Academia.eduAcademia.edu
CÁCăBI NăPHÁPăRỆNăLUY N K NĔNGăM M CHOăSINHăVIÊNăKH IăNGÀNHăKINHăT TẠI TP.H CHệăMINH Lại Thế Luyện 1 TÓMă T T: Sinh viên khối ngành kinh tế hiện nay sẽ trở thành những người lao động, doanh nhân hoạt động ở nhiều lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Việc xác định cụ thể các kỹ năng mềm phù hợp với đặc thù của khối ngành kinh tế là điều cần thiết, nhằm giúp mỗi sinh viên đang theo học khối ngành kinh tế tại TP.HCM hiện nay có định hướng học hỏi, chủ động rèn luyện cho bản thân mình. Bài báo chỉ ra được các kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên khối ngành kinh tế cùng những biện pháp cụ thể giúp sinh viên chủ động rèn luyện các kỹ năng này. TỪ KHÓA: kỹ năng mềm, sinh viên, khối ngành kinh tế,… ABSTRACT: Economic sector students will now become workers and entrepreneurs working in many areas of the national economy. It is essential to identify specific soft skills that are relevant to the specific characteristics of the economic sector, so that every student who is studying in the economics disciplines in HCMC is now oriented to learn and take the initiative. train yourself. The article points out the soft skills needed for economics students and specific measures to help students actively practice these skills. KEY WORDS: soft skills, students, economics sector, ... Trong thực tế tuyển d ng lao động hiện nay, trình độ học vấn và các bằng cấp chưa đ để nhà tuyển d ng quyết định tuyển d ng lao động tại các doanh nghiệp. Người sử d ng lao động còn căn cứ vào yếu tố cá nhân như kỹ năng, sự nhạy bén trong xử lỦ công việc và các mối quan hệ giao tiếp c a mỗi người lao động,... Các yếu tố này được gọi là “Kỹ năng mềm". Có thể hiểu kỹ năng mềm là tất cả những thuộc tính cá nhân, bên cạnh trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc c a người lao động. Kỹ năng mềm liên quan đến cách mà mỗi chúng ta tương tác, lãnh đạo và giao tiếp,… với những người khác. Một cá nhân dù có kiến thức chuyên môn vững vàng mà thiếu các kỹ năng mềm, thì rất khó giao tiếp, hòa nhập, làm việc, hợp tác… cùng với người khác, để gặt hái thành công trong sự nghiệp. Việc bước đầu đưa các môn Kỹ năng mềm vào giảng dạy cho sinh viên các trường đại học nói chung và sinh viên các trường đại học khối ngành kinh tế nói riêng, là điều vô cùng cần thiết, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập ngày nay. Bên cạnh đó, hòa trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với cơ hội việc làm đa dạng sau khi tốt nghiệp, khối ngành kinh tế đã được nhiều sinh viên lựa chọn trong các đợt tuyển sinh đại học nhiều năm vừa qua. Theo thống kê c a Bộ Giáo d c và Đào tạo, số hồ 1 NCS QLGD Khóa 6 – Email: luyenlt@ufm.edu.vn sơ nộp vào khối ngành kinh tế trung bình các năm chiếm đến 59% tổng số hồ sơ đăng kỦ tuyển sinh đại học. Do số lượng đông người học đăng kỦ dẫn đến việc điểm chuẩn c a các trường đại học đối với khối ngành này luôn ở mức cao so với các khối ngành khác (Sơn Trà, 2017). Điều đó cho thấy, sinh viên khối ngành kinh tế chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu đào tạo nhân lực c a thị trường lao động. Do vậy, quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành này là vấn đề có Ủ nghĩa thực tiễn và cấp thiết hiện nay. 1.Tầm quan trọng của K nĕngăm m đ i vớiăsinhăviênă Kỹ năng mềm là gì? Tại sao kỹ năng mềm có tầm quan trọng đối với sinh viên? Theo bách khoa toàn thư mở Wikipedia: “Kỹ năng mềm là thuật ngữ liên quan đến trí tuệ cảm xúc, dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năng sống, giao tiếp, làm việc nhóm, kỹ năng quản lỦ thời gian...”. Ngoài ra, kỹ năng mềm cũng được biết như kỹ năng quan hệ con người, hay kỹ năng cộng đồng, chúng bao gồm sự thành thạo trong các kỹ năng giao tiếp, giải quyết xung đột, thương lượng, làm việc hiệu quả, giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, tư duy chiến lược, xây dựng nhóm,… (Hoàng Thị Thắm, 2017). Kỹ năng mềm là lĩnh vực phát triển rất mạnh mẽ trong những năm gần đây. Trong tương lai, lĩnh vực này sẽ ngày càng được xã hội đề cao, bởi người ta càng lúc càng nhận ra được tầm quan trọng c a kỹ năng mềm đối với sự phát triển cá nhân và sự nghiệp. Trong thời đại hội nhập kinh tế hiện nay, các nhà tuyển d ng lao động không chỉ muốn thu nhận những ứng viên biết làm công việc chuyên môn, mà còn phải có khả năng sáng tạo, biết cách giải quyết các phát sinh trong công việc, phối hợp hiệu quả với đồng nghiệp, có tư duy tích cực và muốn thăng tiến cao hơn... Do đó, kỹ năng mềm được coi là công c hữu hiệu nhất cho thành công trong nghề nghiệp c a mỗi người. Kỹ năng mềm không chỉ cần thiết cho cuộc sống mà còn là tiêu chí mà các nhà tuyển d ng rất quan tâm, bởi chúng ảnh hưởng lớn đến việc người lao động có hoà nhập được với môi trường làm việc và đạt hiệu suất công việc cao hay không. Kỹ năng mềm khác với kỹ năng cứng ở chỗ: nói đến kỹ năng cứng là để chỉ trình độ chuyên môn, kiến thức chuyên môn, thể hiện qua bằng cấp và chứng chỉ chuyên môn. Kỹ năng cứng là dạng kỹ năng c thể, có thể truyền đạt, đáp ứng yêu cầu trong một bối cảnh, công việc c thể hay áp d ng trong các chuyên ngành đào tạo ở các trường đại học. Kỹ năng mềm bổ sung song song kỹ năng cứng, là sự cần thiết phải có trong yêu cầu nghề nghiệp ở hầu hết các lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp khác nhau. Thực tế cho thấy, kỹ năng cứng chỉ mới tạo ra tiền đề, còn kỹ năng mềm mới thật sự làm nên sự phát triển trong sự nghiệp c a mỗi người. Người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị. Để gặt hái thành công trong nghề nghiệp, mỗi người lao động cần biết kết hợp cả hai loại kỹ năng này một cách khéo léo. Theo điều tra c a Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội, trong tổng số các sinh viên tốt nghiệp hàng năm, hơn 13% phải được đào tạo lại hoặc bổ sung kỹ năng, gần 40% phải được kèm cặp lại tại nơi làm việc và 41% cần thời gian làm quen với công việc. Từ thực tế đó, thiết nghĩ, việc sinh viên tự trang bị cho bản thân kỹ năng mềm là điều vô cùng cần thiết, đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập (Trần Anh Tuấn, 2015). 2.Cácăk nĕngăm m cần thi tăchoăsinhăviênăkh iăngànhăkinhăt Thực hiện Nghị quyết số 16/TW c a Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm v phát triển TPHCM đến năm 2020, đồng thời triển khai Quyết định số 3907/QĐ_UB c a y Ban Nhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh với trọng tâm là hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo..., trong đó, xác định trong năm 2017, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ có được 50.000 doanh nghiệp thành lập mới. Như vậy, các sinh viên đang theo học khối ngành kinh tế hiện nay cần nỗ lực ch động học tập, rèn luyện kỹ năng mềm để có thể đón đầu những cơ hội việc làm này. Kỹ năng mềm ngày càng trở nên quan trọng, giúp nâng cao hiệu quả công việc và chất lượng cuộc sống, là một trong những yếu tố cơ bản để sinh viên tạo được ấn tượng tốt đối với các nhà tuyển d ng. Kỹ năng mềm c a cá nhân là phần quan trọng c a cá nhân đó đóng góp vào sự thành công c a một tổ chức. Đặc biệt, đối với các tổ chức trong lĩnh cực kinh doanh, quan hệ khách hàng,… thì sự thành công trong kinh doanh sẽ đạt được cao hơn nhiều khi các doanh nghiệp quan tâm đến những kỹ năng này c a đội ngũ nhân viên. Vấn đề quan trọng được đặt ra ở đây là, sinh viên khối ngành kinh tế cần rèn luyện những kỹ năng mềm c thể nào cho phù hợp với định hướng nghề nghiệp tương lai? Một cuộc khảo sát 461 lãnh đạo doanh nghiệp c a Hiệp hội Quản trị Nhân sự Hoa Kỳ cho thấy, các nhà quản lỦ tập đoàn tuy khẳng định các kỹ năng “cứng” cơ bản vẫn giữ vai trò quan trọng, nhưng kỹ năng "mềm" ngày càng trở nên thiết yếu để dẫn đến thành công (Đỗ Nguyên Lộc, 2012). Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, lao động trẻ thiếu các kỹ năng làm việc như: kỹ năng giao tiếp nói và viết, kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo. Bên cạnh đó, một nghiên cứu c a trường Đại học miền Tây nước Anh năm 2007 cho thấy, các kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên khối ngành kinh tế bao gồm các kỹ năng: giao tiếp trong kinh doanh, đàm phán, lãnh đạo, làm việc đồng đội, thuyết trình, quản lỦ tài chính cá nhân, giải quyết vấn đề và ra quyết định (Richard O’Doherty, 2007). Tại Việt Nam, qua việc phân tích thị trường lao động TP.HCM cho thấy, những kỹ năng mềm và các phẩm chất mà các nhà tuyển d ng đề cập gồm kỹ năng: giao tiếp, làm việc theo nhóm, thương thuyết, tính linh hoạt, thích ứng, tư duy sáng tạo,… (Trần Anh Tuấn, 2015). Đề tài nghiên cứu về xác định nhu cầu học kỹ năng mềm c a sinh viên tại trường Đại học Tài Chính Marketing c a Nguyễn Thị Vân Thanh và cộng sự (2015) đã chỉ ra các kỹ năng mềm phù hợp với sinh viên nhóm ngành kinh tế, bao gồm: kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh, kỹ năng thuyết trình trong kinh doanh, kỹ năng đàm phán, kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định. Qua các nghiên cứu nói trên, cùng với việc tổng hợp Ủ kiến c a các nhà tuyển d ng và các chuyên gia, chúng ta có thể bước đầu xác định c thể các kỹ năng mềm phù hợp, cần thiết cho sinh viên khối ngành kinh tế hiện nay thể hiện qua bảng sau đây, bao gồm: K nĕngă Kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh Yêuăcầu Sinh viên phải hiểu và thực hành được: • Xác định được những kiến thức cơ bản về giao tiếp ứng xử trong kinh doanh. • Nắm vững các nguyên tắc trong việc nghe, nói, đặt câu hỏi, ứng xử trong kinh doanh. • Xây dựng được một tác phong giao tiếp ứng xử chuyên nghiệp. • Vận d ng ngôn ngữ cơ thể để tác động tích cực và gây ảnh hưởng đến người khác • Có thái độ tích cực học tập, rèn luyện, đổi mới trong giao tiếp ứng xử để ngày một hoàn thiện bản thân. Kỹ năng làm việc đồng đội • • • • • • • Kỹ năng đàm phán trong kinh doanh • • • • • • • • • Kỹ năng tư duy sáng tạo • • • • • • Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định • • • • • Kỹ năng lãnh đạo • • Hiểu được khái niệm Nhóm và làm việc nhóm. Các nguyên tắc cơ bản khi làm việc nhóm Các vai trò c thể trong làm việc nhóm Quy trình tổ chức, vận hành hoạt động c a nhóm nhằm đạt được muc tiêu chung đã xác định Các kỹ năng cần thiết khi làm việc nhóm Vượt qua khó khăn, trở ngại trong làm việc nhóm Đạt được m c tiêu chung trong làm việc nhóm. Sử d ng năng lực c a bản thân và sự tự tin để đàm phán Lên kế hoạch và chuẩn bị cho những cuộc đàm phán Xác định những kết quả đàm phán có giá trị nhất đối với bạn Dự liệu trước những tình huống bất ngờ có thể xảy ra Làm ch cảm xúc c a mình trong quá trình đàm phán Tránh những nhượng bộ không cần thiết và duy trì lợi thế đàm phán Đàm phán một cách thông minh và hiệu quả Vận d ng tính sáng tạo để đạt được các thỏa thuận trong đàm phán Đạt đến những thỏa thuận cùng thắng cho bạn và cho cả đối tác Khám phá thế mạnh tư duy c a bản thân mình Thẩu hiểu cơ chế hoạt động c a bộ não người Vượt qua những rào cản tư duy Giải phóng khả năng sáng tạo c a bản thân Thực hành hiệu quả các công c phát triển Ủ tưởng trong kinh doanh và các phương pháp sáng tạo Vận d ng những kỹ năng đã học vào thực tế kinh doanh Kỹ năng đánh giá các tình huống và xác định vấn đề. Kỹ năng lắng nghe các quan điểm khác nhau và đánh giá dựa trên các sự kiện thực tế. Kỹ năng thu thập thông tin, số liệu và biết cách xử lỦ để rút ra những kết luận cần thiết. Biết sáng tạo và đổi mới, nhằm phát hiện những giải pháp khả thi nhằm giải quyết vấn đề. Biết đánh giá các giải pháp, để lựa chọn và đưa ra quyết định. Phương pháp lãnh đạo phù hợp với cá tính và môi trường làm việc Kỹ năng tạo động lực, khuyến khích, truyền cảm hứng đội • • Kỹ năng thuyết trình trong kinh doanh Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân • • • • • • • • • • • • • ngũ nhân viên Xác định được các phong cách lãnh đạo thích hợp trong những tình huống khác nhau Cách khắc ph c những khó khăn và trở ngại gặp phải trong quá trình lãnh đạo Những điều cần chuẩn bị trước khi thuyết trình Quy trình thực hiện một bài trình bày, thuyết trình hiệu quả Kỹ năng sử d ng ngôn từ và phi ngôn từ trong thuyết trình Kỹ năng sử d ng phương tiện trực quan trong thuyết trình Những phương pháp, kỹ thuật tạo ấn tượng tốt trong quá trình trình bày, thuyết trình Vận d ng kỹ năng thuyết trình trong kinh doanh và bán hàng Nhận thức được những ích lợi c thể c a việc quản lỦ tài chính cá nhân Xây dựng được m c tiêu tài chính cá nhân Biết cách phòng ngừa các r i ro về tài chính Thực hành thói quen tiết kiệm chi tiêu Những cách thức tạo thêm thu nhập Tạo các nguồn thu nhập th động Đạt được tự do tài chính 3.Bi năphápărènăluy n k nĕngăm măchoăsinhăviênăkh iăngànhăkinhăt Tại TP.Hồ Chí Minh hiện nay có 5 trường đại học thuộc khối ngành kinh tế, bao gồm: ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Kinh tế - Tài chính, ĐH Kinh tế - Luật, ĐH Ngân Hàng, ĐH Tài chính - Marketing. Mỗi trường quan tâm đến việc trang bị kỹ năng mềm cho sinh viên với những cách làm khác nhau. Trong đó, đại học Kinh Tế TP.HCM giao quyền cho Trung Tâm Hỗ trợ Sinh viên tổ chức đào tạo các lớp Kỹ năng mềm cho sinh viên tự nguyện ghi danh vào mỗi tháng. Các trường ĐH Kinh tế - Tài chính, ĐH Kinh tế - Luật, ĐH Ngân Hàng tuy chưa tổ chức đơn vị chuyên trách phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên, nhưng thỉnh thoảng vẫn mời các chuyên gia đến trường để giao lưu, chia sẻ với sinh viên về các ch đề kỹ năng mềm. Riêng đại học Tài Chính – Marketing có hẳn Bộ môn Kỹ năng mềm, quy định chuẩn đầu ra bắt buộc đối với sinh viên tất cả các chuyên ngành đào tạo phải đạt 6 kỹ năng mềm. Những cách làm này thể hiện sự quan tâm, vai trò c a nhà trường và c a các cấp quản lỦ tại các trường đại học khối ngành kinh tế tại TP.HCM trong việc trang bị kỹ năng mềm cho sinh viên. Về phía sinh viên, nếu muốn nắm bắt những cơ hội việc làm tốt trong tương lai, thì ngay từ khi còn học ở trường đại học, mỗi sinh viên cần quan tâm đến việc học hỏi và rèn luyện các kỹ năng mềm. Nói cách khác, sinh viên cần chuẩn bị sẵn sàng ngay từ khi chưa tốt nghiệp, để có thể nắm bắt được những cơ hội ngay sau khi tốt nghiệp. Dưới đây là một số biện pháp: 3.1. Tự nhận thức các thiếu hụt về kỹ năng mềm của bản thân. Kỹ năng mềm không phải là năng khiếu bẩm sinh, nên mỗi sinh viên đều có thể học hỏi, tiếp thu và rèn luyện để đạt được. Hiện nay, bên cạnh những sinh viên năng động, biết tự tìm kiếm các cơ hội để học tập trau dồi các kỹ năng mềm cho bản thân, thì vẫn còn những sinh viên chưa nhận thức đúng đắn tầm quan trọng c a kỹ năng mềm đối với bản thân. Sinh viên khối ngành kinh tế trước hết phải xác định rõ công việc mình muốn làm sau khi ra trường, sau đó phân tích xem đối với công việc đó, đâu là kỹ năng “cứng”, đâu là kỹ năng “mềm”. Việc xác định rõ “mềm”, “cứng” và nhận ra điểm mạnh, điểm yếu, những mặt thiếu h t c a bản thân là yêu cầu đầu tiên và rất quan trọng để rèn luyện, trau dồi các kỹ năng “mềm”. 3.2. Chủ động xây dựng một kế hoạch học hỏi, rèn luyện kỹ năng mềm cho bản thân. Kỹ năng mềm trong cuộc sống được hình thành từng ngày, từng giờ trong đời sống c a mỗi người. Do đó, rèn luyện kỹ năng mềm cần được nghiêm túc nhìn nhận là một quá trình tích lũy. Mỗi sinh viên cần dựa trên những khả năng c a bản thân, m c tiêu nghề nghiệp c thể trong tương lai để xây dựng kế hoạch, lộ trình rèn luyện các kỹ năng mềm cho bản thân mình qua mỗi học kỳ và mỗi năm học. Để từ nay cho đến khi ra trường, bạn sẽ tự tin với năng lực c a mình cùng với bộ hồ sơ tìm việc hoàn hảo, đặc biệt là các kỹ năng mềm đáp ứng nhu cầu c a nhà tuyển d ng. 3.3. Đa dạng hóa các hình thức học hỏi, phương pháp rèn luyện kỹ năng mềm. Các chuyên gia quản lỦ nhân sự giàu kinh nghiệm khẳng định: Cách tốt nhất để trau dồi kỹ năng mềm là phải luyện tập, học hỏi thường xuyên, tạo cho mình một phản xạ tức thời mỗi khi gặp các tình huống cần thiết. Sinh viên có thể tham gia các khoá học kỹ năng mềm tại các trung tâm phát triển kỹ năng c a các trường đại học, hoặc cũng có thể tham gia học kỹ năng mềm trực tuyến tại cổng đào tạo trực tuyến… Sinh viên không thể thành thạo các kỹ năng mềm này chỉ sau một vài khóa học mà cần được trau đổi hàng ngày qua quá trình làm việc và đúc kết kinh nghiệm thực tế c a chính bản thân mình. Bên cạnh đó, sinh viên cũng “không nên quan niệm rằng, việc học kỹ năng mềm giống như việc học những môn lỦ thuyết khác, mà nên học từ những người có kinh nghiệm thực tế thông qua việc tiếp cận, nói chuyện và chia sẻ với họ. Sau đó, hãy biết vận d ng một cách linh hoạt vào thực tế và biết những kỹ năng đó trở thành kỹ năng c a chính mình” (Trần Anh Tuấn, 2015). Các phương pháp học hỏi, rèn luyện kỹ năng mềm c a sinh viên cần đa dạng: thảo luận, phân tích trường hợp điển hình, giải quyết các tình huống, đóng vai, chơi trò chơi mô phỏng, bày tỏ Ủ kiến… 3.4. Học tập, rèn luyện kỹ năng mềm mọi lúc, mọi nơi. Kỹ năng mềm được tích lũy từ quá trình đi học, đi làm và cả khi tương tác với các mối quan hệ khác trong cuộc sống. Cho nên, kỹ năng mềm có thể được học hỏi, rèn luyện ở mọi lúc, mọi nơi và không chỉ bó hẹp trong phạm vi chương trình đào tạo c a các trường đại học. Khóa học kỹ năng mềm ở trường đại học chỉ cung cấp những nội dung cơ bản nhất và giúp sinh viên nhận thức đúng đắn về vấn đề kỹ năng mà khóa học đề cập. Theo các chuyên gia, rất nhiều những kỹ năng mềm có thể được tích luỹ hay nâng cao trong thời gian làm việc qua các trải nghiệm thực tế. Nói cách khác, kỹ năng mềm là kỹ năng mà con người chỉ có thể hoàn thiện thông qua trải nghiệm và thực hành suốt thời gian dài. Nếu bạn không thường xuyên tiếp xúc với mọi người, không giao tiếp và sử d ng những kỹ năng đã được học, thì tất cả sẽ chỉ là lỦ thuyết, thiếu thực tế. Cho nên, sinh viên có thể tình nguyện tham gia vào nhiều công việc khác nhau, các hoạt động thiện nguyện c a Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên, tham gia hoạt động xã hội, các câu lạc bộ kỹ năng mềm, tham gia các tổ chức hoạt động từ thiện... và coi đó là những cơ hội tốt để rèn luyện kỹ năng mềm cho bản thân. 4.K t lu n Hoạt động cá nhân là yếu tố có tính quyết định đối với sự phát triển nhân cách c a con người nói chung, c a người lao động nói riêng. Mỗi sinh viên khối ngành kinh tế hiện nay cần có Ủ chí cầu tiến, sẵn sàng thay đổi bản thân, tích cực tìm tòi, học hỏi và tự rèn luyện kỹ năng mềm cho chính mình, với nhiều cách khác nhau, sao cho phù hợp với điều kiện c a bản thân và định hướng nghề nghiệp tương lai. Việc ch động học hỏi, rèn luyện các kỹ năng mềm sẽ giúp sinh viên đạt đến thành công trong thời gian học tập ở nhà trường lẫn sau khi ra trường. Qua đó, mỗi sinh viên không chỉ đáp ứng tốt nhu cầu c a các nhà tuyển d ng lao động mà còn có thể ch động xây dựng sự nghiệp kinh doanh riêng cho bản thân mình. Việc ch động học tập và rèn luyện các kỹ năng nêu trên, còn giúp mỗi cá nhân dễ dàng thích ứng với việc chuyển đổi linh hoạt sang các vị trí công việc mới hoặc đảm nhận các trách nhiệm mới - do tình hình thực tế đòi hỏi. TÀIăLI U THAM KHẢO 1. Đỗ Nguyên Lộc (2012), Kỹ năng mềm có còn là "có càng tốt"?, http://www.doanhnhansaigon.vn/nhan-su/ky-nang-mem-co-con-la-co-cang-tot/1068119/ 2. Nguyễn Thị Vân Thanh (2015), Xác định các kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên trường Đại học Tài Chính – Marketing, Đề tài nghiên cứu cấp trường. 3. Sơn Trà (2017), Sinh viên chọn khối ngành kinh tế: cơ hội và thách thức, http://news.zing.vn/sinh-vien-chon-khoi-nganh-kinh-te-co-hoi-va-thach-thuc-post727997.html 4. Hoàng Thị Thắm (2017), Kỹ năng mềm cho sinh viên khoa Kinh Tế, http://vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=176:k-nang-m-mcho-sinh-vien-khoa-kinh-t&catid=88&Itemid=487 5. Minh Thư (2017), TPHCM triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, http://www.hochiminhcity.gov.vn/thongtinthanhpho/tintuc/lists/posts/post.aspx?Category Id=3&ItemID=56451&PublishedDate=2016-12-30T15:30:00Z 6. Nguyễn Tuân (2013), Thiếu kỹ năng, sinh viên mất nhiều cơ hội, http://ieit.edu.vn/vi/cong-dong-ieit/tin-kinh-te-xa-hoi/item/121-thieu-ky-nang-dinhhuong-sinh-vien-mat-nhieu-co-hoi 7. Trần Anh Tuấn (2015), Sinh viên và kỹ năng mềm, http://www.dubaonhanluchcmc.gov.vn/tin-tuc/5646.thao-luan-%E2%80%9Csinh-vienva-ky-nang-mem.html 8. Richard O’Doherty (2007), The Skills and Knowledge of the Graduate Economist, University of the West of England.