« Home « Kết quả tìm kiếm

Ứng dụng phương pháp mô phỏng trong dạy học môn kỹ thuật xung số tại Trường trung cấp nghề giao thông công chính Hà Nội


Tóm tắt Xem thử

- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI PHẠM DUY KHÁNH ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP MÔ PHỎNG TRONG DẠY HỌC MÔN KỸ THUẬT XUNG SỐ TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ GIAO THÔNG CÔNG CHÍNH HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM KỸ THUẬT Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học Chuyên sâu: Sư phạm Kỹ thuật Điện tử HÀ NỘI - 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI PHẠM DUY KHÁNH ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP MÔ PHỎNG TRONG DẠY HỌC MÔN KỸ THUẬT XUNG SỐ TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ GIAO THÔNG CÔNG CHÍNH HÀ NỘI Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM KỸ THUẬT Chuyên sâu: Sư phạm Kỹ thuật Điện tử NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS-TS.
- Nguyễn Khang cùng với sự chỉ bảo của các thầy, cô trong Viện Sư Phạm Kỹ Thuật - Đại học Bách Khoa Hà Nội.
- Luận văn “Ứng dụng phương pháp mô phỏng trong dạy học môn Kỹ thuật xung số tại trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội” đã hoàn thành.
- 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNGPHƯƠNG PHÁP MÔ PHỎNG TRONG DẠY HỌC THỰC HÀNH.
- Tổng quan về phương pháp mô phỏng.
- Mô phỏng và phương pháp dạy học mô phỏng.
- Mô hình trong dạy học mô phỏng.
- Phương pháp mô phỏng số.
- Cơ sở lý luận của vận dụng phương pháp mô phỏng trong dạy học thực hành.
- Dạy học thực hành.
- Cơ sở lý luận của vận dụng phương pháp mô phỏng số trong dạy học thực hành.
- Mục đích vận dụng PPMP trong dạy học thực hành.
- 33 CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP MÔ PHỎNG TRONGDẠY HỌC THỰC HÀNH MÔN KỸ THUẬT XUNG SỐCỦA NGHỀ KỸ THUẬT LẮP RÁP, SỬA CHỮA MÁY TÍNH TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ GIAO THÔNG CÔNG CHÍNH HÀ NỘI.
- Trường Trung cấp Nghề Giao thông Công chính Hà Nội.
- Chương trình môn học kỹ thuật xung số.
- Cơ sở vật chất và phương tiện dạy học.
- Xây dựng mô phỏng trong dạy học thực hành môn học Kỹ thuật xung số.
- Yêu cầu với nội dung mô phỏng.
- Công cụ, phương tiện trong xây dựng mô phỏng.
- Ứng dụng phần mềm mô phỏng Proteus xây dựng bài giảng trong môn học Kỹ thuật xung số.
- Mục đích, đối tượng thực nghiệm.
- Mục đích thực nghiệm.
- Đối tượng thực nghiệm.
- Nội dung thực nghiệm.
- Tiến trình thực nghiệm.
- Kết quả thực nghiệm.
- Kết quả nhận được qua phương pháp chuyên gia.
- Kết quả khảo sát.
- 92 vDANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT TT Cụm từ viết tắt Nghĩa đầy đủ 1 MH Mô hình 2 PP Phương pháp 3 PPDH Phương pháp dạy học 4 MP Mô phỏng 5 PT Phương tiện 6 PTDH Phương tiện dạy học.
- 7 CNTT Công nghệ thông tin 8 CNMP Công nghệ mô phỏng 9 HS Học sinh 10 GV Giáo viên 11 KTCN Kỹ thuật công nghiệp 12 DH Dạy học 13 ĐC Đối chứng 14 TN Thực nghiệm 15 TH Thực hành 16 CNH - HĐH Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá 17 ĐT Đào tạo 18 ND Nội dung 19 THPT Trung học phổ thông 20 THCS Trung học cơ sở 21 SPKT Sư phạm kỹ thuật 22 ĐH Đại học 23 HN Hà Nội viDANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1.
- Kết quả tác động của phương pháp dạy học đến mức độ hứng thú.
- Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia về hiệu quả của việc vận dụng phương pháp mô phỏng trong dạy học thực hành môn kỹ thuật xung số.
- Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia về tính khả thi của việc vận dụng phương pháp mô phỏng trong dạy học thực hành môn kỹ thuật xung số.
- Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia về tính cần thiết của việc vận dụng phương pháp mô phỏng trong dạy học thực hành môn kỹ thuật xung số.
- Quá trình mô phỏng.
- Quá trình mô phỏng số.
- Cấu trúc bài dạy thực hành kỹ thuật.
- Cấu trúc của phương pháp mô phỏng.
- 50 Hình 2.10 - Component Mode.
- 51 Hình 2.12 - Chạy mô phỏng.
- 52 Hình 2.13 - Lấy Transistor từ thư viện linh kiện.
- 53 Hình 2.14 - Bố trí linh kiện.
- 54 Hình 2.15 - Sửa giá trị linh kiện.
- 55 Hình 2.17 - Chạy mô phỏng.
- 56 Hình 2.20.
- 64 Hình 2.21.
- 65 Hình 2.22.
- 65 Hình 2.23.
- 66 Hình 2.25 - Chạy mô phỏng.
- 67 Hình 2.26 - Mạch đếm 0-5.
- 67 Hình 2.27 - Chạy mô phỏng.
- Sơ đồ chân IC74164.
- 44 Sơ đồ 2.2.
- 45 Sơ đồ 2.3.
- 55 Sơ đồ 2.18.
- 62 Sơ đồ 2.19.
- Lý do chọn đề tài Thực trạng về chất lượng giáo dục và đào tạo nói chung ở nước ta chưa cao, trình độ kiến thức, kỹ năng thực hành, phương pháp tư duy khoa học của học sinh còn yếu, chưa thích ứng kịp với những biến đổi nhanh chóng trong các ngành kỹ thuật - công nghệ.Trước tình hình đó, các phương pháp dạy học mới dựa trên quan điểm phát huy tính tích cực của người học, đề cao vai trò tự học của học trò, kết hợp với sự hướng dẫn của thầy đang dần được ứng dụng rộng rãi.
- Ứng dụng phương pháp mô phỏng trong dạy học thông qua máy tính là một hướng đi mới, sẽ giảm được đáng kể về kinh phí và thời gian đào tạo, khắc phục được tình trạng thiếu đồ dùng, thiết bị học tập.
- Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội cũng đang tích cực đổi mới trong dạy học.
- Tuy nhiên việc áp dụng MP trong dạy học còn nhiều khó khăn.
- Vì thế, tác giả đã lựa chọn đề tài “Ứng dụng phương pháp mô phỏng trong dạy học môn Kỹ thuật xung số tại trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội” làm đề tài luận văn.
- Mục đích nghiên cứu Vận dụng phương pháp mô phỏng vào quá trình dạy họctrên máy tính nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Kỹ thuật xung sốtại trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội.
- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Quá trình dạy học thực hành môn Kỹ thuật xung số của nghề Kỹ thuật lắp ráp, sửa chữa máy tính tại trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội.
- Vận dụng lý thuyết mô phỏng vào việc tổ chức, xây dựng, dạy học thực hành 2 bài cho môn kỹ thuật xung số.
- Giả thuyết khoa học Việc tổ chức hoạt động dạy và học theo hướng tích cực giúp sinh viên tự tìm hiểu kiến thức và giải quyết những vấn đề liên quan đến thực tế trong dạy học môn “Kỹ thuật số” sẽ góp phần hình thành năng lực tự học, tự nghiên cứu và liên hệ thực tế của sinh viên.
- Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận của PPMP.
- Đánh giá thực trạng dạy học thực hành môn kỹ thuật xung số của nghề Kỹ thuật lắp ráp, sửa chữa máy tính tại trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội.
- Ứng dụng PPMP xây dựng 2 bài giảng trong chương trình môn học Kỹ thuật xung số của nghề Kỹ thuật lắp ráp, sửa chữa máy tính tại trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội.
- Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình tiến hành luận văn, một số phương pháp nghiên cứu sau đây được tác giả sử dụng.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc và tham khảo sách báo, tạp chí về lý thuyết mô phỏng, các công trình nghiên cứu có liên quan để xác định mục đích, nhiệm vụ của đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra, khảo sát, tổng hợp và thống kê xử lý số liệu để đánh giá thực trạng dạy học tại trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội.
- Phương pháp chuyên gia: trưng cầu ý kiến của các chuyên gia phương pháp, trao đổi trực tiếp với GV và HScủa Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội để kiểm tra tính đúng đắn giả thuyết đề tài.
- Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 3 chương với nội dung như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận của việc xây dựng và áp dụng phương pháp mô phỏng trong dạy học thực hành Chương 2: Vận dụng phương pháp mô phỏng trong dạy học thực hành môn Kỹ thuật xung số của nghề Kỹ thuật lắp ráp, sửa chữa máy tính tại trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP MÔ PHỎNG TRONG DẠY HỌC THỰC HÀNH 1.1.
- Tổng quan về phương pháp mô phỏng 1.1.1.
- Mô phỏng và phương pháp dạy học mô phỏng 1.1.1.1.
- Mô phỏng (Simulation) Mô phỏng từ lâu đã được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như kỹ thuật, kinh tế, xã hội.
- Ngày nay nhờ có sự trợ giúp của máy tính có tốc độ tính toán nhanh, dung lượng bộ nhớ lớn mà phương pháp mô phỏng phát triển mạnh mẽ và đem lại hiệu quả cao.
- Mô phỏng bắt đầu từ việc chú ý nhấn mạnh các quy tắc, quan hệ và quá trình phát triển của đối tượng nghiên cứu cùng với sự thay đổi của chúng.
- Các quan hệ này của đối tượng có thể tạo ra các tình huống mới, thậm chí các quy luật mới, được phát hiện trong quá trình mô phỏng.
- Trong khoa học và công nghệ, mô phỏng là con đường nghiên cứu thứ ba, song song với việc nghiên cứu lý thuyết thuần tuý và nghiên cứu thực nghiệm trên đối tượng thực.
- Stephenson [20], mô phỏng là nghiên cứu trạng thái của mô hình để qua đó hiểu được hệ thống thực.
- Việc mô phỏng bắt đầu việc tạo ra một mô hình nhờ trí tưởng tượng (có suy nghĩ) của con người về những yếu tố có liên quan đến hệ thống thực.
- Một cách tổng quát, mô phỏng là quá trình thực nghiệm quan sát được và điều khiển được trên mô hình của đối tượng khảo sát.
- Mô phỏng thuận lợi cho người sử dụng về các mặt.
- Phương pháp dạy học mô phỏng * Khái niệm.
- Phương pháp bao gồm hai mặt chủ quan và khách quan.
- Về mặt chủ quan, là những cách thức của con người vận dụng những quy luật khách quan để nghiên cứu và điều khiển đối tượng.
- Phương pháp bao giờ cũng được chủ thể xây dựng trên cơ sở của những đối tượng nhất định, để đạt mục đích nhất định, hay nói cách khác, đối tượng nào phương pháp ấy.
- Mặc dầu có những phương pháp có thể áp dụng cho nhiều đối tượng (được gọi là phương pháp chung) nhưng không có phương pháp vạn năng cho mọi đối tượng.
- Đúng như Sprinnzađã nói: "Phương pháp hữu hiệu là phương pháp vạch ra cho người ta thấy phải định hướng trí tuệ như thế nào cho phù hợp với chuẩn mực của một tư tưởng chân thực cho trước.
- Phương pháp dạy học: Có nhiều quan điểm khác nhau về phương pháp dạy học: Theo quan điểm của Iu.K.Babanski thì phương pháp dạy học là cách thức tương tác giữa thầy và trò nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển quá trình dạy học.
- 6 Theo I.Ia.Lecne thì phương pháp dạy học là một hệ thống những hành động có mục đích của giáo viên nhằm tổ chức các hoạt động nhận thức và thực hành của học sinh, đảm bảo học sinh lĩnh hội học vấn.
- Theo quan điểm điều khiển học, phương pháp dạy học là cách thức tổ chức của người dạy để hướng dẫn, điều khiển hoạt động của học sinh trong quá trình tìm hiểu, khám phá và lĩnh hội kiến thức, hình thành kỹ năng.
- Theo quan điểm logic, phương pháp dạy học là những thủ thuật logic được sử dụng để giúp học sinh nắm kiến thức, kỹ năng một cách chính xác.
- Theo bản chất của nội dung, phương pháp là sự vận động của nội dung dạy học.
- Phương pháp mô phỏng trong dạy học: Là phương pháp nhận thức thế giới thực thông qua nghiên cứu mô hình của đối tượng mà ta quan tâm, đây là phương pháp dạy học có hiệu quả cao về nhiều mặt, như trực quan, sinh động, gây hứng thú học tập và nghiên cứu, phát huy tư duy sáng tạo.
- Mô phỏng trong dạy học là quá trình dạy học có thực nghiệm quan sát được và điều khiển được trên mô hình, vì thế phương pháp mô phỏng cũng có tên gọi tương ứng theo mô hình được sử dụng như: Mô phỏng hình học, mô phỏng tương tự, mô phỏng số.
- Cùng một đối tượng, tùy thuộc vào mục đích và điều kiện khảo sát, có thể mô hình hóa dưới những dạng khác nhau, vì thế có thể có nhiều cách mô phỏng khác nhau tương ứng.
- 1.1.1.3.Cấu trúc của phương pháp mô phỏng Hình 1.1.
- Quá trình mô phỏng Đối tượng nghiên cứu Mô hình Kết quả

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt