« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu chế tạo điện cực nền cacbon nano biến tính xác định hàm lượng Pb (chì) trong nước biển


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Nghiên cứu chế tạo điện cực nền cacbon nano biến tính xác định hàm lượng Pb (chì) trong nước biển.
- Mục đích nghiên cứu chính của luận văn: Chế tạo được điện cực cacbon nano ống biến tính không chứa thủy ngân có khả năng xác định được lượng vết và siêu vết của Chì (Pb) trong nước tự nhiên nói chung và nước biển nói riêng tại tỉnh Bình Định.
- Nghiên cứu quy trình chế tạo điện cực cacbon nano ống biến tính thay thế điện cực giọt thủy ngân độc hại, gây ô nhiễm môi trường.
- Nghiên cứu các điều kiện tối ưu cho quá trình chế tạo điện cực như: kích thước của điện cực, khảo sát các tỉ lệ phối trộn ( mC: mBi2O3.
- Nghiên cứu các chế độ vận hành điện cực tối ưu: nhiệt độ sấy vật liệu tối ưu, thế điện phân làm giàu tối ưu, thời gian điện phân tối ưu, tốc độ quét thế tối ưu, pH tối ưu, thành phần nền, phương pháp tạo màng.
- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phân tích chì như các cation kim loại, anion, chất hoạt động bề mặt… d.
- Phương pháp nghiên cứu.
- Dựa trên các công trình đã được công bố trong và ngoài nước, thông qua điều tra thực tế ở lĩnh vực nghiên cứu, để nắm bắt được yêu cầu thực tiễn và định hướng nghiên cứu cho đề tài.
- Kết luận : Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã đạt được một số kết quả như sau : Sau 01 năm nghiên cứu, chúng tôi đã thực hiện và thu được một số kết quả như sau.
- Đã chế tạo thành công điện cực cacbon nanotubes biến tính với các điều kiện tối ưu thu được như: Kích cỡ điện cực tối ưu được chọn là 3mm.
- Đã nghiên cứu đặc tính điện hóa của điện cực làm việc như: xác định hệ đệm thích hợp cho phương pháp sử dụng hỗn hợp đệm axetat CH3COOH và CH3COONa 0,1 M, pH = 4,5.
- Đã nghiên cứu sự ảnh hưởng của các ion và chất hoạt động bề mặt đến phương pháp xác định Pb là không đáng kể.
- Đã xác định được giới hạn định lượng và giới hạn phát hiện cho điện cực chế tạo được cho thấy giới hạn phát hiện là 0,11ppb và giới hạn định lượng là 0,366ppb.
- Đã ứng dụng điện cực chế tạo được phân tích hàm lượng ion Pb2+ trong một số mẫu thực tế và so sánh với phương pháp chuẩn GF.AAS cho thấy kết quả phân tích không có sự sai khác đáng kể.
- Như vậy có thể nói phương pháp phân tích von ampe hòa tan sử dụng điện cực tự chế tạo có khả năng phân tích hàm lượng ion Pb2+ trong một số mẫu môi trường

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt