You are on page 1of 6

Thủy điện là gì : Thủy điện 

là nguồn điện có được từ năng lượng nước. Đa số năng lượng thủy


điện có được từ thế năng của nước được tích tại các đập nước làm quay một tuốc bin
nước và máy phát điện. Kiểu ít được biết đến hơn là sử dụng năng lượng động lực của nước
hay các nguồn nước không bị tích bằng các đập nước như năng lượng thuỷ triều. Thủy điện là
nguồn năng lượng tái tạo.
CẤU TẠO CỦA MỘT NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN
Khi chúng ta nhìn một dòng sông cuồn cuộn chảy, chúng ta thật khó để tưởng tượng ra được
năng lượng mà nó mang lại. Nếu bạn đã từng đi bè vượt những con thác tung bọt nước trắng
xóa thì  bạn có thể cảm nhận thấy một phần nhỏ năng lượng của con sông. Những thác nước
trắng xóa được tạo ra bởi dòng sông, mang theo một số lượng lớn nước đổ xuống dốc thông
qua một lối nhỏ. Khi dòng sông buộc phải chảy thông qua lối hẹp này này, dòng chảy của nó trở
nên nhanh  hơn. Lũ lụt là một ví dụ khác thể hiện năng lượng mà một khối lượng lớn nước có
thể có.
Nhà máy thủy điện khai thác năng lượng nước và sử dụng máy móc đơn giản để chuyển đổi
năng lượng này thành điện năng. Đây là những thành phần cơ bản của một nhà máy thủy điện
thông thường:

1. Đập (Dam)– Hầu hết các nhà máy thủy điện dựa vào một con đập chứa nước lại, tạo ra một
hồ chứa lớn. Thông thường, hồ chứa này được sử dụng như một hồ giải trí như hồ Roosevelt tại
đập Grand Coulee tại tiểu bang Washington.
 
2. Ống dẫn nước (Penstock)– Cửa trên đập mở và lực hấp dẫn đẩy nước chảy qua các đường
ống chịu áp. Đường ống dẫn nước đến tuabin. Nước làm tăng dần áp lực khi nó chảy qua đường
ống này.
3. Tua bin (Turbine) – Nước hướng về và làm quay các cánh lớn của tuabin, tuabin này gắn liền
với máy phát điện ở phía trên nó nhờ một trục. Loại phổ biến nhất của tua bin dùng cho nhà
máy thủy điện là Turbine Francis, trông nó giống như một đĩa lớn có những cánh cong. Một tua
bin có thể cân nặng khoảng 172 tấn và quay với tốc độ 90 vòng mỗi phút .

Ảnh: Trục kết nối các tua-bin và máy phát điện


4. Máy phát điện (generator) – Khi các cánh tua-bin quay,  một loạt các nam châm trong các
máy phát điện cũng quay theo. Những nam châm khổng lồ này quay quanh cuộn dây đồng, sản
sinh ra  dòng điện xoay chiều (AC).
5. Biến áp (Transformer)– Máy biến áp được đặt bên trong nhà máy điện tạo ra dòng điện xoay
chiều  AC và chuyển đổi nó thành dòng điện có  điện áp cao hơn.
6. Đường dây điện (Power Lines) – Trong mỗi nhà máy điện có đến bốn dây : ba dây pha của
năng lượng điện được sản xuất đồng thời  với một dây trung tính.
7. Cống xả (Outflow) – Đưa nước chảy qua các đường ống – gọi là kênh , và chảy vào hạ lưu
sông .
Ý tưởng khai thác các dòng nước để tạo ra điện có từ rất sớm. Ban đầu là các bánh xe lớn đặt
thẳng đứng có gắn các gàu múc để đưa nước lên cao. Vào cuối những năm 1820, con người đã
biến bánh xe thành tuabin và 50 năm sau, con người đã gắn nó với một máy phát điện ở hạ lưu
của một đập giữ nước hồ.
Ngày nay, có khoảng 45000 con đập rải rác trên địa cầu, cung cấp khoảng 1/5 lượng điện tiêu
thụ trên toàn thế giới, tức khoảng 2,4 triệu mêga oát. Tại Pháp, khoảng 15% điện là thủy điện.
Tại châu Âu, Mỹ, Canada, tiềm năng thủy điện đã được khai thác đến 70%.

Chức năng : Ngoài chức năng trữ nước để sử dụng cho việc sản xuất điện, các đập thủy
điện còn có thể phục vụ cho các mục đích khác như cung cấp nước ngọt tiêu dùng và các hoạt
động trong công nghiệp, hỗ trợ công tác tưới tiêu, góp phần kiểm soát lũ lụt, và khai triển một
số các hoạt động du lịch, giải trí.

Mục đích : So với nhiệt điện, thủy điện cung cấp một nguồn năng lượng sạch, hầu như không
phát khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Về khía cạnh bền vững, thuỷ năng có tiềm năng rất lớn về
bảo tồn hệ sinh thái, cải thiện khả năng kinh tế và tăng cường sự công bằng xã hội. ... Hơn nữa,
các dự án thuỷ điện còn sử dụng nước đa mục tiêu.

Thủy điện lớn nhất thế giới

1. Đập Tam Hiệp (Trung Quốc)


Đập Tam Hiệp là công trình thủy điện lớn nhất thế giới, chắn sông Dương Tử, sông dài nhất
châu Á. Đập được xây bằng bê tông trong suốt 14 năm từ 1994 đến 2008 với số vốn đầu tư
khổng lồ lên đến 75 tỷ đô la Mỹ. Điện sản xuất từ nhà máy thủy điện Tam Hiệp không chỉ cung
cấp cho hệ thống điện năng trung tâm Trung Quốc (bao gồm các tỉnh Hà Nam, Hồ Bắc, Hồ Nam,
và Giang Tây) mà còn cho khu vực Trùng Khánh và Tứ Xuyên. Tuy nhiên, việc xây dựng đập Tam
Hiệp cũng gặp nhiều ý kiến chỉ trích do lo ngại các tác động môi trường, hệ sinh thái, việc kiểm
soát mức nước cũng như nguy cơ hiểm họa tiềm tàng do việc xây đập gây nên.

Bên cạnh đập là trung tâm tiếp đón có chứa mô hình của đập. Mô hình này cung cấp tổng quan
về kỹ thuật tốt nhất về dự án cho người xem. Từ chỗ trưng bày này chỉ cần đi bộ rất ngắn ra
ngoài đã dẫn tới một chỗ quan sát cao để nhìn toàn bộ dự án. Phân phối điện năng của nhà
máy thủy điện Tam Hiệp sẽ không chỉ nằm trong giới hạn của Hệ thống lưới điện trung tâm
Trung Quốc mà cũng sẽ được truyền tải về phía tây cũng như theo các tuyến khác về khu vực
bờ biển phía đông và đông nam. Hai tuyến truyền tải có công suất lớn là HVDC Tam Hiệp -
Trường Châu và HVDC Tam Hiệp - Quảng Đông, sẽ truyền tải điện năng về phía đông (tới khu
vực Thượng Hải) và phía nam (tới tỉnh Quảng Đông).

Công suất thiết kế (MW): 22,500.


Vị trí: Sông Dương Tử, Hồ Bắc, Trung Quốc.
Thủy điện lớn nhất việt nam
Nhà máy thủy điện Sơn La là nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.
Được xây dựng ngày 2 tháng 12 năm 2005, trên sông Đà tại xã Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh
Sơn La với sự hướng dẫn của các chuyên gia nước ngoài từ Nga, Châu Âu, Trung Quốc để giám
sát, đóng góp bổ sung thêm những tiêu chuẩn chặt chẽ.

Ngày 23 tháng 12 năm 2012, công trình thủy điện Sơn La chính thức khánh thành trở thành đập
thủy điện lớn nhất Đông Nam Á với cao độ đỉnh đập 228,1 m; dài 961,6 m; chiều rộng đáy đập
105 m; chiều rộng đỉnh 10 m. Dung tích hồ chứa thủy điện 9,26 tỷ m3, với tổng công suất lắp
ráp 2.400 MW, sản lượng điện trung bình hàng năm 10 tỷ kW, bằng gần 1/10 sản lượng điện
của Việt Nam năm 2012.
MỘT SỐ THỦY ĐIỆN KHÁC
Nhà máy thủy điện Hòa Bình

Nhà máy thủy điện Lai Châu

You might also like