« Home « Kết quả tìm kiếm

Thi hành án dân sự - qua thực tiễn tỉnh Bắc Ninh


Tóm tắt Xem thử

- Thi hành án dân sự - qua thực tiễn tỉnh Bắc Ninh.
- Thi hành án.
- Án dân sự.
- Luật dân sự.
- Hoạt động thi hành án dân sự (THADS) là giai đoạn cuối của quá trình tố tụng, đảm bảo cho bản án, quyết định của Tòa án được chấp hành và có hiệu lực trên thực tế nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
- Trong hoạt động tư pháp, việc đảm bảo hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án là một yêu cầu tất yếu khách quan, là nguyên tắc hiến định chỉ đạo toàn bộ tổ chức và hoạt động thi hành án nói chung và hoạt động thi hành án dân sự nói riêng.
- Do vị trí, vai trò quan trọng của công tác thi hành án, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020 đã đề ra nhiệm vụ chuẩn bị các điều kiện về cán bộ, cơ sở vật chất để giao Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thống.
- nhất quản lý công tác thi hành án trên toàn quốc, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác này, bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và mọi tổ chức, công dân..
- Để triển khai thực hiện nhiệm vụ trên, Chính phủ giao Bộ Tư pháp tiến hành dự thảo Bộ luật Thi hành án.
- Tuy nhiên, căn cứ vào điều kiện cụ thể của đất nước Quốc hội đã quyết định tách thành hai luật riêng rẽ: Luật Thi hành án dân sự năm 2008 và Luật Thi hành án hình sự năm 2010.
- Riêng việc thi hành các bản án hành chính lại được quy định trong Luật Tố tụng hành chính năm 2010..
- Sau gần 06 năm thi hành, Luật Thi hành án dân sự đã có nhiều tác động tích cực và hiệu quả đối với đời sống kinh tế - xã hội và đời sống chính trị của đất nước.
- Đã tạo được hành lang pháp lý cơ bản, bảo đảm cho công tác thi hành án dân sự tiến hành có hiệu quả.
- hệ thống tổ chức thi hành án dân sự được thành lập phù hợp với yêu cầu của thực tiễn và tính chất đặc thù của hoạt động thi hành án dân sự với mô hình: Tổng cục Thi hành án dân sự trực thuộc Bộ Tư pháp, Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh trực thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự, Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện trực thuộc Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh.
- Việc tổ chức hệ thống thi hành án dân sự theo ngành dọc đã tăng cường vị thế cơ quan thi hành án dân sự, tương xứng với chức năng, nhiệm vụ được giao, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, chỉ đạo chuyên ngành, thống nhất từ Trung ương đến cấp huyện, nhưng không xa rời sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương với công tác thi hành án dân sự.
- Một số chức danh được bổ nhiệm phù hợp với tính chất đặc thù của hoạt động thi hành án dân sự, như: Thẩm tra viên, Thư ký thi hành án dân sự.....
- Kinh phí hoạt động, trụ sở làm việc, công cụ hỗ trợ thi hành án, ứng dụng công nghệ thông tin và phương tiện, trang thiết bị cần thiết khác cho cơ quan thi hành án dân sự được bảo đảm đã góp phần tăng cường tính độc lập, tính ổn định, sức mạnh và trách nhiệm của cơ quan thi hành án dân sự, quyết định đến hiệu quả công tác thi hành án dân sự..
- Về trình tự, thủ tục thi hành án dân sự được quy định đầy đủ, cụ thể, dễ thực hiện hơn.
- Với nhiều quy định được kế thừa có chọn lọc từ Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 và đặc biệt là những quy định mới về trình tự, thủ tục thi hành án dân sự, Luật Thi hành án dân sự đã tạo điều kiện cho hoạt động thi hành dân sự được tiến hành nhanh chóng, hiệu quả, phát huy hiệu quả mối quan hệ phối hợp trong thi hành án dân sự, bước đầu nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về thi hành án dân sự của cá nhân, tổ chức.
- việc thi hành dứt điểm và số tiền phải thi hành thu được hàng năm luôn cao hơn năm trước, giảm nhiều việc thi hành án dân sự tồn đọng, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật..
- Tuy nhiên, do tác động của nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế, các giao lưu dân sự trong nội bộ nhân dân và giữa các cơ sở kinh tế ngày càng mở rộng và đa dạng dẫn tới tình trạng số vụ việc tranh chấp về dân sự và kinh tế ngày càng tăng về số lượng và phức tạp về nội dung.
- Kết quả là số lượng các bản án, quyết định phải thi hành ngày càng nhiều, tổng số tiền và hiện vật phải thi hành ngày càng lớn, trong đó có nhiều vụ việc rất khó khăn, phức tạp trong việc tổ chức thi hành..
- Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy, chính quyền và sự cố gắng của đội ngũ cán bộ làm công tác thi hành án trong các cơ quan thi hành án từ Trung ương tới địa phương đã làm giảm đáng kể số lượng án phải thi hành hàng năm, nhưng số vụ việc và số tiền phải thi hành chuyển kỳ sau vẫn còn rất lớn, có xu hướng tăng lên.
- Đáng lo ngại là nhiều vụ việc không thể thi hành được trên thực tế còn tồn tại rất nhiều.
- Việc phân loại án ở một số cơ quan Thi hành án dân sự vẫn chưa thật chính xác, vẫn còn tình trạng chuyển từ án có điều kiện thi hành sang án không có điều kiện thi hành, trong khi đó Tòa án lại không nắm được bản án, quyết định mà Tòa án đã tuyên có được chấp hành đầy đủ hay không? Việc tổ chức thi hành án trong nhiều vụ việc còn gặp khó khăn, vướng mắc, trong đó có những trường hợp bản án, quyết định của Toà án tuyên không rõ ràng, thiếu khả thi nhưng việc trả lời của Tòa án đối với yêu cầu của cơ quan Thi hành án về giải thích bản án còn chậm, dẫn đến tình trạng khiếu nại, tố cáo gay gắt, kéo dài.
- Công tác phối hợp trong thi hành án dân sự tuy đã có sự chuyển biến nhưng vẫn còn nhiều bất cập, một số cấp ủy, chính quyền địa phương có lúc, có nơi chưa thực sự quan tâm, chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện cho công tác thi hành án dân sự nên công tác này thời gian qua còn gặp không ít khó khăn, trở ngại..
- Là người trực tiếp công tác trong ngành Thi hành án dân sự, với mong muốn đóng góp công sức nhỏ bé của mình để giải quyết những khó khăn, trở ngại đối với công tác thi hành án dân sự nói chung và ở đơn vị tôi đang công tác nên tôi chọn đề tài “Thi hành án dân sự - Qua thực tiễn tỉnh Bắc Ninh” làm luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Lý luận lịch sử nhà nước và pháp luật..
- Trong những năm gần đây, công tác thi hành án dân sự đang được đặt ra và là nhiệm vụ cấp bách của Đảng, Nhà nước, các tổ chức xã hội và tất cả công dân Việt Nam.
- tác thi hành án dân sự đã được các cơ quan quản lý nhà nước, các học viện, các trường đại học quan tâm nghiên cứu.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước do Bộ Tư pháp chủ trì: “Luận cứ khoa học của việc đổi mới tổ chức và hoạt động thi hành án ở Việt Nam trong giai đoạn mới”.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ do Tổng cục Quản lý thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp chủ trì:.
- “Mô hình quản lý thống nhất công tác thi hành án dân sự”;.
- Luận văn thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội: “Hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự” của Nguyễn Thanh Thủy (2001).
- “Một số vấn đề về tổ chức và thi hành án dân sự” của Trần Văn Quảng (2001).
- “Xã hội hóa một số nội dung thi hành án dân sự” của Lê Xuân Hồng (2002);.
- “Đổi mới tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự ở Việt Nam” của Nguyễn.
- Luận văn thạc sỹ Quản lý Hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia: “Cơ sở lý luận và thực tiễn khắc phục án tồn đọng trong thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay”.
- “Thi hành án hành chính ở Việt Nam” của Nguyễn Văn Vạn (2013)..
- Các công trình nghiên cứu trên đã nghiên cứu sâu về những vấn đề chung về thi hành án dân sự.
- những vấn đề mang tính tổng thể hay những khía cạnh, phạm vi cụ thể khác nhau của thi hành án dân sự trên phạm vi toàn quốc.
- Nhưng đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào dưới góc độ lý luận và thực tiễn về công tác thi hành án dân sự ở một địa phương cụ thể với những đặc thù riêng biệt của địa bàn có tốc độ đô thị hóa nhanh như tỉnh Bắc Ninh..
- Làm rõ lý luận về thi hành án dân sự - Giai đoạn cuối của quá trình tố tụng.
- đánh giá thực trạng công tác thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, chỉ ra nguyên nhân chủ quan, khách quan của sự thành công cùng những khó khăn, vướng mắc trong công tác này.
- từ đó đề xuất những giải pháp nhằm đẩy mạnh, hoàn thiện công tác thi hành án dân sự, đảm bảo các bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật được triệt để thi hành..
- Tìm hiểu và nghiên cứu có hệ thống một số vấn đề lý luận về thi hành án dân sự;.
- nhân thành công cùng những khó khăn, vướng mắc trong công tác thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nói riêng, trên toàn quốc nói chung;.
- Đề xuất những giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy mạnh công tác thi hành án dân sự hiện nay..
- Các quy định của pháp luật hiện hành về thi hành án dân sự và thực tiễn thi hành án dân sự trong 5 năm (từ năm 2009 đến năm 2013) ở tỉnh Bắc Ninh..
- Trọng tâm là quan điểm và chủ trương của Đảng và Nhà nước về hoàn thiện công tác thi hành án dân sự trong cải cách tư pháp đến năm 2020..
- Chương 1: Một số vấn đề lý luận về thi hành án dân sự Việt Nam;.
- Chương 2: Thực trạng thi hành án dân sự trong 5 năm (2009 – 2013) trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh;.
- Chương 3: Phương hướng, giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác thi hành án dân sự nói chung và trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nói riêng..
- Hoàng Thế Anh (2005), Giám sát thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sỹ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh..
- Nguyễn Công Bình (Chủ biên) (2007), Luật Thi hành án dân sự Việt Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội..
- Bộ Tư pháp (2010), Thông tư số 17/2010/TT-BTP ngày 11/10 quy định phân cấp quản lý công chức, công chức lãnh đạo cơ quan quản lý thi hành án dân sự và cơ quan thi hành án dân sự, Hà Nội..
- Bộ Tư pháp (2011), Thông tư số 22/2011/TT- BTP ngày 02/12 hướng dẫn thực hiện một số thủ tục trong quản lý hành chính về thi hành án dân sự, Hà Nội..
- VKSNDTC ngày 11/7 hướng dẫn hoạt động của Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự, Hà Nội..
- Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính (2010), Thông tư 144/2010/TTLT-BTP-BTC ngày 22/9 hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án dân sự, Hà Nội..
- Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2010), Thông tư liên tịch số 10/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 25/5 hướng dẫn thủ tục miễn giảm nghĩa vụ thi hành án đối với các khoản thu nộp ngân sách nhà nước, Hà Nội..
- Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2010), Thông tư liên tịch số 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 26/7 hướng dẫn một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự, Hà Nội..
- Chính phủ (2009), Nghị định số 58/2009/NĐ – CP ngày 13/7 quy định chi tiết và hướng dân thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự, Hà Nội..
- Chính phủ (2013), Nghị định số 125/2013/NĐ – CP ngày 14/10 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2009/NĐ – CP ngày 13/7 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự, Hà Nội..
- Cục Thi hành án dân sự tỉnh Bắc Ninh (2009 - 2013), Báo cáo tổng kết công tác thi hành án dân sự năm 2009, 2010, 2011, 2013, 2013, Bắc Ninh..
- Lê Kim Dung (2009), “Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự: Bước ngoặt của pháp luật về thi hành án dân sự”, Dân chủ và pháp luật, (Số chuyên đề về thi hành án dân sự và vấn đề xã hội hóa)..
- Phan Huy Hiếu (2012), Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự, Luận văn thạc sỹ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội..
- Lê Thu Hà (2011), Một số vấn đề về hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Học viện tư pháp (2010), Giáo trình kỹ năng thi hành án dân sự, Nxb Thống kê, Hà Nội..
- Lê Xuân Hồng (2002), Xã hội hóa một số nội dung thi hành án dân sự, Luận văn thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội..
- Nguyễn Đức Nghĩa (2005), Cơ sở lý luận và thực tiễn khắc phục án tồn đọng trong thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sỹ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh..
- Nhà pháp luật Việt – Pháp (2008), Kỷ yếu hội thảo Luật Thi hành án dân sự, ngày 24 và 25/9, Hà Nội..
- Trần Văn Quảng (2001), Một số vấn đề về tổ chức và thi hành án dân sự, Luận văn thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội..
- Quốc hội (2008), Luật Thi hành án dân sự, Hà Nội..
- Quốc hội (2008), Nghị quyết số 24/2008/QH12 ngày 14/11 về việc thi hành án luật Thi hành án dân sự, Hà Nội..
- Nguyễn Quang Thái (2003), Đổi mới tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh..
- Nguyễn Thanh Thủy (2001), Hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự, Luận văn thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội..
- Lê Anh Tuấn (2004), Đổi mới thủ tục thi hành án dân sự Việt Nam, Luận văn thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội..
- Đào Trí Úc (2013), Kỷ yếu Hội thảo Khoa học của Ban Chỉ đạo CCTP Trung ương: Về tổ chức, quản lý công tác thi hành án, Hà Nội..
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1989), Pháp lệnh thi hành án dân sự, Hà Nội..
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1993), Pháp lệnh Thi hành án dân sự, Hà Nội..
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2004), Pháp lệnh thi hành án dân sự, Hà Nội..
- Nguyễn Văn Vạn (2013), Thi hành án hành chính ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia..
- Văn phòng Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương (2013), Báo cáo số 40- BC/VPBCĐ ngày 21/6/2013 về kết quả tọa đàm “Mô hình quản lý công tác thi hành án một số nước trên thế giới”, Hà Nội..
- Viện khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2005), Luận cứ khoa học và thực tiễn đổi mới tổ chức và hoạt động thi hành án ở Việt Nam trong giai đoạn mới, Báo cáo phúc trình đề tài cấp nhà nước độc lập, Hà Nội..
- Viện khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp (2001), Xã hội hóa hoạt động thi hành án dân sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Thông tin khoa học pháp lý, số 8/2011.