« Home « Kết quả tìm kiếm

Ngành Kỹ thuật Hóa học - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: “Nghiên cứu phương pháp nội điện phân xử lý nước thải nhiễm 2,4,6 Trinitrotoluen (TNT.
- Trong công nghiệp sản xuất thuốc nổ thải ra một lượng lớn nước thải có chứa các hóa chất độc hại như TNT.
- Để xử lý các loại nước thải chứa các chất ô nhiễm này, các nhà nghiên cứu thường sử dụng kết hợp các phương pháp vật lý, hóa học và sinh học.
- Phương pháp vật lý thường sử dụng than hoạt tính dạng bột hoặc dạng hạt để hấp phụ.
- Phương pháp này có ưu điểm hiệu quả xử lý cao, triệt để tuy nhiên giá thành xử lý khá cao, mặt khác than hoạt tính sau khi xử lý sẽ gây ô nhiễm thứ cấp, phải tiến hành xử lý than sau hấp phụ.
- Các phương pháp hóa học thường sử dụng để xử lý nước thải chứa TNT, là: phương pháp oxy hóa khử hóa học, điện hóa, oxy hóa bằng O3, O3- UV, Fenton, keo tụ, tách chiết…Các phương này có nhược điểm khó áp dụng đối với các loại nước thải có chất thải nồng độ cao, đòi hỏi thiết bị máy móc phức tạp, chi phí xây dựng lớn, khó áp dụng quy mô lớn và thường gây ô nhiễm thứ cấp.
- Các phương pháp sinh học bùn hoạt tính hiếu khí, AO, A2O, AO- FMBR, A2O-MBBR, UASB, SBR, enzym và thực vật thường được áp dụng để xử lý nước thải chứa TNT ở giai tiếp theo sau khi nước thải đã được tiền xử lý bằng các phương pháp vật lý hoặc hóa học.
- Xuất phát từ thực tiễn các nghiên cứu đã có và yêu cầu xử lý phân hủy TNT có trong nước thải, tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu phương pháp nội điện phân xử lý nước thải nhiễm 2,4,6 Trinitrotoluen (TNT)” với mục đích nhằm tìm ra công nghệ tiền xử lý phân hủy TNT hiệu quả với chi phí xây dựng và vận hành hợp lý, quy trình vận hành đơn giản đạt tiêu chuẩn môi trường.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu Xác lập và xây dựng được quy trình công nghệ nội điện phân để xử lý nước thải nhiễm 2,4,6 Trinitrotoluen (TNT), xả thải đạt tiêu chuẩn quân sự TCVN/QS 658:2012, quy chuẩn Việt Nam QCVN 40: 2011/ BTNMT.
- Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả - Tổng quan về hiện trạng nước thải nhiễm TNT: Sự hình thành nước thải nhiễm TNT trong sản xuất công nghiệp Quốc phòng và hiện trạng các công nghệ xử lý nước thải TNT ở Việt Nam và trên thế giới.
- Thu thập các tài liệu khác nhau về nghiên cứu và ứng dụng phương pháp nội điện phân vào xử lý nước thải đặc biệt là nước thải công nghiệp trên thế giới.
- Nghiên cứu cơ chế của quá trình phản ứng nội điện phân và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nội điện phân trong xử lý nước thải TNT.
- Phân tích đánh giá thành phần nước thải có chứa TNT của một số nhà máy sản xuất quốc phòng ở Việt Nam (trong đó trọng tâm là TNT, COD, BOD5).
- Xác định các điều kiện tối ưu xử lý nước thải có chứa TNT bằng phương pháp nội điện phân.
- Thiết kế vận hành thử nghiệm hệ thống pilot xử lý nước thải có chứa TNT tại Nhà máy Z121.
- Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích để xác định nhu cầu oxy hóa hóa học (COD), nhu cầu oxy hóa sinh học (BOD), hàm lượng TNT, tổng Nitơ, tổng Photpho của nước thải nhiễm TNT tại Nhà máy Z121 trước và sau xử lý theo các phương pháp tiêu chuẩn quân sự, quy chuẩn Việt Nam.
- Kết luận Trong nhưng năm gần đây, trên thế giới có nhiều nghiên cứu và ứng dụng phương pháp nội điện phân vào xử lý nước thải, đặc biệt là nước thải công nghiệp: nước thải dệt nhuộm, dược phẩm, công nghiệp giấy, công nghiệp sản xuất thuốc BVTV, công nghiệp thuốc sản xuất thuốc nổ, công nghiệp xi mạ, công nghiệp lọc hóa dầu, công nghiệp sản xuất phân đạm.
- Tuy nhiên ở Việt Nam phương pháp này và những phát triển của nó vẫn chưa được áp dụng nhiều vào thực tế.
- Vì vậy nghiên cứu thăm dò khả năng xử lý nước thải có nhiễm TNT bằng phương pháp nội điện phân là mục tiêu của đề tài.
- Sau một thời 3 gian nghiên cứu và thăm dò khả năng xử lý TNT bằng phương pháp nội điện tôi đã thu được những kết quả sau: 1.
- Đã xây dựng được tổng quan về hiện trạng ô nhiễm, các công nghệ xử lý nước thải có chứa TNT và công nghệ nội điện phân dùng để xử lý nước thải có chứa TNT.
- Khảo sát đánh giá được hiện trạng và tính chất đặc trưng tải lượng nước thải và công nghệ xử lý tại 04 nhà máy sản xuất thuốc nổ công nghiệp, quốc phòng: Z121, Z113, Z131, Z115.
- Đã nghiên cứu và xác lập được công nghệ nội điện phân để xử lý nước thải nhiễm TNT với các nội dung sau: (i) Đã lựa chọn được vật liệu nội điện phân là Fe-C trên nền thép CT3.
- Với vật liệu Fe-C điều kiện vận hành với các điều kiện là: pH, HRT, tốc độ khuấy, nhiệt độ, hàm lượng vật liệu tương ứng là: 5, 8 h, 120 rpm, 25 0C, 50g/l thì hiệu quả xử lý TNT đạt 100%.
- Như vậy có thể lựa chọn vật liệu nội điện phân Fe-C để xử lý nước thải nhiễm TNT.
- (ii) Đã lựa chọn được điều kiện tối ưu để chế tạo được vật liệu nội điện phân Fe-Cu có điện thế E0 cao hơn và sử dụng vật liệu này để xử lý nước thải hỗn hợp chứa TNT.
- Sử dụng vật liệu này vận hành phản ứng nội điện phân với các điều kiện được xác lập là pH , HRT, nhiệt độ, sục khí, nồng độ H2O2 tương ứng là 5, 6 h, 250C, 2 l/phút, 0,2 mg/l thì đạt được hiệu quả xử lý TNT, COD, NH4 đạt là .
- Các giá trị đạt được này là thuận lợi cho các quá trình xử lý sinh học tiếp theo.
- Đã thiết kế, chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống pilot để xử lý nước thải nhiễm TNT với thời gian hơn 40 ngày tại xí nghiệp sản xuất thuốc nổ nhà máy Z121

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt