« Home « Kết quả tìm kiếm

BÍ QUYẾT HỌC NGỮ PHÁP HIỆU QUẢ


Tóm tắt Xem thử

- BÍ QUYẾT HỌC NGỮ PHÁP HIỆU QUẢ Giới thiệu Chào các bạn, rất vui được gặp lại các bạn trong clip tiếp theo này.
- Và hôm nay, trong clip này, mình sẽ hướng dẫn các bạn cách học ngữ pháp sao cho hiệu quả nhất, để không những có thể giúp bạn cho việc làm bài thi TOEIC, mà cũng có thể phục vụ cho việc nâng cao khả năng giao tiếp, có thể nói, hay viết đúng ngữ pháp sau này.
- Và bây giờ, chúng ta sẽ cùng bắt đầu luôn với câu hỏi đầu tiên: Ngữ pháp là gì? Ngữ pháp đơn giản là cách mà người bản kết hợp các từ vựng lại theo một trật tự nhất định khi nói, hoặc viết để diễn tả điều họ muốn.
- Vậy ngữ pháp từ đâu mà ra? Nó là từnhững nhà nghiên cứu ngôn ngữ, họ phân tích cũng như nghiên cứu cách mà người Anh nói hay viết, từ đó rút ra các quy luật, nguyên tắc chung nhất, tổng quan nhất để chúng ta dễ học hơn.
- Câu hỏi số 2: Có cần phải học ngữ pháp không? Câu trả lời chắc chắn là CÓ, không phải bàn cãi gì nhiều.
- Mình chưa từng gặp một ai không phải là người bản xứ hay sinh ra và lớn lên tại một nước sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính mà lại chưa từng học ngữ pháp cả.
- Vì vậy, trừ khi bạn là người bản địa hoặc sống từ bé ở các nước nói tiếng Anh thì không cần học ngữ pháp vẫn nói trôi chảy, vẫn viết tốt như kiểu chúng ta là bản xứ người Việt vậy.
- Còn nếu bạn đã không phải rơi vào 2 trường hợp đó thì việc học ngữ pháp là điều chắc chắn.
- Cái chúng ta cần quan tâm ở đây sẽ là khi nào cần học ngữ pháp và học ngữ pháp như thế nào mà thôi.
- Vậy khi nào cần học ngữ pháp? Theo quan điểm của mình, chúng ta sẽ cần học ngữ pháp trong 3 trường hợp sau đây.
- Bạn sẽ phải học ngữ pháp.
- Thứ hai, khi bạn phải tham gia một cuộc thi tiếng Anh, mà nó có thi về ngữ pháp ( ví dụ như thi TOEIC) và khoảng thời gian học ôn để thi ngắn (tính theo tháng) thì bạn cũng cần phải học ngữ pháp vì ngữ pháp là những quy tắc chung nhất, tổng quan nhất, nên nắm được nó hiển nhiên sẽ giúp bạn làm bài liên quan đến ngữ pháp tốt hơn.
- Thứ ba, khi bạn muốn nâng cao khả năng nghe nói đọc viết của mình lên một tầm cao mới, tức vượt qua mức cơ bản bạn cũng phải học ngữ pháp.
- Đặc biệt là kỹ năng viết, nếu muốn viết những câu hay, phức tạp thì bạn phải nắm ngữ ngữ pháp rồi.
- Hay nếu muốn nghe, đọc những tài liệu khó, mang tính chuyên ngành, học thuật, việc nắm vững ngữ pháp sẽ giúp bạn dễ dàng hiểu cách diễn đạt nội dung trong bài hơn rất nhiều.
- Vậy cách học như thế nào là hiệu quả nhất? Có 2 cách Cách 1: Cách dài hạn – Đó chính là thông qua việc nghe và đọc sẽ giúp bạn ngấm ngữ pháp một cách tự nhiên nhất .Nhưng hiển nhiên cách này phải nghe, đọc nhiều, đọc thường xuyên thì nó mới ngấm được.
- Khi học ngữ pháp, bạn chỉ tập trung vào trả lời 3 câu hỏi sau đây: 1/ What? Đó là loại ngữ pháp gì? Mục đích duy nhất của trả lời cho câu hỏi này là để sau này ai có hỏi bạn thì bạn còn biết đường gọi tên nó ra cho nó dễ mà thôi.
- Câu này không phải lúc nào cũng cần hỏi, vì có nhiều loại ngữ pháp nó cũng chẳng có tên, nó đơn giản chỉ là một cấu trúc mà thôi.
- Tiếp tới, đó là 2 câu hỏi CỰC KỲ quan trọng.
- Và đó cũng là 2 câu hỏi duy nhất mà bạn cần phải hỏi trong quá trình học ngữ pháp.
- Đó là: 2/ When? Ngữ pháp đó được dùng khi nào? 3/ How ? Cách dùng ngữ pháp đó như thế nào?.
- Hay cấu trúc của nó là gì? Còn 1 câu hỏi nữa.
- Nhưng riêng với việc học ngữ pháp, mà bạn cứ suốt ngày hỏi câu này thì chỉ làm bạn tốn thời gian, mệt đầu cũng như càng căng thẳng hơn mà nó cũng chẳng có ích gì mấy.
- Vì nó không phải lúc nào cũng có câu trả lời thoả đáng.
- Đó là câu hỏi WHY? Tại sao lại như thế? Ví dụ như: Mình nói: I’m very proud of you.
- Câu trả lời duy nhất của mình trong mọi câu hỏi TẠI SAO cho ngữ pháp, đó chính là.
- Vậy thì cách học của chúng ta sẽ như thế nào đây? Cách truyền thống, đó là các bạn hay học theo thứ tự như thế này.
- Ví dụ như: Câu điều kiện loại 1: đặt ra một điều kiện có thể thực hiện được trong hiện tại và nêu kết quả có thể xảy ra.
- Cấu trúc là If+ S+V, S+will+V (trong đó mệnh đề If thì dùng hiện tại đơn, còn mệnh đề chính dùng thì tương lai đơn) Rồi sau đó bạn cứ cố gắng ghi nhớ cấu trúc đấy.
- Còn trong thi TOEIC, thời gian làm bài thì có hạn, bạn nhìn 1 câu trong đề part 5 chẳng hạn, mà bạn nhìn thấy cấu trúc câu điều kiện loại 1, bạn cũng ngồi ngẫm nghĩ kiểu S+ V+ too.
- Mà muốn tốc độ cao, mà vẫn đúng thì nó phải trở thành thói quen của bạn, tức bạn phải ghi nhớ nó một cách rất sâu, nhưng hiển nhiên không phải là theo kiểu cấu trúc như thế kia.
- And you? Và để đạt được như vậy, thay vì học cấu trúc thì bạn hãy tập trung vào HỌC VÍ DỤ và LẶP LẠI nó thường xuyên nhất nhất cho mình.
- Càng nhiều ví dụ càng tốt.
- Và thông qua việc lặp lại các ví dụ, bạn sẽ tự ngấm cấu trúc ngữ pháp đó một cách rất tự nhiên.
- Ngoài ra, vì để phục vụ cho việc đi thi, nên mỗi khi ôn lại các bạn hãy nhìn vào ví dụ đó, và tự mình trả lời 3 câu hỏi ở trên? Nó là gì? Khi nào thì dùng nó? Và Dùng nó như thế nào? Và khi câu ví dụ đã in sâu trong đầu bạn rồi, thì mỗi khi cần nói đến, cái bạn nhớ đến đầu tiên sẽ là cái ví dụ đó, và nhiệm vụ của bạn chỉ là thay một vài từ trong cấu trúc theo ý bạn là xong.
- Ví dụ như If I read a lot of books, my knowledge will be broadened If I practice my English every day, I will master it soon.
- Đó cũng chính là cách học ngữ pháp tự nhiên nhất, giúp bạn có thể không những nhớ được cấu trúc của nó, mà bạn hoàn toàn có thể sử dụng được nó ngay khi cần đến.
- Còn 1 câu hỏi cuối cùng: Bạn cần học bao nhiêu ngữ pháp thì đủ? Mình chia ngữ pháp ra làm 2 loại chính.
- Đó là ngữ pháp tổng quan, cơ bản ví dụ như 12 thì, các loại từ, câu điều kiện.
- Và loại thứ hai là ngữ pháp mang tính chất tiểu tiết, hay chi tiết, chỉ sử dụng trong những trường hợp nhất định.
- Ví dụ như Go on holiday (chứ không phải go holiday), fast food (không phải quick food), Heavy rain chứ không phải strong rain.
- Mình sẽ hướng dẫn cụ thể từng bước cách các bạn dùng phần mềm ANKI để học 2 loại ngữ pháp mà mình vừa mới đề cập tới ở trên nhé.
- Cảm ơn các bạn đã lắng nghe.