« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải mực in bao bì tại các nhà máy công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: “Nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải mực in bao bì tại các nhà máy công nghiệp trên địa bản tỉnh Bình Định” Tác giả luận văn: Trần Hữu Khánh Khóa: 2014B Người hướng dẫn: TS.
- Nguyễn Văn Xá Nội dung tóm tắt: a, Lý do chọn đề tài: Cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ khác, nhu cầu về các sản phẩm giấy, bao bì carton để đóng gói sản phẩm… ngày càng gia tăng.
- Tuy nhiên trong quá trình sản xuất bao bì và in ấn đã thải ra môi trường một lượng nước thải có tải lượng ô nhiễm khá lớn.
- Nước thải ngành công nghiệp sản xuất bao bì mực in có hàm lượng các chất hữu cơ khó phân hủy sinh học khá cao với độ kiềm cao, độ màu rất lớn, nhiều chất độc hại đối với các loài thủy sinh.
- Do việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường nói chung và giảm thiểu ô nhiễm nước thải ngành bao bì mực in nói riêng của các nhà máy sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định là hết sức quan trọng, góp phần không nhỏ vào định hướng sản xuất bền vững, sản xuất xanh.
- Xác định hiệu quả xử lý quá trình keo tụ đối với nước thải mực in bao bì.
- Xem xét khả năng xử lý sinh học nước thải mực in.
- Đề xuất công nghệ xử lý nước thải phù hợp cho công ty TNHH Cô Như.
- c, Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả: Đã nghiên cứu hiệu quả xử lý COD và độ màu trong nước thải mực in bao bì bằng phương pháp keo tụ, đưa ra các điều kiện tối ưu cho quá trình xử lý: pH = 7,5.
- thời gian keo tụ là 4 phút.
- hàm lượng chất keo tụ PAC = 198 mg/l.
- Đồng thời đề xuất công nghệ xử lý phù hợp cho nước thải mực in bao bì.
- Phương pháp thực tế: Thu thập, xử lý và tổng hợp các tài liệu cần thiết có liên quan 2 đến đề tài.
- Phương pháp phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước thải.
- e, Kết luận: Bằng phương pháp keo tụ với các tác nhân keo tụ là FeSO4.7H2O, Al2(SO4)3.18H2O và PAC cho thấy, chất keo tụ PAC là phù hợp cho xử lý nước thải mực in bao bì và đạt hiệu quả xử lý COD, độ màu cao nhất (hiệu suất khử COD đạt trên 56%, độ màu đạt 95%) ở điều kiện pH ban đầu gần với pH nước thải mực in.
- Điều kiện tối ưu cho quá trình keo tụ với pH = 7,5.
- PAC = 198 mg/l và thời gian keo tụ là 4 phút.
- Tuy nhiên nước thải sau xử lý có COD và độ màu còn cao hơn tiêu chuẩn cho phép theo QCVN 40:2011/BTNMT, cột B (COD = 428,9mg/l > 150mg/l.
- Bằng thực nghiệm nước thải mực in bao bì sau khi đã keo tụ được đưa vào xử lý sinh học thì hàm lượng BOD, COD trong nước thải giảm đáng kể, thời gian lưu nước đối phù hợp đối với bể kỵ khí là 2 ngày (kỵ khí: BOD giảm 70,2%.
- Từ thực nghiệm cho thấy, các phương pháp riêng lẻ chưa xử lý triệt để được hết các thành phần ô nhiễm trong nước thải mực in bao bì mà cần phải kết hợp các phương pháp khác để xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép.
- Do vậy, tác giả đề xuất tiến hành xử lý nước thải mực in bao bì gồm hai công đoạn: (1) xử lý bằng phương pháp keo tụ (hóa lý) với chất keo tụ PAC để giảm phần lớn chất màu không tan, chất hữu cơ cùng với chất lơ lửng không tan khó lắng.
- (2) xử lý bằng phương pháp sinh học (vật liệu dính bám) để xử lý nước thải mực in đạt tiêu chuẩn xả thải theo QCVN 40:2011/BTNMT, cột B.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt