You are on page 1of 7

Quản lý là phụ trách việc sắp xếp, điều hành cho một khâu nào đó trong sản xuất

được
tiến hành thuận lợi theo đúng trình tự quy định. Còn lãnh đạo là định hướng cho một
tập thể hoạt động tích cực, tiến lên. Nói cách khác, lãnh đạo là hội tụ những kinh nghiệm
bề rộng và chiều sâu của quản lý. Có 5 điểm phân biệt chính giữa vai trò của hai vị trí
này mà trong thực tế sản xuất có thể nhận ra ngay:

1. Người lãnh đạo: phải có những tố chất như tầm nhìn chiến lược, coi trọng đại cục, tư
duy tổng hợp.

Người quản lý: phải có tính chiến thuật, quán xuyến cục bộ và tính chức năng (chuyên
môn cao)

2. Người lãnh đạo: điều hành công việc như một bộ môn nghệ thuật, thường đảm nhận
những vai trò trung gian, tác phong Ngườin nhã, quản lý từ xa.
Người quản lý: Được đào tạo, có kỹ năng, dày ạn kinh nghiệm thực tế, là người giám
sát trực tiếp.

3. Người lãnh đạo: làm mọi việc trở nên hoàn hảo, phù hợp, hiệu quả; không bị giao
những nhiệm vụ khó khăn.

Người quản lý: cố gắng làm việc theo hướng hiệu quả, phù hợp, tận dụng mọi kỹ năng
để giả quyết khó khăn.

4. Người lãnh đạo: là mấu chốt gắn kết tình cảm của tập thể, người phát biểu và được
ưu tiên đặc biệt trong mọi cuộc vui.

Người quản lý: khách quan, công bằng, lãnh đạm; lo lắng mọi mặt cho các hoạt động
tạp thể.

5. Người lãnh đạo: thay đổi trình tự, có những sáng tạo vượt thời đại; nếu thất bại thì có
ngay kế hoạch khác thay thế.

Người quản lý: duy trì trật tự, thực tế và coi trọng hiệu quả trước mắt; vô cùng day dứt
nếu mác phải sai phạm.
Trong cuốn On Becoming a Leader (tạm dịch Để trở thành lãnh đạo), tác giả Warren
Bennis đã chỉ ra những điểm khác nhau chủ yếu giữa lãnh đạo và quản lý. Dưới đây là 3
điểm khác nhau cơ bản được trích từ cuốn sách này cũng như những chiêm nghiệm thực
tế của Gene Wade - sáng lập viên và CEO của UniversityNow và người quản lý của
công ty này - Peter Drucker.

1. Lãnh đạo là người đưa ra ý tưởng còn quản lý là người thực thi ý tưởng

Điều này có nghĩa là lãnh đạo là một trong những người trong công ty có nhiệm vụ
nghĩ ra những ý tưởng mới và đưa vào kế hoạch của công ty trong giai đoạn tiếp theo.
Người lãnh đạo phải luôn có tầm nhìn và luôn phát triển các chiến lược và chiến thuật
mới. Do đó họ cần phải có hiểu biết về các xu hướng hay các nghiên cứu và kỹ năng
mới nhất.

Trong khi đó, người quản lý sẽ duy trì và vận hành những gì đã được thiết lập để nó hoạt
động trơn tru đúng kế hoạch. Người quản lý phải luôn để mắt tới nhân viên cấp dưới và
duy trì sự kiểm soát thường xuyên để nhằm đảm bảo sự hoạt động của các bộ phận trong
công ty. Vì trực tiếp làm việc với nhân viên nên họ am hiểu nhân viên của mình, biết rõ
ai là người phù hợp nhất với những nhiệm vụ cụ thể.

2. Lãnh đạo củng cố niềm tin trong khi quản lý dựa vào kiểm soát

Ông Wade cho rằng, người lãnh đạo là người truyền cảm hứng cho nhân viên, để nhân
viên biết như thế nào là tốt nhất và làm thế nào để đẩy nhanh tiến độ. “Lãnh đạo không
phải là ở những gì bạn làm mà chính là những gì mà người khác làm cho bạn. Nếu
không có ai thực thi ý tưởng của bạn thì bạn thực sự không phải là một lãnh đạo”, ông
nói.

Nếu mọi người hào hứng với ý tưởng của bạn thì đó chính là bởi họ đã được bạn truyền
cảm hứng. Điều đó có nghĩa là bạn đã tạo được sự tin tưởng đối với nhân viên, điều này
là đặc biệt cần thiết nếu hoạt động kinh doanh đang thay đổi nhanh chóng và cần thiết
xốc vác lại niềm tin của nhân viên vào sứ mệnh của công ty.

Ở vai trò người quản lý, Drucker lại cho rằng, nghề của họ là duy trì việc kiểm soát nhân
viên để nhân viên phát huy khả năng và năng lực lớn nhất từ đó tạo ra sản phẩm hoặc
tăng doanh thu/lợi nhuận cho công ty. Để làm điều này một cách hiệu quả, người quản
lý cần phải am hiểu rõ cấp dưới của mình và hiểu cả đam mê và mong muốn về lương
bổng của nhân viên.

3. Lãnh đạo hỏi “cái gì và tại sao” trong khi quản lý hỏi “Như thế nào và bao giờ”

Để đặt câu hỏi “cái gì” và “tại sao”, bạn có thể sẽ phải hỏi tại sao điều đó xảy ra nhưng
đôi khi câu hỏi này sẽ khiến người nghe có cảm giác như bạn đang thách thức cấp trên
của bạn. Ông Wade cho rằng “Điều đó có nghĩa là họ đang leo lên lớp cấp quản lý cao
nhất khi nghĩ rằng cần phải hoàn thành việc gì đó cho công ty”. “Tôi luôn bảo với nhân
viên của mình rằng, tôi không mong là tất cả những gì tôi nói ra là đúng mà tôi mong nó
có nhiều điểm sai”.

Và nếu công ty vấp phải sai lầm nào đó, thì lãnh đạo sẽ là người hỏi “chúng ta học được
điều gì sau sai lầm này?” và “Làm thế nào để sử dụng những thông này để làm rõ hoặc
thực hiện tốt hơn những mục tiêu của chúng ta?”

Tuy nhiên, theo Wade, người quản lý thì lại không thực sự nghĩ nhiều về những sai lầm.
Nghề của họ là hỏi “như thế nào”, “bao giờ” để cho chắc chắn kế hoạch sẽ được thực
hiện phù hợp.

Còn Drucker thì cho rằng, các nhà quản lý thường chấp nhận hiện trạng. Họ biết rằng
đơn đặt hàng và kế hoạch là rất quan trọng và công việc của họ là thực thi được các mục
tiêu hiện tại của công ty.

Chúng ta có thể làm rõ sự khác biệt giữa hai khái niệm này qua bảng sau:

Lãnh đạo Quản lý


Là làm đúng việc Là làm việc đúng cách
Nhà lãnh đạo đổi mới Nhà quản lý thực thi
Nhà lãnh đạo phát triển Nhà quản lý duy trì
Nhà lãnh đạo truyền cảm hứng Nhà quản lý kiểm soát
Nhà lãnh đạo có cái nhìn dài hạn Nhà quản lý có cái nhìn ngắn hạn
Nhà quản lý hỏi Cái gì và Tại sao? Nhà quản lý hỏi Như thế nào và Khi nào?
Nhà lãnh đạo sáng tạo Nhà quản lý mô phỏng
Nhà lãnh đạo thách thức Nhà quản lý chấp nhận nguyên trạng
LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ… HỌ CÓ THỰC SỰ KHÁC NHAU?
Những cuộc tranh luận về đề tài lãnh đạo và quản lý đã trở thành đầu đề bàn tán sôi nổi
nhiều năm nay. Tôi thấy việc phân biệt giữa quản lý và lãnh đạo là khá hữu ích, giúp
chúng ta thấu hiểu rõ ràng hơn về nghệ thuật lãnh đạo và điều chỉnh cách hành xử của
chính chúng ta khi tự hỏi “Liệu ta có đang thực sự lãnh đạo?”. Vậy sự khác nhau giữa
quản lý và lãnh đạo là gì?
“Có một sự khác biệt rất rõ nét giữa quản lý và lãnh đạo, và cả hai đều quan trọng.
Quản lý nghĩa là dẫn dắt, hoàn thành công việc, chịu trách nhiệm và tiến hành. Lãnh
đạo là tạo ảnh hưởng, là dẫn dắt định hướng về cách thức, tiến trình, hành động và
quan điểm. Sự khác biệt này rất quan trọng” – Theo Warren Bennis.
Tôi thích quan điểm của Warren Bennis. Trong cuốn sách “Chân dung nhà lãnh đạo”
(On becoming a Leader), ông mô tả cách nhìn nhận của mình về sự khác biệt giữa quản
lý và lãnh đạo như sau:

 Quản lý điều hành; lãnh đạo đổi mới


 Quản lý là bản sao; lãnh đạo là bản gốc
 Quản lý duy trì; lãnh đạo phát triển
 Quản lý tập trung vào hệ thống và cấu trúc; lãnh đạo tập trung vào con người
 Quản lý dựa vào sự kiểm soát; lãnh đạo khơi gợi sự tin tưởng
 Quản lý chấp nhận thực tế; lãnh đạo điều tra thực tế
 Quản lý có tầm nhìn hẹp; lãnh đạo có tầm nhìn rộng
 Quản lý hỏi như thế nào và khi nào; lãnh đạo hỏi cái gì và tại sao
 Quản lý tập trung kết quả cuối cùng; lãnh đạo quan tâm tới phạm vi rộng lớn bên
ngoài
 Quản lý làm theo; lãnh đạo khởi nguồn
 Quản lý chấp nhận hiện trạng; lãnh đạo thách thức nó
 Quản lý là một chiến sĩ giỏi; lãnh đạo là người của chính họ
 Quản lý làm đúng việc; lãnh đạo làm việc đúng
Đây là một danh sách khá tuyệt và luôn khiến tôi luôn phải dừng lại suy ngẫm cách hành
xử của mình và tự hỏi “Tôi đang dùng hầu hết thời gian của mình ở đâu? Làm công việc
tay trái hay công việc tay phải?”
Một chuyên gia khác cũng có tầm ảnh hưởng lớn về sự khác biệt giữa quản lý và lãnh
đạo là của John Kotter, tác giả của cuốn sách “John P. Kotter về những gì lãnh đạo thực
sự làm” (John P. Kotter on What Leaders Really Do). Trong cuốn sách này, John đã đưa
ra các nhận xét sau:

 “Lãnh đạo và quản lý là hai hệ thống hành động khác biệt và tương hỗ…Cả hai đều
cần thiết cho sự thành công trong môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp và không
ổn định”
 “Hầu hết các công ty ở Mỹ ngày nay được quản lý quá mức và chưa được lãnh đạo
đúng mức”
 “Lãnh đạo mạnh với quản lý yếu thì không hề tốt hơn, và đôi khi thực sự tồi tệ hơn là
lãnh đạo yếu với quản lý mạnh”
 “Quản lý là đối mặt với sự phức tạp…Không có quản lý giỏi, các doanh nghiệp phức
tạp sẽ trở nên hỗn loạn…Quản lý giỏi đem lại trật tự và sự thống nhất…”
 “Lãnh đạo, ngược lại, là đối mặt với sự thay đổi…Nhiều thay đổi hơn luôn đòi hỏi
nhiều sự lãnh đạo hơn.”
 “Các công ty quản lý sự phức tạp bằng cách hoạch định và dự thảo ngân sách, bằng
cách tổ chức và bố trí nhân viên, bằng việc kiểm soát và giải quyết vấn đề. Ngược lại,
lãnh đạo một tổ chức đối với sự thay đổi là việc định hướng (phát triển tầm nhìn tương
lai và chiến lược để đạt tầm nhìn ấy), liên kết mọi người, cùng với khích lệ và tạo
động lực cho họ tiếp tục đi theo định hướng đúng

Tôi thích nhận xét của John Kotter khi ông nhận định“Lãnh đạo và quản lý là hai hệ
thống hành động khác biệt và tương hỗ… Cả hai đều cần thiết cho sự thành công trong
môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp và không ổn định” Sự thật là cả lãnh đạo và
quản lý đều quan trọng, chúng là hai hệ thống hành động khác biệt, đều cần thiết, mỗi
bên thực hiện những công việc khác nhau.
Về chủ đề này, Jim Estill cũng đưa một câu trích dẫn hay trên blog của ông - “CEO Blog
- Time Leadership”, trích dẫn từ một bài báo cũ của Abraham Zaleznik trên Harvard
Business Review năm 1977, với tên Lãnh đạo – Quản lý:
“Sự khác biệt giữa quản lý và lãnh đạo nằm ở các khái niệm mà họ nắm giữ, sâu trong
tinh thần, về sự lộn xộn và tính trật tự. Quản lý nắm giữ quy trình, tìm kiếm sự ổn định
và kiểm soát, và theo bản năng cố gắng giải quyết các vấn đề một cách nhanh chóng –
đôi khi trước khi họ hiểu rõ ý nghĩa của một vấn đề. Lãnh đạo thì ngược lại, chịu đựng
sự lộn xộn và thiếu cấu trúc và sẵn sàng trì hoãn việc kết thúc để thực sự hiểu các vấn đề
một cách đầy đủ hơn. Lãnh đạo doanh nghiệp có nhiều việc để làm như các nghệ sĩ, nhà
khoa học và những người có tư duy sáng tạo khác, hơn cả những gì họ làm với các quản
lý. Các tổ chức cần cả quản lý và lãnh đạo để thành công, nhưng để doanh nghiệp phát
triển thì đòi hỏi cần giảm sự tập trung vào chiến lược, lý luận đồng thời nuôi dưỡng một
môi trường cho phép sự sáng tạo và trí tưởng tượng có thể bung nở”.
Cuối cùng, chúng ta cần giỏi lãnh đạo trước và giỏi quản lý sau, “cái gì và tại sao”…
rồi mới đến… “như thế nào và khi nào”!
Hãy ngẫm nghĩ về cách hành xử của bạn trong những tháng qua và tự hỏi:
Bạn thấy mình dùng hầu hết thời gian của mình ở đâu? Quản lý hay lãnh đạo?
Hai công việc quản lý nào có thể giao phó trong tuần này? Bạn cần tập trung cải thiện
hai hành vi ứng xử nào để nâng cao tính lãnh đạo trong tuần này?
Phân biệt lãnh đạo, quản lý và thủ lĩnh.

Trong xã hội con người, khi xuất hiện các nhóm người, các cơ quan, tổ chức... có chung
yêu cầu hoạt động để đạt tới một mục đích nào đó thì xuất hiện người thủ lĩnh, người
lãnh đạo hay người quản lý.

Muốn phân biệt được lãnh đạo, quản lý và thủ lĩnh, ta phải xem xét cách hiểu về lãnh
đạo, quản lý và thủ lĩnh:

- Lãnh đạo là quá trình tác động đến con người, làm cho họ thể hiện sự tự nguyện, sự
nhiệt tình phấn đấu hoàn thành mục tiêu của tổ chức đề ra. Lãnh đạo xuất hiện khi người
ta muốn gây ảnh hưởng đến các hành vi của một cá nhân hay một nhóm người nhằm làm
cho họ phấn đấu một cách tự nguyện để đạt tới mục tiêu của tổ chức.

- Về quản lý, nó xuất hiện trong các nhóm xã hội có nhu cầu, mục đích chung, có sự
mong muốn nỗ lực của các thành viên để đạt được mục đích chung đó. Từ sự mong
muốn nỗ lực chung đó, xuất hiện người quản lý. Người quản lý có chức năng, nhiệm vụ
nhỏ hẹp hơn người lãnh đạo, nhưng thực tế hiện nay thì người lãnh đạo đều làm công tác
quản lý, vì họ thực hiện các chức năng quản lý do thành quả đạt được các mục tiêu của
tổ chức thông qua lãnh đạo chính là quản lý.

Xét từ những cách hiểu về lãnh đạo và quản lý nêu ở trên ta thấy, giữa lãnh đạo và quản
lý là cơ bản giống nhau. Điểm khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý là ở đối tượng: đối
tượng của lãnh đạo là con người, còn đối tượng của quản lý có thể là con người, cũng có
thể là đồ vật. Chức năng của lãnh đạo mang tính chính trị, tính định hướng, là tác động
bằng các chủ trương, chính sách và tổ chức; còn chức năng của quản lý là tác động vào
đối tượng để điều hành, tổ chức một cách cụ thể vào công việc của đối tượng và tổ chức
lực lượng, phương tiện để thực hiện mục tiêu đề ra. Do đó, lãnh đạo và quản lý là hai
mặt của một vấn đề, thường đi liền với nhau, bổ sung, hỗ trợ cho nhau; quản lý mà
không lãnh đạo sẽ bị chệch hướng, dễ sa vào buông lỏng, hoạt động của mọi cá nhân sẽ
tuỳ tiện; ngược lại, lãnh đạo mà không quản lý sẽ dẫn đến duy ý chí, đường lối lãnh đạo
không đi vào thực tế và dẫn đến hiệu quả thực hiện mục tiêu của tổ chức không cao,
thậm chí không đạt được mục đích đề ra.

- Còn thủ lĩnh, thủ lĩnh cũng là một người đứng đầu nhóm, hoặc một tổ chức. Thủ lĩnh
cũng có nhiệm vụ lãnh đạo nhóm, quản lý nhóm để nhóm hoạt động nhằm đạt tới mục
đích nào đó. Thủ lĩnh ra đời trên cơ sở suy tôn tự nguyện của các thành viên trong nhóm.
Thủ lĩnh tồn tại được trong nhóm nhờ uy tín của mình.

Phân biệt giữa lãnh đạo và thủ lĩnh, có thể thấy một số điểm giống nhau và khác nhau
cơ bản sau:

Thứ nhất, sự giống nhau giữa lãnh đạo và thủ lĩnh: Người lãnh đạo và thủ lĩnh đều là
những người đứng đầu các nhóm, các tổ chức, đều ra đời khi có nhiệm vụ đặt ra trước
nhóm, trước tổ chức mà cần được giải quyết. Họ là những người có uy tín, đồng thời
cũng là những người được những người dưới quyền thừa nhận về vị trí và là những
người đưa ra các quyết định quan trọng định hướng mục tiêu hoạt động của nhóm.

Thứ hai, sự khác nhau giữa lãnh đạo và thủ lĩnh: Về sự ra đời của người lãnh đạo là trên
cơ sở do bổ nhiệm hoặc được bầu ra bằng phiếu tín nhiệm do cấp có thẩm quyền quyết
định và quyền lực của họ được đảm bảo bằng pháp luật của nhà nước, họ lãnh đạo
nhóm, tổ chức theo pháp luật của nhà nước và được nhà nước bảo vệ về quyền lợi. Còn
thủ lĩnh ra đời trên cơ sở sự suy tôn của nhóm mà không được pháp luật thừa nhận, do
đó họ có thể lãnh đạo nhóm theo mục tiêu của nhóm, có thể trái pháp luật (ví dụ như các
nhóm cướp, các nhóm cục bộ bản vị địa phương kiện cáo, biểu tình...).

Về mức độ trách nhiệm về kết quả hoạt động của nhóm thì đối với người lãnh đạo họ có
trách nhiệm lớn hơn thủ lĩnh rất nhiều. Người lãnh đạo phải chịu trách nhiệm trên tất cả
các phương diện hoạt động của nhóm trước cấp trên và cấp dưới, khi nhóm không hoàn
thành mục tiêu nhiệm vụ được giao thì người lãnh đạo phải chịu hình thức kỷ luật thích
ứng. Trái lại, người thủ lĩnh chỉ chịu trách nhiệm công việc trước mọi người trong nhóm
mà không phải chịu trách nhiệm trước ai nữa, nếu hoạt động của nhóm không đạt mục
đích, yêu cầu hoặc thất bại thì người thủ lĩnh sẽ bị mất uy tín và đồng thời sẽ mất vị trí
đứng đầu của mình trong nhóm.

Về tính chất nhiệm vụ thì người lãnh đạo được một tổ chức chính thức giao nhiệm vụ và
họ có trách nhiệm thi hành nhiệm vụ đó bằng hình thức ra các quyết định bằng văn bản,
họ tác động tới nhóm hay tổ chức trên cơ sở quyền lực và khả năng, phẩm chất của bản
thân. Còn người thủ lĩnh thực hiện nhiệm vụ đó bằng năng lực, phẩm chất của mình và
tác động tới nhóm bằng phương diện tình cảm.

Ngày nay, vẫn còn tồn tại một số ít hiện tượng trong một cơ quan, tổ chức có cả người
lãnh đạo và thủ lĩnh (người thủ lĩnh ở đây thường là đứng đầu các nhóm nhỏ, được mọi
người tín nhiệm trên cơ sở bảo vệ một quyền lợi gì đó cho nhóm). Vậy thì xử lý mối
quan hệ này thế nào cho phù hợp là một vấn đề khó đặt ra cho người lãnh đạo, đòi hỏi
người lãnh đạo phải nghiên cứu sâu tìm hiểu, nắm được việc suy tôn người thủ lĩnh
trong nhóm nhằm mục đích gì để có biện pháp phù hợp điều hoà các quan hệ. Trong
trường hợp này người lãnh đạo không nên cứng nhắc, quyết định một chiều, mà phải
mềm dẻo, linh hoạt, tận dụng được ảnh hưởng của người thủ lĩnh mà nhóm suy tôn để
khôn khéo tác động vào người thủ lĩnh của nhóm để hướng các hoạt động của nhóm theo
mục đích của cơ quan, tổ chức. Biện pháp tác động có thể là các cuộc họp mở rộng
mang tính dân chủ có sự tham gia của thủ lĩnh nhóm, hoặc gặp gỡ, động viên, làm công
tác tư tưởng với chính thủ lĩnh của nhóm để qua thủ lĩnh tác động đến nhóm theo chiều
hướng tích cực

You might also like