủ chỉ có thể kéo dài tối đa là
ba ngày ba đêm.

Buổi chiều, khi từ Điện Biên Phủ về, chở năm tấn xăng trong phuy,
Bourdens không hạ cánh được vì 1 chiếc máy bay tiêm kích của hải quân bị
trúng đạn phòng không đã dựng đứng giữa đường băng và chiếc Stratoliner thì
bị trúng mảnh đạn.

Đại tá de Crèvecoeur giam chân được đại đoàn 308 ở Mường Sài. Những
người sống sót từ Mường Khau đang ẩn náu ở đó, kéo theo cả những con la và
bọn tù binh. Mường Sài tự nhiên bỗng được xếp vào hàng điểm chiến lược
quan trọng. Thế mà đó chỉ là một thị trấn nửa phần có dòng nước bùn lầy uốn
khúc của một chi lưu sông Nậm Nu bao quanh, phía trên có một đoạn đèo như
hình lưng voi, trên đó đóng một đồn lính kiểu thời trung cổ. Từ những mỏm
đồi lân cận, quân Việt bắn súng cối nhằm vào những chiếc máy bay vận tải
đậu trên một sân bay nhỏ, gần những xác trâu thủng bụng và làng bản rực lửa.

Ngày hôm ấy, trung úy Marchand, phi công của phi đội tiêm kích 1/22,
biệt phái đi Luông Prabăng báo cáo cho phi đội trưởng của mình ở Điện Biên
Phủ, thiếu tá Guérin, rằng anh đã nghe một đại tá lục quân nói trong buổi lễ
mixa của sĩ quan: “Thật là tội ác khi máy bay Dakota từ chối không hạ cánh ở
Mường Sài”; và một đại úy nói thêm, về các tổ lái máy bay vận tải: Kể từ năm
giờ chiều, họ chuẩn bị đi ra phố hơn là bay thêm một vòng lên Điện Biên
Phủ…”. Viên sĩ quan trẻ của phi đội tiêm kích viết: “Đây là lần đầu tôi đỏ mặt
khi nghe nói về binh chủng của mình”.

Hôm qua, khi đi kiểm tra hệ thống phòng thủ ở Luông Prabăng, sau khi đi
thăm cung điện nơi vị vua già, ngồi một chỗ vì bệnh tê thấp, đã gắn cho ông
huân chương “triệu voi” ông Rene Pleven tuyên bố: “Luông Prabăng sẽ được
bảo vệ nếu Việt Minh tấn công”. Ông De Chevigné, tổng trưởng phụ trách
chiến tranh, và tướng Ely, điển hình sống của mọi đức tính quân nhân, dầu đã
gật đầu. Cùng với hai vị và các tham mưu trưởng ba binh chủng; ngày hôm đó,
ông Pleven đến Hà Nội. Henry Amouroux đếm số ngôi sao (cấp tướng - ND)
được tập hợp: Cả một thiên hà.

Đại đoàn 308 quay về Điện Biên Phủ, ở Hà Nội người ta chưa biết gì về
điều này. Bởi vì tất cả bộ máy của ông Giáp vẫn ở nguyên vị trí. Cogny trở lại
đề tài “ruột” của ông về hoạt động ở hậu phương của Việt Minh, ông dừng lại
khi thấy tướng Bodet, đại diện cho Navarre, tròn mắt hốt hoảng.

Trong đêm, đáp lại lời tuyên bố của Castries, những toán trinh sát của quân
Việt rải những tờ truyền đơn mà trung sĩ Sammarco nhặt được, vào mờ sáng,
tại địa bàn nhảy dù. Anh giận dữ vò nát mấy tờ truyền đơn, dưới ánh mắt thú
vị của toán tù binh anh dẫn đi làm cỏ về. Trong truyền đơn chỉ có một câu đơn
giản, bằng tiếng Pháp: “Các anh sẽ là bia thịt cho đại bác của bọn thực dân”.

Thứ ba ngày 16 tháng 2


Tướng Navarre đến Hà Nội.

Giao chiến dữ dội; sau một chuyến trinh sát cách Điện Biên Phủ bốn cây
số về phía Đông Bắc.

Một đoàn dân công tải đạn rất đông người của địch bị máy bay chặn lại và
tiêu diệt cách Điện Biên Phủ 120 km về phía Tây Nam, trên sông Nậm Nu.
Những người quan sát cho rằng chỉ có 40 trong số 2000 dân công tải được
hàng của mình qua sông.

Việc yểm trợ không vận cho Lào, sự tăng cường khoảng cách đối với máy
bay Dakota và tình hình khí tượng tồi tệ làm hạn chế số chuyến bay khiến tập
đoàn cứ điểm lâm vào tình trạng khó khăn: Khẩu phần lương thực bi giảm,
chất đốt cho động cơ máy bay, xe tăng, xe tải, xe ủi đất, máy phát điện và máy
lọc nước đều ở mức báo động, lượng đạn dự trữ giảm. Để làm đầy trở lại các
kho hàng tiếp tế, cần có 21 tấn xăng, dầu, 400 tấn đạn và 600 người chờ máy
bay. Tất cả cần 250 chiếc Dakota.

Nếu Navarre muốn bù đắp sự chậm trễ dồn lại từ hai tuần nay, vì lý do
mưa phùn ở châu thổ và sương mờ ở vùng cao, trong việc vận chuyển các
cuộn dây thép gai và vỉ kim loại cho các sân bay ở Lào, thì ông sẽ phải cần
đến 700 vòng bay của Dakota. Cogny cho ông biết như vậy và đòi dành ưu
tiên cho Điện Biên Phủ.

Nhưng tại sao phải hao hơi tổn sức nhồi nhét hàng đống trang bị vô dụng
cho Điện Biên Phủ nếu như, ngược lại ta phải rút bớt quân ở đó. Thi hành
mệnh lệnh cấp trên, Cogny còn cho đại tá de Castries biết có thể sắp tới ông ta
chỉ còn 5 tiểu đoàn dưới quyền mình. Cogny cũng yêu cầu tính đến việc dời
chỗ các kho thực phẩm và đạn dược đề phòng nước sông Nậm Nu dâng lên.

Chưa chuẩn bị gì để chống lại cơn lũ lụt. Nếu mùa mưa đến sớm, nếu chỉ
trong vòng hai tháng nữa những cơn mưa giông đầu tiên nổ ra mà quân Việt
vẫn chưa tấn công, người ta sẽ sống ra sao đây ở Điện Biên Phủ.

Thứ tư ngày 17 tháng 2


Tại hội nghị Berlin giữa các Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô, Hoa Kỳ, Anh
và Pháp họp từ 25 tháng 1 để thảo luận vấn đề kiểm soát vũ khí, các vấn đề
châu Âu và châu Á, ông Anthony Eden thay mặt ba cường quốc phương Tây
đưa ra một đề nghị liên quan đến Triều Tiên và Đông Dương và nêu câu hỏi
này: Các quốc gia cộng sản có chấp nhận giải quyết vấn đề Đông Dương ở
Genève hay không? Trước khi trả lời, ông Môlôtôv hỏi ý kiến Matxcơva và
Bắc Kinh.

Ở Hà Nội, sự bất đồng ý kiến giữa Cogny và tướng Navarre chỉ dừng trên
bình diện đơn thuần lý thuyết. Cogny không phản đối, không báo động các bộ
trưởng và tham mưu trưởng về những nguy hiểm đe dọa đội quân đồn trú. Ông
không dọa từ chức tư lệnh trong trường hợp người ta không đếm xỉa gì đến ý
kiến của ông. Ông nghĩ rằng mục tiêu của ông Giáp là nhổ cái tập đoàn cứ
điểm ấy và khuyên đại tá de Castries từ nay hạn chế hoạt động bên ngoài của
ông ở các toán tuần tra, hay các đội Commangđô có nhiệm vụ bắt tù binh và
kiểm tra tình hình chiếm lĩnh trận địa của địch. Những cuộc trinh sát với lực
lượng mạnh bị xem là “ít có lợi”. Theo thuật ngữ quân sự, điều đó có nghĩa là
người ta tốn quá nhiều đạn dược và tổn thất quá nhiều so với lượng thông tin
thu lại được.

Thứ năm ngày 18 tháng 2


Tướng Navarre thăm Điện Biên Phủ. Cùng đi có tướng Cogny, quân y
trưởng Jeansette và đại tá quân y Terramorsi.

Theo Bertail, là người có mặt trong cuộc hội đàm của họ ngày hôm đó,
hình như tướng Cogny có hỏi tướng Navarre xem ta có thể tiến hành một cuộc
hành quân nghi binh để buộc Việt Minh phải tấn công không. Không có gì xác
nhận khẳng định này trong các tư liệu mà tôi có.

Thông báo kết thúc hội nghị Berlin được công bố. Về vấn đề Đông Dương,
các Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, Pháp, Anh và Liên Xô thừa nhận vấn đề tái
lập hòa bình sẽ được xem xét tại hội nghị Genève. Đại diện Cộng hòa Nhân
dân Trung Hoa và các quốc gia có liên quan khác sẽ được mời đến hội nghị
này.

Navarre khẳng định mấy ngày trước đó ông Pleven có nói với ông: “Chắc
hẳn chúng ta sẽ chấp nhận nguyên tắc một cuộc hội nghị, nhưng Việt Minh sẽ
không dự và Trung Quốc cũng không”.

Khi loan tin hội nghị Genève, chính phủ có vẻ làm theo mong muốn của
tướng Navarre, mà đô đốc Gabanier đã hỏi ý kiến ngày 26 tháng 11. Lúc đó,
Navarre trả lời không với bất cứ đề nghị thương lượng nào, nhưng lập luận của
ông cho phép chính phủ bây giờ hy vọng vào một bản đồ chiến sự phù hợp với
mong ước của mình; bởi vì Navarre đã khẳng định vào mùa xuân tình hình
quân sự sẽ khá hơn mùa thu.

Không có gì làm chính phù ái ngại tình hình ngược lại. Và cũng không có
gì làm tướng Navarre và đại sứ Dejean hiểu rằng hội nghị Berlin sẽ không xảy
ra. Tuy nhiên, việc phổ biến thông báo Berlin khiến cho trong giới cầm quyền
Việt Nam tối hôm đó có những lời bình luận cay đắng. Không ai nghi ngờ về
việc hội nghị Genève sẽ mang lại hòa bình, và hòa bình sẽ dẫn nước Pháp tới
chỗ rút lực lượng viễn chinh của mình khỏi Đông Dương, dù là rút từng bước.

Thứ sáu ngày 19 tháng 2


Ông Pleven thăm Điện Biên Phủ. Cùng đi, có ông de Chevigné, các vị
tướng Ely, Fay, Bodet, Cogny, và đại tá Brohon.

Ở Sài Gòn, tướng Navarre họp báo.

Thứ hai ngày 22 tháng 2


Đêm hôm đó, trong lúc Grauwin đánh một ván bài belete với các y tá của
ông, sau khi đã mừng lễ thánh Isabelle ở bàn ăn của trung tá Lalande, xe cứu
thương chở từ Độc Lập đến một anh lính Angiêri bị một loạt đạn tiểu liên vào
bụng. Chiếc Dakota lượn quanh trên Điện Biên Phủ không thể ngưng nhiệm
vụ của mình và phải năm giờ sau mới có một chiếc khác để đưa anh thương
binh về bệnh viện Hà Nội. Thời gian quá dài, Grauwin giải phẫu cho pháo thủ
Ben Azziz và cứu sống anh ta.

Hôm qua, trong bài ca nhập lễ vào ngày chủ nhật lục tuần, cha tuyên úy
Isabelle đã kêu lên: “Lạy chúa, chúa hãy đứng lên, để cứu giúp và giải thoát
chúng con”. Giáo hội sắp vào thời kỳ tưởng niệm khổ hình của chúa, nghi lễ
ngày càng bi thương hơn. Chủ nhật tuần trước, bài ca nhập lễ còn kinh khủng
hơn: “Tiếng rên siết tử thần vây quanh tôi. Người ta không còn hát bài ca ngợi
chúa, suy tư hướng về sự cứu rỗi thông qua đau khổ và cái chết.

Ở New Delhi, ông Nehru đề nghị đình chiến ở Đông Dương trước hội nghị
Genève và kêu gọi ngừng bắn. Nhưng, đối với bộ tham mưu Pháp, ngừng bắn
chỉ có thể là kết luận chứ không thể là khởi đầu của một cuộc thương lượng.

Phía Tây Điện Biên Phủ, các tiểu đoàn dù của trung tá Langlais đã tiến
cách tập đoàn cứ điểm mười cây số mà không gặp khó khăn gì, trong lúc ở các
triền núi phía Bắc và Đông Bắc, ta và địch ngày càng tiếp cận sát hơn và chắc
chắn đại đoàn 308 đã nhanh chóng trở về vị trí cũ trong các lực lượng bao vây.
Ta phát hiện địch bố trí các trạm quan sát cho pháo binh và phòng không.

Tại cơ sở của trạm phẫu, Grauwin lập danh mục các chai huyết tương,
huyết thanh và protêin, các đơn vị pênixilin và gam xtréptomicin, các bình
ôxy, dụng cụ truyền máu và giường bệnh. Bên cạnh đó, có một hố lộ thiên
trong đó quan tài rỗng được xếp chỉ cách phòng tiệt trùng vài mét. Trước cửa,
trong hai chiếc thùng được chôn phân nửa dưới đất, ba lít máu được giữ lạnh
trong nước đá do máy bay chở tới mỗi sáng.

Thứ ba 23 tháng 2

Đại đoàn 308 dừng bước trên đường tiến về Luông Prabăng.

Thứ năm ngày 25 tháng 2


Trong quyển Bi kịch Đông Dương (Le Drame Indochinois, trang 80) ông
Joseph Laniel viết:

Một lúc sau, trước Quốc hội, chủ tịch Pleven báo cáo chuyến đi thăm tập
đoàn cứ điểm của ông với lời lẽ như sau: “Điều tôi biết là ngày 19 tháng 2, khi
tôi đi thăm tập đoàn cứ điểm, tất cả những người phòng thủ căn cứ đều hoàn
toàn tin tưởng ở sự bố trí phòng thủ của họ và tin vào phương tiện mà họ có,
và không ai nghĩ đến việc rút bỏ tập đoàn cứ điểm. Điều tôi biết là không có vị
chỉ huy quân sự nào trong số những người tôi tham khảo ý kiến lại đề nghị rút
quân…

Trong trường hợp này, ông Pleven dùng đến một kỹ xảo về diễn đạt không
có tên gọi nào khác hơn là nói dối.

Ông Dejean ở Hà Nội, ông Pleven ở Vũng Tàu.

Tình hình khí tượng: Từ 25 tháng 2 đến 4 tháng 3, chủ yếu là gió mùa
đông bắc thổi, trời rất nhiều mây, độ cao tối đa của máy bay ở mức thấp. châu
thổ có mưa phùn.

Tướng Navarre cho ra đời chỉ thị 222 kiểm điểm tình hình và xác định ý đồ
của mình một cách bình thản. Giai đoạn 1 của Atlante vừa chấm dứt, giai đoạn
2 sắp bắt đầu, nhưng chỉ chiếm vị trí thứ ba trong thứ hạng ưu tiên về sự yểm
trợ của không quân. Bố trí lực lượng của địch có vẻ đã bị căng ra tối đa ở khắp
nơi. Những điểm quan trọng trước mặt có địch, ta phải giữ vững, khi địch rút
quân phải bám sát theo. Bất cứ nơi nào tương quan lực lượng cho phép, ta phải
giành và quét sạch lãnh thổ, xóa bỏ mọi di hại do các đơn vị Việt Minh đi qua
để lại. Cần chuẩn bị không chậm trễ các cuộc hành quân truy kích nhằm tiêu
diệt các đơn vị Việt Minh dám phiêu lưu, nhằm chặn đường giao thông và hủy
diệt kho tàng của chúng…”

Navarre công nhận địch có vẻ muốn đeo đuổi ý định diệt Điện Biên Phủ,
và về phần mình, ông nhắc lại là ông quyết tâm chấp nhận cuộc giao chiến và
thắng trận. Nhằm mục đích đó, ông lại dành ưu tiên số một cho Điện Biên Phủ
và, như Cogny đã yêu cầu, ông ra lệnh bổ sung đầy đủ các đơn vị và công tác
tiếp tế cho tập đoàn cứ điểm. Ba, rồi năm tiểu đoàn dù được tập hợp tại Hà
Nội sẵn sàng được tung vào trận đánh.

Trong trường hợp các đại đoàn của ông Giáp tự ý hoặc bị buộc phải rút đi,
ông cho nghiên cứu những chiến dịch nhằm gây tổn thất nghiêm trọng cho
chúng, diệt căn cứ Tuần Giáo và cắt đường liên lạc của chúng. Cuối cùng, ông
dự kiến nếu đại bộ phận quân chủ lực Việt Minh lao vào tấn công châu thổ,
ông sẽ rút về một phần quân đồn trú tại Điện Biên Phủ. Việc kiểm soát Bắc
Lào được giao cho các lực lượng khinh binh mà sau này ta sẽ đưa đi đến tận
Mường Khoa.

Dù hay đẹp đến đâu, ông thức cũng ít khi vượt qua được sự kiện. Thông
thường, nó chỉ có giá trị khi nó lao vào đúng trung tâm sự kiện, khi các vị chỉ
huy nắm chắc thực tế. Ta chưa ở trình độ ấy, bởi Navarre không chắc chắn ông
Giáp sẽ tấn công Điện Biên Phủ hay không.

Hôm ấy, ta được biết kế hoạch cung cấp gạo của địch bao gồm cả tháng ba
và tháng tư.

Thứ sáu ngày 26 tháng 2


Tướng Fay trở về Paris.

Đền Lạc Đạo ở châu thổ bị một tiểu đoàn tấn công vào ban đêm và Cogny
đòi đưa về một trong ba binh đoàn cơ động bị lấy đi cho Atlante với năm tiểu
đoàn dù.

Đại tá chỉ huy trưởng công binh ở Hà Nội được lệnh đi Điện Biên Phủ để
nghiên cứu việc xây dựng một cây cầu nhằm làm cầu dự bị cho cây cầu đang
có và nghiên cứu làm sao bảo vệ các kho hàng khỏi bị ngập khi nước dâng
cao. Đồng thời, vẫn theo lệnh Navarre, người ta tính toán khả năng giảm phần
lớn quân số của Điện Biên Phủ.

Trong một báo cáo miệng được rào đón thận trọng, tướng Ely tỏ ý không
thể hy vọng có giải pháp quân sự quyết định cho vấn đề Đông Dương và ta chỉ
có thể tìm cách xác lập một tình hình cho phép có giải pháp chính trị cho vấn
đề. Ông cẩn thận không muốn phê phán Navarre một cách nặng nề - vì ai biết
được, cũng có thể ông ta lại gặt hái vinh quang bất ngờ - ông nói rõ không
quyền lực nào có thể can thiệp vào việc điều hành chiến dịch mà không gây
nguy hiểm. Vốn là người có ảnh hưởng đối với cấp trên, ông khéo léo đưa ông
Pleven đến chỗ đồng tình với ý kiến của ông.

Thứ bảy ngày 27 tháng 2


ĐÔNG DƯƠNG DƯỜI MẮT JACQUET

Ở Paris, báo L’Express giới thiệu tình hình Đông Dương chịu ảnh hưởng
cách nhìn của ông Marc Jacquet, nếu không phải chính ông ta viết bài ấy. Ông
Tổng trưởng phụ trách các Quốc gia liên kết có vẻ muốn xác định thời gian
trong cách đánh giá của ông: Việt Minh chưa đủ sức dàn trận đánh nhau với
lực lượng viễn chinh; bù lại, họ luôn luôn ở ngoài tầm các cú đánh của ta; sự
có mặt của ta ngày càng sa sút. Ông Giáp chưa đến giai đoạn tổng phản công,
nhưng ông ta liên tục mạnh lên, điều đó trở thành mối đe dọa; viện trợ Trung
Quốc tăng lên. Quân đội Quốc gia Việt Nam chỉ là bộ phận phụ thuộc vào
quân đội Pháp và không có điều kiện tinh thần cho nó phát triển đầy đủ; chế
độ Bảo Đại bất lợi cho chính nghĩa của sự can thiệp (của quân đội Pháp - ND)
và làm ung thối tình hình chính trị. Chỉ có hy vọng giải quyết bằng thương
lượng và ngay từ bây giờ phải tìm cách tiếp xúc. Nếu cân bằng quân sự được
duy trì, trong năm nay có thể có hưu chiến.

Từ 1945 đến mùa xuân 1953, lực lượng viễn chinh đã mất 34.641 người,
trong đó có 28.141 lính Bắc Phi hay lê dương, 32.000 người Việt Nam, Lào
hay Campuchia đã bị giết. Cuộc chiến tranh tốn gần 2.000 tỉ. Từ 1952, Mỹ đã
cung cấp hơn 1000 tỷ viện trợ.

Trên sân cỏ dinh Norodom, ông Rene Pleven trao cho tướng Navarre - và
ôm chặt lấy ông ta rất lâu - huân chương Bắc đẩu bội tinh hạng nhất và huân
chương chiến công hình chữ thập với nhành lá cọ.

Chủ nhật ngày 28 tháng 2

Đại đoàn 308 trở lại vị trí của mình trong các lực lượng Việt Minh bao vây
Điện Biên Phủ.

Phái đoàn Pleven rời Đông Dương.

Một toán trinh sát đụng độ với địch ở cách Điện Biên Phủ năm cây số về
phía Đông Nam.

Hôm qua, tướng Cogny đề nghị một cuộc hành quân mới ở Lạng Sơn
nhằm gây rối loạn trên con đường tiếp viện từ Trung Quốc sang. Một trung
đoàn phòng không và khối lượng đạn dược quan trọng vừa vượt qua biên giới
và ở châu thổ, Việt Minh rút thêm từ lực lượng nhân sự dự trữ và các đơn vị
bộ đội địa phương ở châu thổ. Bấy giờ xe tải chạy ngày đêm về hướng Điện
Biên Phủ.

Ban đêm, Việt Minh đánh một cú ở Nam Định. Ở Điện Biên Phủ, tướng
Cogny ra lệnh bắt đầu chuyển khỏi vùng nước ngập, những kho hàng phải
mang lên lưng đồi C. Hai chiếc Bearcat đụng nhau khi hạ cánh: Các phi công
bị thương, một trong hai chiếc máy bay bị đứt làm đôi, chiếc kia hỏng nặng.

THÁNG BA 1954


Tinh hình khí tượng: Có từng đợt gió mùa Đông Bắc khiến trời rất nhiều
mây và mưa phùn, độ cao tối đa của máy bay thấp, xen kẽ với những đợt khí
lạnh. Cho đến ba phần tư, châu thổ có mưa phùn.

Thứ hai ngày 1 tháng 3


Ông Pleven về đến Paris và tuyên bố với báo chí: “Không có vấn dề quân
sự ở Đông Dương, chỉ có vấn đề chính trị”.

Đụng độ ở phía Tây Điện Biên Phủ.

Thứ ba ngày 2 tháng 3

Người ta đang xây dựng binh đoàn dù để có thể sẵn sàng tung ngay vào
trận Điện Biên Phủ, nếu trận đánh xảy ra.

Navarre dự kiến tiểu đoàn 5 lính dù Việt Nam, 1 tiểu đoàn lính dù thuộc
địa và tiểu đoàn 6 lính dù thuộc địa sẽ có mặt ở Hà Nội ngày 6 tháng 3. Sau đó
không lâu sẽ là tiểu đoàn 3 Việt Nam và tiểu đoàn 2 thuộc trung đoàn lính dù
thuộc địa số 1. Navarre nghĩ là cuộc tấn công có thể xảy ra, dù không phải
ngay lập tức. Tiểu đoàn 6 lính dù thuộc địa, tức là Bigeard.

Thứ tư ngày 3 tháng 3


Tướng Navarre đến Hà Nội.

Thứ năm ngày 4 tháng 3


Tướng Navarre thăm Điện Biên Phủ cùng tướng Cogny và đại tá Revel.
Đại tá de Castries không thấy cần tăng cường quân đồn trú.

Ban đêm, một đội cảm tử Việt Minh tấn công sân bay Gia Lâm.

Tình hình khí tượng: Từ 5 đến 9 tháng 3 trời đẹp.

Thứ sáu ngày 5 tháng 3.


Tướng Navarre về Sài Gòn.

Ở Đông Bắc Điện Biên Phủ, tiểu đoàn 1 lính dù lê dương gặp sức đề kháng
quyết liệt của Việt Minh ở điểm cao 781.

Ở Paris, bắt đầu cuộc thảo luận về Đông Dương tại Quốc hội.

Thứ bảy ngày 6 tháng 3


Đến từ đèo Pha Đin, 50 khẩu đại liên 12,7 Mỹ được trang bị cho tiểu đoàn
phòng không dưới quyền tiểu đoàn trưởng Phúc chiếm lĩnh các mỏm đôi phía
bắc Him Lam.

Quân Angiêri đóng giữ đôi Độc Lập thấy điểm cao 633 ở phía trước họ
một cây số có nhiều địch đóng và ở phía Đông Bắc, tiểu đoàn 1 lính dù lê
dương không lên được điểm cao 781 nơi Gilles từng có ý định xây dựng một
cứ điểm, ở cách Điện Biên Phủ ba cây số về phía Đông. Các cuộc hành quân
này đã phải trả giá đắt vì, cũng như ông đã nhắc ngày 17 tháng 2, Cogny lại
đánh điện yêu cầu Castries bảo toàn quân số và hạn chế hoạt động ở những
cuộc trinh sát nhỏ, trừ khi có điều kiện gây cho địch nhữg tổn thất rất nghiêm
trọng.

Ở Paris, rốt cuộc ông Georges Bidault nhận được lệnh của ông Laniel yêu
cầu ông cho ông Alain Savary lên đường đi Matxcơva, ông Savary sẽ là khách
của đại sứ Pháp, ông Louis Joxe.

Ông Bidault lấy làm tiếc rẻ về việc ông Savary có nhiệm vụ tiếp xúc với
Việt Minh, ông nói với ông Savary bằng giọng lạnh nhạt:

- Ông Hồ Chí Minh đến bước đường cùng rồi. Sự can thiệp của ông sẽ hà
hơi tiếp sức cho ông ta.

Trên diễn đàn Quốc hội, ông Laniel xác định điều kiện nước Pháp chấp
nhận ngừng bắn. Ông nói thêm: “Nếu trước Genève mà ta nhận được đề nghị
cụ thể, ta sẽ xem xét đề nghị ấy trong tinh thần như tôi vừa xác định”.

Trong một bức thư được đọc tại một hội nghị bí mật của nhóm M.R.P. ba
ngày sau, ông de Chevigné viết cho Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng? “Điện Biên
Phủ trở thành một tập hợp những công sự bị bao vây mà hiện nay ta không thể
hình dung nó được cứu thoát nổi”. Tướng Salan mang đến ông Pleven một kế
hoạch thoát ra khỏi tập đoàn cứ điểm bằng lực lượng mạnh, có ước tính tổn
thất của chiến dịch. Ông đề nghị quân đồn trú rút về Hồng Cúm trong lúc một
đội quân mạnh từ Lào sẽ đến tiếp ứng.

Trong đêm tối ngày 4 rạng ngày 5 tháng 3, vào lúc trăng lặn, khoảng hai
giờ sáng, một toán quân chủ lực cải trang thành “cu ly” đã vượt sông Hồng và
len lỏi vào tận sân bay Gia Lâm. Độ chục chiếc máy bay vận tải và một nhà
kho kiêm xưởng sửa chữa bị phá hoại bằng chất nổ. Sân bay báo động, những
kẻ tấn công chỉ thiệt mất một người bị mắc kẹt trong rào dây kẽm gai, anh ta
tự sát bằng chất nổ để khỏi bị người Pháp bắt sống. Ấy thế mà, mới đêm trước,
trời mưa gió ẩm và rét, tiểu đoàn 5 lính dù Việt Nam mới đóng quân ven sông
Hồng gần Hà Nội.

Đêm sau, khoảng 12 máy bay dân sự, với phí tổn mười tám ngàn đồng một
giờ bay, đến căn cứ Đà Nẵng chở hàng tấn khung giường dành cho Hải Phòng.
Số khung giường này chờ ở đó từ nhiều năm và hoàn toàn có thể chở ra bằng
tàu biển.

Một đội pháo 75 mà một trong các khẩu đội trưởng là anh chàng Tư cao
lớn lại tấn công bãi đậu và đường băng của sân bay Điện Biên Phủ. Nhiều máy
bay bị trúng đạn. Cất cánh dưới làn đạn cối. máy bay tiêm kích cố gắng tấn
công các trận địa pháo mà đại bác của đại tá Piroth không đủ sức nghiền nát.
Một lá thư của Tổng tư lệnh xuất hiện trên báo Caravelle và chấm dứt bằng
giọng lạc quan rõ rệt khi báo tin ta sắp chuyển sang thế tấn công.

Đêm sau, một đội cảm tử vào sân bay quân sự Cát Bi, gần Hải Phòng, làm
nổ 4 chiếc B26 và 6 chiếc Morane. Trước đó hai ngày, Cogny bảo Bigeard:

- Anh hãy đi Cát Bi và cố mà làm chủ tình hình.

Nhưng chỉ huy trưởng sân bay, đã có quân lê dương bảo vệ, tiếp Bigeard
một cách lạnh nhạt và Bigeard ra ở bên ngoài sân bay. Vào lúc sân bay bị tấn
công, ông lao tới với các đại đội của mình, chặn đứng các đội cảm tử đang sắp
làm nổ luôn mấy chiếc Packets và tránh được thảm họa.

Thứ hai ngày 8 tháng 3.


NAVARRE TỰ MÃN

Sân bay Bạch Mai, sân bay quân sự của Hà Nội có lẽ chưa bị tấn công vì
đó là sân bay được bảo vệ tốt nhất Đông Dương. Đại tá Duranthon, chỉ huy
trưởng sân bay đã có nhiều biện pháp cẩn mật. Ban đêm, không có ai, kể cả
bản thân ông, được đến gần các bãi đậu máy bay mà không phải vượt qua
nhiều trạm gác. Sân bay sáng rực hơn cả đại lộ Champs-Elysées, có nhiều lớp
rào dây thép gai và 1 bức tường bao quanh. Duranthon đã cho xây bức tường
này bằng kinh phí riêng, bất chấp nhiều lời phê bình của các cấp hành chánh
đối với ông.

Trong bản hướng dẫn số 224, giống như là dành cho học viên sĩ quan cấp
tướng đang học lớp cao cấp tại Học viện quân sự, tướng Navarre trình bày lý
thuyết của mình về việc bảo vệ các khoảng không gian rộng lớn, ca ngợi
những hoạt động gần đây trên vùng cao và tự ban khen mình. Ông và viên
tham mưu phó hành quân của ông trở thành lý thuyết gia của hệ thống phòng
thủ con nhím.

Bằng những câu văn dài dòng, bóng bẩy, chải chuốt, ông cắt nghĩa rằng
phương pháp xây dựng đồn bót lẻ tẻ, quân số thấp, bị cô lập đã cổ lỗ từ hàng
trăm năm nay và được thay bằng các cụm cứ điểm được không quân yểm trợ,
có khả năng tỏa rộng ảnh hưởng ra, nhất là nếu tranh thủ được nhân dân quanh
vùng có cảm tình với ta, ta cần kiểm soát dân và xây dựng các khu du kích.
“Khi địch dùng quân số lớn một cách ồ ạt, họ bắt buộc phải tiến hành hẳn
những chiến dịch bao vây kéo dài, khó khăn và tốn kém, đòi hỏi có đông quân,
không thể không tránh khỏi máy bay quan sát và như thế, biến thành những
mục tiêu dễ bị tấn công”.

Nhà sử học tưởng chừng nhận ra ở đó văn phòng của đại tá Berteil, tác giả
quyển Từ Clausewitz đến chiến tranh lạnh. Tác giả tỏ ra có óc tổng hợp đáng
nể, nhưng có lúc nặng nề và chẳng bao giờ thuyết phục được. Đại tá Berteil gò
ép sự kiện theo ý mình thay vì xuất phát từ sự kiện để lập luận. Đọc ông ta,
không thấy ý tưởng móc xích với nhau một cách lôgic và tự nhiên như trong
quyển Theo đường gươm (Le Fil de L’epée) của Charles De Gaulle. Tất nhiên
là tác giả có tích lũy, nhưng người đọc không thấy thán phục, cũng không thấy
bị lôi cuốn. Hiệu quả không tương xứng với nỗ lực và kết luận luôn có vẻ
khiên cưỡng.

Tướng Navarre yêu cầu tất cả các tư lệnh vùng gửi cho ông các chương
trình ứng dụng những nguyên tắc ấy.

Hôm đó, phòng nhì của Cogny ghi nhận những dấu hiệu địch sẽ tấn công
khoảng ngày 15 tháng 3. Navarre chấp nhận khả năng này, nhưng bảo đảm là
địch gặp khó khăn rất nghiêm trọng trong việc bố trí các phương tiện của họ
và chỉ có thời hạn khó ngắn ngủi. Không quân được lệnh tìm trung đoàn 367
đã xuất phát từ Cao Bằng ngày 3 tháng 3, với 150 xe cơ giới chở theo 10.000
quả đạn pháo 105. Ta dự kiến đoàn quân này sẽ đến điểm Mercure ngày 12
tháng 3 và Tuần Giáo ngày 15.

Ở Matxcơva, ông Alain Savary đã tiếp xúc với tòa đại sứ của Việt Minh,
nhưng mọi sự kéo dài ra. Trước khi tiếp ông Savary, ông Hồ Chí Minh cần biết
tình hình quân sự tiến triển ra sao. Ông không còn gấp lắm nữa.

Ở Paris, bắt đầu cuộc thương lượng về nền độc lập của Việt Nam. Hoàng
thân Bửu Lộc tuyên bố. “Tôi đến đây để thương thuyết (…) Tóm tắt lập
trường của Việt Nam trong cuộc thương thuyết, tôi xin nói là nó thu gọn trong
công thức này: Hoàn toàn độc lập, hoàn toàn tự trị, rồi sau đó là hợp tác”.

Thứ ba ngày 9 tháng 3


Ở Quốc hội, cuộc thảo luận về Đông Dương chấm dứt. Laniel được tín
nhiệm với 333 phiếu thuận và 271 phiếu chống.

Người ta được biết ngày 15 tháng 3 được chọn để tấn công đường Hà Nội -
Hải Phòng, các sân bay ở châu thổ và có lẽ là cả Điện Biên Phủ nữa. Cogny
vội xin thêm ba tiểu đoàn, trong đó có hai tiểu đoàn dù, và chiến xa M24 cho
binh đoàn thiết giáp của ông, mà tiềm lực liên tục giảm ở Paris,

Ởng Marc Jaequet có cảm tưởng từ khi phái đoàn Pleven qua Sài Gòn, có
một đường dây bí mật khác cung cấp trực tiếp cho tướng Ely những thông tin
không phải dành cho ông.

Tình hình khí tượng: Từ 10 đến 13 tháng 3, mưa phùn.

Thứ tư ngày 10 tháng 3


Một lần nữa, Navarre cảnh cáo Cogny là ông ta sẽ không được cấp thêm
bất cứ phương tiện nào nữa cho châu thổ và đặt các phương tiện phòng thủ các
căn cứ không quân dưới quyền ông ta. Ông ra lệnh tiến hành các hoạt động
không quân trên đường 41 để gây trở ngại cho các phương tiện tấn công của
địch. Hai tiểu đoàn dù sẵn sàng rời Xênô đi Hà Nội, nhưng họ sẽ chỉ nhận
được lệnh hành quân trong trường hợp có tình hình nghiêm trọng; bởi vì họ ra
đi sẽ ảnh hưởng đến diễn tiến của Atlante.

Thứ năm ngày 11 tháng 3


Ở Paris, Hội đồng Quốc phòng quyết định thành lập một Hội đồng Chiến
tranh hạn chế và cử tướng Ely đi Washington.

Ngay từ sáng, tại Điện Biên Phủ, Him Lam bắt đầu bị bao vây. Dùng ống
nhòm, người ta thấy lính Việt nhảy lên để thoát khỏi những phát đạn 105, rồi
cuốc đất để ẩn nấp. “Chiến hào. Chúng đào chiến hào để nấp?…”. Đó là tiếng
kêu lan khắp tập đoàn cứ điểm. Khói đạn giống như lớp sương mù ở bên kia
dãy đồi đầu tiên.

Đại tá de Castries lưu ý Cogny về sự kiện này, coi dó là dấu hiệu địch sắp
tấn công. Coglly trả lời ông ta: “Chia sẻ quan điểm của anh. Tôi thấy hình như
cần coi là đúng giả thiết cho rằng địch sẽ tấn công từ căn cứ tiếp cận tối đa vị
trí ta. Khả năng địch hành động vào khoảng ngày 13 tháng 3 được khẳng định.
Không quân sẽ đáp ứng mọi yêu cầu của anh, ưu tiên tuyệt đối. Vì tình hình
khí tượng ở châu thổ, sẽ tăng cường máy bay ném bom ở các căn cứ ngoại vi.
Như vậy, anh sẽ thường xuyên được mười một B26 và hai Privateers phục
vụ”.

Đại đoàn 316 được lệnh cử một tổ chiến sĩ ưu tú đi trinh sát hệ thống
phòng thủ quanh cụm pháo và xe thiết giáp của tập đoàn cứ điểm vào đêm sau
và đêm 12 rạng ngày 13 tháng 3 thì đi nghiên cứu lộ trình để diệt các khẩu
pháo và chiến xa.

Navarre ra lệnh cho chỉ huy trưởng không quân dành sẵn một phi đội gồm
40 Dakota dân sự ở châu thổ và 15 chiến ở Xênô sẵn sàng bay hai vòng mỗi
ngày để thả xuống lập tức 3 tiểu đoàn dù. Từ hôm qua, sau bốn ngày đẹp trời,
mưa phùn lại phủ kín đồng bằng. Chuyên viên khí tượng thông báo tình hình
này sẽ kéo dài ba ngày. Thời gian này gió sắp chuyển mùa, thời tiết sẽ có
nhiều thay đổi trên đường lên Điện Biên Phủ.

Đại úy Bordier, “ông Bordier” như Langlais gọi ông ta, đi Hà Nội trám
răng và gặp cha vợ ông ta, ngài Đèo Văn Long. Người ta sẽ không còn thấy
ông trở lại.

Thứ sáu ngày 12 tháng 3


Pháo binh Việt Minh quấy rối ở sân bay và các cứ điểm phía Bắc.

Tướng Cogny thăm Điện Biên Phủ.

Đại úy Noel, trưởng phòng nhì của G.O.N.O., báo 17 giờ ngày mai địch sẽ
tấn công.

Ban đêm, một đội cảm tử Việt Minh phá đường băng có lót vỉ sắt của sân
bay Điện Biên Phủ.

Ở Sài Gòn, buồi chiều tin điện của Lucien Bodard bị kiểm duyệt và bảy tin
khác bị giữ lại. Có lẽ bị kiểm duyệt Pháp chú ý, và đã bị nhà cầm quân Việt
Nam giữ lại. Hội nhà báo phản đối với Thủ tướng Việt Nam và đánh một bức
điện cho ông Laniel.

Sau này Robert Guillain than phiền là tướng Navarre đã giao công tác báo
chí cho một sĩ quan dễ thương, nhưng hoàn toàn không có năng lực, là tổng tư
lệnh luôn luôn từ chối trả lời các câu hỏi được viết ra của phóng viên và chỉ có
một lần duy nhất mà ông quan tâm đến một vụ việc báo chí, đó là khi ông mất
thì giờ vào cuộc cãi vã hài hước giữa một nữ phóng viên Mỹ và một viên cảnh
sát.

Ở Hà Nội, sĩ quan báo chí nói với các nhiếp ảnh viên và chuyên viên quay
phim dưới quyền ông như thế này khi chỉ tay vào Điện Biên Phủ trên bản đồ:

- Chỗ này sẽ .cung cấp cho các anh công việc làm thú vị các anh sẽ có dịp
tỏ rõ năng lực và tài tháo vát của mình.

Thứ bảy ngày 13 tháng 3

Việt Minh bắt đầu tấn công vào 17 giờ 30 phút

Trung tá Gaucher tử thương.

Him Lam bị tấn công đầu tiên.

Ở Điện Biên Phủ, có dự trữ chín ngày lương thực, tám ngày về chất đốt,
hơn 27.000 quả đạn 105, gần 3.000 quả đạn 155, 9 cơ số đạn cho pháo 75 của
chiến xa và gần 23.000 quả đạn cối 120.

Một bức điện của Navarre mang số 476 và đề ngày hôm đó yêu cầu Cogny
có biện pháp cần thiết để hạn chế nguy hiểm cho máy bay vận tải và gợi ý ông
chỉ nên cho thả dù hàng hóa (thay vì để máy bay phải hạ cánh xuống Điện
Biên Phủ - ND), đấy là giải pháp dự kiến trong tình hình căng thẳng. Ngày 13
tháng 3, Navarre tự nhủ tình hình căng thẳng có thể kéo dài hơn người ta
tưởng.

Từ Điện Biên Phủ về, đại úy hải quân Doé De Maindreville bị hết xăng,
chiếc Bearcat của anh rơi xuống một tảng đá trong vịnh Hạ Long. Anh thuộc
phi đội 11 của phi đoàn Arromanches

Chủ nhật ngày 14 tháng 3


Tình hình khí tượng: Mưa giông tại Điện Biên Phủ.

Him Lam thất thủ trước bình minh.

Hưu chiến từ 8 giờ đến 12 giờ trưa.

Tướng Navarre đến Hà Nội, có tướng Lauin cùng đi.

Vào 20 giờ, địch tấn công đến đồi Độc Lập.

Hai tiểu đoàn lính dù đã sẵn sàng ở Hà Nội, một tiểu đoàn thứ ba ở Xêno,
nhưng việc chuyên chở đạn có vẻ cấp bách hơn chở lính, tình hình khí tượng
cũng như số lượng máy bay buộc người ta phải chọn. Navarre quyết định dành
43 vòng bay của Dakota để tiểu đoàn 5 lính dù Việt Nam nhảy dù xuống Điện
Biên Phủ. Tiểu đoàn này đã bị thay một lần vì Castries chê nó mềm yếu, dù có
cán bộ khung người Âu.

Người ta xin ý kiến Castries về trường hợp Brigitte Friang. Cô muốn nhảy
dù xuống Điện Biên Phủ một lần nữa đề tường thuật trận đánh, nhưng Castries
từ chối. Bốn khẩu pháo 105 được giải tỏa thêm cho đại tá Piroth để thay các
khẩu bị hỏa lực địch phá hỏng. Cho đến tối, các đại đội lính dù, do đại úy
Botena chỉ huy, nhảy dù từ độ cao thấp giữa làn đạn cối và pháo 105 dữ dội
đến nỗi chiếc máy bay điều khiển cuộc nhảy dù phải thay đổi địa bàn thả dù.
Phần lớn lính dù bị phâa tán khắp nơi, bị dùng để lấp chỗ trống trong hệ thống
phòng thủ chứ không hề hình thành được lực lượng phản công.

Đại tá de Castries viết cho vợ một lá thư mà ông giao cho chiếc máy bay
nào sẽ cất cánh đầu tiên: “Quân Việt tấn công bọn anh từ hôm qua. Tình hình
hoàn toàn không giống như anh mong muốn. Pháo địch giã bọn anh. Một
trung tâm đề kháng đã thất thủ, chỉ huy trưởng bị giết. Thời tiết xấu Bọn anh ít
thấy máy bay. Sân bay nằm dưới hỏa lực địch. Nhiều máy bay bị bắn cháy và
vì thế, không còn chiếc nào dám hạ cánh nữa”.

Chiếc B26 mang số 487, phi công, đại úy Aubel, có nhiệm vụ phá đường
giao thông, bị súng phòng không bắn rơi .

Hai chiếc trực thăng đáp xuống để đón thương binh bị bắn hỏng.

Thứ hai ngày 15 tháng 3


Cứ điểm Độc Lập thất thủ.

Tiểu đoàn 3 lính Thái trốn khỏi đồn Bản Kéo.

Trung tá Piroth tự sát.

Địch bắt đầu bao vây đồi D.

Castries chỉ còn 12.600 quả đạn 105, 10.000 quả đạn cối 120 và 600 quả
đạn 155. Sáu khẩu pháo 105 bị diệt và tổn thất về nhân mạng tương đương với
số pháo thủ của 16 khẩu, tức là hơn phân nửa quân số. Tiêu thụ đạn nhiều đến
nỗi cung cấp không kịp, kho đạn đặt ở cực Nam của phân khu trung tâm, nó
không được che chắn sau dãy đá tảng ở bờ bên kia sông Nậm Rốm, mặc dù
người ta vẫn cẩn thận chia nhỏ nó ra và cách làm này cho đến nay tỏ ra có hiệu
quả; đạn pháo vẫn gây nhiều đám cháy trong kho đạn khiến người ta sợ lúc
nào đó nó sẽ bùng nổ.

Tình hình khí tượng: Tình hình khá hơn, trời đẹp gần như liên tục cho đến
cuối tháng.

Thứ ba ngày 16 tháng 3


Thả dù tiểu đoàn 6 lính dù thuộc địa (chỉ huy: Bigeard) và trạm phẫu số 3
(trung úy quân y Rezillot) dành cho Hồng Cúm.

MƯA NHÂN TẠO SẼ CỨU ĐIỆN BIÊN PHỦ

Nơi đi:

Tổng Tư lệnh - Hà Nội.

Điện số 43/cab.CC

Gửi riêng cho tướng Gambiez.

Cần đánh bằng mật mã.

“Hoàn toàn không hiểu vì sao đại tá Gentil cho là cần có thời hạn mới thực
hiện được mưa nhân tạo trong khi không có cản trở kỹ thuật nào. Stop. Hãy
điện cho tướng Bodet để nhấn mạnh cần thực hiện nhanh chóng, nếu thành
công có thể có hiệu quả quyết định đối với việc kết thúc chuyện Điện Biên
Phủ, nếu sự việc này kéo dài. Stop. Thực hiện sau cuối tháng 4 sẽ không còn
tác dụng gì. Stop. Vì nó có thể thực hiện, nếu công tác này cần được thực hiện
tích cực, mạnh mẽ. Stop. Ký tên: NAVARRE. Stop và hết.

Ở Sài Gòn và Xênô giống như đường xe điện ngầm vào giờ cao điểm.
Dakota chở thêm lực lượng tiếp viện đến Hà Nội, các tổ lái không còn thì giờ
ngủ nữa. Tuy vậy, Navarre vẫn gửi một bức thư xúc phạm cho tướng Lauzin
để lưu ý ông ta là hàng không vận tải quân sự của ông ta bị trễ mất 400 giờ so
với dự kiến trong mười ngày đầu tháng 3 và áp đặt cho ông ta số giờ bay cao
hơn số giờ đã hứa. Ông cay đắng nhắc rằng thợ máy của hải quân làm việc 60
giờ mỗi tuần và dọa rằng, trong trường hợp kế hoạch ông đề ra không được
thực hiện, ông sẽ lấy sáu chiếc Dakota quân sự để giao cho các tổ lái dân sự.

Ở châu thổ, thời tiết đỡ xấu hơn và có nhiều máy bay chiến đấu hơn đi rải
bom và napan xuống các vị trí địch. Hai chiếc Morane bị diệt tại sân bay và
một quả đạn pháo bắn trúng làm cháy kho napan còn lại. Làn khói đen của
đám cháy bốc cao tận trời xanh. với những xác máy bay gãy cánh, thủng bụng,
đường băng sụp lở, lởm chởm như lưới cưa, sân bay có vẻ như đã bị hủy diệt
hoàn toàn. Căn cứ của họ bị pháo đánh sập, nên lính không quân phải chuyển
sang đại đội 4 của tiểu đoàn 1 lính dù lê dương với người chỉ huy là đại úy
Charnod.

Một chiếc máy vô tuyến điện mới thả dù xuống hơi mạnh nên bị ảnh
hưởng khi sử dụng. Cogny báo cho đại tá de Castries biết là ông dành sẵn một
tiểu đoàn dù trong tình trạng báo động để phục vụ Điện Biên Phủ khi cần. Tất
cả các máy bay trực thăng sử dụng được đều tập trung tại sân bay Mường Sài
để sẵn sàng giải tỏa thương binh.

Ông Jacquet nghe một viên chức trong văn phòng ông kể lại hoàn cảnh cái
chết của trung tá Piroth, yêu cầu tướng Navarre nói rõ thêm. Navarre trả lời
bằng bức điện ngắn gọn: “Xin xác nhận lại bức điện trước của tôi: Trung tá
Piroth hy sinh anh dũng”.

Bên cạnh các ngọn đồi C và D, Việt Minh xây dựng những trận địa pháo
bằng cách chôn vũ khí nặng dưới lô cốt để tránh đạn của ta và đẩy xa các giao
thông hào của họ đến tận phân khu trung tâm và các đồn tiền tiêu của phân
khu này.

Vào 22 giờ, cứ điểm Hồng Cúm có sân bay phía Nam bị trung đoàn 57 tấn
công, nhưng cuộc tấn công bị chặn đứng tại vòng rào dây thép gai. Nhiều
người bị thương bị bắt làm tù binh. Còn lại, đêm yên tĩnh.

Cogny báo cho Castries biết chỉ còn gửi được một tiểu đoàn đến cho ông
ta. Castries trả lời việc thả dù bữa trước và suốt ngày nay đã làm mọi người
lên tinh thần, ông ta mong rằng sau này sẽ sử dụng lực lượng ấy, còn hiện nay,
cái chính là giữ vững.

Ở Paris, khi nghe tin cứ điểm Độc Lập thất thủ, ông De Chevigné nhớ lại
những gì thiếu tá De Mecquenem từng nói với ông về tầm quan trọng của vi trí
này, ông nghĩ “Hỏng rồi…”.

Ngày 17 tháng 3 năm 1954


Đại tá de Castries có vẻ chấp nhận một cách nhẫn nhục việc mất cứ điểm
Độc Lập và Bản Kéo, nhờ hai cứ điểm này mới bảo đảm được việc sử dụng
không quân một cách an toàn. Để tự biện minh, ông cho rằng lấy lại những vị
trí quan trọng đến thế sẽ phải tổn thất ghê gớm và sẽ thu hút hết lực lượng dự
bị mà, trái với lời cam kết của ông, cho đến nay ông chỉ dùng để lấp lỗ trống.

Về phần Cogny, ông cho rằng tiểu đoàn lính Thái đã bỏ Bản Kéo không
chiến đấu trước đây đã từng tỏ rõ giá trị của mình và có thể tin cậy nó được.
Vậy thì sự thật là sao? Có phải, như Navarre khẳng định, là Castries đã nhiều
lần yêu cầu rút tiểu đoàn Thái về trước ngày 13 tháng 3 mà Cogny cứ giả điếc
để không phải rút bớt của châu thổ những lực lượng thiện chiến hơn.

Ở Hồng Cúm, trung tá Lalande thừa hưởng được 250 lính Thái chạy về đó
và ông dùng quân lê dương để làm cán bộ khung cho họ. Trạm phẫu số 6 nhảy
dù xuống, cùng với trạm trưởng, trung úy quân y Vidal.

Buổi tối, tắt hết đèn, thiếu tá Darde hạ cánh chiếc Dakota của mình chỉ dựa
vào mấy cọc tiêu soi sáng. Vì không thể ước lượng độ cao ngay sát đường
băng, nên hạ cánh ban đêm mạo hiểm như trò xiếc. Thiếu tá Darde hoài công
chờ đợi dưới làn đạn mất năm phút mà xe cứu thương vẫn không đến, anh
đành bay trở lên với chiếc máy bay rỗng không.

Castries vẫn không nghe lời yêu cầu khẩn khoản của Grauwin và Langlais;
ông từ chối không chịu trả thêm một lần nữa thương binh của quân Việt. Bực
bội và căng thẳng, ông tự giam mình trong hầm chỉ huy, một trong số rất ít
hầm được bảo vệ bằng tôn thép. Ông xạc cho Grauwin một trận, với giọng thô
bạo, khi Grauwin đến xin ông cho công binh yểm trợ để dựng lại phòng định
bệnh của bệnh xá bị pháo đánh sập.

Tướng quân y Trapnell gặp tướng Lauzin ở Bạnh Mai. Ông nói với Lauzin
rằng Washington lo lắng về số thợ máy Mỹ làm việc cho ta, nhất là sau vụ căn
cứ Đồ Sơn bị tấn công đêm 31 tháng 1 rạng 1 tháng 2 và Cát Bi bị tấn công
đêm 7 tháng 3. Ông yêu cầu bảo vệ nhân viên Mỹ hoặc chuyển họ về Đà Nẵng
hay Nam Kỳ.

Đêm 15 rạng 16 tháng 3, thợ máy ở Đồ Sơn rời trại và tự ý ra phía bờ biển
để thoát khỏi cuộc tấn công của một đội cảm tử địch rất đông và mạnh.

Tướng Navarre trả lời rằng ông đã ra lệnh thi hành mọi biện pháp cần thiết,
nhưng nhân viên Mỹ phải chấp nhận một phần nguy hiểm do hình thức cuộc
chiến tranh này.

Sau khi các sân bay Gia Lâm và Cát Bi bị tấn công, người ta không kết
luận các chỉ huy trưởng căn cứ có khuyết điểm gì nghiêm trọng, nhưng họ đã
đánh giá tình hình không chính xác. Cuộc điều tra cho thấy hệ thống rào thép
gai có chỗ vẫn qua lọt, lính gác không đủ, bãi đậu không được bảo vệ, ánh
sáng không bảo đảm tốt, kế hoạch phòng thủ không thích hợp. Tướng Navarre
giáng kỷ luật khiển trách cho hai chỉ huy trưởng căn cứ: Đối với Cát Bi là
trung tá Brunet, một sĩ quan lái máy bay tiêm kích rất xuất sắc và đối với Gia
Lâm là trung tá Descaves. ở Đồ Sơn, chính người tiền nhiệm lãnh kỷ luật.

“Ngoài ra, tôi yêu cầu các vị làm cho ban tham mưu và lực lượng tại sân
bay đặt dưới quyền các vị thấm nhuần tinh thần chiến đấu. khiến họ nhìn vấn
đề theo hướng trước hết phải phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao, bất
chấp cực nhọc, họ phải đương đầu với khó khăn như đồng đội của họ trong
binh chủng lục quân đã chiến đấu không ngừng từ nhiều tháng qua”.

Rốt cuộc, để bảo vệ các căn cứ không quân, người ta bằng lòng với việc
đòi lục quân cung cấp thêm 3 đại đội.

Nhật lệnh của tướng Navarre gửi lực lượng không quân.

Một số kho xăng và kho đạn ở Điện Biên Phủ bị hủy diệt.

Ông Dejean đến Hà Nội.

Thứ năm ngày 18 tháng 3


Hành quân giải tỏa về phía Bản Đông

Dù là người rất có giáo dục, tướng Lauzin tái mặt khi đọc lá thư nhục mạ
mà Navarre đã gửi cho ông để kích thích ngành hàng không vận tải. Còn đại tá
Nicot, là người thạo việc, biết đòi hỏi cao ở người khác và ở bản thân, ông
chồm lên giận dữ vì lời xúc phạm. Ông không thể chấp nhận lời tố cáo ấy, nó
sẽ dần dần lan khắp các ban tham mưu.

Đổ tội cho không quân về thất bại ở Điện Biên Phủ, trong lúc chính Nicot
là người đầu tiên đã lưu ý Tổng tư lệnh về sự nguy hiểm khi đặt một tập đoàn
cứ điểm cách Hà Nội 300 km, vào thời điểm này trong năm. Có phải lỗi tại
ông đâu, khi máy móc của một tổ máy bay vận tải bộc lộ dấu hiệu hỏng hóc
trước khi đến mức qui định là 1200 giờ bay sau đó người ta mới kiểm tra máy?
Có phải là lỗi của ông đâu khi mà, vì lý do đó, đã phải làm thêm 10.000 giờ
lao động sửa chữa ở xưởng, hay khi các thợ máy Mỹ làm việc với tiến độ
chậm hơn thợ Pháp? Đây không phải là cuộc chiến tranh của họ, người Mỹ
không làm việc quá 48 giờ mỗi tuần và nghỉ ngày chủ nhật.

Chăng những người của Nicot làm việc không ít hơn bên hải quân, mà
Nicot còn buộc họ làm việc 80 giờ mỗi tuần, chỉ cho họ nghỉ có một buổi. Còn
về việc giao sáu chiếc Dakota quân sự cho bên dân sự, Navarre không thể làm
được việc đó mà không có sự đồng ý của bộ tư lệnh không quân ở Paris.

Tướng Lauzin bình tĩnh nêu lại các lý lẽ ấy. Ông không ghi nhận rằng hàng
không vận tải ở Đông Dương đã tăng cường từ 3700 giờ bay mỗi tháng lên
7000 giờ. Nhưng Nicot vẫn coi lời lẽ bóng gió của tướng Navarre là nhục mạ
và xin được từ chức khi tình hình hết căng thẳng.

Công tác tiếp vận đường không tăng đột ngột từ 4000 tấn hàng tháng lên
10.000 và lại phải thả dù mà không thu hồi được vải dù. Ta kêu gọi Mỹ, họ
bảo vấn đề sẽ được giải quyết vì lụa (may dù) sẽ được sản xuất ở Nhật, nhưng
phải tính đến cả các phụ liệu khác. Người ta lên kế hoạch sản xuất hàng tháng
180.000 vùng khoen và 240 tấn dây thừng, 80.000 mâm và vòng siết cho pháo
105, 4.200 sàn thả dù cho máy bay Packet. Bởi vì sắp tới sẽ thiếu đủ thứ,
những chuyển máy bay đặc biệt được cử đi mua dây thừng ở Manille. Với
nhịp độ tiêu thụ hiện nay, hai ngày nữa sẽ không còn dù lớn. Hôm 14 tháng 3,
đã đặt hàng 800 chiếc dù như thế ngay sau khi tướng Navarre gửi điện yêu cầu
dự kiến tình hình thả dù sắp tới.

Phòng không của Việt Minh làm cho vấn đề thêm phức tạp bội phần. Để
khỏi bị bắn rơi hàng loạt, máy bay Dakota phải thả hàng ở độ cao 2000 hay
3000 mét, thế mà vẫn không thoát được đạn 37. Phải khẩn cấp nghiên cứu việc
mở dù chậm hơn sau một thời gian rơi tự do, nhưng như vậy hàng sẽ rơi rất
phân tán và một phần sẽ rơi sang chỗ địch.

Khó xác định chính xác con số thương binh bốc đi được ngay hôm đó:
Theo tài liệu này là 21 , tài liệu khác là 23, tài liệu thứ ba là 14 và rốt cuộc, là
34, theo một quyển vở học trò bìa rách nát, rõ ràng đã phơi nắng phơi sương
và một phần có lẽ bị hỏng vì người ta cất giấu nó; đó là nhật ký hành quân của
đơn vi không quân tại Điện Biên Phủ, được trung sĩ y tá trưởng Dauden Paul
và thiếu tá quân y Grauwin mang về cơ quan lịch sử quân đội; trong đó, người
ta đã ghi chép những sự kiện quan trọng trong đời sống ở Điện Biên Phủ bằng
mực đỏ và với nhiều lỗi chính tả. Sở dĩ khó xác định là vì không phải lúc nào
cũng có thì giờ đếm số lượng những “hành khách đã lao vào cửa máy bay
Dakota vì họ thích chấp nhận nguy cơ chết ngay lập tức hoặc có cơ may được
cứu thoát hơn là ở lại địa ngục của tập đoàn cứ điểm chìm ngập dưới mưa bom
bão đạn.

Không quân lập một phương án tuyệt vọng để đón thương binh vào ban
đêm. Sẽ hạ cánh quay mặt về hướng Bắc và cất cánh quay về hướng Nam để
tránh đại liên và đại bác từ đồi Độc Lập và đồn Bản Kéo. Xe cứu thương sẽ
chạy theo máy bay, dừng sát máy bay khi máy bay quay đầu; cô nữ tiếp viên,
anh hoa tiêu và anh điện báo viên sẽ giúp đưa thương binh lên, việc này không
được kéo dài quá năm phút. Ba giây sau tiếng chuông của phi công, máy bay
sẽ phóng lên.

Thứ sáu ngày 19 tháng 3


Quân việt Minh tràn ngập đồi D1 từ phía Tây Bắc, tiếp cận đồi D2 từ phía
Bắc và đồi C từ phía Nam.

Dự trữ về đạn pháo 105 và thực phẩm xuống đến mức báo động. Đại tá de
Castries điện cho Cogny: “Trường hợp Điện Biên Phủ mất, theo tôi Hồng Cúm
cũng không khỏi mất theo, trong thời hạn ngắn. Tôi muốn ra lệnh cho Lalande
hủy pháo rồi phá vòng vây về phía Lào. Xin ông phê chuẩn”.

Cogny trả lời: “Anh hình dung ở cấp của mình mọi khả năng dù xấu nhất
là đúng. Tôi sẽ chỉ thị cho anh về vấn đề đó. Stop. Nhưng tôi rất chắc chắn anh
sẽ thắng lợi nhờ ý chí đề kháng tại chỗ chuyển đến quân số đông, vị trí được
cải thiện và nhờ tinh thần chiến đấu được thổi vào lực lượng phản công bên
trong tập đoàn cứ điểm, cũng như các đơn vị hành động bên ngoài đánh trước
nhằm gây trở ngại cho địch ngay tại vị trí xuất phát. Stop. Rất thân! Điều đó
có nghĩa là Castries cần tự lên dây cót tinh thần trở lại và không được nản”.

Ở Hồng Cúm, quân Angiêri và lê dương mở đường và sửa lại sân bay. Một
sân bay khác, ngắn hơn, dành cho Beavers, được xây ở phía tây. G.O.N.O. báo
với Hà Nội là họ sẽ không tìm cách nhặt những thùng hàng có trọng lượng từ
1 tấn trở lên. Những trung sĩ của Sammarco và đám phu tạp dịch của họ không
đủ dùng nữa.

Vào chập tối, một bộ phận trong số các phi công mà máy bay Bearcats của họ
đã bị diệt được rời tập đoàn cứ điểm bằng trực thăng.

Đêm sau, 95 thương binh, trong đó có một sĩ quan được chuyển đi.
Grauwin lấy lại lòng tin. Trung tá Descaves đã hoàn chỉnh phương thức. Chiếc
Dakota đom đóm bay quanh khá thấp đủ để che cho chiếc Dakota y tế hạ cánh.
Xe cứu thương lao tới, đưa thương binh lên và máy bay cất cánh trong khi
pháo ta bắn hàng loạt để át tiếng động cơ nổ hết mức. Vài ngọn đèn cọc tiêu
chỉ có thể thấy từ phía máy bay đến. Trung tá Descaves hạ cánh đầu tiên, theo
sau là bốn phi công, các đại úy Vannier, Schmilewsky và các thiếu úy Jeachim,
Hubert. Việt Minh bắn vào chiếc máy bay cuối cùng đúng lúc nó rời mặt đất.

Trong số các nữ tiếp viên, các cô de Lestrade, de Kergolay, Bernard và
Lesueur, có một cô gái mang tên Geneviève de Galàrd. Cũng như mấy cô kia,
cô không làm gì khác hơn là chấp nhận nguy hiểm cho tính mạng mình để
xuống cái thung lũng tối tăm, đưa thương binh lên máy bay đi Hà Nội rồi quay
trở về với lòng từ thiện của những con người mà không vàng bạc nào mua nổi.

Thông qua kinh phí quân sự, 626 tỉ mới được duyệt cho Đông Dương.
Trong đó nước Pháp chỉ đóng góp 136 tỉ, phần còn lại do Mỹ gánh. Như vậy
đại tá de Castries có thể bắn đại bác. Đạn đã có người trả tiền, cũng như việc
hồi hương những quan tài bằng kẽm của các tử sĩ bây giờ được ưu đãi là đưa
về nhà trong hầm tàu biển. Nhưng ai sẽ trả tiền cho những nỗi đau, nước mắt
và nỗi khiếp sợ? Ai trả tiền cho nỗi buồn của những người lính tủi nhục?

Thứ bảy ngày 20 tháng 3


Cogny điện cho đại tá de Castries một chỉ thị năm điểm:

1/ Trước hết cần hình dung thắng lợi của trận đánh.

2/ Một binh đoàn không vận đang được khẩn trương thành lập, nhưng nó
phải được sử dụng để khuếch trương chiến quả.

3/ Trước mắt chỉ có khả năng duy nhất là tăng cường cho anh một tiểu
đoàn để bù đắp tổn thất do các trận phản công, nhưng kể cả việc thả dù tiểu
đoàn này cũng chỉ sẽ được thực hiện với điều kiện phải bảo đảm giữ nguyên
vẹn cả tập đoàn cứ điểm.

4/ Bất kỳ tập đoàn cứ điểm nào bị Việt Minh chiếm lĩnh phải được giành
lại lập tức.

5/ Trong trường hợp giả thiết rất bất hạnh và hết sức ít khả năng xảy ra mà
ta đã tính đến, ta đang nghiên cứu hoạt động để tiếp đón (đội quân từ Điện
Biên Phủ rút ra - ND).

Như vậy Cogny nhắc lại với Castries là ông cần thể hiện tính chiến đấu mà
người ta chờ đợi ở ông và con đường thoát duy nhất của ông là tấn công.

Castries cố tự biện minh. Ông không thể chỉ thổi còi là luôn luôn tập hợp
được toàn bộ lực lượng dự bị của mình. Thế nhưng, nếu vậy tại sao ông lại
hứa với Cogny là ông dành riêng hai tiểu đoàn sẵn sàng hành động? Tại sao
ông đã bảo đảm là có thể nhanh chóng tập hợp họ? Bởi vì ông đã thiếu, không
phải thiếu thông tin mà là thiếu lòng tin về phương tiện của đối thủ. Bởi vì ông
đã quá tin vào sức mạnh ghê gớm của mình, đến nỗi Cogny ngần ngại không
muốn xóa bỏ lầm lẫn của ông, sợ ông bị suy sụp tinh thần.

Về phần mình, Langlais giải thích là họ không phản ứng sau khi mất Him
Lam vì lực lượng dự bị không còn nữa, đã dùng hết vào công tác phòng thủ và
xây dựng công sự, hầm hào tránh đạn. Lalande bị xem là “hơi nhút nhát”.
Pháo binh có khá lên một chút. Castries viết: “Cũng có phần là Verdun, nhưng
không có Thánh Lệ. Tôi vẫn hoàn toàn giữ quyền quyết định cá nhân”.

Hai đại đội lê dương mở đường về phía Hồng Cúm một cách gay go. Một
đại đội đụng địch quãng giữa đường, ở Bản Kho Lai, nơi địch đã đào công sự
ban đêm; ở phía tây, đại đội kia phải có chiến xa đến giải vây. Có năm người
chết, hai người mất tích và năm bị thương, trong đó có thiếu úy Gambiez con
trai viên tham mưu trưởng của Navarre. Một chiếc B26 không về căn cứ.

Chủ nhật ngày 21 tháng 3


Có một phương thức của Mỹ để thả dù chậm bung ra, nhưng thời gian
chậm lại quá ít và bộ phận thêm vào (để làm dù chậm bung) được sản xuất quá
ít, nên không dùng được. Người Nhật có sáng chế một máy hoãn tốc độ dù rơi
theo kiểu quả lắc đồng hồ đến 40 giây, nhưng nó vừa phức tạp vừa không có
hiệu quả chắc chắn. Rốt cuộc chính trung úy Dés, trung đội trưởng trung đội
bảo quản và xếp dù của Hà Nội, đã tìm ra giải pháp cho vấn đề với sự hợp tác
của đại úy Masson, trung đội trưởng trung đội phụ trách đạn dược. Lúc đầu dù
xuống mà không xòe rộng, dù sẽ bung ra khi ngòi nổ cắt đứt một mối dây và
thời gian bung chậm có được bằng cách đốt một dây cháy chậm, dây này được
châm lửa vào thời điểm ném dù xuống. Toàn bộ thiết bị này được lắp hai bộ để
phòng khi hỏng hóc và được gắn vào một cái giá đỡ bằng cát tông cột vào
chiếc dù. Người ta lao vào thử thiết bị mới ở cả Hà Nội và Sài Gòn.

Ngày nào ta cũng tìm cách liên lạc với Hồng Cúm để tránh bị địch cô lập,
nhưng vì vậy có những cuộc đụng độ xảy ra, ngày càng đẫm máu. Hôm đó,
mãi đến 16 giờ 30 phút mới đến được Hồng Cúm, sau những trận đánh trong
vùng Nà Lời và bản Noọng Nhai.

Hôm qua, đại tá Nicot đã đụng độ gay gắt với tham mưu phó hành quân
của Navarre qua điện thoại. Bất chấp tướng Bodet cho ý kiến như thế nào, bởi
vì tướng Bodet nhìn vấn đề từ cấp của ông ta, Nicot vẫn khẳng định là trong
tình hình thời tiết hiện nay, ông không thể tăng nhanh hơn nữa nhịp độ 15
chiếc Dakota hàng đêm đi trút napan trên phòng tuyến Việt Minh.

Nicot tuyên bố nếu có ai khác làm được tốt hơn thì chỗ của ông sẵn dành
cho người đó. Tham mưu phó hành quân đáp lại:

- Điều đó sắp xảy ra đến nơi rồi đấy.

Nicot bảo:

- Vậy thì tôi lấy làm mừng. Bởi vì tôi không thể tiếp tục thi hành công vụ
của tôi trong cái không khí ngờ vực của các ông đối với ngành hàng không
vận tải.

Ngày hôm ấy, Nicot viết cho tướng Lauzin để xin từ chức trong thời hạn
ngắn nhất. Ông nhấn mạnh cần thay ông bằng một sĩ quan cao cấp có khả
năng tạo được sự tin cậy của Tổng tư lệnh và những người thân cận với ông ta,
bản thân Nicot thì ông từ chối không muốn tranh thủ sự tin cậy ấy bằng thái độ
hèn mạt.

Buổi sáng, tiểu đoàn Triều Tiên cũ rơi vào ổ phục kích và bị băm nát trong
vùng Plây Cu, ở Trung Kỳ. Sáu chiếc Dakota đi đón thương binh và đưa họ
vào Sài Gòn.

Ở Điện Biên Phủ, máy bay vận tải thả dù suốt cả ngày lẫn đêm, trung bình
thả được mỗi phút 100 kg xuống tập đoàn cứ điểm.

Vào 22 giờ, một chiếc Dakota, thuộc phi đội Béara cất cánh tại sân bay
Gia Lâm: Phi công, trung úy Arbeley, nữ tiếp viên Aimée Calvel. Một giờ rưỡi
sau, máy bay tắt hết đèn trong đêm đen, quệt ngay mấy cột ăng ten trên hầm
chỉ huy của Castries và bánh xe bị phanh hãm cứng của máy bay đụng đường
băng. Máy bay chậm lại, rẽ ngang và dừng hẳn bên mấy chiếc xe cứu thương.
Vừa mới đẩy lên được bốn băng ca thì chuông reo báo hiệu máy bay sắp bay.

Phi công cất cánh, nhưng chỉ huy trưởng lực lượng không quân yểm trợ,
thiếu tá Guéria, dùng máy vô tuyến ra lệnh cho anh hạ cánh trở xuống. Anh
chấp hành, dừng lại một lần nữa, chờ dưới làn đạn cho tất cả thương binh được
đưa lên hết. Trong buồng lái, trung úy Arbeley và người thợ máy của anh bị
trúng một loạt đạn trung liên từ một đội cảm tử của quân Việt đến phục kích
tận nơi đó. Người ta phải lập tức đem thương binh từ trên máy bay trở xuống
xe cứu thương và đưa luôn lên xe tổ lái máy bay, mà Grauwin mổ ngay lập
tức. Cô tiếp viên bảo Grauwin:

- Tôi không ngờ tình hình đến như thế này.

Thứ hai ngày 22 tháng 3


Chuyến đi thăm Washington của tướng Ely đánh dấu sự hiểu lầm quan
trọng đầu tiên giữa các nước đồng minh. Đối với Paris, tướng Ely đã trình bày
lần thứ nhất yêu cầu Mỹ can thiệp để cứu Điện Biên Phủ.

Theo cách tường thuật của các quan chức Mỹ thì Tổng tham mưu trưởng
quân đội Pháp đã giải thích lập trường của Pháp, song chưa bao giờ trình bày
một yêu cầu thực sự dù chính thức hay không.

Và trong sự thăm dò của mình, ông đã gặp một số quan chức Mỹ tỏ ra
thông cảm đến nỗi khi ông trở về Paris, các quan chức Pháp đã có cảm tưởng
là Washington sẵn sàng hình dung một sự can thiệp thực sự vào Đông Dương.

(Theo US. News and World Report

Báo Le Monde

ngày 1 tháng 7 năm 1954 đăng lại)

Tướng Navarre rời Hà Nội đi Sài Gòn.

Mờ sáng, trong màn sương mù đang tan dần, viên phi công bị thương hôm
qua trên bãi đáp, bây giờ hai chân còn quấn băng, cất cánh với chiếc máy bay
chở đầy người.

Từ cả Hồng Cúm và Điện Biên Phủ, tiểu đoàn 1 lính dù lê dương được xe
tăng yểm trợ hình thành hai gọng kìm siết chặt hai đại đội thuộc một trung
đoàn của đại đoàn 304 mà pháo và máy bay nghiền nát. Đại úy không quân
Charnod tham gia hoạt động dưới đất một cách xuất sắc cùng với đơn vị
không quân biệt phái thuộc căn cứ cũ của anh và với lính dù. Đây là thắng lợi
đầu tiên của tập đoàn cứ điểm.

Một tài liệu nói quân Việt có hàng trăm người chết và phải bỏ lại nhiều vũ
khí. “Một trận đùa”, Castries báo cho Cogny như vậy. Vào chập tối, một nghi
lễ quân sự ngắn gọn diễn ra ở nghĩa trang Nà Hống để mai táng ba sĩ quan lê
dương tử trận ngày hôm đó, các trung úy Lecoq, Raymond và Bertrant.
Langlais nói vài lời. Đó là lần cuối cùng người ta tổ chức tang lễ tử tế ở Điện
Biên Phủ.

Vào 20 giờ 15 phút, Cogny điện cho biết Tổng tư lệnh yêu cầu Castries có
biện pháp chống địch đặt mìn và tìm cách phá giao thông hào của địch.
Castries trả lời ông không có người mà cũng không có phương tiện để tiến
hành cuộc chiến tranh hầm hào và chống lại hầm hào. Ông nói thêm: “Và nhất
là, để rồi đi đến đâu? Quân đồn trú còn 10.000 chưa bị thương, họ đều kiệt sức
và cuộc phòng thủ hút hết tâm lực của họ, nên không thể lại còn yêu cầu họ
đào đường hào để đến chỗ bọn Việt. Họ không hề được chuẩn bị cho hình thức
chiến tranh này. Ấy thế mà, ở Verdun - trước khi trận Điện Biên Phủ bắt đầu,
biết bao lần người ta đã nhắc cái tên này - người ta cũng tiến hành chiến tranh
trong chiến hào đấy chứ…

Vào 21 giờ, trước khi trăng lên, đêm tối như mực, đại úy Rousselot, là
người đã từ bỏ chức vụ làm phi công cho Tổng ủy viên để đến với đồng đội
của mình, hạ cánh chiếc Dakota trên đường băng không có ánh sáng, đón 25
thương binh và phải khó khăn lắm mới cất cánh và giữ cho máy bay thăng
bằng được. Nữ tiếp viên, cô Cozonet, mà người ta thường gọi là Coco, còn
đứng bên cánh cửa, bám lấy một thương binh sắp bị hất tung ra ngoài khoảng
không cùng với chiếc băng ca của anh ta. Cô bỗng phát hiện là lúc máy bay
cất cánh hơi đột ngột, tất cả thương binh đều bị hất ra phía sau và vì thế, họ
làm cho máy bay cứ chếch lên về đằng mũi.

Thứ ba ngày 23 tháng 3


Hàng không mẫu hạm Bois-Belleau rời cảng Toulon đi Đông Dương.

Bảo Đại đi Hà Nội.

THƯ SỐ 44/CAB CỦA ĐẠI TÁ DE CASTRLES GỬI TƯỚNG COGNY.

Từ tám ngày nay, lực lượng địch từ từ siết chặt vòng vây. Công tác xây
dựng trận địa ngầm và giao thông hào tiến hành tích cực, bom pháo của chúng
ta có vẻ không làm chậm bước tiến của họ (…) Các toán trinh sát của ta đều bị
chặn lại sau một quãng ngắn và không chọc thủng được vòng vây. Liên lạc
hàng ngày với Hồng Cúm ngày càng khó, phải tổ chức cả một cuộc hành quân
mới đi tới được. Phải dự kiến Hồng Cúm sẽ bị cô lập (…) Từ hai ngày nay,
một lực lượng phòng không trang bị nhẹ từng bước xâm nhập gần vòng ngoài
hệ thống phòng thủ của ta.

(… ) Với phương tiện mà tôi có, tôi đang huy động tất cả để ngăn cản ý đồ
của địch. (…) Cho đến nay, hình như mọi sự can thiệp ấy đều không có hiệu
quả rõ rệt. (…) Trong lúc địch có khắp chung quanh lòng chảo một bao lơn
tuyệt diệu để quan sát khiến họ trông thấy tường tận mọi hoạt động và cách bố
trí của ta, thì tôi lại mù, tôi thiếu phương tiện trinh sát và quan sát đường
không (…)

Địch có ưu thế về số lượng, bù đắp được tổn thất, giải tỏa được thương
binh, trong lúc tổn thất của tôi, mà tôi ước tính là nhẹ so với địch, vẫn làm các
đơn vị bị động. Giải tỏa thương binh và, ở mức cao hơn, bù đắp lại các đơn vị
cho đủ quân số là việc ngày càng khó.

Tóm lại, phương tiện và khả năng của tôi hiện nay tròm trèm như hôm 18
tháng 3 sau khi kết thúc giai đoạn 1 của trận đánh, nhưng tôi lo chúng sẽ tiếp
tục giảm, trong lúc, ngược lại, về phía địch, quyết tâm của họ không mảy may
suy suyển.

Sau trận Him Lam và Độc Lập cả tiểu đoàn 3 lính Thái bỏ cuộc, không
chiến đấu đã làm tinh thần binh lính sa sút nghiêm trọng, nay đã đỡ, nhưng
anh em rất nhạy cảm về chỗ tự thấy mình bị cô lập.

Trừ phi có yếu tố mới mà hiện nay tôi không thể xác định rõ yếu tố đó là
gì, hình thức ra sao tôi cho rằng tình hình chỉ có thể ngày càng xấu đi mà thôi.

Không còn nghi ngờ gì nữa, khi nào thấy tình hình có lợi cho họ, địch sẽ
phát động hoạt động cuối cùng, sau khi bổ sung đầy đủ dự trữ đạn pháo của
họ.

CÁI CHẾT CỦA CON TRAI GAMBIEZ

Buổi sáng, có hai chiếc trực thăng tiếp cận được Hồng Cúm dưới làn đạn
cối. Chỉ huy trưởng phân khu đã chọn nhiều điểm đáp máy bay cách xa nhau
và cho mang thương binh đến gần các điểm ấy. Một trong các phi công hạ
cánh gần trạm phẫu để chuyển lá thư cho bác sĩ, anh được lệnh phải đi ngay,
anh liền cất cánh rồi quay lại đón bạn cùng tổ lái với mình. Chỉ vài giây sau,
máy bay bị diệt.

Chiếc trực thăng kia đón thiếu úy Gambiez và bắt đầu bay lên thì bị một
quả đạn pháo bắn trúng. Nó bốc cháy và tuyệt vọng tìm cách bay lên, rốt cuộc
nó bị rơi cạnh rào dây thép gai. Phi công, thượng sĩ Henry Bartier bị thương
nặng, còn thiếu úy Gambiez cháy thành than ngay trước mặt linh mục tuyên
úy của cứ điểm Hồng Cúm và ông rửa tội cho anh ta.

Tướng Gambiez biết Alain, con trai ông, bị một viên đạn trúng đầu rồi và
ông yêu cầu đợi đến lượt mới chuyển anh đi. Từ 14 tháng 3 đến nay, máy bay
trực thăng đã mang được 101 thương binh đi.

Ở sân bay chính của Điện Biên Phủ, thêm một chiếc Morane bị diệt. Đại
úy hải quân Andrieux cùng đội tuần tra của mình tấn công một trận địa pháo
địch, chiếc Hellcat của anh bị trúng đạn trái phá.

Cogny trả lời thư Castries, hứa đến thăm ông ta và báo cho ông ta biết máy
bay Packet sẽ thả napan trên đầu quân Việt và bảo ông ta yên tâm về vấn đề
tiếp tế, Cogny bảo đảm tiếp tế liên tục: Thả hàng từ trên cao sẽ tránh được đạn
phòng không vì phi công làm việc “hết cỡ” sẽ giải tỏa hết thương binh. Ông
nói thêm, điều này thì không đúng, rằng nhiều chiến sĩ của địch đang rời Điện
Biên Phủ để tải thương, vì dân công không đủ. Lá thư chấm dứt bằng câu:
“Hoan hô. Rất thân ái”.

Có trung tá Langlais, Lemeunier và Vaillant, là người thay Piroth, đi liên
lạc với Hồng Cúm, quân Angiêri của trung đoan pháo thủ số 1 bảo vệ họ, ba
mươi người của đội W gồm đám quân của Đèo Văn Long và đám quân Lai
Châu mang tên viên sĩ quan dự bị chỉ huy đội, đã đào ngũ.

Thứ tư ngày 24 tháng 3


Chiến hào và giao thông hào của Việt Minh ngày càng vươn dài ra. Chúng
xuất hiện ở mặt Tây Bắc tập đoàn cứ điểm và tiến đến cách rào dây thép gai
của cao điểm 105 chỉ có 50 mét. Có chiến xa bảo vệ, quân lê dương thuộc
trung đoàn 2 đi lấp đoạn chiến hào ngay trước cứ điểm của họ.

Trong một bản chỉ thị cố ý lạc quan, Cogny phát triển những ý chính đã
viết trong thư gửi đại tá de Castries hôm qua. Mùa mưa sắp đến sẽ làm thay
đổi tình hình có lợi cho ta.

CHỈ THỊ GỬI ĐẠI TÁ DE CASTRIES

Trong thư số 44/cab ngày 23 tháng 3 năm 1954, anh đã trình bày sự đánh
giá tình hình Điện Biên Phủ và triển vọng theo ý anh.

Tuy đồng ý với anh về toàn bộ ý kiến đã trình bày, tôi vẫn muốn nhấn
mạnh một số điểm mà tôi cho là căn bản trong việc tiến hành cuộc chiến đấu
quan trọng mà anh được giao phó.

Anh phân tích tình hình dúng, nhưng cần bổ sung những thuận lợi sau.

Địch đã bị tổn thất nặng; họ gặp khó khăn trong việc bổ sung lại các đơn
vị; công tác hậu cần của họ không đủ sức bảo đảm tiếp tế đạn dược và gạo.

Mùa mưa sắp đến sẽ làm hỏng đường giao thông của họ và bùn sẽ gây trở
ngại lớn cho việc phát triển công sự, hầm hào của họ.

Quân số của anh đã đạt trở lại mức ban đầu nhờ quân chi viện và quân bổ
sung mà tôi đã gởi được cho anh.

Nếu anh lại bị tổn thất, mất cân bằng về quân số, tôi có thể gửi ngay cho
anh thêm một tiểu đoàn dù nữa. Ngày nào địch bị tan rã hoặc bỏ cuộc vì mỏi
mệt do sự đề kháng mạnh mẽ, tích cực của anh, tôi tin là có thể giao cho anh
sử dụng binh đoàn không vận hiện là lực lượng dự bị của tổng tư lệnh, để anh
có điều kiện truy kích địch và giành thắng lợi.

Còn việc tiếp tế cho anh về thực phẩm, trang bị và đạn dược, chúng tôi sẽ
luôn luôn bảo đảm được. Việc thể nghiệm thả hàng từ độ cao 1500 mét đã có
kết quả tốt, bảo đảm cho tương lai.

Có lúc tình hình khí tượng không cho phép quan sát đường không và việc
giải tỏa thương binh vẫn gặp nhiều nguy hiểm lớn, nhưng Mường Sài đã được
tăng cường cả về Morane và trực thăng, thêm vào đó là Dakota bay đêm, nên
anh được bảo đảm khá chắc chắn về các khoản chủ yếu kia. Tất nhiên, vấn đề
hạ cánh còn phức tạp. Cần phải giải quyết cả bằng cách gây bất ngờ và bằng
sức mạnh (vô hiệu hóa pháo địch). Cần chuẩn bị chu đáo và thường xuyên
điều chỉnh, hoàn thiện phương án.

Hỏa lực không quân ngày càng tỏ ra có hiệu quả hơn, tôi chờ đợi nhiều từ
những thể nghiệm đang tiến hành về việc dội bom napan ồ ạt bằng C119 và
Dakota cũng như việc liên tục tấn công pháo địch.

Như vậy, còn xa lắm địch mới nắm được con bài quyết định bảo đảm thắng
lợi cho họ.

Để cản trở các ý đồ của địch, anh đề nghị một loạt biện pháp mà tôi hoàn
toàn tán thành: Ngày 22 tháng 3, việc tiêu diệt hơn một đại đội Việt Minh ở
bắc Hồng Cúm chứng tỏ phản ứng của anh rất tốt.

Tôi chắc chắn anh nghĩ rằng những biện pháp ấy cần được tiếp tục mở
rộng.

Địch chuẩn bị hoạt động của họ lâu dài và tỉ mỉ. Cũng như khi tấn công
đồn của ta, địch chỉ hành động khi hoàn toàn đầy đủ thông tin và chắc thắng,
đó là một chỗ yếu của họ mà ta cần khai thác. Phải làm rối loạn việc chuẩn bị
trận địa của họ bằng mọi phương tiện chiến thuật và kỹ thuật, phải đánh lạc
hướng tình báo địch bằng cách thường xuyên điều chỉnh và ngụy trang, ngụy
tạo tỉ mỉ tổ chức phòng thủ của anh (đặc biệt, tôi nghĩ đến việc bố trí pháo ở
nhiều vị trí khác nhau).
Như vậy, anh sẽ đẩy lùi cuộc tấn công cho đến lúc mùa mưa làm họ không tấn
công được nữa.

Để tránh bị bóp nghẹt, nhiệm vụ hàng đầu của anh là chống lực lượng
phòng không, đặc biệt là phòng không bằng vũ khí nhẹ, làm thế nào để khỏi
tốn kém lực của không quân vào chuyện đó. Đây chủ yếu là vấn đề bắn đạn
cầu vồng đối với mục tiêu này là đặc biệt thích hợp. Nhưng anh cũng cần đánh
rộng ra để làm bọn pháo thủ quá táo bạo và bọn bộ binh quá hăng hái ấy phải
tháo chạy. Những cú đánh rộng ra ấy sẽ được yểm trợ bằng hỏa lực đủ loại để
bảo vệ một cách chặt chẽ.

Đề phòng mùa mưa sắp tới, anh đã chuẩn bị từ lâu việc dời lên chỗ khô ráo
những vị trí có thể bị ngập lụt. Do tình hình mới và những khả năng cũng như
bất lợi của địch, việc dời trọng tâm của phân khu trung tâm sang tả ngạn sông
Nậm Rốm sẽ dẫn đến việc mở rộng vị trí của anh về hướng Đông, tức là làm
chủ một tuyến tiền tiêu và một loạt trạm quan sát trên các đỉnh cao hiện do
địch kiểm soát.

Trong trường hợp địch quyết định tấn công anh bằng lực lượng mạnh trước
khi rút lui hoặc bố trí lại cho phù hợp với mùa mưa, anh biết rằng anh cần phải
giữ toàn vẹn các vị trí của anh .

Khả năng chủ động và hiệu suất tối đa của pháo là sức mạnh chủ yếu sẽ
cứu anh. Về mặt này, vị trí đặt pháo cần được bảo vệ tối đa (cần xây hầm cho
pháo bắn từ công sự sườn ở Hồng Cúm) và khả năng ném trang bị về phía
Hồng Cúm vào giờ chót là một con chủ bài rất quí của anh.

Cần chuẩn bị vững chắc một cuộc phản công sử dụng lợi thế của anh về
pháo và không quân (chiến dịch kiểu Vénus), nếu được, gần với những cuộc
phản công đánh trước của bộ binh, những cuộc phản công lập tức, được chuẩn
bị từ trước bởi các lực lượng dự bị tại chỗ được giấu kín tới giờ chót, những
chướng ngại vật đặt rất sâu có gài nhiều mìn và giăng bẫy, kết hợp với hệ
thống phục kích có hiệu quả, có như thế, anh sẽ thắng được trận đánh phòng
thủ.

Tôi hết sức nhấn mạnh rằng lực lượng dự bị của địch phải sẵn sàng; dù có
những khó khăn mà tôi biết rõ, tôi tính chúng phải lên đến hai tiểu đoàn và nếu
được, đạt đến ba tiểu đoàn ở phân khu trung tâm.

Cuối cùng, rồi sẽ mở màn giai đoạn khuếch trương chiến quả, ngay lập tức
bằng phương tiện của anh, sau đó với lực lượng chi viện không vận đã dự
kiến.

Rõ ràng là cuộc chiến đấu khắc nghiệt này đòi hỏi lực lượng dưới quyền
anh, cấp chỉ huy cũng như binh sĩ, đều phải có tinh thần hết sức vững vàng,
bất chấp mọi thứ thách, ảnh hưởng cá nhân của anh có tác dụng vô giá. Anh
phải làm cho mọi người đánh giá đúng mức tầm quan trọng của cái được thua
trong trận này: Nó là toàn Đông Dương và còn xa hơn thế nữa.

Vì thế, anh sẽ phải thắng.

Anh sẽ làm cuộc tấn công của địch phải hoãn lại, anh sẽ thắng trận đánh
phòng thủ và sẽ giải vây cho Điện Biên Phủ. Lúc đó anh sẽ phát huy thắng lợi
hay chí ít, anh có thể giảm bố trí phòng thủ của anh và được thay quân, quân
đội dưới quyền anh sẽ rất xứng đáng được như vậy.

Ký tên: COGNY

Tình hình khí tượng: Từ 25 tháng 3 đến 1 tháng 4, trời khá đẹp, sương mù
nhẹ và khô, mây rải rác.

Thứ năm ngày 25 tháng 3


Chiến hào Việt Minh tiến về phía đồi D. Đụng độ ở bản Khe Lai Hồng
Cúm

Tướng Navarre đến Hà Nội

Dự trữ lương thực ở Hà Nội dùng để tiếp tế cho 12.000 người, phân nửa
quân số Bắc Việt Nam. Để duy trì kho dự trữ này, cần tải 1000 tấn hàng mỗi
ngày. Ngoài ra, cần có nhu cầu 900 tấn hàng cho khu vực tư nhân. Thế mà,
gần như toàn bộ khối lượng hàng ấy đến bằng đường sắt Hà Nội - Hải Phòng,
hoạt động phá hoại của Việt Minh trên tuyến đường này ngày một tăng.

Cogny chỉ cho Navarre thấy là, mặc dù cho đến nay ta vẫn xoay xở được,
nhịp độ tấn công của địch duy trì mãi có nguy cơ làm cho đường sắt bị mòn đi
trước tuổi và nhiều công trình bị phá hủy, tình hình sẽ ngày càng nghiêm trọng
hơn. Do đó, Cogny yêu cầu tăng cường lực lượng cơ động và công binh, vì
tình hình tiếp tế có thể nhanh chóng thành căng thẳng. Thậm chí Cogny còn
viết: “hoạt động của các đơn vị quân phiến loạn hiện đang đóng trong vùng
này, đối đầu với một lực lượng dàn mỏng rõ ràng là không đủ sức đối phó, có
thể dẫn đến những quyết định có tầm quan trọng không lường nổi, có thể đi
đến chỗ phải bỏ Hà Nội”.

Ở Điện Biện Phủ, tám chiếc B26 thả 32 quả bom 1000 bảng Anh (1 bảng
Anh = 0,453 kg - ND) xuống hàng ông Pét cách Nà Hống 1500 mét về phía
Tây vì có tin nơi đó tập trung đông quân. Nhưng quan điểm của Cogny trong
lá thư bữa trước có vẻ đã bị thực tế vượt qua. Chỉ có 28 thương binh được
chuyển đi trong vòng 24 giờ, mặc dù bốn chiếc Dakota đã hạ cánh được. Pháo
suýt bắn trúng, chúng chỉ còn rất ít thì giờ đậu lại nên thường xuyên phải cất
cánh khi chưa kịp đón người. Một chiếc rơi vì bị lạc tay lái, tổ lái tử thương.
Một chiếc Dakota khác bị đạn phòng không bắn rơi, tổ lái được cứu thoát.

Ở Hồng Cúm, một xe tải nổ vì mìn. Quân Việt tiến đến rào dây thép gai
của điểm cao 105. Tiểu đoàn 8 xung kích cố gắng giải tỏa vùng chung quanh
đồi D và lấp đường hào.

Ở Hà Nội, dự trữ của quân đội Bắc Kỳ gồm:

67 ngày thực phẩm;

30 ngày đạn cho bộ binh;

15 ngày đạn cho pháo;

20 ngày xăng cho ôtô;

8 ngày xăng máy bay;

30 ngày than.

Mỗi ngày ta dùng:

350 tấn hàng quân nhu,

200 tấn trang thiết bị,

250 tấn xăng;

150 tấn cho công binh;

50 tấn hàng đột xuất.

Thứ sáu ngày 26 tháng 3


Đụng độ mạnh ở bản ông Pét

Chập tối, chiếc Dakota của đại úy Beeglin bị đạn phòng không bắn rơi và
đạn súng cối diệt trên mặt đất. Nó bốc cháy, soi sáng phía sân bay Mường
Thanh, nhưng tổ lái thoát ra và lần về được, vượt qua bãi mìn và rào dây thép
gai.

Cogny xin 50.000 thiết bị cháy để thả dù rơi chậm và đồng thời báo là sẽ
thiếu thùng napan. Navarre gửi từ Sài Gòn ra một bức điện phẫn nộ: “Tôi lấy
làm ngạc nhiên vì anh là người chịu trách nhiệm về việc tiến hành và yểm trợ
chiến dịch Điện Biên Phủ mà anh đợi đến ngày 26 tháng 3 mới hình dung vấn
đề tiếp tế bằng cách thả dù từ trên cao và báo cho tôi biết những khó khăn của
anh trong công tác đó”.

Nhưng thật ra, việc bảo đảm tiếp phẩm cho tất cả các trung tâm về đủ thứ
các loại trang bị cả dù và thiết bị thả dù thuộc về nhiệm vụ của đại tá phụ trách
quân khu, và viên sĩ quan cao cấp đó trực thuộc ban tham mưu của Tổng tư
lệnh. Thực tế, người chịu trách nhiệm không phải là viên đại tá ấy, cũng không
phải Cogny, thậm chí cũng không phải là Navarre. Thủ phạm đã gây ra cái
chết của nhiều sĩ quan và binh sĩ lực lượng viễn chinh là sự tự mãn của những
con người quá tự tin ở tài năng của mình và ở ưu thế so với kẻ thù.

Ít nhất có một người trong số bọn họ, một người chưa từng bao giờ được
mời đi săn cọp với Bảo Đại “hoàng đế có ra ngửi thử không khí Hà Nội được
hai ngày” người ấy đã muốn đem tính mạng mình ra trả giá cho lầm lỗi tự
mãn. Người ta không biết ca ngợi ông ta đúng mức, đó là Piroth.

Ban đêm, thiếu ta Martinet hạ cánh chiếc Dakota của ông để tìm tổ lái của
đại úy Boeglin. Ông đang chờ đưa thương binh lên thì một đội cảm tử địch
phục kích gần đó bắn hàng loạt tiểu liên vào máy bay. Thiếu tá Martinet ra
hiệu lệnh lên đường và cất cánh với vài ba thương binh, không có tổ lái mà
ông đến đón và có thêm một người chết trong tổ lái của ông.

Thứ bảy ngày 27 tháng 3


Tướng Ely báo cáo với ông Pleven về chuyến công tác tại Washington.

Chuyển thương binh đi lần chót.

Vào 10 giờ, chiếc Dakota số 267, do đại úy Dartigues lái quay lại để nhận
thêm một công tác thả dù nữa, bị bắn rơi gần đồi Yên Ngựa. Vào 17 giờ 50
phút, một chiếc nữa đâm đầu xuống và nổ dưới đất, gần đại đội 3, tiểu đoàn 1
lính dù lê dương. Hai tôt lái đều thiệt mạng. Cũng như đêm qua, ánh đuốc ma
quái chạy suốt đêm. 17 chiếc Dakota lợi dụng đêm đen để thả dù 400 quân chi
viện, nhưng chỉ có một chiếc hạ cánh được: Chiếc này thuộc phi đội Franche-
Comte, do đại úy Bourgereau lái, nữ tiếp viên là Paule Bernard. Nhân viên tổ
lái đưa 19 thương binh lên dưới ánh chớp đạn cối và máy bay cất cánh.

Trong lúc máy bay bay về Hà Nội, Paule Bernard tiêm thuốc trợ lực cho
các thương binh nặng, họ cảm thấy được an toàn. Cô Bernard đang tiêm thuốc,
chợt người thương binh được đưa lên máy bay sau cùng ra hiệu gọi cô. Mặt
anh bị băng kín mít, chỉ còn đôi mắt. Cô ngừng tay, bắt mạch cho anh, thấy
mạch tốt. Cô bảo:

- Lát nữa tôi quay lại, có những bạn đồng đội của anh đang cần thuốc trợ
tim.

Khi cô trở lại, anh chỉ cho cô phiếu bệnh nhân đeo ở cổ Lúc đó cô mới
nhận ra trung úy Hen ri Demézières mà cô từng gặp ở Sahara. Hôm qua, anh
bi thương, mất cả quai hàm. Nhìn ngực anh đầy mảnh thịt và xương vụn,
Granwin vừa kinh khủng vừa thương xót. Ông đã phải làm thủ thuật mở khí
quản, vì máu đọng làm anh nghẹt thở. Lúc đó, Paule Bernard mới thấy ống
thay khí quản của anh bị tắc. Từ lúc đó đến khi vào bệnh viện, một y tá còn
muốn không cho anh nhập viện vì chưa làm xong thủ tục, cô phải luôn luôn
giữ cho anh khỏi ngất đi.

Ngay trong đêm, đường hào bị tiểu đoàn 5 lính dù Việt Nam lấp đi lại
được đào trở lại, dù vũ khí tự động và súng cối liên tục bắn về phía những
người đang đào đất. Không có gì ngăn cản nổi Việt Minh tiến lên.

Chủ nhật ngày 28 tháng 3


Tướng Navarre rời Hà Nội

Ở Sài Gòn, Geneviève de Galard đến.

Vào 3 giờ 45 phút sáng, chiếc Dakota số 434, thuộc phi đội Béara, cất cánh
tại sân bay Gia Lâm hồi 2 giờ, hạ cánh xuống Điện Biên Phủ, nơi xác hai
chiếc máy bay bị bắn rơi hồi chiều còn tiếp tục cháy. Vì bẻ tay lái máy bay quá
gấp thiếu tá Blanchét đưa máy bay vào rào dây thép gai ven sân bay và mắc
kẹt trong đó. Người ta đưa 19 thương binh lên trong lúc thợ máy chỉ huy việc
sửa chữa. Trong lúc máy bay nổ máy trở lại, pháo địch bắn thủng bình dầu bên
động cơ phải. Người ta lại phải đem thương binh xuống và cô tiếp viên đưa họ
về chỗ Grauwin. Ông nhận ra cô vì cô cũng đã từng đến đó: Cô tên Geneviève
de Galard. Máy bay sẽ sẵn sàng lên đường trước 12 giờ trưa.

Vào mờ sáng, trời đầy sương mù, chiến hào địch bò đến chân đồi D1 và 2,
tiểu đoàn 3 lê dương dùng chiến xa mở đường đi Hồng Cúm.

Đại úy Bougereau đi tiếp tế cho một đồn ở châu thổ bị tử thương khi đang
cầm lái, người hoa tiêu cố gắng đáp được an toàn xuống một sân bay.

Ở Điện Biên Phủ, khoảng 12 giờ trưa sương tan, nhưng chiếc Dakota của
Blanchet vẫn chưa sẵn sàng. Vào 13 giờ, pháo địch lại bắn trúng nó ở phía
trước và nó bốc cháy. Phi đội trưởng phi đội Béarn báo bằng máy vô tuyến cho
Blanchet là ông sẽ đến đón anh ta trong đêm mai. Khoảng 15 giờ, đạn cối làm
nổ kho pháo sáng, rốc két và tên lửa.

Hàng được thả ban ngày từ độ cao 2600 mét để tránh đạn phòng không,
kết quả rất tồi vì gió, vì sự náo loạn của chiến trường và vì không có phương
tiện định hướng nào. Hàng rơi cách điểm qui định đến 15km, vào chỗ bọn
Việt. Việc sản xuất thiết bị thả dù rơi chậm được tiến hành ở Sài Gòn và Hà
Nội với nhịp độ 1000, rồi 2000 sản phẩm mỗi ngày.

Ban đêm, trời bắt đầu bão. Ở châu thổ, mây xuống thấp, tầm nhìn hoàn
toàn bị bít. Có lúc, trời mưa đá. Trong số ba phi công đi đón thương binh ở
cách Hà Nội 100 km, chỉ có trung sĩ Schneider trở về căn cứ, với chiếc
Morane rớt mất ngôi sao. Đại úy Barbey bị rơi máy bay xuống ruộng gần một
đồn lính, trong lúc trung sĩ Leloutre bị va đập mạnh và máy bay bốc cháy,
ngay bên cạnh.

Đêm đó, phi đội trưởng phi đội Béarn không thể đến đón tổ lái của
Blanchet được.

Chập tối, thiếu tá Vadot gọi Langlais đề chỉ cho ông một cuộc hành quân
dưới ánh đuốc, tiến lên các quả đồi phía Đông Bắc, xa dần dưới màn mưa.
Cuộc chuyển quân ấy của bọn Việt có nghĩa gì? Vadot buồn rầu nói: “Quân
Việt cút rồi, chúng sẽ làm mất đứt trận đánh của ta?”.

Langlais không trả lời. Ông sửng sốt nhìn những ngọn đuốc và ánh sáng có
vẻ đang xa rời lòng chảo đau thương và tiến lên các đỉnh núi đầy mây phủ.
Nhưng tại sao có đoàn quân đi diễu hành ấy? Nó ngụy trang quỷ kế nào?

Đêm hôm ấy, một lần nữa thiếu tá Marlinet tìm cách đến Điện Biên Phủ.
Ông sắp đến. Ông báo qua máy vô tuyến là ông sắp chọc thủng lớp mây.
Blanchet can ông. Chỉ dựa vào sự phán đoán, không có gì khác hướng dẫn,
giữa đêm mưa dày đặc, tối đen, ông làm sao mà xác định được đúng lúc và ở
độ cao cần thiết đâu là vị trí sân bay, một sân bay hoàn toàn không còn cọc
tiêu soi sáng và chung quanh toàn là những bãi dây thép gai? Chỉ cần một chút
lầm lẫn trong tính toán, ước lượng là đâm đầu vào mỏm núi. Thực tế, thiếu tá
Martinet đành bỏ cuộc.

Đề phòng trường hợp xấu nhất, Grauwin xin chia đội phẫu thành ba trạm
riêng biệt, có thể hồi sức và mổ mà khỏi phải chuyển thương binh đi vì chuyển
đi ngày càng nguy hiểm: Trạm phẫu đồi C, với trung úy quân y Vidal, bố trí
bên kia sông cùng với Bigeard, trạm này có thể mổ 10 ca cấp cứu nhưng nếu
địch tấn công sẽ nhanh chóng bị tràn ngập, trạm phẫu ở Hồng Cúm, được
trang bị rất tốt và trạm phẫu Nà Hống, đối diện bệnh xá, với trung úy quân y
Hantz, mổ được 20 ca mỗi ngày.

Ở Washington, thượng nghĩ sĩ Wiley tuyên bố. “Chúng ta sẽ lúng túng kinh
khủng nếu người Pháp không tiếp tục cuộc chiến “.

Thứ hai ngày 29 tháng 3


Tình hình khí tượng: Bão ở châu thổ.

Chiến hào Việt Minh vây quanh đồi D1 và 2 và điểm cao 206.

Diễn văn của ông Dulles ủng hộ Mỹ can thiệp.

Ở Paris, Hội đồng Quốc phòng hạn chế quyết định cử Đại tá Brohon đi Sài
Gòn.

Về phần mình, cũng đánh hơi thấy tình hình diễn biến xấu, Bảo Đại sau
khi ở Hà Nội hai ngày tỏ thái độ chống đối cuộc thương thuyết mà ông ta đoán
là sắp diễn ra và sẽ làm ông ta mất vương quốc của mình. Ông lập một Hội
đồng Chiến tranh hạn chế nhằm hướng cuộc đấu tranh của Việt Nam chống
cộng sản.

Trong báo Caravelle số ra ngày hôm đó, bảy bức ảnh về Điện Biên Phủ
thay thế những trang biếm họa xuẩn ngốc thường chiếm hết trang bìa thứ tư.

Quay về Sài Gòn, tướng Navarre gửi thư này cho Cogny, sau khi ở vài
ngày với ông ta.

Navarre đã tự viết bên trái, phía trên:

Thư riêng, tối mật. Thư số 1467/GENE/CC, đề ngày 29 tháng 3 năm 1954,
của tướng Navarre gởi tướng Cogny.

Qua thư số 132/FTNV/GENE/TS đề ngày 25 tháng 3 năm 1954 anh đã
thấy cần lưu ý tôi một lần nữa rằng anh cho là anh được cấp phương tiện
không đủ để hoàn thành nhiệm vụ.

Về vấn đề này, tôi chỉ có thể nhắc lại với anh điều tôi đã nói nhiều lần:
Chúng ta đang ở trong cuộc chiến tranh tổng lực, trong đó bổn phận trên hết
của tôi là phân bố lực lượng giữa các thuộc cấp lớn của tôi tùy theo nhiệm vụ
mà tôi đã giao cho họ và tôi là người duy nhất đánh giá.

Trong sự phân bố lực lượng ấy, rõ ràng là anh được ưu đãi hơn hầu hết các
tư lệnh vùng khác. Cứ liên tục yêu cầu tôi chi viện như vậy, có nghĩa là yêu
cầu tôi cái mà anh biết là tôi không cấp cho anh được, hay tôi chỉ có thể cấp
cho anh bằng cách bắt các chiến hữu của anh phải chịu thiệt thòi. Trong
trường hợp như vậy, người chỉ huy tỏ ra thực sự có cá tính chính là người tìm
mọi cách hoàn thành nhiệm vụ với lực lượng được giao.

Vả lại tôi cho rằng lực lượng mà anh có rất đủ để anh thực hiện nhiệm vụ
hiện nay (Chỗ này, Navarre đi vào chi tiết một cách xúc phạm và chỉ trích
Cogny như người ta phê bình một tiểu đoàn trưởng. Ấy thế mà, nếu có một
người hiểu rõ châu thổ, hiểu người ta làm sao để trụ lại và có thể làm gì ở đó,
thì người ấy chính là Cogny chứ không phải Navarre hay các sĩ quan phụ tá
của ông. Navarre lưu ý Cogny là chính Cogny phải biết phân biệt đâu là cái
chủ yếu, đâu là cái thứ yếu và tùy theo đó mà sử dụng phương tiện của mình -
Tg).

Trong bất kỳ trường hợp nào, tôi cũng không chấp nhận để xảy ra những
tình huống anh dự kiến trong thư ngày 25 tháng 3: Trong trường hợp đó anh sẽ
phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về anh sử dụng không tốt phương tiện của
anh.

Tương quan lực lượng mà anh có hiện nay so với phương tiện của địch rõ
ràng là thuận lợi cho anh, so với tương quan mà anh cho là chấp nhận được
hồi mùa thu vừa qua khi anh dự kiến giả thiết: Việt Minh dùng lực lượng lớn
tấn công châu thổ. Nếu chỉ có sự phổi hợp giữa các đơn vị địa phương, các
trung đoàn độc lập và chỉ một mình đại đoàn 320 mà đã gây khó khăn cho anh
đến thế, người ta có quyền tự hỏi, mặc dù anh có thêm ba hay bốn binh đoàn
cơ động và vài ba tiểu đoàn nữa, chuyện gì sẽ xảy ra nếu các đại đoàn 304,
308, 312, và 351 hiện đang mắc kẹt ở các mặt trận khác, nếu chúng tập trung
tấn công châu thổ cùng với quyết tâm cao như thế: Chắc hẳn chỉ sau vài tuần
là anh báo cho tôi biết anh sắp phải bỏ Hà Nội đến nơi.

Với lực lượng tương đối ít so với lực lượng mà họ đã có thể dùng để tấn
công châu thổ, nếu họ giữ kế hoạch ban đầu của họ, mà Việt Minh đã có khả
năng gây khó khăn cho anh đến thế, thì rõ ràng Điện Biên Phủ đóng vai trò rất
quan trọng. Từ tháng 11 đến tháng 3, Điện Biên Phủ với 12 tiểu đoàn đã cầm
chân 33 tiểu đoàn chủ lực địch (chưa nói đến lực lượng tương đương nhiều đội
pháo và nhiều đoàn nặng trong khi ta chỉ có lực lượng tương đương ba hay
bốn). Chắc chắn là Điện Biên Phủ đã giúp ta tránh được một tai họa thực sự,
nếu chấp nhận những lo lắng của anh hiện nay là có cơ sở.

Tôi muốn khen ngợi sự tinh tường, nhạy bén của anh: Tôi không quên là
xưa nay anh vẫn luôn đánh giá đúng vai trò quan trọng hàng đầu của Điện
Biên Phủ và ngay từ khi tôi mới nắm quyền Tổng tư lệnh cũng như nhiều lần
sau đó anh đã khuyên tôi chiếm Điện Biên Phủ thay cho Nà Sản và Lai Châu.

Vì thế, tôi càng ngạc nhiên không hiểu vì sao anh từng chờ đợi và mong
muốn có trận Điện Biên Phủ, mà anh lại không thúc đẩy tích cực hơn việc
chuẩn bị và tiến hành trận đánh ấy.

Tôi không nghi ngờ gì về sự quan tâm và bản thân anh dành cho trận này,
nhưng không thể chối cãi là ở ban tham mưu và cấp dưới của anh, người ta đã
không biết dành cho nó sự chú ý cao hơn lệ thường ở châu thổ và đã không
chú trọng đúng mức đến Điện Biên Phủ dù tôi đã dành ưu tiên số 1 cho vị trí
này.

Điều đó đã dẫn đến một số thiếu sót mà trong trận đánh hiện nay ta phải
chịu hậu quả, dù một vài khiếm khuyết đã được uốn nắn: Không có phối hợp
đầy đủ giữa ban tham mưu của anh và ban tham mưu GATAC - Bắc (đặc biệt
là do không hình thành một ban tham mưu tác chiến chung), chuẩn bị dàn
pháo không đầy đủ, thiếu chỉ đạo cụ thể về việc xây dựng trận địa.

Kết luận, tôi yêu cầu anh vui lòng nhớ cho là:

- Một mặt, là thành viên một tập thể, anh cần luôn luôn nhớ trong trí nhớ-
và các cộng sự viên của anh cũng yên trí - rằng vai trò của anh và của họ nằm
trong cái chung của tổng thể.

Mặt khác, quyền tư lệnh của anh, và do đó, địa bàn hoạt động của các cộng
sự viên của anh bao gồm toàn Bắc Kỳ và trong những hoàn cảnh nào đó, châu
thổ có thể tạm thời mất vị trí hàng đầu trong sự quan tâm của các anh.

Thứ ba ngày 30 tháng 3


Đồi D, đồi Yên Ngựa và Hồng Cúm bị tấn công.

Đồi C, đồi D1 và đồi D2 thất thủ. Ta tấn công cao điểm 105 và phản công
ở đồi C2

Ở Washington, ông Dulles tiếp đại sứ Anh, Ấn Độ, Tân Tây Lan và
Philippin để xem xét tình hình Viễn Đông.

Vấn đề tiếp tế và chi viện ngày càng đáng lo ngại. Tập đoàn cứ điểm giống
như người bệnh phải truyền huyết tương mà huyết tương ấy lại bị rơi vãi mất
một phần ở dọc đường. Hai ngày một lần, một chuyến máy bay đặc biết chở ra
Hà Nội thiết bị thả dù rơi chậm chế tạo ở Sài Gòn. Vì không dự kiến được
những điều bất ngờ như vậy nên mọi chuyện phải tự xoay sở, lộn xộn gia tăng,
làm cho những người bị bao vây cảm thấy bộ chỉ huy không đối phó nổi với
tình hình.

Tuy nhiên, cơ quan phụ trách trang thiết bị vẫn ra sức sáng tạo để giải
quyết các vấn đề nảy sinh: Chính quốc gửi riêng phần mình 140.000 thiết bị
cháy để thả dù rơi chậm; các thùng hàng thả ban đêm được đánh dấu bằng sơn
có huỳnh quang, dù nặng thiếu, được thay bằng những chùm dù nhẹ dính
nhau. Nhưng căn cứ vẫn ngày càng bị bóp nghẹt. Thêm một chiếc Dakota bị
súng phòng không bắn rơi vào chiến tuyến của địch .

Đại uý Bizard đã phải rời chức tiểu đoàn phó tiểu đoàn 5 lính dù Việt Nam
để chỉ huy đại đội 1 được cử lên cao điểm 206. Buổi chiều, Langlais báo cho
Bizard biết tối nay anh sẽ bị tấn công và gửi cho anh một thùng vang đỏ. Thấy
mình được chăm sóc ân cần đến thế, Bizard lường được mối đe dọa nghiêm
trọng đến mức nào. Sáng sớm, đại đội anh đã lấp các chiến hào mà bọn Việt
đào về phía vị trí của anh. Bizard còn cẩn thận nhét dưới đó những cuộn dây
thép gai và gài lựu đạn để cản trở công tác đào, sửa của địch.

Ba trong số tám khẩu súng cối lấy được ngày 13 và 14 tháng 3 ở Him Lam
và Độc Lập được giao cho khẩu đội trưởng Nguyễn Minh Tư. Chúng đã được
thử một cách chính xác đến nỗi chúng bắn ra phía trước toán bộ binh mà
chúng yểm trợ đồi ở D1 có 10 mét.

Đại uý Hiền, cựu tham mưu trưởng trung đoàn 57, đã được lệnh đóng quân
ở phía Tây Hồng Cúm để cắt mọi đường rút lui về phía Lào. Lúc đó, ông ghi
sổ tay: “Trời đất rung chuyển, Điện Biên Phủ là ngày hội lớn. Hàng nghìn tia
sáng rực rỡ. Đại bác và đại liên chào mừng bộ đội ta. Tôi đã đi thăm vùng
Noọng Nhai ở phía bắc Hồng Cúm. Tôi ít khi khóc, nhưng mắt tôi nhòe lệ
trước cánh nghèo đói của đàn bà, trẻ con bị bọn Tây (Cần nhớ Tây là tên gọi
chung người châu Âu. (TG)) gom về bản. Họ ăn mặc rách rưới, xúm nhau
nhìn đồn giặc bị đốt cháy. Tôi không biết làm gì bây giờ để trả lại cho các em
những gì các em mất mát..

Ở Hồng Cúm, đạn đủ cỡ làm rung chuyển mặt đất. Máy bay quay vòng
như đàn bò bị đưa vào lò mổ. Chúng tìm cách tránh đạn, nhưng đại bác và đại
liên của ta săn đuổi chúng, đạn xé gió như xé vải. Pháo ta gây thành những
đám cháy trên đồi. Pháo Tây chỉ thỉnh thoảng mới đáp lại. Ánh sáng tên lửa
sáng rực cả cỏ cây. Làn đạn đỏ chằng chịt, địch chỉ bắn hú họa. Đây là bài học
cho những kẻ từng huênh hoang là đã nghiền nát pháo ta. Liệu Castries có còn
khoác lác là hệ thống hỏa lực của hắn đủ bảo vệ các tiền đồn xa nữa hay
không? Hắn ta có còn hy vọng được gắn hai sao để thưởng về hệ thống phòng
thủ của hắn không? Tối nay, chúng ta sẽ chứng minh là hắn sai lầm…”

Đại đội trưởng Đặng Võ đã bố trí đơn vị mình xong vào 18 giờ. Họ phục
trong bùn, có nhiệm vụ chiếm đồi C2. Và Đặng Võ chỉ có mỗi ý tưởng ấy
trong đầu. Đặng Võ là một chàng trai cao lớn 27 tuổi, đường nét gân guốc, tóc
luôn xõa xuống che cả mắt. Lại còn cận thị nữa, anh phải mang kính.

Vào lúc 18 giờ 45 phút, trời chập choạng tối, đại đoàn 312 và 316 tấn công
trên sáu tuyến. Đạn pháo từ Hồng Cúm rơi trúng tiểu đoàn anh. Mắt kính của
đại đội trưởng Đặng Võ bị hơi đạn súng cối thổi văng đi mất; anh sờ soạng tìm
và may mắn tìm thấy. Anh cho một tổ bộc phá mở rào dây thép gai. Và rồi anh
ra lệnh xung phong bằng cách hô to tiếng thét đầu tiên: “Xung phong” (Tiếng
Việt trong nguyên bản. Tác giả có ghi chú cách đọc cho người Pháp. “Saun
fane”(ND).

Thứ tư ngày 31 tháng 3


Mất C2 và D2 (ta giành lại, rồi lại bị mất). Rút bỏ A3 và D3.

Trạm phẫu số 4 được thả dù xuống.

Tướng Navarre đến Hà Nội.

Ông Alain Savary rời Matxcơva mà không tiếp xúc được với ông Hồ Chí
Minh.

Tổng thống Eisenhower buộc ông Dulles cải chính: Hoa Kỳ chống lại sự
can thiệp.

Đợt đầu lao lên đụng mìn. Khi đợt pháo hai lao tới, tôi bấm cò súng, không
còn đợt hai; đợt ba vừa xuất hiện vừa hò hét, bình napan nổ tung, không còn
đợt ba; số phận đợt bốn được giải quyết bằng súng máy. Sau đó, rồi thì đợt
năm đã vào được trong công sự chúng tôi. Phải chuồn thôi.

Henri AMOUROUX.

Thập tự trên Đông Dương

Tác giả chép rằng đây là lời một sĩ quan đã trốn khỏi Điện Biên Phủ sau 29
ngày lặn lội trong rừng, thiếu úy Makowiak.

Lưu ý rằng Makowiak không nói khi địch xung phong đợt năm “phải đánh
giáp lá cà” mà nói: “Phải chuồn thôi?” Một lần nữa, đại tá Ardant de Picq nói
đúng khi ông bảo rằng giữa hai bên không có tiếp xúc.

THÁNG TƯ 1954


Tình hình khí tượng: Từ 1 đến 19 tháng 4, gió mùa Đông Bắc ở các tầng
mây thấp và gió Tây trên cao. Sương mù khô rất nhiều ở vùng thượng du, tầm
nhìn xa chỉ được 1 hay 2 km. Tình hình châu thổ tốt.

Thứ năm ngày 1 tháng 4


Đại tá Brohon đến Sài Gòn và lập tức đi Hà Nội với ông Dejean.

CHỈ THỊ ĐẶC BIỆT CỦA TƯỚNG NAVARRE

GỬI
TƯỚNG TƯ LỆNH LỰC LƯỢNG TRÊN BỘ BẮC VIỆT NAM

Diễn tiến của trận Điện Biên Phủ đã đến giai đoạn phải hình dung mọi tình
huống và chỉ huy trưởng tập đoàn cứ điểm phải nhận được chỉ thị tuyệt đối rõ
ràng về thái độ mà ông ta cần có trong các tình huống ấy.

Chúng ta cần và có thể hy vọng rằng Việt Minh bị tiêu hao sau những tổn
thất to lớn vừa qua, hoặc sẽ thất bại trong cuộc tấn công mới, hoặc sẽ thôi
không tấn công nữa. Nhưng, trong hai tình huống trên đây, họ cũng phải mất
một thời gian mới nới vòng vây. Thậm chí có thể là, trong trường hợp ấy, họ
còn siết chặt vòng vây tối đa, tìm mọi cách để ngăn cản việc thả hàng tiếp tế
cho tập đoàn cứ điểm.

Theo giả thiết này, hai trung tâm đề kháng (cụm cứ điểm trung tâm và cụm
cứ điểm Isabelle (Tức phân khu trung tâm (Mường Thanh) và phân khu Nam
(Hồng Cúm). - ND) sẽ phải tự tổ chức để kéo dài càng lâu càng tốt trong điều
kiện khó khăn, biết rằng họ chỉ có thể trông cậy ở sự chi viện rất ít ỏi và có thể
cả sự tiếp tế cũng bị hạn chế.

Cần phải cho đội quân đồn trú biết tình hình này.

Phải giải thích cho họ là chừng nào sự đề kháng còn kéo dài thì mọi hy
vọng vẫn còn và sẽ đến lúc Việt Minh phải nới vòng vây, vì mùa mưa đến.

Cần làm cho anh em lên tinh thần, vì họ phải biết rằng họ đang bảo vệ
danh dự của nước Pháp và Việt Nam (của Bảo Đại - ND); rằng toàn thế giới
đang chú mục vào họ; và bằng sự đề kháng đến cùng, bằng những tổn thất họ
gây ra cho Việt Minh, họ đang trì hoãn tối đa thời điểm mà 30 tiểu đoàn cùng
nhiều đội pháo và tiểu đoàn nặng mà họ đang cầm chân ở đây sẽ được rảnh tay
trở lại. Trong bất kỳ trường hợp nào, cũng không được nhắc đến chuyện đầu
hàng.

Tuy nhiên cần có biện pháp để không một khẩu đại bác, và nhất là không
một chiến xa nào rơi vào tay địch mà không bị hủy diệt hoàn toàn; và hàng dự
trữ, đặc biệt là đạn, phải được hủy trước khi địch chiếm.

Phải cho đại tá de Castries biết là ta sẽ làm tất cả để giải tỏa thương binh
và thả dù xuống cho ông ta đủ quân để bổ sung lại các tiểu đoàn dù và quân
chi viện trong phạm vi một tiểu đoàn dù và một đội ĐKZ 75, nhưng phải báo
trước cho ông ta biết là tình hình chung không cho phép tôi nghĩ đến việc vượt
quá giới hạn đó, chỉ để kéo dài đề kháng.

Tôi sẽ chỉ giao cho ông ta sử dụng thêm phương tiện và đặc biệt là toàn bộ
hay một phần binh đoàn không vận cuối cùng của tôi - khi nào tôi tin chắc
được rằng có thêm lực lượng ấy sẽ phải mang thắng lợi về cho chúng ta.

Tôi biết rõ đại tá de Castries, nên tôi chắc chắn là ông ta sẽ hoàn thành
nhiệm vụ đến cùng và quân đội dưới quyền sẽ noi gương ông ta.

Cần cho chỉ huy trưởng cụm cứ điểm Hồng Cúm biết những chỉ thị này đề
phòng trường hợp, vào lúc nào đó, ông ta sẽ phải tự vệ đơn độc.

THƯ CỦA NAVARRE GỬI COGNY

(MANG SỐ 85 CỦA BỘ CHỈ HUY TIỀN PHƯƠNG)

Đáp lại thư số 138 ngày 31 tháng 3, tôi trân trọng cho anh biết là, ngay từ
30 tháng 3, tôi đã ra lệnh dùng mọi biện pháp để toàn bộ tiềm lực về C47 quân
sự được giao cho Gatac Bắc sử dụng để tạo điều kiện cho họ bảo đảm vận
chuyển cho G.O.N.O lượng hàng tối đa.

Mặt khác, tôi đã lưu ý chính phủ và tướng Ely về việc cần hết sức cấp bách
thay những máy bay C47 bị diệt.

Về vấn đề thiết bị cần thiết để thả hàng từ cao và làm cho dù bung chậm,
tôi có thể cho anh biết ngay từ ngày 16 tháng 3 tôi đã cho nghiên cứu, ở
C.A.E.O. và T.A.P.I.

488 thiết bị mở dù cơ học đã được gửi đi Hà Nội sáng 31 tháng 3, sau khi
kiểm tra ở Sài Gòn.

Thiết bị mở dù rơi chậm bằng kỹ thuật hỏa pháo đã bắt đầu chế tạo và sẽ ra
lò kể từ ngày 1 tháng 4 với nhịp độ 1000 chiếc mỗi ngày. Ở Đông Dương có
16.000 thiết bị cháy theo mẫu qui định. Ngoài ra có dự kiến sẽ thí nghiệm về
những mẫu thiết bị cháy khác có ở Đông Dương với số lượng nhiều hơn.

Do đó, theo tôi vấn đề này đang sắp được giải quyết thỏa đáng. Tôi chỉ lấy
làm ngạc nhiên là, với tư cách là người chịu trách nhiệm điều hành và yểm trợ
trận Điện Biên Phủ, anh đã đợi tới ngày 26 tháng 3 mới nghĩ đến vấn đề tiếp tế
bằng cách thả hàng từ trên cao và mới báo động tôi về những khó khăn của
anh (Chú thích của tác giả: Hai ngày sau, Cogny trả lời Navarre là ông đã yêu
cầu cơ quan phụ trách trang bị sản xuất thiết bị cho dù mở chậm vào ngày 19
tháng 3 chứ không phải ngày 26, rằng việc thể nghiệm dưới đất đã tiến hành
ngày 21 và trên không ngày 22 và lắp đặt thiết bị trong trung lâm hậu cần
không quân ngày 24. Ông nhấn mạnh rằng kỹ thuật thả hàng chỉ thuộc trách
nhiệm bộ phận hậu cần không quân và trong chuyện này, cũng như trong việc
cung cấp thùng đựng napan, bản thân Cogny chỉ tìm cách tạm đối phó với tình
hình thiếu hụt mà thôi).

Cogny viết tay bên đoạn cuối:

“Không phải thuộc trách nhiệm chúng tôi. Chúng tôi đã lo chuyện đó để
gỡ bí cho Trung tâm hậu cần Không quân (C.R.A) vì họ chỉ còn thiết bị mở dù
chậm đủ dùng trong vài ngày. Không phải là khó khăn của chúng tôi, mà của
bộ phận hậu cần Không quân không thuộc quyền quản lý của chúng tôi. Tôi
chịu trách nhiệm “yểm trợ” trận đánh, chứ không chịu trách nhiệm việc vận
chuyển hay thả dù lực lượng yểm trợ đó”.

THƯ TRẢ LỜI THỨ NHẤT CỦA COGNY CHO BỨC THƯ CỦA
NAVARRE
(Thư số 253/CAB/FTNV)

Trong văn thư 1467/GENF/CC ngay 29 tháng 3 năm 1954 mà đến hôm
nay tôi mới nhận dược, ông tỏ ra ngạc nhiên vẻ yêu cầu của tôi xin chi viện
cho Bắc Kỳ và nhắc tôi là người chỉ huy có bổn phận phải hoàn thành nhiệm
vụ với phương tiện mình được cung cấp.

1/ Tôi tự thấy trong lương tâm mình là tôi đã làm đúng bổn phận ấy và lời
phê bình của ông đối với hoạt động của bản thân tôi và ban tham mưu của tôi
theo tôi là không có căn cứ. Ngay sau khi tình hình cho phép tôi tập hợp tư
liệu cần thiết, tôi sẽ trình cho ông ý kiến phản bác hoàn toàn những lập luận
của ông. Mặt khác, tôi cũng sẽ làm rõ, trên cơ sở tư liệu, lập trường của tôi đối
với Điện Biên Phủ.

Ngay từ bây giờ, đương nhiên là bởi ông thiếu tin cậy tôi; sự thiếu tin cậy
ấy được phát biểu bằng cách như thế và vào thời điểm này, cho nên tôi không
còn tự nguyện phục vụ dưới quyền ông nữa.

Tuy nhiên, tôi không yêu cầu ông cho tôi ngưng ngay lập tức quyền chỉ
huy mà ông đã giao cho tôi bới vì tôi không thể bày tỏ nguyện vọng rời vị trí
chiến đấu ngay giữa trận đánh. Ông sẽ cử người thay tôi nếu ông đánh giá tôi
không đủ sức hoàn thành công tác.

2/ Người chỉ huy còn có một bổn phận khác, đó là bổn phận soi sáng cho
cấp trên. Tói đã thi hành bổn phận ấy khi tôi bày tỏ với ông những yêu cầu mà
tôi nghĩ rằng các vị tư lệnh vùng khác cũng nêu yêu cầu của họ như vậy.

Chỉ duy nhất một mình ông có quyền chọn lựa, như ông đã nhấn mạnh, và
xác định thứ tự ưu tiên. Ở cấp bậc của tôi, tôi thấy điều đó không liên quan gì
đến tình đồng đội trong chiến đấu. Tôi cũng không cần phải biết và phải đánh
giá những lực lượng mà tôi xin ông có thể được cấp đến mức nào.

3/ Ông đánh giá lực lượng tôi có tại châu thổ là “rất đầy đủ” để hoàn thành
nhiệm vụ hiện nay của tôi. Về phần tôi, tôi đánh giá lực lượng ấy không đủ để
đối phó đồng thời với ba nguy cơ:

a). Tuyến đường sinh tử Hà Nội - Hải Phòng bị cắt;

b). Cơ sở hạ tầng của ta ở châu thổ bị phá vỡ từng mảng.

c). Địch đóng thêm những căn cứ mới trực tiếp đe dọa Hà Nội.

Chúng tôi đã và sẽ còn chấp nhận hy sinh để đối phó với nguy cơ thứ nhất.
Tuy nhiên hai nguy cơ kia rất nghiêm trọng. Nguy cơ cuối cùng gần trực tiếp
với nguy cơ đáng sợ mà tôi đã nói với ông, địch nhanh chóng rút các đơn vị ở
Điện Biên Phủ về: “Cần thêm ba binh đoàn cơ động ở châu thổ, trong đó cần
hai binh đoàn trong vòng tám ngày, để tránh một tai họa toàn cục tiếp theo tai
họa mà chúng ta có bổn phận phải hình dung ở Điện Biên Phủ”.

Thư đã dẫn của ông không nói về điểm này.

Trong trường hợp Điện Biên Phủ thất thủ, tôi sẽ lập tức nêu lại với ông yêu
cầu này và đề nghị ông vui lòng chuyển lên cấp trên.

Thật vậy, tôi không thể chỉ dựa vào sự đánh giá của bản thân ông, tiếp theo
sự đánh giá mà ông vừa bày tỏ, để nhận “hoàn toàn trách nhiệm” về tình hình
mà chúng ta sẽ phải đối phó, và tình hình ấy sẽ là hậu quả của sự chọn lựa sắp
tới của ông giữa Bắc Kỳ và các vùng lãnh thổ khác.

Tôi hân hạnh báo cho ông biết như vậy ngay từ bây giờ.

THƯ TRẢ LỜI THỨ HAI CỦA COGNY

(139/FTNV/GENE/TS)

(Theo cách nói của Cogny là “không gửi đi”, nhưng được lưu trữ do cuộc
nói chuyện sau khi Cogny viết thư này).

Quyết định của ông, đã được ông nhắc lại nhiều lần, là chấp nhận giao
chiến tại Điện Biên Phủ, bằng lực lượng 12 tiểu đoàn chống lại gần như toàn
bộ lực lượng chủ lực của Việt Minh và ý chí quyết thắng của ông đương nhiên
buộc ông phải giải quyết trước ba vấn đề: Tiếp tế, giải tỏa thương binh và vận
chuyển lực lượng chi viện.

Vì đây là trận đánh diễn ra cách căn cứ ta ở châu thổ đến 300 km, giải
pháp duy nhất là không vận. Bởi không quân không phụ thuộc dưới quyền tôi
về bất cứ phương diện nào, chính là bộ tư lệnh liên quân của ông phải quyết
định trong lĩnh vực này.

Thế mà, vào lúc diễn ra giai đoạn 2 của trận đánh và vào lúc có thể là số
phận của cả trận đánh đang được quyết định, tôi buộc phải nhận xét là ta đang
còn tìm kiếm và áp dụng vội vã những giải pháp tạm bợ. Những giải pháp này
chỉ giải quyết vấn đề tiếp tế một cách không hoàn hảo, chưa hề giải quyết
được vấn đề giải tỏa thương binh và vận chuyển lực lượng tiếp viện cần thiết.

Tình hình càng bi thảm hơn vì, kể từ ngày 13 tháng 3, bắt đầu trận đánh,
mức độ tiếp tế đã tăng gấp đôi, từ 6 lên 12 kg/người/ ngày tức là tổng cộng từ
75 lên 150 tấn/ ngày (Ngày 30 và 31 tháng 3, ta đã bắn 9.500 quả đạn 105,
1.500 quả đạn 155, 8.700 quả đạn 120. Dự trữ đạn dược vào ngày 1 tháng 4 là:
10.500 quả đạn 105, 1.100 quả đạn 155, 4.400 quả đạn 120. -TG).

Dù sao đi nữa, thực tế trong những ngày trước ngày 13 tháng 3, do tình
hình thời tiết không thuận lợi, việc nâng lượng hàng tiếp tế lên (ghi chú: Trước
đó giảm bớt vì giành ưu tiên cho Mường Sài và Luông Prabăng) chỉ được thực
hiện xấp xỉ mức qui định. Nhưng, nhất là từ 14 tháng 3, chỉ thực hiện được
trung bình 110 tấn/ngày, vì một phần tiềm lực vận chuyển phải dành cho việc
yểm trợ hỏa lực dưới dạng rải napan. Cuối cùng, bốn ngày gần đây nhịp điệu
vận chuyển đã trở nên tồi tệ hết mức - trung bình chỉ có 60 tấn/ngày - cần nhớ
có 70 tấn đã thả xuống chỗ quân phiến loạn (ghi chú: Trong đó có từ 600 đến
700 quả đạn 105 HM2).

Vì thiếu kỹ thuật, thiếu phương tiện đặc biệt (ghi chú: Thiết bị để thả dù
rơi chậm, được chế tạo vội vã tại chỗ và không được thử nghiệm đàng hoàng)
và thiếu máy bay vận tải nên không thể tiếp tế đầy đủ cho G.O.N.O. về thực
phẩm và đạn dược. Có thể số phận của G.O.N.O. tùy thuộc vào đó, ngay trong
đêm nay.

Liên quan đến việc giải tỏa thương binh, có thể nói là ta không có dự kiến
và thực hiện tổ chức vật chất nào ở qui mô cần thiết. Việc các đường băng ở
Điện Biên Phủ gần như thường xuyên bị vô hiệu hóa khiến ta chỉ thỉnh thoảng
mới đón được thương binh, và tôi không nói đến những kinh nghiệm thê thảm
của trực thăng do số lượng máy bay thiếu và thiếu cả phi công đủ trình độ.

Cuối cùng, từ 26 tháng 3 đến nay, không đón được thương binh nào nữa.
Lúc ấy, còn 120 thương binh ở Điện Biên Phủ. Bây giờ đã có thêm những tổn
thất nặng nề của các trận đánh gần đây, tổn thất mà tôi cũng không đánh giá
được số lượng.

Trong những điều kiện như vậy, việc vận chuyển quân tiếp viện cũng gặp
khó khăn rất lớn, đặc biệt là không thể cho quân nhảy dù ồ ạt được.

Thế mà theo ý tôi, không nên quên rằng việc tiếp cứu cho một căn cứ bị
bao vây chỉ dựa vào hai cách:

- Hoặc bù đắp tổn thất bằng cách mang quân chi viện đến.

- Hoặc hành động từ bên ngoài để giải vây.

Tôi đã nói về cách thứ nhất. Còn cách thứ hai, sau khi đại đoàn 308 tấn
công Mường Sài, với mục đích hiển nhiên là cô lập Điện Biên Phủ với các lực
lượng ta ở Lào, thì lực lượng này không chuyển quân được về hướng Mường
Khau hay Sốp Nao là nơi chúng có thể can thiệp, tấn công vào hậu phương
của lực lượng chủ lực Việt Minh.

Như thế là trên cả ba bình diện tiếp tế, giải tỏa và đưa quân chi viện đến, ta
đang chứng kiến trung tâm đề kháng của ta ngày càng bị bóp nghẹt nhanh hơn,
sự bóp nghẹt này đã được dự kiến trong chỉ thị đã dẫn của ông.

Về phương diện hàng không, không có biện pháp có giá trị nào để đối phó;
bởi vì hoạt động của phòng không đối phương và số lượng máy bay vận tải
hạn chế không cho phép ông chấp nhận nguy cơ tổn thất về máy bay và tổ lái.

Tuy nhiên, bổn phận tối thiểu buộc tôi phải tổng kết tình hình thiếu kém đó
trên phương diện hậu cần.

Thật vậy, tôi hân hạnh báo cáo với các ông rằng tôi nghĩ chắc chắn là chỉ
một mình sự thiếu kém này, và có lẽ là ngay trước mắt đây thôi, sẽ quyết định
kết quả của một trận đánh, mà số phận của toàn Đông Dương có nguy cơ phụ
thuộc vào trận đánh này.

Ghi chú: Thư này không ký tên

Thứ 6 ngày 2 tháng 4


Đại tá Brohon nói chuyện hôm qua và sáng nay trong cuộc họp mật về kế
hoạch “Vautour” trở về Sài Gòn rồi về Paris ngay tối đó.

Mất 105 và giải vây được 206. Ta chiếm lại A1.

Sau một đêm dữ dội nữa, áp lực địch giảm bớt ở đồi A1 và tăng lên ở 206.
Vào 8 giờ, đại úy Bizard nhờ quân chi viện đã xây dựng lại đại đội của mình,
nhưng không lấy lại được 105. Quân Việt đã biến cứ điểm thành hang chuột
chũi, song anh giải vây được cho 206:

Ở Hồng Cúm, sáu trên chín khẩu 105 còn bắn được có đủ đạn để bắn. Các
toán trinh sát tìm cách liên lạc với phân khu trung tâm bắt được liên lạc cách
căn cứ 1km về phía Bắc và 500 mét về phía Tây.

Lợi dụng lúc tạm yên, trung tá Langlais thay đổi hệ thống phòng thủ. Ông
dùng lính Marốc ở đồi C để giữ Nà Hống, bây giờ mang tên Lili; gom lại số
quân lê dương ở gần chỉ huy sở. Tiểu đoàn 1 lính dù lê dương trước đây có hai
đại đội ở C2 bây giờ phụ trách mặt Đông Nam và đồi Yên Ngựa.

Cuối cùng, Langlais chia phân khu trung tâm thành hai khu vực Đông và
Tây ở hai bên dòng sông và giao một khu vực cho viên phó cũ của ông thiếu tá
Vadot, khu vực kia giao cho trung tá Veineau. Bigeard, mà đại tá de Castries
mong muốn giữ cạnh mình, để tránh đụng chạm với Langlais, sẽ giao tiểu
đoàn của ông cho thiếu tá Thomas, phụ trách các trận phản công. Đại tá
Lemeunier phụ trách phòng thủ. Công tác thu nhặt và phân phối hàng tiếp tế từ
trên trời rơi xuống, một trung sĩ nhất lê dương đảm nhiệm với đầy đủ uy thế:
Trung sĩ nhất Rasp.

CHỈ CÓ BOM A MỚI CỨU NỔI ĐIỆN BIÊN PHỦ

Ngày hôm ấy, 107 vòng bay B26, 100 vòng máy bay tiêm kích, 30 vòng
C119 và 4 Dakota rải napan, yểm trợ tập đoàn cứ điểm. Ta tấn công ba trận địa
pháo mà không biết đó có phải là trận địa pháo giả hay không. Bộ binh Việt
Minh bám sát các vị trí đến nỗi việc ném bom trở thành phức tạp và mất một
phan hiệu lực. Ngoài ra, các tồ lái thường bị chuyển khỏi những mục tiêu mà
họ đã nghiên cứu để hướng đến những mục tiêu khác mà họ không biết rõ
bằng.

Dù có số lượng đông gấp đôi, liệu máy bay có cứu nổi Điện Biên Phủ
không? Điều ấy ít có khả năng. Nếu Navarre có nhiều máy bay hơn, diễn biến
tình hình hẳn cũng không thay đổi, bởi không ai trông thấy các đại đoàn hay
các khẩu pháo của Việt Minh đến phía trên lòng chảo và không một bệ ngắm
oanh tạc nào phát hiện được một trận địa pháo.

Còn napan, dù có trút khối lượng gấp đôi cũng không xóa sổ được những
người lính bộ binh đã đào sâu ngập cán cuốc cán xẻng của mình để chui xuống
công sự. Nếu số Dakota tăng gấp đôi, lực lượng chủ lực địch sẽ được tiếp tế
đầy đủ, vì gần phân nửa các thùng hàng rơi ngoài vị trí Pháp; và tổn thất về
máy bay sẽ lớn hơn, bởi vì máy bay tiêm kích không diệt nổi súng phòng
không đang bắn hạ chúng.

Ở trường Stait College tại Camberley, trưởng phòng nhì cũ của Salan và de
Lattre thú nhận trong buổi diễn thuyết: Atlante thất bại, không gây được bất
ngờ, các đơn vị phiến loạn từ chối giao chiến và có sự đe dọa trầm trọng đè
nặng lên các vùng giải phóng (tức vùng quân Pháp vừa càn quét ND).

Trên báo Le Monde, Robert Guillain đánh giá còn nghiêm khắc hơn về kế
hoạch Navarre: “… Atlante là một thất bại vang dội. Chiến tranh công khai
giữa bộ chỉ huy quân sự Việt Nam và bộ máy hành chính của Bảo Dại, hai bên
giành nhau để bắt dân đóng góp và thu tiền mỗi cuộc hành quân, các tiểu đoàn
khinh binh không chịu bảo vệ dân; và cuối cùng, tình hình quân sự rất mong
manh trước nguy cơ Việt Minh ồ ạt quay lại, đó là những kết quả đạt được
trong lúc Điện Biên Phủ đang hấp hối…”

Thứ bảy ngày 3 tháng 4


Cao điểm 206 bị tấn công vào chập tối, được giải vây khoảng nửa đêm.

Tiểu đoàn 2, trung đoàn 1 lính dù thuộc địa nhảy dù xuống.

Khủng hoảng nội các ở Campuchia.

Ông Henri Bonnet, đại sứ Pháp ở Hoa Kỳ, được ông Dulles tiếp. Các lãnh
tụ ở quốc hội nghe ông Dulles và ông Radford.

Thượng nghị sĩ Knowland tuyên bố: “Đối với Đông Dương, thế giới tự do
có giải pháp khác hơn là việc gửi lực lượng trên bộ của Hoa Kỳ sang”.

SỐ LIỆU THỐNG KÊ Ở HỒNG CÚM

Quân còn chiến đấu được:

- Tiểu đoàn 2, trung đoàn 1 pháo thủ Angiêri: 545

- Tiểu đoàn 3, trung đoàn 3 lê dương ở Đông Dương: 426

- Tiểu đoàn 3 lính Thái: 410

- Tiểu đoàn 3, trung đoàn 10 pháo binh thuộc địa: 116

- Tiểu đoàn 5, trung đoàn 7 pháo thủ Angiêri: 116 .

Tổng cộng: 1613

TƯỚNG NAVARRE TRẢ LỜI COGNY

Số 72/GENE/CC

1/ Tôi ghi nhận nguyện vọng của anh không kéo dài thời hạn công tác sau
khi chiến dịch hiện nay kết thúc. Vả lại nguyện vọng này trùng hợp với quan
điểm cá nhân của tôi.

2/…

3/ Tôi thấy không cần tiếp tục tranh luận về việc lực lượng đã cấp cho anh
trong chiến dịch này có đủ hay không đủ. Lập trường của tôi về vấn đề này
không thay đổi.

4/ Trong tình huống giả thiết mà anh gợi ra, và tôi vẫn hy vọng vững chắc
là nó sẽ không xảy ra, tức là Điện Biên Phủ thất thủ, tôi sẽ tùy tình hình mà
hành động. Như tôi đã nói miệng với anh, tôi sẽ tìm cách xây dựng lực lượng
dự bị và sử dụng chúng tùy tình hình chung. Anh có thể chắc chắn là trong giả
thiết ấy, việc duy trì các vị trí chủ yếu của ta ở châu thổ, như từ xưa đến nay,
vẫn là một trong những mối quan tâm chính của tôi.

Chủ nhật ngày 4 tháng 4.

Đại tá Brohon về Paris và Hội đồng Quốc phòng hạn chế họp.

Trong đêm, địch tấn công dữ dội 206

Các tuyến đường còn trống (không có hỏa lực địch) bị thu hẹp, lực lượng
phòng không địch vẫn bất khả xâm phạm và ngày càng có hiệu quả khiến
những người đi tiếp tế phải thận trọng hơn, việc thả dù ngày càng thiếu chính
xác.

Kể từ 30 tháng 3, trung đoàn 57 đã nhặt được chỉ riêng phần mình 776
thùng hàng gồm đạn 105, thực phẩm và chất đốt được thả dù quanh Hồng
Cúm, tức là khoảng 60 tấn. Trọng tải của 24 Dakota. Nếu tính toàn bộ số hàng
được thả xuống Điện Biên Phủ, người ta có thể ước đoán trong năm ngày đã
mất ít nhất là bằng trọng tải của 70 chiếc Dakota. Thế mà, lúc đó, khả năng sử
dụng Dakota chỉ còn giới hạn ở 18 máy bay mỗi ngày cất cánh ở Hà Nội với
nhịp độ 30 phút một chiếc.

Langlais đê xuất với Hà Nội ý kiến mà một sĩ quan ở Điện Biên Phủ trình
ông xem xét: Đặt chất nổ trong các quả đạn pháo 105 thế nào để làm nổ tung
các khẩu pháo của quân Việt.

Thứ hai ngày 6 tháng 4


Người ta ghi nhận súng phòng không Việt Minh hoạt động mạnh hẳn lên.

Chính phía Mỹ trả lời phủ định. Ông Dulles tuyên bố: “Sự tồn tại sức
mạnh hùng cường của Mỹ và việc Hoa Kỳ sẵn sàng sử dụng sức mạnh ấy là
biện pháp cứu lấy thế giới tự do chống lại mối đe dọa cộng sản”.

ĐIỆN CỦA TƯỚNG COGNY

GỬI CHỈ HUY TRƯỞNG G.O.N.O

Nhiệm vụ của không quân chống các trận địa pháo địch thường xuyên bị
anh chuyển sang mục tiêu khác. Stop. Chỉ có anh phán xét thứ tự ưu tiên và tôi
chắc chắn rằng mọi sự chỉ đạo của anh đều có ý thức. Stop. Tuy nhiên tôi lưu
ý anh về sự mất năng suất của số bom đặc biệt chống pháo mà lượng hàng
cung ứng rất ít và về cuộc tấn công đã bắt đầu lại bị ngắt quãng khiến các mục
tiêu pháo có điều kiện lẩn tránh. Stop. Trong chừng mực có thể dự kiến tình
hình, anh nên báo trước là anh không cần chống pháo trong thời gian nào đó.
Stop và hết.

Đạn dự trữ còn 371 quả đạn 155, 7500 quả 105 và 1500 quả 120. Ở Hồng
Cúm, người ta tính đến chuyện phân phối hạn định khẩu phần lương thực. Dù
việc thả hàng không chính xác, người ta vẫn tìm cách cứ khoảng 50 Dakota
lên Điện Biên Phủ mỗi ngày, mà vẫn không nâng được mức hàng tiếp tế lên.

Trong vòng không đầy một tháng, ta mất hai tiểu đoàn Thái, một tiểu đoàn
thuộc bán lữ đoàn 13 lê dương, 2 tiểu đoàn Angiêri, nửa tiểu đoàn Ma rốc.
Ngoài ra tiểu đoàn 8 xung kích, tiểu đoàn 5 lính dù Việt Nam, tiểu đoàn 6 lính
dù thuộc địa và tiểu đoàn 1 lính dù lê dương đã giải thể. Tiểu đoàn mới được
thả dù xuống cũng đã bị thử thách nghiêm trọng.

Đại tá De Castries chính thức giao quyền chỉ huy các lực lượng phản công
cho Bigeard. Bigeard dùng chung hầm chỉ huy với Langlais. Hai người tổ
chức lại việc phòng thủ, có tính đến tình hình bi thảm và giá trị của người chỉ
huy; bởi bây giờ, không ai còn nghi ngờ gì nữa, vấn đề là chiến đấu đến cùng
để bảo vệ tính mạng và sự tự do của chính mình. Các quả đồi phía Đông giao
cho Bréchignac, bờ trái sông Nậm Rốm giao cho Cheynal, Bắc phân khu trung
tâm giao cho Guiraud, khu Epervier giao cho Tourret, phía Nam và phía Tây
giao cho Vadot.

Thứ ba ngày 6 tháng 4


Ngày yên tĩnh. Địch quấy rối vài lần.

Tướng Navarre rời Hà Nội đi Sài Gòn.

Thứ tư ngày 7 tháng 4


Tổng thống Eisenhower tuyên bố: “Ít có cơ may cho một giải pháp thương
lượng ở Genève, nhưng Hoa Kỳ sẽ không hành động đơn phương, hành động
của Hoa Kỳ phải là kết quả sự đồng tình của dư luận. Phương Tây không thể
chấp nhận bỏ mặc Đông Dương cho cộng sản”.

Ông Penn Nouth lập nội các mới ở Campuchia. Tướng Lauzin đề nghị hoạt
động của Mỹ ở Điện Biên Phủ diễn ra vào ban đêm.

Thứ năm ngày 8 tháng 4


Ở Hồng Cúm, một bộ phận pháo thủ Angiêri tiến hành hoạt động giải vây
về phía Tây. Địch phản ứng mạnh và tổn thất nặng. Cho đến 5 giờ sáng, máy
bay thả dù lực lượng chi viện đầu tiên của tiểu đoàn 2 lính dù lê dương mà
tướng Cogny đã đòi được của Navarre. Castries tỏ nỗi vui mừng trong bức
điện: “Toàn thể anh em sau lưng tôi gửi đến ông lòng biết ơn vì quyết định đã
đạt được. Nếu có pháo đầy đủ và phân nửa tiểu đoàn dù lê dương nhảy dù
trong đêm 9 rạng ngày 10, sẽ có hoạt động tấn công nhằm lấy lại A1. Xin hoàn
toàn tin cậy chúng tôi”.

Trung sĩ nhất Koederer nhảy dù lộn xuống Bắc Hồng Cúm, bị các pháo thủ
Angiêri bắn chết vì họ tưởng là một tên Việt. Một trong những đại đội Thái
cuối cùng còn lại trong tập đoàn cứ điểm đào ngũ. Đại úy không quân Chanod
đi cùng một đội lính chôn cất viên sĩ quan hoa tiêu bị cháy thành than trong
chiếc Morane của anh ta cách đó hai ngày.

Không được thông tin đầy đủ về những khó khăn của kể hoạnh Vautour,
Cogny tìm cách giúp đội quân tại Điện Biên Phủ lên tinh thần: “Điện Biên Phủ
làm cả Pháp và Hoa Kỳ chẳng những khâm phục mà còn quyết tâm giúp các
bạn chiến thắng. Nhờ các bạn, ta có hy vọng lớn. Rất thân ái.” Nhưng, hôm
đó, Langlais thú nhận là lính Angiêri “không muốn đánh nữa”. Bigeard đề
nghị với Langlais tổ chức một cuộc hành quân để tái chiến A1 vào ngày 10
tháng 4 và cho đào trong đêm một chiến hào lên lưng chừng đồi A1.

Do một bức điện tử Paris, người ta bắt đầu nghiên cứu việc thành lập một
phi đội B29 của Pháp. Điều này có thể giúp giải quyết vấn đề can thiệp của
Mỹ. Máy bay sơn cờ Pháp hay Mỹ, tổ lái vô danh. Người ta xem xét mọi mặt
của vấn đề, tìm cách thuyết phục Washington cho B29 cất cánh từ Philippin.
Có thể xóa mọi ý kiến phản bác về ngoại giao bằng cách hình thành một phi
đội gồm toàn nhân viên phi hành người Pháp, lái B29 do Mỹ nhượng lại. Có
hai sân bay đón nhận được phi đội này, sân bay Sài Gòn hay Đà Nẵng, nhưng
lý tưởng nhất là để nó tại Philippin.

Tuy nhiên, các phi hành đoàn gồm 9 người phải được huấn luyện ở Mỹ
trong vòng một tháng, phụ tá vô tuyến để giúp hoa tiêu phải bố trí trên lãnh
thổ Đông Dương và phi đội không thể yểm trợ Điện Biên Phủ trước tháng 6.
Lực lượng chi viện Pháp ở Đông Dương sẽ được đưa từ Pháp sang bằng máy
bay vận tải Mỹ.

Ở Điện Biên Phủ, một chiếc Morane bị bắn hạ. Phi công nhảy dù được.
Trung úy hoa tiêu de la Choue de la Métne bị cháy thành than. Có những vệt
trắng của máy bay phản lực kéo dài ở trên cao tít, trên bầu trời Điện Biên Phủ
và Hà Nội.

Những người trông thấy sợ đó là những chuyến bay trinh sát của Mig 15
Trung Quốc, một vài phi công có cảm tưởng đã nhận ra chúng trên không
trung. Tướng Navarre thì có thể tưởng là máy bay tiêm kích Mỹ thuộc hạm đội
7 đang chuẩn bị kế hoạch Vartour.

Thứ sáu ngày 9 tháng 4


Ở Điện Biên Phủ, một ngày tĩnh lặng.

Thông điệp của Hội Chữ Thập Đỏ gửi các bên tham chiến:

“Chúng tôi hết sức xúc động được tin là cơ quan và các đoàn tải thương
của Quân đội Nhân dân Việt Nam và máy bay cứu thương của lực lượng vũ
trang Pháp - Việt đều bị tấn công trong trận Điện Biên Phủ. Hội đồng Chữ
Thập Đỏ Quốc tế tại Genève thấy có bổn phận khẩn thiết kêu gọi hai bên tham
chiến bảo vệ những người mang huy hiệu Chữ Thập Đỏ một cách chính
đáng”.

Khoảng 100 máy bay tiêm kích, 70 B26, 23 Privateers và 4 C119 chở
napan yểm trợ tập đoàn cứ điểm; 43 B26, 7 Privateers và 21 máy bay tiêm
kích ra sức tấn công các trận địa pháo, nhưng phương tiện sử dụng nghèo nàn
và ném bom không chính xác nên thậm chí không lật lên được lớp lá ngụy
trang. Phần lớn các trận địa ta phát hiện được đều là trận địa giả, còn các trận
địa thật tỏ ra là bất khả xâm phạm.

Cogny trình Tổng tư lệnh bản nghiên cứu công tác hậu cần cho hoạt động
mà ông yêu cầu xuất phát tử Lào.

Buổi tối, Bigeard ban hành mệnh lệnh cho ngày hôm sau: Bộ phận còn lại
từ bốn đại đội của chính tiểu đoàn của ông sẽ tấn công A1. Đại đội Hervé
Trapp sẽ là đơn vị đầu tiên từ lòng khe giữa hai quả đồi “Long” nhảy lên mỏm
đồi quân Việt chiếm đóng.

Thứ bảy ngày 10 tháng 4


Tiểu đoàn 2 lính dù lê dương bắt đầu nhảy dù. Ta chiếm lại được A1

Bảo Đại rời Sài Gòn đi Pháp.

Hôm đó, cũng như bữa qua, máy bay quan sát Morane cất cánh từ Mường
Sài không đến được Điện Biên Phủ vì tầm nhìn quá tồi. Ở Hồng Cúm, quân
Việt cắt được sân bay bằng một chiến hào, cách rào dây thép gai không đầy 10
mét. Ta thể nghiệm hoài công chuyện làm mưa nhân tạo xuống một số điểm
nóng mà máy bay dội bom, để gây thêm khó khăn cho công tác sửa đường của
địch. Việc rải muối bạc trong các cụm mây chỉ mang lại kết quả đáng thất
vọng.

Có phải đó là cảm tưởng của đại tá Brohon sau chuyến đi? Tướng Ely viết
cho Navarre là ông ngạc nhiên vì sự lo lắng thể hiện ở các ban tham mưu tại
Hà Nội. Ông nói thêm:

“Trước đây, tôi cứ tưởng là ta mong có một cuộc tấn công của địch; và, kể
cả nếu căn cứ thất thủ, đó vẫn là một thắng lợi quân sự vì lực lượng chủ lực
của Việt Minh sẽ bị tổn thất có tính quyết định”. Tướng Navarre được Paris
hứa gửi cho ông ba tiểu đoàn dù, một binh đoàn cơ động Angiêri và ba đại đội
thiết giáp.

Bằng giọng rất khó chịu, tướng Navarre phê bình bộ tư lệnh không quân về
một chuyện vụn vặt và dọa sẽ kỷ luật viên sĩ quan phó tư lệnh hoặc tham mưu
trưởng. Tướng Lauzin nhận hết trách nhiệm về mình và tuyên bố ông rất muốn
được biết đâu là những sai lầm cần trừng trị. Lần đầu tiên, ông thấy cần ghi
nhận sự cảnh giác nghi ngờ và thái độ ác cảm (của Navarre đối với không
quân - ND) mà các cộng sự viên của ông nhận thấy từ lâu. Ông đánh giá thái
độ đó là không thể chịu được. Ông cũng tiết lộ là đại tá Nicot đã xin từ chức.

Navarre trả lời bằng văn thư riêng, trong đó ông bảo là ông sẽ không kỷ
luật, nhưng ông nói thêm: “Tôi vẫn nghĩ là có trục trặc gì đó trong tổ chức của
các anh; bởi vì, sau khi điều tra, không xác định được trách nhiệm thuộc về
ai”.

Ông không chấp nhận giọng điệu bức điện của Lauzin. “Chưa bao giờ có
chuyện “tấn công” lực lượng không quân. Chỉ có những nhận xét mà tôi có
quyền và có bổn phận nêu lên; sau này, nếu cần, tôi cũng sẽ tiếp tục nhận xét
như vậy, tôi không thừa nhận cho anh cái quyền tuyên bố là “không thể chịu
được”. Không có chuyện “tranh chấp”, không có: “cảnh giác nghi ngờ”, cũng
không có “ác cảm”, chỉ đơn giản là có nhận xét: Ban tham mưu của các anh
hoàn toàn không sống cùng không khí của trận đánh trong mấy tuần gần đây;
tình hình đó có ảnh hưởng đến một vài người thừa hành. Mặt khác, tôi không
phù nhận những đức tính của họ. Tình hình đã được cải thiện nhiều từ khi địch
bắt đầu tấn công lớn ở Điện Biên Phủ, nhưng tôi không có gì phải rút lại từ
những nhận xét trước đây”.

Đằng sau vẻ kiên quyết giả vờ của văn thư này, có thể thấy là thái độ bỗng
nhiên cứng rắn của không quân đã gây ấn tượng cho Navarre và ông nhượng
bộ.

Chủ nhật ngày 11 tháng 4


Ông Dulles đến Luân Đôn. Ông bàn về vấn đề Đông Dương với ông
Anthony Eden.

Mất 206, đồi Yên Ngựa bị giã đạn.

Tiểu đoàn 2 lính dù lê dương nhảy dù xuống hết.

Đạn còn ít đến nỗi mỗi ngày Langlais qui định mức tiêu thụ tối đa trong
vòng 24 giờ tới, trừ khi ông quyết định cho phép đặc biệt. Ở Hồng Cúm, 3 đại
đội của tiểu đoàn 3 lê dương tham gia một cuộc hành quân nhằm lấp các
đường hào. Từ đầu trận đánh, ta phải dồn sức làm việc đó: Lấp giao thông hào
của địch; trước ngày 13 tháng 3, ta không hề đào giao thông hào giữa các cứ
điểm. Quân Việt thông báo trên đài là họ đã diệt đến chiếc máy bay thứ 50 của
Pháp.

Thứ hai ngày 12 tháng 4 năm 1954


Vào 11 giờ 30 phút, một chiếc Privateer của hải quân do trung úy
Manranowski lái, bị đạn phòng không bắn trúng ở độ cao 10.500 bộ, rơi
xuống, bốc cháy ngay ở vị trí cũ của Bản Kéo và nổ tung. Hai chiếc dù rơi bên
cạnh, cháy như đuốc.

Nhận thấy nỗ lực của không quân không còn tăng lên được nữa, ban tham
mưu của tổng tư lệnh trách không quân thiếu sân bay phụ, sử dụng kém
phương tiện mình có và thiếu sót về mặt kế hoạch, dự kiến. Nhưng ai đã bảo
đảm với không quân rằng sân bay Điện Biên Phủ sẽ không bao giờ bị ngưng
hoạt động quá một tuần? Ai mà tưởng tượng nổi là nó bị mất luôn? Ai mà dự
kiến nổi là: ngay từ đầu máy bay tiêm kích của căn cứ Điện Biên Phủ có
nhiệm vụ làm câm họng tất cả những khẩu pháo dám xuất đầu lộ diện, lại bị
diệt ngay trong hầm nơi chúng đậu hoặc buộc phải chạy trốn? Không ai trong
ban tham mưu của Navarre nghĩ đến những khả năng ấy. Cho nên, mọi chuyện
mới ra nông nỗi. Chính bản thân Tổng tư lệnh lực lượng viễn chinh cũng
không dự kiến tình huống xấu nhất. Thật đáng rùng mình kinh sợ.

Bây giờ, người ta vẫn còn đang muốn đảo ngược tình thế từ trên trời.
Nhưng tướng Ely đánh điện cho Navarre để nhắc ông nhớ thực tế cay đắng và
yêu cầu ông trong bất kỳ trường hợp nào cũng đừng trông cậy vào một sự can
thiệp của Hoa Kỳ từ Manille.

Tướng Navarre phổ biến một chỉ thị về việc tiến hành trận Điện Biên Phủ.
Trước hết, ông hình dung kế hoạch Condor, một trận đánh lạc hướng nhằm
trước hết là hạn chế thế chủ động của ông Giáp, sau đó là đưa vào trận một
binh đoàn có khả năng giải vây cho tập đoàn cứ điểm hoặc bắt đầu một cuộc
phản công. Từ Lào, bốn tiểu đoàn sẽ phối hợp với một binh đoàn không vận
để tiến quân về Điện Biên Phủ.

Tướng Cogny kiểm điểm quân số, 5500 người và trang bị, 169 lượt Dakota
hay 89 lượt C119 và chí ít là 70.000 chiếc dù, mà ở Hà Nội chỉ còn phân nửa
số đó.

Như vậy, rốt cuộc, người ta trở lại điều mà Cogny đề nghị từ đầu trận đánh
và có lẽ cũng là điều mà chính tướng Salan đã đề nghị với ông Pleven cách
đây năm tuần. Kế hoạch Condor của Navarre gặp lại hai mục tiêu mà Cogny
từng muốn đạt được bằng các vệ tinh của ông ta, dù hiệu quả bấp bênh, nhưng
tình thế đã khác rồi. Trước đây, là cái gì có thể làm thử và dựa vào kinh
nghiệm mà điều chỉnh; bây giờ chỉ còn là biện pháp tuyệt vọng và không còn
chỗ nào để sửa chữa, thu xếp nữa.

Như vậy là trước đây Cogny có lý khi ông muốn giải vây cho Điện Biên
Phủ bằng một binh đoàn có khả năng xoay sở trong vòng hoạt động của địch.
Ông càng có lý hơn khi ông muốn gây rối loạn trên các tuyến giao thông và
trong căn cứ hậu phương của ông Giáp. Có lẽ ông đã làm được điều đó nếu
như ông có phương tiện. Nhưng phương tiện ấy không còn nữa kể từ khi
Navarre giành hết cho Atlante và các tiểu đoàn đáng lẽ gây rối loạn cho địch
lúc ấy chưa được huấn luyện để di chuyển bằng cách đi bộ và sống dựa vào
dân địa phương, như các đại đoàn Việt Minh. Bây giờ, còn ai mà tin được là
chiến dịch Condor sẽ cứu Điện Biên Phủ? Condor nằm trong khuôn khổ
những gì người ta phải cố gắng làm trong trường hợp kế hoạch Vautour không
thực hiện và kế hoạch Vautour mới là niềm hy vọng lớn. Nhưng làm sao mà
phi đội B29 đến Điện Biên Phủ được khi mà máy bay quan sát còn bị sương
mù khô chặn lại cách đó 150km?

Ngày hôm đó, ở Sài Gòn, tướng E.E. Partridge, tư lệnh mới của Không
quân Viễn Đông, đến liên lạc với tướng Navarre và tướng Lauzin, tư lệnh
không quân của lực lượng viễn chinh. Vấn đề nêu ra vẫn dừng ở tầm chiến
lược cao. Tướng Partridge sẽ thực hiện kế hoạch Vautour nếu ông được lệnh
của Lầu Năm Góc; và nếu phái đoàn kỹ thuật đến sau ông xác nhận là kế
hoạch ấy tiến hành được.

Ông Dejean, vốn đã biết tướng Partridge ở Tokyo, giả vờ ngạc nhiên khi
gặp lại ông. Tướng Partridge không giấu ông là… Là sao? há chẳng phải chính
ông Dejean đã đưa Đại tá Brohon ra Hà Nội đó sao? Tại bàn tiệc của Tổng tư
lệnh, người ta không biết rằng từ hôm qua, ông Foster Dulles đã cố gắng
thuyết phục ông Winston Churchill và ông Anthony Eden tham gia liên minh
nhằm bảo vệ Đông Nam Á tùy kết quả sẽ đạt được ở Genève; nhưng ông
Dulles chỉ hoài công. Điều này gạt bỏ mọi ý tưởng về một sự can thiệp trước
khi hội nghị mở ra.

Từ Paris, đức hoàng đế Bảo Đại công bố lệnh động viên tất cả nam nữ
thanh niên mạnh khỏe từ 20 đến 25 tuổi, làm cho trong toàn vùng lãnh thổ
dưới quyền nhà cầm quyền Pháp - Việt mọi người mạnh ai nấy trốn chạy.
Người đào ngũ tăng lên, phần lớn thanh niên trong diện nhập ngũ đều trốn
theo Việt Minh, số còn lại trốn tránh hay dựa vào sự tham nhũng phổ biến để
mua lấy một chỗ đăng lính giả đò trong các lực lượng vũ trang giáo phái ở
Nam Kỳ.

Dễ hiểu vì sao khi người ta đề nghị gửi cho Langlais một tiểu đoàn lính dù
Việt Nam vừa được hình thành và huấn 1uyệ n, ông đã trả lời là nếu tiểu đoàn
ấy đến, ông sẽ tước vũ khí và biến họ thành lao công dự bị.

THƯ CỦA COGNY GỬI ĐẠI TÁ CHỈ HUY TRƯỞNG CÔNG TÁC
TIẾP TẾ

Hiện nay C119 thả hàng ban ngày ở độ cao hạn chế được máy bay tiêm
kích bảo vệ. Nhưng tình hình khí tượng lúc này khiến cho máy bay bảo vệ có
khi không cất cánh được, trong lúc C119 lại bay được, cho nên mất khoảng từ
12 đến 15 chiếc mỗi lần bay.

Nếu tình hình khí tượng sẽ ngày càng tồi tệ hơn trong những ngày tới và
không thể tìm được giải pháp thực sự có giá trị khi thả dù ban đêm (ghi chú.
có trăng súng phòng không địch tiếp tục hoạt động), tôi thấy chỉ còn một khả
năng. Thả hàng ban ngày từ trên cao như đối với C47.

Điều này chắc chắn sẽ tạo thêm công việc cho các xưởng xếp dù của ông,
bởi vì sẽ phải chuẩn bị mỗi ngày khoảng 2000 chiếc dù nhỏ với thiết bị rơi
chậm.

Trong tình hình này, tôi hân hạnh yêu cầu ông cho thi hành mọi biện pháp
cần thiết nhằm mục đích ấy. Về phần mình, về phương tiện này, ngoài việc
cung cấp thiết bị hỏa pháo, tôi chỉ có thể đóng góp cho ông những phương tiện
cần thiết và nhân công thông thường, phương tiện vận chuyển và bốc dỡ hàng.

Tuy nhiên, tôi cho rằng nếu thể nghiệm thành công việc thả dù những
thùng hàng một tấn rơi chậm sẽ hỗ trợ rất nhiều cho các đại đội tiếp tế của
ông.

Cuối cùng, tôi nhấn mạnh là dù sao đi nữa không thể gạt bỏ vĩnh viễn việc
thả dù ở độ cao hạn chế, dù là đêm hay ngày, đề phòng trường hợp đến lượt
phương thức mới lại sẽ không thực hiện được vì lý do thời tiết. Thật vậy, hiện
nay không thể ngừng tiếp tế cho G.O.N.O. dù chỉ một ngày.

CHỈ THỊ CHO CUỘC HÀNH QUÂN “CONDOR”

(Tóm tắt)

Bởi vì Việt Minh đã bị tổn thất nghiêm trọng cả về số lượng và chất lượng,
nên tình hình cho phép ta hình dung một cuộc hành quân có mục tiêu là.

Trong giai đoạn một, buộc bộ chỉ huy Việt Minh phải đối phó với hướng
chiến đấu mới, làm giảm thế chủ động của họ.

Trong các giai đoạn sau, có sự can thiệp của một binh đoàn bên ngoài có
khả năng, hoặc giải vây cho G.O.N.O., hoặc tạo điều kiện cho cuộc tổng phản
công nhằm diệt một bộ phận lực lượng chủ lực Việt Minh hay buộc họ rút
quân, hoặc đón G.O.N.O. thoát ra nếu không còn đề kháng được nữa.

Giai đoạn 1.

Hoạt động do lực lượng ở Lào tiến hành. Một binh đoàn gồm bốn tiểu
đoàn sẽ được đưa đến giữa Mường Khau và Pak Luông, có nhiệm vụ diệt hoặc
làm tan rã các lực lượng Việt Minh ở phía Nam sông Nậm Hu, và kể từ 20
tháng 4 tiến về Điện Biên Phủ qua ngã H. Nga Na Song.

Giai đoạn 2.

Sẽ có lệnh mới.

Giai đoạn này gồm việc tiến về H.Nga Na Song để đón một binh đoàn dù
gồm ba hay bốn tiểu đoàn, một đơn vị ĐKZ 75 và một đại đội công binh. Toàn
bộ lực lượng sẽ do chỉ huy trưởng binh đoàn dù lãnh đạo.

Giai đoạn 3.

Ngay sau khi tư lệnh hành quân thấy có đủ phương tiện cần thiết, ông sẽ
can thiệp để hỗ trợ G.O.N.O. Ông sẽ bắt đầu bằng việc chiếm lấy đèo Đá Vôi
giữa Tay Chang và bản Nà Ti.

Giai đoạn 4.

Từ đèo Đá Vôi trở đi, sẽ có chỉ thị sau.

Các phương án khác:

Nếu không nhảy dù được xuống điểm dự kiến, ta sẽ nhảy dù trong lòng
chảo ở phía Hồng Cúm, hoặc phía Nam lòng chảo.

Chính tướng Cogny sẽ là Tổng chỉ huy cuộc hành quân vào thời điểm do
Navarre qui định và sẽ bảo đảm hậu cần.

Cuộc hành quân sẽ mang tên Condor. Phương án khác vào giai đoạn hai
mang tên Pivert.

Tướng Cogny gửi Navarre một phiếu nghiên cứu liên quan đến việc cho
một binh đoàn dù nhảy dù xuống vùng Điện Biên Phủ và yểm trợ một binh
đoàn gồm 4 tiểu đoàn.

Sẽ cần 115 Dokota hay 61 C119 để thả dù binh lính, 54 Dakota và 28 C119
để thả dù đạn dược và thực phẩm.

Binh lính sẽ nhảy dù ngày đầu, ngày thứ hai là thả hàng.

Quân số. Binh đoàn dù 2500 quân

cộng 3000 quân của các tiểu đoàn Lào.

Hàng tiếp tế cho họ. 60 tấn

Nhu cầu không quân: 24 Dakota hay 11 C119 thay phiên nhau.

Ngày đầu sẽ phải tạm gác việc tiếp tế cho G.O.N.O.

Sau đó sẽ cần thả dù 280 tấn hàng trong nỗ lực tiếp tế không vận.

Sẽ cần có tình hình khí tượng tốt.

Hiện nay mỗi ngày cần 1750 chiếc dù, mỗi chiếc nặng 100 kg. Sau này sẽ
cần 6000 chiếc mỗi ngày và sẽ cần đến 70.000 chiếc dù mỗi tháng. Thế mà
hiện ở Hà Nôi chỉ có 35.000 chiếc. Sẽ phải tăng cường các xưởng sửa chữa.

Kết luận: Theo số liệu, vấn đề có thể giải quyết được, nhưng vì lý do tình
hình khí tượng sẽ ngày càng xấu và tiềm lực về C119 bị giảm, hiện nay có vẻ
không thực hiện được cuộc hành quân này.

Tháng 5, trời mưa 12 ngày ở châu thổ với 200 mét khối nước.

Thứ ba ngày 13 tháng 4


Thông báo về cuộc hội đàm Dulles - Eden ở Luân Đôn: Nước Anh (…)
chấp nhận cùng với các nước chủ yếu có liên quan khác, tham gia nghiên cứu
khả năng hình thành sự phòng thủ chung trong khuôn khổ Hiến chương Liên
Hiệp Quốc để bảo đảm hòa bình, an ninh và tự do ở Đông Nam Á.

Buổi chiều, khi địch bắn quấy rối vào phân khu trung tâm một cách dữ dội
đến nỗi cuộc họp thường lệ của các chỉ huy trưởng bị hủy bỏ, trung úy pháo
binh Brunbrouck bị tử thương, trận địa pháo của anh đã chiến đấu xuất sắc
trong đêm 30 rạng 31 tháng 3. Hay tin, thiếu tá Vadot gọi linh mục Trinquand:

- Cha tuyên úy ơi, rắc rối rồi. Người ta cần ông ở trận địa pháo của trung
úy Brunbrouck.

Dưới làn đạn, nhảy từ công sự này sang công sự khác, cha Trinquand đã
đến hầm chỉ huy bị sụp lở hết phân nửa. Trong hầm, viên trung úy bị đạn nát
cả lưng đang nằm sấp trên giường, cạnh bàn ăn. Anh vẫn đang tiếp tục ra lệnh
trong lúc đạn nổ bên ngoài. Anh bảo:

- Các anh phải tiếp tục chiến đấu, phải vãi đạn vào mặt chúng.

Cha tuyên úy ngồi xuống cạnh anh ta:

- Tôi đến đây rồ i .

- Thưa cha, con muốn xưng tội.

- Không gấp đâu. Chỉ cần có ý định ấy là mọi tội lỗi của con được xóa rội.
Ta sẽ làm lễ ban thánh thể cho con.

Vào 15 giờ, một chiếc B26 thả lầm ba quả bom 250 cân Anh xuống khu
Epervier và tiểu đoàn 8 xung kích. Vào 17 giờ một chiếc máy bay tiêm kích
của hải quân cũng lầm như vậy ở Jumon, gần bệnh xá và khu vực các hầm chỉ
huy. Ngồi dưới hầm, Langlais và Bigeard đêu nghĩ đó là máy bay Trung Quốc.
Khi biết đó là do máy bay định hướng sai, Langlais kêu lên một tiếng tỏ tâm
trạng khoan khoái, nhẹ nhõm khiến người ta không hiểu gì cả. Không ai trách
các tổ lái vì những lầm lẫn đó, thời tiết làm cho tầm nhìn xa quá kém.

Đại đội trưởng Hồ Ngọc Thọ là một con người thấp bé, vui vẻ nhanh nhẹn
và lính hoạt như sóc, luôn nhảy nhót, hoạt động, khi cười để lộ hai chiếc răng
vàng. Khoảng 10 giờ anh đang nghỉ gần làng Nong Bua trên các triền dốc đầu
tiên, dưới chân cao điểm 781, bỗng một mớ thùng hàng rơi xuống chỗ đơn vị
anh đang đóng. Đó là thực phẩm và kem. Binh lính trong đại đội anh đã từng
tham gia chiến đấu hai ngày ở đồi C và đồi D, thất vọng vì không có bia, họ
mang kem đến cho thương binh. Họ dùng đèn bấm và pin của quân nhu Pháp,
họ lấy vải dù làm tấm trải giường và trải bàn, còn đạn pháo của Pháp được
dùng ở các trận địa pháo của họ.

Lần thứ 16 trong tháng, xe lửa Hà Nội - Hải Phòng bị nổ mìn.

Thứ tư ngày 14 tháng 4

Ông Dulles ở Paris, gặp ông Laniel và ông Bidault.

HY VỌNG Ở ĐIỆN BIÊN PHỦ

KHI NGHE TIN CUỘC HÀNH QUÂN CONDOR

Cogny điện cho Castries là cuộc hành quân Condor bắt đầu và kể từ 20
tháng 4, bốn tiểu đoàn đặt dưới quyền chỉ huy của trung tá Godard sẽ xuất
quân từ Mường Khoa và Pat Luông, trên sông Nậm Nu, nhằm hướng Nga Na
Song, cách Điện Biên Phủ khoảng 40 km đường chim bay, gần Sốp Nao, nơi
Langlais đã liên lạc được với Lào một lần hồi Noel.

Buổi sáng, ta cố gắng giải vây cho 206, nhưng bị chặn lại bởi lực lượng
pháo địch bắn rất dữ dội và những bãi mìn giữa các cứ điểm gần sân bay
Mường Thanh. Vào 8 giờ, trung đoàn 102 báo bằng máy vô tuyến cho các tiểu
đoàn: “Lưu ý, sắp có những sự kiện quan trọng xảy ra”.

Navarre trả lời một bức thư mới của Cogny mô tả mối đe dọa đối với châu
thổ.

Tôi không phủ nhận thực tế những dữ kiện mà anh thông báo, nhưng lý do anh
đưa ra để giải thích tình hình hiện nay buộc tôi có một số nhận xét.

Thật vậy, anh giải thích nguyên nhân hàng đầu của việc tình hình xấu đi là
do không thế tiến hành “những hoạt động quân sự qui mô lớn, có thể mở ra
những địa bàn cho công tác bình định.” Theo anh, sở dĩ không tiến hành được
là do sự mất cân đối giữa lực lượng của anh và của địch. Thế nhưng, lực lượng
mà anh có (69 tiểu đoàn và 18 K.Q. (Khinh quân), rõ ràng là hơn lực lượng ở
châu thổ hồi 1 tháng 4 năm 1953 (60 tiểu đoàn) và trong cùng thời gian ấy, lực
lượng địch không tăng nhiều về số lượng:

- Đối đâu với cơ sở hạ tầng của Việt Minh (100 đại đội bộ đội huyện và
50.000 du kích), anh có 39 tiểu đoàn đóng ở các đồn bót, 16.000 quân của lực
lượng bán vũ trang và dân quân;

- Đối đầu với các tiểu đoàn bộ đội địa phương, anh có 28 tiểu đoàn, trong
đó, quả thật có 18 K.Q.

- Cuối cùng, đối đầu với 24 tiểu đoàn chủ lực của Việt Minh, chẳng những
anh có 16 tiểu đoàn của các binh đoàn cơ động mà có ba binh đoàn thiết giáp,
ngoài ra còn có trung đoàn thiết giáp của lực lượng viễn chinh ở Viễn Đông
(R.B.C.E.O.)

Như vậy, tương quan lực lượng ở châu thổ không thay đổi đáng kể từ một
năm nay; tuy nhiên, anh có lý khi cho rằng lực lượng địch đã giành được ưu
thế so với lực lượng ta, năm ngoái, họ không có ưu thế này; điều này là do các
đơn vị Việt Minh đã được nâng lên về chất lượng và tổ chức.

Về phần ta, ta gặp khó khăn trong việc xây dựng các tiểu đoàn K.Q.; lại
nữa, việc song hành chỉ huy Việt - Pháp và sự bất hòa với bộ máy hành chính
Việt Nam không có năng lực mà lại rất tha thiết muốn bảo vệ quyền lực riêng
của mình khiến cho tổ chức của ta không chặt chẽ và kém hiệu quả. Chính tình
hình đó là nguyên nhân chủ yếu khiến ta yếu kém và phải sửa chữa chính tình
hình này.

Để sửa chữa, anh đã nhiều lần yêu cầu tăng cường lực lượng cơ động để
tạo điều kiện cho các “hoạt động quân sự qui mô lớn, mở ra địa bàn cho công
tác bình định”. Kết quả đạt được trong công tác bình định bằng hoạt động
quân sự, kể cả hoạt động lớn, cho đến nay chưa đủ sức thuyết phục. Mặt khác,
anh cũng biết rằng bộ phận quan trọng của lực lượng cơ động chiến lược ta
đang chiến đấu ngoài địa bàn châu thổ thật ra đang bảo vệ những lợi ích chủ
yếu và cầm chân một bộ phận không kém quan trọng của lực lượng cơ động
chiến lược đối phương; không thể rút quân từ đó ra cho anh và nhiệm vụ của
anh là, bằng phương tiện hiện có, anh phải bảo vệ những lợi ích chủ yếu của ta
ở châu thổ, trong khi chờ đợi tình hình bên ngoài diễn biến thuận lợi hơn sẽ
cho phép anh giành lại thế chủ động.

Thứ năm ngày 15 tháng 4


Tướng Navarre đến Hà Nội.

Ở Hà Nội, Cogny tiếp tướng Partridge và tướng Partridge bảo ông ta: “Tôi
có thể là người yểm trợ ông. Hãy chỉ cho tôi các mục tiêu. Tôi có 90 chiếc
B29”. Khó khăn lớn để thực hiện cuộc không tập của kế hoạch Vautour là
khoảng cách 4000 km của tuyến bay Manille - Điện Biên Phủ - Manille theo
đường thẳng chưa tính những đoạn phải bay đường vòng vì tình hình thời tiết.

Dù B.29 được dùng trong công tác nào và kể cả nếu người ta dự kiến chỉ
dùng chúng đi tấn công các kho tàng và đường giao thông của Việt Minh vào
ban ngày với cờ hiệu Pháp, bay ban đêm với cờ hiệu Mỹ, việc phi đoàn cất
cánh được hay không vẫn bị những ràng buộc về kỹ thuật và chiến thuật. Như
vậy qui trình làm cho bộ máy khởi động vẫn bị những trở ngại như vậy về
ngoại giao. Chuyến viếng thăm Paris của ông Foster Dulles không đi đến cái
gì rõ ràng, hội nghị Genève sắp khai mạc làm cho mọi hành động can thiệp
đều mang tính nghiêm trọng đáng sợ.

Tướng Cogny lưu ý tướng Navarre là cần tăng cường suất không vận. Có
hai chỗ tắc nghẽn. Những giới hạn của bản thân công tác vận tải và những giới
hạn của các đại đội có nhiệm vụ phân phối hàng tiếp tế, chuẩn bị hàng để xếp
lên máy bay và ném xuống theo hiệu lệnh của phi công. Thế mà cả không
quân và các đại đội tiếp vận đều không trực thuộc Cogny.

Navarre dự kiến tổ chức cuộc hội nghị vào ngày mai để nghiên cứu các
vấn đề ấy. Về cuộc hành quân Condor, ông viết cho Cogny: “Trong trường
hợp anh thấy cuộc hành quân Condor quá phiêu lưu hay có tác dụng quá hạn
chế, xin anh vui lòng đề nghị cho tôi phương thức hoạt động nào khác để giảm
sức ép của địch ở Điện Biên Phủ, có khả năng tương tự như Condor, phương
tiện dành cho hoạt động ấy phải giới hạn ở phương tiện anh hiện có và các lực
lượng không vận hiện ở châu thổ”. Trong suy nghĩ của Navarre, số phận của
Điện Biên Phủ đã được quyết định và không gì còn có thể thay đổi chiều
hướng của tình hình.

Ở Điện Biên Phủ, ta đánh bật quân Việt ra khỏi đường ống dẫn nước rất
sâu chạy dọc suốt sân bay. Vào buổi chiều, đầu phía Bắc của đường hào bị
địch chiếm, Buguette 1 bị cô lập. Năm máy bay bị trúng đạn phòng không:
Bốn máy bay tiêm kích của hải quân và một Packet.

16 giờ 20 phút

TÓM TẮT CÔ ĐỌNG CHỈ THỊ ĐẶC BIỆT CỦA TỔNG TƯ LỆNH

VỀ VIỆC SỬ DỤNG KHÔNG QUÂN TRONG TRẬN ĐIỆN BIÊN PHỦ

Thứ nhất. Bởi vì địch gặp khó khăn về hậu cần và do mùa mưa đến, ta cần
trả đũa, tìm cách bóp nghẹt khối chủ lực Việt Minh bằng hoạt động của không
quân với phương tiện tối đa.

Thứ hai: Do đó, ƯU TIÊN về không quân như sau. Stop. HỎA LỰC.

Trường hợp thứ nhất. Địch không tấn công tập đoàn cứ điểm.

Ưu tiên 1 là bảo vệ tuyến bay vận tải chống phòng không. Stop. Tấn công
có hệ thống các đường giao thông, phương tiện vận tải và kho tàng.

Ưu tiên 2: Chống các trận địa pháo.

Ưu tiên 3: Yểm trợ trực tiếp, hạn chế, dành cho những trận phản công đặc
biệt có hiệu quả, nhằm những mục tiêu do G.O.N.O. chỉ định.

Trường hợp thứ hai. Địch tấn công tập đoàn cứ điểm hoặc G.O.N.O. tấn
công.

Ưu tiên 1 : yểm trợ trực tiếp với phương tiện tối đa.

Ưu tiên 2: bảo vệ tuyến bay vận tải.

Thứ ba: NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG

Tuyệt đối cần tìm cách hoạt động ồ ạt. Stop. Hoạt động được tổ chức và
tiến hành ở cấp Gatac Bắc. Stop. Do đó, chuyển nhiệm vụ các chuyến bay do
Torri Rouge đặc biệt, trừ khi yểm trợ trực tiếp cho G.O.N.O. trong trường hợp
địch tấn công tập đoàn cứ điểm hoặc chính G.O.N.O. tấn công.

Thứ tư: PHỐI HỢP HỎA LỰC

G.O.N.O. cần sử dụng hỏa lực mặt đất để vô hiệu hóa phòng không đicb.
Stop. Đặc biệt lưu ý chỉ huy trưởng G.O.N.O. vè việc cần hạn chế sứ dụng đạn
hàng ngày ở hoạt động ngăn chặn các cuộc tấn công của địch. Stop. um trợ
hoạt động tấn công của ta. Stop. Chống phòng không. Stop

COGNY.

Thứ sáu ngày 18 tháng 4


QUYẾT ĐỊNH BỎ HAI CỨ ĐIỂM GẦN SÂN BAY MƯỜNG THANH

Để yểm trợ hai cứ điểm gần sân bay Mường Thanh, phải dùng tiểu đoàn 1
lính dù lê dương có sự chi viện của hai đại đội thuộc trung đoàn 1, bán lữ đoàn
13. Những người tiếp tế vừa vào được các vị trí bị bao vây thì họ bị cắt đường
rút lui, cho nên muốn rút ra được, phải đánh dữ dội. Để chấm dứt con đường
thập giá ấy trong ngày thứ sáu lễ Thánh ta quyết định rút quân khỏi hai cứ
điểm trên trong đêm 17 rạng 18. Trong khi chờ đợi, với một trung đội của tiểu
đoàn 8 xung kích, ta cắm một con đê chắn sóng mang tên Opéra, ở đầu phía
Đông Nam sân bay, nhằm cố gắng bẻ gãy các đợt tấn công ồ ạt của địch.

Vào 16 giờ, Navarre triệu tập ở Hà Nội cuộc họp quyết định cuộc hành
quân Condor. Cogny ủng hộ nguyên tắc cuộc hành quân, nhưng do dự về
những phương tiện được cung cấp. Navarre trả lời là không có phương tiện
nào khác. Người ta dự kiến những hoạt động khác trên các tuyến hậu phương
của công tác hậu cần Việt Minh, trong vùng gần Hà Nội. Ta biết rằng, ngày 24
tháng tư, 4000 quả đạn 105. 3000 quả 75, 1600 đạn cối 120, 2000 rốc két, 12
khẩu ĐKZ 75, một khối lượng lớn chất nổ và 2400 thùng xăng phải đi qua con
đường lên Điện Biên Phủ.

Cogny muốn chiếm lĩnh vùng Phủ Doãn để ngăn chặn không cho ông Giáp
nhận được số hàng kia, vì kể từ 1 tháng 4, sương mù khô và tầm nhìn hạn chế
đã làm các cuộc tấn công các điểm nóng bằng máy bay bị giảm sút nhiều. Có
thể tổ chức một cuộc hành quân khác ở đèo người Mèo. Người ta kết luận chỉ
có cuộc hành quân Condor là thực hiện được với lực lượng hiện có. Người ta
yêu cầu Cogny phát biểu ý kiến vào ngày mai. Nhiều thông tin khác cho thấy
Việt Minh dự kiến kéo dài chiến dịch đến tháng 6, căn cứ vào khối lượng gạo
mà họ chuyển lên.

9 giờ 45 phút

TỔNG HỢP CHỈ THỊ CỦA GATAC - BẮC V/V TIẾP TẾ CHO ĐIỆN
BIÊN PHỦ

Tiếp tế cho tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là nhiệm vụ của không quân.
Stop.

Tự vệ chống phòng không là điều chủ yếu và bắt buộc. Stop Đã có biện
pháp.Stop.

Thứ nhất: ưu tiên dùng máy bay ném bom các vị trí phòng không đã xác
định hay khả nghi. Stop.

Thứ hai: Bảo vệ trên không máy bay tiêm kích trong quỹ đạo từ 6000 đến
8000 bộ. Stop. Nếu tình hình khí tượng không thuận lợi, dùng B26 thay vì
tiêm kích. Stop.

Thứ ba: G.O.N.O. phải tham gia tối đa bằng pháo và súng cối vào việc diệt
hỏa lực phòng không. Stop. Đặc biệt dùng bom khói khi bay (để ngụy trang -
ND), nhưng với điều kiện khí tượng thuận lợi và có sự đồng ý của chỉ huy sở
Stop. Lưu ý rằng ban đêm chỉ có G.O.N.O. có khả năng bảo vệ việc nhảy dù.
Stop.

Thứ tư. Trong trường hợp không thể thả hàng tử tế, tốt hơn nên mang hàng
về. Stop. Yêu cầu các tổ lái C119 thông báo loại hàng cho G.O.N.O. để
G.O.N.O. quyết định chấp nhận nguy cơ đến đâu tùy theo loại hàng.

Thứ năm: Yêu cầu S/G.M.M.T.A. thử thả hàng bằng phương tiện P.C.I.A.
Stop.Nhấn mạnh phương pháp này có những bất tiện.

Hết.

Thứ bảy ngày 17 tháng 4


Cogny chắc rằng ông đã luôn luôn muốn mở rộng trận đánh và từ 26 tháng
11 đã yêu cầu tấn công đường giao thông của địch, và tháng 12, yêu cầu xây
dựng một vệ tinh ở Lào. Ngày nay, vì sợ rằng binh đoàn không vận mới nhảy
dù xuống đã bị nuốt chửng ngay, ông muốn để dành nó để thả nó xuống Điện
Biên Phủ vào thời điểm thuận lợi khi những đơn vị đầu tiên của Condor đã sẵn
sàng vào lòng chảo. Ông không tin cuộc hành quân Condor, hiện chưa được
lệnh bắt đầu và theo ông là diễn tiến quá chậm, có thể làm được gì hơn là giảm
nhẹ áp lực địch bằng cách kéo họ xuống phía Nam.

Các cuộc hành quân khác mà người ta đã nghĩ đến hôm qua, nhìn chung
cần gạt bỏ, đặc biệt cuộc hành quân lên đèo người Mèo sẽ đòi hỏi lực lượng
rất lớn và có thể dẫn đến việc xây dựng thêm một tập đoàn cứ điểm nữa. Theo
ông chỉ có một cuộc hành quân đáng giá: Cuộc hành quân chiếm đóng vùng
Phủ Doãn một thời gian, nhưng nó sẽ không có tác dụng trông thấy được trước
mắt. Để thực hiện nó, Cogny lại một lần nữa kiên trì đòi thêm lực lượng chi
viện quan trọng.

Về phần mình, đại tá chỉ huy trưởng không quân vận tải báo cáo ông cần
được báo trước sáu ngày, để tập hợp đủu máy bay cho cuộc hành quân Condor
và để lại máy bay Packet cho Điện Biên Phủ, hiện nay chỉ riêng máy bay
Packet đã thả 150 tấn hàng mỗi ngày qua hai lượt bay. Thêm vào đó, tình hình
khí tượng buộc phải bỏ nhiều chuyến công tác. Do đó cần tính toán thận trọng
vì các tổ lái đều kiệt sức và sắp đến lúc phải huy động các tuyến bay dân sự
đóng góp thêm.

Navarre nghe, rồi tuyên bố ông sẽ quyết định trong vài ngày tới. Ở Sài
Gòn, khi từ giã ông Dejean, tướng Partridge báo là ông sắp gửi chỉ huy trưởng
hạm đội can thiệp ở Philippin sang liên lạc, nếu những đề nghị sắp tới của ông
được chấp thuận.

Ngày hôm ấy, trưởng cơ quan báo chí và thông tin ở Sài Gòn nhận được
một bài phản đối mà người viết yêu cầu ông chuyển đến báo chí, đó là bài của
tướng de Castries. Tướng de Castries lấy danh dự tuyên bố là ông không hề có
tiếp xúc cá nhân nào với báo chí về việc ông mới được thăng cấp và cũng
không giao cho ai thay mặt ông tiếp xúc với báo chí; có lẽ bà de Castries đã tỏ
ra thái độ mệt mỏi nào đó của cá nhân bà, mà một phóng viên đã khai thác;
tướng de Castries thích việc thăng cấp của mình bị hủy bỏ hơn là nghĩ rằng có
người nghi ngờ ông được thăng cấp nhờ ân huệ riêng.

Trong thực tế, một bức điện của Larry Allen, thông tín viên Associated
Press ở Hà Nội, được báo le Monde đăng lại đã gây xìcăngđan. Bức điện viết:
“Trong một cuộc nói chuyện qua máy vô tuyến, chỉ huy trưởng căn cứ Điện
Biên Phủ đã thông báo với vợ là ông có ý định từ chức nếu sắp tới ông không
được thăng cấp tướng”.

Theo hãng N.B.C. Ở New York, Castries cũng muốn phản đối việc chính
phủ Laniel vừa kỷ luật thống chế Juin và tỏ ra do dự trong việc thăng cấp cho
ông, từ tháng 3 đến nay. Việc thăng cấp cho tướng de Castries đã trở thành
chuyện cả thế giới đàm tiếu do việc thả ngôi sao cấp tướng sang phòng tuyến
địch, nay lại là đầu đề của những chuyện ngồi lê đôi mách đáng tiếc.

Một tờ tạp chí viết là toàn nước Pháp đòi trao cấp tướng cho ông ta và
chiến tích của ông viết thêm một trang sử vàng vào gia phả của dòng họ.
Nhưng trong các ban tham mưu ở Hà Nội, người ta truyền miệng lời bà de
Castnes từng dùng để nói về ngôi sao lúc đó còn chưa chắc chắn ấy: “Một củ
cà rốt mà người ta dử trước mũi Christian”. (Tức de Castries, gọi một cách
thân mật. - ND)

Kể từ bao giờ một đại tá chỉ huy trưởng một căn cứ cỡ như Điện Biên Phủ
lại cần củ cà rốt trước mũi để tiến lên? Và phải dử cái gì trước mũi những
người khác để họ chịu chết? Vâng, những người khác, họ đòi gì? Thật ra, khi
đàn bà tham gia vào việc mang vinh quang về cho chồng, đức tính đầu tiên mà
họ cần có là sự kín miệng. Chí ít cũng có thể nói là bà de Castries không có
đức tính ấy.

Chủ nhật ngày 18 tháng 4. (Lễ Phục sinh)


Mờ sáng, ta rút khỏi cao điểm 105

Langlais nghĩ rằng sẽ nhảy dù dễ hơn nếu thả một bức màn khói bảo vệ. Ở
Hà Nội, người ta yêu cầu loại bom đặc biệt cần thiết để che mắt pháo thủ địch.

Tướng Navarre quay về Sài Gòn mà chưa quyết định gì về cuộc hành quân
Condor. Tướng Partridge báo sắp gửi một phái đoàn Mỹ sang nghiên cứu việc
thực hiện kế hoạch Vautour trong trường hợp Lầu Năm Góc tán thành những
kết luận của ông sau chuyến thăm Sài Gòn.

Cầm đầu phái đoàn là tướng Caldera đẹp trai, lịch sự và hăng hái, người
chỉ huy các phi đội B29 ở Philippin, mà người ta gọi thân mật là “Smoked
Joe”. Một cách rất thẳng thắn, ông hỏi tướng Lauzin một câu đơn giản: “Trong
điều kiện nào thì máy bay của chúng tôi có thể tấn công Điện Biên Phủ, bất kể
thời tiết ra sao? Các ông giúp chúng tôi được gì về kỹ thuật?”

Sự giúp đỡ kỹ thuật gần như không có gì. Máy bay B29 đòi hỏi có ba điểm
chuẩn điện tử giữa Hà Nội và tập đoàn cứ điểm: Không có. Họ yêu cầu có
những sân bay đón họ nghỉ tạm trong trường hợp không quay về Manille kịp:
Có hai sân bay, nhưng hiện nay có vẻ khó giải tỏa hoàn toàn để dành riêng cho
B29.

Hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ Saipan chở đến Đà Nẵng 28 máy bay
Corsair lấy từ Philippin. Phi đoàn 14 được khẩn cấp rút từ căn cứ không - hải
quân Bizerte để tăng cường cho hai phi đội của Arromanches đã mất 1/3 quân
số bắt đầu luyện tập bằng các máy bay ấy.

Hôm đó, chính phủ Anh cho ông Foster Dulles biết họ sẽ không dự các
cuộc hội đàm chuẩn bị hội nghị Genève, sẽ bắt đầu ngày 20 tháng 4 tại
Washington. Trong giới ngoại giao, người ta thấy không còn cách nào để có sự
can thiệp quân sự dù nhỏ nhất của Mỹ để yểm trợ Điện Biên Phủ. Theo những
người thân cận ông cho biết, Ngoại trưởng Mỹ hết sức giận dữ và buộc tội
người Anh phá hoại hành động chung mà ông định tiến hành.

Thứ hai ngày 19 tháng 4.


CỨ ĐIỂM 206 BỊ BAO VÂY

GỌI BẰNG LOA PHÓNG THANH

Một đợt khí lạnh từ biển thổi vào bỗng làm tình hình khí tượng được cải
thiện ở vùng cao, và tồi tệ hơn ở châu thổ vì mưa phùn trở lại. Tầm nhìn xa
trên bầu trời Điện Biên Phủ rất tốt cho nên máy bay lao vào tấn công các vị trí
địch. Nhưng bom đạn không có hiệu quả gì bao nhiêu khi đối phương có hầm
hào sâu và vững chắc, cũng chẳng có hiệu quả gì đối với lực lượng phòng
không: Một chiếc Packet bị trúng đạn trút hết hàng sang phòng tuyến đối
phương, ban đêm thì một chiếc Dakota chở quân lê dương cũng làm như vậy.
Địch tập trung bao vây 206. Ở Hồng Cúm, hai đại đội có chiến xa yểm trợ đi
lấp đường hào của địch ở phía Nam sân bay phụ.

Ta rải hàng chục ngàn truyền đơn xuống các vị trí, các đường giao thông
và hậu phương Việt Minh để kêu gọi binh sĩ quân đội nhân dân đừng đổ máu.

Một phi công của không quân viết thư cho bạn: “Trong lúc thả lính nhảy
dù, chúng tôi được máy bay tiêm kích và B26 bảo vệ, nhưng tất cả các phi
công lái Packet đều sẽ nói họ cảm thấy được an toàn và yên tâm bao nhiêu khi
công tác bảo vệ ấy do người Arromanches thực hiện. Chúng tôi không còn
cảm thấy cô đơn dưới đáy lòng chảo này khi máy bay Hellcat bay chặn giữa
hỏa lực phòng không địch và chúng tôi. Cho đến nay tôi đã có 129 phi vụ trên
bầu trời Điện Biên Phủ. Có thể tin lời tôi làm chứng. Có lý do giải thích được
sự hăng hái ấy của lực lượng không quân của hải quân. Nó có những người chỉ
huy trẻ và nhiệt tình, nó muốn bảo vệ danh dự của hải quân và các phi đội của
Arromanches đoàn kết với nhau như thủy thủ đoàn trên một con tàu, họ có
năng suất cao hơn gấp nhiều lần so với các đơn vị thường”.

Tối hôm đó, đại đội của đại úy Bizard đến thay đại đội của đại úy Phạm
Văn Phú, thuộc tiểu đoàn 5 lính dù Việt Nam, đóng quân tại Opéra, trong phần
phía Nam của đường ống dẫn nước dọc theo sân bay. Từ mấy ngày nay, vì
buồn chán, Bizard nhớ lại mình từng phục vụ trong binh chủng thiết giáp, anh
ta mượn một chiếc Chaffee, đưa tấm thân cao lớn của anh chui vào tháp pháo
và vừa xoay nòng pháo để tránh pháo địch nhằm vào mình, anh vừa tống mấy
quả đạn nổ chậm vào các lô cốt địch. Khi trở về hàng ngũ bộ binh, anh cười
vang khoái trá. Binh lính nói về anh: “Thật là một con sư tử.”

Thứ ba ngày 20 tháng 4


Ngày yên tĩnh, ngoại trừ ở Hồng Cúm nơi ớự:ch quấy rối dữ dội trong
đêm.

Bigeard kiểm điểm lực lượng còn lại: 200 người ở tiểu đoàn 1 lính dù
thuộc địa, 200 người ở tiểu đoàn 5 lính dù Việt Nam, 150 ở tiểu đoàn 6 lính dù
thuộc địa, 250 ở tiểu đoàn 8 xung kích, 350 trong hai tiểu đoàn lính dù lê
dương, 400 lính lê dương và 550 quân chi viện. Tổng cộng là 2100 người. Lực
lượng phản công phải lấy từ các đơn vị không bị tấn công.

Để bù lại việc Thủ tướng Anh không chịu tham gia hội đàm ở Washington,
A.F.P. công bố một thông điệp của ông Winston Churchill gửi tướng de
Castries: “ở Anh, chúng tôi đã theo dõi với lòng cảm phục sự kiên trì, chịu
đựng và thái độ anh hùng của những chiến sĩ anh dũng của ông vẫn đang giữ
vững Điện Biên Phủ trước nhiều đợt tấn công liên tiếp dữ dội của một kẻ địch
đông hơn rất nhiều về số lượng. Những chiến công của ông và binh sĩ dưới
quyền ông làm nên vinh quang cho nước Pháp. Tôi xin chúc mừng và xem đó
là tấm gương cho chúng tôi noi theo.”

Thứ tư ngày 21 tháng 4


Vì có những trạm dừng ở nước ngoài, binh lính của tiểu đoàn 7 lính dù
thuộc địa được gửi sang Đông Dương phải mặc thường phục, lên máy bay
Globemaster của Mỹ tại Orly.

Ngày hôm đó, báo Umta đăng bài phỏng vấn ông Giáp của Franco
Calamandrei, đặc phái viên của Đảng cộng sản.

“Bởi vì Điện Biên Phủ cách căn cứ hậu phương của chúng tôi quá xa và
đường giao thông lại xấu, địch không ngờ phải tiến hành trận đánh phòng thủ
ở đây… Sau ba tuần chiến đấu, chúng tôi đã diệt hơn 2/5 lực lượng địch (5000
người trên 12000), diệt toàn bộ khu Bắc, chiếm những quả đồi cuối cùng và
kiểm soát toàn bộ phần phía Bắc lòng chảo đến ranh giới sân bay, cô lập phân
khu Nam với trung tâm… Diện tích của địch chỉ còn lại 2 kilômét vuông. Từ
các vị trí của chúng tôi ở trên cao, phía Đông, chúng tôi ở cách trung tâm
phòng thủ của Pháp và sân bay chỉ có 500 mét… Trong tình hình như vậy,
địch còn trông cậy gì kia chứ? Họ trông cậy chủ yếu vào không quân Mỹ, vào
các cuộc tấn công bằng bom phá và napan, nhưng các cuộc ném bom chỉ gây
cho chúng tôi tổn thất không đáng kể… Chúng tôi biết cuộc chiến đấu sẽ còn
gay go, nhưng chúng tôi không nghĩ là không quân Mỹ có thể là yếu tố quyết
định trận đánh này. Sai lầm cơ bản của đế quốc, một lần nữa, là không dự kiến
nổi một dân tộc chiến đấu vì độc lập có thể nỗ lực đến đâu.”

Tướng Navarre gửi cho chính phủ một công văn nói về tình hình quân sự ở
Đông Dương trước hội nghị Genève.

Ông biện minh cho Điện Biên Phủ bằng lý lẽ là chắc chắn Việt Minh đã có
kế hoạch tấn công mạnh mẽ ở châu thổ trong mùa đông 1953-1954 sau đó
chuyển thành kế hoạch chiếm những vùng rộng lớn để gây tác dụng tạo ấn
tượng mạnh.

Ngày 1 tháng 3 năm 1954, kế hoạch của Tổng tư lệnh diễn tiến đúng dự
kiến: Điện Biên Phủ chặn đường tấn công của địch lên Bắc Lào và ở vùng cao,
xuất hiện những dấu hiệu cho thấy địch rút lui.

Theo Navarre, chính việc thông báo về hội nghị Genève ngày 18 tháng 2
đã khiến bộ chỉ huy Việt Minh quyết định gia tăng cường độ chiến tranh và
Trung Quốc quyết định cung cấp cho họ sự viện trợ đáng kể. Do đó đã có cuộc
tổng tấn công làm thay đổi điều kiện chiến đấu. Điện Biên Phủ bị tấn công,
cuộc chiến đấu tái diễn trên cao nguyên và ở vùng hậu phương của chiến dịch
Atlante, chiến tranh du kích bùng nổ lại khắp nơi, tám tháng trước thời điểm
Navarre dự kiến và chỉ vì nguyên nhân duy nhất ấy mà ông gặp nhiều khó
khăn.

Sau khi ghi nhận là ở Điện Biên Phủ, có thể địch sẽ sợ thất bại mà không
tấn công và chỉ bao vây bóp nghẹt. Navarre kết luận là tình hình sắp tới không
có gì đáng lo ngại. Sau 40 ngày đề kháng, nếu tập đoàn cứ điểm thất thủ, sẽ
chỉ có hậu quả nghiêm trọng khi nào nước Pháp và Việt Nam nản lòng buông
xuôn: Bây giờ đã quá muộn để các đại đoàn địch có thể chiếm Bắc Lào hay
quay về châu thổ với những ý định quá hung hăng.

Hơn nữa, khối chủ lực Việt Minh sẽ cần một thời gian dài để xây dựng,
củng cố lại, nhất là nếu họ muốn trang bị hiện đại: ta có thể lợi dụng cơ hội ấy
để, ngay từ mùa thu, giáng cho họ một đòn rất nặng, với điều kiện nước Pháp
nhanh chóng thay thế các đơn vị bị tổn thất. Navarre đề nghị chính phủ hoặc
ngừng chiến trước khi thương thuyết mà không ngưng bắn và công khai chuẩn
bị gia tăng cường độ chiến tranh bằng cách gửi sang nhiều phương tiện đáng
kể. Ý tưởng của Navarre nặng nề, lời văn lúng túng, tất cả là một mớ hỗn độn
vô nghĩa.

Sài Gòn, ngày 21 tháng 4 năm 1954

GHI NHẬN

Về tình hình quân sự ở Đông Dương trước hội nghị Genève

(Trích)
I. CHIẾN DỊCH 53-54

A - Chương trình hành động của Tổng tư lệnh Pháp ở Đông Dương

Kế hoạch này được xây dựng và được sự đồng tình của chính phủ vào
tháng 7 năm 1953, chấp nhận giả thiết căn bản là: chiến tranh vẫn giữ nguyên
tính chất của nó như từ trước tới nay, tức là chúng ta phải đối đầu với một khối
cơ động chiến lược Việt Minh ngày càng mạnh hơn về chất lượng, tuy nhiên
không đến tầm cỡ có thể làm thay đổi tính chất cuộc chiến tranh.

Kế hoạch gồm hai phần:

a) Một phần “tổ chức” gồm việc từng bước hình thành một khối cơ động
chiến lược bằng cách rút khỏi các đồn bót, các đơn vị thuộc lực lượng trên bộ
Viễn Dông (F.T.E.O.) và lực lượng chính quy Việt Nam, giao lại công tác
phòng thủ họ đang đảm nhiệm trên bề rộng lãnh thổ cho các đơn vị Việt Nam
mới thành lập. Kế hoạch tổ chức khối cơ động chiến lược như vậy là gắn bó
chặt chẽ với kế hoạch phát triển quân đội Việt Nam được xây dựng song song
với kế hoạch này.

Hai kế hoạch này phải đạt kết quả là vào tháng 10 năm 1954, cho phép ta
có phương tiện đầy đủ về các đơn vị thuộc khối cơ động chiến lược và các đơn
vị phòng thủ trên bề rộng lãnh thổ để giành thế tấn công đối với khối cơ động
chiến lược Việt Minh mà đồng thời vẫn bảo đảm hậu phương an toàn trên toàn
bộ lãnh thổ.

b) Một phần hành quân gồm lịch hành quân xây dựng tùy theo các khả
năng do sự phát triển về phương tiện mở ra (khối cơ động chiến lược và các
đơn vị phòng thủ trên diện rộng). Lịch hành quân vốn có ấy gồm những nét
lớn như sau, trong điều kiện như thế này:

- Trong chiến dịch 53-54 ta chấp nhận để cho địch giữ thế chủ động chiến
lược vì ta không đủ lực lượng. Do đó, thái độ chung của ta là phòng thủ -
nhưng một thái độ phòng thủ có tính tấn công, nhằm gây trở lực tối đa cho các
kế hoạch của địch và giáng cho chúng những thất bại cục bộ.

Tuy nhiên ta có dự kiến một hoạt động tấn công trên quy mô lớn để thu
hẹp một lõm Việt Minh đang bị cô lập với phần còn lại của lãnh thổ địch, nằm
giữa mũi Varella và Đà Nẵng. Thật vậy, nhất thiết cần phải xóa bỏ cái lõm này
ngay trong chiến dịch 53-54 vì những lý do sau đây:

- Ngăn chặn không cho nó lan rộng ra và được củng số đến mức trở thành
mối nguy cho vùng Nam Trung Kỳ vào năm sau;

- Tạo ra một tình hình cho phép toàn bộ Nam và Trung Việt Nam, ngay từ
mùa hè 1954 có thể đặt dưới quyền chỉ huy của người Việt Nam và chỉ còn
chiến tranh địa diện; lúc đó kể từ tháng 10 năm 1954, nỗ lực của khối cơ động
chiến lược có thể gần như tập trung hoàn toàn cho vùng đất từ Đèo Ngang trở
ra;

- Ngược lại, trong chiến dịch 54-55, có dự kiến là, nhờ khối cơ động chiến
lược đã được hình thành, thái độ chiến lược của ta sẽ là tấn công và ngay từ
mùa thu 1954, ta sẽ tìm cách đánh một đòn quyết định vào khối cơ động chiến
lược Việt Minh bằng cách tấn công nó ở một trong những địa bàn có tính sống
còn.

B - Việc thực hiện kế hoạch của Tổng tư lệnh

Trước việc thực hiện này, vào mùa hè 1953, đã có những cuộc hành quân
cục bộ trong vùng châu thổ, ngoài vùng châu thổ trên các tuyến giao thông, ở
Trung Trung Kỳ và vùng duyên hải chủ yếu nhằm mục đích giành lại ưu thế
tinh thần so với địch và trả lại cho quân đội ta một khí thế tấn công mà chiến
dịch Đông Xuân trước đã làm mai một.

Khoảng cuối hè 1953, nhiều thông tin đã khiến Tổng tư lệnh nghĩ, và sau
đó chắc chắn rằng sau cuộc hành quân dạo đầu ở Nà sản - kế hoạch của bộ chỉ
huy Việt Minh là tấn công mạnh mẽ vùng châu thổ trong chiến dịch Thu Đông
53-54.

Đầu tháng 9, sau khi rút quân khỏi Nà Sản nhằm mục đích tước của địch
một cơ hội thắng ta một cách rẻ tiền, ta đã chuẩn bị để đương đầu với một
cuộc tổng tấn công ở châu thổ mà chúng ta đã biết một cách chắc chắn những
nét lớn trong kế hoạch của họ (…)

Cùng lúc ấy, có một sự kiện chính trị có tầm cỡ lớn; lời tuyên bố của ông
Hồ Chí Minh về khả năng có một nền hòa bình thỏa hiệp.

Hai sự kiện ấy đã khiến bộ chỉ huy tối cao Việt Minh thay đổi hoàn toàn kế
hoạch của họ.

Từ bỏ ý định tấn công châu thổ, họ đã xây dựng một kế hoạch trước hết có
ý nghĩa chính trị nhằm vẽ lại một bản đồ chiến sự nổi bật bằng cách chiếm
đóng, hay đúng hơn là chứng tỏ sự có mặt của mình trong những địa bàn rộng
lớn đó, vào thời điểm có thương lượng hòa bình, họ sẽ có thể tuyên bố là họ
làm chủ các địa bàn ấy.

Kế hoạch mới này gồm:

- Hoàn toàn nắm lấy vùng thượng du Bắc Kỳ và xóa sạch các vùng du kích
của ta ở đó;

- Chiếm Trung Lào và Nam Lào;

- Chiếm Bắc Lào;

- Chiếm vùng phía Bắc cao nguyên và bắt liên lạc với các bộ phận tiền tiêu
về phía Nam Lào.

Kế hoạch này đã thể hiện trong hành động như sau:

- Bộ phận lớn của khối cơ động chiến lược (khoảng ba đại đoàn rưỡi cộng
với đại đoàn nặng) tiến lên vùng cao.

Trước sự tăng cường lực lượng ấy, một mặt nhằm quét sạch các khu du
kích của ta khỏi vùng thượng du Bắc Kỳ và vùng Bắc Lào, mặt khác, nhằm
tràn xuống Luông Prabăng và Viêng Chăng, ta đã đỡ đòn bằng cách chiếm
đóng Điện Biên Phủ, ở đó, với 12 tiểu đoàn ta đã cầm chân 30 tiểu đoàn địch;

- Một đại đoàn tăng cường một trung đoàn tấn công Trung Lào.

Chống lại cuộc tấn công này, chúng ta đã phòng bị bằng cách tổ chức căn
cứ không - bộ binh Sênô. Căn cứ này cho phép ta nhanh chóng chặn đứng
bước tiến của địch và ném đại bộ phận lực lượng chúng về biên giới Lào -
Trung Kỳ trong vùng Nà Phao (…)

- Địch tấn công cao nguyên buộc ta rút bỏ Kontum, nhưng ta đã trụ lại ở
vùng Plâyku.

Về phía chúng ta, ngày 20 tháng 1, ta mở màn chiến dịch Atlante mà mục
tiêu, như đã nói ở trên, là chiếm vùng của Việt Minh từ mũi Varella đến Đà
Nẵng.

Tóm lại, vào ngày 1 tháng 3 năm 1954, kế hoạch của Tổng tư lệnh đã diễn
ra gần giống như dự kiến. Cuộc tấn công của Việt Minh ở thượng du Bắc Kỳ
và Bắc Lào bị chặn đứng ở Điện Biên Phủ và ta đã phá âm mưu địch định
dùng một đại đoàn tập kích Bắc Lào. Ở Trung Lào, đại bộ phận lực lượng Việt
Minh đã bị đẩy lùi sau nhiều trận ác liệt. Tuy nhiên Việt Minh vẫn còn thâm
nhập nhiều vào Nam Lào. Trên cao nguyên, tình hình có vẻ gần như ổn định.
Chiến dịch Atlante diễn ra đúng tiến độ dự kiến.

Trong tuần đầu tháng 3, Tổng tư lệnh có cảm tưởng là cuộc tấn công của
Việt Minh đã đạt đến cực điểm và có những dấu hiệu thoái trào rõ rệt.

Đầu tháng 3, trong một chỉ thị gởi tất cả các tư lệnh vùng, Tổng tư lệnh đã
ra lệnh cho quân đội ta tiến hành tổng tấn công trở lại.

Nếu, trên bình diện hoạt động tác chiến, tình hình có vẻ diễn tiến khá thuận
lợi thì, ngược lại, trên phương diện xây dựng khối cơ động chiến lược, bộc lộ
nhiều điểm rất đáng lo lắng. Như đã nêu trên, việc phát triển khối cơ động
chiến lược tùy thuộc chủ yếu vào sự phát triển các Quốc gia liên kết và đặc
biệt là quân đội Việt Nam, với tiến độ dự kiến. Thế nhưng, vì nhiều lý do thật
ra có tính chính trị hơn là quân sự, sự phát triển ấy rất chậm trễ và thậm chí có
vẻ thui chột nghiêm trọng.

C. Cuộc tổng tiến công của Việt Minh

Tuy nhiên, ngày 18 tháng 2, một sự kiện mới xuất hiện sẽ làm thay đổi
hoàn toàn diễn biến tiếp theo của chiến dịch: Hội nghị Berlin quyết định triệu
tập tại Genèva một cuộc hội nghị sẽ thảo luận về khả năng hoà bình ở Đông
Dương.

Ngay từ ngày 20 tháng 2, chính phủ Việt Minh quyết định gia tăng cường
độ chiến tranh để làm áp lực với hội nghị và duy trì áp lực ấy đến khi hội nghị
kết thúc, nghĩa là theo họ, ít nhất cho đến cuối tháng 6.

Trong thực tế, họ đã phát động tổng tấn công bắt đầu từ ngày 15 tháng 3 và
kéo dài theo dự kiến hiện nay là ít nhất đến ngày 30 tháng 6.

Đối với bộ chỉ huy tối cao của Việt Minh, vấn đề là :

- Một mặt, giành thắng lợi quân sự nổi bật trước và trong hội nghị Genèva;

- Mặt khác, thực hiện “bản đồ chiến sự tối ưu”, ít nhất ở vẻ ngoài, bằng
cách chứng tỏ sự có mặt của quân đội chủ lực Việt Minh trong toàn cõi Đông
Dương.

Cuộc chiến có các biểu hiện sau đây:

- Việt Minh tấn công Điện Biên Phủ và tập trung ở đó đại bộ phận khối cơ
động chiến lược.

- Chiến tranh du kích tăng cường chưa từng thấy ở châu thổ Bắc Kỳ, nỗ
lực chủ yếu của địch nhằm vào các đường giao thông và sân bay của ta;

- Địch hoạt động lại ở Trung Lào, đưa các tiểu đoàn thâm nhập Nam Lào
tiến xa hơn về phía Nam và đưa chúng sang Campuchia, nơi chúng được lệnh
mở những cuộc đột kích rất sâu trong lãnh thổ Campuchia;

- Địch đánh lại ở cao nguyên và vùng hậu phương của chiến dịch Atlante;

- Tình hình chính trị ung thối nghiêm trọng ở Nam Việt Nam và
Campuchia.

Kết quả là ngay trong mùa xuân này ta bị lôi cuốn vào cuộc giao chiến
toàn diện với toàn thể khối cơ động chiến lược Việt Minh, cuộc giao chiến
toàn diện mà theo kế hoạch ta phải đẩy lùi đến tháng 10 năm 1954, khi khối cơ
động chiến lược của ta đủ mạnh để chấp nhận giao chiến trong điều kiện thuận
lợi. Vì nó đã diễn ra tám tháng sớm hơn dự kiến, nên không nghi ngờ gì nữa,
cuộc giao chiến toàn diện với Việt Minh hiện đang đặt ta vào tình thế khó
khăn nghiêm trọng.

II. TÌNH HÌNH QUÂN SỰ HIỆN NAY VÀ TRIỂN VỌNG TRƯỚC
MẮT.

Ở khắp nơi, quân đội ta đã vào chiến dịch không ngừng nghỉ từ đầu tháng
9 - đều rất mệt mỏi. Tuy nhiên, các đơn vị thuộc lực lượng viễn chinh vẫn giữ
tinh thần hăng hái. Trong các đơn vị quân đội liên kết, tinh thần kém hơn: Nó
còn khá vững ở lính Lào (tuy nhiên phải tính là chất lượng của họ rất xoàng),
nó giảm sút rất rõ ở lính Việt Nam và ở mức thấp nhất đối với lính Campuchia.
Quân Campuchia chưa được đưa vào tham chiến, nhưng kể từ khi mất cán bộ
khung người Pháp, các đơn vị này hoàn toàn suy sụp.

Tuy nhiên, chúng ta vẫn giữ vững ở khắp nơi, dù một cách khó khăn.
Ở Điện Biên Phủ. Tập đoàn cứ điểm chỉ còn nối liền với thế giới bên ngoài
bằng một cầu hàng không chỉ hoạt động một chiều vì không còn giải tỏa được
thương binh. Tập đoàn này đang chờ đợi cuộc tấn công của địch, tuy nhiên
cũng không chắc chắn vì rất có thể là địch sợ tổn thất, nhất là sợ thất bại sẽ
ảnh hưởng tai hại đến hội nghị Genève, nên thích chọn giải pháp bóp nghẹt
hơn.

Ở châu thổ. Chúng ta đã gặp khó khăn lớn trong việc bảo vệ các trục
đường giao thông chủ yếu - đặc biệt là tuyến đường bộ và đường sắt Hải
Phòng - Hà Nội (các sân bay và kho hàng của ta) có thể sẽ có những thất bại
cục bộ, kể cả thất bại nặng. Tuy nhiên, theo tôi, không đáng lo sẽ có những
thất bại nghiêm trọng, vì tướng tư lệnh F.T.N.V. có đủ lực lượng để tránh thất
bại như vậy. (….)

Như vậy, triển vọng trước mắt không có gì đáng lo.

Tuy nhiên, tình hình có thể trở nên ngày càng nghiêm trọng với thời gian,
binh sĩ sẽ ngày càng mệt mỏi. Cho đến nay, ở Đông Dương luôn luôn có thời
gian tạm ngừng các cuộc hành quân vào đầu mùa mưa, nghĩa là khoảng tháng
5. E rằng năm nay sẽ không có thời gian tạm ngừng ấy hoặc nó sẽ bị hoãn lại
rất nhiều.

Trong thực tế, rầt nhiều điều tùy thuộc vào Điện Biên Phủ. Nếu tập đoàn
cứ điểm thất thủ sau thời gian đề kháng ngắn ngủi, tác dụng sẽ rất tồi tệ và ta
phải lo ngại những hậu quả xấu nhất. Tinh thần binh lính suy sụp (đặc biệt là
trong quân đội liên kết và có lẽ sẽ có cả những vụ đào ngũ), các đại đoàn Việt
Minh chiến thắng tiến về Luông Prabăng hoặc quay trở về châu thổ.

Việc tập đoàn cứ điểm đã giữ vững trong vòng 40 ngày khiến cho bây giờ
hậu quả tinh thần sự thất thú bớt nghiêm trọng hơn, hậu quả vật chất cũng
giảm nhẹ đi: Chúng ta bị ảnh hưởng vì sự tổn thất những đơn vị thiện chiến,
nhưng bây giờ đã quá muộn.

Như vậy, Điện Biên Phủ thất thủ sẽ chỉ có hậu quả rất nghiêm trọng trong
chừng mực nước Pháp và Việt Nam trong tình hình này lại buông xuôi, chán
nản và bỏ cuộc.

Điều chắc chắn là hai quân đội sắp kết thúc chiến dịch vào đầu hay giữa mùa
hè - thời điểm tùy thuộc lúc kết thúc hội nghị Genève trong tình trạng mệt
mỏi, tiêu hao đến nỗi cả hai sẽ phải cần thời gian rất dài để củng cố lại; và nếu,
trong mùa chiến dịch tới, chiến tranh Đông Dương vẫn giữ tính chất như hiện
nay, thì quân đội giữa đôi bên, quân đội nào củng cố và lấy lại thế công sớm
hơn, chắc chắn quân đội ấy sẽ thắng.

Kể cả nếu chỉ phải đối đầu với khối cơ động chiến lược Việt Minh gồm có
pháo, một lực lượng phòng không quan trọng, nhiều xe cơ giới, có thể có cả
chiến xa, nhưng không có máy bay, thì khối cơ động chiến lược mà ta hy vọng
xây dựng khi chiến dịch mở màn trở lại sau Genève, trong khuôn khổ những
dự án đang thực hiện (nỗ lực của Pháp dừng lại ở mức quân số hiện nay và
quân đội Việt Nam tăng lên theo dự kiến), sẽ là hoàn toàn không đủ sức để
đương đầu với khối cơ động chiến lược Việt Minh như vừa mô tả trên đây.

Bởi vì phải tiến hành cuộc “chiến tranh khác”, cho nên ta cần một “khối cơ
động chiến lược khác”: Có nhiều máy bay hơn (máy bay tiêm kích, máy bay
ném bom hạng vừa và nặng - không quân ấy sẽ cần một cơ sở hạ tầng quan
trọng hơn bây giờ nhiều), có nhiều pháo hơn (nhất là pháo hạng nặng), nhiều
hơn về công binh, chiến xa v.v…

Tuyệt đối không thể trông cậy quân đội Việt Nam có thể đóng góp về
không quân trước thời hạn nhiều tháng, họ cũng không thể góp phần hình
thành khối cơ động chiến lược có tầm cỡ về số lượng và nhất là chất lượng
như ta mong muốn.

Mặt khác, hình như không thể tính đến chuyện Pháp muốn hay thậm chí là
có thể cung cấp nỗ lực đơn phương về cán bộ và quân số - bởi vì nỗ lực về tiền
và trang bị giả định là do Hoa Kỳ đảm trách .

Như vậy hội nghị Genève thất bại gần như sẽ không tránh khỏi dẫn đến
việc quốc tế hóa cuộc chiến tranh.

Nhiều lắm, có lẽ nước Pháp chỉ có thể gắng cung cấp một mình một nỗ lực
cuối cùng vào mùa thu 1954, tìm cách khai thác sự tiêu hao quan trọng của
khối cơ động chiến lược Việt Minh sau chiến dịch này. Thật vậy, không nghi
ngờ gì nữa, khối cơ động chiến lược này sẽ cần thời gian khá dài để xây dựng
lại, nhất là nếu nó chịu đựng chiến dịch hết một phần thời gian mùa hè, chuyện
này rất có thể xảy ra. Nó sẽ cần cũng cố lại khung cán bộ và quân số. Nếu nó
muốn trang bị hiện đại, nó phải mất nhiều tháng. Như vậy ít có khả năng có có
thể vào chiến dịch trước thời điểm giữa mùa đông, trong tình trạng được củng
cố và trang bị hiện đại hơn.

Ở đây có một cơ hội mà ta có thể lợi dụng, để ngay từ mùa thu, giáng cho
Việt Minh đòn rất nặng ít nhất có thể dẫn họ đến chỗ phải thương lượng trực
tiếp và cho phép ta gỡ lại thất bại ở Genève.

III. VẤN ĐỀ QUÂN SỰ TẠI HỘI NGHỊ GENÈVE

Những nhận xét trên về hậu quả một thất bại ở Genève, ngược lại, cho thấy
lợi ích của việc cố gắng đạt được thành công tại hội nghị ấy.

Thật vậy, chỉ có thành công, nó mới bù đắp và lý giải được những thiệt hại
rất nghiêm trọng mà cuộc hội nghị ấy đã gây cho ta ngay từ khi nó chưa khai
mạc; vì chính nó đã khiến Việt Minh tổng tấn công vào thời điểm ta chưa sẵn
sàng đối phó. Thành công của hội nghị cũng sẽ tránh được những thiệt hại còn
nghiêm trọng hơn mà nó sẽ gây cho ta trong trường hợp nó thất bại .

Chiến sĩ ta, tất cả đều mệt mỏi sau một chiến dịch dài mà họ chưa thấy
chừng nào kết thúc, một số tinh thần rất kém vững chắc, dễ bị tuyên truyền
của Việt Minh tác động (tôi nói đến quân đội các quốc gia liên kết), sẽ là nạn
nhân liên tiếp bị đội vào những hy vọng rồi thất vọng do các tin tức hoặc đúng
hoặc sai phổ biến trên báo chí gần như không chịu sự kiểm soát nào. Như vậy,
sợ rằng họ đã nhanh chóng xuống tinh thần và trong trường hợp thương thuyết
thất bại, rất khó đưa họ tiếp tục tiến lên. Cũng sẽ là trong quá trình thương
thuyết, nếu như kéo dài, sẽ có đào ngũ trong quân đội các quốc gia liên kết;
hiện tượng đào ngũ sẽ càng nghiêm trọng vì nếu các cuộc hành quân tiếp diễn,
địch có thể khai thác ngay và làm chúng ta lâm vào hoàn cảnh khó khăn.

Giải pháp đình chiến trước khi thương thuyết rõ ràng làm các nhà ngoại
giao của ta mất lý lẽ quân sự, nhưng ở trên đã nói lý lẽ này có giá trị tương đối
ra sao.

Trong trường hợp thương thuyết gián đoạn, giải pháp này sẽ khiến cho
Pháp gần như không thể tiếp tục chiến đấu một mình; nhưng hình như nó
không cấm cản ta tiếp tục chiến đấu trên cơ sở hoàn toàn mới, chẳng hạn có sự
can thiệp ồ ạt của Mỹ.

Nhưng cái lợi chủ yếu của giải pháp này, nếu ta nhanh chóng chọn nó, là
ổn định ít nhất là trên lý thuyết. Một tình hình quân sự nhìn chung vẫn còn khá
thuận lợi. Nếu ta đại thương thuyết xong, mới ngừng bắn, cho rằng trong thời
gian đó, vì những lý do đã nêu trên, tình hình càng xấu đi lập trường thương
thuyết của địch sẽ cứng rắn hơn.

Cách đối phó duy nhất là gởi quân chi viện sang trong quá trình thương
thuyết, để gây áp lực với cuộc thương thuyết tương tự như Việt Minh đã quyết
tâm làm; đồng thời tác động đến tinh thần binh sĩ bằng cách chỉ cho họ thấy
hòa bình không phải là điều chắc chắn và trong trường hợp đánh nhau trở lại,
ta cũng sẵn có những phương tiện quan trọng.

Kết luận, phương hướng hành động rốt cuộc quay về hai điểm:

- Hoặc là ngừng bắn trước khi thương thuyết, với tất cả những bất lợi của
giải pháp này;

- Hoặc là thương thuyết mà không ngừng bắn, nhưng, trong trường hợp
này, ngay từ đầu cuộc thương thuyết phải hành động như là nó sẽ phải thất bại,
tức là tích cực và công khai chuẩn bị để trong trường hợp thương thuyết bị cắt
đứng, có thể tiến hành ngay lập tức cuộc chiến tranh với cường độ gia tăng,
tiến hành bằng những phương tiện to lớn ..

Thứ năm ngày 22 tháng 4


Trong trường hợp Điện Biên Phủ thất thủ, sợ tình hình nghiêm trọng hơn ở
châu thổ, Cogny điện cho Navarre là tình hình ở đó tiếp tục xấu đi. Các cuộc
giao tranh, các trận phục kích tiếp diễn, mỗi làng đã biến thành một pháo đài,
đường sá chỉ đi lại được từ trưa và đến chiều bị cắt đứt ngay; nông dân ban
ngày bị huy động đi sửa đường thì ban đêm cũng chính họ cắt đường; mìn có
vỏ bằng gỗ không thể rà theo kiểu cổ điển được, thế là chúng thường nổ tung
vào lúc người ta tưởng nguy cơ đã bị gạt đi rồi; xe bị phá hủy chất đống ở ven
đường.

Cogny láo xược yêu cầu Navarre thông tin cho chính phủ biết tình hình
thực tế của châu thổ và hỏi ông định tiếp tục kế hoạch Condor như thế nào.

Ông Charles Favrel, đặc phái viên báo Le Monde bay trên bầu trời Điện
Biên Phủ trong vòng 4 giờ đồng hồ, ngồi trên một chiếc Dakota có nhiệm vụ
điều khiển nhảy dù. Ông ngạc nhiên và bất bình khi nghe chỉ huy trưởng cuộc
hành quân ban hành mọi mệnh lệnh mà không dùng mật mã và do đó, đồng
thời thông tin cho địch mọi ý đồ của mình. Ngày hôm đó, bảy chiếc Packet bị
đại liên 12,7 bắn trúng. Bốn máy phát điện bị rơi xuống chỗ quân Việt. Tình
hình khí tượng xấu đến nỗi máy bay tiêm kích và máy bay ném bom không
bay được. Chỉ có máy bay vận tải đương đầu được với mưa giông và thả hàng
thành công.

Cứ điểm 206 bị vây kín. Không nhận được hàng tiếp tế gì nữa cả. Biệt phái
đi đồi A1 một thời gian, đại úy Capeyron cho bắn ĐKZ 75 nhằm vào quân
Việt mà anh trông thấy đi dưới đường hào, cách đó 50 mét. Ngay sau đó, pháo
địch buộc anh phải câm họng.

Ban đêm; địch tấn công cứ điểm 206 sau khi đã đánh nghi binh suốt ngày
làm quân phòng thủ mỏi mệt và căng thẳng. Mặc dù họ không hề đi thực tập ở
Bắc Phi và không nghiên cứu trận Verdun, quân Việt vẫn tái tạo lại mọi mưu
kế trong chiến tranh hầm hào mà các đơn vị đã học tập từ một năm qua. Họ
đội nón cát lên đầu gậy, bắn phi tiễn, gây báo động, reo hò. Khi cuộc tấn cộng
thực sự bắt đầu, không ai còn tin nữa và thế là lớp con cháu của các chiến sĩ
Verdun bị tràn ngập.

KẾT LUẬN CỦA MỘT BỨC ĐIỆN DÀI CỦA ÔNG DEJEAN GỬI
CHÍNH PHỦ

Sau khi trình bày tình hình đã trở nên nghiêm trọng, ông Tổng ủy viên
viết:

Từ toàn bộ những nhận xét ấy, kết cuộc là, mặc dù đội quân đồn trú ở Điện
Biên Phủ chiến đấu dũng cảm và có hiệu quả đến đâu, mặc dù không quân
chiến đấu và vận tải của ta anh hùng và tài giỏi một cách tuyệt diệu đến đâu,
trận đánh chỉ có thể xoay chuyển có lợi cho ta khi có hành động từ bên ngoài.
Cách đây một thời gian, bộ chỉ huy tối cao của Mỹ hình như có nghĩ đến
chuyện đó. Nhưng bây giờ, hình như chính phủ Mỹ không sẵn sàng nữa, mặc
dù họ vẫn đề cao ban tham mưu tiến hành một số công tác chuẩn bị kỹ thuật.

Ngoại trừ một hành động như vậy, và dù triển vọng ấy đau lòng đến đâu, ta
vẫn buộc phải dự kiến khả năng, trong thời gian nào đó, những người bảo vệ
Điện Biên Phủ hoặc sẽ bị tràn ngập, hoặc có nhiều khả năng hơn là bị bóp
nghẹt.

Một thất bại như thế sẽ có hậu quả quân sự và chính trị vô cùng nghiêm
trọng.

Thứ sáu ngày 23 tháng 4


Việt Minh đến giữa sân bay Điện Biên Phủ.

Mất cứ điểm 206.

Hội đàm Dulles - Bidault ở Paris.

Cogny điện cho Navarre để, một lần nữa, xin chỉ thi về cuộc hành quân
Condor và báo cho Navarre biết là ông sắp phải cho nhảy dù xuống Điện Biên
Phủ một tiểu đoàn trên nguyên tắc là dành cho Condor.

NHỮNG GIỎ THAN CỦI ĐỂ CỨU ĐIỆN BIÊN PHỦ.

MẬT MÃ, MẬT, EMIFT GỬI FTNV

(Ban Tham mưu Đông Dương của các lực lượng Trên Bộ gởi các lực Trên
Bộ Bắc Việt Nam )

Căn cứ văn thư số 87/cab/s của văn phòng Tổng Thư ký thường trực Bộ
Quốc phòng. Stop. Nội dung: Mưa nhân tạo 150 giỏ than hoạt tính và 150 giỏ
đồ dằn đã được gửi từ Paris ngày 24 tháng 4 bằng máy bay. Stop. Sẽ gửi bằng
đường hàng không ra Hà Nội ngay sau khi nhận được.

ĐIỆN SỐ 05/01 CỦA TƯỚNG COGNY

1/ Nhịp độ tiêu hao quân ở G.O.N.O: Tổn thất trung bình mỗi ngày từ 14
đến 20 tháng 4: 120; ngày 21 và 22: 150.

2/ Còn lại tổng cộng 300 quân tình nguyện lê dương có chứng chỉ (nhảy
dù).

3/ Quân số của G.O.N.O: Khoảng 8500 (người mạnh khỏe và bị thương
nhẹ) bề ngoài có vẻ ít giảm sút, song số lượng người bị thương nhẹ đã trở lại
chiến đấu từ đầu đến nay chỉ gần 2000. Tất cả đều mệt mỏi, các đơn vi ưu tú
nhất đã bị thử thách nhiều nhất.

4/ Cứ điểm 206 bị mất trong đêm 22, 23. Sẽ mở cuộc hành quân ngay hôm
nay để giành lại cứ điểm này sau khi không quân can thiệp. Castries đưa vào
đây lực lượng dự định cuối cùng có giá trị và dự kiến cuộc hành quân sẽ tổn
thất lớn. Do đó, yêu cầu thả dù một tiểu đoàn lê dương.

5/ Tiểu đoàn 2, trung đoàn 3 bộ binh lê dương không dùng được sau vụ
quốc lộ 5 ngày 21 tháng 4. Tiểu đoàn 2, bán lữ đoàn 13 lê dương và tiểu đoàn
1, trung đoàn 3 bộ binh lê dương tình nguyện. Nhưng tiểu đoàn 2 bị tiêu hao
và rất mệt mỏi sau các cuộc hành quân của “binh đoàn 4”, còn tiểu đoàn 1
đóng chốt ở mặt Bắc. Xin nhắc những nhận xét của Sauvagnac và những kết
luận của tôi ngày 21 tháng.

6/ Còn lại giải pháp thả dù 1 tiểu đoàn của binh đoàn dù (G.A.P) và sẽ tái
bố sung cho G.A.P. bằng một tiểu đoàn từ Pháp sang. Xin đặt vấn đề cuộc
hành quân Condor, v.v…

Thứ bảy ngày 24 tháng 4


Trao đổi thư từ giữa ông Dulles và ông Bidault.

Đô đốc Radford đến Paris.

Nehru đề nghị một kế hoạch để chấm dứt chiến tranh Đông Dương.

Sắc lệnh ngày 23 tháng 4 được đăng trên Công báo: Được thăng cấp đặc
cách: Đại tá Castries, thăng lên thiếu tướng; các trung tá Lalande và Langlais,
thăng đại tá; các thiếu tá Bigeard và de Séguins-Pazzis, thăng trung tá.

Hôm qua một chiếc Packet bị phòng không bắn hỏng nặng, viên phi công
dân sự bị thương vì hai quả đạn 37. Các tổ lái Mỹ không chịu thả hàng ở độ
cao hạn chế. Thế nhưng, hàng trong bụng các máy bay vận tải ấy phải được
trút từ rất thấp để hàng rơi đúng vị trí bên ta; và bởi vì người Mỹ không chịu
bay nữa, nên cần thay họ bằng quân nhân Pháp. Để làm điều đó, cần có chỉ thị
của Tổng tư lệnh, bởi vì tướng Cogny không thể ra lệnh cho các binh chủng
khác. Kể cả trong trường hợp này ư? Kể cả khi số phận Điện Biên Phủ đang
lâm nguy, vẫn phải nghiêm chỉnh tuân thủ đúng các qui định ư?

Cogny đánh điện để báo cáo và xin quyết định. Nhưng những phi công dân
sự ấy là ai? Dó là những chàng Cọp Bay của cựu đại uý Clair Chennault, nay
đã lãng tai. Cách đây 25 năm, ông biểu diễn tiết mục bay trước đám đông bên
Mỹ. Năm 1942, được thăng cấp tướng, ông tuyển người lái máy bay tiêm kích
mặc thường phục để chống quân Nhật, rồi năm 1946, thành lập Công ty Hàng
không Dân sự ở Đài Loan để đón các nhà tư sản Trung Quốc đi di tản trước
bước tiến cộng sản.

Với sự đồng ý của Bộ Ngoại giao Mỹ, ông đã cho lực lượng viễn chinh
thuê 12 tổ lái với giá 2000 đô la mỗi tháng cho mỗi phi công, cộng các chi phí
khác. Bốn tổ lái quân sự Pháp bổ sung con số 16 chiếc Packet mà quân đội
Hoa Kỳ cung cấp cho không quân Pháp.

Là những phi công dạn dày qua chiến tranh 1939-1945, các Cọp Bay đông
ý chấp nhận một số nguy cơ, theo hợp đồng, nhưng không buộc phải đương
đầu với cái chết chắc chắn. Nếu phải phơi mình ra khi chúi mũi xuống lòng
chảo đầy súng đại liên và đại bác rồi lại bay lên từ rất thấp, đúng vào lúc chiếc
máy bay trút hàng như cái thùng lật của xe ben, thì họ gần như cầm chắc là
máy bay bị diệt. Dù sao, dù họ có quyết tâm chống cộng đến đâu đi nữa,
nhiệm vụ của họ không thể kèm theo cái khoản là dẫn họ đến chỗ chết, đâu có
hợp đồng nào đắt giá đến thế.

Việc từ nay ta bỏ phương pháp thả hàng từ trên cao để thay bằng cách thả
hàng ở là là mặt đất đã khiến họ quyết định đình công. Sau hơn 500 phi vụ
trong đó họ đã chở 3000 tấn hàng cho Điện Biên Phủ, có thể chấp nhận là họ
có quyền tha thiết giữ tính mạng của mình, vào thời điểm đã rõ ràng là Điện
Biên Phủ sẽ thất thủ.

ĐIỆN CỦA TƯỚNG NAVARRE

1/ Tôi chia sẻ quan điểm của anh về tình hình Điện Biên Phủ.

2/ Tôi biết tình hình gay go ở châu thổ, nhưng tôi không đánh giá nó hay
hơn và không chắc chắn là Điện Biên Phủ thất thủ sẽ ảnh hưởng đến châu thổ
nghiêm trọng hơn là phần còn lại của Đông Dương. Tình hình đang gay go,
căng thẳng ở khắp nơi vì lý do Việt Minh tổng tấn công. Tình hình thời thống
chế de Lattre không liên quan gì đến tình hình hiện nay.

3/ Xin anh tin chắc rằng tôi đã thông báo cho chính phủ tình hình chính
xác nhìn từ quan điểm toàn diện của Đông Dương chứ không chỉ từ quan điểm
Bắc Kỳ.

4/ Đồng ý với anh về cái lợi nếu ta huy động lực lượng không quân đáng
kể, xin anh tin rằng tôi không ngừng hoạt động nhằm mục đích ấy nhưng anh
cũng thừa biết là quyết định không tuỳ thuộc tôi.

5/ Tôi cũng chia sẻ quan điểm của anh về kết quả mà ta nên chờ đợi từ
cuộc hành quân Condor với quân số hiện có và ach cũng biết rõ như tôi rằng
đó là quân số tối đa mà ta có thể bảo đảm yểm trợ bằng đường hàng không.
Sắp tới tôi sẽ cho anh biết quyết định của tôi về vấn đề này.

6/ Trong điều kiện hiện nay, tôi thiên về hướng cho phép anh thả dù thêm
một tiểu đoàn sau khi đã cho nhảy dù 300 lính lê dương còn lại, nếu diễn biến
tình hình G.O.N.O. vẫn yêu cầu. Tôi sẽ quyết định vào ngày mai hay ngày
mốt, sau khi anh kiểm điểm tình hình cho tôi biết.

TRẢ LỜI CỦA TƯỚNG COGNY

Tôi không hề nghi ngờ gì về việc ông đã thông tin cho chính phủ theo quan
điểm toàn diện của Đông Dương, chứ không phải chỉ là quan điểm Bắc Kỳ.
Chính để giúp ông bổ túc thông tin ấy mà tôi tha thiết muốn khẳng định ý kiến
riêng mà tôi tin là khác với ý ông trên mấy điểm quan trọng.

1) Tính gay go của tình hình Bắc Kỳ và sợ rằng còn phát triển thêm. Xin
xem lại những văn thư gần đây của tôi tôi không nhắc là ông chấp nhận điều
ấy ở mức độ giống như tôi.

2) Khi tính chất gay go trong tình hình các vùng lãnh thổ khác ngang nhau,
cần ưu tiên cho Bắc Kỳ. Tôi nhắc lập trường của thống chế de Lattre là về
điểm này.

Điều phối lại lực lượng Đông Dương để hình thành khối cơ động tại châu
thổ, theo tôi là cơ may duy nhất để cứu Điện Biên Phủ bằng hoạt động trên bộ.
Ngoài tác dụng quân sự sẽ còn có tác dụng tâm lý rất quan trọng đối với hội
nghị Genève, và nó sẽ bù đắp được cho tác hại do việc giảm bớt vị trí của ta và
từ bỏ các cuộc hành quân trên các vùng lãnh thổ khác. Hơn nữa, trong trường
hợp Điện Biên Phủ thất thủ, khối cơ động ấy sẽ bảo đảm giữ châu thổ, vị trí
mà tôi cho là sống còn đối với Đông Dương và chính yếu trên bình diện quốc
tế..

Tôi hoàn toàn hiểu rõ là ông muốn có hoạt động mạnh mẽ của không quân
cho Điện Biên Phủ nhưng, như chính ông nhấn mạnh, ông không có quyền
quyết định, ngược hẳn với điểm trên kia. Thế nhưng, kéo dài thời gian hiện
nay hết sức nghiêm trọng đối với việc bảo toàn Điện Biên Phủ.

ĐIỆN CỦA TỔNG TƯ LỆNH (số 668) 22 giờ 20 phút

Yêu cầu anh trả lời gấp những câu hỏi sau đày, mà tôi cần để có những
quyết định khẩn cấp:

1) Cho biết ý kiến của anh xem Điện Biên Phủ có khả năng kéo dài độ bao
lâu trong trường hợp có hoặc không có chi viện, giả định là địch tiếp tục chiến
thuật hiện tại, không tiến hành tổng tấn công.

2) Anh có ủng hộ tăng cường cho Điện Biên Phủ không?

3) Nếu có, tăng cường bằng những tiểu đoàn dù hay lực lượng lê dương
tình nguyện biệt phái?

4) Anh có còn ủng hộ cuộc hành quân Condor không, mặc dù anh dã tỏ ý
dè dặt về mức độ giảm áp lực cho Điện Biên Phủ? Nếu không, xin cho biết lý
do. Tôi nói rõ chỉ có thể thực hiện Condor với sự tham gia của binh đoàn dù
(G.A.P)

Tình hình khí tượng: Ngày 25 tháng 4, trở lại gió đông nam nóng và ẩm
gây mưa phùn ở châu thổ, mưa giông trên lộ trình, sương mù, sương mù khô
và mưa lớn ở Điện Biên Phủ … thời tiết này tiếp tục cho đến khi Điện Biên
Phủ thất thủ.

Chủ nhật ngày 25 tháng 4


Sân bay Điện Biên Phủ mất luôn.

Trong một thông báo, Bảo Đại chống lại mọi “dự án giải quyết xung đột
mà xâm phạm sự thống nhất của Việt Nam”.

Hội đồng chính phủ họp bất thường ở Luân Đôn.

Quyết định số 18 ngày 17 tháng 4 xuất hiện trên Công báo, tuyên dương
trước toàn quân đội quân đồn trú ở Điện Biên Phủ, bao gồm việc thưởng huy
chương chiến công hình chữ thập T.O.E. với nhành lá cọ:

“Từ nhiều tuần qua, dưới quyền chỉ huy của đại tá De Castries, các lực
lượng Liên hiệp Pháp đồn trú tại Điện Biên Phủ ngày đêm đẩy lùi những đợt
tấn công quyết liệt của kẻ địch đông hơn nhiều về số lượng.

Sự hy sinh anh hùng của các tử sĩ và sự bám trụ bền bỉ của các chiến sĩ
mang lại vinh quang mới cho vinh dự của quân đội ta.

Đoàn kết một lòng quyết thắng, sĩ quan, hạ sĩ quan, cai đội và binh sĩ xứng
đáng được toàn thế giới tự do cảm phục, nước Pháp tự hào và biết ơn. Lòng
dũng cảm của họ là tấm gương mãi mãi đáng tuyên dương.”

Một lần nữa, Cogny yêu cầu Navarre xây dựng lại các binh đoàn cơ động ở
châu thổ. Chỉ có thể thả xuống tập đoàn cứ điểm phân nửa khối lượng hàng dự
kiến để tái bổ sung các kho dự trữ đạn, máy bay tiêm kích ngừng nhiệm vụ tìm
và diệt các trận địa pháo địch để yểm trợ trực tiếp cho quân đồn trú.

TRẢ LỜI CỦA COGNY

1) Tôi đánh giá Điện Biên Phủ đề kháng được từ hai đến ba tuần nếu có
chi viện, với điều kiện địch tiếp tục chiến thuật hiện nay mà không phát động
tổng tấn công. Nếu ngưng chi viện bây giờ, thời hạn sẽ chỉ được tám ngày, vì
lý do suy sụp tinh thần.

2) Trả lời ở phần 5.

3) Gởi binh tình nguyện trong vòng một tuần, sau đó gửi một tiểu đoàn dù
hay lê dương.

4) Condor hạn chế nhưng ích lợi, cần bắt đầu không chậm trễ.

5) Tôi trả lời câu 2 của ông. Kéo dài thời gian có lợi gì, hay nói cách khác,
mục đích cần đạt là gì?

Tôi hoàn toàn bác bỏ giả thiết chỉ đơn thuần gia tăng giá trị đạo lý của sự
hy sinh. Chỉ cái lợi duy nhất là bảo vệ đến cùng danh dự quân nhân bằng cách
chi viện Điện Biên Phủ đến giờ phút chót sẽ có quá nhiều nguy cơ bị mất
trong sự tan rã chung tiếp theo đó. Cần phải, hoặc bảo đảm có cái gì bù lại cụ
thể, hoặc đạt được ngừng bắn và dù thực hiện khả năng nào trong hai khả năng
trên, cũng phải làm trước khi Điện Biên Phủ thất thủ.

Kéo dài sự đề kháng của G.O.N.O. cần cho phép có hành động quyết định
để cứu Điện Biên Phủ hoặc ít nhất là sắp xếp lực lượng ta thế nào để khỏi mất
các vị trí chủ yếu ở Bắc Kỳ do hậu quả của Điện Biên Phủ.

Châu thổ không chỉ có ưu tiên về tầm quan trọng chiến lược ở mức quốc tế
và còn phải ưu tiên vì hậu quả của Điện Biên Phủ là các đại đoàn Việt Minh
chiến thắng quay về và ở đây có phản ứng dữ dội của một vùng người đông
như’ kiến.
Tôi đã nhiều lần nhắc lại đề nghị này với ông vào các ngày 22, 23 và 24 tháng
4.

Tôi yêu cầu quyết định những điều này một cách hết sức khẩn cấp, tôi biết
rằng một trong hai quyết định này không tùy thuộc ông. Các quyết định trên
nhằm cứu Điện Biên Phủ trong bước 1 và châu thổ trong bước 2. Tôi giữ
nguyên lập trường của mình.

Thứ hai ngày 28 tháng 4


Khai mạc hội nghị Genève.

MỘT PHI CÔNG BỊ BẮT LÀM TÙ BINH

Vì trời đẹp nên máy bay lên đường ồ ạt, lần đầu máy bay Corsairs được
dùng tấn công đường giao thông. Người ta quyết định dùng Packet ở độ cao
hơn và thả dù rơi chậm, thả dù trong bốn lượt máy bay bay qua bay lại .
Nhưng những lần này bay thử ở Viêng Chăn xác nhận mất hàng đến 50%,
trong điều kiện bình thường, không có phòng không.

Hai chiếc B26 bị bắn rơi trong vùng địch và 50 máy bay trúng dạn.
Khoảng 10 giờ 30 phút, các trận địa đại liên 12,7 của trung đoàn 367 bắn trúng
một chiếc Hellcat, chiếc này đáp xuống các triền dốc đầu tiên, cách các vị trí
Bản Kéo cũ một kilômét về phía Tây. Phi công không bị thương, nhưng bị bắt
sống. Người ta dẫn anh đến chỉ huy sở của tiểu đoàn trưởng Phúc. Cho đến
nay, Phúc chưa bao giờ được gặp phi công của những chiếc máy bay anh bắn
hạ: Đó là lái phụ Robert, phi công trẻ tuổi nhất phi đội 11F, mặc đồ bay và gilê
cứu hộ, đội chiếc mũ cát to tướng màu trắng, anh đã gỡ kính lên trên vành mũ,
thoáng chút ria mép. Tiểu đoàn trưởng Phúc phẫn nộ hỏi:

- Sao anh lại có thể làm nhiều điều dã man đến thế? Tại sao anh giết nhiều
người thế? Chúng tôi chiến đấu vì chính nghĩa và chính vì thế chúng tôi không
giết anh. Nếu anh ở trong một trận đánh giữa đế quốc với nhau, anh tưởng họ
sẽ để cho anh sống hả?

Viên phi công trả lời :

- Tôi không muốn có cuộc chiến tranh này.

- Thế tại sao anh lại tham gia?

- Tôi là người lính. Tôi tuân theo mệnh lệnh.

Người lái phụ nói thêm là sau chiến tranh, anh sẽ rời quân đội. Anh bay
trên bầu trời Điện Biên Phủ lần này là lần thứ chín và lần nào cũng trúng đạn.
Tiểu đoàn trưởng Phúc nhìn anh ta, không biết nói gì nữa. Anh lái phụ có vẻ
rất xúc động và đau khổ, như thể anh vừa từ hành tinh khác rơi xuống đây.
Anh ta đứng im trước mặt tiểu đoàn trưởng, mặt nạ oxy toòng teng trước ngực.
Có cái gì đó mà tiểu đoàn trưởng không hiểu được trong những tên đế quốc
này. Cũng không hiểu rõ vì sao, Phúc bỗng bước về phía viên phi công và bắt
tay anh ta.

Ở Hồng Cúm, đại đội 7 tiểu đoàn 1 pháo thủ Angiêri tìm cách xung phong
lên các đường hào bao quanh rào dây thép gai của sân bay phụ (tức sân bay
Hồng Cúm - ND). Nó bị đánh bật trở về căn cứ xuất phát với sáu người chết
và 22 người bị thương. Ở phân khu trung tâm hầu như không còn khả năng
xoay sở nữa, Langlais cho chôn các chiến xa để biến chúng thành lô cốt. Mấy
cơn mưa giông cuối cùng đã làm lòng chảo ngập úng. Ở cả hai bên, người ta
chiến đấu với nước lên tới đùi.

TRẢ LỜI CỦA TỔNG TƯ LỆNH ĐIỆN SỐ 679

Tôi trả lời đoạn 5 trong công điện số 01/01 của anh. Nếu tôi hiểu đúng, anh
cho rằng việc tăng cường cho Điện Biên Phủ chỉ đáng làm, nếu như sự kéo dài
đề kháng cho phép chắc chắn về kết quả thuận lợi.

Tôi không chia sẻ quan điểm ấy và tôi cho rằng kể cả danh dự quân nhân
và hy vọng, dù không chắc chắn, về một kết quả thuận lợi cũng đáng để hy
sinh thêm. Thế mà, có thể hy vọng kết quả thuận lợi do có hội nghị Genève,
hội nghị có thể đưa đến hoặc là ngừng bắn, hoặc là Mỹ can thiệp trong trường
hợp (hội nghị) thất bại. Do đó, tôi quyết định kéo dài tối đa sự đê kháng ở
Điện Biên Phủ.

Để kéo dài đề kháng, anh đề nghị tập hợp khối cơ động lớn ở châu thổ. Tôi
thấy rõ làm như vậy sẽ có lợi cho châu thổ trong trường hợp giả thiết nghiêm
trọng mà anh hình dung trở thành sự thật. Nhưng các giả thiết ấy không chắc
chắn và xa vời. Những phản ứng của “vùng người đông như kiến” chỉ đơn
thuần là giả định, còn các đại đoàn Việt Minh chỉ có thể quay về can thiệp ở
châu thổ sau thời hạn từ 1 tháng đến 6 tuần sau khi Điện Biên Phủ thất thủ.

Ngược lại, tôi coi hoàn toàn là ảo tưởng việc dùng lực lượng cơ động lớn
mà anh hình dung là có lợi cho Điện Biên Phủ. Theo tôi nghĩ, chắc đó là cuộc
hành quân Phủ Doãn mà anh đã lập phiếu gửi cho tôi.

Thế nhưng tôi ghi nhận hai điều :

1) Theo chính anh thú nhận, cuộc hành quân ấy không mang lại sự ủng hộ
tinh thần nào cho tập đoàn cứ điểm.

2) Nó cũng không ảnh hưởng gì đến việc tiếp ứng và sẽ chỉ tác động đến
tập đoàn cứ điểm vào khoảng 20 tháng 5, tức là qua khỏi thời hạn mà anh cho
là còn cầm cự được.

3) Bản thân cuộc hành quân ấy có kết quả hết sức không chắc chắn, bởi dự
án của anh chỉ bảo đảm những hoạt động cách quãng trên tuyến đường giao
thông Việt Minh, vả chăng, tuyến đường này có thể dời lên phía Bắc, mục tiêu
duy nhất có giá trị, như chính anh thừa nhận hồi tháng 12, là Yên Bái, mà
chúng ta không với tới được.

4) Cho là ta có cắt đường giao thông đi nữa, thời gian cắt đường cũng
ngắn, bởi vì, từ chính sự nghiên cứu của anh cũng rút ra khả năng ta gặp ở J.
10, 12 hoặc có thể là 18 tiểu đoàn địch ngay trên chính đường giao thông của
ta. Như thế sẽ là tái bản cuộc hành quân Lorraine.

Vả lại không thể tập hợp khối cơ động ấy mà không đưa đến thảm họa trên
phần còn lại của Đông Dương. Vì thế hiện nay không đặt vấn đề ấy được.

Chỉ trong trường hợp những giả thiết mà anh hình dung trở thành khả năng
thực sự, tôi mới đồng ý hy sinh một bộ phận của Đông Dương cho châu thổ,
nếu đó cũng là ý kiến của ông Tổng ủy viên, là người chịu trách nhiệm về
phòng thủ chung nhìn từ góc độ chính trị - quân sụ. Từ đây đến đó, đối với
châu thổ, anh phải hoàn thành nhiệm vụ với phương tiện hiện có, vấn đề để
bảo toàn cái chủ yếu.

Và Navarre kết thúc bằng cách giữ vững nguyên tắc về cuộc hành quân
Cordor.

Tình hình khí tượng: Rất xấu vào các ngày 27, 28 và 29 tháng 4, khiến cho
việc tiếp tế đường không bi giới hạn hoặc đình chỉ hẳn.

Ngày 27 tháng 4 năm 1954


Quyền chỉ huy cuộc hành quân Condor được giao cho đại tá de
Crèvecoeur, chỉ huy trưởng các lực lượng Lào. Cuộc hành quân Condor sử
dụng ba binh đoàn: Binh đoàn Godard, gồm ba tiểu đoàn, hiện ở vùng Nậm
Cô, về phía H.Den, sẽ gặp tại vùng Mường Hiệp một binh đoàn thứ hai gồm
hai tiểu đoàn từ Nậm Bắc đến. Cuối cùng, một binh đoàn thứ ba sẽ được thả
dù xuống Mường Nhạ khi hai binh đoàn kia đến đó. Binh đoàn Godard phải đi
xa hơn 50 km, binh đoàn Nậm Bắc vượt đoạn đường dài hơn gấp đôi trước khi
đến Mường Nhạ, chỗ này cách Điện Biên Phủ khoảng 50 km nữa. Điều đó
không phải là không thực hiện được, nhưng những đoạn đường ấy phải đi bộ,
qua những con đường mòn rất xấu và phải giành giật với du kích Việt Minh.

Bây giờ chỉ còn lực lượng từ trên trời là cứu giúp được cho Điện Biên Phủ.
Người ta thống kê số người không có bằng cấp nhảy dù xin tình nguyện nhảy:
Có 745 người. Không phải tất cả số đó đều rơi đúng phòng tuyến ta. Ngày
hôm đó, ước lượng tổn thất cho thấy, ban ngày, máy bay Packet để mất 65 tấn
hàng và Dakota để mất 20, ban đêm, Packet để mất 24 tấn và Dakota mất 50
quân chi viện.

Về phương diện toán học, số phận Điện Biên Phủ đã được quyết định kể từ
khi mất Him Lam và Độc Lập. Gilles đã từng nói với ông bạn thân Castries:
“Nếu cậu để mất một tấc đất, thì cậu tiêu đời…”

Bây giờ chỉ còn đếm những ngày hấp hối.

Ở Genève, ông Foster Dulles giữ kín câu trả lời cho câu hỏi mà hôm qua
chính Bộ của ông đã nêu, về việc can thiệp vào Điện Biên Phủ mà không có sự
đồng ý của Anh. Có phải ông yêu cầu Anh chỉ tham gia vào một lời tuyên bố
về ý đồ bề ngoài là vô thưởng vô phạt, chỉ khẳng định lại sự đoàn kết về tinh
thần? Chỉ có một điều chắc chắn, sáng hôm đó, đô đốc Radford khi quay về
Washington còn hy vọng ra lệnh cho B29 ở Philippin cất cánh, chở đầy bom
cho Điện Biên Phủ. Hy vọng ấy chỉ còn sống sót vài giờ.

Ở Tokyo, đô đốc Charles E.Lambe, thuộc Hải quân Hoàng gia, và phó đô
đốc William Callaghan. thuộc quân Hoa Kỳ, cả hai là tư lệnh hải quân Anh và
Mỹ ở Viễn Đông đã gặp nhau.

Vào lúc màn đêm lại sắp sửa buông xuống thung lũng đau thương, đại sứ
Pháp ở Luân Đôn đến gặp ông Winston Churchill. Vị chính khách lão thành
thậm chí không để ông ta mở lời: ông Churchill không muốn nghe gì về vụ đó
nữa. Giọng vỡ ra vì xúc động, không biết xúc động thật hay giả vờ ông tỏ ý
tiếc là không giúp được gì cho những người đang chiến đấu bảo vệ phương
Tây ở Điện Biên Phủ; rồi ông rời phố Downing để đến Hạ viện, nơi tràn ngập
không khí lo âu. Ông Attlee hỏi ông còn muốn nói gì không, về cuộc gặp giữa
các Bộ trưởng Ngoại giao tại Paris, ông Churchill tuyên bố là Điện Biên Phủ
gây căng thẳng dữ dội trong tâm trí nhiều người, nhưng sự ồn ào quanh trận
đánh ấy không được làm mất ý niệm về sự cân bằng trên thế giới và Luân Đôn
không cam kết gì mới trên bình diện chính trị hay quân sự. Khi ông nói thêm
là chính phủ Hoàng gia từ chối không hứa bất cứ điểm gì về hành động quân
sự ở Đông Dương trước khi biết kết quả hội nghị Genève, người ta hoan hô
ông.

Giọng điệu đó cũng được Tổng thống Eisenhower nói theo; nó là hồi
chuông báo tử của Điện Biên Phủ. Người ta bàn luận nhiều về việc này ở Paris
tối hôm đó. Phần lớn những nhà bình luận chính trị nghĩ rằng nếu ông
Churchill không kìm hãm sự can thiệp của Mỹ, hy vọng hòa bình ở Đông
Dương có lẽ đã hóa thành tro bụi.

Thậm chí trong một vài giới, người ta còn tuyên bố là vị chính khách Anh
đã là cứu tinh của phương Tây lần thứ hai. Thật vậy không thể hiểu làm sao
mà bom A của đô đốc Radford lại không đưa Trung Quốc vào cuộc chiến
tranh mới. Từ gần một năm qua, ông Mayer đã giao cho tướng Navarre tìm
một lối thoát danh dự. Người ta không thể hình dung cuộc xung đột kết thúc
mà lại không bắt đầu các cuộc thương lượng mà cho đến nay, ông Georges
Bidault, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp, vẫn tìm mọi cách phá hỏng.

Ở Hà Nội, báo chí Quốc gia nhắc lại lời Bảo Đại lên án dự án rút lực lượng
viễn chinh khỏi Bắc Kỳ và kết tội nước Pháp phản bội. Nguyên tắc của việc
mang lại hòa bình cho Việt Nam không thể không là nền tảng của sự thỏa
thuận với Việt Minh; nhưng, cho đến cùng, người ta cứ khẳng định là không
thể có chuyện đó, và những người nào dự kiến thu xếp như vậy đều sai lầm.
Ngoại giao chỉ là nghệ thuật nói dối nâng đến tuyệt đỉnh

TRẢ LỜI CỦA TƯỚNG COGNY ĐIỆN 04/01

1) Hân hạnh lưu ý ông là tôi không bao giờ nói việc tăng cường cho Điện
Biên Phủ chỉ có cơ sở nếu như kéo dài đề kháng cho phép chắc chắn có kết
quả thuận lợi.

2) Tôi nhắc lại và nói rõ quan điểm của tôi: Mục đích cần đạt không thể
chỉ là giá trị đạo lý của sự hy sinh.

Tôi nghĩ rằng ông không vì vậy mà nghi ngờ về việc danh dự quân nhân
vẫn có giá trị cao quý nhất đối với tôi. Nhưng tăng cường lợi ích tinh thần
bằng cách kéo dài đề kháng, nhờ chi viện đến cùng, có quá nhiều nguy cơ bị
mất tất cả trong sự tan rã chung sẽ tiếp diễn sau khi Điện Biên Phủ thất thủ
nếu như thời hạn kéo dài không được bù đắp cụ thể. Trong điều kiện ấy, sẽ có
lợi cho việc bảo vệ danh dự quân nhân hơn, nếu như ta đạt được ngừng bắn
trước.

Do đó, tôi yêu cầu thời gian ta kéo dài phải được bù đắp.

Về mặt đó, riêng tôi không tán thành những “hy vọng” mà ông nói đến,
các hy vọng ấy thành hiện thực quá muộn sẽ làm chúng ta rơi vào tình hình
xấu rất nghiêm trọng.

Vì thế, tôi chỉ dựa vào mấy khả năng sau đây, có được do sự kéo dài đề
kháng.

a) Có hành động quyết định để cứu Điện Biên Phủ (hành động ồ ạt bằng
không quân và hoạt động trên bộ ở phía Bắc châu thổ).

b) Ít nhất là sắp xếp lại toàn bộ lực lượng để tránh cho các vị trí chủ yếu ở
Đông Dương khỏi bị mất do hậu quả của Điện Biên Phủ.

Thứ tư ngày 28 tháng 4


Đội quân Crèvacoeur chiếm lại Mường Khoa.

Ở Paris, ông Laniel và ông Nguyễn Trung Vinh ký tuyên bố chung Pháp -
Việt. Pháp và Việt Nam “xác nhận hai nước đồng tình giải quyết quan hệ với
nhau trên cơ sở hai hiệp ước cơ bản. Hiệp ước thứ nhất công nhận nền độc lập
hoàn toàn, chủ quyền đầy đủ và trọn vẹn của Việt Nam. hiệp ước thứ hai xác
lập sự liên kết Pháp - Việt trong Liên hiệp Pháp. Trên cơ sở bình đẳng và
nhằm phát triền sự hợp tác giữa hai nước”. Nhưng bản thân các hiệp ước chưa
được ký kết; đến ngày 4 tháng 6 năm 1954 mới ký.

Bài của J.J Servan - Schreiber trên báo le Monde: “Không còn ai nữa hay
sao ?”

Thứ năm ngày 29 tháng 4


Tổng thống Eisenhower tuyên bố ở Hội đồng An ninh: “Chính phủ Mỹ sẽ
đợi biết kết quả hội nghị Genève trước khi có những sáng kiến mới nhằm giúp
đỡ Pháp ở Đông Dương”.

David Lawrence viết trên báo New York Herald Tribune: “Như vậy, vấn đề
quan trọng đối với Pháp là quyết định xem họ coi việc mất Điện Biên Phủ là
dấu chấm hết hay chỉ là một thất bại có tác dụng động viên việc tăng cường
tấn công và phòng thủ với tất cả những phương tiện thích hợp để tạo ra chiến
thắng quân sự”.

Đêm đó, 60 lính lê dương nhảy dù xuống Hồng Cúm.

ĐIỆN CỦA NAVARRE

Hôm nay tôi chỉ trả lời đoạn 3, tức là hoạt động tấn công ở Phủ Doãn.
Trước hết, anh lưu ý là cuộc tấn công ấy không hề do anh đề xuất, mà anh đã
nghiên cứu theo lệnh tôi trong số những khả năng khác, sau cuộc họp khi tôi
triệu tập anh.

Tôi hoàn toàn giữ nguyên quan điểm của mình, vả chăng quan điểm này là
kết quả của chính những nhận xét của anh, là cuộc tấn công ấy sẽ không hề cắt
được đường giao thông của Việt Minh. Để cắt được đường, phải lên tận Yên
Bái, bởi vì địch có thể dùng lộ trình xe đi được qua Thủ Yên Quảng - Nam
Yên - Ngọc Trĩ - Vũ Khê. Vả lại không thể tập hợp phương tiện mà anh cho là
cần thiết trong thời hạn chấp nhận được mà không hy sinh những vị trí chủ
yếu trong phần còn lại của Đông Dương.

ĐIỆN CỦA COGNY GỬI NAVARRE

Các bức điện ngày 24 và 26 của tôi vẫn chưa được trả lời. Kết quả thả
hàng và người xuống G.O.N.O ngày 28 tháng 4, đêm 28 và ngày 29 xuống
Điện Biên Phủ là con số không, xuống Hồng Cúm được 22 tấn; Tình hình cực
kỳ căng thẳng về lương thực và đạn bộ binh. Chỉ có thể thả hàng bằng C119 ở
độ thấp, tất cả các phương tiện khác đều phá sản vì tình hình khí tượng hiện
nay. Ngoài ra, tình hình này có thể tái diễn ngày càng nhiều hơn. Vấn đề bây
giờ là sự tồn tại của G.O.N.O. Hân hạnh xin quyết định của ông và xin phép
nhấn mạnh là yêu cầu hết sức cấp bách.

Thứ sáu ngày 30 tháng 4


Ở Hà Nội, Hội đồng thành phố bác bỏ việc Quốc gia Việt Nam nằm trong
Liên hiệp Pháp.

Walter Lipmann, trong báo New York Herald Tribune nhấn mạnh “tính
chất bi thảm của tình hình”.

Ông Bidault đồng ý với ông Môlôtôv để Liên Xô và Trung Quốc mời nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến Genève. Về phía họ, các nước phương Tây
mời Quốc gia Việt Nam, Campuchia và Lào.

MỪNG NGÀY KỶ NIỆM CAMERONE

Trời đẹp trở lại khiến tất cả các máy bay lại lao lên Lòng Chảo. Các tổ lái
Packet người Mỹ trở lại cầm lái. Cùng với máy bay Dakota, họ thả 233 tấn
hàng tiếp tế, trong đó gần phân nửa rơi xuống vị trí địch, bất chấp mọi biện
pháp thận trọng của ta. Một kho dự trữ bốn ngày lương thực và một kho chứa
3000 quả đạn 105 bị pháo địch hủy diệt. Hai mươi chiếc Corsair thuộc lực
lượng không quân của hải quân xuất hiện trên bầu trời Điện Biên Phủ.

Hai sĩ quan, 14 hạ sĩ quan và độ 50 binh lính tình nguyện nhảy dù xuống
Điện Biên Phủ từ Trung Kỳ và Sài Gòn ra Hà Nội. Navarre yêu cầu Cogny lấy
thêm người từ các đơn vị châu thổ; nhưng Cogny trả lời không lấy thêm được
nữa vì các tiểu đoàn lê dương của ông không đầy 400 người và Langlais tỏ ra
rất miễn cưỡng, không muốn nhận lính Bắc Phi. Còn quân chi viện người Việt,
Langlais đòi hỏi họ phải phục vụ ít nhất hai năm và phải có cán bộ khung đi
cùng.

Dù sao, Navarre cấm không được động đến tiểu đoàn dù mà ông dành cho
kế hoạch Condor. Cogny đáp là tập đoàn cứ điểm nhận được không đầy 80 đến
100 quân chi viện mỗi ngày, con số này cũng ít khi đạt được, hoặc vì thời tiết
không cho phép thả dù hoặc vì, tới giờ chót, một số người tình nguyện không
chịu lên máy bay hoặc không chịu nhảy dù.

Ở chỉ huy sở, trung tá Lemeunier, với tư cách là người sĩ quan lê dương kỳ
cựu nhất Dông Dương, chủ tọa lễ kỷ niệm lần thứ 91 trận Camerone. Tướng
de Castries, Langlais, Bigeard và Geneviève de Galard, đội mũ trắng, là khách
mời của ông. Castries và Langlais thành hạ sĩ, Bigeard và cô Galard thành
binh nhất danh dự. Họ cụng ly với những người đỡ đầu của mình trong những
cái ca có khắc số quân của họ và đựng đầy vang đông lạnh đậm đặc 24 độ.
Bigeard đứng nghiêm chào các trung sĩ lê dương.

Ở Hồng Cúm nơi đại tá Lalande cất giọng hát: “Tiens t’auras du
boudin…”, mục sư Tissot và cha Guidon cũng được phong làm binh nhất danh
dự. Ai đó mở đài. Một giọng nói từ Huế: “Trong ngày kỷ niệm Camerone này,
chúng ta đặc biệt nhớ về các đồng đội ở Điện Biên Phủ…”

Ở đồi A1, đại úy Capeyron gọi các trung đội trưởng của mình. Sau khi đọc
nhật lệnh của trung tá Lemeunier, theo truyền thống, trong lỗi lầm, anh lính lê
dương ít tuổi nhất và ở cấp bậc thấp nhất đọc bài tường thuật lại trận
Camerone. “Quân đội Pháp ở Mexique bao vây Puebla…”

Câu chuyện về đại úy Danjou với lực lượng 60 người kháng cự trong 11
giờ liền chống lại các cuộc tấn công của 2000 quân địch và tử trận tại chỗ, vào
ngày 30 tháng 4 năm 1863, để cứu một đoàn công voa, ai mà còn không tin
rằng nó có thể cũng sẽ là câu chuyện của Điện Biên Phủ?

“Những chiến sĩ Pháp ấy thà hy sinh tính mạng chứ không từ bỏ lòng dũng
cảm…” Giọng đọc rõ ràng là người ngoại quốc làm người ta mỉm cười. Nếu
chỉ có một người lính Pháp trên năm người lính tại Điện Biên Phủ, đó là lỗi tại
ai? Khác với nhiều tên lính Bắc Phi, lính Thái và lính Việt Nam khác, ít nhất,
những người lính này vẫn sẽ trung thành: Quân đội lê dương là tổ quốc họ.

Capeyron nói:

- Rồi các cậu sẽ thấy, ta sẽ kỷ niệm Camerone theo kiểu của tớ.

Capeyron xin pháo và súng cối bắn vào các đường hào mà quân Việt đào
tiến về phía anh ta và chúng phủ bằng gỗ tròn, pháo phá sập 50 mét hào. Sau
đó họ “ăn lễ” bằng một ít cơm và thịt bò đóng hộp. Vang đông lạnh được thay
bằng một chút rượu chát đỏ: Người ta đã thả dù được một chai cho 40 người.
Mỗi anh lính lê dương được hai điếu Lucky. Bỗng Capeyron ngừng nhai và
dỏng tai lên. Anh bảo :

- Nghe kìa, chúng lại tiếp tục.

Người ta lại nghe tiếng cuốc xẻng sẽ sàng, lì lợm đang đào lật đất.

Ban đêm, 19 chiếc B26, 4 chiếc Privateer và 9 chiếc Packet trút hàng tấn
napan ở ven lòng chảo. Những dòng thác lửa bỗng tràn xuống từ đỉnh đồi, uốn
lượn và mất hút trong đêm tối.

KHÔNG QUÂN CHI TIẾT VỀ THẢ DÙ.

C47
ban ngày từ 9500 bộ với dù bung chậm, trung bình bay qua 10 lượt.

ban đêm từ 2800 bộ để người nhảy dù xuống qua hai lượt bay.

C119

ban ngày Tổ lái người Mỹ: Từ 4500 bộ cho đến 25 tháng 4, thả dù bình
thường chỉ trong một lượt bay. Kể từ 25 tháng 4, từ 9000 bộ với dù bung
chậm, thả trong ba lượt bay.

ban đêm Tổ lái người Pháp: Từ 3500 bộ, bình thường chỉ trong một lượt
bay.

Địa bàn thả dù ngày càng thu hẹp, phòng không địch ngày càng có hiệu
quả, dù bung chậm hoạt động không đều, cho nên lượng hàng bị mất được tính
một cách rất khoan nhượng là:

15%: đối với máy bay C47

Từ 40% đến 50% đối với máy bay C119.

Về cuối người ta thậm chí không còn nhặt được các thùng hàng rơi bên
trong các vị trí.

ĐIỆN SỐ 1467 CỦA TỔNG TƯ LỆNH

Chỉ có thể gửi thêm một tiểu đoàn dù chi viện cho Điện Biên Phủ khi có
lệnh mới của tôi, tùy theo quyết định về vấn đề Condor và trong trường hợp
không có cuộc hành quân này.

Báo cáo của đại tá Nicot

“Tổng số người nhảy dù xuống Điện Biên Phủ từ 14 tháng 3 đến 5 tháng 5
lên tới 4326 trong đó có khoảng 3000 vào ban đêm. Những chuyến nhảy dù
này được thực hiện trong điều kiện đặc biệt khó khăn tại những địa bàn có lực
lượng phòng không của quân phiến loạn hoạt động, trong đêm đen, trong một
lòng chảo rộng từ 4 đến 6 km, dài 15 km, từ độ cao thấp hơn các dãy núi
chung quanh.

Tình hình khí tượng thường là không thuận lợi, cọc tiêu không thấy rõ,
nhất là ở Hồng Cúm, sự luân phiên trực máy vô tuyên ở Điện Biên Phủ không
rõ ràng và một phần người nhảy dù hoàn toàn không được huấn luyện khiến
vào giờ chót họ không chịu nhảy, tất cả đã dẫn đến tình trạng nhiều khi phải
chở một phần người nhảy dù quay trở về căn cứ, dù đã có nhiều lượt bay qua
lại trên địa bàn quy định.”

THƯ SỐ 79/GENE/CC/TS CỦA TƯỚNG NAVARRE GỬI COGNY

Tôi được biết về nhiều bức điện của thông tín viên báo chí từ Hà Nội trình
bày tình hình quân sự dưới góc độ bi quan rõ ràng là quá đáng.

Những bức điện ấy chỉ có thể gây hoang mang cho những người được đọc
và là mối đe dọa nghiêm trọng đối với tinh thần binh sĩ. Chúng biểu thị không
khí chủ bại đang ngự trị hiện nay tại Hà Nội, mà tôi đã nhận được nhiều dấu
hiệu cho thấy có không khí ấy.

Đáng buồn thay, mọi nguồn tin đều cho biết là không khí ấy bắt nguồn từ
giới thân cận với anh em bộc lộ qua những lời lẽ không thận trọng đã phát
biểu với báo chí hay với các nhân vật khác.

Cũng có những tiết lộ không kín đáo, ảnh hưởng đến bí mật hành quân.
Những tiết lộ này thường cũng hình như chỉ có thể xuất phát từ những người
chung quanh anh.

Tôi nhắc anh nhớ, không những nghĩa vụ hàng đầu của người chỉ huy
trong lúc khó khăn là tự mình nêu gương kỷ luật và bình tĩnh, mà người chỉ
huy còn phải đòi hỏi điều đó ở thuộc cấp của mình.

Còn đối với báo chí, anh vừa có quyền vừa có bổn phận phải ngăn cấm họ
công bố những thông tin có tác dụng báo tình hình cho địch và không được để
họ công khai nêu là lấy tin từ anh hay từ cấp dưới của anh mà không được aah
đồng ý.

Tình hình tôi vừa lưu ý anh đòi hỏi phải được nhanh chóng khắc phục.
Anh phải có biện pháp cần thiết và tôi coi anh là người chịu trách nhiệm về
việc ấy.

Cogny tự biện minh bằng một bức điện dài gồm 5 phần vào ngày 1 tháng
5, mà Navarre trả lời ngày 2 tháng 5 bằng một điện văn thô bạo:

Đã nhận được điện 17/06 và 10/01 mà tôi sẽ không trả lời. Tôi hoàn toàn
giữ nguyên lập trường của mình. Đã ra lệnh cho cơ quan An ninh quân sự điều
tra về nhưng tiết lộ bí mật.

Vài ngày trước đó, ngày 26 tháng 4. tướng Navarre đã gửi hai bức thư hăm
dọa cho Cogny nhân bài của Max Olivier trên báo de Figaro ngày 23 tháng 4
và ông Charles Favrel trên le Monde, ngày 22 tháng 4. (Chú thích: Ngày 30,
Cogny trả lời lá thư ngày 26 tháng 4 bằng một thư dài trong đó ông tự minh
oan và ném cho Navarre vài lời độc địa. – TG)

Navarre coi bài viết của ông Favrel là “ghê tởm”. Favrel tuyên bố với cơ
quan báo chí và thông tin tại Sài gòn là những ý tưởng ông trình bày trong bài
báo “cũng là suy nghĩ của nhiều sĩ quan cấp tướng ở Đông Dương.”

THÁNG NĂM 1954


Thứ bảy ngày 1 tháng 5


Langlais và Bigeard tổ chức lại công cuộc phòng thủ

Ở Điện Biên Phủ còn ba ngày lương thực, 275 quả đạn 155, 14000 quả 105
và 5000 đạn súng cối 120.

Có lẽ trong một cuộc điện đàm song công với tướng Navarre, Castries đề
nghị một kế hoạch rút toàn bộ quân đồn trú.

Langlais cho rằng muốn chiến thắng cần phải cầm cự thêm một tháng nữa.
Ông chuẩn bị cho phương án ấy và đòi quân chi viện từ Hà Nội. Tuy nhiên,
Langlais không có ảo tưởng. Con người kinh khủng ấy có nghị lực như nhà
quý tộc Montluc bị hãm trong Sienne, biết mình có thể chết và quyết chết
trong danh dự, để tiếp tục xứng đáng với Chúa của mình và với danh tiếng của
mình. Cũng như Montlu, Langlais không bao giờ nghĩ tới cái chết của mình
mà chỉ nghĩ đến cách sẽ bẻ gãy quân thù.

Phải chăng là linh tính? Một lần nữa, cùng với Bigeard, ông sắp xếp lại các
đơn vị bây giờ chỉ còn đứng kín một hình vuông mỗi cạnh dài 1500 mét, lấy
tàn quân của các tiểu đoàn trộn lẫn vào nhau, chỉ định cấp chỉ huy là những
người vững vàng nhất và tìm được cách có lực lượng dự trữ nhỏ bé, Một sĩ
quan không quân, đại úy Charnod, với khoảng 100 quân, giữ cứ điểm Junon.
Ngày hôm đó, được thay phiên, đại úy Capeyron trở lại cứ điểm 311A. Năm
phút sau khi bàn giao và dặn dò người kế nhiệm ở đồi A1, đại úy Chouner,
Capeyron hay tin anh ta đã chết. Capeyron kêu lên: “Không thể như thế. Tôi
vừa mới rời anh ta mà.” Capeyron quay lên và quả thật, trông thấy anh ta tử
trận vì một quả đạn cối.

Buổi chiều, ta phát hiện có dấu hiệu địch sẽ tấn công. Nhưng mãi đến khi
mảnh trăng thượng tuần bị đêm đen nuốt chửng từ lâu, pháo mới bắn chuẩn bị
một cách dữ dội ở Hồng Cúm vào 21 giờ, trong lúc hầm trung tâm chỉ bị súng
cối bắn. Vào 22 giờ, địch tấn công ở mặt Bắc, Đông và Tây của phân khu
trung tâm, và nhất là ở đồi D3, đạn cối cày đất biến thành mớ hỗn độn khủng
khiếp trộn lẫn xác chết và bùn nhão, ở đó, tiểu đoàn 1 thuộc trung đoàn 2 lính
dù thuộc địa đã lãnh đạn từ ngày 10 tháng 4. Hai đại đội bị tràn ngập và bị xóa
sổ cùng với hai người chỉ huy, trung úy Périou và trung úy de Marsangy, trong
lúc trung đoàn 57 lao lên các vị trí phòng thủ ở Tây Hồng Cúm. Một lần nữa,
ông Giáp mở cuộc tấn công vào tối thứ bảy.

Không quân xuất hiện, nhưng can thiệp chỉ có hiệu quả dưới ánh sáng
trắng của pháo sáng, bởi vì quân tấn công đang ở gần quân đội bên ta. Máy
bay B26 rải bom napan và bom Mỹ Hail Leaflet, chứa hàng nghìn móc sắt nhỏ
xíu đầu nhọn và sắc nhằm ghim vào bàn chân của quân tấn công.

Địch bắt đầu tấn công đồi D3 và đến nửa đêm, cứ điểm này thất thủ.

Chủ nhật ngày 2 tháng 5


Mưa giông, mưa như trút nước.

Tướng Navarre đến Hà Nội vào 16 giờ 20 phút mà không báo trước.

Ta phản công lấy lại tất cả các vị trí ở Hồng Cúm.

Tiểu đoàn 1 lính dù thuộc địa bắt đầu nhảy dù xuống.

Ở Colombia, bản tuyên bố chung kết thúc cuộc hội nghị giữa Ấn Độ
Pakistan, Miến Điện, Inđônexia và Xây Lan nêu rõ: “công cuộc đề kháng của
các quốc gia tham dự hội nghị chống lại mọi sự can thiệp từ bên ngoài của các
tổ chức cộng sản, chống cộng và các tổ chức khác.”.

MẤT ĐỒI D3, CAO ĐIỂM 105, ĐỒI D2, TÁI CHIẾM HỒNG CÚM

Vào 2h sáng đến lượt D2 thất thủ, cứ điểm này do một đại đội của tiểu
đoàn 6 lính dù thuộc địa và phần còn lại của tiểu đoàn pháo thủ giữ 105 bị
địch chiếm. Địch lại tiếp tục tấn công đồi D3 và cứ điểm sát sân bay Mường
Thanh, nhưng quân lê dương vẫn bám trụ.

Vào 2 giờ 30 phút, ở Hồng Cúm, cứ điểm phía Tây bị tràn ngập; vào 4 giờ,
mất cứ điểm phía Đông. Đại tá Lalande tổ chức phản công ở đó với đại đội II
của tiểu đoàn 3 lê dương, một trung đội của tiểu đoàn pháo thủ số 1 và chi đội
xe tăng của nó.

Vào 12 giờ trưa, địch rút lui, bỏ lại khoảng 100 xác chết và vũ khí, ta
chiếm lại từng cứ điểm ở Hồng Cúm. Vì không còn quân dự bị nên không thể
phản công D3, 105 và D2.

Người ta yêu cầu đại úy Capeyron tái thiết cao điểm 105 với sự hỗ trợ của
lính Ma rốc. Anh cùng đại đội của mình lao vào đường hào ngập nước và
chạm trán với quân Việt, lính Ma rốc không chịu theo. Capayron xin chiến xa,
nhưng một giờ rưỡi sau đó, người ta ra lệnh cho anh rút lui. Anh mang về 23
người chết và bị thương.

BIÊN BẢN VIẾT TAY CỦA ĐẠI TÁ BASTIANI

Tại văn phòng tướng Navarre ở Hà Nội dã diễn ra cuộc họp có các sĩ quan
của E.M.I.F.T., đại tá de Crèvecoeur, tướng Cogny và các sĩ quan của F.T.N.V.

Tướng Navarre tuyên bố: Ông “thấy không có nghĩa vụ tiếp tục cuộc chiến
đấu ở Điện Biên Phủ”. Tuy nhiên, vì không loại trừ sẽ có lệnh ngừng bắn từ
Genève, vấn đề là cần tiếp tục đề kháng một thời gian nữa. Do đó, ông quyết
định thả dù một tiểu đoàn mà ông giao cho tướng Cogny sử dụng. Sau đó, bởi
vì chính phủ không muốn có sự đầu hàng (ở Điện Biên Phủ) và bản thân ông,
tướng Navarre không nghĩ đến việc để cho G.O.N.O phải chết, nên ông nghĩ
đến việc làm sao cho đội quân đồn trú thoát ra. Cuộc hành quân thoát khỏi
Điện Biên Phủ phải tiến hành một cách cứng rắn hay mềm dẻo, các khu di tích
hình thành một hành lang an toàn.

“Có thể thực hiện trong hai, ba ngày sắp tới”. Ông đánh giá: “Việt Minh
không có hậu cần ở Lào nên sẽ phải mất 24 giờ sau mới phản ứng”. Ông
“quyết định bỏ lại thương binh và các cán bộ y tế”. Ông “tin chắc là Việt Minh
sẽ trả lại họ cho ta, chắc rằng Việt Minh sẽ làm một cử chỉ (thiện chí là trả
thương binh và cán bộ y tế)”. Còn về phần đại tá de Castries. Ông “sẵn sàng ra
lệnh cho ông ta rời căn cứ thoát đi”. Do đó, Navarre chỉ thị một cuộc họp để
nghiên cứu vấn đề thoát khỏi Điện Biên Phủ và rút quân theo ngả Lào. Người
ta lặp lại vấn đề cách thả dù hai tiểu đoàn lính dù cuối cùng của ta để đi đón
đội quân đồn trú tại Điện Biên Phủ ra hay không?

Thứ hai ngày 3 tháng 5


Tình hình khí tượng rất xấu làm hạn chế hoạt động đường không. Mặc dù
vậy, 150 người tình nguyện vẫn nhảy dù vào đêm.

Ông Dejean đến Hà Nội vào 19 giờ 30 phút.

SUY NGHĨ CỦA COGNY VỀ ALBATROS

Cogny có vài nhận xét trước khi bắt đầu cuộc họp nghiên cứu cuộc hành
quân Albatros.

Việc cố gắng thoát ra sẽ phải trả giá đắt và có thể nghĩ là một bộ phận rất
nhỏ của đội quân đồn trú vượt khỏi vòng vây của Việt Minh. Quyết định bỏ
thương binh sẽ đụng chạm truyền thống vốn có và cần phải có lệnh của chính
phủ. Không có chỗ dựa ở gần, không có địa bàn đón rước của các tiểu đoàn từ
Lào sang, cuộc hành quân thoát khỏi Điện Biên Phủ sẽ mang dáng dấp cuộc
tháo chạy khiến cho vinh quang đã giành được trong cuộc đề kháng sẽ bị chôn
vùi nhục nhã. Khước từ cả chuyện đầu hàng và cả khả năng bị tiêu diệt, chỉ
huy trưởng tập đoàn cứ điểm có thể trả quyền tự do hành động cho các chỉ huy
đơn vị. Như thế, những đơn vị khá nhất sẽ hăng hái lao vào hành động hơn.
Cuối cùng, Cogny thích đề kháng tại chỗ vì hai lý do: Sẽ gây cho địch thêm
những tổn thất mới và vì thế, các đại đoàn Việt Minh sẽ chậm quay về châu
thổ hơn.

Đại tá de Crèvecoeur dự cuộc họp. Tướng Navarre quyết định là tướng de
Castries sẽ tự mình quyết định phương thức và ngày giờ tiến hành Albatros.

Ở Hồng Cúm, người ta ghi trang nhật ký hành quân là để liên lạc giữa cứ
điểm trung tâm và cứ điểm của sân bay mà không sợ bị tổn thất, người ta đào
một đường hào. Như vậy là trước thời điểm này người ta không bao giờ nghĩ
đến chuyện đó hay sao? Vậy mà chuyện đó đâu có gì mới lạ chẳng phải đợi
đến tối mới sáng tạo phương thức ấy hay nghĩ ra lý do nêu lên để biện minh.

Trong tổng số 1800 người tình nguyện nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, có
150 người Việt Nam và 400 người Bắc Phi .

TRÌNH BÀY TÓM TẮT VỀ CUỘC HÀNH QUÂN ALBATROS

Chính chỉ huy trưởng G.O.N.O quyết định phương pháp và thời điểm thực
hiện cuộc hành quân Albatros.

Phương hướng: Từ phần Đông - Đông Nam lòng chảo đi Mường Nhạ và từ
đó đi Mường Hiệp (có khả năng sử dụng dòng sông) và Mường Ngòi.

Đón quân: Đón tại Mường Ngòi với lực lượng tiền tiêu đến tận Mường
Hiệp và nếu có thể, đến Mường Nhạ. Bố trí vị trí này vào giờ chót.

Rút quân: Phải phá vòng vây của địch ở nhiều điểm, bằng lực lượng mạnh,
có phối hợp và sự yểm trợ của pháo và không quân để đưa quân đến ven lòng
chảo, nơi có rừng, vào chiều tối. Từ đó, chia quân thành từng đội khinh binh,
liên tục tiến quân về phía trục đường rút quân. Chú ý là không thể xác định lộ
trình nào khác ngoài con đường đi qua Mường Nhạ, Bản Tà Mốt, Mường
Hiệp. Có những đường mòn khác, song phải có người dẫn đường.

Xác định sự hỗ trợ của không quân và yểm trợ hỏa lực, theo hộ tống, tiếp
tế, đón quân và rước những người bị rớt lại.

Hậu cần: Mang theo lương thực tối đa (từ ba đến bốn ngày lương thực với
khẩu phần cô đặc hay tiết kiệm).

Đại tá chỉ huy trưởng lực lượng trên bộ tại Lào (F.T.L.) lưu ý là chỉ còn
một hướng: Hướng Nam và địa bàn nhỏ ở Mường Nhạ, cách Hồng Cúm một
ngày đi bộ, từ đó có thể đi Luông Prabăng theo đường sông Nậm Hiệp và Nậm
Nu, hay có thể là khu du kích Mường Sơn (đường mòn có ít và hiểm trở) và
Cánh Đồng Chum.

Không thể bắt đầu cuộc hành quân trước 15 tháng 5. Trước đó, điều tối
thiểu mà lực lượng trên bộ ở Lào (F.T.L.) phải làm là ngăn cản Việt Minh ở
Nga Na Song không cho chúng chặn đường các toán quân rút ra của ta và bảo
đảm đón tiếp số quân này tại Mường Ngòi.

CÔNG VĂN CỦA ĐẠI TÁ BASTIANI THAM MƯU TRƯỞNG CỦA
COGNY

Ông lưu ý rằng vấn đề liên quan đến sinh mạng của 8000 người và danh dự
của lực lượng viễn chinh.

Vấn đề thật sự, mà ta vẫn chưa đề cập đến là vấn đề ra khỏi lòng chảo
Điện Biên Phủ. Có thể ra bằng lực lượng mạnh hoặc bằng cách lẻn ra từng
toán nhỏ.

Thế nhưng, vì đội quân đồn trú đã kiệt sức, vì tính chất đất đai, hệ thống
bố trí và quân số của địch, tôi cho rằng việc thoát ra đằng nào cũng trở thành
cuộc tháo chạy cuống cuồng, hỗn loạn và chỉ có một vài người thoát được.

Cho đến nay, những người bảo vệ Điện Biên Phủ đã chiến đấu vẻ vang, họ
được toàn thế giới tự do khâm phục. Chúng ta không có quyền bôi bẩn sự vinh
quang ấy.

Do đó, tôi tuyên bố kiên quyết chống lại việc thực hiện một dự án như vậy.

ĐIỆN CỦA ÔNG BIDAULT GỬI ÔNG MAURICE SCHUMANN

Tôi trả lời điện số 226 của ông.

Tôi ngạc nhiên về lời lẽ mà hình như ông Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã
dùng, nhân lời kêu gọi mà tôi đã thay mặt chính phủ nhiều lần nêu với Hoa
Kỳ.

Tôi giao cho ông làm cho người ta hiểu, với lời lẽ gượng nhẹ cần thiết,
rằng tôi thấy việc người ta sơn phết lại lịch sử sau khi sự kiện xảy ra là điều
không phải phép đến mức nào.

Thứ ba ngày 4 tháng 5


Mưa như trút. Mưa ấy không phải do tướng Navarre tạo ra.

Mất cứ điểm gần sân bay Mường Thanh (ta phản công thất bại)

Ở Hồng Cúm, ta tấn công chiến hào của địch ở phía Tây.

Ông Dulles về Washington.

ĐIÊN CỦA COGNY GỬI CASTRIES

Nghiên cứu việc rút bỏ (Điện Biên Phủ).

Tổng tư lệnh ra lệnh nghiên cứu và chuẩn bị cuộc hành quân rút bỏ
G.O.N.O. Có thể xảy ra, được đặt tên Albatros.

Thứ nhất: Tướng Cogny sẽ xác định xem có cần và có tốt không nếu ta rút
bỏ. Stop. Để cho chỉ huy trưởng G.O.N.O. chủ động về phương thức và chọn
thời điểm kể từ ngày mà ta qui định cho ông ấy.

Thứ hai: Bố trí ngăn chặn từ xa của địch có vẻ yếu hơn trong vùng Nam -
Đông Nam. Stop. Do đó, hướng rút chung sẽ là hướng Nam theo sông Nậm
Nưa cho đến Mường Nhạ, tiếp theo là thung lũng sông Nậm Hiệp và Nậm Nu,
cũng có thể theo hướng Mường Sơn và Cánh Đồng Chum.

Thứ ba: Vừa cầm chân lực lượng tối đa của Việt Minh trong vùng Sốp
Nao, chỉ huy trưởng lực lượng Lào với phương tiện được chi viện, đồng thời
có nhiệm vụ giải tỏa tối đa một hành lang an toàn trong thung lũng sông Nậm
Hiệp kể từ Mường Ngòi và Bản Tà Khan. Stop. Ngoài ra, chỉ huy trưởng lực
lượng Lào cần hình thành vùng đón quân với những phương tiện của một binh
đoàn cơ động can thiệp trong vùng Mường Sơn. Stop. Chỉ huy trưởng
G.O.N.O sẽ được thông báo về lịch hành quân của Lực lượng trên bộ ở Lào
(F.T.L.). Việc vận chuyển quân và bố trí lực lượng này không thể hoàn tất
trước 20 tháng 5.

Thứ tư: Trong trường hợp thực hiện cuộc hành quân này, chỉ huy trưởng
G.O.N.O. cần tính trước mọi biện pháp để bảo vệ tinh thần binh sĩ và chăm
sóc thương binh để lại tại chỗ, đặc biệt là bằng cách giữ lại bên họ một vị chỉ
huy quân sự, bác sĩ trưởng và tất cả nhân viên y tế cần thiết. Stop Sẽ để lại
phương tiện truyền tin cho bác sĩ trưởng để liên lạc với Cơ quan Y tế tại Hà
Nội.

Thứ năm: Ngoài ra, tối thiểu cần hủy chiến xa, đại bác, tài liệu mật và mật
mã, thiết bị vô tuyến.

Thứ sáu: Yêu cầu chỉ huy trưởng G.O.N.O cho biết kế hoạch hành quân dự
kiến để vượt qua vòng vây và tiếp tục rút quân cũng như nhu cầu mọi mặt của
ông ta. Stop. Về phương diện này, cần hình thành tại Điện Biên Phủ lực lượng
dự trữ lương thực và thuốc men đủ dùng trong ba ngày cho nhân viên và
thương binh để lại tại chỗ. Stop. Ngoài ra, số quân rút đi cần được cấp cho mỗi
người ba ngày lương thực với khẩu phần tối thiểu.

Thứ bảy: Tất nhiên là cho đến khi có lệnh mới, chỉ huy trưởng G.O.N.O.
vẫn có nhiệm vụ đề kháng tại chỗ mà không có tinh thần rút lui. Stop. Ngoài
ra, thiếu tướng chỉ huy trưởng G.O.N.O. cần lưu ý tính chất rất mật của chỉ thỉ
này, cần được chuẩn bị một cách hết sức kín đáo.

COGNY.

Thứ năm ngày 5 tháng 5

Trời vẫn mưa xối xả. Mưa này không do tướng Navarre tạo ra.

Tiểu đoàn 1 lính dù thuộc địa tiếp tục nhảy dù xuống.

Vào 10 giờ 20 phút ông Dejean rời Hà Nội đi Sài Gòn, 11 giờ 15 phút thì
tướng Navarre đi theo.

Ông Wilson, Bộ trưởng Quốc Phòng (Mỹ) tuyên bố. “Chúng ta không thể
một mình nhận lấy trách nhiệm làm cảnh sát cho toàn thế giới?”

Báo Pravda:

“Ngoại trưởng (Dulles) đã trốn khỏi Genève sau khi chứng kiến sự thất bại
của chính sách ngoại giao của mình”.

Báo Times :

“Một số nước trong Liên hiệp Anh, đặc biệt là Ấn Độ, hình như hết sức lo
lắng về sự can thiệp của Anh vào một cuộc chiến tranh mà, theo họ, còn giữ
những nét của một cuộc chiến tranh thuộc địa”.

Nhật báo Genève :

“Mỹ đang ở trên đường biên”.

Washington Post :

“Hoa Kỳ đã thất bại nhục nhã”

21 giờ

DÀNH RIÊNG CHO TƯỚNG DE CASTRIES

Chiều: Công điện không số của ông ngày 5 tháng 5.

I. Đồng ý về hoạt động trên các hướng khác nhau tùy tình hình mỗi lúc.
Stop. Với khoảng cách xa gần khác nhau, cần tìm về các hướng và vùng được
chỉ định trong công việc 01/01 của tôi ngày 4 tháng 5 và tập trung về đó để
được lực lượng Lào bảo vệ và tiếp đón.

II. Tất nhiên là tôi hoàn toàn tin cậy anh. Stop. Để tôi có điều kiện quyết
định kịp thời ủng hộ sự chủ động của anh tùy theo diễn biến tình hình. Stop.

III. Không cần nhấn mạnh là hiện nay nhiệm vụ vẻ vang của anh vẫn là
kéo dài đề kháng tại chỗ, sự đề kháng này có giá trị vô cùng quý báu về
phương diện mở ra nhiều triển vọng. Stop.

Rất thân ái. - COGNY.

Thứ năm ngày 6 tháng 5


Tấn công phân khu trung tâm. Mất đồi A1 vào nửa đêm.

Ở Paris, ông Daniel được Quốc hội tín nhiêm với 311 phiếu thuận và 262
phiếu chống. Hàng không mẫu hạm Bois Bellau đến Hải Phòng.

Thứ sáu ngày 7 tháng 5


Mọi sự đề kháng chấm dứt tại Điện Biên Phủ vào 18 giờ.

Một đại đội ở Hồng Cúm tìm cách thoát ra.

11 giờ 15 phút

BỨC ĐIỆN NÀY DÀNH CHO CỨ ĐIỂM HỒNG CÚM NHƯNG
KHÔNG ĐÁNH ĐI ĐƯỢC

Tất nhiên là tôi để cho anh chủ động quyết định thực hiện Albatros. Stop.
Cho tôi biết các ý định của anh. Stop. Hãy yêu cầu tôi tất cả những gì anh thấy
có ích. Stop. Nếu anh mất liên lạc với G.O.N.O. anh ở dưới quyền chỉ huy trực
tiếp của tôi. Stop.

COGNY.

12 giờ 55 phút

DÀNH RIÊNG CHO TƯỚNG DE CASTRIES

Quy định về truyền tin trong cuộc hành quân Albatros

Thứ nhất: Nếu được, liên lạc theo hệ thống an toàn F.T.N.V. và F.T.L.,
dùng mã số cấp cứu chuyển vị kép và chìa khóa của các khối mật mã 76, chỉ
có các khối này được giữ lại (không bị hủy - ND). Anh tùy ý chọn tín hiệu,
hoặc tín hiệu nội bộ của G.O.N.O. hiện nay hoặc tín hiệu cố định dự kiến sẵn
trong tư liệu dành riêng. Trong thông điệp mã hóa đầu tiên, hãy nói rõ gửi cho
cấp có thẩm quyền nào.

Thứ hai : Về liên lạc với bộ phận còn lại tại Điện Biên Phủ, giữ hệ thống
C18 liên lạc công khai.

Thứ ba: Máy bay của bộ tư lệnh thường xuyên nghe tin trên hệ thống
channel 16, tần số 51 mêgaxích, nếu channel 16 bị nhiễu, chuyển sang channel
sau, cách 4 số, tức là 20, rồi 24, v. v… Máy bay yêu cầu dưới đất lắng nghe
bằng tín hiệu 6 ngôi sao xanh. Tín hiệu máy bay là TTH 25 cộng tiếp vĩ ngữ.
Hệ thống liên lạc điện đài công khai theo chiều đất - máy bay. Thông điệp cô
đọng theo chiều máy bay - đất. Sẽ gửi mã số biển tín hiệu đất - máy bay.
Slidex nếu anh thấy có thể được bằng hệ thống qui định trong tư liệu dành
riêng hay hệ thống khác mà anh sẽ báo cho chúng tôi biết.- COGNY.

Thứ bảy ngày 8 tháng 5


Khoảng 1 giờ sáng, đại tá Lalande tiếp những người thương thuyết của
Việt Minh và ra lệnh ngừng chiến đấu ở Hồng Cúm.

Ta thả dù lương thực và thuốc men với hy vọng những người sống sót sẽ
dùng được.
Từ Sài Gòn, có tin điện: Tướng Nguyễn Văn Hinh tuyên bố “ông Hồ Chí
Minh và những người thân cận của ông ta không biết rằng giờ tận số của họ đã
đến (…) bởi Việt Minh đã bị tổn thất trong trận Điện Biên Phủ đến nỗi họ có
nguy cơ thất bại nặng nề trong chiến dịch Thu Đông (…) Điện Biên Phủ đã
làm đảo lộn cân bằng lực lượng có lợi cho ta.”

NHẬT LỆNH SỐ 9 CỦA TỔNG TƯ LỆNH

Sau 56 ngày chiến đấu liên tục, đội quân đồn trú tại Điện Biên Phủ do
tướng de Castries chỉ huy đã phải ngừng chiến đấu vì họ phải chiến đấu một
chống năm nên đã bị tràn ngập vì số lượng quân địch quá đông.

Sự hy sinh của họ không phải là vô ích bởi vì, trong vòng 5 tháng, 12 tiểu
đoàn đã cầm chân và kìm chế hơn 30 tiểu đoàn Việt Minh, cứu thượng Lào
khỏi bị địch chiếm và bảo vệ châu thổ Bắc Kỳ.

Những người bảo vệ Điện Biên Phủ, những chiến sĩ của các lực lượng
không quân và Không - hải quân đã ghi vào lịch sử một trang sử thi tiếp theo
những trang sử vinh quang nhất của quân đội ta. Họ đã mang lại cho lực lượng
viễn chinh và quân đội Việt Nam một niềm tự hào mới và một lý do mới để
chiến đấu, bởi vì cuộc đấu tranh của các dân tộc tự do chống chế độ nô lệ chưa
phải đã chấm dứt ngày hôm nay.

Cuộc chiến đấu còn tiếp tục.

Ký tên: NAVARRE

Ở Genève. Ông Bidault nêu đề nghị ngừng bắn.

Chủ nhật ngày 9 tháng 5.


Hà Nội, 10 tháng 5. - Chủ nhật vừa qua, quân đội Hà Nội đã diễu hành để
tỏ lòng kính trọng các chiến sĩ Điện Biên Phủ…

Ở thánh đường, nơi một linh mục tuyên úy ca ngợi tinh thần hy sinh của
những người đã ngã xuống, cũng như tại nơi diễn ra cuộc diễu hành, gần như
chỉ có giới quân nhân dự.

Ngược lại, tối thứ bảy, các hộp đêm vẫn đây nghẹt người.

(Le Monde)

Thứ hai ngày 10 tháng 5


Tin đặc biệt của báo France - Soir.

Hồng Hông, 10 tháng 5

TRÍCH THÔNG BÁO CỦA BỘ TƯ LỆNH VIỆT MINH VỀ ĐIỆN BIÊN
PHỦ Đã PHÁT TRÊN ĐÀI VIỆT MINH NGÀY 10 THÁNG 5

Cuộc tấn công tập đoàn cứ điểm Pháp tại Điện Biên Phủ đã bắt đầu ngày
13 tháng 3 năm 1954. Hôm đó lực lượng vũ trang nhân dân đã tấn công các cứ
điểm địch ở vòng ngoài Điện Biên Phủ. Tập đoàn cứ điểm này của Pháp lớn
hơn cụm cứ điểm Nà Sản nhiều, bao gồm 49 cứ điểm bố trí trên một địa bàn
dài 12 km, rộng 6 km. Địch cũng đã xây dựng hai sân bay lớn, máy bay hạng
nặng có thể hạ cánh được. Cuộc tấn công đã kéo dài 55 ngày đêm, từ 13 tháng
3 đến ngày 7 tháng 5 năm 1954… (năm chữ không đọc được TG) .

Theo tin đầu tiên, lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam đã loại khỏi vòng
chiến đấu 17 tiểu đoàn bộ binh và lính dù, 3 tiểu đoàn pháo và nhiều đơn vị
chiến xa, công binh, vận tải, không quân và các lực lượng khác, tổng cộng hơn
21 tiểu đoàn và hơn 10 đại đội gồm hơn 16000 quân tính nhuệ.

Lúc đầu quân số của địch là 12 tiểu đoàn bộ binh và lính dù, cùng 3 tiểu
đoàn pháo. Sau đó trước cuộc tấn công thắng lợi của quân đội nhân dân Việt
Minh địch đã phải cấp tốc gửi đến thêm 5 tiểu đoàn dù thiện chiến, đưa tổng
số quân địch tại Điện Biên Phủ lên 21 tiểu đoàn và 10 đại đội.

(…)

Lực lượng địch bị chết, bị thương và bị bắt bao gồm toàn bộ chỉ huy tập
đoàn cứ điểm của Pháp tại Điện Biên Phủ, ba bộ chỉ huy các phân khu trung
tâm, phân khu Nam và Bắc, ba ban chỉ huy ba binh đoàn đã nêu trên và ban
chỉ huy của tất cả các tiểu đoàn khác.

Thiếu tướng de Castries, chỉ huy trưởng khu Tây Bắc Việt Nam của Pháp
và chỉ huy trưởng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đã bị quân đội nhân dân
Việt Nam bắt làm tù binh.

Trong số các sĩ quan cao cấp địch bị chết hoặc bị bắt sống có 16 đại tá,
trong đó có đại tá Trancart, chỉ huy phó thứ nhất của tập đoàn cứ điểm, đại tá
Gauchet, chỉ huy phó thứ hai, đại tá Langlais, chỉ huy phó thứ ba, đại tá Piroth,
chỉ huy phó thứ tư, đại tá Alliux là người thay đại tá Piroth sau khi ông ta chết,
đại tá Lalande, chỉ huy phó phân khu Nam tại Hồng Cúm, đại tá Guth, tham
mưu trưởng tập đoàn cứ điểm, đại tá Ducroix thay đại tá Guth sau khi ông ta
chết, đại tá Guerin, chỉ huy trưởng không quân tại Diện Biên Phủ, v.v…
(Chính tả các tên riêng được viết phỏng chừng và có khi sai - TG).

Con số thiếu úy, trung úy, đại úy và thiếu tá bị chết hoặc bắt làm tù binh
lên đến 353 người, số hạ sĩ quan bị chết hoặc bị bắt làm tù binh lên đến 1396
người. Thực hiện chính sách khoan hồng đối với tù binh chiến tranh của chủ
tịch Hồ Chí Minh và chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà, quân đội nhân
dân Việt Nam đã đối xử tử tế và chăm sóc thích đáng tù binh địch.

HẾT

You might also like