Academia.eduAcademia.edu
QUYỀN TÁC GIẢ NỘI DUNG 1. Khái niệm và đặc điểm 2. Đối tượng, chủ thể và nội dung quyền tác giả 3. Giới hạn quyền tác giả 4. Hành vi xâm phạm quyền tác giả và ngoại lệ 1. Khái niệm và đặc điểm 1.1. Khái niệm quyền tác giả 1.2. Đặc điểm quyền tác giả và nghĩa vụ chứng minh để bảo vệ quyền Khái niệm quyền tác giả * Hiểu đơn giản: QTG cho phép tác giả và chủ sở hữu QTG được độc quyền khai thác tác phẩm, chống lại việc sao chép bất hợp pháp. * Về pháp lý: QTG là tổng hợp các quy phạm quy định và bảo vệ quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu QTG đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Khái niệm quyền tác giả Các yếu tố cấu thành QHPLDS Quyền tác giả bao gồm: Chủ thể: tác giả và chủ sở hữu QTG Khách thể/đối tượng: tác phẩm văn học, khoa học, nghệ thuật Nội dung: các quyền nhân thân, quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu QTG. ?? Tác phẩm là gì? Một quyển sách có phải là một tác phẩm không? Khái niệm quyền tác giả * Công ước Berne và hđ TRIPs: không đưa ra một kn cụ thể mà chỉ nêu phạm vi bảo hộ QTG. * Common law (thông luật: Anh, Mỹ): sd thuật ngử bản quyền (copyright), chú trọng bảo vệ quyền lợi kinh tế của người sở hữu tác phẩm hơn là chính tác giả. * Civil law (dân luật: Châu Âu lục địa): quyền tác giả (Author’s right): đặt trọng tâm vào tác giả. * Luật SHTT Việt Nam (Điều 4.2): QTG là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Đặc điểm QTG (1) QTG phát sinh một cách tự động (2) QTG bảo hộ các tác phẩm có tính nguyên gốc (3) QTG chỉ bảo hộ hình thức thể hiện tác phẩm, không bảo hộ nội dung sáng tạo. (1) QTG phát sinh một cách tự động * Đây là điểm khác biệt của QTG, QLQ so với QSHCN. QTG phát sinh một cách tự động mà không cần thủ tục đăng ký * Việc đăng ký bảo hộ QTG, QLQ có giá trị như một chứng cứ về quyền sở hữu đối với tác phẩm sử dụng trong TH có tranh chấp xảy ra, chứ không có giá trị pháp lý như các đối tượng SHCN. (2) QTG bảo hộ các tác phẩm có tính nguyên gốc * Tính nguyên gốc của tác phẩm: cách thức thể hiện của tác phẩm đó phải là sự sáng tạo của riêng tác giả. Tác phẩm đó phải được sáng tạo một cách độc lập, không sao chép từ tác phẩm của người khác hoặc từ các tài liệu thuộc sở hữu công chúng. * Tính nguyên gốc của tác phẩm chỉ tính tới cách thức biểu hiện của tác phẩm chứ không tính tới nội dung hay ý nghĩa bên trong của tác phẩm. Truyện Kiều vs. Đoạn trường Tân Thanh (Thanh Tâm Tài Nhân). (3) QTG chỉ bảo hộ hình thức thể hiện tác phẩm, không bảo hộ nội dung sáng tạo. Công ước Bern: QTG bảo hộ hình thức thể hiện (form of expression) của tác phẩm mà không tính đến nội dung hay giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Các ý tưởng trong tác phẩm không nhất thiết phải mới nhưng hình thức thể hiện, đều phải là sáng tạo mang tính nguyên gốc của tác giả. (3) QTG chỉ bảo hộ hình thức thể hiện tác phẩm, không bảo hộ nội dung sáng tạo. Hiệp định TRIPs: QTG chỉ bảo hộ sự thể hiện mang tính nguyên gốc, không bảo vệ ý tưởng, quy trình, phương thức hoạt động hay các khái niệm. QTG không bảo vệ bất cứ thông tin hay ý tưởng nào trong một tác phẩm, mà chỉ bảo hộ cách thức sáng tạo theo đó thông tin hoặc ý tưởng này được thể hiệnà nguyên tắc phân biệt giữa ý tưởng (idea) và sự thể hiện (expression). 2. Đối tượng, chủ thể và nội dung QTG 2.1. Đối tượng 2.2. Chủ thể 2.3. Nội dung 2.1. Đối tượng 2.1.1. Các tác phẩm được bảo hộ 2.1.2. Các đối tượng loại trừ 2.1.3. Điều kiện bảo hộ 2.1.1. Các tác phẩm được bảo hộ Luật SHTT VN- Điều 14 quy định các loại hình tác phẩm được bảo hộ QTG: 1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học bao gồm: A) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác; b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác; c) Tác phẩm báo chí; d) Tác phẩm âm nhạc; đ) Tác phẩm sân khấu; 2.1.1. Các tác phẩm được bảo hộ e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh); g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng; h) Tác phẩm nhiếp ảnh; i) Tác phẩm kiến trúc; k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học; l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian; m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu. 2. Các tác phẩm phái sinh 2.1.1. Các tác phẩm được bảo hộ b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói: là loại hình tác phẩm thể hiện bằng ngôn ngữ nói và phải được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định. c) Tác phẩm báo chí bao gồm: phóng sự, ghi nhanh, tường thuật, phỏng vấn, phản ánh, điều tra, bình luận, xã luận, chuyên luận… nhằm đăng trên báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử hoặc các phương tiện khác. 2.1.1. Các tác phẩm được bảo hộ d) Tác phẩm âm nhạc: tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn. đ) Tác phẩm sân khấu: tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật biểu diễn, bao gồm kịch, xiếc, múa, múa rối và các loại hình tác phẩm sân khấu khác. 2.1.1. Các tác phẩm được bảo hộ g) Tác phẩm tạo hình: là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục như: hội hoạ, đồ học, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt tồn tại dưới dạng độc bản. Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng: tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất hàng loạt bằng tay hoặc bằng máy như: biểu trưng, hàng thủ công mỹ nghệ, hình thức thể hiện trên sản phẩm, bao bì sản phẩm. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian Điều 23: 1. là sáng tạo tập thể trên nền tảng truyền thống của một nhóm hoặc các cá nhân nhằm phản ánh khát vọng của cộng đồng, thể hiện tương xứng đặc điểm văn hóa và xã hội của họ, các tiêu chuẩn và giá trị được lưu truyền bằng cách mô phỏng hoặc bằng cách khác. Tác phẩm VH, NTDG bao gồm: a) Truyện, thơ, câu đố; b) Điệu hát, làn điệu âm nhạc; c) Điệu múa, vở diễn, nghi lễ và các trò chơi; d) Sản phẩm nghệ thuật đồ họa, hội họa, điêu khắc, nhạc cụ, hình mẫu kiến trúc và các loại hình nghệ thuật khác được thể hiện dưới bất kỳ hình thức vật chất nào. 2. Tổ chức, cá nhân khi sử dụng tác phẩm VH, NTDG phải dẫn chiếu xuất xứ của loại hình tác phẩm đó và bảo đảm giữ gìn giá trị đích thực của tác phẩm VH, NTDG. 2.1.1. Các tác phẩm được bảo hộ Chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể. Sưu tập dữ liệu là tập hợp có tính sáng tạo thể hiện ở sự tuyển chọn, sắp xếp các tư liệu dưới dạng điện tử hoặc dạng khác. Việc bảo hộ quyền tác giả đối với sưu tập dữ liệu không bao hàm chính các tư liệu đó, không gây phương hại đến quyền tác giả của chính tư liệu đó. Tác phẩm phái sinh Là tác phẩm được tạo ra trên cơ sở nội dung đã có của một hoặc nhiều tác phẩm trước đó bằng cách sáng tạo trong việc thay đổi hình thức diễn đạt, loại hình biểu diễn hoặc ngôn ngữ trình bày trong tác phẩm. Tác phẩm phái sinh • Tác phẩm dịch thuật: tác phẩm mà tác gải sử dụng ngôn ngữ khác một cách sáng tạo để thể hiện về nội dung của tác phẩm đã có. Tác phẩm phái sinh • Tác phẩm phóng tác: tác phẩm được tạo ra dựa theo nội dung, tư tưởng của tác phẩm đã có. Tác phẩm phóng tác chỉ dựa vào chủ đề tư tưởng được thể hiện trong nội dung của tác phẩm có trước mà không dựa vào các yếu tố khác của tác phẩm đó và được thể hiện bằng một cách riêng, độc đáo. • VD: bài hát nước ngoài được phóng tác với lời Việt mới. Tác phẩm phái sinh • Tác phẩm cải biên: Là tác phẩm được tạo ra trên cơ sở tác phẩm gốc bằng cách thay đổi hình thức diễn đạt. Tính sáng tạo trong tác phẩm cải biên là sự thay đổi phong cách diễn đạt nên người cải biên được thừa nhận là tác giả của tác phẩm cải biên đó. Tác phẩm phái sinh • Tác phẩm chuyển thể: được sáng tạo trên cơ sở tác phẩm gốc bằng cách thay đổi từ loại hình này sang loại hình khác. Vd, một tác phẩm gốc thuộc loại hình văn học à chuyển thể sang loại hình điện ảnh. Tác phẩm phái sinh • Tác phẩm tuyển tập: tác phẩm trong đó tập hợp những tác phẩm riêng rẽ một cách có chọn lọc của một hoặc nhiều tác giả. • Tác phẩm hợp tuyển: tác phẩm trong đó tập hợp các tác phẩm được tuyển chọn từ nhiều tác phẩm của nhiều tác giả khác nhau theo yêu cầu nhất định. • Ngoài ra: tác phẩm biên soạn, chú giải, hiệu đinh, biến tấu… Tác phẩm phái sinh • Việc tạo ra tác phẩm phái sinh là độc quyền của chủ sở hữu QTG. Nếu tác phẩm gốc được bảo hộ QTG, bạn không thể sáng tạo ra tp phái sinh nhếu không được sự cho phép của chủ sở hữu QTG. • Bản thân tp phái sinh cũng có thể đủ điều kiện để hưởng sự bảo hộ QTG riêng biệt, nhưng QTG chỉ được áp dụng với những nội dung có tính nguyên gốc của tác phẩm phái sinh. 2.1.2. Các đối tượng loại trừ Điều 15. Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả 1. Tin tức thời sự thuần túy đưa tin. 2. Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó. 3. Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu. 2.1.3. Điều kiện được bảo hộ Để được bảo hộ, một tác phẩm phải (1) được chấp nhận về mặt nội dung* (2) được thể hiện dưới một hình thức nhất định (3) có tính nguyên gốc *Luật VN quy định một số tác phẩm có nội dung chống phá cách mạng, văn hoá độc hại không được bảo hộ dưới dạng QTG. 2.1.3. Điều kiện được bảo hộ Đối với tác phẩm phái sinh, ngoài các đk trên, tp phái sinh được bảo hộ QTG nếu không gây phương hại đến QTG đối với tác phẩm được dùng làm tác phẩm phái sinh. 2.2. Chủ thể 2.2.1. Tác giả 2.2.2. Chủ sở hữu tác phẩm 2.2.1. Tác giả * Luật SHTT VN không đưa ra quy định trực tiếp mà chỉ có một số quy định bề những người được coi là tác giả, bao gồm “người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm” (Điều 13) và “tác giả sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất-kỹ thuật của mình để sáng tạo ra tác phẩm” (Điều 37). * Hoạt động sáng tạo ra tác phẩm phải là trực tiếp của tác giả. Việc chỉ đơn thuần đóng góp ý tưởng, thông tin, gợi ý… vào việc thể hiện tác phẩm à không phải là tác giả. 2.2.1. Tác giả * Người cung cấp thông tin cho phóng viên viết bài có tính là tác giả bài báo không? * Nhân vật kể chuyện cho người khác viết lại tự truyện có được coi là tác giả không? Đồng Tác giả • Có 2 loại: - Cùng sáng tạo ra tác phẩm thống nhất mà phần sáng tạo của mỗi người không thể tách rời hoạc sử dụng riêng - Cùng sáng tạo nhưng phần sáng tạo của mỗi người có thể tách sử dụng riêng. VD tác giả thơ và nhạc của một bài hát. • tác phẩm điện ảnh và sân khấu có số lượng đồng tác giả lớn nhất: đạo diễn, biên kịch, quay phim, dựng phim, sáng tác âm nhạc, âm thanh, ánh sáng, đạo cụ, kỹ xảo, biên đạo múa… 2.2.2. Chủ sở hữu tác phẩm * CSHTP là tác giả * CSHTP là đồng tác giả * CSHTP thuộc về tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả * CSHTP thuộc về tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng * CSHTP thuộc về Nhà nước * CSHTP thuộc về người thừa kế hoặc người được chuyển giao quyền theo thoả thuận. 2.2.2. Chủ sở hữu tác phẩm * CSHTP là tác giả: Tác giả và CSHTP là một và có toàn bộ các quyền nhân thân và tài sản đối với tác phẩm. CSHTP là đồng tác giả * TH1: các đồng tác giả đồng ý kết hợp các đóng góp của mình thành một tác phẩm thống nhấtà nhiều QG quy định rằng tất cả các đồng sở hữu cần phải nhất trí thực hiện QTG. VN áp dụng cách tiếp cận này. Một số QG khác, vd Mỹ, bất cứ đồng sở hữu nào cũng có thể khai thác tác phẩm mà không cần xin phép các đồng tác giả khác (nhưng phải chia sẻ lợi nhuận thu được từ việc sử dụng đó). * TH2: không đồng ý xây dựng “tác phẩm chung” và muốn sử dụng riêng biệt phần đóng góp của mìnhà tác phẩm tập thểà tác giả sở hữu QTG đối với phần mà tác giả đó tạo ra. CSHTP thuộc về tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả * VN: Tổ chức giao nhiệm vụ sáng tạo tác phẩm cho tác tác giả là người thuộc tổ chức mình là chủ sở hữu các quyền […], trừ trường hợp có thoả thuận khác. * Tuy nhiên, một số nước khác quy định việc chuyển giao quyền cho tổ chức giao nhiệm vụ không phải diễn ra một cách tự động mà cần phải có quy định rõ ràng trong hợp đồng lao động. CSHTP thuộc về tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng * Hầu hết các nước: trong TH tác phẩm được tạo ra trên cơ sở giao kết hợp đồng, người tạo ra tác phẩm sẽ là chủ sở hữu QTG đối với tác phẩm, bên giao kết sẽ chỉ được phép sử dụng tác phẩm nhằm những mục đích đã được thoả thuận. * VN có cách tiếp cận khác khi quy định độc quyền khai thác tác phẩm thuộc về tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng với tác giả. Chủ sở hữu thuộc về Nhà nước * Trong các TH sau: - Tác phẩm khuyết danh - Tác phẩm còn trong thời hạn bảo hộ mà CSHQTG chết không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không được quyền hưởng di sản; - Tác phẩm được CSHQTG chuyển giao quyền sở hữu cho NN 2.2.2. Chủ sở hữu tác phẩm CSHTP thuộc về người thừa kế hoặc người được chuyển giao quyền theo thoả thuận. 2.3. Nội dung 2.3.1. Quyền tài sản 2.3.2. Quyền nhân thân 2.3.1. Quyền tài sản u Quyền tài sản hay quyền kinh tế cho phép các tác giả thu được giá trị kinh tế từ việc khai thác tác phẩm của mình. u Được mô tả như “các độc quyền” trong việc sử dụng và cho phép người khác sử dụng tác phẩm đã được bảo hộ trong một thời hạn nhất định. * Bao gồm: 1. Quyền sao chép 2. Quyền làm tác phẩm phái sinh 3. Quyền phân phối tác phẩm cho công chúng 4. Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng 5. Truyền đạt tác phẩm đến công chúng 6. Quyền cho thuê 7. Quyền được hưởng thù lao khi tác phẩm được sử dụng hay bán lại 8. Quyền tự bảo vệ bằng các biện pháp công nghệ và được bảo vệ pháp lý chống lại việc vô hiệu hoá các biện pháp này bởi bên thứ ba. (1) Quyền sao chép u “Right of reproduction”: quyền tái tạo tác phẩm, quyền nhân bản, quyền sao chép. u Các CSHQTG có độc quyền cho phép việc tạo ra bản sao tác phẩm của mình “theo bất kỳ cách thức hoặc hình thức nào”/ u Thường cấp phép cho các nhà xuất bản và các nhà sản xuất. (2) Quyền làm tác phẩm phái sinh uTác giả có độc quyền cho phép việc dịch tác phẩm của mình sang các ngôn ngữ khác cũng như quyền cho phép việc cải biên, phóng tác và chuyển thể tác phẩm của họ. (3) Quyền phân phối tác phẩm cho công chúng Quyền phân phối bản gốc hoặc bản sao tác phẩm là quyền của CSHQTG độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện bằng bất kỳ hình thức, phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được để bán, cho thuê hoặc các hình thức chuyển nhượng khác bản gốc hoặc bản sao tác phẩm. (3) Quyền phân phối tác phẩm cho công chúng Ở nhiều nước, quyền phân phối bị giới hạn bởi cơ chế “lần bán thứ nhất” (first-sale doctrine) hay “nguyên tắc hết quyền” (exhaustion of right). Chủ sở hữu đã cho phép bán hoặc phân phối lần đầu đối với một bản sao hoặc tác phẩm, chủ thể quyền sẽ không còn quyền can thiệp vào các cách thức phân phối sau đó của bản sao đó trong lãnh thổ của nước có liên quan. à Sau khi bản sao tác phẩm đã được bán, người mua hàng có thể bán lại, cho mượn hoặc trao tặng… bản sao này. Tuy nhiên người mua hàng không thể nhân bản sản phẩm hay tạo ra tác phẩm phái sinh. (4) Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng uChủ sở hữu có độc quyền thực hiện việc cho phép người khác thực hiện việc biểu diễn tác phẩm của mình trước công chúng . Quyền biểu diễn trước công chúng có thể được thực hiện một cách trực tiếp hoặc gián tiếp dưới bất kỳ phương tiện nào mà công chúng có thể tiếp cận được. uLuật VN quy định quyền này không bao gồm việc biểu diễn tác phẩm tại gia đình. (5) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng uĐộc quyền cũng bao gồm quyền phát sóng các tác phẩm hoặc truyền đạt bản phát song tới công chúng bởi các phương tiện vô tuyến, hữu tuyến, phát lại, phát sóng qua loa hoặc các phương tiện tương tự. (6) Quyền cho thuê uHiệp định TRIPs: các tác giả sẽ có quyền cho phép hoặc cấm việc cho thuê thương mại các bản gốc hoặc bản sao của các tác phẩm của mình, ít nhất là đối với các chương trình máy tính và các tác phẩm điện ảnh. Vì vậy, quyền này chỉ áp dụng đối với một số tác phẩm nhất định: tác phẩm điện ảnh, tác phẩm âm nhạc, chương trình máy tính. (7) Quyền được hưởng thù lao khi tác phẩm được sử dụng hay bán lại Khi tác phẩm được sử dụng hay bán lại thì chủ sở hữu được nhận thù lao hoặc đươc hưởng “quyền bán lại” hay “quyền hồi tố”. Quyền này chỉ được áp dụng ở một số nước đối với một số loại hình tác phẩm nhất định, vd, tranh, hình vẽ, bản in… Quyền bán lại mang lại cho tác giả nhận một phần lợi nhuận thu được từ việc bán lại tác phẩm sau đó. Tỷ lệ này thường là từ 2-5% tổng doanh số bán hàng. Thù lao: khoản tiền được hưởng nếu tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, nhiếp ảnh được sử dụng để trưng bày, triển lãm. (8) Quyền tự bảo vệ bằng các biện pháp công nghệ và được bảo vệ pháp lý chống lại việc vô hiệu hoá các biện pháp này bởi bên thứ ba. u Bên cạnh pháp luật, QTG có thể được bảo vệ bới các phương tiện khác, đặc biệt là CN quản lý quyền kỹ thuật số (Digital Right Management-DRM). u Cơ sở pháp lý cho các quyền này là Hiệp ước WCT năm 1996: - Điều khoản “chống phá vỡ”: xử lý vấn đề “bẻ khoá”. - Bảo vệ độ tin cậy và tính toàn vẹn của thị trường trực tuyến thông qua việc ngăn cấm tự do thay đổi hoặc xoá bỏ các “thông tin quản lý quyền” điện tử- giúp xác định tác giả, người biểu diễn, điều kiện sử dụng (8) Quyền tự bảo vệ bằng các biện pháp công nghệ và được bảo vệ pháp lý chống lại việc vô hiệu hoá các biện pháp này bởi bên thứ ba. uVN chưa là thành viên WCT, nhưng đã công nhận quyền được sử dụng các biện pháp công nghệ để tự bảo vệ theo tinh thần WCT (điều 198, 28 Luật SHTT). 2.3.2. Quyền nhân thân • Quyền nhân thân: những quyền gắn với tinh thần, danh dự và uy tín của tác giả. • Công ước Bern: 2 quyền nhân thân cơ bản của tác giả là (1) quyền yêu cầu được nêu tên là tác giả; (2) quyền phản đối việc bóp méo, sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất cứ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. • Hiệp định TRIPS: Quyền nhân thân không được đưa vào HĐ này dựa trên cơ sở nó không liên quan trực tiếp đến thương mại. 2.3.2. Quyền nhân thân Luật SHTT VN quy định gồm: 1. Quyền đặt tên cho tác phẩm 2. Quyền đứng tên tác giả đối với tác phẩm 3. Quyền công bố hoặc cho người khác công bố tác phẩm 4. Quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm (1) Quyền đặt tên cho tác phẩm * được xem như một quyền đương nhiên của tác giả * VN: quyền đặt tên không áp dụng đối với tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. * Tác giả chương trình máy tính và các nhà đầu tư sx chương trình máy tính có thể thoả thuận về việc đặt tên. (2) Quyền đứng tên tác giả đối với tác phẩm * Quyền được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng. * Khi tác phẩm được tái bản, xuất bản, truyền tải đến công chúng hoặc trưng bày công khai, tên tác giả phải được nêu trong hoặc gắn liền với tác phẩm một cách hợp lý. (3) Quyền công bố hoặc cho người khác công bố tác phẩm * Là việc phát hành tác phẩm đến công chúng với số lượng bản sao đủ để đáp ứng nhu cầu của công chúng tuỳ thuộc vào bản chất của tác phẩm, do tác giả, chủ sở hữu QTG thực hiện hoặc do cá nhân, tổ chức khác thực hiện với sự đồng ý của tác giả, CSHQTG. (4) Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm * Tác giả có quyền ngăn cấm việc thay đổi, sửa đổi hoặc thay thế nội dung tác phẩm theo chiều hướng gây phương hại đến danh dự hoặc uy tín của tác giả trừ trường hợp có thoả thuận với tác giả. * Nhà văn Nguyễn Kim Ánh kiện Xưởng phim truyện 1 về bộ phim “Hôn nhân không giá thú”. Bộ phim dựa trên truyện ngắn cùng tên đã được giải thưởng của nhà văn Nguyễn Kim Ánh. Tác giả Ánh đã bất bình khi thấy nội dung tác phẩm của mình qua tay nhà viết kịch bản và đạo diễn bộ phim bị thay đổi rất nhiều, đến nỗi “không còn nhận ra đứa con tinh thần của mình nữa”. * Án dân sự sơ thẩm bác đơn kiện của nhà văn Nguyễn Kim Ánh, vì theo cơ quan giám định – Cục điện ảnh “việc sửa đổi nội dung tác phẩm chỉ làm tác phẩm hay thêm”. 2.3.2. Quyền nhân thân • Không giống như quyền tài sản, quyền nhân thân không thể chuyển giao cho người khác, trừ quyền công bố tác phẩm bới chúng liên quan đến cá nhân tác giả. • Khi tác phẩm được chuyển giao/ bán đi, tác giả chỉ chuyển giao quyền tài sản , còn quyền nhân thân đối với tác phẩm đó vẫn giữ. • Một số nước, tác giả có thể từ bỏ quyền nhân thân của mình bằng một thoả thuận bằng văn bản, thoả thuận đó có thể tiến hành một cách có điều kiện vd như trong một khoảng thời gian nhất định. 3. Giới hạn QTG 3.1. Giới hạn về thời hạn bảo hộ 3.2. Giới hạn về không gian 3.3. Các hạn chế và ngoại lệ đối với QTG 3.1. Giới hạn về thời hạn bảo hộ * (1) Đối với quyền tài sản * Công ước Bern: - Thời hạn bảo hộ tối thiểu của quyền tài sản là 50 năm kể từ khi tác giả qua đời. (Một số nước có thể dài hơn, vd châu Âu, Hoa Kỳ: 70 năm sau khi tác giả qua đời). - Tác phẩm đIện ảnh, mỹ thuật ứng dụng: thời hạn bảo hộ tối thiểu ngắn hơn, 25 năm kêt từ khi tác phẩm được tạo ra. - Đồng tác giả: thời hạn bảo hộ được tính sau ngày tác giả cuối cùng qua đời. 3.1. Giới hạn về thời hạn bảo hộ * (1) Đối với quyền tài sản * Hiệp định TRIPs: bổ sung: - Nếu thời hạn bảo hộ của một tác phẩm (trừ nhiếp ảnh và nghệ thuật ứng dụng) không gắn với cuộc đời tác giả (vd tác giả là một pháp nhân, không phải là thể nhân), phải không ngắn hơn 50 năm kể từ cuối năm mà tác phẩm được xuất bản hoặc được tạo ra (nếu tác phẩm không được xuất bản). 3.1. Giới hạn về thời hạn bảo hộ * (1) Đối với quyền tài sản * Luật SHTT VN: - Thời hạn bảo hộ: suốt cuộc đời tác giả + 50 năm tiếp theo năm tác giả chết. TH đồng tác giả: thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết. - Tác phẩm điện ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, khuyết danh: 75 năm kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên. 3.1. Giới hạn về thời hạn bảo hộ * (1) Đối với quyền tài sản * Luật SHTT VN: - Tp điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn 25 năm (kể từ khi tp được định hình): thời hạn bảo hộ là 100 năm kể từ khi tp được định hình à càng công bố muộn thì thời hạn bảo hộ sẽ ít đi. Vd tp đã được định hình nhưng đến năm thứ 20 tác giả mới công bốà thời hạn bảo hộ chỉ còn 80 năm kể từ khi công bố. - tác phẩm khuyết danh: khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính cuộc đời tác giả + 50 năm * Tác phẩm “Nhật ký trong tù”, vốn là khuyết danh, đã được phát hiện năm 1965 là của Nhà Cách mạng Nguyễn Ái Quốc – Chủ tịch Hồ Chí Minh. à Quyền tài sản đối với tác phẩm được bảo hộ từ năm 1969 đến năm 2019 (50 năm sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời). 3.1. Giới hạn về thời hạn bảo hộ * (2) Đối với quyền nhân thân: * Công ước Bern: sau khi tác giả qua đời, quyền nhân thân vẫn được duy trì cho đến khi chấm dứt các quyền kinh tế. * VN: quyền nhân thân được PL bảo hộ vô thời hạn, trừ quyền công bố tác phẩm * Quyền công bố tác phẩm có thời thạn bảo hộ như các quyền tài sản khác. 3.2. Giới hạn về không gian Tác giả, chủ sở hữu được bảo hộ QTG bao gồm: * tổ chức, cá nhân VN • tổ chức, cá nhân nước ngoài có tp được công bố lần đầu tiên tại VN mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào; hoặc được công bố đồng thời tại VN trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tp đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác. • tổ chức, cá nhân nước ngoài có tp được bảo hộ tại VN theo điều ước quốc tế về QTG mà VN là thành viên. 3.3. Hạn chế và ngoại lệ đối với QTG - (1) sử dụng tp mà không phải xin phép, không phải trả tiền thù lao • Tự sao chép 1 bản để NCKH, giảng dạy cá nhân không nhằm mục đích thương mại; sao chép 1 bản để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu. Thư viện không được sao chép và phân phối bản sao tới công chúng dưới bất cứ hình thức nào, thương mại hay phi thương mại. • trích dẫn hợp lý tp mà không làm sai ý tác giả; để viết báo, ấn phẩm định kỳ, chương trình phát thanh, truyền hình; để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, ko có mục đích TM. 3.3. Hạn chế và ngoại lệ đối với QTG - (1) sử dụng tp mà không phải xin phép, không phải trả tiền thù lao • Chuyển tp sang chữ nổi cho người khiếm thị • biểu diễn tỏng các buổi sinh hoạt văn hoá không thu tiền • ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc giảng bài; trưng bày tp nhiếp ảnh, mỹ thuật… tại nơi công cộng nhằm giới thiệu tp. • *** ngoại lệ này không áp dụng với tác phẩm kiến trúc, tạo hình, chương trình máy tính. 3.3. Hạn chế và ngoại lệ đối với QTG - (2) sử dụng tp mà không phải xin phép, nhưng phải trả tiền thù lao - Luật SHTT VN, điều 26: cho phép tổ chức phát sóng sử dụng tp đã công bố để thực hiện CT phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho CSHQTG. - Ngoại lệ này không áp dụng với tác phẩm điện ảnh. 4. Xâm phạm quyền tác giả 4.1. Nhóm hành vi xâm phạm quyền nhân thân 4.2. Nhóm hành vi xâm phạm quyền tài sản 4.3. Nhóm hành vi chống lại các biện pháp tự bảo vệ của chủ sở hữu quyền 4.1. Nhóm hành vi xâm phạm quyền nhân thân - Chiếm đoạt QTG đối với tp văn học, nghệ thuật, khoa học. - Mạo danh tác giả - Công bố, phân phối tp mà không được phép của tác giả. - Công bố, phân phối tp có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó. - Sửa chữa, cắt xén, xuyên tá tp dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự, uy tín của tg. 4.2. Nhóm hành vi xâm phạm quyền tài sản - Sao chép tp mà không được phép của tác giả, CSHQTG. - Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép… - Sử dụng tp mà không được phép, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất. - Cho thuê tp mà không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất cho tác giả, CSHQTG. - Nhân bản, sx bảo sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt qua mạng truyền thông mà không được phép. - Xuất bản tp trái phép - XK, NK phân phối bản sao tp trái phép. * Bài hát Tình thôi xót xa- nhạc sỹ Bảo Chấn: * Ra đời năm 1994 khi Bảo Chấn đã 50 tuổi và lập tức trở nên rất nổi tiếng. * Năm 2004, một du học sinh VN ở NB tình cờ phát hiện giai điệu bài này giống với bản nhạc bài Frontiers của Kenko Matsui sáng tác và biểu diễn năm 1991. * NS Bảo Chấn ban đầu cho rằng mình sáng tác bài Tình thôi xót xa từ cuối những năm 1980, có khả năng Matsui đã sao chép tác phẩm của BC. Sau đó, ông lại nói rằng việc 2 bài hát có giai điệu trùng nhau là việc “ý tưởng lớn gặp nhau”. * Hội Nhạc sỹ đã thành lập hội đồng giám định và kết luận rằng 2 tác phẩm giống nhau đến 90%à không thể là việc ý tưởng lớn gặp nhau. BC cũng không chứn minh đươcj mình đã sáng tác tp từ cuối những năm 1980., trong khi lại thừa nhận mình là người rất mê sưu tầm nhạc Nhật. * à BC đã phải chính thức xin lỗi Matsui cũng như bị Hội nhạc sỹ VN cảnh cáo. Vụ việc này cũng ảnh hưởng tới uy tín của cả nền âm nhạc VN. 4.3. Nhóm hành vi chống lại cá biện pháp tự bảo vệ của chủ sở hữu quyền - Cố ý huỷ bỏ hoặc vô hiệu hoá biện pháp kỹ thuật để bảo vệ QTG đối với tp. - Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tp. - SX, lắp ráp, biến đổi, phân phối, NK, XK bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật bảo vệ QTG. - Làm và bán tp mà chữ ký của tg bị giả mạo.