« Home « Kết quả tìm kiếm

Doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh suy giảm kinh tế giai đoạn 2009-2011


Tóm tắt Xem thử

- Doanh nghiệp Việt Nam trong.
- bối cảnh suy giảm kinh tế giai đoạn 2009-2011.
- Tóm tắt: Nghiên cứu này phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong tình hình suy giảm kinh tế.
- Kết quả phân tích cho thấy, số lượng doanh nghiệp vẫn tăng lên trong giai đoạn này, tuy nhiên với tốc độ thấp hơn so với những năm trước.
- Đa phần các doanh nghiệp mới đều là doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ, dưới 10 lao động.
- Trong năm 2011, số doanh nghiệp tăng lên của ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản và xây dựng thấp hơn nhiều so với các ngành khác.
- Ngoài ra, trước tình hình kinh tế suy giảm, các doanh nghiệp có xu hướng chuyển đổi ngành kinh doanh chính nhiều hơn, chủ yếu sang ngành thương mại và chế biến, chế tạo đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu khá cao..
- Tuy nhiên, suy giảm kinh tế những năm vừa qua đã làm cho tốc độ tăng trưởng của Việt Nam giảm sút.
- Mặc dù số liệu về nghèo đói của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố cho thấy tỷ lệ nghèo vẫn giảm trong hai năm qua, nhiều báo cáo chỉ ra rằng tỷ lệ thất nghiệp đang gia tăng và nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa bị phá sản từ năm 2009 đến nay..
- Có nhiều nguyên nhân dẫn đến suy giảm bao gồm cả yếu tố bên trong và bên ngoài nền kinh tế Việt Nam.
- Các yếu tố bên trong bao gồm sự hoạt động kém hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước, ngành tài chính ngân hàng và cơ cấu đầu tư không hợp lý của nền kinh tế..
- Suy thoái kinh tế thế giới cũng ảnh hưởng tiêu.
- Suy giảm kinh tế có thể có các tác động khác nhau lên các doanh nghiệp khau nhau.
- Chẳng hạn, lao động và doanh nghiệp trong ngành xây dựng, tài chính và chế tạo có xu hướng chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực của suy giảm kinh tế trong năm 2011..
- Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu về khủng hoảng và suy giảm kinh tế.
- Ở Việt Nam, mặc dù có ít nghiên cứu về ảnh hưởng của suy giảm kinh tế lên nghèo đói nhưng có nhiều nghiên cứu về suy giảm kinh tế và ảnh hưởng của nó đến lao động và doanh nghiệp.
- Về ảnh hưởng của suy giảm kinh tế đến việc làm, Warren-Rodíguez (2009) sử dụng dữ liệu vĩ mô về GDP và việc làm để tính toán độ co giãn của việc làm với tăng trưởng [2].
- Kết quả nghiên cứu cho thấy suy giảm kinh tế có tác động tiêu cực đến khả năng tạo việc làm của nền kinh tế, khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng..
- Xét tác động của khủng hoảng kinh tế đến các ngành kinh tế, kết quả nghiên cứu của Nguyễn và các cộng sự (2009) cho thấy khủng hoảng kinh tế tác động nghiêm trọng nhất đến ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp chế tạo [3].
- Các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng chịu nhiều tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế.
- Khảo sát 2.500 doanh nghiệp của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (2012) cho thấy 60% doanh nghiệp được điều tra cho rằng môi trường kinh doanh của doanh nghiệp vẫn chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu [5]..
- Để có được bức tranh cập nhật hơn về ảnh hưởng của suy giảm kinh tế ở Việt Nam, nghiên cứu này sẽ sử dụng số liệu từ cuộc tổng điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê để phân tích thực trạng và hoạt động của các doanh nghiệp trong bối cảnh suy giảm kinh tế, từ đó giúp trả lời các câu hỏi nghiên cứu chính sau:.
- Tăng trưởng và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ra sao trong bối cảnh suy giảm kinh tế? Ngành kinh doanh nào có tốc độ tăng trưởng tốt nhất và ngành nào kém nhất?.
- Các doanh nghiệp có chuyển đổi ngành kinh doanh chính trong bối cảnh suy giảm kinh tế hay không? Ngành kinh doanh nào có.
- sự chuyển dịch nhiều và chuyển sang ngành nào có thể mang lại tăng trưởng kinh doanh cho doanh nghiệp?.
- Nghiên cứu sử dụng số liệu từ cuộc tổng điều tra doanh nghiệp (TĐTDN) năm 2007, 2008, 2009, 2010 và 2011 (viết tắt là TĐTDN 2007, TĐTDN 20008, TĐTDN 2009, TĐTDN 2010 và TĐTDN 2011).
- Các cuộc tổng điều tra này được thực hiện bởi Tổng cục Thống kê Việt Nam đối với tất cả các doanh nghiệp đăng ký hoạt động trên cả nước.
- Số quan sát tương ứng với TĐTDN 2007, TĐTDN 20008, TĐTDN 2009, TĐTDN 2010 và TĐTDN 2011 là 155.771, 205.689, 233.235, 287.896 và 339.287 doanh nghiệp.
- Bộ dữ liệu điều tra doanh nghiệp thu thập thông tin đầy đủ về tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bao gồm: loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh chính, số lượng cán bộ, công nhân viên, số lượng cán bộ nữ, chi phí tiền lương, tài sản.
- Kết quả tài chính của doanh nghiệp bao gồm doanh thu, lợi nhuận và các khoản nộp thuế đều được thu thập trong TĐTDN..
- Số doanh nghiệp theo ngành kinh tế, loại hình và quy mô lao động.
- Mặc dù có nhiều lo lắng về việc suy giảm kinh tế sẽ ảnh hưởng đến số lượng các doanh nghiệp được thành lập nhưng số lượng doanh nghiệp vẫn tăng dần trong những năm gần đây..
- Năm 2008, số lượng các doanh nghiệp tăng vượt bậc là 32%, năm 2009 chỉ còn 13,1%.
- Có thể năm 2009 là năm kinh tế Việt Nam bắt đầu chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới.
- Năm 2010, số lượng doanh nghiệp đăng ký mới tăng gần gấp đôi so với năm 2009..
- Tuy nhiên, sang năm 2011, số lượng doanh nghiệp đăng ký mới tăng không nhiều..
- Trong năm 2011, tốc độ doanh nghiệp tăng lên của ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản là nhỏ nhất, chỉ khoảng 0,3%, trái ngược với tốc độ tăng của năm 2010 ở mức 30%.
- Ngành xây dựng có tốc độ tăng doanh nghiệp thấp thứ hai, ở mức 4,6%..
- Theo loại hình sở hữu, số lượng doanh nghiệp hợp tác xã, các công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) tư nhân và các công ty cổ phần tăng nhanh về số lượng (lần lượt là 101,9%, 32,8% và 49,4%) là nguyên nhân chính gây ra tốc độ tăng trưởng nhanh về tổng số doanh nghiệp trên cả nước năm 2008 (Bảng 2).
- Năm 2008 cũng là năm có các doanh nghiệp hợp tác xã chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp được thành lập với số lượng lớn.
- Trong năm 2011, doanh nghiệp nước ngoài vẫn có tỷ lệ tăng số doanh nghiệp cao, tiếp theo là công ty cổ phần và công ty TNHH..
- Bảng 3 cho thấy các doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ từ 1 đến 10 lao động biến động lớn nhất qua các năm.
- Trung bình từ năm 2007 đến năm 2011, tốc độ tăng trưởng số lượng doanh nghiệp quy mô từ 1 đến 5 lao động là 30,1%..
- Năm 2009, số lượng các doanh nghiệp loại hình này chỉ tăng 13,4% so với năm 2008, năm diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.
- Cũng trong thời kỳ này, các doanh nghiệp có số lượng từ 6 đến 10 lao động tuy liên tục tăng theo các năm, nhưng tốc độ tăng giảm dần từ 37% năm 2007-2008 xuống 10% năm 2009-2010 và chỉ còn 1% năm 2011..
- Tổng số doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng theo ngành kinh tế.
- Phân theo ngành kinh tế.
- Số lượng các doanh nghiệp theo loại hình và tốc độ tăng trưởng qua các năm.
- Loại hình doanh nghiệp.
- với năm trước Doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp.
- Số lượng các doanh nghiệp theo quy mô lao động và tốc độ tăng trưởng.
- Thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Doanh thu bình quân của một doanh nghiệp năm 2011 là 12,5 tỷ, giảm -5,9% so với doanh thu trung bình năm 2007.
- Tuy nhiên, các doanh nghiệp sản xuất điện, nước và khai khoáng lại có doanh thu tăng mạnh qua các năm.
- Ngoài ra, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng cũng có tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình dương thời kỳ.
- Doanh thu trung bình của một doanh nghiệp thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng năm 2011 là 32,5 tỷ đồng, tăng 40% so với năm 2007.
- Tương tự doanh thu trung bình của mỗi doanh nghiệp theo ngành kinh tế, lợi nhuận trung bình cũng có xu thế giảm mạnh qua các năm (Bảng 5).
- Lợi nhuận trung bình của một doanh nghiệp năm 2011 giảm 49,2% so với năm 2007.
- Trung bình, đa số các loại hình doanh nghiệp phân theo ngành kinh tế đều khai báo có lợi nhuận âm trong hai năm 2010 và 2011.
- Bảng 6 cho thấy số lượng lao động trung bình của một doanh nghiệp là 47,4 lao động năm 2007, giảm xuống còn 44,4 lao động năm 2008 và tiếp tục giảm xuống còn 32,6 lao động năm 2011 (giảm hơn 30% số lao động)..
- Doanh thu trung bình của doanh nghiệp phân theo ngành kinh tế (triệu đồng).
- Lợi nhuận trung bình của doanh nghiệp phân theo ngành kinh tế (triệu đồng).
- Ngành kinh tế Doanh thu.
- Số lao động bình quân của doanh nghiệp theo ngành kinh tế Số lao động (người) theo năm Ngành kinh tế.
- Nhìn chung, các doanh nghiệp sản xuất điện, nước, khai khoáng và doanh nghiệp tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản có quy mô lao động tăng.
- Ngược lại, các doanh nghiệp nông nghiệp và công nghiệp chế biến, chế tạo có quy mô lao động bị thu hẹp nhất trong các ngành kinh tế.
- Năm 2011, ngành nông nghiệp thu hẹp quy mô lao động trung bình trên một doanh nghiệp là 66,7%, trong khi con số đó đối với ngành công nghiệp chế biến chế tạo là 27,5% so với năm 2007..
- Ngành kinh tế.
- Tiền lương thực tế trung bình trên một năm của lao động trong các ngành kinh tế có xu.
- Ngành kinh tế 2007 2008 2009 2010 2011.
- Dịch chuyển ngành kinh doanh của doanh nghiệp.
- Một câu hỏi quan trọng đặt ra là các doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh ra sao trong bối cảnh suy giảm kinh tế? Liệu họ có chuyển đổi ngành kinh doanh chính hoặc thay đổi quy mô doanh nghiệp hay không và việc chuyển đổi mang lại kết quả kinh doanh ra sao?.
- Bảng 10 trình bày việc dịch chuyển doanh nghiệp trong ngắn hạn (một năm) theo ngành kinh doanh chính của doanh nghiệp vào thời kỳ trước suy giảm kinh tế, năm 2007-2008, sử dụng số liệu lặp về doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp hoạt động trong ngành dịch vụ là có mức độ dịch chuyển doanh nghiệp cao nhất..
- Có khoảng 80% doanh nghiệp không thay đổi ngành kinh doanh chính, còn 20% thay đổi sang các ngành kinh doanh khác.
- Tuy nhiên, sang giai đoạn 2010-2011, trong bối kinh tế suy giảm, dịch chuyển ngành kinh doanh chính của các doanh nghiệp cũng trở nên mạnh mẽ hơn giai đoạn 2007-2008 (Bảng 11)..
- năm 2008, thì tới năm 2011 có 7/10 ngành dịch chuyển trên 10,0%, đặc biệt các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ và lĩnh vực dịch vụ chuyển dịch nhiều nhất.
- Các doanh nghiệp có xu hướng chuyển dịch sang ngành bán buôn và bán lẻ, có lẽ do đây là ngành thương mại dễ gia nhập và chi phí cố định không lớn..
- Các doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh ngành nghề cũ đa số đều đạt tăng trưởng doanh thu dương.
- Đáng chú ý nhất trong nhóm là các doanh nghiệp sản xuất điện, nước có mức tăng.
- Đối với các doanh nghiệp chuyển sang các ngành như khai khoáng, công nghiệp chế biến, chế tạo.
- Tăng trưởng doanh thu của các doanh nghiệp vận tải năm 2007 khi chuyển sang lĩnh vực khai khoáng, công nghiệp chế biến, chế tạo là 100,8%.
- các doanh nghiệp xây dựng năm 2007 khi chuyển sang lĩnh vực sản xuất điện, nước, khai khoáng là 46,0%.
- các doanh nghiệp vận tải năm 2007 khi chuyển sang lĩnh vực xây dựng là 41,6%.
- và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ năm 2007 khi chuyển sang lĩnh vực khoa học công nghệ, giáo dục, y tế năm 2008 là 154,4%..
- Nhìn chung, hoạt động của doanh nghiệp tuy không đạt tăng trưởng cao như trước đây nhưng vẫn chưa bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ suy giảm kinh tế.
- Tuy nhiên, nếu nền kinh tế tiếp tục suy giảm, các tác động tiêu cực đối với doanh nghiệp và việc làm phi nông nghiệp sẽ lớn hơn.
- Giảm nghèo sẽ không bền vững nếu không có tăng trưởng kinh tế.
- Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giảm sút cũng có thể làm tăng thất nghiệp.
- Ví dụ, có các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp cũng như loại hình doanh nghiệp.
- thu hút nhiều lao động nhưng bị ảnh hưởng lớn của suy giảm kinh tế như ngành xây dựng và các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Thêm nữa, Nhà nước cần tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp phát huy thế mạnh của mình.
- Đối với các doanh nghiệp kinh doanh nghề cũ không thuận lợi, Nhà nước cần tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp này đa dạng hóa, hoặc chuyển đổi ngành nghề kinh doanh bằng việc xây dựng các chương trình phát triển hoạt động tư vấn, cung cấp thông tin, chú trọng tới hình thành mạng lưới, phát triển thị trường để họ có thể cạnh tranh và phát triển trong bối cảnh mới..
- Tỷ lệ doanh nghiệp năm 2007 dịch chuyển sang ngành khác năm 2008 Năm 2008.
- Tỷ lệ doanh nghiệp năm 2010 dịch chuyển sang ngành khác năm 2011 Năm 2011.
- là các giá trị có số lượng doanh nghiệp dịch chuyển ngành nhỏ hơn 30..
- [3] Nguyễn Việt Cường, Phạm Thái Hưng, Phùng0 Đức Tùng, “Đánh giá ảnh hưởng của suy giảm kinh tế hiện nay đối với việc làm (thất nghiệp) ở Việt Nam”, UNDP Việt Nam, 2009..
- [5] Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương,.
- Kết quả điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2011”, CIEM/DoE/ ILSSA/UNU-WIDER, 2012.