Academia.eduAcademia.edu
BẢN T)N K(OA (ỌC VÀ G)ÁO DỤC 2014 K)N( NG()ỆM G)ẢNG DẠY MÔN N(ỮNG NGUYÊN LÝ CỦA C(Ủ NG(ĨA MÁC – LÊN)N T(EO (ỌC C(Ế TÍN C(Ỉ ThS. Hà Thị Thùy Dương Học viện Chính trị khu vực IV Tóm tắt Giảng dạy môn học Những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin theo học chế tín chỉ đòi hỏi người giảng viên phải biết phát huy việc tự học, tự nghiên cứu của sinh viên. Tuy nhiên, môn học này từng được coi là khó, giảng viên giải thích còn chưa hiểu thì việc tự học, tự nghiên cứu là rất khó khăn. Chính vì vậy, bài viết đưa ra một số kinh nghiệm mà người giảng viên có thể áp dụng để giảng dạy môn học này theo học chế tín chỉ trong việc soạn giảng giáo án, giới thiệu và hướng dẫn sinh viên đọc tài liệu, vận dụng phương pháp giảng dạy tích cực… Nếu giảng viên tích cực áp dụng những kinh nghiệm này, chắc chắn việc giảng dạy môn học này sẽ đảm bảo yêu cầu, nguyên tắc của đào tạo theo học chế tín chỉ. Abstract Experience of teaching principles of Marxism - Leninism according to the credit system Teaching principles of Marxism - Leninism subject according to the credit system requires the trainer to know how to promote self - learning and self-studing of students. However, this subject is once considered difficult, instructors explain but students don’t understand so the self-studying of students is very difficult. Therefore, the article gives some experiences that teachers can use to teach this subject according to the credit system in preparation of lesson plans, introduction and guide the students read the material, using positive training methods... If teachers actively apply this experience, make sure how to teach this subject will satisfy the requirements, principles of training credit system. M ôn học Những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin bao gồm ba bộ phận cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin là Triết học, Kinh tế chính trị và Chủ nghĩa xã hội khoa học. Là môn học bắt buộc trong chương trình đại học, tuy nhiên, môn học này luôn bị sinh viên coi là khó hiểu, trừu tượng, nghe giải thích đã khó hiểu thì tự học mà hiểu được càng khó khăn hơn. Chính vì vậy, khi các trường đại học chuyển sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ với phương châm lấy người học là trung tâm , việc làm thế nào để phát huy tính tích cực, hiệu quả của người học trong việc tự học môn học này là một thách thức đối với các giảng viên giảng dạy. Chính vì vậy, bài viết mong muốn chia sẻ những kinh nghiệm giảng dạy môn học Những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin để phát huy tính tích cực học tập của sinh viên. Tự học, tự nghiên cứu đã trở thành yêu cầu bắt buộc đối với sinh viên khi học tập theo học chế tín chỉ. Thực tế cho thấy nhiều sinh viên từ trường phổ thông khi bước vào đại học còn ngỡ ngàng với phương pháp tự học. Do đó, khi giảng dạy môn học này, do tính khái quát, trừu tượng hóa rất cao, một số giảng viên vẫn nặng về truyền thụ kiến thức mà chưa chú ý tổ chức, hướng dẫn hoạt động tự học cho sinh viên. Vì vậy, để sinh viên có điều kiện và khả năng tự học, tự nghiên cứu môn học này, người giảng viên cần chú ý một số hoạt động sau: Thứ nhất, về việc soạn giảng các bài chuyên đề của môn học. Xây dựng giáo án bài giảng và các kế hoạch giảng dạy cho từng bài học là bước quan trọng đầu tiên mà người giảng viên không thể bỏ qua. Trong điều kiện thời lượng lên lớp của môn học không nhiều, kế hoạch bài giảng mà giảng viên xây dựng cần xác định rõ những nội dung nào nhất thiết phải giảng cho sinh viên và những nội dung nào cho sinh viên tự nghiên cứu. Thực tế một số giảng viên không phân biệt rõ điều này. Khi thời gian dành cho việc giảng dạy bị giảm theo học chế tín chỉ, họ vẫn giảng bình thường theo trình tự nội dung, phần nào không kịp trình bày thì cho sinh viên về đọc tài liệu. Điều này sẽ gây khó khăn cho sinh viên trong quá trình tự nghiên cứu. Phần nào phải giảng và phần nào cho sinh viên tự nghiên cứu không thể tùy tiện mà phải có sự suy xét thấu đáo. Trong đó, nguyên tắc cơ bản cần quán triệt là phần giảng phải là phần kiến thức cốt lõi, cơ bản mà sinh viên nhất định phải nắm được mới có thể tiếp tục nghiên cứu sâu hơn và phần tự học là phần mà sinh viên có thể phát triển từ những kiến thức nền tảng đó. Ví dụ, khi học phép biện chứng duy vật, các khái niệm, nội dung của các nguyên lý, quy luật, các cặp phạm trù thì người giảng viên phải phân tích rõ cho sinh viên hiểu, và giảng viên cũng có thể rút ra ý nghĩa phương pháp luận cho nguyên lý, phạm trù đầu tiên, nhưng ý nghĩa phương pháp luận của các nguyên lý, quy luật và phạm trù tiếp theo của phép biện chứng duy vật thì có thể cho sinh viên tự nghiên cứu. 5 BẢN T)N K(OA (ỌC VÀ G)ÁO DỤC Thứ hai, giới thiệu và hướng dẫn đọc tài liệu học tập cho sinh viên Tài liệu học tập giúp sinh viên có thể lĩnh hội các kiến thức trên lớp dễ dàng hơn và là cơ sở cho việc tự nghiên cứu của họ. Do đó, sinh viên cần phải đọc và nghiên cứu tài liệu trước và sau khi lên lớp. Tuy nhiên, với sự bùng nổ thông tin như hiện nay cả trên Internet cũng như sách, báo, tạp chí,… thì việc lựa chọn tài liệu nào cần thiết cho môn học, tài liệu nào phải đọc trước và tài liệu nào đọc sau đối với mỗi sinh viên là một việc khó khăn. Vì vậy, người giảng viên bằng kiến thức sâu sắc về môn học cần định hướng cho sinh viên. Người giảng viên cần giới thiệu cho sinh viên những tài liệu nào là bắt buộc phải đọc và những tài liệu tham khảo thêm cho từng chuyên đề của môn học. Đọc tài liệu mà không có một định hướng cụ thể thì sinh viên sẽ bị phân tán theo khối lượng tri thức đồ sộ mà tài liệu cung cấp nhưng rốt cuộc không hiểu sâu một vấn đề cụ thể. Vì vậy, đối với từng tài liệu, giảng viên cũng cần hướng dẫn cụ thể sinh viên cần hướng đến nội dung gì khi đọc tài liệu đó để việc đọc tài liệu có hiệu quả. Thậm chí, giảng viên có thể yêu cầu sinh viên có một cuốn sổ học tập ghi lại những ý cơ bản theo nội dung định hướng trước của giảng viên khi đọc tài liệu đó. Những yêu cầu về nội dung cần phải nắm được trong mỗi tài liệu cần phải theo cấp độ từ cơ bản đến nâng cao. Việc nghiên cứu tài liệu về một chuyên đề nào đó cần phải diễn ra cả trước và sau giờ lên lớp của chuyên đề đó. Vì vậy, giảng viên cần tường minh cho sinh viên biết những tài liệu nào cần đọc trước khi lên lớp, cần nắm được nội dung gì và những tài liệu đọc sau giờ lên lớp, cần nắm nội dung gì. (iện nay, trong điều kiện các trường đại học chưa có đủ tài liệu cho tất cả các sinh viên nghiên cứu thì giảng viên có thể chủ động cung cấp các tài liệu học tập cho sinh viên mượn và phô tô cho tất cả sinh viên. Thứ ba, vận dụng phương pháp giảng dạy tích cực trong thời gian lên lớp môn Những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin Thời gian lên lớp của mỗi môn học được chia thành hai phần là thời gian để giảng lý thuyết và thời gian thảo luận, thực hành. Trong cả hai khoảng thời gian này, giảng viên đều phải vận dụng phương pháp giảng dạy tích cực. Tuy nhiên, việc vận dụng phương pháp giảng dạy tích cực trong mỗi phần có khác nhau. Trong phần giảng lý thuyết, không phải giảng viên chỉ sử dụng duy nhất phương pháp thuyết trình để trình bày kiến thức mới cho sinh viên mà bên cạnh việc chủ yếu là phương pháp thuyết trình, giảng viên vẫn cần sử dụng phương pháp tích cực khác. Mặc dù trước giờ lý thuyết, sinh viên đã đọc trước tài liệu nhưng do lần đầu tiếp cận với nội dung kiến thức mới nên giảng viên nên sử dụng phương pháp hỏi đáp để kiểm tra việc nắm các kiến thức cơ bản của sinh viên. Ví dụ, sau khi giảng khái niệm vật chất, giảng viên có thể có những câu hỏi vừa để khắc sâu kiến thức vừa giảng vừa kiểm tra việc đọc tài liệu ở nhà của sinh viên như một phong tục nào đó, chúng ta sinh ra đã thấy có sẵn dù ta có thích hay không thích, mọi người đều thực 2014 hiện liệu có phải là vật chất không, có thỏa mãn hai tiêu chí của vật chất là tồn tại khách quan và không phụ thuộc vào ý muốn con người không? (ay quan hệ hợp tác lẫn nhau trong sản xuất vật chất có phải là vật chất hay không? Thời gian thảo luận được tiến hành khi giảng viên đã trình bày những kiến thức cơ bản, nền tảng, sinh viên đã có thêm thời gian tự nghiên cứu sau khi giảng viên trình bày vì vậy việc sử dụng phương pháp giảng dạy tích cực trong thời gian này cần được thực hiện tối đa. Giảng viên có thể sử dụng nhiều phương pháp như phương pháp tình huống, phương pháp thảo luận nhóm,… Giảng viên cũng nên dành thời gian cho sinh viên nêu lên những khúc mắc trong quá trình đọc tài liệu để các sinh viên khác trong lớp cùng giải đáp và giảng viên có định hướng cuối cùng. Môn những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin mặc dù có tính khái quát và trừu tượng hóa cao nhưng nó chính là cơ sở lý luận cho đường lối của Đảng ta cũng như được vận dụng vào trong đời sống thực tế rất nhiều. Vì vậy, giảng viên có thể sử dụng phương pháp tình huống trong đời sống và yêu cầu sinh viên sử dụng các tri thức môn học để giải quyết. Ví dụ, giảng viên có thể đưa tình huống thủ trưởng cơ quan đang cần tìm người đủ năng lực và phẩm chất vào một vị trí quan trọng trong cơ quan, trong đó có hai ứng cử viên mà thủ trưởng quan tâm là A và B. Trong công việc, vị thủ trưởng này thấy B năng động, nhiệt tình và giải quyết công việc nhanh nhẹn, chu đáo hơn. Tuy nhiên, đồng chí B lại không được các đồng nghiệp trong cơ quan yêu quý, tin tưởng bằng đồng chí A. Vận dụng phép biện chứng duy vật, theo các anh chị, vị thủ trưởng phải làm gì để chọn được người xứng đáng. Những tình huống như vậy vừa đặt sinh viên phải huy động các kiến thức đã học vào để giải quyết vấn đề, qua đó khắc sâu kiến thức đã học hơn, vừa giúp sinh viên có có kỹ năng vận dụng kiến thức và khả năng tư duy độc lập, sáng tạo để giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống. (ơn nữa, điều này còn giúp sinh viên thấy được tính thực tiễn, hữu ích của môn học này. Những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin còn được Đảng ta vận dụng để xây dựng đường lối, chính sách của mình. Chính vì vậy, giảng viên có thể đưa ra những vấn đề lớn như yêu cầu học sinh phân tích cơ sở lý luận của một đường lối nào đó của Đảng để cho sinh viên thảo luận theo nhóm, trình bày ý kiến của nhóm mình và cùng nhóm khác phản biện, giải quyết vấn đề. Ví dụ như phân tích cơ sở lý luận để Đảng ta đưa ra đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần trong văn kiện Đại hội V) của Đảng. Tuy nhiên, đây là những vấn đề rất lớn mà sinh viên cần phải có sự suy nghĩ một cách sâu sắc, thấu đáo, vì vậy giảng viên có thể đưa vấn đề thảo luận cho sinh viên khi kết thúc buổi giảng lý thuyết để họ tự nghiên cứu trước. Giờ thảo luận sẽ hiệu quả hơn vì sinh viên chủ yếu tranh luận, thảo luận lẫn nhau trong một nhóm cũng như giữa các nhóm với nhau chứ không mất thời gian để suy nghĩ nữa. Việc sử dụng phương pháp tích cực nào tùy thuộc vào kiến thức của phần học cũng như mức độ 6 BẢN T)N K(OA (ỌC VÀ G)ÁO DỤC 2014 nắm kiến thức của sinh viên. Người giảng viên cần sử dụng tối đa các phương pháp tích cực để sinh viên phải nghiên cứu, vận động và trình bày những ý kiến của mình. Quá trình tự học, tự nghiên cứu của sinh viên sẽ chưa dừng lại sau khi buổi thảo luận kết thúc. Người giảng viên vẫn có thể định hướng một số vấn đề cần nghiên cứu, giao bài tập,… để sinh viên tiếp tục đọc tài liệu và tự nghiên cứu. Giảng dạy theo học chế tín chỉ là phát huy tinh thần tự học, tự nghiên cứu của sinh viên. Đối với môn những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin việc tự học, tự nghiên cứu là rất quan trọng vì đây là môn học trừu tượng nhưng lại được vận dụng nhiều trong đời sống và lý luận. Tuy nhiên, không chỉ kêu gọi sinh viên nâng cao ý thức tự học mà người giảng viên phải có kế hoạch cụ thể, khoa học để tổ chức và hướng dẫn sinh viên tự học, tự nghiên cứu một cách hiệu quả. Nói cách khác, vai trò của người giảng viên là vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo tinh thần, nguyên tắc của đào tạo theo hệ thống tín chỉ. TÀ) L)ỆU T(AM K(ẢO . Đào Ngọc Cảnh, (uỳnh Văn Đà , Nâng cao tính chủ động của sinh viên – giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng trong đào tạo theo học chế tín chỉ , Tạp chí khoa học của Đại học Cần Thơ, số b. 2. Hà Thị Thùy Dương (2011), Để giảng dạy tốt môn những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin , Tạp chí Giáo dục, số 7 . 7