Academia.eduAcademia.edu
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA: KINH TẾ - LUẬT BÀI THẢO LUẬN Giáo dục đại học là hàng hóa công cộng hay hàng hóa cá nhân Giáo viên hướng dẫn : Ngô Hải Thanh Nhóm thực hiện : 2 Lớp HP : 2002FEC00921 Hà Nội - 2020 DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 2 STT Họ và tên Mã SV Nhiệm vụ 1 Vũ Thị Châm 17D160005 Chương 2 2 Vũ Thị Kim Cúc 17D160305 Tổng hợp Nhóm trưởng 3 Nguyễn Thị Đào 17D160069 Mở đầu + KL 4 Vũ Đào Thành Đạt 17D160009 Chương 2 5 Trần Thị Ngọc Diệp 17D160006 Thuyết trình 6 Doãn Thị Dung 17D160187 Chương 1 7 Nguyễn Văn Dương 17D160188 Chương 2 8 Trần Ngọc Dương 17D160248 Làm slide 9 Vũ Hoàng Duy 17D160104 Chương 2 Thư ký 10 Vũ Thị Hà Giang 17D160309 Chương 1 Nhóm trưởng Thư kí Vũ Thị Kim Cúc Vũ Hoàng Duy MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VỀ HÀNG HÓA CÔNG CỘNG VÀ HÀNG HÓA CÁC NHÂN 6 1.1. Hàng hóa công cộng 6 1.2. Hàng hóa cá nhân 8 1.3. Hàng hóa giáo dục đại học 9 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM 10 2.1. Tổng quan giáo dục đại học của Việt Nam 10 2.2. Thực trạng dịch vụ giáo dục đại học tại các trường đại học tại Việt Nam. 11 2.3. Dịch vụ giáo dục đại học ở các nước khác (Các nước tư bản ) 13 KẾT LUẬN CHUNG 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO 17 LỜI MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Theo đề án Đổi mới giáo dục đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) soạn thảo, đến 2020 sẽ xây dựng 900 trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) với tổng số 4,5 triệu sinh viên, tổng kinh phí đầu tư là 20 tỷ USD. Giáo dục, một trong những đề tài làm tốn rất nhiều giấy mực của các báo, tạp chí và cũng được toàn xã hội Việt Nam quan tâm với rất nhiều hội thảo, từ cấp cơ sở đến Trung Ương. Trong đó, giáo dục đại học và vấn đề việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên đã và đang là mối quan tâm của không chỉ sinh viên và gia đình họ mà của cả các cấp quản lý và toàn xã hội nói chung. Luật Giáo dục đã khẳng nhiệm vụ của giáo dục đại học là “xây dựng nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đào tạo được đội ngũ khoa học kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao, nắm vững và ứng dụng các tri thức trong thực tiễn, đổi mới và chuyển giao công nghệ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Điều đó có nghĩa là giáo dục đại học có trách nhiệm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ở thị trường lao động, nhu cầu cuộc sống và của công cuộc đổi mới, hội nhập với toàn cầu. Mong muốn tìm hiểu rõ hơn vấn đề này chính là lí do chúng em chọn đề tài “Giáo dục đại học là hàng hoá công cộng hay hàng hoá cá nhân ?” 1.2. Mục đích nghiên cứu Nhằm mục đích phân tích thực trạng giáo dục đại học và cung cấp dịch vụ đại học ở khu vực công cộng và khu vực tư nhân từ đó thấy được vai trò của giáo dục đại học và rút ra bài học kinh nghiệm để ứng dụng và sử dụng biện pháp quản lý hiệu quả hơn. Tạo tiền đề để phát triển nền giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học mang lại công bằng cho xã hội, phân phối lại thu nhập, bình đẳng về cơ hội học tập và tạo dựng một xã hội văn minh… 1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu Giáo dục đại học là hàng hóa công cộng hay hàng hóa tư nhân, nhà nước sẽ cung cấp hay tư nhân cung cấp? Đưa ra cơ sở lý thuyết về hàng hóa công cộng và cá nhân, hàng hóa giáo dục đại học Phân tích thực trạng giáo dục đại học việt nam rồi đưa ra quan điểm phân tích Dùng các phương pháp phân tích các tài liệu có liên quan. Phương pháp thống kê, mô tả, báo cáo và vẽ đồ thị. 1.4. Phạm vi nghiên cứu - Đề tài giới hạn trong phạm vi cả nước - Tài liệu tham khảo được lấy từ số liệu của tổng cục thống kê về giáo dục và bộ giáo dục – đào tạo việt nam đến nay 1.5. Kết cấu Chương 1: Cơ sở lý thuyết về hàng hóa công cộng và hàng hóa cá nhân 1.1. Hàng hóa công cộng 1.2. Hàng hóa cá nhân 1.3. Hàng hóa giáo dục đại học Chương 2: Phân tích thực trạng giáo dục đại học và dịch vụ đại học ở Việt Nam 2.1. Tổng quan giáo dục đại học ở Việt Nam 2.2. Dịch vụ Giáo dục đại học ở Việt Nam 2.3. Dịch vụ Giáo dục ở các nước khác (Các nước tư bản) Kết Luận chung   CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VỀ HÀNG HÓA CÔNG CỘNG VÀ HÀNG HÓA CÁC NHÂN 1.1. Hàng hóa công cộng 1.1.1. Khái niệm Hàng hóa công cộng là loại hàng hóa mà tất cả mọi thành viên trong xã hội có thể sử dụng chung với nhau. Việc sử dụng của người này không ảnh hưởng đáng kể đến việc sử dụng của người khác. Ví dụ: Lợi ích của quốc phòng, chương trình y tế quốc gia, chương trình giáo dục công cộng. Theo Paul Samuelson thì, hàng hóa công là những loại hàng hóa mà chi phí để nhận dịch vụ từ nó đối với mỗi người là bằng 0, không thể cấm mọi người cùng sử dụng. Theo Joseph Stighlitz, hàng hóa công là những loại hàng hóa mà việc một cá nhân này đang hưởng thụ lợi ích do hàng hóa đó tạo ra không ngăn cản những người khác cùng đồng thời hưởng thụ lợi ích của nó. Sản phẩm xã hội hay hàng khuyến dụng hay hàng hóa công cộng (social product or merit good or public good) là hàng hóa hay dịch vụ như giáo dục, y tế do chính phủ cung cấp vì lợi ích xã hội hay một nhóm dân dư nhất định. Không có mối liên hệ trực tiếp giữa việc chi tiêu dùng sản phẩm xã hội và việc trả tiền cho chúng. Mọi người trả tiền cho sản phẩm xã hội bằng cách nộp thuế theo luật thuế, chứ không phải bằng cách mua hàng hóa trên thị trường. 1.1.2. Tính chất hàng hoá công cộng Tính loại trừ: Không Tính cạnh tranh: Không Để một hàng hóa trở thành hàng hóa công cộng, hàng hóa đó cần phải thỏa mãn 1 hoặc 2 tính chất sau: - Một là, nó không phải được dành riêng cho ai, không ai có quyền sở hữu cá nhân về hàng hóa ấy. Thật khó để buộc mọi người phải trả tiền trực tiếp khi sử dụng hàng hóa mà không dành riêng cho mình, bởi vì nếu không trả tiền trực tiếp, họ cũng không thể hưởng thụ được hàng hóa ấy. Ví dụ như lợi ích quốc phòng. Giả sử như một cá nhân nào đó không chịu trả chi phí để hưởng lợi từ các chương trình quốc phòng, nhưng rõ ràng không thể loại trừ họ ra khỏi việc hưởng thụ lợi ích từ các chương trình này… - Hai là, việc sử dụng hàng hóa công của người này không ảnh hưởng đáng kể đến việc sử dụng của người khác… Bởi vì chi phí tăng thêm để tiêu dùng hàng hóa tăng thêm là rất nhỏ, gần như bằng không. Chúng ta hãy xem xét việc các tàu biển sử dụng hải đăng. Khi ngọn hải đăng được xây dựng và đang hoạt động thì việc có bao nhiêu tàu biển sử dụng hải đăng hầu như không làm ảnh hưởng gì đến chi phí hoạt động của hải đăng. Lợi ích sử dụng của tàu biển nào đó từ ngọn hải đăng không vì thế mà giảm đi lợi ích tàu khác khi sử dụng hải đăng ấy. Tuy nhiên, không phải bất kì một hàng hóa được gọi là hàng hóa công nào cũng đảm bảo một cách nghiêm ngặt các tính chất trên, mà tùy theo mức độ bảo đảm, mà người ta có thể chia thành hai loại hàng hóa công. Đó là hàng hóa công thuần túy và hàng hóa công không thuần túy. 1.1.3. Phân loại hàng hoá công cộng Hàng hóa công cộng được chia làm 2 loại: hàng hóa công cộng thuần túy và hàng hóa công cộng không thuần túy. a. Hàng hóa công cộng thuần túy (Pure Public Goods) Hàng hóa công cộng thuần túy là loại hàng hóa công cộng không thể định suất sử dụng và việc định suất sử dụng là không cần thiết. Có nghĩa là mọi người đều có thể sử dụng hàng hóa...mức độ sử dụng phụ thuộc vào nhu cầu của họ và các quy định chung. Trong nhiều trường hợp mức độ này không thể định suất hoặc định suất sẽ không có hiệu quả. Như vậy hàng hóa công cộng thuần túy là loại hàng hóa công cộng phải đảm bảo được đặc điểm đầu tiên là hàng hóa thuộc quyền sở hữu công cộng, không thể loại trừ các cá nhân sử dụng chúng, bởi vì: - Không thể đo lường mức độ sử dụng của từng người, do đó không thể buộc người tiêu dùng phải trả tiền trực tiếp khi sử dụng hàng hóa. Chi phí cho việc sản xuất hàng hóa công cộng chỉ có thể bù đắp thông qua hệ thống thuế. b. Hàng hóa công không thuần túy (Impure Public Goods) Là hàng hóa công có thể định suất sử dụng, có thể loại trừ các cá nhân sử dụng nhưng phải chấp nhận một khoản tốn kém chi phí nhất định. Như vậy hàng hóa công cộng không thuần túy là loại hàng hóa công cộng không đảm bảo được điều kiện đầu tiên nhưng bảo đảm được điều kiện thứ hai. Có nghĩa là hàng hóa công cộng không thuần túy hoàn toàn có thể thuộc quyền sở hữu của một cá nhân nào đó và do đó nó có thể được định suất và loại trừ các cá nhân khác trong việc sử dụng.Tuy nhiên, việc tiêu dùng hàng hóa của người này cũng không làm ảnh hưởng đáng kể đến việc tiêu dùng của người khác. 1.2. Hàng hóa cá nhân Hàng hóa cá nhân là một sản phẩm mà một người bắt buộc phải mua nếu muốn tiêu thụ nó, và việc một cá nhân tiêu thụ nó sẽ ngăn cản các cá nhân khác thực hiện điều này. Nói cách khác, hàng hóa được coi là hàng hóa cá nhân nếu có sự cạnh tranh giữa các cá nhân để sở hữu nó, và việc tiêu thụ hàng hóa đó sẽ ngăn cản người khác tiêu thụ nó. So sánh hàng hóa công cộng và hàng hóa cá nhân Tiêu chí Hàng hóa công cộng Hàng hóa cá nhân Đối tượng Tất cả mọi cá nhân trong xã hội Chỉ với cá nhân nào mưa nó Điều kiện được cung cấp Khi cá nhân có nhu cầu Khi cá nhân chấp nhận chi trả chi phí mà phía cung cấp đưa ra Tính cạnh tranh Không cạnh tranh Có Tính không loại trừ không Có(loại trừ các cá nhân không đủ đáp ứng các điều kiện hoặc sự đáp ứng là chậm trễ) 1.3. Hàng hóa giáo dục đại học đại học Giáo dục đại học là một đề tài mà luôn làm các nhà lãnh đạo phải trăn trở bởi gáo dục đại học đó là giáo dục nguồn tài nguyên của đất nước. Hàng hóa giáo dục đại học là các dịch vụ như học bài, giảng bài... Có một sự khác biệt rất lớn giữa giáo dục đại học giữa các nước đang phát triển và các nước đã phát triển. Tại các nước đang phát triển, nhiều cơ sở hạ tầng của giáo dục đại học vẫn đang được trong giai đoạn xây dựng. Có thể không đủ các cử nhân được đào tạo tốt và nguồn tiền được cung cấp cho giáo dục thậm chí chỉ ở mức độ cơ bản nhất trong vấn đề đào tạo đại học.Tuy nhiên nền kinh tế còn đang trong tình trạng khó khăn khiến cho việc đầu tư vào giáo dục còn hạn chế. Mặc dù như thế nhưng giáo dục đại học vẫn có thể được phát triển cho kịp với các nước tiên tiến nhờ vào những nguồn tài trợ thông qua sự đóng góp của người dân. Nhiệm vụ của giáo dục đại học đó là Giáo dục đại học ngày nay hướng tới việc thỏa mãn nhu cầu của 3 đối tượng: nhu cầu của nhà nước về cán bộ quản lý nhà nước trong các ngành; nhu cầu của người học để có được kiến thức và trình độ nhằm có được việc làm (trong đó không thể không kể đến nhu cầu có được tấm bằng mà người ta gọi đó là nhu cầu dởm); nhu cầu của các doanh nghiệp (trong việc sử dụng người lao động sau tốt nghiệp). CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM 2.1. Tổng quan giáo dục đại học của Việt Nam Hằng năm, có hơn 1 triệu thí sinh sẽ chuẩn bị bước vào kỳ thi tuyển sinh Đại học. Mỗi thí sinh có lực học, khả năng khác nhau để đăng ký vào trường đại học phù hợp. Dựa vào đó, các trường Đại học tại Việt Nam đã đưa ra những tiêu chí hình thức tuyển sinh để tìm ra những đối tượng phù hợp nhất. Hiện nay, các trường đang áp dụng nhiều hình thức tuyển sinh đa dạng như xét tuyển học bạ, dựa vào kết quả kỳ thi đại học, cấp học bổng cho học sinh ưu tú… Các đối tượng học sinh đủ điều kiện thỏa mãn yêu cầu tuyển sinh của nhà trường Giáo dục đại học của Việt Nam vẫn đang trên con đường đổi mới và đã có những bước chuyển mình rõ rệt qua từng năm. Tuy nhiên, để mà so sánh giáo dục đại học Việt Nam so với thế giới thì hiện tại VN vẫn chưa có một chỗ đứng nào cả. Chất lượng giáo dục đại học Việt Nam. So với mức đột phá về chất lượng giáo dục ở các trường đại học các nước trong thời gian qua, thì chất lượng giáo dục đại học Việt Nam được nhiều người coi là sự tụt hậu lớn. Hệ thống giáo dục đại học hiện đại ở Việt Nam có lịch sử tồn tại từ nhiều năm nay, những vấn đề kiểm định và đảm bảo chất lượng đào tạo cũng mới chỉ được nhắc đến trong vài năm gần đây. Hiện nay, cả nước đã có hơn ba trăm trường đại học, song dường như chưa có trường đại học nào bước được vào trong bảng xếp hạng các trường đại học của các tổ chức có tên tuổi trên thế giới. Hơn nữa, khi xem xét chất lượng đào tạo theo 4 tiêu chí chất lượng của sinh viên tốt nghiệp: kiến thức tổng quát (bao gồm kiến thức về xã hội, thông thạo kỹ thuật vi tính, tiếng Anh…), kiến thức chuyên môn, kĩ năng phát hiện, đặt và giải quyết vấn đề và tiêu chí nhân cách chúng ta thấy chất lượng đào tạo của các đại học nước ta còn quá hạn chế. Trong nhiều cuộc hội thảo, trao đổi giữa các cơ sở đào tạo đại học với các nhà doanh nghiệp, lãnh đạo các tổ chức, cơ quan nghiên cứu khoa học, chúng ta đều nhận được các ý kiến về những cái yếu của sinh viên Việt Nam là: yếu về chuyên môn, nghiệp vụ, thiếu kỹ năng giao tiếp công chúng và làm việc nhóm, thiếu khả năng vận dụng giải quyết vấn đề, yếu về kĩ thuật vi tính và tiếng Anh… Có tới hơn 300.000 sinh viên ra trường hàng năm, nhưng có tận gần 100.000 sinh viên bị thất nghiệp. Nhiều nhà doanh nghiệp cho rằng thực tế chỉ khoảng 10-30% số sinh viên tốt nghiệp là có thể đáp ứng được những yêu cầu cơ bản cho lao động của doanh nghiệp, còn đối với đa số trường hợp khi tuyển dụng, doanh nghiệp phải chấp nhận việc đào tạo lại. Một nghiên cứu mới đây do Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh thực hiện cho thấy có đến 50% sinh viên tốt nghiệp không đáp ứng các yêu cầu chuyên môn và phải đào tạo lại. 2.2. Thực trạng dịch vụ giáo dục đại học tại các trường đại học tại Việt Nam. Dưới đây là danh sách một số trường đại học tại Việt Nam STT Trường đại học Học phí Giới hạn chỉ tiêu tuyển sinh 1 Đại học Sư phạm Hà Nội 1 triệu đồng/ tháng Có 2 Đại học KHTN - ĐHQG Hà Nội 1.3 triệu đồng/tháng Có 3 Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1 triệu đồng/tháng Có 4 Đại học Luật Hà Nội 890.000 đồng/tháng Có 5 Đại học Giao thông vận tải Hà Nội 1.1 triệu/tháng Có 6 Đại học Sư phạm TPHCM 300000/tín chỉ Có 7 Đại học Quốc gia TPHCM 1.1 triệu đồng/ tháng Có 8 Đại học Y dược TPHCM 1.070.000 đồng/tháng Có 9 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM 8 - 10 triệu/năm học Có 10 Học viện kỹ thuật quân sự TPHCM 270.000 đồng/tín chỉ Có 11 Đại học quốc gia Hà Nội 1.000.000-1.300.00 đồng/tháng Có 12 Đại học Quốc Gia TP HCM 1.000.000-1.200.000 đồng/tháng Có 13 Đại học Bách Khoa Hà Nội 240.000-320.000 đồng/tín chỉ. Mỗi năm, học phí tăng thêm 40.000/tín chỉ Có 14 Đại Học Bách Khoa TP HCM 11.700.000 đồng/năm Có 15 Đại học kinh tế quốc dân 12.000.000-17.000.000 đồng/kỳ Có 16 Đại học kinh tế TP HCM 17.500.000 đồng/năm Có 17 Đại học Y Hà Nội 10.070.000 đồng/năm Có 18 Đại học Y TPHCM 13.000.000 đồng/năm Có 19 Đại học Nông nghiệp 1 8.400.000-12.800.000 đồng/năm Có 20 Đại học Cần Thơ 224.000-264.000 đồng/1TC Có 21 Trường Đại học Phương Đông-HN 12-15 triệu/ năm học Có 22 Trường Đại học Thăng Long-HN 18.000.000 triệu/năm học Có 23 Trường Đại học FPT-HN 25.300.000/học kỳ Có 24 Trường Đại học Nguyễn Trãi-HN 88.200.000/năm học Có 25 Trường Đại học Văn Lang-TPHCM 17-22 triệu/học kỳ Có 26 Trường Đại học Nguyễn Tất Thành- TPHCM 24.700.000 triệu/năm học Có 27 Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng- TPHCM 40.000.000 triệu/năm học Có 28 Trường Đại học Đại Nam TPHCM ~2.400.000 triệu/tháng Có 29 Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn 21-65 triệu/năm học Có 30 Trường Đại học Hoa Sen - TPHCM 3,6-4.6 triệu/tháng Có Nguồn: tổng hợp. Các trường đại học ở Việt Nam đều có giới hạn chỉ tiêu tuyển sinh đầu vào. Mức học phí của các trường tùy theo ngành đào tạo giao động ở các mức khác nhau nhưng đều lớn hơn 0. Đánh giá hàng hóa giáo dục đại học ở Việt Nam: Thuộc tính cạnh tranh của dịch vụ giáo dục đại học ở các trường đại học công lập chưa tự chủ tài chính: Ta có thể thấy, các trường đại học đều có chỉ tiêu giới hạn tuyển sinh đầu vào. Các mức chỉ tiêu này đều được các trường tính toán dựa trên điều kiện cơ sở vật chất hiện tại để đảm bảo điều kiện học tập tốt nhất cho sinh viên tham gia học. Sinh viên tham gia học tập (sử dụng dịch vụ giáo dục đại học) sẽ được thỏa mãn trọn vẹn các nhu cầu về dịch vụ như nghe giảng, sử dụng thư viện,... mà không bị ảnh hưởng lợi ích do có quá đông người cùng sử dụng dịch vụ. Do đó, sẽ không xảy ra tình trạng tắc nghẽn đối với sinh viên khi sử dụng dịch vụ. Vì vậy, dịch vụ giáo dục đại học ở các trường đại học tại Việt Nam không có thuộc tính cạnh tranh. Thuộc tính loại trừ của dịch vụ giáo dục đại học tại Việt Nam: Ta thấy tất các các trường đại học ở Việt Nam, tất cả các ngành học đều có thu phí học. Do đó, ở dịch vụ giáo dục đại học tài Việt Nam có tồn tại cơ chế loại trừ bằng giá. Nhận xét: Đối với dịch vụ giáo dục đại học ở các trường đại học tại Việt Nam là hàng hóa công cộng không thuần túy nếu không có học phí cụ thể là hàng hóa công cộng có thể loại trừ bằng giá 2.3. Dịch vụ giáo dục ở các nước khác Giáo dục đại học ở Mỹ là một lĩnh vực chi phí khổng lồ, khoảng 373 tỉ đô-la và chiếm gần 3% GDP. Chi phí đối với sinh viên đại học có thể rất cao, đặc biệt ở các trường tư không được nhận trợ cấp từ chính phủ bang hoặc liên bang. Để đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục bình đẳng cho mọi người, Hoa Kỳ điều hành một trương trình hỗ trợ tài chính rộng mở cho sinh viên. Cứ 7 trong 10 sinh viên đều nhận được hình thức hỗ trợ tài chính nào đó, thường gồm học bổng, các khoản vay và cơ hội việc làm để sinh viên chính quy đáp ứng được chi phí sinh hoạt và học phí. Một số trường đại học giàu nhất và nổi tiếng nhất cả nước như Harvard, Princeton, Yale, Columbia và Dartmouth và các trường khác đều thông báo các kế hoạch gia tăng đáng kể hỗ trợ tài chính cho các gia đình có thu nhập thấp và trung bình. Sinh viên cạnh tranh để được vào học tại các trường cao đẳng và đại học tốt hơn. Đồng thời, các cơ sở giáo dục đại học ở Mỹ thuộc mọi hình thức cũng phải cạnh tranh để có được những sinh viên giỏi nhất và tiếp nhận đủ số sinh viên để duy trì việc tuyển sinh. Những trường đại học danh tiếng nhất ở Mỹ – cả trường công lẫn trường tư – tiếp nhận hàng trăm đơn xin học cho mỗi kỳ tuyển sinh. Đồng thời, hầu hết học sinh các trường trung học cơ sở tốt nghiệp và đạt điểm cao trong các kỳ thi vào đại học nhận được hàng trăm đề nghị tiếp nhận từ các cơ sở giáo dục đại học. Phản ánh đặc trưng phi tập trung hóa trong nền giáo dục Mỹ, các chính quyền bang có thể cấp phép cho các cơ sở đào tạo đại học, tuy nhiên uy tín của các cơ sở đó – tức là vị trí học thuật của các trường đó – lại do các hiệp hội phi chính phủ đánh giá, chứ không phải do các bang hay Chính phủ Liên bang. Đối với học sinh tốt nghiệp trung học với kết quả trung bình và không có khả năng tài chính, thì việc vào học tại một trường cao đẳng cộng đồng có thể là một lựa chọn tốt hơn là vào học tại một trường đại học 4 năm. Các chương trình đào tạo hai năm có bằng trong các lĩnh vực ngày càng phát triển như y tế, kinh doanh và công nghệ tin học được giảng dạy ở hầu hết 1.200 trường cao đẳng cộng đồng trên cả nước. Các trường cao đẳng cộng đồng còn là cửa ngõ để bước vào các trường đại học hệ 4 năm đối với những sinh viên cần nâng cao kết quả học tập trung bình ở phổ thông bằng các tín chỉ đại học chất lượng hơn. Tận dụng lợi thế học phí thấp và chính sách tuyển sinh tự do, hơn 11 triệu sinh viên Mỹ và khoảng 100.000 sinh viên quốc tế đang theo học tại các trường cao đẳng cộng đồng. Đánh giá: - Tính cạnh tranh: Đối với các trường top đầu, tính cạnh tranh thế hiện rõ ràng hơn vì những trường này thường xét tuyển với số lượng rất ít. Còn đối với những trường top giữa hoặc cuối, tuy tuyển sinh nhiều hơn nhưng vẫn đưa ra chỉ tiêu số lượng nhất định. Cùng với đó, các sinh viên đều phải đọc bài trước khi tới lớp để trong giờ họ có thể đặt câu hỏi còn thắc mắc cho giáo viên giải đáp. Chính vì thế mà tính cạnh tranh ở đây rất cao, khi thêm một người học thì lợi ích được tiếp thu kiến thức bị giảm đi, do có thể không được trao đổi với giáo viên điều còn thắc mắc. Do đó ở đây có tính cạnh tranh. - Tính loại trừ: Cũng như ở Việt Nam, các trường đại học ở Mỹ đều thực hiện việc thu học phí của người học. Vì thế nên ở đây cũng có tính loại trừ. → GDĐH ở Mỹ là hàng hóa tư nhân bởi sinh viên vẫn phải đóng học phí và số lượng sinh viên được xét tuyển là hữu hạn. KẾT LUẬN Mặc dù trong nền kinh tế thị trường sản phẩm của giáo dục cũng được coi là một loại hàng hóa, nhưng tính chất đặc biệt của nó đã làm cho vấn đề cung cấp và sử dụng hiệu quả đã trở nên phức tạp hơn nhiều so với các loại hàng hóa thông thường. Điểm khác biệt của giáo dục ở chỗ, nó là một loại hàng hóa công cộng, mọi người đều có thể dùng chung một chương trình giáo dục, nhưng tri thức chung của nhân loại, và do vậy nhu cầu được hưởng thụ ngày càng tăng. Giáo dục cũng có tính chất của phương tiện sản xuất, có nhiều bất đối xứng thông tin, ngoại tác tích cực và còn có thuộc tính xã hội, nhưng lại không bị tác động bởi năng suất lao động. Quan trọng hơn, giáo dục là công cụ hữu ích để thực hiện phân phối lại thu nhập, và đây là chức năng bao trùm, đảm bảo sự tồn tại và phát triển, hiện thực hóa quyền bình đẳng về cơ hội vào đời và tạo dựng cuộc sống của mỗi cá nhân trong xã hội. Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước là người tham gia lớn nhất và đóng vai trò quan trọng nhất, vừa là nhà quản lý toàn bộ nền kinh tế và vừa làm nhiệm vụ trực tiếp cung cấp hàng hóa cho xã hội. Trong vai trò sản xuất, Nhà nước luôn chịu trách nhiệm thực hiện những dự án lớn, trong những lĩnh vực đầu tư mạo hiểm và khả năng đầu tư vốn ban đầu lớn nhưng thu hồi chậm. Sụp đổ của thị trường trong lĩnh vực giáo dục, có thể dẫn đến phá sản cả một hệ thống kinh tế xã hội, vì vậy rất cần một hệ thống đại học công lập mạnh tồn tại song song cùng với các trường tư thục. TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Kinh tế Công cộng, Trường Đại học Thương Mại. Bài tiểu luận: “Tìm hiểu thực trạng giáo dục Đại Học hiện nay ở nước ta” Nguồn: https://tailieu.vn/doc/tieu-luan-tim-hieu-thuc-trang-giao-duc-dai-hoc-hien-nay-o-nuoc-ta-1450081.html?fbclid=IwAR0BXuSGasKV4ruIfE1YeH_EysAYEWzh8FwN9LjLrVa3cEQfPCPXgwrvRQM Website Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguồn:https://moet.gov.vn/giaoducquocdan/giao-duc-dai-hoc/Pages/default.aspx?fbclid=IwAR2XW3RlrsckBDRPBmmaXLt3LeD_4dgwFQewuov6ZlgGNHngz75HpAcWrhc Website: Dankinhte.com Bài: http://www.dankinhte.vn/giao-duc-dai-hoc-co-phai-la-hang-hoa-cong-khong/?fbclid=IwAR36pjqY9PCMB5D15YRqAZA_P1pEJOEgHrDb2e0Pmme87dkMPnZ_sjkg2r0 Website: https://edu2review.com/chu-de/hoc-phi-cac-truong-dai-hoc-dan-lap?fbclid=IwAR1zarVBfah4Kq3os8KvFvVFEosg00eHHWXC4ttZLapjl-XBlkyscF5tlgI Tổng hợp từ nhiều nguồn khác. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc *** BIÊN BẢN THẢO LUẬN NHÓM 2 (Lần 1) Môn học: Kinh tế Công cộng Giáo viên hướng dẫn: Ngô Hải Thanh Đề tài thảo luận: Giáo dục đại học là hoàng hóa công cộng hay hàng hóa cá nhân? Số thành viên tham gia thảo luận: ĐỦ Người thuyết trình: Trần Thị Ngọc Diệp Tham gia phản biện: Vũ Thị Kim Cúc Vũ Hoàng Duy + Câu hỏi liên quan tới vấn đề cung cấp hàng hóa trong dịch vụ giáo dục đại học là không liên quan tới vấn đề nhóm đang nói tới + Giải thích cho những nhận xét về tính cạnh tranh trong dịch vụ giáo dục đại học. Ngày 29 tháng 4 năm 2020 Nhóm trưởng Vũ Thị Kim Cúc CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc *** BIÊN BẢN THẢO LUẬN NHÓM 2 (Lần 2) Môn học: Kinh tế Công cộng Giáo viên hướng dẫn: Ngô Hải Thanh Số thành viên tham gia thảo luận: ĐỦ Tham gia nhận xét: Vũ Hoàng Duy: 2 lần + Cung cấp hàng hóa cá nhân (Nhóm đề tài 3) + Phản đối quan điểm của nhóm thuyết trình đề tài 4 (Phản đối rằng, tăng học phí là không bằng cho các sinh viên khác) Vũ Thị Kim Cúc: 1 lần + Theo quan điểm của nhóm thì nhóm chưa làm rõ được sự công bằng giữa sinh viên nghèo với các sinh viên khác. Và trong phần lập luận có nói đến học phí thấp thì không đủ để cấp học bổng cho sinh viên nghèo, trong khi sinh viên nghèo chỉ là 1 phần ít do khi đăng kí vào trường thì sinh viên nghèo sẽ suy nghĩ về vấn đề học phí. Tham gia đặt câu hỏi: Vũ Thị Kim Cúc: 1 lần Theo quan điểm của nhóm thảo luận thì sự công bằng giữa sinh viên nghèo với các sinh viên khác là như thế nào? Ngày 6 tháng 5 năm 2020 Nhóm trưởng Vũ Thị Kim Cúc BẢNG ĐÁNH GIÁ ĐIỂM NHÓM 2 STT Họ và tên Điểm tự đánh giá Nhóm đánh giá Ghi chú 1 Vũ Thị Châm 9 9 2 Vũ Thị Kim Cúc 10 10 NT 3 Nguyễn Thị Đào 9 8 4 Vũ Đào Thành Đạt 9 8,5 5 Trần Thị Ngọc Diệp 10 10 TT 6 Doãn Thị Dung 9 9 7 Nguyễn Văn Dương 9 8,5 8 Trần Ngọc Dương 9 8 9 Vũ Hoàng Duy 10 10 TK 10 Vũ Thị Hà Giang 9,5 9 Nhóm trưởng Thư kí Vũ Thị Kim Cúc Vũ Hoàng Duy 19