« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các tác nhân ăn mòn CO2 và H2S đến quá trình ăn mòn trong công nghiệp dầu khí


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các tác nhân ăn mòn CO2 và H2S đến quá trình ăn mòn trong công nghiệp Dầu khí Tác giả luận văn: Lê Thị Hồng Giang, Khóa: CB 2014B Người hướng dẫn: PGS.TS.
- Ăn mòn kim loại trong môi trường có CO2 và H2S là một trong những vấn đề lớn trong ngành công nghiệp dầu khí kể từ năm 1940.
- Sự có mặt của carbon dioxide (CO2), hydrogen sulphide (H2S) và nước tự do có thể gây ra vấn đề ăn mòn nghiêm trọng trong đường ống dẫn dầu và khí đốt - Để đảm bảo gia tăng trữ lượng, duy trì khai thác ổn định lâu dài, đảm bảo an ninh năng lượng cho phát triển kinh tế của đất nước luôn là thách thức lớn đối với ngành dầu khí Việt Nam.
- Bởi vậy trong thời gian tới Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cần phải phát huy nội lực để đẩy mạnh và mở rộng thăm dò dầu khí ỏ các vùng còn chưa được thăm dò, đồng thời cần đầu tư nghiên cứu tìm hiểu các giải pháp kinh tế - công nghệ để phát triển khai thác các mỏ được xem là nhỏ và các mỏ khí có hàm lượng CO2 cao mà các nhà thầu đã hoàn trả.
- Chính vì thế nghiên cứu cơ chế ảnh hưởng của các loại khí ăn mòn như CO2 và H2S tại các điều kiện nhiệt độ, áp suất, nồng độ của các mỏ khí tại Việt Nam là điều cần thiết để đưa ra biện pháp xử lý cũng như bảo vệ chống ăn mòn cho đường ống.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn - Mục đích của đồ án là nghiên cứu sâu hơn về quá trình ăn mòn trong môi trường có sự hiện diện đồng thời cả CO2 và H2S, đồng thời khái quát hóa mối nguy cơ ăn mòn do hai tác nhân này tại các đường ống dẫn dầu và khí của Việt Nam.
- Đưa ra cơ chế ăn mòn do đồng thời cả CO2 và H2S tại các điều kiện thử nghiệm đường ống dẫn dầu và khí ở Việt Nam c.
- Nội dung kết quả đạt được - Nghiên cứu quá trình ăn mòn của thép trong môi trường có CO2 ở các pH, nhiệt độ khác nhau - Nghiên cứu quá trình ăn mòn của thép trong môi trường có H2S ở các pH, nhiệt độ khác nhau - Nghiên cứu quá trình ăn mòn của thép trong môi trường có đồng thời cả CO2 và H2S ở các pH, nhiệt độ khác nhau - Nghiên cứu các đặc tính bề mặt của lớp sản phẩm ăn mòn - Đưa ra cơ chế ăn mòn do đồng thời cả CO2 và H2S tại các điều kiện thử nghiệm đường ống dẫn dầu và khí ở Việt Nam - Khái quát hóa mối nguy cơ ăn mòn do hai tác nhân CO2 và H2S tại các điều kiện đường ống dẫn dầu và khí của Việt Nam.
- Phương pháp nghiên cứu - Đánh giá tốc độ ăn mòn bằng phương pháp tổn hao khối lượng - Đánh giá tốc độ ăn mòn bằng phương pháp điện hóa - Phương pháp hóa lý kiểm tra cấu trúc bề mặt (Soi kim tương, SEM&EDX.
- Kết luận của đề tài - Nhìn chung, tốc độ ăn mòn tại điều kiện 2800ppm H2S, 30% CO2 cao hơn rất nhiều so với tốc độ ăn mòn ở điều kiện nhiệt độ tương đương nhưng hàm lượng H2S và CO2 thấp tại các nghiên cứu trước.
- Luận văn cũng chỉ ra rằng trong điều kiện nghiên cứu, tại các vị trí đọng nước, tích tụ hơi ẩm nguy cơ gây ăn mòn cục bộ cao.
- 3 - Tại điều kiện nghiên cứu, pH dung dịch chịu ảnh hưởng chủ yếu của cân bằng lỏng khí của CO2 trong dung dịch.
- Tại những vị trí mẫu ngập hoàn toàn trong nước với điều kiện 30% CO2, pH dung dịch xấp xỉ 3,3, tốc độ ăn mòn chung rất cao.
- H2S thêm vào làm giảm tốc độ ăn mòn, làm thay đổi từ dạng ăn mòn cục bộ (khi chỉ có CO2) thành ăn mòn đều (khi có cả CO2 và H2S).
- Tại vị trí đỉnh ống, tích tụ hơi ẩm, tốc độ ăn mòn chung thấp.
- Dạng ăn mòn chủ yếu là ăn mòn cục bộ.
- H2S làm tăng tốc quá trình ăn mòn cục bộ.
- Thử nghiệm ăn mòn nứt theo tiêu chuẩn của NACE TM 0248 cho thấy chưa có vết nứt tại 2800ppm H2S.
- Đối với hệ thống đường ống có hàm lượng 2800ppm H2S, 30% CO2, các hệ thống công nghệ liên quan cần phải lựa chọn vật liệu sử dụng đối với các sản phẩm dầu khí chứa H2S - thép cacbon bền ứng suất sunfit hoặc thép hợp kim thấp và đặc biệt cần phải chú ý đến vấn đề ăn mòn thép do CO2.
- Cần nghiên cứu thêm về ăn mòn nứt ứng suất, vật liệu cho đường ống.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt