Academia.eduAcademia.edu
MỞ ĐẦU Như mỗi chúng ta đã biết, việc học tập và rèn luyện là hai nhiệm vụ song song của mỗi sinh viên, giúp cho mỗi sinh viên hoàn thiện hơn về mặt nhân cách cũng như đạo đức. Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, các giá trị văn hóa mới đang du nhập vào nước ta và càng làm cho ta thấy bản chất và các vấn đề truyền thông càng phải được hiểu một cách rõ ràng Như thế nào là truyền thông? Truyền thông trong xã hội và môi trường cộng đồng hiện nay gồm rất nhiều phương tiện và phương cách khác nhau nhưng cũng đã được vắn tắt lại trong những hình thức, lý thuyết sau: lý thuyết xét đoán xã hội, lý thuyết thâm nhập xã hội, lý thuyết học tập xã hội. Trong học kì vừa qua, bản thân đã được học và tiếp thu các kiến thức về các lý thuyết truyền thông và đặc biệt tâm đắc với lý thuyết xét đoán xã hội. Nhờ sự hỗ trợ của giảng viên bộ môn và tìm hiểu cá nhân, tôi sẽ nêu những nghiên cứu cá nhân mình về lý thuyết xét đoán xã hội trong xã hội và môi trường truyền thông số hiện nay. Xác định và phân tích đối tượng Khái niệm: Lý thuyết này phát biểu rằng, khi bắt đầu chuẩn bị thiết kế thông điệp cho nhóm công chúng đối tượng, nhà truyền thông cần phải phân tích, chia nhỏ nhóm công chúng - đối tượng ra thành những nhóm nhỏ với các thái độ và nhận thức khác nhau. Cơ sở hình thành: Bernard Cohen (1963) đã phát hiện ra điều này khi ông viết một câu nổi tiếng là: “Báo chí có thể không phải lúc nào cũng thành công trong việc nói cho mọi người biết phải nghĩ gì, nhưng báo chí lại cực kỳ thành công trong việc nói cho mọi người biết cần phải nghĩ về điều gì.” Trong mấy thập kỷ cuối thế kỷ XX đã có hàng trăm các nghiên cứu về vai trò xác định chương trình nghị sự của truyền thông đối với dư luận xã hội trong tất cả các lĩnh vực từ chính trị đến kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế; từ truyền thông cứng dưới dạng báo in, tạp chí, sách, đến truyền thông mềm, truyền thông nối mạng Internet.  Nội dung: Đồng tình Trung lập Phản đối Thông thường có ba nhóm thái độ nhỏ khi phân tích đối tượng, đó là: có thái độ đồng tình, phản đối và trung lập. Kết quả nghiên cứu ban đầu về công chúng nhóm đối tượng cho thấy nhóm đối tượng tiếp cận có thể có ba loại thái độ như đã nêu ở mô hình trên đối với vấn đề truyền thông sắp nêu ra. Những câu hỏi đặt ra là: Nhà truyền thông nên ưu tiên thông điệp và tập trung ưu tiên trước hết cho nhóm có thi: độ nào? Nếu ưu tiên tập trung thông điệp cho nhóm có thái độ đồng tình, phản đối hay trung lập thì những ưu điểm và hạn chế nào có thể có? Tuy nhiên, tuỳ từng trường hợp, mỗi vấn đề truyền thông, về lý thuyết - chung nhất vẫn có những khuyến nghị cho việc lựa chọn phương án cụ thể. Trong ba nhóm thái độ trên đây, mỗi nhóm có những đặc điểm, thế mạnh và hạn chế riêng. Riêng nhóm có thái độ trung lập có những ưu thế hơn hẳn và mang tính đặc thù. Do vậy, để đạt được hiệu quả truyền thông, thông thường, người ta thường chuẩn bị các thông điệp ưu tiên trước hết nhằm vào các nhóm có thái độ trung lập trước, để từ đó lôi kéo họ từ trung lập sang đồng tình, mặt khác, nhóm có thái độ trung lập có khả năng làm mềm hóa thái độ của nhóm có thái độ phản đối (hay chống đối), chuyển họ sang nhóm có thái độ trung lập và từ trung lập có thể chuyển sang sang đồng tình. Trong truyền thông 1 - 1 nhóm, để có thể vận dụng lý thuyết này đạt hiệu quả, cần phân loại các vấn đề, các nội dung cần phải đạt được qua truyền thông. Cần đưa ra những vấn đề có tính chất trung lập trước, những vấn đề dễ gây ra sự phản đối về sau. Có như vậy, hoạt động truyền thông, đặc biệt là vận động gây ảnh hưởng (advocacy), vận động hành lang và truyền thông 1 - 1 nhóm mới đem lại hiệu quả. Hệ quả quan trọng nhất có thể rút ra từ lý thuyết này là nguyên lý thuyết phục trong vận động gây ảnh hưởng. Theo nguyên lý này, muốn tạo ra sức thuyết phục trong hoạt động truyền thông, đặc biệt là trong vận động gây ảnh hưởng, cần chú trọng các điểm sau: Phải tiến hành chia nhóm đối tượng, phân loại mức độ nhận thức, thái độ hành vi của đối tượng/nhóm công chúng. Trên cơ sở phân chia và phân tích đối tượng, nhà truyền thông tiến hành lựa chọn thông điệp, tìm thời điểm, thời gian và kênh truyền thông phù hợp. Ứng dụng: Từ những lý thuyết cơ bản trên ta có thể áp dụng vào làm truyền thông hiện nay. Như mọi người đã thấy, xã hội ngày càng phát triển , các thương hiệu nổi lên ngày càng nhiều, chính vì vậy tính cạnh tranh ngày càng trở nên càng khắc nghiệt. Các nhà đầu tư, công ty luôn muốn tạo nên hình ảnh thương hiệu tốt nhất và bán được càng nhiều sản phẩm càng tốt. Người tiêu dùng ngày nay họ rất khôn khéo và khó tính hơn trong việc chọn lựa các mặt hàng , sản phẩm chính điều này càng khiến các công ty luôn phải sáng tạo , nắm bắt và thấu hiểu tâm lý khách hàng. Họ cần phải biết khách hàng muốn gì và cần gì. Bên cạnh đó, truyền thông ngày càng phát triển , kéo theo các phương tiện truyền thông được mọi người sử dụng nhiều hơn và gần như đa số. Điều này đã hỗ trợ đắc lực cho việc quảng bá sản phẩm của các công ty hay đúng hơn họ đã dùng nó để điều chuyển tâm lý người tiêu dung Liên hệ với đời sống truyền thông hiện nay, ta có thể nhận thấy rõ ràng các nhãn hàng đang áp dụng lý thuyết này để có thể đạt được hiệu quả tối ưu nhất. Có thể thấy điển hình là các nhãn hàng điện thoại, Trong vòng chỉ một năm, hàng loạt tên tuổi vừa quen vừa lạ tiến vào Việt Nam. Có thể kể đến Meizu, Infocus, ZTE từ Trung Quốc, Intex từ Ấn Độ, Obi Worldphone từ Mỹ, Archos từ Pháp… Một số thương hiệu ít nhiều quen thuộc lại có những bước tiến mạnh mẽ hơn, có nhiều chiến dịch nhằm mở rộng thị trường. Trong các nhãn hiệu điện thoại , không thể không kể đến Oppo.Vào Việt Nam chưa lâu, OPPO đã tạo ra rất nhiều hoạt động Marketing đình đám và nhiều sân chơi thú vị dành cho giới trẻ như live show heartbeat của Mỹ Tâm, The Remix, Color me run, bố ơi mình đi đâu thế,.... Xuất hiện với tần suất dày đặt từ offline tới online, hãng điện thoại này đã tạo một làn sóng mới mà bất kì Marketer nào cũng mong muốn tạo được cho thương hiệu của mình.  Vậy Oppo đã ứng dụng lý thuyết xét đoán xã hội thế nào? Ta có thể chia ba nhóm đối tượng như trên : Đồng tình , trung lập và phản đối. - Đồng tình: hiện nay các thiết bị thông minh ngày càng phát triển và chiếc smarphone đang ngày càng trở thành những người bạn không thể thiếu trong đời sống. Không còn là một mặt hàng cho người yêu công nghệ hay dư dả tài chính, smarphone đang trở thành một mặt hàng phổ thông nhất là phân khúc trung và cao cấp. Trong 2 năm qua khi mà thị trường Việt Nam đang dần trở nên phong phú, việc lựa chọn cho mình một chiếc điện thoại thông minh, hợp túi tiền , vừa đảm bảo chất lượng tốt, cấu hình cao, vừa thể hiện cá tính của người tiêu dùng là một nhu cầu dễ hiểu. Chính vì thế, những dòng sản phẩm của Oppo ra đời đã và đang cố gắng đáp ứng nhu cầu ấy một cách hiệu quả nhất. Có thể xét thấy nhóm đối tượng mà Oppo hướng đến là các bạn trẻ, học sinh, sinh viên và các tầng lớp trung lưu trong xã hội. Đây là nhóm sẽ chiếm đã số đồng tình khi Oppo tung ra các sản phẩm. Ở đây, ta có thể thấy Oppo đã nhắm đến nhóm đối tượng đồng tình của mình bằng: - Giá rẻ nhưng sản phẩm chất lượng - Gương mặt đại diện thương hiệu là những tên tuổi đang cực hot như Sơn Tùng, Tóc Tiên, Hồ Ngọc Hà,…. và tài trợ cho rất nhiều các chương trình giờ vàng trên đài quốc gia. Ngoài ra, Oppo còn có chiến lược đại sứ thương hiệu theo phân khúc các sản phẩm Nếu quan sát kỹ, chúng ta sẽ thấy OPPO Việt Nam không chỉ có Sơn Tùng M-TP làm đại sứ thương hiệu mà còn có rất nhiều đại sứ tên tuỏi khác là Hồ Ngọc Hà, Tóc Tiên, Noo Phước Thịnh hay Chi Pu. Ví dụ, Sơn Tùng M-TP gần đây gắn liền với chiếc OPPO F1s nằm trong tầm giá 6 triệu đồng. Đây là phân khúc chủ đạo quan trọng nhất của OPPO, và họ đang dùng vị "tướng" tốt nhất của mình để đánh vào phân khúc này. Còn như Hồ Ngọc Hà thì sao? Hồ Ngọc Hà quảng cáo cho chiếc OPPO F1s Plus có giá bán gần 10 triệu đồng, có thể coi là thuộc phân khúc đắt tiền. Hình ảnh cô ca sĩ này luôn gắn với sự sang trọng, đẳng cấp, nên phù hợp với lớp khách hàng có 10 triệu đồng mua điện thoại. Ở mặt ngược lại Chi Pu - cô nàng chính là hình mẫu cho đối tượng khách hàng tuổi teen, vốn chỉ có hầu bao hạn hẹp. OPPO A39 do Chi Pu làm đại sứ thương hiệu có giá khoảng 4 triệu đồng, vậy là khách hàng teen hâm mộ Chi Phu mua được. Có thể thấy, OPPO chia các dòng sản phẩm của mình thành nhiều phân khúc để tiếp cận được tối đa tập khách hàng. Từ đó, với từng nhóm đối tượng khác nhau, nhãn hàng sẽ phải chọn nhân vật phù hợp với sở thích, túi tiền, cũng như nhu cầu của tập khách hàng đấy. Giá thành rẻ, sản phẩm chất lượng, quảng cáo thương hiệu tốt, có thể thấy Oppo đã đánh một điểm cộng cực kỳ lớn trong mắt các bạn trẻ đang có nhu cầu mua điện thoại nhưng vẫn đang băn khoăn chưa biết chọn lựa nhãn hiệu nào. Trung Lập : Đây là nhóm người mà Oppo hướng đến ít hơn nhưng không có nghĩa là không quan trọng. Tổng thị phần của Samsung và Oppo đã chiếm gần một nửa thị trường Việt Nam.  ( 2015) Nguồn : Megafun Từ đây ta có thể nhận định nhóm đối tượng trung lập của Oppo. Oppo luôn phải cạnh tranh với Samsung - một ông hoàng khác trong thị trường smarphone. Samsung và các dòng điện thoại khác sẽ khiến nhóm công chúng dễ bị chi phối. Nhưng điều đáng chú ý hơn là Oppo là nhãn hàng điện thoại Trung Quốc. Đây là vấn đề mà không chỉ riêng Oppo mà còn rất nhiều các nhãn hàng khác gặp phải khi chưa thể xóa bỏ mặc cảm của người tiêu dùng Việt Nam về các thương hiệu Trung Quốc. Nhiều người tiêu dùng có tâm lý rằng, họ thà bỏ ra một số tiền tương đương để mua sản phẩm của các thương hiệu uy tín hơn là mua đồ Trung Quốc. Dù vậy, khi bước chân vào Việt Nam, Oppo khẳng định uy tín, chất lượng của mình với dòng sản phẩm cấp cao , về sau mở rộng dần các dòng sản phẩm trung cấp và giá rẻ , một bước đi đúng đắn để thay đội nhận thức người tiêu dùng. - Nhóm phản đối : Đây là nhóm công chúng chiếm ít nhất trong phân khúc công chúng của Oppo. Trong nhóm công chúng này , ta có thể chia ra các trường hợp như sau + Không dùng các thiết bị công nghệ : latop, smarphone + Không thực sự quan tâm đến các nhãn hiệu điện thoại, thích thì mua. + Phản đối , tẩy chay dùng các mặt hàng, nhãn hiệu Trung Quốc Kết lại, ứng dụng lý thuyết xét đoán xã hội thành công, Oppo đã và đang đưa ra những chiến lược và bước đi thông minh để xây dựng nên một thương hiệu uy tín , thân thuộc và gần gũi với công chúng thị trường Việt Nam. Từ học thuyết trên, tôi thấy rằng đời sống truyền thông rất sôi động và góp phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện tại. Đó cũng là lý do mà tôi chọn ngành báo chí. Làm báo không chỉ đơn giản chỉ dừng lại ở việc viết bài hay đưa tin về những gì diễn ra trong cuộc sống. Ta có thể sử dụng , áp dụng những điều học được ở ngành báo để làm truyền thông, làm pr hay thậm chí là marketing. Với sự phát triển và lan rộng mạnh mẽ của mạng xã hội đã biến những điều không tưởng thành sự thật. Truyền thông đang chi phối rất mạnh mẽ vào cuộc sống của chúng ta. Thậm chí nó khiến ta lầm tưởng rằng ta không bị chi phối, điều khiển bởi bất cứ điều gì nhưng thực chất là ta bị chi phối một cách tự nhiên đến chính chúng ta cũng không biết. Kĩ năng: Thực trạng hoạt động biên tập ở báo điện tử hiện nay Báo mạng là gì? Trên thế giới và Việt Nam tồn tại nhiều cách gọi khác nhau về loại hình báo điện tử này như: Báo điện tử, báo mạng điện tử, báo trức tuyến, báo Internet, báo online… Hoạt động biên tập Nhiệm vụ Hoạt động biên tập tại toà soạn báo điện tử là quá trình lao động mà trong đó những người biên tập tham gia vào việc xây dựng kế hoạch, tổ chức toà soạn, lập chiến dịch tuyên truyền… Những người biên tập trực tiếp thẩm định, chỉnh sửa nội dung và hình thức các tác phẩm báo chí, giúp tác phẩm báo chí trở nên hoàn thiện hoàn chỉnh hơn, hay hơn, đúng, chính xác, khách quan và rõ ràng hơn. Một là, biên tập là hoạt động gia công chỉnh lý tác phẩm đã có chữ không phải là hoạt động sáng tạo tác phẩm. Như chúng ta đã biết, khi một tác phẩm được đăng tải lên báo chí, người ta chỉ biết tên tác giả là ai chứ không au biết đến người biên tập. Bởi tác giả, tức phóng viên, nhà báo, cộng tác viên mới là người tạo ra tác phẩm chính. Họ là những người trực tiếp tiếp xúc với cuộc sống, với hiện trường, trực tiếp thu nhập thông tin để đưa về cho toà soạn. Từ đó người biên tập mới tiếp nhạn bản thảo hoặc hình ảnh, video hay audio để thực hiện công tác lao động sáng tạo chủ yếu mang tính bổ sung thêm với những tác phẩm đã có kia chứ không phải là sáng tạo tác phẩm mới, không được phá vỡ tính hoàn chỉnh về nội dung hay phong cách mà tác giả tạo ra. Lúc này người biên tập phải tiến hành đọc, thẩm định sửa chữa hoặc gia công giúp cho tác phẩm hoàn chỉnh hơn hay hơn, đảm bảo các yếu cầu nguyên tắc và phong cách của toà soạn. Nếu chưa đạt người biên tập có thể yêu cầu tác giả sửa chữa rồi mới sử dụng tác phẩm của mình. Hai là, biên tập là trung gian giữa quá trình sản xuất tinh thần và quá trình sản xuất vật chất. Tác phẩm khi chưa được gia công, biên tập, chưa đưcọ xuất bản, chưa đến với công chúng thì vẫn là sản phẩm chứa đựng nhưugnx thông tin tri thức của tác giả mang tính tinh thần. Chỉ khi qua sự lựa chọn, gia công của những người làm công tác biên tập, sau đó mới đưa vào quá trình sản xuất vật chất và trở thành sản phẩm văn hoá được tiêu dung. Sản phẩm tình thần ban đầu trở thành sản phẩm vật chất chính là kết quả của quá trình lao động sáng tạo có tính độc đáo của tác giả và biên tập Ba là, hoạt đông biên tập mang tính lựa chọn. Công tác biên tập không có nhiệm vụ sáng tạo ra các sản phẩm nhưng lại có nhiệm vụ lựa chọn những tác phẩm báo chí do tác giả sáng tác ra. Biên tập giúp chỉ ra những sản phẩm có giá trị nội dung, mục đích rõ ràng đáp ứng nhu cầu văn hoá, phục vụ công chúng, phục vụ đất nước mới được lựa chọn. Biên tập là chuẩn hoá, hoàn thiện tác phẩm, tối ưu hoá tri thức truyền bá, làm cho các tác phẩm có giá trị nội dung phù hợp với chuẩn mực xã hội, phù hợp với các nhóm đối tượng khác nhau đúng chuẩn để có thể phục vụ cho việc phát triển rộng rãi. Bốn là, hoạt động biên tập cũng mang tính sáng tạo. Tính sáng tạo của biên tập không phải là tạo ra sản phẩm, mà là sáng tạo và tái tạo. Những người làm công tác biên tập cũng là những người phải phát hiện nhu cầu thông tin của xã hội, từ đó có thiết kế, vạch ra kế hoạch, đề tài cho phóng viên. Người biên tập lựa chọn và giúp tác phẩm của phóng viên tốt hơn, thậm chí họ còn kết hợp những tác phẩm ưu tú lại với nhau, toạ ra hiệu ứng từ công chúng. Sáng tạo của biên tập còn thể hiện ở chỗ họ phát hiện những chỗ thiếu, điểm kết hợp trong tác phẩm, đưa ra sáng kiên, lựa chọn đề tài, thẩm định bản thảo, thúc đẩy và phát huy, hoàn thiện một tác phẩm nào đó. Tuy nhiên, công tác biên tập không thể tách rời khỏi việc sáng tác của tác giả. Năm là, hoạt động biên tập của báo điện tử mang tính hội tụ, vì vậy những người làm biên tập phải là thành thạo và trở nên hiểu biết nắm rõ nhiều hơn là một kĩ năng như những toà báo khác. Đối với người biên tập tại toà báo điện tử họ vượt qua nền tảng của một loại hình nào đó, tức họ không chỉ là người thành thạo trong việc biên tập cho một loại hình mà họ còn phải biên tập cho tất cả video, audio, hình ảnh, text, đồ hoạ và họ còn phải giỏi cả về các kỹ thuật làm báo trực tuyến. Sáu là, hoạt động biên tập cho báo điển tử cũng có những đặc thù riêng về nội dung, hình thức và kỹ thuật. Về nội dung của báo mạng điện tử ngoài việc đảm bảo các nguyên tắc báo chí, tức đảm bảo tính thời sự, tính chân thật khách quan, tính định hướng… thì đặc thù của báo điện tử còn là sự ngắn gọn trong câu từ, đúng trọng tâm, đưa được các thông tin quan trọng lên đầu theo cấu trúc hình tháp ngược. Đặc biệt, đối với báo điện tử, thông tin luôn phải nhanh chóng, kịp thời, chuẩn xác, cập nhật từng giây, từng phút và thậm chí trực tiếp. Vai trò Công tác biên tập đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động báo chí. Có gthể nói, biên tập là người gác cổng thông tin, họ góp mặt trong mọi công đoạn để giúp hoàn thiện tác phẩm, giúp thông tin hay hơn, rõ ràng dễ hiểu, chính xác hơn, khách quan hơn, bảo đảm tính định hướng và chính trị. Thứ nhất, hoạt động biên tập giúp hoàn thiện tác phẩm. Biên tập viên có mặt hầu như ở các khâu quan trọng trong quá tình sản xuất của một tờ báo với nhiều chưucs danh khác nhau, từ biên tập nội dung đến biên tập kỹ thuật, từ biên tập tít tựa các bài viết đến hình ảnh và cả biên tâp trình bày trang báo…Vai trò của người biên tập càng ngày càng quan trọng cùng với quá trình phát triển truyền thông nói chung và báo chí nói riêng. Đã từ lâu, nhiệm vụ biên tập viên chủ yếu là sửa sai, gạn lọc và chau chuốt câu cú làm cho bài viết giản dị, dễ hiểu. Thứ hai, hoạt động biên tập giúp thông tin hay hơn, rõ ràng và dễ hiểu hơn. Nhưng không chỉ có thể, với ban biên tập, biên tập viên còn là cách tay nối dài, là bộ phận tham mưu đắc lực về nội dung và hình thức tờ báo. Thứ ba, hoạt động biên tập giúp thông tin chính xác hơn. Phong cách tờ báo là một hệ thống quy ước mà một một tờ báo ấn định ra, buộc phải thực thi nhất quán và soạn thảo thành một cẩm nang phong cách (style book). Bảo đảm tính nhất quán: kiểm tra xem nội dung có đủ trọng lượng so với câu dẫn nhập không? Biên tập viên phải bảo đảm trọng tâm của tin bài, không được lạc đề hay tin tức bị nhấn mạnh, giảm nhẹ quá đáng. Phải đảm bảo cho các câu văn liền lạc với nhau có logic; các yếu tố phỉ bang cá nhân: Biên tập viên phải đảm bảo là trong nội dung hay trong cách thể hiện không có gì gây ra các vấn đề khía cạnh pháp lý hay đạo đức. Thứ tư, hoạt động biên tập giúp thông tin đảm bảo tính khoa học – khách quan. Theo TS. Nguyễn Quang Hoà để bảo đảm câu chuyện chính xác và công bằng là một việc không dễ. Lý do đó là: Có thể do phóng viên non kém về nghiệp vụ, do lười biếng, hoặc viết khi bị tác động bởi các mỗi quan hệ. Một bài báo viết về một câu chuyện có thật, những tư liệu có thật, nhưng lại có thể không công bằng. Các sự kiện riêng lẻ có thể đúng như vậy nhưng đã bị phóng viên sắp xếp theo chủ ý thiên vị để rồi hình ảnh, câu chuyện không khách quan. Đôi khi các chi tiết cơ bản bị bỏ quên. Thứ năm, hoạt động biên tập giúp thông tin đảm bảo tính định hướng – chính trị. Những nguyên tắc trên có tính kỹ thuật khi biên tập, nó làm cho các thông tin trong bài báo có độ tin cậy cao, dễ đọc, dễ tiếp thu. Còn bảo đảm tính chính trị, tính chiến đấu là nguyên tắc của Đảng mà bất kỳ phóng viên nào cũng phải chú ý thực hiện. Chính vì vậy, trong việc biên tập có đảm bảo tính định hướng chính trị, tính chân thật, tính chiến đấu trong bài viết không. Đây cũng là yêu cầu lớn cần quán triệt trong công tác biên tập báo chí và cũng chính là vai trò của những người làm công tác biên tập đối với hoạt động báo chí. Nguyên tắc biên tập chung 1. cấu trúc, trật tự sáng sủa của bản thảo; 2. ngôn từ cô đọng và phong cách thích hợp của tác phẩm (thuật ngữ, các chữ viết tắt, chính tả, thư mục...); 3. thống nhất các đơn vị cấu trúc (hệ tựa đề, mục lục...) và loại trừ sự trùng lặp; 4. gạt bỏ những lỗi logic còn sót lại trong cách diễn đạt; 5. gạt bỏ những bất hợp lý và lỗi về ngôn từ và phong cách (đặc biệt, trong các tác phẩm nhiều người viết); 6. sự chính xác và đúng đắn của những dẫn chứng, ghi chép; 7. kiểm tra các tên tuổi và tựa đề trong tác phẩm và trong thư mục; 8. kiểm tra sự hiện diện chính xác của các minh họa và những phần phụ (phụ lục, chú giải các tên họ, danh sách các thuật ngữ chuyên môn, bảng chỉ dẫn các đề mục và tên họ. Thực tế: Báo Nhịp Sống Số ( tại Hà Nội) là một tờ báo điện tử uy tín tại Việt Nam.Theo thống kê hệ thống, kể từ ngày 01/04 tới hôm 30/04, có 11,25 triệu lượt truy cập vào www.nss.vn . Như vậy lượng truy cập trung bình mỗi ngày là 375 ngàn. Nếu giả sử 1 bạn đọc xem trung bình 25 bài mỗi ngày, thì mỗi ngày có tới 15.000 người vào trang Nhịp sống số(NSS). Đây là con số truy cập của riêng Website + phỏng vấn trực tuyến, không tính đến các dịch vụ giá trị gia tăng như streaming video/audio, cuộc thi dự đoán kết quả Euro, games, trang quảng cáo.... Trong trách đè lên vai người biên tập là rất lớn, họ vừa phải đảm bảo số lượng bài ra đúng với chỉ tiêu của toà soạn, vừa nắm vắt thị hiếu và định hướng dư luận. Tại báo NSS , không có một quy định cụ thể nào về thời gian biên tập bài vở mà tùy thuộc vào chất lượng của bài viết, vào tin, bài hay phóng sự. Nếu phóng viên viết tốt thì công tác biên tập sẽ nhanh hơn. Có những phóng viên viết vừa sai chính tả vừa sai ngữ pháp thì việc biên tập sẽ rất mất thời gian, có những bài phải sửa cả ngày mới xong. Có khi phải trao đổi lại với phóng viên nếu bài viết chưa đủ thông tin.... Biểu đồ 1: Nguyên tắc biên tập chung Biểu đồ 2: Nguyên tắc biên tập cụ thể trong bài viết của phóng viên, biên tập viên Ưu điểm Một là, hoạt động biên tập của tòa soạn báo điện tử đã giúp cho nội được đảm bảo chính xác và khách quan hơn. Mỗi bài viết của phóng viên sau khi được chuyển về tòa soạn, các biên tập phải thực hiện công tác thẩm định, chọn lọc, xác minh thông tin một cách chính xác. Thông tin trước khi đến với công chúng, người biên tập sẽ kiểm tra lại nội dung xem chúng có đa chiều không, có trung thực không, có mang yếu tố cá nhân của người viết không. Nếu có họ sẽ yêu yêu cầu lại phóng viên loại bỏ tất cả những yếu tố này hoặc họ tự chỉnh sửa lại trong quyền hạn cho phép. Hai là, hoạt động biên tập của tòa soạn báo điện tử giúp hoàn thiện tác phẩm ở mức độ cao nhất. Như chúng ta đã thấy thông qua các kháo sát, mỗi bài viết đều trải qua quá trình biên tập rất cầu kỳ và nghiêm ngặt. Hầu hết mỗi bài viết đều phải trải qua 2 – 4 bước biên tập để đảm bảo không còn những sai sót xảy ra, giúp hoàn thiện tác phẩm một cách tốt nhất. Để hoàn thiện tác phẩm những người biên tập cũng đã đọc ít nất 1 – 3 lần trước khi bước vào quá trình biên tập. Ba là, hoạt động biên tập của tòa soạn báo điện tử giúp thông tin thông suốt, đảm bảo tính thời sự. Ngoài việc tập, các biên tập viên cũng phải kết hợp cả công tác lập kế hoạch triển khai và giám sát kế hoạch. Họ luôn là những người theo sát sự kiện để đảm báo phóng viên làm đúng tiến độ và thời sự. Không chỉ vậy, khi tin bài chuyển về họ phải làm sao để có thể biên tập thông tin, văn bản một cách nhanh nhất, đảm bảo nhất, chính xác nhất. Với những nỗ lực của phóng viên, biên tập viên đã được độc giả ghi nhận và đánh giá cao qua những sản phẩm báo chí. Bốn là, hoạt động biên tập của tòa soạn báo điện tử giúp loại bỏ những thông tin sai, không phù hợp. Chúng ta có thể thấy, người biên tập có nhiệm vụ chắt lọc thông tin, kiểm tra độ chính xác, chân thực... tất cả những thông tin mang tính chất bôi nhọ cá nhân, hay phỉ báng, nói xấu người khác, trục lợi cá nhân đều sẽ bị các biên tập loại bỏ. Những người biên tập sẽ là người xen nội dung có phù hợp với đề tài không, có phù hợp với quan điểm, tôn chỉ mục đích của tờ báo không, tư tưởng quan điểm chính trị có bị lệch lạch không. Năm là, hoạt động biên tập của tòa soạn báo điện tử giúp cho phóng viên có thể nhìn nhận rõ hơn về bài viết của mình, có thêm kinh nghiệm trong sáng tạo tác phẩm. Trong mỗi tòa soạn các phóng viên, nhà báo có năng lực trình độ khác nhau, quan điểm khác nhau, vùng miền khách nhau. Vì vậy, khi viết bài thì mực độ hoàn chỉnh của bài viết cũng khách nhau. Hạn chế Hạn chế đầu tiên đó là: Vẫn còn để xảy ra tình trạng sai sót thiếu chính xác, khách quan sau khi biên tập. Thông tin trên các trang báo điện tử hiện nay nhanh nhạy, thời sự nhưng đôi lúc còn thiếu khách quan, phóng đại sự việc, thậm chí nói sai sự thật. Cụ thể một số độc giả trong khảo sát 200 công chúng báo điện tử nhận xét: Các trang báo điện tử mang lại cho người đọc thông tin nhanh, tức thì nhưng do thông tin quá nhanh nên thông tin thường thiếu chính xác, khách quan, nhiều thông tin độ chính xác không đáng tin tưởng. Tình trạng "xào" tin bài khá nhiều khiến cho thông tin bị sai sự thật. Các trang mạng điện tử mọc lên như nấm kèm theo đó là những tin bài "lá cải" tăng lên theo cấp số nhân. Hơn nữa, một số phóng viên lợi dụng chức danh, nghề báo để làm việc mất phẩm chất, gây ảnh hưởng đến đạo đức nhà báo chân chính khác khiến cho độc giả ngày càng mất niềm tin vào báo chí. Nhiều trang báo điện tử thông tin bị loãng, người đọc không cập nhật được thông tin chính xác. Tình trạng các báo a dua với nhau ngày càng trầm trọng, các báo mắc quá nhiều lỗi khiến cho độ tin tưởng của độc giả vào báo chí ngày càng giảm. Ví dụ như: loạt bài thông tin sai sự thật về vụ nước mắn truyền thống chứa thạch tín trên một số báo. Sau đó rất nhiều báo đã bị phạt nặng vì thông tin sai sự thật. Theo báo Tuổi trẻ Online, trong bài: Xử phạt 50 cơ quan báo chí liên quan vụ nước mắm, ngày 21/11/2016 đã đưa tin: “Ngày 21-11, Bộ Thông tin và Truyền thông công bố kết quả xử lý vi phạm đối với các cơ quan báo chí đăng tin sai sự thật về việc nước mắm có hàm lượng thạch tín vượt ngưỡng quy định. Theo đó Phạt báo Thanh Niên 200 triệu đồng. Báo điện tử Người tiêu dùng: 50.000.000đồng. 6 cơ quan báo chí là Báo điện tử Hà Nội Mới, Báo điện tử Đại Đoàn Kết, Báo điện tử Người Đưa Tin, Báo điện tử Dân Việt, Báo điện tử Dân sinh, Báo điện tử Infonet mức phạt 45.000.000 đồng/1 cơ quan”. Hạn chế thứ hai là, vẫn còn quá nhiều sai sót về chính tả văn phong sau khi đã biên tập. Hầu hết công chúng đều nhận xét rằng, hiện nay các bài viết trên báo điện tử sai sót rất nhiều về chính tả, biên tâp̣ cẩu thả, văn phong, ngữ pháp không chuẩn . Qua khảo sát 200 công chúng báo điện, thì hầu hết công chúng đề cho rằng còn quá nhiều lỗi chín tả, cụ thể lỗi chính tả, câu, cách dùng từ, ngữ pháp... chiếm tới 33,6%. Chúng ta đều biết lỗi chính tả là việc khó tránh khỏi của người viết, tuy nhiên sau khi đã được biên tập mà các lỗi này vẫn tồn tại quá nhiều chứng tỏ quá trình duyệt và biên tập còn khá lỏng lẻo. Báo NSS đã đăng 50 tin bài thì có đến 10 tin bài có lỗi, trong đó có 14 lỗi chính tả; 4 lỗi dấu chấm, dấu cách, dấu phẩy; 2 lỗi viết hoa ví như tên riêng không viết hoa, sau dấu hai chấm không viết hoa, bên cạnh đó còn các lỗi về việc viết tắt ví dụ như: “dc, ko, dk... “, không viết hoa khi cần thiết. Hạn chế thứ ba là: Vẫn còn tình trạng thông tin thiếu định hướng và chưa chọn lọc, giật tít câu view sau khi đã qua quá trình biên tập. Nhiều độc giả cho rằng, hiện nay nhiều báo giật tít câu view, đi vào những nhận thức tầm thường của bạn đọc, không có tính định hướng. Hạn chế thứ tư là: Vẫn còn tình trạng thông tin chưa chọn lọc, nội dung nghèo nàn, trùng lắp sau khi đã biên tập. Các thông tin trên báo mạng điện tử tuy nhanh nhạy, nhiều nhưng thông tin bị trùng lắp, giống nhau bởi phần lớn các báo đưa thông tin của nhau. Không có sự chọn lọc về thông tin, đưa nhiều thông tin tạp nham, nội dung chưa đi vào trọng tâm. Hạn chế thứ năm là: Đôi lúc nguyên tắc biên tập chưa được áp dụng chặt chẽ. Tại 3 tòa soạn báo mạng điện tử đều đưa ra các nguyên tắc về ngôn ngữc, tít tựa, tên riêng, tên nước ngoài để biên tập (tỷ lệ ngày chiếm tới 96%), đây là điều rất tốt hỗ trợ công việc biên tập cho chuẩn xác và phù hợp với mỗi tòa soạn. Tuy có những quy trình biên tập chung để đảm bảo cho bài viết lên trang thì lại thiếu sót. Giải pháp đối của vấn đề biên tập toà báo điện tử hiện nay Giải pháp đầu tiên đối với tòa soạn đó là: Cần nâng cao công tác đào tạo phóng viên, biên tập viên. Qua thực tiễn hoạt động biên tập tại tòa soạn báo mạng điện tử hiện nay chúng ta cũng có thể thấy, các tin bài sau khi được biên tập duyệt vẫn còn rất nhiều sai sót từ lỗi chính tả, sai danh tính.... Đến thông tin thiếu chính xác khách quan. Các tòa soạn cần thường xuyên nâng cao công tác đào tạo phóng viên, biên tập viên, trau dồi các kỹ năng biên tập, học và đọc thêm các loại sách về kỹ năng biên tập. Như chúng ta cũng biết, báo chí luôn chạy theo cái mới, luôn luôn thay đổi theo sự phát triển của xã hội, chính vì vậy mà hoạt động biên tập cũng không thể ngồi im một chỗ. Việc thường xuyên đưa các biên tập viên đi đào tạo nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn trong và ngoài nước sẽ giúp cho công tác biên tập luôn luôn đảm bảo tính thời sự, tính chính xác hơn. Giải pháp thứ hai cho tòa soạn báo điện tử đó là: Các tòa soạn cần làm tốt công tác tuyển chọn người biên tập. Việc sàn lọc những người biên tập thông qua công tác tuyển dụng là rất quan trọng và quyết định đến chất lượng biên tập lâu dài của tòa soạn. Với công tác tuyển chọn người biên tập này, tòa soạn cần tuyển chọn được những người có tố chất biên tập đó là: Kiên trì, cẩn thận và có trách nhiệm cao trong công việc, cần có đạo đức, bản lĩnh chính trị vững vàng, say mê với công viêc. Người làm biên tập cũng cần được đảm bảo các kỹ năng đó là: Am hiểu cuộc sống, am hiểu công chúng, am hiểu nhà nước và pháp luật; Viết tốt, thành thạo các kỹ năng làm báo trực tuyến; Có kiến thức sâu rộng, có kỹ năng giao tiếp, giỏi tiếng việt, giỏi ngôn ngữ; Biết đào tạo phóng viên, biết tổ chức nguồn tin. Giải pháp thứ ba cho tòa soạn đó là: Cần giảm áp lực và cường độ công việc cho biên tập viên. Hằng ngày trên các báo mạng sản suất từ 300 – 700 tin bài, nhưng đội ngũ tham gia công tác biên tập lại khá mỏng chỉ từ 15 – 30 người. Với khối lượng công việc nhiều như vậy khiến cho các biên tập viên hầu hết đều bị áp lực đó là chưa kể áp lực về tính thời sự yêu cầu trong các tòa soạn báo điện tử. Giải pháp thứ tư cho tòa soạn đó là: Cần tăng cường các bước kiểm soát bài viết của phóng viên. Việc tăng cường kiểm soát tại các tòa soạn là giải pháp hữu hiệu để giảm thiểu sai sót. Hay trong từng khâu biên tập phải tăng cường sự cẩn trọng, thẩm định lại thông tin nhiều lần. Không chỉ tăng cường kiểm soát từ các biên tập viên mà còn quán triệt sự sai sót và cẩn thận từ khâu viết bài của phóng viên. Đưa ra những quy định cụ thể về việc xử phạt sai sót theo cấp độ từ phóng viên đến biên tập viên. Việc tăng cường kiểm soát cũng không phải có thể làm ngày 1 ngày hai. Điều này cần có sự thường xuyên nhắc nhở và ghi nhớ đối với các phóng viên, biên tập viên. Nhắc nhở các phóng viên cẩn thận và kiểm soát lại bài viết của mình trước khi nộp lên ban biên tập, nhắc nhở việc kiểm soát bài vở thông qua các cuộc họp, những buổi trao đổi nghiệp vụ. KẾT LUẬN Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của báo điện tử khiến cho hoạt động biên tập trở nên sôi động hơn bao giờ hết, vì vậy những người làm công tác biên tập cũng lao theo guồng quay này, buộc họ phải luôn tìm tòi, học hỏi tạo ra nét riêng cho hoạt động biên tập. Tất nhiên, hoạt động biên tập của mỗi tòa soạn sẽ có sự khác nhưng cũng có những yếu tố tương đồng, bởi kết quả cuối cùng của hoạt động này đó là những tác phẩm báo chí hoàn thiện và được đưa đến cho công chúng. Đối với công chúng, hoạt động biên tập vẫn là một cái gì đó bí ẩn nếu biết thì họ cũng chỉ nghĩ biên tập là soát lỗi chính tả. Thực chất, hoạt động biên tập cũng khá phức tạp với rất nhiều công việc, nhiệm vụ và quy tắc. Những người biên tập phải làm khá nhiều việc, họ lên kế hoạch, giám sát, xác minh, thẩm định nội dung thông tin, định hướng thông tin, sửa lỗi của văn bản, cấu trúc văn bản và đảm bảo các yêu cầu cho một bài báo hoàn chỉnh. Những người làm công tác biên tập giữ một vai trò nhất định trong tòa soạn báo điện tử, họ là những người giúp tác giả hoàn thiện tác phẩm, giúp tòa soạn chọn lọc kiểm tra thông tin một cách chính xác khách quan nhất, đảm bảo các định hướng của tòa soạn, của nhà nước. Có khá nhiều quy tắc người biên tập cận tuân thủ để những người làm công tác biên tập cần tân thủ và có thể hoàn thiện tác phẩm cho bài viết một cách tốt nhất mà không làm ảnh hưởng đến phong cách của tác giả. Ví như người biên tập cần tôn tọng tác giả, không áp đặt cho người khác, không được làm ẩu và khi sửa chữa phải có căn cứ... Trên thực tế, hầu hết các tòa soạn cũng đều có những quy tắc về câu từ, chính tả và định hướng thông tin của tòa soạn. Công tác biên tập cũng có những quy định biên tập khá rõ ràng. Với một quy trình đầy đủ sẽ bao gồm 5 bước đó là: Đầu tiên phóng viên viết bài và sẽ tự biên tập bài viết của mình, sau đó chuyển lên cho phó ban hoặc trưởng ban; khi bộ phận này biên tập xong tiếp tục chuyển lên Ban thư ký tòa soạn; đến ban biên tập gồm (Tổng biên tập và Phó tổng biên tập); cuối cùng đó là sự giám sát của công chúng. Hoạt động biên tập hiện nay đã đạt được khá nhiều thành tựu song vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Qua việc khảo sát công chúng báo điện tử; phóng viên, biên tập viên và tin bài trên báo chúng ta có thế thấy, hoạt động biên tập vẫn cò một số hạn chế như: Vẫn còn để sảy ra tình trạng sai sót thiếu chính xác, khách quan sau khi biên tập; vẫn còn quá nhiều sai sót về chính tả văn phong sau khi đã biên tập; Nguyên tắc biên tập chưa được áp dụng chặt chẽ hay vệc rút gọn quy trình biên tập dẫn đến còn nhiều sai sót ...