« Home « Kết quả tìm kiếm

ĐA DẠNG HÓA HÌNH THỨC GIẢNG DẠY NGOẠI NGỮ BẰNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN DIVERSIFYING FOREIGN LANGUAGES TEACHING BY MEANS OF PROJECT-BASED TEACHING METHOD


Tóm tắt Xem thử

- ĐA DẠNG HÓA HÌNH THỨC GIẢNG DẠY NGOẠI NGỮ BẰNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN DIVERSIFYING FOREIGN LANGUAGES TEACHING BY MEANS OF PROJECT-BASED TEACHING METHOD Nguyễn Thị Thanh Thanh Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Trong khuôn khổ các nghiên cứu nhằm đa dạng hóa các hình thức giảng dạy để gây hứng thú cho sinh viên, kết hợp học và hành, phát triển những kỹ năng mềm cần thiết khi làm việc trong môi trường hiện đại, bài báo giới thiệu phương pháp dạy học theo dự án với những đặc điểm, mục tiêu, tác dụng của phương pháp và trình bày một dự án được các giảng viên Khoa Pháp trường Đại học Ngoại ngữ Đại học Đà Nẵng, Đại học Huế, Đại Học Quốc Gia Hà Nôi đồng xây dựng với mục tiêu hợp tác mở rộng thực hiện các dự án tương tự và dự án trao đổi sinh viên giữa các Khoa trong tương lai.
- Đặt vấn đề Tìm một phương pháp giảng dạy phù hợp, linh hoạt, có khả năng hấp dẫn, khơi dậy mong muốn học tập và tìm hiểu kiến thức của người học, giúp họ tiếp thu kiến thức dễ dàng luôn là trăn trở của nhiều giáo viên, giảng viên.
- Hơn nữa, dạy học gắn liền với thực tiễn là một vấn đề được các nhà quản lý giáo dục, các trường đại học, các nhà tuyển dụng đặc biệt quan tâm, đang là nhiệm vụ bức bách đặt ra cho những người làm công tác giáo dục và đào tạo.
- Bên cạnh đó, trong xã hội hiện đại ngày nay, với xu hướng toàn cầu hóa, người lao động không chỉ phải có các kiến thức chuyên môn vững vàng, mà còn phải có các kỹ năng mềm như kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng tập hợp, chọn lọc và sử dụng thông tin phù hợp, kỹ năng sử dụng máy tính… 199 Vì vậy, việc đa dạng hóa các hình thức giảng dạy bằng đổi mới phương pháp dạy và học luôn là cần thiết để môn học trở nên hấp dẫn, tạo đam mê học tập cho người học, giúp cho người học khỏi bỡ ngỡ khi rời ghế nhà trường bước vào thị trường lao động.
- Nhìn vào mục tiêu dạy và học ngoại ngữ, nhu cầu thực tế của sinh viên ngoại ngữ, những điều kiện học tập đang có và những điều kiện thuận lợi của môi trường xã hội, chúng tôi nghiên cứu áp dụng phương pháp dạy học theo dự án cho dạy và học ngoại ngữ nói chung và cho sinh viên tiếng Pháp nói riêng.
- Dạy học theo dự án là gì? Là hình thức sư phạm lấy học viên làm trung tâm, trong đó học viên tham gia vào một dự án để xây dựng và phát triển kiến thức của mình.
- Tất cả sinh viên đều đóng vai trò tích cực trong khi thực hiện dự án.
- Kết thúc dự án sinh viên được yêu cầu cho ra một sản phẩm cụ thể.
- Cơ sở lý thuyết của phương pháp dạy học theo dự án Dạy học theo dự án là kết quả của nhiều nghiên cứu truyền thống, đặc biệt là nghiên cứu của các nhà khoa học phương Tây: John Dewey nhà tâm lý học và triết học người Mỹ, ông là người khởi xướng các phương pháp dạy học tích cực đặc biệt là phương pháp tiếp cận dự án.
- Theo ông, cá nhân tự tìm cách phát triển một cách tự nhiên và tìm cách đạt được thành tích cá nhân ở một mức độ cao: nhà trường phải cung cấp các phương tiện để họ thực hiện được điều đó.
- Học thuyết nổi tiếng của ông là học bằng việc làm (learning by doing), học bằng cách làm chứ không phải bằng cách lắng nghe như trong sư phạm truyền thống, học sinh phải hành động, xây dựng các dự án, thực hiện dự án đúng kỳ hạn, rút kinh nghiệm, và học cách trình bày lại dự án.
- Ông cũng cho rằng kiến thức được tích hợp khi các trẻ con tự mình phát hiện và diễn đạt.
- các kiến thức được xây dựng dựa trên những dự án hay những nghiên cứu.
- Song song với các tác giả cổ động các phương pháp hoạt động, các nhà nghiên cứu tâm lý như Jean Piaget sẽ góp phần tăng cường cơ sở lý thuyết của giảng dạy theo dự án.
- Ông cho rằng "kiến thức” được xây dựng bởi các cá nhân thông qua các hoạt động mà họ thực thực hiện trên các đối tượng.
- Tác dụng của phương pháp dạy học theo dự án - Người học tiếp thu kiến thức mới một cách dễ dàng và khó quên Trong khi tìm hiểu, tập hợp rồi chọn lọc các thông tin theo yêu cầu của dự án, do phải đọc đi đọc lại nhiều lần, người học sẽ nhớ lâu và làm chủ kiến thức, phát huy được tính tự chủ và độc lập trong công việc, có trách nhiệm trong việc làm giàu kiến thức của chính mình.
- Thúc đẩy việc học đi đôi với hành Dạy học dựa trên dự án là tạo cơ hội cho người học được áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
- Trước tiên là chia sẻ cho những người cùng nhóm, sau đó có thể trình bày trước nhiều nhóm khác, người học tự xây dựng đề cương dự án, trình bày với giáo viên hướng dẫn để được hổ trợ hoặc hướng dẫn thêm.
- Trong quá trình này, người học cũng được rèn luyện kỹ năng đàm phán trong công việc.
- Củng cố phương pháp học tập theo nhóm Các thành viên cùng làm việc nhóm phải biết tổ chức phân công, chia sẻ, công việc, học hỏi lẫn nhau, hỗ trợ cho nhau, tăng cường đoàn kết, tăng cường tính kỷ luật, có trách nhiệm với nhau.
- Nâng cao kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin Trong khi thực hiện dự án, người học buộc phải sử dụng vi tính, Internet để truy cập thông tin và xử lý thông tin cũng như sử dụng các công cụ hổ trợ để hoàn thiện sản phẩm trình bày lại trước tập thể và người hướng dẫn - Rèn luyện khả năng thuyết trình trước đám đông Việc này phải được thực hiện nhiều lần để hoàn thiện sản phẩm: người học phải trình bày kiến thức mình tích lũy được trước các nhóm, từng người sẽ dần quen các kỹ thuật nói trước công chúng, ngôn ngữ nói nhờ vậy được dịp tôi luyện.
- Những dự án khả thi trong thực hiện dạy học theo dự án môn tiếng Pháp Theo Michel Boiron, trong số chuyên khảo của Le français dans le monde dành cho đổi mới phương pháp dạy học tiếng Pháp, có thể.
- Tổ chức các hoạt động tham quan bằng tiếng Pháp (rạp chiếu phim, nhà hát, triển lãm, bảo tàng, vv.
- Một dự án thí điểm Dưới đây là một dự án đã được các giảng viên khoa Pháp Đà Nẵng, Huế, Hà Nội cùng xây dựng với mong muốn trao đổi kinh nghiệm hướng dẫn sinh viên thực hiện dự án và trong tương lai mở rộng thành các dự án giao lưu trao đổi sinh viên giữa khoa Pháp Đại học ngoại ngữ Đà Nãng và Khoa Pháp cúa các trường bạn.
- Tiêu đề dự án: Nâng cao kỹ năng giao tiếp và chuyên môn cho sinh viên qua hoạt động tham quan các điểm du lịch.
- Le Viet Dung, Nguyen Thi Thanh Thanh, Nguyen Thai Trung (ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ) Le Xuan Thang, Dang Thi Thanh Thuy (ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ – ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI) Phan Thi Kim Lien (ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ – ĐẠI HỌC HUẾ) 6.1 Đặt vấn đề: o Các hoạt động học tập của sinh viên chỉ giới hạn trong trường.
- o Sinh viên thiếu thực tế, thiếu tính tự chủ và tinh thần hợp tác trong học tập, thiếu kiến thức văn hóa.
- Nhu cầu: o Được thực hành các kỹ năng giao tiếp.
- o Được sự giúp đỡ của các chuyên gia du lịch địa phương( các nhà tuyển dụng, các hướng dẫn viên du lịch) Mục đích: o Hoàn thiện kỹ năng giao tiếp.
- o văn hóa: Tăng cường kiến thức văn hóa qua tham quan các điểm du lịch.
- o chuyên môn nghề nghiệp: tăng cường kỹ năng làm việc nhóm ( tổ chức làm việc nhóm, phân công công việc, thu thập thông tin, xử lý thông tin.
- 6.2 Kế hoạch thực hiện: o Tiếp xúc với các đối tác (gặp người chịu trách nhiệm tại điểm tham quan, hướng dẫn viên nói tiếng Pháp) và trình bày dự án (mục tiêu, thời gian…) o Tiến hành thamquan thăm dò có hướng dẫn viên nói tiếng Pháp đi kèm( khám phá điểm tham quan, lấy tài liệu tại chỗ, ghi chép, chụp hình, quay phim.
- o Chia nhóm, phân công công việc nhóm o Tìm tài liệu thêm , soạn bài thuyết trình trên giấy o Trình bày bài thuyết trình tại chỗ o Đánh giá lẫn nhau (theo phiếu đánh giá sẽ soạn thảo) và mời chuyên gia (đánh giá theo phiếu đánh giá sẽ soạn thảo), o Đánh giá của giáo viên hướng dẫn ( việc tham gia dự án, tổ chức, tiến độ…) o Tạo blog (hình chụp, thuyết minh, chú giải…) 6.3 Nhiệm vụ của các thành viên + Vai trò giảng viên : hướng dẫn, tổ chức, quan sát, điều phối, đánh giá.
- Vai trò sinh viên: tác nhân thực hiện 6.4 Lịch thực hiện: 5 tuần (từ Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 Tuần 5 Giói thiệu-đàm Tham quan Chia nhóm – Báo cáo công Tạo blog trên phán để thực thăm dò-Tìm Phân công việc-Trình bày Internet- Đánh hiện dự án tài liệu tại chỗ.
- bị thuyết trình 203 6.5 Kết quả ban đầu và triển vọng: Dự án “Nâng cao kỹ năng giao tiếp và chuyên môn cho sinh viên qua hoạt động tham quan các điểm du lịch” được cụ thể hóa qua dự án ‘Tham quan Bảo tàng Chăm” tiến hành thực nghiệm tại Khoa Pháp - Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Đà Nẵng và được tích cực hưởng ứng, tất cả sinh viên tham gia đều tỏ ý mong muốn được tiếp tục tham gia các dự án khác.
- Ngoài ra dự án đã được báo cáo tại Hà Nội trong Xê mi na tiêu đề “Dạy học qua dự án” tháng 5-2010 đã được các đồng nghiệp trong khu vực và giáo sư Pierre – Alain MARTINEZ, Université Paris VIII góp ý chỉnh sửa.
- Trong thời gian tới dự án sẽ được tiếp tục thực hiện và sẽ được sinh viên và giảng viên đánh giá đạt được hiệu quả cao hơn, đáp ứng được nhu cầu của người học và xã hội